Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Quản trị kinh doanh KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 1 HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014 HỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN KHOÁ I MÔN: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN (Dành cho học sinh ngành Kinh tế và Quản lý) A. YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC Nắm được bản chất, nội dung của kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường; hệ thống kế hoạch phát triển, quy trình lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư, kế hoạch lao động việc làm và kế hoạch các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế và trong doanh nghiệp. B. TÀI LIỆU ÔN TẬP B.1 Giáo trình chính Giáo trình Kế hoạch hoá Phát triển- ĐHKTQD, chủ biên: PGS. TS. Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009; B.2 Tài liệu đọc thêm (1) Chiến lược, Quy hoạch Phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của Việt Nam (2001-2010, 2011-2020); Website: http:www.mpi.gov.vn (2) Kế hoạch trung hạn, hàng năm của Việt Nam hiện nay; Website: http:www.mpi.gov.vn (3) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hàng năm về xây dựng Kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội; (4) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của các địa phương; (5) Nguyễn Kế Tuấn, Kinh tế Việt Nam qua các năm từ 2004-2012, NXB Đại học Kinh tế Quố c dân, hàng năm. C. HÌNH THỨC THI Phương pháp thi: Thi tự luận; bốc thăm đề thi từ ngân hàng đề thi do Hội đồng thi Tốt nghiệp thực hiện. Thời gian thi: 90 phút; KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 2 Hình thức đề thi: Phần câu hỏi đúngsai, có giải thích ngắn gọn (50); Phần bài tập và bài luận (50). Kiến thức thi phủ toàn bộ chương trình theo đề cương này (kể cả phần thảo luận và phần đọc thêm do giáo viên yêu cầu). D. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NỘI DUNG 1: KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến kế hoạch phát triển. 1.2. Lịch sử kế hoạch hóa ở các nước trên thế giới 1.3. Kế hoạch hóa ở Việt Nam. 1.4. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học NỘI DUNG 2: KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRỜNG 2.1. Cơ sở lý luận của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường. 2.2. Bản chất của kế hoạch hóa và sự thể hiện trong các phương thức kế hoạch hóa. 2.3. Chức năng và những nguyên tắc chủ yếu của kế hoạch hóa phát triển. NỘI DUNG 3: HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1. Hệ thống kế hoạch hóa theo nội dung 3.2. Tổ chức bộ máy kế hoạch hóa ở Việt Nam NỘI DUNG 4: QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1. Quy trình lập kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội theo nội dung 4.2. Quy trình tiến độ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam NỘI DUNG 5: THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5.1. Theo dõi và đánh giá trong quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội 5.2. Quy trình thực hiện và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội NỘI DUNG 6: KẾ HOẠCH TĂNG TRỞNG KINH TẾ 6.1. Tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của kế hoạch tăng trưởng kinh tế 6.2. Phương pháp lập kế hoạch theo mô hình tăng trưởng - đầu tư 6.3. Xác định chỉ tiêu tăng trưởng kỳ kế hoạch theo phương pháp hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS) NỘI DUNG 7: KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU T 7.1. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch vốn đầu tư 7.2. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch khối lượng đầu tư NỘI DUNG 8: KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 8.1. Tổng quan về kế hoạch lao động và việc làm KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 3 8.2. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch lao động và việc làm E. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. KH hay KHH là những phạm trù chỉ dành riêng cho lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, đúng hay sai? Giải thích tại sao? 2. So sánh bản chất của hai khái niệm: kế hoạch và kế hoạch hóa. 3. Quy trình KHH phát triển? mối quan hệ giữa các bước trong quy trình này. 4. Những bài học kinh nghiệm từ lịch sử phát triển KHH ở các nước Mỹ, Nhật, Pháp? 5. Hãy rút ra các bài học kinh nghiệm tử mô hình KHH tập trung của các nước XHCN trước đây (lấy dẫn chứng từ các nước Liên Xô cũ, Trung Quốc và Việt Nam)? 6. Cơ chế kinh tế áp dụng cho Việt Nam hiện nay là gì? Nêu những xu hướng đổi mới công tác KHH phù hợp với cơ chế mới ở nước ta hiện nay? 7. Nêu sự giống và khác nhau về đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học KHH phát triển kinh tế - xã hội với môn học KHH kinh tế quốc dân trước đây? 8. Trình bày cơ sở phương pháp nghiên cứu của môn học? 9. Đúng hay sai: Thị trường càng phát triển thì “sân chơi” của KHH càng bị thu hẹp? 10. So sánh bản chất KHH tập trung mệnh lệnh và kế hoạch hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường? 11. Nguyên tắc thị trường của KHH đặt ra các yêu cầu giải quyết mối quan hệ giữa KH với thị trường như thế nào? 12. Tại sao phải thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh” trong công tác KHH. Nội dung của nguyên tắc? 13. Tại sao phải sử dụng lực lượng tư nhân tham gia trong công tác KHH? Các hình thức thu hút sự tham gia của các khu vực tư nhân vào hoạt động KH là gì? 14. Phân tích tính dân chủ của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong KHH phát triển. Các quan điểm sai lầm khi thực hiện nguyên tắc này? 15. P hân tích chức năng định hướng phát triển của KHH. Chức năng này đối ngược với chức năng nào của KHH tập trung mệnh lệnh. 16. KHH là hoạt động mang tính chuyên môn và nghiệp vụ cao nên đó là công việc riêng của các nhà KH. Đúng hay sai? Tại sao? 17. Vì sao phải quản lý vĩ mô bằng chiến lược? Bản chất của chiến lược phát triển kinh tế xã hội là gì? 18. Các câu hỏi thường đặt ra khi xây dựng một chiến lược phát triển. Sự thể hiện các câu hỏi đó trong nội dung của bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội? 19. Phân biệt sự giống và khác nhau của chiến lược và quy hoạch phát triển? 20. Phân biệt sự khác biệt giữa chiến lược và kế hoạch phát triển? KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 4 21. Tính định lượng của kế hoạch thể hiện bằng hệ thống chỉ tiêu như thế nào? Xu thế vận động của hệ thống chỉ tiêu trong KH phát triển? 22. Mối quan hệ giữa kế hoạch và chương trình dự án phát triển. Tác dụng cả việc triển khai kế hoạch thông qua các chương trình và dự án phát triển? 23. Vì sao kế hoạch 5 năm đóng vai trò trung tâm trong hệ thống KH phát triển? 24. Các phương pháp xây dựng KH 5 năm. Phân tích những ưu thế của phương pháp xây dựng KH 5 năm “cuốn chiếu”? 25. Vì sao phải phân cấp hệ thống KHH? Phân tích nguyên tắc “phân tán và phi tập trung” trong phân cấp KH? 26. Trình bày cơ chế phối hợp các bộ phận của bộ máy KHH ở nước ta trong quá trình xây dựng kế hoạch? 27. Các bước cơ bản trong qui trình lập kế hoạch phát triển KTXH là gì? Nội dung đánh giá tiềm năng và thực trạng có ý nghĩa như thế nào với bản kế hoạch này? 28. Nêu sự khác nhau cơ bản trong qui trình xây dựng kế hoạch hàng năm hiện nay và trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ở nước ta. 29. Các nội dung cơ bản trong đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội là gì? Tác dụng của việc sử dụng ma trận SWOT trong đánh giá tiềm năng và thực trạng? 30. Hãy nêu 3 yếu tố được coi là điểm mạnh, 3 điểm yếu hiện tại của địa phương mình trong phát triển KTXH? Nguyên nhân tại sao? 31. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa các phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo và so sánh với mục tiêu? Trong phân tích và đánh giá tiềm năng, thực trạng, khi nào nên sử dụng các phương pháp so sánh này? 32. Các ưu và nhược điểm cơ bản của phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là gì? Khi thu thập tài liệu cần phải làm gì để khắc phục các nhược điểm đó? 33. Hãy sử dụng phân tích để thấy rõ tiêu chuẩn SMART đã đượ...
