sáng kiến: “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12”
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Tính mới của sáng kiến 2
II PHẦN NỘI DUNG 2
1 Đánh giá thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2
1.1 Thuận lợi 2
1.2 Khó khăn 3
2 Nội dung 5
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến 5
a Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn 5
b Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật 5
c Mục đích của phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật 5 2.2 Giải pháp áp dụng sáng kiến 5
a Kế hoạch thực hiện 5
b Câu chuyện pháp luật được vận dụng vào một số bài dạy trong chương trình GDCD 12 5
2.3 Nguyên tắc thực hiện 15
2.4 Giáo án minh họa 15
2.5 Kết quả thực nghiệm 24
a Trước khi áp dụng đề tài 24
b Sau khi áp dụng đề tài 25
c Một số hình ảnh minh họa từ quá trình dạy thực nghiệm 25
III PHẦN KẾT LUẬN 27
1 Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài 27
2 Kiến nghị, đề xuất 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn sáng kiến
Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm Đổi mới phương phápdạy học trong chương trinh Giáo dục phổ thông mới 2018 theo hướng phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học,cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới trithức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển
từ giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nên giáo dục chú trọngviệc phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Định hướng quan trọngtrong đổi mới Phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy họctrong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở Trung học phổ thông là phát huytính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộngtác làm việc của người học
Môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông có vai trò rất quantrọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, phápluật và lối sống cho học sinh Môn học này có đặc điểm nổi bật là gần gũi vớicon người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của giađình, nhà trường và xã hội Đặc điểm này tạo cho môn giáo dục công dân cónhững lợi thế để có thể tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học sinhnhư học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục môi trường,giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giới tính,
Chương trình Giáo dục công dân 12 cung cấp những hiểu biết về bản chất,vai trò và nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hộinhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân vàđánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dântrong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Với mục đích giúp học sinh đạt được những yêu cầu về kiến thức, kỹnăng, thái độ theo mục tiêu của chương trình yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đàotạo Điều cốt lõi là phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp và hình thức dạyhọc phù hợp với từng nội dung trong chương trình Các phương pháp dạy họcmôn Giáo dục công dân rất đa dạng và phong phú, bao gồm các phương pháptruyền thống và hiện đại Việc dạy và học môn Giáo dục công dân 12 phải kếthợp linh động giữa lí thuyết với thực tiễn là yêu cầu vô cùng bức thiết Liên hệthực tiễn sẽ giúp cho các em có được cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đãhọc và vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống bản thân
Từ những cơ sở trên tôi chọn sáng kiến: “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12” nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp này trong dạy học
Trang 3và đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thựctiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học của bộ môn Giáo dục côngdân.
2 Tính mới của sáng kiến
Cung cấp cho học sinh những thông tin, sự kiện trong cuộc sống phù hợpvới nội dung dạy học qua từng bài ở chương trình Giáo dục công dân 12
Làm rõ từng đơn vị kiến thức khác nhau bài học thông qua câu chuyện, tìnhhuống pháp luật
Dẫn dắt, gợi mở học sinh đến với tình huống có vấn đề qua đó kích thíchkhả năng tư duy, sáng tạo của học sinh
Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luậttrong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 đã trình bày, làm rõ hiệu quả khi
