1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án môn học các kỹ thuật kiểm toán trong môi trường xử lýthông tin kế toán bằng máy tính

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Kỹ Thuật Kiểm Toán Trong Môi Trường Xử Lý Thông Tin Kế Toán Bằng Máy Tính
Tác giả Trảo Thị Kim Thạch
Người hướng dẫn TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Đề án môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Nội dung đề tài này cũng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacác tổ chức và doanh nghiệp trong việc kiểm soát và bảo vệ thông tin kế toán trong môitrường số hóa.Nội dung của đề tài sẽ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Khoa: Kế toán

ĐỀ ÁN MÔN HỌC CÁC KỸ THUẬT KIỂM TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG XỬ LÝ

THÔNG TIN KẾ TOÁN BẰNG MÁY TÍNH

GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai Sinh viên thực hiện: Trảo Thị Kim Thạch MSSV: 201121018133

Lớp: 46K18.1

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 12 năm 2023

Trang 2

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, sự tiến bộ vượt bậc của máy tính và công nghệthông tin đã thay đổi toàn diện cách thức thực hiện các hoạt động kinh doanh, trong đó cólĩnh vực kế toán Máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc xử lý thông tin

kế toán, mang lại sự tiện lợi và tăng cường hiệu suất Tuy nhiên, sự phụ thuộc đáng kểvào máy tính và công nghệ thông tin cũng đặt ra những thách thức đối với tính chính xác,bảo mật và trung thực của thông tin kế toán Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng củakiểm toán trong môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính

Đề tài "Các kỹ thuật kiểm toán trong môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính"nhằm tìm hiểu và phân tích các kỹ thuật kiểm toán hiện đại được áp dụng trong môitrường số hóa Từ đó khám phá ra các phương pháp và công cụ kiểm toán mới nhằm đảmbảo tính chính xác, trung thực và an toàn của thông tin kế toán trong quá trình xử lý dữliệu bằng máy tính Nội dung đề tài này cũng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củacác tổ chức và doanh nghiệp trong việc kiểm soát và bảo vệ thông tin kế toán trong môitrường số hóa

Nội dung của đề tài sẽ được chia thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính

Chương 2: Kiểm soát nội bộ trong môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính Chương 3: Các kỹ thuật kiểm toán trong môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính

Trang 3

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1 Khái niệm

2 Vai trò

3 Quy trình kiểm toán

CHƯƠNG 2

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MÔI TRƯỜNG XỬ LÝ THÔNG TIN KẾ TOÁN BẰNG MÁY TÍNH

1 Đặc điểm của môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính

2 Thủ tục kiểm soát trong môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính

CHƯƠNG 3

CÁC KỸ THUẬT KIỂM TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG XỬ LÝ THÔNG TIN KẾ TOÁN BẰNG MÁY TÍNH

1 Các kỹ thuật kiểm tra trong môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính

2 Giới thiệu về kỹ thuật kiểm toán trong môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính: Phần mềm ACL

KẾT LUẬN

Trang 4

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1 Khái niệm

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hànhthu thập các thông tin, bằng chứng kiểm toán để đánh giá Báo cáo tài chính được kiểmtoán nhằm mục đích đưa ra các ý kiến về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính củadoanh nghiệp được kiểm toán so với các chuẩn mực kiểm toán được áp dụng

2 Vai trò

Báo cáo tài chính là báo cáo do chính doanh nghiệp lập ra, thể hiện quá trình và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy nên việc kiểm toán báo cáo tài chính có vai trò rấtquan trọng khi đánh giá tính đúng đắn của báo cáo tài chính, giúp cho doanh nghiệp nhìnnhận chính xác về tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp doanh nghiệp khẳngđịnh được giá trị của mình với các đối tác cũng như các đối tượng khác như nhà đầu tư,

cơ quan thuế, các cổ đông và bản thân người quản lý

- Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp, việc kiểm toán báo cáotài chính giúp họ có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính và hoạt động kinhdoanh của mình Kết quả kiểm toán cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy

để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của mình và từ đó đưa racác chiến lược và biện pháp cụ thể hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khắcphục các vấn đề

- Đối với ngân hàng, cổ đông, người sử dụng báo cáo tài chính: cung cấp thông tin

để họ có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định hay hỗ trợ phù hợp

