1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Môi trường thế giới docx

60 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI TP.HCM ngày tháng năm MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI 1. LỊCH SỬ NGÀY MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI 05 THÁNG 6 Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày Môi trƣờng thế giới vào năm 1972, đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trƣờng và Con ngƣời (5/6/1972). Đây cũng là ngày Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) ra đời. Hàng năm, vào Ngày Môi trƣờng thế giới 5/6, Đại Hội đồng Liên hợp quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm chính thức với mục đích tập trung sự chú ý của toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trƣờng, khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trƣờng. Chính phủ và thành phố nƣớc chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP để tổ chức trọng thể các hoạt động quốc tế về bảo vệ môi trƣờng. Chủ đề, khẩu hiệu và logo của Ngày Môi trƣờng thế giới sẽ đƣợc chuyển tải thông qua các tài liệu tuyên truyền cũng nhƣ các hoạt động hƣởng ứng sự kiện trên toàn cầu. Các hoạt động tổ chức Ngày Môi trƣờng thế giới rất đa dạng, phong phú. Ngày Môi trƣờng thế giới chính là “sự kiện của ngƣời dân” tham gia các hoạt động nhƣ tuần hành, diễu hành bằng xe đạp; tổ chức các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về môi trƣờng; phát động chiến dịch trồng cây xanh, các chiến dịch khuyến khích tái chế chất thải và làm sạch môi trƣờng; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về chủ đề gìn giữ sự trong lành của môi trƣờng vì lợi ích của các thế hệ mai sau Ngày Môi trƣờng thế giới còn là cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ƣớc quốc tế về lĩnh vực môi trƣờng. Các công chức địa phƣơng, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trƣởng môi trƣờng sẽ đƣa ra các công bố và cam kết chăm sóc trái đất của chúng ta. Việt Nam tham gia hƣởng ứng Ngày Môi trƣờng thế giới từ năm 1982. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên phạm vi cả nƣớc. Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới 5/6/2012 là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn” (Green Economy: Does it include you?). Chủ đề này nhấn mạnh rằng, để xây dựng nền Kinh tế Xanh thì chúng ta cần suy nghĩ lại về cách phát triển kinh tế nếu muốn tạo ra một tƣơng lai tƣơi sáng. Nhƣng quan trọng hơn, chủ đề này nhấn mạnh một thực tế là chính “bạn” là một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của nền Kinh tế Xanh, bạn là ngƣời tham gia vào quá trình đánh giá các bƣớc thực hiện của chính phủ, các khu vực tƣ nhân, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng trong khu vực của bạn, tức là bao gồm “chính bạn”. 2. NGÀY MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI NĂM 2012 VỚI CHỦ ĐỀ KINH TẾ XANH Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới 5/6/2012 là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn” (Green Economy: Does it include you?). Chủ đề này nhấn mạnh rằng, để xây dựng nền Kinh tế Xanh thì chúng ta cần suy nghĩ lại về cách phát triển kinh tế nếu muốn tạo ra một tƣơng lai tƣơi sáng. Nhƣng quan trọng hơn, chủ đề này nhấn mạnh một thực tế là chính “bạn” là một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của nền Kinh tế Xanh, bạn là ngƣời tham gia vào quá trình đánh giá các bƣớc thực hiện của chính phủ, các khu vực tƣ nhân, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng trong khu vực của bạn, tức là bao gồm “chính bạn”. Kinh tế Xanh đƣợc UNEP định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con ngƣời và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trƣờng và khủng hoảng sinh thái. Một nền Kinh tế Xanh đƣợc đặc trƣng bởi sự tăng trƣởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lƣợng tái tạo, giao thông ít phát thải cacbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm năng lƣợng, nông-lâm- ngƣ nghiệp bền vững Nguồn lực đầu tƣ cho Kinh tế Xanh đƣợc thu hút, hỗ trợ bởi chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng nhƣ sự phát triển các chính sách và hạ tầng thị trƣờng quốc tế. Hiểu một cách đơn giản, Kinh tế Xanh là nền kinh tế ít phát thải