áp dụng sáng kiến, có dẫn chứng các kết quả có số liệu để so sánh hiệu quả củacách dạy học mới mới so với cách dạy học cũ từ đó có thể điều chỉnh quá trìnhdạy học của mình để đạt hiệu quả cao nhất và điều này có thể áp dụng chochương trình mới Giáo dục Kinh tế và Pháp luật hiện hành trong toàn tỉnh
II PHẦN NỘI DUNG
1 Đánh giá thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1 Thuận lợi
Trước những yêu cầu về đổi mới mục tiêu đào tạo, phương pháp giảngdạy cũng phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu đó Trong các giờ dạy, khôngcòn việc học sinh chỉ ngồi nghe thầy cô giảng một cách thụ động mà sẽ được tạođiều kiện, tình huống để có thể bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình Phương phápdạy học bằng cách liên hệ thực tiễn là cách làm hiệu quả với nhiều ưu điểm nhưkích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ động, giúp các
em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, giúp học sinh phát triển kỹ năng giảiquyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đoàn kết cao, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trongquá trình học tập, tự điều chỉnh vốn kiến thức của bản thân
Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 sử dụng các công nghệ hiệnđại như máy tính, màn hình, internet, và phần mềm giảng dạy để tăng cường tínhtương tác và minh họa cho các bài học Điều này giúp giáo viên truyền tải kiếnthức một cách trực quan và dễ hiểu hơn, và đồng thời giúp các học sinh pháttriển kỹ năng tin học và tương tác xã hội Thêm vào đó, việc sử dụng các côngnghệ hiện đại cũng giúp tăng cường tính tiện lợi và hiệu quả trong việc chuẩn bị,
tổ chức và lưu trữ tài liệu giảng dạy, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lựccho giáo viên và học sinh
Phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật giúp học sinhchủ động tiếp thu kiến thức, khuyến khích việc khám phá, thử nghiệm trực tiếpvới kiến thức để tự đưa ra phân tích và kết luận của bản thân Khi dạy học bằng
Trang 4phương pháp này, giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn học sinh, cònngười học đóng vai trò trung tâm Do đó, phương pháp này giúp học sinh dễdàng nắm bắt được nội dung bài học.
Đối với trường nơi tôi đang công tác nói riêng, bên cạnh những thuận lợitrong bối cảnh chung về đổi mới phương pháp dạy học cho các môn học thì đốivới môn GDCD nói riêng nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía Bangiám hiệu nhà trường như: Trang bị tủ sách pháp luật cùng với đó là thườngxuyên cập nhật những văn bản pháp luật mới phục vụ cho công tác giảng dạy vàhọc tập; cơ sở vật chất không ngừng được trang bị đó là các phòng học đều cótivi kết nối mạng để khai thác thuận lợi tư liệu pháp luật và các tư liệu khác;giáo viên giảng dạy có chuyên môn được đào tạo bài bản và nhận được sự hỗ trợđắc lực từ phía nhà trường và tổ chuyên môn; học sinh trong quá trình học tập
có sự hợp tác đối với bạn bè và thầy cô khi được giao nhiệm vụ Cùng với đónhà trường luôn phối hợp phòng Cảnh sát giao thông huyện Quảng Ninh, Công
an huyện Quảng Ninh tuyên truyền pháp luật về An toàn giao thông, phòngchống ma túy, pháo nổ…khiến cho hiệu quả giáo dục pháp luật không ngừngđược nâng cao
Bên cạnh đó các em không chuẩn bị bài trước khi đến lớp vẫn tồn tại khá phổ biến Ở hầu hết các lớp, học sinh thường khá bị động trong việc tự chuẩn bị bài ở nhà, kể cả khi giáo viên kiểm tra, các em vẫn có xu hướng làm hình thức đối phó Học sinh chưa chú tâm tới môn học, một số em cho rằng môn Giáo dục công dân là môn học phụ mặc dù Bộ Giáo dục đã đưa vào thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông Một số học sinh chưa có đạo đức hoặc thiếu ý thức chấp hành pháp luật, thiếu kĩ năng ứng xử với các tình huống trong thực tiễn hằng ngày
Thái độ bàn quan với môn học của học sinh nên giáo viên đã gặp không ítkhó khăn khi đổi mới phương pháp dạy học Và để học sinh có hứng thú và yêuthích môn học đòi hỏi giáo viên phải có một nổi lực rất lớn trong việc tiếp cậncác nguồn tài liệu và thông tin phục vụ cho bài giảng
Các câu chuyện pháp luật mà giáo viên nên đưa vào bài giảng chính làphương tiện dạy học chủ yếu mà phương tiện dạy học này góp phần đắc lực choviệc đổi mới phương pháp thì đòi hỏi phải có nguồn cung cấp nhưng vấn đề ởđây nguồn cung cấp tiện lợi nhất là tài liệu tham khảo trong nhà trường và thực
Trang 5tế nguồn tài liệu này ở trường còn thiếu thốn và đây cũng là một khó khăn choviệc giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12.
