- Từ những lý do trên em quyết định chọn đề chọn đề tài: khảo sát địa hình và thành lập bản đồ địa hình “SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử”.. V
Trang 1Phần I : MỞ ĐẦU
- Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, đất đai còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của đất nước Ở Việt nam những vấn
đề về đất đai và quản lý đất đai đã được đưa vào Hiến pháp và hệ thống pháp luật Ngành Địa chính có chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước về đất đai và
đo đạc bản đồ, trong đo đạc để thành lập bản đồ thì có hai loại là đo đạc địa chính và đo đạc địa hình
- Trong thời đại ngày nay việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất là một yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động của con người và góp phần tự động hoá quá trình sản xuất Ngày nay, công nghệ điện tử đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực nghành trắc địa nói riêng Trong Trắc Địa các ứng dụng của công nghệ điện tử cũng đang được sử dụng rộng rãi trong cả công tác ngoại nghiệp lẫn nội nghiệp bằng cách thay thế dần các công cụ đo vẽ cũ bằng các thiết bị mới với công nghệ tiên tiến như: các máy toàn đạc điện tử độ chính xác cao, máy vi tính và các phần mềm tiện ích, công nghệ GPS v.v Các máy móc và phần mềm tiện ích đó đã và đang dần dần thay thế các loại máy quang học cũ và các phương pháp đo đạc cổ truyền với độ chính xác không cao mà năng suất lao động thấp Đặc biệt là sử dụng mới toàn đạc điện tử thay thế cho các máy đo đạc cũ đã giúp ích rất nhiều trong
đo đạc Việc sử dụng máy toàn đạc điện tử sẽ giúp cho việc đo đạc nhanh hơn
và chính xác hơn, ngoài ra máy toàn đặc có nhiều chức năng khác với máy đo đạc thông thường nên giúp ích nhiều cho đo đạc Bây giờ việc sử dụng máy toàn đạc điện tử được sự dụng rất nhiều và ứng dụng rộng rãi tại các cơ quan nhà nước hoặc công ty đo đạc
- Thực chất của việc đo vẽ bản đồ địa hình là xác định vị trí tương quan của các đối tượng đo vẽ ( các đặc điểm đặc trưng của địa hình, địa vật) trên thực địa và dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng tờ giấy theo một tờ giấy nào đó Như vậy khi đo vẽ bản đồ địa hình cần phải dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và khống chế độ cao nhà nước để tăng dày mật
độ khống chế bằng cách xây dựng lưới đo vẽ
- Khảo sát công trình nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
sự cần thiết đầu tư công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể, quy mô công trình, đề xuất các giải pháp thiết kế, xác định tổng mức đầu tư và
Trang 2đánh giá hiệu quả đầu tư về tài chính, kinh tế và xã hội của dự án Khảo sát để lập Thiết kế kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện các phương án kỹ thuật và được tiến hành trên cơ sở các phương án trong dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt
- Từ những lý do trên em quyết định chọn đề chọn đề tài: khảo sát địa hình và thành lập bản đồ địa hình “SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được vị trí địa lý sở giáo dục và đào tạo đồng tháp để sau đó khảo sát địa hình sở giáo dục và đào tạo đồng tháp
- So sánh sự khác nhau giữa việc sử dụng máy toàn đạc điện tử với các máy đo đạc khác Và biết cách sử dụng máy toàn đạc điện tử trong đo đạc, trút
số liệu từ máy sang AutoCAD để thành lập bản đồ
- Ngoài ra, từ đề tài này (khảo địa hình và thành lập bản đồ địa hình “SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử”) chúng ta biết được phương pháp và cách thức trong đo đạc ra sao
- Cuối cùng là thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500
3 Phương pháp nghiên cứu
- khảo sát thực tế hiện trạng địa hình sở giáo dục và đào tạo đồng tháp Sau đó, thành lập các cột mốc đo vẽ và các cột mốc quốc gia (còn gọi là lưới khống chế đo vẽ và lưới khống chế quốc gia)
- Sưu tầm, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến cách sử dụng máy toàn toàn đạc điện tử (máy toàn đạc điện tử Topcon GTS – 230N) + Tìm kiếm tài liệu có liên quan trên hệ thống mạng Internet, đọc, tổng hợp và phân loại tài liệu
+ Tham khảo thêm một số sách báo, tạp chí…
- Tìm hiểu hai phần mềm: Transit và T_Com để ứng dụng vào trút số liệu
từ máy toàn đạc sang AutoCAD
- Sau khi đo chi tiết xong thì tiến hành trút số liệu số liệu và sử dụng AutoCAD để thành lập bản đồ địa hình SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
4 Đối tượng nghiên cứu
- Vị trí, địa lý, đặc điểm tự nhiên của khu vực khảo sát (SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP)
- Khảo sát đặc điểm, quy môn, tính chất của công trình (SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP)
Trang 3- Máy toàn đạc điện tử Topcon GGS – 230N
- Phần mềm trút số liệu Transit và T_Com
- Phần mềm vẽ AutoCAD
5 Phạm quy nghiên cứu
- Phạm quy: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP ( 06 Võ Trường Toản, phường 1, Thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp)
- Thời gian :
- Khía cạnh nghiên cứu: khảo sát và thành lập bản đồ địa hình SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP từ số liệu đo được của máy toàn đạc điện tử
6 Phương pháp nghiên cứu
a Các loại phương pháp nghiên cứu
a.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Tham khảo các tài liệu như các bài giảng, luận văn tốt nghiệp về thành lập bản đồ địa hình từ số liệu đo đạc của máy toàn đạc điện tử và phương pháp thành lập
a.2 Phương pháp logic
- Được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu, chi phối đến việc lựa chọn nội dung, kết cấu tổng thể cũng như xử lý từng vấn đề cụ thể của đối tượng nghiên cứu, nhằm tạo cơ sở khách quan thể hiện bản chất, hiện tượng
và các quy luật của một hoạt động tất yếu phải có trong quá trình phát triển của một đất nước
a.3 Phương pháp khảo sát thực địa
- Dùng để thu thập thông tin ban đầu về đối tượng nghiên cứu bằng tiếp xúc trực tiếp và ghi lại trực tiếp toàn bộ các thông tin đặc trưng của đối tượng
có giá trị về phương diện thực hiện mục tiêu nghiên cứu Tiến hành khảo sát thực địa nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác của đề tài đồng thời giúp đề tài có tính cơ sở thực tiễn cao
- Ngoài ra, còn thu nhập tài liệu trên Internet, tivi, báo chí…
b Công tác ngoai nghiệp
- Khảo sát thực địa sơ bộ, thu thập và phân tích những tài liệu về địa hình, địa vật đã có ở khu vực khảo sát
- Lập các điểm lưới khống mặt bằng (khống chế đo vẽ)
- Dẫn cao độ lên các điểm khống chế, khống chế xung quanh công trình
- Đo vẽ chi tiết thực địa bằng phương pháp đo vẽ toàn đạc
- Đi thực địa tu chỉnh bản vẽ
c Công tác nội nghiệp
Trang 4- Trúc số liệu đo bình đồ từ máy Toàn Đạc điện tử vào máy tính dưới dạng file Access
- Xuất dữ liệu tính toán và bình sai lưới tọa độ, độ cao bằng Excel
- Chạy chương trình vẽ bình đồ bằng phần mềm “TRANSIT”
- Vẽ bản bình đồ hiện trạng tỉ lệ : 1/500 bằng AUTOCAD 2004
- Lập báo cáo khảo sát, dự toán
7 Lịch sử nghiên cứu
Một số đề tài nghiên cứu khảo sát địa hình, sử dụng máy toàn đạc điện tử
để đo và thành lập bản đồ địa hình:
- Đo vẽ thành lập bản đồ số địa hình bằng phương pháp toàn đạc của Lê Thanh Hòa trường đại học cần thơ ( bài báo cáo tốt nghiệp) Đề tài này chủ yếu giới thiệu máy toàn đạc điện tử, cách thức đo đạc, xử lý số liệu như đề tài chưa nói gì đến bản đồ địa hình, tại sao thành lập bản đồ địa hình, khu vực thành lập bản đồ quá rộng
- ứng dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ trên cơ sở dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử của Nguyễn văn Trường trường đại học Mỏ -Địa chất Mục đích của đề tài là nghiên cứu tìm hiểu khuôn dạng dữ liệu đo của một số máy toàn đạc điện tử đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế tại Việt Nam của các hãng sản xuất như: Lei ca, Nikon, Sokki…và một số phần mềm đồ họa như Autocad, Microstation để từ đó thành lập modul xử lý file số liệu ứng dụng cho công tác thành lập bản đồ địa hình
- Từ những mặt đã làm được và chưa làm được của các đề tài trên rút ra các bài học quý báo để hoàn thành bài báo cáo của mình hoàn thiệt và tốt nhất
8 Giả thuyết khoa học
- Các quy trình đo đạc được nêu ra rất cụ thể, cùng với cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Sau đó là cách sử lý số liệu đo để thành lập bản đồ địa hình
Trang 5Phần II: Nội Dung
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần xây dựng vinaconex 27 1.1 thông tin sơ lược về công ty cổ phần xây dựng vinaconex 27
1.2 Bộ máy hoạt động
1.3 cơ sở vật chất và cơ cấu vốn
1.3.1 Cơ sở vật chất
1.3.2 Cơ cấu vốn
1.4 nhân lực
1.5 Quy mô hoạt động
Chương 2: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, tổng quan về bản đồ địa hình và công tác thành lập bản đồ địa hình
2.1 Cơ sở lập báo cáo kết quả khảo sát địa hình
2.2 Bản đồ địa hình
2.3 Nội dung của tờ bản đồ địa hình
2.3.1 Điểm khống chế trắc địa
2.3.2 Địa vật
2.3.2.1 Địa vật định hướng
2.3.2.2 Các điểm dân cư
2.3.2.3 Thủy hệ và công trình phụ thuộc
2.3.2.4 Mạng lưới giao thông
2.3.2.5 Lớp phủ thực vật
2.3.2 6 Ranh giới phân chia hành chính – chính trị
2.3.3 Dáng đất
2.4 Bản đồ số địa hình
2.4.1 Khái niệm chung
2.4.2 Những đặc điểm cơ bản của bản đồ số địa hình
2.4.3 Các đối tượng của bản đồ số
2.5 Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
2.5.1 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp
2.5.1.1 Phương pháp toàn đạc kinh vĩ
2.5.1.2 Phương pháp toàn đạc điện tử
2.5.2 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp chụp ảnh
2.5.3 Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên tập trên cơ sở các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn
2.5.4Quy trình thành lập bản đồ số địa hình
2.5.4.1 Thu thập tư liệu trắc địa
Trang 62.5.4.2 Xây dựng lưới khống chế mặt phẳng và độ cao
2.5.4.3 Đo vẽ chi tiết
2.5.4.4 Thu thập số liệu
2.5.4.5 Xử lý số liệu
2.5.4.6 In, kiểm tra, đối soát và bổ sung thực địa
2.5.4.7 Biên tập và hoàn thiện bản đồ
2.5.4.8 Giao nộp sản phẩm
Chương 3: Khảo sát địa hình và thành lập bản đồ địa hình “SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP” từ dữ liệu đo của máy toàn đạc điện tử”
3.1 Quy mô và tính chất của công trình
3.2 vị trí địa lý và đặc điểm của công trình
3.2.1 Vị trí địa lý
3.2.2 Đặc điểm khu đo
3.3 Giới thiệu về máy toàn đạc điện tử Topcon GTS – 230N
3.3.1 Giới thiệu sơ bộ về máy toàn điện tử Topcon GTS – 230N
3.3.2 So sánh sự khác nhau giữ máy toàn đạc điện tử với các loại máy kinh vĩ và thủy bình
3.4 phương pháp khảo sát
3.4.1 khống chế mặt bằng và độ cao
3.4.2 Đo vẽ chi tiết
3.5 xử lý số liệu đo và thành lập bản đồ “SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP”
Phần III: kết luận và kiến nghị