1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI l

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HUỆ

THÁI ĐỘ BANG QUAN CUA NGƯỜI DAN

VỚI CÁC HIEN TƯỢNG XA HOI

LUAN VAN THAC SY TAM LY HOC

HA NOI- 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ¬¬

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HUE

THÁI ĐỘ BANG QUAN CUA NGƯỜI DAN

VỚI CÁC HIEN TƯỢNG XA HOI

LUAN VAN THAC SY TAM LY HOC

Mã so: 60 31 80

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Tran Thị Minh Đức

HÀ NỌI- 2013

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN MO DAU 61 Lý do chọn đề tai .c.c.ccccccccscsesssssssscscscsescsesesesescscscssseseseseseseeseesecsessssscseseseeeeees 6

"0ï 3ốvi1:03ii5i0u 011 aš ễ£Ề£ 7

ENjni00(0206/120/5i00) 1 n ( 7

4 Đối tượng và khách thé nghiên cứu - - + + + 2 E2 £££E+E+E£E£EzEexererrersrs 7

5 Giới hạn và phạm vi nghiên CỨU -< 13331118833 111119 11 11 1 ng re 7

6 Giả thuyết nghiên CỨU ¿ ¿2 +E+E+E+E£E£EEEEEEEESEEEEEE1E151111511 11212111111 8

7 Phương pháp nghién CỨU - + c1 3331183911113 1111 11111811 118111 8111 ng ngư 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA THÁI ĐỘ BANG QUAN XÃ HỘI 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu về sự bàng quan xã hội - 5 + 5+5 5s5s>+ 91.1.1 Một số hướng nghiên cứu về thái độ bang quan xã hội -5- 91.1.2 Nghiên cứu về thai độ bàng quan với người gặp khó khăn 111.1.2.1 Các yêu tổ mang tính khách quan - ¿2+ 2 2 + +£+E+£+E+s££££z£z£zzzzzxz 111.1.2.2 Các yêu tổ mang tính chủ quan: - ¿5-2 2 252 +E+E+E£E+E£E£E££z£z£zeeerez 151.2 Một số van đề lý luận cơ bản của dé tài -¿ ¿5+ 2 2 3E +E‡E££rsrzrererree 18

1.2.1 i60 0:6 1 181.2.2 Khái niệm bảng quan xã hội - 55 + 1E EE S91 E9 ESsskkrskkeree 191.2.2.1 Định nghĩa bang qua1 << E13 E991 EESEESEeskkrekeskeseere 191.2.3 Khái niệm thái độ bàng quan xã hội (social indifferent attitude): 191.2.4 Phân loại thái độ bang quan xã hội - 5 2+1 1 3+3 +sevrsseeerseeerres 20

1.2.5 Cơ chế hình thành thái độ bàng quan - ¿+ + 2 2 252+*+£+S+E+E+xeeeeecsrs 211.2.6 Các tiếp cận thái độ bang quan xã hội eeeeeccccceceseseseseesesssesesessseseseeeeees 231.2.7 Câu trúc của thái độ bàng quan +22 2 2 2£ E+E+E+E+E+E+E£E£eEezeererree 25

1.2.7.1 Nhận thức của cá nhân bang quan - 5 +33 *+*vvesseseeresss 261.2.7.2 Xúc cam, tình cảm của cá nhân bang quan -‹‹ -s-sss++++ssssss+sss 271.2.7.3 Hành vi của cá nhân bàng quan - c5 511113332 13*55Ex+sxseeeresss 29

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan xã hội -2 2 2 5: 341.3.1 Các yếu t6 ảnh hưởng mang tính chủ quan - - 5-5 s5s5s£s£s£+£z£zs2 34

IESNHA/ì06‹{8i 000.06.) ớẽaaadđaaiaiiiaddiẳ 34

6h 34

Trang 4

1.3.1.3 Tâm trạng của người gØ1Úp Ỡ - 1n ng ngư 35

1.3.1.4 Đánh giá cá nhân về chi phi cho hành vi giúp đỡ - 2 52s 36

1.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tô khách quan - + 2 2 2+s+s+s+S+E+E+Ee£zezcscs 37

1.3.2.1 Quá trình đô thi hóa trên phương diện xã hội học -‹‹+++s<+ 37

1.3.2.2 Quá trình xã hội hóa - << Ă 6113311111223 1 1111111118551 11 11 kg, 38

1.3.2.3 Ap lực thời gian của người giúp đỡ ceecccccceccsesesesesseeseseseseseseseeeeees 40

1.3.2.4 Số người chứng kiến tình huống cần giúp đỡ . ¿2-2 2< +c+s¿ 411.3.2.5 Giới tính va lứa tu6i oe ee eeseeseeeeseeseeseeeeesseeseeseeseeseseseseeneensensenenees 42

1.3.2.6 Ngoại hình của người bi nan o.oo eceecccesesseecesesseeeeseeeeseeesseesesseseeeens 43

1.3.2.7 Mối quan hệ với người bị nạn + 2252 +2 £E£E+E+E+ErErErErerersrsrzes 43

1.3.2.8 Phản ứng của nạn nhân - - - «c6 111133325111 1338 1555555552 44

1.3.2.9 Nguyên nhân của tình huống cần giúp đỡ do khách quan hay chủ quan 45

1.3.2.10 Văn hóa và g1ÚP đỠ L1 111 t1 TS 1 TH tt ng vn kg rưy 46

1.3.2.11 Khác biệt tôn giáo -.c 11111 1 SH 111 1H 11H 11H ng ky 48

1.4 Gợi ý giảm thái độ bàng quan xã hội - - + + 2+1 33 sseessseerseserres 48

1.5 Tiêu kết chương Ì - - + 2 z3 2E21119151E1EE1 1111211121111 1111 xe, 49CHƯƠNG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51

2.1 Nghién ctu ly Wan 512.1.1 Mục dich nghiên Cứu lý ÏUẬH: cc Sàn HH ng ve 51

2.1.2 Nội dung nghiên cứu lý WANs eee cceesecesesteeecsenseeeessnseeecsenseeeesenseeeenens 512.1.3 Phương pháp của nghiên cứu lý lua eee cceesseecesesseeeceeeseeeeseeseeeesens 51

2.2 Nghiên cứu thực tiỄn ¿ ¿+2 2+ 2E SE 23 E9 E121 E121 E11 1111k rrree 51

2.2.1 Mục đích của nghiên cứu thre tÏỄN ¿5c + E3 SE SEEEEEEEeEeEekekrkrkrersrs 51

2.2.2 Nội dung của nghiên cứu thực tins cccecceccscescscscescscseescsesceescseseeecsesees 522.2.3 Mẫu nghiên cứu + ¿+ %2 SE SE E98 E391 21 E511 111 11111 1x ree 52

2.2.3.1 Vài nét về mẫu nghiên cứu ¿+ ¿ 2 + E+E£E+E£E£E££E££zEeEeErererersrs 52

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn -¿-¿- + 2 + +*+x+x+t+t+>sexexexexess 53

CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU ¿- 5+ +++cxsrxsrxrerrreei 59

3.1.Thực trang của thái độ bang quan xã hội - <5 SE v*seeeeresseee 59

3.1.1 Thái độ của người dân về các tình huống giúp đỡ - ¿52+ 59

Trang 5

3.1.2 Thái độ của cá nhân với tình huống giả định và tình huống thực nghiệm về

I5 ii80.c0 0(0) 70

3.1.2.1 Một chiếc phong bi rơi cạnh hòm thư - - 5-5252 2 £+££+£+EzEzezszs 70

3.1.2.2 Một cái áo có móc rơi cạnh dây phƠi -c s13 xssseeesssssss 74

3.1.2.3 Tình huống một người đang đau đớn ¿-2- + +++s+s+s++xzx+z+xzsez 783.1.2.4 Một người bị tan công bởi những người khác -.- 5-5: 813.1.3 Các yêu tố ảnh hưởng tới thai độ bàng quan của cá nhân - 843.1.3.1 Các yếu tố được cá nhân khang định không phải là yếu tố ảnh hưởng đến

việc cá nhân không gØ1Úp đỠ - c c1 1133211111313 1111511111118 1118811 re S6

3.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng được cá nhân đánh giá là một phần ảnh hưởng đến

thái độ bàng quan của cá nhân - - - - + + + 1x3 E911 119 3v 9 vn vn re 913.2 Mô ta chân dung nhân Vat cccccecsssssccessneeceessneeecseseeeessnseecesseneeeessesseeesees 94

3.2.1 Nhân vật Đào Thi LL - - G6 E119 1E91 E919 1 HH ng 94

3.2.2 Nhân vật Nguyễn Ngọc TT -. ¿+ 2S 2222 1121 218121111111 E11 keo 96

Tự đánh giá của cá nhân về quá trình nghiên cứu - ¿2-5-5 +ss+s+£ese£e£zzs 98

KET LUAN Xi nn Ầ ÔỎ 100Khuyến nghị - 5: S5 E21 1 1 1 1E 1 1 1 1132171111111 1111010111111 011111 te 101

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.

Thái độ bàng quan xã hội là một hiện tượng tâm lý học, được bắt đầu nghiên

cứu từ câu chuyện về cô gái Kitty Genovese năm 1964 Genovese bị một kẻ quá

khích đuôi theo, hành hung ba lần trên phố trước khi bị đâm chết Sự việc đượcnhững người hàng xóm của cô chứng kiến nhưng không ai gọi điện cầu cứu cảnh sát

[41] Điều này đã đặt ra câu hỏi cho các nhà tâm lý học về cách ứng xử của conngười khi chứng kiến người khác gặp khó khăn Tại sao chúng ta có thể bỏ qua một

người đang cần hỗ trợ?

Việt Nam nỗi tiếng với những giá trị được hình thành và rèn luyện từ lịch sử

như lòng nhân ái, sự tương trợ sẻ chia “lá lành đùm lá rách” Đó là những giá trị

tỉnh thần tốt đẹp được giữ gìn và nâng niu qua hàng ngàn thế hệ Nhiều tắm gươnghi sinh bản thân mình vì người khác Ví dụ, em Nguyễn Văn Tiến 17 tuổi ở PhúThọ không sợ nguy hiểm lao vào cứu bạn bị điện giật để trở thành người tật nguyền

suốt đời [32]; em Nguyễn Cảnh Thế 13 tuổi ở Nghệ An, mặc dù chân trái bị gãy còn

đang đóng đỉnh nhưng van bơi ra dong nước xoáy dé cứu một em nhỏ [33] Day

là một vài trong hàng triệu tắm gương âm thầm vì hạnh phúc của người xung quanh.

Bên cạnh những người sẵn sàng vì người khác, tồn tại những ánh mắt, cách cư

xử thờ ơ trước lời kêu cứu thậm chí là sự soi mói tò mò, lợi dụng tình huống nhằm

mang lợi cho cá nhân Nhiều quan điểm lý giải nguyên nhân của hiện tượng trên làdo sự thay đổi của xã hội làm đứt gãy hệ giá trị vốn có; lỗi sống đô thị đã làm conngười trở lên lạnh lùng độc ác, cá nhân tự chiu trách nhiệm và tránh xa tất cả những

gì không liên quan.

Vì người khác quên mình hay thờ ơ nhìn nỗi đau của họ là vấn đề khiến cácnhà tâm lý học quan tâm Nó đã tao ra một trào lưu nghiên cứu dé tìm hiểu ban chất

sự việc Hơn nửa thế kỷ vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đi tìm câu trả

lời cho hiện tượng này Một vài nghiên cứu đưa ra bằng chứng thuyết phục từnhững giả thuyết khác nhau như: yếu tố đám đông, giới tính, văn hóa, tâm trạng,

Trang 7

năng lực Ở Việt Nam nghiên cứu vé thái độ bàng quan còn khá mới mẻ, chúng tôichưa tìm thay một nghiên cứu khoa hoc nao cho hiện tượng này.

Xuất phát từ thực tế xã hội Việt Nam, sự thiếu vắng các nghiên cứu lý thuyếtvà thực nghiệm, chúng tôi muốn tìm hiểu những yếu tô nào có liên quan đến thái độ

bàng quan của con người hiện nay dưới góc độ của tâm lý học Đề tài sẽ giúp chúng

ta có cái nhìn tổng quát về sự thờ ơ thiếu quan tâm, đồng thời tìm ra những gợi ýbiện pháp góp phần giảm sự thờ ơ của con người đối với đồng loại.

2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các yêu tố ảnh hưởng đến thái độ bang quan với người

gặp khó khăn và bước đầu đưa ra những khuyến nghị dé tăng cường thái độ hợp tác,

hỗ trợ trong xã hội.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng khái niệm, cơ sở lý luận của thái độ bàng quan xã hội.

Điều tra khảo sát thực tiễn thái độ bàng quan xã hội.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thái độ bàng quan của người dân khi chứng kiến người khác rơi vào sự cố cần

có được trợ giup.

4.2 Khách thé nghiên cứu

Nghiên cứu trên sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và người dân địa ban Hà Nội.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu tập trung lý giải thái độ không trợ giúp của cộng đồng vớingười gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày Thái độ bàng quan thờ ơ về chính

trị, tôn giáo, pháp luật không thuộc phạm vi nghiên cứu nay.

5.2 Nghiên cứu trên sinh viên của trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân

văn, đại học Nông Nghiệp Hà Nội và người dân có mặt tại địa điểm nghiên cứu.

Trang 8

5.3 Nghiên cứu tập trung tại các địa điểm trên địa bàn Hà Nội: Bến xe bus, bếnxe khách Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình, bờ hồ Hoàn Kiếm, trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn và Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6 Giả thuyết nghiên cứu

Tâm trạng không thoải mái, cảm giác thiếu an toàn, sợ ảnh hưởng đến lợi íchcá nhân và thiếu khả năng giúp đỡ là những nguyên nhân dẫn đến thái độ bàng quan

của người dân trong xã hội.

7 Phương pháp nghiên cứu.

e Nghiên cứu tài liệu

e Điều tra bảng hỏi

e Phỏng vấn trường hợp

e Thực nghiệm

e Phân tích diễn đàn

Trang 9

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA THÁI ĐỘ BANG QUAN XA HOI

1.1 Tổng quan nghiên cứu về sự bang quan xã hội

1.1.1 Một số hướng nghiên cứu về thái độ bàng quan xã hội

Khi tìm hiêu vê dé tài chúng tôi thay các nghiên cứu chính thức vê sự bang

quan xã hội không có nhiêu Nhưng có những bài việt, chứng cứ lý giải con người

ngày nay bàng quan với các vấn đề xung quanh, tập trung vào các hướng sau:

Hướng nghiên cứu bàng quan với pháp luật

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Lam (2010) chỉ ra nguyên nhân khiến

pháp luật không được quan tâm như: tâm lý người dân cho rằng ra pháp luật là điều

gì ghê gớm, nghiêm trong, ton hại thanh danh; ra pháp luật là hạ sách cuối cùng,moi người vẫn thích tự giải quyết với nhau hơn; việc tuyên truyền và phô biến phápluật không có, nếu có thì hình thức, au tri và nhàm chán; luật pháp được xây dựngchưa đáp ứng được nhu cầu của người dân mà chỉ đảm bảo hệ thống pháp luật đủ

cho xã hội; tòa án áp dụng pháp luật đôi khi không được công minh là những

nguyên nhân dẫn đến người dân ác cảm và thờ ơ với pháp luật [43].

Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về thái độ tiêu cực của cán bộ công

chức khi tiếp xúc với người dân cho thấy có 60% người trả lời “không quan tâm”.Tác giả Phạm Phụng Tường (2004) lý giải “đây không phải là điều khó hiểu mặc dùđó là nỗi khổ của người dân Bởi vì người dân luôn gặp thái độ tiêu cực khi tiếp xúc

với cán bộ công chức Ý kiến phản hồi của họ không được giải quyết triệt để, cán bộ

công chức chưa coi người dân là đối tác khi đến với cơ quan nhà nước [44].Hướng nghiên cứu bàng quan với văn hóa truyền thống

Lịch sử ghi lại truyền thống văn hóa của dân tộc Hiểu về lịch sử giúp cá nhântham gia giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thong Không biết lịch sử cũng là một hình

thức bàng quan với văn hóa truyền thống Một nghiên cứu thực hiện với 1.800

người tham gia trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả như sau: có40,75% không biết sự kiện lịch sử hoặc lai lịch nhân vật lịch sử của con đườngminh đang sống; 43% cho rằng Việt Nam có 100 dân tộc khác nhau; 23% ké sai

Trang 10

hoặc không ké được tên một danh nhân văn hóa hoặc danh tướng trong lịch sử; 60%ké sai hoặc không kế được một di tích lịch sử văn hóa cũng như di tích lịch sử cáchmạng trên địa bàn thành phố [46].

Bang quan với văn hóa dân tộc còn thé hiện qua sự thờ ơ với các lễ hội phong

tục truyền thống, âm nhạc dân tộc; qua việc không thích nói tiếng dân tộc, không

thích mặc trang phục dân tộc thậm chí không thích nghề truyền thống Ông HoàngTrung Thuấn lý giải: "Nguyên nhân là do các cơ quan văn hóa, ban tổ chức lễ hộitruyền thống, tổ chức ngày lễ lớn còn mang nặng tính chất hình thức mà chưa chútrọng đến phần hội Nếu không tổ chức các trò chơi đề các bạn trẻ được chơi và vuitheo đúng nghĩa thì giới trẻ quay lưng là dé hiểu" [47].

Ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam nhận xét “Nhiềulớp dạy nghề mở ra còn không thu hút được cả học viên nên khó khăn dé giữ đượcchân lao động ở lại với nghé” [47].

Nguyên nhân của tình trạng trên được nhiều người lý giải là do thiếu sự quantâm giáo dục trong gia đình, nhà trường về văn hóa truyền thống Các chương trìnhvăn hóa truyền thống mang tính chất hình thức không hấp dẫn.

Hướng nghiên cứu bàng quan với bảo vệ môi trường

Môi trường tự nhiên là sự sống của nhân loại Ô nhiễm môi trường là thực

trạng báo động trên toàn thế giới Con người đã và đang chung tay hành động bảo

vệ môi trường sông của chúng ta Tuy nhiên vẫn tồn tại tâm lý cho răng môi trườnglà của chung, nên ý thức bảo vệ môi trường chưa được nâng cao Một số nhà máy,xí nghiệp thiếu công nghệ xử lý rác thải đã gây bệnh tật cho người dân.

Lý giải sự bàng quan của con người với việc bảo vệ môi trường Tác giả

Huỳnh Học Bá (2012) cho răng: “Người dân tỏ ra thờ ơ thiếu tỉnh thân hợp tác với

Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường mà đặc biệt là các bạn trẻ Nhiéu nguoi

nghĩ việc mình lam là quá nhỏ, không du dé làm hại môi trường Một số người khác

lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, chính quyên màkhông phải là của mình Do đó người dân thiếu trách nhiệm trong bảo vệ môi

trường, thậm chí còn tham gia huy hoại như chặt phá rừng, khai thác tài nguyên

10

Trang 11

bừa bai” [48] Một nguyên nhân khác là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Họ thờ ơ với các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc tham gia mang tính hình thức.

Tiêu biéu chương trình “Mỗi doanh nhân - Một cam kết" do CLB Giám đốc Điềuhành Việt Nam (Vietnam CEO Club), phát động nhằm hưởng ứng sự kiện "Giờ Tráiđất 2012", chỉ có 4 doanh nghiệp tham gia trong 60 thư mời được gửi đi [42].

1.1.2 Nghiên cứu về thái độ bàng quan với người gap khó khăn.

Cái chết của Kitty Genovese đã thu hút sự chú ý của các nhà tâm lý học nhằm

mục đích lý giải và tìm ra nguyên nhân thờ ơ của cộng đồng với người bị nạn Cácnhà tâm lý học gia định rang, sự thờ ơ của những người hàng xóm là một trong sốvô vàn những thay đôi ở đô thị lớn Nếu một ai đó bị bao vây dồn ép bởi hàng triệungười khác, dé bảo vệ mình khỏi những đụng độ liên miên, cách duy nhất là cốgắng phot lờ tat cả mọi thứ Thái độ lãnh cảm đối với người hàng xóm và những rắc

réi của cô ấy là một phản xạ có điều kiện trong cuộc sống ở New York hay bat kỳ

thành phố lớn nào khác Cuộc sống tách biệt trong các thành phố lớn khiến người tatrở nên độc ác và vô cảm [Dẫn theo tác giả Tran Thi Minh Đức, 1, tr140].

Nghiên cứu tâm ly hoc về hiện tượng bang quan xã hội đa dang và phong phú,

chúng tôi tạm chia các nghiên cứu lý giải bàng quan xã hội theo hướng sau:

1.1.2.1 Các yếu tố mang tính khách quanSố người chứng kiến và hành vi giúp đỡ

Hai nhà tâm lý học của thành phố New York, Bibb Latane- Đại học Columbiavà John Darley- Đại học New York, đã thực hiện một loạt những nghiên cứu nhămtìm ra chân tướng của hiện tượng thờ ơ Họ thiết kế hai dang trường hợp khan capvào những tình huống khác nhau để xem những người nào sẽ đến và giúp đỡ Kếtqua, chỉ với yếu tố số lượng nhân chứng có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc chúng

ta cũng có thê dự đoán được hành vi trợ giúp [11].

Các nghiên cứu khác đều cho thấy mối liên hệ giữa đám đông và hành vi giúp

đỡ Ví dụ thực nghiệm của Bickman và cộng sự (1973) tìm hiểu hành vi nhặt phongbì bỏ vào hòm thư của sinh viên ở hai trường đại học tại Mỹ [Dẫn theo Trần Thị

Minh Đức, 1] Thực nghiệm của Latane & Darley (1970), Latane & Dabs (1975),

11

Trang 12

Latane & Nida (1981) tìm hiểu trong điều kiện như thé nao thì cá nhân sẽ lên tiếngngăn chặn tên trộm lay đồ của người bán hàng [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.342].

Bằng nhiều nghiên cứu các tác giả chỉ ra rằng 75% người ta sẽ giúp đỡ khi chỉcó một mình họ quan sát, nhưng có 53% số người hỗ trợ khi có mặt của những

người khác [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.342].

Thực nghiệm cho thay dan số càng đông ở một địa điểm nhất định thì tinh

than hợp tác và trách nhiệm của con người càng it Thực nghiệm lý giải ở những

khu dân cư đông đúc con người thường cảm thấy cô đơn và vô danh Họ không

quan tâm giúp đỡ ai đó ngoài tự lo cho bản thân mình Nếu bị tắn công trên một con

phố vắng chỉ có một nhân chứng duy nhất, có lẽ Genovese đã có thể sống TheoLeBon con người của đám đông thường có đặc trưng trung bình và những phẩm

chất khác mà trước đây không xuất hiện [20] Trong đám đông cá nhân có xu hướngđánh mat ban thân Anh ta dé ngả theo hành động của những người xung quanh một

cách tự động Chức năng trí tuệ của thái độ được áp dụng khi suy nghĩ rằng đámđông luôn đúng, vì thế anh ta sẽ hành động theo đám đông bởi đây là hành động

đúng Một đặc trưng khác của con người trong đám đông đó là ý thức trách nhiệm,

cơ chế kìm hãm các cá nhân riêng lẻ đã biến mat hoàn toàn Cá nhân suy nghĩ nếumình không giúp còn rất nhiều người khác sẽ giúp, ai đó sẽ giỏi hơn mình Cánhân ở trong đám đông hoàn toàn vô danh, không ai biết anh ta là ai để tán dương

hay phê phán hành động của anh ta Do đó cá nhân dễ chọn cho mình phương án

thuận tiện thoải mái nhất Vì vậy đánh mat lương tri hay ý thức trách nhiệm là điềudễ hiểu Khi đứng một mình anh ta là người có văn hóa, nhưng trong đám đông anh

ta là một gã mọi rợ như một sinh vật hành động theo bản năng Anh ta có xu hướng

dễ bộc phát, hung hãn, độc ác nhưng cũng dễ có những hành động hăng hái, anh

hùng như những người tiền sử.

