1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương ôn tập công nghệ blockchain

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Một số định nghĩa khác đã được đưa ra: - Blockchain được hình thành dựa trên công nghệ sổ cái - Blockchain là một dạng nền tảng phi tập trung, là cuốn sổ cái công cộng có chứa các chi ti

Trang 1

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ ỨNG DỤNG TRONG TMĐT

MỤC LỤC NHÓM CÂU HỎI 1 4

Câu 1: Trình bày khái niệm khối dữ liệu (block) Tại sao công nghệ blockchain được coi là sổ cái phân tán (phi tập trung)? Cho ví dụ về ứng dụng công nghệ blockchain trong thực tế? 4 Câu 2 + câu 3: Trình bày khái niệm chuỗi khối blockchain Trình bày 4 giai đoạn phát triển của công nghệ blockchain Lấy ví dụ minh họa cho từng giai đoạn phát triển 4 Câu 4: Trình bày các tiêu chí phân loại blockchain Trình bày khái niệm mainchain & sidechain, blockchain công cộng - blockchain riêng Vì sao cần phát triển sidechain trong các dự án blockchain? Cho ví dụ về blockchain công cộng và blockchain riêng 7 Câu 5 + Câu 6: Trình bày các thách thức về kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, tính riêng tư và dữ liệu cá nhân của công nghệ blockchain 9 Câu 7: Giao dịch là gì? Trình bày các thông tin cơ bản về quyền kiểm soát, phí giao dịch và thuật toán trong một giao dịch trên mạng blockchain? 9 Câu 8 Vẽ và mô tả quy trình thực hiện giao dịch trên mạng blockchain Nội dung giao dịch có thể thay đổi khi đã được lưu trữ trên mạng blockchain? Vì sao? 10 Câu 9 Trình bày khái niệm Khối (block) trên mạng blockchain? Trình bày về 03 nội dung trong các nội dung cơ bản của một block 12 Câu 10 Khối (block) là gì? Các thành phần cơ bản của một khối là gì? Thời gian để đào một khối ở các mạng blockchain có giống nhau không? Vì sao thợ đào liên tục cạnh tranh với nhau

để đào khối mới trên mạng blockchain? Cho ví dụ về thời gian đào một khối trong mạng blockchain cụ thể 13 Câu 11 Ba chủ thể tham gia mạng blockchain là gì? Phân biệt người dùng thông thường và thợ đào khi tham gia và mạng blockchain 14 Câu 12 Mã thông báo (token) là gì? Trình bày về vai trò của mã thông báo (token) 14 Câu 13 Khái niệm Ví là gì? Trình bày một số chức năng của Ví trong mạng blockchain Phân loại Ví trong mạng blockchain như thế nào? 15 Câu 14: Hợp đồng thông minh là gì? Trình bày 03 vấn đề của hợp đồng thông minh 17 Câu 15: Khái niệm dự án blockchain và sách trắng (whitepaper) là gì? Trình bày các đặc điểm của một dự án blockchain 18

Trang 2

2

Câu 16 + câu 17: Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về vấn đề, giải pháp dự

án và mô hình kinh doanh, nền tảng phát hành, mô hình kinh tế học, lộ trình phát triển 18 Câu 18: Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về đội ngũ quản lý và cộng đồng Tại sao nói cộng đồng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của dự án blockchain?20 Câu 19: Các yếu tố cơ bản khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token là gì? Trình bày cụ thể về vai trò của tiện ích của token đối với các loại dự án blockchain thuộc lớp hạ tầng, nền tảng (lớp 1, 2) và lớp ứng dụng (lớp 3) 21 Câu 20: Kế hoạch phân bổ token (Token Allocation) và Phân phối token (Token distribution)

là gì? Có mấy cách phân phối token? 22

NHÓM CÂU HỎI 2 23

Câu 21: Vẽ sơ đồ và so sánh hai hình thái xã hội tập trung và xã hội phi tập trung Vẽ sơ đồ và trình bày cơ sở và nền tảng hạ tầng của xã hội phi tập trung 23 Câu 22: Trình bày các đặc điểm tính hiệu quả, tính phi tập trung, tính minh bạch, khả năng phục hồi, tính bất biến, tính an ninh bảo mật, giảm thiểu rủi ro, cung cấp hiệu quả việc định danh của công nghệ blockchain Cho ví dụ minh họa 24 Câu 24: Vẽ sơ đồ và trình bày về 04 trụ cột trong xã hội phi tập trung dựa trên Niềm tin công nghệ Cho ví dụ minh họa về 04 trụ cột này 26 Câu 25: Trình bày khái niệm Nút (node) Mô tả 07 loại nút (node) cơ bản trên mạng blockchain 26 Câu 27 Trình bày các lợi ích của công nghệ blockchain Theo bạn, lợi ích lớn nhất của công nghệ blockchain hiện nay là gì? Giải thích? 27 Câu 28 Cơ chế đồng thuận là gì? Nêu tên một số cơ chế đồng thuận được các mạng blockchain

sử dụng hiện nay Phân biệt hai cơ chế đồng thuận Bằng chứng công việc (POW) và Bằng chứng

cổ phần (POS) Cho ví dụ minh họa về hai cơ chế đồng thuận trên 28 Câu 29 + câu 30: Trình bày về phân loại mã thông báo và các tiêu chí phân loại mã thông báo (token) Trình bày 02 loại token phân theo thuộc tính kỹ thuật Cho ví dụ minh họa mỗi loại 29 Câu 30 Phân loại token theo thuộc về tính quyền Cho ví dụ minh họa mỗi loại 31 Câu 31 Ứng dụng phi tập trung (dApp) là gì? Nêu đặc điểm của ứng dụng phi tập trung trên nền tảng blockchain Vì sao nhiều người cho rằng: “Cho tới nay, thực sự vẫn chưa có một ứng dụng phi tập trung nào có quy mô lớn và khả năng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và sẽ mất thêm một thời gian nữa để hình thành một xã hội mới”? 31

Trang 3

3

Câu 32 Phân loại ứng dụng phi tập trung Cho ví dụ đối với từng loại ứng dụng (https://www.leewayhertz.com/what-are-dapps/) 33 Câu 33 Vẽ sơ đồ và so sánh ứng dụng phi tập trung và các ứng dụng thông thường Trình bày

