1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Hoạt Động Chăn Nuôi Lợn Rừng Lai Của Nông Hộ Tại Xã Trà Giang, Huyện Bắc Trà My
Tác giả Nguyễn Thị Nguyên Thảo
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Chuyên ngành Sư Phạm Sinh Học - KTN
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Kỹ Năng Mềm - Kinh tế - Quản lý - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH ---------- NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép từ bất kỳ khóa luận nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài giảng, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Tam Kỳ, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Thị Nga TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO MSSV: 2114022734 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC - KTNN KHÓA: 2014 – 2018 Cán bộ hướng dẫn Th.S NGUYỄN THỊ THÙY VÂN Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thùy Vân. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My”, bên cạnh sự cố gắng nổ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ củ a các thầy cô giáo khoa Lý – Hóa – Sinh, bạn bè và gia đình trong suốt thờ i gian học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân, người đã tận tình giúp đỡ, luôn quan tâm và động viên với những chỉ bảo khoa học rất quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Trà Giang đã tạo điều kiện thuận lợ i cho tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các hộ nông dân tại xã Trà Giang, huyệ n Bắc Trà My đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè là những người luôn động viên khích lệ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, tháng 5 năm 2018 Tác giả NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn rừng lai 11 Bảng 1.2 Tình hình dân số của xã Trà Giang 20 Bảng 3.1 Quy mô nuôi lợn rừng lai ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My 24 Bảng 3.2 Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai 26 Bảng 3.3 Đặc điểm nhân khẩu và lao động tính bình quân của hộ điều tra 29 Bảng 3.4 Đặc điểm tính theo số lượng của nông hộ đã điều tra 30 Bảng 3.5 So sánh tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của năm 2016 và năm 2017 33 Bảng 3.6 Chi phí bình quân theo loại lợn của nông hộ đã điều tra 34 Bảng 3.7 Tình hình tiêu thụ của nông hộ đã điều tra theo loại lợn 35 Bảng 3.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế phân theo loại lợn của các hộ điều tra 36 Bảng 3.9 Đánh giá về thị trường dịch vụ đầu vào của chăn nuôi lợn rừng lai 37 Bảng 3.10 Đánh giá của hộ về các điều kiện khung chính sách để phát triển 38 Bảng 3.11 Đánh giá về mức độ thiệt hại trong chăn nuôi lợn rừng lai 39 Bảng 3.12 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn rừng lai 39 Bảng 3.13 Đánh giá đối tượng mua sản phẩm lợn rừng lai của các hộ điều tra 40 Bảng 3.14 Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới giá bán của hộ 41 Bảng 3.15 Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới tiêu thụ 42 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Quy mô chăn nuôi lợn rừng lai của hộ theo mục đích chăn nuôi 25 Biểu đồ 3.2 Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai 26 Biểu đồ 3.3 Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra 31 Sơ đồ 3.1 Chuỗi giá trị cung của sản phẩm lợn rừng lai của nông hộ xã Trà Giang 40 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Lợn rừng lai 7 Hình 1.2 Bản đồ vị trí của huyện Bắc Trà My 18 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP : Chi phí LRL : Lợn rừng lai LĐB : Lợn Đại Bạch ĐVT : Đơn vị tính DT : Diện tích XC : Xuất chuồng TC : Tổng chi phí NNPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam và tỉnh Quảng Nam ............................ 3 1.1.1. Ở Việt Nam.................................................................................................... 3 1.1.2. Ở Quảng Nam ................................................................................................ 6 1.2. Khái quát về giống lợn rừng lai ....................................................................... 7 1.2.1. Nguồn gốc giống lợn rừng lai ....................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm sinh học của lợn rừng lai .............................................................. 9 1.2.2.1. Đặc điểm ngoại hình .................................................................................. 9 1.2.2.2. Khả năng sinh trưởng ............................................................................... 11 1.2.2.3. Khả năng sinh sản .................................................................................... 11 1.2.2.4. Tập tính của lợn rừng lai .......................................................................... 11 1.2.3. Lý luận về hiệu quả kinh tế ......................................................................... 12 1.2.3.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế ................................................................ 12 1.2.3.2. Nông hộ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nông hộ ........................ 15 1.3. Tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu........................................... 18 1.3.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 18 1.3.2. Địa hình ....................................................................................................... 18 1.3.3. Khí hậu ........................................................................................................ 18 1.3.4. Hệ thống sông suối ...................................................................................... 19 1.3.5. Tài nguyên ................................................................................................... 19 1.3.6. u lịch ......................................................................................................... 19 1.3.7. Giao thông ................................................................................................... 19 1.3.8. Tình hình dân số và lao động ...................................................................... 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI UNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U ................................................................................................................................ 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 21 2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 21 2.3.1. Phương pháp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu ........................................ 21 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 21 2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................... 21 2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ............................................................................. 22 2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu ................................................ 22 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 24 3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn rừng lai tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My ..... 24 3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My ... 24 3.1.1.1. Quy mô chăn nuôi lợn rừng lai ở nông hộ điều tra ................................. 24 3.1.1.2. Mục đích chăn nuôi .................................................................................. 25 3.1.1.3. Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai ........................................................ 26 3.1.1.4. Tình hình sử dụng thức ăn ....................................................................... 27 3.1.1.4.1. Thức ăn thô xanh ................................................................................... 27 3.1.1.4.2. Thức ăn tinh........................................................................................... 28 3.1.1.5. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn rừng lai ........... 28 3.1.2. Một số chính sách khuyến khích ................................................................. 29 3.2. Đặc điểm nông hộ điều tra ............................................................................. 29 3.2.1. Những thông tin cơ bản về các nông hộ điều tra ........................................ 29 3.2.1.1.Đặc điểm nhân khẩu và lao động của hộ điều tra ..................................... 29 3.2.1.2. Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra ..................................................... 31 3.2.1.3. Tình hình sử dụng vốn ............................................................................. 32 3.2.1.4. Tình hình sử dụng giống .......................................................................... 32 3.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ đã điều tra ......................... 33 3.3. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ điều tra ...................... 34 3.3.1. Chi phí cho hoạt động chăn nuôi lợn rừng ................................................. 34 3.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm lợn rừng lai .................................................... 35 3.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn rừng lai .......................... 35 3.3.4. Đánh giá của nông hộ về hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai ....................... 37 3.3.4.1. Đánh giá thị trường dịch vụ đầu vào trong chăn nuôi lợn rừng lai ......... 37 3.3.4.2. Đánh giá của hộ về các điều kiện khung chính sách để phát triển .......... 38 3.3.4.3. Đánh giá mức độ thiệt hại và các nhân tố ảnh hưởng trong chăn nuôi LRL 39 3.3.4.4. Đánh giá tình hình tiêu thụ lợn rừng lai của các hộ đã điều tra .............. 40 3.4. Một số vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai trong nông hộ ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My ................................. 42 3.4.1. Thuận lợi – cơ hội ....................................................................................... 42 3.4.2. Khó khăn – thách thức ................................................................................ 43 3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai trong nông hộ ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My ......................................................................... 43 3.4.3.1. Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng lai ..................... 44 3.4.3.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn rừng lai ............................. 46 3.4.3.3. Thị trường tiêu thụ ................................................................................... 47 3.4.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách ................................................................. 47 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 49 3.1. Kết luận........................................................................................................... 49 3.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 49 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 50 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam nông nghiệp có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao đờ i sống nhân dân. Sự phát triển nông nghiệp không những đảm bảo được đời số ng của người dân về nhu cầu lương thực thực phẩm mà còn tạo ra những tiền đề cầ n thiết để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong thời kì đổi mớ i, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nề n tảng cho công nghiệp và dịch vụ. Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phậ n chính trong phát triển của ngành nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: thịt, sữa, trứng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết thực cho người dân. Đặc biệt đối với nông dân, ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn cho phát triể n kinh tế hộ gia đình như: tăng thu nhập, tạo việc làm, hỗ trợ cho ngành trồ ng trọt,... Trong chăn nuôi thì đặc biệt những năm gần đây nhiều nông dân đã tậ n dụng diện tích đất vườn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi lợn rừng lai. Đây là một trong những mô hình chăn nuôi mới rất có triển vọng. Nghề nuôi lợn rừng lai đang rộ lên ở một số hộ gia đình trên địa bàn cả nước, bước đầ u mang lại hiệu quả cao. Với chi phí đầu tư trung bình, không tốn nhi ều công chăm sóc, đây có thể là hướng đi mới cho nông dân. Thịt của lợn rừng lai có giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với thịt lợ n nhà, hiện nay thịt lợn rừng lai được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộ ng vì thịt lợn rừng săn chắc nhờ vận động liên tục. Giống lợn này có thể hấp thụ nhữ ng chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt nhiều nạc nhưng rấ t mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt lợn nhà. Thịt rấ t ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộ ng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới cũng rất lớn 5. 2 Nền kinh tế Quảng Nam đang thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở vùng miền núi. Nên đã đưa vào mô hình chăn nuôi lợn rừng lai nhằ m giúp cho các hộ gia đình có thu nhập cao và cuộc sống có phần nào ổn định hơn. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho người dân học hỏi được nhiều kỹ thuật chăn nuôi mới theo hướng hiện đại hơn để tăng thêm thu nhập giúp cho cuộc sống của họ bớt đi những khó khăn về kinh tế. Cụ thể như ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My đã áp dụng tốt mô hình chăn nuôi lợn rừng lai này. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ tạ i xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai tạ i xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My. - Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ tại Xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Lợn rừng lai 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - Thời gian: Từ tháng 92017 đến tháng 22018 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp + Thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu - Phương pháp xử lý số liệu 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam và tỉnh Quảng Nam 1.1.1. Ở Việt Nam Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất không thể thiếu trong nông nghiệp Việ t Nam bởi sản xuất thịt lợn chiếm xấp xỉ 23 tổng sản lượng thịt hàng năm. Năm 2001 tổng đàn lợn đạt 21.8 triệu con năm 2013 lên 26,3 triệu con, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 1,58 năm. (Trong đó, đàn lợn nái từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 3,91 triệu con năm 2013 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,4 năm) 9. - Đàn lợn đực giống năm 2013 là 76,1 ngàn con, chiếm 0,3 đàn lợn 3. - Chăn nuôi trang trại: đến năm 2013, cả nước đã có 4.293 trang trại chăn nuôi lợn. Đàn lợn trong các trang trại chăn nuôi hiện nay chiếm khoả ng 35,0 tổng đàn, 40 – 45 về tổng sản lượng thịt lợn xuất chuồng 3. Theo Cục chăn nuôi, hiện nay nước ta có đàn lợn 29 triệu con, đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 ở Châu Á, nằm trong top 15 nước có đàn lợn lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn giai đoạn 1997 – 2007 đạt 5,06, giai đoạ n 2007 – 2017 đạt 0,91. Sản lượng thịt lợn trong năm 2016 đã đạt mức kỷ lục vớ i 3,36 tấn thịt lợn hơi, tăng 5 so với năm 2015 và đứng thứ 7 trên thế giớ i sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga 9. Giai đoạn 2013 – 2016, sản xuất chăn nuôi lợn thịt Việt Nam tăng trưởng ở tốc độ nhanh hơn đàn lợn nái, với tốc độ tăng trưởng kép 11năm, dẫn tới quy mô đàn lợn thịt đạt 54,46 triệu con, tương đương 4,01 triệu tấn thịt lợn hơi. iễ n biến sản xuất này cho thấy tăng mạnh cả về quy mô đàn lợn nái cũng như cả i thiện năng suất lợn nái. Trong giai đoạn này, năng suất lợn nái tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đạt gần 17 conlợn náinăm, trong khi năng suất lợn nái của các trang trại chăn nuôi thương mại và các cơ sở chăn nuôi khép kín đạt lần lượt 20 và 22 connáinăm 10. Các hộ chăn nuôi lợn Việt Nam thường vỗ béo lợn vượt 100kg để đáp ứ ng nhu cầu của Trung Quốc – thị trường có nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thịt lợn béo. Trong mùa cao điểm, lượng lợn sống giao dịch biên giới có thể đạt xấp xỉ 4 33.000 con lợnngày; và các hộ chăn nuôi có thể đàm phán thành công mứ c giá khá có lời 10. Ngoài ra, nghề chăn nuôi lợn rừng lai ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được lan rộng từ năm 2005 và được chú ý mới từ năm 2006. Cả nước hiện chỉ mới có khoảng 20 trang trại lợn rừng kéo dài từ Nam ra Bắc. Trên thị trường thịt và giống chủ yếu là lợn rừng lai. Đa số các trang trại mua lại giống hoặc mua của các trang trại đi trước và tự nhân giống bằng cách lai lợn rừng đực thuần với lợn cái địa phương thuần chủng. Việc nuôi lợn rừng lai hiện chủ yếu là khai thác giống, khả năng cung cấp thịt còn hạn chế. Các hướng khai thác khác như lông, da, sừng, móng chưa có 2. Ở Việt Nam, nhiều nơi đã thành công trong chăn nuôi lợn rừng lai, đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi và cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Những năm gần đây, mặc dù ngành chăn nuôi lợn rừng lai gặp nhiều khó khăn như: thời tiết bất thuận, dịch bệnh nhưng nhìn chung nghề chăn nuôi lợn rừng lai này đã được đẩy mạnh ở nhiều địa phương và thu được kết quả nhất định. Năng suất và chất lượng giống đã được cải thiện một cách rõ rệt. Ở Việt Nam ghi nhận nhiều địa phương từ tỉnh, Thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, làng, thôn thậm chí là đến hộ gia đình có mô hình nuôi lợ n rừng lai như một cách làm ăn kinh tế nông nghiệp và nhìn chung là được nhà nước khuyến khích. Thịt lợn rừng được nhiều tỉnh thành ở miền Trung từ Đà Nẵng trở vào, tại Thành phố Hồ Chí Minh (như tại Củ Chi) và nhiều tỉnh ở miền Tây cũng có nhiều hộ bắt đầu nhập cuộc như mô hình nuôi Lợn rừng lai ở ấp Vĩnh Đức Trung, xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, ở xã Thới Lai, huyện Bình Đại, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, ấp Thạnh Lợi, xã Thạ nh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 5. Một số hộ gia đình ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nuôi lợn rừng lai xây chuồng trại nuôi lợn rừng lai, hoặc xây rào lưới thả lợn sống trong vườn để thích nghi với môi trường, tự tìm thức ăn, hoạt động trong không gian lớn nhằm tăng sức đề kháng và giữ được độ ngon của thịt. Nuôi lợn rừng tận dụng được nguồn 5 thức ăn dồi dào trong vườn như cây chuối, cỏ cây, các loại rau củ quả, cho ăn thêm cám, đậu các loại để tăng hàm lượng dinh dưỡng, giúp lợn mau phát triển, các hộ nuôi thường bán con nhỏ, khoảng từ 5 – 6 kg vì dễ bán và phù hợp với nhu cầu của người dùng 5. Nhiều hộ gia đình ở Long Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồ ng Phú thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình ương, Bình Phước, Tây Ninh đã bắt tay vào việc nuôi lợn rừng lai, tổ chức thuần hoá lợn rừng, tổ chức lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng lai, tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã lai giống thành công giữa lợn rừng hoang dã với lợn cỏ thả rông phát triển thành trang trại chăn nuôi quy mô. Chẳng hạn như tại tỉnh Khánh Hòa 5. Ở phía Bắc có 4 huyện gồm Hàm Yên, Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình bao gồm cả lợn đen bản địa và lợn rừng lai. Các huyện này có điều kiện về đất đai, nguồn con giống, tập quán sử dụng thức ăn phù hợp. Có dự án lai tạo và sản xuất giống lợn rừng lai F1 thương phẩm trên địa bàn huyện Yên Lập Phú Thọ . Từ nuôi lợn rừng lai thương phẩm, chất lượng cao, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo bền vững. Nuôi lợn rừng lai hướng phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả cao cho người nông dân Yên Bái . Nhiều hộ dân ở huyện Tân Sơn tận dụng ưu thế để xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn rừng lai. Đã có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, kinh tế khá lên từ cách thức chăn nuôi này 5. Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm. Một trong những động vật hoang dã được nhiều người ưa chuộng đó là lợn rừng. Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi nghiên cứu và ứng dụng. Nuôi lợn rừng lai được coi là một nghề nghiệp và là cách làm giàu, nuôi lợn rừng lai được đánh giá là một hướng đi có triển vọng. Ở nhiều nơi, đây là một nghề nuôi mới, nếu còn ở thời kỳ đầu thì sinh lợi cao 5. Một số địa phương ở Việt Nam, có thời điểm lợn rừng lai trọng lượng từ 20 – 25 kgcon, giá hơi là 130.000 đồngkg, được nhiều người đặt mua cho dù so 6 với thịt Lợn nhà giá cao hơn 50.000 đồngkg. Nếu là lợn rừng rặc hay lợn rừng thuần chủng (kết quả sinh sản từ lợn rừng bố mẹ, được người dân tộc , hoặc các trang trại lớn nuôi trong điều kiện gần như tự nhiên) thì giá khoảng 260.000 đồngkg, còn lợn rừng lai F1 (lai lợn rừng và lợn thả rông của đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao và cũng được nuôi trong điều kiện hoang dã) thì giá bằng một nửa 4. 1.1.2. Ở Quảng Nam Chăn nuôi là nghề sản xuất truyền thống, có từ lâu đời của ngườ i dân Quảng Nam. Trong những năm gần đây, sản phẩm chăn nuôi được đánh giá là lợ i thế so với sản phẩm Nông nghiệp. Vì vậy, tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư, hỗ trợ để phát triển, xem đây là mũi nhọn, là khâu đột phá để đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất hàng hóa và bền vững. Tỉnh Quảng Nam hiện có 130 trang trại chăn nuôi với tổng số hơn 51.000 con heo. Con số này chỉ mới chiếm trên 9,5 so với tổng đàn nuôi toàn tỉ nh. Các trang trại tập trung thì việc bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật cũng rất hạn chế 18. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam, mới có 5 cơ sở chăn nuôi heo, 2 cơ sở nuôi heo cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật. Từ đầu năm đến nay đã có 9 xã của 6 huyện (Đại Lộc, Bắc Trà My, Phú Ninh, Tiên Phước, Nam Trà My, Hiệp Đức) xảy ra bệnh lở mồm long móng vớ i 117 con trâu, bò và heo mắc phải. Bệnh xảy ra chủ yếu ở gia súc chưa tiêm phòng, đã được phát hiện sớm và khoanh vùng dập dịch, nên không lây ra diện rộng 18. Trong khi giá thịt lợn hơi đang rớt ở mức thấp nhất trong nhi ều năm qua, làm người chăn nuôi bị thua lỗ nặng, những cơ sở chăn nuôi lợ n gia công quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lại đang “sống khỏe” do thực hiện chuỗ i liên kết khép kín với các công ty chăn nuôi từ khâu đầu vào đến việc bao tiêu đầ u ra. Chi cục Thú y Quảng Nam cho hay, tỉnh hiện có 45 cơ sở chăn nuôi liên kết vớ i Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạ n Thái Việt Swine line theo hình thức nuôi lợn gia công, tập trung chủ yếu ở thị xã Điệ n Bàn, huyện Quế Sơn, uy Xuyên, Hiệp Đức... Tổng đàn lợn thịt thường xuyên 7 của các cơ sở chăn nuôi lợn gia công là gần 42.000 con, hằng năm cung ứ ng ra thị trường hơn 8.400 tấn thịt lợn hơi 11. Song song với sự gia tăng về số hộ chăn nuôi lợn nhà thì việc chăn nuôi lợn rừng lai ngày càng được chú trọng về cả số lượng và chất lượng. Tiêu biểu như các nông hộ ở Xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, chăn nuôi lợn rừng lai ngày càng nhiều chiếm hơn 20 so với tổng số hộ trong xã. Nguyên nhân thúc đẩy việc chăn nuôi lợn rừng lai ngày càng nhiều là do thịt ngon, săn chắc hơn thịt lợn nhà, giá thành cao đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Đặc biệt, thịt lợn rừng lai đảm bảo về chất lượng, sức khỏe cho người tiêu dùng. 1.2. Khái quát về giống lợn rừng lai 1.2.1. Nguồn gốc giống lợn rừng lai Hình 1.1. Lợn rừng lai Lợn rừng lai hay Heo rừng lai (Sus scrofa x Sus scrofa domesticus ) là một giống lai giữa một con lợn rừng và lợn nhà. Thông thường, lợn rừ ng lai là con lai giữa lợn rừng đực với lợn nái là lợn địa phương, chẳng hạn như ở một số 8 nơi thuộc Việt Nam, lợn cái để lai với lợn rừng đực là lợn nái thả rông của người dân tộc, thường nuôi giống lợn gần như hoang dã tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ như có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đự ng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp 13. Đặc biệt là giống lợn rừng được lai giữa lợn rừng và lợn nhà, thườ ng nuôi lợn con ở thế hệ lai F4, F5, con giống lai tạo có các đặc điểm nổi trội của lợn bố mẹ, sức đề kháng cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, dễ nuôi và không tốn nhiều thức ăn, công chăm sóc và cho hiệu quả kinh tế. Lợn rừng lai cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miền núi. Thịt lợn r ừng lai được đánh giá là thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc nhưng mềm, ít mỡ, da dày, giòn, giá trị dinh dưỡng cao nên ngày càng được thị trường nhiều nơi ưa chuộ ng. Nhìn chung, mô hình nuôi lợn rừng lai cho hiệu quả kinh tế cao 13. Những con lợn nhà là một phân loài (Sus scrofa domesticus) của lợn rừ ng với 38 nhiễm sắc thể, trong khi đó Lợn rừng châu Âu chỉ có 36 nhiễm sắc thể , sau một sự hợp nhất của tổ tiên. Gốc chung của chúng được gọi là lợn rừ ng lai. Lợn rừng ở Tây Ban Nha và Pháp có 36 cặp nhiễm sắc thể ngược lại với các loạ i lợn rừng của châu Âu có 38 cặp giống như lợn nhà. Hai loại lợn rừ ng có 36 và 38 cặp nhiễm sắc thể đó được giao phối tạo nên thế hệ con lai có nhiễm sắc thể là 37 và cũng có khả năng sinh sản. Lai thế hệ đầu tiên (F1) có 37 nhiễm sắc thể . Những thế hệ tiếp theo chúng có thể có 36, 37 hoặc 38 nhiễm sắc thể. Lai tạ o là phổ biến ở các khu vực phục vụ của lợn ngoài trời hoặc khi các quần thể hoang dã đã được khôi phục bởi những con lợi nái nhà nơi có phạm vi hoạt động của con lợn rừng đực. Lợn Corsica có bộ gen rất gần với lợn nhà 13. Người ta cũng lai giữa lợn rừng Thái Lan hoặc lợn rừng Việt Nam vớ i các giống lợn đen miền núi, như Lợn Vân Pa (Quảng Trị), Lợn sóc Tây Nguyên, lợn đen vùng Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), Lợn Mường Khương (Lào Cai), lợ n rừng với lợn mọi với đàn lợn lai có sức đề kháng cao, bụng thon, ít mỡ, nhiề u nạc, da giòn. Hay cho lợn rừng lai với giống lợn bò, kết quả cho ra giống lớ n nhanh, sức đề kháng cao, tỷ lệ thịt nạc chiếm hơn 80, thịt ngọt, da giòn. Người ta còn lai lợn rừng với lợn Mán, lấy giống từ Lào Cai mua lợn đực rừng về làm 9 giống cho lai với giống lợn Mán được con F1 làm nái. Tiếp tục lai con F1 vớ i con lợn rừng và được con F2. Từ con F2 tiếp tục lai với con lợn đực rừ ng và cho ra con lợn vẫn nuôi, kỹ thuật nuôi lợn rừng lai khá đơn giản, phù hợp ở nhiề u vùng quê. Lợn rừng lai cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miề n núi. Lợn rừng phối với lợn đen địa phương cho sản lượng 9 - 10 con mỗi lứa. Sau khi tách sữa, lợn không kén ăn, mau lớn 13. Lợn rừng gốc Tây Nguyên là loại lợn rừng có chất lượng thịt rất ngon và được ưa chuộng. Ở vùng Tây Nguyên đã có một số hộ dân tự phát nuôi lợn rừng, nhưng nguồn gốc giống lại nhập từ Thái Lan, Malaysia không rõ ràng. Hoặc mộ t số là lợn đực nguồn gốc từ Tây Nguyên cho lai với lợn nhà nhưng tình hình lai tạo không có chủ đích, lợn lai đồng huyết cao nên sức sống kém và cuối cùng là hiệu quả đạt được rất thấp. Lợn rừng Tây Nguyên có những điểm đa hình đặc trưng, phân biệt với lợn rừng các nước khác và có mối quan hệ di truyền gần gũi với lợn rừng châu Á, nhưng lợn rừng Tây Nguyên hoàn toàn phân biệt với lợn rừng lai Thái Lan về mặt di truyền. Thông thường khi nuôi, do bản tính hoang dã nên lúc đầu lợn rừng rất sợ người, nhưng lại dữ tợn khi người đến gần và có thể tấn công thẳng vào người nuôi. Ban đầu chúng chỉ ăn những thứ mà trong tự nhiên thường có như củ mỳ, hạt ngô, khoai lang, chuối chín và một số loại rau củ quả khác. Dần dần sau một thời gian nuôi thuần hóa chúng có thể sử dụng thức ăn tổng hợp. Bản năng tự vệ của chúng dần mất đi, chúng quen dần với tiếng gọi của người nuôi thả và có thể gần gũi người nuôi. Lúc đầu lợn rừng hoang dã cần được nuôi nhốt trong những ô chuồng nhỏ để tránh cho chúng chạy nhiều và thúc đầu vào tường hoặc lưới. Thời gian sau khi chúng đã quen với người nuôi thì có thể thả bán hoang dã ra các ô chuồng rộng hơn 4. 1.2.2. Đặc điểm sinh học của lợn rừng lai 1.2.2.1. Đặc điểm ngoại hình Vóc dáng lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầ y, dài đen, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mơm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển, da lông màu hung đen 10 hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã. Trọng lượng lúc trưởng thành con đực nặng 50 – 70 kg, con cái nặng 30 – 40 kg có những con lợn rừng lai có thể đạt trọng lượng gần 100 kg. Nhìn chung, những con lợn rừng lai, vì là giống F1, trực hệ nên còn nguyên hình dáng kềnh càng, hung dữ của lợn lòi. Từng con lợn lông lá xù xì phóng nhanh như tên lửa, trông hung dữ nhưng lợn rừng lai lại có bản tính hiền lành của những con lợn nhà 13. Có thể phân biệt lợn rừng thuần với lợn rừng lai từ ngoại hình, đặc điể m ngoại hình của lợn rừng thuần lúc mới sinh đến hai tháng tuổi là có những vệt lông màu trắng chạy dọc thân lợn, trên nền lông màu nâu. Đến trên hai tháng tuổi, vệt lông trắng biến mất, lông toàn thân màu đen xám, dáng mảnh, chân cao, mõm dài, hai bên má có hai vệt lông màu trắng xám; riêng đối với con đực lông bờm dựng đứng. Còn đối với lợn rừng lai F1, từ sơ sinh đến hai tháng tuổi chỉ có 80 có vệt lông trên thân màu trắng trên nền lông màu đen. 20 còn lại toàn thân màu lông đen. Khi trên hai tháng tuổi tất cả chuyển sang màu lông đen lợn con có các sọc đen dài trên lưng, khi lớn sẽ chuyển hoàn toàn thành màu đen, có lông dày và cứng dọc sống lưng, mỗi chân lông mọc ba sợi lông 2. Trong chọn giống, về hình thức người ta sẽ chọn những con có vóc dáng cân đối, lưng thẳng, bụng thon, nhanh nhẹn. Có màu s ắc đặc trưng (màu hung đen hoặc xám đen), tính biệt rõ ràng. Chọn những con đầu thanh, ngự c sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắ c khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sinh sản …) và qua đời sau. Lợn đực giống phải mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài như đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ, bốn chân cao, thẳng và vững chắc, lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt, số con đẻ ra có tỷ lệ nuôi số ng cao, mang tính hoang dã, dữ tợn. Chọn lọc nái sinh sản cần quan tâm tới ba bộ phận là cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển thông thường 11 cả về hình thể và hoạt động, khung xương và bốn chân chắc, khỏe, nhanh nhẹ n và linh hoạt, số con đẻ ra lứa cao, lợn mẹ không ăn con và có số vú đủ để nuôi đàn con đông, bình thường lợn rừng lai có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không được chọn 3. 