1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo thực tập tại công ty tnhh umc việt nam

34 84 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Hải
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Cơ khí động lực
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 5,78 MB
File đính kèm Báo cáo thực tập tại công ty tnhh umc việt nam.rar (6 MB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP (4)
    • 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp (4)
      • 1.1.1 Lịch sử (4)
      • 1.1.2 Ý nghĩa tên gọi và logo (6)
    • 1.2 Lĩnh vực sản xuất và cơ cấu tổ chức , sản xuất và kinh doanh (6)
    • 1.1 Lý do và vị trí tham gia thực tập (0)
  • CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BO MẠCH ĐIỆN TỬ (16)
    • 2.1 Tổng quan về dây chuyền sản xuất (16)
    • 2.2 Cụm sản xuất (22)
    • 2.3 Vị trí thực tập trong công ty (27)
  • CHƯƠNG 3: KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (30)
    • 3.1 Kiến thức và kĩ năng đạt được (30)
    • 3.2 Thái độ của sinh viên thực tập với công ty (31)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN (32)
    • 4.1 Kết quả thực hiện (32)
    • 4.2 Đề xuất (33)

Nội dung

Trong thời kỳ kinh tế đang đi lên và phát triển không ngừng hiện nay việc tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới đáp ứng cho quá trình học tập ứng dụng và phát triển trong nhà trường, công ty, phân xưởng, xí nghiệp. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên đã tổ chức cho sinh viên được hoạt động, làm việc và tiếp thu kinh nghiệm, phương pháp, công nghệ mới áp dụng trong các khu công nghiệp giúp sinh viên chủ động hơn trong việc năm bắt công nghệ mới và có trình độ chuyên môn cao hơn trong công việc, có thêm kinh nghiệm tiếp xúc học hỏi nhiều hơn ở các công ty công nghệ ở VIỆT NAM.

TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp

- Tên công ty: Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam – là một thành viên trực thuộc tập đoàn UMC Nhật Bản

- Người đại diện pháp luật Masayuki Hasegawa

- Địa chỉ: Lô A1, KCN Tân Trường, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng Hải

- Tên giao dịch đối ngoại: UMC Vietnam Co., Ltd

- Thành lập: 1/4/2006 và đi vào hoạt động tháng 1 – 2007

- Giấy phép đầu tư số 2198 GP cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Chế xuất 100% VDTNN

+ Trong đó vốn điều lệ: 18.000.000 USD

- Sản phẩm công ty: Lắp ráp bản mạch máy in, linh kiện ô tô

- Website: http://umc.com.vn

- Quy mô công ty: Sau rất nhiều năm hoạt đông UMC Việt Nam đã khẳng định vị thế là công ty hàng đầu tại Việt Nam tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân với quy mô 4000-5000 người với diện tích xưởng 94 000 m^2 công ty được đánh giá là có môi trường tốt, không độc hại.

* Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Công ty điện tử UMC Nhật Bản là một tập đoàn đa quốc gia với nhiều chi nhánh ở các quốc gia trên thế giới và công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam là một trong những chi nhánh của tập đoàn UMC Nhật Bản được thành lập năm 2006 với vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản Sau hơn một năm cố gắng xây dựng nhà máy thì đến 1/2007 công ty chính thức đi vào hoạt động Công ty UMC Việt nam hoạt động chính là lắp ráp linh kiện điện tử.

Hình 2 Lễ khánh thành nhà máy UMC

Sau hơn 10 năm hoạt động thì UMC Việt Nam đã phát triển và mở rộng nhà máy hơn rất nhiều, cũng đã khẳng định được vị thế, tự hào là công ty công nghệ tốt của Hải Dương cũng như là Việt Nam Công ty đã tạo ra môi trường làm việc lành mạnh không độc hại, tạo động lực phát triển kinh tế cũng như tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho nhân dân Hải Dương Đến năm 2024 công ty UMC có diện tích khoảng 94.000 m 2 tạo việc làm cho hơn 5000 lao động.

1.1.2 Ý nghĩa tên gọi và logo

+ U: Uchiyama ( tên gia đình sở hữu công ty )

+ Vòng tròn là tượng trưng cho khách hàng và những sản phẩm của khách hàng

+ Phần bên dưới tượng trưng cho sự đoàn kết cùng phát triển của công nhân viên UMC

Lĩnh vực sản xuất và cơ cấu tổ chức , sản xuất và kinh doanh

+ Công ty TNHH Điện tử UMC là thành viên của tập đoàn UMC Nhật Bản chuyên lắp ráp linh kiện điện tử thành một bản mạch hoàn chỉnh như mạch máy in, bản mạch ô tô , công ty còn là đối tác quan trọng và tin cậy của Canon Việt Nam

Hình 4 Hình ảnh bản mạch

Công ty còn có trung tâm sản xuất dụng cụ hàn thiết bị tự động và các kĩ sư ở văn phòng đều tham gia vào việc phát triển nhằm nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí và hiệu quả tại chỗ Bằng cách phát triển các thiết bị tự động chất lượng cao chi phí lại rẻ được sản xuất như robot hàn, không cần phải nhập khẩu từ nước ngoài Về chất lượng công ty UMC luôn đảm bảo chất lượng đầu ra, trong công ty luôn có đội ngũ giám sát chất lượng và được thử nghiệm trước khi đến tay khách hàng với các công cụ đánh giá chất lượng bao gồm tia X và kính hiển vi quét điện tử việc kiểm tra và phân tích sản phẩm rất chính xác được thực hiện.

+ Sau nhiều năm hoạt động công ty đã khẳng định được vị thế của mình tự hào là một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt Các khu vực sản xuất của UMC luôn được tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn của khách hàng và sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. Hơn 10 năm đi vào hoạt động công ty ngày càng mở rộng quy mô để áp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Cơ cấu tổ chức gồm có:

+ Phòng kỹ thuật + Phòng mua hàng + Phòng tài chính,kế toán

+ Quản lý dự án + Quản lý ca A,B

Hình 5: Sơ đồ cơ cấu công ty

- Chức năng của các bộ phận trong công ty:

+ Giám đốc: Trong công ty giám đốc có vai trò quan trọng là dẫn dắt hướng đi của doanh nghiệp, xác định phương hướng, truyền đạt tầm nhìn và cảm hứng cho tổ chức có những thay đổi cần thiết để hướng tới tương lai.

 Thực hiện chiến lược, giám sát hoạt động, đánh giá tiến độ để đáp ứng kỳ vọng, cải thiện tăng trưởng tài chính cho doanh nghiệp.

 Lãnh đạo công ty thực hiện thành công các kế hoạch đã đề ra và chịu trách nhiệm trước tổng công ty về tình hình sản xuất kinh doanh đồng thời phải thực hiện các nhiệm khi được giám đốc của công ty tổng giao phó.

 Giám đốc còn là người chịu trách nhiệm pháp nhân trước nhà nước và Bộ Quốc Phòng.

 Xem xét các cơ hội, tìm cách nâng cao giá trị công ty Khám phá đi đầu trong các lĩnh vực mới và đàm phán các hợp đồng nhằm thúc đẩy giá trị công ty.

 Tham gia vào các sự kiện liên quan đến nghành để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề nhân viên làm tăng danh tiếng và thành công cho công ty.

+ Phó giám đốc là: người làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc, các phó giám đốc phụ trách những mảng mình được phân công giúp giám đốc làm việc và điều hành quản lý công ty Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận.

+ Phòng Kinh Doanh: có vai trò vô cùng quan trọng trong công ty nó như là đầu não của công ty, phòng kinh doanh chuyên định hướng ra các kế hoạch kinh doanh mới cho công ty ngoài ra bộ phận kinh doanh thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như giữ chân khách hàng.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh: Bộ phận kinh doanh xác định các mục tiêu và tầm nhìn của công cuộc bán hàng Họ có trách nhiệm chuẩn bị một kế hoạch bán hàng bài bản và có tính thực thi cao Các mục tiêu thường bao gồm những thứ như đạt được hạn ngạch và khối lượng bán hàng

Những mục tiêu này có xu hướng ngắn hạn Kế hoạch kinh doanh bao gồm các chi tiết như lịch sử, mục tiêu và tầm nhìn của công ty, cấu trúc đội ngũ, thị trường mục tiêu, quy trình bán hàng, các công cụ và nguồn lực Chi tiết hóa quy trình bán hàng là cần thiết khi lập kế hoạch kinh doanh.

Quy trình bán hàng bao gồm các bước mà bộ phần này phải tuân theo để xác định khách hàng tiềm năng nhằm chốt giao dịch Quy trình bán hàng có cấu trúc tốt sẽ cải thiện chuyển đổi và kết thúc giao dịch Nó cũng hoạt động như một hướng dẫn cho các đại diện bán hàng Cụ thể hơn là giúp họ cung cấp những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng tiềm năng.

 Tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng

Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm tìm nguồn cung ứng và xác định các khách hàng tiềm năng ở giai đoạn đầu Tìm nguồn cung ứng bao gồm nghiên cứu trực tuyến trên các trang web khác nhau, tham dự các sự kiện hoặc hội nghị trong ngành hoặc yêu cầu giới thiệu từ khách hàng hoặc đồng nghiệp hiện tại

Khi phòng kinh doanh đã xác định được các khách hàng tiềm năng, bộ phận sẽ đưa họ vào quy trình bán hàng Bằng cách liên hệ với họ thông qua telesale, email hoặc các phương tiện khác, nhân viên kinh doanh nỗ lực và tìm nhiều cách khác nhau để tiếp cận với khách hàng.

 Xử lý, giám sát và báo cáo các vấn đề kinh doanh

Một chức năng nhiệm vụ quan trọng khác của phòng kinh doanh là xử lý, giám sát và báo cáo các vấn đề kinh doanh Bộ phận này chịu trách nhiệm đưa ra hoạt động kinh doanh mới, quảng cáo chiêu hàng và hoàn thành một thương vụ bán hàng Các cá nhân chịu trách nhiệm về quy trình này viết đề xuất, tạo bản trình bày hoặc chạy trình chiếu để thuyết phục khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng đầu cuối.

Lý do và vị trí tham gia thực tập

2.1 Tổng quan về dây chuyền sản xuất

- Dây chuyền sản xuất là một tập hợp các hoạt động tuần tự được thiết lập tại một nhà máy để chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm tiêu dùng cuối cùng hoặc lắp ráp các bộ phận thành thành phẩm Dây chuyền này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, được sắp xếp theo trình tự hợp lý và được thực hiện liên tục, giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.

- Dây chuyền sản xuất là một tính năng phổ biến trong thế giới sản xuất Tất nhiên, loại dây chuyền sản xuất khác nhau tùy thuộc vào cơ sở và sản phẩm Tuy nhiên, mục tiêu là đưa sản phẩm đến trạng thái hoàn thiện mong muốn một cách hiệu quả Dây chuyền sản xuất có đường dẫn có tổ chức, thường được thiết lập trên băng chuyền hoặc thiết bị khác để di chuyển sản phẩm Trong khi sản phẩm di chuyển, nó sẽ đi qua các trạm nơi máy móc tự động hoặc công nhân thêm một phần hoặc một quy trình để có được sản phẩm hoàn chỉnh.

Hình 6 Dây chuyền sản xuất

- Dây chuyền sản xuất trong UMC có nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau nhưng quan trọng hơn là dây chuyền FAT là dây chuyển cuối cùng trong cụm sản xuất ra bản mạch nó là công đoạn đánh giá kiểm tra bản mạch, tập hợp các bài kiểm tra được xác định và lên kế hoạch trước để chứng minh tính phù hợp cho mục đích sử dụng theo yêu cầu của khách hàng, được thực hiện tại nhà máy của Nhà cung cấp trước khi giao hàng

- Trong dây chuyền FAT được chia thành nhiều công đoạn nhỏ cho thấy việc kiểm tra chất lượng bản mạch là vô cùng quan trọng với công ty UMC và toàn thể nhân viên:

DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BO MẠCH ĐIỆN TỬ

Tổng quan về dây chuyền sản xuất

- Dây chuyền sản xuất là một tập hợp các hoạt động tuần tự được thiết lập tại một nhà máy để chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm tiêu dùng cuối cùng hoặc lắp ráp các bộ phận thành thành phẩm Dây chuyền này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, được sắp xếp theo trình tự hợp lý và được thực hiện liên tục, giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.

- Dây chuyền sản xuất là một tính năng phổ biến trong thế giới sản xuất Tất nhiên, loại dây chuyền sản xuất khác nhau tùy thuộc vào cơ sở và sản phẩm Tuy nhiên, mục tiêu là đưa sản phẩm đến trạng thái hoàn thiện mong muốn một cách hiệu quả Dây chuyền sản xuất có đường dẫn có tổ chức, thường được thiết lập trên băng chuyền hoặc thiết bị khác để di chuyển sản phẩm Trong khi sản phẩm di chuyển, nó sẽ đi qua các trạm nơi máy móc tự động hoặc công nhân thêm một phần hoặc một quy trình để có được sản phẩm hoàn chỉnh.

Hình 6 Dây chuyền sản xuất

- Dây chuyền sản xuất trong UMC có nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau nhưng quan trọng hơn là dây chuyền FAT là dây chuyển cuối cùng trong cụm sản xuất ra bản mạch nó là công đoạn đánh giá kiểm tra bản mạch, tập hợp các bài kiểm tra được xác định và lên kế hoạch trước để chứng minh tính phù hợp cho mục đích sử dụng theo yêu cầu của khách hàng, được thực hiện tại nhà máy của Nhà cung cấp trước khi giao hàng

- Trong dây chuyền FAT được chia thành nhiều công đoạn nhỏ cho thấy việc kiểm tra chất lượng bản mạch là vô cùng quan trọng với công ty UMC và toàn thể nhân viên:

+ Công đoạn kiểm tra mắt một: là một công đoạn vô cùng quan trọng nó kiểm tra các lỗi ngoại quan của bản mạch tránh gặp như là kênh linh kiện, thiếu linh kiện, sai linh kiện, cháy …không để cho những bản mạch này chạy xuống công đoạn sau, nhằm không xảy ra sự việc bất thường như nhầm thiếu linh kiện xuống khách hàng, làm ảnh hưởng đến bản mạch.

Hình 7 Công đoạn kiểm tra mắt

Trong công đoạn này người thao tác phải quan sát thật kĩ để tránh nhầm lẫn linh kiện điện tử, công đoạn này là công đoạn đầu tiên trong dây chuyền nên vô cùng quan trọng.

+ Công đoạn sửa hàn: Là một công đoạn vô cùng quan trọng, công đoạn chuyên kiểm tra mặt sau của bản mạch xem các linh kiện cắm có bị thừa thiếc, thiếu thiếc, thiếc phủ kín chân hay không đây là công đoạn đòi hỏi người thao tao phải quan sát kĩ để tránh bỏ sót lỗi xuống công đoạn sau và xa hơn nữa là lọt lỗi xuống khách hàng.

Hình 8 Công đoạn sửa hàn

+ Công đoạn vận hành máy ICT: là công đoạn kiểm tra các chức năng của bản mạch, xem các linh kiện dán có bị bong, vỡ linh kiện không Trước khi vào thao tác ở công đoạn này người thao tác phải đọc tiêu chuẩn thao tác đầu giờ để biết model hôm nay làm là gì

 Lau dọn bụi bẩn vụn của mach trên jig và flux kiểm tra xem có vẫn đề bất thường báo ngay cho leader để tránh xảy ra những lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng của bản mạch.

 Chạy máy ICT là công đoạn sau công đoạn sửa hàn và kiểm tra mắt 1 nên người thao tác phải đợi mạch từ công đoạn trước chảy xuống.

 Người thao tác phải cầm bản mạch bằng hai tay – đặt bản mạch vào trong máy kiểm tra các chốt để cố định bản mạch không để cho bản mạch bị chệch ra khỏi vị trí nếu để chệch ra khỏi chốt cố định khi mình chạy máy sẽ làm vỡ bản mạch Sau đó ấn và giữ đồng thời hai nút UP và DOWN quan sát màn hình hiển thị xem bản mạch có OK không nếu OK thì sẽ chấm Marking vào vị trí ô IN (đã đi qua máy chức năng ICT), Nếu màn hình hiển thị FALL thì khoanh tròn vào vị trí IN ghi thông tin lỗi vào phiếu và để vào thùng NG chờ leader xác nhận.

 Trong quá trình thao tác nếu người thao tác làm rơi bản mạch thì phải báo ngay cho leader ra xác nhận xem bản mạch có chạy tiếp được không, hay phải đi huỷ Vì thế cho nên công ICT là công đoạn quan trọng trong chuỗi công đoạn sản xuất FAT đây là công đoạn kiểm tra chức năng các linh kiện dán của bản mạch xem có OK không.

+ Công đoạn chạy máy Cao áp (PW): Đây là công đoạn trong cuỗi công đoạn trong dây chuyền FAT công đoạn này thể hiện bản mạch marking dấu FW vào ô số mấy để tránh nhầm lẫn với model khác đang chạy trên dây chuyền khác.

 Trước khi vào làm người thao tác phải đọc tiêu chuẩn, Check sheet đầu giờ để xem máy PW có hoạt động bình thường hay không.

 Người thao tác phải đeo bao tay để tránh tĩnh điện lên sản phẩm.

Người thao tác phải lau dọn bụi bẩn và vụn của bản mạch trên jig kiểm tra xem có điều bất thường hay không.

 Chạy máy cao áp là công đoạn sau máy ICT của dây chuyền FAT cần đợi mạch từ công đoạn trên chảy xuống.

 Người thao tác dùng hai tay cầm mạch đưa vào máy, xác nhận các chốt định vị xem có đúng vị trí không, nếu sai chốt thì khi mình đóng nắp nó sẽ làm vỡ bản mạch nên cần kiểm tra kĩ các chốt bản mạch, quan sát màn hình Nếu màn hình hiển thị OK thì chấm Marking vào dấu PW và cho xuống công đoạn sau, nếu màn hình hiển thị FALL thì ta khoanh tròn vào ô cao áp, ghi thông tin lỗi cho xuống thùng NG và tiếp tục thực hiện thao tác

 Công đoạn PW này là công đoạn quan trọng để hoàn thiện một bản mạch.

+ Công đoạn FCT: Đây là công đoạn vô cùng quan trọng vì người thao tác vừa phải chạy máy chức năng FCT và phải chạy thêm cả máy Camera.

 Trước khi vào làm người thao tác phải đọc tiêu chuẩn, Check sheet đầu giờ để xem máy FCT có hoạt động bình thường hay không.

 Người thao tác phải đeo bao tay để tránh tĩnh điện lên sản phẩm.

 Chạy máy FCT là công đoạn sau máy cao áp của dây chuyền FAT cần đợi mạch từ công đoạn trên chảy xuống.

 Người thao tác dùng hai tay cầm mạch đưa vào máy, xác nhận các chốt định vị xem có đúng vị trí không, nếu sai chốt thì khi mình đóng nắp nó sẽ làm vỡ bản mạch nên cần kiểm tra kĩ các chốt bản mạch, quan sát màn hình Nếu màn hình hiển thị OK thì chấm Marking vào dấu FCT và cho xuống công đoạn sau nếu màn hình hiển thị FALL thì ta Khoanh tròn vào ô FN ghi thông tin lỗi cho xuống thùng NG và tiếp tục thực hiện thao tác

 Công đoạn FCT này là công đoạn quan trọng để hoàn thiện một bản mạch.

Máy FCT là máy kiểm tra chức năng và nạp dữ liệu cho IC, có đôi khi máy FCT không nạp được dữ liệu cho bản mạch cho nên người thao tác phải chú ý quan sát các máy xem có nạp dữ liệu log cho bản mạch không.

Cụm sản xuất

Trong công ty UMC cụm sản xuất bao gồm rất nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau nhưng nó có vai trò hàn gắn mật thiết với nhau như là:

Khi nhìn vào bên trong bất kỳ thiết bị điện tử được sản xuất thương mại ngày nay đều có thể thấy các linh kiện rất nhỏ Thay vì sử dụng các linh kiện truyền thống có chân như các linh kiện trong thiết bị điện gia dụng, các linh kiện này được gắn trên bề mặt của bo mạch và nhiều loại có kích thước rất bé.

Công nghệ này được gọi là Surface Mount Technology hay công nghệ dán bề mặt, SMT và linh kiện SMT Hầu như tất cả các thiết bị ngày nay được sản xuất thương mại đều sử dụng công nghệ gắn trên bề mặt, bởi vì nó mang lại nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất PCB, và về kích thước, việc sử dụng các linh kiện SMT cho phép nhiều thiết bị điện tử được đóng gói vào một không gian nhỏ hơn.

Ngoài kích thước, công nghệ gắn trên bề mặt cho phép lắp ráp và hàn PCB tự động, và điều này mang lại những cải tiến đáng kể về độ tin cậy cũng như tiết kiệm chi phí rất lớn.

Công đoạn hàn gắn các linh kiện điện tử nhỏ gọn chẳng hạn như vi mạch, diode, tụ, trở,

IC và các linh kiện khác trực tiếp trên bề mặt bo mạch điện tử Quá trình nhanh chóng, tự động và đảm bảo chính xác cao, giúp tăng năng xuất sản xuất và giảm chi phí lao động, Công đoạn SMT là một công đoạn vô cùng quan trọng nó là chất lượng đầu vào của bản mạch nếu đầu vảo của SMT xảy ra lỗi thì tất cả công đoạn sau đều xảy ra lỗi.

+ Theo lịch sử phát triển lắp ráp điện tử, gắn linh kiện bằng tay là cách sản xuất truyền thống xuất phát từ thời công nghệ Point- to- point và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc, vì một lý do rất dễ hiểu là công việc thiết kế trong phòng thí nghiệm để "dựng" sản phẩm chưa thể được thay thế hoàn toàn bằng mô phỏng điện toán được Mặt khác, lắp ráp điện tử đơn chiếc còn có một sức hấp dẫn với nhiều tín đồ handmade trên khắp thế giới trong việc chế tạo những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân với các sản phẩm âm thanh được mệnh danh là hàng 2end Trong công nghiệp ngày nay tuy tự động hóa phát triển vượt bậc nhưng các nhà máy cũng không thể trang bị máy móc đủ để thay thế hoàn toàn công tác cắm tay vì một lý do đơn giản là vốn không thể cho phép Tuy việc hiện đại hóa nâng cao chất lượng sản phẩm và qua trình thu nhỏ sản phẩm đang ngày càng phát triển nhưng trên thực tế do yêu cầu mạch điện tử có yếu tố công suất nên có những linh kiện tương ứng không thể dùng máy móc cắm thay được

+ Trong các công ty điện tử công đoạn cắm tay là công đoạn cắm các linh kiện mà bên SMT không cắm như tụ, biến áp … đều là những linh kiện to vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến trực tiếp bản mạch như là kênh, bong, vỡ linh kiện Vì vậy đòi hỏi người cắm tay luôn phải tập trung tinh thần cao độ không thì rất dễ xảy ra sai sót không đáng có làm ảnh hưởng đến bản mạch Ví dụ: trong công ty trong công đoạn cắm tay có model trong bản mạch có linh kiện cầu chì bị kênh nếu công đoạn sau không kiểm soát được nếu để lọt xuông khách hàng hoặc xa hơn nữa là ra thị trường thì rất nguy hiểm cho người tiêu dùng khi đang sử dụng thiết bị mà cầu chỉ nổ Cho nên công đoạn cắm tay vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của bản mạch có OK không.

Hình 13 Công đoạn Cắm Tay

*Công đoạn máy hàn sau cắm tay:

+ Máy hàn thiếc tự động (Robot hàn thiếc tự động) trong sản xuất linh kiện điện tử là một công cụ quan trọng được sử dụng để kết nối các thành phần kim loại trong quá trình lắp ráp và sản xuất linh kiện điện tử.

+ Hiện nay, máy hàn tự động rất phổ biến và góp phần quan trọng trong ngành sản xuất các linh kiện điện tử Việc lắp ráp các mạch nhúng, cảm biến và các thành phần nhỏ khác, yêu cầu độ chính xác và cẩn thận khi xử lý Robot hàn thiếc 3 trục tự động hàn linh kiện điện tử có thể dùng nối các mối hàn tỉ trong các thiết bị điện tử, acquy, linh kiện thuộc kim loại, linh kiện đồng hồ Điều này giúp mạch hoạt động một cách bình thường, không hư hỏng đến mạch.

+ Máy hàn tự động được sử dụng để hàn các dây nối và cáp điện trong quá trình sản xuất linh kiện điện tử, dây nối bên trong bo mạch điện tử, hàn dây trong đèn LED và các ứng dụng khác liên quan đến liên kết dây.

+ Máy cũng được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất pin, để kết nối các thành phần của pin như ốc vít, chân điện, và dây nối.

+ Máy hàn thiếc tự động đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các bộ cảm biến và bộ chuyển đổi trong linh kiện điện tử, đảm bảo rằng các mối hàn này bền vững và đáng tin cậy.

+ Công đoạn máy hàn là công đoạn quan trọng người thao tác phải tếp xúc nhiều với thiếc hàn nên rất độc, nó cũng là công đoạn vô cùng quan trọng đòi hỏi người thao tác phải quan sát kĩ xem chất lượng mối hàn của bản mạch sau máy hàn có OK không, để còn chỉnh sao cho mối hàn xảy ra ít lỗi nhất tránh ảnh hưởng đến bản mạch điện tử.

Hình 9: Máy hàn tự động

*Dây chuyền FAT: là công đoạn quan trọng vì nó là công đoạn kiểm tra các lỗi, nạp log chạy máy chức năng mà khách hàng đã đề ra làm tiêu chuẩn của bản mạch Công đoạn này là gồm có nhiều công đoạn nhỏ: kiểm tra mắt một, chạy máy chức năng ICT, FCT, PW, đây là công đoạn để kiểm soát các lỗi của dây chuyền trước như là thiếu thừa linh kiện, thừa thiếu thiếc, bong tróc linh kiện.

Hình 10: Dây chuyền sản xuất

Vị trí thực tập trong công ty

- Trong công ty có rất nhiều bộ phận sản xuất khác nhau nên khi trên phòng đào tạo chúng em được giáo viên phân công đưa vào các dây chuyền sản suất khác nhau như là: SMT, cắm tay, FAT, trong kho…và em được đưa vào dây chuyền FAT trong FAT có rất nhiều công đoạn khác nhau như:

+ Công đoạn kiểm tra mắt một

+ Công đoạn chạy máy chức năng

+ Công đoạn kiểm tra mắt hai

Công đoạn kiểm tra mắt một cũng là công đoạn mà em thực tập tại công ty UMC đây cũng là công đoạn vô cùng quan trọng trong dây chuyền FAT Công đoạn kiểm tra mắt một là công đoạn kiểm tra các lỗi ngoại quan trên bản mạch để đảm bảo chức năng của bản mạch ngăn ngừa lọt lỗi xuống công đoạn sau đây là một vị trí mắt xích của dòng chảy bản mạch.

Hình 11: Công đoạn kiểm tra mắt một Đối với công đoạn kiểm tra mắt một trước khi vào thao tác ta phải thực hiện các bước chuẩn bị trước khi tiến hành vào làm việc:

+ Trước khi vào sản xuất người thao tác phải xác định model đang sản xuất trên line

+ Người thao tác phải xác định đúng tiêu chuẩn tại vị trí mình thao tác để tránh nhầm tiêu chuẩn nhầm model đang sản xuất trên line.

+ Người thao tác phải xác nhận đúng jig cho model sản xuất

+ Người thao tác phải xác định đúng dụng cụ cần thiết tại vị trí thao tác như là: thước ly, thước lá, from tình trạng, phiếu ghi thông tin lỗi

+ Người thao tác phải kiểm tra thiết bị đầu giờ và check sheet

+ Đọc tiêu chuẩn và thực hiện thao tác

Công đoạn kiểm tra mắt một đòi hỏi người thao tác phải quan sát kĩ để tránh lọt lỗi xuống công đoạn sau vì thế cho nên công ty đã cho tiêu chuẩn thao tác của công đoạn kiểm tra mắt một.

+ Chỉ tay xác nhận tên model đang sản xuất trên line:

So sánh tên model trên bản mạch với tên model trong tiêu chuẩn thao tác có giống nhau không.

+ Chỉ tay xác nhận label:

So sánh tên model trên label giống với Model ở dưới bản mạch là OK.

Những vùng cố định trên label không được mờ nhòe, đứt nét, dính dị vật và phải đúng trong khung quy định.

+ Chỉ tay xác nhận dấu máy: Dấu marking trên bản mạch phải giống với tiêu chuẩn về hình dáng màu sắc và vị trí.

+ Nghiêng bản mạch kiểm tra độ kênh linh kiện

+ Kiểm tra mặt ngoại quan bản mạch: kiểm tra theo đường ziczac từ trên xuống dưới từ trái qua phải để kiểm soát các lỗi thừa, thiếu, vỡ linh kiện; ngược cực, ngược chiều hướng linh kiện.

*Người thao tác kiểm tra mắt một phải chú ý:

+ Không được để bản mạch lên bàn, không cầm vào vị trí có linh kiện nhằm tránh bị bong, vỡ linh kiện trên bản mạch

+ Khi bắt được lỗi tại dán tem NG vào vị trí lỗi ghi thông tin lỗi để vào thùng NG để chờ leader xác nhận.

+ Phải hoàn thành thao tác trước khi rời vị trí

+ Không được nói chuyện trong line.

+ Không được tự ý rời vị trí thao tác khi không có sự cho phép của leader

+ Phải đeo găng tay khi thực hiện thao tác.

+ Không được chuyển model giữa các line tránh gây nhàm lẫn model.

Cho nên người thao tác tại vị trí kiểm tra mắt một đòi hỏi người thao tác phải quan sát tốt, kiểm soát được các lỗi vì đây là công đoạn mắt xích trong chuỗi công đoạn trong dây chuyền sản xuất FAT Cảm ơn công ty đã cho em vào vị trí này làm cho em học tập được rất nhiều thứ cần quan sát, có tính kỉ luật hơn, tập trung hơn.

KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Kiến thức và kĩ năng đạt được

*Kiến thức đạt được khi đi thực tập là:

+ Giúp chúng em hiểu rõ hơn về nghành nghề mà bọn em đã chọn.

+ Giúp chúng em tích luỹ được kiến thức, kinh nghiệm còn yếu khi học ở trường

+ Thời gian thực tập không chỉ giúp chúng em làm quen với những công việc thực tế tại doanh nghiệp mà còn là thời gian để biến đó thành cơ hội nghề nghiệp, định hướng trong tương lai.

+ Thời gian đi thực tập còn giúp bọn em có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc và xa hơn là cuộc sống sau này khi ra trường.

+ Giúp em có thêm sự tự tin và sự chủ động trong công việc

+ Quan sát và học hỏi được những quy trình, sự vâṇ hành, phương án thực tiễn của công ty mình đang thực tập.

+ Hiểu rõ thông tin thực tiễn về hoạt động nghề nghiệp.

+ Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một cơ quan.

*Kỹ năng đạt được khi đi thực tập được là:

+ Hoàn thiện được khả năng tư duy tích cực, sáng tạo và thích nghi một cách linh hoạt với môi trường làm việc chuyên nghiệp.

+ Rèn giũa tinh thần chuyên nghiệp trong công việc bao gồm các đức tính như sự đam mê nghề nghiệp, sự trung thực/liêm chính, tinh thần trách nhiệm/độ tin cậy, sự tôn trọng người khác, sự tự tin và năng động.

+ Phát triển khả năng làm việc độc lập và làm việc với người khác, trong và ngoài tổ chức, áp dụng các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

+ Phát triển được kĩ năng tự nhận thức, đánh giá cơ hội, xác định các mục tiêu nghề nghiệp.

+ Kỹ năng chịu áp lực công việc.

+ Kỹ năng phân tích vấn đề.

+ Kỹ năng giao tiếp linh hoạt.

+ Kỹ năng làm việc độc lập.

+ Kỹ năng làm việc nhóm.

+ Kỹ năng quản lý thời gian một cách hiệu quả.

+ Kỹ năng đánh giá và ra quyết định.

Thái độ của sinh viên thực tập với công ty

- Thực hiện đúng quy định mà công ty đã đề ra, tuân thủ đúng các thao tác mà công ty đề ra.

- Làm đúng yêu cầu trong công việc

- Tôn trọng cấp trên của mình, không làm sai quy định

- Không đi muộn vào sớm.

- Không vi phạm kỉ luật.

- Làm việc với thái độ tích cực.

- Không nghỉ làm không lý do.

- Không nói to, nói bậy trong môi trường làm việc.

Ngày đăng: 31/05/2024, 15:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 5: Sơ đồ cơ cấu công ty - Báo cáo thực tập tại công ty tnhh umc việt nam
Hình 5 Sơ đồ cơ cấu công ty (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w