1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh methods to practice english phonetics for 7th grade students

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNGPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đơn vị công tác: Trường THCS Vạn Thiện

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THCS Trung học cơ sởGVCN Giáo viên chủ nhiệmGVBM Giáo viên bộ môn

Trang 4

I PHẦN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng căn dặn: “Có tài mà khôngcó đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó" Mộtcon người muốn làm chủ được cuộc đời, góp ích cho xã hội thì bản thân phải cóđủ cả “đức” lẫn “tài” Để làm được điều đó con người phải được giáo dục mộtcách toàn diện Vì vậy Đảng và nhà nước luôn đặt sự ưu tiên hàng đầu cho pháttriển giáo dục Để đáp ứng những yêu cầu đó, Bộ giáo dục luôn đề ra những chủtrương góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Trong đó,chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đề ra một số mục tiêu và yêu cầu vềhình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết Trong những mục tiêu trên, việc hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự học làvô cùng quan trọng Để đạt được những mục tiêu của chương trình giáo dục phổthông 2018 đòi hỏi người giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêngphải có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục,có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy vớihọc sinh.

Là một GVCN, tôi luôn mong muốn học trò của mình là những con ngoan,trò giỏi, “tài” “đức” vẹn toàn, có niềm say mê khám phá tri thức để sau này lớnlên các em sẽ tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những ngườicông dân có ích cho xã hội Vì thế bản thân tôi luôn cố gắng tìm ra những biệnpháp phù hợp để học sinh phát triển một cách toàn diện Bên cạnh nhiệm vụ giáodục đạo đức, tôi luôn quan tâm tới việc giúp các em có nâng cao kết quả học tập.Đặc biệt định hướng cho học sinh cách tiếp cận chương trình mới nhằm giúp cácem phát triển phẩm chất và năng lực Góp phần đáp ứng những yêu cầu đổi mới

của xã hội hiện nay Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu đề tài “Nâng cao phong

trào tự giác, tích cực học tập cho học sinh lớp 7A Trường THCS VạnThiện”

2 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu: “Nâng cao phong trào tự giác , tích cực học tập

cho học sinh lớp 7A Trường THCS Vạn Thiện” nhằm giúp học sinh có

phương pháp học tập tốt, chủ động, tích cực trong việc học trên lớp và ở nhànhằm phát huy năng lực của bản thân học sinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Trang 5

Tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng cho các em học sinh lớp 7A mà tôiđược phân công làm giáo viên chủ nhiệm tại trường THCS Vạn Thiện năm hoc2023 – 2024.

b Phạm vi nghiện cứu

 Từ tháng 9 năm 2023 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Tuyên truyền, thuyết phục làm thay đổi nhận thức của học sinh về mục tiêu

1 Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Thông tư số 32/2018/TT - BGDĐT ngày 26/12/20218 về chương trìnhgiáo dục phổ thông tổng thể 2018 được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành đã nêura mục tiêu và yêu cầu cụ thể: “Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúphọc sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết , ý thức và nhâncách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời” Một trong nhữngmục tiêu quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là hình thànhcho học sinh tính tự giác và tích cực trong học tập.

“Tự giác” là tự mình thực hiện một việc mà không cần ai nhắc nhở, đốcthúc.

“Tích cực” là chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến đổi theo hướngphát triển.

“Xây dựng phong trào học tập tự giác, tích cực” là tạo ra động lực học tậpvà thúc đẩy học sinh chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tậpmà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo”.

Xây dựng phong trào học tập tự giác, tích cực cho học sinh lớp chủ nhiệmthành công là giúp cho học sinh có mục đích và động cơ học tập đúng đắn tựgiác Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài tậpđầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm, …).Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập Luôn tự giác học tập mà khôngcần sự nhắc nhở của thầy cô, bạn bè và bố mẹ

Một trong những chức năng cơ bản của người GVCN là chức năng quảnlí, giáo dục học sinh và tập thể học sinh Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm củamình thì người giáo viên phải quan tâm gần gũi với học sinh, và noi theo.