Trang 1HỌC VIỆN
CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN KHOÁ I
(Dành cho học sinh ngành Kinh tế và Quản lý)
A YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
Nắm được bản chất, nội dung của kế hoạch phát triển trong nền kinh tế thị trường; hệ thống kế hoạch phát triển, quy trình lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư, kế hoạch lao động việc làm và kế hoạch các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế và trong doanh nghiệp
B TÀI LIỆU ÔN TẬP
B.1 Giáo trình chính
Giáo trình Kế hoạch hoá Phát triển- ĐHKTQD, chủ biên: PGS TS Ngô Thắng Lợi, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009;
B.2 Tài liệu đọc thêm
(1) Chiến lược, Quy hoạch Phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của Việt Nam (2001-2010, 2011-2020); Website: http://www.mpi.gov.vn
(2) Kế hoạch trung hạn, hàng năm của Việt Nam hiện nay; Website: http://www.mpi.gov.vn
(3) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hàng năm về xây dựng Kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội; (4) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của các địa phương;
(5) Nguyễn Kế Tuấn, Kinh tế Việt Nam qua các năm từ 2004-2012, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, hàng năm
C HÌNH THỨC THI
Phương pháp thi: Thi tự luận; bốc thăm đề thi từ ngân hàng đề thi do Hội đồng thi Tốt nghiệp thực hiện
Thời gian thi: 90 phút;
Trang 2 Hình thức đề thi: Phần câu hỏi đúng/sai, có giải thích ngắn gọn (50%); Phần bài tập và bài luận (50%) Kiến thức thi phủ toàn bộ chương trình theo đề cương này (kể cả phần thảo luận và phần đọc thêm do giáo viên yêu cầu)
D NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
NỘI DUNG 1: KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN
1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến kế hoạch phát triển
1.2 Lịch sử kế hoạch hóa ở các nước trên thế giới
1.3 Kế hoạch hóa ở Việt Nam
1.4 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học
NỘI DUNG 2: KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1 Cơ sở lý luận của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường
2.2 Bản chất của kế hoạch hóa và sự thể hiện trong các phương thức kế hoạch hóa
2.3 Chức năng và những nguyên tắc chủ yếu của kế hoạch hóa phát triển
NỘI DUNG 3: HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1 Hệ thống kế hoạch hóa theo nội dung
3.2 Tổ chức bộ máy kế hoạch hóa ở Việt Nam
NỘI DUNG 4: QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1 Quy trình lập kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội theo nội dung
4.2 Quy trình tiến độ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
NỘI DUNG 5: THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI
5.1 Theo dõi và đánh giá trong quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội
5.2 Quy trình thực hiện và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
NỘI DUNG 6: KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
6.1 Tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của kế hoạch tăng trưởng kinh tế
6.2 Phương pháp lập kế hoạch theo mô hình tăng trưởng - đầu tư
6.3 Xác định chỉ tiêu tăng trưởng kỳ kế hoạch theo phương pháp hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS)
NỘI DUNG 7: KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ
7.1 Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch vốn đầu tư
7.2 Nội dung và phương pháp lập kế hoạch khối lượng đầu tư
NỘI DUNG 8: KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
8.1 Tổng quan về kế hoạch lao động và việc làm
Trang 38.2 Nội dung và phương pháp lập kế hoạch lao động và việc làm
E CÂU HỎI ÔN TẬP
1 KH hay KHH là những phạm trù chỉ dành riêng cho lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, đúng hay sai? Giải thích tại sao?
2 So sánh bản chất của hai khái niệm: kế hoạch và kế hoạch hóa
3 Quy trình KHH phát triển? mối quan hệ giữa các bước trong quy trình này
4 Những bài học kinh nghiệm từ lịch sử phát triển KHH ở các nước Mỹ, Nhật, Pháp?
5 Hãy rút ra các bài học kinh nghiệm tử mô hình KHH tập trung của các nước XHCN trước đây (lấy dẫn chứng từ các nước Liên Xô cũ, Trung Quốc và Việt Nam)?
6 Cơ chế kinh tế áp dụng cho Việt Nam hiện nay là gì? Nêu những xu hướng đổi mới công tác KHH phù hợp với cơ chế mới ở nước ta hiện nay?
7 Nêu sự giống và khác nhau về đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học KHH phát triển kinh tế - xã hội với môn học KHH kinh tế quốc dân trước đây?
8 Trình bày cơ sở phương pháp nghiên cứu của môn học?
9 Đúng hay sai: Thị trường càng phát triển thì “sân chơi” của KHH càng bị thu hẹp?
10 So sánh bản chất KHH tập trung mệnh lệnh và kế hoạch hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường?
11 Nguyên tắc thị trường của KHH đặt ra các yêu cầu giải quyết mối quan hệ giữa KH với thị trường như thế nào?
12 Tại sao phải thực hiện nguyên tắc “Bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh” trong công tác KHH Nội dung của nguyên tắc?
13 Tại sao phải sử dụng lực lượng tư nhân tham gia trong công tác KHH? Các hình thức thu hút sự tham gia của các khu vực tư nhân vào hoạt động KH là gì?
14 Phân tích tính dân chủ của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong KHH phát triển Các quan điểm sai lầm khi thực hiện nguyên tắc này?
15 Phân tích chức năng định hướng phát triển của KHH Chức năng này đối ngược với chức năng nào của KHH tập trung mệnh lệnh
16 KHH là hoạt động mang tính chuyên môn và nghiệp vụ cao nên đó là công việc riêng của các nhà KH Đúng hay sai? Tại sao?
17 Vì sao phải quản lý vĩ mô bằng chiến lược? Bản chất của chiến lược phát triển kinh tế xã hội là gì?
18 Các câu hỏi thường đặt ra khi xây dựng một chiến lược phát triển Sự thể hiện các câu hỏi
đó trong nội dung của bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội?
19 Phân biệt sự giống và khác nhau của chiến lược và quy hoạch phát triển?
20 Phân biệt sự khác biệt giữa chiến lược và kế hoạch phát triển?
Trang 421 Tính định lượng của kế hoạch thể hiện bằng hệ thống chỉ tiêu như thế nào? Xu thế vận động của hệ thống chỉ tiêu trong KH phát triển?
22 Mối quan hệ giữa kế hoạch và chương trình dự án phát triển Tác dụng cả việc triển khai kế hoạch thông qua các chương trình và dự án phát triển?
23 Vì sao kế hoạch 5 năm đóng vai trò trung tâm trong hệ thống KH phát triển?
24 Các phương pháp xây dựng KH 5 năm Phân tích những ưu thế của phương pháp xây dựng
KH 5 năm “cuốn chiếu”?
25 Vì sao phải phân cấp hệ thống KHH? Phân tích nguyên tắc “phân tán và phi tập trung” trong phân cấp KH?
26 Trình bày cơ chế phối hợp các bộ phận của bộ máy KHH ở nước ta trong quá trình xây dựng kế hoạch?
27 Các bước cơ bản trong qui trình lập kế hoạch phát triển KTXH là gì? Nội dung đánh giá tiềm năng và thực trạng có ý nghĩa như thế nào với bản kế hoạch này?
28 Nêu sự khác nhau cơ bản trong qui trình xây dựng kế hoạch hàng năm hiện nay và trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ở nước ta
29 Các nội dung cơ bản trong đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội là gì? Tác dụng của việc sử dụng ma trận SWOT trong đánh giá tiềm năng và thực trạng?
30 Hãy nêu 3 yếu tố được coi là điểm mạnh, 3 điểm yếu hiện tại của địa phương mình trong phát triển KTXH? Nguyên nhân tại sao?
31 Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa các phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo và so sánh với mục tiêu? Trong phân tích và đánh giá tiềm năng, thực trạng, khi nào nên sử dụng các phương pháp so sánh này?
32 Các ưu và nhược điểm cơ bản của phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là gì? Khi thu thập tài liệu cần phải làm gì để khắc phục các nhược điểm đó?
33 Hãy sử dụng phân tích để thấy rõ tiêu chuẩn SMART đã được phản ánh như thế nào trong các chỉ tiêu tương ứng với 4 MDGs đầu tiên?
34 Đâu là sự khác biệt giữa mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số? Trong xây dựng kế hoạch, chúng ta cần chú ý đến các cấp mục tiêu nào? Sự khác biệt cơ bản giữa các cấp mục tiêu là gì?
35 Tác dụng của hai công cụ “Cây mục tiêu” và “Cây vấn đề” có gì giống và khác nhau? Các yêu cầu cơ bản trong sử dụng hai công cụ này?
