1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh: Liên hệ với tiếng Việt

225 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Trần Chi Mai

Phương thức biểu hiện

hành vi từ chôi lời cầu khiên

Luận án tiên sĩ ngôn ngữ học

Hà Nội - 2005

Trang 2

Những quy ước viết tắt của luận ánCK Cầu khiến

TPCL Thành phần cốt lõi

TPMR Thành phần mở rộng

Trong trường hợp thuật ngữ không được sử dụng nhiều, chúng tôi sẽ chú giải

viết tắt ngay từ khi thuật ngữ bắt đầu xuất hiện.

Các trích dẫn lý luận ngôn ngữ được quy định trong [ ]; các trích dẫn ngữ liệu

được quy định trong ( ).

Trang 3

Muc luc

; TrangMo dau 1

1 Tinh cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2

4 Đóng góp mới của luận án 35 Tư liệu nghiên cứu 36 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục của luận án 4

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 61.1 Hội thoại và hành vỉ ngôn ngữ 7

1.1.1 Hội thoại và các vấn đề liên quan 7

1.1.2 Hanh vi ngôn ngữ và các van đề liên quan 201.2 Đoạn thoại cầu khiến và hành vi cầu khiến 221.2.1 Đoạn thoại cầu khiến 221.2.2 Hành vi cầu khiến 23

1.2.3 Phân loại hành vi cầu khiến 251.3 Hành vi từ chối lời cầu khiến 25

1.3.1 Khái niệm về từ chối lời cầu khiến 251.3.2 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chỗi 271.3.3 Hoạt động thương lượng trong hành vi từ chối 281.3.4 Phân biệt hành vi từ chối với một số hành vi ngôn ngữ khác 331.3.5 Phân loại hành vi từ chối 391.4 Các nhân tố tác động đến hành vi từ chối 421.4.1 Nhân tố văn hoá 43

1.4.2 Tính phù hợp 431.4.3 Thói quen tư duy và thói quen trong sử dụng ngôn ngữ 45

1.5 Tiểu kết 46

Chương 2: Phương thức biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp trong

Trang 4

2.2.2 Hành vi từ chối trực tiếp chúa thành phan cốt lõi là từ phú định

2.3 Hành vi từ chối trực tiếp chứa thành phần cốt lõi và thành phần

Chương 3: Phương thức biếu hiện hanhvi từ chối gián tiếp theo quy

ước trong tiéng Anh (Liên hệ với tiêng Việt)

3.1 Đặc điểm chung của hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước3.1.1 Khái niệm về hành vi từ chối gián tiếp theo quy ưóc

3.1.2 Đặc điểm về phương thức thể hiện hành vi từ chỗi gián tiếp theo

quy ước „

-3.1.3 Phân loại hành vi từ choi gián tiếp theo quy woc

3.2 Các phương tiện biếu hiện hành vi từ chối gián tiếp theo quy ước3.2.1 Hanh vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc cầu khiến

3.2.2 Hanh vi từ chối biểu hiện thông qua cầu trúc nghỉ van

3.2.3 Hanh vi từ chối biểu hiện thông qua cấu trúc trần thuật3.3 Tiểu kết

Chương 4: Phương thức biểu hiện hanhvi từ chối gián tiếp phi quy

ước trong tiếng Anh (Liên hệ với tiếng Việt)

65697214T1798181818182838395109115117

Trang 5

4.1.3 Phân loại hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước

4.2 Các phương tiện biếu hiện hành vi từ chối gián tiếp phi quy ước4.2.1 Hanh vi từ chối biểu hiện bang lời de doa

4.2.2 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời chỉ trích, trách cứ4.2.3 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời tự vệ

4.2.4 Hanh vi từ chối biểu hiện bằng lời ngó ý cho một lựa chọn khác4.2.5 Hành vi từ chối biểu hiện bằng hình thức điều kiện

4.2.6 Hanh vi từ chối biểu hiện bằng hình thức giả định phản thực4.2.7 Hanh vi từ chối biểu hiện bằng lời hứa

4.2.8 Hành vi từ chối biểu hiện bằng lời nêu lý do

4.2.9 Hanh vi từ chối biểu hiện bằng thương lượng quyền lợi4.2.10 Hanh vi từ chối biểu hiện bằng cách thức lang tránh4.2.11 Hành vi từ chối biểu hiện bằng sử dụng ý hàm an

4.2.12 Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách thức chấp nhận - từ chối và

từ chối — chấp nhận

4.3 Tiểu kết

Chương 5: Khảo sát cách lựa chọn phương thức biểu hiện hành vi từ

chôi của người Anh và người Việt nói tiêng Anh (Trên cứ

liệu trắc nghiệm)

5.1 Khảo nghiệm cách lựa chọn phương thức biểu hiện hành vi từ chối

trên cứ liệu phiêu điêu tra

5.1.1 Phương thức biểu hiện hành vi từ chối được NS và NNS lựa chọn5.1.2 Phân tích tỉ lệ sử dung các phương thức biểu hiện hành vi từ chối

của NS và NNS5.1.3 Nhận xét

5.2 Lý giải quá trình tiếp nhận và hình thành lời đáp -từ choi của NNS5.3 Tiểu kết

Kết luận

danh mục Các công trình của tác giả liên quan đên luận án

175187189193195200

Trang 6

Tài liệu tham khảo 201

Các tác phâm dùng đề trích dẫn 210

Trang 7

Mé dau

1 Tinh cấp thiết của đề tài.

Trong những năm gần đây, nhu cầu giao tiếp giữa các cộng đồng ngôn ngữ văn hoá trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng tăng Chính sáchmở cửa, bắt tay thân thiện và hợp tác của Việt Nam theo xu thế hội nhập và phát

-triển trong khu vực và toàn thế giới đã tạo đà cho sự phát -triển ngôn ngữ theo hướng

giao tiếp liên văn hoá cùng một số ngoại ngữ khác, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữchủ yếu được sử dụng dé giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam Các hoạt độnggiao tiếp liên ngữ nói chung và giao tiếp bằng ngôn ngữ Anh — Việt nói riêng đãthúc đây quá trình nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ theo hướng giao tiếp liên ngôn ngữ- văn hoa Vì vậy, việc nghiên cứu phương thức biểu hiện các hành vi ngôn ngữ (1)trong giao tiếp liên ngữ nói chung và giao tiếp Anh — Việt nói riêng, tìm hiểu mốiliên hệ, những tương ứng và không tương ứng giữa chúng là hết sức cần thiết.

Hoạt động giao tiếp liên ngữ - liên văn hoá đòi hỏi mỗi cá nhân hiểu biếtcả chiều sâu lẫn chiều rộng về ngôn ngữ, về văn hoá dé có thé thực hiện đượcthành công mục đích giao tiếp Những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá giữatiếng Anh và tiếng Việt có thể mang lại những xung đột văn hoá hoặc cácngừng trệ giao tiếp ở mức độ khác nhau Đã có nhiều công trình nghiên cứu vềcác HVNN trong tiếng Anh và tiếng Việt ở những phương diện khác nhau nhưMột số khác biệt giao tiếp lời nói Việt-Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời

khen của Nguyễn Văn Quang (1999), Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với

tiếng Việt của Nguyễn Đăng Sửu (2002), Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ

pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiếng Việt của NgũThiện Hùng (2003), Mộ số đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá ứng xử của hành vi từchối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh) của Nguyễn Phương Chi(2004) Cùng chung một mục đích, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phương thứcbiểu hiện hành vi từ chối lời cau khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)”

VỚI mong (1) Thuật ngữ speech act được một số nhà nghiên cứu chuyên dịch khác nhau: Tác gia Dé

Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân gọi là hành vi ngôn ngữ, tác giả Diệp Quang Ban gọi là hành động nói,

Trang 8

tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi là hành động ngồn từ Chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ hành

vỉ ngôn ngữ theo tác giả Đỗ Hữu Châu và tác giả Nguyễn Đức Dân trong luận án này.

muốn góp phần vào việc nghiên cứu những cách biểu hiện khác biệt trong hoạt

động giao tiếp ngôn từ giữa hai nền ngôn ngữ - văn hoá Anh - Việt (không phân

biệt tiếng Anh-Mỹ, Anh-úc, Anh-Anh hay tiếng Anh tại một nước sử dụng nhưngôn ngữ chính thống [như Singapore] hoặc ngôn ngữ thứ hai [như ấn Ðộ]),đồng thời góp phần vào công tác giảng dạy tiếng Anh cho người Việt tại Việt

Nam và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng giao tiếp liên văn hoá.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Luận án chỉ nghiên cứu về HVTC lời CK ở góc độ cấu trúc - ngữ nghĩa - ngữdụng, ở bình diện giao tiếp ngôn ngữ Phạm vi đối tượng nghiên cứu là các phát

ngôn TC thuộc lượt lời thứ 2 của đoạn thoại CK Chúng tôi không khảo sát các phát

ngôn TC là lời đáp thuộc hành vi hỏi, khen, chê, đánh giá hay các HVTC phi lời

nói như lắc đầu, nhún vai, xua tay v.v , hoặc TC bằng thư, băng điện tín mặc dùtrong thực tế, các hành vi này được sử dụng rất nhiều và đóng vai trò tích cực tronggiao tiếp.

Phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận án này khác với luận án của

Nguyễn Phuong Chi (bảo vệ năm 2004 tại Viện Ngôn ngữ học) ở chỗ:

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các phương thức biểu hiện HVTClời CK trong tiếng Anh băng phương tiện ngôn ngữ (có liên hệ với tiếng Việt), tìm

hiểu cách lựa chọn phương thức biểu hiện HVTC lời CK của NS và NNS, nêu nhận

xét dé đề xuất một vài ý kiến góp phần vào công tác giảng day.

- Luận án của Nguyễn Phương Chi tập trung nghiên cứu các HVNN nói

chung được sử dụng đề đạt đích giao tiếp là TC trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với

HVTC trong tiếng Anh và các HVNN cụ thể khác trong tiếng Việt) trên phươngdiện chiến lược ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá của loại HVNN này.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án.

- Nghiên cứu TC với tư cách là hành vi đáp lời, là lượt lời thứ hai trong

hội thoại, luận án trước hết có mục đích nghiên cứu và xác định các phươngthức, các phương tiện biểu hiện HVTC lời CK, phân biệt HVTC với một số

hành vi khác.

Trang 9

- Đối chiếu các phương thức biểu hiện HVTC lời CK trong tiếng Anh vàtiếng Việt, chỉ ra nét tương đồng và khác biệt (những tương ứng và phi tương

ứng) giữa hai thứ tiếng.