Trang 6

GVCN phải thường xuyên áp dụng những biện pháp mới phù hợp để địnhhướng cho học sinh nâng cao ý thức tự giác, tích cực học tập một cách hiệuquả

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mớiphương pháp dạy học nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn vàcó những đòi hỏi cao hơn

Trong năm học 2022- 2023 tại trường THCS Vạn Thiện tôi được phâncông chủ nhiệm lớp 6A và năm học 2023 - 2024 tôi tiếp tục được phân côngchủ nhiệm lớp 7A với sĩ số 34 học sinh với 25 học sinh nam và 9 nữ Ngay từbuổi đầu tôi đã làm quen, gần gũi và tiếp xúc với học sinh để tìm hiểu hoàncảnh gia đình của từng em Với đặc điểm địa bàn ở vùng nông thôn, điều kiệnkinh tế các gia đình còn nhiều khó khăn nên nhiều em chưa thực sự nhận đượcsự quan tâm từ bố mẹ

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát, đề ra kế hoạchcụ thể cho từng tháng trong suốt năm học Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáoviên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội và giáo viên bộ môn trong côngtác quản lý và giáo dục học sinh Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp, luônnhiệt tình, trách nhiệm, quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt, luôn yêuthương các em và có sự đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp Trênnhững thành công đã thu được từ năm học 2022 - 2023, năm học 2023 – 2024,tôi tiếp tục áp dụng những kết quả thu được để phát triển tập thể lớp chủ nhiệmtự giác, tích cực trong học tập, hình thành phong trào thi đua học tập giữa các

em học sinh

Để tìm hiểu ý thức học tập của các em, tôi đã tiến hành khảo sát (Phụ lục

1) và thu được kết quả như sau:

KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý THỨC TỰ GIÁC, TÍCH CỰC CỦA HỌCSINH LỚP 7A ĐẦU NĂM HỌC 2023 – 2024

Thái độ học tập

Tổngsố học

Tiêu chíThường

Khôngbao giờ(SL)

Tự giác học và làm bài tập tại

Học và chuẩn bị bài trước khi

Trang 7

Ghi chép bài đầy đủ 34 18 11 5

Tham gia các hoạt động học

Qua theo dõi và kết quả khảo sát, tôi nhận thấy có nhiều em chưa chăm

học, thường xuyên quên đồ dùng, soạn sách vở không đúng thời khóa biểu Việc

học bài tại nhà của các em chưa nghiêm túc, nhiều học sinh không làm bài tậpvề nhà đầy đủ, không học bài cũ, không soạn bài, không tìm hiểu bài mới Ở nhàcác em thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để xem các trang mạng,lướt face book, zalo, chơi tiktok, chơi game Đặc biệt các em không tham giahọc nhóm Trên lớp các em không chú ý bài, không ghi chép bài đầy đủ, một sốem còn làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học, ngủ gật Trong các tiếthọc trên lớp, học sinh chưa tích cực phát biểu xây dựng bài Đặc biệt khi GVBMtổ chức các hoạt động học tập, một số em chưa tích cực tham gia và có tư tưởngỷ lại vào bạn bè Vì vậy kết quả học tập của các em chưa cao

KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN LỚP 6A CUỐI NĂM HỌC 2022 – 2023

* Nguyên nhân

Lứa tuổi học sinh ở bậc THCS là giai đoạn trung gian chuyển dần từ lứatuổi thiếu niên sang lứa tuổi thanh niên Tâm lí của học sinh phải trải qua nhiềutrạng thái phức tạp Ở lứa tuổi này đa số học sinh vẫn ham chơi chưa có nhậnthức đúng đắn về vai trò của việc học cũng như trách nhiệm của bản thân vớitương lai của chính mình, với gia đình và xã hội.

Trang 8

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội xuấthiện tràn lan có sức hút lớn với lứa tuổi học sinh Các em bị cuốn vào “Thếgiới ảo”, các trò chơi điện tử mà quên đi nhiệm vụ chính là học tập

Nhiều phụ huynh chưa quan tâm tới việc học của các em Bên cạnh đónhiều gia đình cho con em sử dụng điện thoại sớm mà chưa có sự giám sát chặtchẽ.

3 Các giải pháp giải quyết vấn đề

Để xây dựng một tập thể lớp gắn kết và tiến bộ, GVCN xây dựng phongtrào học tập cho cả lớp, không để một học sinh nào đứng ngoài phong trào ấy.Mục đích của việc xây dựng phong trào học tập tự giác, tích cực cho học sinhlớp chủ nhiệm là khơi dậy ngọn lửa đam mê học tập của mỗi học sinh, giúp cácem biết đặt ra mục tiêu trong học tập

3.1 Biện pháp 1: Tuyên truyền, thuyết phục làm thay đổi nhận thức củahọc sinh về mục tiêu học tập

* Mục tiêu

Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng phong trào học tập cho lớp, giáo viên

chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch hình thành và rèn luyện ý thức học tập chohọc sinh thường xuyên và lâu dài

* Cách thức tiến hành

Thường xuyên tâm sự, trao đổi với học sinh bằng nhiều hình thức, vàonhững thời điểm thích hợp như: 15 phút truy bài, giờ ra chơi, tại nhà học sinh… để giúp các em nhận ra vai trò quan trọng của việc học Chỉ khi học sinh nhậnthức được học để làm gì khi đó các em sẽ học tập một cách tự giác và hiệu quả.Không chỉ vậy, GVCN còn cần giáo dục để học sinh nhận ra trách nhiệm củabản thân với tương lai của chính mình, với gia đình và xã hội

Vào những tuần đầu tiên của năm học, trong tiết sinh hoạt lớp, GVCN tổchức cho học sinh chơi trò chơi, học sinh viết những ước mơ của mình trongtương lai và những biện pháp để hiện thực hóa ước mơ của mình ra giấy và gấpthành những chiếc máy bay ,không ghi tên của mình (khoảng 5 phút) Hết thờigian, GVCN sẽ cho cả lớp đứng dậy và cùng phi máy bay của mình quanh lớp.Sau đó mỗi bạn sẽ nhặt một chiếc máy bay và đọc ước mơ được ghi trong đó GVCN giao nhiệm vụ cho mỗi tổ tìm hiểu một tấm gương về sự tự giác tronghọc tập Mỗi tuần một tổ sẽ lên thuyết trình trong tiết sinh hoạt Sau khi nhậnnhiệm vụ được GVCN giao, các thành viên trong tổ cùng thảo luận để chọn ramột bạn đại diện thuyết trình trong giờ sinh hoạt Sau đó tổ chức cho học sinhthảo luận để hiểu vai trò của việc học và ý nghĩa của tinh thần tự giác, tích cựctrong học tập và cuộc sống

Trang 9

* Kết quả

Từ sự gần gũi, thường xuyên chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm, đã thay đổinhận thức của học sinh Đa số học sinh trong lớp đã đã nhận ra vai trò quantrọng của việc học Các em hiểu hiểu rằng học không chỉ đơn thuần để có kiếnthức mà còn giúp các em có thể thay đổi cuộc đời, trở thành một người có ích,góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp Từ đó các em đã tự nâng caoý thức tự giác, tích cực học tập và điều chỉnh phương pháp học phù hợp để đạthiệu quả

.3.2 Biện pháp 2 Xây dựng “Lớp học hạnh phúc”* Mục tiêu

“Lớp học hạnh phúc” là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốnđến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ.

Thực tế cho thấy, những học sinh có tâm thế thoải mái khi đến lớp, yêuthích được đến lớp hầu như là các em học khá, giỏi Có được tâm thế thoải máicác em sẽ tiếp thu bài một cách hiệu quả, luôn tích cực tham gia các hoạt độnghọc tập, hiểu được bài học và vận dụng làm bài tập luôn đạt điểm cao Còn lạimột số học sinh có học lực trung bình và yếu, việc đến trường chỉ là một“nghĩa vụ” để “thỏa lòng cha mẹ” Các em không tìm được niềm vui trong họctập, mỗi ngày các em đến lớp đều với tâm thế gượng ép nên những học sinh đóluôn thiếu tinh thần tự giác trong học tập Bên cạnh đó cũng có những em tiếpthu kiến thức nhanh, học lực khá nhưng trong các tiết học lại “ngại” giơ tayphát biểu bài Dần dần sự tích cực trong học tập của các em biến mất đi Vì vậyGVCN cần xây dựng “Lớp học hạnh phúc” để xây dựng và khích lệ tinh thầntự giác, tích cực trong mỗi học sinh, tạo cho các em niềm yêu thích có tâm thếthoải mái khi đến lớp, mỗi ngày đến lớp phải thực sự là “một ngày vui”

* Cách thức tiến hành

GVCN xây dựng tình cảm thân thiện giữa cô – trò

GVCN coi học sinh là những đứa con thân yêu của mình GVCN phải thực sựyêu thương quan tâm tới học sinh Tôi luôn nghĩ rằng GVCN không chỉ làngười thầy mà còn là người mẹ, người bạn của các em GVCN phải luôn quantâm, hỏi han học sinh của mình Với những em chưa có ý thức học, thườngxuyên bị điểm kém tôi đã đến thăm nhà để tạo sự gần gũi, thân thiện, thể hiện sựquan tâm, động viên các em thay đổi

GVCN luôn gần gũi với các em GVCN nên coi mình như một người bạnthường xuyên ở bên cạnh, dõi theo các em, sẵn sàng chia sẻ mọi niềm vui, nỗibuồn, là người mà các em tin tưởng để có thể sẵn sàng “trút bầu tâm sự” Ngườithầy, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm có một vị trí rất lớn trong lòng học sinh Chính

Trang 10

họ tạo ra nguồn cảm hứng để học sinh có yêu thích đến trường hay không Hiểuđược điều đó, ngay từ khi nhận công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn gần gũi, tròchuyện, tâm sự với các em để có những hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, đặc điểmtâm sinh lý, sở trường của từng em

GVCN hãy đặt mình vào vị trí của các em để hiểu và cảm thông với các em.Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho học sinh được nói ra cảm xúc của các em.Khi bản thân được ghi nhận, được động viên kịp thời khi thành công cũng nhưkhi thất bại thì các em sẽ không cảm thấy đơn độc trong lớp của mình Từ đó,các em sẽ trở nên tự tin, hòa đồng hơn có thêm được nguồn động lực để cố gắngphấn đấu trong học tập.

GVCN luôn “đặt niềm tin” vào các em để các em thấy rằng: Thầy, cô tin

luôn tưởng ở mình GVCN phải thường xuyên động viên, khích lệ các em tự tinphát huy khả năng của bản thân, nhất là đối với những em nhút nhát, thiếu tự tin GVCN phải luôn là người đồng hành cùng các em trong mọi hoạt động.GVCN phải thường xuyên có mặt trên lớp để đôn đốc nhắc nhở, theo dõi quátrình học của học sinh qua giáo viên bộ môn, các em học sinh trong lớp, qua liênlạc với phụ huynh và qua phiếu tự đánh giá của học sinh Trong các hoạt độngphong trào của nhà trường, của Đội như văn nghệ, thể dục thể thao, … GVCNcũng nên tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm Sự có mặt của thầy cô sẽ tạo ranguồn động viên thiết thực cho học sinh, giúp các em hoạt động tích cực hơn,tránh những xung đột, bất hòa ở lứa tuổi mới lớn Trước những tình huống éo le,bất thường, thầy cô phải kịp thời có phương án giải quyết minh bạch, hợp lý,hợp tình để tạo niềm tin cho học sinh.

Bên cạnh việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cô – trò việc xây dựngmối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa các học sinh trong lớp sẽ giúp các em cảmnhận được sự thoải mái, yêu thích khi đến lớp Thực tế cho thấy ngoài những emhọc sinh tự tin, mạnh dạn thể hiện bản thân trong việc học tập tích cực vẫn cónhiều học sinh rụt rè, ngại phát biểu trong các tiết học Nguyên nhân là vì cácem xấu hổ trước các bạn trong lớp Có những học sinh chơi theo nhóm dẫn đếntập thể học sinh trong lớp bị chia rẽ Chính vì vậy, GVCN cần phải quan tâm tớiviệc xây dựng tình bạn thân thiết giữa các em học sinh trong lớp mình để gópphần nâng cao ý thức đoàn kết, đặc biệt học sinh hòa đồng, biết giúp đỡ nhautrong học tập Xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa các em học sinh trong lớp vớinhau để các em thực sự coi bạn bè như là anh em trong gia đình hạnh phúc Từđó các em sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra những ý kiến xây dựng bài hay trongcác hoạt động nhóm.

Trang 11

GVCN giao nhiệm vụ cho mỗi học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh, tính cách,những mong muốn của một người bạn trong lớp Nhờ đó các em có thể hiểu vềtính tình, sở thích, về hoàn cảnh của nhau để có thể đồng cảm, sẻ chia với nhữngbạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

GVCN khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể để các emđược vui chơi, được trải nghiệm để các em thêm gần gũi, học hỏi lẫn nhau Từđó các em sẽ có sự gắn kết và chủ động giúp đỡ nhau trong học tập Các hoạtđộng vui chơi, gắn kết cùng học sinh cũng là cơ hội để GVCN phát hiện ranhững tồn tại, hạn chế của từng em, phát hiện và giải quyết kịp thời những mâuthuẫn ở các em Chính việc xây dựng môi trường học tập hạnh phúc đã giải tỏaáp lực nặng nề của học sinh khi đến trường, tạo tâm lý thoải mái để các em họctập và khẳng định mình tốt hơn Khi nhà trường, Liên Đội tổ chức các hoạt độngvăn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để chào mừng các ngày lễ lớn, GVCN động

viên học sinh tham gia

* Kết quả

Nhờ việc gần gũi, quan tâm, thân thiện với học sinh, nhờ tình yêu thươngchân thành với các em mà tình cảm cô trò gắn kết như tình cảm mẹ con, nhữngem nhút nhát rụt rè đã tự tin, mạnh dạn hơn Các em đã ham thích được đếntrường để được thầy cô yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ Lớp 7A đã trở thànhtập thể xuất sắc trong các hoạt động của nhà trường Đặc biệt trong học tập cácem đã được các thầy cô bộ môn đánh giá cao về ý thức tự giác, tích cực

Nhờ những hoạt gắn kết giữa các thành viên trong lớp, các em đã biết yêuthương, quan tâm, chia sẻ với nhau như anh em ruột thịt trong gia đình Các emđã biết chủ động giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống Lớp học đã thực sự trởthành một ngôi nhà thứ hai của các em Mỗi ngày đến lớp, các em đều có một tâmthế vui tươi để khám phá tri thức, tự tin khẳng định mình qua các giờ học sôi nổivà tràn ngập niềm vui.

3.3 Biện pháp 3: Sử dụng hình thức giáo dục tích cựca Tuyên dương, khen thưởng

* Mục tiêu

Trong công tác chủ nhiệm, tuyên dương, khen thưởng học sinh là mộttrong những hoạt động vô cùng quan trọng Bởi học sinh vẫn thích được khen,nếu hôm nay làm tốt điều gì, điều gì được khen thì ngày mai các em sẽ làm đượctốt hơn Nắm được tâm sinh lý đó nên với những cá nhân có tiến bộ, GVCN sẽtuyên dương kịp thời để động viên khích lệ tạo động lực cho các em tiếp tụcphát huy kết quả đã đạt được

* Cách thức tiến hành

Trang 12

Để khích lệ phong trào học tập tự giác, tích cực trong lớp chủ nhiệm, tôi đãthực hiện tuyên dương, khen thưởng thường xuyên và tuyên dương, khen thưởngđịnh kì.

Tuyên dương, khen thưởng thường xuyên: Với những em được thầy cô bộmôn, bố mẹ nhận xét có sự tiến bộ trong ý thức tự giác, tích cực học tập tại nhàvà trên lớp, đạt kết quả học tập tốt, kết quả khảo sát có tiến bộ, cặp đôi, nhómnào hoạt động nhóm hiệu quả, sẽ được tuyên dương kịp thời để tạo động lực họctập trong các em

Ngoài việc tuyên dương, khen thưởng thường xuyên, tôi đã thực hiện hoạtđộng tuyên dương khen thưởng định kì cho học sinh lớp chủ nhiệm qua việc xâydựng phong trào thi đua học tập hàng tuần cho học sinh lớp mình Tôi coi đó lànhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và cốt lõi Ngay từ đầu năm học, tôi đã phátđộng một số phong trào thi đua học tốt Đặc biệt, trong giờ sinh hoạt hàng tuần,tôi đã tổ chức khen thưởng cho những cá nhân có thành tích học tập cao nhất

thông qua cuộc thi “Ngôi sao sáng nhất” Tôi đã lập ra tiêu chí thi đua rõ ràng

để tất cả các học sinh trong lớp cùng tham gia và thống nhất quyết tâm thực hiệncuộc thi sôi nổi, hiệu quả.