- Đối với cơ quan thuế: là cơ sở để khẳng định và chứng minh với cơ quan thuế vềtính chính xác và đầy đủ của các khoản đóng thuế Ngoài ra, việc kiểm toán báocáo tài chính còn giúp doanh nghiệp tự tin giải quyết các vấn đề liên quan đến thuếtrước khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra, từ đó giảm thiểu rủi ro phát sinh

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

- Đối với doanh nghiệp được kiểm toán: việc có kết luận từ việc kiểm toán báo cáotài chính giúp họ đánh giá được tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, từ

đó có cơ sở để cải thiện và tuân thủ tỷ mỹ đạo động của báo cáo tài chính

3 Quy trình kiểm toán

3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

a) Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán và nhận diện các lý do kiểm toán củakhách hàng

Tiếp cận khách hàng là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong công tác chuẩn

bị lập kế hoạch kiểm toán Do đó, các công ty sẽ cần phải đánh giá và phân công nhữngnhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao để có thể nghiên cứu, tiếp cận các khách hàngtiềm năng nhất

- Trường hợp với các khách hàng mơi: kiểm toán viên sẽ cần phải xem xét, tìm hiểu

về lý do mời doanh nghiệp làm công tác kiểm toán, thu thập các thông tin có liênquan đến hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng Ngoài ra, kiểm toánviên cũng cần tiếp cận và thu thập những thông tin khác từ bên ngoài về kháchhàng để có thêm cơ sở làm việc

- Trong trường hợp đã có các kiểm toán viên tiền nhiệm, cần tiến hành thu thập cácthông tin quan trọng từ chính các kiểm toán viên tiền nhiệm đó và cần thận trọngtrong một số tình huống như khi khách hàng không đồng ý để doanh nghiệp tiếpcận với các kiểm toán viên tiền nhiệm hay trước đây đôi bên đã từng xảy ra nhữngbất đồng Điều này giúp kiểm toán viên nắm bắt tình hình và đưa ra quyết địnhchính xác

- Đối với những khách hàng cũ: mỗi năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, nhân viêncần phải cập nhật đầy đủ thông tin vào hệ thống quản lý để đánh giá lại khả năng

có tiếp tục hợp tác hay không Có những trường hợp mà kiểm toán viên cần phảidừng công việc kiểm toán cho khách hàng do có thể xảy ra tranh chấp, mâu thuẫnhay có những hành vi vi phạm hợp đồng

Trang 6

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán

- Sau khi đã đánh giá và chấp nhận khách hàng thì doanh nghiệp sẽ tính toán về quy

mô của cuộc kiểm toán, từ đó tiến hành chọn ra đội ngũ kiểm toán viên phù hợpnhất để thực hiện công việc Quá trình lựa chọn này sẽ dựa trên các cơ sở, yêu cầucần thiết về số người, trình độ chuyên môn và những yếu tố này do chính BanGiám đốc của doanh nghiệp tiến hành thực hiện

- Đối với những cuộc kiểm toán lớn và có quy mô phức tạp, cần phải chọn ra cácnhân viên kiểm toán xuất sắc, có kinh nghiệm lâu năm và khả năng xử lý được cácvấn đề quan trọng

Ký kết hợp đồng kiểm toán

- Ký kết hợp đồng kiểm toán là bước cuối cùng và quan trọng trong chuẩn bị kếhoạch kiểm toán Doanh nghiệp cần phải thực hiện những buổi làm việc và trao đổichặt chẽ với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng như mục đích, phạm vikiểm toán, trách nhiệm của hai bên, thời gian hợp tác, chi phí, hình thức thanhtoán, và nhiều điều khoản khác

- Nếu khách hàng và doanh nghiệp đồng ý với những điều khoản đã được đưa ra, haibên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán, bắt đầu thực hiện những thỏa thuậntrong hợp đồng Khi đó, doanh nghiệp kiểm toán sẽ chính thức trở thành chủ thểkiểm toán của khách hàng

b) Chiến lược kiểm toán tổng thể

Trong quá trình phát triển chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải:

- Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán để xác định rõ phạm vi kiểm toán;

- Đề xuất mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán để lên kế hoạch kiểm toán và yêu cầutrao đổi thông tin;

- Đánh giá các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên có vai tròquan trọng trong việc xác định nhiệm vụ chính của nhóm kiểm toán;

Trang 7

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

- Kiểm tra kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán cùng với hiểu biết màthành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã thu được từ việccung cấp các dịch vụ trước đây cho đơn vị được kiểm toán để xác định sự phù hợpvới cuộc kiểm toán này;

- Xác định rõ nội dung, lịch trình và phạm vi các nguồn lực cần thiết để thực hiệncuộc kiểm toán