- Trong chừng mực có thể, nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến HVTC

lời CK trong hai ngôn ngữ.

- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số lưu ý trong giao tiếp Anh - Việt

nhằm tránh các xung đột văn hoá và một số nhận xét về việc sử dụng HVTCtrong giao tiếp giữa NS và NNS.

4 Đóng góp mới của luận án.

Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác

biệt của cùng một HVTC lời CK trong tiếng Anh - tiếng Việt ở cả hai mặt hình

thức tô chức và ngữ nghĩa - ngữ dụng, bước đầu giải thích những tương đồng,

khác biệt đó từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá.

Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi mong muốn góp phan nghiên cứu sâu hơn vềgiao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ văn hoá và giao thoa văn hoá thuộc phạm vi HVTC.Những kết quả nghiên cứu sẽ có tác dụng tích cực trong việc dạy và học ngoại ngữ

theo HVNN, đồng thời trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần tăng sự hiểu biết về

văn hoá ngôn từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

5 Tư liệu nghiên cứu.

Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn:

b Những đoạn thoại tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày có chứa các

phát ngôn TC lời CK theo quan sát cá nhân.c Phỏng vân, điêu tra:

Trang 10

- Tiến hành khảo sát với các nghiệm thể là sinh viên khoa tiếng Anh - Viện

Đại học Mở Hà Nội, sinh viên khoa Kinh tế Đối ngoại - Trường Đại học Ngoạithương Hà Nội, cư dân Anh đang sống và làm việc tại Luân Đôn, sinh viên Việt

Nam đang học đại học vả sau đại học tại Luân Đôn.

Quy trình tiến hành khảo sát:

- Nêu 05 lời CK và phát phiếu khảo sát để các nghiệm thể điền lời TCtheo ý muốn của họ.

- Nêu tình huống và tiễn hành thu băng khi các nghiệm thể đối thoại (vớinghiệm thé là sinh viên Việt Nam đang theo học tại Luân Đôn - NNS và nghiệmthể là NS), sau đó bóc tách và diễn đạt các phát ngôn thu được bằng ký tự trêngiấy dé khảo sát.

6 Phương pháp nghiên cứu.

Dé làm sáng tỏ các phương thức biểu hiện HVTC lời CK trong tiếngAnh và phần nào chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa HVTC lời CK trongtiếng Anh và tiếng Việt (lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc và tiếng Việt làm

ngôn ngữ đích), luận án sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích

định tính, phương pháp điều tra và phỏng vấn, phương pháp thống kê và lập

bảng biểu, phương pháp đối chiếu Cụ thể là:

- Từ tư liệu thu được, chúng tôi phân tích hội thoại dé tìm ra nét nghĩa ồn

định nhất, phân loại và miêu tả các phương thức và phương tiện biểu hiệnHVTC lời CK trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), khảo sát và thống kê cácmô hình, biến thể (biến thể tình huống) mang tính hoạt động biểu hiện loại

HVNN này.

- Chúng tôi sử dụng các kết quả đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, sosánh nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt, tương ứng và phi tương ứngcủa HVTC lời CK giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt trên bình diện cấu trúc ngữnghĩa và các nghĩa chuyên dịch.

- Với phiếu điều tra và băng ghi âm thu được, chúng tôi lập bảng biểu vàkhảo sát các phương tiện biểu hiện HVTC của NS và NNS qua tình huống cho

trước Từ đó tìm ra sự khác biệt trong cách chọn lựa và sử dụng phương thức

TC cua NS và NNS.

Trang 12

Chương 1

Cơ sở lý thuyết

Việc nghiên cứu các HVNN trong hoạt động giao tiếp của loài người được

các nhà ngôn ngữ học bắt đầu chú ý khoảng những năm 80 của thế kỷ trước

(J.Rubin-1983, G.Leech-1983, S.C.Levinson-1983, S.Blum-Kulka-1986,

H.Kijio-1987, S.Gass-1997, C.Kramsch-2001 ) Cac nha khoa học nghiên cứu HVNN nhằmgiải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu dé làm sáng tỏ các đặc điểm phố quát trong giao tiếp ngôn từ ởbình diện dụng học thuộc các phạm trù khác nhau như lịch sự, giới, quyền lực và cácquan hệ xã hội , mối liên hệ giữa cau trúc bề mặt và cau trúc bề sâu, quan hệ giữacác tầng nghĩa của cấu trúc, cung cấp các hình mẫu phân tích giao tiếp hội thoại cho

ngôn ngữ nói chung.v.v

- Phân tích hàm ý ngôn từ được bộc lộ qua các cách diễn đạt khác nhau về

hình thức.

- Tìm ra bản chất của sự khác biệt văn hoá trong giao tiếp giữa các ngôn ngữ.

Những nghiên cứu này không chỉ giới hạn trong phạm vi một ngôn ngữ ma

mở rộng bằng việc đối chiếu HVNN ở các ngôn ngữ khác nhau, các nền văn hoá

khác nhau và ở các cộng đồng người khác nhau Nhìn chung các nghiên cứu vềHVNN đều tập trung vào các van dé sau đây:

1 Thực tế sử dụng HVNN ở một ngôn ngữ cụ thể (như Gender andconversation interaction - Giới và giao tiếp hội thoại của D.Tannen [1993] )

2 Thực tế sử dụng một HVNN cụ thé ở các ngôn ngữ khác nhau (như Oral

refusals of invitation and requests in English and Japanese - Cách nói lời từ chối lời

mời và thỉnh câu trong tiếng Anh và tiếng Nhật của H.Kijio [1987] )

3 Sự sản sinh ra một HVNN khi chủ thé phát ngôn là NNS (như Non-native /

native conversation: A model for negotiation of meaning - Hội thoại giữa người nói

Trang 13

phi bản ngữ và người nói bản ngữ: Một mô hình thương lượng về ý nghĩa của

Varonis, Evangeline và S.Gass [1985a] )

Các nghiên cứu cũng tập trung vào phân tích HVNN cua cá nhân dựa vào

một số đặc trưng (như đề phòng, các hoạt động khuyến khích, các hoạt động suynghĩ ) ở các mức độ khác nhau, và liên hệ với sự biểu hiện bằng lời, đặc biệt cácnhà nghiên cứu lưu ý đến tính tự nhiên, cách truyền đạt, văn phong của những hoạt

động này.

Vấn dé cơ bản là cần cụ thé hoá thực tế các hoạt động ngôn ngữ theo mụcđích và phong cách sử dụng, chỉ ra được các phương thức biểu hiện một HVNNcùng ảnh hưởng của các nhân t6 xã hội đối với một HVNN nói chung và HVTC nóiriêng Trong luận án này, chúng tôi đặt vẫn đề khảo sát cách ứng xử của mọi ngườikhi họ TC một lời CK (như một yêu cầu, một lời đề nghị hay một lời mời ) như thếnào với mong muốn tìm ra được phương thức chung biểu hiện HVTC, cụ thé hoáhoạt động đối với loại HVNN này dé từ đó có thé đưa ra nhận xét về cách ứng xử,vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp và năng lực thực tế của những người tham giacuộc thoại Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu dé tài, đưới đây, chúng tôi sẽ điểmqua một số van dé cơ bản liên quan đến hội thoại và HVNN nói chung và HVTC nói

1.1 Hội thoại và hành vi ngôn ngữ

1.1.1 Hội thoại và các van đề liên quan

1.1.1.1 Khái niệm hội thoại

“Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người.” (V.I.Lênin)

Giao tiếp bằng ngôn ngữ có nhiều hình thức: giao tiếp một chiều (độc thoại), giaotiếp hai chiều hoặc nhiều hơn (hội thoại) Giao tiếp hai chiều là hoạt động cơ bảnnhất, phố biến nhất của con người Giao tiếp hai chiều gồm một người nói, mộtngười nghe và phản hồi trở lại Giao tiếp hai chiều này được gọi là hội thoại Một

người nói với chính bản thân mình không gọi là hội thoại Hội thoại là một hoạt

động xã hội Trong cuộc thoại, khi hoạt động phản hồi nảy sinh, vai trò của haingười tham gia cuộc thoại đã thay đổi Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở

thành bên nghe mà G.Yule [137] gọi là ương tác (interaction) Thuật ngữ tương tac

ứng với nhiêu kiêu tiép xúc và trao đôi trong xã hội tuỳ vào bôi cảnh giao tiép.

Trang 14

Nhưng cấu trúc cơ bản của cuộc thoại sẽ là anh nói — tôi nói — anh nói — tôi nói màchúng ta đã sử dụng một cách rất quen thuộc Tương tác nhị phân liên tục này cũng

phản ánh quy trình giao tiếp ngôn ngữ nói chung theo mô hình:

Noi _, Nghe

(Phuong tiện ngôn net „(Phương tiện ngôn ngữ)

Và như vậy, hội thoại là một sự nỗ lực hợp tác giữa các bên tham thoại Hội

thoại cũng có thể có ba bên hoặc nhiều hơn Tuy nhiên hội thoại gồm hai bên làquan trọng nhất Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến hội thoại haibên (đối thoại).

Theo Wardhaugh [134, 60], hội thoại là một hoạt động mang tinh điều chỉnh

(tuned activity) Hoạt động này kéo theo một thoả hiệp (trade-off) giữa lợi ích

chung và quyên lợi cá nhân Những người tham thoại buộc phải tuân theo hoạt độngnày Nếu bạn là một trong hai người tham thoại mà không cung cấp lời đáp, thôngtin phản hồi hoặc không bày tỏ thái độ khuyến khích, động viên thì bạn sẽ nhậnđược sự đáp lại miễn cưỡng (reluctant) Người tham gia cuộc thoại phải chuẩn bịthật tốt những gi cần thiết dé đôi lại điều mà mình mong muốn nhận được Có nghĩa

là bạn biểu lộ sự nhiệt tình với đối tác bao nhiêu thì ban sẽ nhận được được sự nhiệt

tình tương ứng Nhưng đôi khi cuộc thoại sẽ trở nên khó chịu (burdensome) bởi

người tham thoại cảm thấy mình không nhận được gì khi anh ta đã cố gắng duy trìvà làm tất cả cho cuộc thoại đạt kết quả tốt đẹp Khi ay, cuộc thoại với anh ta là một

sự lãng phí thời gian (a waste of time), vô ich (frustrating), khó chịu (exasperating),

bực minh (maddening) và nhiều điều tương tự.