Thể lệ cuộc thi:

- Thời gian thi: 1 tuần

- Tiêu chí thi đua: Cá nhân học sinh nào đạt nhiều điểm tốt nhất sẽ giànhđược ngôi sao sáng nhất, được tuyên dương, nhận thưởng trước lớp Kết quả củacuộc thi sẽ là một trong những tiêu chí để xếp loại hạnh kiểm của các em.

Cách thực hiện:

Tổ trưởng theo dõi và tổng hợp số điểm tốt của các thành viên trong tổ saukhi các bạn báo cáo Dựa vào kết quả kiểm tra bài tập và số điểm tốt, ý thức khilàm bài kiểm tra của các thành viên trong tổ để tính tổng số sao mà các bạn đạtđược trong tuần Tuần đầu tiên tính số sao đạt được từ thứ 2 tuần này đến hếtthứ 6, tuần tiếp theo tính từ thứ 7 đến hết thứ 6 tuần sau Sau đó, lớp trưởngtổng hợp số sao của các bạn trong lớp để tìm ra ngôi sao sáng nhất Trong tiếtsinh hoạt lớp, GVCN sẽ tuyên dương và trao thưởng cho những em giành đượcngôi sao sáng nhất.

Lưu ý: Trường hợp học sinh học yếu chỉ cần làm được 70% bài tập được tính

là làm đủ bài, nếu những trường hợp này làm đủ bài và được thầy cô bộ mônkhen tiến bộ thì được nhân gấp đôi số sao đạt được.

Trang 13

Làm bài tậpđầy đủ 1môn/buổi

Mỗi điểm tốt Không làm bài tập1 môn/buổi

Quay cóptrong giờkiểm tra

Cách tính điểm:

Tổng sao = tổng số sao được cộng – Tổng số sao bị trừ

Học sinh dành nhiều sao nhất nhận thưởng

* Kết quả: Bằng những hình thức tuyên dương, khen thưởng thường xuyên và

định kì đối với những học sinh và nhóm đạt nhiều điểm tốt, tiến bộ trong học tậpđã tạo được phong trào thi đua học tập sôi nổi trong lớp Mỗi em học sinh, mỗinhóm đã có sự thi đua trong học tập Ý thức tự giác, tích cực trong học tập củamỗi thành viên trong lớp đã được nâng cao, các em tự giác học và làm bài tập vềnhà đầy đủ Trong các giờ học các em đã chủ động, tích cực tham gia các hoạtđộng học tập Số em đạt điểm tốt đã tăng lên nhiều Kết quả học tập hàng ngàyvà các đợt thi của các em có sự tiến bộ rõ rệt

b Kỉ luật tích cực* Mục tiêu

Bên cạnh những em có ý thức học tập tốt vẫn còn có một số em chưa có ýthức tự giác, tích cực trong học tập Một số em thường xuyên thiếu sách vở, đồdùng học tập, không làm bài đầy đủ, không chuẩn bị bài mới, không tham giaphát biểu bài,… Khi đó GVCN cần có những biện pháp kỉ luật tích cực Sử dụngbiện pháp kỉ luật tích cực để học sinh cảm thấy mình luôn được thầy cô tôntrọng và yêu thương Hơn nữa còn làm cho học sinh thấy tâm phục, khẩu phục.Giúp các em nhận ra bản thân cần có những phẩm chất và năng lực đó Qua đósẽ thúc đẩy tinh thần học tập tự giác, tích cực trong các em.

* Cách thức tiến hành

Với những học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập chưa cao, tôiđã tâm sự để chỉ cho các em thấy rõ sự cần thiết của tính tự giác, tích cực tronghọc tập Tôi Luôn tôn trọng và động viên, khích lệ học sinh Tôi hiểu rằng: Ởtuổi này, lòng tự trọng của học sinh rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm ảnhhưởng lớn đến tâm lí của các em Với những học sinh thường xuyên không họcvà làm bài, bị nhiều điểm kém, tôi đã tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo nguyên nhân đểđộng viên, phân tích để các em có định hướng mục tiêu học tập đúng đắn hơn.Từ việc nhận ra những khuyết điểm của mình, các em có ý thức thay đổi và họctập tự giác, tích cực hơn

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w