THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ “THỨC ĐẾN SÁNG VÀ MƠ” CỦA PHẠM THỊ NGỌC LIÊN

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ “THỨC ĐẾN SÁNG VÀ MƠ” CỦA PHẠM THỊ NGỌC LIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn Hóa - Nghệ Thuật - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Văn Bản Mẫu 1 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN CTXH ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ “THỨC ĐẾN SÁNG VÀ MƠ” CỦA PHẠM THỊ NGỌC LIÊN Sinh viên thực hiện PHẠM CÔNG HẬU MSSV: 2113010311 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn ThS. HUỲNH THỊ ÁNH HỒNG MSCB: ……… Quảng Nam, tháng 04 năm 2017 2 Phần 1- MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài Văn học gắn liền với đời sống, nó còn thể hiện cái nhìn của tác giả về thế giới xung quanh mình. Dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào thì văn học cũng không thể tách rời khỏi cuộc sống. Chính cuộc sống tạo nên văn học và nhờ văn học mà cuộc sống thêm phần ý nghĩa, trở nên tốt đẹp và trọn vẹn hơn. Thế giới nghệ thuật trong văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống nhân sinh của người nghệ sĩ. Thơ là sản phẩm của tâm hồn và trí tuệ con người, là nhu cầu trong đời sống tâm linh của mỗi người. Đó là những tâm tư, cảm xúc sâu kín, mãnh liệt của nhà thơ được bộc lộ qua ngôn ngữ thơ từ đó thể hiện cái tôi riêng, cái thế giới tâm trạng của mỗi tác giả. Và trong đời mỗi người ai cũng từng đôi ba lần thử làm thi sĩ, ai cũng lận lưng cho mình một vài câu thơ, bài thơ để ngâm lên khi cao hứng hay sầu đời. Thời kỳ văn học trung đại kéo dài từ thế kỷ X – XIX ấy vậy mà chỉ xuất hiện vỏn vẹn vài ba tác giả nữ có thể đem ra so sánh với tác giả nam là: Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quang, Hồ Xuân Hương. Bắt đầu từ thế kỷ XX đến nay số lượng và chất lượng của các nhà văn, nhà thơ nữ xuất hiện rất nhiều, văn xuôi có: Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Dương Nữ Khánh Thương, Trần Thanh Hà,.. về thơ có: Xuân Quỳnh, Lê Thị Mây, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vy Nhã Trúc, Đoàn Thị Lam Luyến, Anh Thơ, Lê Thị Kim, Bùi Tuyết Nhung, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Kim, T.T.K.H, Phạm Thị Ngọc Liên,... 3 Họ là những nhà văn, nhà thơ nữ góp phần làm phong phú thêm diện mạo và màu sắc của văn học nước nhà. Chính họ đã thổi vào trong thơ ca một luồn sinh khí mới mà lâu nay chúng ta chưa có cơ hội để khám phá hết. Những sáng tác của họ thường khám phá chiều sâu của cuộc sống, đi sâu vào thế giới nội tâm của con người đặc biệt là người phụ nữ. Phạm Thị Ngọc Liên trước tiên được biết đến với tư cách là một nhà thơ viết về đề tài tình yêu rất nữ tính nhưng không kém phần quyết liệt của cảm xúc trong thơ. Có thể nói tình yêu trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên là cả một thế giới của cảm xúc, một thông điệp dành tặng cho trái tim. Tình yêu không chỉ mang lại hạnh phúc, sự trẻ trung yêu đời mà nó còn mang lại cả sự cô đơn và đau khổ. Với Phạm Thị Ngọc Liên thơ vừa là cứu cánh để giải thoát tâm hồn, vừa là phương tiện để chuyển tải những cảm xúc của bản thân. Chính trong thơ là lúc cảm xúc được mặt sức thăng hoa bay bổng, điều đó cho ta một thế giới mới trong các sáng tác thơ của Phạm Thị Ngọc Liên. Là một người yêu thơ và thích khám phá những cảm giác mới, những hình ảnh sáng tạo trong thơ, khi đọc những bài thơ Phạm Thị Ngọc Liên cho tôi cảm giác mới lạ, những hình ảnh sáng tạo, một sức hấp dẫn lạ thường, có nhiều cung bậc cảm xúc khiến tôi cảm thấy có sợi dây đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Trong thơ thể hiện được chất phiêu của tâm hồn như bắt trúng cái điệu cảm xúc của trong tôi. Đó cũng là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tập thơ ‘Thức đến sáng và mơ’ của Phạm Thị Ngọc Liên” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Bài nghiên cứu đi sâu để tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên trên một số bình diện như: Cái tôi trữ tình của tác giả, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu, qua đó làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật của tác giả. 4 Với công trình nghiên cứu này cộng với vốn kiến thức ít ỏi của bản thân hy vọng sẽ đóng góp ít nhiều vào việc tìm hiểu đánh giá các nhà thơ nữ hiện đại hiện nay của văn học nước nhà và là nguồn tài liệu tham khảo cho văn học hiện đại không ngừng đổi mới như hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận là thế giới nghệ thuật trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các bình diện sau: cái tôi trữ tình trong thơ, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nằm trong tập thơ “Thức đến sáng và mơ” , 2004, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh của tác giả Phạm Thị Ngọc Liên bên cạnh đó tôi có tham khảo thêm một số tác phẩm của bà như: - Tập thơ: Những vầng trăng chỉ mọc một mình , 1987, NXB Trẻ. - Tập thơ: Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, 1992, NXB Hội Nhà Văn. - Tập truyện ngắn Có một nửa mặt trăng trong mặt trời, 2000, NXB Trẻ 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như:  Phương pháp thống kê: Việc đọc tác phẩm và các tài liệu liên quan sau đó tổng hợp, thống kê lại toàn bộ những vấn đề cốt lõi là thao tác tất yếu được người viết vận dụng trong tất cả các phần trong lúc làm bài.  Phương pháp so sánh: Phương pháp này được người viết thực hiện nhằm có những cách nhìn nhận chuẩn xác nhất khi phân tích tác giả và có những dẫn chứng liên quan đến vấn đề được nghiên cứu để đối chiếu, tìm ra nét chung và nét riêng nhằm tăng tính sinh động, tạo sự sinh động cho bài viết.  Phương pháp phân tích: Đây là một phương pháp quan trọng không thể thiếu khi làm một bài nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu cụ thể nội dung tác phẩm 5 cũng như các tài liệu tham khảo có liên quan, người viết đi vào phân tích các chi tiết cụ thể để làm rõ từng luận điểm đưa ra.  Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở những vấn đề đã được phân tích, người viết tổng hợp và rút ra kết luận chung cho từng phần nghiên cứu. Hơn nữa với phương pháp này người viết còn tích hợp các tri thức có mối liên hệ với nội dung cần nghiên cứu và đưa ra tri thức mới.  Phương pháp thi pháp học: Đây là một phương pháp rất quan trọng trong việc nghiên cứu bất kì một tác phẩm nào nhưng càng quan trọng hơn nữa trong khi nghiên cứu tác phẩm thơ tình. Nhờ đi sâu phân tích và tìm hiểu mà có thể có những cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về tác phẩm cũng như tạo sự đồng cảm với tác giả. 5. Lịch sử nghiên cứu Tác phẩm văn học ban đầu chỉ đơn thuần là một văn bản, văn bản ấy phải trải qua một quá trình mới được gọi là một tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học muốn khẳng định được giá trị cần có sự đón nhận của bạn đọc và sự kiểm duyệt của thời gian. Thơ của Phạm Thị Ngọc Liên vừa ra mắt đã tạo được tiếng vang trong giới yêu thơ lúc bấy giờ từ tập thơ đầu tay được xuất bản năm 1987 “Những vầng trăng chỉ mọc một mình”, cho đến tập thơ “Thức đến sáng và mơ” xuất bản năm 2004 đều được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc, thế nhưng đứng giữa biết bao nhiêu tác phẩm văn học của những cây đại thụ trong làng văn chương, việc nghiên cứu nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên tính tới năm (2001) chưa có một công trình cụ thể nào, mà chỉ dừng lại ở những bài phê bình, nghiên cứu mang tính chất đánh giá chung về một thành tựu hay giai đoạn văn học có liên quan, như bài nghiên cứu của Thạc sĩ Trịnh Minh Hương với đề tài “Thơ nữ Việ t Nam 1975 – 2000 diện mạo và đặc điểm ”. Ở bài nghiên cứu này thầy Hương đã có những đánh giá về tác giả Phạm Thị Ngọc Liên ở phương diện cái tôi cá nhân trong tình yêu của người phụ nữ luôn khao khát sống hết mình vì tình yêu nhưng chỉ mang tính khái quát điểm chung nổi trội nhất của nhà thơ mà chưa đi vào 6 phân tích sâu. Cùng với đó là phần nghiên cứu về giọng điệu khi thầy đã có những nhận định về giọng điệu của các tác giả nữ tiêu biểu trong giai đoạn văn học này bao gồm cả Phạm Thị Ngọc Liên với một giọng điệu táo bạo mà riết róng tin yêu với thể thơ văn xuôi cho phép tác giả thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc của bản thân. Đến năm 2014, tác giả Đoàn Thị Xiêm trong luận văn Thạc sĩ của mình đã nghiên cứu về tác giả Phạm Thị Ngọc Liên với đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên” . Trong phần này tác giả đã nghiên cứu cái tôi trữ tình ở hai phương diện, thứ nhất là nội dung, thứ hai là nghệ thuật biểu hiện. Ở phần nội dung, tác giả đi nghiên cứu cái tôi trữ tình ở ba phương diện: Một là cái tôi tình nhân, hai là cái tôi chiêm nghiệm triết lý, ba cái tôi tự soi ngắm chiều sâu bản thể. Còn phần cái tôi trữ tình ở nghệ thuật biểu hiện được thể hiện ở ba phương diện là thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu. Nhìn chung bài viết đã giải quyết khá rõ vấn đề cái tôi trữ tình trong thơ của Phạm Thị Ngọc Liên qua những luận điểm đã đưa ra. Cùng với đó là những bài đăng trên báo như báo “Vietbao.vn ” với bài viết “Phạm Thị Ngọc Liên: ‘Đôi khi chỉ cần một tích tắt yêu’” , bài viết là những lời phỏng vấn riêng dành cho tác giả Phạm Thị Ngọc Liên khi cô giới thiệu tới công chúng tập thơ thứ tư mang tên “Thức đến sáng và mơ ” và nhận được tặng thưởng của Hội Nhà văn cùng với những chia sẻ về con người và quan điểm nghệ thuật của tác giả chứ chưa nghiên cứu kĩ về một vấn đề văn học có liên quan sâu sắc qua tác phẩm của cô. Hay bài viết của tác giả Trần Hoàng Nhân đăng trên trang “Tuoitre.vn ” với tựa đề “Nhà thơ phải biết tha thứ và hy sinh ”, ở bài viết này tác giả đã giới thiệu tới công chúng bốn tập thơ của Phạm Thị Ngọc Liên: Những vầng tră ng chỉ mọc một mình (1989), Biển đã mất (1990), Em muốn giăng tay giữa trờ i mà hét (1992), Thức đến sáng và mơ (2004) cùng hai tập truyện ngắn: Có một nửa 7 mặt trăng trong mặt trời (2000), Người đàn bà bí ẩn (2007) và những câu hỏi liên quan tới văn học và cuộc sống của nhà thơ. Tác giả Thanh Phúc với bài viết “Thấp thoáng mình trong người đ àn bà bí ẩn” đăng tại địa chỉ web “sites.google.comsitethongtinhophamtphochiminh ” ở bài viết này tác giả giới thiệu tới công chúng một Phạm Thị Ngọc Liên với vai trò của một nhà văn viết truyện ngắn qua tập truyện “Người đàn bà bí ẩn ” qua một giọng văn khá độc đáo và những nhìn nhận của Phạm Thị Ngọc Liên về người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.,... Tuy có những công trình nghiên cứu và các bài báo phỏng vấn về tác giả Phạm Thị Ngọc Liên nhưng chưa có công trình nào đi nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tập thơ “Thức đến sáng và mơ ” nên đó là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 6. Đóng góp của đề tài Với đề tài này người viết hy vọng sẽ đóng góp chút sức mọn cho văn học và thể hiện một cái nhìn mới về cách nhìn nhận cuộc sống của những tác giả nữ, những đặc sắc nghệ thuật trong thơ hiện đại và những nhu cầu biểu lộ của tác giả qua thế giới thơ của mình. Cùng với đó là đi vào tìm hiểu cách nhìn nhận, tiếp cận cuộc sống, thế giới nội tâm của tác giả nữ. Qua đó khám phá và bổ sung vào kho tàng nghệ thuật văn chương nước nhà những dòng chảy nghệ thuật mới trong thơ hiện đại. 7. Cấu trúc khóa luận Cấu trúc khóa luận gồm bốn phần lớn: - Phần 1 - Mở đầu - Phần 2 - Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Chương 2: Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu. - Phần 3 - Kết luận - Phần 4 - Tài liệu kham khảo. 8 Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN 1.1. Đôi nét về tác giả - tác phẩm 1.1.1. Tác giả Phạm Thị Ngọc Liên Phạm Thị Ngọc Liên sinh năm 1952 tại thủ đô Hà Nội. Năm 17 tuổi, cô đã bắt đầu sự nghiệp làm báo của mình và từng theo học tập tại các trường đại học như: Vạn Hạnh, Văn khoa, Tổng hợp TP Hồ Chí Minh bên mảng phóng viên. Cô đã gặt hái được những thành công nhất định cho riêng mình trong sự nghiệp làm báo cũng như sự nghiệp văn học với tư cách là một nhà văn, nhà thơ. Phạm Thị Ngọc Liên đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng mà khiến nhiều người phải nể phục: Từng phụ trách trang Quốc tế, trang văn hóa văn nghệ báo CA.TPHCM; trưởng ban biên tập tạp chí Phong Cách; phó phòng biên tập tạp chí Tiếp thị Gia đình; thư kí tòa soạn Tạp chí thế giới Ẩm thực; thư kí tòa soạn tạp chí Nữ Doanh nhân; trưởng ban biên tập tạp chí Shape; hiện là tổng biên tập nhóm đặc san cao cấp của Sunflower Media: Bazaar, Her World, Esquire và cô còn cộng tác thêm với nhiều báo và tạp chí trên toàn quốc. Hoạt động trong một môi trường năng động và có nhiều liên quan tới văn học nghệ thuật đã giúp cho Phạm Thị Ngọc Liên giữ được cảm xúc và giúp cho cô luôn không ngừng đổi mới bản thân với những thành công nhất định trên lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật. Ban đầu Phạm Thị Ngọc Liên được độc giả biết đến với tư cách là một nhà thơ nữ viết về đề tài tình yêu với những cảm xúc mãnh liệt say đắm. Như lời tác giả Phạm Thị Ngọc Liên chia sẻ về quan điểm của mình về sáng tác thơ: “Thơ không phải là loại dễ làm, đặc biệt là thơ tình. Bởi tình yêu là thứ chung nhất và lớn lao đối với cả đời người. Vì thế, viết về nó không dễ dàng, bạn phải ngụp lặn trong cảm xúc, nhiều khi tưởng chết đi mớ i lột tả được cảm xúc đó.” Và để có được những bài thơ tình hay con người ta cần phải trải qua hạnh phúc lẫn khổ đau, chìm nghỉm trong cảm xúc yêu. Dù cho 9 hạnh phúc hay đau khổ, chỉ sau giây phút chìm nghỉm ấy hay chỉ cần “mộ t tích tắt yêu ” cũng đủ, miễn là tích tắt đó đào được cảm xúc yêu của bạn sâu đến tận chân tơ, kẽ tóc thì lúc đó thơ tình nơi Ngọc Liên mới thực sự có hồn và mang một dấu ấn cá nhân riêng biệt. Một điều dễ nhận thấy trong các sáng tác thơ của tác giả Phạm Thị Ngọc Liên đó là cảm xúc luôn ngập tràn trên mỗi câu chữ được viết nên. Hình như với cô thơ là để dành cho cảm xúc thăng hoa bay bổng, dù nỗi buồn trong con người lúc ấy có lớn đến cỡ nào, thì những câu thơ viết ra cũng đẹp và cảm xúc trong thơ luôn chân thật. Chính vì thế, thơ với Phạm Thị Ngọc Liên vừa là cứu cánh, vừa là phương tiện. Khi nhà thơ co cụm trong cảm xúc của mình thì thơ là cứu cánh để giải thoát. Sau đó mượn thơ làm phương tiện để chuyển tải những bức bối của bản thân và lâu dần thơ trở thành một người bạn tri âm luôn đồng hành cùng nhà thơ trong cuộc sống. Nếu trong thơ tình bạn đọc thường thấy một Phạm Thị Ngọc Liên rất nuông chiều cảm xúc của mình thì trong văn xuôi ta lại bắt gặp một Ngọc Liên hoàn toàn khác. Đó là một Ngọc Liên bản lĩnh hơn, tỉnh táo và đầy lí trí, biết ghi nhận sự việc, lắng nghe cảm xúc của mình rồi phân tích một cách rạch ròi sắc lạnh trong những tập truyện ngắn: Người đàn bà bí ẩn, Những nụ hôn buốt giá,.. Cô viết rất tỉnh và lạnh lùng, những câu chữ soi vào từng ngóc ngách của tâm hồn làm người đọc thi thoảng phải rùng mình. Theo Phạm Thị Ngọc Liên chia sẻ khi muốn gởi một thông điệp tới cho nhiều người cùng đọc, trước hết mình phải khách quan khi nhìn nhận vấn đề. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong các sáng tác truyện của Phạm Thị Ngọc Liên là truyện cô hầu hết đều viết về cuộc sống xung quanh người phụ nữ, lấy người phụ nữ làm nhân vật chính trong sáng tác và thường đi sâu phân tích tâm lý của họ. Và một điều đặc biệt nữa là các nhân vật nữ chính trong truyện hầu hết là những người có cuộc đời buồn, bị thất bại trong tình yêu, hôn nhân. Khi 10 yêu họ yêu bằng cả tấm lòng, nguyện hi sinh tất cả cho người mình yêu, cam chịu thiệt thòi cho người mình yêu được hạnh phúc. Nhưng những người họ yêu luôn có lý do để làm khổ họ, để họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về thể xác lẫn tâm hồn. Vì thế qua truyện Phạm Thị Ngọc Liên như muốn nhắn gởi tới tất cả phụ nữ rằng hãy cứ yêu bản thân mình trước rồi mới yêu người. 1.1.2. Tác phẩm 1.1.2.1. Những tác phẩm chính Văn học sau đổi mới đã mang lại một luồng sinh khí mới, một diện mạo mới tuy chưa nổi bật nhưng ít nhiều cũng để lại những dấu ấn riêng biệt cho nền văn chương nước nhà. Là một gương mặt nữ tiêu biểu của thơ ca sau đổi mới, Phạm Thị Ngọc Liên ngay từ tập thơ đầu tay được xuất bản năm 1989, của Nhà xuất bản Trẻ Những vầng trăng chỉ mọc một mình đã xác lập được một ví trí riêng của mình trên thi đàn, được bạn đọc gần xa nao nức đón nhận và có những đánh giá rất tích cực. Bài thơ Tự ca của những Eva cô quạnh nằm trong tập thơ nói trên của Phạm Thị Ngọc Liên được Nhà xuất bản Văn học chọn và in trong cuốn Thơ tình Việt Nam chọn lọc . Tiếp nối sự thành công của tập thơ đầu tay một năm sau Phạm Thị Ngọc Liên giới thiệu với bạn đọc tập thơ thứ hai của mình mang tên Biển đã mất , (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 1990). Chính nhờ sức viết và mạch cảm xúc luôn trào dâng mãnh liệt, những bài thơ tình của Phạm Thị Ngọc Liên như một mạch nước ngầm sục sôi cứ chực trào ra, những sáng tác thơ của cô là tiếng lòng của một người phụ nữ với khao khát yêu đương mãnh liệt đó cũng chính là cảm hứng chủ đạo tạo tiền đề cho sự ra đời của tập thơ tiếp theo của cô Em muốn giăng tay giữa trời mà hét , (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 1992). Bước ngoặc ghi nhận tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên là tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 cho tập thơ thứ tư của cô được mang tên Thức đến sáng và mơ, (tập thơ, NXB Văn Nghệ, 2004). 