Có rất nhiều yếu tô liên quan đến hội thoại Theo GS Đỗ Hữu Châu (2001),các cuộc thoại có thé khác nhau ở nhiều khía cạnh: như thời gian, không gian, nơichốn; số lượng người tham gia; về cương vi tư cách của người tham gia cuộc thoại;về tính chất cuộc thoại; về VỊ thế giao tiếp; về tính có đích hay không có đích, tính

hình thức hay không hình thức; về ngữ điệu hay động tác kèm lời.v.v Những yếutố này không tách rời nhau mà liên kết nhau, tạo thành một khối thống nhất hữuquan trong hội thoại, chi phối và điều hoà cuộc thoại dé đạt đến đích cuối cùng củamỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định.

Trang 15

1.1.1.2 Các quy tắc hội thoại.

Hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định Cái bị chỉ phối bởi quy tắccủa hội thoại có thể là những nghi thức của hội thoại Ban về quy tắc hội thoại, tácgiả Orecchioni chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm:

- Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời.

- Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.

- Những quy tắc chỉ phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.

[Dẫn theo 8, 225]

Luân phiên lượt lời là nguyên tắc của sự tương tác qua lại trong hội thoại.Trong cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không nói đồng thời Người nói luânphiên nhau và đó là lượt lời (turn) Sẽ không có lượt lời nếu nhiều người nói cùngmột lúc Như vậy, vai nói sẽ thường xuyên thay đổi, trật tự của những người nóikhông cổ định mà luôn thay đổi Đồng thời lượt lời thứ nhất có chức năng địnhhướng cho lượt lời thứ hai Khi nói một điều, người ta dự đoán, chờ đợi một điềukhác sẽ xảy ra Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau, liên kết chặt chẽ

với nhau Hội thoại là một hình thức hoạt động xã hội nên theo G.Yule [137], lượt

lời hoạt động theo một hệ thống điều hành cục bộ (2) (local management system)

được hiểu theo lỗi quy ước giữa thành viên trong một nhóm xã hội Đây thực chat làquyước nắm giữ lượt lời, giữ hoặc trao lượt lời cho người đối thoại một cách uyên

chuyên Kiểm soát quyền được nói, chủ động nắm giữ đề tài và lượt lời là một quyềnlực đáng kế trong hội thoại, có thé chi phối cuộc thoại.

Về quy tắc chi phối hội thoại, theo GS Nguyễn Đức Dân (1998), những phát

ngôn trong một lượt lời là những hành vi hội thoại Sự liên kết giữa hai lượt lời là sựliên kết giữa hành vi dẫn nhập và hành vi hồi đáp Trong hội thoại, HVNN gây ranhững dạng HVNN nhất định Rất nhiều loại phát ngôn trong hội thoại đòi hỏi phảicó sự hồi đáp riêng biệt như: hành vi chào yêu cầu một một lời chảo trở lại; hành vi

hỏi yêu cầu có câu trả lời; hành vi đề nghị cần một phản hồi (chấp nhận/TC); hành vi

cảm ơn cần một yêu cầu đáp lời Wardhaugh [134] gọi các HVNN nay là điềumuốn nói (uptakes) Một HVNN xuất hiện có thể được tiếp nhận tích cực hoặc tiếpnhận tiêu cực, chấp nhận hoặc TC Tat nhiên người tham thoại cũng có thé lờ đi mà

không có một biểu đạt ngôn ngữ nào Với những HVNN đòi hỏi thông tin phản hồi,

Trang 16

Wardhaugh cho rằng, người tham thoại có quyền lựa chọn cách thức hồi đáp khác

nhau: hoặc tuân theo (comply), hoặc từ chối (refuse), hoặc đơn giản là lờ di (ignore)những gi người ta nói với mình Nhung dù tuân theo hành vi dẫn nhập, TC hay lờ đi,

người tham thoại vẫn phải có chiến lược giao tiếp và phương tiện biểu đạt tronghành vi hồi đáp của mình Một số khuôn mẫu về hình thức biểu hiện các hành vi này

đã được định san cho người tham thoại lựa chọn Nhưng trong hội thoại, sự liên kết

hành vi tại lời chỉ có giá trị trên bề mặt phát ngôn Sự liên kết các hiệu lực tại lời của

2) Thuật ngữ của GS Diệp Quang Ban

HVNN mới có giá trị đích thực Có nhiều hình thức biểu đạt ngôn ngữ cùng đem lạimột hiệu lực tại lời Như vậy, việc lựa chọn hình thức ngôn ngữ cụ thé dé biểu hiệnmột HVNN dẫn đến hiệu lực tại lời là rất quan trọng Điều này quyết định hiệu quảtrong giao tiếp Ví dụ:

(L1) - Chiều đi học về nau cơm cho em ăn trước, con nhé.

TC 1: - Con không nấu được đâu Chiều nay con phải hoàn thành đồ án rồi (TCTT)TC 2: - 7hồi mà, mẹ Chiều nay con phải hoàn thành đồ án rồi (TCTT nhưng cóphần giảm thiểu độ đứt khoát.)

TC 3: - Me giúp con với Chiều nay con phải hoàn thành đồ án rồi.(TCGT bang lời

Những quy ước mang tính nghi thức này được quy định theo một trình tự chặt chẽ

với những hành vi cụ thể mà mỗi bên tham gia cuộc thoại cần tuân theo ở mỗi loại

hội thoại xác định.

Quan hệ cá nhân giữa những người tham thoại cũng có tầm quan trọng đặcbiệt trong tương tác hội thoại Đó là những nhân tố sẵn có trước cuộc tương tác do

Trang 17

chúng nằm ngoài tương tác Chúng liên quan tới quan hệ thân - sơ, quan hệ vị thế xãhội, tuổi tác, quyền lực và được thé hiện rất khác nhau ở từng cộng đồng người.

Theo GS Nguyễn Duc Dân (1998), quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ:

- Quan hệ ngang (hay còn gọi là quan hệ thân-so).

- Quan hệ đọc (hay còn gọi là quan hệ vị thé).

a Quan hệ ngang :

Quan hệ ngang chỉ rõ mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa nhữngngười tham gia giao tiếp Mối quan hệ này có thé thay đôi và điều chỉnh trong quátrình hội thoại, từ sơ đến thân hoặc ngược lại Hình thức có thể đối xứng, hoặc phiđối xứng Có nhiều dau hiệu thé hiện quan hệ ngang: dấu hiệu bằng lời, dau hiệu cử

chỉ điệu bộ hoặc dấu hiệu kèm lời Người nói có nhiều công cụ dé lựa chọn khi

muốn thê hiện quan hệ này một cách thích hợp.

Những dấu hiệu bằng lời như hệ thống đại từ xưng hô, từ dùng thưa gửi,cách sử dụng từ tình thái mang sắc thái quan hệ cá nhân rất rõ ràng Trong tiếngAnh, các ngôi xưng hô đơn giản hơn trong tiếng Việt, có thê chỉ là cặp từ phản ánhquan hệ You/I (Anh/Tôi) giữa hai người tham gia đối thoại Ngược lại hệ thống từxưng hô trong tiếng Việt rất phong phú như sắc thái của từ tự xưng: /ôi - fớ - tao -

mình ông đây , hay cách gọi người đối thoại trực tiếp là ông (bà) anh (chi) ngài - cậu - mày chỉ rất rõ mỗi quan hệ thân - sơ, trọng - khinh giữa những người

-tham gia cuộc thoại Cách gọi tên tục, biệt hiệu hay đầy đủ họ tên, thậm chí nóitrống ngôi nhân xưng cũng thé hiện rõ quan hệ này Việc dùng đúng từ xưng hô théhiện vốn văn hoá, sự hiểu biết, tính lịch thiệp, mức độ tôn trọng đối với người nghe.

b Quan hệ dọc:

Đây là quan hệ tôn ti trong xã hội, tạo thành các vi thế trên dưới trong giaotiếp Quan hệ này được đặc trưng bằng yêu tố quyền lực Quan hệ vi thé có tính chattương đối và phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như cương vị xã hội, giới tính,tuổi tác Những yếu tố khách quan này tạo các vị thế khác nhau tuỳ theo quan niệmtruyền thống văn hoá của mỗi cộng đồng người Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệvị thế: băng lời, bằng cử chỉ hoặc điệu bộ Hầu như mọi yếu tố trong hội thoại đều

thê hiện quan hệ vị thế Những dấu hiệu băng lời, tương tự như ở quan hệ ngang, hệthống từ xưng hô, hệ thống đại từ, nghi thức xưng hô đều thể hiện quan hệ vi thế,

Trang 18

và điều này cũng rất khác nhau ở từng cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá Cách tổ chứccác lượt lời về phương diện số lượng và chất lượng, cách tổ chức cuộc thoại (ai mởthoại, ai hồi đáp hay kết thúc ), các HVNN và hành vi hội thoại cũng như sự thể

hiện phép lịch sự, những từ tinh thái, từ đi kèm HVNN đều thé hiện quan hệ vi thé.Những vị thế này đã được ngôn từ hoá thành từ ngữ và cấu trúc ngôn ngữ

Ngoài những đặc điểm trên, dấu hiệu cử chỉ và dấu hiệu kèm lời như tư thế,

âm lực và âm lượng, không gian giao tiếp, hình thức trang phục trong giao tiếpcũng phản ánh quan hệ vị thế Người tham gia giao tiếp cần hiểu và năm bắt nhữngquan niệm về vị thế giữa các dân tộc, giữa các nền văn hoá dé tránh những những

hành vi ứng xử không đáng có Trong quá trình hội thoại, các nhân vật luôn tác động

qua lại lẫn nhau, nắm bắt thông tin từ mỗi bên giao tiếp để có những điều chỉnh kịpthời, phù hợp với đích của cuộc thoại và mang lại hiệu quả giao tiếp thích hợp.

Liên quan đến mối quan hệ giữa những người tham thoại, chúng tôi khôngthé không nhắc đến quan hệ quyền lực (power) và quan hệ hoà đồng (solidarity) màthực chất là quan hệ dọc và quan hệ ngang theo quan niệm của Brown và Levinson.Theo Tannen [122], quan hệ quyền lực và quan hệ hoà đồng là vẫn đề cơ bản củahội thoại Quyền lực và hoà đồng có ảnh hưởng nhiều đến lời nói trong hội thoại,

đặc biệt với HVTC Quyền lực gắn liền với cách sử dụng từ xưng hô Hệ thống đại

từ nhân xưng trong tiếng Việt, như đã trình bày ở trên, thé hiện quyền lực của ngườitham thoại Còn trong tiếng Anh, cách sử dụng tên dau (first name) hay tước vị đikèm tên họ (tittle-last name) hướng tới người đối thoại đã ấn định thái độ giao tiếp

của người nói Một tước vị kèm theo tên họ chỉ rõ quyền lực của người đó với người

đối thoại trong cuộc thoại (vi du: bác sĩ [như Dr Smith] với bệnh nhân, giáo sư [nhưProfessor Green] với sinh viên, giám đốc [như Director Scott] với nhân viên ).