Đối với trường nơi tôi công tác, bên cạnh khó khăn chung thì còn khókhăn riêng khi giảng dạy môn Giáo dục công dân 12 nói riêng, phần Giáo dụcpháp luật đối với học sinh đó là: Một bộ phận nhỏ xem đây là môn học phụ nên
có thái độ thờ ơ, không hợp tác khi học; tủ sách pháp luật tại thư viện và tư liệucho phần pháp luật ở kho thiết bị chưa được phong phú do điều kiện nhà trườngđóng trên địa bàn còn nhiều khó khăn; tư liệu phục vụ cho dạy học phần côngdân với pháp luật chủ yếu là giáo viên phải tự khai thác, sưu tầm trên các kênhthông tin điều này cũng khiến mất nhiều thời gian hơn là chúng ta sẵn có; nhiềuhọc sinh thiếu kĩ năng trình bày, diễn đạt khi nêu vấn đề … những khó khăn đótác động không nhỏ đến giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân 12
2 Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
a Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn
Phương pháp liên hệ thực tiễn là phương pháp tạo ra những điều kiện thuận tiệncho các học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liênquan đến bài học Trên cơ sở đó học sinh bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêngcủa mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điềucần học Học sinh củng có thể so sánh, đối chiếu thái độ, hành vi của mình vớinội dung bài học để củng cố những mặt tốt, kịp thời sữa chữa sai lầm
b Khái niệm phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật
Phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật là phươngpháp người dạy cung cấp cho học sinh những câu chuyện pháp luật diễn ra trongcuộc sống thực tiễn, thông qua câu chuyện mà học sinh có thái độ, ý kiến riêngcủa mình về câu chuyện đó Tạo điều kiện cho các em củng cố hành vi bản thâncho phù hợp yêu cầu của đời sống xã hội
c Mục đích của phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật
Mục đích của phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện phápluật là nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách đưa vào bài học những câuchuyện pháp luật có thật trong cuộc sống hàng ngày Thông qua đó, học sinh sẽgiải quyết những vấn đề sẽ phát hiện được trong câu chuyện liên quan trực tiếpđến bài học
Học sinh học tập bằng dẫn chứng thực tiễn sẽ giúp tiếp thu bài có hiệuquả hơn giảm bớt được sự hàn lâm của môn học bằng câu chuyện pháp luật cóthật sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các tình tiết liên quan đến bài học đểtìm ra hướng giải quyết hoặc phán đoán phù hợp với cuộc sống đang diễn ra
Trang 6Thông qua câu chuyện pháp luật giáo viên dễ dàng đạt được mục đích giáo dục phù hợp vì tính thực tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao Thông qua các câu chuyện được biết và được kể từ các nguồn chính thống sẽ giúp học sinh
có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lí nhất và bài học rút ra từ những câu chuyện đó sẽ có ý nghĩa giáo dục thiết thực hơn bao giờ hết
Vận dụng tốt câu chuyện pháp luật vào nội dung bài học là giáo viên đã
sử dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn nội dung kiến thức mà mỗi bài học yêu cầu
Bước 2 Đối với học sinh:
Học sinh đọc câu chuyện mà giáo viên cung cấp theo từng cá nhân hoặctheo nhóm Học sinh đọc lại câu chuyện pháp luật, phân tích và trả lời câu hỏi ởcuối câu chuyện mà giáo viên đã nêu (từng cá nhân trả lời hoặc đại diện theonhóm) tuỳ cách tổ chức của giáo viên
Đại diện các nhóm hoặc các cá nhân khác bổ sung, nhận xét ý kiến mà cácbạn vừa nêu
Bước 3 Giáo viên lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh đã
thảo luận hoặc tự tìm hiểu về nội dung câu chuyện pháp luật Giáo viên tổng kếtcác nội dung chính xác nhất giúp học sinh nắm vững bài học
b Câu chuyện pháp luật được vận dụng vào một số bài dạy trong chương trình GDCD 12
Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 nội dung các bài học có thể vậndụng câu chuyện pháp luật vào giảng dạy Nhưng, ở đây tôi chỉ đưa ra một sốcâu chuyện pháp luật tiêu biểu minh họa cho một số nội dung của chương trình,
ví dụ như:
Bài 2 Thực hiện pháp luật
Ở bài này chúng ta có thể vận dụng câu chuyện pháp luật vào mục 2: Vi
phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Nội dung câu chuyện pháp luật:
Xét xử ông Đinh La Thăng và 19 đồng phạm gây thất thoát 725 tỉ đồng (theo báo Tuổi trẻ.online ngày 14/12/2020)
Trang 7Sáng nay 14-12 - 2020, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Hồng Trường (nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải) và 18 bị cáo khác trong vụ sai phạm xảy ra tại đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, gây thất thoát của Nhà nước 725 tỉ đồng.