1.2.2.2. Khả năng sinh trưởng Lợn rừng lai sinh trưởng chậm và đạt kích thước tối đa tùy theo từ ng giống, môi trường và tuổi. Tốc độ sinh trưởng chậm trung bình chỉ khoảng 0.13 – 0.2 kgngày. Tuổ i thọ sinh lý kéo dài từ 15 – 25 năm 2. 1.2.2.3. Khả năng sinh sản Bảng 1.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn rừng lai 15 STT Chỉ tiêu Mức thể hiện 1 Tuổi động dục lần đầu 6 – 7 tháng 2 Khối lượng động dục lần đầu 18 – 20 tháng 3 Tuổi phối giống 7 – 8 tháng 4 Khối lượng lúc phối 30 – 35 kg 5 Thời gian mang thai 110 – 130 ngày 6 Thời gian động dục 2 – 3 ngày (đối với nái tơ) 3 – 4 ngày (đối với nái rạ) 7 Chu kỳ động dục 20 – 22 ngày 8 Hệ số đẻ 1,2 – 1,3 lứanăm 9 Số con mỗi lứa 5 – 8 con 1.2.2.4. Tập tính của lợn rừng lai Lợn rừng lai có sức đề kháng tốt, tính hung dữ giảm bớt so với lợn rừ ng thuần nên dễ chăm sóc hơn, phù hợp với môi trường, không mắc bệnh nguy hiểm như lợn rừng. Lợn rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã, thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, lợn đực thường thích sống một mình (trừ khi lợn cái động dục). Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ. Chúng thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ, chúng sống trong môi 12 trường tự nhiên, ưa hoạt động và vẫn giữ lối sống bầy đàn, thích vận động ở không gian rộng, thích ủi đất, đầm nước khi mùa nắng nóng. Tuy vẫn giữ những đặc tính hoang dã của lợn rừng nhưng do đã được thuần hóa nên lợn rừng lai thuần tính, có thể tiếp cận để chăm sóc. Lợn nái khi sinh sản tự tìm ổ đẻ, không cần sự giúp đỡ của con người. Lợn con sau khi ra đời nhanh chóng khỏe mạnh, chạy nhảy, được tách mẹ sau một tháng rưỡi đến hai tháng 2. Khi nuôi, một số hộ lúc đầu đưa lợn rừng về nuôi, chúng thường hoảng sợ và chạy trốn. Đôi khi, chúng tức giận, lồng lộn và luôn tìm cách phá chuồng để ra. Phải bình tĩnh và luôn đối xử nhẹ nhàng với chúng. Thời gian đầu nó có thể không chịu ăn và nhịn đói. Nhưng nó không nhịn khát được. Vì vậy, cần chuẩn bị từ trước máng nước cho chúng uống. Sau một thời gian, biết chắc không thể vượt đi được, lợn sẽ dần dần thích ứng với chỗ ở mới và tìm tới thức ăn. 1.2.3. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.2.3.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt đượ c các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản ảnh những kết quả kinh tế tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp... nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sả n xuất kinh doanh, nó phản ảnh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh 12. Cũng giống như một số chi tiết khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượ ng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồ ng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuấ t hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp. Nói một cách khác, 13 chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lượng và định tính trong sự phát triển kinh tế. Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế đượ c biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệ p. Cụ thể là: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt đượ c từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu đượ c với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. ưới góc độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu... Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. ưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất 7. Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau: - Kết quả tăng, chi phí giảm - Kết quả tăng, chi phí giảm nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả. Nói tóm lại ở tầm vĩ mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặ t của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào.. đồng thời nó yêu 14 cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệ u quả kinh tế. ưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh tế: Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Theo quan điể m này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sả n xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuấ t kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sả n xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kế t quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầ u vào của sản xuất 12. Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí". Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phầ n chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Nhưng xét trên quan niệm của triết họ c Mác- Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫ n nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiế p hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm củ a kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xét đến phầ n chi phí và phần kết quả ban đầu. o đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả củ a phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12. 15 Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữ a kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan niệm này có ưu điể m là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sả n xuất kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạng thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động 12. Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là mức độ thoả mãn yêu cầ u quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp”. Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu tinh thần của nhân dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng là rất đa dạ ng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầ u hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân 12. Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể" 7. 1.2.3.2. Nông hộ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nông hộ Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữ a trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh để chăn nuôi nông hộ tồn tại đế n ngày nay. 16 - Sinh kế của người dân Vị trí của chăn nuôi nông hộ vẫn chưa dễ thay thế ngay vì nó còn gắn chặ t với sinh kế của 70 số nông dân, từ đó tạo nên hơn 60 lượng thực phẩ m cho xã hội. Bên cạnh đó, nhờ chăn nuôi nông hộ mà hàng chục triệu người có thêm công ăn việc làm 4. - Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ Chăn nuôi nông hộ đang chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi hiệ n nay và sẽ duy trì trong một thời gian dài, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩ m cho xã hội mà còn tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nông dân. Bộ trưở ng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã yêu cầu khẩn trương triể n khai nhiều giải pháp thúc đẩy chăn nuôi nông hộ: nâng cao chất lượng đàn giố ng trong sản xuất đại trà, chú ý bò lai, lợn lai, gà thả vườn có năng suất tốt; giả m giá thành thức ăn và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ, đồng thời tăng cường kiểm soát dịch bệnh, giết mổ, bảo vệ môi trường, theo hướng chăn nuôi nông hộ an toàn và bền vững. Chủ trương này chắc chắn sẽ nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ của đông đảo nông dân, bởi bỏ quên chăn nuôi nông hộ lúc này là lãng phí sức lao động, lãng phí tài nguyên, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội (cả tinh thần lẫn vật chất). Chăn nuôi nông hộ trên phương diện nào đó vẫn còn những ưu điể m: ruộng đất, chuồng trại cơ bản đã có, lực lượng lao động là ngườ i trong nhà không phải đi thuê, quy mô sản xuất dù nhỏ nhưng thị trường nằm ngay tại địa phương. Do quy mô nhỏ nhưng nếu ý thức người nuôi được nâng lên thì vấn đề môi trường cũng có thể giải quyết được. Bên cạnh đó, kinh tế nông hộ là một khố i thống nhất giữa trồng trọt và chăn nuôi, giúp sử dụng hợ p lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả và tránh bớt rủi ro. Nếu tách khỏi sự thống nhất giữa cây trồng và vật nuôi, người chăn nuôi sẽ mất đi lợi thế và việc họ không mặn mà với đồng ruộ ng nữa là chuyện dễ hiểu. Chúng ta có thể làm nhiều việc để hỗ trợ cho chăn nuôi nông hộ mà không tốn kém nhiều, nếu so với cái lợi nó đem lại. Kinh nghiệm của nhiều nướ c cho thấy, không phải chăn nuôi nông hộ chỉ dừng ở nhỏ lẻ, mong muốn mà sẽ được 17 phát triển hơn trên cơ sở nông hộ khi có điều kiện (như ở các nước Châu Âu hiện nay). Điều lo sợ nhất của nông dân là dịch bệnh. Nhà nước có thể và cần giúp họ nâng cao kiến thức về thú y, hỗ trợ họ trong việc tiêm phòng đúng lịch với những loại vắc - xin có chất lượng và miễn phí hoặc giảm giá. Nhà nước cần quan tâm đến các giống vật nuôi bản địa tốt trong quỹ gen vật nuôi, hỗ trợ mạnh mẽ việc bảo tồn và khai thác trong sản xuất. Nông dân sẽ có lợi khi sử dụng được các giống bản địa vì hợp với thị hiếu tiêu dùng (như lợn miền núi, gà đồi...) tránh được sự cạnh tranh với chăn nuôi công nghiệp. Người chăn nuôi nông hộ bản thân là tự lập, chịu đựng, ít dựa dẫm. Họ sợ vay mượn và nếu nợ thì cũng muốn nhanh chóng trả, vì thế vấn đề tín dụ ng không phải là lớn (ít nhất là hiện nay). Điều cần thiết là hỗ trợ họ mua con giố ng (nhất là giống bản địa) tốt từ một số trại giống ngay tại địa phương. Giúp nông dân nâng cao ý thức liên kết thông qua việc tổ chức các hợp tác xã theo chuỗi ngành hàng, tăng sức cạnh tranh thị trường, bảo vệ quyền lợi cho họ trong cơ chế thị trường. Cơ quan khuyến nông cần giúp nông dân nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi và hiểu biết thị trường sản phẩm, giúp người nuôi trong việc bảo đả m chất lượng đồng đều (chưa nói đến chuyện thương hiệu) tạo thuận lợ i cho khâu tiêu thụ. Trong tương lai, tùy theo sự phát triển, một bộ phận tiên tiến của sản xuấ t nông hộ có thể phát triển thành các trang trại với sự hỗ trợ của các chính sách của Nhà nước. Như vậy, việc hỗ trợ họ lúc này không hề mâu thuẫn với đường hướ ng công nghiệp hóa chăn nuôi. Rõ ràng là trong khi đẩy mạnh công nghiệp hóa chăn nuôi, chúng ta không vội quên chăn nuôi nông hộ. Hỗ trợ chăn nuôi là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước 4. 18 1.3. Tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Vị trí địa lí Hình 1.2. Bản đồ vị trí của huyện Bắc Trà My Huyện Bắc Trà My có diện tích tự nhiên là: 823,05 km2, là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam. Nằm ở 15017''''13'''''''' đến 18018''''00'''''''' vĩ độ bắc, 1080 09''''16'''''''' đến 108017''''58'''''''' kinh độ đông. Cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Nam giáp huyện Nam Trà My, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Phước Sơn 16. 1.3.2. Địa hình Bắc Trà My là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quả ng Nam. Ngọn núi cao nhất của huyện là Hòn Bà (1.347m) thuộc xã Trà Giang 1. 1.3.3. Khí hậu Huyện Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đớ i gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đế n tháng 1 của năm sau. 19 1.3.4. Hệ thống sông suối Hệ thống sông suối ở Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu Bồn và một số sông ở cánh Bắc của tỉnh Quả ng Ngãi. Sông suối ở Bắc Trà My còn có tiềm năng lớn về thủy điện. Thuỷ điện sông Tranh 2 đã được xây dựng tại Bắc Trà My vào năm 2006 1. 1.3.5. Tài nguyên Được thiên nhiên ưu đãi, nên đất đai ở Bắc Trà My có thể trồng đượ c nhiều loại cây khác nhau: lúa, bắp, sắn, khoai, đậu phụng… đặc biệt ở Bắ c Trà My, quế được trồng nhiều nhất ở các xã: Trà Giáp, Trà Ka, Trà Giác, Trà Bui. Do phát triển trong môi trường thích hợp, quế Bắc Trà My đạt chất lượng cao, từ lâu được thị trường thế giới ưa chuộng, được gọi bằng nhiều tên: “vua của các loạ i quế” hay “Cao Sơn ngọc quế” 1. Rừng ở Bắc Trà My có nhiều loại gỗ quý như: lim, dổi, chuồn, gõ… Rừ ng Bắc Trà My đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm thuộc các loài trong sách đỏ như: voi, cọp, gấu… ở các sông suối có nhiều loại cá, cua, ếch… trong đó đặc biệt là cá niên. Bắc Trà My cũng có nhiều khoáng sản: đồng, niken ở Trà Giáp, thiếc ở Trà Giác, vàng ở Trà Giáp, Trà Bui; nước khoáng nóng ở Trà Bui. 1.3.6. ịc Bắc Trà My không chỉ là địa phương nổi tiếng bởi đặc sản quế Trà My và sâm Ngọc Linh, mà sự ưu đãi của thiên nhiên còn tạo ra cho Bắc Trà My nhiề u thắng cảnh hấp dẫn, say đắm lòng người như núi Hòn Bà sừng sữ ng chìm trong mây trắng mỗi lúc bình minh; thác Năm Tầng nước tung trắng xóa, khu di tích Nước Oa với vườn cam Chu Huy Mân,... Bên cạnh đó, sự hoang sơ, hiểm trở của địa hình đồi núi cùng sự hồn hậu của đồng bào các dân tộc nơi đây cũng là vẻ đẹp hấp dẫn khách phương xa dừng chân ghé thăm. 1.3.7. Giao thông Về giao thông, do đường sông không thuận lợi nên đường bộ trở nên rấ t quan trọng. Tuyến đường ĐT 616 nối liền Bắc Trà My - Tiên Phước - Tam Kỳ là tuyến đường giao thông chính của Bắc Trà My với ngoài huyện. Đây là tuyến 20 đường được UBND tỉnh và Chính phủ phê duyệt trở thành tuyến đườ ng Nam Quảng Nam nối từ Tam Thanh đến Đắc Tô 1. 1.3.8. Tình hình dân số và ao động Bảng 1.2. Tình hình dân số của xã Trà Giang Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Dân số Người 3.290 Số hộ gia đình Hộ 812 Số thôn trong xã Thôn 6 (Nguồn: theo thống kê của cán bộ thống kê xã Trà Giang, 2017) Toàn xã được chia làm 6 thôn. Tính đến năm 2017, dân số xã Trà Giang có 812 hộ, với 3.290 nhân khẩu, gồm 10 thành phần dân tộc anh em đang sống như: Kinh, Kor, Cadong, Tài, Nùng, Mường, Thái, Dao, Dẻ và Katu, tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm 60 dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số khác 1. Số hộ nghèo 275 hộ, chiếm tỷ lệ 33,74, hộ cận nghèo 62 hộ, chiếm tỷ lệ 7,61. Trên 90 dân số sống bằng nghề nông nghiệp 1. 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn rừng lai 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam - Thời gian: Từ tháng 102017 đến tháng 22018 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. P ương p áp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu - Chọn điểm Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn rừ ng lai ở nông hộ tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, vì điều kiện thực hiện đề tài không cho phép tôi tiến hành nghiên cứu trên khắp địa bàn của huyện nên tôi đã tiến hành chọn xã Trà Giang đại diện. Bởi vì xã Trà Giang là xã có số lượng chăn nuôi lợn rừng lai nhiều nhất ở huyện. Đồng thời mô hình này cũng mang lạ i hiệu quả kinh tế cho bà con. - Chọn hộ nghiên cứu + Hộ nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu chí sau: là hộ đã và đang có hoạt động nuôi lợn rừng lai. + Dựa vào những thông tin thu thập được từ các số liệu thống kê của xã và theo các tiêu chí trên để tiến hành chọn hộ nghiên cứu một cách ngẫu nhiên. Dựa vào phương pháp trên, tôi điều tra: 22 hộ của xã Trà Giang. 2.3.2. P ương p áp t t ập số liệu 2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Tham khảo nhiều sách báo, tài liệu và các báo cáo thống kê của huyện Bắ c Trà My, số liệu thứ cấp của Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ngành liên quan. 22 2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp thu thập toàn bộ thông tin (phỏng vấn trực tiếp tấ t cả các hộ chăn nuôi lợn rừng lai hiện có tại thời điểm điều tra). Điề u tra các nông hộ b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH

- -

NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG

CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI

XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép

từ bất kỳ khóa luận nào Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài giảng, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ

GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO

MSSV: 2114022734

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC - KTNN

KHÓA: 2014 – 2018 Cán bộ hướng dẫn

Th.S NGUYỄN THỊ THÙY VÂN

Quảng Nam, tháng 5 năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Thùy Vân

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My”, bên cạnh sự cố gắng nổ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô giáo khoa Lý – Hóa – Sinh, bạn bè và gia đình trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo trong khoa

đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân, người

đã tận tình giúp đỡ, luôn quan tâm và động viên với những chỉ bảo khoa học rất quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Trà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các hộ nông dân tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè là những người luôn động viên khích lệ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tam Kỳ, tháng 5 năm 2018

Tác giả

Trang 5

Bảng 3.2 Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai 26

Bảng 3.3 Đặc điểm nhân khẩu và lao động tính bình quân của hộ

Bảng 3.4 Đặc điểm tính theo số lượng của nông hộ đã điều tra 30

Bảng 3.5 So sánh tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của năm 2016 và

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Quy mô chăn nuôi lợn rừng lai của hộ theo mục đích

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Lợn rừng lai 7 Hình 1.2 Bản đồ vị trí của huyện Bắc Trà My 18

Trang 9

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam và tỉnh Quảng Nam 3

1.1.1 Ở Việt Nam 3

1.1.2 Ở Quảng Nam 6

1.2 Khái quát về giống lợn rừng lai 7

1.2.1 Nguồn gốc giống lợn rừng lai 7

1.2.2 Đặc điểm sinh học của lợn rừng lai 9

1.2.2.1 Đặc điểm ngoại hình 9

1.2.2.2 Khả năng sinh trưởng 11

1.2.2.3 Khả năng sinh sản 11

1.2.2.4 Tập tính của lợn rừng lai 11

1.2.3 Lý luận về hiệu quả kinh tế 12

1.2.3.1 Quan điểm về hiệu quả kinh tế 12

1.2.3.2 Nông hộ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nông hộ 15

1.3 Tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 18

1.3.1 Vị trí địa lí 18

1.3.2 Địa hình 18

1.3.3 Khí hậu 18

1.3.4 Hệ thống sông suối 19

1.3.5 Tài nguyên 19

1.3.6 u lịch 19

1.3.7 Giao thông 19

Trang 10

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI UNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Phạm vi nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.3.1 Phương pháp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu 21

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 21

2.3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 22

2.3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 22

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

3.1 Thực trạng chăn nuôi lợn rừng lai tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My 24

3.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My 24

3.1.1.1 Quy mô chăn nuôi lợn rừng lai ở nông hộ điều tra 24

3.1.1.2 Mục đích chăn nuôi 25

3.1.1.3 Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai 26

3.1.1.4 Tình hình sử dụng thức ăn 27

3.1.1.4.1 Thức ăn thô xanh 27

3.1.1.4.2 Thức ăn tinh 28

3.1.1.5 Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn rừng lai 28

3.1.2 Một số chính sách khuyến khích 29

3.2 Đặc điểm nông hộ điều tra 29

3.2.1 Những thông tin cơ bản về các nông hộ điều tra 29

3.2.1.1.Đặc điểm nhân khẩu và lao động của hộ điều tra 29

3.2.1.2 Tình hình sử dụng đất của hộ điều tra 31

3.2.1.3 Tình hình sử dụng vốn 32

3.2.1.4 Tình hình sử dụng giống 32

3.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ đã điều tra 33

3.3 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ điều tra 34

3.3.1 Chi phí cho hoạt động chăn nuôi lợn rừng 34

Trang 11

3.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm lợn rừng lai 35

3.3.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn rừng lai 35

3.3.4 Đánh giá của nông hộ về hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai 37

