1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Sự Tại Boutique Hội An Resort
Tác giả Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thanh Luyến, Phạm Quang Vinh, Võ Thị Như Ý
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thạnh Vượng
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị khách sạn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,23 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 5. Kết cấu đề tài (16)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC (17)
    • 1.1 Sơ lược về resort và kinh doanh resort (17)
      • 1.1.1. Khái niệm resort (17)
      • 1.1.2. Các loại hình resort (18)
        • 1.1.2.1. Phân loại theo vị trí của resort (18)
        • 1.1.2.2. Phân loại theo mức độ đầu tư resort (19)
        • 1.1.2.3. Phân loại theo tiêu chí môi trường resort (20)
        • 1.1.2.4. Phân loại theo đối tượng khách resort (21)
        • 1.1.2.5. Phân loại theo đối tượng thời gian hoạt động resort (22)
      • 1.1.3. Đặc điểm của resort (23)
        • 1.1.3.1. Phân biệt giữa khách sạn và resort (24)
        • 1.1.3.2. Những lợi thế và hạn chế của loại hình resort (25)
      • 1.1.4. Đặc điểm của kinh doanh resort (26)
      • 1.1.5. Ý nghĩa của kinh doanh resort (27)
    • 1.2. Chất lượng nguồn nhân lực trong Resort (28)
      • 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực (28)
      • 1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực (29)
      • 1.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực trong Resort (32)
      • 1.2.4. Quản trị chất lượng nguồn nhân lực trong kinh doanh Resort (36)
    • 1.3. Nội dung công tác đào tạo nhân lực tại resort (36)
      • 1.3.1. Xác định mục tiêu đào tạo nhân lực (36)
      • 1.3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực (37)
      • 1.3.3. Triển khai thực hiện đào tạo (37)
      • 1.3.4. Đánh giá chung và kết quả đào tạo nhân lực (38)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong Resort (38)
      • 1.4.1. Các nhân tố bên trong (38)
      • 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài (41)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở BOUTIQUE HỘI AN (47)
    • 2.1. Tổng quan về Boutique Hội An Resort (47)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (47)
      • 2.1.2. Vị trí địa lý (48)
      • 2.1.3. Phong cách thiết kế của Boutique Hội An Resort (50)
      • 2.1.4. Sản phẩm, dịch vụ của Boutique Hội An Resort (50)
      • 2.1.5. Cơ cấu tổ chức quản lý Resort (55)
    • 2.2. Thực trạng về nguồn nhân lực tại Boutique Hội An Resort (59)
      • 2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực tại Boutique Hội An Resort (59)
      • 2.2.2. Thực trạng của nguồn nhân nhân lực tại Boutique Hội An Resort (61)
      • 2.2.3. Nhận thức của người lao động tại Khu nghỉ mát (62)
      • 2.2.4. Chính sách lương thưởng, chế độ đãi ngộ nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động (63)
    • 2.3. Đánh giá chung (65)
      • 2.3.1. Ưu điểm (65)
      • 2.3.2. Nhược điểm (67)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN SỰ Ở (72)
    • 3.1. Định hướng phát triển (72)
      • 3.1.1. Phương hướng phát triển của khu nghỉ dưỡng Boutique Hội An Resort 59 3.1.2. Một số dự báo về nhu cầu nhân lực khách sạn và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Boutique Hội An Resort trong thời gian tới (72)
    • 3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực (75)
      • 3.2.1. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (75)
      • 3.2.2. Giải pháp về xác định nhu cầu đào tạo (77)
      • 3.2.3. Giải pháp xây dựng kế hoạch nhân lực (78)
      • 3.2.4. Giải pháp đánh giá và điều chỉnh kết quả đào tạo (79)
      • 3.2.5. Giải pháp giúp hoàn thiện công tác tiền lương (80)
    • 3.3. Kiến nghị (82)
      • 3.3.1. Đối với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (82)
      • 3.3.2. Đối với ban quản trị cấp cao (Giám đốc, phó giám đốc) (83)
      • 3.3.3. Đối với ban quản trị cấp trung (các trưởng bộ phận) (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 74 (6)

Nội dung

Resort, như chúng ta hiểu ngày nay, ban đầu có nguồn gốc từ việc sử dụng những nơi thiên nhiên như bãi biển, suối nước nóng và rừng núi là nơi chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Từ việc tìm kiếm sự chữa lành của cơ thể và tâm hồn trong tự nhiên, các resort đã phát triển thành điểm đến nghỉ dưỡng phổ biến, kết hợp giữa tiện ích hiện đại và sức mạnh chữa lành của thiên nhiên. Sự ra đời của resort đã đáp ứng nhu cầu này của con người. Bên cạnh đó, khởi thủy của khái niệm “resort” là nơi chữa bệnh. Lâu dần resort đã trở nên không còn độc quyền cho người chữa bệnh nữa mà dành cho những du khách. Theo Sơn Hồng Đức (2012) cho rằng khái niệm “Khu nghỉ dưỡng” (Resort) bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam giữa thập niên 1990 của thể kỷ XX ở tỉnh Bình Thuận, sau kỳ Nhật thực. Từ đó đến nay, loại hình lưu trú gọi là “Khu nghỉ dưỡng” xuất hiện khắp các tỉnh miền Trung, nơi mà thiên nhiên ban tặng chi những bãi cát vàng vô tận, biển xanh, bầu trời trong, nắng ấm và không khí trong lành. Đặc biệt là ở Quảng Nam – Đà Nẵng – Nha Trang – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhờ yếu tố khi hậu nên có thể hoạt động suốt năm và Mũi Né đã trở thành “Thủ Đô Resort” của Việt Nam (Sơn Hồng Đức, 2012) Theo Wikipedia, resort hay khu nghỉ dưỡng dùng để chỉ một nhóm hay quần thể các khu dịch vụ phục vụ du lịch, làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí. Các dịch vụ này được triển khai trên một khuôn viên địa lý không quá lớn.1 Theo Peter Murphy, Resort là một doanh nghiệp thiết kế để thu hút, tổ chức và làm thỏa mãn những kỳ nghỉ có kế hoạch của du khách, khiến họ quay trở lại hoặc trở thành đại lý tốt cho resort. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi một sự quản lý chiến lược với thị trường mục tiêu rõ ràng và quan trọng nhất resort phải tạo ra những trải nghiệm khác biệt cho du khách. (Dẫn theo Nguyễn Thạnh Vượng, 2023, Tập bài giảng Quản trị resort)

Mục tiêu nghiên cứu

Trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến 2026, đề xuất các giải pháp khả thi và quan trọng để phát triển nguồn nhân lực tại Boutique Hội An Resort, nhằm đạt được mục tiêu phát triển của resort và thu thập kinh nghiệm tổng quát trong lĩnh vực kinh doanh resort Bằng cách phân tích thực trạng tại resort, nhận diện các ưu điểm và nhược điểm để xác định nguyên nhân cốt lõi và đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp

− Hệ thống cơ sở lý luận về resort, kinh doanh resort, về nguồn nhân lực trong resort,…

− Tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực tại resort và nhận diện nhược điểm cần tránh để quản trị nhân sự hiệu quả Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu nhân sự chất lượng của resort

− Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân sự ở Boutique Hội An Resort

Phương pháp nghiên cứu

− Phương pháp thu thập xử lý thông tin: Phân tích đánh giá nhận xét dựa trên số liệu mà nhóm đã thu thập và tìm hiểu

− Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các thông tin, tư liệu được sử dụng xuyên suốt đề tài

− Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp thống kê mô tả, đối chiếu, so sánh và xã hội học.

Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục hình ảnh, danh mục sơ đồ, tổng kết, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của tiểu luận gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong resort

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực ở Boutique Hội An Resort

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự ở Boutique Hội An Resort

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Sơ lược về resort và kinh doanh resort

Resort, như chúng ta hiểu ngày nay, ban đầu có nguồn gốc từ việc sử dụng những nơi thiên nhiên như bãi biển, suối nước nóng và rừng núi là nơi chữa bệnh và phục hồi sức khỏe Từ việc tìm kiếm sự chữa lành của cơ thể và tâm hồn trong tự nhiên, các resort đã phát triển thành điểm đến nghỉ dưỡng phổ biến, kết hợp giữa tiện ích hiện đại và sức mạnh chữa lành của thiên nhiên Sự ra đời của resort đã đáp ứng nhu cầu này của con người Bên cạnh đó, khởi thủy của khái niệm “resort” là nơi chữa bệnh Lâu dần resort đã trở nên không còn độc quyền cho người chữa bệnh nữa mà dành cho những du khách

Theo Sơn Hồng Đức (2012) cho rằng khái niệm “Khu nghỉ dưỡng” (Resort) bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam giữa thập niên 1990 của thể kỷ XX ở tỉnh Bình Thuận, sau kỳ Nhật thực Từ đó đến nay, loại hình lưu trú gọi là “Khu nghỉ dưỡng” xuất hiện khắp các tỉnh miền Trung, nơi mà thiên nhiên ban tặng chi những bãi cát vàng vô tận, biển xanh, bầu trời trong, nắng ấm và không khí trong lành Đặc biệt là ở Quảng Nam – Đà Nẵng – Nha Trang – Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhờ yếu tố khi hậu nên có thể hoạt động suốt năm và Mũi Né đã trở thành “Thủ Đô Resort” của Việt Nam (Sơn Hồng Đức, 2012)

