1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở của những thu nhập từ thương mại với chi phí cố định

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở của những thu nhập từ thương mại với chi phí cố định
Tác giả Nhóm 2, Lớp 2314FECO1711
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thùy Dương
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Đề tài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 620,81 KB

Nội dung

Lợi thế so sánh và học thuyết lao động về giá trị Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh là mỗi quốc gia sẽ có lợi thế khi chuyên môn hóa sản xuất một vài hàng hóa nhất định để tối ưu chi ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG I: QUY LUẬT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (IV,V)

NHÓM : 2

LỚP : 2314FECO1711

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THÙY DƯƠNG

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1.4.1 Lợi thế so sánh và học thuyết lao động về giá trị 1

1.4.3 Đường giới hạn sản xuất với chi phí cố định 4 1.4.4 Chi phí cơ hội và giá cả hàng hóa thương mại 6

1.5 CƠ SỞ CỦA NHỮNG THU NHẬP TỪ THƯƠNG MẠI VỚI CHI PHÍ CỐ

1.5.2 Những thu nhập từ thương mại 7 1.5.3 Giá cả hàng hóa tương quan với thương mại 8

Trang 3

CHƯƠNG I: QUY LUẬT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH 1.4 LỢI THẾ SO SÁNH VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI

1.4.1 Lợi thế so sánh và học thuyết lao động về giá trị

Lợi thế so sánh hay ưu thế so sánh là mỗi quốc gia sẽ có lợi thế khi chuyên môn hóa sản

xuất một vài hàng hóa nhất định để tối ưu chi phí sản xuất so với các nước khác Đồng thời, các quốc gia nhập khẩu sẽ được lợi nếu hàng hóa đó có chi phí sản xuất cao hơn (hoặc không hiệu quả bằng)

Ưu điểm:

Chi phí cơ hội thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn Các quốc gia - hoặc các doanh nghiệp - có lợi thế so sánh có thể tập trung lao động, vốn và nguồn lực của họ vào sản xuất đòi hỏi chi phí cơ hội thấp hơn và do đó đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn

● Tăng hiệu quả Các doanh nghiệp chọn chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa hoặc dịch

vụ mà họ có thể tạo ra hiệu quả hơn và sau đó mua những gì họ không thể tạo ra một cách hiệu quả từ các đối tác thương mại

● Các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại áp dụng lợi thế so sánh để tận dụng lợi thế của mình Khi làm như vậy, họ có thể đạt được lợi thế cạnh tranh hoặc thậm chí là lợi thế tuyệt đối

Nhược điểm:

● Chính phủ có thể hạn chế thương mại Nếu một quốc gia tự rút khỏi hiệp định thương mại quốc tế hoặc chính phủ áp đặt thuế quan, điều đó có thể tạo ra phức tạp cho các doanh nghiệp đang dựa vào các quốc gia đó để tìm nguồn lực

● Chi phí vận tải có thể lớn hơn lợi thế so sánh Mặc dù chi phí nguyên vật liệu và nhân công ở nước ngoài có thể rẻ hơn so với việc sản xuất chúng ở cùng một quốc gia, nhưng

số tiền tiết kiệm được có thể không đủ lớn hơn chi phí vận chuyển

● Sự chuyên môn hóa ngày càng tăng có thể gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô Nếu sản phẩm, dịch vụ yêu cầu các kỹ năng chuyên biệt, có thể khó tăng quy mô tổ chức hoặc sản lượng, vì khó tìm được nhân viên có các kỹ năng chuyên biệt đó

Học thuyết lao động về giá trị: Theo học thuyết lao động về giá trị, giá trị hoặc giá cả của

hàng hoá phụ thuộc nhiều vào lượng thời gian lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa

Trang 4

Điều này ngụ ý rằng:

(1) Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất của sản xuất hoặc lao động được sử dụng với một

tỷ lệ cố định như nhau trong sản suất ở tất cả các loại hàng hoá

(2) Lao động là đồng nhất (nghĩa là chỉ có một loại lao động)

→ Nếu một trong hai giả thuyết này không đúng chúng ta không thể giải thích lợi thế so

sánh trên cơ sở học thuyết lao động về giá trị

Các lý thuyết kinh tế cụ thể hơn, lao động không phải là yếu tố sản xuất duy nhất và

nó cũng không thể được sử dụng với một tỷ lệ nhất định như nhau ở tất cả các loại hàng hoá