11 Không chỉ là nhà thơ tài năng, Phạm Thị Ngọc Liên còn là người viết truyện ngắn rất xuất sắc. Văn của cô viết ra tuy không mang nhiều cảm xúc như trong thơ nhưng có mẫu số chung đó là sự mãnh liệt và cả sự tỉnh - lạnh, đôi khi cứng cỏi như nhà văn Nguyễn Đông Thức nhận xét. Tuy số lượng truyện ngắn của tác giả Phạm Thị Ngọc Liên viết ra không nhiều, nhưng cũng đã chứng tỏ tài năng thật sự của cô với năm tập truyện ngắn: Có một nửa mặt trăng trong mặ t trời (2000), Người đàn bà bí ẩn (2007), Đồi hoang (2008), Nụ hôn buốt giá (2011), Và ngày tháng trôi đi (2015). Các tập truyện ngắn này tập trung thể hiện góc nhìn của tác giả về cuộc sống của những người phụ nữ không may mắn trong xã hội, họ không thể lựa chọn được cách sinh ra và cuộc sống của chính mình vì rất nhiều lý do khác nhau. Với tập truyện Người đàn bà bí ẩn của Phạm Thị Ngọc Liên, người đọc như cảm nhận được sự đồng cảm sâu sắc giữa tác giả và nhân vật. Qua các nhân vật chính, các bạn nữ như thấy thấp thoáng hình ảnh mình trong đó, cũng với những yêu đương chân thành, những niềm đau không thể nói thành lời nên suốt một đời chôn chặt trong tim. Hay như truyện Lạc đường nằm trong tập Nhữ ng nụ hôn buốt giá , tác giả tập trung thể hiện hai nhân vật nữ bị sụp đổ lòng tin vào tình yêu và cuộc sống nhưng đâu đó trong họ vẫn âm ỉ cháy một niềm tin vào cuộc đời, vào con người. Mỗi truyện Phạm Thị Ngọc Liên viết ra đều mang một ý nghĩa nhất định, một tiếng nói về hiện tượng cuộc sống mà nhà văn muốn nhắn gởi tới người đọc nhằm hướng họ sống đúng với những chuẩn mực đạo đức của xã hội và giúp cho người phụ nữ có thêm nhiều niềm tin hơn vào cuộc sống vốn xô bồ như hiện nay. 1.1.2.2. Thức đến sáng và mơ Từ khi bắt đầu đi vào nghiệp văn chương tới nay, Phạm Thị Ngọc Liên đã giới thiệu tới bạn đọc được bốn tập thơ tình bắt đầu với Những vầng trăng chỉ mọc một mình (1989) cho đến tập Thức đến sáng và mơ (2004). Nhìn chung thơ 12 Phạm Thị Ngọc Liên viết về đề tài tình yêu rất nữ tính nhưng không kém phần quyết liệt mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Với tập thơ Thức đến sáng và mơ , Phạm thị ngọc Liên đã có một bước chuyển trong sáng tác của mình. Cũng viết về thơ tình nhưng sẽ là một gương mặt khác, không còn những cảm xúc của một thời tuổi trẻ, cái thời yêu mãnh liệt tới mức lúc nào cũng thấy chưa đủ như nhà thơ Xuân Diệu từng nói: “ Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ” . Nhưng cái chưa đủ của Phạm Thị Ngọc Liên lại khác, trong cái chưa đủ của nhà thơ Xuân Diệu là những khao khát yêu đương cháy bỏng của hai tâm hồn đang yêu, là những đòi hỏi rất đáng yêu của người đàn ông. Còn đối với Phạm Thị Ngọc Liên cái chưa đủ ở đây là vì quá yêu, quá mong chờ những điều tuyệt vời từ tình yêu nhưng chưa được đáp lại nên cô cảm thấy rơi vào cô đơn: “Em nằm trong danh sách của những người đ àn bà Không có đ àn ông Dẫu có trái tim nóng hổ i (Trái tim thèm một điều tội lỗi Được yêu và phản bộ i chính mình)” (Tự ca của những Eva cô quạnh) 13, 197 Tuy đã qua rồi cái thời “Em muốn giăng tay giữa trời mà hét ” nhưng thơ Phạm Thị Ngọc Liên lúc này vẫn còn giữ nguyên cho mình cái cảm xúc mãnh liệt của tình yêu, nó đã rộng mở hơn, không còn gói gọn trong mảng thơ tình nữa mà mở rộng ra nhiều điều khác, về con người, về cuộc sống, về thiền và cách nhìn nhận cuộc sống của một người phụ nữ đã trải qua hơn nửa đời người: “Cái chết cũng giống như sự số ng Mỗi ngày đều có sự khởi đầ u Em đi trên cầu vồng bảy sắc 13 Chợt hóa thành mư a ngâu.” (Thế giới trong tay anh) 9, 43 Người xưa có câu “thi dĩ ngôn chí ”, quả thật như vậy sáng tác thơ là một nhu cầu tự biểu hiện của mỗi con người, mỗi nhà thơ khi sáng tác thường mang một dấu ấn cá nhân của riêng mình. Với tác giả Phạm Thị Ngọc Liên cái tôi cá nhân của cô mang một nỗi cô đơn, sự yếu đuối của người phụ nữ khi yêu: “Em chẳng thể đi lại trên con đường cũ với cảm xúc cũ Chẳng thể yếu đuối như ngày nào biết mình yếu đuối Để khóc một mình trong đêm.” (Dạ khúc trắng)9, 93 Và mang một tâm hồn nổi loạn, muốn phụ nữ được bình đẳng trong cái nhìn của xã hội được Phạm Thị Ngọc Liên biểu hiện trong thơ: “Buồn cười nhỉ chuyện đời Đàn ông ngồi đầ y nhóc quán Giương mắt lên nhìn sáu người đ àn bà Cụng ly” (Bordeaux) 9, 139 Nhưng trên hết vẫn là sự khao khát yêu đương mãnh liệt trong đáy sâu tâm hồn của tác giả: “Khi yêu anh em cũng hiểu yêu là cái gì yêu từ đâu tớ i Ngay từ lúc con trẻ em đã biế t nói yêu Và nụ hôn đầu đời của em, em cũng tưở ng vì tình yêu mà có Bây giờ em hiểu không dễ gì tìm ra, không dễ gì có nó Không dễ gì cho đôi mắt kia chuyên chú nhìn em và chỉ mộ t mình em Không dễ gì trái tim kia vì em mà cháy khô cạn kiệ t Không dễ gì làm chủ tâm hồn một người 14 Và biết chắc mình làm chủ.” (Lý do) 9, 66 Với tập thơ Thức đến sáng và mơ , tác giả Phạm Thị Ngọc Liên đã giới thiệu với bạn đọc một cái tôi mới tuy vẫn giữ được cái say đắm, mãnh liệt nhưng có thêm một chút dịu dàng hơn, sâu sắc hơn qua cái nhìn về tình yêu, về cuộc đời vốn dĩ rất xô bồ và không ngừng thay đổi này. 1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Sáng tác thơ ca là nhu cầu tự biểu hiện, một nhu cầu hết sức tự nhiên nhưng lại chỉ có ở con người. Mỗi nhà thơ, nhà văn trong khi sáng tác sẽ cố gắng thể hiện cái tôi riêng của mình. Bởi thế khi người đọc tác phẩm chúng ta sẽ thấy một thế giới riêng mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình, thông qua thế giới đó tác giả đã thể hiện những suy nghĩ, khát vọng, lý tưởng của mình về cuộc sống nhân sinh và thậm chí là những rung động, những cảm xúc của chính tác giả được gởi vào trong tác phẩm. Và đó là cái tôi riêng của mỗi tác giả không hề lặp lại. Sáng tác thơ ca là một hành động chủ quan dựa trên cảm xúc của mỗi người khong ai giống ai. Mỗi nhà thơ sẽ đi tìm cho mình một thế giới cái tôi riêng trong vô vàn những cái tôi đã có để người đọc có thể nhận ra họ trong số rất nhiều gương mặt trong thơ ca. Cái tôi trữ tình có thể hiểu là sự thể hiện trực tiếp những xúc cảm và suy tư chủ quan của nhà thơ hay của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng cuộc sống. Nói một cách khác, quá trình hiểu về cái tôi trữ tình là quá trình đi tìm một phạm trù mĩ học thuộc thế giới tinh thần. Có nghĩa là độc giả đang đi tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa con người với thế giới xung quanh mình. Cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Bản chất chủ quan của chủ thể trữ tình thể hiện qua nguyên tắc tiếp nhận và tái hiện đời sống thông qua toàn bộ nhân cách của con người trữ tình. Ở đây cá tính trữ tình với phong thái, ấn tượng, sự độc đáo chiếm một vị trí chủ đạo và người đọc thông qua đó để lĩnh hội thế giới. Cuộc sống sẽ được nhận thức, lý giải thông qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cái tôi trữ tình có bản chất tâm lý xã hội, bản chất tự ý thức vì nó tồn tại trong vô vàn mối quan hệ với đời sống chịu sự chi phối bởi quy luật, các điều 15 kiện xã hội truyền thống văn hóa, đạo đức, lịch sử, triết học, ... trong một chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất. Cái tôi có chức năng nội cảm hóa thế giới, biến thế giới khách quan thành chủ quan, trở thành chủ thể của giá trị, của cái nhìn, nó tổ chức thế giới hình tượng thành một thể thống nhất. Cái tôi ấy sẽ trở thành cái tôi nghệ thuật khi nó có nhu cầu tự biểu hiện, nhu cầu được giao tiếp để tìm sự đồng cảm bằng ngôn ngữ nghệ thuật thông qua một trạng thái đích thực của cái tôi trữ tình. Người đọc không chỉ gặp riêng cái tôi của nhà thơ mà cả một thế giới thực với những mảng sáng tối, hạnh phúc xen lẫn khổ đau, niềm tin và sự đổ vỡ được mở ra trong thơ. Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là thế giới mang giá trị thẩm mĩ kết tinh từ cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ và những giá trị văn hóa truyền thống. Do vậy thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình không chỉ thể hiện ra với tư cách là sự khái quát những phẩm chất chủ yếu mà còn là đại biểu của một tiêu chuẩn thẩm mĩ nhất định do người nghệ sĩ tạo dựng nên. Cái tôi trữ tình mà chủ thể dựng lên với mục đích tìm đến sự đồng vọng với trái tim người đọc, tìm đến tiếng nói tri âm để khẳng định bản chất tinh thần và vượt qua giới hạn thể xác tầm thường. Trong thơ trữ tình, cái tôi bộc lộ thái độ trực tiếp tới hiện thực, nó vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Cùng với sự vận động của cuộc sống và sự đổi thay của lịch sử, cái tôi trữ tình luôn vận động để làm mới mình để theo kịp nhu cầu bộc lộ của bản thân và nhu cầu thẩm mĩ của thời đại. Bởi thế trong mỗi thời đại thi ca lại có một kiểu cái tôi trữ tình đóng vai trò chủ đạo, thể hiện sự tập trung cao độ tinh thần của thời đại. Càng ngày cái tôi càng được cởi trói và tha hồ vùng vẫy trong thế giới của mình, có thể nói thẳng những vẫn đề của bản thân và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thay đổi bao nhiêu thì cái tôi trữ tình càng thay đổi bấy nhiêu. 1.3. Cái tôi cô đơn Nếu tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một câu hỏi lớn về tình yêu bắt đầu từ đâu thì trong thơ của Phạm Thị Ngọc Liên cô đơn là nỗi đau lớn nhất và thường trực nhất trong thơ, khiến nhà thơ luôn trăn trở để rồi luôn tự chất vấn mình mong tìm được lời đáp: “Đôi khi em tự hỏi nỗi cô đơn bắt đầu từ đ âu? Phải chăng từ đóm lửa đom đóm khuya của những đêm mất ngủ 16 Từ chiếc lá ẩm ướt trên bậc thề m Mà ánh trăng mãi không soi tớ i Hay điệu nhạc rả rích của cơn mưa cuối mùa đều đều mệt mỏ i Như những lời kinh chiêu hồn ở cõi trờ i xa.” (Đêm của những giọt sương) 9, 72 Không, tất cả những giả định trên dường như chưa thỏa mãn được cho câu hỏi đặt ra. Và trên hành trình đi tìm lời đáp của nỗi cô đơn, Phạm Thị Ngọc Liên càng đi càng cảm nhận được nỗi cô đơn đang bò dài trong trái tim mình, bởi nhớ mà không thể gặp, bởi những khắc khoải mong chờ khi yêu. Sự cô đơn đang từng ngày, từng giờ ăn mòn trái tim, sức sống khiến cô ngày càng mệt mỏi chán chường để rồi thốt lên lời thỉnh cầu tuyệt vọng: “Đêm nay em van xin một cơ n giông Thổi tốc hồn em nỗi buồn ngập ngụ a Hằng hà rét mướ t tên anh Niềm khao khát tinh khôi tuyệt vọ ng Dắt em lang thang trong cuộc hành trình.” (Dạ khúc) 9, 94 Tình yêu là một thứ tình cảm đặc biệt nhất trên thế gian này, nó không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức mạnh để giúp con người vững tin trong cuộc sống mà nó còn mang cả những nỗi đau khổ, giận hờn, ghen tuông. Và cảm xúc của một tình yêu thật sự thường rất mãnh liệt, nhưng có lẽ trong tột cùng đau khổ con người thường thấm thía hơn những giá trị đích thực của tình yêu mang lại. Bởi thế nên nỗi cô đơn trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên là do sự hụt hẫng vì không tìm được sự đồng cảm, sự sẻ chia từ cả hai phía, không tìm thấy hạnh phúc thật sự của tình yêu bởi sự lạnh nhạt của người đàn ông khiến người con gái cảm thấy bị tổn thương: 17 “Đôi khi trái tim cô đơn như bông hoa dại trên đỉnh núi giá lạ nh Em tìm đến anh những mong hứng được tia nhìn ấ m áp Mà ly nướ c kia Ghế ngồ i kia Và những câu hỏ i han khách sáo Cứ đẩy em ra.” (Tiềm thức) 9, 90 Còn gì đau đớn hơn khi người con gái gạt qua tất cả mọi thứ để chủ động đến bên người mình yêu, để mong một sự chia sẻ, một vòng tay yêu thương, một cái nhìn ấm áp từ người ấy. Nhưng họ đã nhận lại được từ bên kia những gì ngoài những câu hỏi han khách sáo, một cái nhìn lạnh nhạt, một sự thờ ơ đến đáng sợ để rồi: “Đi qua nỗi khát khao củ a mình Em như người hụt hơi mừng rỡ trước cơn gió lạ Háo hức đón lấy ánh nắng không phải là củ a mình Vuốt ve vầng trán không phải củ a mình Và vẫn cứ cô đơn tiếp tục.” (Tiềm thức) 9, 90 “Chúng ta càng ngày càng thêm tách rờ i Trái tim xa lạ dẫu ngồi bên nhau.” (Ngày qua) 9, 56 Phụ nữ luôn là vậy, khi đã yêu họ bao giờ cũng hi sinh tất cả cho tình yêu của mình vậy nên bao giờ họ cũng chịu nhiều đau khổ hơn cả. Ngay cả khi biết chắc là gặp nhau người tổn thương sẽ lại là bản thân mình nhưng họ vẫn muốn gặp, bởi tình yêu khiến cho lý trí trở nên yếu mềm và dại khờ trước sự mãnh liệt của cảm xúc: “Em như người mộng du cứ đắm chìm trong tiềm thức tội nghiệ p Mỗi lần gặp anh Điều hụt hẫng không thể tránh.” (Tiềm thức) 9, 91 18 Con người ta rơi vào trạng thái cô đơn khi bị nỗi buồn và sự tuyệt vọng bao phủ giữa biển tình ái, họ như mất phương hướng không tìm được lối thoát cho mình, trước mắt họ là một màu đen giăng kín, không một tia sáng chỉ đường, không một điểm tựa để bám vào: “Từng giọt không màu tuyệt vọ ng Rỉ xuống từ nỗi buồ n Sao tôi không khóc lên thành tiế ng Mà âm thầm như đêm.” (Những giọt lệ) 9, 47 Nỗi buồn và sự cô đơn như được nhân lên bởi không một ai cùng chia sẻ, để cùng tâm sự cho nỗi buồn vơi đi, nỗi cô đơn lùi vào một góc xa xăm của tiềm thức, con người như sống trong cái vỏ ốc của chính mình: “Mỗi ngày tôi ngặm nhắm nỗi buồ n mình Như con chuột dũi mình vào quả núi Đào một chiế c hang Tôi đi trên chiếc bóng của tôi.” (Nỗi buồn của chiếc bóng) 9, 36 Cũng có khi nỗi cô đơn là do hai người tự dày vò mình mà ra bởi không ai chịu chia sẻ cùng nhau mà mỗi người đều chọn cách im lặng và giấu nghẹn đi cảm xúc của mình. Theo tôi đó là một liều thuốc độc cho tình yêu, đẩy tình yêu đi vào ngõ cụt: “Chúng ta càng ngày càng vào vỏ ố c Anh giấu tim anh em giấ u tim em Giấu hạnh phúc cũng như bất hạ nh Tự bào mình mòn thêm mòn thêm.” (Ngày qua) 9, 57 “Một góc tối chỉ có chúng tôi biế t Nơi chúng tôi vò xé trái tim 19 Nhấm nháp máu và nước mắ t Nuốt vào lòng nỗi đau thiếu hụt.” (Chân lý) 9, 85 Chính vì không tìm được người chia sẻ và ương ạnh giấu nghẹn đi cảm xúc của riêng mình nên những lúc cô đơn buồn chán, nhà thơ của chúng ta đã đi tìm cho mình một phương tiện để giải sầu cho khây khỏa nỗi cô đơn: “Rượu thì đỏ lắ m Em uống từng giọt từng giọ t Ngắm nghía nỗi buồ n mình Trong mỗi lúc cụng ly.” (Chuồn chuồn hát) 9, 24 Cũng giống như Chí Phèo lúc y say nhất chính là lúc y tỉnh nhất, càng say lại càng tỉnh chính vì lẽ đó mà y đi giết Bá Kiến để đòi quyền làm người, còn nhà thơ tìm đến rượu mong đuổi sầu đi nhưng càng uống càng sầu, càng thấy mình cô đơn và càng nhớ thêm: “Anh gục trong giấc ngủ của chú dế mèn Tiếng kêu từ trái tim rả rích Có gọ i tên em không Rượu đỏ cuối nă m Chảy mãi.” (Chuồn chuồn hát) 9, 25 Ngoài nỗi cô đơn vì tình yêu mang lại thì năm tháng trôi qua, tuổi già ập đến với mỗi người một cách lặng lẽ, trong khi những đứa con thơ ngây ngày nào giờ đã trưởng thành, mỗi đứa tự tìm cho mình một tổ ấm riêng. Lúc này chỉ còn lại bà mẹ già đối diện với chính mình trong căn nhà mà trước đây luôn đầy ắp tiếng cười nói con trẻ thì thử hỏi làm sao không buồn, không cô đơn: “Đôi mắt nhăn dần không phải vì tuổi già sắp đế n Giấc ngủ trằn trọc hằng đêm không phải vì buồn 20 Mẹ hay khóc mộ t mình Vì bắt đầu sợ nỗi cô đơn.” (Khi tháng năm lên tiếng) 9, 16 Bởi vì có gì đáng sợ hơn nỗi cô đơn của tuổi già khi mà bên cạnh không có người sớm hôm bầu bạn, niềm vui duy nhất là những đứa con, đứa cháu nay cũng đã rời xa mỗi đứa một chân trời riêng: “Mỗi ngày mỗ i ngày Càng gần đến ngày các con đi mẹ càng hay khóc Chỉ sợ đến lúc lầm lũi đi tìm trong từng viên gạch, từng ô cử a Tiếng cười củ a các con Chỉ sợ sự quạnh quẽ của ngôi nhà qua suốt bố n mùa Chỉ sợ bữa cơm hằng ngày lạnh lẽ o Các con chưa đi mà mẹ đã vô cùng nhớ Khi mà tháng năm nhắc nhở bao điề u.” (Khi tháng năm lên tiếng) 9, 17 Thơ là tiếng lòng của Phạm Thị Ngọc Liên, là tiếng nói của một tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát tình yêu cháy bỏng nhưng lại rơi vào nỗi cô đơn thường trực. Nỗi cô đơn có thể bắt nguồn từ một tình yêu không như ý để rồi nhà thơ phải đau khổ, khóc thầm một mình trong đêm nhưng có khi nỗi cô đơn lại đến từ những quy luật rất tự nhiên của cuộc sống, đó là nỗi cô đơn của tuổi già khi không có ai bên cạnh. 1.4. Cái tôi khao khát yêu thương Có thể thấy thơ tình chiếm một vị trí chủ đạo và xuyên suốt trong các sáng tác của Phạm Thị Ngọc Liên. Cô luôn thể hiện một con người khao khát yêu thương mãnh liệt trong thơ. Từ những cảm xúc bất chợt rung động, cho tới cái cảm xúc mãnh liệt tưởng như tận cùng của