Theo Wikipedia, resort hay khu nghỉ dưỡng dùng để chỉ một nhóm hay quần thể các khu dịch vụ phục vụ du lịch, làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí Các dịch vụ này được triển khai trên một khuôn viên địa lý không quá lớn 1

Theo Peter Murphy, Resort là một doanh nghiệp thiết kế để thu hút, tổ chức và làm thỏa mãn những kỳ nghỉ có kế hoạch của du khách, khiến họ quay trở lại hoặc trở thành đại lý tốt cho resort Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi một sự quản lý chiến lược với thị trường mục tiêu rõ ràng và quan trọng nhất resort phải tạo ra những trải nghiệm khác biệt cho du khách (Dẫn theo Nguyễn Thạnh Vượng, 2023, Tập bài giảng Quản trị resort)

1 Khu nghỉ mát – Wikipedia tiếng Việt (Truy cập 28/03/2024)

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4391-2015 về xếp hạng khách sạn, resort là một loại hình khách sạn với tên gọi là khách sạn nghỉ dưỡng và được định nghĩa “Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường có khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan,…của khách” (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015)

Như vậy, theo thời gian, quan niệm về resort đã được mở rộng cùng với trình độ nhận thức và nhu cầu của du khách Nó không còn là nơi ở để dưỡng bệnh mà là một cơ sở lưu trú du thực hiện các nhiệm vụ

(1) Cung cấp nơi ở hiện đại, với các thiết bị cao cấp, không khí trong lành để tạo sự thoải mái

(2) Cung cấp sản phẩm ăn uống đa dạng, mang đậm yếu tố bản địa để khách vừa nghỉ dưỡng, vừa khám phá ẩm thực địa phương

(3) Cung cấp đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo đế mang lại sự thư thái

(4) Cung cấp hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe phong phú để làm đẹp và phục hồi sức khỏe

(5) Cung cấp một phong cách phục vụ chuyên nghiệp phù hợp với từng cá tính khách hàng, đế họ luôn có cảm giác được chăm sóc ân cần, tỉ mi và được coi trọng

Các loại hình resort được phân loại như sau: (Nguyễn Thạnh Vượng, 2023)

1.1.2.1 Phân loại theo vị trí của resort

• Resort ờ vùng xa: Đây là loại hình resort nằm ở rất xa nơi ờ thường xuyên của khách, thường ở vùng miền núi xa xôi hoặc đồng bằng hẻo lánh Khách chọn nơi đây vì một lí do đặc biệt nào đó, muốn xa lánh cuộc sống bề bộn thường ngày, sống tĩnh lặng một thời gian

• Resort cạnh biển: Loại hình resort này khá phố biến trên thế giới và Việt Nam lấy phong cảnh và bầu không khí trong lành cúa biển làm nền tảng xây dựng Tuy nhiên không phải nơi nào có biển đều có thể xây dựng resort, mà bãi biển phải

6 thích hợp cho bơi lội, chơi được các môn thể thao nước, không có đá ngầm, không bị ô nhiễm, khí hậu phải ấm áp trong suốt mùa du lịch, không sóng to và gió lớn

• Resort gần sông, hồ: Điều cần thiết để xây dựng resort kiểu này là cảnh quan đẹp, không khí trong lành và hạ tầng giao thông thuận lợi Mặt hồ hoặc sông phải rộng, có tầm nhìn thoáng để có thể tổ chức được một số hoạt động thể thao như trượt nước, bay lượn, thuyền buồm So với các resort ở biển thì resort ở gần sông hồ có giá trị tự nhiên thấp hơn Do vậy để thu hút được khách, các resort này thường biến các tiềm năng du lịch địa phưong thành sản phẩm liên kết của resort

• Resort ở miền núi: Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort ở vùng xa Khách đến với resot ở miền núi là những người có nhu cầu nghỉ dưỡng thực sự hoặc thích tìm hiểu về một môi trường mới lạ Họ có thể là dân thành thị sống trong bầu không khí ô nhiễm, bụi bặm, muốn tìm một nơi có không khí trong lành, không ồn ào Họ cũng có thể là những người chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi không khí Một bộ phận không nhỏ khách tìm về resort ở miền núi là giới trẻ, ưa thích hoạt động thể thao Núi non là nơi thích hợp với nhiều môn thể thao mạo hiểm (leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cưỡi ngựa ) và thưởng thức ẩm thực miền núi

• Resort trên sa mạc: Đây là loại hình ít phổ biến nhất trong hệ thống resort do tính đặc thù của nó Các resort kiểu này phải được xây dựng trên các ốc đảo hoặc vùng sa mạc toàn cát Điều kiện nghỉ dưỡng ở đây không được như các loại hình resort khác do bị hạn chế về nước sinh hoạt, thực phẩm Nhưng bù lại, nơi đây có cảnh quan độc đáo, cây trái khác lạ, các tuyến du lịch trong sa mạc, thể thao cười lạc đà và trượt đồi cát Đó là những trải nghiệm không nơi nào có được

1.1.2.2 Phân loại theo mức độ đầu tư resort

• Resort “gia đình”: Quy mô loại resort này nhỏ (trên dưới khoảng 30 phòng), thường do các gia đình địa phương sở hữu và điều hành Hạn chế của loại hình này là thiếu vốn để phát triển, nên chủ yếu chỉ kinh doanh mảng lưu trú và ăn uống, nếu có các hoạt động khác cũng chỉ là thứ yếu hoặc liên kết Họ thường không có các hoạt động vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe đa dạng như trong resort có quy mô lớn Tuy nhiên, ưu thể của loại hình này là giá cả tương đối thấp, lại có thể thương lượng được Hơn nữa, thái độ chăm sóc của họ rất ân cần như chăm sóc người thân từ xa trở về Thêm vào đó, các sản phẩm ấm thực luôn được chế biến theo khẩu vị của từng khách, phù hợp với những khách hàng khó ăn nhất

• Resort có quy mô trung bình: Là loại hình resort có từ 30 đến 100 phòng, thường thuộc sở hữu của các công ty Ớ Việt Nam, loại hình này rộng từ 10 đến 30 hecta, phương tiện phục vụ lưu trú không quá sang trọng, đẳng cấp nên phục vụ được nhiều tầng lớp du khách Ngoài lối kiến trúc thông thường (tòa nhà ba tầng, bungalow và các biệt thự riêng lẻ), trong resort trung bình còn có loại phòng tập thể dành cho các đoàn khách du lịch đông người, không cần tiện nghi cao cấp Loại phòng này có sức chứa từ 10 đến 15 khách, thường chỉ trang bị quạt máy

Chất lượng nguồn nhân lực trong Resort

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Theo Wikipedia, nguồn nhân lực là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh hoặc nền kinh tế " Vốn con người " đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với "nguồn nhân lực", mặc dù vốn con người thường đề cập đến hiệu ứng hẹp hơn (nghĩa là kiến thức mà các cá nhân thể hiện và tăng trưởng kinh tế) Tương tự, các thuật ngữ khác đôi khi được sử dụng bao gồm nhân lực, tài năng, lao động, nhân sự hoặc đơn giản là con người 2

Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) gồm thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một số tổ chức hoặc của doanh nghiệp nhất định

2 Nguồn nhân lực – Wikipedia tiếng Việt (Truy cập 28/03/2024)

1.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là sự kết hợp của các yếu tố như kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm, đạo đức làm việc, cam kết và khả năng phát triển của nhân viên trong một tổ chức Đây là một khái niệm toàn diện, bao gồm cả mặt chuyên môn và nhân phẩm, ảnh hưởng đến hiệu suất và thành công của tổ chức Quản trị chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi các chiến lược như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, quản lý và lãnh đạo để đảm bảo rằng nhân viên được phát triển và động viên để đạt được tiêu chuẩn cao nhất và phục vụ khách hàng tốt nhất

Chất lượng nguồn nhân lực đề cập đến tập hợp các yếu tố và đặc điểm của các nhân viên trong một tổ chức hoặc ngành nghề mà góp phần vào hiệu suất và thành công của tổ chức đó Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá dựa trên các đặc điểm vốn có của nguồn nhân lực, các đặc điểm đó bao gồm: (Nguyễn Thị Kiều Hoa, 2014)

- Sản phẩm và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn

- Lao động trong ngành dịch vụ lưu trú nói chung và resort nói riêng có tính chuyên môn hóa cao Mức độ chuyên môn hóa của lao động cao đòi hỏi người lao động có trình độ kỹ năng, kỹ xảo cao Mức độ chuyên môn hóa của người lao động thể hiện ở từng nghiệp vụ chuyên môn như bàn, bar, bếp