36 Nêu các mốc thời gian cụ thể trong xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay
37 Vị trí của KH tăng trưởng kinh tế trong hệ thống KH phát triển KT-XH Mối quan hệ giữa
KH tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu kinh tế và xã hội khác
38 Thế nào là một kế hoạch tăng trưởng phù hợp? Trình bày phương pháp xây dựng chỉ tiêu
kế hoạch tăng trưởng kinh tế phù hợp?
Trang 539 Thế nào là KH tăng trưởng kinh tế tối ưu? Phương pháp xác định cá chỉ tiêu KH tăng trưởng tối ưu?
40 Có thể kiểm tra khả năng tích lũy và nhu cầu tích lũy vốn đầu tư kỳ KH theo phương pháp lập KH tăng trưởng tối ưu được không? Nêu và lập luận cách thức kiểm tra này?
41 Giải thích ý nghĩa của các khái niệm hệ số huy động tiết kiệm vào đầu tư và hệ số trễ vốn đầu tư Tác dụng của việc tính đến 2 yếu tố này trong xác định chỉ tiêu KH tăng trưởng kinh tế?
42 Hạn chế của việc vận dụng mô hình Harrod – Domar trong lập KH tăng trưởng kinh tế là gì?
43 Nêu các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra trong kế hoạch 2006-1010 của Việt Nam và các giải pháp để thực hiện
44 Vị trí của KH vốn đầu tư trong hệ thống KH phát triển, mối quan hệ giữa KH vốn đầu tư với KH tăng trưởng kinh tế
45 Giải thích chỉ tiêu tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar được sử dụng trong xác định con số này như thế nào?
46 Có thể tính toán con số tổng khả năng và nhu cầu tích lũy kỳ kế hoạch theo mô hình tăng trưởng tổng quát được không? Hãy diễn giải phương pháp này
47 Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm các bộ phận nào? Các yếu tố liên quan đến quy mô nguồn vốn đầu tư trong nước?
48 Quan điểm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước ở Việt Nam hiện nay?
49 Các giải pháp chính sách khai thác và huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước ở Việt Nam hiện nay?
50 Các bộ phận cấu thành nguồn vốn đầu tư nước ngoài Quan điểm sử dụng có hiệu quả các
bộ phận vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam?
51 Các giải pháp chính sách nhằm khai thác, huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay?
52 Phân tích quan điểm cấn đối nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
ở Việt Nam hiện nay?
53 Thế nào là hệ số đối ứng vốn đầu tư? Các nhân tố liên quan trực tiếp đến hệ số này là gì?
54 Nêu các chỉ tiêu về vốn đầu tư và lao động, việc làm xác định trong KH 5 năm 2006 -2010
và chiến lược phát triển 2001 – 2010 ở Việt Nam
G BÀI TẬP
Dạng 1
Theo số liệu báo cáo năm 2005, GDP của nước A là 300 tỷ USD, tổng tiết kiệm chiếm trong GDP là 120 tỷ trong đó 30% là tiết kiệm từ nguồn nước ngoài Tỷ lệ huy động tiết kiệm ở cả 2 khu vực trong và ngoài nước vào đầu tư đều là 100%
Trang 61 Hãy xác định chỉ tiêu mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm KH 2006 với 3 phương án hệ số
ICOR là 3,5; 4 và 4,5 nếu tỷ lệ khấu hao là 2% và hệ số trễ của VĐT là 0,2
2 Nếu chính phủ yêu cầu các nhà KH xây dựng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm KH
2006 là 8% Hãy xác định nhu cầu tiết kiệm cần có nếu sử dụng phương án ICOR là 4
Để thực hiện phương án này thì phải huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài là bao nhiêu
nếu nguồn tiết kiệm trong nước đã đạt mức tối đa và tính lại cơ cấu vốn đầu tư năm
2005
3 Nếu năm KH 2006 nước A đạt đúng tốc độ tăng trưởng kinh tế theo yêu cầu của chính
phủ đặt ra Hãy tính tổng khả năng tiết kiệm của nền kinh tế năm 2006 nếu tỷ lệ tiết kiệm
trong nước trong GDP tăng lên so với tỷ lệ này năm 2005 là 4% và tổng tiết kiệm từ
nước ngoài là 18 tỷ USD
Dạng 2
GDP theo giá cố định 1994 và giá hiện hành nước ta thời kỳ 2001- 2008 thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
GDP Giá
thực tế 481.295 535.762 613.443 715.307 837.858 974.300 1.144.000 1.490.000 GDP Giá
1 Tính chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá GDP hàng năm
2 Dự báo chỉ số giá GDP hàng năm của thời kỳ KH dựa vào việc tính toán mức biến
động chỉ số giá GDP thời kỳ gốc theo phương pháp bình phương bé nhất
3 Hãy xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm thời kỳ 2001 - 2008 theo
phương pháp bình phương bé nhất Nếu coi đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ kế
hoạch 2009 – 2010, hãy tính GDP hàng năm thời kỳ KH 2009 - 2010 theo giá cố định
và giá hiện hành
Dạng 3
Cho số liệu của năm gốc của nước C: GDP đạt 60 tỷ USD; Tổng tiết kiệm trong nước đạt 35%
GDP trong đó 90% được huy động vào đầu tư và như vậy chiếm 70% tổng đầu tư xã hội; Tỷ lệ
khấu hao bình quân là 2%
1 Xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm kế hoạch theo khả năng vốn đầu tư biết rằng
hệ số ICOR là 4, vốn đầu tư nước ngoài được huy động 100% và hệ số trễ VĐT là 0,1
Trang 72 Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra thì nhu cầu tiết kiệm trong thu nhập từ lương là bao nhiêu nếu tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập từ vốn là 35% tỷ lệ lợi nhuận trong thu nhập là 45%
Dạng 4 Cho số liệu của năm 2005: GDP là 30 tỷ$; tỷ lệ tiết kiệm trong GDP chiếm 45% trong
đó 90% được sử dụng cho đầu tư xã hội với hệ số trễ cuả VĐT là 0,02; tổng VSX là 148 tỷ$, tỷ
lệ khấu hao bình quân là 2%
1 Nếu cho hệ số kết hợp có hiệu quả của vốn và lao động là 5 ( Giá trị vốn tính đơn vị tỷ $ và lao động là triệu người), hãy xác định tổng nhu cầu lao động cần có theo quy mô VSX gia tăng kỳ KH 2006
2 Hãy tính chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 theo mức gia tăng VSX biết hệ số ICOR là 4,5 Nếu coi đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006-2009, cho biết hệ số co giãn của lao động theo tăng trưởng kinh tế là 0, 387, hãy tính tổng nhu cầu lao động cần có cho mục tiêu lăng trưởng kinh tế năm 2007, 2008, 2009
3 Nếu trên thực tế tốc độ tăng trưởng lao động bình quân năm là 2,5 hãy bình luận mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5%( với giả thiết các yếu tố khác không đổi)
Dạng 5
1 Cho các số liệu GDP và Lao động của một nước năm 2000 như sau:
(triệu đồng)
Lao động
(nghìn người)
1 Theo dự báo tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân năm thời kỳ 2001-2005 trong NN là 2,02%, CN là 7,8% và TM-DV là 2,84% Hãy tính mức năng suất lao động trong các ngành kinh tế hàng năm thời kỳ 2001-2005
2 Theo KH tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm thời kỳ
2001-2005 của ngành NN là 3,77%, CN là 9,19% và TM-DV là 7,8% Hãy tính tổng nhu cầu lao động của toàn nền kinh tế và cơ cấu nhu cầu lao động theo ngành các năm thời kỳ 2001-2005
Trang 8H PHÂN CÔNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN
1 Thời gian: Theo lịch ôn thi tốt nghiệp của Học viện
2 Đối tượng người học: sinh viên K1 (niên khoá 2010-2014), chuyên ngành Kế hoạch Phát
triển không làm khoá luận tốt nghiệp
3 Giảng viên: ThS Nguyễn Hữu Xuân (ĐT: 0983 33 13 01), Khoa Kế hoạch Phát triển, Học
viện Chính sách và Phát triển
Nơi nhận:
- Phòng Quản lý Đào tạo;
- Trung tâm Thanh tra Khảo thí;
- P Tổ chức Hành chính;
- Lớp KHPT1, khoa KHPT;
- Website Học viện;
- Lưu VP Khoa.
KHOA
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
Lê Huy Đoàn