tình yêu. Khi yêu người phụ nữ 21 không chấp nhận sự hời hợt, nửa vời trong tình yêu mà phải yêu đến cháy bỏng, kể cả chấp nhận mọi đau khổ như con chim kia để có được tiếng hót hay nhất không ngần ngại lao vào bụi mận gai mà hót lên những tiếng hay nhất trong cuộc đời mình: “Em muốn được như con chim kia Trong bụi mậ n gai Ngửa cổ hót vào cái chế t Thỏa nguyện đế n vô cùng Tình yêu thă ng hoa Bất diệ t Con chim nhỏ sôi nôi vĩnh biệ t Bằng tiếng hót máu Để lại trái tim nụ hôn Những tiếng gọi của người yêu dấ u Lồng ngực phập phồng Điệu nhảy cơn đau.” (Tiếng hót) 8, 137 Tình yêu trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên khá táo bạo sự táo bạo ấy bắt nguồn từ một trái tim nồng nhiệt trong tình yêu, muốn được yêu và dâng trọn tất cả những gì tốt đẹp nhất, kể cả phải chấp nhận những đau khổ thiệt thòi vì không được đáp lại nhưng có hề gì bởi tình yêu cho con người những giấc mộng đẹp, những hi vọng, những niềm tin về một tương lai tươi sáng để mạnh dạn bước tiếp trên con đường tình mình đã chọn: “Có lỗ i gì tình yêu Có lỗi gì dâng hiế n Khi trái tim là của tôi 22 Thể xác là củ a tôi? .... Không phủ nhận sự thậ t Dẫu có đớn đau vì sự thậ t Hỡi người tôi yêu Đừng thổi tắt ngọn nế n Soi cho tôi về với cuộc tình.” (Trần tình) 9, 32 Mấy ai đặc biệt là phụ nữ mà lại có được tình yêu mãnh liệt, táo bạo như Phạm Thị Ngọc Liên, có lẽ giống như con chim trong bụi mận gai, cô chấp nhận yêu, chấp nhận đau khổ để sống những giây phút hạnh phúc nhất mà tình yêu mang lại. Giống như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã yêu khôn cùng mãnh liệt ngay cả trong những cái hôn: “Đã hôn rồi hôn lạ i Cho đến mãi muôn đờ i Dẫu tan cả đất trờ i Anh mới thôi dào dạt.” (Biển) 15, 109 Còn ở Phạm Thị Ngọc Liên tình yêu dẫu có mịt mùng bão tố thì cô vẫn khao khát yêu đương mãnh liệt. Cái mãnh liệt đó được hình thành từ những nụ hôn nồng cháy, những giây phút mịt mù ngây dại của tình yêu mang lại: “Anh sẽ hôn em hôn em không kể Những mịt mù ngây dạ i hôm nay Anh sẽ hôn em hôn em bật rễ Niềm khao khát mông lung Đừng ngoái đầu nhìn lại.” (Đêm xanh) 9, 100 23 Tình yêu không chỉ có những nụ hôn nồng cháy mà còn có những nỗi nhớ nhung da diết luôn cồn cào trong lòng, khiến người ta phải đếm từng ngày, từng giờ để mong chờ cái khoảnh khắc sum họp sau bao ngày xa cách nhau. Nỗi nhớ đó được bắt đầu từ một tình yêu cháy bỏng nhưng phải tạm chia xa nhau nên nỗi mong chờ để được nhìn thấy hình bóng người yêu trong tác giả như muôn ngàn lớp sóng luôn đuổi xô nhau không bao giờ dứt: “Đôi khi mỗi người một miề n Nỗi nhớ đổ xô một cách thô bạ o Em vẫn tin chúng có ngày trở về sau đêm tố i Anh trở về bên em.” (Điều sâu thẳm) 9, 30 Nhớ nhung là một thứ gia vị không thể thiếu trong tình yêu có ai yêu mà không nhớ, nỗi nhớ là một thứ thường trực khi hai người xa nhau, ngay cả lúc gần nhau mà vẫn thấy nhớ. Đó là một nghịch lý nhưng với tình yêu thì nghịch lý nào cũng có thể xảy ra. Nỗi nhớ người yêu của Nguyễn Bính khiến ông không biết diễn đạt làm sao khi mà: “Em ơi anh nhớ anh không nói – Nhớ cứ đầ y lên rối dần lên ”, vì nhớ quá nên nỗi nhớ cứ ngày một chất chồng lên nhau làm mọi thứ rối tung xung quanh chữ “nhớ”. Nhưng với Phạm Thị Ngọc Liên nỗi nhớ bắt nguồn từ bài hát quen thuộc mà hai người từng nghe, nhìn cánh chim cô độc, một chiếc lá co ro trên cành cũng nhắc em nhớ anh, em đang sống trong bầu trời ngập bóng hình anh: “Quanh em mùa thu sóng sánh Quanh em đầy ắ p bóng hình anh Nụ cười mùa hè và tia nắng ấ m Em đang bơi trong nỗi nhớ củ a mình Em bơi trong bầu trời có anh 24 Bài hát yêu đươ ng ngân vang trong gió Có gì đâu mắc cỡ Khi nói rằng nhớ anh.” (Trời thành phố đầy mây) 9, 19 Có gì phải ngượng ngùng khi được nhớ người yêu, tác giả giường như đang hạnh phúc trong nỗi nhớ của chính mình và dũng cảm đối diện, bảy tỏ cho thế giới biết “à tôi rất nhớ người yêu thì có gì sai”. Qua đó cô như muốn thay đổi cái quan niệm về vị trí của người con gái khi yêu không nên chủ động bày tỏ tình cảm của mình, một quan niệm đã cũ, đã lỗi thời, khi mà cánh đàn ông có thể hét lên như nhà thơ Bùi Chí Vinh trong bài “Thiếu nữ” có câu: “Nhớ nhau không biết để đâu – Nếu để trên đầu thì tóc che đi – Để trong túi áo cũng kỳ - Lỡ đi đường rớt lấy gì chứng minh – Chi bằng giả bộ làm thinh – Hét lên nhớ quá một mình nghe chơi .” Thì phụ nữ cũng có thể hét lên như vậy chẳng có gì phải giấu cảm xúc khi mình không làm gì có lỗi. Tình yêu tự ngàn đời nay vốn mang nhiều cung bậc cảm xúc yêu có, ghen có và tất nhiên không thể không có những giây phút giận hờn. Những giận hờn rất vu vơ kiểu trẻ con cho đến những cuộc chiến thật sự, mà có cuộc chiến tranh nào lại không có những mất mát đau thương, không để lại những vết hằng trong tâm hồn: “Kiểm lại cuộc chiến tranh tình yêu đã kéo quá dài Để làm hài lòng một số ngườ i Mỹ đã tấn công Iraq Để làm hài lòng anh Hãy nói với em những lời độc ác.” (Chiến tranh) 9, 115 “Rồi sẽ có mộ t ngày môi không còn trên môi Lời cay đắng không còn đượ c nói Anh chẳng còn gì cho em giữ lạ i Ngoài vết thương cuối cùng.” (Vết thương) 9, 54 25 Và: “Cuộc chiế n tranh nào Cũng đầy tràn nước mắt.” (Chiến tranh ) 9, 115 Đặt quá nhiều kỳ vọng trong tình yêu nhưng nhận lại chỉ toàn sự thất vọng, Phạm Thị Ngọc Liên đã tìm đến ly rượu như một cứu cánh để giải bày và quên đi thực tại đau khổ như các tao nhân mặc khách trước đây. Cụ Lý Bạch trong bài “Tương Tiến Tửu” bằng một câu thơ bất hủ: “Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu”, hay cụ Tản Đà với câu thơ nổi tiếng: “Tửu trung ưng thị thần tiên ”. Mượn rượu để giải sầu nhưng lại không được tự do như cánh đàn ông có thể uống bất cứ lúc nào tùy thích mà phải có một dịp nào đó rồi mượn cớ để được say, được giải bày tâm sự: “Thôi thì mượn một sinh nhật Để được cườ i Cụng li, cụng li, cụ ng li Ta xin lỗi nế u ta có khóc Trái tim ta vốn dĩ yếu mền.” (Ngọn lửa) 8, 105 Trong những phút giây tường chừng như quên đời, quên cả sầu ấy tác giả dường như muốn tìm cho mình một cái lý do chính đáng để nhớ về tình yêu của mình, để tìm cái cảm giác phiêu diêu mà men rượu mà cũng có thể gọi là men tình mang lại: “Nào chúng ta cụ ng ly cùng nhau Một ly rồi tiếp một ly nữ a Ta sẽ uống cả phần ngườ i yêu Uống xong rồi ta sẽ phiêu diêu.” (Ngọn lửa) 8, 105 Có lẽ Phạm Thị Ngọc Liên lúc này cũng giống với cảm giác của nhà thơ Lưu Trọng Lư trong bài “Lại uống” đã có câu: 26 “Chỉ một lần và lần nữ a thôi Và li này, và li nữa vơ i, Hãy cho anh trái lời e dặ n Vì em chỉ là em gái thôi.” (Lại uống) 13, 38 Chỉ vì buồn và nhớ nên mới tìm đến chén rượu, những mong khi nhúng nỗi buồn vào từng giọt rượu thì buồn sẽ tan ra, điều độc đáo ở đây tác giả không nhúng nỗi buồn của mình vào từng ly, từng chén rượu mà là từng giọt, như vậy nỗi buồn của tác giả là rất nhiều khó mà đếm hết được: “Cứ ngỡ nhúng nỗi buồn vào từng giọt rượu buồn sẽ tan ra Hoang tưởng em lên tiế ng Nào hay nghìn giọt buồ n Nối nhau thành biển.” (Uẩn khúc khác) 9, 27 Cuối cùng, có uống bao nhiêu cũng không vơi đi nỗi sầu, nỗi nhớ người yêu và tiếng gọi cuối cùng cất lên lúc say chính là những lời thành thật nhất của con người khi yêu: “Buồn cười quá sáu người đ àn bà Tan ra mỗi người một hướ ng Mai mốt nghe, Ừ, mai mố t Rượ u nói Hẹn vậy mà cũng hẹ n Giờ này anh ngủ chưa.” (Bordeaux) 9, 138 Hiểu được những đau khổ mình gặp phải nên nhà thơ cũng gắn đi tìm cho mình một lối thoát, lần này không tìm đến men rượu để giải sầu, không giấu nghẹn đi cảm xúc để rồi khóc một mình trong đêm tối mà chọn theo cách nhà 27 thơ Lê Thị Mây đã từng nói đến trong bài thơ “Đỗ vỡ”: “Chỉ có lửa mới dập tắt được lửa” để rồi: “Tìm quên nỗi đau cũ bằng cách chọn lựa nỗi đau mớ i Như người gánh nặng trở vai.” (Đáy vực khác) 9, 80 Sau tất cả những giận hờn, đau khổ thời gian sẽ là một liều thuốc chữa lành tất cả những vết thương tình yêu, những kỷ niệm cũng sẽ được chôn vào sâu trong ký ức, không còn cựa quậy thường xuyên nữa, những ám ảnh cũng nhạt dần trong tâm trí, con người cũng mạnh mẽ hơn để tiếp tục sống và mạnh mẽ đối diện với tất cả: “Ngực lửa cháy chỉ còn âm ỉ Và rồi vết thươ ng lên da non Ám ảnh dần trong suốt.” (Hôm qua) 9, 41 Trên đời này có tình yêu nào mà không đau khổ, giận hờn nhưng quan trọng sau những phút giây đó con người ta sẽ rút ra cho mình những điều gì, có khi giận hờn là để hiểu nhau hơn và tình yêu muốn trường tồn thì đòi hỏi người trong cuộc phải biết tha thứ và hi sinh cho nhau, phải biết chấp nhận cả những điều tốt, điều xấu của nửa kia để mà sống, mà yêu thương: “Thôi thì Yêu nhau thông cảm cho nhau Đấm ngực dậm chân mà khóc mộ t mình Rồi ngủ tiếp.” (Phù phiếm) 9, 63 Có như vậy tình yêu mới lâu bền bởi tình yêu đến với hai người bắt đầu từ những rung cảm đầu tiên của hai tâm hồn, nhưng để giữ được ngọn lửa tình yêu trong hai người ngoài những rung cảm đã có, cần thêm một chút mơ mộng được nuôi dưỡng từ những giây phút lãng mạn, những hạnh phúc chỉ có hai người cảm nhận được và tình yêu cũng cần phải có thêm niềm tin vào một tương lai tốt đẹp nơi đó hạnh phúc đang chờ đợi hai người cùng dắt tay nhau đi tới: 28 “Ôi trái tim bé nhỏ củ a em Em đặt trong tay anh một lầ n này và mãi mãi.” (Dấu chân xuân) 9, 125 Mặc cho con dốc cao dài, đèo núi vách ngược, thác lớn giữ chân, những khó khăn đang chờ đợi phía trước cũng chẳng hề gì, bởi nhờ có sức mạnh của tình yêu nên khó khăn nào cũng vượt qua, chỉ cần biết cuối con đường có một người đang chờ ta thì dù có gian khó thế nào cũng không ngăn nổi bước chân tình yêu của hai người: “Trèo lên trèo lên trèo lên Trái tim đập một nhịp run rẩ y Em là người đàn bà cuồ ng ngông Biết mư a mà không tránh Biết bão mà không chạ y Con dốc dài thăm thẳm đườ ng xa Chỉ cần nhìn chiếc bóng củ a anh Em còn đi mãi.” (Triền dốc) 9, 118 Khi tình yêu đã trải qua những ngọt ngào lẫn cay đắng thì con người ta sẽ học được nhiều điều quý giá từ cuộc sống và từ tình yêu. Qua thơ ta thấy có một Phạm Thị Ngọc Liên với những khao khát yêu đương mãnh liệt, rất táo bạo nhưng không ít lần phải rơi nước mắt vì tình yêu. Vì tình yêu vốn dĩ là những giấc mơ: “Thỉnh thoảng lại vùi mặt vào gối - Thức đến sáng - Và mơ.” (Ngủ mơ) 9, 76 1.5. Cái tôi hướng về người thân trong gia đình Không chỉ mãnh liệt trong tình yêu, cái tôi trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên luôn thể hiện nổi khắc khoải về những cảm xúc khi nghĩ tới những người thân 29 trong gia đình của mình. Với bản năng và tình thương của một người mẹ, nên thơ thường hướng về những đứa con thân thương mình đứt ruột sinh ra, theo thời gian những đứa trẻ ngây thơ sẽ lớn dần lên và cuộc sống sẽ để lại những ký ức khó quên trong lòng người mẹ khi được nhìn những đứa con vui vẻ nói cười, sống mạnh khỏe từng ngày: “Những tiếng cườ i khanh khách dòn tan Các con nhét trong từng viên gạch hồng, từng ô cửa sổ Những nét vẽ ngây ngô con cá con gà Hàng ngày vẫn từng bầy nảy nở Mẹ bơi lội vẫy cánh trong thế giới củ a các con Thấy mình cũng là trẻ nhỏ Đêm về giấc ngủ bình yên.” (Khi tháng năm lên tiếng) 9, 16 Hình ảnh người mẹ thân thương luôn chăm lo cho con từng khoảnh khắc của cuộc đời thật đáng để ta trân trọng. Thử hỏi trên đời này có ai hi sinh cho chúng ta nhiều bằng những bậc làm cha, làm mẹ và niềm hạnh phúc lớn nhất của họ là mỗi ngày lại được nhìn những đứa con mình khôn lớn và thành công trong cuộc sống, có được cho mình những mái ấm riêng trọn vẹn: “Con gái của mẹ vừa xinh vừ a ngoan Con trai mẹ vừa lành vừa giỏ i Rồi các con sẽ có những gia đình riêng, làm chủ những gia đình mớ i Sẽ phân phát phong bao đỏ như mẹ ngày hôm nay Vui cười nhìn tuổi xuân trôi mãi.” (Khi tháng năm lên tiếng) 9, 16 Khi những đứa con đã khôn lớn, mỗi đứa tự tìm cho mình một chân trời mới, rời xa vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Người mẹ không còn được dõi theo mỗi bước chân, từng lời nói của con nữa họ sẽ nhớ, sẽ lo lắng, mong chờ từng 30 chút nhỏ tin tức từ nơi con để biết con đang sống như thế nào khi không có mẹ bên cạnh, bởi “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời lòng mẹ vẫn bên con”: “Tin thời sự chiều nay gần chỗ con có cơn lố c xoáy Giờ này con ở đ âu Gió xoáy phương xa xoáy buốt trong đầ u Trời đất bao la, vòng tay mẹ ngắ n Ngày quá dài con biết không?” (Gửi người con gái ở xa) 9, 15 Và thật đáng thương thay những bà mẹ chưa từng được nhìn thấy đứa con mình chào đời, họ khao khát được bế bồng, được ngắm nhìn đôi mắt đen trong sáng của đứa con dù chỉ một lần cũng không thành, nên họ mượn giấc mơ để thực hiện điều mà thực tại không mang lại được bao giờ: “Đứa bé nào tôi đã từng mơ ước ẵm bồ ng trên tay Áp đôi tay non tơ vào đầu vú că ng Nơi tôi viên mãng tới tận cùng vẻ đẹp Đứa bé có đôi mắt trong veo và ánh nhìn sâu thẳm Đại dương tình yêu của mẹ và cha.” (Giấc mơ) 9, 71 Đúng như ông bà ta từng nói “nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ”, khi còn được làm đứa con yêu, nhận được sự nuôi dưỡng, bảo bọc của cha mẹ chúng ta đâu hiểu hết sự hinh sinh của đấng sinh thành là to lớn đến mức độ nào. Chúng ta chỉ biết sống cho những cái riêng của bản thân, chạy theo những niềm vui mới mà vô tình không để ý đến cảm nhận của cha mẹ, phải đến khi đã làm cha làm mẹ thì mới hiểu ra được tấm lòng và sự hi sinh vô điều kiện của cha mẹ cho mình đáng quý trọng nhường nào: “Tôi chọn hạnh phúc riêng tư Không để ý đến nỗi nhớ khắc khoải 31 Chỉ thấy mình hụt hẫng thiếu thốn Đầy xót xa ân hậ n Nghĩ về mẹ, muốn quỳ dưới chân mẹ Khi đã là người mẹ.” (Hình bóng) 9, 13 Trước khi được làm mẹ, làm cha ai cũng một thời là con nhỏ, cũng có những người cha, người mẹ tuyệt vời là chỗ dựa vững chắc cho mình trên mỗi bước đường đời, vậy nên mỗi khi vấp ngã hay gặp áp lực trong cuộc sống chỉ muốn được chạy ngay về nhà ôm lấy cha mẹ, được ăn những món thật ngon do mẹ nấu, được nghe những lời khuyên bổ ích từ người cha đáng kính: “Chạy trốn sự phát hiện tộ i tình Tôi cầm trái tim tôi bắt mình đứng lạ i Tôi tìm cha tôi, tôi tìm mẹ tôi.” (Niệm khúc) 9, 12 Bởi cha mẹ là những món quà vô giá mà thượng đế đã ưu ái dành tặng cho mỗi người trên thế gian này, cha mẹ là người không quản khó nhọc nuôi ta lớn khôn, truyền dạy cho ta lẽ sống, niềm tin và cả hy vọng để vững bước trên cuộc đời vốn đầy rẫy những chông gai khó nhọc luôn tìm đủ cách để thử thách mỗi bước chân ta đi: “Là cha tôi Bốc cháy một lần cuố i cùng Cho tôi niềm tin, cho tôi hy vọ ng Ôi khúc hát của những tàn tro chẳng bao giờ lịm tắ t Thổi bùng cuộc sống trong tôi.” (Khúc hát II) 9, 9 Mỗi người sinh ra trên đời đều có cho riêng mình một mái ấm để được che chở, tưởng nhớ và Phạm Thị Ngọc Liên cũng vậy, thơ cô luôn thể hiện nỗi khắc khoải, nhớ thương về những người thân trong gia đình, họ là tất cả nguồn 32 sống nơi cô điều đó được thể hiện chân thực qua thơ với những ca từ tha thiết nhất. Tiểu kết, thơ Phạm Thị Ngọc Liên thể hiện cái tôi trữ tình của một tâm hồn người phụ nữ với những khao khát yêu thương mãnh liệt. Điều đó được thể hiện qua nỗi cô đơn thường trực của người phụ nữ khi yêu, những cảm xúc mãnh liệt về nỗi đau, hạnh phúc trong tình yêu và cả nỗi nhớ khắc khoải về những người thân yêu trong gia đình của mình. Cái tôi trữ tình trong thơ có một chức năng cấu trúc mang tính nghệ thuật với khả năng xúc cảm thế giới thực để chuyển thành thế giới tinh thần trong thơ một cách thống nhất, đầy sáng tạo mang những dấu ấn cá nhân riêng biệt. Tất cả như hướng đến việc chuyển tải tới độc giả những quan niệm nghệ thuật của tác giả. Có lẽ mọi cảm xúc thơ có được là nhờ sự cảm nhận chân thực từ chính đời sống thực tại của nhà thơ cộng với trái tim nhạy cảm của người thi sĩ. Đó là những khi chìm đắm trong hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu hay vẫy vùng trong nỗi cô đơn, sự trống trải, hay những giây phút sống giữa sự đam mê và thất vọng, có cả tin yêu và bị lừa dối,... Những cung bậc cảm xúc của tình yêu và cuộc sống được cô diễn tả trên mỗi trang thơ một cách chân thực nhất. Đó cũng là nội dung chủ yếu góp phần làm nên nét độc đáo trong thơ của tác giả cũng như truyền tải được những ý đồ nghệ thuật mà nhà thơ hướng đến. 33 Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT- NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 2.1. Không gian nghệ thuật. 2.1.1. Không gian thiên nhiên rộng mở Là một người thích đi nhiều nơi và khát khao khám phá những điều tuyệt vời mà thiên nhiên mang lại cho con người nên không có ngạc nhiên khi trong những bài thơ của mình, Phạm Thị Ngọc Liên luôn đề cập đến thiên nhiên với một không gian rộng mở. Đó có thể là núi cao trùng điệp, biển rộng bao la hay đang đứng trước một cánh đồng với mênh mông cỏ và hoa lá,.. Khát khao tìm về với thiên nhiên giống như đứa con tìm về với mẹ, muốn được mẹ thiên nhiên che chở khỏi những nhọc nhằn của cuộc sống: “Hãy tưởng tượng ta đang ở rừ ng Mặt tr