- Thời gian làm việc của lao động trong resort mang tính chất thời điểm, thời vụ phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của khách hàng, Giờ làm việc của lao động thường gián đoạn và tương ứng với thời gian đến và đi của khách, có lao động phải làm việc kéo dài đến khi hết khách Do vậy việc tổ chức lao động phải chia theo ca Đặc điểm này làm cho người lao động trong nhà hàng vào mùa du lịch không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của họ

- Khó có khả năng tự động hóa do lao động trong ngành dịch vụ du lịch phải tuân thủ theo quy trình tiêu chuẩn và không có sự đồng đều về thời gian, thời vụ

- Cường độ lao động không đồng đầu mang tính thời điểm cao, đa dạng Bên cạnh đó, họ còn chịu đựng tâm lý và môi trường phức tạp Lao động trong dịch vụ du lịch đều có quan hệ trực tiếp với khách, họ phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách với các đặc điểm khác nhau về dân tộc, sở thích, cơ cấu xã hội (giới tính, tuổi, vị trí xã hội), nhận thức phong tục tập quán và lối sống Khi tiếp xúc với nhiều dạng khách khác nhau, khách khó tính cũng có, khách dễ tính cũng có hơn nữa không

17 phải lúc nào người lao động cũng ở trong trạng thái thoải mái Do vậy để phục vụ đạt chất lượng cao người lao động phải có sức chịu đựng về tâm lý để luôn làm vừa lòng khách Bên cạnh đó, đòi hỏi người lao động trực tiếp: phải rèn luyện phẩm chất tâm lý xã hội cần thiết và có lòng yêu nghề để điều chỉnh tình cảm của mình trong quá trình phục vụ khách

❖ Nội dung của phát triển nguồn nhân lực trong Resort (Nguyễn Thị

(1) Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn của nguồn nhân lực

Trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phản ánh trình độ hiểu biết chuyên sâu về một kiến thức nào đó của người lao động thông qua đào tạo mà có Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cùng với kỹ năng và nhận thức của người lao động tạo nên năng lực làm việc và vì vậy quyết định chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động là nâng cao trình độ về một loại kiến thức chuyên sâu của một lĩnh vực nào đó

Tiêu chí để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực:

− Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá qua khối lượng và trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ được gia tăng qua các năm của từng cá nhân cũng như của từng doanh nghiệp

− Tốc độ tăng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ qua các năm của từng loại lao động cũng như của tổng số,

− Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực chỉ có được thông qua đào tạo và bồi dưỡng, vì vậy muốn nâng cao trình độ kiến thức của nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần tập trung vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Và ngược lại, đào tạo phải đáp ứng cho được các yêu cầu này Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, làm việc đúng chuyên ngành, tạo điều kiện cho nhân viên sử dụng và phát huy kiến thức của bản thân để họ có khả năng phát huy, cải thiện, nâng cao kiến thức của chính bản thân mình

(2) Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực

Kỹ năng của người lao động chính là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình thực hiện một công việc cụ thể nào đó

Những kỹ năng sẽ giúp cho người lao động đó hoàn thành tốt công việc của mình quy định tính hiệu quả của công việc

• Để đánh giá trình độ kỹ năng của nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần phải:

− Phân tích, xác định được các kỹ năng cần có của từng vị trí công việc cũng như của từng tổ chức, doanh nghiệp;

− Mức độ đáp ứng các kỹ năng của nguồn nhân lực;

− Mức độ gia tăng của các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực qua các năm của từng loại cũng như của tổng số;

• Để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau:

− Cử hoặc khuyến khích người lao động đi học, tham gia các cuộc hội thảo của các hiệp hội kinh doanh, các nhà kinh doanh;

− Tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo kỹ năng do những chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm nhiệm;

− Tạo điều kiện và môi trường cho người lao động ứng dụng kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn

(3) Nâng cao trình độ nhận thức của người lao động

Nâng cao nhận thức là quá trình làm tăng mức độ sự hiểu biết về công việc đang đảm nhiệm, vị trí công việc đó trong đơn vị, trách nhiệm của bản thân khi giải quyết công việc cũng như thái độ, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính thích ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động

Tiêu chí phản ánh nhận thức của người lao động: đó là hành vi và thái độ của người lao động

Nội dung công tác đào tạo nhân lực tại resort

Để công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được nội dung đào tạo nguồn nhân lực mang tính hệ thống, khoa học, phù hợp với tình hình cụ thể của mình Thông thường nội dung cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực thể hiện ở các bước sau đây: (Hoàng Mạnh Hoàng, 2015)

1.3.1 Xác định mục tiêu đào tạo nhân lực

Xác định mục tiêu đào tạo là xác định cái đích đến tiêu chuẩn cần đạt, tức là phải xác định yêu cầu của sản phẩm khi quá trình đào tạo kết thúc Đây là cơ sở để

24 định hướng các nỗ lực của đào tạo Để xác định mục tiêu đào tạo trước hết phải xuất phát từ yêu cầu công việc, từ mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đồng thời phải căn cứ vào khả năng, trình độ hiện có của người lao động Chỉ có như vậy thì việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp mới cụ thể và rõ ràng

1.3.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực

Xây dựng kế hoạch đào tạo là xác định nhu cầu về số lượng và chất lượng, thời gian bao lâu, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia đào tạo Việc lập kế hoạch đào tạo sẽ xác định được nhu cầu và đối tượng đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đào tạo, xác định được việc sử dụng, bố trí nhân viên sau khi đào tạo

• Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo và xác đinh khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo những kỹ năng nào, cho loại lao động nào và số lượng bao nhiêu người Để xác định nhu cầu đào tạo người ta nghiên cứu các kết quả của các phân tích liên quan đó là phân tích doanh nghiệp, phân tích công việc và phân tích nhân viên

• Xác định đối tượng đào tạo

Là lựa chọn những người cụ thể để đào tạo việc xác định đúng đối tượng đào tạo quyết định đến hiệu quả thành công của công tác đào tạo, và đối với tổ chức, xứng đáng với chi phí bỏ ra đào tạo để có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao về nhiệm vụ của mình đối với doanh nghiệp Đối tượng đào tạo sẽ tạo thành những đặc điểm của học viên, một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế chương trình đào tạo và thường được chia làm ba nhóm:

+ Đối với các nhà quản trị và lao động quản lý

+ Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ

+ Đối với lao động trực tiếp

1.3.3 Triển khai thực hiện đào tạo

Phương pháp đào tạo là cách thức truyền đạt kiến thức, kỹ năng đến người được đào tạo sao cho có thể đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp một cách phù hợp và hiệu

25 quả nhất Các phương pháp đào tạo được tiến hành không chỉ trong công việc mà cả ngoài công việc Bao gồm 2 phương pháp đào tạo:

• Đào tạo tại nơi làm việc: Là phương pháp đào tạo giúp học viên thực hiện ngay trong quá trình làm việc

+ Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ

+ Đào tạo theo kiểu học nghề

• Đào tạo ngoài nơi làm việc: Là phương pháp đào tạo mà người học được tách khỏi công việc thực tế để tham gia vào các hoạt động học tập Có những phương pháp sau đây:

+ Tổ chức ra các lớp cạnh doanh nghiệp

+ Phương pháp cử đi học ở những trường chính qui

+ Phương pháp đào tạo thông qua bài giảng, hội nghị, hội thảo

1.3.4 Đánh giá chung và kết quả đào tạo nhân lực Đánh giá kết quả đào tạo là xác định chương trình đào tạo có được đáp ứng được mục tiêu đề ra hay không Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các lần đào tạo tiếp theo Hiệu quả của khóa đào tạo thường được đánh giá hai giai đoạn:

+ Giai đoạn nhận thức: Học viên tiếp thu, học hỏi những gì qua khóa đào tạo + Giai đoạn vận dụng: Học viên áp dụng những kiến thức kỹ năng đã học vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong Resort

Theo Nguyễn Vân Điềm (2010), gồm có 2 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, hay cũng có thể hiểu là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp

1.4.1 Các nhân tố bên trong

❖ Sứ mệnh, mục tiêu của Resort

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều có sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh riêng Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lực Nếu như doanh nghiệp hay resort hướng đến những đẳng cấp về dịch vụ và mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng Những nhân viên của resort sẽ nhận định rõ hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm của họ là phải nghiêm túc trong công việc, linh hoạt và sáng tạo để đạt được sự hài lòng của khách hàng Đồng thời, đảm bảo hoàn thành tốt công việc của cấp trên giao phó Bên cạnh đó, mục tiêu của resort cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực đầu vào của resort, họ sẽ có những điều kiện nhất định khi tuyển dụng nhân sự Cũng như là việc đầu tư vào việc nâng cao kĩ năng và kiến thức cho những nhân viên có tiềm năng cao bằng việc cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao và phát triển nghề nghệ trong tương lai

❖ Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Căn cứ vào chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp lên kế hoạch về chất lượng nguồn nhân lực: bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cần thiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của công việc đặt ra để từ đó có kế hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhân viên, sự hài lòng trong công việc và hiệu quả công việc của họ Chính vì thế, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào việc giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp

Các tổ chức có văn hóa doanh nghiệp mạnh có mức độ gắn kết nhân viên cao hơn rất nhiều so với các tổ chức có văn hóa doanh nghiệp yếu Các doanh nghiệp chủ động quản lý văn hóa doanh nghiệp của họ có tỷ lệ giữ chân nhân viên cũng cao hơn rất nhiều

Như vậy, tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với việc giữ chân nhân viên là điều không thể phủ nhận Nếu nhân viên làm việc cho một công ty có nền văn hóa lành mạnh phù hợp với niềm tin và thái độ của chính họ, họ sẽ làm việc chăm chỉ và gắn bó lâu dài hơn với công ty Ngược lại, nếu văn hóa của công ty khiến họ cảm thấy không

27 thoải mái, nhiều khả năng nhân viên sẽ rời đi, hoặc tệ hơn là ở lại nhưng hoạt động với hiệu quả kém Đặc biệt hơn, là đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh Khu nghỉ mát nói riêng, đều này rất quan trọng, bởi nhân viên chính là người mang đến dịch vụ cho khách hàng, cũng chính họ là người sẽ quyết định giá trị của Khu nghỉ dưỡng trong mắt khách hàng có được đánh giá cao hay không

❖ Chính sách thu hút nguồn nhân lực

Việc doanh nghiệp tập trung xây dựng những chính sách về nhân sự như xây dựng chế độ đãi ngộ tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng mức độ cạnh tranh trong giai đoạn doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực giỏi

• Chính sách lương: Một nhân sự tốt sẽ tìm kiếm mức lương “ổn định” nhưng một nhân sự giỏi sẽ tìm kiếm mức lương phù hợp với năng lực Do vậy, Doanh nghiệp khi xây dựng chính sách lương cần tạo cho các ứng viên cảm giác số tiền họ nhận được xứng đáng hoặc thậm chí là nhiều hơn khi họ đóng góp công sức và đem lại hiệu quả công việc cho công ty Ngoài ra, chính sách này còn giúp nhân sự giỏi luôn tìm cách phát huy tốt nhất năng lực để tăng hiệu suất và giúp giữ chân được họ lâu dài

• Không thể thiếu các loại phụ cấp: Phụ cấp là yếu tố phụ nhưng cũng sẽ được nhiều ứng viên dựa vào để đánh giá sự chuyên nghiệp, khả năng quan tâm của công ty Những phụ cấp cần được thực hiện chi trả như phí đi lại, gửi xe, thiết bị để phục vụ công việc, tiền ăn, phiếu mua hàng giảm giá, khuyến mãi các sản phẩm dịch vụ của công ty, …

• Các chính sách phúc lợi: Ngoài các chính sách cơ bản như đóng bảo hiểm xã hội thì các chính sách như khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên và gia đình của họ, mua các gói bảo hiểm cần được Doanh nghiệp cần nhắc đưa vào chính sách thu hút nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

• Các chế độ thưởng: Thưởng nóng, thưởng quý, thưởng năm, thưởng kết quả công việc… là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài cực kỳ hiệu quả Điều này đồng nghĩa năng lực của họ được công nhận cả về vật chất lẫn tinh thần Đây được xem là động lực làm việc hiệu quả nhất đối với nhân viên, giúp họ luôn cống hiến và tạo ra nhiều giá trị cho Doanh nghiệp

❖ Khả năng tài chính của Khu nghỉ dưỡng

Khả năng tài chính của doanh nghiệp hay khu nghỉ dưỡng cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực của doanh nghiệp Vì họ sẽ lựa chọn những chương trình đào tạo

28 hay phát triển nhân sự phù hợp nguồn lực về tài chính cũng như mức chi trả lương cho nhân viên cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp Đều này ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực Khu nghỉ mát Nếu như tài chính Khu nghỉ mát có khả năng chi trả lương cao, tức nguồn nhân lực của khu nghỉ mát là những người có trình độ chuyên môn cao

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài

Khung cảnh kinh tế thường được hiểu là tình hình tổng thể của hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực tại một thời điểm cụ thể Nó bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, sức mua, xu hướng tiêu dùng, và các biến động trong thị trường lao động và tài chính Khung cảnh kinh tế có thể được đánh giá thông qua các chỉ số kinh tế như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số CPI (Consumer Price Index), và các chỉ số khác

Khung cảnh kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc định hình chất lượng nguồn lực của Khu nghỉ dưỡng

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở BOUTIQUE HỘI AN

Tổng quan về Boutique Hội An Resort

Tọa lạc tại vị trí đắc địa ven bờ biển Cửa Đại thơ mộng, Boutique Hội An Resort hiện lên như một ốc đảo bình yên, mang đến cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng tuyệt vời Nơi đây sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hài hòa với thiết kế tinh tế và trang nhã, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp cổ kính của phố cổ Hội An Điểm nhấn của Boutique Hội An Resort chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp cổ kính và hiện đại, mang đến phong cách trang nhã, tinh tế Nơi đây sở hữu những tiện nghi cao cấp, hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của du khách Resort có đầy đủ các dịch vụ tiện ích như nhà hàng, spa, khu vui chơi giải trí, dịch vụ tổ chức sự kiện, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách

Bên cạnh đó, Boutique Hội An Resort còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm lý thú dành cho du khách như lặn biển, chèo thuyền kayak, câu cá, Du khách cũng có thể tham gia các lớp học nấu ăn, học làm lồng đèn, hoặc tham quan phố cổ Hội An bằng xe đạp

Hình 2.1 Hình ảnh phía trước của Boutique Hội An Resort

❖ Thông tin về Boutique Hội An Resort:

- Công ty quản lý: Công ty cổ phần du lịch dịch vụ và đầu tư xây dựng Hội An

- Tên bằng tiếng nước ngoài: Branch Hội An Tourist Service and Construction Investment Joint Stock Company - Boutique Hội An Resort

- Tên viết tắt: Boutique Hội An Resort

- Địa chỉ: 34 Lạc Long Quân, Phường Cẩm An, Thành phố Hội An, Quảng Nam

• Vị trí vàng, giao thoa giữa thiên nhiên và văn hóa:

Toạ lạc tại Cẩm An, Boutique Hội An Resort được bao bọc bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, với bờ biển Cửa Đại thơ mộng và những hàng dừa xanh ngát Nơi đây mang đến bầu không khí trong lành, thoáng mát, giúp du khách dễ dàng xua tan đi mọi muộn phiền của cuộc sống thường nhật

Du khách có thể di chuyển đến Boutique Hội An Resort bằng taxi, xe buýt hoặc xe máy Khu nghỉ dưỡng cũng có dịch vụ cho thuê xe đạp và xe máy để du khách có thể tự do khám phá khu vực xung quanh

Khu nghỉ dưỡng chỉ nằm cách Phố cổ Hội An 4,27 km, du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng xe đạp hoặc taxi để khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo của di sản văn hóa thế giới này

Boutique Hội An Resort cũng là điểm đến lý tưởng để du khách tham quan các địa điểm nổi tiếng khác trong khu vực như Hội quán Hải Nam - Quỳnh Phủ (cách chưa đầy 3,65 km) và Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh (cách chưa đầy 4,12 km)

• Kết nối giao thông thuận tiện:

Boutique Hội An Resort cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng khoảng 30 km, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng taxi hoặc xe buýt

Khu nghỉ dưỡng cũng có dịch vụ đưa đón sân bay theo yêu cầu, đảm bảo du khách có được trải nghiệm di chuyển thoải mái và an toàn

Hình 2.2 Hình ảnh vị trí Boutique Hội An Resort gần với các địa điểm nổi tiếng

• Gợi ý địa điểm tham quan từ Boutique Hội An Resort:

- Biển Cửa Đại: Nằm ngay cạnh vị trí của Beachside Boutique Resort Hội An, biển Cửa Đại lọt top những bãi biển đẹp nhất châu Á với làn nước trong xanh như ngọc, bãi cát trắng trải dài Chiều xuống là khoảng thời gian đẹp nhất để ngắm nhìn vẻ đẹp toàn cảnh của biển Cửa Đại

- Phố cổ Hội An: Nằm trên dòng sông Thu Bồn, Hội An có một di sản phong phú và duy trì được tính độc đáo của các nhân vật và lịch sử Hội An vẫn luôn là khu phố cổ quyến rũ nhất của Việt Nam với các cây cầu Nhật Bản đầy màu sắc, những ngôi đền Trung Quốc, chợ cá nhộn nhịp và những ngôi làng nhỏ nổi tiếng với hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ và nghề mộc truyền thống

- Tham quan Núi Ngũ Hành Sơn và Bảo tàng điêu khắc Chăm: Được người Pháp xây dựng vào năm 1915, Bảo tàng điêu khắc Chăm dành cho việc bảo tồn di sản độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Champa Các tác phẩm điêu khắc này được thu thập từ các đền thờ và tháp Chàm trên khắp miền Trung Việt Nam Cách 25 km về phía bắc của Hội An là những đỉnh núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ Du khách

37 có thể khám phá một mê cung hấp dẫn của những ngôi đền trong hang động, ẩn trong năm gò đá cẩm thạch thiêng liêng Leo 157 bậc đá để đến đỉnh núi, du khách sẽ được chào đón bằng bức tranh ngoạn mục của bãi biển Non Nước

- Khám phá Lăng mộ Hoàng gia ở Huế: Được UNESCO công nhận là Di sản

Văn hóa Thế giới vào năm 1993, Huế nổi tiếng với kiến trúc tráng lệ, thành trì, những cung điện, chùa chiền và lăng mộ Hoàng gia được xây dựng dưới triều đại của 13 vị Hoàng đế triều Nguyễn trên bờ sông Hương

- Tham quan Thánh địa Mỹ Sơn của Vương quốc Champa: Cách 45 km từ Hội

An, Mỹ Sơn nằm lọt trong vùng trung tâm của một thung lũng xinh đẹp và được bao quanh bởi các dãy núi cao Hãy tham quan hơn 70 ngôi đền Ấn Độ được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13

2.1.3 Phong cách thiết kế của Boutique Hội An Resort

Boutique Resort Hội An mang trong mình thiết kế nổi bật với phong cách kiến trúc hài hòa giữa nét đẹp truyền thống cổ điển của phố cổ Hội An cùng với sự tinh tế và sang trọng của kiến trúc Pháp cổ Khu nghỉ mát khoác lên mình màu trắng tinh khôi, tô điểm thêm sắc xanh tươi mát của cây cối và cỏ bốn mùa xung quanh khuôn viên khu nghỉ dưỡng

Bể bơi ngoài trời cỡ lớn được thiết kế hướng biển giúp du khách vừa bơi lội vừa ngắm nhìn khung canh biển trời tuyệt đẹp, đem đến không gian thư thái cho mọi du khách Đến đây, nằm trong làn nước mát lạnh, du khách sẽ cảm thấy mọi căng thẳng, lo toan trong cuộc sống đều tan biến Bể bơi là nơi lý tưởng để du khách thư giãn và tận hưởng những giây phút bình yên bên gia đình và bạn bè

2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ của Boutique Hội An Resort a) Sản phẩm lưu trú

Hệ thống khách sạn Boutique Hội An gồm 110 phòng nghỉ dưỡng cao cấp và căn phòng Suite cực kỳ sang trọng được thiết kế thành 6 phong cách riêng biệt, dàn trải ở 2 tòa nhà chính Mục tiêu chính của dịch vụ tại khách sạn là mang lại cho bạn cảm giác thư giãn và thoải mãi trong những ngày nghỉ dưỡng tại đây

Thực trạng về nguồn nhân lực tại Boutique Hội An Resort

2.2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực tại Boutique Hội An Resort a Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm

Trong những năm qua, Khu nghỉ mát đã xây dựng được một cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm gồm NNL trước tiếp và NNL gián tiếp Trong đó NNL trực tiếp bao gồm các bộ phận: Quản lý, Lưu trú, Ẩm thực, Dịch vụ bổ sung Còn NNL gián tiếp sẽ bao gồm: bộ phận văn phòng, Kỹ thuật, An ninh Cơ cấu NNL theo các nhóm này phù hợp và đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh được biểu hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2: Cơ cấu NNL theo bộ phận của Khu nghỉ mát giai đoạn 2021-2023 ĐVT: Người

Nhóm NNL Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Theo số liệu ở bảng 2.2, có thể thấy số lượng NNL trực tiếp tăng nhiều hơn qua các năm so với NNL gián tiếp Tỷ trọng NNL trực tiếp năm 2023 tăng 1.19% so với năm 2021, còn NNL gián tiếp chỉ tăng 1.07% ở cùng giai đoạn Vì NNL trực tiếp là nhóm nhân lực mang lại doanh thu chính cho resort, do vậy mà số lược nhân lực ở nhóm này luôn phải chiếm tỉ số cao hơn Qua đó cũng thấy được cơ cấu NNL theo nhóm tại Khu nghỉ mát trong thời gian qua là khá hợp lý và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị

47 b Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề

Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề của Khu nghỉ mát trong thời gian qua cũng có những thay đổi nhưng mức độ thay đổi là không đáng kể, điều này được thể hiện ở bảng 2.3

Trong thời gian gần qua, Khu nghỉ mát có một số thay đổi về cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề, tuy nhiên, mức độ thay đổi này không đáng kể Các thay đổi này được thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3 Cơ cấu NNL theo ngành nghề của Khu nghỉ mát gia đoạn 2021 – 2023 ĐVT: Người

Ngành nghề Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Số liệu trên bảng 2.3 cho thấy nguồn lao động qua các năm đều tốt nghiệp qua các trường kinh tế và ngoại ngữ số lượng cao (lần lượt là 36.67% và 27.33% ở năm

2023) trong khi lao động tốt nghiệp các trường với ngành du lịch lại chiếm tỉ trọng thấp nhất trong bảng số liệu (chiếm 17.33% ở năm 2023)

Tỷ trọng này chưa phù hợp với chuyên môn hoạt động kinh doanh của Khu nghỉ mát vì trong hoạt động khách sạn, chất lượng chuyên môn do nhân viên tạo ra vô cùng quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng do đó nhân viên được đào tạo bài bản từ trường lớp có chuyên ngành du lịch vẫn rất cần thiết Mặc dù không biết thì sẽ được đào tạo nhưng người đã có nền tảng thì việc học hỏi và tiếp thu kiến thức ngành vẫn sẽ nhạy hơn và tốn ít thời gian hơn so với người khác vì tính chất đặc thù của ngành

Nhưng nhìn chung tỷ trọng của ngành du lịch qua các năm từ gia đoạn 2021 -

2023 có chiều hướng tăng lên (từ 13.74% lên 17.33%) trong khi các khối ngành khách có chiều hướng giảm hoặc giữ nguyên so với các năm trước Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu NNL thao ngành nghề du lịch đang phát triển đúng hướng đặc thủ của ngành

2.2.2 Thực trạng của nguồn nhân nhân lực tại Boutique Hội An Resort a) Thực trạng về nâng cao trình độ kiến thức của NNL

Thực trạng về việc nâng cao kiến thức cho người lao động tại Khu nghỉ mát được thể hiện qua bảng số liệu 2.4

Bảng 2.4 Quy mô NNL theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Khu nghỉ mát giai đoạn 2021 – 2023 ĐVT: Người

Số lượng Số lượng Số lượng

3 Cao đẳng & Trung cấp chuyên nghiệp 29 34 41

Nguồn: Phòng Hành chính –Nhân sự

Số liệu trên bảng 2.4 cho thấy lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng thấp với tỷ trọng lần lượt là 20.67% và 27.33% ở năm 2023 trong khi số lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng thể là 52% ở cùng năm

Tuy lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng lên qua các năm ở giai đoạn 2021 – 2023 nhưng không đáng kể Theo đó, tỷ lệ này chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của Khu nghỉ mát vì trong hoạt động khách sạn, giá trị chất lượng của dịch vụ được thể hiện ngay trong hoạt động phục vụ của người lao động nên đòi hỏi trình độ chuyên môn tay nghề cao, cao đẳng nghề và trung cấp nghề cần phải được tăng về số lượng b) Thực trạng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực

Các kỹ năng của nguồn nhân lực trong Khu nghỉ mát có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết tình huống công việc thực tế, kỹ năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên, kỹ năng làm việc nhóm

Kết quả khảo sát người lao động đang làm việc tại Khu nghỉ mát cho thấy bản thân người lao động đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng với công việc của mình chỉ ở mức độ trung bình khá

Theo đánh giá của Khu nghỉ mát thì kỹ năng của đội ngũ lao động chưa đáp ứng được so với yêu cầu của công việc, đặc biệt còn yếu trong các kỹ năng như: kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giải quyết tình huống công việc thực tế, kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá công việc

2.2.3 Nhận thức của người lao động tại Khu nghỉ mát

Boutique Hoi An Resort trong thời gian qua Thời gian qua, việc nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động chỉ mang tính tự phát, thiếu đâu bổ sung đó chứ chưa có kế hoạch cụ thể và lâu dài Kết quả khảo sát nhân viên Khu nghỉ mát về nhận thức đối với công việc của bản thân được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát nhân viên Khu nghỉ mát về nhận thức ĐVT: %

Rất yếu Yếu Bình thường Tốt Rất tốt

Khả năng tham gia các hoạt động xã hội - 2 34 50 14 100

Khả năng thích nghi và điều chỉnh - 4 50 34 12 100

Khả năng chịu áp lực công việc 2 8 54 26 10 100

Nhiệt tình trong công việc - 6 46 38 10 100

Thái độ tích cực đóng góp cho Khu nghỉ mát - 2 46 40 12 100

Tuân thủ kỷ luật lao động - - 36 56 8 100

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát tại Khu nghỉ mát năm 2023

Kết quả khảo sát cho thấy người lao động đánh giá mức độ đáp ứng về nhận thức với công việc chỉ ở mức độ trung bình khá

Theo đánh giá của Khu nghỉ mát thì người lao động chưa nhiệt tình, chưa có thái độ làm việc tích cực do chưa hiểu được vai trò của công việc mà mình đảm nhiệm, chưa hiểu hết cách ứng xử như thế nào để làm cho khách hàng hài lòng, thiếu tác phong chuyên nghiệp…

2.2.4 Chính sách lương thưởng, chế độ đãi ngộ nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động a Thực trạng công tác tiền lương

Chính sách tiền lương dựa trên nguyên tắc phân phối theo vị trí cấp bậc và thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, thể hiện chủ trương ưu tiên cho cấp quản lý

- Mức chi trả tiền lương luôn cao hơn mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/7/2022

Đánh giá chung

Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp Thay vì duy trì mô hình nhân sự cũ nhưng thiếu hiệu quả, Khu nghỉ mát đã thực hiện tinh giản nhân sự ở một số bộ phận như tài chính - kế toán, kinh doanh và quản lý chung.Việc cắt giảm nhân lực ở những bộ phận này được thực hiện một cách cẩn trọng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động chung của Khu nghỉ mát Nhờ vậy, Khu nghỉ mát đã tối ưu hóa chi phí vận hành, giảm tải gánh nặng tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động

Song song với việc tinh giản nhân sự ở một số bộ phận, Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort lại tập trung tăng cường nguồn nhân lực cho các bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tạo doanh thu và nâng cao trải nghiệm khách hàng Cụ thể, Khu nghỉ mát đã tăng số lượng nhân viên tại bộ phận buồng phòng, lễ tân và nhà hàng Đây là những bộ phận có vai trò trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng, đóng góp đáng kể vào việc tạo ấn tượng và thu hút du khách Việc gia tăng nhân sự tại các bộ phận này giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ được duy trì ở mức tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Nhờ việc tối ưu hóa cấu trúc nhân lực, Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort đã gặt hái được nhiều thành công trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng Du khách đến với Khu nghỉ mát luôn cảm nhận được sự chu đáo, tận tâm và chuyên nghiệp từ đội ngũ nhân viên

Hiểu được vai trò then chốt của nguồn nhân lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort đã dành nhiều tâm huyết cho công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên Nhờ vậy, Khu nghỉ mát sở hữu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ vững vàng và tác phong làm việc chuyên nghiệp Quy trình đào tạo tại Khu nghỉ mát được xây dựng bài bản, khoa học, bám sát vào thực tế công việc và nhu cầu của khách hàng Các chương trình đào tạo được thiết kế đa dạng, bao gồm cả đào tạo lý thuyết và đào tạo thực hành, giúp nhân viên nắm vững kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết Điểm nổi bật trong chiến lược nhân sự của Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort là việc sở hữu đội ngũ nhân viên quản lý tài ba, dày dặn kinh nghiệm và được

53 đào tạo bài bản Họ chính là những người định hướng chiến lược, truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nhờ có đội ngũ quản lý xuất sắc, Khu nghỉ mát luôn duy trì sự vận hành trơn tru, hiệu quả và tạo dựng được uy tín vững vàng trên thị trường Họ là những nhà lãnh đạo tài năng, có khả năng truyền đạt thông tin hiệu quả, giải quyết vấn đề một cách sáng suốt

Bên cạnh việc đào tạo chung, Khu nghỉ mát còn chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu cho từng bộ phận, đảm bảo nhân viên có năng lực thực hiện tốt công việc được giao Nhờ vậy, Khu nghỉ mát luôn duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao nhất, đáp ứng sự hài lòng của du khách

Nhờ được đào tạo bài bản và rèn luyện kỹ năng mềm, đội ngũ nhân viên tại Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc xử lý các tình huống phát sinh Họ luôn giữ thái độ bình tĩnh, lịch sự và tìm kiếm giải pháp tối ưu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khả năng xử lý tình huống tốt của nhân viên đã góp phần tạo dựng hình ảnh thân thiện, chuyên nghiệp và uy tín cho Khu nghỉ mát Du khách luôn cảm thấy hài lòng và tin tưởng khi lựa chọn Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort là điểm đến cho kỳ nghỉ của mình

Hiểu được vai trò quan trọng của việc đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động, Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort đã xây dựng quy chế tiền lương riêng với nhiều ưu điểm vượt trội Mức chi trả tiền lương tại Khu nghỉ mát luôn cao hơn so với mức lương cơ sở trên thị trường, đảm bảo thu nhập hấp dẫn cho người lao động và thu hút nhân tài về với Khu nghỉ mát Bên cạnh đó, hình thức trả lương được áp dụng phù hợp với đặc thù công việc của từng bộ phận, đảm bảo tính công bằng và minh bạch Đặc biệt, Khu nghỉ mát luôn đảm bảo kỳ hạn thanh toán lương đều đặn, đúng thời điểm Việc này giúp người lao động an tâm công tác, có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cho cuộc sống và gia đình Chính sách trả lương cạnh tranh và chế độ đãi ngộ tốt tại Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort đã tạo động lực to lớn cho người lao động trong công việc Nhờ có thu nhập ổn định và được tôn trọng, người lao động luôn hăng say, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó, Khu nghỉ mát còn thường xuyên tổ chức các hoạt động khen thưởng, động viên tinh thần cho người lao động có thành tích xuất sắc Việc này góp phần nâng cao tinh thần làm việc, tạo môi trường làm việc tích cực, hiệu quả và gắn kết đội ngũ nhân viên

Khu nghỉ mát cũng đã tạo dựng được không gian làm việc thoải mái, nguồn thông tin và trang thiết bị phục vụ công việc đầy đủ Giúp hỗ trợ người lao động trong công việc hàng ngày, tạo mối quan hệ tốt giữa chủ sở hữu Khu nghỉ mát và người lao động Tạo nên môi trường làm việc tích cực và nhiệt huyết Ban lãnh đạo Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort luôn quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người lao động Khu nghỉ mát thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, gặp gỡ giữa ban lãnh đạo và nhân viên để tăng cường sự gắn kết và tạo dựng niềm tin Nhờ có mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ sở hữu và người lao động, môi trường làm việc tại Khu nghỉ mát luôn tràn đầy năng lượng tích cực và nhiệt huyết Nhân viên luôn cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng và có động lực để cống hiến hết mình cho Khu nghỉ mát

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc xây dựng và quản lý nguồn nhân lực, Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục:

Chính sách phát triển nguồn nhân lực còn sơ sài: Khung chính sách hiện tại chưa được xây dựng một cách bài bản, khoa học và đồng bộ, dẫn đến việc thiếu định hướng rõ ràng cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn

Chưa tập trung phát triển điểm mạnh của nhân viên: Khu nghỉ mát chưa chú trọng vào việc khai thác và phát triển những điểm mạnh của đội ngũ nhân viên hiện có Việc này khiến cho nhân viên chưa được phát huy hết tiềm năng, dẫn đến lãng phí nguồn lực và hạn chế hiệu quả công việc

Chưa tổ chức khảo sát tiềm năng nhân lực: Khu nghỉ mát chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động khảo sát để tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm năng cho doanh nghiệp Việc này khiến cho Khu nghỉ mát bỏ lỡ cơ hội thu hút những nhân tài có năng lực và phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp

Thiếu chương trình đào tạo cho nhân viên mới: Khu nghỉ mát chưa xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp và bài bản cho nhân viên mới Việc thiếu hụt chương trình đào tạo khiến cho nhân viên mới gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Chưa định hướng phát triển nghề nghiệp: Khu nghỉ mát chưa có định hướng rõ ràng cho việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên Việc thiếu định hướng khiến cho

55 nhân viên không có động lực để học hỏi, phát triển bản thân và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Mặc dù tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch tại Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort có xu hướng tăng trong thời gian qua, nhưng con số này vẫn còn ở mức thấp so với nhu cầu thực tế Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Khu nghỉ mát Bên cạnh đó, một tỷ lệ lớn nhân viên tại Khu nghỉ mát đang làm việc không đúng chuyên ngành, chủ yếu thuộc các lĩnh vực Kinh tế và Ngoại ngữ Việc sử dụng nhân viên trái ngành có thể dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực như:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN SỰ Ở

Định hướng phát triển

3.1.1 Phương hướng phát triển của khu nghỉ dưỡng Boutique Hội An Resort

Mục tiêu: Trở thành khu nghỉ mát có uy tín thương hiệu và là sự lựa chọn ưu tiên trong lòng du khách khi đến Hội An, tăng tỷ lệ lặp lại của khách hàng, tức là tỷ lệ khách hàng quay trở lại khu nghỉ dưỡng sau lần nghỉ dưỡng đầu tiên lên 15% so với tỷ lệ của năm trước

Phương hướng và chiến lược phát triển:

Nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra những sản phẩm dịch vụ mang tính độc đáo so với đối thủ cạnh tranh Đặc biệt, Khu nghỉ dưỡng nên chú trọng vào việc lưu trữ lịch sử lưu trú và sử dụng dịch vụ của Khu nghỉ dưỡng, để từ đó có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hay trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cao

Bên cạnh đó, Khu nghĩ dưỡng cũng nên tạo ra những chương trình hoạt động giải trí cho khách hàng có cơ hội trải nghiệm văn hóa đặc sắc của địa phương Giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa của Hội An, hay cũng có thể tổ chức những hoạt động để du khách tìm hiểu về lịch sử hình thành nơi đây

Tạo chương trình thẻ thành viên với nhiều cấp bậc khác nhau Từng cấp bậc của thẻ thành viên sẽ nhận được những đặt quyền riêng và ưu đãi khác nhau Đồng thời, cũng là cách để khách tiếp tục lựa chọn dịch vụ của Khu nghĩ dưỡng có giá cả hợp lí và trở thành khách hàng trung thành của Khu nghĩ dưỡng

Xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin và lịch sử tiêu dùng của khách hàng Đẩy mạnh công tác thị trường, xây dựng và phát triển uy tín thương hiệu

Sử dụng hiểu quả và hợp lí các nguồn lực hiện có và chuẩn bị phù hợp cho các bước phát triển tiếp theo của khu nghỉ mát Đặc biệt, trong việc tìm kiếm những nguồn nhân lực tiềm năng, nguồn lực chất lượng cao Tập trung nâng cao kiến thức và kĩ năng cho những nhân viên có tiềm năng và những nhân viên làm việc trung thành với Khu nghĩ dưỡng Tạo mọi cơ hội để cho nhân viên học hỏi, nâng cao trình độ và kĩ năng Nhằm tạo ra môi trường làm việc tích cực, văn mình và đội ngũ nhân viên cống hiến hết mình, sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao

3.1.2 Một số dự báo về nhu cầu nhân lực khách sạn và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Boutique Hội An Resort trong thời gian tới

Một số dự báo về nhu cầu nhân lực khu nghỉ dưỡng:

Bước sang năm 2024, liên tục trong 2 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam đều đạt hơn 1,5 triệu lượt khách/tháng, xấp xỉ với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19 Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch Việt Nam ngay trong những tháng đầu năm mới, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17 – 18 triệu lượt khách quốc tế, cao hơn khá nhiều so với lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 (12,6 triệu lượt người)

Theo Cục Du lịch Quốc gia, du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế, cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra, trong đó điều kiện tiên quyết là sự ổn định về chính trị trong nước Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa đa dạng, phong phú, là tiền đề để chúng ta thúc đẩy phát triển du lịch Đặc biệt, trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận với rất nhiều giải thưởng, đây sẽ là nền tảng vững chắc để Ngành Du lịch phát triển trong thời gian tới và thu hút nhiều hơn khách du lịch quốc tế Ngoài ra, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc xúc tiến, quảng bá du lịch; chú trọng đầu tư hạ tầng, cơ sở lưu trú; tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp để cho ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, chi phí hợp lý Riêng đối với phố cổ Hội An đã đặt ra mục tiêu, năm

2024 Hội An phấn đấu đón 4,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt hơn 3,2 triệu lượt, khách nội địa đạt hơn 1 triệu lượt Doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 4.540 tỷ đồng, tăng 9,64% so với cùng kỳ

Với mục tiêu về phát triển du lịch nước ta nói chung và mục tiêu phát triển du lịch ở Hội An nói riêng, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về nguồn nhân lực của khu nghỉ dưỡng Boutique Hội An Resort Sau đây là một số dự báo về nhu cầu nhân lực khu nghỉ dưỡng:

❖ Nguồn nhân lực chất lượng cao: đòi hỏi tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, để có thể đáp ứng kịp thời mang đến những dịch vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước đến với khu nghỉ dưỡng vào mùa cao điểm sắp tới

❖ Tính linh hoạt và sẵn sàng học hỏi: với mục tiêu phát triển của du lịch nước ta hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng trong ngành du lịch và khu nghỉ dưỡng, đòi hỏi nhân viên phải có khả năng thích ứng nhanh chóng và sẵn sàng học hỏi để có thể đáp ứng được các yêu cầu mới

❖ Khả năng giữ chân nhân viên: sự ổn định và phát triển của kinh tế ảnh hưởng đến việc tìm kiếm và giữ chân nhân lực chất lượng trong ngành Sự cạnh tranh gay gắt hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên tiềm năng

❖ Xu hướng lao động: nhu cầu về lao động trẻ, sáng tạo và đam mê trong ngành này có thể tăng cao

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Boutique Hội An Resort trong thời gian tới: Đào tạo và phát triển nhân viên: trong ngành du lịch và dịch vụ khu nghỉ dưỡng, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng Nhân viên chính là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và quyết định sự thành công của doanh nghiệp Do đó, đầu tư vào chương trình đào tạo và phát triển nhân viên là một chiến lược thiết yếu để Khu nghỉ mát Boutique Hội An Resort nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển

Xây dựng văn hóa tổ chức tích cực: tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ nhân viên trong việc phát triển sự nghiệp của họ Bao gồm việc tổ chức các hoạt động xã hội, phúc lợi nhân viên, và chương trình khuyến khích sự đóng góp và sáng tạo từ phía nhân viên Trong ngành du lịch và dịch vụ, yếu tố con người đóng vai trò then chốt quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Một văn hóa tổ chức tích cực chính là chìa khóa để thu hút, giữ chân nhân tài và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Khu nghỉ dưỡng Boutique Hội An Resort

Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực

3.2.1 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Có thể thấy Boutique Hội An Resort rất coi trọng việc đào tạo và phát triển nhân viên của mình thành một người host và những người host này sẽ tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho du khách khi đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Boutique Hội An Resort Doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể theo quy trình:

(1) Xác định nhu cầu đào tạo/ phát triển

• Phân tích chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn

• Đánh giá năng lực hiện tại của đội ngũ nhân viên thông qua các phương pháp như: khảo sát, đánh giá năng lực, phỏng vấn,

• Xác định những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

• Phân tích những điểm yếu, thiếu hụt về kỹ năng và kiến thức của nhân viên so với yêu cầu công việc

• Xác định những xu hướng thay đổi trong ngành và thị trường có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo trong tương lai

(2) Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo

• Mục tiêu đào tạo cần cụ thể, rõ ràng, đo lường được và phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và cá nhân nhân viên

• Đối tượng đào tạo cần được xác định rõ ràng, bao gồm nhóm nhân viên nào cần được đào tạo, mức độ cần thiết và thời gian đào tạo

• Cần phân chia đối tượng đào tạo thành các nhóm nhỏ với những nhu cầu và mục tiêu đào tạo khác nhau để việc đào tạo được hiệu quả hơn

(3) Xây dựng kế hoạch và nội dung đào tạo

• Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với mục tiêu, đối tượng và ngân sách của doanh nghiệp Một số phương pháp đào tạo phổ biến bao gồm: đào tạo trực tiếp, đào tạo trực tuyến, đào tạo tại chỗ, đào tạo thông qua huấn luyện viên,

• Xây dựng nội dung đào tạo chi tiết, bao gồm các chủ đề cần đào tạo, tài liệu đào tạo, phương pháp giảng dạy, thời gian đào tạo

• Lựa chọn giảng viên phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy với nội dung đào tạo

• Lập kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức và quản lý chương trình đào tạo

(4) Xây dựng các phương pháp đào tạo

• Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với mục tiêu, đối tượng và ngân sách của doanh nghiệp

• Một số phương pháp đào tạo phổ biến bao gồm:

− Đào tạo trực tiếp: là phương pháp truyền thống và hiệu quả cao, tuy nhiên chi phí cao và tốn thời gian

− Đào tạo trực tuyến: là phương pháp tiết kiệm chi phí và thời gian, tuy nhiên hiệu quả đào tạo có thể thấp hơn so với đào tạo trực tiếp

− Đào tạo tại chỗ: là phương pháp đào tạo nhân viên trong khi họ đang làm việc, giúp họ áp dụng những kiến thức và kỹ năng mới vào thực tế công việc ngay lập tức

− Đào tạo thông qua huấn luyện viên: là phương pháp đào tạo một đối một hoặc theo nhóm nhỏ, giúp nhân viên học hỏi nhanh chóng và hiệu quả

• Cần kết hợp nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất

(5) Thực hiện đào tạo và phát triển

• Tổ chức chương trình đào tạo theo kế hoạch đã được xây dựng

• Giám sát và đánh giá hiệu quả đào tạo thường xuyên

• Cung cấp hỗ trợ cho nhân viên sau khi tham gia đào tạo

(6) Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển

• Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đào tạo

• Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và hành vi của nhân viên sau khi tham gia đào tạo

• Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp

• Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất cho các chương trình đào tạo sau này để hoàn thiện hơn

Với những kế hoạch về đào tạo nhân lực đã được ban giám đốc lên chủ trương có thể thấy quy trình trên đã đạt được hiệu quả nhất định, tuy nhiên để quá trình đào tạo và phát triển được hiệu quả hơn doanh nghiệp nên thực hiện công tác trên một cách thực tế nhất dựa trên triết lý kinh doanh của resort là phát triển bền vững Tránh đào tạo một cách vội vã và không thực tế, bỏ sót các quy trình cần thiết trong quá trình làm việc

3.2.2 Giải pháp về xác định nhu cầu đào tạo

Về bước xác định nhu cầu đào tạo Boutique Hội An Resort cần đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đào tạo của nhân viên để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực tốt sẽ tạo nên chất lượng dịch vụ tốt và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Mặt khác, khi nhân viên thấy doanh nghiệp luôn quan tâm tới nhu cầu đào tạo của họ thì họ sẽ chú tâm hơn trong công việc và sẽ cam kết làm việc tại resort lâu hơn Do vậy, Boutique Hội An Resort cần tăng cường khảo sát ý kiến nhân viên thông qua các cuộc họp bộ phận hàng tháng và nên phát phiếu điều tra ý kiến nhân viên về nhu cầu đào tạo ít nhất 2 lần trong 1 năm

Bên cạnh đó, Boutique Hội An Resort cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ của khu nghỉ dưỡng một các hợp lý nhất Ví dụ khi khách hàng yêu cầu nhân viên trông con nhỏ giúp họ khi họ dùng bữa tại nhà hàng thì lúc này nhu cầu đào tạo ở đây là mở một khóa đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ cho nhân viên Và với lượng khách quốc tế hàng năm tăng cao của Boutique Hội An Resort thì việc resort mở thêm các khóa đào tạo tiếng Anh là cần thiết, ngoài ra chú trọng đến các kiến thức chuyên môn, các kỹ

65 năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng sơ cấp cứu sẽ giúp Boutique Hội An Resort nâng tầm đẳng cấp vốn có của mình

3.2.3 Giải pháp xây dựng kế hoạch nhân lực Đối với công tác lập kế hoạch Boutique Hội An Resort đã làm khá bài bản khi đều lên kế hoạch hàng tháng và hàng năm Vấn đề ở đây là cần lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp cho từng đối tượng, nội dung đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu đào tạo của nhân viên, tính thực tế và tình hình kinh doanh của resort Phương pháp đào tạo phải đa dạng như kết hợp giữa thuyết trình, diễn kịch lồng ghép các tình huống, mời chuyên giả đến giảng dạy Sau khi có kế hoạch cụ thể, mỗi bộ phận nên thiết kế thành lịch đào tạo và dán lên bảng thông báo của bộ phận mình, lịch đào tạo nên được làm theo tháng và thiết kế một cách bắt mắt Ngoài ra, Boutique Hội An Resort nên có kế hoạch khen thưởng nhân viên tham gia đầy đủ các khóa đào tạo và áp dụng tốt vào công việc hàng ngày cũng như trách phạt các nhân viên thường xuyên vắng mặt, lơ đễnh trong khóa học Đối với công tác thực hiện các bước đào tạo Boutique Hội An Resort cần có những bước đột phá hơn từ việc tìm kiếm đội ngũ giảng viên chất lượng có kiến thức chuyên môn với những bài giảng thú vị, thực tế đến việc áp dụng các công nghệ mới hiện đại phù hợp với từng vị trí cụ thể Thời gian đào tạo phải được phân bố hợp lý tránh việc các khóa học diễn ra trong lúc các nhân viên giao ca và chồng chéo lên nhau Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận đào tạo và các bộ phận có liên quan trong việc bố trí nhân viên tham dự khóa học Đối với các khóa học có thời gian dài (từ 2-4 ngày), các bộ phận nên lựa chọn thời điểm mà resort vắng khách, công suất phòng ít nhằm tránh ảnh hưởng đến việc tham dự khóa học Để đánh giá việc thực hiện đào tạo của các bộ phận có theo đúng kế hoạch đào tạo hay không, bộ phận đào tạo cần tiến hành giám sát và tham dự các buổi đào tạo của các bộ phận Qua đó, bộ phận đào tạo sẽ biết được bộ phận nào thực hiện kế hoạch đào tạo tốt, bộ phận nào chưa làm tốt và nguyên nhân do đâu Đối với những chương trình đào tạo từ bên ngoài, bộ phận đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong việc tìm kiếm các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo để chọn ra đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tốt nhất và ký kết hợp đồng Tiếp theo,

66 cần phối hợp với người đào tạo trong việc xây dựng chương trình đào tạo có mục tiêu học tập phù hợp

Bổ sung nhiều hơn nữa các khóa học về môi trường cho toàn thể nhân viên để phù hợp với định hướng của resort là phát triển bền vững

3.2.4 Giải pháp đánh giá và điều chỉnh kết quả đào tạo

Hiện nay, tình trạng nhân viên sau khi được đào tạo vẫn chưa thể áp dụng hết kiến thức đã học vào thực tế công việc khá nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của resort Để tránh tình trạng trên và hoàn thiện công tác đánh giá kết quả đào tạo, doanh nghiệp nên sử dụng những công cụ sau trong đánh giá kết quả đào tạo:

- Phiếu đánh giá: Đây là bảng câu hỏi đánh giá sau mỗi khóa học, yêu cầu học viên chấm điểm và cho ý kiến về chương trình học Qua đó, đào tạo viên sẽ biết được điểm nào cần hoàn thiện cho chương trình

- Thảo luận nhóm: Tiến hành thảo luận nhóm với học viên ngay sau khóa học để trực tiếp nhận phản hồi của nhiều người cùng một lúc về khóa học

- Bài kiểm tra cuối khóa: Đây là cách để kiểm tra liệu người học có nắm bắt được những kiến thức như mong muốn hay không? Bài kiểm tra có thể dưới hình thức bài tập tình huống, câu hỏi trắc nghiệm… Thông thường, đào tạo viên sẽ là người tiến hành kiểm tra và cho ý kiến phản hồi về bài kiểm tra tại chỗ

- Những phương pháp nêu trên giúp Boutique Hội An Resort hiểu được phản ứng của người học và những kiến thức, kỹ năng mà người học học được Những phương pháp này có thể thực hiện ngay sau chương trình đào tạo Trong khi đó, để đánh giá được liệu người học có thật sự áp dụng những điều đã học vào công việc và mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đặt ra một khoảng thời gian để người học áp dụng sau đó mới đánh giá Sau đây là một số cách đánh giá kết quả đào tạo sau một thời gian quan sát:

Ngày đăng: 07/06/2024, 22:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Tác giả: Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2010
2. Sơn Hồng Đức (2012), Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng (Resort), NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng (Resort)
Tác giả: Sơn Hồng Đức
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2012
5. Nguyễn Thạnh Vượng (2023), Tập bài giảng môn Quản trị Resort. • Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng môn Quản trị Resort
Tác giả: Nguyễn Thạnh Vượng
Năm: 2023
3. Nguyễn Thị Kiều Hoa (2014), Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Phát triển nguồn nhân lực tại khu nghỉ mát Boutique Hội An resort Khác
4. Hoàng Mạnh Hoàng (2015), Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Resort Vinpearl Luxury Đà Nẵng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 5)
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu mô hình tổ chức bộ máy của Resort - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu mô hình tổ chức bộ máy của Resort (Trang 35)
Hình 2.1. Hình ảnh phía trước của Boutique Hội An Resort - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
i ̀nh 2.1. Hình ảnh phía trước của Boutique Hội An Resort (Trang 47)
Hình 2.2. Hình ảnh vị trí Boutique Hội An Resort gần với các địa điểm nổi tiếng - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
i ̀nh 2.2. Hình ảnh vị trí Boutique Hội An Resort gần với các địa điểm nổi tiếng (Trang 49)
Bảng 2.1. Bảng giá niêm yết các loại phòng của Boutique Hội An Resort ngày - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
Bảng 2.1. Bảng giá niêm yết các loại phòng của Boutique Hội An Resort ngày (Trang 52)
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NNL của Boutique Hội An Resort - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NNL của Boutique Hội An Resort (Trang 56)
Bảng 2.2: Cơ cấu NNL theo bộ phận của Khu nghỉ mát giai đoạn 2021-2023 - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
Bảng 2.2 Cơ cấu NNL theo bộ phận của Khu nghỉ mát giai đoạn 2021-2023 (Trang 59)
Bảng 2.3. Cơ cấu NNL theo ngành nghề của Khu nghỉ mát gia đoạn 2021 – 2023 - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
Bảng 2.3. Cơ cấu NNL theo ngành nghề của Khu nghỉ mát gia đoạn 2021 – 2023 (Trang 60)
Bảng 2.4. Quy mô NNL  theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Khu nghỉ mát - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
Bảng 2.4. Quy mô NNL theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Khu nghỉ mát (Trang 61)
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhân viên Khu nghỉ mát về nhận thức - Tiểu luận quản trị Resort - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại Boutique Hội An Resort
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhân viên Khu nghỉ mát về nhận thức (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w