Ví dụ, tỷ lệ vốn trên lao động ở một số ngành (như thép) sẽ lớn hơn một số ngành khác (như dệt may) Hơn thế nữa, luôn tồn tại khả năng thay thế giữa vốn, lao động và các yếu tố sản xuất khác trong việc sản xuất hàng hoá Ngoài ra, rõ ràng lao động không thể đồng nhất mà nó luôn khác biệt do đào tạo, do năng suất và mức lương Một điều tối thiểu nên cho phép đưa lao động với các mức năng suất khác nhau vào trong mô hình Đây chính

là vấn đề tại sao học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo cần phải kiểm nghiệm qua thực nghiệm

⇒ Do đó, học thuyết lợi thế so sánh không nhất thiết dựa trên cơ sở học thuyết lao động về giá trị nhưng có thể được giải thích dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội

1.4.2 Học thuyết chi phí cơ hội

Vấn đề được nêu trên chưa được giải quyết đã giành cho nhà kinh tế học Haberler giải thích năm 1936 Cơ sở của học thuyết về lợi thế so sánh là học thuyết chi phí cơ hội Trong hình thái này quy luật của lợi thế so sánh đôi khi được ngụ ý như quy luật của chi phí so sánh

a Sơ lược về tác giả Haberler

Gottfried von Haberler (1900-1995) được xem là cha đẻ của lý thuyết chi phí cơ hội (The Opportunity cost theory) Ông không chỉ biết đến là một nhà kinh tế học, nhà nghiên cứu tài ba mà còn là giảng viên trường Đại học Harvard Suốt cuộc đời mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại quốc tế

Đặc biệt, năm 1936 ông đã cho ra đời tác phẩm “lý thuyết về thương mại quốc tế”, tác phẩm đã chứng minh được những hạn chế và khẳng định tầm quan trọng của lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, đồng thời đưa ra một lý thuyết mới là chi phí cơ hội

Trang 5

Ông cũng chính là nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra khái niệm đường cong thay thế sản xuất

mà sau này gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

b Nội dung học thuyết

Theo học thuyết về chi phí cơ hội chi phí của một hàng hóa là lượng hàng hóa thứ hai phải bỏ công sản xuất và nguồn lực được chuyển sang sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó

Tại đây không có giả thuyết nào nói rằng lao động là yếu tố đầu và duy nhất hoặc lao động là độc nhất hoặc giả thiết là chi phí hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc lượng và lao động xã hội hao phí trong hàng hóa đó

Quốc gia có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất một loại hàng hóa thì có lợi thế

so sánh trong hàng hóa đó (và bất lợi thế so sánh trong hàng hóa kia) Quan điểm này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguồn lực khan hiếm được sử dụng một cách hiệu quả Do đó mà chi phí cơ hội không chỉ giới hạn ở chi phí bằng tiền hay tài chính mà còn là chi phí thực của một lựa chọn sản xuất, thời gian mất đi, sự hài lòng và các lợi ích khác mang tới sự thỏa dụng cũng được tính

Hay có thể nói một cách đơn giản: “Nếu mỗi vùng đất chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội thấp hơn và nhập khẩu sản phẩm có chi phí

cơ hội cao hơn thì tất cả các vùng đất đều có lợi”

Từ học thuyết chi phí cơ hội có trường hợp chi phí cơ hội không đổi và trường hợp chi phí

cơ hội tăng dần

Minh họa

Ví dụ không có thương mại Mỹ phải bỏ 2/3 thước vải và không sản xuất để đủ nguồn lực sản xuất thêm 1 dạ lúa mỳ Chi phí cơ hội của sản xuất lúa mỳ là 1 dạ lúa = 2/3 thước vải Tại Anh 1 dạ lúa mỳ = 2 thước vải chi phí cơ hội của sản xuất lúa mỳ là 2 thước vải

Mỹ có lợi thế so sánh so với Anh trong sản xuất lúa mỳ Anh có lợi thế so sánh so với Mỹ trong sản xuất vải Theo quy luật về lợi thế so sánh, Mỹ nên chuyên môn hóa trong sản xuất lúa mỳ và xuất khẩu một sản phẩm lượng lúa mỳ để nhập khẩu vải của Anh Vấn đề

Trang 6

này đã kết luận ở trên học thuyết về lợi thế so sánh trên cơ sở học thuyết lao động về giá trị nhưng tại đây phân tích được dựa trên cơ sở học thuyết về chi phí cơ hội