04 yêu cầu của một ứng dụng phi tập trung Ví dụ một số loại ứng dụng phi tập trung hiện nay 34 Câu 34: Trình bày lịch sử hình thành và các đặc điểm cơ bản của hợp đồng thông minh trên các mạng blockchain Tại sao hợp đồng thông minh luôn đảm bảo tạo ra cùng một đầu ra mỗi khi chúng được thực hiện? 36 Câu 35: Tài chính phi tập trung là gì? Trình bày các dịch vụ tài chính phi tập trung cơ bản Tài chính phi tập trung được ứng dụng như thế nào trong thực tế? Làm thế nào để chính phủ ngăn chặn các tổ chức tài chính tạo điều kiện cho rửa tiền và tài trợ khủng bố? 37 Câu 36: Nêu tên 5 lĩnh vực ứng dụng của công nghệ blockchain Cho ví dụ cụ thể đối với từng lĩnh vực ứng dụng đã nêu trên 38 Câu 37: Các đặc điểm cơ bản của ứng dụng phi tập trung sử dụng công nghệ blockchain Cho

ví dụ minh hoạ 40 Câu 38: IDO và ICO là gì? Phân biệt các hình thức huy động vốn IDO và ICO Trong hai hình thức trên, đâu là hình thức huy động vốn quan trọng nhất của các dự án khởi nghiệp trong ứng dụng công nghệ blockchain hiện nay? Giải thích 40 Câu 39: Mô hình kinh tế học token (tokenomics) là gì? Tại sao nói tokenomics đóng vai trò quyết định thành công của dự án blockchain? Khi thiết kế mô hình kinh tế học cần lưu ý đến những yếu tố cơ bản nào? Đâu là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh tế học Cho ví dụ minh hoạ về các yếu tố đó 42 Câu 40: Trình bày về dòng vận động token (token workflow), tốc độ giao dịch (velocity) và kiểm soát lượng token lưu thông trong mô hình kinh tế học Vẽ và cho ví dụ minh hoạ dòng vận động của hai loại token mà bạn biết 44

Trang 4

4

NHÓM CÂU HỎI 1

Câu 1: Trình bày khái niệm khối dữ liệu (block) Tại sao công nghệ blockchain được coi là

sổ cái phân tán (phi tập trung)? Cho VD về ứng dụng công nghệ blockchain trong thực tế?

• Khái niệm khối dữ liệu (block)

Khối dữ liệu (block) là một nhóm (tập hợp) các giao dịch hợp lệ xảy ra trong một mạng lưới (network) được đánh dấu và sắp xếp thứ tự theo các mốc/nhãn thời gian (timestamp), và được đưa (ghi) vào trong một khối theo một nguyên tắc xác định

Sau đó khối này được mã hóa bằng hàm băm (hash) để đóng lại khi đáp ứng đủ các điều kiện mà

hệ thống đặt ra Các đoạn mã hóa băm này cũng là cơ sở để nối tới khối mới kế tiếp theo một nguyên tắc nhất định; Cứ như vậy tạo thành một chuỗi các khối dữ liệu gọi là blockchain kéo dài tới vô tận

• Công nghệ blockchain được gọi là sổ cái phân tán

Sổ cái phân tán (hay sổ cái chia sẻ) là một kỹ thuật đồng thuận cho phép sao chép, chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu kỹ thuật số giữa nhiều trang web, quốc gia hoặc tổ chức Khác với cơ sở dữ liệu tập trung, nó không có một trung tâm quản trị

Công nghệ blockchain còn được gọi là "công nghệ sổ cái phân tán" (DLT - Distributed Ledger Technology) bởi blockchain giống như một cuốn sổ cái kế toán, chỉ khác ở chỗ trong sổ cái kế toán các giao dịch được ghi lại trên từng trang, trong khi blockchain cũng ghi lại các giao dịch, nhưng chúng được ghi và lưu trữ trong các khối dữ liệu; "Phân tán" đề cập đến vị trí lưu trữ của các giao dịch trên blockchain

• Ví dụ về ứng dụng công nghệ blockchain trong thực tế:

Internet of Things (IoT) là sự đột phá tiếp theo trong các ứng dụng blockchain IoT có hàng triệu chức năng cũng như vô vàn vấn đề về an toàn và bảo mật Sự gia tăng về mặt số lượng của các sản phẩm IoT khiến cơ hội cho các hacker có thể lấy cắp dữ liệu người dùng thông qua các thiết

bị thông minh ngày càng tăng cao, ví dụ như từ Amazon Alexa hay thậm chí là bộ điều khiển nhiệt độ thông minh

Nhờ tính minh bạch của blockchain, IoT sau khi ứng dụng đã cải thiện được mức độ bảo mật cao hơn, ngăn chặn các hành vi truy cập dữ liệu trái phép Sau đây là một vài ví dụ về các doanh nghiệp tại Mỹ đã sử dụng blockchain cho IoT như thế nào

Câu 2 + câu 3: Trình bày khái niệm chuỗi khối blockchain Trình bày 4 giai đoạn phát triển của công nghệ blockchain Lấy ví dụ minh họa cho từng giai đoạn phát triển.

• Khái niệm chuỗi khối blockchain:

Trang 5

5

Blockchain là một chuỗi khối dữ liệu, một tập hợp danh sách các block đã được xác thực (thông qua cơ chế đồng thuận), mỗi block liên kết với block liền trước nó và cứ như vậy truy ngược về block gốc

Một số định nghĩa khác đã được đưa ra:

- Blockchain được hình thành dựa trên công nghệ sổ cái

- Blockchain là một dạng nền tảng phi tập trung, là cuốn sổ cái công cộng có chứa các chi tiết của từng giao dịch đã từng được hoàn thành

- Blockchain là một chuỗi các khối dữ liệu dài vô tận…

• Blockchain 1.0: Tiền tệ số và thanh toán ngang hàng

Đây là phiên bản đầu tiên của công nghệ blockchain Nhờ áp dụng công nghệ sổ cái phân tán phi tập trung (Distributed Ledger Technology) mà các giao dịch được diễn ra trên Blockchain được

xử lý nhanh chóng và minh bạch

Ví dụ:

Đại diện cho thế hệ blockchain đầu tiên này là Bitcoin (BTC) Blockchain 1.0 được xây dựng như một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và nó có thể trở thành “Internet of Money – Internet Của Tiền Tệ” kết nối tài chính theo cách mà Internet of Thing (IoT – Internet Của Vạn Vật) kết nối các máy móc Tiền tệ và thanh toán là lĩnh vực ứng dụng công nghệ Blockchain đầu tiên trên thế giới Cho đến hiện tại Bitcoin (BTC) vẫn là một trong những đồng tiền mã hóa được nhiều người mua

và lưu trữ nhiều nhất, mọi giao dịch của đa số các đồng tiền mã hóa khác (Altcoin) đều có thể mua bán thông qua đồng Bitcoin (BTC) làm tham chiếu Một số blockchain 1.0 nổi bật khác như Litecoin, Moreno, Dash.v.v

• Blockchain 2.0: Sự phát triển của hợp đồng thông minh (Smart Contract)

Đây là phiên bản thứ 2 của công nghệ blockchain Với hợp đồng thông minh (hay Smart Contract), giao dịch trên Blockchain sẽ được giảm mạnh các chi phí xác thực, chống gian lận, vận hành, đồng thời tăng tính minh bạch Phiên bản này loại bỏ hoàn toàn các yếu tố cảm tính hay đạo đức thường gặp khi làm việc với con người