Đám đông khao khát phục tùng, theo bản năng nó sẽ tuân phục ngay kẻ nào

tuyên bố là chúa tế hay lãnh tụ Lãnh tụ cũng phải có một số phẩm chất phù hợp.Han phải tin tưởng một cách cuồng nhiệt dé có thê đánh thức niềm tin ấy trong quanchúng; phải có một ý chí đáng khâm phục dé có thé truyền ý chí này cho đám đôngnhu nhược Vì vậy đối với một đám đông trong sự có bat thường, họ tin theo người

12

Trang 13

tỏ ra biết nhiều thông tin nhất, trông có kinh nghiệm và có tuổi Nếu người này chorằng nạn nhân xứng đáng bị như vậy hoặc đưa ra những lý do cho việc không giúpđỡ của mình anh ta có thê lôi kéo được những người xung quanh Lúc này nhữngngười xung quanh mat khả năng phê phán, đánh giá và hành động một cách tự động

theo sự chỉ đạo của lãnh tụ.

Nguyên nhân của tình huống can hỗ trợ khách quan hay chủ quan

Tac giả Pilliavin va Rodin năm 1969, tién hanh nghiên cứu nhằm xác nhậnxem điều gì xảy ra khi người khác gặp khó khăn trong đời sống thực Kết quả dù

nạn nhân có vẻ rất say họ cũng chỉ nhận được 50% sự giúp đỡ, nhưng nếu anh ta 6m

95% số người nhìn thấy đến giúp đỡ [Dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 1, tr.86].Nghiên cứu của tác giả Darley và Latane (1970) về người đi xin tiền những người

trên phố với các lý do khác nhau Kết quả với những lý do hợp lý như bị móc túi thì70% số người được hỏi cho tiền nhưng khi xin tiền mà không nêu lý do chỉ có 34%

người được hỏi cho tiền [Dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 1, tr.86].

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta có xu hướng giúp đỡ người khác néuđó là lý do chính đáng Ai cũng muôn giúp đỡ người gặp khó khăn, tuy nhiên sự

giúp đỡ phải phụ thuộc vào ý nghĩa giá trị xã hội của nó Những hành vi không

được xã hội ủng hộ thì sự giúp đỡ giảm đi một nửa, nhưng hành vi động chạm đếnlòng thương cảm của con người thì sự giúp đỡ tăng lên nhiều lần Các ông cũngnhận thấy răng không có sự khác biệt về màu da của người cần giúp đỡ.

Ap lực thời gian của người giúp đỡ

Hai tác giả John Darley và Daniel Batson đã tiến hành thực nghiệm nhằm

kiểm chứng xem yếu tố thời gian có ảnh hưởng như thế nao đối với hành vi giúp đỡcủa sinh viên nghiên cứu tâm thần học Kết quả chỉ có 10% dừng lại giúp đỡ khi bịhối thúc về thời gian Trường hợp nhận được thông báo là họ có thêm thời gian thì63% dừng lại giúp đỡ Mặc dù hầu hết câu trả lời nhận được trong bảng hỏi trướcđó “tai sao họ lại chọn ngành tâm than để nghiên cứu?”, là mong giúp đỡ người

khác [Dẫn theo Tran Thị Minh Đức, 1, tr.142].

13

Trang 14

Nghiên cứu cho thấy điểm số cao trong thang đo nhân cách cũng không quyết

định được cá nhân đó có giúp đỡ hay không giúp đỡ Giúp đỡ người khác có liên

quan đến áp lực thời gian khi thanh thoi không bị thúc ép mọi người sẽ dé tâm đếnviệc giúp đỡ người khác nhiều hơn.

Anh hưởng của quá trình đô thị hóa

Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình (viện xã hội học) sự hối hả của cuộc sống làmcon người mắt đi tính nhân văn, mối quan hệ của con người xã hội hiện đại trở nênxơ cứng Mặt khác đô thị hóa khiến con người rỗi loạn niềm tin, đứt gãy hệ giá trị,

xã hội dé cái giả cái ác lên ngôi Đó là những lý do khiến mỗi người phải tự điều

chỉnh, thu mình lại, ít chia sẻ hơn, không dám hy sinh, vị tha nữa [38].

Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh cho răng: Tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lốisong theo kiểu "đèn nhà ai nay sáng", sự phân hóa giàu nghéo, sự lên ngôi của chủnghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm lo cho hạnh phúc của bản thânhoặc gia đình mình Vi thế khi có người gặp nạn, người ta do vô tình không dé ýhoặc cô tình thờ ơ coi không phải là việc của minh [38].

Đô thị hóa đã mang lại cho con người một cuộc sống tiện nghỉ, đầy đủ hơn.Tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa là hàng loạt các hệ lụy về sự thay đổi bản chất củacon người Sự chạy đua, bon chen dé tồn tại khiến một vài người vô tình lãng quênnhững giá trị cốt lõi nhất của cuộc sống là tình người Có lẽ vì thế khiến các nhànghiên cứu cho răng, nguyên nhân của bàng quan xã hội hiện nay là do quá trình đô

thị hóa.

Ảnh hướng của quá trình xã hội hóa cá nhân

Theo Vũ Văn Trình (2011) cho rằng: hiện nay cha mẹ ít dành thời gian đề giáodục con cái sống có trách nhiệm, yêu thương người khác Đứa trẻ lớn lên chỉ biếtnhận mà không biết cho, chỉ quan tâm đến người "của mình" và cho phép bản thân

bỏ qua các mối quan hệ "ngoài luồng" Hơn nữa bản thân cha mẹ không là tắm

gương học tập cho trẻ Tại trường học, nhà trường chưa dành đủ sự quan tâm đếngiáo dục nhân cách Một số thầy cô trong trường chưa là tắm gương cho trẻ học tập[50] Quá trình xã hội hóa này dần dần hình thành và nuôi dưỡng lối hành xử thô

14

Trang 15

bạo, thiếu tình thương vô cảm ở trẻ Do vậy, theo tác giả này thì sự thay đổi của quá

trình xã hội hóa đã hình thành nên những cá nhân bàng quan.

Anh hưởng của cơ ché quan lý xã hội

Tác giả Kỳ Duyên, Toàn Nguyễn cho rang: khi chế tài pháp luật đủ mạnh, con

người sẽ nhận thức rõ hành động vô cảm là đi ngược đạo lý, vi phạm pháp luật

và có thé phải chịu hình phạt thích đáng Chỉ trong một xã hội kỷ cương vữngmạnh, con người mới có thé ứng xử theo những tiêu chuẩn cần có [51].

1.1.2.2 Các yếu tố mang tính chủ quan

Tâm trạng của người giúp đỡ

Thực nghiệm của các nhà tâm lý học Đại học British Columbia Canada, thấyrằng người có nhiều tiền không hắn đã hạnh phúc mà mang tiền đó cho người khácmới thực sự khiến chúng ta vui vẻ hài lòng [Dẫn theo Tran Thị Minh Đức 1, tr.143].

Nghiên cứu của Michel Steger và cộng sự chỉ ra người nào tham gia vào các hoạt

động ý nghĩa giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn những sinh viên chỉtìm kiếm sự vui vẻ cá nhân [Dẫn theo Tran Thi Minh Đức 1, tr.169] Làm việc thiệnkhiến người ta cảm thấy hạnh phúc chứ không phải là vòng ngược lại- hạnh phúc sẽ

khiến người ta làm việc thiện Tuy nhiên một nghiên cứu khác của giả Isen &

Simmonds (1978), và nhóm tác giả Fried và Berkowits lại cho rằng tâm trạng tốt

bạn sẽ dễ tham gia vào hành vi giúp đỡ người khác [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2,

Tâm trạng tốt giúp cá nhân cảm thấy sự dồi dao năng lượng, tập trung cao vakết quả sẽ tốt hơn Giúp đỡ ai đó cũng là một cách đơn giản dé cá nhân duy trì tamtrạng cho bản thân mình Khi tâm trạng tốt cá nhân sẽ nhìn thấy nhiều điểm tích cựcở người khác và cuộc sống, dễ nảy sinh nhu cầu cao hơn là san sẻ niềm vui chongười khác Dường như tâm trạng tốt giúp cá nhân chú ý đến hành vi lý tưởng vị

tha Mặt khác việc giúp đỡ người khác cá nhân sẽ cảm thấy mình là người có ý

nghĩa với những người xung quanh và xã hội Anh ta cảm thấy mình như là một anhhùng khi có thé nâng đỡ hỗ trợ người khác Do vậy giữa giúp đỡ và tâm trạng có

mỗi liên hệ qua lại với nhau Tuy nhiên không phải lúc nào cá nhân cũng sẵn sàng

15

Trang 16

làm việc tôt Nêu bị áp lực thời gian công việc, sự nhờ vả giúp đỡ làm cá nhân cảm

thay khó chịu bực mình Uu tiên cho công việc của bản thân là cách mà cá nhân lựa

Trách nhiệm xã hội của ca nhân

Theo bà Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Hồ Chí Minh) cho rằng: ởthành thị cá nhân tin và đặt sự an nguy của mình vào lực lượng an ninh Người tốt

giúp đỡ nạn nhân có khi lại mang họa vào thân Cho nên giúp đỡ ai đó là việc của

cơ quan chức nang [38].

Việc cá nhân vượt qua tâm lý sợ phiền hà với thủ tục của cơ quan chức năng,

hay những rắc rối có thé có với người nhà nạn nhân thê hiện ý thức trách nhiệm xã

hội của cá nhân đó Theo bác sĩ Hoàng Tùng (2011), khoa ngoại bệnh viện đa khoa

Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh: nhiều trường hợp “làm phúc phải tội” bị ngườithân nạn nhân bắt vạ Hơn nữa những rắc rối của thủ thục hành chính, pháp lý khiếnnhiều người không muốn giúp một ai đó [38].

PGS.TS Nguyễn Minh Đức (trung tâm nghiên cứu Tội phạm học) cho rằng:bên cạnh yếu tố đám đông thì tâm lý sợ tai bay vạ gió như: bị chửi bới, hành hung,nghỉ ngờ nếu mắt tài sản là những nguyên nhân cá nhân ngần ngại đưa ra sự hợp táctrong tình huống cần hỗ trợ.

Năng lực trợ giúp, khả năng đồng cảm của cá nhân

Theo bà Nguyễn Thị Minh (2011) lý giải những hành động mang tính nhân

văn thường gắn liền với kinh nghiệm sống, kỹ năng xử lý tình huống, cộng với sựtừng trải và đồng cảm Rất có thể họ đã từng bị mất mát người thân trong nhữngtrường hợp tương tự nên ra tay giúp đỡ mà không nề hà, do dự [38] Theo tác giảnày nơi sống và khả năng là yếu tố quan trọng trong việc cá nhân có thé giúp đỡ

người khác hay không Phải chăng cá nhân chỉ giúp đỡ khi họ có kinh nghiệm và

thâu cảm?

16

Trang 17

Nghiên cứu chuyên đề

Cuốn sách tâm lý học xã hội của tác giả KnudS Larsen và Lê Văn Hảo (2010)là công trình đầu tiên ở Việt Nam phân tích sâu sắc chỉ tiết về hành vi vị tha, ủng hộ

xã hội trên cơ sở các thực nghiệm và nghiên cứu ở nước ngoài, có những dẫn chứngtại Việt Nam Trái ngược với hành vi vi tha là hành vi vi ky, bang quan Day là

cuốn giáo trình cung cấp cho người đọc cái nhìn chung nhất và là công cụ dé lý giải

thái độ bang quan dựa trên hành vi vi tha.

Những nghiên cứu ở nước ngoài là những nguyên cứu chuyên sâu về từng

thành tố có liên quan đến việc một cá nhân không tham gia trợ giúp Hau hết các

nghiên cứu trên thế giới đều đi từ thực nghiệm để chứng minh cho một giả thuyếthọ muốn kiêm chứng Ở Việt Nam chương trình “Camera giấu kín” sản xuất bởiAVG - truyền hình An Viên, là một chương trình thực tế về hành vi của con ngườitrong tình huống khác nhau Các tình huống đều được ghi lại một cách tự nhiên vàchân thật về phản ứng của người tham gia (hành động, cử chỉ, lời nói) Tình huốngđược sắp đặt trước như một em bé bị lạc, em bé bị bắt cóc, một cụ già hoặc ngườimù cần qua đường, hay những tình huống về chứng kiến bạo lực gia đình, bạo lựchọc đường Đây là một chương trình truyền hình hay và mang tính giáo dục Nó

cho chúng ta có cái nhìn chân thực về cách ứng xử của con người Việt Nam trong

những tình huống cần sự giúp đỡ Tuy nhiên vì là một chương trình truyền hình vớimục đích tôn vinh những hành động tốt, nên chương trình mới dừng lại ở việc ghilại sự kiện và cảm xúc của người giúp đỡ mà chưa cho người xem hiểu được vì saongười ta lại có thể lạnh lùng bỏ đi trước khó khăn của người khác.

Hầu hết các nghiên cứu của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ lýluận dựa trên hiểu biết của những người nghiên cứu Mỗi tác giả đều đưa ra lập luận

sâu sắc cho những kết luận của mình nhưng mang tính riêng lẻ, chưa giúp người

đọc có cái nhìn khách quan về hiện tượng bàng quan xã hội Các nghiên cứu ở ViệtNam phan lớn cho rằng căn nguyên của hiện tượng bàng quan là do quá trình đô thị

17

Trang 18

Xuất phát từ thực tế xã hội, sự thiếu văng các nghiên cứu lý luận cũng nhưthực nghiệm ở Việt Nam về thái độ thờ ơ, bàng quan của người chứng kiến Chúngtôi tiến hành nghiên cứu dé tài: "Thái độ bàng quan của người dân với các hiệntượng xã hội" dé có những lý giải khoa học dưới góc độ của tâm lý học các yếu tốảnh hưởng đến thái độ bàng quan của cá nhân.

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm thái độ

Thái độ là khái niệm phức tạp, nội hàm của nó vẫn không có sự thong nhat

giữa các nha nghiên cứu.

Các nhà tâm lý học phương Tây và Liên Xô như: WJ Thomas, F.Znaniecki;

G.Allport, Newcome, D.N.Uznatze, V.N.Miaxisev, G.Clauss, K.K.Platono dựa trên

cơ sở nghiên cứu của minh đưa ra các định nghĩa khác nhau về thái độ Có thé tổngquát răng: Thái độ là sự phản ánh có ý thức của cá nhân được biểu hiện ra bên

ngoài thông qua hành vi và cứ chi, định hướng vào sự đánh giá hoàn cảnh chứ

không phải vào sự thích ứng [15].

Ở Việt Nam, thái độ được hiểu là dang vẻ, cách thức biểu hiện tinh cảm ra bênngoài của một người đối với một sự vật hiện tượng.

Từ điền tiếng Việt giải thích: Thái độ là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài(bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tinh cảm đối với ai hay doi

với sự vật nào đó, một van dé, một tinh hình [13, tr.877].

Thái độ là thuộc tính tâm lý cốt lõi chủ quan của nhân cách được hình thànhtrên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia vào băng hoạt động giao lưu

của mình một cách có ý thức Thái độ là yếu tố định hướng hành vi của con người.

Nghiên cứu thái độ phải xem xét trong mối quan hệ với cá nhân và xã hội, dựa

trên ba thành phần cơ ban cua thái độ là nhận thức- cảm xúc- hành vi.

Do đó có thé hiểu thdi độ là phản ứng, đánh giá của con người về một đối

tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, cảm xúc, hành vi và giữ vai

trò định hướng hành vi.

18

Trang 19

1.2.2 Khái niệm bàng quan xã hội1.2.2.1 Định nghĩa bàng quan

Bang quan: Theo từ dién tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: bàng quan là tự coi

mình là người ngoài cuộc, coi như không dính liu [13, tr55].

Những từ gần nghĩa với bang quan là: thờ ơ, lạnh nhạt, ding dung, hững hờ,vô cảm, thiếu thấu cảm, vị kỷ, không giúp đỡ.

Bàng quan xã hội: là sự thờ ơ của con người với các vân đê của xã hội như

khủng hoảng kinh tê, tệ nạn xã hội, quân sự, ngoại giao, tôn giáo, an ninh trật tự Những vân đê mang tính chât quôc gia, quôc tê, nhân loại đã hoặc đang thu hút sự

quan tâm và ảnh hưởng đên nhiêu người trong xã hội.

Bàng quan xã hội: là một hiện tượng tâm lý xã hội đề cập đến trường hợp mộtcá nhân không làm gi dé giúp đỡ người bị nạn trong trường hợp khan cấp [41].

Theo mục đích tìm hiểu của đề tài thì bàng quan xã hội được hiểu là: hiện

tượng càng nhiều người có mặt, người bị nạn càng ít nhận được sự giúp đỡ Khi

gặp trường hợp khẩn cấp, người quan sát có hành động giúp đỡ nếu có một vàihoặc không có người chứng kiến khác [41].

1.2.3 Khái niệm thái độ bàng quan xã hội (social indifferent attitude):

Chúng tôi khi tìm hiểu đề tài không chỉ quan tâm đến sự trợ giúp hợp tác trong

trường hợp khan cấp mà còn xem xét các tình huống giúp đỡ thông thường Những

hành động “tử tê” mà đôi khi chúng ta vô tình không chú ý Do đó thái độ bàng

quan xã hội được hiểu như sau:

Thái độ bàng quan xã hội là phản ứng đánh giá tiêu cực của cá nhân

(không liên quan, không trách nhiệm, không hỗ trợ) với người gặp khó khăn,

được thể hiện thông qua nhận thức, cảm xúc và hành vi bàng quan Thái độ

bàng quan xã hội của cá nhân góp phần định hướng hành động không trợ giúp

của họ.

Trái nghĩa với thái độ bang quan xã hội là thái độ quan tâm, trách nhiệm xã

hội Thái độ quan tâm, trách nhiệm xảy ra khi cá nhân thực hiện hành động một

19

Trang 20

cách tự nguyện dé giúp đỡ ai đó mà không chờ đợi được đền đáp hay trả ơn Động

cơ giúp đỡ là cơ sở cho việc xác định có vị tha nhân ái hay không.1.2.4 Phân loại thái độ bàng quan xã hội

J Mark Weber, Shirli Kopelman, và David Messick (2004) cho rằng mọi người

thường chọn những hành vi phù hợp với tình hình theo nhận thức của mình "mot

người như tôi làm gì trong một tình huống này?" Dựa trên đặc điểm của tình hình,chuẩn mực xã hội, kinh nghiệm cá nhân, mọi người có thé đánh giá một tình thế khókhăn trong xã hội dé xác định lựa chọn một trong hai phản ứng ích kỷ hay hợp tác Sự

lựa chọn ích kỷ cho kết quả tốt ngay lập tức cho cá nhân hơn là sự lựa chọn hợp tác,

nhưng kết quả lâu dài tất cả mọi người sẽ bị ảnh hưởng nếu cư xử ích kỷ (Schroeder,năm 1995) Những đặc điểm này làm cho sự lựa chọn giữa sự ích ky và hop tác trởnên khó khăn Trong mọi trường hợp, việc cá nhân theo đuổi lợi ích trước

mắt tối đa hóa lợi ích cá nhân sẽ tạo ra một sự mất mát về sau cho tập thể Nhiều khi

chúng ta lựa chọn sự từ chối hợp tác với người khác hay lờ đi trước một sự côthường ngày như không nhặt một chiếc áo treo lên dây phơi, không mở cửa giúp

một người đi đằng sau, không mang giúp người đang xách nặng, không nhường ghế

cho người già mặc kệ những gì diễn ra phía sau Những hình thức này khá phổbiến, nó không khiến chúng ta bị lên án là “vô tâm”, đơn giản là chúng ta không liên

quan, không cần thiết phải có một hành động tử tế với một người xa lạ Nhưng cókhi chúng ta thờ ơ trước một sự cố khan cấp mà sự hợp tác có thé làm ngăn chặn

hoặc giảm hậu quả có thé xảy ra của sự cố như quay mặt đi trước một vụ tai nạn, lợi

dụng sự cô để mang lại lợi ích cho bản thân hay thờ ơ đứng nhìn sự khó khăn củangười khác Chúng tôi khi tìm hiểu dé tài tạm thời phân chia thái độ bang quan theo

các khía cạnh sau.

Theo kết quả của hành động

Tránh hoặc giả như không biết sự cố cần sự trợ giúp

Đứng quan sát không giúp đỡ

Lợi dụng tình huông, sự cô mang lại lợi ích cá nhân

20

Trang 21

Theo cách thức của hoạt động

Không đưa ra những gợi ý bằng lời hoặc những cử chỉ hỗ trợ về tinh thầnmang tính trợ giúp: Cung cấp thông tin, động viên an ủi người gặp khó khăn

Không có bat kỳ hành động nào tham gia vào sự giúp đỡ1.2.5 Cơ chế hình thành thái độ bàng quan

Trên cơ sở nghiên cứu về thái độ với tư cách là một khái niệm của tâm lý họcxã hội, hai tác giả người Đức là M Vorwerg và H.Hiesh đã đưa ra 4 cơ chế hìnhthành thái độ: cơ chế bắt chước, cơ chế đồng nhất hóa, cơ chế giảng dạy và chỉ dẫn.

Theo tác giả Miller và Dollard có 4 nhóm người chính khiến người ta thích bắt

chước và dễ gây ảnh hưởng đó là: người lớn tuổi, người có địa vị xã hội hơn hắn,

người có trí tuệ hơn hắn, người thành thạo hơn trong một lĩnh vực nao đó [Dẫn theo

Bùi Đức Trọng, 15,tr.19].

Theo quan diém của chúng tôi thái độ của con người với người bi nạn bat

nguồn từ hai yếu tố chính: Các yếu tố vô thức và sự bắt chước (động cơ học tập).Các yếu tố vô thức:

Dù các cá nhân là ai, dù cách song, công việc, tính cách hay trí tuệ của ho có

thé nao đi chang nữa, việc tham gia vào dam đông đã tạo ra một dang linh hồn tập

thé, buộc họ suy nghĩ và hành động khác han lúc họ đứng riêng một mình Điều nàygiải thích rang cá nhân trong đám đông dé a dua theo hành động của người khác, batkế anh ta là người có lương tâm hay không có lương tâm Nỗi lo sợ từ vô thức trỗi

dậy cá nhân có thể nhận ra hoặc không ý thức được điều đó Người phân tích tế nhị,

quan sát thấu đáo nhất cũng chỉ có thể nhận ra một phần rất nhỏ các động cơ vôthức mà anh ta phục tùng Họ cần phải hành động theo đám đông đề được bảo vệ,

được tôn tại.

Ngoài những nguyên nhân điều khiển hành vi mà cá nhân công nhận côngkhai còn có những nguyên nhân bí mật mà cá nhân không công nhận Phần lớnnhững hành động hàng ngày của cá nhân được điều khiển bởi những động cơ bí ân

ngoài tầm quan sát của chúng ta Do vậy, theo chúng tôi thái độ bàng quan của cá

21

Trang 22

nhân bị chi phối một phần bởi các yếu tố vô thức Cái vô thức của nòi giống vượtlên hàng đầu, cái dị biệt chìm trong cái tương đồng (chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơnmục này khi lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bàng quan).

Cơ chế bắt chước:

Phần lớn việc học tập của con người xảy ra thông qua quan sát hành vi củangười khác Bất kê lời cảnh bao “hãy làm như tôi nói chứ đừng làm như tôi lam”,

các cá nhân và đặc biệt là trẻ em có xu hướng dùng hành vị của người khác làm

mẫu cho hành vi của chính mình — quá trình đồng nhất và bắt chước Miller vàDollar cho rằng việc học tập, mang tính cá nhân hoặc mang tính xã hội, đều tuân thủbốn nguyên tắc cơ bản là: động lực, sự gợi ý (kích thích), đáp ứng và phần thưởng[9] Những nguyên tắc này được Miller và Dollar cho rằng có quan hệ với nhau, có

thể hoán đổi cho nhau Do đó, một động lực có thể là sự gol ý va Sự gỢI ý có thể trở

thành một động lực hay phần thưởng; một phần thưởng có thê trở thành sự gợi ý vàbản thân động lực có thể trở thành một đáp ứng Bắt chước là một thực tế thuộc về

kinh nghiệm của con người Khi một mặt nào đó của quá trình xã hội hoá, phù hợp

với những phản ứng của người khác, trở thành một phan ứng được thưởng thì xu thébắt chước sẽ xảy ra Càng thường xuyên được thưởng thì xu thế bắt chước càng

vững chắc.

Trẻ em là lứa tuổi mà sự bắt chước diễn ra mạnh mẽ nhất, đây là cách thức dé

đứa trẻ trưởng thành trong xã hội Đứa trẻ sẽ làm theo những gi mà nó nhìn thấy.

Do đó, nếu trẻ em sinh ra trong gia đình mà bố mẹ cư xử bàng quan thờ ơ, hoặc nóchứng kiến sự hờ hững của những người xung quanh với người cần giúp đỡ thì nóhiểu răng nó cần cư xử theo cách thờ ơ để không trở nên khác biệt và được chấpnhận Nếu hành động của nó không được cha mẹ nhắc nhở, không bị trừng phạt,không khiến nó trở nên khác biệt dần dần nó trở thành điều rất thường ngày và

không tốn tâm trí suy nghĩ về sự kiện Lớn lên nó cũng sẽ trở thành một người bàng

quan như những gì nó đã biết Sự cố mà cá nhân chứng kiến không đáng lưu tâm,

họ không nhận ra mình đang thờ ơ với người khác.

22

Trang 23

Ở người lớn bắt chước người khác trong đám đông cũng là một cách hữu hiệu

dé họ tồn tại và không trở nên lập dị Trong một sự cố bat thường cá nhân có xu

hướng bắt chước cách người khác cư xử Nguyên nhân có thê họ là người đến sauchưa hiểu điều đang diễn ra, để cho mình không trở nên khác thường họ sẽ ứng xử

theo cách nhiều người làm, hoặc cá nhân không tự tin về quan điểm nhận định củamình Hơn nữa khi công nghệ thông tin trở nên phô biến, mọi người được đọc, nghenhững câu chuyện không hay về việc giúp đỡ người khác ở khắp mọi nơi, dan dantạo dựng niềm tin giúp người khác có thể bị vu oan Đồng thời một cơ chế phòng vệđược hình thành, để cho mình trở nên an toàn tốt hơn hết là không dính vào nhữnggì không liên quan và tránh tối đa nhất những gì được gọi là rắc rối.

Quá trình hình thành thái độ thờ ơ, bàng quan trong thực tế không hắn đượctách biệt theo các yếu tố đã phân tích, nó là sự tổng hòa những kinh nghiệm sốngmà cá nhân tích lũy Tùy vào những hoàn cảnh, điều kiện cụ thé mà yếu tố này hay

cơ chế khác chiếm vị trí chủ đạo trong quá trình hình thành thái độ.

1.2.6 Các tiếp cận thái độ bàng quan xã hội

Thuyết trao đổi xã hội: Con người giúp đỡ người khác sau khi cân nhắc lợi

ích và chi phi cho hành vi, người ta tìm cách dé tối đa hóa cái được với một chi phíthấp nhất (Homans 1961; Lawler & Thye, 1999) Nếu giúp đỡ ai đó thì có thể bạn

sẽ được giúp trong tương lai Điều này dựa trên nguyên tắc cùng có lợi trong mối

tương tác giữa các cá nhân, nghĩa là trao đổi mọi thứ ngang giá.

Tác giả của “lý thuyết sự công bằng” (Equity theory) J.Stacey Adans cho rằng

trong nhiều mối quan hệ khác nhau (từ thân thiết đến hời hợt) con người luôn kiểm

tra xem những gì mà ta trao có xứng với những gì mà ta nhận từ nó không [45] Khi

cá nhân ý thức được sự không công bằng như họ bị bỏ rơi, không được giúp đỡ; họsẽ có phản ứng lấy lại sự cân băng như bỏ qua tình huống cần giúp đỡ hoặc cónhững hành động “tra đũa”- một cách đền bù tâm lý.

Tiếp cận học tập, bắt chước xã hội: Hai đại điện tiêu biểu của học thuyết này

là Miller va Dollar [9, tr.16] Cá nhân đặc biệt là trẻ em có xu hướng bắt chướchành vi của người khác để tạo môi trường an toàn cho bản thân Khi ứng xử bàng

23

Trang 24

quan không bị lên án đánh giá, không bị dính vào những rắc rối thì nó dé trở thànhxu hướng được nhiều người bắt chước Theo Bandura trong lý thuyết về học tập xãhội hiện đại thì con người có xu hướng bắt chước những người nổi tiếng hoặcnhững người mà họ kính phục Do đó trong một đám đông chứng kiến sự có, cánhân nao đó có vẻ hiểu rõ thông tin, có vẻ uy tín không hỗ trợ sẽ lôi kéo nhữngngười xung quanh có thái độ giống anh ta.

Lý thuyết về sự củng cỗ: Theo Skinner củng cô làm tăng kha năng xuất hiệnmột đáp ứng, trừng phạt làm mat đi một đáp ứng không mong muốn [10, tr.103] Sựcủng cố ở cá nhân bàng quan là một hình thức của củng cố sơ cấp đó là sự thanh

thơi, không vướng bận của bản thân, không bị trừng phạt bởi dư luận, bởi pháp luật.

Do đó hành vi bàng quan được tái diễn.

Nhiều cá nhân bàng quan do từng biết có người giúp đỡ gặp phải những điềuéo le Điều này củng cô niềm tin rằng giúp người khác có thé mang họa vào thân.

Tiếp cận theo thuyết nhu cầu Maslow: Theo Maslow con người có năm nhu

cầu, chia thành hai nhóm, nhu cầu cơ bản và nhu cầu cấp cao Cá nhân cần đượcđáp ứng các nhu cầu co bản dé sống và tồn tại trước khi vươn lên các nhu cầu caohơn [10, tr.126] Cá nhân bàng quan được giải thích là giúp đỡ có thể ảnh hưởngđến các nhu cầu an toàn của bản thân, hoặc việc tránh những tỉnh huống sự kiện cần

giúp đỡ dé giảm cảm giác sợ hãi, bối rối, lo âu.

Tiếp cận theo thuyết ảnh hưởng xã hội: Muzafer Sherif (1935, 1936, 1937)

và Solomon Asch (1951, 1952, 1956) [6, tr.91] cho chúng ta thấy rằng con người có

xu hướng a dua, tuân thủ và thay đổi niềm tin, hành vi cho phù hợp với người khác.

A dua có ích khi cá nhân không đủ thông tin, không chắc chắn hoặc ở trong tình

huống chưa từng gặp, chưa an tâm Nhưng a dua làm giảm tư duy độc lập, thườngdẫn tới hành vi thiếu suy xét, cân nhắc và có thé tạo ra tâm ly đám đông Trong mộttình huống càng không chắc chắn, mơ hồ cá nhân sẽ càng hay tìm câu trả lời đúng ở

người khác Cá nhân cho rằng đánh giá của nhóm là đúng nhất, đây là điều kiện lý

tưởng tạo ra sự a dua Thậm chí có những lúc chúng ta a dua theo người khác mặc

dù biết rằng điều đó là không đúng.

24

Trang 25

Thuyết lựa chọn hop lý: George Homans, PeterBlau, JamesColeman cho

rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ dé lựa chon và sử

dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm dat được kết quả tối đa với chi phí tốithiểu Khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể, cá nhân sẽ chọn cách nào

mà họ cho là xác suất thành công và giá trị phần thưởng của hành động đó là lớnnhất [39] Việc cá nhân bàng quan có thể lý giải theo sự cân nhắc giữa lợi ích và chỉphí Họ bàng quan khi thay chi phí bỏ ra cho một hành động hop tác giúp đỡ ngườikhác lớn hơn phần thưởng mà họ nghĩ họ sẽ đạt được.

Tiếp cận gây tốn thương người khác từ giới truyền thông

Cá nhân quan sát các hành động bạo lực trên truyền hình có xu hướng chorằng thé giới chỉ dành riêng cho các hành động bạo lực Các chuyên gia cho rang

việc xem bạo lực trên các phương tiện truyền thông sẽ dẫn đến sự sẵn sàng hànhđộng gây han và sự không nhạy cảm với sự đau khổ của nạn nhân bao lực (Linz.

Donnerstein, & Penrod, 1988, Bushman & Geen, 1990) [14,tr.635] Nghiên cứu

của Gerbner va Gross (1976) cho rang nhưng người nghiện ti vi thường đánh giá thégiới bên ngoài là nơi nguy hiểm, de dọa nhiều hơn Họ nghĩ đến chuyện hiếp dâm,giết người, nghiện ma túy là thường xuyên xảy ra trong khi thực thế không nhiều

như họ tưởng tượng Vì thế họ ít giúp người khác bởi tưởng tượng của họ là mộtchuỗi tình huống "nếu thì " làm cho họ xem hành vi như thế rất rủi ro [27].

Mỗi học thuyết đưa ra đều có thể lý giải thái độ bàng quan của con người ở

những góc độ nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu này sẽ tập trung theo cách tiếp cậncủa thuyết ảnh hưởng xã hội mà cơ chế của nó là vô thức và bắt chước.

1.2.7 Cấu trúc của thái độ bàng quan

Mặc dù có nhiều cách hiểu, các định nghĩa khác nhau về thái độ, nhưng khi

bàn đến cấu trúc của thái độ thì hầu hết các nhà tâm lý học đều nhất trí với nhau ởcầu trúc 3 thành phần của thái độ là: nhận thức; xúc cảm tình cảm; hành vi và luônluôn hướng tới một đối tượng nhất định Do đó thái độ bàng quan của người dân

cũng có câu trúc tương tự.

25

Trang 26

1.2.7.1 Nhận thức của cá nhân bàng quan thé hiện ở sự nhìn nhận tiêu cực,quan điểm ích kỷ, đánh giá phiến diện, lệch lạc của cá nhân về đối tượng cần trợ

giúp nào đó Biêu hiện của nhận thức bàng quan là:

e Khong nhận ra được tình huông cân có sự giúp sức của người khác như:

quan sát sự cô, đánh giá mức độ không cân thiệt phải giúp đỡ, xem như chuyện bình

thường, người gặp nạn có thể tự lo liệu.

Niềm tin là chân lý bền vững trong mỗi cá nhân Niềm tin hình thành quan

điểm sống và cách sống Quan niệm sai lệch "sống chết mặc bay" dường như là một

cách sống, sự lựa chọn mà nhiều cá nhân cho răng phù hợp Cách sống bàng quanđã đây mỗi cá nhân ra một không gian riêng và bao bọc họ bởi một "bức tường antoàn", dạy họ tự chịu trách nhiệm về bản thân thay vì mong chờ sự trợ giúp củangười khác Vi thé cá nhân có thé quan sát nhưng không cho rang đó là tình huốngcần hợp tác, hỗ trợ Khi tỏ thái độ của mình về thực chất cá nhân đã thực hiện mộtsự đánh giá mang tính chủ quan, trên cơ sở thang giá trị của bản thân Nhiều tác giảcho rằng nguyên nhân của các hành động bang quan là sự biến đôi hệ hay đứt gãyhệ giá trị, giá trị chân chính bị lung lay và con người bị mat lòng tin.

e Nhận ra được tình huống cần trợ giúp nhưng cho rằng không cần thiết có sựhợp tác của mình, cảm thấy bản thân không có trách nhiệm (không phải là việc của

tdi, sẽ có ai đó giúp họ).

Shalom Schwarts cho rằng nếu bạn tiếp thu những nguyên tắc về trách nhiệm xã

hội, bạn sẽ xem nó như điều cần thiết trong những tình huống giúp đỡ cụ thể Mặt

khác, nếu bạn không thích hợp với những nguyên tắc này như một giá trị cá nhânquan trọng và bạn không áp dụng nó vào tình huống cụ thể, bạn sẽ cảm thấy mình

không có trách nhiệm [23, tr.487].

Trách nhiệm là một phạm trù đạo đức nó điều chỉnh hành vi con người mộtcách tự nguyện do vậy con người phải đối mặt với tòa án lương tâm của chínhmình Trách nhiệm phản ánh trình độ phát triển tư duy ý thức mỗi người Trách

nhiệm có khi là nhặt rác rơi công viên, hay bỏ rác đúng nơi quy định Trách nhiệm

cũng là nhặt giúp ai đó món đồ đánh rơi, hay giúp đỡ một người già qua đường

26

Trang 27

Tuy nhiên trách nhiệm có thé bi phủ nhận do ý thức mỗi người "đây không phải làviệc của tôi”, “người nào đó ở đây sẽ phải có trách nhiệm, rất nhiều người có mặt

tại sao tôi phải có trách nhiệm ” hoặc “cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm trong

sự co này” Nghiên cứu của John Darley và Bibb Latané (1968) chỉ ra rang, sự hiện

diện của người khác đường như ức chế cảm xúc trách nhiệm của cá nhân Cá nhânbàng quan sẽ tìm ra những lý do hợp lý để phủ nhận trách nhiệm bản thân với tình

huông sự cô và ngụy biện với tòa án lương tâm.

Ngoài ra con người còn phải chịu trách nhiệm với pháp luật: pháp luật quy

định quyền mà cá nhân được hưởng đồng thời quy định trách nhiệm mà cá nhânphải thực hiện Điều 36 luật giao thông đường bộ quy định trách nhiệm của cá nhân,cơ quan, tô chức khi xảy ra tai nạn giao thông là phải giúp đỡ, cứu chữa kịp thờingười bị nạn [60] Luật hình sự (1999) quy định tại điều 102, người nào thấy ngườikhác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà khôngcứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam

giữ [59] Đây là những quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ tính mạng

người gặp nguy hiểm Thực tế, việc xử lý người không cứu giúp còn nhiều khókhăn vi thé mà quy định nay của pháp luật đường như không hiệu qua dé thúc day

hành vi trợ giup.

1.2.7.2 Xúc cảm, tình cảm của cá nhân bàng quan là những xúc cảm tình

cảm âm tính thé hiện ở sự không quan tâm, không thích, không hài lòng, không chúý của cá nhân đến đối tượng cần trợ giúp Có những cá nhân nhận thức được đólà tình huống cần sự hợp tác của mình nhưng vẫn không “thích” làm Biểu hiện về

mặt cảm xúc của cá nhân là:

e Không thấu cảm với người gặp sự có Thấu cảm được dùng với ba nghĩakhác nhau là hiểu cảm giác của người khác, cảm nhận điều người khác cảm thấy vàphản ứng thương cảm đối với sự đau đớn của người khác Ba biểu hiện này của sựthấu cảm có thê mô tả một chuỗi ba sự kiện: tdi chú ý đến bạn, tôi có chung cảm

nhận với bạn và tôi hành động dé giúp bạn |4 tr.104] Thau cảm là món quà quý

giá mà chúng ta có thê trao cho người khác Sự thấu cảm có thể làm giảm đi hành vihung dữ Thấu cảm đối với ai đó là cần thiết dé tăng khả năng một cá nhân sẽ giúp

27

Trang 28

ích cho người khác [23, pg.483] Theo kết quả nghiên cứu của Richardson,Hammock, Smith & Gardner, (1994) sự thấu cảm bắt nguồn từ lúc chúng ta còn rất

nhỏ [3, tr.180] và đường như từ sự lây nhiễm cảm xúc Chúng ta thường cảm thấy

thấu cảm với những người trong gia đình hoặc những người thân thuộc Bởi vì sự

thân thuộc khiến chúng ta dé dang tưởng tượng những gì người khác đang cảm nhận.Phát triển khả năng đồng cảm, con người cũng phát triển động cơ tạo ra hành vi giúpđỡ một cách chọn lọc Sự đồng cảm khơi dậy lòng vi tha chân chính trong một vaitình huống (Batson, Charg, Orr và Rowland, 2002; Batson 2003).

Thiếu thấu cảm là việc cá nhân không hiểu cảm giác của người bị nạn gặpphải, không cảm thấy sự đau đớn của họ, không cho rằng đó là một tình huống cần

có sự chung tay của mình Thiếu thấu cảm có thê sinh ra vô cảm và lãnh cảm Thiếu

thấu cảm thường xảy ra với người lạ Việc không cảm nhận được nỗi đau của ngườikhác cho phép cá nhân tự dối mình dé biện minh cho tội ác [3, tr.195] Nếu nhưthấu cảm là khả năng bam sinh thì căn nguyên của thiếu thấu cảm có thé xuất pháttừ môi trường sống không được dạy và trang bị tình yêu thương, hoặc do cách sốngđộc lập tự vươn lên trong mọi hoàn cảnh Thiếu thấu cảm một phần bị ảnh hưởng từphim ảnh, những câu chuyện hiếp dâm, bạo lực thay vì những câu chuyện xúcđộng đây tình yêu thương của con người Con người trở nên quen (thích ứng) vớinhững khó khăn và không động lòng với những điều họ nhìn thấy.

e Cảm giác sợ hãi, lo âu, cảm giác này xảy ra khi cá nhân cảm thấy mìnhkhông an toàn trong một môi trường cụ thé như: một ngôi nhà, công việc, điều kiệnđược chăm sóc y tế hay đơn giản trong một tình huống hoặc mối quan hệ Theo

Masllow con người có 5 nhu cầu gốc Một số động cơ giúp đỡ vươn tới nhu cầu tinh

thần như yêu thương và được yêu thương hay nac cao hơn là được tôn trọng, đượcthé hiện thì thái độ bàng quan dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu vật chất cănbản Tìm kiếm sự thoải mái, tránh đe dọa và cảm giác bất an Theo Milgram &Hollander (1964), có những chuẩn mực rõ ràng nhân đạo giúp đỡ nạn nhân, nhưng

cũng có những nỗi sợ hãi hợp lý và bất hợp lý về những gì có thể xảy ra với mộtngười không can thiệp [37] Một số người cảm thấy sợ hãi khi chứng kiến một sự cố

bat thường như tai nạn, đánh nhau có thể họ là những người nhút nhát, hay lo sợ,

28

Trang 29

dễ xúc động "ôi rất sợ nhìn thấy máu, sợ cảnh đánh nhau" Do đó tránh xa sự cô làcách họ không phải đối mặt với sợ hãi và giảm tối đa nhất những cảm giác không

tích cực của bản thân.

Bên cạnh đó là sự lo âu về sự an toàn của bản thân Khi xã hội phát triển con

người không thé lường trước được điều gì có thé xảy ra cho hành động của mình.

Họ có thé bị thương, bị bắt vạ, lừa bịp, lây nhiễm bệnh hay nguy hiểm đến tính

1.2.7.3 Hành vi của cá nhân bàng quan là những hành động thể hiện sự thờ

ơ của cá nhân với người cần trợ giúp Hành vi bàng quan có hai dạng là: hành vi

ngầm ân và hành vi công khai Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi không cótham vọng đo những hành vi ngầm ẩn mà tập trung vào những hành vi công khai,

được bộc lộ ra bên ngoài và có thé quan sát Hành vi đặc trưng chủ yếu là:

e Hiếu kì quan sát nhưng không có hành động giúp đỡ.

e Tránh xa sự kiện cân sự giúp đỡ và coi như nó không liên quan dính líu đên

e Lợi dụng tình huống nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân (lay đô, hôi của).

Đối tượng của thái độ bàng quan là những tình huống cần trợ giúp, hợp tác

của người khác dé giảm hậu quả của sự kiện.

Nhìn chung ba thành tố này thường nhất quán với nhau, khi có thái độ bàngquan thì cá nhân sẽ có những cảm xúc và nhận thức bàng quan đề duy trì quan điểmvà xu hướng ứng xử của mình Tuy nhiên không có mối quan hệ trực tiếp một- một

giữa các thành tố.

Chúng ta có thể có những niềm tin và nhận thức phức tạp về một đối tượngnào đó, nhưng đánh giá tổng quát về đối tượng thường khá đơn giản, thích haykhông thích, đồng tình hay phản đối Cá nhân có thé dé dang thay đổi về mặt nhậnthức nhưng vẫn tiếp tục duy trì đánh giá chung của mình Đánh giá chung lại khó

thay đổi Trong tâm ly con người thái độ đóng vai trò hàng đầu trong việc đưa ra

29

Trang 30

các quyết định một cách nhanh chóng thông qua các phản ứng tự động và máy móc

[Dẫn theo Lê Văn Hảo, 3, tr.138].

Tuy nhiên trong đời sống tâm lý hàng ngày thường thấy hiện tượng thiếu nhất

quán giữa lời nói, hành động và suy nghĩ trong thái độ của một người, thậm chí mâu

thuẫn giữa thái độ và hành vi Bởi vì hành vi là kết quả của rất nhiều yếu tố cạnhtranh, trong đó áp lực tình huống là một nhân tố không thể không nhắc tới Mô hìnhtong quan “cây quyết định” do Bibb Latane và John Darley (1970), nghiên cứu khảnăng can thiệp vào các tình huống khan cấp của những người thờ ơ dưới đây cho

chúng ta cái nhìn đầy đủ về mối quan hệ phức tạp trong các thành phần của thái độ,

đồng thời những yếu tố có liên quan tới quyết định hành vi của một cá nhân.

Nghiên cứu chỉ rõ một loạt các quyết định phải được đưa ra trước khi một người

can thiệp vào tình huống khân cấp Nếu bất kỳ bước nào không xuất hiện thì ngườiquan sát sẽ không giúp đỡ Bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào có độ lớn vừa đủ cũng có

thê dân đên việc không trợ giúp của cá nhân.

-giúp đỡ Không -—| -giúp đỡ

Méi quan hé Xem viéc ThangCó „| giúp đỡ là giúp đỡ

trách nhiệm vA

cua minh Không

Thời gian a Quyết định

Trang 31

Phân tích mô hình thái độ bàng quan xã hội

Nhận thấy một cái gì đó đang xảy ra

Thái độ bàng quan hay giúp đỡ đầu tiên phải bắt đầu từ việc chú ý đến sự kiện.

Do đó yếu tô nền tang đầu tiên là đảm bảo chức năng hoạt động của các giác quan.Một trong cách thức cá nhân từ chối sự giúp đỡ là mô hình ba không: không nghe,không nhìn, không ngửi Mặt khác bản thân sự cố phải gây ra sự chú ý cho cá nhân.

Bởi thế giới đầy hấp dẫn và phức tạp có thê gây trở ngại đến sự chú ý trong các tình

huống khan cấp Cơ sở sinh lí của chú ý là phản xạ định hướng Phản xạ định hướng

xuất hiện khi có kích thích mới lạ, nếu kích thích lặp lại nhiều lần thì phản xạ sẽ bịmat Do đó tiếp xúc với các phương tiện truyền thông da dạng hoặc chứng kiếnnhiều khó khăn của người khác, sự cô trở nên quen thuộc không đáng lưu tâm Cảm

xúc tiêu cực cũng dé được xóa bỏ Cá nhân dường như không có ý thức về thái độtiêu cực của mình nữa, điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra [3, tr.141].

Hơn nữa con người có khả năng tập trung và phân phối chú ý Tác giả John

Darley va Daniel Batson (1968) cho rang áp lực thời gian ảnh hưởng đến khả năng

chú ý của cá nhân Khi thảnh thơi, không bị thúc ép cá nhân có thể chú ý và nhạycảm hơn đến sự vật hiện tượng xung quanh Tuy nhiên khi phải thực hiện một mụcđích gì đó, lợi ích của bản thân được đặt lên hàng đầu, cá nhân sẽ huy động toàn bộhoạt động tâm trí nhằm đạt mục đích đề ra Khả năng chú ý lúc này hướng vào một

đối tượng hạn hẹp, các đối tượng xung quanh dường như không ton tại, họ không

còn năng lực dé cảm nhận lời kêu gọi của người khác Dé ý thấy có chuyện gì đó

đang xảy ra như là một chức năng đánh giá tình huống, là nền tảng cho các quá

trình đăng sau diễn ra Không có chú ý không thể có thấu cảm.

Giải thích các sự kiện, nhận ra đó là một sự cố cần giúp đỡ

Chúng ta thường trông chờ người khác diễn dịch xem chuyện gì đang xảy ra.

Nhưng nếu ai cũng chờ đợi thì mọi người sẽ cho rằng chang có gi khan cấp cả.Hàng loạt câu hỏi diễn ra trong giai đoạn này Sự cố đó là một trường hợp khẩncấp? Có một người thực sự cần giúp đỡ? Hoặc những gì nhìn thấy là một cái gì đó

vô hai? Hau hêt các tình huông có sự mơ hồ ở một mức độ cao Người ta thường

31

Trang 32

không chắc chắn những gì họ đang nhìn thấy, cho dù đó là một trường hợp khẩn cấpcần sự giúp đỡ Khi chắc chắn một tình huống cần cấp cứu thì mọi người sẽ có hànhđộng cứu giúp Nhưng nếu tình huống mơ hồ, không rõ ràng thi chỉ có 30% giúp đỡ

(Clark & Wood, 1972) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.343] Thông tin rõ ràng sẽ giúp

cá nhân đưa ra quyết định có giúp hay không như: tính bất ngờ của tình huống: sựđe dọa rõ rang đối với nạn nhân; khả năng bị hại lớn hơn nếu như không có ai canthiệp; nạn nhân có thé tự bảo vệ?

Trường hợp cá nhân không phải là người chứng kiến diễn biến sự cố mà chỉđược nghe lý giải chap ghép của người xung quanh rat dé hành động theo đámđông Tôn tại những trường hợp cá nhân không giúp do đánh giá tình huống chưa

chính xác Hơn nữa trong những tình huống khan cấp thực sự, thường rất nguy hiểm

cho những người ngoài cuộc nếu can thiệp Không hành động đôi khi là một việc làmlý trí trong ý thức răng họ có thé bị thương.

Xem việc giúp đỡ là trách nhiệm của mình

Quá trình đi tìm cá nhân giúp đỡ loại bỏ dần những người vì lý do này hay lýdo khác không đưa ra sự hỗ trợ trong sự cố Giai đoạn 3 được nâng lên mức độ cao

hơn, những cá nhân giúp đỡ phải ý thức được trách nhiệm xã hội của mình Cá nhângiúp đỡ bước sang giai đoạn này là người ý thức được trách nhiệm của bản thân với

người khác và xã hội Thông thường đó là những cá nhân không ngần ngại với

những rắc rối như thủ tục của cơ quan chức năng, những hiểu lầm họ không cóthời gian dé suy nghĩ toan tính mà cảm thấy ban thân mình phải có trách nhiệm với

sự CÔ.

Người ta dễ nhận trách nhiệm giúp đỡ hơn nếu thấy mình có năng lực, hoặc

khi họ đóng vai là người nâng đỡ người khác trong xã hội.

Quyết định hình thức hỗ trợ phù hợp

Sự cố là những tình huống bat ngờ buộc phải đưa ra quyết định nhanh chóng.

Khi cá nhân không có đủ phương tiện cần thiết để giúp đỡ, họ có thé do dự, họ suy

nghĩ về những phương án khác nhau dé lựa chọn ra hình thức phù hợp Nếu giai

đoạn trước cá nhân cân xác nhận các yêu tô về lương tâm và trách nhiệm với sự cô,

32

Trang 33

thì giai đoạn này đòi hỏi cá nhân phải suy nghĩ phương án hành động Cá nhân

không giúp đỡ có thể có một loạt giải pháp được đưa ra, họ tự đánh giá không cókhả năng giúp đỡ Điều nay day cá nhân đến việc không can thiệp trong sự có, "tdibiết rằng tôi phải có trách nhiệm với tình huống nhưng tôi không thé làm gì giúp

họ" Hoặc cá nhân đang phân vân giữa các phương án lựa chọn Điều nên làm trong

hầu như tất cả các tình huống là tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách gọi 113 hoặc tìm

kiếm những người khác giúp đỡ Những cá nhân giúp đỡ trong giai đoạn này càng

chứng tỏ đó là một người có đủ sự tự tin vào bản thân, thông minh trong xử lý tình

huống, có kinh nghiệm, vốn hiểu biết xã hội nhất định dé đưa ra các phương án phù

hợp với sự cố và họ quyết định hành động.Thực hiện quyết định hành động

Dù đánh giá tình huống cần sự can thiệp, đưa ra phương án hỗ trợ hợp lý,

trong giai đoạn nay cá nhân phải trải qua một sự phân vân khác Cá nhân không

chắc chắn nếu thực hiện phương án đưa ra sẽ tốt hay làm tình huống trở nên trầmtrọng hơn? Việc đó liệu có nguy hiểm đến sự an toàn của bản thân? Sự giúp đỡthay đổi từ hình thức can thiệp gián tiếp như báo cảnh sát, đến hình thức trực tiếp

như cấp cứu hay đưa nạn nhân đến bệnh viện Sự thống nhất của quá trình nhận

thức và hành động thực tiễn một cách có đạo đức của mỗi cá nhân là một quá trình

ren luyện phan đấu dé chủ thé vượt qua được những cám dỗ vật chất nhỏ nhen, íchkỷ Điều này lý giải nhiều cá nhân bước đến giai đoạn này vẫn trở thành người

không giúp đỡ Họ ngập ngừng lo sợ, hay toan tính về cái được và cái mất cho hành

động Hình thức thực hiện sự giúp đỡ ít tốn kém sẽ có khả năng áp dụng nhiều nhất.

Mặt khác các yếu tố ngoại cảnh cũng có tác động đến quyết định thực hiện của cá

Mô hình cây quyết định về thái độ của cá nhân với người gặp khó khăn chochúng ta cái nhìn tổng quát về thái độ thờ ơ của con người Mô hình vừa mang tínhtổng quát, vừa mang tính thứ bậc quá trình một người không tham gia vào giúp đỡ.

Trong mô hình chúng ta nhận thấy mối quan hệ đan xen giữa các yêu tô nhận thức,

cảm xúc, hành vi trong từng bậc thang quyết định của cá nhân.

33

Trang 34

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bang quan xã hội

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng mang tính chủ quan

1.3.1.1 Vai xã hội của cá nhân

Con người từ khi sinh ra đã có một vị trí nhất định trong xã hội Vị trí này ứng

với dia vi của người đó trong xã hội, ứng với một địa vi sẽ có một vai trò tương

ứng Theo I.Robersons: mỗi cá nhân đóng nhiều vai xã hội khác nhau, có bao nhiêumối quan hệ thì có bấy nhiêu vai trò [19, tr.24] Vai trò xã hội của cá nhân là mongđợi của xã hội đối với cá nhân chiếm giữ một vị thế xã hội Vai trò được học tập

thông qua kinh nghiệm, sự bắt chước, chuẩn mực xã hội Tuy theo vai trò của mình

mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng Khi cánhân đóng vai trò là người trợ giúp như: bác sĩ, nhân viên công tác xã hội, công

an họ sẽ giúp đỡ nhiều hơn.

Đôi khi vì đảm nhiệm vai xã hội khiến chủ thể nảy sinh những trạng thái cảmxúc xung đột với vai Ví dụ anh ta là một bác sĩ phải cấp cứu một kẻ giết ngườiđang trong tình trạng xấu về sức khỏe Trong thâm tâm anh ta cho rằng những kẻnày đáng chết, nhưng vai trò mà anh ta đang đóng không cho phép anh ta cư xử như

vậy với kẻ giết người Điều đó gây cho anh ta cảm giác khó chịu khi giúp đỡ Do đómột số cá nhân giúp đỡ không hắn là yêu quý người nhận sự giúp đỡ, thậm chí họ có

thể cảm thấy mình đang “ban phát” lợi ích cho người nhận sự giúp đỡ.

1.3.1.2 Thiếu tự tin

Nghiên cứu của Latane, B., & Darley (1969) chỉ ra rằng những người canthiệp trong các sự cố thường là người tự tin hoặc rất dũng cảm [61, pg.244-268].

Nghiên cứu của hai tác giả Philip Pearce và Paul Amato (1980) cho thấy một trong ba

phạm vi cơ bản khiến cá nhân thường giúp đỡ là khi họ có thê “cho những gì mà họ

có” và “làm những gì họ có thể” Ung hộ tiền cho các quỹ từ thiện hoặc chia sẻ thức

ăn cho bạn bè, có nghĩa là đang đưa ra sự giúp đỡ “cho những gì mà bạn có” Ngăn

chặn một vụ đánh nhau, trả lại ví cho người bị mất là bạn đưa ra sự trợ giúp “làm

những gi bạn có thé” [23, pg.481] Một cá nhân bàng quan là cá nhân “không cho

34

Trang 35

những gì họ có" và “không làm những gì họ có thé” Điều này có thé do ban tính íchkỷ của cá nhân hoặc là sự thiếu tự tin vào khả năng của bản thân mình.

Thiếu tự tin liên quan đến thiếu năng lực Năng lực là khả năng một cá nhâncó thê làm được gì Một cá nhân bảng quan, thờ ơ trước khó khăn của người khácliên quan một phần đến năng lực trợ giúp của họ Trong trường hợp khan cấp nhiềucá nhân không biết nên làm gì, bởi đó là tình huống hoàn toàn mới Họ không đượcdạy để trợ giúp, hoặc cá nhân không thể giúp đỡ vì lý do kiến thức, sức khỏe, kỹnăng, kinh nghiệm Nhiều người không chắc chan sự giúp đỡ của mình là thực sựcần thiết bởi có thể vô tình dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và người được giúp.Những cá nhân thành thạo (có hiểu biết rộng) ở một sự cố nao đó thường tham gia

vào việc hợp tác trợ giúp người khác nhiều hơn Bởi họ biết nên làm gì và sẽ làm

được gì Do đó năng lực là điêu rât quan trọng cân được đảo tạo và nâng cao.

Sự cố cần sự trợ giúp có lúc đòi hỏi cá nhân phải được đào tạo kỹ năng trong

các trường hợp khan cấp như trong đám cháy, tai nạn trên đường, đau ốm có khichỉ cần một hành động có ý thức như nhặt chiếc phong bì rơi cạnh hòm thư, treo áolên móc phơi hay nhường ghế cho người đau yếu Năng lực một phan bị chi phốibởi tính cách Người hướng nội thường rụt rè thiếu tự tin, quá hạ thấp mình Họluôn cho rằng mình không làm được việc, không tin vào khả năng của mình vì thế

họ không bao giờ là người khởi xướng một hành động giúp đỡ Họ bỏ qua hoặc chỉ

bối rối đứng nhìn Họ sẵn sang giúp đỡ nếu có ai đó chỉ đích danh và có những hànhđộng ám chỉ rằng họ làm được việc.

1.3.1.3.Tâm trạng của người giúp đỡ

Tâm trạng có vai trò đặc biệt trong thái độ hợp tác hay bất hợp tác của cánhân Những người hạnh phúc có xu hướng giúp đỡ người khác bat kế nguồn gốcsuy nghĩ hạnh phúc bắt đầu từ đâu Thậm chí nghiên cứu của Fried & Berkowitz(1979) hay nghiên cứu của Batson (1998) cho rằng âm nhạc êm dịu và mùi thơm dễ

chịu của bánh nướng cũng làm tăng cảm giác tích cực của ta đối với người khác.

Con người luôn sống trong sự tương tác với những người xung quanh, lúc

hạnh phúc hay đau khổ chúng ta dé dé tâm trạng này lây lan sang những người xung

35

Trang 36

quanh (Isen & Simmonds, 1987) [Dan theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338] Khi hạnh phúc,

cá nhân thấy mình đồi dào năng lượng và có thé làm bat cứ điều gì để người khác

hạnh phúc Theo Salovey, Mayer & Rosenhan (1991) và Carlson, Charlin, & Miller

(1998), giúp đỡ có hai mục dich là: mang lại niềm vui cho người khác và duy trì

trạng thái cảm xúc tốt đang có của bản thân dù điều này chủ thé có ý thức được haykhông [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338] Khi không vui, cá nhân nhìn thế giới xungquanh bằng màu sắc cảm xúc tiêu cực Cảm xúc này làm giảm hiệu quả của hoạtđộng tâm trí Cảm giác mất năng lượng, mệt mỏi khiến chúng ta từ chối hợp táctrong các tình huống cần giúp đỡ Một nghiên cứu khác cho rang giúp đỡ có thê cải

thiện tâm trạng không tốt của con người và điều đó lại dẫn tới nhiều hành động giúp

đỡ Berkowitz (1987) [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.338].

Những nghiên cứu ở trên chỉ ra rằng, tâm trạng có liên quan đến hành vi giúpđỡ Nhưng tâm trang thì không kéo dai, vì thế hành vi giúp đỡ hay bàng quan củachúng ta chỉ mang tính chất nhất thời (nghiên cứu của Isen, Clark, & Schwartz,

1976) [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.338].

1.3.1.4 Đánh giá cá nhân về chỉ phí cho hành vi giúp đỡ

Theo lý thuyết trao đôi xã hội con người giúp đỡ người khác sau khi cân nhắc

lợi ích và chỉ phí cho hành vi Khi quyết định xem có giúp đỡ hay không con người thường sử ‹thể chỉ ở tiềm thức, con người tính toán so sánh chỉ phí từ bất kỳ hành vi nào [Dẫn

theo Lê Văn Hảo 2, tr.326] Nếu nhận thấy chi phí nhiều hơn cái được nhận họ sẽ

thờ ơ, bàng quan với người bị nạn Hầu hết những người hỏi đường đều nhận đượcsự giúp đỡ của người đi qua, bởi thật dé dang dé làm nó.

Nhưng trong những trường hop sự trợ giúp cần chi phí về tiền bạc, thời gian,sức lực và có thể có nguy hiểm sẽ xảy ra cá nhân thường sẽ thờ ơ, lờ đi coi nhưkhông biết Con người ích kỷ tính toán, nhưng những suy nghĩ này từ vô thức liên

quan đến bản năng sống của mỗi người Hành vi quyên tiền giúp đỡ người nghèo có

thé có nhiều mục đích bên cạnh từ thiện va mang lại lợi ích cho người khác Có thể

là cảm giác thoải mái đễ chịu, thậm chí không tính đến những hành vi giúp đỡ nhằmcó tiếng tăm, vị thế trong xã hội Tuy nhiên chúng ta không thê kết luận rằng những

36

Trang 37

hành động giúp đỡ người nghèo đều vì những tính toán lợi ích cá nhân Dù mục

đích của người giúp đỡ là gì chúng ta cũng trân trọng.

Trên đây là các yếu tố mang tính chủ quan có ảnh hưởng đến việc một cá nhân

giúp đỡ hay không giúp đỡ.

1.3.2 Ảnh hướng của các yếu tố khách quan

1.3.2.1 Quá trình đô thị hóa trên phương diện xã hội học

Đô thị hóa là mục tiêu mà xã hội hướng tới, bên cạnh việc mang lại cho con

người một cuộc sống tiện nghỉ thì cũng kéo theo hàng loạt các hệ lụy Xã hội ngàyxưa dé cao tinh thần đoàn kết “chia ngọt sẻ bùi”, "hàng xóm tối lửa tắt đèn có

nhau", nếu ai đó có lối sống bàng quan sẽ bị lên án bởi dư luận Nền kinhtế thị trường đã khiến một số cá nhân chạy theo giá tri vật chất mà coi nhẹ giá tri

tinh than Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việtkhông còn phổ biến Thay vào đó là sự toan tính, ăn xôi ở thì, chộp giật đã tàn pha

văn hóa đạo đức theo lý giải của tác giả Hà Văn Thịnh (2011) trong bài “Căn bệnh

tram kha nhất của xã hội đương đại” Tác giả Kỳ Duyên lại cho rằng: “vấn dé

không chỉ nằm ở nên kinh tế thị trường vì không ít quốc gia kinh tế thị trường phát

triển sớm nhưng xã hội vẫn 6n định, không có những chuyện dau lòng đến thé”

Quá trình đô thị hóa dẫn tới nhiều người từ các vùng khác nhau di cư đến đô

thị làm tăng số người lạ và mất đi kết nối cộng đồng bản địa Tính cố kết kém nêncá nhân không bị chi phối bởi du luận.

Phần lớn người dân đô thị không còn đất canh tác nên phải tìm những côngviệc khác nhau Mỗi người tùy từng trình độ, khả năng và yêu cầu công việc mà địađiểm, khung thời gian làm việc sinh hoạt là khác nhau Cá nhân ít có thời gian trao

đổi trò chuyện, quan tâm đến người xung quanh.

Mặt khác kinh nghiệm sống trong các thành phó thường khuyến khích cá nhân

ít quan tâm từ bỏ lẫn nhau Cá nhân có nhiều mối quan tâm và phải đối mặt với

nhiều căng thang khác han với người dân tỉnh lẻ vì thế ở thành phố người ta thường

ít phản ứng với người lạ Tiêp xúc với người khác ngoài thực tê của người thành

37

Trang 38

phố ít, họ thường đi chuyền trên các phương tiện riêng do đó họ nhìn nhận thé giớixung quanh thông qua các phương tiện truyền thông Thế giới thực tế thường nguyhiểm hơn trong nhìn nhận của họ, bởi cá nhân tưởng tượng ra những viễn cảnh

không hay cho hành động của mình [2] Hơn nữa môi trường đô thị buộc cá nhân

phải sống với vô vàn áp lực, cá nhân không thê chú ý đến tất cả các tác nhân gâykích thích Họ học cách chỉ chú ý đến những gi xảy ra có liên quan nhất và đối phó

với các tình huông quan trọng ảnh hưởng tới sự sông còn của bản thân.

Thành phố con là nơi tập hợp da dạng kiểu người có sự khác biệt về học vấn,tôn giáo, chủng tộc và nhiều yếu tố khác những biến số làm các cá nhân không

còn tương đồng Nơi nào đông đúc, người ta sẽ có nhiều cơ hội giúp nhau, cá nhân

này bỏ qua nhưng còn những cá nhân khác đằng sau Tuy nhiên mật độ dân số caoquá làm tăng tác nhân kích thích khiến con người cảm thấy căng thắng trong cáccộng đồng chật chội.

1.3.2.2 Quá trình xã hội hóa

Xã hội hóa là quá trình chúng ta tiếp nhận tri thức xã hội, học được cách suy

nghĩ, ứng xử phù hợp Trong những năm đầu của cuộc đời , gia đình là yếu tố quan

trọng nhất của quá trình xã hội hóa ˆ, đặc biệt là phong cách giáo dục của cha mẹ

Ngay từ đầu, đứa trẻ chưa phân biệt được điều gì là có giá trị và được đánh giá Nóhành động bằng cách quan sát người lớn và phản ứng của cha mẹ với thái độ của nó.

Các tac giả Chassin , Presson, & Sherman (1984); Cunningham (2001); Jessop

(1982); Rohan & Zanna (1996); Ruble & Goodnow (1998) cho rang: bố me gay anh

hưởng lên đứa trẻ theo nhiều cách khác nhau Bố mẹ làm mau, bày tỏ quan điểm vagiá trị sao cho trẻ em có thé tiếp thu_, bắt chước Bố mẹ cung cấp cho trẻ rất nhiềuthông tin từ thế giới xung quanh Do đó trẻ sẽ tỏ những thái độ tương tự như cha mẹ

của chúng [29] Nếu có mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của cha mẹ trong việc

giáo dục con biết yêu thương, đùm bọc người khác thì sự giáo dục đó không có giá

Samuel va Pearl Oliner đã tim hiểu tại sao trong Dang quốc xã Chau Au, một sốđàn ông và phụ nữ thời nguyên thủy lai sẵn sàng hy sinh mang sông dé cứu người Do

38

Trang 39

Thái Họ thấy rang hành động của những người cứu giúp được xuất phat từ phamchất cá nhân của họ, những giá trị học từ cha mẹ Hai tác giả Paul Mussen và NancyEisenberg (1977), nghiên cứu và thấy rằng những đứa trẻ mà cha mẹ làm gương về

hành vi giúp đỡ chúng sẽ giúp đỡ nhiều hơn là những đứa trẻ mà cha mẹ không làm

gương về sự giúp đỡ.

Ban chat cua đứa trẻ và sự hướng dan của người lớn

Tại trường học, đứa trẻ được học tập, vui chơi và dần dần trở thành một conngười của xã hội Đến trường, nó không chỉ học các kiến thức mà còn học cả những

qui tắc của xã hội thông qua cách thức ứng xử của thầy cô, bạn bè xung quanh Quátrình xã hội hóa làm mỗi cá nhân dần nhập tâm những giá trị, chuan mực xã hội vabiến chúng thành những giá trị chuân mực của riêng mình Hành vi của cá nhânmang tính phản chiếu, nhờ đó cá nhân hiểu được mình và phản ứng tương ứng với

những đánh giá của người khác (dù chính xác hay không), bằng sự xấu hồ, giận dữ

hay tự hảo.

Đứa trẻ có bàng quan hay không phụ thuộc vào môi trường sống Chính môi

trường đang sống ảnh hưởng nhất đến hành vi của con người chứ không phải là môitrường đã sống [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.340] Tuy nhiên ở một góc độ nhất địnhmôi trường đã sống vẫn chi phối một phan quan trọng trong thái độ của con người.Một nhóm nghiên cứu theo chiều dọc trên 32 cá nhân cho kết quả về tầm quan trọng

của môi trường đã sông Cac cá nhân lân đâu tiên được phỏng vân khi ho mới 4, 5

39

Trang 40

tuổi, sau đó được phỏng van lại 11 lần trong vòng 20 năm Giai đoạn dau tiên, những

đứa trẻ được quan sát trong khi chơi với những đứa trẻ khác Thái độ của chúng được

mã hóa cho tần số của hành động giúp đỡ như là chia sẻ đồ chơi hay đưa ra lời an ủi.

Ở giai đoạn cuối cùng, họ thu được sự đa dạng về các tiêu chuẩn của sự đồng cảm và

lòng vị tha Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng điểm số của những người tham gia vềtiêu chuẩn của lòng vị tha tương đối cân băng trong suốt một thời gian Các cá nhânđạt điểm cao về sự đồng cảm và lòng vị tha ở giai đoạn đầu thì thường tiếp tục đạtđược những điểm cao ở giai đoạn sau Nghĩa là hành vi chia sẻ ở độ tuổi non trẻ tiên

đoán được đặc điểm của lòng vị tha ở tuổi trưởng thành [23, pg.489] Do vậy nếu cá

nhân được lớn lên trong môi trường gia đình có sự giáo dục vững chắc về việc

tương trợ giúp đỡ người khác là một giá trị, thì đù ra môi trường thành thị có nhiều

điêu khiên người ta e sợ, thái độ bàng quan cũng không xảy ra.

Các tắm gương có vai trò quan trọng, bởi con người thường quan sát ngườikhác dé học cách ứng xử phù hợp Vai trò của các thành viên lớn tuổi hon trong xãhội có tác dụng xui khiến các thành viên trẻ hơn thực hiện những đáp ứng dẫn đến

sự khen thưởng, tránh những đáp ứng không được thưởng Hình mẫu mà đứa trẻ

gặp trong đời sống sẽ khiến nó bắt chước nhiều hơn những hình mẫu chiếu trong

phim hay trình bay trong sách, truyện tranh.

1.3.2.3 Áp lực thời gian của người giúp đỡ

Khi vội chúng ta có thể bỏ qua những tình huống khẩn cấp cần sự giúp đỡ.Lúc này chúng ta sẽ tập trung đến đối tượng cần thiết cho hoạt động của mình vàgiảm khả năng phân phối chú ý đến sự vật hiện tượng xung quanh Dong thời chúngta mat năng lực cảm nhận lời kêu gọi của người khác và ý thức trách nhiệm của cánhân [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.346] Trong hệ thong thứ bậc cua động co, điềumà cá nhân ưu tiên thường dành cho chính bản thân mình trước khi nghĩ đến ngườikhác đặc biệt là người lạ Khi vội, mục tiêu cá nhân chi phối toàn bộ hoạt động tâm

trí và cái tôi cá nhân trở nên có ý nghĩa, những người xung quanh sẽ kém quan

40

Ngày đăng: 10/06/2024, 03:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w