1.4.3 Đường giới hạn sản xuất với chi phí cố định

Các chi phí cơ hội có thể được mô tả bằng đường giới hạn sản xuất Đường giới hạn sản xuất là tập hợp các điểm biểu thị sự kết hợp giữa hai hàng hoá một quốc gia có thể sản xuất được khi sử dụng đầy đủ nguồn lực cho phép, với kỹ thuật tốt nhất của họ Bảng dưới đây là giả thiết về khả năng sản xuất lúa mỳ (triệu dạ/năm) và vải (triệu thước/năm) tại Mỹ

và Anh

Bảng khả năng sản xuất vải và lúa mỳ tại Mỹ và Anh

Theo bảng số liệu Mỹ có thể sản xuất 180 lúa mỳ và 0 vải, 150 lúa mỳ và 20 vải, tới

0 lúa mỳ và 120 vải Cứ bỏ 30 lúa mỳ không sản xuất thì Mỹ có nguồn lực để sản xuất thêm 20 vải (vì cùng đòi hỏi sử dụng lượng hao phí nguồn lực như nhau) Vì vậy chi phí

cơ hội của một lúa mỳ tại Mỹ là 2/3 vải, tỷ lệ này không đổi Tại Anh, có thể sản xuất 60 lúa mỳ và 0 vải, 50 lúa mỳ và 20 vải, 40 lúa mỳ và 40 vải, tới 0 lúa mỳ và 120 vải Anh có thể sản xuất thêm được 20 vải nếu chịu bỏ 10 lúa mỳ không sản xuất, chi phí cơ hội của Anh trong sản xuất lúa mỳ là 2 vải

Trang 7

Bảng số liệu về khả năng sản xuất của Mỹ và Anh được đồ thị hóa thành đường giới hạn sản xuất (đồ thị số 1-1) mỗi điểm trên đường giới hạn sản xuất biểu thị một kết hợp về lúa mỳ và vải quốc gia có thể sản xuất được Ví dụ tại điểm A, Mỹ sản xuất 90 lúa mỳ và

60 vải, tại điểm A’ Anh sản xuất 40 lúa mỳ và 40 vải

Các điểm bên trong, phía dưới đường giới hạn sản xuất là những điểm có thể sản xuất được, nhưng tại đó sản xuất không hiệu quả, chưa sử dụng hết nguồn lực của quốc gia Ngược lại, những điểm phía trên đường giới hạn sản xuất quốc gia không thể đạt được vì nguồn lực bị giới hạn không cho phép đạt đến sản lượng đó

Đường giới hạn sản xuất dốc xuống ngụ ý rằng nếu Mỹ hay Anh muốn sản xuất nhiều lúa mỳ hơn, họ phải giảm sản lượng vải sản xuất ra Đường giới hạn sản xuất của cả hai quốc gia là đường thẳng phản ánh chi phí cơ hội cố định Để sản xuất thêm mỗi đơn vị lúa

mỳ Mỹ phải bỏ 2/3 đơn vị vải và Anh phải bỏ 2 đơn vị vải không phụ thuộc vị trí của điểm sản xuất trên đường giới hạn sản xuất

Đồ thị 1 - 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất của U.S và U.K

Các đường giới hạn sản xuất dốc xuống ngụ ý khi mỗi quốc gia sản xuất nhiều lúa

mỳ thì phải sản xuất vải ít đi Đường giới hạn sản xuất là đường thẳng phản ánh chi phí cơ hội cố định (đồ thị được vẽ theo số liệu bảng trên)

Chi phí cơ hội cố định khi (1) các nguồn lực các nhân tố của sản xuất có thể thay thế hoàn toàn cho nhau hoặc được sử dụng theo tỷ lệ cố định trong sản xuất cả hai hàng hóa, (2) tất cả các đơn vị của cùng một nhân tố là đồng nhất hoặc cùng chất lượng Khi đó mỗi quốc gia chuyển dịch các nguồn lực từ sản xuất vải sang sản xuất lúa mỳ sẽ không phải sử dụng nguồn lực kém hiệu quả hơn cho sản xuất lúa mỳ Cũng tương tự như vậy đối với sản xuất vải nhiều hơn Vì vậy, chúng ta có các chi phí cố định trong nhận thức là một lượng không đổi của một hàng hoá phải bỏ để sản xuất thêm được một đơn vị hàng hoá thứ hai

Trang 8

Các chi phí cơ hội cố định trong mỗi quốc gia, nhưng khác nhau giữa các quốc gia là

cơ sở cho thương mại Chi phí cố định không mang tính hiện thực, mặc dù vậy nó được phân tích để làm cơ sở cho những trường hợp thực tế hơn được trình bày trong các chương sau

1.4.4 Chi phí cơ hội và giá cả hàng hóa thương mại

Chi phí cơ hội của lúa mỳ tương đương lượng vải phải bỏ không sản xuất để chuyển nguồn lực sang sản xuất thêm một đơn vị lúa mỳ Nó được biểu thị bằng độ dốc của đường giới hạn sản xuất, và đôi khi được gọi là tỷ lệ chuyển đổi cận biên

Trên cơ sở giả thiết giá cả ngang bằng chi phí sản xuất, và quốc gia sản xuất cả lúa

mỳ và vải, chi phí cơ hội của lúa mỳ bằng giá tương quan của lúa mỳ với vải (P lúa mỳ/ P vải)

P LM /P V 2/3 2 2/3 < 2, Mỹ có lợi thế so sánh

trong sản xuất lúa mỳ

P V /P LM 3/2 1/2 1/2 < 3/2, Anh có lợi thế so sánh

trong sản xuất vải

PLM/PV = 2/3 tại Mỹ và nghịch đảo PV/PLM = 3/2 Tại Anh PLM/PV = 2 và nghịch đảo

PV/PLM =1/2 Theo các mức giá này, PLM/PV =2/3 tại Mỹ nhỏ hơn 2 tại Anh, Mỹ có lợi thế

so sánh trong sản xuất lúa mỳ Tương tự như vậy, tại Anh PV/PLM =½ thấp hơn với ở Mỹ, Anh có lợi thế so sánh trong sản xuất vải Lưu ý rằng với chi phí cố định, PLM/PV được quyết định bởi sản xuất hay cung ứng, sự tương quan trong mỗi quốc gia Nhu cầu không quyết định các giá cả hàng hoá tương quan

Tóm lại, sự khác nhau giá cả hàng hoá tương quan giữa hai quốc gia (biểu thi bằng

độ dốc đường giới hạn sản xuất) phản ánh lợi thế so sánh của họ và cung cấp cơ sở cho thặng dư từ thương mại cho mỗi quốc gia

1.4.5 Đánh giá

Ưu và nhược điểm của chi phí cơ hội không đổi:

Ưu điểm:

+ Thấy được mối quan hệ giữa chi phí cơ hội và lợi thế so sánh

Trang 9

+ Không quan tâm đến nguồn gốc tạo ra sản phẩm, khắc phục được nhược điểm của lý thuyết lợi thế so sánh

Nhược điểm:

+ Chi phí cơ hội không phù hợp với thực tế

1.5 CƠ SỞ CỦA NHỮNG THU NHẬP TỪ THƯƠNG MẠI VỚI CHI PHÍ CỐ ĐỊNH 1.5.1 Bối cảnh

Khi không có thương mại, một quốc gia chỉ có thể tiêu dùng những hàng hóa mà họ sản xuất ra được Vì vậy đường giới hạn sản xuất cũng là đường giới hạn tiêu dùng, sự lựa chọn tiêu dùng và sản xuất của quốc gia phụ thuộc vào sở thích của cộng đồng, hoặc sự cân nhắc nhu cầu

1.5.2 Những thu nhập từ thương mại

- Khi không có thương mại:

+ Mỹ chọn điểm sản xuất và tiêu dùng tại A (90 lúa mì và 60 vải)

+ Anh chọn điểm sản xuất và tiêu dùng tại A’(40 lúa và 40 vải)

- Khi có thương mại:

+ Mỹ sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất lúa mỳ, chọn điểm sản xuất và tiêu dùng tại B(180 lúa mì và 0 vải)

+ Anh sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất vải, chọn điểm sản xuất và tiêu dùng tại B’(0 lúa

mì và 120 vải)

- Nếu Mỹ đem 70 lúa mì trao đổi 70 vải của Anh thì

Trang 10

+ Anh tiêu dùng tại điểm E’( 70 lúa mì và 50 vải)

Kết quả là Mỹ thu thêm 20 lúa mì và 10 vải từ thương mại (so sánh điểm E và A) Anh thu thêm 30 lúa mì và 10 vải (So sánh điểm E’ và A’)

Sự gia tăng trong tiêu dùng về lúa mỳ và vải tại hai quốc gia được tạo ra do sự gia tăng sản lượng của từng quốc gia đã chuyên môn hoá trong sản xuất hàng hoá có lợi thế so sánh của họ

Tương tự như vậy:

+ Khi không có thương mại cả Mỹ và Anh sản xuất được 100 vải, khi có thương mại

cả Mỹ và Anh sản xuất được 120 vải

+ Khi không có thương mại cả Mỹ và Anh sản xuất được 130 lúa mỳ, khi có thương mại thì cả Mỹ và Anh sản xuất được 180 lùa mỳ

Kết luận: Sự gia tăng sản lượng làm tăng 50 lúa mì, 20 vải do chuyên môn hoá sản xuất

phân chia cho Mỹ, Anh là phần thặng dư thương mại Mỹ không chuyên môn hóa trong sản xuất lúa mỳ vì họ cần có vải để sử dụng, Anh không chuyên môn hóa trong sản xuất vải vì họ cũng cần có lúa mỳ để ăn

1.5.3 Giá cả hàng hóa tương quan với thương mại

Sử dụng mô hình cung cầu để phân tích giá cả giữa hàng hóa tương quan cân bằng với chuyên môn hóa trong sản xuất và thương mại

- Phân tích đồ thị 1-3:

+ Tại đồ thị bên trái: đường cung ứng lúa mỳ SLM(US + UK) được kết hợp bởi đường cung ứng lúa mỳ của cả Mỹ và Anh OB = 180 là lượng tối đa lúa mỳ Mỹ có thể sản xuất với tất cả khả năng của họ tại mức chi phí cơ hội cố định PLM/PY= 2/3 BB* =

Trang 11

60 là sản lượng tối đa Anh có thể sản xuất được tại chi phí cơ hội cố định PLM/PY =

2

240 lúa mỳ là mức tối đa cả hai quốc gia có thể sản xuất được →đường cung ứng lúa

mỳ SLM(US + UK) trở thành thẳng đứng tại sản lượng 240 Đường nhu cầu lúa mì DLM (U.S + U.K) được kết hợp nhu cầu của U.S và U.K về lúa mì khi có thương mại Hai đường cắt nhau tại E với mức cân bằng 180 đơn vị lúa mì (được sản xuất tại U.S) và giá cả cân bằng PLM/Pv = 1

=> Với giả thuyết khi có thương mại, đường nhu cầu chung của Mỹ và Anh về lúa mỳ là DLM(U.S + U.K); đường cung và đường cầu cắt nhau tại E quy định lượng hàng hóa và giá cả cân bằng với thương mại, tại sản lượng l80 và giá tương quan cân bằng PLM/PY

= 1 Khi có thương mại, lúa mỳ được sản xuất tại Mỹ, và Mỹ chuyên môn hóa hoàn toàn trong sản xuất lúa mỳ

+ Tại đồ thị bên phải, đường cung ứng vải Sv(US + UK) được hình thành từ sự kết hợp cung ứng của cả hai quốc gia Anh có thể sản xuất tối đa 120 vải = OB' tại mức giá

cố định Pv/PLM = 1/2, Mỹ có thể sản xuất tối đa 120 vải = B’B” tại mức giá cố định Pv/PLM = 3/2 Đồ thị bên phải cho biết điểm cân bằng tại thị trường vải, đường cung ứng và nhu cầu vải cắt nhau tại E’ với mức cân bằng lượng là 120 đơn vị vải (Được sản xuất tại U.K) và giá cả cân bằng là Pv/PLM = 1

=> Với giả thuyết khi có thương mại, nhu cầu vải của cả Mỹ và Anh là Dv(U.S + U.K), hai đường cung cầu vải cắt nhau tại E’ với mức cân bằng lượng là 120 đơn vị vải (Được sản xuất tại U.K) và giá cả cân bằng là Pv/PLM = PLM/Pv = 1 Vải được chuyên môn hóa sản xuất tại Anh, Anh chuyên môn hóa hoàn toàn trong sản xuất vải

- Lưu ý:

+ Với chuyên môn hóa hoàn toàn trong sản xuất tại cả hai quốc gia, giá cả hàng hóa tượng quan cân bằng của mỗi hàng hóa nằm trong khoảng giá khi chưa có thương mại của hai quốc gia

+ Nếu trong đồ thị bên trái DLM(U.S + U.K) thấp hơn và cắt đường SLM(US + UK) tại điểm trong khoảng OB với PLM/PY = ⅔, thương mại vẫn xảy ra nhưng với tương quan giá như trước khi có thương mại, đối với Mỹ, Anh sẽ nhận được toàn bộ thặng

dư từ thương mại

+ Điều này xảy ra trong trường hợp thương mại của một nước nhỏ với một nước lớn Tuy nhiên nước nhỏ sẽ có thể phải chấp nhận rủi ro trong tương lai nếu nhu cầu về hàng hoá do họ sản xuất giảm đi

Ngày đăng: 15/06/2024, 11:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w