3.3.4.1 Đánh giá thị trường dịch vụ đầu vào trong chăn nuôi lợn rừng lai 37

3.3.4.2 Đánh giá của hộ về các điều kiện khung chính sách để phát triển 38

3.3.4.3 Đánh giá mức độ thiệt hại và các nhân tố ảnh hưởng trong chăn nuôi LRL 39 3.3.4.4 Đánh giá tình hình tiêu thụ lợn rừng lai của các hộ đã điều tra 40

3.4 Một số vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai trong nông hộ ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My 42

3.4.1 Thuận lợi – cơ hội 42

3.4.2 Khó khăn – thách thức 43

3.4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai trong nông hộ ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My 43

3.4.3.1 Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng lai 44

3.4.3.2 Giải pháp về tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn rừng lai 46

3.4.3.3 Thị trường tiêu thụ 47

3.4.3.4 Nhóm giải pháp về chính sách 47

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

3.1 Kết luận 49

3.2 Kiến nghị 49

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 12

I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam nông nghiệp có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân Sự phát triển nông nghiệp không những đảm bảo được đời sống của người dân về nhu cầu lương thực thực phẩm mà còn tạo ra những tiền đề cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Trong thời kì đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh

tế cao như: thịt, sữa, trứng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết thực cho người dân Đặc biệt đối với nông dân, ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế hộ gia đình như: tăng thu nhập, tạo việc làm, hỗ trợ cho ngành trồng trọt,

Trong chăn nuôi thì đặc biệt những năm gần đây nhiều nông dân đã tận dụng diện tích đất vườn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi lợn rừng lai Đây là một trong những mô hình chăn nuôi mới rất có triển vọng Nghề nuôi lợn rừng lai đang rộ lên ở một số hộ gia đình trên địa bàn cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả cao Với chi phí đầu tư trung bình, không tốn nhiều công chăm sóc, đây có thể là hướng đi mới cho nông dân

Thịt của lợn rừng lai có giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với thịt lợn nhà, hiện nay thịt lợn rừng lai được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt lợn rừng săn chắc nhờ vận động liên tục Giống lợn này có thể hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt lợn nhà Thịt rất ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới cũng rất lớn [5]

Trang 13

Nền kinh tế Quảng Nam đang thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở vùng miền núi Nên đã đưa vào mô hình chăn nuôi lợn rừng lai nhằm giúp cho các hộ gia đình có thu nhập cao và cuộc sống có phần nào ổn định hơn Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho người dân học hỏi được nhiều kỹ thuật chăn nuôi mới theo hướng hiện đại hơn để tăng thêm thu nhập giúp cho cuộc sống của họ bớt đi những khó khăn về kinh tế Cụ thể như ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My đã áp

dụng tốt mô hình chăn nuôi lợn rừng lai này Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đánh giá

hiệu quả kinh tế hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My” làm đề tài nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

- Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ tại Xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Lợn rừng lai

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 2/2018

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thứ cấp

+ Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu

Trang 14

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam và tỉnh Quảng Nam

- Đàn lợn đực giống năm 2013 là 76,1 ngàn con, chiếm 0,3% đàn lợn [3]

- Chăn nuôi trang trại: đến năm 2013, cả nước đã có 4.293 trang trại chăn nuôi lợn Đàn lợn trong các trang trại chăn nuôi hiện nay chiếm khoảng 35,0% tổng đàn, 40 – 45% về tổng sản lượng thịt lợn xuất chuồng [3]

Theo Cục chăn nuôi, hiện nay nước ta có đàn lợn 29 triệu con, đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 ở Châu Á, nằm trong top 15 nước có đàn lợn lớn nhất thế giới Tốc độ tăng trưởng đàn lợn giai đoạn 1997 – 2007 đạt 5,06%, giai đoạn

2007 – 2017 đạt 0,91% Sản lượng thịt lợn trong năm 2016 đã đạt mức kỷ lục với 3,36 tấn thịt lợn hơi, tăng 5% so với năm 2015 và đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga [9]

Giai đoạn 2013 – 2016, sản xuất chăn nuôi lợn thịt Việt Nam tăng trưởng

ở tốc độ nhanh hơn đàn lợn nái, với tốc độ tăng trưởng kép 11%/năm, dẫn tới quy

mô đàn lợn thịt đạt 54,46 triệu con, tương đương 4,01 triệu tấn thịt lợn hơi iễn biến sản xuất này cho thấy tăng mạnh cả về quy mô đàn lợn nái cũng như cải thiện năng suất lợn nái Trong giai đoạn này, năng suất lợn nái tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đạt gần 17 con/lợn nái/năm, trong khi năng suất lợn nái của các trang trại chăn nuôi thương mại và các cơ sở chăn nuôi khép kín đạt lần lượt 20

và 22 con/nái/năm [10]

Các hộ chăn nuôi lợn Việt Nam thường vỗ béo lợn vượt 100kg để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc – thị trường có nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thịt lợn béo Trong mùa cao điểm, lượng lợn sống giao dịch biên giới có thể đạt xấp xỉ

Trang 15

33.000 con lợn/ngày; và các hộ chăn nuôi có thể đàm phán thành công mức giá khá có lời [10]

Ngoài ra, nghề chăn nuôi lợn rừng lai ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được lan rộng từ năm 2005 và được chú ý mới từ năm 2006 Cả nước hiện chỉ mới có khoảng 20 trang trại lợn rừng kéo dài từ Nam ra Bắc Trên thị trường thịt và giống chủ yếu là lợn rừng lai Đa số các trang trại mua lại giống hoặc mua của các trang trại đi trước và tự nhân giống bằng cách lai lợn rừng đực thuần với lợn cái địa phương thuần chủng Việc nuôi lợn rừng lai hiện chủ yếu là khai thác giống, khả năng cung cấp thịt còn hạn chế Các hướng khai thác khác như lông,

da, sừng, móng chưa có [2]

Ở Việt Nam, nhiều nơi đã thành công trong chăn nuôi lợn rừng lai, đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi và cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi Những năm gần đây, mặc dù ngành chăn nuôi lợn rừng lai gặp nhiều khó khăn như: thời tiết bất thuận, dịch bệnh nhưng nhìn chung nghề chăn nuôi lợn rừng lai này đã được đẩy mạnh ở nhiều địa phương và thu được kết quả nhất định Năng suất và chất lượng giống đã được cải thiện một cách rõ rệt

Ở Việt Nam ghi nhận nhiều địa phương từ tỉnh, Thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, làng, thôn thậm chí là đến hộ gia đình có mô hình nuôi lợn rừng lai như một cách làm ăn kinh tế nông nghiệp và nhìn chung là được nhà nước khuyến khích Thịt lợn rừng được nhiều tỉnh thành ở miền Trung từ Đà Nẵng trở vào, tại Thành phố Hồ Chí Minh (như tại Củ Chi) và nhiều tỉnh ở miền Tây cũng có nhiều hộ bắt đầu nhập cuộc như mô hình nuôi Lợn rừng lai

ở ấp Vĩnh Đức Trung, xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, ở xã Thới Lai, huyện Bình Đại, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, ấp Thạnh Lợi, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre [5]

Một số hộ gia đình ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nuôi lợn rừng lai xây chuồng trại nuôi lợn rừng lai, hoặc xây rào lưới thả lợn sống trong vườn để thích nghi với môi trường, tự tìm thức ăn, hoạt động trong không gian lớn nhằm tăng sức đề kháng và giữ được độ ngon của thịt Nuôi lợn rừng tận dụng được nguồn

Trang 16

thức ăn dồi dào trong vườn như cây chuối, cỏ cây, các loại rau củ quả, cho ăn thêm cám, đậu các loại để tăng hàm lượng dinh dưỡng, giúp lợn mau phát triển, các hộ nuôi thường bán con nhỏ, khoảng từ 5 – 6 kg vì dễ bán và phù hợp với nhu cầu của người dùng [5]

Nhiều hộ gia đình ở Long Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Phú thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình ương, Bình Phước, Tây Ninh đã bắt tay vào việc nuôi lợn rừng lai, tổ chức thuần hoá lợn rừng, tổ chức lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng lai, tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã lai giống thành công giữa lợn rừng hoang dã với lợn cỏ thả rông phát triển thành trang trại chăn nuôi quy mô Chẳng hạn như tại tỉnh Khánh Hòa [5]

Ở phía Bắc có 4 huyện gồm Hàm Yên, Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình bao gồm cả lợn đen bản địa và lợn rừng lai Các huyện này có điều kiện về đất đai, nguồn con giống, tập quán sử dụng thức ăn phù hợp Có dự án lai tạo và sản xuất giống lợn rừng lai F1 thương phẩm trên địa bàn huyện Yên Lập Phú Thọ Từ nuôi lợn rừng lai thương phẩm, chất lượng cao, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo bền vững Nuôi lợn rừng lai hướng phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả cao cho người nông dân Yên Bái Nhiều hộ dân ở huyện Tân Sơn tận dụng ưu thế để xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn rừng lai Đã có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, kinh tế khá lên từ cách thức chăn nuôi này [5]

Ngày nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm Một trong những động vật hoang dã được nhiều người ưa chuộng đó là lợn rừng Thuần hóa lợn rừng, lai tạo với lợn nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi nghiên cứu và ứng dụng Nuôi lợn rừng lai được coi là một nghề nghiệp và là cách làm giàu, nuôi lợn rừng lai được đánh giá là một hướng đi có triển vọng Ở nhiều nơi, đây là một nghề nuôi mới, nếu còn ở thời kỳ đầu thì sinh lợi cao [5]

Một số địa phương ở Việt Nam, có thời điểm lợn rừng lai trọng lượng từ

20 – 25 kg/con, giá hơi là 130.000 đồng/kg, được nhiều người đặt mua cho dù so

Trang 17

với thịt Lợn nhà giá cao hơn 50.000 đồng/kg Nếu là lợn rừng rặc hay lợn rừng thuần chủng (kết quả sinh sản từ lợn rừng bố mẹ, được người dân tộc, hoặc các trang trại lớn nuôi trong điều kiện gần như tự nhiên) thì giá khoảng 260.000 đồng/kg, còn lợn rừng lai F1 (lai lợn rừng và lợn thả rông của đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao và cũng được nuôi trong điều kiện hoang dã) thì giá bằng một nửa [4]

1.1.2 Ở Quảng Nam

Chăn nuôi là nghề sản xuất truyền thống, có từ lâu đời của người dân Quảng Nam Trong những năm gần đây, sản phẩm chăn nuôi được đánh giá là lợi thế so với sản phẩm Nông nghiệp Vì vậy, tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư, hỗ trợ để phát triển, xem đây là mũi nhọn, là khâu đột phá để đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất hàng hóa và bền vững

Tỉnh Quảng Nam hiện có 130 trang trại chăn nuôi với tổng số hơn 51.000 con heo Con số này chỉ mới chiếm trên 9,5% so với tổng đàn nuôi toàn tỉnh Các trang trại tập trung thì việc bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật cũng rất hạn chế [18]

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Nam, mới có 5 cơ sở chăn nuôi heo, 2 cơ sở nuôi heo cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật Từ đầu năm đến nay đã có 9 xã của 6 huyện (Đại Lộc, Bắc Trà My, Phú Ninh, Tiên Phước, Nam Trà My, Hiệp Đức) xảy ra bệnh lở mồm long móng với 117 con trâu, bò và heo mắc phải Bệnh xảy ra chủ yếu ở gia súc chưa tiêm phòng, đã được phát hiện sớm và khoanh vùng dập dịch, nên không lây ra diện rộng [18]

Trong khi giá thịt lợn hơi đang rớt ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, làm người chăn nuôi bị thua lỗ nặng, những cơ sở chăn nuôi lợn gia công quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lại đang “sống khỏe” do thực hiện chuỗi liên kết khép kín với các công ty chăn nuôi từ khâu đầu vào đến việc bao tiêu đầu ra Chi cục Thú y Quảng Nam cho hay, tỉnh hiện có 45 cơ sở chăn nuôi liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Việt Swine line theo hình thức nuôi lợn gia công, tập trung chủ yếu ở thị xã Điện Bàn, huyện Quế Sơn, uy Xuyên, Hiệp Đức Tổng đàn lợn thịt thường xuyên

Trang 18

của các cơ sở chăn nuôi lợn gia công là gần 42.000 con, hằng năm cung ứng ra thị trường hơn 8.400 tấn thịt lợn hơi [11]

Song song với sự gia tăng về số hộ chăn nuôi lợn nhà thì việc chăn nuôi lợn rừng lai ngày càng được chú trọng về cả số lượng và chất lượng Tiêu biểu như các nông hộ ở Xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, chăn nuôi lợn rừng lai ngày càng nhiều chiếm hơn 20% so với tổng số hộ trong xã Nguyên nhân thúc đẩy việc chăn nuôi lợn rừng lai ngày càng nhiều là do thịt ngon, săn chắc hơn thịt lợn nhà, giá thành cao đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi Đặc biệt, thịt lợn rừng lai đảm bảo về chất lượng, sức khỏe cho người tiêu dùng

1.2 Khái quát về giống lợn rừng lai

1.2.1 Nguồn gốc giống lợn rừng lai

Hình 1.1 Lợn rừng lai

Lợn rừng lai hay Heo rừng lai (Sus scrofa x Sus scrofa domesticus) là

một giống lai giữa một con lợn rừng và lợn nhà Thông thường, lợn rừng lai là con lai giữa lợn rừng đực với lợn nái là lợn địa phương, chẳng hạn như ở một số

Trang 19

nơi thuộc Việt Nam, lợn cái để lai với lợn rừng đực là lợn nái thả rông của người dân tộc, thường nuôi giống lợn gần như hoang dã tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ như có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp [13].

Đặc biệt là giống lợn rừng được lai giữa lợn rừng và lợn nhà, thường nuôi lợn con ở thế hệ lai F4, F5, con giống lai tạo có các đặc điểm nổi trội của lợn bố mẹ, sức đề kháng cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, dễ nuôi và không tốn nhiều thức ăn, công chăm sóc và cho hiệu quả kinh tế Lợn rừng lai cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miền núi Thịt lợn rừng lai được đánh giá là thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc nhưng mềm, ít mỡ, da dày, giòn, giá trị dinh dưỡng cao nên ngày càng được thị trường nhiều nơi ưa chuộng Nhìn chung,

mô hình nuôi lợn rừng lai cho hiệu quả kinh tế cao [13]

Những con lợn nhà là một phân loài (Sus scrofa domesticus) của lợn rừng với 38 nhiễm sắc thể, trong khi đó Lợn rừng châu Âu chỉ có 36 nhiễm sắc thể, sau một sự hợp nhất của tổ tiên Gốc chung của chúng được gọi là lợn rừng lai Lợn rừng ở Tây Ban Nha và Pháp có 36 cặp nhiễm sắc thể ngược lại với các loại lợn rừng của châu Âu có 38 cặp giống như lợn nhà Hai loại lợn rừng có 36 và 38 cặp nhiễm sắc thể đó được giao phối tạo nên thế hệ con lai có nhiễm sắc thể là 37

và cũng có khả năng sinh sản Lai thế hệ đầu tiên (F1) có 37 nhiễm sắc thể Những thế hệ tiếp theo chúng có thể có 36, 37 hoặc 38 nhiễm sắc thể Lai tạo là phổ biến ở các khu vực phục vụ của lợn ngoài trời hoặc khi các quần thể hoang

dã đã được khôi phục bởi những con lợi nái nhà nơi có phạm vi hoạt động của con lợn rừng đực Lợn Corsica có bộ gen rất gần với lợn nhà [13]

Người ta cũng lai giữa lợn rừng Thái Lan hoặc lợn rừng Việt Nam với các giống lợn đen miền núi, như Lợn Vân Pa (Quảng Trị), Lợn sóc Tây Nguyên, lợn đen vùng Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), Lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn rừng với lợn mọi với đàn lợn lai có sức đề kháng cao, bụng thon, ít mỡ, nhiều nạc, da giòn Hay cho lợn rừng lai với giống lợn bò, kết quả cho ra giống lớn nhanh, sức đề kháng cao, tỷ lệ thịt nạc chiếm hơn 80%, thịt ngọt, da giòn Người

ta còn lai lợn rừng với lợn Mán, lấy giống từ Lào Cai mua lợn đực rừng về làm

Trang 20

giống cho lai với giống lợn Mán được con F1 làm nái Tiếp tục lai con F1 với con lợn rừng và được con F2 Từ con F2 tiếp tục lai với con lợn đực rừng và cho

ra con lợn vẫn nuôi, kỹ thuật nuôi lợn rừng lai khá đơn giản, phù hợp ở nhiều vùng quê Lợn rừng lai cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miền núi Lợn rừng phối với lợn đen địa phương cho sản lượng 9 - 10 con mỗi lứa Sau khi tách sữa, lợn không kén ăn, mau lớn [13]

Lợn rừng gốc Tây Nguyên là loại lợn rừng có chất lượng thịt rất ngon và được ưa chuộng Ở vùng Tây Nguyên đã có một số hộ dân tự phát nuôi lợn rừng, nhưng nguồn gốc giống lại nhập từ Thái Lan, Malaysia không rõ ràng Hoặc một

số là lợn đực nguồn gốc từ Tây Nguyên cho lai với lợn nhà nhưng tình hình lai tạo không có chủ đích, lợn lai đồng huyết cao nên sức sống kém và cuối cùng là hiệu quả đạt được rất thấp Lợn rừng Tây Nguyên có những điểm đa hình đặc trưng, phân biệt với lợn rừng các nước khác và có mối quan hệ di truyền gần gũi với lợn rừng châu Á, nhưng lợn rừng Tây Nguyên hoàn toàn phân biệt với lợn rừng lai Thái Lan về mặt di truyền

Thông thường khi nuôi, do bản tính hoang dã nên lúc đầu lợn rừng rất sợ người, nhưng lại dữ tợn khi người đến gần và có thể tấn công thẳng vào người nuôi Ban đầu chúng chỉ ăn những thứ mà trong tự nhiên thường có như củ mỳ, hạt ngô, khoai lang, chuối chín và một số loại rau củ quả khác Dần dần sau một thời gian nuôi thuần hóa chúng có thể sử dụng thức ăn tổng hợp Bản năng tự vệ của chúng dần mất đi, chúng quen dần với tiếng gọi của người nuôi thả và có thể gần gũi người nuôi Lúc đầu lợn rừng hoang dã cần được nuôi nhốt trong những

ô chuồng nhỏ để tránh cho chúng chạy nhiều và thúc đầu vào tường hoặc lưới Thời gian sau khi chúng đã quen với người nuôi thì có thể thả bán hoang dã ra các ô chuồng rộng hơn [4]

1.2.2 Đặc điểm sinh học của lợn rừng lai

1.2.2.1 Đặc điểm ngoại hình

Vóc dáng lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đen, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mơm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển, da lông màu hung đen

Trang 21

hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã Trọng lượng lúc trưởng thành con đực nặng 50 – 70 kg, con cái nặng 30 – 40 kg có những con lợn rừng lai có thể đạt trọng lượng gần 100 kg Nhìn chung, những con lợn rừng lai, vì là giống F1, trực hệ nên còn nguyên hình dáng kềnh càng, hung dữ của lợn lòi Từng con lợn lông lá xù xì phóng nhanh như tên lửa, trông hung dữ nhưng lợn rừng lai lại

có bản tính hiền lành của những con lợn nhà [13]

Có thể phân biệt lợn rừng thuần với lợn rừng lai từ ngoại hình, đặc điểm ngoại hình của lợn rừng thuần lúc mới sinh đến hai tháng tuổi là có những vệt lông màu trắng chạy dọc thân lợn, trên nền lông màu nâu Đến trên hai tháng tuổi, vệt lông trắng biến mất, lông toàn thân màu đen xám, dáng mảnh, chân cao, mõm dài, hai bên má có hai vệt lông màu trắng xám; riêng đối với con đực lông bờm dựng đứng Còn đối với lợn rừng lai F1, từ sơ sinh đến hai tháng tuổi chỉ có 80% có vệt lông trên thân màu trắng trên nền lông màu đen 20% còn lại toàn thân màu lông đen Khi trên hai tháng tuổi tất cả chuyển sang màu lông đen lợn con có các sọc đen dài trên lưng, khi lớn sẽ chuyển hoàn toàn thành màu đen, có lông dày và cứng dọc sống lưng, mỗi chân lông mọc ba sợi lông [2]

Trong chọn giống, về hình thức người ta sẽ chọn những con có vóc dáng cân đối, lưng thẳng, bụng thon, nhanh nhẹn Có màu sắc đặc trưng (màu hung đen hoặc xám đen), tính biệt rõ ràng Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình

nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sinh sản …) và qua đời sau

Lợn đực giống phải mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài như đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ, bốn chân cao, thẳng và vững chắc, lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt, số con đẻ ra có tỷ lệ nuôi sống cao, mang tính hoang dã,

dữ tợn Chọn lọc nái sinh sản cần quan tâm tới ba bộ phận là cơ quan sinh dục,

vú và khung xương Toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển thông thường

Trang 22

cả về hình thể và hoạt động, khung xương và bốn chân chắc, khỏe, nhanh nhẹn

và linh hoạt, số con đẻ ra lứa cao, lợn mẹ không ăn con và có số vú đủ để nuôi đàn con đông, bình thường lợn rừng lai có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không được chọn [3]

1.2.2.2 Khả năng sinh trưởng

Lợn rừng lai sinh trưởng chậm và đạt kích thước tối đa tùy theo từng giống, môi trường và tuổi

Tốc độ sinh trưởng chậm trung bình chỉ khoảng 0.13 – 0.2 kg/ngày Tuổi thọ sinh lý kéo dài từ 15 – 25 năm [2]

1.2.2.3 Khả năng sinh sản

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn rừng lai [15]

1 Tuổi động dục lần đầu 6 – 7 tháng

2 Khối lượng động dục lần đầu 18 – 20 tháng

3 Tuổi phối giống 7 – 8 tháng

4 Khối lượng lúc phối 30 – 35 kg

5 Thời gian mang thai 110 – 130 ngày

6 Thời gian động dục 2 – 3 ngày (đối với nái tơ)

3 – 4 ngày (đối với nái rạ)

ba con, lợn đực thường thích sống một mình (trừ khi lợn cái động dục) Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ Chúng thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ, chúng sống trong môi

Trang 23

trường tự nhiên, ưa hoạt động và vẫn giữ lối sống bầy đàn, thích vận động ở không gian rộng, thích ủi đất, đầm nước khi mùa nắng nóng Tuy vẫn giữ những đặc tính hoang dã của lợn rừng nhưng do đã được thuần hóa nên lợn rừng lai thuần tính, có thể tiếp cận để chăm sóc Lợn nái khi sinh sản tự tìm ổ đẻ, không cần sự giúp đỡ của con người Lợn con sau khi ra đời nhanh chóng khỏe mạnh, chạy nhảy, được tách mẹ sau một tháng rưỡi đến hai tháng [2]

Khi nuôi, một số hộ lúc đầu đưa lợn rừng về nuôi, chúng thường hoảng sợ

và chạy trốn Đôi khi, chúng tức giận, lồng lộn và luôn tìm cách phá chuồng để

ra Phải bình tĩnh và luôn đối xử nhẹ nhàng với chúng Thời gian đầu nó có thể không chịu ăn và nhịn đói Nhưng nó không nhịn khát được Vì vậy, cần chuẩn bị

từ trước máng nước cho chúng uống Sau một thời gian, biết chắc không thể vượt

đi được, lợn sẽ dần dần thích ứng với chỗ ở mới và tìm tới thức ăn

1.2.3 Lý luận về hiệu quả kinh tế

1.2.3.1 Quan điểm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản ảnh những kết quả kinh tế tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ảnh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh [12]

Cũng giống như một số chi tiết khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp Nói một cách khác,

Trang 24

chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lượng và định tính trong sự phát triển kinh tế

Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp

Cụ thể là:

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được

từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ưới góc độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể

nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và

nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh

là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp ưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất [7]

Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:

- Kết quả tăng, chi phí giảm

- Kết quả tăng, chi phí giảm nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả

Nói tóm lại ở tầm vĩ mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào đồng thời nó yêu

Trang 25

cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ Sự phát triển tất yếu

đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu

cơ bản nhất của doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế Tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế ưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh tế:

Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất [12]

Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí" Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Nhưng xét trên quan niệm của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu o đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [12]

Trang 26

Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí

bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạng thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động [12]

Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp” Quan điểm này

có ưu điểm là bám sát mục tiêu tinh thần của nhân dân Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng là rất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân [12]

Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể" [7]

1.2.3.2 Nông hộ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nông hộ

Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là

"nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã ) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh để chăn nuôi nông hộ tồn tại đến ngày nay

Trang 27

- Sinh kế của người dân

Vị trí của chăn nuôi nông hộ vẫn chưa dễ thay thế ngay vì nó còn gắn chặt với sinh kế của 70% số nông dân, từ đó tạo nên hơn 60% lượng thực phẩm cho

xã hội Bên cạnh đó, nhờ chăn nuôi nông hộ mà hàng chục triệu người có thêm công ăn việc làm [4]

- Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ

Chăn nuôi nông hộ đang chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi hiện nay và sẽ duy trì trong một thời gian dài, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội mà còn tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nông dân Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã yêu cầu khẩn trương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy chăn nuôi nông hộ: nâng cao chất lượng đàn giống trong sản xuất đại trà, chú ý bò lai, lợn lai, gà thả vườn có năng suất tốt; giảm giá thành thức ăn và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu tại chỗ, đồng thời tăng cường kiểm soát dịch bệnh, giết mổ, bảo vệ môi trường, theo hướng chăn nuôi nông hộ

an toàn và bền vững Chủ trương này chắc chắn sẽ nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ của đông đảo nông dân, bởi bỏ quên chăn nuôi nông hộ lúc này là lãng phí sức lao động, lãng phí tài nguyên, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội (cả tinh thần lẫn vật chất)

Chăn nuôi nông hộ trên phương diện nào đó vẫn còn những ưu điểm: ruộng đất, chuồng trại cơ bản đã có, lực lượng lao động là người trong nhà không phải đi thuê, quy mô sản xuất dù nhỏ nhưng thị trường nằm ngay tại địa phương

Do quy mô nhỏ nhưng nếu ý thức người nuôi được nâng lên thì vấn đề môi trường cũng có thể giải quyết được Bên cạnh đó, kinh tế nông hộ là một khối thống nhất giữa trồng trọt và chăn nuôi, giúp sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả và tránh bớt rủi ro Nếu tách khỏi sự thống nhất giữa cây trồng và vật nuôi, người chăn nuôi sẽ mất đi lợi thế và việc họ không mặn mà với đồng ruộng nữa là chuyện dễ hiểu

Chúng ta có thể làm nhiều việc để hỗ trợ cho chăn nuôi nông hộ mà không tốn kém nhiều, nếu so với cái lợi nó đem lại Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, không phải chăn nuôi nông hộ chỉ dừng ở nhỏ lẻ, mong muốn mà sẽ được

Trang 28

phát triển hơn trên cơ sở nông hộ khi có điều kiện (như ở các nước Châu Âu hiện nay) Điều lo sợ nhất của nông dân là dịch bệnh Nhà nước có thể và cần giúp họ nâng cao kiến thức về thú y, hỗ trợ họ trong việc tiêm phòng đúng lịch với những loại vắc - xin có chất lượng và miễn phí hoặc giảm giá Nhà nước cần quan tâm đến các giống vật nuôi bản địa tốt trong quỹ gen vật nuôi, hỗ trợ mạnh mẽ việc bảo tồn và khai thác trong sản xuất Nông dân sẽ có lợi khi sử dụng được các giống bản địa vì hợp với thị hiếu tiêu dùng (như lợn miền núi, gà đồi ) tránh được sự cạnh tranh với chăn nuôi công nghiệp

Người chăn nuôi nông hộ bản thân là tự lập, chịu đựng, ít dựa dẫm Họ sợ vay mượn và nếu nợ thì cũng muốn nhanh chóng trả, vì thế vấn đề tín dụng không phải là lớn (ít nhất là hiện nay) Điều cần thiết là hỗ trợ họ mua con giống (nhất là giống bản địa) tốt từ một số trại giống ngay tại địa phương Giúp nông dân nâng cao ý thức liên kết thông qua việc tổ chức các hợp tác xã theo chuỗi ngành hàng, tăng sức cạnh tranh thị trường, bảo vệ quyền lợi cho họ trong cơ chế thị trường Cơ quan khuyến nông cần giúp nông dân nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi và hiểu biết thị trường sản phẩm, giúp người nuôi trong việc bảo đảm chất lượng đồng đều (chưa nói đến chuyện thương hiệu) tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ

Trong tương lai, tùy theo sự phát triển, một bộ phận tiên tiến của sản xuất nông hộ có thể phát triển thành các trang trại với sự hỗ trợ của các chính sách của Nhà nước Như vậy, việc hỗ trợ họ lúc này không hề mâu thuẫn với đường hướng công nghiệp hóa chăn nuôi

Rõ ràng là trong khi đẩy mạnh công nghiệp hóa chăn nuôi, chúng ta không vội quên chăn nuôi nông hộ Hỗ trợ chăn nuôi là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước [4]

Trang 29

1.3 Tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

1.3.2 Địa hình

Bắc Trà My là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam Ngọn núi cao nhất của huyện là Hòn Bà (1.347m) thuộc xã Trà Giang [1]

1.3.3 Khí hậu

Huyện Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa

rõ rệt Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng

1 của năm sau

Trang 30

1.3.4 Hệ thống sông suối

Hệ thống sông suối ở Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu Bồn và một số sông ở cánh Bắc của tỉnh Quảng Ngãi Sông suối ở Bắc Trà My còn có tiềm năng lớn về thủy điện Thuỷ điện sông Tranh 2 đã được xây dựng tại Bắc Trà My vào năm 2006 [1]

Rừng ở Bắc Trà My có nhiều loại gỗ quý như: lim, dổi, chuồn, gõ… Rừng Bắc Trà My đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm thuộc các loài trong sách đỏ như: voi, cọp, gấu… ở các sông suối có nhiều loại cá, cua, ếch… trong đó đặc biệt là cá niên

Bắc Trà My cũng có nhiều khoáng sản: đồng, niken ở Trà Giáp, thiếc ở Trà Giác, vàng ở Trà Giáp, Trà Bui; nước khoáng nóng ở Trà Bui

1.3.6 ịc

Bắc Trà My không chỉ là địa phương nổi tiếng bởi đặc sản quế Trà My và sâm Ngọc Linh, mà sự ưu đãi của thiên nhiên còn tạo ra cho Bắc Trà My nhiều thắng cảnh hấp dẫn, say đắm lòng người như núi Hòn Bà sừng sững chìm trong mây trắng mỗi lúc bình minh; thác Năm Tầng nước tung trắng xóa, khu di tích Nước Oa với vườn cam Chu Huy Mân, Bên cạnh đó, sự hoang sơ, hiểm trở của địa hình đồi núi cùng sự hồn hậu của đồng bào các dân tộc nơi đây cũng là vẻ đẹp hấp dẫn khách phương xa dừng chân ghé thăm

1.3.7 Giao thông

Về giao thông, do đường sông không thuận lợi nên đường bộ trở nên rất quan trọng Tuyến đường ĐT 616 nối liền Bắc Trà My - Tiên Phước - Tam Kỳ là tuyến đường giao thông chính của Bắc Trà My với ngoài huyện Đây là tuyến

Trang 31

đường được UBND tỉnh và Chính phủ phê duyệt trở thành tuyến đường Nam Quảng Nam nối từ Tam Thanh đến Đắc Tô [1]

1.3.8 Tình hình dân số và ao động

Bảng 1.2 Tình hình dân số của xã Trà Giang

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017

Dân số Người 3.290

Số hộ gia đình Hộ 812

Số thôn trong xã Thôn 6

(Nguồn: theo thống kê của cán bộ thống kê xã Trà Giang, 2017)

Toàn xã được chia làm 6 thôn Tính đến năm 2017, dân số xã Trà Giang

có 812 hộ, với 3.290 nhân khẩu, gồm 10 thành phần dân tộc anh em đang sống như: Kinh, Kor, Cadong, Tài, Nùng, Mường, Thái, Dao, Dẻ và Katu, tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm 60% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số khác [1]

Số hộ nghèo 275 hộ, chiếm tỷ lệ 33,74%, hộ cận nghèo 62 hộ, chiếm tỷ lệ

7,61% Trên 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp [1]

Trang 32

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Lợn rừng lai

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Thời gian: Từ tháng 10/2017 đến tháng 2/2018

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 P ương p áp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu

- Chọn điểm

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn rừng lai ở nông hộ tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, vì điều kiện thực hiện đề tài không cho phép tôi tiến hành nghiên cứu trên khắp địa bàn của huyện nên tôi

đã tiến hành chọn xã Trà Giang đại diện Bởi vì xã Trà Giang là xã có số lượng chăn nuôi lợn rừng lai nhiều nhất ở huyện Đồng thời mô hình này cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con

Trang 33

2.3.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp thu thập toàn bộ thông tin (phỏng vấn trực tiếp tất

cả các hộ chăn nuôi lợn rừng lai hiện có tại thời điểm điều tra) Điều tra các nông

hộ bằng phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn mục đích nghiên cứu

2.3.3 P ương p áp p ân tíc và tổng hợp số liệu

Sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả như: Chi phí mà nông hộ

bỏ ra khi chăn nuôi, doanh thu thu được khi bán vật nuôi và lợi nhuận sau mỗi vụ chăn nuôi

Trên cơ sở so sánh các yếu tố đầu vào với đầu ra, xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn rừng lai ở nông hộ, tôi áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn rừng lai như sau:

+ Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm từ chăn nuôi lợn rừng lai tạo ra trong một năm

+ Tổng chi phí vật chất (TC): gồm chi phí trung gian (IC), chi phí khấu hao tài sản cố định và thuế nông nghiệp

+ Giá trị gia tăng (VA): VA = GO – IC

+ Hiệu quả bình quân hộ/năm (MI): MI = GO – TC

+ Hiệu quả nhân khẩu/năm = MI/Số nhân khẩu của hộ

+ Hiệu quả vốn đầu tư = MI/TC

ùng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê mô tả, để mô tả lại đặc điểm của vùng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

- Phân tích thống kê so sánh để so sánh đặc điểm các nhóm hộ, hiệu quả nuôi lợn rừng lai của các nông hộ

2.3.4 P ương p áp xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu, các thông tin được mã hóa và xử lý trên máy tính phần mềm Excel

2.4 Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng chăn nuôi lợn rừng lai tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

- Đặc điểm nông hộ điều tra

Trang 34

- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ điều tra

- Một số vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai trong nông hộ ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

Trang 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng chăn nuôi lợn rừng lai tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

3.1.1 Tìn ìn c ăn n ôi ợn rừng lai của xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

3.1.1.1 Quy mô chăn nuôi lợn rừng lai ở nông hộ điều tra

Kết quả điều tra 22 hộ chăn nuôi lợn rừng lai tại xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My cho thấy chăn nuôi lợn rừng lai phổ biến là với quy mô >7 con chiếm đến 54,5% so với tổng số hộ điều tra (bảng 3.1) Số hộ nuôi quy mô 1 – 2 con chiếm 9,1%, từ 3 – 4 con: 22,7%, 5 – 6 con: 13.6% tổng số hộ điều tra

Bảng 3.1 Quy mô nuôi lợn rừng lai ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

Quy mô nuôi

(Nguồn:số liệu điều tra)

Từ kết quả điều tra cho thấy ngành chăn nuôi ở đây tương đối quan trọng

do tận dụng chủ yếu các phụ phẩm nông nghiệp, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào Ngoài chăn nuôi thì người dân ở đây đa số là trồng rừng thu hoạch keo để xuất khẩu Do có nguồn lợi thế về đất núi khai hoang để trồng rừng đồng thời chăn thả lợn rừng lai nhằm tăng thêm nguồn thu nhập Vì vậy, tận dụng được lợi thế đó nên người dân ở đây nuôi lợn rừng lai với quy mô tương đối lớn chủ yếu là nuôi theo hình thức thả rông một số hộ kết hợp nuôi chuồng trại o đó cho thấy chăn nuôi lợn rừng lai trở thành một nghề khá phổ biến ở nông dân xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My

Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ nuôi trên 7 con chiếm 54,5% Điều này cho thấy lợi thế về diện tích đất chăn nuôi và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào chủ yếu là chăn nuôi tận dụng Đây là điểm nổi bật của ngành chăn

Trang 36

nuôi lợn rừng lai của xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My Tuy nhiên, còn một số hộ vẫn chỉ nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, nuôi với mục đích giết thịt bán lẻ chứ chưa có nhu cầu xuất khẩu hay bán số lượng lớn cho lái thương

Một số hộ ở huyện Bắc Trà My nói chung, xã Trà Giang nói riêng điều kiện đất đai mạnh nhưng về vốn đầu tư để mở rộng quy mô chăn nuôi lợn rừng lai còn nhỏ Vì thế, sự tồn tại của hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ là tất yếu

Nhiều hộ chăn nuôi xa khu dân cư, tận dụng nguồn lao động các dân tộc thiểu số, nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, phế phụ phẩm nông nghiệp, do đó làm giảm bớt sự ô nhiễm

3.1.1.2 Mục đích chăn nuôi

Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy mục đích chăn nuôi lợn rừng lai của nông

hộ hầu hết là nuôi để giết thịt, điều này phù hợp với phần lớn các nông hộ chăn nuôi lợn rừng lai là để tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, là chính

Biểu đồ 3.1 Quy mô chăn nuôi lợn rừng lai của hộ theo mục đích chăn nuôi

(Nguồn:số liệu điều tra)

Tỷ lệ hộ nuôi lợn rừng lai với mục đích sinh sản là rất ít (25%) so với mục đích giết thịt (75%) Bởi vì chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và nhu cầu thị trường cần số lượng lớn lợn vỗ béo để giết thịt nhằm tăng thêm thu nhập

75%

25%

Giết thịt Sinh sản

Trang 37

3.1.1.3 Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai

Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai của nông hộ phản ánh trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn của hộ Phương thức chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi lợn rừng lai, nếu sử dụng các phương pháp chăn nuôi phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả của nghề chăn nuôi lợn rừng lai và ngược lại Kết quả điều tra phương thức chăn nuôi được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Biểu đồ 3.2 Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai

(Nguồn:số liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra số hộ chăn nuôi theo phương thức tự nhiên chiếm 22,7%, chăn nuôi theo phương thức bán tự nhiên chiếm 68,2%, chăn nuôi theo phương thức trong chuồng chiếm 9,1%

Với phương thức chăn nuôi tự nhiên thì sự đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi rất ít, thậm chí hầu như không có Lợn rừng lai được thả

23%

68%

9%

Tự nhiên Bán tự nhiên Trong chuồng

Trang 38

rông ở trong rừng hoặc những khu đất chưa sử dụng Chúng ăn những thức ăn sẵn có trong tự nhiên, tự tìm kiếm thức ăn mà không cần đến sự can thiệp của người chăn nuôi và người chăn nuôi ít tốn kém về chi phí thức ăn hơn Ngoài ra, việc ăn thức ăn tự nhiên thì chất dinh dưỡng trong thức ăn rất nghèo Điều này sẽ làm cho sức sản xuất của đàn lợn bị giảm, hiệu quả thu được không cao và không kích thích, tạo điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi mở rộng sản xuất

Chăn nuôi theo phương thức bán tự nhiên được ưa chuộng hơn do thả rông vào ban ngày để lợn rừng lai đi kiếm ăn còn ban đêm về chuồng Ngoài thức ăn trong tự nhiên thì người chăn nuôi còn bổ sung thêm thức ăn tinh nên lợn được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng đồng thời ít hao hụt số lượng hơn phương thức chăn nuôi tự nhiên

Chăn nuôi theo phương thức trong chuồng ngoài cho lợn ăn các phế phụ phẩm nông nghiệp còn thường xuyên bổ sung thêm thức ăn công nghiệp và thức

ăn tinh Phương thức này tuy tốn kém nhiều chi phí nhưng lợn tăng trọng nhanh, cho năng suất cao tuy nhiên thịt không ngon, không săn chắc bằng lợn thả rông

3.1.1.4 Tình hình sử dụng thức ăn

Trong chăn nuôi lợn rừng lai thức ăn là một yếu tố quan trọng nhất vì nếu không thì thịt lợn rừng lai sẽ nhanh chóng giống thịt lợn nhà và như vậy sẽ mất đi khả năng cạnh tranh ưu thế trên thị trường Hơn nữa thức ăn không tốt, không đúng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất khác nhau làm chăn nuôi thua lỗ, kém hiệu quả

Muốn đảm bảo lợn phát triển, phát dục bình thường thì thức ăn đóng vai trò quan trọng Lượng thức ăn, nước uống mỗi ngày của lợn rừng lai thường là:

- 2 kg thức ăn thô xanh/ ngày/ con

- 0.5 kg thức ăn tinh/ ngày/ con

- 4 lít nước/ ngày/ con

3.1.1.4.1 Thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh chủ yếu là củ, quả, cỏ và các loại thức ăn thô xanh khác

dễ kiếm và rẻ tiền như cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo

Trang 39

tây Để cho lợn có thức ăn quanh năm và đủ chất dinh dưỡng ta có một số phương pháp chế biến thức ăn cơ bản cho lợn rừng lai để đạt hiệu quả cao:

- Cho ăn tươi

- Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh)

- Chế biến và bảo quản thức ăn từ một số phụ phẩm

- Phối trộn với thức ăn tinh

Những thức ăn thô xanh này tuy nghèo chất dinh dưỡng nhưng hợp với khẩu vị, mức tiêu hóa và tập tính ăn uống của lợn rừng lai Thức ăn thô xanh còn

có thể là một số loại phụ phẩm công, nông nghiệp như: dây lang sau thu củ, ngọn

lá sắn, vỏ và thịt cà phê, vỏ các loại trái cây là phụ phẩm trong công nghiệp sấy khô hoa quả

3.1.1.4.2 Thức ăn tinh

Thức ăn tinh là loại thức ăn ít chất xơ, có thành phần dinh dưỡng cao hơn gồm: cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột khoai, bột đầu cá, đầu tôm, Có thể pha trộn thức ăn tinh và thức ăn tươi để tăng tính ngon miệng Nhưng nếu cho ăn thức ăn tinh quá nhiều, lợn kém ăn do không quen, không ngon miệng và chất lượng thịt sẽ giảm xuống Đồng thời nghề chăn nuôi lợn rừng lai không hấp dẫn nữa bởi giá thành cao và sức tiêu thụ giảm

3.1.1.5 Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn rừng lai

Nhìn chung trình độ kỹ thuật chăn nuôi ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà

My còn thấp kém Do tập quán chăn nuôi của người dân nơi đây còn lạc hậu, trình độ dân trí chưa cao, chăn nuôi đa số dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết và

áp dụng kỹ thuật mới còn hạn chế

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn rừng lai, vấn đề hàng đầu đặt ra đó là chất lượng con giống Nếu không chú trọng khâu này sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa giống trầm trọng, giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi

Vì vậy, chính quyền huyện và người dân cần phải đẩy mạnh công tác cải tạo chất lượng giống như: chọn lọc, lai tạo các giống lợn rừng lai phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, tổ chức các lớp tập huấn đào tạo các cán bộ có

Ngày đăng: 09/06/2024, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Việt Chương (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng lai, NXB Mỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng lai
Tác giả: Việt Chương
Nhà XB: NXB Mỹ Thuật
Năm: 2004
[3] Lê Thanh Hải (2008), Tạp Chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số 7-2008 (Hội Chăn Nuôi VN) – VCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi
Tác giả: Lê Thanh Hải
Năm: 2008
[4] Võ Như Kim (2012), Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi các giống heo rừng tại Bình Định, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi các giống heo rừng tại Bình Định
Tác giả: Võ Như Kim
Năm: 2012
[5] Trịnh Văn Quang (2011), Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam, Luận văn tốt nghiệp trường đại hoc kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân Xã Ngọc Lũ – Bình Lục –Hà Nam
Tác giả: Trịnh Văn Quang
Năm: 2011
[1] Báo cáo thống kê của cán bộ thống kê xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My (2017) Khác
[6] GS. Đỗ Hoàng Toàn (1994), Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp-Nhà Xuất Bản Thống kê Khác
[7] Kinh tế thương mại dịch vụ (1998), Nhà xuất bản Thống kê [8] Tạp chí chăn nuôi Việt Nam (2016), số 2 (Hội Chăn Nuôi VN) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1  Chuỗi giá trị cung của sản phẩm lợn rừng lai của nông hộ - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Sơ đồ 3.1 Chuỗi giá trị cung của sản phẩm lợn rừng lai của nông hộ (Trang 6)
Hình  Tên hình  Trang - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
nh Tên hình Trang (Trang 7)
Hình 1.1. Lợn rừng lai - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Hình 1.1. Lợn rừng lai (Trang 18)
Hình 1.2. Bản đồ vị trí của huyện Bắc Trà My - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Hình 1.2. Bản đồ vị trí của huyện Bắc Trà My (Trang 29)
Bảng 3.1. Quy mô nuôi lợn rừng lai ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.1. Quy mô nuôi lợn rừng lai ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My (Trang 35)
Bảng 3.2. Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.2. Phương thức chăn nuôi lợn rừng lai (Trang 37)
Bảng 3.4. Đặc điểm tính theo số lượng của nông hộ đã điều tra - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.4. Đặc điểm tính theo số lượng của nông hộ đã điều tra (Trang 41)
Bảng 3.5. So sánh tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của năm 2016 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.5. So sánh tình hình chăn nuôi lợn rừng lai của năm 2016 (Trang 44)
Bảng 3.6. Chi phí bình quân theo loại lợn của nông hộ đã điều tra - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.6. Chi phí bình quân theo loại lợn của nông hộ đã điều tra (Trang 45)
Bảng 3.7. Tình hình tiêu thụ của nông hộ đã điều tra theo loại lợn - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.7. Tình hình tiêu thụ của nông hộ đã điều tra theo loại lợn (Trang 46)
Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế phân theo loại lợn của các hộ điều tra - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế phân theo loại lợn của các hộ điều tra (Trang 47)
Bảng 3.10. Đánh giá của hộ về các điều kiện khung chính sách để phát triển - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.10. Đánh giá của hộ về các điều kiện khung chính sách để phát triển (Trang 49)
Bảng 3.12. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn rừng lai - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.12. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn rừng lai (Trang 50)
Bảng 3.11. Đánh giá về mức độ thiệt hại  trong chăn nuôi lợn rừng lai - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.11. Đánh giá về mức độ thiệt hại trong chăn nuôi lợn rừng lai (Trang 50)
Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị cung của sản phẩm lợn rừng lai của nông hộ - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Sơ đồ 3.1 Chuỗi giá trị cung của sản phẩm lợn rừng lai của nông hộ (Trang 51)
Bảng 3.15. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới tiêu thụ - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 3.15. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới tiêu thụ (Trang 53)
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu và lao động của hộ điều tra - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu và lao động của hộ điều tra (Trang 67)
15. Hình thức chăn nuôi - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG LAI CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY
15. Hình thức chăn nuôi (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w