Còn sử dụng tên đầu trong giao tiếp lại thể hiện tính hoà đồng giữa những ngườitham thoại Quyền lực chi phối mối quan hệ không tương đương, nơi có một ngườilà cấp dưới, chịu sự chi phối của người kia và một người là cấp trên, có quyền điềukhiến đối tượng còn lại Còn hoà đồng chi phối mối quan hệ tương đương được môtả như một sự bình đăng xã hội (social equality) và những gì tương tự Tannen cho

rằng, quan hệ quyền lực và quan hệ hoà đồng chứa đầy mâu thuẫn Có nghĩa là,quyên lực và hoà đồng dường như đối lập nhau, nhưng ảnh hưởng lẫn nhau Quan hệ

Trang 19

quyền lực sẽ kéo theo quan hệ hoà đồng và ngược lại Bất cứ hình thức hoà đồngnào cũng cần có quyên lực dé giới han sự tự do và những nhu cầu giống nhau Vàbất cứ hình thức quyền lực nào cũng kéo theo quan hệ hoà đồng băng mối liên hệ

giữa các cá nhân Và dé làm được như vậy, người tham thoại phải tuân theo một sỐnguyên tắc hội thoại được xem xét dưới đây.

1.1.1.3 Nguyên tắc hội thoại.

1 Nguyên tắc cộng tác hội thoại.

Theo P.Grice, nguyên tắc cộng tác trong hội thoại làm cho "cuộc hội thoại

được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi"

[21-130] Nguyên tắc cộng tác này có hiệu quả đặc biệt với cả người nói và người nghe.Khi nói, người tham thoại phải quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác theo

phương châm nhất định.

Nguyên tắc cộng tác có vai trò trung tâm trong lý thuyết hội thoại Hai bêntham gia giao tiếp cùng có gắng dé đối tác của mình hưởng ứng, phát triển cuộcthoại Nguyên tắc này gồm các phương châm: lượng, chất, quan hệ và cách thức[137] Tuy nhiên, thực tế giao tiếp đã nảy sinh những tình huống vi phạm nguyêntắc cộng tác hội thoại do sự khác biệt về trình độ, về văn hoá, về kinh nghiệm ngôn

ngữ và vốn hiểu biết cuộc sống dù một bên tham gia cuộc thoại vẫn cố gắng tuântheo nguyên tắc cộng tác Chúng ta phải căn cứ vào ngữ cảnh, gắn phát ngôn với

hoàn cảnh giao tiếp và mối quan hệ liên nhân để nhận rõ những vi phạm nguyên tắccộng tác Trong hội thoại, những nền văn hoá khác nhau quy ước những nghỉ thức

giao tiếp khác nhau Nói khác đi, nguyên tắc cộng tác thay đổi theo chiều sâu vănhoá của từng cộng đồng ngôn ngữ Khi bắt đầu nói chuyện, phần lớn những người

tham thoại đều cho rằng ho đang đảm nhận (undertake) nhiệm vụ duy tri cuộc thoại.Bởi vậy, nếu họ không muốn tiếp tục cuộc thoại, họ sẽ phải tìm cách thực hiện điềuđó một cách lịch thiệp Kết thúc cuộc thoại là một vẫn đề nhạy cảm Một người thamthoại không thé bị người khác tuỳ tiện (arbitrarily) áp đặt cắt đứt cuộc thoại, màphải được thương lượng (negotiate) bằng những hình thức khác nhau, ít nhất là mộtlời xin lỗi Theo Wardhaugh [134, 49], nếu bạn là người phá vỡ cuộc thoại, bạn phải

tạo ra một cử chỉ hoặc thái độ (gesture) đem lại sự hài lòng cho người đối thoại.

Thái độ trong giao tiếp chỉ ra tinh thần cộng tác của người tham thoại Thái độ cộng

Trang 20

tác cũng chính là thái độ chia xẻ Một người không thể độc quyền chiếm giữ cuộc

thoại mà phải cho và tạo cơ hội dé người kia cùng tham gia cuộc thoại với minh,thậm chí cả khi người kia TC cơ hội đó Liên tục ngắt lời người đối thoại là mộtcách phủ nhận quyền được nói của anh ta.

Những người trọng tinh thần cộng tác trong hội thoại có xu hướng kết hợp

nhau khi giải quyết các vấn đề Tốc độ nói, kiểu loại từ sử dụng, cấu trúc ngữ pháp

và những trọng tâm cơ bản mà những người tham thoại cùng chọn dé giải quyết đềtài biểu đạt trách nhiệm và sự nhiệt tình cũng như sự thông cảm, hiểu biết giữa cácthành viên của cuộc thoại Khi cuộc thoại hoạt động thiếu đồng bộ (synchrony),(thiếu những yếu tố nêu trên - TCM), một loạt các van dé sẽ nảy sinh như: phươngngữ khác nhau, cách biéu dat thông tin và đề nghị - hồi đáp (chấp nhận/TC) khácnhau, sự thiếu thiện cảm và cái tôi trong mỗi con người quá lớn v.v sẽ làm cho mỗithành viên của cuộc thoại cảm thấy không hài lòng, và mỗi người tham thoại đều tinrằng đối tác gây khó khăn cho mình, không có tinh thần hợp tác Nguy cơ phá vỡcuộc thoại là một điều tất yếu Tình trạng này thường xảy với những thành viêntham thoại có nguồn gốc dân tộc khác nhau, có vốn tri thức nền khác nhau, sinhsống và tiếp nhận chương trình giáo dục cơ bản trong những xã hội có sự khác biệtlớn Trong những tình huống như vậy, cuộc thoại trở nên rời rac (disjointed), khó cóthé duy trì và đôi khi khiến những người tham thoại trở nên đối đầu (confrontation).

Tất nhiên, sự đối đầu đối lập với cộng tác Khi một người tham thoại tỏ ra đốiđầu với đối tác, anh ta tỏ ra thiếu tin tưởng, thậm chí công kích người kia Anh ta,

người tỏ ra đối đầu với người kia, khang định minh đúng, mong muốn điều mìnhyêu cầu phải được đáp ứng Nhưng theo quan sát của chúng tôi, phần lớn những

người tham thoại hiếm khi đối đầu trực tiếp, bởi lẽ hình thức giao tiếp này thô ráp,khó có thể chấp nhận dễ dàng Một thực tế là trong hội thoại, người nói luôn cố gắngtránh nói những điều không hai lòng về nhau, đặc biệt khi TC Và nếu không thétránh được, người nói sẽ lựa chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng (milder) với nhữngphương tiện tế nhị, khôn khéo (subtle) dé thể hiện thái độ cộng tác của mình tronghội thoại Hội thoại là một hoạt động giao tiếp xã hội luôn được điều chỉnh trong quá

trình thực hiện, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn hảo và thành công.

2 Nguyên tắc lịch sự.

Trang 21

"Có thé xem xét lịch sự như là một khái niệm cố định, như trong khái niệm"

hành vi xã hội lịch sự "hay nghi thức xã giao, bên trong một nền văn hoá" [69-118].Có rất nhiều nhà ngôn ngữ như P.Brown và S.Levinson, G.N.Leech, G.Kasper, R.Scollon và S.B.K Scollon, D.Tannen, A Wierzbicka nghiên cứu về lĩnh vực lịch sự

lich sự đã trở thành mối quan tâm lớn của ngữ dụng học

Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ thê hiện rõ nhất trong các cuộc thoại quythức (formal) và cuộc thoại phi quy thức (informal) Muốn cuộc thoại thành công,mỗi bên tham thoại cần tuân thủ không chỉ nguyên tắc cộng tác (cooperativeprinciple) đã trình bày, mà còn phải tuân thủ nguyên tắc lịch sự (principle of

politeness) Những nguyên tắc này có tác động tới cuộc thoại, làm rõ hàm ý mà

người nói thể hiện trong mỗi lượt lời với hình thức ngôn từ và cấu trúc phát ngôntrong tình huống giao tiếp cụ thé Dé xem xét van đề lich sự chi phối như thé nào đốivới HVTC, chúng tôi dựa vào những lý thuyết về lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn

ngữ của một số tác giả đưới đây.

a Quan điểm về lich sự của R.Lakoff với ba quy tắc:

Quy tắc 1: Không ap đặt (don't impose) Theo quy tắc này, người nói sẽ tránhhoặc giảm nhẹ tính áp đặt trong phát ngôn của mình khi mong muốn TC hoặc thoáithác thực hiện điều gì đó Ví dụ:

(I2) - Moi anh vào chơi xơi nước.

TCI: - Chiu, bây giờ thì chịu Tôi đang có may việc phải đi bây giờ.

TC2: - Thôi, bác dé cho lúc khác Tôi dang có may việc phải di bây giờ.

TC3: - Luc khác tôi vào ngồi chơi lâu Tôi dang có may việc phải đi bây giờ.

TC4: - Vang, cảm ơn bác, bác cho lúc khác chứ tôi đang có may việc phải đi bây

Phát ngôn TCI là một lời TCTT với từ chu bộc lộ ý định thoái thác của

người nói Phát ngôn TC2 là một lời TCTT với từ phủ định ¿hôi kèm theo một lời đềnghị Phát ngôn TC3 là lời TCGT dưới hình thức trì hoãn bằng một lời hứa Phát

ngôn TC4 là lời TCGT có tính lich sự cao do kèm theo lời cảm ơn thịnh tình của giachủ Lời đáp - TC3 và TC4 đáp ứng được tính không áp đặt trong phát ngôn.

Trang 22

(1.3) - Cho mình mượn tờ báo.

- Có lẽ cậu chờ mình một chit, xem not tin này đã.

Lời TC này tăng mức lich sự với các từ giảm thiểu có /ẽ và một chit Những

từ ngữ này có tác dụng rào đón, làm giảm nhẹ tính dứt khoát trong HVTC.