Ông Đinh La Thăng đến tòa sáng 14-12 – 2020 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nên việc bán quyền thu phí là bán tài sản của Nhà nước và số tiền thu được từ việc bán quyền thu phí là tài sản Nhà nước.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thủ tướng giao là đơn vị chủ trì xây dựng đề án bán quyền thu phí, thực hiện việc chuyển giao quyền thu phí để hoàn trả ngân sách kinh phí đã đầu tư cho dự án.
Tuy nhiên khi triển khai, xuất phát từ động cơ cá nhân, ông Đinh La Thăng, với chức vụ bộ trưởng Bộ GTVT, đã gọi điện cho ông Dương Tuấn Minh - tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long - để giới thiệu đưa Đinh Ngọc Hệ vào tiếp cận
đề án, sau đó tạo điều kiện cho công ty của Hệ trúng đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng mối quan hệ này để làm hồ sơ gian dối, làm giả hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính 2 công ty của Hệ là Yên Khánh và Khánh
An từ thua lỗ thành lãi để được tham gia mua đấu giá quyền thu phí.
Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Hệ tiếp tục thực hiện các hành vi gian dối như che giấu doanh thu thực tế, can thiệp trái phép vào phần mềm quản lý của Bộ GTVT để chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Do biết mối quan hệ cá nhân giữa ông Thăng và Hệ nên ông Nguyễn Hồng Trường - thứ trưởng Bộ GTVT - và các cán bộ dưới quyền của ông Đinh
La Thăng đã làm trái quy định về bán đấu giá tài sản Nhà nước để Đinh Ngọc
Hệ lợi dụng chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát của Nhà nước 725 tỉ đồng.
Trang 8Ông Nguyễn Hồng Trường được giải đến tòa - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng, với vai trò bộ trưởng Bộ GTVT, người đứng đầu được giao quản lý tài sản tại Bộ GTVT, nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước và quy định về việc chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản có giá trị đặc biệt lớn, cần tìm đối tác
có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí.
Tuy nhiên xuất phát từ quan hệ quen biết với Đinh Ngọc Hệ, ông Thăng
đã giới thiệu để công ty của Hệ tham gia mua quyền thu phí.
Ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") được giải đến tòa - Ảnh QUANG ĐỊNH
Trang 9* Phương pháp: Nêu vấn đề, giải thích.
* Cách tiến hành: Giáo viên photo và phát câu chuyện pháp luật cho cả lớp làm
tài liệu tham khảo Học sinh cùng suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra
1 Phân tích hành vi trái pháp luật Đinh La Thăng?
2 Hành động của ông Đinh La Thăng có vi phạm pháp luật không? Hànhđộng đó dẫn đến hậu quả gì? Hành động cố ý hay vô ý?
3 Hành động của ông Đinh La thăng chịu trách nhiệm pháp lí như thếnào?
Học sinh: Trả lời lần lượt từng nội dung câu hỏi
Giáo viên: Tổng hợp, nhận xét và bổ sung những nội dung còn thiếu.Học sinh: Rút ra những dấu hiệu của vi phạm pháp luật và trách nhiệmpháp lí (khái niệm và ý nghĩa)
Câu chuyện pháp luật:
Vụ án Nguyễn Hải Dương (hay Vụ thảm sát ở Bình Phước năm 2015)
là vụ án hình sự về tội giết người và cướp tài sản diễn ra vào rạng sáng ngày 7 tháng 7 năm 2015 ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, với chủ mưu là Nguyễn Hải Dương, các đồng phạm là Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại đã lên kế hoạch giết chết sáu người của gia đình người yêu cũ, xuất phát
từ động cơ "hận thù tình cảm" và ham muốn chiếm đoạt tài sản Đây là vụ án gây chấn động dư luận và xã hội ở Việt Nam vào thời điểm đó vì mức độ nghiêm trọng của sự việc, khi người gây án là thanh niên với hành động tàn sát dã man
và hệ quả là cái chết của nhiều người trong một gia đình [1] Vụ án cũng đã dẫn đến các vấn đề được tranh luận về cách thức, những tác động xấu của việc đưa tin đối với vụ án hình sự bởi hệ thống các hãng thông tấn báo chí ở Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu của mình, Nguyễn Hải Dương đã chuẩn bị các công cụ gồm súng bắn bi, súng điện, dao bấm, găng tay, dây rút, côn tam khúc, bình xịt hơi cay, cất tất cả công cụ ở nhà trọ của họ hàng ở Hóc Môn và chờ đợi thời cơ Mặc dù đã chia tay với Linh, Dương vẫn giữ mối quan hệ với
em họ của Linh là Dư Minh Vỹ, dự định lợi dụng Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của mình, bên cạnh đó, Dương mua một SIM rác điện thoại di động để liên lạc nhằm tránh bị lực lượng chức năng theo dõi Ngày 3 tháng 7 năm 2015, Dương đi xe máy Yamaha Exciter tới nhà Linh, gặp Vỹ vì đã hẹn từ trước, cho tiền và hướng dẫn Vỹ cách mở cửa biệt thự cho Dương vào mà bố mẹ Linh không biết và hẹn cuộc gặp khác, Vỹ đồng ý Hôm sau, Dương rủ một người quen là Trần Đình Thoại đến nhà Linh để thực hiện âm mưu, Thoại đồng ý và
cả hai bàn bạc về việc chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội Đến khuya cùng ngày, hai người đến biệt thự, nhưng do Vỹ không ra
mở cửa, nên không thực hiện được hành vi như theo kế hoạch đã bàn bạc, cả hai bàn nhau đi về ngày hôm sau tiếp tục đến để gây án Trên đường về, Thoại
Trang 10bàn với Dương là Thoại sẽ mua thêm dao Thái Lan để ngày mai đi tiếp, thì Dương đồng ý
Đến tối ngày 5 tháng 7, Thoại đã mua dao đưa cho Dương, nhưng sau đó nói bà ngoại bệnh nên không đi với Dương nữa Ngày 6 tháng 7, Dương rủ một người bạn khác là Vũ Văn Tiến đi hành động, nói dối Tiến là đến đòi nợ bố mẹ Linh và hứa cho Tiến một khoản tiền lớn; rồi Tiến đồng ý, Dương bàn bạc và cho Tiến biết toàn bộ kế hoạch thực hiện tội phạm, các công cụ, phương tiện đã chuẩn bị Vào khoảng 1h sáng ngày 7 tháng 7, Dương và Tiến đi vào khu vực nhà Linh, khi Vỹ ra mở cửa thì Dương, Tiến đã dùng tay khống chế bóp cổ, bịt miệng Vỹ đến bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm Vỹ tử vong Tiếp đến, hai người trèo tường phía sau vào nhà, khống chế trói Linh, bố mẹ Linh và hai người em, ngoại trừ em út Gia Linh 22 tháng tuổi Dương truy hỏi về tiền trong nhà, mở két sắt nhưng không có gì, sau đó, Tiến dùng dây siết cổ từng người và Dương dùng dao bấm lẫn dao Thái Lan, lần lượt đâm xuyên tim, đâm
và rạch ngang cổ, giết chết năm người, không giết mà dỗ cho Gia Linh ngủ khi
bé đang khóc Cùng với quá trình thực hiện hành vi giết người, hai người đã lục lọi và lấy các điện thoại, IPad có giá trị gần 50 triệu đồng rồi bỏ trốn, không có hành động gì với các tài sản khác như xe Audi, Toyota, xe chuyên chở hàng hóa trong nhà xe [11] Sau khi gây án, Tiến bỏ trốn về Hóc Môn, trong khi Dương ở lại Chơn Thành, quay lại hiện trường nhiều lần và luôn tỏ ra đau khổ, khóc lóc trước người thân của gia đình nạn nhân, hành động với mục đích để không bị nghi ngờ.
Hình ảnh Tiến (trái), Dương (giữa), Thoại (phải) trước vành móng ngựa Ảnh từ nguồn báo Vietnam.net 20/- 09/2018
Chỉ 3 ngày sau khi gây án, Dương và Thoại bị lực lượng Bộ Công an phối hợp cùng Công an tỉnh Bình Phước bắt giữ Hơn 1 tháng sau khi xảy ra vụ án, ban chuyên án tiếp tục bắt giữ Thoại.
Trang 11Tại phiên tòa sơ thẩm cuối tháng 12/2015, Dương và Tiến bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên án tử hình Thoại lĩnh 16 năm tù cùng về các tội danh “giết người”, “cướp tài sản” Sau
đó, Dương chấp nhận cái chết để trả giá, không kháng cáo Còn Tiến và Thoại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM diễn
ra giữa tháng 7/2016, tuyên y án với Tiến và Thoại.
Câu chuyện này được vận dụng vào bài 2: Thực hiện pháp luật
Mục 2c: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giải thích.
* Cách tiến hành:
Sau khi dạy xong mục 2C, giáo viên cung cấp câu chuyện pháp luật chohọc sinh cả lớp chia thành nhiều nhóm nhỏ (theo bàn học sinh) tìm hiểu và trảlời câu hỏi mà giáo viên đưa ra
1 Hành vi của Dương, Tiến, Thoại vi phạm pháp luật loại gì? Vì sao?
2 Trách nhiệm pháp lí mà Dương, Tiến, Thoại phải gánh chịu là gì?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên bổ sung và chốt nội dung:
1 Nguyễn Hải Dương Nguyễn Văn Tiến, Trần Đình Thoại vi phạm phápluật loại hình sự
Vì: Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng Đó là giết người người và cướp tài sản
2 Dương và Tiến bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên án tử hình Thoại lĩnh 16 năm tù cùng về các tội danh “giết người”, “cướp tài sản”
Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
Sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ kiến thức ở mục 2: “Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” Sau khi cung cấp tri thức (khái niệm): Bình
đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phảichịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định củapháp luật
Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:
Dương Chí Dũng - Cựu chủ tịch Vinalines
Quá trình triển khai dự án, Dương Chí Dũng cùng đồng phạm đã không thực hiện quy định của Nhà nước, gây thiệt hại cho Vinalines gần 367 tỷ đồng (tính đến ngày 15/5/2012) Trong số tiền thiệt hại này, Dũng, Phúc, Sơn, Chiều đã tham ô gần 1.7 triệu USD (tương đương với hơn 18 tỷ đồng).
Cụ thể, ụ nổi 83M được sản xuất từ 1965 tại Nhật Bản, bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp 2006 Công ty Nakhodka (Nga) là chủ sở hữu đưa ra giá để đàm phán là dưới 5 triệu USD Tuy nhiên, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chỉ đạo “phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua ụ nổi 83M qua công ty AP không mua trực
Trang 12tiếp từ Nakhodka” Sau đó Dương Chí Dũng kí quyết định phê duyệt đầu tư mua
ụ nổi này với giá trên 14 triệu USD
(Theo báo người đưa tin ngày 12/12/2013)
* Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, giải thích.
* Cách tiến hành: Giáo viên chiếu câu chuyện lên màn hình Gọi 1 HS đứng
dậy đọc Sau đó giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của Dương ChíDũng và đồng bọn trong câu chuyện trên? Học sinh suy nghĩ, nêu ý kiến củamình sau cùng giáo viên bổ sung và chốt kiến thức
Gợi ý trả lời: Bất kỳ ai khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách, không
phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dânbình thường Việc xét xử những người có hành vi vi phạm pháp luật dựa trêncác quy định của pháp luật về tính chất, mức độ, hành vi vi phạm chứ không căn
cứ vào dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội củangười đó Người có hành vi tham nhũng dù ở cương vị nào, chức vụ nào cũngphải chịu trách nhiệm pháp lí
Trong bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, giải thích.
* Cách tiến hành:
Giáo viên đưa câu chuyện pháp luật đăng trên báo Tuổi trẻ (Thứ 5 ngày25/9/2008) vào giảng dạy ở mục 1b: Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và giađình (Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái)
Học sinh: Đọc câu chuyện pháp luật và thảo luận theo nhóm với nội dung:
1 Phân tích những hành vi ngược đãi, hành hạ dã man bé Nguyễn ThịHảo của bà Nguyễn Thị Mỳ?
2 Em có nhận xét gì về hành vi của bà Mỳ và ý kiến của em như thế nào?Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến
Giáo viên: Tổng hợp ý kiến và bổ sung
Kết luận: Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật (vi phạm quyền bìnhđẳng giữa cha mẹ và con cái)
Học sinh: Bày tỏ được thái độ lên án, tố cáo hành vi dã man, ngược đãicon cái của bà Mỳ nói riêng và những gia đình khác mà các em biết trong cuộcsống
Câu chuyện pháp luật:
Nghi án chồng sát hại vợ rồi tự tử ở Đồng Nai (theo báo Vietnamnet
05/06/2023)
Trang 13Ngày 5/6, Công an TP Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ điều tra nguyên nhân vụ án mạng trên địa bàn khiến 2 người
tự tử tại khu vực nhà bếp
Lúc này, trong nhà có 2 người con chứng kiến sự việc, do còn nhỏ nên không can ngăn người bố được Các cháu chạy sang báo cho gia đình bà ngoại biết Nhiều người chạy sang nhà phát hiện chị T nằm gục với nhiều thương tích trên người, còn anh V tử vong trong tư thế treo cổ ở nhà bếp.
Người dân đã trình báo cơ quan công an về vụ án mạng Tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng có mặt bảo vệ hiện trường, lấy lời khai những người liên quan để điều tra vụ việc.
Câu chuyện này được vận dụng vào bài 4: Quyền bình đẳng của công dântrong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
Mục 1b: Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giải thích
2 Nếu em là con ông V em có hành động như vậy không? Tại sao?
Học sinh thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.Giáo viên: Bổ sung nội dung còn thiếu:
- Em không hành động V vì làm như vậy là vi phạm pháp luật
- Em sẽ khuyên can cha mẹ nên bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện vàđồng thời nhờ can thiệp của chính quyền địa phương
Câu chuyện pháp luật: Sáu người lãnh án tù vì 50.000 đồng (Báo
Công an thành phố Đà Nẵng ngày 05/12/2009)
Câu chuyện này được vận dụng vào bài 6: Công dân với các quyền tự do
cơ bản
Mục 1b: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự
và nhân phẩm của công dân
Trang 14* Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, giải thích.
* Cách tiến hành:
Giáo viên gọi một học sinh đọc to, rõ ràng câu chuyện pháp luật này vàyêu cầu học sinh:
1 Phân tích hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác của các bị cáo
2 Hậu quả và trách nhiệm pháp lí?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại các ý chính liên quan đến nộidung câu chuyện và bài học
Câu chuyện pháp luật: Chị Võ Thị Thủy bị chồng hành hạ suốt 15 năm tại thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Câu chuyện này cũng được vận dụng vào bài 6 Mục 1b “Quyền đượcpháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân”
* Phương pháp: Nêu vấn đề, giải thích.
* Cách tiến hành:
Giáo viên phát câu chuyện pháp luật cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi
1 Hành vi đánh vợ của ông Lang có vi phạm pháp luật không?
2 Hậu quả gây ra?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại nội dung về quyền được phápluật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
Câu chuyện pháp luật: "Trung tâm Thuý Nga lại bị tố cáo"
Câu chuyện này được vận dụng vào bài 7: Công dân với các quyền dânchủ
Mục 3: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
* Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, giải thích.
* Cách tiến hành:
Sau khi học xong mục 3, giáo viên cung cấp câu chuyện pháp luật chohọc sinh tìm hiểu, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về quyền khiếu nại, tốcáo của công dân
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Câu chuyện pháp luật:
Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016 (Báo Tuổi trẻ online ngày 13/07/2017)
Vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ hiện tượng các chết ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.