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ “THỨC ĐẾN SÁNG VÀ MƠ” CỦA PHẠM THỊ NGỌC LIÊN

Sinh viên thực hiện

PHẠM CÔNG HẬU

MSSV: 2113010311

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn

ThS HUỲNH THỊ ÁNH HỒNG

MSCB: ………

Quảng Nam, tháng 04 năm 2017 

Trang 2

Phần 1- MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Văn học gắn liền với đời sống, nó còn thể hiện cái nhìn của tác giả về thế giới xung quanh mình Dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào thì văn học cũng không thể tách rời khỏi cuộc sống Chính cuộc sống tạo nên văn học và nhờ văn học mà cuộc sống thêm phần ý nghĩa, trở nên tốt đẹp và trọn vẹn hơn Thế giới nghệ thuật trong văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật Mỗi yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố khác Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống nhân sinh của người nghệ sĩ

Thơ là sản phẩm của tâm hồn và trí tuệ con người, là nhu cầu trong đời sống tâm linh của mỗi người Đó là những tâm tư, cảm xúc sâu kín, mãnh liệt của nhà thơ được bộc lộ qua ngôn ngữ thơ từ đó thể hiện cái tôi riêng, cái thế giới tâm trạng của mỗi tác giả Và trong đời mỗi người ai cũng từng đôi ba lần thử làm thi sĩ, ai cũng lận lưng cho mình một vài câu thơ, bài thơ để ngâm lên khi cao hứng hay sầu đời

Thời kỳ văn học trung đại kéo dài từ thế kỷ X – XIX ấy vậy mà chỉ xuất hiện vỏn vẹn vài ba tác giả nữ có thể đem ra so sánh với tác giả nam là: Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quang, Hồ Xuân Hương Bắt đầu từ thế kỷ XX đến nay số lượng và chất lượng của các nhà văn, nhà thơ nữ xuất hiện rất nhiều, văn xuôi có: Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Dương Nữ Khánh Thương, Trần Thanh Hà, về thơ có: Xuân Quỳnh, Lê Thị Mây, Lâm Thị Mỹ Dạ, Vy Nhã Trúc, Đoàn Thị Lam Luyến, Anh Thơ, Lê Thị Kim, Bùi Tuyết Nhung, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Kim, T.T.K.H, Phạm Thị Ngọc Liên,

Trang 3

Họ là những nhà văn, nhà thơ nữ góp phần làm phong phú thêm diện mạo và màu sắc của văn học nước nhà Chính họ đã thổi vào trong thơ ca một luồn sinh khí mới mà lâu nay chúng ta chưa có cơ hội để khám phá hết Những sáng tác của họ thường khám phá chiều sâu của cuộc sống, đi sâu vào thế giới nội tâm của con người đặc biệt là người phụ nữ

Phạm Thị Ngọc Liên trước tiên được biết đến với tư cách là một nhà thơ viết về đề tài tình yêu rất nữ tính nhưng không kém phần quyết liệt của cảm xúc trong thơ Có thể nói tình yêu trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên là cả một thế giới của cảm xúc, một thông điệp dành tặng cho trái tim Tình yêu không chỉ mang lại hạnh phúc, sự trẻ trung yêu đời mà nó còn mang lại cả sự cô đơn và đau khổ Với Phạm Thị Ngọc Liên thơ vừa là cứu cánh để giải thoát tâm hồn, vừa là phương tiện để chuyển tải những cảm xúc của bản thân Chính trong thơ là lúc cảm xúc được mặt sức thăng hoa bay bổng, điều đó cho ta một thế giới mới trong các sáng tác thơ của Phạm Thị Ngọc Liên