Quy tắc 3: Tăng cường tình cảm bằng hữu (Encourage feelings ofcamaraderie) Với quy tắc này, chúng tôi có nhận xét: van dé lịch sự có thé được

nhìn nhận rộng hơn dưới góc độ xã hội học Chúng ta quen với quan niệm lịch sự

thuộc phạm trù đạo đức, thuộc một góc nhìn chuẩn mực nhất định trong giao tiếp.Nhưng thực tế cho thấy, lịch sự còn phải thoả mãn được tính phù hợp với bối cảnh

xảy ra cuộc thoại Ví dụ:

(L4) Người chồng nói với vợ:

- Anh dé lương trên ban, em cat đi nhé.

TCI: - Anh cất giúp em cũng được mà Em đang dở tay.

TC2: - Anh có thể cat giúp em được không? Em đang dở tay.

TC3: - Anh làm ơn cất giúp em được chứ a? Em đang dé tay.v.v

Lời TC1 chỉ rõ mối quan hệ bình đăng, thân tỉnh, tin cậy trong quan hệ vợ

chồng Lời TC 2 mang sắc thái lịch sự hơn do lời đề nghị được đặt trong câu hỏithăm dò khả năng Nhưng lời TC3 với đề nghị quá lễ phép là một phát ngôn khôngbình thường, hoàn toàn không phù hợp trong mối quan hệ vợ chồng, khó có thêđược chấp nhận trong một gia đình bình thường Nếu đứng trên góc độ lịch sự thuầntuý, TC3 mang tính lịch sự cao nhất nhưng không phù hợp với ngữ cảnh và mốiquan hệ giữa những người tham thoại Lời TC lịch sự này hoặc trở thành sự 16 bịch,hoặc có thể làm hỏng cuộc thoại, gây cảm giác không tốt về mối quan hệ giữa những

người tham thoại.

Quan hệ trong xã hội vô cùng phong phú và người nói đóng những vai giao

tiếp khác nhau Với mỗi vị thé xã hội, người nói phải có cách ứng xử phù hợp với

Trang 23

b Quan điểm về lịch sự cua P.Brown và S.Levinson

Quan điểm về lịch sự được P.Brown và S.Levinson [89] phát triển, mở rộng

nguyên tắc tôn trọng thể diện và phân biệt hai phương diện của thé diện: tích cực(positive face) và tiêu cực (negative face) (có ban dich là thé diện dương tính và thédiện âm tính) Trong diễn biến hội thoại, các HVNN tiềm ân sự đe doa thé diện cảngười nói và người nghe được gọi là hành vi de doa thé diện (Face Threatening Acts

- FTA) P.Brown và S.Levinson coi các FTA thuộc dang bi quan, xem con người

trong xã hội là những sinh thé luôn bị bao vây bởi các FTA Bởi vậy can điều chỉnhmôi quan hệ xã hội bằng mô hình FFA (Face Flattering Acts) có tính tích cực — cáchành vi tôn vinh thé diện Như vậy tập hợp các HVNN được chia thành hai nhóm

lớn: nhóm có hiệu quả tiêu cực và nhóm có hiệu quả tích cực Phép lịch sự tiêu cực

về căn bản có tính chất né tránh hay bù đắp Phép lịch sự chủ yếu tạo ra những hànhvi có tính chất giảm đe doạ đối với người nghe như biểu thị sự tán thưởng, cảm ơn,

đề cao người cùng đối thoại trong lời TC Phép lịch sự tích cực thường dùngnhững yếu tố tăng cường cho FFA như ví dụ sau:

(L5) - Mời anh rẽ qua nhà tôi chơi Cũng trưa rồi, mình làm chén rượu mừng ngàygặp lại.

- Cảm ơn anh Có lẽ anh cho khi khác Tôi có hẹn với bà xã

Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát với mọi xã hội trong mọi lĩnh vựctương tác G.Yule [137] nhận định, lich sự là chuẩn mực trong giao tiếp và ton tạitrong một xã hội nói chung Một số nhà khoa học khác cũng đưa ra định nghĩa vềlịch sự Nhưng Watts (1992) Mey (1993) Meir (1995) khăng định khó có thê đưa ramột định nghĩa khách quan về lịch sự Chúng tôi tán thành quan điểm về lịch sự củaP.Brown và S.Levinson vì tính cụ thể của nó bởi phép lịch sự tiêu cực có tính chấtbù dap hay né tránh Đó là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ băng một số biện

pháp khi buộc lòng phải dùng một FTA nao đó dé TC như:

Trang 24

- Bác yêu cau vậy gap quá, có thể lùi lại cho em vài ngày được chăng?

(Từ xưng hô có tính chất nhún nhường (bác - em) với hi vọng người nói lời CK sẽnề tình mà cho khất món nợ.)

b Sử dụng dạng giả định Ví dụ:

(L7) - Sang tháng cô cho anh vay ít tiền mua lứa lợn bột.

- Anh chẳng nói sớm hơn, em vừa cho chị bạn mượn đề mua xe cho con đi học ởHà nội mat rồi (Giả định nếu nói sớm hơn thì cô đã có thể cho vay tiền.)

c Dùng hành vi xin lỗi, thanh minh Ví dụ:

(L8) - Vào nhà xơi nước đã anh.

- Xin lỗi, anh đang bận quá Lúc khác anh rẽ qua em chơi (Xin lỗi vì khôngthé thực hiện lời mời.)

d Yếu tố giảm nhẹ Ví dụ:

(L9) - Cô cố gắng giúp chị việc này, hết bao nhiêu chị lo Cô cứ yên tâm.

- Có lẽ việc này vượt quá khả năng của em (Có lẽ mang tính đắn đo, làm giảm

mức độ dut khoát.)

e.Yêu cầu thông cảm Ví dụ:

(L10) - Xin lỗi, tôi có thể hút thuốc ở đây không?

- Bác thông cảm, nhà có cháu nhỏ ạ (Yêu cầu thông cảm nhằm làm ngườicùng đối thoại hiểu và bày tỏ thiện chí của người nói.)

Nhìn chung, mỗi người tham gia giao tiếp phải có trách nhiệm thực hiện

Trang 25

Hội thoại bao giờ cũng xảy ra trong một ngữ cảnh nhất định Các nhân tố

tham gia vào hoạt động giao tiếp được gọi chung là ngữ cảnh, trừ những lời được

ra hoặc viết ra Cách thức TC trong hội thoại thường xuất hiện trong những ngữcảnh được xác định Ngữ cảnh bao gồm tình huống ngôn ngữ và ngữ cảnh tự nhiên

xung quanh, đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng xử, các khía cạnh liên quan

như quan hệ quyền lực hay hoà đồng, phục trang của những người tham thoại, địađiểm/ thời gian diễn ra cuộc thoại, nội dung của cuộc thoại ma loi TC có liênquan.v.v Tat cả các yếu tố được gọi là „gữ cảnh ấy cùng tham dự vào cuộc thoại,quy định cách thức tiến hành cuộc thoại, giúp người tham thoại năm diễn biến của

cuộc thoại và nhận diện HVTC Ngữ cảnh tạo nên khả năng giải nghĩa cho các phát

ngôn TC khi chúng xuất hiện trong những cảnh huống riêng biệt.1.1.1.5 Cấu trúc hội thoại

Hội thoại có những tô chức nhất định như:

1 Đoạn thoại.

"Đoạn thoại là mảng diễn ngôn do một sỐ cặp trao đáp liên kết chặt chẽ vớinhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng" [8,313] Trong đoạn thoại, những người tham

thoại nói về một chủ đề duy nhất Việc phân định đoạn thoại không dễ dàng bởi

những ranh giới mơ hồ, đôi khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán Có thể ít nhiềuđịnh hình đoạn thoại qua cấu trúc: Đoạn mở thoại, đoạn thân thoại, đoạn thoại kết

thúc Đoạn thân thoại liên quan tới HVTC lời CK là cặp trao - đáp có chứa phát

ngôn CK tiền vị và phát ngôn TC Ví dụ:

(1.11) - Mình không còn lo nữa nhé Nay mai tôi đã có chỗ làm rồi.

Trang 26

- Thế mà cũng nói

- Chứ không à? Chỉ ba hôm nữa là tôi đi.

- Không đi nữa!- Cứ đi.

- Cứ đi là thé nao Tôi có để cho minh đi, tôi chết.- Cho mình chết.

- Ô hay, mình rủa tôi đất à? Mình mong tôi chết lắm?

- Tôi mong lắm Sống mà cứ cau có như khi thì cũng nên chết đi cho rảnh.

(3, 289-290)

Chủ đề duy nhất của cuộc thoại là việc đi dạy học của người chồng và thái độkhông đồng tình của người vợ Rất khó phân định từng đoạn thoại trong cuộc thoạitrên Đoạn mở thoại bắt đầu bằng lời đặt vấn đề của người chồng và cứ thế, cuộcthoại tiếp diễn Có thé võ đoán mà cho rằng đoạn thân thoại là đoạn thoại chứa chuỗiphát ngôn CK và chuỗi phát ngôn TC (Không dạy -> Tôi có dé cho minh di, tôi

chét.), nhưng cũng có thé phân đoạn thân thoại chứa cặp trao đáp gồm một phát

ngôn CK và một phát ngôn TC diễn đạt nội dung chính của chủ đề:

CK: - Không đi nữa!

TC: - Cứ đi.

Cuộc thoại kết thúc bang những lời trách cứ của người vợ và lời đáp ân chứa

nhiều ý trách móc của người chồng.

Dé tiện cho việc phân tích HVTC, chúng tôi chỉ trích dẫn đoạn thoại chứa cặp

trao đáp gồm phát ngôn CK và phát ngôn TC theo một chủ đề mà những người tham

thoại đề cập tới, không mở rộng phân tích đoạn mở thoại và đoạn thoại kết thúc.

thành cặp thoại Lượt lời chứa các hành vi, trong đó có HVCK và HVTC Các lượt

lời trong cuộc thoại phải bảo đảm tính thống nhất nội dung phục vụ cho sự phát triểnvẫn đề, hướng tới đích của cuộc thoại Sự hoà hợp giữa các lượt lời cùng tính thống

Trang 27

nhất nội dung trong cuộc thoại là điều kiện cho cuộc thoại thành công Trong ví dụ

(1.11) nêu trên, hai nhân vật tham thoại liên kết chặt chẽ về lượt lời với nội dungthống nhất: hỏi - trả lời, cầu khiến - từ chối, trách cứ - hồi đáp tạo độ liên hoàn décuộc thoại được duy trì và phát triển.