Hợp đồng thông minh đã mở ra tiềm năng cho vô số các ứng dụng phi tập trung (DApp - Decentralized Application) có thể được tạo ra bởi hàng triệu nhà lập trình trên khắp thế giới, ở khắp các lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ riêng ngành tài chính

Ví dụ:

Ethereum là dự án nền tảng blockchain đầu tiên triển khai chức năng của hợp đồng thông minh trên hệ thống blockchain Sự ra đời của thế hệ blockchain 2.0 đã tạo nên sự đột phá đối với nhiều ngành nghề, đặc biệt là với lĩnh vực tài chính Các hợp đồng thông minh giúp cắt giảm trung gian

Trang 6

là mục tiêu lớn nhất của thế hệ blockchain thứ 3 này

Blockchain 3.0 là một thế hệ blockchain nền tảng tập trung vào việc phát triển các chức năng và

bộ công cụ để hỗ trợ tối ưu cho việc xây dựng các ứng dụng trên đó Nhìn chung, các ứng dụng của thế hệ blockchain 3.0 khai thác chủ yếu các vấn đề liên quan đến xã hội chuyển đổi những quy trình đang hoạt động dưới sự kiểm soát tập trung thành phi tập trung

Blockchain 3.0 nhắm đến việc xây dựng một chế độ tự do thật sự trên mạng Đồng thời chuyển đổi mọi hoạt động từ con người sang cơ chế máy móc được lập trình làm việc tự động

Ví dụ:

Cardano là nền tảng Blockchain phi tập trung thế hệ thứ 3 Cardano ra đời với mục đích trở thành giải pháp thay thế khắc phục những hạn chế của thuật toán Proof of Work (PoW) và Ethereum 2.0 Cardano sử dụng Ouroboros – một giao thức PoS giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng đến mức tối thiểu trong quá trình tạo khối Do đó, Cardano giải quyết được nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng, chi phí, mức năng lượng tiêu thụ và thời gian giao dịch

• Blockchain 4.0: Ứng dụng blockchain vào thực tế thông qua kỹ thuật chuỗi-chéo (Cross-chain Function)

Thế hệ blockchain thứ 4 này đang được phát triển như là một thế hệ blockchain có thể cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp (BaaS – Blockchain-as-a-Service)

Các giải pháp giao dịch chéo chuỗi (Cross-chain Function) sẽ là đặc điểm kỹ thuật nổi trội nhất của thế hệ blockchain 4.0 kết hợp với khả năng đưa AI (trí tuệ nhân tạo) vào bên trong nền tảng Khi thêm yếu tố blockchain vào hệ thống CNTT hiện hành, để tích hợp vào kinh doanh thì chúng

ta sẽ có khả năng triển khai và vận hành các mô hình kinh doanh Cross-System/Cross-Blockchain (nghĩa là các hệ thống kinh doanh có khả năng thực thi và liên kết tự động cùng lúc với nhiều hệ thống khác)

Ví dụ: Dự án VeChain trong lĩnh vực cung ứng

VeChain sử dụng công nghệ Blockchain 4.0 để cung cấp tính năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, cho phép nhà sản xuất, nhà cung ứng và khách hàng theo dõi và quản lý các sản phẩm một cách chính xác và đáng tin cậy Không chỉ vậy, người dùng còn có thể truy xuất nguồn gốc và quản lý dữ liệu nhờ mạng lưới thông tin an toàn và bảo mật được bảo vệ bởi lớp mã hoá của

Trang 7

7

Blockchain Ngoài ra, đây cũng là một ứng dụng tiết kiệm chi phí cho người dùng và có thể hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau ví dụ như ngành thực phẩm, y tế, bảo hiểm hay tài chính

Câu 4: Trình bày các tiêu chí phân loại blockchain Trình bày khái niệm mainchain & sidechain, blockchain công cộng - blockchain riêng Vì sao cần phát triển sidechain trong các dự án blockchain? Cho ví dụ về blockchain công cộng và blockchain riêng.

• Tiêu chí phân loại blockchain

Trong giai đoạn khởi đầu hiện nay, để dễ dàng phân biệt, mọi người thường phân loại blockchain bằng cách kết hợp chúng với tên các loại tiền mã hóa nguyên bản, ví dụ: Bitcoin Blockchain, Ethereum Blockchain

Xét về chức năng và phạm vi hoạt động, chúng ta có thể chia blockchain theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

- Theo phạm vi và mức độ phổ biến: blockchain công cộng và blockchain riêng

- Theo chức năng hoạt động: mainchain và sidechain

• Khái niệm

Mainchain (parentchain) và sidechain là thuật ngữ để chỉ các dạng blockchain khác nhau Sự khác biệt giữa mainchain và sidechain chủ yếu nằm ở chức năng, các ứng dụng/dịch vụ và mức độ phân quyền trong mạng lưới

Mainchain: Mỗi blockchain được thiết kế nhằm thực hiện một mục đích cụ thể và blockchain gốc ban đầu sẽ được gọi là mainchain

Sidechain: là một blockchain phân cấp, chạy song song trên nền tảng blockchain chính

(main-chain hay parent-(main-chain), và gắn với main-(main-chain bằng một kỹ thuật ghép nối gọi là chốt hai chiều (two-way peg)

Blockchain công cộng: được phân phối và mở cho mọi người Giao dịch là công khai Để đảm

bảo tính nhất quán của hệ thống và xác nhận các giao dịch, các ưu đãi về tài chính (các phần thưởng khai thác được mô tả ở trên) và các cơ chế đồng thuận được nhúng vào hệ thống, những cải tiến chỉ có thể đạt được với sự nhất trí trước đó của hệ thống mạng

Blockchain riêng: được thiết lập và duy trì bởi các tổ chức tư nhân, chỉ cấp quyền truy cập cho

các bên có thẩm quyền nhằm thực hiện các hoạt động riêng của tổ chức Các giao dịch chỉ được xác minh trong blockchain riêng và có thể được sửa đổi trong mạng riêng đó, do đó cho phép các nhà khai thác sửa lỗi Điều này sẽ không được chấp nhận trong một blockchain công cộng

• Cần phát triển sidechain trong các dự án blockchain vì:

Trang 8

8

Hiện nay, blockchain đang gặp phải 1 số hạn chế về tốc độ và quy mô Nếu muốn mở rộng quy

mô của blockchain có thể dẫn đến các tình trạng tắc nghẽn mạng và khó khăn trong việc đồng bộ hóa các khối, ảnh hưởng đến khả năng xử lý giao dịch, làm giảm hiệu quả của công nghệ blockchain

Và sidechain chính là giải pháp:

- Tăng tốc độ xử lý giao dịch trên blockchain và giảm tình trạng tắc nghẽn mạng

Sidechain là 1 blockchain phân cấp, chạy song song trên nền tảng blockchain chính, nên cho phép các giao dịch được thực hiện trên chuỗi khối độc lập, không phụ thuộc vào chuỗi khối chính → tăng tốc độ xử lý giao dịch và giảm tắc nghẽn mạng

- Linh hoạt hơn, giúp mở rộng quy mô

Sidechain cho phép các ứng dụng, dịch vụ được phát triển mà không ảnh hưởng đến khối chính Các ứng dụng và dịch vụ mới này có thể sử dụng các loại token khác nhau, cơ chế chia sẻ dữ liệu khác nhau và các thuật toán khác nhau mà không ảnh hưởng đến chuỗi khối chính → linh hoạt hơn, mở rộng quy mô và giúp cho người dùng có thể sử dụng các ứng dụng và dịch vụ mới mà không gặp phải các rào cản kỹ thuật

- An toàn, bảo mật

Sidechain có thể cung cấp một lớp bảo vệ thêm cho blockchain bằng cách áp dụng các cơ chế an ninh mới, không ảnh hưởng đến tính bảo mật của mainchain → an toàn hơn, tăng tính bảo mật và

độ tin cậy

- Hoạt động như 1 blockchain riêng biệt

Sidechain có thể làm có những thứ mà Blockchain thông thường không làm được, nó hoạt động như một Blockchain riêng biệt nên không bị ràng buộc bởi các quy tắc giống nhau Khi sidechain

có các lỗi nghiêm trọng, chúng vẫn không ảnh hưởng đến chuỗi bên dưới Điều này cho phép chúng được sử dụng làm nền tảng để thử nghiệm và triển khai các tính năng không đòi hỏi sự đồng thuận từ phần lớn mạng lưới

Ví dụ về blockchain công cộng và blockchain riêng

Bitcoin và Ethereum đều sử dụng blockchain công cộng Đối với blockchain công cộng, bất kỳ ai cũng có thể xem dữ liệu được lưu trữ trên blockchain để đảm bảo tính minh bạch được cung cấp bởi loại công nghệ này

Blockchain riêng hướng đến các mạng kinh doanh nội bộ IBM là một trong những công ty lớn tạo ra blockchain riêng tư cho khách hàng Blockchain cấp phép liên quan đến khả năng hạn chế của người dùng và quyền truy cập vào dữ liệu cho những ai xác minh danh tính của họ trước

Trang 9

9

Câu 5 + Câu 6: Trình bày các thách thức về kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, tính riêng tư và

dữ liệu cá nhân của công nghệ blockchain.

- Các vấn đề liên quan tới cơ chế đồng thuận và thuật toán

- Khả năng tương thích và tương tác

• Các thách thức về kinh doanh

Một thách thức có liên quan đến các mô hình kinh doanh Các mô hình kinh doanh truyền thống dường như không thể áp dụng được với blockchain vì toàn bộ các mô hình ngang hàng phi tập trung là không có các trung gian tạo điều kiện để cắt giảm phí/giao dịch (như trong một mô hình kinh doanh cổ điển) Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm và dịch vụ tạo doanh thu đáng giá để cung cấp trong nền kinh tế blockchain mới

Yêu cầu giám sát các giao dịch (lừa đảo/trộm cắp/trốn thuế, ma túy/vũ khí, rửa tiền)

Các thách thức liên quan tới tính riêng tư và dữ liệu cá nhân

Có nhiều vấn đề cần được giải quyết trước khi mỗi người lưu trữ hồ sơ cá nhân của họ theo cách phi tập trung và có thể truy cập thông qua blockchain Vấn đề về quyền riêng tư tiềm ẩn khi tất

cả dữ liệu của bạn đang trực tuyến và khóa bí mật bị đánh cắp hoặc bị lộ

Trong kiến trúc blockchain hiện tại, có nhiều tình huống có thể xảy ra, giống như ngày nay với mật khẩu cá nhân và doanh nghiệp thường xuyên bị đánh cắp hoặc cơ sở dữ liệu đã tấn công dữ liệu với những hậu quả lớn

Câu 7: Giao dịch là gì? Trình bày các thông tin cơ bản về quyền kiểm soát, phí giao dịch và thuật toán trong một giao dịch trên mạng blockchain?

Khái niệm giao dịch

Trang 10

10

Giao dịch là thành phần cơ bản quan trọng, thể hiện các hoạt động chuyển nhượng hoặc thay đổi giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình giữa các bên

Quyền kiểm soát

Giao dịch thông báo cho các mạng blockchain biết rằng chủ sở hữu của một loại tài sản (một lượng token) đã cho phép chuyển giao tài sản đó cho một người khác Chủ sở hữu mới này bây giờ có thể sử dụng tài sản đó đến một chủ sở hữu khác, và cứ tiếp tục như vậy trong một chuỗi thay đổi quyền sở hữu.)

Việc chuyển quyền kiểm soát lượng token yêu cầu phải ký một giao dịch bằng khóa riêng Khóa công khai tương ứng sau đó được người nhận sử dụng để xác minh chữ ký và xác thực giao dịch Trong hầu hết các mạng blockchain, khoản phí do người thực hiện giao dịch trả, thường dành cho người khai thác đã đưa ra khối (trong đó có chứa giao dịch được trả phí), nhằm khuyến khích việc khai thác các khối mới, duy trì hoạt động và bảo mật mạng

• Phí giao dịch

Phí giao dịch trên một mạng blockchain thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào dung lượng mạng (số lượng giao dịch tại mỗi thời điểm), tốc độ xác nhận cần thiết và các yếu tố khác Bởi vì có giới hạn về số lượng giao dịch có thể được ghi lại trên một khối nên một giao dịch có mức độ khẩn cấp hơn có thể phải trả một khoản phí cao hơn

Thuật toán

Một giao dịch blockchain được biểu diễn bằng cách chuyển đổi các thông tin đầu vào thành một chuỗi ký tự không thể đọc được, sử dụng các thuật toán phức tạp gọi là “hàm băm” (Hash) Kết quả là một chuỗi ký tự thập lục phân (chữ cái và số), được gọi là Hash

Hashing (thuật toán băm) được sử dụng phổ biến trên mạng blockchain vì nó cho phép lưu trữ và

xử lý rất nhiều thông tin một cách tiện lợi, an toàn và hiệu quả Hashing có một số đặc tính độc đáo

- Tính duy nhất: các đầu vào giống nhau sẽ luôn cho kết quả tương tự

- An toàn: thay đổi bất kỳ phần tối thiểu nào của đầu vào, như một chữ số hoặc một bit, sẽ tạo ra một kết quả hoàn toàn khác nhau

- Ẩn danh: với thông tin đầu ra (mã Hash), không thể “tra cứu” để tìm ra thông tin đầu vào

Câu 8 Vẽ và mô tả quy trình thực hiện giao dịch trên mạng blockchain Nội dung giao dịch

có thể thay đổi khi đã được lưu trữ trên mạng blockchain? Vì sao?

Trang 11

11

• Nội dung giao dịch có thể thay đổi trên blockchain hay không

Về lý thuyết, nội dung giao dịch trên blockchain có thể thay đổi được, tuy nhiên rất khó và gần như không thể

Trang 12

12

Vì:

Bản chất của blockchain là phi tập trung, không có một cá nhân hay tổ chức nào kiểm soát hoàn toàn một mạng blockchain nên việc thay đổi nội dung giao dịch trên blockchain hầu như là không thể Mỗi giao dịch được viết lên 1 khối (block), được đưa vào chuỗi (blockchain) và liên kết với các khối khác Nếu muốn thay đổi nội dung một giao dịch thì phải thay đổi nội dung của các khối sau đó trước

Blockchain được thiết kế để có khả năng chống lại việc sửa đổi dữ liệu Nói cách khác, một khi khối dữ liệu được hoàn thành trên chuỗi, nó không thể bị thay đổi và các giao dịch có trong đó là bất biến Đối với một người, vì việc mã hóa có liên quan, hầu như không thể đảo ngược lại hàm băm của một khối dữ liệu Các thuật toán băm được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động một chiều

để đưa ra một kết quả không thể (dễ dàng) tính toán ngược Để cho ra một đầu ra băm, số lượng

dữ liệu đầu vào có thể là vô hạn

Một hàm băm hoạt động theo cách thức cực kỳ phức tạp và cường độ cao hơn so với minh họa ở trên, vì vậy bạn có thể hiểu tại sao kỹ thuật đảo ngược hàm băm là một lệnh cao cấp tốn nhiều thời gian so với mức độ sức mạnh tính toán hiện tại mà chúng ta có

Ngay cả khi ai đó thực hiện đảo ngược một hàm băm duy nhất và thay đổi nội dung của một khối

dữ liệu bằng cách nào đó, các chi tiết được đóng dấu sẽ không đồng ý với thông tin băm của phần còn lại trên block trail được liên kết và hệ thống sẽ tự động từ chối khối dữ liệu sai Để thay đổi thành công và triển khai một khối duy nhất, một hacker sẽ cần thay đổi mọi khối riêng lẻ trên blockchain sau đó Việc tính toán lại tất cả các giá trị băm đó chắc chắn sẽ cần một lượng sức mạnh tính toán khổng lồ và gần như không thể thực hiện được

Quá trình ‘đồng thuận’ giúp lọc ra các giao dịch không chính xác hoặc có khả năng gian lận khỏi

cơ sở dữ liệu Được phân cấp có nghĩa là nhiều máy tính hoặc nút trên mạng giữ một bản sao của

sổ cái blockchain Để sửa đổi thông tin trên blockchain, phải có 51% sự đồng ý hoặc đồng thuận

từ toàn bộ mạng lưới các nút nhận thấy và xác minh sự thay đổi

Câu 9 Trình bày khái niệm Khối (block) trên mạng blockchain? Các thành phần cơ bản của một khối? Trình bày về 03 nội dung trong các nội dung cơ bản của một block

• Khái niệm

Khối (block) là nơi lưu trữ giao dịch Các giao dịch được ghi lại trong khối theo thứ tự tuyến tính

và theo trình tự thời gian Sau khi đã được thêm vào khối và được xác nhận, dữ liệu giao dịch sẽ thông thể thay đổi và tồn tại vĩnh viễn

Cấu trúc của khối bao gồm các thành phần cơ bản như: tiêu đề khối, đến các khối trước đó, dấu thời gian, nonce, danh sách các giao dịch hợp lệ và các thuộc tính khác

Trang 13

13

• 3 nội dung cơ bản trong các nôi dung của một block

Câu 10: Thời gian để đào một khối ở các mạng blockchain có giống nhau không? Vì sao thợ đào liên tục cạnh tranh với nhau để đào khối mới trên mạng blockchain? Cho ví dụ về thời gian đào một khối trong mạng blockchain cụ thể.

Thợ đào phải liên tục cạnh tranh với nhau để đào khối mới trên mạng blockchain vì:

Khác với người dùng thông thường, thợ đào là các nút chạy một phần mềm chuyên dụng để tạo

ra các khối mới và thêm nó vào blockchain Để làm điều này, các thợ đào sẽ phải cạnh tranh với nhau trên cơ sở một cơ chế đồng thuận nhất định

Cùng một thời điểm, có rất nhiều thợ đào cùng đào 1 khối, và có thể có nhiều người đào ra cùng lúc, tuy nhiên chỉ 1 trong các khối đó được cộng đồng công nhận và được thêm vào blockchain

Để được thêm vào Blockchain, mỗi khối phải chứa một đoạn mã đóng vai trò như một đáp án cho

một vấn đề toán học phức tạp được tạo ra bằng hàm mã hóa băm không thể đảo ngược

Cách duy nhất để giải quyết vấn đề toán học như vậy là đoán các số ngẫu nhiên, những số khi

mà kết hợp với nội dung khối trước tạo ra một kết quả đã được hệ thống định nghĩa Điều này nhiều khi có thể mất khoảng một năm cho một máy tính điển hình với một cấu hình cơ bản có thể đoán đúng các con số đáp án của vấn đề toán học này

Mạng lưới quy định mỗi khối được tạo ra sau một quãng thời gian là 10 phút một lần, bởi vì trong

mạng lưới luôn có một số lượng lớn các máy tính đều tập trung vào việc đoán ra dãy số này Nút nào giải quyết được vấn đề toán học như vậy sẽ được quyền gắn khối tiếp theo lên trên chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới

Sau khi khối mới được thêm vào blockchain, các thợ đào lại nỗ lực tạo ra khối kế tiếp, và quá trình này sẽ lặp lại mãi mãi Thợ đào sẽ nhận được phần thưởng khi khối mới tạo ra được xác nhận và thêm vào blockchain Phần thưởng thường là các đồng tiền nguyên bản (native token) của mạng blockchain Ví dụ: đối với mạng Bitcoin, khi đào ra 1 khối mới và được xác nhận, thợ đào sẽ nhận được phần thưởng là 6,25 Bitcoin Phần thưởng khối này giảm một nửa cứ sau bốn năm trong một quy trình thường được gọi là "halving (giảm một nửa)"

Các token thợ đào nhận được có thể được trao đổi trên thị trường tiền mã hóa (các sàn giao dịch, tương tự sàn giao dịch chứng khoán) với một số tiền mặt, hoặc có thể được chi tiêu trong bất kỳ cửa hàng nào chấp nhận chúng

Thời gian khai thác một khối mới là khác nhau giữa các mạng blockchain vì chúng được

quy định cụ thể đối với từng mạng blockchain

Ví dụ thời gian dự kiến để đào một khối mới đối với một số mạng blockchain

Trang 14

Người dùng là những người tạo ra giao dịch Họ thực hiện các hoạt động trong mạng lưới, trao

đổi giá trị như mua hàng, gửi và nhận tiền…

Nút mạng (node) là tất cả các máy tính/ thiết bị kết nối với mạng có thể đọc và ghi thông tin vào

blockchain Nút luôn được kết nối và đồng bộ với mạng Một nút đầy đủ lưu trữ một bản sao của tất cả các giao dịch đã từng xảy ra theo thời gian thực

Tuy nhiên người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc trên Web để chuyển giá trị, thực hiện các giao dịch trên mạng blockchain mà không phải trở thành một nút đầy đủ (full node)

Thợ đào: Khác với người dùng thông thường, thợ đào là các nút chạy một phần mềm chuyên dụng để tạo ra (đào) các khối mới và thêm nó vào blockchain Để làm được điều này, các thợ đào

sẽ phải cạnh tranh với nhau trên cơ sở một cơ chế đồng thuận nhất định

Câu 12 Mã thông báo (token) là gì? Trình bày về vai trò của mã thông báo (token).

Khái niệm mã thông bào

Mã thông báo (token) là một chứ có thể cầm nắm hoặc nhìn thấy, đóng vai trò đại diện cho một

thực thể, một đối tượng, một quy cách phẩm chất hay một cảm giác…

Trong lĩnh vực công nghệ, token đại diện cho một thực thể hoặc đối tượng, được mã hóa thành

những kí tự (chữ cái hoặc số) trên các thiết bị chuyên dụng, gọi là token kỹ thuật số hay token mật mã học

Trang 15

15

Trong lĩnh vực blockchain, token đại diện cho một dự án blockchain, hay cho một phần trạng

thái hoặc một số chức năng nhất định của mạng

Vai trò của token

Phát hành chỉ với một vài dòng mã lệnh, được quản lý bởi một cơ sở hạ tầng công nghệ công cộng

và minh bạch như mạng blockchain

Có khả năng đại diện về mặt kinh tế cho nhiều loại tài sản và quyền truy cập kỹ thuật số

Dễ dàng phát hành và trao đổi an toàn trên một cơ sở hạ tầng công cộng mà không cần một dịch

vụ trung gian hoặc ký quỹ

Cung cấp tính minh bạch trên các thị trường tài chính hơn so với các hệ thống hiện có

Giảm chi phí giao dịch của việc phát triển, quản lý và trao đổi tài sản mật mã học dọc theo các số cái phân tán, trái ngược với quản lý tài sản theo các hệ thống hiện đại

Tính thanh khoản cao, tạo điều kiện cho các thị trường của một số tài sản nhất định như nghệ thuật hoặc bất động sản hoạt động hiệu quả hơn

Tạo điều kiện phát triển các trường hợp sử dụng hoàn toàn mới, các mô hình kinh doanh, các loại tài sản không khả thi về mặt kinh tế trước đây, và có khả năng cho phép các mô hình tạo ra giá trị hoàn toàn mới

Câu 13 Khái niệm Ví là gì? Trình bày một số chức năng của Ví trong mạng blockchain Phân loại Ví trong mạng blockchain như thế nào?

Khái niệm Ví

Ví là một trong những loại ứng dụng được phát triển mạnh nhất trên trên các mạng blockchain

Nghĩa rộng: ví là ứng dụng với giao diện người dùng chính Ví kiểm soát quyền truy cập vào

token của một cá nhân, quản lý các khóa, địa chỉ, theo dõi số dư, tạo và (xác nhận) các giao dịch

Nghĩa hẹp (thiên về khía cạnh kỹ thuật): ví là thuật ngữ để chỉ cấu trúc dữ liệu dùng để lưu trữ

và quản lý các khóa của người dùng

Một ví blockchain là một phần mềm mà lưu trữ khóa riêng (khóa bí mật), khóa chung (khóa công khai), địa chỉ blockchain, và giao tiếp với mạng blockchain

Phần mềm ví này có thể chạy trên một máy tính hoặc một điện thoại di động (như “Bitcoin Core”,

“Electrum”) hoặc một thiết bị phần cứng chuyên dụng (như “Trezor”, “Ledger”)

Mỗi ví blockchain khi bắt đầu sử dụng sẽ tạo một cặp khóa riêng (khóa bí mật) - khóa chung (khóa công khai)

Trang 16

Chức năng của ví

- Quản lý khóa

Một ví blockchain không lưu trữ bất kì token nào Nó chỉ lưu trữ cặp khóa công khai - khóa riêng được liên kết với địa chỉ blockchain Nó cũng giữ một bản ghi tất cả các giao dịch có liên quan đến các khóa công khai của ví, cùng với một số dữ liệu khác

Có hai loại ví khác nhau:

- Ví có giám sát: Do người dùng làm chủ, cung cấp quyền kiểm soát cá nhân đối với token của một người Các khóa riêng nằm trong sự giám sát duy nhất, có trách nhiệm của người dùng, và các giao dịch được ký trực tiếp từ các thiết bị của người dùng

- Ví không giám sát: Các ví được chủ trì bởi các dịch vụ sàn giao dịch trực tuyến, nơi cung cấp dịch vụ quản lý ví của một người trên máy chủ của họ

Hiện tại, một số loại ví đã cho phép quản lý nhiều loại token, của các mạng blockchain khác nhau (nhờ vào công nghệ cross -chain), song số lượng token và mạng blockchain mà một ví có thể hỗ trợ là có giới hạn

Tuy nhiên, các loại ví phổ biến thường chỉ hỗ trợ một mạng blockchain và số lượng token giới hạn

Các ví tương thích với nhiều loại sổ cái (mạng blockchain) sẽ tốn nhiều chi phí và mất nhiều thời gian để phát triển

- Gửi token (Sending Tokens)

Phân loại ví

Trong thời gian gần đây, có nhiều ví mới với các tính năng ưu việt xuất hiện, khiến cho nhiều ứng dụng ví cũ ít được sử dụng và dần biến mất Nhiều ví tập trung vào những nền tảng hay những mục đích sử dụng cụ thể Một số ví đơn giản, phù hợp với người dùng mới, trong khi một số khác được trang bị đầy đủ những tính năng cho người dùng nâng cao

Dựa theo nền tảng và chức năng của chúng, về cơ bản có thể phân ví thành 2 loại:

Trang 17

ba loại cơ bản:

o Ví trên máy tính

o Ví trên điện thoại di động

o Ví trên Web

- Ví "lạnh" hay ví ngoại tuyến

Là các ví không được kết nối thường xuyên với Internet, sử dụng các phương tiện vật lý để lưu trữ token ngoại tuyến, phù hợp khi cần lưu trữ token dài hạn Ví lạnh gồm hai loại cơ bản là ví phần cứng và ví giấy:

o Ví phần cứng (ví cứng)

o Ví giấy

Câu 14: Hợp đồng thông minh là gì? Trình bày 03 vấn đề của hợp đồng thông minh.

Định nghĩa hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là một phần của phần mềm được xử lý bởi một sổ cái phân tán Nó là một công cụ quản lý việc chính thức hoá và thực hiện các thỏa thuận giữa những người tham gia không đáng tin cậy qua Internet

“Hợp đồng thông minh là một chương trình máy tính an toàn và không thể ngăn cản, đại diện cho một thỏa thuận có thể tự động thực hiện và thực thi”

Một hợp đồng thông minh, về cơ bản, là một chương trình máy tính được viết bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được Ngoài ra, nó bao gồm các thỏa thuận giữa các bên dưới dạng logic kinh doanh

Một đặc điểm cơ bản khác là các hợp đồng thông minh sẽ tự động thực thi và thực hiện theo hướng dẫn đã được mã hóa khi một số điều kiện nhất định đáp ứng Mặc dù các hợp đồng thông minh được đặt tên là thông minh nhưng thực ra, chúng chỉ làm những gì đã được lập trình Chính đặc điểm này của các hợp đồng thông minh đảm bảo rằng chúng tạo ra cùng một đầu ra, mỗi khi chúng được thực hiện

Hơn nữa, chúng an toàn và không thể ngăn chặn, điều đó có nghĩa là các chương trình máy tính này có khả năng chịu lỗi và có thể thực hiện được trong một khoảng thời gian hợp lý (hữu hạn)

Trang 18

Dự án: là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, được thực hiện bởi một tập thể với những

nguồn lực xác định, nhằm đạt những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định Nói cách khác, dự án là một quá trình hoạt động đã xác định rõ mục tiêu cần phải đạt được với những ràng buộc nhất định về thời gian và nguồn lực để đạt mục tiêu đó

Dự án blockchain là một dự án được thực hiện dựa trên công nghệ blockchain, ứng dụng công

nghệ blockchain để giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Sách trắng (cáo bạch, thuật ngữ tiếng Anh gọi là "whitepaper") là một tài liệu thông tin thường được phát hành bởi một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận để quảng bá hoặc làm nổi bật các tính năng của giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty hoặc kế hoạch cung cấp

Sách trắng cũng được sử dụng như một phương pháp trình bày các chính sách và luật pháp của chính phủ và đánh giá phản ứng của công chúng

Các đặc điểm của một dự án blockchain

- Được xây dựng và vận hành trên mạng blockchain

- Sử dụng, vận dụng các kỹ thuật mạng blockchain để thực hiện các hoạt động

- Các hoạt động chủ yếu được thực hiện trên mạng blockchain (có thể có một số diễn ra nên ngoài)

- Sử dụng một hoặc một số token làm phương tiện trao đổi, giao tiếp và thực hiện các hoạt động

- Toàn bộ các hoạt động được tổ chức, thực hiện và kiểm soát trên cơ sở một mô hình hoạt động nhất định gọi là mô hình kinh tế học token

Câu 16 + câu 17: Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về vấn đề, giải pháp

dự án và mô hình kinh doanh, nền tảng phát hành, mô hình kinh tế học, lộ trình phát triển

Vấn đề

Trang 19

19

Một dự án blockchain có thể thu hút được từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn cho đến cả hàng triệu

đô la đầu tư khi dự án mới chỉ xuất hiện trên giấy tờ Chính vì vậy, việc xây dựng bản giới thiệu

dự án là cực kỳ quan trọng Nó sẽ xác định rõ ràng, chính xác vấn đề mà nhóm sáng lập dự án blockchain định giải quyết

Bản giới thiệu dự án cần giải thích cho các nhà đầu tư tiềm năng biết chính xác vị trí dự án, tại sao nó phù hợp với thị trường hiện tại và hãy đảm bảo giải thích dự án là gì, nó bao gồm những phần nào Thêm vào đó, bản giới thiệu dự án cũng nên có mô tả chi tiết về trạng thái hiện tại của

dự án: dữ liệu nguyên mẫu, người dùng đầu tiên (nếu có), chiến lược phát triển và mục tiêu tổng thể

Giải pháp dự án

Phần này chứa thông tin về sản phẩm/dịch vụ của dự án Do đó, cần cố gắng hết sức để làm nổi bật các giải pháp làm cho dự án khác biệt với các giải pháp cạnh tranh Nhà sáng lập dự án cần cung cấp phân tích thị trường hiện tại để các nhà đầu tư tiềm năng chắc chắn rằng: bạn thực sự nghiêm túc với công việc kinh doanh của mình

Giải pháp nên bao gồm một bản phân tích kỹ lưỡng về dự án, bao gồm cả mô tả kỹ thuật chi tiết,

để chỉ ra chính xác cách nó giải quyết vấn đề đã nêu ra Tuy vậy, hầu hết các nhà sáng lập sẽ chỉ

có một phác thảo hoặc nguyên mẫu của dự án mà họ muốn thực hiện Trong trường hợp này, nhóm nên bao gồm càng nhiều dữ liệu nguyên mẫu hoặc mô hình trực quan để giúp các nhà đầu

tư hình dung về dự án

Mô hình kinh doanh

Các loại token như Bitcoin, Bitcoin Cash, Litecoin… chỉ được sử dụng cho mục đích thanh toán,

do đó chúng không cần có một mô hình kinh doanh phức tạp

Tuy nhiên, các ứng dụng phi tập trung (DApp) là những dự án có mục đích cung cấp nhiều hơn các tính năng để giải quyết các vấn đề hay nhu cầu nào đó trong thực tế cuộc sống của người dùng, nên chúng cần có một mô hình kinh doanh được thiết kế cụ thể hơn, không chỉ đơn thuần

là hướng đến việc thanh toán

Do đó, yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh của các dự án loại này chính là vấn đề công nghệ và chiến lược thu hút các nhà lập trình viên chọn nền tảng blockchain của họ để xây dựng các ứng dụng phi tập trung thực sự có chất lượng, có tính ứng dụng thực tiễn cao trên nền tảng đó

Nền tảng phát hành

Trong phần này, nhóm phát triển dự án cần đưa ra phân tích về nền tảng blockchain của mình Phần này phải bao gồm các chi tiết liên quan đến token tiền điện tử của dự án, bao gồm giá trị của

Trang 20

20

chúng, số lượng định sử dụng và nền tảng blockchain mà nhóm định phát hành chúng Phần này cũng nên bao gồm các điều khoản và điều kiện của nhóm hoặc liên kết đến trang web của nhóm

để các nhà đầu tư có thể tìm thấy chúng

Ngoài ra, trong phần này, nhà sáng lập dự án nên có phần giải thích về cách thức lựa chọn nền tảng phát hành cũng như cung cấp thông tin về việc dự án blockchain của mình thuộc lớp blockchain nào Có thể kể đến như:

Tokenomic mô tả các yếu tố kinh tế cơ bản của một dự án blockchain, đóng vai trò quyết định việc thực hiện các hoạt động của dự án, khẳng định giá trị của mã thông báo (token) trong hệ sinh thái thông qua các yếu tố kinh tế/thị trường của nó, bao gồm: cung, cầu, nhu cầu sử dụng, cách thức vận hành, việc lưu trữ và cách thức giao dịch (nơi mua/bán, trao đổi (sàn giao dịch) chung)

Đặc biệt, lộ trình nêu rõ các cột mốc mà các nhà đầu tư có thể quan tâm và thời điểm chúng phải đạt được trong một thời gian rõ ràng Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng biết khi nào họ sẽ sử dụng token mà họ đã mua được hoặc khi nào chúng có khả năng tăng giá trị và mang lại lợi nhuận cho họ

Câu 18: Trình bày các nội dung cơ bản của dự án blockchain về đội ngũ quản lý và cộng đồng Tại sao nói cộng đồng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của dự án blockchain?

Đội ngũ quản lý

Trong phần giới thiệu về các nhà sáng lập (đội ngũ quản lý và phát triển) cần bao gồm hồ sơ của tất cả các thành viên khác nhau trong nhóm Điều này thực sự giúp tăng cả niềm tin và sự quan

Trang 21

21

tâm của nhà đầu tư Thông tin cụ thể về đội ngũ quản lý và phát triển là một phần không thể thiếu của dự án Hình ảnh và tiểu sử ngắn của nhóm phát triển sẽ là một lợi thế lớn trong mắt các nhà đầu tư

Cộng đồng

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một dự án blockchain là sự tích cực của cộng đồng ủng hộ dự án trong dài hạn Không có một cộng đồng đủ "tốt" thì dự án rất khó phát triển

"Tốt" ở đây không chỉ thiên về mặt số lượng mà còn là niềm tin tích cực, sự quan tâm và hỗ trợ

dự án của các thành viên trong cộng đồng Một cộng đồng chất lượng sẽ giúp cho đồng token của

Cộng đồng là 1 trong những khía cạnh quan trọng nhất của dự án blockchain:

- Xác định tâm lý thị trường, nhu cầu xã hội, xu hướng phát triển

- Chấp thuận các giao dịch

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của một dự án blockchain là sự tích cực của cộng đồng ủng hộ dự án trong dài hạn Không có một cộng đồng đủ "tốt" thì dự án rất khó phát triển

"Tốt" ở đây không chỉ thiên về mặt số lượng mà còn là niềm tin tích cực, sự quan tâm và hỗ trợ

dự án của các thành viên trong cộng đồng Một cộng đồng chất lượng sẽ giúp cho đồng token của

dự án có xu hướng phát triển ổn định Các dự án blockchain đang vượt qua ranh giới của hình thức lãnh đạo truyền thống, tạo ra một cấu trúc phẳng và mô hình quản trị mới có nghĩa là sự phát triển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những gì thị trường mong muốn Các dự án thường yêu cầu cộng đồng của họ bỏ phiếu về các quyết định, cho phép họ quyết định cách phát triển trên chuỗi, hoặc quan hệ đối tác hoặc cộng tác tiếp theo nên là gì

Câu 19: Các yếu tố cơ bản khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token là gì? Trình bày

cụ thể về vai trò của tiện ích của token đối với các loại dự án blockchain thuộc lớp hạ tầng, nền tảng (lớp 1, 2) và lớp ứng dụng (lớp 3)

Các yếu tố cơ bản khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token

Mô hình kinh tế học token là tập hợp các yếu tố cơ bản quyết định giá trị của token nói riêng và toàn bộ dự án blockchain nói riêng

Khi thiết kế mô hình kinh tế học của một token, cần có các yếu tố cơ bản sau:

Trang 22

22

- Vai trò và tiện ích của token dự án

- Dòng vận động của token

- Nền tảng phát hành

- Kế hoạch phân bổ token

- Kiểm soát lượng token lưu thông

Vai trò và tiện ích của token đối với các loại dự án blockchain

- Vai trò và tiện ích của token đối với các loại dự án blockchain thuộc lớp 1 và lớp 2:

Khuyến khích người sử dụng tham gia mạng blockchain (incentivizing participants) Với chức năng này, token được sử dụng làm phần thưởng và/hoặc phí trả cho những người tham gia vận hành mạng blockchain, tạo khối và xác nhận giao dịch thông qua cơ chế đồng thuận của nền tảng blockchain đó

Khuyến khích phát triển nền tảng (developing on platform) Trong trường hợp này, token được

sử dụng như một công cụ chiến lược, hỗ trợ và thu hút các nhà lập trình hoàn thiện, phát triển các chức năng, cung cấp giải pháp về cơ sở hạ tầng để xây dựng và vận hành các ứng dụng hoạt động trên nền tảng blockchain có giá trị thực tiễn

- Vai trò và tiện ích của token đối với các loại dự án blockchain thuộc lớp 3:

Giá trị nội tại (intrinsic value): giá trị mà token có được từ độ tin cậy và tính tiện ích của nó Giá trị đầu cơ (speculative value): giá trị mà token có được từ các nhà giao dịch đầu cơ, những người có kỳ vọng vào giá của chúng sẽ giao động trong tương lai gần

Câu 20: Kế hoạch phân bổ token (Token Allocation) và Phân phối token (Token distribution) là gì? Có mấy cách phân phối token?

Kế hoạch phân bổ token

Một yếu tố quan trọng khác trong mô hình kinh tế học là kế hoạch chi tiết phân bổ token của dự

án Thông tin đầu tiên cần lưu ý là tổng lượng cung token và số lượng lưu hành dự kiến (lượng cung thực tế trên thị trường) ở từng giai đoạn phát triển

Ngoài ra, cần lưu ý tới:

- Thời gian khóa giam và mở trả (lock & unlock) token

- Số lượng và giá bán token

- Các giai đoạn trả token (vestting) hay còn gọi là lịch trả token (token release schedule)

Có 2 cách phân phối token của một dự án đến tay người dùng:

- thông qua các đợt mở bán token ra công chúng (ICO/IEO/IDO)

- Airdrop (một hình thức cho tặng token)

Trang 23

Câu 21: Vẽ sơ đồ và so sánh hai hình thái xã hội tập trung và xã hội phi tập trung Vẽ sơ đồ

và trình bày cơ sở và nền tảng hạ tầng của xã hội phi tập trung

Sơ đồ và so sánh hai hình thái xã hội tập trung và xã hội phi tập trung

- So sánh

Xã hội tập trung hóa (centralized society), chính là xã hội hiện tại, cũng có nhiều vấn đề của nó

Khi mọi quyền lực/quyền kiểm soát; thông tin, và của cải đều tập trung và bị chi phối bởi của các

tổ chức/cá nhân đứng đầu các ngành, lĩnh vực

Xã hội phi tập trung hóa (decentralized), còn gọi là phân cấp/phân quyền, phân tán, hiểu cách

chung nhất đó là sự phân chia, chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm đối với các chức năng công

từ một chủ thể/đối tượng trung tâm sang nhiều chủ thể/đối tượng trung gian

Sơ đồ và trình bày cơ sở và nền tảng hạ tầng của xã hội phi tập trung

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w