Tùy thuộc vào việc hoàn thành các thủ tục đánh giá rủi ro, quá trình xây dựngchiến lược kiểm toán tổng thể sẽ góp phần hỗ trợ kiểm toán viên xác định đượcnhững vấn đề sau:

- Phân phối nguồn lực cho các phần hành kiểm toán đặc biệt, ví dụ: chọn thành viênnhóm kiểm toán có kinh nghiệm phù hợp cho các phần hành kiểm toán có rủi rocao hoặc bố trí chuyên gia vào các vấn đề chuyên môn phức tạp;

- Quy mô nguồn lực phân bổ cho các phần hành kiểm toán cụ thể, chẳng hạn: sốlượng thành viên nhóm kiểm toán tham gia quan sát kiểm kê tại các địa điểm quantrọng, phạm vi soát xét công việc của kiểm toán viên khác trong trường hợp thựchiện kiểm toán cho các tập đoàn, hoặc thời gian dành cho các phần hành kiểm toán

c) Kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán là những dự kiến chi tiết về:

- Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng KM hay chu trình nghiệp vụ,

Trang 8

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

- Thời gian hoàn thành,

- Phân công công việc giữa các KTV,

- Các tài liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập

3.2 Thực hiện kiểm toán

a) Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (nếu có)

Việc thử nghiệm kiểm soát do kiểm toán viên thực hiện, có thể áp dụng phương phápkiểm toán tuân thủ và các thử nghiệm kiểm soát giúp thu thập chứng cứ về các điểm sau:

- Hoạt động kiểm soát được sự triển khai đúng yêu cầu của thiết kế thủ tục kiểm soáttrong thực tế

- Tính hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát trong việc ngăn ngừa và phát hiện ra cácsai phạm mang tính trọng yếu trên báo cáo tài chính

Kiểm toán viên cần thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát có liên quan, bao gồm:

- Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên kỳvọng rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả

- Nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản thì sẽ không cung cấp đầy đủ bằng chứngkiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Khi kiểm toán viên có niềm tin vào hiệu quả của hoạt động kiểm soát, cần thu thập chứng

cứ kiểm toán thuyết phục hơn Do đó khi thiết kế các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toánviên cần:

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác kết hợp với thủ tục phỏng vấn nhằm thuthập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát

- Xác định liệu các kiểm soát được thử nghiệm có phụ thuộc vào các kiểm soátkhác không, nếu có, thì có cần thiết thu thập bằng chứng kiểm toán chứngminh tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát gián tiếp đó hay không

b) Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản

Thủ tục phân tích cơ bản được thực hiện ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, để thực hiện các thủ tụcnày thì kiểm toán viên cần phải xem xét:

Trang 9

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

- Sự phù hợp của thủ tục phân tích đối với các cơ sở dẫn liệu nhất định, bao gồm đặcđiểm và rủi ro có sai sót trọng yếu

- Mức độ sẵn có và độ tin cậy của thông tin cần thiết cho thủ tục phân tích cơ bản

- Tính hiệu quả của thủ tục phân tích cơ bản đối với việc đảm bảo rằng các rủi rokiểm toán ở mức độ có thể chấp nhận được

Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm giúp kiểmtoán viên thu thập những thông tin về nội dung báo cáo tài chính, những biến đổi quantrọng về hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp kiểm toán viên xác định được nhữngsai phạm trọng yếu có thể xảy ra, từ đó xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán và các thủtục kiểm toán sẽ được thực hiện Bên cạnh đó còn giúp kiểm toán viên đánh giá khả nănghoạt động liên tục của khách hàng

c) Thực hiện các thử nghiệm chi tiết

Thử nghiệm chi tiết bao gồm: thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và thử nghiệm chi tiết số dư

- Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ là thủ tục được thiết kế để phát hiện các sai phạm về

số tiền có ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trên báo cáotài chính Ở đây kiểm toán viên thực hiện tính toán số tiền trên các chứng từ kếtoán và việc ghi chép các chứng từ đó vào sổ sách của khách hàng

- Thử nghiệm chi tiết số dư: kiểm toán viên sẽ kiểm tra trực tiếp các số dư cuối kỳcủa các tài khoản Các kỹ thuật kiểm toán thường được kiểm toán viên sử dụngnhư kiểm kê, gửi thư xác nhận, đối chiếu tài liệu, tính toán lại …để đánh giá tínhtrung thực hợp lý của báo cáo tài chính

3.3 Kết thúc kiểm toán

Trước khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện các công việc sau:

- Xem xét các khoản nợ tiềm tàng

- Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC

- Xem xét về giả thiết hoạt động liên tục

- Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán

- Lập báo cáo kiểm toán

Trang 10

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

CHƯƠNG 2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG MÔI TRƯỜNG XỬ LÝ THÔNG TIN KẾ TOÁN

- Transaction files: được lưu dưới dạng các sổ trung gian thuộc các hình thức sổ kếtoán Là tập tin tạm thời ghi nhận các nghiệp vụ kế toán, được sử dụng để thay đổihoặc cập nhật dữ liệu ở Master files Ở các Transaction files có thể theo dõi đơnhàng của khách hàng, hàng tồn kho đã nhận hoặc tiền đã nhận, đóng vai trò quantrọng trong quá trình xử lý giao dịch kế toán hàng ngày

- Reference files: được sử dụng để lưu trữ dữ liệu chuẩn để xử lý các giao dịch kếtoán Chẳng hạn, bảng giá dùng để lập hóa đơn bán hàng, tập tin theo dõi thông tin

về tín dụng khách hàng được dùng để phê chuẩn giao dịch bán chịu, và đóng vaitrò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và đồng nhất của dữ liệu kế toán

- Archive files: lưu trữ những nghiệp vụ kế toán đã xảy ra, dùng để tham chiếu trongtương lai Các nghiệp vụ kế toán này hình thành một phần quan trọng của dấu vếtkiểm toán Archive files có thể là nhật ký, thông tin về tiền lương của kỳ trước,danh sách nhân viên kỳ trước, sổ cái của kỳ trước và đóng vai trò quan trọng trongviệc duy trì dấu vết kiểm toán và cung cấp thông tin liên quan cho công tác kiểmtoán trong tương lai

Trang 11

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

1.2 Dấu vết kiểm toán

Dấu vết kiểm toán là một bản ghi chép từng bước một, từ đó có thể tìm được nguồn gốccủa dữ liệu kế toán hoặc những dữ liệu giao dịch Dấu vết kiểm toán cho phép kiểm toánviên theo dõi bất kỳ giao dịch nào trong tất cả các giai đoạn xử lý từ khi bắt đầu sự kiệnđến báo cáo tài chính

Các tổ chức phải duy trì các quy trình kiểm toán vì hai lý do:

- Đầu tiên, thông tin này cần thiết để tiến hành các hoạt động hàng ngày Dấu vếtkiểm toán giúp nhân viên trả lời các câu hỏi của khách hàng bằng cách hiển thịtrạng thái hiện tại của các giao dịch đang trong quá trình thực hiện

- Thứ hai, dấu vết kiểm toán đóng một vai trò thiết yếu trong kiểm toán tài chính củacông ty, cung cấp mối liên kết giữa các hoạt động tài chính (giao dịch) của công ty

và báo cáo tài chính báo cáo về các hoạt động đó Nó cho phép các kiểm toán viênbên ngoài (hoặc nội bộ) xác minh các giao dịch đã chọn bằng cách tìm các dấu vếtkiểm toán từ báo cáo tài chính đến các tài khoản trên sổ cái, sổ nhật ký, chứng từgốc, Do đó các tổ chức kinh doanh phải duy trì đầy đủ hồ sơ kế toán để duy trìdấu vết kiểm toán của mình

1.3 Đọc dữ liệu và thu thập thông tin

Môi trường xử lý thông tin kế toán bằng máy tính mang đến nhiều đặc điểm quan trọng,trong đó việc đọc dữ liệu và thông tin đóng vai trò quan trọng Máy tính giúp đảm bảotính chính xác khi đọc dữ liệu, loại bỏ các sai sót thường gặp phải Đồng thời, tốc độ xử lýnhanh chóng của máy tính cũng giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc

Sự tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc đã được lập trình cũng đảm bảo tính chính xác vànhất quán trong quá trình xử lý thông tin Khả năng linh hoạt của máy tính cho phép đọc

dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tạo sự linh hoạt trong thu thập dữ liệu kế toán Cùngvới đó, việc tự động hóa quá trình đọc dữ liệu và thông tin giúp tiết kiệm công sức vàcông việc thủ công Tóm lại, khả năng đọc dữ liệu và thông tin trong môi trường xử lý

Trang 12

an ninh; mà còn đòi hỏi sự kiểm soát việc duy trì, phát triển, mua sắm công nghệ.

a) Kiểm soát cơ sở hạ tầng công nghệ

Việc kiểm soát cơ sở hạ tầng công nghệ là một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảotính an toàn và hiệu quả của hệ thống thông tin Cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm mạng,

hệ điều hành và phần mềm cơ bản, đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp dịch vụ và

hỗ trợ hoạt động của tổ chức

Cơ sở hạ tầng công nghệ có thể phức tạp và được chia sẻ với các đơn vị khác nhau bêntrong tổ chức, thuê ngoài hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ công nghệ như điện toán đámmây

Kiểm soát cơ sở hạ tầng công nghệ liên quan đến việc bảo đảm an toàn cho thiết bị nhưphòng chống thiên tai, hỏa hoạn, sao lưu và phục hồi dữ liệu và những kế hoạch khắcphục “thảm họa” Những “thảm họa” như động đất, lũ lụt, mất điện,… có thể là “thảmhọa” đối với trung tâm máy tính và hệ thống thông tin của tổ chức Hình 2.1 mô tả ba loại

“thảm họa” có thể làm mất đi nguồn tài nguyên CNTT của tổ chức:

Trang 13

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

Tất cả những “thảm họa” này có thể lấy đi cơ sở dữ liệu của tổ chức, dừng các chức năngkinh doanh được thực hiện hoặc được hỗ trợ bởi máy tính và làm giảm khả năng trongviệc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp càng phụ thuộcnhiều vào công nghệ càng nhiều thì càng dễ gặp phải những loại rủi ro này

b) Kiểm soát quy trình quản lý an ninh

Kiểm soát hệ điều hành

Hệ điều hành là chương trình điều khiển của máy tính, cho phép người dùng và ứng dụngchia sẻ, truy cập các tài nguyên máy tính như bộ xử lý, bộ nhớ chính, cơ sở dữ liệu,…Kiểm soát hệ điều hành nhằm bảo vệ hệ điều hành, bao gồm các chính sách, thủ tục kiểmsoát nhằm xác định để ai có thể sử dụng và những hành động nào mà họ có thể thực hiện

Trang 14

Trảo Thị Kim Thạch - 46K18.1

Kiểm soát hệ thống mạng

Quá trình kiểm soát hệ thống mạng đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu suất của mạng máytính trong tổ chức là một phần quan trọng để bảo vệ thông tin và các tài sản kỹ thuật sốkhỏi các mối đe dọa từ bên ngoài Có nhiều rủi ro liên quan đến kiểm soát hệ thống mạng,bao gồm:

- Rủi ro từ các mối đe dọa từ bên ngoài: Rủi ro từ các mối đe dọa từ bên ngoài: nếukiểm soát hệ thống mạng không được thực hiện tốt, các hacker có thể tấn công vào

hệ thống bằng cách xâm nhập, tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) hoặc phần mềmđộc hại

- Rủi ro từ lỗ hổng bảo mật: nếu hệ thống mạng không được bảo vệ đầy đủ, sẽ cónguy cơ bị hack, tin tặc có thể truy cập trái phép vào hệ thống, đánh cắp thông tinquan trọng hoặc gây hại cho mạng

- Rủi ro từ lỗi của người dùng: khi người dùng không cẩn thận hoặc không có hiểubiết đầy đủ về an ninh mạng có thể tạo ra rủi ro Điều này có thể bao gồm việc sửdụng mật khẩu yếu, mở các tệp đính kèm không an toàn, hoặc chia sẻ thông tinđăng nhập với người khác làm tăng rủi ro an ninh mạng

- Rủi ro từ việc quản lý không hiệu quả: nếu quá trình kiểm soát hệ thống mạngkhông được thực hiện đúng cách hoặc không có sự quan tâm đầy đủ, nó có thể dẫnđến các lỗ hổng và thiếu sót Việc không theo dõi, không phát hiện và xử lý các sự

cố an ninh mạng kịp thời có thể tạo ra rủi ro lớn cho hệ thống

Các biện pháp kiểm soát hệ thống mạng có thể bao gồm: Xác thực và quản lýquyền truy cập, cập nhật hệ điều hành và phần mềm, tường lửa, mã hóa,…Kiểm soát an toàn dữ liệu

Kiểm soát an toàn dữ liệu là quá trình bảo vệ và quản lý dữ liệu trong hệ thống nhằm đảmbảo tính bảo mật của dữ liệu

Kiểm soát bảo vệ hệ điều hành

Thủ tục đăng nhập (Log-on Procedure)

Ngày đăng: 30/05/2024, 20:43

w