Là một người yêu thơ và thích khám phá những cảm giác mới, những hình ảnh sáng tạo trong thơ, khi đọc những bài thơ Phạm Thị Ngọc Liên cho tôi cảm giác mới lạ, những hình ảnh sáng tạo, một sức hấp dẫn lạ thường, có nhiều cung bậc cảm xúc khiến tôi cảm thấy có sợi dây đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả Trong thơ thể hiện được chất phiêu của tâm hồn như bắt trúng cái điệu cảm

xúc của trong tôi Đó cũng là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Thế giới nghệ

thuật trong tập thơ ‘Thức đến sáng và mơ’ của Phạm Thị Ngọc Liên” làm đề

tài nghiên cứu cho khóa luận của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Bài nghiên cứu đi sâu để tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên trên một số bình diện như: Cái tôi trữ tình của tác giả, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu, qua đó làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật của tác giả

Trang 4

Với công trình nghiên cứu này cộng với vốn kiến thức ít ỏi của bản thân hy vọng sẽ đóng góp ít nhiều vào việc tìm hiểu đánh giá các nhà thơ nữ hiện đại hiện nay của văn học nước nhà và là nguồn tài liệu tham khảo cho văn học hiện đại không ngừng đổi mới như hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận là thế giới nghệ thuật trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các bình diện sau: cái tôi trữ tình trong thơ, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nằm trong

tập thơ “Thức đến sáng và mơ”, 2004, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh của tác

giả Phạm Thị Ngọc Liên bên cạnh đó tôi có tham khảo thêm một số tác phẩm của bà như:

- Tập thơ: Những vầng trăng chỉ mọc một mình, 1987, NXB Trẻ

- Tập thơ: Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, 1992, NXB Hội Nhà Văn

- Tập truyện ngắn Có một nửa mặt trăng trong mặt trời, 2000, NXB Trẻ

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như:  Phương pháp thống kê: Việc đọc tác phẩm và các tài liệu liên quan sau đó tổng hợp, thống kê lại toàn bộ những vấn đề cốt lõi là thao tác tất yếu được người viết vận dụng trong tất cả các phần trong lúc làm bài

 Phương pháp so sánh: Phương pháp này được người viết thực hiện nhằm có những cách nhìn nhận chuẩn xác nhất khi phân tích tác giả và có những dẫn chứng liên quan đến vấn đề được nghiên cứu để đối chiếu, tìm ra nét chung và nét riêng nhằm tăng tính sinh động, tạo sự sinh động cho bài viết

 Phương pháp phân tích: Đây là một phương pháp quan trọng không thể thiếu khi làm một bài nghiên cứu Sau khi tìm hiểu cụ thể nội dung tác phẩm

Trang 5

cũng như các tài liệu tham khảo có liên quan, người viết đi vào phân tích các chi tiết cụ thể để làm rõ từng luận điểm đưa ra

 Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở những vấn đề đã được phân tích, người viết tổng hợp và rút ra kết luận chung cho từng phần nghiên cứu Hơn nữa với phương pháp này người viết còn tích hợp các tri thức có mối liên hệ với nội dung cần nghiên cứu và đưa ra tri thức mới

 Phương pháp thi pháp học: Đây là một phương pháp rất quan trọng trong việc nghiên cứu bất kì một tác phẩm nào nhưng càng quan trọng hơn nữa trong khi nghiên cứu tác phẩm thơ tình Nhờ đi sâu phân tích và tìm hiểu mà có thể có những cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về tác phẩm cũng như tạo sự đồng cảm với tác giả

5 Lịch sử nghiên cứu

Tác phẩm văn học ban đầu chỉ đơn thuần là một văn bản, văn bản ấy phải trải qua một quá trình mới được gọi là một tác phẩm văn học Một tác phẩm văn học muốn khẳng định được giá trị cần có sự đón nhận của bạn đọc và sự kiểm duyệt của thời gian Thơ của Phạm Thị Ngọc Liên vừa ra mắt đã tạo được tiếng vang trong giới yêu thơ lúc bấy giờ từ tập thơ đầu tay được xuất bản năm 1987

“Những vầng trăng chỉ mọc một mình”, cho đến tập thơ “Thức đến sáng và mơ”

xuất bản năm 2004 đều được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc, thế nhưng đứng giữa biết bao nhiêu tác phẩm văn học của những cây đại thụ trong làng văn chương, việc nghiên cứu nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên tính tới năm (2001) chưa có một công trình cụ thể nào, mà chỉ dừng lại ở những bài phê bình, nghiên cứu mang tính chất đánh giá chung về một thành tựu hay giai đoạn văn học có liên

quan, như bài nghiên cứu của Thạc sĩ Trịnh Minh Hương với đề tài “Thơ nữ Việt

Nam 1975 – 2000 diện mạo và đặc điểm” Ở bài nghiên cứu này thầy Hương đã

có những đánh giá về tác giả Phạm Thị Ngọc Liên ở phương diện cái tôi cá nhân trong tình yêu của người phụ nữ luôn khao khát sống hết mình vì tình yêu nhưng chỉ mang tính khái quát điểm chung nổi trội nhất của nhà thơ mà chưa đi vào

Trang 6

phân tích sâu Cùng với đó là phần nghiên cứu về giọng điệu khi thầy đã có những nhận định về giọng điệu của các tác giả nữ tiêu biểu trong giai đoạn văn học này bao gồm cả Phạm Thị Ngọc Liên với một giọng điệu táo bạo mà riết róng tin yêu với thể thơ văn xuôi cho phép tác giả thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc của bản thân

Đến năm 2014, tác giả Đoàn Thị Xiêm trong luận văn Thạc sĩ của mình

đã nghiên cứu về tác giả Phạm Thị Ngọc Liên với đề tài “Cái tôi trữ tình trong

thơ Phạm Thị Ngọc Liên” Trong phần này tác giả đã nghiên cứu cái tôi trữ tình

ở hai phương diện, thứ nhất là nội dung, thứ hai là nghệ thuật biểu hiện Ở phần nội dung, tác giả đi nghiên cứu cái tôi trữ tình ở ba phương diện: Một là cái tôi tình nhân, hai là cái tôi chiêm nghiệm triết lý, ba cái tôi tự soi ngắm chiều sâu bản thể Còn phần cái tôi trữ tình ở nghệ thuật biểu hiện được thể hiện ở ba phương diện là thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu Nhìn chung bài viết đã giải quyết khá rõ vấn đề cái tôi trữ tình trong thơ của Phạm Thị Ngọc Liên qua những luận điểm đã đưa ra

Cùng với đó là những bài đăng trên báo như báo “Vietbao.vn” với bài viết “Phạm Thị Ngọc Liên: ‘Đôi khi chỉ cần một tích tắt yêu’”, bài viết là những lời

phỏng vấn riêng dành cho tác giả Phạm Thị Ngọc Liên khi cô giới thiệu tới công

chúng tập thơ thứ tư mang tên “Thức đến sáng và mơ” và nhận được tặng

thưởng của Hội Nhà văn cùng với những chia sẻ về con người và quan điểm nghệ thuật của tác giả chứ chưa nghiên cứu kĩ về một vấn đề văn học có liên quan sâu sắc qua tác phẩm của cô

Hay bài viết của tác giả Trần Hoàng Nhân đăng trên trang “Tuoitre.vn” với tựa đề “Nhà thơ phải biết tha thứ và hy sinh”, ở bài viết này tác giả đã giới thiệu tới công chúng bốn tập thơ của Phạm Thị Ngọc Liên: Những vầng trăng

chỉ mọc một mình (1989), Biển đã mất (1990), Em muốn giăng tay giữa trời mà hét (1992), Thức đến sáng và mơ (2004) cùng hai tập truyện ngắn: Có một nửa

Trang 7

mặt trăng trong mặt trời (2000), Người đàn bà bí ẩn (2007) và những câu hỏi

liên quan tới văn học và cuộc sống của nhà thơ

Tác giả Thanh Phúc với bài viết “Thấp thoáng mình trong người đàn bà

bí ẩn” đăng tại địa chỉ web “sites.google.com/site/thongtinhophamtphochiminh”

ở bài viết này tác giả giới thiệu tới công chúng một Phạm Thị Ngọc Liên với vai

trò của một nhà văn viết truyện ngắn qua tập truyện “Người đàn bà bí ẩn” qua

một giọng văn khá độc đáo và những nhìn nhận của Phạm Thị Ngọc Liên về người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.,

Tuy có những công trình nghiên cứu và các bài báo phỏng vấn về tác giả Phạm Thị Ngọc Liên nhưng chưa có công trình nào đi nghiên cứu thế giới nghệ

thuật trong tập thơ “Thức đến sáng và mơ” nên đó là lí do tôi chọn đề tài này để

nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình

6 Đóng góp của đề tài

Với đề tài này người viết hy vọng sẽ đóng góp chút sức mọn cho văn học và thể hiện một cái nhìn mới về cách nhìn nhận cuộc sống của những tác giả nữ, những đặc sắc nghệ thuật trong thơ hiện đại và những nhu cầu biểu lộ của tác giả qua thế giới thơ của mình Cùng với đó là đi vào tìm hiểu cách nhìn nhận, tiếp cận cuộc sống, thế giới nội tâm của tác giả nữ Qua đó khám phá và bổ sung vào kho tàng nghệ thuật văn chương nước nhà những dòng chảy nghệ thuật mới trong thơ hiện đại

7 Cấu trúc khóa luận

Cấu trúc khóa luận gồm bốn phần lớn: - Phần 1 - Mở đầu

- Phần 2 - Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên

Chương 2: Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu

- Phần 3 - Kết luận

- Phần 4 - Tài liệu kham khảo

Trang 8

Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ PHẠM THỊ NGỌC LIÊN 1.1 Đôi nét về tác giả - tác phẩm

1.1.1 Tác giả Phạm Thị Ngọc Liên

Phạm Thị Ngọc Liên sinh năm 1952 tại thủ đô Hà Nội Năm 17 tuổi, cô đã bắt đầu sự nghiệp làm báo của mình và từng theo học tập tại các trường đại học như: Vạn Hạnh, Văn khoa, Tổng hợp TP Hồ Chí Minh bên mảng phóng viên Cô đã gặt hái được những thành công nhất định cho riêng mình trong sự nghiệp làm báo cũng như sự nghiệp văn học với tư cách là một nhà văn, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng mà khiến nhiều người phải nể phục: Từng phụ trách trang Quốc tế, trang văn hóa văn nghệ báo CA.TPHCM; trưởng ban biên tập tạp chí Phong Cách; phó phòng biên tập tạp chí Tiếp thị & Gia đình; thư kí tòa soạn Tạp chí thế giới Ẩm thực; thư kí tòa soạn tạp chí Nữ Doanh nhân; trưởng ban biên tập tạp chí Shape; hiện là tổng biên tập nhóm đặc san cao cấp của Sunflower Media: Bazaar, Her World, Esquire và cô còn cộng tác thêm với nhiều báo và tạp chí trên toàn quốc

Hoạt động trong một môi trường năng động và có nhiều liên quan tới văn học nghệ thuật đã giúp cho Phạm Thị Ngọc Liên giữ được cảm xúc và giúp cho cô luôn không ngừng đổi mới bản thân với những thành công nhất định trên lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật Ban đầu Phạm Thị Ngọc Liên được độc giả biết đến với tư cách là một nhà thơ nữ viết về đề tài tình yêu với những cảm xúc mãnh liệt say đắm Như lời tác giả Phạm Thị Ngọc Liên chia sẻ về quan điểm

của mình về sáng tác thơ: “Thơ không phải là loại dễ làm, đặc biệt là thơ tình

Bởi tình yêu là thứ chung nhất và lớn lao đối với cả đời người Vì thế, viết về nó không dễ dàng, bạn phải ngụp lặn trong cảm xúc, nhiều khi tưởng chết đi mới lột tả được cảm xúc đó.” Và để có được những bài thơ tình hay con người ta cần

phải trải qua hạnh phúc lẫn khổ đau, chìm nghỉm trong cảm xúc yêu Dù cho

Trang 9

hạnh phúc hay đau khổ, chỉ sau giây phút chìm nghỉm ấy hay chỉ cần “một tích

tắt yêu” cũng đủ, miễn là tích tắt đó đào được cảm xúc yêu của bạn sâu đến tận

chân tơ, kẽ tóc thì lúc đó thơ tình nơi Ngọc Liên mới thực sự có hồn và mang một dấu ấn cá nhân riêng biệt

Một điều dễ nhận thấy trong các sáng tác thơ của tác giả Phạm Thị Ngọc Liên đó là cảm xúc luôn ngập tràn trên mỗi câu chữ được viết nên Hình như với cô thơ là để dành cho cảm xúc thăng hoa bay bổng, dù nỗi buồn trong con người lúc ấy có lớn đến cỡ nào, thì những câu thơ viết ra cũng đẹp và cảm xúc trong thơ luôn chân thật Chính vì thế, thơ với Phạm Thị Ngọc Liên vừa là cứu cánh, vừa là phương tiện Khi nhà thơ co cụm trong cảm xúc của mình thì thơ là cứu cánh để giải thoát Sau đó mượn thơ làm phương tiện để chuyển tải những bức bối của bản thân và lâu dần thơ trở thành một người bạn tri âm luôn đồng hành cùng nhà thơ trong cuộc sống

Nếu trong thơ tình bạn đọc thường thấy một Phạm Thị Ngọc Liên rất nuông chiều cảm xúc của mình thì trong văn xuôi ta lại bắt gặp một Ngọc Liên hoàn toàn khác Đó là một Ngọc Liên bản lĩnh hơn, tỉnh táo và đầy lí trí, biết ghi nhận sự việc, lắng nghe cảm xúc của mình rồi phân tích một cách rạch ròi sắc

lạnh trong những tập truyện ngắn: Người đàn bà bí ẩn, Những nụ hôn buốt giá,

Cô viết rất tỉnh và lạnh lùng, những câu chữ soi vào từng ngóc ngách của tâm hồn làm người đọc thi thoảng phải rùng mình Theo Phạm Thị Ngọc Liên chia sẻ khi muốn gởi một thông điệp tới cho nhiều người cùng đọc, trước hết mình phải khách quan khi nhìn nhận vấn đề

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong các sáng tác truyện của Phạm Thị Ngọc Liên là truyện cô hầu hết đều viết về cuộc sống xung quanh người phụ nữ, lấy người phụ nữ làm nhân vật chính trong sáng tác và thường đi sâu phân tích tâm lý của họ Và một điều đặc biệt nữa là các nhân vật nữ chính trong truyện hầu hết là những người có cuộc đời buồn, bị thất bại trong tình yêu, hôn nhân Khi

Trang 10

yêu họ yêu bằng cả tấm lòng, nguyện hi sinh tất cả cho người mình yêu, cam chịu thiệt thòi cho người mình yêu được hạnh phúc Nhưng những người họ yêu luôn có lý do để làm khổ họ, để họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về thể xác lẫn tâm hồn Vì thế qua truyện Phạm Thị Ngọc Liên như muốn nhắn gởi tới tất cả phụ nữ rằng hãy cứ yêu bản thân mình trước rồi mới yêu người

1.1.2 Tác phẩm

1.1.2.1 Những tác phẩm chính

Văn học sau đổi mới đã mang lại một luồng sinh khí mới, một diện mạo mới tuy chưa nổi bật nhưng ít nhiều cũng để lại những dấu ấn riêng biệt cho nền văn chương nước nhà Là một gương mặt nữ tiêu biểu của thơ ca sau đổi mới, Phạm Thị Ngọc Liên ngay từ tập thơ đầu tay được xuất bản năm 1989, của Nhà

xuất bản Trẻ Những vầng trăng chỉ mọc một mình đã xác lập được một ví trí

riêng của mình trên thi đàn, được bạn đọc gần xa nao nức đón nhận và có những

đánh giá rất tích cực Bài thơ Tự ca của những Eva cô quạnh nằm trong tập thơ

nói trên của Phạm Thị Ngọc Liên được Nhà xuất bản Văn học chọn và in trong

cuốn Thơ tình Việt Nam chọn lọc Tiếp nối sự thành công của tập thơ đầu tay

một năm sau Phạm Thị Ngọc Liên giới thiệu với bạn đọc tập thơ thứ hai của

mình mang tên Biển đã mất, (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 1990) Chính nhờ sức

viết và mạch cảm xúc luôn trào dâng mãnh liệt, những bài thơ tình của Phạm Thị Ngọc Liên như một mạch nước ngầm sục sôi cứ chực trào ra, những sáng tác thơ của cô là tiếng lòng của một người phụ nữ với khao khát yêu đương mãnh liệt đó cũng chính là cảm hứng chủ đạo tạo tiền đề cho sự ra đời của tập

thơ tiếp theo của cô Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, (tập thơ, NXB Hội

Nhà văn, 1992) Bước ngoặc ghi nhận tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên là tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam

năm 2004 cho tập thơ thứ tư của cô được mang tên Thức đến sáng và mơ, (tập

thơ, NXB Văn Nghệ, 2004)

Trang 11

Không chỉ là nhà thơ tài năng, Phạm Thị Ngọc Liên còn là người viết truyện ngắn rất xuất sắc Văn của cô viết ra tuy không mang nhiều cảm xúc như trong thơ nhưng có mẫu số chung đó là sự mãnh liệt và cả sự tỉnh - lạnh, đôi khi cứng cỏi như nhà văn Nguyễn Đông Thức nhận xét Tuy số lượng truyện ngắn của tác giả Phạm Thị Ngọc Liên viết ra không nhiều, nhưng cũng đã chứng tỏ tài

năng thật sự của cô với năm tập truyện ngắn: Có một nửa mặt trăng trong mặt

trời (2000), Người đàn bà bí ẩn (2007), Đồi hoang (2008), Nụ hôn buốt giá

(2011), Và ngày tháng trôi đi (2015) Các tập truyện ngắn này tập trung thể hiện

góc nhìn của tác giả về cuộc sống của những người phụ nữ không may mắn trong xã hội, họ không thể lựa chọn được cách sinh ra và cuộc sống của chính mình vì rất nhiều lý do khác nhau

Với tập truyện Người đàn bà bí ẩn của Phạm Thị Ngọc Liên, người đọc

như cảm nhận được sự đồng cảm sâu sắc giữa tác giả và nhân vật Qua các nhân vật chính, các bạn nữ như thấy thấp thoáng hình ảnh mình trong đó, cũng với những yêu đương chân thành, những niềm đau không thể nói thành lời nên suốt

một đời chôn chặt trong tim Hay như truyện Lạc đường nằm trong tập Những

nụ hôn buốt giá, tác giả tập trung thể hiện hai nhân vật nữ bị sụp đổ lòng tin vào

tình yêu và cuộc sống nhưng đâu đó trong họ vẫn âm ỉ cháy một niềm tin vào cuộc đời, vào con người Mỗi truyện Phạm Thị Ngọc Liên viết ra đều mang một ý nghĩa nhất định, một tiếng nói về hiện tượng cuộc sống mà nhà văn muốn nhắn gởi tới người đọc nhằm hướng họ sống đúng với những chuẩn mực đạo đức của xã hội và giúp cho người phụ nữ có thêm nhiều niềm tin hơn vào cuộc sống vốn xô bồ như hiện nay

1.1.2.2 Thức đến sáng và mơ

Từ khi bắt đầu đi vào nghiệp văn chương tới nay, Phạm Thị Ngọc Liên đã

giới thiệu tới bạn đọc được bốn tập thơ tình bắt đầu với Những vầng trăng chỉ

mọc một mình (1989) cho đến tập Thức đến sáng và mơ (2004) Nhìn chung thơ

Trang 12

Phạm Thị Ngọc Liên viết về đề tài tình yêu rất nữ tính nhưng không kém phần

quyết liệt mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả

Với tập thơ Thức đến sáng và mơ, Phạm thị ngọc Liên đã có một bước

chuyển trong sáng tác của mình Cũng viết về thơ tình nhưng sẽ là một gương mặt khác, không còn những cảm xúc của một thời tuổi trẻ, cái thời yêu mãnh liệt

tới mức lúc nào cũng thấy chưa đủ như nhà thơ Xuân Diệu từng nói: “Yêu tha

thiết thế vẫn còn chưa đủ” Nhưng cái chưa đủ của Phạm Thị Ngọc Liên lại

khác, trong cái chưa đủ của nhà thơ Xuân Diệu là những khao khát yêu đương cháy bỏng của hai tâm hồn đang yêu, là những đòi hỏi rất đáng yêu của người đàn ông Còn đối với Phạm Thị Ngọc Liên cái chưa đủ ở đây là vì quá yêu, quá mong chờ những điều tuyệt vời từ tình yêu nhưng chưa được đáp lại nên cô cảm thấy rơi vào cô đơn:

“Em nằm trong danh sách của những người đàn bà Không có đàn ông

Dẫu có trái tim nóng hổi (Trái tim thèm một điều tội lỗi

Được yêu và phản bội chính mình!)” (Tự ca của những Eva cô quạnh) [13, 197]

Tuy đã qua rồi cái thời “Em muốn giăng tay giữa trời mà hét” nhưng thơ

Phạm Thị Ngọc Liên lúc này vẫn còn giữ nguyên cho mình cái cảm xúc mãnh liệt của tình yêu, nó đã rộng mở hơn, không còn gói gọn trong mảng thơ tình nữa mà mở rộng ra nhiều điều khác, về con người, về cuộc sống, về thiền và cách nhìn nhận cuộc sống của một người phụ nữ đã trải qua hơn nửa đời người:

“Cái chết cũng giống như sự sống Mỗi ngày đều có sự khởi đầu Em đi trên cầu vồng bảy sắc

Trang 13

Chợt hóa thành mưa ngâu.” (Thế giới trong tay anh) [9, 43]

Người xưa có câu “thi dĩ ngôn chí”, quả thật như vậy sáng tác thơ là một

nhu cầu tự biểu hiện của mỗi con người, mỗi nhà thơ khi sáng tác thường mang một dấu ấn cá nhân của riêng mình Với tác giả Phạm Thị Ngọc Liên cái tôi cá nhân của cô mang một nỗi cô đơn, sự yếu đuối của người phụ nữ khi yêu:

“Em chẳng thể đi lại trên con đường cũ với cảm xúc cũ Chẳng thể yếu đuối như ngày nào biết mình yếu đuối Để khóc một mình trong đêm.” (Dạ khúc trắng)[9, 93]

Và mang một tâm hồn nổi loạn, muốn phụ nữ được bình đẳng trong cái nhìn của xã hội được Phạm Thị Ngọc Liên biểu hiện trong thơ:

“Buồn cười nhỉ chuyện đời Đàn ông ngồi đầy nhóc quán

Giương mắt lên nhìn sáu người đàn bà Cụng ly!” (Bordeaux) [9, 139]

Nhưng trên hết vẫn là sự khao khát yêu đương mãnh liệt trong đáy sâu tâm hồn của tác giả:

“Khi yêu anh em cũng hiểu yêu là cái gì yêu từ đâu tới Ngay từ lúc con trẻ em đã biết nói yêu

Và nụ hôn đầu đời của em, em cũng tưởng vì tình yêu mà có Bây giờ em hiểu không dễ gì tìm ra, không dễ gì có nó

Không dễ gì cho đôi mắt kia chuyên chú nhìn em và chỉ một mình em Không dễ gì trái tim kia vì em mà cháy khô cạn kiệt

Không dễ gì làm chủ tâm hồn một người

Trang 14

Và biết chắc mình làm chủ.” (Lý do) [9, 66]

Với tập thơ Thức đến sáng và mơ, tác giả Phạm Thị Ngọc Liên đã giới

thiệu với bạn đọc một cái tôi mới tuy vẫn giữ được cái say đắm, mãnh liệt nhưng có thêm một chút dịu dàng hơn, sâu sắc hơn qua cái nhìn về tình yêu, về cuộc đời vốn dĩ rất xô bồ và không ngừng thay đổi này

1.2 Cái tôi trữ tình trong thơ

Sáng tác thơ ca là nhu cầu tự biểu hiện, một nhu cầu hết sức tự nhiên nhưng lại chỉ có ở con người Mỗi nhà thơ, nhà văn trong khi sáng tác sẽ cố gắng thể hiện cái tôi riêng của mình Bởi thế khi người đọc tác phẩm chúng ta sẽ thấy một thế giới riêng mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình, thông qua thế giới đó tác giả đã thể hiện những suy nghĩ, khát vọng, lý tưởng của mình về cuộc sống nhân sinh và thậm chí là những rung động, những cảm xúc của chính tác giả được gởi vào trong tác phẩm Và đó là cái tôi riêng của mỗi tác giả không hề lặp lại

Sáng tác thơ ca là một hành động chủ quan dựa trên cảm xúc của mỗi người khong ai giống ai Mỗi nhà thơ sẽ đi tìm cho mình một thế giới cái tôi riêng trong vô vàn những cái tôi đã có để người đọc có thể nhận ra họ trong số rất nhiều gương mặt trong thơ ca

Cái tôi trữ tình có thể hiểu là sự thể hiện trực tiếp những xúc cảm và suy tư chủ quan của nhà thơ hay của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng cuộc sống Nói một cách khác, quá trình hiểu về cái tôi trữ tình là quá trình đi tìm một phạm trù mĩ học thuộc thế giới tinh thần Có nghĩa là độc giả đang đi tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa con người với thế giới xung quanh mình Cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình Bản chất chủ quan của chủ thể trữ tình thể hiện qua nguyên tắc tiếp nhận và tái hiện đời sống thông qua toàn bộ nhân cách của con người trữ tình Ở đây cá tính trữ tình với phong thái, ấn tượng, sự độc đáo chiếm một vị trí chủ đạo và người đọc thông qua đó để lĩnh hội thế giới Cuộc sống sẽ được nhận thức, lý giải thông qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình

Cái tôi trữ tình có bản chất tâm lý xã hội, bản chất tự ý thức vì nó tồn tại trong vô vàn mối quan hệ với đời sống chịu sự chi phối bởi quy luật, các điều

Trang 15

kiện xã hội truyền thống văn hóa, đạo đức, lịch sử, triết học, trong một chỉnh thể toàn vẹn và thống nhất Cái tôi có chức năng nội cảm hóa thế giới, biến thế giới khách quan thành chủ quan, trở thành chủ thể của giá trị, của cái nhìn, nó tổ chức thế giới hình tượng thành một thể thống nhất Cái tôi ấy sẽ trở thành cái tôi nghệ thuật khi nó có nhu cầu tự biểu hiện, nhu cầu được giao tiếp để tìm sự đồng cảm bằng ngôn ngữ nghệ thuật thông qua một trạng thái đích thực của cái tôi trữ tình Người đọc không chỉ gặp riêng cái tôi của nhà thơ mà cả một thế giới thực với những mảng sáng tối, hạnh phúc xen lẫn khổ đau, niềm tin và sự đổ vỡ được mở ra trong thơ

Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là thế giới mang giá trị thẩm mĩ kết tinh từ cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ và những giá trị văn hóa truyền thống Do vậy thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình không chỉ thể hiện ra với tư cách là sự khái quát những phẩm chất chủ yếu mà còn là đại biểu của một tiêu chuẩn thẩm mĩ nhất định do người nghệ sĩ tạo dựng nên Cái tôi trữ tình mà chủ thể dựng lên với mục đích tìm đến sự đồng vọng với trái tim người đọc, tìm đến tiếng nói tri âm để khẳng định bản chất tinh thần và vượt qua giới hạn thể xác tầm thường Trong thơ trữ tình, cái tôi bộc lộ thái độ trực tiếp tới hiện thực, nó vừa là chủ thể, vừa là khách thể Cùng với sự vận động của cuộc sống và sự đổi thay của lịch sử, cái tôi trữ tình luôn vận động để làm mới mình để theo kịp nhu cầu bộc lộ của bản thân và nhu cầu thẩm mĩ của thời đại Bởi thế trong mỗi thời đại thi ca lại có một kiểu cái tôi trữ tình đóng vai trò chủ đạo, thể hiện sự tập trung cao độ tinh thần của thời đại Càng ngày cái tôi càng được cởi trói và tha hồ vùng vẫy trong thế giới của mình, có thể nói thẳng những vẫn đề của bản thân và xã hội Xã hội ngày càng phát triển thay đổi bao nhiêu thì cái tôi trữ tình càng thay đổi bấy nhiêu

1.3 Cái tôi cô đơn

Nếu tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một câu hỏi lớn về

tình yêu bắt đầu từ đâu thì trong thơ của Phạm Thị Ngọc Liên cô đơn là nỗi đau lớn nhất và thường trực nhất trong thơ, khiến nhà thơ luôn trăn trở để rồi luôn tự chất vấn mình mong tìm được lời đáp:

“Đôi khi em tự hỏi nỗi cô đơn bắt đầu từ đâu?

Phải chăng từ đóm lửa đom đóm khuya của những đêm mất ngủ

Trang 16

Từ chiếc lá ẩm ướt trên bậc thềm Mà ánh trăng mãi không soi tới

Hay điệu nhạc rả rích của cơn mưa cuối mùa đều đều mệt mỏi Như những lời kinh chiêu hồn ở cõi trời xa.”

(Đêm của những giọt sương) [9, 72]

Không, tất cả những giả định trên dường như chưa thỏa mãn được cho câu hỏi đặt ra Và trên hành trình đi tìm lời đáp của nỗi cô đơn, Phạm Thị Ngọc Liên càng đi càng cảm nhận được nỗi cô đơn đang bò dài trong trái tim mình, bởi nhớ mà không thể gặp, bởi những khắc khoải mong chờ khi yêu Sự cô đơn đang từng ngày, từng giờ ăn mòn trái tim, sức sống khiến cô ngày càng mệt mỏi chán chường để rồi thốt lên lời thỉnh cầu tuyệt vọng:

“Đêm nay em van xin một cơn giông Thổi tốc hồn em nỗi buồn ngập ngụa Hằng hà rét mướt tên anh

Niềm khao khát tinh khôi tuyệt vọng

Dắt em lang thang trong cuộc hành trình.” (Dạ khúc) [9, 94]

Tình yêu là một thứ tình cảm đặc biệt nhất trên thế gian này, nó không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức mạnh để giúp con người vững tin trong cuộc sống mà nó còn mang cả những nỗi đau khổ, giận hờn, ghen tuông Và cảm xúc của một tình yêu thật sự thường rất mãnh liệt, nhưng có lẽ trong tột cùng đau khổ con người thường thấm thía hơn những giá trị đích thực của tình yêu mang lại Bởi thế nên nỗi cô đơn trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên là do sự hụt hẫng vì không tìm được sự đồng cảm, sự sẻ chia từ cả hai phía, không tìm thấy hạnh phúc thật sự của tình yêu bởi sự lạnh nhạt của người đàn ông khiến người con gái cảm thấy bị tổn thương:

Trang 17

“Đôi khi trái tim cô đơn như bông hoa dại trên đỉnh núi giá lạnh Em tìm đến anh những mong hứng được tia nhìn ấm áp

Mà ly nước kia Ghế ngồi kia

Và những câu hỏi han khách sáo Cứ đẩy em ra.” (Tiềm thức) [9, 90]

Còn gì đau đớn hơn khi người con gái gạt qua tất cả mọi thứ để chủ động đến bên người mình yêu, để mong một sự chia sẻ, một vòng tay yêu thương, một cái nhìn ấm áp từ người ấy Nhưng họ đã nhận lại được từ bên kia những gì ngoài những câu hỏi han khách sáo, một cái nhìn lạnh nhạt, một sự thờ ơ đến đáng sợ để rồi:

“Đi qua nỗi khát khao của mình

Em như người hụt hơi mừng rỡ trước cơn gió lạ Háo hức đón lấy ánh nắng không phải là của mình Vuốt ve vầng trán không phải của mình

Và vẫn cứ cô đơn tiếp tục.” (Tiềm thức) [9, 90] “Chúng ta càng ngày càng thêm tách rời

Trái tim xa lạ dẫu ngồi bên nhau.” (Ngày qua) [9, 56]

Phụ nữ luôn là vậy, khi đã yêu họ bao giờ cũng hi sinh tất cả cho tình yêu của mình vậy nên bao giờ họ cũng chịu nhiều đau khổ hơn cả Ngay cả khi biết chắc là gặp nhau người tổn thương sẽ lại là bản thân mình nhưng họ vẫn muốn gặp, bởi tình yêu khiến cho lý trí trở nên yếu mềm và dại khờ trước sự mãnh liệt của cảm xúc:

“Em như người mộng du cứ đắm chìm trong tiềm thức tội nghiệp Mỗi lần gặp anh

Điều hụt hẫng không thể tránh.” (Tiềm thức) [9, 91]

Trang 18

Con người ta rơi vào trạng thái cô đơn khi bị nỗi buồn và sự tuyệt vọng bao phủ giữa biển tình ái, họ như mất phương hướng không tìm được lối thoát cho mình, trước mắt họ là một màu đen giăng kín, không một tia sáng chỉ đường, không một điểm tựa để bám vào:

“Từng giọt không màu tuyệt vọng Rỉ xuống từ nỗi buồn

Sao tôi không khóc lên thành tiếng

Mà âm thầm như đêm.” (Những giọt lệ) [9, 47]

Nỗi buồn và sự cô đơn như được nhân lên bởi không một ai cùng chia sẻ, để cùng tâm sự cho nỗi buồn vơi đi, nỗi cô đơn lùi vào một góc xa xăm của tiềm thức, con người như sống trong cái vỏ ốc của chính mình:

“Mỗi ngày tôi ngặm nhắm nỗi buồn mình Như con chuột dũi mình vào quả núi Đào một chiếc hang

Tôi đi trên chiếc bóng của tôi.” (Nỗi buồn của chiếc bóng) [9, 36]

Cũng có khi nỗi cô đơn là do hai người tự dày vò mình mà ra bởi không ai chịu chia sẻ cùng nhau mà mỗi người đều chọn cách im lặng và giấu nghẹn đi cảm xúc của mình Theo tôi đó là một liều thuốc độc cho tình yêu, đẩy tình yêu đi vào ngõ cụt:

“Chúng ta càng ngày càng vào vỏ ốc Anh giấu tim anh em giấu tim em Giấu hạnh phúc cũng như bất hạnh

Tự bào mình mòn thêm mòn thêm.” (Ngày qua) [9, 57] “Một góc tối chỉ có chúng tôi biết

Nơi chúng tôi vò xé trái tim

Trang 19

Nhấm nháp máu và nước mắt

Nuốt vào lòng nỗi đau thiếu hụt.” (Chân lý) [9, 85]

Chính vì không tìm được người chia sẻ và ương ạnh giấu nghẹn đi cảm xúc của riêng mình nên những lúc cô đơn buồn chán, nhà thơ của chúng ta đã đi tìm cho mình một phương tiện để giải sầu cho khây khỏa nỗi cô đơn:

“Rượu thì đỏ lắm

Em uống từng giọt từng giọt Ngắm nghía nỗi buồn mình

Trong mỗi lúc cụng ly.” (Chuồn chuồn hát) [9, 24]

Cũng giống như Chí Phèo lúc y say nhất chính là lúc y tỉnh nhất, càng say lại càng tỉnh chính vì lẽ đó mà y đi giết Bá Kiến để đòi quyền làm người, còn nhà thơ tìm đến rượu mong đuổi sầu đi nhưng càng uống càng sầu, càng thấy mình cô đơn và càng nhớ thêm:

“Anh gục trong giấc ngủ của chú dế mèn Tiếng kêu từ trái tim rả rích

Có gọi tên em không Rượu đỏ cuối năm

Chảy mãi.” (Chuồn chuồn hát) [9, 25]

Ngoài nỗi cô đơn vì tình yêu mang lại thì năm tháng trôi qua, tuổi già ập đến với mỗi người một cách lặng lẽ, trong khi những đứa con thơ ngây ngày nào giờ đã trưởng thành, mỗi đứa tự tìm cho mình một tổ ấm riêng Lúc này chỉ còn lại bà mẹ già đối diện với chính mình trong căn nhà mà trước đây luôn đầy ắp tiếng cười nói con trẻ thì thử hỏi làm sao không buồn, không cô đơn:

“Đôi mắt nhăn dần không phải vì tuổi già sắp đến Giấc ngủ trằn trọc hằng đêm không phải vì buồn

Trang 20

Mẹ hay khóc một mình

Vì bắt đầu sợ nỗi cô đơn.” (Khi tháng năm lên tiếng) [9, 16]

Bởi vì có gì đáng sợ hơn nỗi cô đơn của tuổi già khi mà bên cạnh không có người sớm hôm bầu bạn, niềm vui duy nhất là những đứa con, đứa cháu nay cũng đã rời xa mỗi đứa một chân trời riêng:

“Mỗi ngày mỗi ngày

Càng gần đến ngày các con đi mẹ càng hay khóc

Chỉ sợ đến lúc lầm lũi đi tìm trong từng viên gạch, từng ô cửa Tiếng cười của các con

Chỉ sợ sự quạnh quẽ của ngôi nhà qua suốt bốn mùa Chỉ sợ bữa cơm hằng ngày lạnh lẽo

Các con chưa đi mà mẹ đã vô cùng nhớ Khi mà tháng năm nhắc nhở bao điều.” (Khi tháng năm lên tiếng) [9, 17]

Thơ là tiếng lòng của Phạm Thị Ngọc Liên, là tiếng nói của một tâm hồn

người phụ nữ luôn khao khát tình yêu cháy bỏng nhưng lại rơi vào nỗi cô đơn thường trực Nỗi cô đơn có thể bắt nguồn từ một tình yêu không như ý để rồi nhà thơ phải đau khổ, khóc thầm một mình trong đêm nhưng có khi nỗi cô đơn lại đến từ những quy luật rất tự nhiên của cuộc sống, đó là nỗi cô đơn của tuổi già khi không có ai bên cạnh

1.4 Cái tôi khao khát yêu thương

Có thể thấy thơ tình chiếm một vị trí chủ đạo và xuyên suốt trong các sáng tác của Phạm Thị Ngọc Liên Cô luôn thể hiện một con người khao khát yêu thương mãnh liệt trong thơ Từ những cảm xúc bất chợt rung động, cho tới cái cảm xúc mãnh liệt tưởng như tận cùng của tình yêu Khi yêu người phụ nữ

Trang 21

không chấp nhận sự hời hợt, nửa vời trong tình yêu mà phải yêu đến cháy bỏng, kể cả chấp nhận mọi đau khổ như con chim kia để có được tiếng hót hay nhất không ngần ngại lao vào bụi mận gai mà hót lên những tiếng hay nhất trong cuộc đời mình:

“Em muốn được như con chim kia Trong bụi mận gai

Ngửa cổ hót vào cái chết Thỏa nguyện đến vô cùng Tình yêu thăng hoa Bất diệt

Con chim nhỏ sôi nôi vĩnh biệt Bằng tiếng hót máu

Để lại trái tim nụ hôn

Những tiếng gọi của người yêu dấu Lồng ngực phập phồng

Điệu nhảy cơn đau.” (Tiếng hót) [8, 137]

Tình yêu trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên khá táo bạo sự táo bạo ấy bắt nguồn từ một trái tim nồng nhiệt trong tình yêu, muốn được yêu và dâng trọn tất cả những gì tốt đẹp nhất, kể cả phải chấp nhận những đau khổ thiệt thòi vì không được đáp lại nhưng có hề gì bởi tình yêu cho con người những giấc mộng đẹp, những hi vọng, những niềm tin về một tương lai tươi sáng để mạnh dạn bước tiếp trên con đường tình mình đã chọn:

“Có lỗi gì tình yêu Có lỗi gì dâng hiến Khi trái tim là của tôi

Trang 22

Thể xác là của tôi?

Không phủ nhận sự thật Dẫu có đớn đau vì sự thật Hỡi người tôi yêu

Đừng thổi tắt ngọn nến

Soi cho tôi về với cuộc tình.” (Trần tình) [9, 32]

Mấy ai đặc biệt là phụ nữ mà lại có được tình yêu mãnh liệt, táo bạo như Phạm Thị Ngọc Liên, có lẽ giống như con chim trong bụi mận gai, cô chấp nhận yêu, chấp nhận đau khổ để sống những giây phút hạnh phúc nhất mà tình yêu mang lại Giống như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã yêu khôn cùng mãnh liệt ngay cả trong những cái hôn:

“Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Dẫu tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt.” (Biển) [15, 109]

Còn ở Phạm Thị Ngọc Liên tình yêu dẫu có mịt mùng bão tố thì cô vẫn khao khát yêu đương mãnh liệt Cái mãnh liệt đó được hình thành từ những nụ hôn nồng cháy, những giây phút mịt mù ngây dại của tình yêu mang lại:

“Anh sẽ hôn em hôn em không kể Những mịt mù ngây dại hôm nay Anh sẽ hôn em hôn em bật rễ Niềm khao khát mông lung

Đừng ngoái đầu nhìn lại.” (Đêm xanh) [9, 100]

Trang 23

Tình yêu không chỉ có những nụ hôn nồng cháy mà còn có những nỗi nhớ nhung da diết luôn cồn cào trong lòng, khiến người ta phải đếm từng ngày, từng giờ để mong chờ cái khoảnh khắc sum họp sau bao ngày xa cách nhau Nỗi nhớ đó được bắt đầu từ một tình yêu cháy bỏng nhưng phải tạm chia xa nhau nên nỗi mong chờ để được nhìn thấy hình bóng người yêu trong tác giả như muôn ngàn lớp sóng luôn đuổi xô nhau không bao giờ dứt:

“Đôi khi mỗi người một miền Nỗi nhớ đổ xô một cách thô bạo

Em vẫn tin chúng có ngày trở về sau đêm tối Anh trở về bên em.” (Điều sâu thẳm) [9, 30]

Nhớ nhung là một thứ gia vị không thể thiếu trong tình yêu có ai yêu mà không nhớ, nỗi nhớ là một thứ thường trực khi hai người xa nhau, ngay cả lúc gần nhau mà vẫn thấy nhớ Đó là một nghịch lý nhưng với tình yêu thì nghịch lý nào cũng có thể xảy ra Nỗi nhớ người yêu của Nguyễn Bính khiến ông không

biết diễn đạt làm sao khi mà: “Em ơi anh nhớ anh không nói – Nhớ cứ đầy lên

rối dần lên”, vì nhớ quá nên nỗi nhớ cứ ngày một chất chồng lên nhau làm mọi

thứ rối tung xung quanh chữ “nhớ” Nhưng với Phạm Thị Ngọc Liên nỗi nhớ bắt nguồn từ bài hát quen thuộc mà hai người từng nghe, nhìn cánh chim cô độc, một chiếc lá co ro trên cành cũng nhắc em nhớ anh, em đang sống trong bầu trời ngập bóng hình anh:

“Quanh em mùa thu sóng sánh Quanh em đầy ắp bóng hình anh Nụ cười mùa hè và tia nắng ấm Em đang bơi trong nỗi nhớ của mình Em bơi trong bầu trời có anh

Trang 24

Bài hát yêu đương ngân vang trong gió Có gì đâu mắc cỡ

Khi nói rằng nhớ anh.” (Trời thành phố đầy mây) [9, 19]

Có gì phải ngượng ngùng khi được nhớ người yêu, tác giả giường như đang hạnh phúc trong nỗi nhớ của chính mình và dũng cảm đối diện, bảy tỏ cho thế giới biết “à tôi rất nhớ người yêu thì có gì sai” Qua đó cô như muốn thay đổi cái quan niệm về vị trí của người con gái khi yêu không nên chủ động bày tỏ tình cảm của mình, một quan niệm đã cũ, đã lỗi thời, khi mà cánh đàn ông có thể

hét lên như nhà thơ Bùi Chí Vinh trong bài “Thiếu nữ” có câu: “Nhớ nhau

không biết để đâu – Nếu để trên đầu thì tóc che đi – Để trong túi áo cũng kỳ - Lỡ đi đường rớt lấy gì chứng minh – Chi bằng giả bộ làm thinh – Hét lên nhớ quá một mình nghe chơi.” Thì phụ nữ cũng có thể hét lên như vậy chẳng có gì phải

giấu cảm xúc khi mình không làm gì có lỗi

Tình yêu tự ngàn đời nay vốn mang nhiều cung bậc cảm xúc yêu có, ghen có và tất nhiên không thể không có những giây phút giận hờn Những giận hờn rất vu vơ kiểu trẻ con cho đến những cuộc chiến thật sự, mà có cuộc chiến tranh nào lại không có những mất mát đau thương, không để lại những vết hằng trong tâm hồn:

“Kiểm lại cuộc chiến tranh tình yêu đã kéo quá dài Để làm hài lòng một số người

Mỹ đã tấn công Iraq Để làm hài lòng anh

Hãy nói với em những lời độc ác.” (Chiến tranh) [9, 115] “Rồi sẽ có một ngày môi không còn trên môi

Lời cay đắng không còn được nói Anh chẳng còn gì cho em giữ lại

Ngoài vết thương cuối cùng.” (Vết thương) [9, 54]

Trang 25

Và:

“Cuộc chiến tranh nào

Cũng đầy tràn nước mắt.” (Chiến tranh) [9, 115]

Đặt quá nhiều kỳ vọng trong tình yêu nhưng nhận lại chỉ toàn sự thất vọng, Phạm Thị Ngọc Liên đã tìm đến ly rượu như một cứu cánh để giải bày và quên đi thực tại đau khổ như các tao nhân mặc khách trước đây Cụ Lý Bạch

trong bài “Tương Tiến Tửu” bằng một câu thơ bất hủ: “Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ

sầu”, hay cụ Tản Đà với câu thơ nổi tiếng: “Tửu trung ưng thị thần tiên” Mượn

rượu để giải sầu nhưng lại không được tự do như cánh đàn ông có thể uống bất cứ lúc nào tùy thích mà phải có một dịp nào đó rồi mượn cớ để được say, được giải bày tâm sự:

“Thôi thì mượn một sinh nhật Để được cười

Cụng li, cụng li, cụng li Ta xin lỗi nếu ta có khóc

Trái tim ta vốn dĩ yếu mền.” (Ngọn lửa) [8, 105]

Trong những phút giây tường chừng như quên đời, quên cả sầu ấy tác giả dường như muốn tìm cho mình một cái lý do chính đáng để nhớ về tình yêu của mình, để tìm cái cảm giác phiêu diêu mà men rượu mà cũng có thể gọi là men tình mang lại:

“Nào chúng ta cụng ly cùng nhau Một ly rồi tiếp một ly nữa

Ta sẽ uống cả phần người yêu

Uống xong rồi ta sẽ phiêu diêu.” (Ngọn lửa) [8, 105]

Có lẽ Phạm Thị Ngọc Liên lúc này cũng giống với cảm giác của nhà thơ

Lưu Trọng Lư trong bài “Lại uống” đã có câu:

Trang 26

“Chỉ một lần và lần nữa thôi Và li này, và li nữa vơi, Hãy cho anh trái lời e dặn

Vì em chỉ là em gái thôi.” (Lại uống) [13, 38]

Chỉ vì buồn và nhớ nên mới tìm đến chén rượu, những mong khi nhúng nỗi buồn vào từng giọt rượu thì buồn sẽ tan ra, điều độc đáo ở đây tác giả không nhúng nỗi buồn của mình vào từng ly, từng chén rượu mà là từng giọt, như vậy nỗi buồn của tác giả là rất nhiều khó mà đếm hết được:

“Cứ ngỡ nhúng nỗi buồn vào từng giọt rượu buồn sẽ tan ra Hoang tưởng em lên tiếng

Nào hay nghìn giọt buồn

Nối nhau thành biển.” (Uẩn khúc khác) [9, 27]

Cuối cùng, có uống bao nhiêu cũng không vơi đi nỗi sầu, nỗi nhớ người yêu và tiếng gọi cuối cùng cất lên lúc say chính là những lời thành thật nhất của con người khi yêu:

“Buồn cười quá sáu người đàn bà Tan ra mỗi người một hướng Mai mốt nghe,

Ừ, mai mốt Rượu nói

Hẹn vậy mà cũng hẹn

Giờ này anh ngủ chưa.” (Bordeaux) [9, 138]

Hiểu được những đau khổ mình gặp phải nên nhà thơ cũng gắn đi tìm cho mình một lối thoát, lần này không tìm đến men rượu để giải sầu, không giấu nghẹn đi cảm xúc để rồi khóc một mình trong đêm tối mà chọn theo cách nhà

Trang 27

thơ Lê Thị Mây đã từng nói đến trong bài thơ “Đỗ vỡ”: “Chỉ có lửa mới dập tắt

được lửa” để rồi:

“Tìm quên nỗi đau cũ bằng cách chọn lựa nỗi đau mới Như người gánh nặng trở vai.” (Đáy vực khác) [9, 80]

Sau tất cả những giận hờn, đau khổ thời gian sẽ là một liều thuốc chữa lành tất cả những vết thương tình yêu, những kỷ niệm cũng sẽ được chôn vào sâu trong ký ức, không còn cựa quậy thường xuyên nữa, những ám ảnh cũng nhạt dần trong tâm trí, con người cũng mạnh mẽ hơn để tiếp tục sống và mạnh mẽ đối diện với tất cả:

“Ngực lửa cháy chỉ còn âm ỉ Và rồi vết thương lên da non

Ám ảnh dần trong suốt.” (Hôm qua) [9, 41]

Trên đời này có tình yêu nào mà không đau khổ, giận hờn nhưng quan trọng sau những phút giây đó con người ta sẽ rút ra cho mình những điều gì, có khi giận hờn là để hiểu nhau hơn và tình yêu muốn trường tồn thì đòi hỏi người trong cuộc phải biết tha thứ và hi sinh cho nhau, phải biết chấp nhận cả những điều tốt, điều xấu của nửa kia để mà sống, mà yêu thương:

“Thôi thì

Yêu nhau thông cảm cho nhau

Đấm ngực dậm chân mà khóc một mình Rồi ngủ tiếp.” (Phù phiếm) [9, 63]

Có như vậy tình yêu mới lâu bền bởi tình yêu đến với hai người bắt đầu từ những rung cảm đầu tiên của hai tâm hồn, nhưng để giữ được ngọn lửa tình yêu trong hai người ngoài những rung cảm đã có, cần thêm một chút mơ mộng được nuôi dưỡng từ những giây phút lãng mạn, những hạnh phúc chỉ có hai người cảm nhận được và tình yêu cũng cần phải có thêm niềm tin vào một tương lai tốt đẹp nơi đó hạnh phúc đang chờ đợi hai người cùng dắt tay nhau đi tới:

Trang 28

“Ôi trái tim bé nhỏ của em

Em đặt trong tay anh một lần này và mãi mãi.” (Dấu chân xuân) [9, 125]

Mặc cho con dốc cao dài, đèo núi vách ngược, thác lớn giữ chân, những khó khăn đang chờ đợi phía trước cũng chẳng hề gì, bởi nhờ có sức mạnh của tình yêu nên khó khăn nào cũng vượt qua, chỉ cần biết cuối con đường có một người đang chờ ta thì dù có gian khó thế nào cũng không ngăn nổi bước chân tình yêu của hai người:

“Trèo lên trèo lên trèo lên Trái tim đập một nhịp run rẩy Em là người đàn bà cuồng ngông Biết mưa mà không tránh

Biết bão mà không chạy

Con dốc dài thăm thẳm đường xa Chỉ cần nhìn chiếc bóng của anh Em còn đi mãi.” (Triền dốc) [9, 118]

Khi tình yêu đã trải qua những ngọt ngào lẫn cay đắng thì con người ta sẽ học được nhiều điều quý giá từ cuộc sống và từ tình yêu Qua thơ ta thấy có một Phạm Thị Ngọc Liên với những khao khát yêu đương mãnh liệt, rất táo bạo nhưng không ít lần phải rơi nước mắt vì tình yêu Vì tình yêu vốn dĩ là những

giấc mơ: “Thỉnh thoảng lại vùi mặt vào gối - Thức đến sáng - Và mơ.” (Ngủ mơ)

[9, 76]

1.5 Cái tôi hướng về người thân trong gia đình

Không chỉ mãnh liệt trong tình yêu, cái tôi trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên luôn thể hiện nổi khắc khoải về những cảm xúc khi nghĩ tới những người thân

Trang 29

trong gia đình của mình Với bản năng và tình thương của một người mẹ, nên thơ thường hướng về những đứa con thân thương mình đứt ruột sinh ra, theo thời gian những đứa trẻ ngây thơ sẽ lớn dần lên và cuộc sống sẽ để lại những ký ức khó quên trong lòng người mẹ khi được nhìn những đứa con vui vẻ nói cười, sống mạnh khỏe từng ngày:

“Những tiếng cười khanh khách dòn tan

Các con nhét trong từng viên gạch hồng, từng ô cửa sổ Những nét vẽ ngây ngô con cá con gà

Hàng ngày vẫn từng bầy nảy nở

Mẹ bơi lội vẫy cánh trong thế giới của các con Thấy mình cũng là trẻ nhỏ

Đêm về giấc ngủ bình yên.” (Khi tháng năm lên tiếng) [9, 16]

Hình ảnh người mẹ thân thương luôn chăm lo cho con từng khoảnh khắc của cuộc đời thật đáng để ta trân trọng Thử hỏi trên đời này có ai hi sinh cho chúng ta nhiều bằng những bậc làm cha, làm mẹ và niềm hạnh phúc lớn nhất của họ là mỗi ngày lại được nhìn những đứa con mình khôn lớn và thành công trong cuộc sống, có được cho mình những mái ấm riêng trọn vẹn:

“Con gái của mẹ vừa xinh vừa ngoan Con trai mẹ vừa lành vừa giỏi

Rồi các con sẽ có những gia đình riêng, làm chủ những gia đình mới Sẽ phân phát phong bao đỏ như mẹ ngày hôm nay

Vui cười nhìn tuổi xuân trôi mãi.” (Khi tháng năm lên tiếng) [9, 16]

Khi những đứa con đã khôn lớn, mỗi đứa tự tìm cho mình một chân trời mới, rời xa vòng tay chăm sóc của cha mẹ Người mẹ không còn được dõi theo mỗi bước chân, từng lời nói của con nữa họ sẽ nhớ, sẽ lo lắng, mong chờ từng

Trang 30

chút nhỏ tin tức từ nơi con để biết con đang sống như thế nào khi không có mẹ

bên cạnh, bởi “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời lòng mẹ vẫn bên con”:

“Tin thời sự chiều nay gần chỗ con có cơn lốc xoáy Giờ này con ở đâu

Gió xoáy phương xa xoáy buốt trong đầu Trời đất bao la, vòng tay mẹ ngắn

Ngày quá dài con biết không?” (Gửi người con gái ở xa) [9, 15]

Và thật đáng thương thay những bà mẹ chưa từng được nhìn thấy đứa con mình chào đời, họ khao khát được bế bồng, được ngắm nhìn đôi mắt đen trong sáng của đứa con dù chỉ một lần cũng không thành, nên họ mượn giấc mơ để thực hiện điều mà thực tại không mang lại được bao giờ:

“Đứa bé nào tôi đã từng mơ ước ẵm bồng trên tay Áp đôi tay non tơ vào đầu vú căng

Nơi tôi viên mãng tới tận cùng vẻ đẹp

Đứa bé có đôi mắt trong veo và ánh nhìn sâu thẳm Đại dương tình yêu của mẹ và cha.” (Giấc mơ) [9, 71]

Đúng như ông bà ta từng nói “nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ”, khi còn được làm đứa con yêu, nhận được sự nuôi dưỡng, bảo bọc của cha mẹ chúng ta đâu hiểu hết sự hinh sinh của đấng sinh thành là to lớn đến mức độ nào Chúng ta chỉ biết sống cho những cái riêng của bản thân, chạy theo những niềm vui mới mà vô tình không để ý đến cảm nhận của cha mẹ, phải đến khi đã làm cha làm mẹ thì mới hiểu ra được tấm lòng và sự hi sinh vô điều kiện của cha mẹ cho mình đáng quý trọng nhường nào:

“Tôi chọn hạnh phúc riêng tư Không để ý đến nỗi nhớ khắc khoải

Trang 31

Chỉ thấy mình hụt hẫng thiếu thốn Đầy xót xa ân hận

Nghĩ về mẹ, muốn quỳ dưới chân mẹ Khi đã là người mẹ.” (Hình bóng) [9, 13]

Trước khi được làm mẹ, làm cha ai cũng một thời là con nhỏ, cũng có những người cha, người mẹ tuyệt vời là chỗ dựa vững chắc cho mình trên mỗi bước đường đời, vậy nên mỗi khi vấp ngã hay gặp áp lực trong cuộc sống chỉ muốn được chạy ngay về nhà ôm lấy cha mẹ, được ăn những món thật ngon do mẹ nấu, được nghe những lời khuyên bổ ích từ người cha đáng kính:

“Chạy trốn sự phát hiện tội tình Tôi cầm trái tim tôi bắt mình đứng lại

Tôi tìm cha tôi, tôi tìm mẹ tôi.” (Niệm khúc) [9, 12]

Bởi cha mẹ là những món quà vô giá mà thượng đế đã ưu ái dành tặng cho mỗi người trên thế gian này, cha mẹ là người không quản khó nhọc nuôi ta lớn khôn, truyền dạy cho ta lẽ sống, niềm tin và cả hy vọng để vững bước trên cuộc đời vốn đầy rẫy những chông gai khó nhọc luôn tìm đủ cách để thử thách mỗi bước chân ta đi:

“Là cha tôi

Bốc cháy một lần cuối cùng Cho tôi niềm tin, cho tôi hy vọng

Ôi khúc hát của những tàn tro chẳng bao giờ lịm tắt Thổi bùng cuộc sống trong tôi.” (Khúc hát II) [9, 9]

Mỗi người sinh ra trên đời đều có cho riêng mình một mái ấm để được che chở, tưởng nhớ và Phạm Thị Ngọc Liên cũng vậy, thơ cô luôn thể hiện nỗi khắc khoải, nhớ thương về những người thân trong gia đình, họ là tất cả nguồn

Trang 32

sống nơi cô điều đó được thể hiện chân thực qua thơ với những ca từ tha thiết nhất

Tiểu kết, thơ Phạm Thị Ngọc Liên thể hiện cái tôi trữ tình của một tâm

hồn người phụ nữ với những khao khát yêu thương mãnh liệt Điều đó được thể hiện qua nỗi cô đơn thường trực của người phụ nữ khi yêu, những cảm xúc mãnh liệt về nỗi đau, hạnh phúc trong tình yêu và cả nỗi nhớ khắc khoải về những người thân yêu trong gia đình của mình Cái tôi trữ tình trong thơ có một chức năng cấu trúc mang tính nghệ thuật với khả năng xúc cảm thế giới thực để chuyển thành thế giới tinh thần trong thơ một cách thống nhất, đầy sáng tạo mang những dấu ấn cá nhân riêng biệt Tất cả như hướng đến việc chuyển tải tới độc giả những quan niệm nghệ thuật của tác giả Có lẽ mọi cảm xúc thơ có được là nhờ sự cảm nhận chân thực từ chính đời sống thực tại của nhà thơ cộng với trái tim nhạy cảm của người thi sĩ Đó là những khi chìm đắm trong hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu hay vẫy vùng trong nỗi cô đơn, sự trống trải, hay những giây phút sống giữa sự đam mê và thất vọng, có cả tin yêu và bị lừa dối, Những cung bậc cảm xúc của tình yêu và cuộc sống được cô diễn tả trên mỗi trang thơ một cách chân thực nhất Đó cũng là nội dung chủ yếu góp phần làm nên nét độc đáo trong thơ của tác giả cũng như truyền tải được những ý đồ nghệ thuật mà nhà thơ hướng đến

Trang 33

Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT- NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

2.1 Không gian nghệ thuật

2.1.1 Không gian thiên nhiên rộng mở

Là một người thích đi nhiều nơi và khát khao khám phá những điều tuyệt vời mà thiên nhiên mang lại cho con người nên không có ngạc nhiên khi trong những bài thơ của mình, Phạm Thị Ngọc Liên luôn đề cập đến thiên nhiên với một không gian rộng mở Đó có thể là núi cao trùng điệp, biển rộng bao la hay đang đứng trước một cánh đồng với mênh mông cỏ và hoa lá, Khát khao tìm về với thiên nhiên giống như đứa con tìm về với mẹ, muốn được mẹ thiên nhiên che chở khỏi những nhọc nhằn của cuộc sống:

“Hãy tưởng tượng ta đang ở rừng Mặt trời soi cháy lòng hoang dã Những tàng cây âm u tiếng ca

Vỗ về cơn đau khát khao xứ lạ.” (Huyễn hoặc) [9, 103]

Có những lúc thiên nhiên mang lại cho con người cảm giác như được xoa dịu nỗi đau nơi trái tim luôn khao khát yêu đương mãnh liệt của mình khi đứng trên đỉnh núi tận hưởng cảm giác vừa ghê sợ vừa thích thú, ngắm nhìn từng đoàn mây trắng bay trên đỉnh đầu, nghe những lời ca của gió, đắm mình trong cái nắng của đỉnh đồi và hòa cùng những giai điệu của núi rừng, nơi dưới chân là thác nước ngân vang đang tuông chảy còn trên đỉnh đầu là những chú chim đang thi nhau hót những ca khúc hay nhất của núi rừng:

“Mang trái tim ngựa hoang lên núi – thả vào lời cồng chiêng ngân vang Gió lồng lộng đỉnh đồi nắng chói – mây theo em qua tận cổng trời

Vó ngựa hoang ruổi rong bật máu – bờm dựng cao mắt tóe quầng sao Nắng thiêm thiếp nằm xuôi dưới vó – ngày hồng hoang thời gian xanh rêu

Trang 34

Lửa khao khát cháy sôi lồng ngực – nửa bầu trời nghiêng xuống tim đau Em ngồi gõ lời ru nương rẫy – lời của rừng của thác xôn xao.”

(Nhã ca núi) [9, 130]

Thiên nhiên như được rộng mở thêm khi ta đang ở trên một độ cao mà đưa tay lên là chạm đỉnh trời cuối xuống là đáy vực sâu, ở một ví trí cao như vậy ta có thể dễ dàng quan sát được toàn cảnh của núi rừng, lắng nghe những âm thanh trên bầu trời với những tiếng chim ca, những lời ru của gió Khi đứng trước một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn như vậy chúng ta sẽ có cảm giác mình thật nhỏ bé như hạt bụi đang trôi lạc giữa đất trời bao la:

“Hãy tưởng tượng ta đang ở núi Đưa tay lên là chạm đỉnh trời

Giấc ngủ trưa bềnh bồng sương khói Một tiếng chim buồn thánh thoát rơi

Hãy tưởng tượng ta là hạt bụi

Bay giữa đất trời giữa cả vô biên.” (Huyễn hoặc) [9, 103]

Cảm giác đứng trên đỉnh trời tạo cho ta một chút gì đó vừa rùng rợn vừa thích thú và nó cũng là cảm giác của con người khi yêu, họ thấy mình giống như mình đang đứng trên đỉnh núi đang đắm chìm trong những khoảnh khắc mơ mộng nhất nhưng cũng đầy những thử thách hiểm nguy, muốn quay xuống cũng khó còn đi tiếp càng không dễ bởi phía trước là bầu trời rộng lớn nhưng lỡ đi sai một bước chân rất có thể rơi xuống đáy vực sâu Những lúc như vậy phải cố giữ lấy sự bình ổn của mình để đưa ra những quyết định sau cùng hợp lý nhất:

“Em giống như kẻ đã leo lên đỉnh núi chót vót Ngửa mặt lên là chạm bầu trời

Trang 35

Cúi xuống là rơi vào đáy vực.” (Lẻn trốn) [9, 22]

Và có lẽ điều thích thú nhất trong những cuộc trốn chạy khỏi cái khói bụi thành phố để được hòa mình vào sự yên tĩnh và mơ mộng của thiên nhiên, ngoài những trải nghiệm thực tế, thử thách giới hạn của bản thân mình còn là những giây phút được phiêu diêu như thế này đây:

“Đứng trên đỉnh núi xa Nhìn ra sông suối hẹp Ước có cánh mà bay Giá được nằm trên mây Làm mưa rào một trận

Ve vuốt mảnh tình gầy.” (Lên núi) [9, 88]

Hay đơn giản được cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên lúc vào thu ở núi:

“Chiều đã bay đi cùng tiếng hót Này trái tim hoang chân ngựa hoang Bồi hồi gõ nhịp qua thềm cũ Em với mùa thu đẫm sắc vàng Em với mùa thu mưa nhẹ hạt Mùa thu ở núi mềm như sương Lướt thước tầm xuân nở cuối đường.” (Mưa ở núi) [9, 82]

Và như muốn sống lại những kỷ niệm ấm áp khó quên cùng người cha đã khuất khi thiên nhiên là nơi lưu giữ những dấu chân cha đã dắt con đi, những bông hoa của núi rừng cất giữ tiếng cười của những kỷ niệm xưa cũ:

“Chiều sẽ không mưa

Ánh sáng trên núi cao nói lời ấm áp Tôi biết vì sao hoa dã quỳ không vàng

Như những ngày cha dắt tôi đi.” (Đỉnh núi) [9, 10]

Có lúc thiên nhiên lại như một người bạn sẵng sàn lắng nghe mọi tâm sự của thi nhân, an ủi thi nhân bằng mùi thơm hoa lá, bằng sự dịu nhẹ nơi bóng mát

Trang 36

của tán cây hay những hành động như vỗ về của những chú cào cào, chú chim như muốn trình diễn cho họ xem những tiết mục đẹp, vui nhộn nhất Lúc này có cảm giác như mọi con mắt của thiên nhiên xung quanh đang hướng về con người để mong được chia sẻ những nỗi buồn và là chỗ dựa bình yên nhất:

Tôi lơ lửng không bay trước gió

Ai tặng tôi bông dã quỳ ngủ dài trên cỏ Để tôi biến thành sương rơi

Trong êm đềm buổi chiều

Từng con mắt lá dỗ dành đăm chiêu

Tôi muốn khóc.” (Dưới bóng cây) [9, 143]

Nhìn chung không gian trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên là một không gian thiên nhiên chở đầy tâm trạng của tác giả Tác giả muốn mượn không gian thiên nhiên để bày tỏ nỗi lòng bởi khi con người mang tâm trạng lại không tìm được sự đồng điệu từ thế giới con người họ sẽ quay về tìm sự che chở, sẻ chia của mẹ thiên nhiên hiền từ Tìm lên núi để được tận hưởng cảm giác đứng dan tay giữa trời mà hét, được chinh phục những giới hạn của bản thân và đắm mình trong không gian của núi rừng, được nhận sự chia sẻ, bầu bạn từ thiên nhiên Thiên

Ngày đăng: 31/05/2024, 17:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan