1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Triết học

5 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối liên hệ, nguyên lý phát triển, quy luật lượng - chất
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 19,18 KB

Nội dung

bài tập triết học để luyện tập thi giữa kỳ đối với sinh viên năm 1, bài tập triết học học tập triết học làm bài tập thi kết thúc môn

Trang 1

Câu 1:

a.Mối liên hệ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau

Ví dụ: + Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người

+ Mối liên hệ giữa cung và cầu trên thị trường

b.Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ; dùng để chỉ sự khái quát những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất

c.Tính chất của mối liên hệ phổ biến:

Tính khách quan: Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới là vốn có

trong mỗi bản thân sự vật, hiện tượng xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới

Ví dụ: Mối quan hệ giữa các hành tinh và mặt trời

Tính phổ biến: Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có quan hệ với sự vật hiện tượng

khác

Ví dụ: Động vật hấp thụ khí O2 và nhả ra khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2

Tính đa dạng-phong phú:

o Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài

o Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu

o Mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất Mối liên hệ tất nhiên

o Mối liên hệ ngẫu nhiên

o Mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng

Trang 2

Câu 2:

a.Nguyên lý về sự phát triển: là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét

sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật)

b.Phát triển còn tính phức tạp, tính không trực tuyến của quá trình phát triển: Quá trình phát triển diễn ra quanh co phức tạp, trải qua nhiều khâu trung gian, thậm chí có lúc thụt lùi tạm thời Nhưng vận động đi xuống tạm thời là tiền đề cho vận động đi lên tiếp theo

c.Để đất nước phát triển cần kế thừa và phát huy những truyền thống:

- Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian Đi thăm quan các

di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha ông

– Phải lưu giữ mỗi truyền thống đó trong mỗi con người chúng ta: Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ – Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giành chủ quyền lãnh thổ: Tìm các văn bản pháp lý, về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, luôn cảnh giác, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu, ảnh hưởng đến xã hội, đến nhà nước Tự nguyện xung phong nhập ngũ, không trốn tránh trách nhiệm

Câu 3:

a.

-Khái niệm quy luật Lượng-Chất:

Chỉ cách thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng sẽ dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng và đưa sự vật, hiện tượng đó sang một trạng thái phát triển tiếp theo

Trang 3

Ví dụ: A là sinh viên học kém ( chất ban đầu) thì bây giờ a chăm chỉ học hành, tích lũy kiến thức, trải qua một khoảng thời gian == sinh viên giỏi (chất mới) Số kiến thức tích lũy là lượng

-Khái niệm về chất:

Chất là một phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải cái khác

Ví dụ: Tính chất của ớt: cay

Tính chất của chanh: chua

-Khái niệm lượng:

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó

Ví dụ: Lượng biểu thị những đơn vị cụ thể: số học sinh nữ trong một lớp

Lượng biểu thị dưới dạng khái quát: trình độ trí thức khoa học của ta Lượng biểu thị bởi yếu tố bên ngoài: cân nặng, chiều cao…

-Sự thống nhất giữa chất và lượng: Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng

là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại

b.

Ý nghĩa:

 Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng

 Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm

Trang 4

thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật

 Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ

 Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện

cụ thể Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể

để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất

Câu 4:

a.

- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề

- Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau Những nhân tố giống nhau đó là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập Do có sự thống nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của chúng Tuy nhiê, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập

- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó

- Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng và tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh

b.

- Ví dụ về mặt đối lặp : Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng

Trang 5

luôn tác động bài trừ nhau Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm

Câu 5: Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép Biện chứng duy vật do Mác, Ăngghen sáng lập dựa trên những tiền đề khoa học của các nhà triết học tiền bối Quy luật phủ định của phủ định nói lên rằng: bất cứ

sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong

Ngày đăng: 01/06/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w