1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tiểu luận hệ thống quản lý tiền gửi tài thanh toán ngân hàng

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống quản lý tiền gửi tài thanh toán ngân hàng
Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Viện Kinh Tế Và Quản Lý
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Ngược lại, khiyêu cầu thanh toán không thoả mãn các điều kiện thì ngân hàng cóthể từ chối thực hiện.Thanh toán hàng ngày- Tài khoản tiền gửi thanh toán cho phép khách hàng thực hiệnthanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN :Hệ thống quản lý tiền gửi tài thanh

toán ngân hàng

Tên tác giả : Nguyễn Thị Phương Anh

Lớp : Quản trị kinh doanh 01

Hà Nội, tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

II NỘI DUNG 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Đặc điểm 2

1.4 Một số lưu ý khi sử dụng tài khoản 4

2.1 Hình thức mở tài khaonr thanh toán tiền gửi 5

2.2 Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng 5

2.3 Sử dụng 8

3.2 Quy trình thanh toán 8

Ⅲ KẾT LUẬN 11

Tài liệu tham khảo 13

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Thanh toán qua ngân hàng đã ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Tại Việt Nam, do lịch sử của hệ thống ngân hàng còn non trẻ nên thanh toán qua ngân hàng mới được chú trọng phát triển trong thời gian gần đây Nhưng với tiện ích của các hình thức thanh toán qua ngân hàng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã tập trung nhiều nỗ lực cho việc phát triển lĩnh vực đặc biệt này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.hệ thống quản lý tiền gửi thanh toán trở thành trung tâm của sự đổi mới và sự linh hoạt

Sự tăng cường công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế số đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn đối với ngân hàng để duy trì

và nâng cao hiệu suất của hệ thống này Đồng thời, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sự thuận tiện và an toàn trong các giao dịch thanh toán của họ

II NỘI DUNG

1 Tài khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng

1.1 Khái niệm

- Tiền gửi thanh toán ngân hàng là loại hình tiền gửi không kì hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: Séc lĩnh tiền mặt, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chuyển tiền điện tử,…

1.2 Đặc điểm

Tài khoản tiền gửi thanh toán có các đặc điểm cơ bản sau:

Ngân hàng là trung gian thanh toán

- Trong thanh toán bằng tiền trực tiếp thường chỉ có 2 chủ thể tham gia là người phải thanh toán ( người mặc nợ, người mua) và người thụ hưởng ( người chủ nợ, người bán) Nhưng đối với tài khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng cần thanh toán được qua ngân hàng, ngoài 2 chủ thể trên có thêm chủ thể thứ ba là ngân hàng

Trang 4

- Khi thực hiện thanh toán, ngân hàng đóng vai trò là trung gian giữa người có nghĩa vụ thanh toán và người thụ hưởng Khi nhận được yêu cầu thanh toán, ngân hàng tiến hành kiểm tra các điều kiện thanh toán Nếu yêu cầu thanh toán thoả mãn các điều kiện ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán cho khách hàng Ngược lại, khi yêu cầu thanh toán không thoả mãn các điều kiện thì ngân hàng có thể từ chối thực hiện

Thanh toán hàng ngày

- Tài khoản tiền gửi thanh toán cho phép khách hàng thực hiện thanh toán khi mua sắm tại cửa hàng và thanh toán hóa đơn điện, nước, internet, và các dịch vụ khác hàng tháng Thực hiện thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ và sản phẩm, bao gồm cả thanh toán hóa đơn và mua sắm trực tuyến Tài khoản tiền gửi thanh toán chủ yếu được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày của khách hàng một cách thuận tiện và linh hoạt

1.3 Lợi ích của tiền gửi thanh toán

Tài khoản tiền gửi thanh toán có nhiều lợi ích quan trọng, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày của khách hàng Dưới đây là một số lợi ích chính của tài khoản tiền gửi thanh toán:

An toàn: Tiền sẽ được ngân hàng quản lý chặt chẽ và được bảo mật số dư Sử dụng tài khoản thanh toán hạn chế mất mát so với tiền giấy thông thường

Linh hoạt: Có thể được dùng cho nhiều mục đích như: rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, giao dịch điện tử, các thanh toán không sử dụng tiền mặt Tất

cả các giao dịch đều được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng

Khả năng sinh lời: Số dư trong tài khoản được ngân hàng trả lãi định kỳ dựa vào lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

Quản lý các giao dịch dễ dàng: Tất cả các khoản thu - chi sẽ được lưu lại Khách hàng dễ dàng tra cứu tại mục “lịch sử giao dịch” qua ứng dụng Internet Banking do ngân hàng phát hành

Trang 5

Thanh toán thuận tiện, nhanh chóng: Bạn có thể sử dụng tài khoản thanh toán nhằm mục đích chi trả đơn hàng mua sắm mà không cần sử dụng đến tiền mặt Ngoài ra, chủ tài khoản thanh toán tiền gửi còn có thể mua hàng và chi trả trực tuyến cho các đơn hàng thương mại điện tử, phí dịch vụ,…

1.4 Một số lưu ý khi sử dụng tài khoản

Tài khoản thanh toán đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng Tuy nhiên đi với đó là những lưu ý để có quá trình trải nghiệm sử dụng một cách thuận tiện và hiệu quả nhất:

Bảo mật thông tin tài khoản:

- Không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng số cho người khác, không cung cấp số điện thoại nhận mã xác thực dùng một lần hoặc mã này cho người khác Không đăng nhập tài khoản ngân hàng số lên các website, đường link liên kết do người lạ gửi đến

- Tại các cây ATM, mã PIN và mã thẻ của khách hàng có thể bị đánh cắp nếu không lưu ý đến những nguyên tắc sử dụng Người dùng cần thận trọng khi rút tiền tại các máy ATM, chỉ nên mua hàng và thanh toán tại các đơn vị uy tín…

Thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch và số dư: Điều này nhằm mục đích kiểm tra xem có hoạt động nào bất thường trong tài khoản của mình không Nếu phát hiện vấn đề, có thể liên hệ ngân hàng để kịp thời xử lý nhanh nhất

Liên hệ hỗ trợ khi bị mất thẻ: Mất thẻ Master, Visa, thẻ tín dụng hay thẻ ATM là một trong những sự cố người dùng hay gặp phải do sơ suất Lúc này, bạn cần bình tĩnh liên hệ các phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng mà bạn đang dùng để yêu cầu khóa thẻ Việc này sẽ giúp bạn hạn chế được thiệt hại như kẻ gian giao dịch, rút tiền, chuyển khoản…từ thẻ

Trang 6

2 Mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng 2.1 Hình thức mở tài khaonr thanh toán tiền gửi

- Tài khoản tiền gửi là tài khoản thanh toán do người sử dụng dịch

vụ thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán Tùy theo từng đối tượng khách hàng, tài khoản tiền gửi có thể mở theo các hình thức sau đây:

a) Tài khoản tiền gửi của tổ chức: là tài khoản mà chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản

b) Tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản: là tài khoản có ít nhất hai người trở lên cùng đứng tên mở tài khoản Đồng chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức c) Tài khoản tiền gửi của cá nhân: là tài khoản mà chủ tài khoản là một cá nhân độc lập đứng tên mở tài khoản

Số dư trên tài khoản tiền gửi có thể là số dư không kỳ hạn hoặc

số dư có kỳ hạn Việc chuyển đổi sử dụng số dư từ không kỳ hạn sang có kỳ hạn và ngược lại, hoặc sử dụng khác kỳ hạn đã thỏa thuận thực hiện theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầu của ngân hàng nơi mở tài khoản

2.2 Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán ngân hàng

Quá trình mở tài khoản tiền gửi thanh toán yêu cầu khách hàng cung cấp một số thông tin và điều kiện nhất định để ngân hàng có thể xác nhận và duy trì tài khoản Dưới đây là một hồ sơ mở tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường:

Trang 7

a) Thông tin cá nhân

Họ và tên

- Thông tin đầy đủ về họ và tên của người mở tài khoản

Ngày, tháng, năm sinh

- Ngày, tháng, năm sinh của người mở tài khoản để xác minh độ tuổi

b) Quốc tịch và địa chỉ

- Quốc tịch và địa chỉ hiện tại của người mở tài khoản

c) Số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

- Số CMND hoặc hộ chiếu cung cấ xác nhận danh tính và hỗ trợ quá trình xác minh

d) Thông tin liên hệ

Số điện thoại

- Số điện thoại di động hoặc cố định của người mở tài khoản để liên lạc khi cần thiết

Địa chỉ email:

- Địa chỉ email là một phương tiện quan trọng để nhận thông báo

và tài liệu liên quan đến tài khoản

e) Tài chính

Nguồn thu nhập:

- Cung cấp thông tin về nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng Thông tin tài chính

Trang 8

- Các chi tiết về tài sản nợ, có thể yêu cầu nếu người mở tài khoản muốn sử dụng các dịch vụ tài chính khác như vay mượn

f) Mục đích mở tài khoản

Mục đích sử dụng tài khoản

- Trình bày mục đích sử dụng tài khoản, ví dụ như thanh toán hàng ngày, tiết kiệm, đầu tư,vvv

g) Ký và xác nhận ;

Chữ kí

- Người mở tài khoản cần kí tên trên các biểu mẫu và văn bản liên quan

Xác nhận điều khoản và điều kiẹn

- Đọc và xác nhận hiểu biết về các điều khoản và điều kiện của ngân hàng liên quan đến mở và sử dụng tài khoản

h) Thông tin thêm ( nếu cần thiết)

Thẻ ghi nợ/Thẻ tín dụng

- Nếu người mở tài khaonr muốn liên kết thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, có thể cần cung cấp thông tin liên quan

Tài khoản ngân hàng trước đó ( nếu có )

- Nếu đã có tài khoản ngân hàng khác, cung cấp thông tin về tài khoản đó có thể được yêu cầu

i) Quy trình xác minh

Chứng minh nhân dân và hình ảnh

- Cung cấp bản chính hoặc sao chụp của chứng minh nhân dân và một hình ảnh chụp từ camera để xác minh

Trang 9

Chứng thực hình ảnh

- Một số ngân hàng có thể yêu cầu chứng minh địa chỉ bằng các văn bản như hoá đơn tiện ích

Sau khi hoàn tất hồ sơ, người mở tài khoản thường sẽ được cung cấp một số thông tin tài khoản và thẻ liên kết (nếu có) để bắt đầu sử dụng tài khoản Quy trình này có thể thay đổi tùy theo quy định của từng ngân hàng và quốc gia

2.3 Sử dụng

- Được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản theo quy định

- Chuyển khoản thanh toán hoá đơn

- Rút tiền mặt tại các cây ATM và giao dịch thanh toán tại ngân hàng

- Mua sắm và thanh toán trực tuyến

- Theo dõi và quản lý tài chính

- Hưởng lãi suất không kỳ hạn theo từng ngân hàng

3 Quản lý tài khoản

3.1 Cơ Sở Dữ Liệu:

- Tài Khoản Khách Hàng: Lưu trữ thông tin về tài khoản của khách hàng, bao gồm số tài khoản, thông tin cá nhân và lịch sử giao dịch

- Giao Dịch: Ghi lại mọi giao dịch thanh toán, bao gồm cả chuyển khoản, thanh toán hóa đơn và rút tiền

3.2 Quy trình thanh toán

a) Lập, giao nhận ủy nhiệm chi1

Trang 10

- Bên trả tiền lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản thanh toán) để trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận ủy nhiệm chi tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước

b) Kiểm soát ủy nhiệm chi

Khi nhận được ủy nhiệm chi, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, cụ thể:

- Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng

từ kế toán ngân hàng, trong đó: Chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hạch toán và lưu trữ Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ

ký và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên Chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng trên chứng từ phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng nơi mở tài khoản

- Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng phải kiểm soát nội dung chứng từ, thông tin kỹ thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại, khuôn dạng dữ liệu, mã chứng từ, ) theo đúng quy định về chứng từ điện tử

- Ngân hàng phải kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền

Nếu ủy nhiệm chi không hợp pháp, hợp lệ hoặc không được đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng báo cho bên trả tiền để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho bên trả tiền

c) Xử lý chứng từ và hạch toán

Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền:

Sau khi kiểm soát, nếu ủy nhiệm chi hợp pháp, hợp lệ và được đảm bảo khả năng thanh toán thì xử lý:

Trang 11

- Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có tài khoản thanh toán cùng ngân hàng thì chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng

- Nếu bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp

Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:

Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:

- Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng

- Nếu lệnh chuyển tiền có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục

vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra soát hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền

- Nếu tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng

Trang 12

phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền

Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng:

Khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên thụ hưởng Trường hợp bên thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau:

- Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền khách hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc giấy tờ thay thế hợp pháp khác (sau đây gọi chung là giấy tờ tùy thân) Trong trường hợp người nhận là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện cho

tổ chức đến nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho

tổ chức đó

- Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến nếu bên thụ hưởng đã được ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ được với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả lại tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền d) Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật

Ⅲ KẾT LUẬN

- Mặc dù ở Việt Nam những năm gần đây có nhiều loại dịch vụ thanh toán đang tồn tại, đồng thời Chiến lược tài chính toàn diện cũng xác định mục tiêu phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính, song nhìn chung, dịch

vụ thanh toán qua tài khoản do hệ thống ngân hàng cung ứng vẫn

là phổ biến Do đó, việc phát triển tài khoản tiền gửi thanh toán tại

Trang 13

các ngân hàng không chỉ là điều kiện cần thiết để người dân có thể

sử dụng các dịch vụ thanh toán mà còn là tiền đề quan trọng để mở rộng khả năng cung ứng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng và tăng quy mô giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt theo mục tiêu mà Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặt ra Cũng chính vì thế, có thể coi phát triển tài khoản tiền gửi thanh toán là một giải pháp cơ bản trong việc nâng cao mức độ tiếp cận của người dân đối với dịch vụ thanh toán, từ đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở nước ta

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w