1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai

78 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Ngành Dịch Vụ Vận Tải Tỉnh Lào Cai
Tác giả Trần Bảo Ngọc
Người hướng dẫn Nguyễn Thanh Thủy
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI TRONG (15)
    • 1.1 Khái niệm và vai trò của dịch vụ vận tải trong logistics (15)
      • 1.1.1 Các khái niệm (15)
      • 1.1.2 Vai trò của dịch vụ vận tải trong logistics (19)
    • 1.2 Các phương thức vận tải cơ bản (20)
      • 1.2.1 Đường bộ (21)
      • 1.2.2 Đường sắt (22)
      • 1.2.3 Đường thủy (22)
      • 1.2.4 Đường hàng không (22)
      • 1.2.5 Đường ống (23)
      • 1.2.6 Vận tải đa phương thức (23)
    • 1.3 Các quy định trong vận tải (23)
      • 1.3.1 Quy định môi trường (26)
      • 1.3.2 Quy định an toàn (28)
      • 1.3.3 Quy định kinh tế (28)
    • 1.4 Hướng phát triển ngành dịch vụ vận tải (29)
      • 1.4.1 Phát triển theo chiều rộng (29)
      • 1.4.2 Phát triển theo chiều sâu (29)
    • 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành dịch vụ vận tải 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI LÀO CAI (29)
    • 2.1 Giới thiệu chung về Lào Cai (32)
      • 2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên (32)
      • 2.1.2 Kinh tế và xã hội (33)
    • 2.2 Tiềm năng phát triển logistics và dịch vụ vận tải tại Lào Cai (34)
      • 2.2.1 Vị trí chiến lược (34)
      • 2.2.4 Cơ sở hạ tầng logistics (37)
        • 2.2.4.1 Hạ tầng giao thông (37)
        • 2.2.4.2 Kho bãi/Trung tâm logistics (42)
        • 2.2.4.3 Hệ thống giao dịch, thanh toán (43)
    • 2.3 Thực trạng phát triển ngành dịch vụ vận tải tại Lào Cai hiện nay 29 (43)
      • 2.3.1 Các phương thức vận tải đang hoạt động và khối lượng hàng hóa vận chuyển (43)
      • 2.3.2 Quy mô và tốc độ phát triển của ngành (44)
        • 2.3.2.1 Đóng góp trong phát triển kinh tế tỉnh (45)
        • 2.3.2.2 Quy mô (47)
        • 2.3.1.3 Tình hình vốn đầu tư (49)
      • 2.3.3 Ứng dụng công nghệ (51)
      • 2.3.4 Cước phí/giá cả dịch vụ vận tải (51)
      • 2.3.5 Thời gian giao hàng (51)
      • 2.3.6 Định hướng phát triển củacơ quan quan lý, UBND tỉnh (52)
        • 2.3.6.1 Định hướng về hạ tầng giao thông (52)
        • 2.3.6.2 Định hướng phát triển phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải (53)
    • 2.4 Đánh giá thực trạng phát triển ngành dịch vận tải tại Lào Cai (54)
      • 2.4.1 Điểm mạnh (54)
      • 2.4.2 Điểm yếu (54)
  • CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI TỈNH LÀO CAI (56)
    • 3.1 Khuyến nghị (56)
      • 3.1.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước (56)
        • 3.1.1.1 Cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạng tầng giao thông đặc biệt là kết nối tuyến đường sắt với Trung Quốc (56)
        • 3.1.1.2 Tich cực tổ chức hội chợ thương mại (56)
        • 3.1.1.3 Hỗ trợ đào tạo nhân lực (56)
      • 3.1.2 Đối với doanh nghiệp (57)
        • 3.1.2.1 Cần linh hoạt hơn (57)
        • 3.1.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đánh giá thưởng xuyên (57)
    • 3.2 Một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ vận tải tỉnh Lào Cai (57)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................. 45 (59)
  • PHỤ LỤC ................................................................................................................ 48 (62)

Nội dung

292.3 Thực trạng phát triển ngành dịch vụ vận tải tại Lào Cai hiện nay 29 2.3.1 Các phương thức vận tải đang hoạt động và khối lượng hàng hóa vận chuyển .... viii lưới, hệ thống thông ti

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI TRONG

Khái niệm và vai trò của dịch vụ vận tải trong logistics

Thuật ngữ "hậu cần" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại "Logistikas", chỉ những chiến binh chịu trách nhiệm cung cấp, vận chuyển, phân phối các nguồn lực thiết yếu như lương thực, vũ khí, thuốc men cho quân đội tiền tuyến Hậu cần đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh, ảnh hưởng trực tiếp đến thắng lợi hay thất bại Các bên tham chiến luôn tìm cách bảo vệ nguồn tiếp tế của mình và cắt đứt nguồn cung cấp của đối phương.

Từ những năm 1950, khái niệm “Logistics” bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh khi có sự gia tăng trong vận chuyển, cung ứng trên toàn cầu Điều này đòi hỏi phải có những người am hiểu, chuyên sâu trong lĩnh vực cung ứng trước xu hướng toàn cầu hóa Có thể hiểu một cách đơn giản, logistics là một phần trong chuỗi cung ứng tổ hợp các công việc liên quan đến đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và bảo quản cho tới khi hàng hóa được giao đến khách hàng cuối cùng

Năm 2001, Council of Supply Chain Management Professionals (Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ), đã đề xuất một khái niệm chính xác và toàn diện như sau: “Logistics được định nghĩa là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”

Theo Giáo sư David Simchi-Levi thì “Hệ thống logistics (Logistics Network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng

2 số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ”

Năm 2003, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cũng đề cập khái niệm này trong cuốn Logisitcs – Những vấn đề cơ bản như sau: “Logistics là quá trình tối ưu hoá các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.”

Năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua “Luật thương mại 2005”, trong đó có quy định cụ thể khái niệm dịch vụ logistics tại điều

233, mục 4 chương VI quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Theo tác giả Tào Thị Hải viết trong nghiên cứu “Phát triển đô thị cảng Đà Nẵng với dịch vụ Logistics trong thập niên 2020 – 2030” có đề cập chi tiết khái niệm:

Logistics được hiểu là quá trình chuẩn bị, sắp xếp, đóng gói, dán nhãn và bảo quản hàng hóa, vận chuyển ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu cho hàng hóa Đây là một ngành dịch vụ hậu cần đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hoặc có thể phân loại các khái niệm về logisitcs thành hai hướng tiếp cận phổ biến hiện này là: (*)Nhóm định nghĩa hẹp và (**)Nhóm định nghĩa rộng

Nhóm định nghĩa hẹp cho rằng logistics chủ yếu dừng lại ở các hoạt động liên quan đến hàng hóa Cụ thể là các yếu tố mang tính bổ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ

Nhóm định nghĩa rộng thì gắn logistics vào hai giai đoạn của một chuỗi cung ứng tiêu chuẩn bao gồm (1) đầu vào (thượng nguồn) và (2) đầu ra (hạ lưu) Việc phân

Thư viện ĐH Thăng Long

3 bổ này giúp phân định rõ ràng vai trò của từng nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics như: dịch vụ vận tải, dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ kho bãi,…

Tầm quan trọng của logistics đối với từng lĩnh vực khác nhau dẫn đến định nghĩa về logistics cũng khác nhau Theo thời gian, các định nghĩa này được thay đổi để mở rộng và hoàn thiện hơn Trong quá trình hội nhập kinh tế, khái niệm "logistics" được hiểu rộng hơn, kế thừa và phát triển từ các khái niệm trước Ở Việt Nam, cả giới nghiên cứu học giả lẫn chính khách đều thống nhất giữ nguyên tên gọi "logistics" mà không dịch sang tiếng Việt Trước đây, logistics được hiểu là "hậu cần", nhưng định nghĩa này nhanh chóng không phản ánh đầy đủ bản chất của hoạt động logistics.

Trong bài khóa luận này, logistics được hiểu theo Nghị định số 163/2017/NĐ-

CP về kinh doanh dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm: Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay; Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải; Dịch vụ chuyển phát; Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan); Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải; Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đa phương thức; Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác; và Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh

4 dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.”

1.1.1.2 Dịch vụ vận tải là gì? Đến nay, đã có nhiều định nghĩa về vận tải được đưa ra Dưới các góc nhìn khác nhau từ những trường phái, tác giả Có thể, kể đến như một vài định nghĩa dưới đây:

Các phương thức vận tải cơ bản

Hiện nay, việc chuyên chở hàng hóa được người bán, người mua và người cung cấp dịch vụ logistics có thể lựa chọn một trong những năm phương thức sau: Đường bộ, đường thủy, đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường ống hoặc kết hợp các loại hình khác nhau được gọi là vận tải đa phương thức Mỗi loại hình này đều có những yêu nhược điểm khác nhau và để tăng hiệu quả hoạt động logisitcs cần hiểu những đặc điểm đó

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 1.1 dưới đây cung cấp sự so sánh tổng quan và ngắn gọn về các phương thức vận tải được sử dụng hiện nay

Bảng 1.1 So sánh đặc điểm các phương thức vận tải Đường bộ (Xe tải) Đường sắt (Tàu hỏa) Đường thủy Đường hàng không Đường ống

Tốc độ Chậm, vừa phải

Cao Chậm Nhanh Vừa phải

Cao Vừa phải Thấp Vừa phải Thấp

Cao Vừa phải Thấp Vừa phải Cao

Thấp Trung bình Thấp Trung Bình

Cao Thấp Thấp Vừa phải Thấp

(Nguồn: Giáo trình Logistics Transportation Systems, Đại học bang Bowling

1.2.1 Đường bộ Đây là phương thức vận tải cơ động và linh hoạt nhất bằng phương tiện chủ yếu là xe tải với ưu điểm chi phí thấp, tốc độ ở mức vừa phải và di chuyển vào bất kỳ thời điểm nào Tuy nhiên, nó cũng dễ gây ra tai nạn giao thông dẫn đến thiệt hại hàng hóa do tham gia cùng với các hoạt động khác của xã hội

Các nhà quản lý logistics và các thành phần của chuỗi cung ứng khi lựa chọn phương thức vận tải đường bộ bằng xe tải này thường đã xác định vị trí cơ sở sản xuất, phân phối nằm gần đường cao tốc giúp tăng hiệu quả vận chuyển về tốc độ

Ngoài ra, vận tải bằng đường bộ cũng chịu sự quản lý về tải trọng, tốc độ trên các đoạn đường khác nhau nên thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa nhỏ lẻ với cự ly ngắn với chi phí tương đối thấp

Là phương thức vận tải có tính cơ động thấp do phụ thuộc vào các tuyến đường ray được xây dựng cố định và phải thực hiện chuyển tải các toa ở các ga tàu mất khá nhiều thời gian Việc di chuyển cần theo lịch trình cứng nhắc Tuy vậy, đường sắt có ưu điểm là chi phí thấp, tốc độ cao và ít xảy ra tai nạn nên thích hợp trong vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn với cự ly dài

Bao gồm đường thủy nội địa và đường biển với sự phát triển mạnh và hiện đại về đường biển trong vận tải quốc tế Phương thức vận tải này có các đặc điểm cơ bản sau:

- Tính cơ động thấp, ít gây ra tai nạn giao thông;

- Phí vận chuyển rẻ trong vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn với cự ly dài;

- Thích hợp trong chuyên chở hàng hóa không có yêu cầu về thời gian giao hàng nhanh chóng;

- Cần chuyển tải chuyên dụng ở các cảng biển;

Vận tải đường hàng không có tốc độ chuyên chở là nhanh nhất và an toàn hơn so với các phương thức vận tải khác Để vận hành cần đào tạo đội ngũ nhân lực và máy móc công nghệ cao vận hành hoạt động nên chi phí cao Tuy nhanh nhưng khối

Thư viện ĐH Thăng Long

9 lượng hàng hóa chuyên chở được kiểm soát chặt chẽ nên thích hợp với hàng hóa có giá trị cao, ít cồng kềnh

Trong chuyên chở các hàng hóa là chất lỏng, khí đốt thì vận tải bằng đường ống giúp chuyên chở các loại hàng hóa này với số lượng lớn ở các cự ly dài Giúp hàng hóa được chuyên chở an toàn, không bị tác động từ thời tiết, hạn chế các tai nạn giao thông ngoài các sự cố liên quan đến đường ống

1.2.6 Vận tải đa phương thức Đây là phương thức vận tải có sự kết hợp từ hai loại phương tiện vận tải trở lên nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và trong suốt quá trình di chuyển chỉ có một người phụ trách Trong logistics, vận tải đa phương thức được đề cập đến việc chuyên chỏ bằng container hoặc các thiết bị khác mà không phải chuyển tải, xáo trộn, xếp lại khi chuyển từ phưởng tiện này sang phương tiện khác.

Các quy định trong vận tải

Vận tải là một hoạt động kinh tế nên sẽ có những quy định được áp dụng nhằm điều chỉnh và quản lý nó Mỗi quốc gia khác nhau lại có những quy định khác nhau đối với năm phương thức vận tải đã đề cập đến trong mục 1.2 của bài khóa luận, nhưng nhìn chung các quy định này đều xoay quanh ba nội dung chính gồm: Quy định về môi trường; Quy định an toàn và Quy định kinh tế

Tính đến thời điểm hiện, các phương thức và loại hình vận tải tại Việt Nam được quy định bằng các văn bản pháp luật khác nhau, tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 1.2 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành quy định của từng phương thức vận tải tại Việt Nam

Loại hình Luật Nghị định Quyết định, Thông tư

Dịch vụ vận tải đa phương thức

CP về vận tải đa phương thức

CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức

Dịch vụ vận tải biển

Bộ luật Hàng hải 2015 Nghị định 160/2016/NĐ-

CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển

Quyết định 1037/QĐ- TTg ngày 24/6/2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030

Dịch vụ vận tải đường

Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004

CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Thông tư 66/2014/TT- BGTVT ngày 12/11/2014 quy định về vận tải hành khách, hành

Thư viện ĐH Thăng Long

11 thuỷ nội địa Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới

Dịch vụ vận tải hàng không

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006

CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

Thông tư 81/2014/TT- BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng 2014

BGTVT sửa đổi Thông tư 81/2014/ TT-BGTVT, Thông tư 14/2015/ TT- BGTVT và Thông tư 33/2016/ TT-BGTVT

Dịch vụ vận tải đường sắt

CP hướng dẫn Luật Đường sắt

Thông tư 09/2018/TT- BGTVT về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia

Dịch vụ vận tải đường bộ

Luật Giao thông đường bộ 2008

CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Thông tư 12/2020/TT- BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

(Nguồn:Bài viết của tác giả Kim Anh tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Đức

1.3.1 Quy định môi trường Đây là nội dung quan tâm tới các vấn đề về tiếng ồn và khí thải của các phương tiện vận tải Căn cứ theo Điều 65 Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định chung như sau: “Khoản

1 Phương tiện giao thông vận tải phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định, xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Khoản 2 Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông; Khoản 3 Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Khoản 4 Việc vận chuyển hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường.”

Theo đó, các phương tiện vận tải nói chung đều cần phải đăng kiểm, kiểm định chất lượng về mức tiêu thụ năng lượng, khí thải CO2,…theo tiêu chuẩn quốc tế Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đã tiếp tục lộ trình từ 1/1/2017, xe mô tô hai bánh đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 3; xe ô tô chạy bằng nhiên liệu xăng và các loại nhiên liệu khác

Thư viện ĐH Thăng Long

13 ngoài diezel (NG, LPG…) đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 4; Từ 1/1/2018,xe ô tô chạy bằng nhiên liệu diezel đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 4; Từ 1/1/2022, ô tô sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới sẽ áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 5(xem Phụ lục 2)

Theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT, quy chuẩn về tiếng ồn được quy định cụ thể theo từng vùng, từng khu vực và từng khung giờ cụ thể Căn cứ theo quy định tại Điều 2.1 Mục 2 về Quy định kỹ thuật thì các nguồn gây ra tiếng ồn do các hoạt động sản xuất- kinh doanh, xây dựng, thương mại, cung ứng dịch vụ và hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở từng khu vực không được vượt quá giá trị được quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với khu vực đặc biệt (trong hàng rào của các cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học, thư viện, đình, chùa, nhà thờ và các khu vực đặc biệt được pháp luật quy định khác):

- Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm là 55 dBA;

- Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong khoảng thời gian từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau là 45 dBA

Thứ hai, đối với khu vực thông thường (các khu chung cư, khu nhà ở riêng lẻ nằm liền kề nhau hoặc cách biệt với nhau, khu khách sạn, nhà nghỉ và các cơ quan hành chính Nhà nước):

- Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm là 70 dBA;

- Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong khoảng thời gian từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau là 55 dBA

Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ, việc vượt quá mức độ ồn cho phép theo quy chuẩn sẽ cấu thành hành vi vi phạm và bị xử lý vì gây ô nhiễm tiếng ồn.

Quy định về an toàn trong vận tải được quan tâm nhiều nhất và chi tiết nhất đối với mỗi phương tiện vận tải ở mỗi quốc gia Bao gồm các quy định về trọng tải, tốc độ, thời gian, tuyến đường di chuyển, chiều rộng, chiều cao, mốc thời gian đăng kiểm,…

Ví dụ, theo thông tư 02/2023/TT-BGTVT, chu kỳ kiểm định của oto 4 chỗ có kinh doanh vận tải, với tình trạng thời gian sản xuất xe đến 5 năm là 24 tháng với chu kỳ đầu và chu kỳ định kỳ là 12 tháng Đảm bảo các phương tiện xe 4 chỗ trở lên trong hoạt động vận tải đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm định đủ điều kiện hoạt động trên đường

Quy định này đề cập tới việc kiểm soát các hoạt động và hoạt động kinh doanh như nhập cảnh, xuất cảnh, giá cả, kết toán, tài chính và sáp nhập, mua lại Dưới góc độ logistics, việc bãi bỏ các quy định kinh tế về vận tải là quan trọng vì nó cho phép các công ty vận tải tự do hơn nhiều và linh hoạt về giá cả và lựa chọn loại hình dịch vụ cung ứng Linh hoạt về các cấp độ cung ứng dịch vụ vận tải và linh hoạt giá cả giúp khách hàng có thể lựa chọn sử dụng nhiều dịch vụ vận tải từ các công ty vận tải khác nhau để làm chi phí vận chuyển, bằng cách tận dụng hạn chế lượng hàng hóa mà công ty vận tải có thể vận chuyển được

Tại Việt Nam, căn cứ theo Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012; Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng

Thư viện ĐH Thăng Long

15 hóa, dịch vụ, Các địa phương sẽ có quyết định tính giá cước vận chuyển hàng hóa khác nhau.

Hướng phát triển ngành dịch vụ vận tải

1.4.1 Phát triển theo chiều rộng

Phát triển theo chiều rộng có nghĩa là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động và các tài nguyên khác Theo đó, để phát triển ngành dịch vụ vận tải theo hướng này cần gia tăng thu hút vốn đầu tư, mở rộng quy mô các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải cả vốn và số lượng và phát triển hạ tầng logistics

1.4.2 Phát triển theo chiều sâu

Phát triển chiều sâu hướng đến hiệu quả bền vững thông qua nâng cao hệ thống quản lý, ứng dụng công nghệ, phát triển chuyên môn nhân lực, tối ưu chi phí, gia tăng năng suất Tương tự trong ngành dịch vụ vận tải, phát triển chiều sâu sẽ tập trung vào chất lượng nhân sự, dịch vụ chăm sóc khách hàng, giá cả dịch vụ và lợi nhuận.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành dịch vụ vận tải 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI LÀO CAI

Xuất phát từ lý thuyết mô hình E.T.P.S được giáo sư Đại học Harvard Francis Aguilar đề xuất trong cuốn “Scanning the Business – Môi trường kinh doanh” năm

1967, nhằm đánh giá các yếu tố trong môi trường vĩ mô ảnh hưởng như nào tới sự phát triển của một ngành thông qua 4 yếu tố gồm: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội và Công nghệ Ngoài ra, ngành dịch vụ vận tải là một thành phần của dịch vụ logistics nên các yếu tố nào có ảnh hưởng tới logistics cũng ảnh hưởng lên nó (xem Phụ lục 2)

Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải tại Việt Nam, các công ty cũng có những đề xuất các tiêu chí ảnh hưởng chất lượng dịch vụ vận tải Ví dụ, Công ty Vận tải Phước An

(website: https://vanchuyenphuocan.com/) với hơn 10 năm kinh nghiệm đưa ra chín tiêu chí sau:

- Sở hữu đội ngũ nhân sự giỏi, chuyên nghiệp;

- Thời gian vận chuyển đúng cam kết;

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình;

- Điều khoản và chính sách bảo hiểm hàng hóa;

- Hàng hóa luôn được đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển;

- Cung cấp đa dạng các dịch vụ vận chuyển;

- Xử lý các vấn đề liên quan đến lô hàng hóa linh hoạt

Công ty Nhật Tín Express với 15 năm kinh nghiệm cũng đề xuất chín tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải tương tự như đề xuất trên Nhưng thêm tiêu chí về công nghệ là “Ứng dụng hỗ trợ gửi và theo dõi đơn hàng - Điểm mạnh của đơn vị giao hàng chất lượng thời 4.0” Theo đó, có thể chia ra hai nhóm yếu tố tác động:

(1) Nhóm yếu tố bên ngoài

- Yếu tố chính trị, pháp luật: là yếu tố có khả năng tạo ra sự ổn định và điều chỉnh môi trường kinh doanh và hoạt động dịch vụ vận tải Trong đó, các quy định pháp luật trong vận tải đã giới thiệu mục 1.3 chương 1 bài khóa luận này

-Yếu tố kinh tế: gồm các yếu tố kinh tế xoay quanh ngành như tốc độ phát triển kinh tế tỉnh, Tổng sản phẩm,…

- Yếu tố cơ sở hạ tầng: liên quan tới những vấn đề về cơ sở hạ tầng bao gồm hiện trạng hạ tầng giao thông và hạ tầng logistics khác tạo động lực phát triển cho ngành dịch vụ vận tải hàng hóa

Thư viện ĐH Thăng Long

(2) Nhóm yếu tố bên trong:

- Thời gian giao hàng: là các yếu tố liên quan đến thời gian giao hàng của các doanh nghiệp trong dịch vụ vận tải được nhanh chóng, đúng thời điểm

- Cước phí vận tải: liên quan tới các vấn đề về giá cả, cước phí vận chuyển

- Nhân lực trong ngành: là yếu tố về con người trong tổ chức dịch vụ vận tải

- Loại hình dịch vụ vận tải cung cấp: Là sự đa dạng và linh hoạt trong cung cấp các loại hình vận tải khác nhau theo yêu cầu mới từ khách hàng

- Ứng dụng công nghệ: Là yếu tố mang tính chất kỹ thuật, như nền tảng hạ tầng kỹ thuật, mức độ tiếp cận và ứng dụng của doanh nghiệp và sự thay đổi trong xu hướng công nghệ mới

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VẬN

Giới thiệu chung về Lào Cai

2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Căn cứ theo Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2022, miêu tả các điều kiện tự nhiên của tỉnh như sau:

(1) Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình:

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.364,25 km2, chiếm 1,9% diện tích cả nước Giáp với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái và Vân Nam (Trung Quốc) với đường biên giới dài 182,086 km Địa hình chia làm hai vùng: vùng cao (độ cao trên 700m) do hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và Con Voi tạo thành, và vùng thấp (dưới 700m) Phần lớn diện tích tỉnh có độ cao từ 300m đến 1.000m.

(2) Khí hậu đa dạng có 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, chịu ảnh hưởng rõ rệt do địa hình: Vùng cao có mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 9, nhiệt độ dao động từ 15 độ C tới 20 độ C với lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000mm; Vùng thấp nhiệt độ cao hơn dao động khoảng 23 tới

29 độ C và lượng mưa trung bình khoảng 1.400mm đến 1.700mm

(3) Khoáng sản đa dạng, phong phú có trên 35 loại khoáng sản nhưng có trữ lượng lớn và phẩn bổ chủ yếu là Quặng sắt ở thành phố Lào Cai, huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên; Cao lanh, Fenspat, Graphít, Apatít ở thành phố Lào Cai; Quặng Đồng ở huyện Bát Xát và Molipden ở huyện Sa Pa

Thư viện ĐH Thăng Long

2.1.2 Kinh tế và xã hội

Từ một tỉnh nằm trong tốp 20 tỉnh nghèo nhất cả nước, mặt bằng dân trí thấp (60% trẻ trong độ tuổi không được đi học và 14 xã trắng về giáo dục Sau 23 năm phục hồi và phát triển (tính từ mốc 1991), Lào Cai đã vươn lên xóa đói giảm nghèo thành công Trong ba năm gần nhất, Tổng sản phẩm trên địa bản tỉnh (GRDP) các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 6,72%; 5,33% và 9,02%, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến chỉ số này đã giảm so với trước 2019 Tuy nhiên, qua 3 năm Lào Cai cho thấy khả năng phụ hồi sau đại dịch Đời sống người dân dần được cải thiện và nâng cao đáng kể, số liệu tổng hợp GRDP bình quân đầu người đạt 88,2 triệu đồng/người/năm, xếp thứ 15 trong Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân theo số dân năm 2022 Tỷ trọng khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp – xây dựng vẫn chiếm tỷ cao qua các năm, cụ thể năm 2022 mức tỷ trọng này lần lượt là 34,63% với Khu vực dịch vụ và 41,64% với Khu vực công nghiệp – xây dựng Xu hướng chuyển dịch này hoàn toàn phù hợp với chủ trương từ đất nước làm nông – lâm – ngư nghiệp trở thành nước công nghệ, dịch vụ Đồng thời phù hợp với các yếu tố thiên nhiên đã ban tặng cho Lào Cai, từ nguồn tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên ban tặng tới khai thác mở rộng nền công nghiệp, phát triển các loại hình dịch vụ trong du lịch thắng cảnh, gắn liền với dịch vụ giao thương nước bạn

Tổng kết năm 2022, thu ngân sách nhà nước đạt 25.851,2 tỷ đồng tăng 2,98% so với 2021 Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh đạt 25.851,2 tỷ đồng, tăng 19,49% so với năm 2021 và bằng 38,04% GRDP, Có 2 dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, lũy kế đến 2022 cả tinh có 27 dự ăn FDI còn hiệu lực với vốn đăng ký là 685,82 triệu USD Có 645 doanh nghiệp xin đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký đạt 6.495 tỷ đồng, cũng tại thời điểm này ghi nhận 320 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động Sau năm Covid 2019, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng lên và không ghi nhận được hoạt động trở lại trong 2 năm

2020,2021 tương ứng là 312 và 340 doanh nghiệp Đến năm 2022, tín hiệu tích cực này cho thấy kinh tế trên địa bàn tỉnh đã phục hồi và bước sang đoạn phát triển mới Theo đánh giá của Lãnh đạo Bộ Công Thương: “Nhờ phát triển đúng hướng, chỉ trong hơn chục năm trở lại đây, bộ mặt kinh tế - xã hội ở Lào Cai đã đổi thay nhanh chóng, từ thu không đủ bù chi, Lào Cai đã trở thành tỉnh đứng nhóm đầu trong

14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đạt 9,2%/năm; tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 15,2%/năm, cao hơn mức bình quân của khu vực.”

Tiềm năng phát triển logistics và dịch vụ vận tải tại Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới ở phía Bắc của Việt Nam, tỉnh nằm giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bài và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Là tỉnh duy nhất trong toàn quốc có trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh giáp biên giới.Với đường biên giới dài 182,086 km đường biên giới đất liền và sông suối, với hai cửa khẩu và nhiều lối mở, lối mòn biên giới là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới (Bảng 2.1)

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 2.1 Thống kê hệ thống và kế hoạch nâng cấp cửa khẩu, lối mở tỉnh Lào

STT Tên cửa khẩu Hiện trạng

1 Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Cửa khẩu quốc tế (CKQT)

Kim Thành Lối thông quan của CKQT Lào Cai

Bản Vược Cửa khẩu phụ Lối thông quan của CKQT Lào Cai

Lũng Pô (Chưa được 2 bên biên giới chấp thuận)

Lối mở Lối mở Lối thông quan của CKQT Bản Vược

Y Tý Lối mở Lối mở Lối thông quan của CKQT Bản Vược

Bản Quẩn Lối mở Lối mở Lối thông quan của CKQT Kim Thành

Mường Khương Cửa khẩu phụ Lối thông quan của CKQT Lào Cai

8 Hóa Chư Phùng Lối mở Lối mở Cửa khẩu song phương

Na Lốc Lối mở Lối mở Lối thông quan của CKQT Kim Thành

Lồ Cô Chin Lối mở Lối mở Lối thông quan của CKQT

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Quy hoạch tình Lào Cai 2021-2030, tầm nhìn 2050

Lào Cai có vị trí chiến lược trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là con đường ra biển ngắn nhất, hiệu quả nhất của hàng hoá từ thị trường Vân Nam - Trung Quốc đến với thị trường Đông Nam Á, Đông Á và ngược lại

Tỉnh có vị trí trở thành một Trung tâm luyện kim, hóa chất của vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước theo định hướng “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp vùng Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã duyệt theo Quyết định số 7157/QĐ-BCT ngày 26/11/2016 Về phát triển công nghiệp chế biến gắn với hoạt động khai khoáng, với trên 35 loại khoáng sản, 150 điểm mỏ có trữ lượng lớn, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 của Lào Cai đã đạt trên 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm, trong đó: Quặng apatit có trữ lượng trên 2,5 tỷ tấn, quặng đồng có trữ lượng trên 100 triệu tấn, hàng đầu Đông Nam Á

Tổ hợp nhà luyện đồng công suất 30.000 tấn /năm đã đáp ứng 25% nhu cầu trong nước, giúp ngành công nghiệp giảm gần 300 triệu đô-la nhập khẩu nguyên liệu Ngoài ra, Nhà máy cán kéo đồng hiện đại nhất Đông Nam Á công suất 60.000 tấn sản phẩm dây cáp điện/năm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu khởi công trong tháng 3/2022 Quặng sắt trữ lượng trên 120 triệu tấn với mỏ sắt Quý Sa lớn thứ 2

Thư viện ĐH Thăng Long

Việt Nam là nguồn nguyên liệu cho Nhà máy Gang thép Lào Cai (công suất dự kiến đạt 1.000.000 tấn/năm) đang cung cấp phôi thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Trong Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm

2050 của UBND tỉnh Lào Cai đã tổng hợp và so sánh kết quả hoạt động dịch vụ logistics và vận tải trong 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2011 - 2015, khối lượng hàng hóa vận chuyển khu vực Bắc Trung Bộ tăng trưởng 15,1%/năm, trong khi cả nước chỉ đạt 8,7%/năm Tương tự, khối lượng hàng hóa luân chuyển tại khu vực này cũng tăng mạnh với tỷ lệ 16,2%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (8,8%/năm).

- Giai đoạn 2 từ 2016 - 2020: tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 23,3%/năm (Vùng 11,4%/năm; cả nước 10,7%/năm); tăng trưởng khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt giai đoạn 2016-2020 đạt 21,1%/năm (Vùng 13,1%/năm; cả nước 12%/năm)

Cho thấy, khối lượng hàng hóa vận chuyển, khối lượng hàng hóa luân chuyển của tỉnh Giai đoạn 2 cao hơn mức bình quân Giai đoạn 1 và đều cao hơn mức bình quân của Vùng và cả nước

➢ Lào Cai đóng vai trò là “cửa ngõ” và “cầu nối” giữa Việt Nam và bạn hàng Trung Quốc

➢ Với lợi thế về cửa khẩu, khu công nghiệp khoáng sản, các trung tâm logistics nên nhu cầu về dịch vận tải hàng hóa trong vận chuyển, luân chuyển tăng qua các năm →Nhu cầu về dịch vụ vận tải hàng hóa của tỉnh còn rất nhiều

2.2.4 Cơ sở hạ tầng logistics

2.2.4.1 Hạ tầng giao thông a, Thực trạng hạ tầng giao thông

Hệ thống giao thông tại Lào Cai tương đối đầy đủ các loại hình giao thông được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Tổng hợp thực trạng hạ tầng giao thông tại tỉnh Lào Cai

Có 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4, 4D, 4E, 279,

70) với tổng chiều dài 546km; 16 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài gần 821km và hơn 8.239km đường liên xã, liên thôn Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 265km được đưa vào sử dụng rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội – Lào Cai Tuyến đường này được nối với đường cao tốc Côn Minh –

Hà Khẩu (Trung Quốc) qua cầu Kim Thành tạo mạch nối thông suốt tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng Đường sắt

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến đường sắt gồm: 1 tuyến đường sắt quốc gia và 2 tuyến đường chuyên dùng, cụ thể như sau:

+ Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai: Nằm trên hành kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh, tuyến này đóng vai trò rất quan trọng trong vận tải hành khách, hàng hoá giữa tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với Việt Nam

Đường sắt chuyên dùng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển quặng tại Lào Cai, với hai tuyến chính là tuyến nối ga Phố Lu với mỏ Apatít Cam Đường và tuyến từ ga Xuân Giao đến nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng Tổng chiều dài của hai tuyến đường sắt này lên tới 58km, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác và vận chuyển quặng trong khu vực.

Có 2 tuyến sông lớn chảy qua là:

+ Sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy qua vùng miền núi phía Bắc Việt Nam với chiều dài

Thư viện ĐH Thăng Long

288km, chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và thành phố Hà Nội phân thành nhánh nối với sông Đuống – Kinh Thầy đi Hải Phòng, Quảng Ninh và nhánh chính qua Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định nối với sông Ninh Đây là tuyến sông lớn duy nhất có thể tổ chức liên vận hàng hóa giao thương với Trung Quốc

+ Sông Chảy: Sông Chảy hình thành từ vùng núi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam tại tỉnh Hà Giang qua tỉnh Lào Cai, đoạn trên địa phận tỉnh Lào Cai dài khoảng 100km

Nhưng do chính sách thay đổi của Trung Quốc, nên hiện nay không có giao thương liên biên giới bằng đường thủy tại Lào Cai Đường hàng không

Thực trạng phát triển ngành dịch vụ vận tải tại Lào Cai hiện nay 29

2.3.1 Các phương thức vận tải đang hoạt động và khối lượng hàng hóa vận chuyển

Hiện Lào Cai có 4 phương thức vận tải chính: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không Trong đó, đường bộ giữ vai trò chủ đạo với hơn 90% lượng hàng hóa vận chuyển.

AgribankVietinBankBIDVVietcombankTechcombankSaigonBankNgân hàng khác

Bảng 2.4 Khối lượng và chỉ số phát triển trong vận chuyển hàng hóa theo phương thức vận tải

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Lào Cai năm 2022, 2021 và 2020

➢ Hạ tầng giao thông của tỉnh tương đối hoàn thiện, nhưng các loại hình vận tải chưa đa dạng Chủ yếu là vận đường bộ

2.3.2 Quy mô và tốc độ phát triển của ngành

Do các công ty vận tải tại tỉnh còn kết hợp cho thuê kho bãi và đồng thời là 2 dịch vụ chủ yếu tại tỉnh, nên trong Niên giám thống kê tỉnh Lào Cau đã gộp 2 nội dung này thành 1 chỉ tiêu thống kê Việc sử dụng số liệu gộp tuy chưa có sự rõ ràng về vận tải nhưng vẫn phản ánh tương đối đầy đủ các số liệu về ngành này Tuy nhiên, nhằm có cái nhìn khách quan và thực tế hơn, tác giả tiến hành phát phiếu hỏi (thu

Thư viện ĐH Thăng Long

31 được các kết quả ở Phụ lục 3) với nội dung về một số tiêu chí ảnh hướng tới sự phát triển ngành dịch vụ vận tải tại tỉnh Lào Cai và thu hợp lệ 26 phiếu kết quả

2.3.2.1 Đóng góp trong phát triển kinh tế tỉnh

Trong kết quả phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai 3 năm liên tiếp từ năm 2020, ngành vận tải, kho bãi đã có những đóng góp tích cực vào Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) được tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 2.5 Đóng góp của ngành vận tải, kho bãi trong GRDP tỉnh Lào Cai từ năm 2020 đến 2022

Năm Vận tải, kho bãi GRDP tỉnh Tỉ trọng

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Lào Cai năm 2022, 2021 và 2020

Theo số liệu thống kê, ngành dịch vụ vận tải, kho bãi tại địa phương qua các năm đều có mức đóng góp vào Tổng sản phẩm năm sau lớn hơn năm trước Điều này cho thấy sự phát triển thuận chiều với Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) và đứng đầu trong số 22 loại hình kinh tế theo phân theo ngành kinh tế cấp tỉnh.

1, dịch vụ vận tải đã có tỉ trọng đóng góp xếp 11/22 năm 2022với 3,58% trong tổng

Ngoài ra, so với năm 2019 với tỉ trọng 4,28% các năm sau tỉ trọng thấp hơn như năm 2021với 3,20%, giảm 1,08% Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ việc cách ly, phong tỏa và đóng cửa của Trung Quốc, Việt Nam khi đại dịch bùng phát cuối năm

2019 Ảnh hưởng của đại dịch là rất lớn tới chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ của nước ta, nhưng kết quả đã cho thấy ngành dịch vụ vận tải, kho bãi của tỉnh đã và

32 đang phục hồi, bắt kịp xu hướng tăng trưởng kinh tế của tỉnh thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2 Chỉ số phát triển % của ngành dịch vụ vận tải, kho bãi; ngành dịch vụ và GRDP của tỉnh Lào Cai qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê tỉnh Lào Cai

Trong giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 năm 2019, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ vận tải và kho bãi tỉnh vượt trội hơn so với dịch vụ và GRDP, đạt 111,01% Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát, ngành này đã chịu ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại, thậm chí còn thấp hơn cả ngành dịch vụ và GRDP Tuy nhiên, sau một năm khôi phục (2021), vận tải và kho bãi của tỉnh đã tăng tốc trở lại, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba lĩnh vực được đề cập, thậm chí còn tăng thêm 8,34% so với năm 2019.

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Dịch vụ vận tải, kho bãi 111.01 84.23 103.92 119.35

Thư viện ĐH Thăng Long

Theo thống kê và phân tích của tác giả, ngành dịch vụ vận tải đang sở hữu quy mô đáng kể Bảng tổng hợp dưới đây trình bày 2 nội dung cơ bản để minh họa rõ hơn về hiện trạng ngành này.

Bảng 2.6 Thống kê số doanh nghiệp hoạt động và cơ cấu lao động tính đến thời điểm 31/12 hàng năm

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Lào Cai năm 2022, 2021 và 2020 a, Doanh nghiệp

Theo Niên giám Thống kê tỉnh Lào Cai 2022, kết quả tính đến ngày 31/12 hàng năm, số doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dịch vận tải, kho bãi có xu hướng tăng lên là 214 doanh nghiệp năm 2021, với nguồn vốn hoạt động 2 năm 2019, 2020 đạt trên 10 tỷ đồng Năm 2021 là năm ảnh hưởng đại dịch, đã có 1 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp khác tại thời điểm đó giảm hơn 5.4 tỷ xuống còn duy trì hoạt động trong tổng 4.7 tỷ đồng

Ngoài ra, phân theo thang vốn đăng ký hoạt động, doanh nghiệp dịch vụ vận tải, kho bãi tập trung chủ yếu trong khoảng từ 1 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng gồm 184 doanh nghiệp chiếm gần 86% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến 31/12/2021

Biểu đồ 2.3 Quy mô doanh nghiệp theo vốn

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Lào Cai năm 2022

Kết quả thống kê cho thấy, có đến 21/26 doanh nghiệp có quy mô vốn từ 1 đến 10 tỷ đồng, chủ yếu là các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và một thành viên.

Nhìn chung, có hơn 2000 lao động hoạt động trong ngành dịch vụ vận tải, kho bãi tại tỉnh với tỷ lệ lao động nam lớn hơn lao động nữ do yêu cầu nghề nghiệp có chuyên môn về kỹ thuật, vận tải và sức khỏe nhiều hơn Cụ thể, năm 2021 có 615 lao động là nữ, chiếm 24,96% trong tổng số lao động Và việc các công ty phải buộc cắt giảm nhân lực trong đại dịch là không thể tránh khỏi

Nếu tính bao gồm lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm trong ngành dịch vụ vận tải Lào Cai thì có tới 10.375 lao động (năm 2021) theo thống kê của Cục thống kê

Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng

Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng

Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng

Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng

Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng

Thư viện ĐH Thăng Long

35 tỉnh Lào Cai Quy mô doanh nghiệp theo lao động của ngành dịch vụ vận tải địa phương được biểu diễn bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.4 Quy mô doanh nghiệp theo lao động

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Lào Cai năm 2022

Qua biểu đồ, thấy rằng: doanh nghiệp dịch vụ vận tải, kho bãi tại tỉnh chủ yếu có dưới 50 lao động, chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động với gần 500 lao động Ngoài ra, số doanh nghiệp hoạt động có quy mô dưới 5 người chiếm tới gần 46,73% trong tổng 214 doanh nghiệp (2021) So với kết quả khảo sát, doanh nghiệp vận tải phân bổ từ mức dưới 5 người đến dưới 200 người lao động, cụ thể: 50% doanh nghiệp khảo sát có quy mô từ 10 đến 50 người, 46,2% doanh nghiệp dưới 10 lao động còn lại 1 doanh nghiệp tương ứng 3,8% là quy mô lớn 50 đến 200 người

2.3.1.3 Tình hình vốn đầu tư

Đánh giá thực trạng phát triển ngành dịch vận tải tại Lào Cai

- Ngành dịch vụ vận tải hàng hóa tại Lào Cai hiện nay đang được phát triển theo chiều rộng về quy mô vốn, số lượng doanh nghiệp Mà dư địa của ngành dịch vụ này còn rất nhiều

Cơ sở hạ tầng logistics nói chung tại tỉnh hiện nay đã khá đầy đủ Cụ thể, về hạ tầng giao thông cho ngành dịch vụ vận tải, tỉnh hiện có hệ thống giao thông khá phát triển, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy Hệ thống đường bộ gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện kết nối liên vùng và liên tỉnh thuận lợi Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ngoài ra, tỉnh còn có cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy.

- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các trung tâm logistics, cửa khẩu, khu công nghiệp lớn

- Ngành dịch vụ vận tải đã có sự tăng trưởng nhanh góp phần vào tổng GRDP của tỉnh nhà

- Được sự quan tâm nhất định từ các lãnh đạo Bộ ban ngành trong định hướng và đầu tư phát triển về hạ tầng

- Quản lý trong khâu thẩm định, phê duyệt các dự án còn nhiều sai xót dẫn tới việc đầu tư cho hạ tầng đường sắt trở lên lãng phí, đơn cử là câu chuyện 34.000 tỷ trong

- Loại hình dịch vụ vận tải hiện nay tại tỉnh còn đơn lẻ chủ yếu là đường bộ bằng oto

- Bộ phận quan trọng không thể thiếu của ngành dịch vụ vận tải chính là các doanh nghiệp hoạt động trong đó, nhưng theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy các doanh nghiệp này còn non trẻ, manh nhúm Tuy tỷ lệ giao hàng đúng hạn trên mức trung bình nhưng tỷ lệ khách hàng phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng lại có xu hướng tăng qua năm (42,3%)

Thư viện ĐH Thăng Long

- Khả năng tiếp cận và áp dụng công nghệ tiên tiến vào ngành, do các doanh nghiệp trong ngành còn hạn chế về vốn Đa phần, họ nhận thức được tầm quan trọng của áp dụng đổi mới công nghệ nhưng do hạn chế vốn nên chưa áp dụng được

- Chưa thu hút được nhiều đâu tư, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài Đơn cử là câu chuyện về 27 dự án vốn đầu tư nước ngoài không có vận tải

- Tổng số doanh nghiệp hoạt động chỉ hơn 200 doanh nghiệp và với loại hình nhỏ lẻ làm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp vận tải vùng/nơi khác đến khó cạnh tranh lại Thậm chí, việc điều tra thị trường cần làm thường xuyên thì doanh nghiệp dịch vụ vận tải tỉnh Lào Cai chưa có mối qua tâm về vấn đề đó, minh chứng là một nửa số doanh nghiệp khảo sát chỉ thực hiện việc nghiên cứu thị trường khi mới thành lập Thậm cí, 23,1% họ không điều tra bao giờ, điều này khiến doanh nghiệp dịch vụ vận tải của tỉnh trở lên bị động

KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI TẠI TỈNH LÀO CAI

Khuyến nghị

3.1.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước

3.1.1.1 Cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạng tầng giao thông đặc biệt là kết nối tuyến đường sắt với Trung Quốc

Cơ quan quản lý cần thắt chặt trong các khâu thẩm định, đấu thầu, kiểm tra, trong đầu tư hạ tầng đường sắt, tránh gặp kết quả sai phạm lên tới 34.000 tỷ đồng trong dự án nâng cấp Yên Viên – Lào Cai Dẫn tới sợ phát triển mất cân bằng: đường bộ được quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ Còn đường sắt vẫn chưa thể thông suốt tới Vân Nam- Trung Quốc

3.1.1.2 Tich cực tổ chức hội chợ thương mại

Hội chợ thương mại chính là nơi kết nối giao thương gần gũi nhất giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Lào Cai còn là điểm cực du lịch, khi tổ chức hội chợ thương mại, không chỉ thu hút các dối tác tiềm năng cho doanh nghiệp tỉnh nhà còn là đang góp xây dựng ngành du lịch

3.1.1.3 Hỗ trợ đào tạo nhân lực

Dù chính quyền có hỗ trợ tốt về vốn vay và tạo điều kiện giao lưu hội chợ nhằm mang lại nguồn vốn và đối tác nhanh chóng, nhưng doanh nghiệp vận tải của tỉnh chưa đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, tính linh hoạt, độ tin cậy Vì chính quyền chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng yếu tố cốt lõi trong doanh nghiệp là con người.

Thư viện ĐH Thăng Long

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển ngành dịch vụ vận tải Lào Cai, kết quả được tổng hợp ở Phụ lục 3, cung cấp nguồn tham khảo và đánh giá hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp Trong tương lai, cần tập trung vào xây dựng doanh nghiệp dịch vụ vận tải linh hoạt, có khả năng thích ứng với các thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

Và linh hoạt trong khi nắm bắt được các thay đổi của môi trường kinh tế của tỉnh, khi Lào Cai đang là điểm cực Bắc sáng trong phát triển logistics thì sẽ không tránh khỏi sự gia nhập của các công ty dịch vụ vận tải của các tỉnh thành khác tới Nếu doanh nghiệp tỉnh nhà không có sự nhanh nhạy, linh hoạt đó có thể dân tới bị mất thị phần, mất đi lợi thế sân nhà

3.1.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đánh giá thưởng xuyên

Việc đánh giá giúp doanh nghiệp nhận ra điểm yếu của mình so với đối thủ cùng ngành khác Việc đánh giá cần được đánh giá từ các khách hàng của doanh nghiệp vì đó là người trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải cũng là người đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ vận tải tỉnh Lào Cai

Dựa theo nghiên cứu lý thuyết về dịch vụ vận tải, và phân thích thực trạng phát triển của ngành bên cạnh khảo sát lấy ý kiến khác quan Tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển như sau:

Một là, với định hướng phát triển ngành, hiện nay hạ tầng đã cơ bản hoàn thiện nhưng doanh nghiệp thì quá non trẻ, nhất là lao động chưa có chuyên môn, hiểu biết về ngành Cần thu hút các lao động, chuyên gia có kiến thức chuyên môn về giảng dạy các khóa ngắn/dài hạn cho lãnh đạo hoặc nhóm nhân viên của các doanh nghiệp này

Hai là, phân hiệu của trường Đại học Thái Nguyên có thể nghiên cứu kết hợp với trường cao đẳng Lào Cai đưa ra giảng dạy hoặc mở khoa ngành liên quan đến logistics

Ba là, ngành dịch vụ vận tải cần xác định hướng phát triển bền vững trong đó là yếu tố về môi trường, việc phát thải khí Co2 trong quá trình hoạt động của ngành về dài là mối nguy hại cho chính nó

Từ những khuyến nghị và đề xuất đã trình bày, tác giả cho rằng tỉnh Lào Cai không thiếu cách để phát triển nhưng đang không biết nên đi theo hướng nào Có lẽ giải pháp tuy chậm nhất nhưng có thể giúp ngành logistics nói chung và dịch vụ vận tải nói riêng của tỉnh là về vốn đề tài nghiên cứu, nên cần phát huy năng lực nghiên cứu khoa học ở tỉnh nhắm tới phát triển của ngành dịch vụ xương sống này

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 31/05/2024, 13:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Slide bài giảng môn Quản lý logistics (2020), Trường Đại học Thăng Long 2. Nguyễn Hồng Đàm, Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến & Vũ Sỹ Tuấn, Vận tải và giao nhận trong Ngoại thương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý logistics" (2020), Trường Đại học Thăng Long 2. Nguyễn Hồng Đàm, Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến & Vũ Sỹ Tuấn, "Vận tải và giao nhận trong Ngoại thương
Tác giả: Slide bài giảng môn Quản lý logistics
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2020
3. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics – Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2003
4. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logistics – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics – Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Vân
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2010
6. Vương Thị Bích Ngà (2022), Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam, Hà NộiTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam
Tác giả: Vương Thị Bích Ngà
Năm: 2022
1. Giáo trình “Contemporary Logistics” 12 th Edition, 2018, Paul R.Murphy, JR. A. Micheal Knemyer Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Contemporary Logistics”
2. Giáo trình “Logistics Transportation Systems”, Đại học bang Bowling Green, Hoa Kỳ.Báo cáo của cơ quan tổ chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics Transportation Systems”
1. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, Niên giám thống kê 2020, Lào Cai 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2020
2. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, Niên giám thống kê 2021, Lào Cai 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2021
3. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, Niên giám thống kê 2022, Lào Cai 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2022
1. Kim Thoa (2023), Hội nghị phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tại địa chỉ: https://baolaocai.vn/hoi-nghi-phat-trien-dich-vu-logistics-tren-dia-ban-tinh-lao-cai-post375871.html truy cập ngày 08/01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Tác giả: Kim Thoa
Năm: 2023
2. Viết Vinh (2021), Đưa dịch vụ logistics phát triển xứng tầm tại địa chỉ: https://baolaocai.vn/bai-cuoi-dua-dich-vu-logistics-phat-trien-xung-tam-post349764.html truy cập ngày 05/01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa dịch vụ logistics phát triển xứng tầm
Tác giả: Viết Vinh
Năm: 2021
3. Viết Vinh (2021), Cần liên kết, ứng dụng công nghệ phát triển dịch vụ tại địa chỉ:https://baolaocai.vn/bai-2-can-lien-ket-ung-dung-cong-nghe-phat-trien-dich-vu-post349651.html truy cập ngày 12/02/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần liên kết, ứng dụng công nghệ phát triển dịch vụ
Tác giả: Viết Vinh
Năm: 2021
5. Tào Thị Hải (2020), Phát triển đô thị cảng Đà Nẵng với dịch vụ Logistics trong thập niên 2020 – 2030 Khác
4. Báo cáo Quy hoạch tình Lào Cai 2021-2030, tầm 2050. Tài liệu trực tuyến Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 So sánh đặc điểm các phương thức vận tải - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 1.1 So sánh đặc điểm các phương thức vận tải (Trang 21)
Bảng 1.2 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành quy định của từng phương - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 1.2 Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành quy định của từng phương (Trang 24)
Bảng 2.1 Thống kê hệ thống và kế hoạch nâng cấp cửa khẩu, lối mở tỉnh Lào - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 2.1 Thống kê hệ thống và kế hoạch nâng cấp cửa khẩu, lối mở tỉnh Lào (Trang 35)
Bảng 2.2 Tổng hợp thực trạng hạ tầng giao thông tại tỉnh Lào Cai - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 2.2 Tổng hợp thực trạng hạ tầng giao thông tại tỉnh Lào Cai (Trang 38)
Bảng 2.4 Khối lượng và chỉ số phát triển trong vận chuyển hàng hóa theo - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 2.4 Khối lượng và chỉ số phát triển trong vận chuyển hàng hóa theo (Trang 44)
Bảng 2.5 Đóng góp của ngành vận tải, kho bãi trong GRDP tỉnh Lào Cai từ - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 2.5 Đóng góp của ngành vận tải, kho bãi trong GRDP tỉnh Lào Cai từ (Trang 45)
Bảng 2.6 Thống kê số doanh nghiệp hoạt động và cơ cấu lao động tính đến - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 2.6 Thống kê số doanh nghiệp hoạt động và cơ cấu lao động tính đến (Trang 47)
Bảng 2.7 Vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành qua các năm - một số giải pháp nhằm phát triển nghành dịch vụ vận tải tỉnh lào cai
Bảng 2.7 Vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành qua các năm (Trang 50)
w