cacbon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội. Kinh tế Xanh không thay thế phát triển bền vững mà là chiến lƣợc kinh tế để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững. Các quốc gia phát triển trên thế giới nhƣ Mỹ, Đức, Hàn Quốc đã đầu tƣ hàng trăm tỷ USD cho chính sách Kinh tế Xanh, coi đó là sự đầu tƣ tốt nhất đối với phát triển bền vững của quốc gia, vừa thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng ổn định, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và tạo việc làm. Đối với các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, Kinh tế Xanh tuy còn khá mới mẻ song bƣớc đầu đã có sự chuyển hƣớng đầu tƣ vào các công nghệ sản xuất sạch hơn, một trong các tiêu chí của nền Kinh tế Xanh Tại sao lại chọn chủ đề Kinh tế Xanh Năm 2012 là một năm đặc biệt kề từ sau Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái đất (gọi tắt là Hội nghị Rio) năm 1992, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ một lần nữa gặp nhau tại Rio de Janeiro đề thảo luận về tƣơng lại của sự phát triển bền vững. Hội nghị Rio+20 sẽ bao gồm hai nội dung chính: Một nền Kinh tế Xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo và khuôn khổ thể chế cho phát triển bền vững. Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới năm nay cũng là một hoạt động hƣởng ứng Năm Quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta 2012 do Liên hợp quốc lựa chọn. Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 hƣớng tới chủ đề chung là Kinh tế Xanh, tuy nhiên cũng không hạn chế các bạn tự tổ chức các hoạt động hƣởng ứng cũng nhƣ kỷ niệm các thành tựu về môi trƣờng. Sau tất cả, mọi hành động tích cực vì môi trƣờng sẽ có tác động và một phần sẽ sáng tạo ra một số cách để liên kết hoạt động của bạn với tất cả mọi ngƣời, và từ đố sẽ có rất nhiều cách. Nƣớc chủ Nhà Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 Các sự kiện quốc tế kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 sẽ đƣợc tổ chức tại Brazil và Brazil cũng là quốc gia đăng cai kỷ niệm kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới năm 1992, bên lề Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro. Hội nghị thƣợng đỉnh năm 1992 đã tập trung số lƣợng lớn nhất từ trƣớc tới nay các nhà lãnh đạo toàn cầu để đƣa ra những quyết định quan trọng về trƣơng lai của Trái đất và về các vấn đề phát triển. Kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới 2012 không chỉ là hoạt động mang tính biểu tƣợng mà nƣớc chủ nhà cũng hy vọng sự kiện này sẽ là hoạt động lớn nhất và đƣợc sự hƣởng ứng rộng rãi nhất từ trƣớc đến nay. Với hơn 200 triệu dân, Brazil là quốc gia đông dân thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia. Quốc gia này đang phải đối mặt với nạn phá rừng ở lƣu vực Amazon, ô nhiễm không khí đô thị, suy thoái các vùng đất ngập nƣớc và không đảm bảo an ninh lƣơng thực. Chủ đề Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 là một câu hỏi đặt ra cho tất cả mọi ngƣời về đánh giá nền kinh tế xanh phù hợp trong cuộc sống hàng ngày của họ và đánh giá việc phát triển thông qua một nền Kinh tế Xanh phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Ngày Môi trƣờng thế giới năm nay sẽ giúp nâng cao nhận thức về những tác động nghiêm trọng của của các hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ cách chúng ta đang làm. Thông qua sự tham gia của các chính phủ trong các hành động và sẽ có tác dụng lan tỏa trên phạm vi toàn cầu sẽ đóng góp một tầm quan trọng của một nền Kinh tế Xanh, nỗ lực tập thể này sẽ giúp bảo tồn thiên nhiên, trong khi vẫn đạt đƣợc sự tăng trƣởng, và khuyến khích phát triển bền vững. 3. NĂM 2012: NĂM QUỐC TẾ VỀ NĂNG LƢỢNG BỀN VỮNG CHO TẤT CẢ CHÚNG TA Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2012 là Năm Quốc tế về Năng lượng bền vững cho tất cả chúng ta, trong đó ghi nhận “việc tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại với giá cả phải chăng ở các nước đang phát triển là điều cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu phát triển toàn cầu, trong đó có các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Phát triển bền vững. Những mục tiêu này sẽ giúp xóa bỏ đói nghèo và cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của phần lớn dân số thế giới”. Nghị quyết số 65/151 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc yêu cầu Tổng thƣ ký Ban Ki Moon tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động trong năm 2012 nhằm “nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề năng lƣợng”, bao gồm việc tiếp cận, duy trì nguồn năng lƣợng với giá cả hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng ở các cấp địa phƣơng, quốc gia, khu vực và quốc tế. Để đáp lại, Tổng thƣ ký Liên hợp quốc đã đề xuất sáng kiến toàn cầu “Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta - Subtainable Energy for All”, đƣợc trình bày tại Đại Hội đồng vào tháng 9 năm 2011. Sáng kiến này vận động các chính phủ, khu vực tƣ nhân và các tổ chức xã hội dân sự trên toàn cầu cùng hành động vì môi trƣờng. Tổng thƣ ký đã thiết lập 3 mục tiêu liên kết, bao gồm tiếp cận phổ cập với các dịch vụ năng lƣợng hiện đại, cải thiện khả năng sử dụng năng lƣợng hiệu quả và mở rộng sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo. Năm Quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta sẽ cung cấp một nền tảng quan trọng để nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về thách thức trong vấn đề năng lƣợng. Những mốc thời gian quan trọng của năm 2012 Ngày 16 - 18/1/2012 Khởi động “Năm Quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta” (gọi tắt là Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững) trên toàn cầu tại Hội nghị cấp cao “Năng lƣợng tƣơng lai thế giới” tại Abu Dhabi, Các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập Thống Nhất. Ngày 1/2/2012 Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững khu vực Châu Á tại New Delhi, Ấn Độ Ngày 8/2/2012 Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững khu vực Châu Âu tại Brussels, Bỉ Ngày 21/2/2012 Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững khu vực Châu Phi tại Nairobi, Kenya (là nơi đặt trụ sở Hội đồng UNEP) Tháng 3/2012 Khởi động Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững tại khu vực Châu Mỹ, Montevideo, Uruguay (UNDP) Ngày 20 - 22/6/2012 Hội nghị Thƣợng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (Rio+20), tại Rio de Janeiro, Brazil Tháng 9/2012 Báo cáo của Tổng thƣ ký Ban-Ki-Moon về Năm Quốc tế Năng lƣợng bền vững tại Trụ sở Liên hợp quốc Tháng 12/2012 Lễ bế mạc Năm quốc tế về Năng lƣợng bền vững cho tất cả chúng ta 4. HỘI NGHỊ RIO+20: KINH TẾ XANH VÀ KHUÔN KHỔ THỂ CHẾ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hội nghị thƣợng đỉnh Rio +20 Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (gọi tắt là Rio+20) sẽ diễn ra từ 20 - 22 tháng 6 năm 2012 tại Rio de Janeiro, Brazil. Hội nghị đánh dấu 20 năm diễn ra sự kiện Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trƣờng và Phát triển (1992). Rio+20 sẽ là Hội nghị ở cấp độ cao nhất, với sự có mặt của ngƣời ngƣời đứng đầu các Chính phủ và các tổ chức liên quan. Mục tiêu của Hội nghị là đảm bảo cho các cam kết chính trị về phát triển bền vững đã đề ra, đánh giá những tiến bộ và hạn chế trong việc triển khai các nội dung của các Hội nghị thƣợng đỉnh trƣớc về phát triển bền vững trƣớc đây, đặc biệt là Rio 1992, đồng thời xác định và tìm cách giải quyết cho những thách thức mới nổi trong thời gian gần đây. Hai nội dung chính của Hội nghị là: Kinh tế Xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo và khuôn khổ thể chế cho sự phát triển bền vững. Tại sao Rio+20 quan trọng? Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng lƣơng thực, giá dầu biến động, suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng và sự gia tăng các hình thái thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra. Sự nhân rộng và tính liên đới của những cuộc khủng hoảng đã và đang đặt ra một câu hỏi lớn: với tốc độ gia tăng dân số nhƣ hiện nay, liệu con ngƣời có thể chung sống một cách hòa bình và bền vững trên hành tinh này? Tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của các quốc gia và mọi ngƣời dân trên toàn thế giới. Do đó, Rio+20 là cơ hội để các vấn đề này đƣợc đƣa ra thảo luận và giải quyết, trên tinh thần đồng thuận của các cấp lãnh đạo cao nhất. Bạn có thể làm gì? Nhiều ngƣời nghĩ Rio+20 chỉ dành cho các nhà lãnh đạo và do đó cho rằng họ nằm ngoài sự kiện này. Trái ngƣợc với quan điểm trên, Rio+20 liên quan mật thiết đến bạn và tƣơng lai của bạn và do vậy, không gì có thể ngăn cản bạn tham gia vào quá trình ra quyết định này. Bạn có thể không đƣợc mời tham dự Rio+20, nhƣng bạn hoàn toàn có thể tác động đến những nhà lãnh đạo, những ngƣời đại diện cho bạn tham gia Hội nghị này. Hãy trở thành tác nhân thay đổi cộng đồng! Hãy lên tiếng bằng cách hành động cho môi trƣờng! Hãy ảnh thể hiện sự ảnh hƣởng đến các nhà lãnh đạo bằng cách tham gia vào các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới 05 tháng 6 với chủ đề “Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn” và tận dụng lợi thế của sức mạnh tập thể, hoặc bắt đầu sự kiện của riêng mình và mời những ngƣời khác cùng tham gia. 5. NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ XANH 5.1. Kinh tế Xanh là gì? Theo Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con ngƣời và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trƣờng và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hƣớng tới công bằng xã hội. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trƣởng về thu nhập và việc làm thông qua việc đầu tƣ của Nhà nƣớc và tƣ nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng hiệu quả năng lƣợng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Nhƣ vậy khác với trƣớc đây, trong “nền kinh tế nâu”, đầu tƣ công cần phải có sự điều chỉnh cơ bản thông qua những chính sách mới đƣợc cải thiện của các quốc gia, ƣu tiên cho duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên, nhất là những nguồn tài sản thuộc sở hữu chung mang lại lợi ích cho mọi ngƣời. Sự đầu tƣ đó cũng cần chú ý tới nhóm ngƣời nghèo, bởi sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của thiên tai cũng nhƣ sự biến đổi khí hậu. Kinh tế Xanh phải là nền kinh tế con ngƣời là trung tâm trong đó các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trƣởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Thúc đẩy nền Kinh tế Xanh và cải tổ quản lý môi trƣờng là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi nƣớc nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung. 5.2. Kinh tế Xanh được đo lường như thế nào? Một loạt các chỉ số có thể giúp đo lƣờng các quá trình chuyển đổi hƣớng tới một nền Kinh tế Xanh. UNEP phối hợp với các đối tác nhƣ OECD và WB để phát triển một bộ các chỉ tiêu mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia, chẳng hạn nhƣ cấu trúc của nền kinh tế hay nguồn vốn tự nhiên. Các chỉ số đang đƣợc phát triển này có thể đƣợc tạm chia thành ba nhóm sau đây: 1) Các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỉ lệ đầu tƣ, tỉ lệ sản lƣợng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, chẳng hạn nhƣ GDP xanh. 2) Các chỉ số môi trƣờng: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (ví dụ nhƣ hệ số sử dụng năng lƣợng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nƣớc/GDP). 3) Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: ví dụ nhƣ các chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trƣờng, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP bình quân đầu ngƣời. 5.3. Tại sao Kinh tế Xanh lại đóng vai trò quan trọng trong Phát triển bền vững? “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng hay làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Từ cuối những năm 80, thuật ngữ này đã gây đƣợc sự chú ý từ dƣ luận quốc tế sau khi xuất hiện trong bản báo cáo “Tƣơng lai chung của chúng ta”, một báo cáo mang tính bƣớc ngoặt của Ủy ban Brundtland; và tiếp tục gây đƣợc tiếng vang tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất năm 1992 (Rio 1992), đƣợc coi nhƣ là một nguyên tắc quyết định về phát triển bền vững. Phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ và tăng cƣờng sức mạnh của cả ba yếu tố có tính chất phụ thuộc và tƣơng hỗ: Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng. Chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh có thể là một động lực quan trọng trong nỗ lực này. Thay vì bị coi nhƣ là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động kinh tế một cách thụ động, thì trong nền Kinh tế Xanh môi trƣờng đƣợc xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trƣởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vƣợng lâu dài. Nói cách khác, nhân tố môi trƣờng thực sự đóng vai trò nhƣ là chất xúc tác cho tăng trƣởng và đổi mới trong nền Kinh tế Xanh. Trong nền Kinh tế Xanh, nhân tố môi trƣờng có khả năng tạo ra tăng trƣởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra, khi mà sinh kế của một bộ phận ngƣời dân có mức sống dƣới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của thiên tai cũng nhƣ sự biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp phấn cải thiện sự công bằng xã hội, và có thể đƣợc xem nhƣ là một hƣớng đi tốt để phát triển bền vững. Cách thức để áp dụng mô hình Kinh tế Xanh đối với một quốc gia phát triển hoặc đang phát triển có thể rất khác nhau; điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chắng hạn nhƣ đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực con ngƣời - xã hội và giai đoạn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trƣờng và hệ sinh thái thì vẫn luôn luôn không thay đổi. 5.4. Kinh tế Xanh có thể giúp xóa đói giảm nghèo như thế nào? Hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn đƣợc sử dụng nhƣ là cách thức phổ biến nhất để đánh giá một nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng đó thƣờng đƣợc tạo ra thông qua việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên là tài sản “chung” nhƣ tài nguyên nƣớc, rừng, không khí là nguồn cung cấp cần thiết cho sự sống. Để có tăng trƣởng (theo định nghĩa này), chúng ta phải trả giá rất đắt trên cả hai phƣơng diện kinh tế và xã hội, đặc biệt là một bộ phận những ngƣời mà sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực môi trƣờng. Suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hƣởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp - sinh kế của đa số dân nghèo trên thế giới phụ thuộc hầu hết vào các ngành này. Một điều quan trọng nữa là với mục đích tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và cải thiện cơ sở hạ tầng. Hƣớng tới nền Kinh tế Xanh đƣợc coi nhƣ là một trong những phƣơng thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lƣợng cuộc sống. Chẳng hạn nhƣ cung cấp các nguồn năng lƣợng có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ ngƣời hiện đang thiếu điện và cho hơn 700 triệu ngƣời khác hiện đang không đƣợc tiếp cận với các dịch vụ năng lƣợng hiện đại. Công nghệ năng lƣợng tái tạo, nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió và các chính sách hỗ trợ năng lƣợng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận ngƣời dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho những ngƣời hiện đang không có khả năng tiếp cận với năng lƣợng. Một điều khác mà chúng ta cần cân nhắc là việc ngừng hoặc chuyển hƣớng các khoản trợ cấp cho việc hủy hoại môi trƣờng. Trên thực tế, khoảng 700 tỷ USD đƣợc chi ra mỗi năm bởi các chính phủ trên khắp thế giới để trợ cấp cho việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch; khoản chi này lớn gấp năm lần tổng số tiền dành cho hỗ trợ phát triển. Phần lớn nguồn trợ cấp đƣợc phân bổ đến chính phủ các nƣớc đang phát triển, trong nỗ lực làm dịu cú sốc tăng giá nhiên liệu đối với ngƣời nghèo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là không hiệu quả đối với ngƣời nghèo, thƣờng họ đƣợc hƣởng lợi không tƣơng xứng so với các nhóm có thu nhập cao hơn. Gỡ bỏ các khoản trợ cấp gây hại môi trƣờng hoặc thay thế bằng các loại hỗ trợ hƣớng đến các mục tiêu cụ thể hơn, chẳng hạn nhƣ hỗ trợ bằng hình thức chuyển tiền mặt, là cách tốt để góp phần thực hiện mục tiêu xã hội, đồng thời nới lỏng các hạn chế về mặt tài chính và cải thiện môi trƣờng. 5.5. Kinh tế Xanh và hai quan niệm về sản xuất và tiêu dùng bền vững có liên quan đến nhau như thế nào? Kinh tế Xanh cùng với sản xuất và tiêu dùng bền vững có thể đƣợc ví nhƣ hai mặt của một đồng xu: cả hai đều cùng hƣớng tới mục tiêu chung là đẩy nhanh quá trình tiến tới phát triển bền vững, áp dụng lên các chính sách công, các quy định, các hoạt động kinh doanh và hành vi xã hội trên cả hai phƣơng diện vi mô và vĩ mô. Sản xuất và tiêu dùng bền vững tập trung chủ yếu vào việc tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Thêm vào đó, các hoạt động của Kinh tế Xanh xem xét các xu hƣớng kinh tế vĩ mô và các công cụ điều tiết mà chính phủ có thể sử dụng, thông qua các chính sách kinh tế và các loại hình chính sách khác nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tạo việc làm, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh hóa nền kinh tế. Trên thực tế, để đạt đƣợc mục tiêu trên, cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa một bên là nền Kinh tế Xanh và bên kia là sản xuất và tiêu dùng bền vững. Sự hỗ trợ đó đƣợc thể hiện qua các hình thức can thiệp mang tính vĩ mô và vi mô, hay các yêu cầu thay đổi trong chính sách và quy định về đầu tƣ và hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ thay đổi hành vi trong xã hội. Cả hai yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng trong chƣơng trình nghị sự quốc tế. 10 năm Chương trình khung về sản xuất và tiêu dùng bền vững (10 YFP) là một trong những chủ đề chính của Chương trình nghị sự Ủy ban về Phát triển bền vững (CSD), đƣợc tổ chức nhƣ một thành quả của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững (Johanesburg, 2002). Xây dựng nền Kinh tế Xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo là một trong hai chủ đề chính của Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững (Rio +20) diễn ra vào tháng 6 năm 2012 tại Rio de Janeiro. 5.6. Kinh tế Xanh có thể tạo ra việc làm như thế nào? Nền Kinh tế Xanh có khả năng tạo ra việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới nổi và nhiều tiềm năng, chẳng hạn nhƣ nông nghiệp hữu cơ, năng lƣợng tái tạo, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế Một công việc tốt đƣợc hiểu nhƣ là công việc có năng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trƣờng sinh thái và ổn định lƣợng khí thải ra ở mức thấp, sẽ góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trƣởng và giúp bảo vệ môi trƣờng - khí hậu. Đã có rất nhiều những việc làm xanh nhƣ vậy đƣợc tạo ra, đặc biệt là trong ngành năng lƣợng tái tạo. Tuy nhiên, để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhịp nhàng sang nền Kinh tế Xanh, cần thiết phải có nỗ lực phối hợp trong việc tạo ra việc làm. Các chính sách về xã hội sẽ cần phải đƣợc phát triển cùng với các chính sách về môi trƣờng và kinh tế. Để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhịp nhàng, nhà nƣớc cần tập trung vào các vấn đề quan trọng và cấp thiết, nhƣ đầu tƣ vào những kỹ năng mới, không thể thiếu cho một nền kinh tế toàn cầu, các-bon thấp; hay nghiên cứu các chính sách cần thiết để điều chỉnh việc làm trong các lĩnh vực chủ chốt nhƣ năng lƣợng và giao thông vận tải. 5.7. Kinh tế Xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học như thế nào? Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hƣởng đến sự hoạt động của các hệ sinh thái điều hoà khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi không thể lƣờng trƣớc và có thể không đảo ngƣợc trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái. Hơn nữa, hệ sinh thái là nguồn cung chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế. Bởi những lý do này mà việc gìn giữ và bảo vệ các hệ sinh thái là trọng tâm của Chương trình nghị sự Kinh tế Xanh. Ngoài ra, đầu tƣ xanh cũng nhằm giảm những hệ quả tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, đầu tƣ vào bảo vệ rừng không những duy trì một loạt các ngành và sinh kế của con ngƣời mà còn bảo tồn 80% các loài trên cạn. Bằng cách thúc đẩy đầu tƣ vào lâm nghiệp xanh, Chương trình nghị sự Kinh tế Xanh sẽ góp phần ổn định đời sống kinh tế của hơn 1 tỷ ngƣời hiện đang sinh sống bằng các sản phẩm từ gỗ, giấy và chất xơ, với tổng thu nhập chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu. [...]... trả giá cho suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng Nằm trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới với sự điều chỉnh về mô hình phát triển và thay đổi cơ cấu ngành nghề Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), do vậy phát triển kinh tế của Việt nam phải tuân theo những nguyên tắc chung của những cam kết với WTO trong xu thế phát triển Hội nhập toàn cầu Hơn nữa... toàn thế giới là do nạn phá rừng - Quản lý rừng bền vững có thể hỗ trợ quần xã sinh vật và các hệ sinh thái mà không gây tổn hại đến môi trƣờng - khí hậu - Sử dụng thƣ điện tử để giảm nhu cầu sử dụng giấy hoặc sử dụng các sản phẩm từ gỗ và giấy lấy từ rừng đã đƣợc chứng nhận thân thiện môi trƣờng - Khi bạn hỗ trợ các sản phẩm rừng đƣợc chứng nhận bền vững là bạn đã ủng hộ việc phát triển một môi trƣờng... tăng trƣởng hàng năm công suất phát điện từ năng lƣợng gió đều hơn 100% Cùng với việc lắp đặt thêm (năm 2009) nâng tổng công suất thêm 13,8 GW, Trung Quốc đã trở thành nƣớc dẫn đầu thế giới về công suất bổ sung và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về công suất lắp đặt Tham vọng phát triển ngành này còn thể hiện ở mục tiêu tăng công suất lắp đặt từ 30 GW lên 100 GW năm 2020 của chính phủ Để trực tiếp khuyến khích... trời lớn nhất của thế giới, đáp ứng 45% nhu cầu PV năng lƣợng mặt trời toàn cầu (năm 2009) Thị trƣờng trong nƣớc về năng lƣợng mặt trời đã bắt đầu phát triển những năm gần đây, với khoảng 160 MW PV năng lƣợng mặt trời đƣợc cài đặt và kết nối với lƣới điện trong năm 2009 Nhƣng cùng với 12GW ở các dự án lớn, Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành một thị trƣờng lớn ở châu Á và trên thế giới Đối với pin... một thế giới tốt đẹp hơn! • Kiểm toán năng lƣợng của các tòa nhà hoặc cơ sở kinh doanh có thể làm giảm thiểu dấu vết các-bon gây ra bởi công việc xây dựng và nhờ đó bạn có thể tiết kiệm đáng kể các chi phí về năng lƣợng • Bạn muốn đầu tƣ cho việc cải thiện cảnh quan ngôi nhà của mình? Hãy góp phần giảm tác động của bạn lên môi trƣờng bằng cách tìm kiếm các công ty xây dựng ít gây tác động đến môi trƣờng... tác công tƣ” Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, thực tế công nghệ sản xuất ở Việt nam hiện nay so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lƣợng lớn Việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền Kinh tế Xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp của các nƣớc có công nghệ cao trên thế giới Nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi, sinh kế ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn cũng là những... không chỉ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và kinh tế mà còn rất cô đơn! Dùng chung xe với bạn bè hoặc sử dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng sẽ góp phần làm giảm tác động đến môi trƣờng và các chi phí kinh tế, đồng thời làm tăng tính cộng đồng - Đi bộ hoặc dùng xe đạp cho các chuyến đi ngắn vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ môi trƣờng - Khi bạn chọn các phƣơng tiện giao thông thay thế, bạn đang hỗ trợ một... mặt học thuật, “Nền Kinh tế Xanh” là sự nâng cấp của “Kinh tế Môi trƣờng”, trong kinh tế môi trƣờng về bản chất đó là “Nghiên cứu mối quan hệ tƣơng tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trƣờng (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trƣờng và lấy con ngƣời làm trung tâm”, Kinh tế Xanh nhấn... TRÊN THẾ GIỚI Kinh tế Xanh có thể đƣợc định nghĩa là một trong những biện pháp giúp nâng cao đời sống của con ngƣời và thúc đẩy công bằng xã hội, trong khi làm giảm thiểu đáng kể rủi ro cho môi trƣờng và cạn kiệt tài nguyên Nền Kinh tế Xanh đặc trƣng bởi mức tăng đáng kể đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh tế, chú trọng xây dựng và bảo tồn các nguồn vốn tự nhiên của Trái Đất hoặc giảm thiểu các rủi ro môi. .. quan tâm lớn nhất của cộng đồng thế giới là “Biến đổi khí hậu” Nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, các quốc gia đang có nhiều nỗ lực, trong đó phát triển kinh tế cac bon thấp, tăng trƣởng xanh đang là những xu hƣớng mới trong lộ trình tiến tới “Nền Kinh tế Xanh” Việt nam sẽ đón nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới trong nỗ lực chung giảm thiểu . MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI TP.HCM ngày tháng năm MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI 1. LỊCH SỬ NGÀY MÔI TRƢỜNG THẾ GIỚI 05 THÁNG 6 Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày Môi trƣờng thế giới. Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 Các sự kiện quốc tế kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế giới năm 2012 sẽ đƣợc tổ chức tại Brazil và Brazil cũng là quốc gia đăng cai kỷ niệm kỷ niệm Ngày Môi trƣờng thế. gìn giữ sự trong lành của môi trƣờng vì lợi ích của các thế hệ mai sau Ngày Môi trƣờng thế giới còn là cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ƣớc quốc tế về lĩnh vực môi trƣờng. Các công chức

Ngày đăng: 27/06/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w