Vận hành tuabin hơi 1. Phân loại tuabin hơi 2. Nguyên lý làm việc của tuabin hơi thuần túy Trao đổi, tìm hiểu và thảo luận về các sơ đồ: Sơ đồ nhiệt chi tiết, sơ đồ dầu điều chỉnh, sơ đồ dầu bôi trơn Sơ đồ hơi chèn, sơ đồ hơi trích, sơ đồ nước ngưng, nước tuần hoàn 3. Kiểm tra tổng thể tuabin hơi 4. Thông số vận hành của tuabin hơi 5. Tiến trình tuabin hơi (trình tự khởi động) 6. Các bước kiểm tra, chuẩn bị trước khi vận hành 7. Khởi động lạnh tuabin hơi …10 Trao đổi thảo luận
Trang 1CHẾ ĐỘ THAY ĐỔI CỦA TUA BIN
VẬN HÀNH HỆ THỐNG TUABIN HƠI VÀ THIẾT BỊ PHỤ
Người dạy: Nguyễn Đức Quyền
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
Bộ môn Hệ thống năng lượng nhiệt
Trang 2NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Vận hành tuabin hơi
1 Phân loại tuabin hơi
2 Nguyên lý làm việc của tuabin hơi thuần túy
Trao đổi, tìm hiểu và thảo luận về các sơ đồ:
- Sơ đồ nhiệt chi tiết, sơ đồ dầu điều chỉnh, sơ đồ dầu bôi trơn
- Sơ đồ hơi chèn, sơ đồ hơi trích, sơ đồ nước ngưng, nước tuần hoàn
3 Kiểm tra tổng thể tuabin hơi
4 Thông số vận hành của tuabin hơi
5 Tiến trình tuabin hơi (trình tự khởi động)
6 Các bước kiểm tra, chuẩn bị trước khi vận hành
7 Khởi động lạnh tuabin hơi
…10
Trao đổi thảo luận
Trang 3VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, quá trình nhiệt, thông số hơi mới, hơi thoát và việc sử dụng các tuabin hơi trong công nghiệp có thể chia thành các kiểu cơ bản sau:
Phân loại theo tính chất của qúa trình nhiệt: tuabin ngưng hơi, tuabin
đối áp, tuabin ngưng hơi có có trích hơi điều chỉnh
Phân loại theo số tầng: tuabin một tầng, nhiều tầng Các tuabin một
tầng (thường công suất không lớn) được dùng chủ yếu để truyền dẫn bơm ly tâm, quạt và các cơ cấu tương tự khác
Phân loại theo hướng đi của dòng hơi: tuabin dọc trục, hướng trục
Phân loại theo số thân máy: một thân, hai thân, ba thân, có thể tới 4
thân với tuabin công suất lớn trên 800 MW
Phân loại theo phương pháp phân phối hơi: phân phối hơi bằng ống
phun, phân phối hơi bằng tiết lưu, phân phối hơi bằng van quá tải, phân phối hơi kết hợp
Trang 4VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi
Phân loại theo tác dụng của dòng hơi: tuabin xung lực, tuabin phản lực Phân loại theo thông số hơi vào: i) Tuabin thấp áp (1,2 2 bar); ii)
Tuabin trung, làm việc bằng hơi mới với áp suất 34,3 bar và nhiệt độ
435 oC; iii) Tuabin cao áp, làm việc bằng hơi mới với áp suất 127,5 bar
và nhiệt độ 565 oC với quá nhiệt trung gian hơi đến 565 oC; iv) Tuabin trên cao áp (dưới 220 bar); v) Tuabin trên tới hạn, làm việc bằng hơi mới với áp suất 235,5 bar và nhiệt độ 560 oC với quá nhiệt trung gian hơi đến nhiệt độ 565 oC.
Phân loại theo mục đích sử dụng trong nền kinh tế quốc dân: tĩnh (trong
nhà máy điện, công nghiệp, đông (tàu thủy, tàu hỏa, ).
Theo đặc tính của quá trình nhiệt: i) Tuabin ngưng hơi với hồi nhiệt.; ii)
Tuabin ngưng hơi với một hoặc hai cửa trích hơi điều chỉnh; ; iii) Tuabin đối áp, nhiệt hơi thoát (xả) được dùng để sưởi hoặc mục tiêu sản xuất.
Trang 5VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi
Mô tả cấu tạo tuabin hơi nước
Rôto, gối đỡ
Thân roto, khớp nối, gối trục, đĩa cân bằng, vị trí của các phần tử: cao
áp, trung áp, hạ áp, máy phát, máy kích từ, bộ điều tốc, bộ phận quay trục, cấu tạo tua bin phản lực và tua bin xung lực, răng chèn và tác dụng của nó, cấu tạo của gối đỡ
Trang 6VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi - Rôto, gối đỡ
Trang 7VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi - Rôto, gối đỡ
Trang 8VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi - Rôto, gối đỡ
Trang 9VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi - Rôto, gối đỡ
Trang 10VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi - Rôto, gối đỡ
Trang 11VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi - Rôto, gối đỡ
Trang 12VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi - Rôto, gối đỡ
Trang 13VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi – thân tuabin
Trang 14VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi – thân tuabin
Trang 15VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi – thân tuabin, chèn trục
Trang 16VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi – thân tuabin, chèn trục
Trang 17VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi – cánh tuabin
Trang 18VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi – cánh tuabin
Trang 19VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.1 Phân loại, cấu tạo tuabin hơi – cánh tuabin
Trang 20VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.2 Nguyên lý làm việc của tuabin hơi thuần túy
Trang 21VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.3 Kiểm tra tổng thể tuabin hơi
Kiểm tra độ kín hệ thống tạo chân không
Kiểm tra bảo vệ di trục tuabin
Thử nút dừng khẩn cấp tuabin
Thử độ kín của van điều chỉnh
Kiểm tra độ kín của van Stop
Thử vượt tốc
Thử phun dầu chốt văng an toàn tuabin
Thử nghiệm không tải tuabin
(Đọc thêm các quá trình thực hiện tương ứng trong tài liệu).
Trang 22VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.4 Thông số vận hành của tuabin hơi
Các thông số vận hành bình thường của tuabin 300MW
Công suất thiết kế : 300 MW
Lưu lượng hơi tái nhiệt: 817.543 kg/h
Chân không bình ngưng:51 mmHg
Trang 23VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.4 Thông số vận hành của tuabin hơi
Trang 24VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.4 Thông số vận hành của tuabin hơi
- Tốc độ tuabin-máy phát: 103%nđm; 110%nđm; 115%nđm
- Nhiệt độ hơi vào từng phần tuabin
- Áp suất hơi vào tuabin:
- Áp suất hơi thoát (tương ứng với nhiệt độ hơi thoát)
- Áp suất dầu bôi trơn thấp: 0,034÷0,048MPa (liên động bơm dầu bảo
vệ là: 0,068 ÷ 0,075MPa)
- Áp suất dầu bảo vệ thấp
- Áp suất dầu điều chỉnh thấp: 9,31 MPa
- Độ di trục tăng
- Độ chênh lệch giãn nở nhiệt của rôto với vỏ và của vỏ giữa phần trên với phần dưới tăng
Trang 25VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.4 Thông số vận hành của tuabin hơi
- Độ rung đo ở các gối trục tăng
Trang 26VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.5 Tiến trình tuabin hơi (trình tự khởi động)
Bước 1: Kiểm tra các điều kiện về "Chuẩn bị trước khi khởi động
tuabin"
Bước 2: Khởi động hệ thống dầu bôi trơn
Bước 3: Khởi động thiết bị quay trục.Tốc độ rôtor tuabin 50~100 v/phBước 4: Khởi động quạt làm mát và bơm sấy dầu thuỷ lực
Bước 5: Vận hành bơm dầu thuỷ lực
Bước 6: Kiểm tra hệ thống khởi động tự động, dự phòng của hệ thống dầu bôi trơn và dầu thuỷ lực”
Bước 7: Khởi động hệ thống hơi tự dùng (4.6 ~ 6.8 barg; 280 ~ 350 oC
Bước 8: Khởi động hệ thống nước ngưng và nước cấp
(Tham khảo thêm quy trình vận hành của từng thiết bị tương ứng)
Trang 27VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.5 Tiến trình tuabin hơi (trình tự khởi động)
Bước 9: Đưa hơi chèn bình ngưng vào làm việc
Bước 10: Tạo chân không bình ngưng.
Bước 11: Khởi động hệ thống hơi chèn trục Sau khi chân không đạt xấp
xỉ 0.785 bara,
Bước 12: Tiếp tục gia tăng chân không.
Bước 13: Đưa hệ thống đi tắt tuabin vào làm việc.
Bước 14: Kiểm tra lại các điều kiện chuẩn bị cho khởi động tuabin.
Bước 15: Đặt tất cả van xả đọng về chế độ tự động.
Bước 16: Khởi động hệ bảo vệ vượt tốc.
Bước 17: Việc dừng tua bin và lựa chọn chế độ khởi động.
Chế độ khởi động lạnh: < 280 oC
Chế độ khởi động ấm: 280 ~390 oC
Chế độ khởi động nóng: 390~430 oC
Chế độ rất nóng: ≥ 430 oC
Trang 28VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.5 Tiến trình tuabin hơi (trình tự khởi động)
Bước 19: Thực hiện sấy vỏ các van Stop va van điều chỉnh.Bước 20: Kết thúc sấy vỏ van
Bước 21: Bắt đầu tăng tốc độ tuabin
Bước 22: Thực hiện sấy (chỉ trong chế độ khởi động lạnh):
(chú ý đến các yêu cầu trong tài liệu đã đề cập chi tiết)
Bước 23: Tăng tốc tuabin tiếp
Trang 29VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.5 Tiến trình tuabin hơi (trình tự khởi động)
Bước 24: Vận hành tại tốc độ định mức (3000 v/p, theo dõi, kiểm tra).Bước 25: Khởi động kích từ bởi ATS
Bước 26: Hoà đồng bộ
Bước 27: Vận hành tải ban đầu (24 MW hoặc giá trị khác quy định bởi nhà chế tạo)
Bước 28: Tải 10% (30 MW đối với tuabin 300 MW)
Bước 29: Tải 30% (90 MW đối với tuabin 300 MW)
Bước 30: Kết thúc chế độ vận hành áp suất trượt tại xấp xỉ 90% tải
(270 MW)
Bước 31: Mang tải định mức
(tham khảo thêm các tài liệu kỹ thuật tương ứng)
Trang 30VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.6 Các bước kiểm tra, chuẩn bị trước khi vận hành
1.6.1 Đối với hệ thống hơi: van Stop chính, van điều chỉnh hơi chính,
van 1 chiều cửa trích số 1 5 đều phải ở trạng thái “ĐÓNG”
1.6.2 Đối với tuabin và bình ngưng (trạng thái đóng và mở)
1.6.3 Đối với hệ thống hơi chèn (trạng thái đóng và mở)
1.6.4 Đối với hệ thống thoát hơi chèn tuabin.
1.6.5 Đối với hệ thống dầu bôi trơn
1.6.6 Đối với hệ thống dầu nâng trục
1.6.7 Đối với hệ thống quay trục
1.6.8 Đối với bộ làm mát dầu bôi trơn
1.6.9 Đối với đường dầu điều khiển
1.6.10 Đối với thiết bị điện
1.6.11 Đối với hệ thống điều chỉnh, điểm đặt tốc độ, giới hạn tải
Trang 31Các phương pháp sấy tuabin:
Phương pháp 1: Khởi động tuabin bằng van Stop
Phương pháp 2: Khởi động tuabin bằng xupap điều chỉnh,
(trong trường hợp đó phải mở hoàn toàn van stop và các van trước nó)Phương pháp 3: Khởi động tuabin bằng van nhánh
Trong trường hợp này van Stop và các van xupap điều chỉnh phải mở
hoàn toàn
Trang 32VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.7 Khởi động lạnh tuabin hơi
Những công việc phải thực hiện khi ở số vòng quay định mức
- Thử thiết bị an toàn bằng cách tăng số vòng quay vượt quá số vòng quay định mức là 12%.
- Thử tác động của bộ đồng bộ.
- Thử độ kín của van Stop và Xupap điều chỉnh.
- Thử độ kín của xupap điều chỉnh.
- Thử độ kín của van stop.
- Thử độ chỉ của đồng hồ đo tốc độ.
- Kiểm tra miền thay đổi số vòng quay của bộ đồng bộ.
- Thử tác động của bộ an toàn vượt tốc.
- Chú ý: không nên cho máy chạy không tải quá lâu vì điều đó sẽ dẫn đến sấy phần đuôi tuabin quá nhiều phá hủy sự làm việc bình thường của tuabin.
- Sau khi sấy máy và kiểm tra thấy không có hiện tượng gì, chúng ta bước sang giai đoạn thứ 3: Mang tải và hòa đồng bộ.
Trang 33VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.8 Các điều cấm khởi động tuabin hơi
1.8.1 Sự cho phép thay đổi nhiệt độ hơi hơi mới
Trang 34VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.8 Các điều cấm khởi động tuabin hơi
1.8.2 Điều kiện mở van Stop (MSV)
Trang 35VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.8 Các điều cấm khởi động tuabin hơi
1.8.2 Điều kiện mở van Stop (MSV)
Trang 36VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.8 Các điều cấm khởi động tuabin hơi
1.8.3 Điều kiện xung hơi (hòa hơi)
Trang 37VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.8 Các điều cấm khởi động tuabin hơi
1.8.3 Điều kiện xung hơi (hòa hơi)
Trang 38VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.8 Các điều cấm khởi động tuabin hơi
1.8.4 Điều kiện tăng tốc tuabin
Trang 39VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.9 Ngừng tuabin bình thường và ngừng tuabin sự cố
1.9.1 Chuẩn bị ngừng máy
Công việc chuẩn bị ngừng máy bao gồm:
Kiểm tra các bơm dầu dự phòng;
Kiểm tra các van Stop và van điều chỉnh;
Khi giảm tải, cắt bình gia nhiệt cao áp, chuyển bình khử khí sang nguồn hơi khác từ bên ngoài, ngừng bơm cấp nước, mở hệ thống tái tuần hoàn nước ngưng;
Dùng van điều chỉnh và van Stop cắt hơi vào tuabin;
Sau đó kiểm tra máy thôi phát công suất, đóng van hơi chính và tách máy phát khỏi lưới điện
Khi giảm tần số quay của rôto cần ghi chép thời gian chạy theo đà (theo quán tính) của máy Nó đặc trưng cho độ hoàn hảo của tuabin Thời gian chạy theo đà của tuabin hiện đại vào khoảng 20 phút
Trang 40VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.9 Ngừng tuabin bình thường và ngừng tuabin sự cố
1.9.2 Ngừng tuabin ở trạng thái bình thường
Ngừng máy bình thường theo các trường hợp sau:
Ngừng máy để thử độ an toàn;
Ngừng máy để kiểm tu, trung tu, đại tu
Ngừng máy có thể sau 1 thời gian ngắn lại chạy lại, có thể ngừng lâu dài hàng tuần, hàng tháng hoặc vài ba tháng để trung tu hoặc đại tu máy.Việc dừng tuabin bình thường phải thực hiện theo lệnh của trưởng ca nhà máy
Sau khi nhận được lệnh dừng, lái máy phải thông báo việc đó cho người vận hành lò hơi biết, cần ghi lại độ giãn nở của vỏ và rôto tuabin
Khi giảm tải đến 25 30% công suất định mức, đóng tất cả các van trên đường hơi trích, cắt bộ điều chỉnh mức nước ngưng và mở đường tái tuần hoàn nước ngưng về bình ngưng
Trang 41VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.9 Ngừng tuabin bình thường và ngừng tuabin sự cố
1.9.2 Ngừng tuabin ở trạng thái bình thường
Chân không bình ngưng cần phải giảm dần bằng cách giảm dần lượng hơi đi vào ejectơ và lượng hơi chèn trục Quá trình giảm chân không cần bắt đầu sau khi số vòng quay tuabin giảm đến 1/2 số vòng quay định
mức và tiến hành giảm với tính toán sao cho trước khi rôto dừng hoàn toàn, chân không bình ngưng còn khoảng 100 150 mmHg.
Sau khi rôto dừng, cần lập tức đưa thiết bị quay trục tuabin vào làm việc Bơm dầu khởi động và thiết bị quay trục cần tiếp tục làm việc 40 60 phút sau khi rôto tuabin dừng hẳn.
Ngừng cấp nước tuần hoàn làm mát bình ngưng, dừng bơm tuần hoàn, ngừng cấp hơi vào ejectơ và ngừng bơm ngưng.
Sau khi dừng tuabin và máy phát, không cho phép hơi nước và không khí lạnh lọt vào trong tuabin và máy phát Van thông khí quyển ở cuối tuabin phải đóng.
Trang 42VẬN HÀNH TUABIN HƠI
1.9 Ngừng tuabin bình thường và ngừng tuabin sự cố
1.9.2 Ngừng tuabin ở trạng thái bình thường (300MW)
Giảm tải: (Tốc độ giảm tải: 3%/phút)
Đưa hệ thống hơi đi tắt vào làm việc (nếu có)
Tách các bình gia nhiệt
Giảm tải tới 27% (81 MW đối với tổ 300 MW)
Tải giảm xuống 15% (45 MW với tổ 300 MW)
Vận hành thiết bị quay trục, trường hợp không khởi động lại tuabin ngay
Ngừng hệ thống hơi chèn
Trang 43CHƯƠNG 2: VẬN HÀNH TUABIN HƠI
2.9 Ngừng tuabin bình thường và ngừng tuabin sự cố
Trong một số trường hợp nhờ ngừng máy nhanh mà cứu được nhiều hư hỏng nghiêm trọng Nhưng ngừng máy nhanh bằng cách phá hoại chân không là việc làm bất đắc dĩ vì nó sẽ làm cho phần đuôi tuabin bị nóng quá đến mức nguy hiểm Vì thế việc phá hoại chân không khi ngừng sự cố
là điều hạn hữu, chỉ được áp dụng cho trường hợp thật khẩn cấp và được ghi rõ trong quy trình ngừng sự cố tuabin của nhà chế tạo cung cấp.
Trang 44CHƯƠNG 2: VẬN HÀNH TUABIN HƠI
2.9 Ngừng tuabin bình thường và ngừng tuabin sự cố
2.9.3 Ngừng tuabin sự cố
Ví dụ, nếu một trong những trường hợp sau đây xảy ra thì phải ngừng sự cố tuabin đối với tổ máy
300 MW:
Bộ bảo vệ vượt tốc sự cố không tác động khi số vòng quay của tuabin vượt quá giá trị ≥ 3300 v/p.
Độ rung của tổ máy đột ngột tăng cao vượt quá giá trị cho phép (0,05 mm) và có tiếng kêu kim loại trong tuabin.
Xuất hiện hiện tượng thuỷ kích trong tuabin.
Xuất hiện tia lửa trong các răng chèn trục tuabin.
Cháy trong hệ thống dầu nhưng không thể nhanh chóng dập tắt được.
Nhiệt độ dầu hồi tại bất kì một gối trục nào của tuabin - máy phát > 75 oC hoặc tăng nhanh tới 70
oC, ở các gối trục xuất hiện khói hoặc hơi dầu.
Độ di trục tuabin đột ngột tăng vượt quá +1 mm hoặc -0,8 mm và bảo vệ di trục không tác động Nhiệt độ gối chặn > 95 oC.
Áp lực dầu bôi trơn giảm xuống 0,0494 MPa và bơm dầu một chiều không tác động.
Sự cố bộ kích từ máy phát điện: bị cháy hoặc bốc khói.
Nhiệt độ lớp babít gối trục > 105 oC.
Mức dầu trong bể giảm nhanh xuống giá trị -260 mm so với mức “0” quy ước.
Nhiệt độ hơi thoát tuabin > 120 oC
Trang 45CHƯƠNG 2: VẬN HÀNH TUABIN HƠI
2.10 Những sự cố thường gặp và cách xử lý sự cố tuabin hơi
2.10.1 Nhiệt độ và áp lực hơi mới không đạt yêu cầu
a) Áp lực hơi mới và hơi tái nhiệt không bình thường
- Nếu điều chỉnh nước phun giảm ôn nhiệt độ hơi mới/tái nhiệt lỗi, điều
chỉnh bằng tay để đưa về giá trị bình thường;
- Nếu tốc độ cháy của lò hơi cao, dẫn đến nhiệt độ hơi cao, tăng tải nhanh cùng với giảm tốc độ cấp than.
Trang 46CHƯƠNG 2: VẬN HÀNH TUABIN HƠI
2.10 Những sự cố thường gặp và cách xử lý sự cố tuabin hơi
2.10.2 Thuỷ kích tuabin
Khi xảy ra hiện tượng thuỷ kích thì trong đường ống hơi chính và trong tuabin xuất hiện âm thanh không bình thường đồng thời độ di trục và độ rung tuabin tăng, nhiệt độ gối trục tăng và có âm thanh xung động trong tuabin.
Phương pháp xử lý:
- Ngừng khẩn cấp tuabin và phá vỡ chân không;
- Mở tất cả các van xả trên vỏ tuabin và đường ống hơi chính, thân tuabin, các van
xả đọng của các van điều chỉnh, trên đường trích hơi gia nhiệt và sau van điều chỉnh, xả hoàn toàn nước ra ngoài.
- Ghi lại chính xác thời gian chạy không tải và thông số chân không;
- Trong khi chạy không tải, cẩn thận lắng nghe âm thanh phía trong tuabin;
- Kiểm tra và ghi lại nhiệt độ kim loại ổ đỡ chặn và giá trị độ di trục;
- Chú ý âm thanh làm việc của tuabin và điều kiện làm việc của ổ đỡ chặn trong quá trình chạy không tải, chú ý theo dõi nhiệt độ ở các gối trục tuabin, nếu thời gian chạy không tải bình thường, tuabin có thể được khởi động lại với việc xả đọng nước và hồi phục nhiệt độ hơi chính.