1.1.2 Hành vi ngôn ngữ và các vấn đề liên quan

1.1.2.1 Ly thuyết hành vi ngôn ngữ

1 Từ Austin đến Searle và vấn đề hành vi ngôn ngữ.

Người đầu tiên đưa ra lý thuyết HVNN là Austin (1962) với công trình

nghiên cứu "How to do things with words" Dua ra tiêu chí phân biệt sự khác nhautrong cùng một HVNN (hành vi ở lời, hành vi tạo lời và hành vi mượn lời), Austin

đã điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói mà trước đây

F.D Saussure đã phân biệt:

Hành vi ở lời (/llocufionary act) là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói

năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc về ngôn ngữ, có nghĩa là chúng

gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Hành vi tạo lời

(locutionary act) là hành vi sử dung các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểukết hợp từ thành câu để tạo ra được một phát ngôn về hình thức và nội dung.

Hành vi mượn lời (perlocutionary act) là những hành vi mượn phương tiện ngôn

ngữ ( ) dé gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận

hoặc chính người nói [Dẫn theo 8, 88-89].

Tuy nhiên sau nay, Searle va Leech đã chi ra là Austin không thay được sựkhác nhau giữa HVNN và động từ biểu hiện ngôn ngữ Trong Speech Acts (1969),

Searle đã đưa ra những tiêu chí cơ bản làm nền tảng cho sự phân biệt các hành vi ởlời Tác giả Nguyễn Đức Dân (1998) tóm lược: Searle nêu ra tới mười hai phương

diện (dimensions) mà các HVNN có thé khác nhau Trong số này, ông chọn ba tiêuchí cơ bản để phân loại các hành vi tại lời: Đó là đích ở lời, hướng của sự ăn khớp,trạng thái tâm lý được biểu hiện [21,28-29]

2 Từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp đến hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Tính trực tiếp, gián tiếp của HVNN là đặc điểm chung của ngôn ngữ tự

Phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này, Searle (1975) cho rằng "một hành vi

Trang 28

ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác sẽ đượcgọi là một hành vi gián tiếp" [123, 72] Theo G Yule (2002) "Khi nào có một quan

hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một HVNN trực

tiếp Khi nào có một quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và chức năng thì chúng tacó một HVNN gián tiếp." [137, 54-55].

Xét ở góc độ lực ngôn trung, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, do nhiều lí do

người nói sử dụng HVNN này nhưng lại nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của HVNNkhác Như vậy có thé hiểu là: một HVNN trực tiếp là sự nói thắng công khai, khôngchứa dung an ý về một điều gì đó Một HVNN gián tiếp là điều không được nói ralớn hơn hoặc khác hơn điều được nói ra G.Yule [137] cho rằng, tính gián tiếp liênquan đến kiểu "hành vi không được ưa thích" (dis-prefered) Tw đó tác giả đưa ramười kiêu thường gặp của hành vi mang nghĩa hàm ẩn trong đó có HVTC.

3 Quan hệ giữa hành vi ngôn ngữ và lượt lời

Lượt lời đều do các HVNN tao ra Trong cuộc thoại, HVNN (tức là lượt lời)gây ra những HVNN nhất định và tạo thành những cặp HVNN liên kết nhau như:Chào - chào; hỏi - trả lời; đề nghị - chấp nhận/TC; cảm ơn - đáp lời Như vậy, cácHVNN đều đòi hỏi có sự hồi đáp Người nói hướng lượt lời của mình về phía người

nghe, và khi người nghe đáp lại, có nghĩa là anh ta đã thực hiện lượt lời của mình

trong cuộc thoại Một hành vi dẫn nhập sẽ dẫn đến một lời hồi đáp tạo thành cặp

thoại trao đáp tương thích Một lời CK yêu cầu lời đáp chấp nhận/TC phù hợp Cuộcvận động trao đáp diễn ra liên tục với sự thay đối của vai người nói, vai người nghe.

Những người tham gia cuộc thoại có ý thức và trách nhiệm duy trì cuộc thoại khi

thực hiện lượt lời của mình.

1.1.2.2 Các loại hành vỉ ngôn ngữ.

Việc phân loại HVNN căn cứ vào phản ứng qua lại của những người tham gia

giao tiếp Đây chính là căn cứ để nhận ra hành vi ở lời.

1 Phân loại của Austin.

Austin chia các loại HVNN thành năm phạm trù: phán xử, hành xử, cam kết,

trình bày, ứng xử HVTC thuộc phạm trù trình bày Bảng phân loại các HVNN của

Austin về cơ bản dựa trên các động từ ngôn hành trong tiếng Anh.

2 Phân loại của Searle.

Trang 29

Searle đã liệt kê 12 điểm được dùng làm tiêu chí phân loại HVNN, từ đó phânlập được năm loại hành vi ở lời: Tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố.HVTC thuộc nhóm cam kết.

3 Phân loại của Wierzbicka.

Wierzbicka đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa đề giải nghĩa 270 động từ nói năngtrong tiếng Anh và qui chúng về 37 nhóm HVTC thuộc nhóm ngăn cản cắm đoán

4 Phan loai cua Yule.

Theo Yule, HVNN được phân loại thành năm nhóm: Tuyên bố, biểu hiện,bộc lộ, điều khiển, ước kết HVTC được xếp vào nhóm ước kết.

Chúng tôi sẽ xem xét hai loại HVNN cụ thé là HVCK và HVTC với các van

đề liên quan dưới đây.

1.2 Đoạn thoại cầu khiến và hành vi cầu khiến

Trong hội thoại, các HVNN khởi phát lẫn nhau với vai trò dẫn nhập hoặc hồi

đáp HVCK thuộc về đoạn thoại CK với yêu cầu có hành vi phản hồi.

1.2.1 Đoạn thoại cầu khiến

HVCK truyền đạt ý chí, nguyện vọng của người nói tới người nghe, và ngườinói mong muốn nhận được phản hồi từ phía người nghe Cặp trao - đáp gồm phátngôn CK tiền vị và phát ngôn đáp tạo thành đoạn thoại CK HVCK trong đoạn thoại

CK sẽ định hướng cho hành vi trong lượt lời tiếp theo: chấp nhận hoặc TC.

Trong đoạn thoại CK, những người tham thoại hướng đến đề tài: người nói yêu

cầu, đề nghị người nghe thực hiện một điều gì đó và người nghe đáp lời, biểu hiện ý

định của mình bằng hành vi chấp nhận hoặc TC Trong đoạn thoại CK, người mởthoại chuẩn bị một "môi trường" về đề tài, thăm dò người cùng tham thoại, tránh xúcphạm thể diện của người nghe, tạo điều kiện tốt nhất cho lời CK của mình xuất hiện.Người nghe lĩnh hội, và tuỳ vào ngữ cảnh giao tiếp, người nghe có lời đáp phù hợpbằng lời chấp thuận hoặc thoái thác Người đáp lời CK có thể biểu đạt sự đồngý/chấp nhận (agreement), không đồng ý/thoái thác (disagreement) hoặc một cáchbiểu đạt lưỡng ly (uncertainty) Lời không chấp nhận/ thoái thác cũng phải được lựa

chọn phù hợp với từng nội dung CK, với thái độ và ứng xử ngôn ngữ của người nói

lời CK Ví dụ:

Trang 30

(1.12): Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thé, chứ ông giáo cho dé khi khác

- Việc gì còn phải chờ khi khác? Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại.

cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm

- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc (3, 91)

Người nói lời đáp - TC không muốn làm phật lòng người cùng tham thoại và

chọn cách biểu đạt thăm dò, đồng thời làm như hỏi ý kiến để nêu mục đích chínhcủa mình (muốn nhờ một việc) Trong đoạn thoại trên, cả người nói lời CK và ngườinói lời đáp đều lựa lời sao cho đối tác hiểu và chấp nhận mục đích giao tiếp của

Người Anh có những khuôn hình ngôn ngữ diễn đạt để người tham thoại có thể

lựa chọn như sau:

- Đồng ý/chấp nhận: Okay/O.K, That’s it, Of course, Good, That’s right/true,

Correct, Exactly, I’m sure, I knew it, I’m afraid so

- Không đồng ý/thoái thác (phụ thuộc vào mức độ người tham thoại muốn diễn

đạt): No, Nonsense, Not true, Not really, I’m afraid not, No way, Not quite really, I

doubt it, I disagree, Yes, but

- Dién dat lưỡng lu: Maybe, Perhaps, I’m not sure, I don’t know

Khi diễn đạt thai độ không chấp nhận nội dung CK, người nói không chi cómột cách diễn đạt trực tiếp rất thô nhám với No hay Abssolutely not , hoặc một sé

cách biéu đạt không được lich sự lắm như J refuse it, I’m not going to do it, I can’t

stand any more, I don’t accept it ma còn có thé sử dụng những cấu trúc biểu lộhàm ý TC ma không cần diễn đạt bằng cấu trúc TCTT như That’s none of your

business, Why do you want it?, I don’t think that’s important

1.2.2 Hanh vi cau khién

Theo tác giả Nguyễn Kim Than (1964), CK chi dùng giao tiếp trực tiếp giữanhững người tham thoại mà không xuất hiện trong giao tiếp gián tiếp (thông qua một

nhân tố khác) Người nói khi phát ngôn CK thường trực tiếp hướng tới một đối

Trang 31

tượng giao tiếp nhất định Giao tiếp trực tiếp nghĩa là người trao và người nhận đềuxuất hiện, và điều này liên quan đến vấn đề ngôi trong giao tiếp Về hình thức giaotiếp: vì là giao tiếp trực tiếp nên chủ thé CK (dù hiện diện, không hiện diện hay tinh

lược) luôn ở ngôi thứ nhất, chủ thê tiếp nhận bao giờ cũng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi

Theo Chu Thị Thuỷ An [1, 27-37], hệ thống tiêu chí xác định HVCK bao gồm:

a Có một ngữ cảnh chứa tình huống hiện thực tác động đến khả năng, nhucầu của người nói và lợi ích của người nói, người nghe Ngữ cảnh là mảng hiện thựckhách quan bao gồm những sự kiện, hiện tượng và cả những phát ngôn xảy ra trướcphát ngôn CK Hay nói cách khác, đó là tình huống mà HVCK xuất hiện và cũng là

tình huống cho phép người nghe xác định ra chúng.

b Người nói trực tiếp truyền đạt nội dung ý chí, sự mong muốn của mìnhđến

người nghe.

c Nội dung CK phải có khả năng hiện thực hoá.

d Có những hình thức đánh dấu tính CK.

Nội dung cau khiến là Nội dung ý nguyện của người nói truyền đạt trực tiếp

cho người nghe Sự mong muốn của người nói là thực hiện một hành động, một tính

chất hoặc một quá trình từ người nghe Xu hướng của HVCK bao giờ cũng biến đổitừ phi hiện thực thành hiện thực trong một thời gian từ hiện tại đến tương lai Bởivay, giá tri giao tiép chân thực của HVCK được quy định bởi khả nang hiện thực

hoá nội dung yêu cầu Người nghe tiếp nhận nội dung CK và có trách nhiệm phản

hồi băng lời đáp chấp nhận hoặc TC Một nội dung yêu cầu có khả năng hiện thựchoá tức là hành động, tính chất hay quá trình đó mong muốn được thực hiện Điềunày cho phép phân biệt HVCK dùng trong giao tiếp chân thực hàng ngày và nhữngHVCK mang phong cách tu từ, ân dụ trong thi ca Những lời CK yêu cầu trong trạng

thái, quá trình, hành động trong thi ca không phải là HVCK chân thực Ví dụ:

(1.13) a Hãy cháy lên, lửa thiêng cao nguyên (Tran Tiến)b Đừng xanh như lá, bạc như vôi (/ô Xuân Hương)

c Chớ thay sóng cả mà ngã tay chèo (Thành ngữ)

Trang 32

Nội dung yêu cầu của những lời CK này không phải là nội dung bề mặt mà là

ý nghĩa kêu gọi Mối quan hệ giữa nội dung CK với hiện thực chi là mối quan hệ an

dụ du xét về hình thức thì những cấu trúc này mang ý nghĩa CK với các phụ từ đặc

trưng hdy, đừng, chớ.

1.2.3 Phân loại hành vi cầu khiến

CK là ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của người nói đối với người nghe.Nói cách khác, phát ngôn có ý nghĩa CK là hình thức người nói dùng ngôn từ dé làm

cho người nghe thực hiện/không thực hiện một việc gì đó.

J.Searle (1972), S.C Levinson (1983) cho rằng CK là các hành vi mà ngườinói thực hiện với mục đích để người nghe làm một việc gì đó (thường đem lại lợi ích

cho mình và gây thiệt hại cho người nghe) Với quan niệm này, CK là ra lệnh, yêu

cầu, nhờ vả, xin phép, sai bao [32] và đồng thời CK là người nói đưa ra các nhu cau,nguyện vọng của minh dé người nghe thực hiện theo (bao gồm thực hiện hoặc khôngthực hiện/ ngừng thực hiện một hành động nào đó) nên cam đoán, ngăn cản, khuyêncan, mời mọc, rủ rê cũng chính là hành vi thể hiện sự chỉ đạo của người nói đối vớihành động của người nghe Vậy, cam đoán, ngăn cản, khuyên can, mời rủ, thúc giụccũng thuộc loại HVCK Và chúng tôi xét hành vi cầu khiến bao gồm tất cả các loại

hành vi thuộc nhóm điều khiến (directives) theo phân loại của Searle Hanh vi tháchthức, cé vũ, cảnh báo có những đặc trưng khác biệt so với các HVCK khác Những

hành vi này cũng hướng người nghe đến việc thực hiện/không thực hiện một hànhđộng, nhưng người nói khi thực hiện những hành vi này không quan tâm đến khảnăng thực hiện hành động mà mình truyền đạt tới người nghe, trong khi một điềukiện tồn tại của HVCK là khả năng hiện thực hoá hành động Vì vậy các hành vị côvũ, thách thức, cảnh báo không được xếp vào nhóm CK.

1.3 Hành vi từ chối lời cầu khiến

Là loại HVNN mang tính xã hội, người nói có thé sử dụng động từ ngôn hành

dé biểu đạt HVTC nguyên cấp hoặc bằng các phương tiện từ vựng, cau trúc cú pháp

hoặc phát ngôn có nội dung chứa hàm ý TC Trước hết, chúng tôi điểm qua khái

niệm TC và TC lời CK.

1.3.1 Khai niệm vê từ choi lời câu khién

Trang 33

1 Trong tiéng Anh, theo A.Wierzbicka [136, 34], TC thuộc nhóm động từ

ngăn can (forbid) bao gồm các động từ:

Cam, không cho phép hay can trở ai dé không thực hiện được việc gì đó.Ngăn cắm, ngăn chặn (băng luật lệ hay qui tắc)

Bác bỏ, phủ quyết, cam đoánTừ chối, khước từ, cự tuyệt.

Khước từ (một cách lễ phép)

Từ chối (đối với một lời gợi ý)

Từ chối, bác bỏ, khước từ, không chấp nhận dé nghịCự tuyệt, từ chối thăng thừng, gạt bỏ

Từ chối: Không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu [74, 1036]

Chéi từ: tương đương như từ chối [74, 163]

Từ: a Bỏ không nhìn nhận, tự coi là không có quan hệ, không có trách nhiệm

gì nữa đôi với người nào đó.

b. (Kết hợp hạn chế) Thôi, không nhận làm một chức vụ nao đó nữa.

c (Dùng trong câu có ý phủ định, kết hợp hạn chế) không chịu nhận lấy

về mình.

d (Dùng trong câu có ý phủ định, kết hợp hạn chế) chừa ra, tránh trong

dụng đến hoặc không dùng đến [74, 1035]

Qua sự xác định này, chúng tôi cho răng, các nét nghĩa của tr không liên

quan gì đến ý nghĩa của chối, từ chối hay chối từ.

Khước từ: từ chỗi không nhận (trang trọng) [74, 499]

Trang 34

Khước từ thường được dùng trong những ngữ cảnh trang trọng hơn với cách

nói nhã nhặn, chọn lựa ngôn từ nên phạm vi sử dụng hẹp hơn so với TC, chối từ.

Cự tuyệt: TC dứt khoát Hành vi cự tuyệt mô tả một ý thức quyết liệt, tuyệt

đối không chấp nhận/không thực hiện hành vi yêu cầu đưa ra Trong tiếng Việt,hành vi cự tuyệt thường dùng khi mối quan hệ giữa hai người đối thoại căng thang

hoặc không tốt, trạng thái tình cảm thường là không thiện chí, thậm chí là căm ghét,

thù hận.

Các động từ trên thuộc nhóm động từ ngôn hành biểu hiện HVTC khi ngườiđáp không chấp nhận nội dung CK Đối chiếu nhóm động từ chứa các động từ mô tảHVTC trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy nhóm động từ mô tảHVTC trong tiếng Anh phong phú hơn tiếng Việt Chúng được sử dụng trong từngcảnh huống riêng biệt Ví như động từ refuse được dùng cho mọi cảnh huống khingười đáp lại nhận được bất kỳ lời CK nào, có nghĩa là "không, tôi sẽ không làmđiều đó" một cách nhã nhặn (courteously), nhưng decline được sử dung dé TC một

cách lễ phép, là một cách TC lich sự (politely), đặc biệt khi TC lời mời (invitation)

hay TC lời gợi ý (offer) mà người Anh không dùng dé TC một yêu cau (suggestion).

Rebuff mang ý nghĩa là TC lời gợi ý, lời khuyên hay sự giúp đỡ với cách thức thô

kệch, vụng về (abrupt refusal) Lẽ dĩ nhiên, các động từ mô tả HVNN nay trongtiếng Việt cũng được sử dụng cân nhắc trong từng tình huống và ngữ cảnh cụ thể.

1.3.2 Tiêu chí nhận diện hành vi từ chối

Một người có thể biéu đạt HVTC không bằng lời (non-verbal) như: lắc dau,

xua tay, bỏ di, im lặng, nhún vai hoặc bang lời (verbal) Trong khuôn khé của luận

án, chúng tôi chỉ khảo sát cách thức biểu hiện HVTC lời CK bang lời, không khảo

sát HVTC phi lời, TC trả lời câu hỏi, TC lời khen, chê, đánh giá, nhận định hoặc

các HVTC phi lời băng cử chỉ, bằng thư hoặc điện tín.

Lời TC thường được coi là HVNN bởi những gi người nói lời TC tham gia

vào thực hiện một hành động do người cùng tham thoại đề xướng Theo NguyễnPhương Chi [17], hiệu quả của TC một cách chung nhất luôn là một sự giữ nguyênhiện trạng của thế giới Và theo đó, chúng tôi xác định hệ thống tiêu chí nhận diệnHVTC bao gồm:

Trang 35

c Có những hình thức đánh dấu ý định TC.

TC là một phần nhỏ liên quan đến các HVNN và có thể được đặc trưng hoá làlời dap cho một HVNN khác - HVCK (như hành vi thỉnh cầu, hành vi mời, hành vigợi ý, hành vi đề nghị, hành vi khuyên bảo ) hơn là một hành động được người nóikhởi xướng Một HVCK xuất hiện và người nghe có hai cách tiếp nhận - hồi đáp:chấp nhận và TC Vì HVTC thường có chức năng là lượt lời thứ hai của đoạn thoạiCK dựa vào ngữ cảnh và ý nghĩa biéu đạt đối lập với chấp nhận nên chúng được xácđịnh là HVTC lời CK 4) Do ý nghĩa biểu đạt đối lập với chấp nhận nên HVTCthường ngăn ngừa phần mở rộng của người nói lời TC Và bởi khả năng ngăn ngừasự mở rộng đối thoại bị giới hạn, đồng thời khả năng là một lời hồi đáp lớn hơn làmột hành động khởi xướng nên HVTC có thể bộc lộ sự phức tạp hơn các loạiHVNN khác HVTC thường đóng vai trò trong những chuỗi kết quả kéo đài liên

quan đến không chỉ là việc thương lượng đề đạt được kết quả như ý, mà đó còn là sựcứu van thé diện được thực hiện một cách khéo léo dé điều chỉnh sự không phục

tùng đối với hành động yêu cau.

Do đặc tính đe doạ thể diện rất tự nhiên nên HVTC thường được người nóiđiều chỉnh bằng những mối quan hệ và cách thức khác nhau ở các cộng đồng có nềnvăn hoá khác nhau Lời TC thường rất tế nhị, đôi khi khó có thể nhận diện ra được.TC có thể là một HVNN cụ thé, nhưng cũng có thé là một loạt các biến thể ngônngữ khác nhau So sánh với các HVNN khác, chúng tôi thấy đặc tính của HVTCđược đưa ra ít miễn cưỡng hơn, bởi vậy, việc hiểu và đưa ra lời TC phù hợp với tình

huống đòi hỏi người nói phải có một cơ sở tri thức nền và văn hoá Một lời TC phù

hợp mang tính văn hoá là mối quan tâm không chỉ của nhữngngười làm công tác

nghiên cứu mà còn là của giáo viên giảng dạy ngoại ngữ và sinh viên đang học

ngoại ngữ Và dé tránh de doa thé diện, duy trì cuộc thoại, chu thể phát ngôn TC

Trang 36

nói đôi khi đã tự nguyện rút lại ý định TC sau một chuỗi hoạt động thương lượng.

1.3.3 Hoạt động thương lượng trong hành vi từ chối.

Như đã trình bày ở trên, TC là hoạt động có chức năng như một lời đáp lại

hành động khởi xướng Có rất nhiều hình thức đưa ra lời TC cho một hoạt động khởi

(3) Từ đây chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ HVTC dé chỉ HVTC lời CKxướng Ví dụ:

(1.14) Khởi xướng: - Ngày mai bọn mình đi xem phim di.

Hình thức từ chối:

Nêu lí do - Em bận mất rồi.

Hỏi lại - Có thể khi khác được không anh?

Dong tình, nhưng - Em rất muôn, nhưng sợ mẹ em không cho di.Bay tỏ sự đáng tiếc - Em xin lỗi, em bận mat rồi.

Dé xuất hướng giải quyết mới - Em đang làm luận án, mình đi dao loanh quanh

thôi anh ạ.

Trách cứ - Bây giờ ma anh còn rủ em di xem, bận chêt đi được.

Trì hoãn - Dé em xem lại lịch có xêp việc gì không đã.

Dùng từ phủ định - Không, em không muốn đi xem phim Toàn phim chán thôi.

Hình thức giả định phản thực - Giá như anh nói sớm hon dé em sắp xếp công

VIỆC V.V

Có thể có một loạt các lời đáp sau lời khởi xướng CK và như vậy sẽ có một

loạt kết quả cuối cùng khác nhau Khả năng đưa ra lời TC khi phối hợp với nhữnglời CK như yêu cầu, mời rủ, đề nghị, khuyên bảo, gợi ý là rất phong phú Hoạt

động khởi xướng tạo cách thức phát động và người đáp có thê chấp nhận, thoái tháchoặc bày tỏ sự lưỡng lự Lời chấp nhận trong trường hợp này luôn bày tỏ sự chânthành, đôi khi miễn cưỡng, nhưng những chấp thuận ay được coi như là một sự thoảthuận và được người cùng đối thoại hiểu, lĩnh hội như vậy Nếu hoạt động khởixướng không được chấp nhận, tình huống này sẽ đưa ra nhiều cách chọn lựa đáng kê

Trang 37

cho người TC Sự không chấp thuận có thé được biểu đạt bằng một lời TC (có hình

thức là lời TCTT, là một sự trì hoãn, một lời hứa sẽ thực hiện vào dịp khác, một đề

xuất lựa chọn nào đó ) Một điều rất hay xảy ra là nếu lời đáp là sự không chấp

nhận, thì người khởi xướng có thé bày tỏ sự tán đồng của mình với lời không chapnhận ấy, và trong trường hợp đó, hội thoại có xu hướng được giải quyết Lời đáp đầu

tiên được coi là kết quả cuối cùng Ví dụ:

(1.15) Khởi xướng: (1) - Tối mai đi xem phim, em nhé.

Dap: (1) - Sao anh không nói sớm hơn, em bận mất rồi.Khởi xướng: (2) - Tiếc nhỉ, thế cuối tuần được không?

người cùng tham thoại chấp nhận yêu cầu của mình Ví dụ:

(1.16) Rồi hắn trở về với thực tế:

- Tối nay em ngủ đây với anh

Tôi hoảng hồn vội nói chặn ngay:

- Không được, tao chỉ có thé ngủ chung với đàn bà Với đàn ông, bat ké thân

thuộc đến đâu cũng bị mat ngủ trắng đêm ngay.

Hắn đờ người, không ngờ bị từ chối thắng thừng đến như thế, thở dài:- Em ngủ ghế đá này vậy!

Tôi càng hoảng hơn:

Trang 38

- Can nhan cũng phải về (1, 214)

Su thương lượng làm nay sinh hiện tượng tai diễn lời CK và kết quả đạt đượcsau lời đáp đầu tiên rất đa dạng, kết quả cuối cùng vẫn có thể là lời chấp nhận (đầyđủ hoặc có điều kiện), là lời TC hoặc một hoạt động lựa chọn có tính dan xếp haythoả hiệp do người đáp lại đưa ra Nếu gọi hai người tham thoại là người nói l(ng.n

1) và người nói 2 (ng.n 2), chúng tôi có một hoạt động thương lượng khái quát.(Xem bảng I.1)

Bảng này cho thấy, nếu người khởi xướng không tán thành sự thoái thác củangười đáp, anh ta có thé cô gắng tạo ra một giải pháp nào đó dé chấp nhận hơn Tìnhhuống này dẫn đến thương lượng, mà ở đâu thương lượng được coi là một phần của

cuộc giao tiếp thì ở đó, sự tương tác tạo thành một chuỗi các hoạt động ngôn ngữ với

Bang (1.1): Hoạt động thương lượng

Hoạt động | Lời đáp đầu tiên Lời đáp doi với Kết quả cuối cùng

khởixướng (ng.n 2) sự không châp nhận (ng.n 2)

( ng.n 1) (ng.n 1)

Thinh cau 1.Chấp nhận chân |1 Không chấp nhận lời | 1 Chấp nhận

thành chấp thuận (của người đáp | 2 Từ chối

Mời 2 Không chấp | lại) 3 Thoả hiệp với:

nhận gồm: 2 Không chấp nhận lời |- Một hành độngĐề nghị -Từ chối không chấp thuận (của | lựa chọn

-Lựa chọn đề xuất) người đáp lại) - Không thực hiện

Goi ÿ/yêu 3 Thương lượng (bỏ qua | hành động

cau quá trình thực hiện)

mục đích là tạo ra kết quả cuối cùng được như ý Quá trình thương lượng có thê đòihỏi người khởi xướng tái hiện hoạt động khởi xướng (nguyên nhân của sự chấpthuận, TCTT hay dé xuất lựa chọn) Điều này cũng có thé dẫn đến tranh luận giữa

người khởi xướng và người đáp, và kết quả đạt được rất đa dạng, kết quả cuối cùng

có thé là chấp nhận TC (day đủ hoặc có điều kiện), TCTT hoặc trì hoãn, hoặc một

Trang 39

hoạt động lựa chọn, thoả hiệp do người đáp lại đưa ra Hiện tượng tạo nên kết quả

cuối cùng đối với một hội thoại cụ thể không có nghĩa là hoạt động tiếp theo không

xuất hiện sau đó Điều này chỉ có nghĩa là kết quả cuối cùng đã được xác định.Bang (1.2): Sơ đồ kết qua thương lượng

xướng tán thành hoặc chấp nhận lời TC do người đáp lại đưa ra Ví dụ:

(1.17) (Jane Ero hỏi ba khán hộ)

- Tôi có thé đến nói chuyện với Helen được không?

-O không, em a! Không nên, va da đến lúc em vào nhà di thôi, em sẽ bi cảmnếu còn đứng mãi ngoài trời sương thế này.

Bà khán hộ đóng cửa chính lại, t6i đi vào bằng lỗi cửa bên dẫn đến buồng

học (2, 132)

Kết quả cuối cùng của hội thoại có thê hoặc không thể như mong muốn Điềuquan trọng là kết quả ấy phải tạo ra sự hài lòng giữa những người tham gia hội thoạivà những nền văn hoá khác nhau có những cách thức biéu hiện trên bề mặt ngôn từ

khác nhau Labov và Fanshel (1977) cho rằng: nếu lay HVCK làm trọng tâm thì lờiđáp có thé được xếp đặt như sau:

a Phục tùng tuân theo một lời CK (thực hiên hành đông) Ví dụ:

(L18) - Tối nay, cậu giúp tớ giải bài tập với nhé.

- Được thôi, rước hết bọn mình phải cùng xem lại cậu hồng kiến thức ở đâu

đã nào.

b Phục tùng tuân theo một lời CK (đồng ý thực hiện một hành động) Ví dụ:(1.19) - Tối nay cậu giúp tớ giải bài với nhé.

Trang 40

- Được thôi Máy giờ bọn mình bắt dau?

c Người đáp không muốn thực hiện yêu cầu thì lời thoái thác xuất hiện Ví

(L20) - Tối nay cậu giúp tớ giải bài tập với nhé.

- Cậu chang đã nói với tớ là cậu làm xong hết roi sao?

Trong rất nhiều trường hợp, lời CK được lặp lại sau lời TC, nhưng đôi khi lờiCK được người khởi xướng rút lại Đối với khả năng thứ ba, người đáp có thê đưa ra

phát ngôn TC không kèm theo lời giải thích/nêu lý do nào đó hoặc kèm theo lời giải

thích/nêu lý do cho lời TC của mình Ví dụ:

(1.21) - Tối nay (cậu) giúp tớ kiểm tra lại tư liệu cho chuẩn nhé.- Xin lỗi, mình không thể (Không kèm theo lời giải thích)(1.22) - Tối nay (cậu) giúp tớ kiểm tra lại tư liệu cho chuẩn nhé.

- Xin lỗi, mình không giúp cậu được Mình phải hoàn thành bài báo để mai

nộp cho ban biên tập (Kèm theo lời giải thích)

Labov và Fanshel cũng lưu ý đến sự trùng lặp giữa những lời thoái thác, mà

người ta thường coi những lời lảng tránh, thoái thác ấy có mục đích sử dụng nhưmột lời TC Thực tế cho thấy, nhiều người trong chúng ta thường sử dụng sự lang

tránh như một phương thức biéu hiện của HVTC Vì lẽ phần lớn HVTC đòi hỏi phảiđược kèm theo lời giải thích dưới hình thức nào đó như một lời yêu cầu cho biết

rõ/làm rõ thông tin hơn chăng hạn, thì những lời TC ấy có thể được người đưa ra đềnghị hoặc yêu cầu coi như là lời TC tạm thời Tình huống như vậy sẽ kéo theochuỗi lời CK lặp lại Khi chúng ta thực hiện những hành vi bac bỏ, không chấp nhận

đối với hoạt động khởi xướng như yêu cầu, nhờ vả, đề nghị, mời rủ, khuyên bao ,

chúng ta cũng nên xem xét lại khả năng thương lượng để đạt được kết quả như mongmuốn Khả năng thương lượng có thể gồm một loạt các hoạt động khởi xướng đượctái hiện, nhưng cũng yêu cầu sự cộng tác chặt chẽ giữa những người cùng tham gia

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN