NHẬN DIỆN HÀNH VI TÔN GIÁO CỦA THANH NIÊN PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO HIỆN NAY

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NHẬN DIỆN HÀNH VI TÔN GIÁO CỦA THANH NIÊN PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Năng Mềm - Khoa học xã hội - Tài Chính - Financial Sự kiện - Nhận định Xã hội học, số 4 (140), 2017 61 BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn NHẬN DIỆ N HÀNH VI TÔN GIÁO CỦA THANH NIÊN PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO HIỆN NAY (Qua khảo sát tại Hà Nội và Ninh Bình) NGUYỄN THỊ MINH NGỌC Tóm tắt: Những năm gần đây, tôn giáo có xu hướng thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội, trong đó có thanh niên. Kết quả phân tích mẫu khảo sát thanh niên Công giáo và thanh niên Phật giáo trong độ tuổi từ 15 đến 29 tại Hà Nội và Ninh Bình vào năm 2014 cho thấy, đa số thanh niên Công giáo tham gia lễ tại nhà thờ vào chủ nhật hàng tuần, nhưng tỷ lệ thanh niên Phật giáo lễ chùa hàng tháng vào ngày rằm, mùng một không cao. Mục đích đi lễ của thanh niên Phật giáo có sự thay đổi hướng đến mục đích nhập thế thay vì xuất thế. Hành vi đi lễ của các nhóm thanh niên có sự khác biệt theo giới tính, tình trạng hôn nhân. Trong gia đình, thanh niên Công giáo và Phật giáo thực hiện nhiều hành vi tôn giáo như đọc kinh, xưng tội, sám hối hay các hoạt động thờ cúng tổ tiên. Đa số đều khẳng định họ mở rộng mạng xã hội qua tham gia sinh hoạt tôn giáo, đồng thời thu được lợi ích từ việc mở rộng quan hệ này. Từ khóa: niềm tin tôn giáo, hành vi tôn giáo, hành vi tôn giáo thanh niên. Ngày nhận bài: 3052017; Ngày gửi phản biện: 292017; Ngày duyệt đăng: 18112017 1. Giới thiệu Thanh niên là lực lƣợng chủ chốt, có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Việt Nam là đất nƣớc đa tôn giáo, số lƣợng tín đồ tôn giáo chiếm gần 15 dân số1, trong đó có thanh niên. Thanh niên tôn giáo có sự khác biệt với nhóm thanh niên không theo tôn giáo ở chỗ bên cạnh việc tuân thủ chuẩn mực xã hội còn phải thực hiện các chuẩn mực tôn giáo. Vì vậy hành vi tôn giáo của thanh niên thƣờng rất đa dạng giữa các nhóm và có tác động đáng kể đến nhận thức và định hƣớng giá trị của họ. Cho đến nay, đã có không ít nghiên cứu về vấn đề hoạt động tôn giáo và niềm tin tôn giáo hay về vai trò và ảnh hƣởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Tuy nhiên nhìn chung, hành vi tôn giáo của thanh niên vẫn rất ít đƣợc đề cập và phân tích sâu trong các nghiên cứu đã có về tôn giáo ở Việt Nam. Bài viết này tập trung tìm hiểu hành vi tôn giáo của thanh niên Phậ t giáo và Công giáo hiện nay, bao gồm các hành vi tại cơ sở thờ tự tôn giáo cũng nhƣ hành vi tôn giáo Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1 Thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2010. Nhận diện hành vi tôn giáo của thanh niên Phật giáo và Công giáo… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn 62 trong gia đình, qua đó đánh giá ảnh hƣởng của sinh hoạt tôn giáo đến nhận thức củ a thanh niên. Bài viết sử dụng số liệu khảo sát do Viện Xã hội học thực hiện tại Hà Nộ i và Ninh Bình vào cuối năm 2014 trong khuôn khổ đề tài “Vai trò của tôn giáo trong việc xây dự ng niềm tin xã hội”. Trong mẫu khảo sát có 66 thanh niên Công giáo và 55 thanh niên Phật giáo trong độ tuổi từ 15 đến 29. Họ đều là những tín đồ Công giáo hoặc Phật giáo chính thức. Trong nghiên cứu này, tín đồ Phật giáo đƣợc xác định là ngƣời đã qua lễ quán đảnh. 2. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tôn giáo và ảnh hưởng của tôn giáo đến đạo đức lối sống Khảo sát xã hội học về tôn giáo lần đầu tiên đƣợc Viện Nghiên cứu Tôn giáo thực hiện năm 1992 đến 1994 trên quy mô toàn quốc. Kết quả của cuộc khảo sát này đƣợc công bố trong cuốn “Về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam hiện nay” (Đặng Nghiêm Vạn, 1996) do Viện Nghiên cứu Tôn giáo phát hành. Sau đó, cuốn sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam” do Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), xuất bản năm 1998 tập hợp nhiều bài viết có giá trị về cả lý luận và thực tiễn tôn giáo Việt Nam. Bài viết Bàn về tôn giáo của Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn sách này cho thấy niềm tin tôn giáo của ngƣời Việt Nam thể hiện qua cuộc điều tra xã hội học tôn giáo năm 1992-1994 là niềm tin mang tính đa dạng. Trung bình, một ngƣời đƣợc hỏi tham gia vào từ 2 đến 3 hành vi tôn giáo khác nhau. Để củng cố niềm tin tôn giáo, nghi thức thờ cúng, lễ thức, hành hƣơng, kiêng cữ... đóng một vai trò rất quan trọng. Tín đồ tôn giáo "hâm nóng" niềm tin tôn giáo của mình qua các nghi thức không chỉ ở bản thân hành vi tôn giáo mà ở tính cộng đồng của những ngƣời cùng nhu cầu tôn giáo. Khảo sát xã hội học về tôn giáo trên phạm vi toàn quốc đƣợc Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành lần thứ 2 từ 1995 đến 1998. Cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn (2001) là một trong những cuốn sách đi sâu về thực trạng đời sống tôn giáo Việt Nam trên cơ sở số liệu khảo sát của cuộc điều tra này. Diễn biến và tình hình đời sống tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử cho đến giai đoạn đầu năm 2000 đã đƣợc tác giả mô tả sinh động, cung cấp cho ngƣời đọc nhiều tƣ liệu hay về đời sống tôn giáo thời kỳ đầu đổi mới. Cuốn sách “Đa dạng tôn giáo và niềm tin tôn giáo tại Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Minh Ngọc (2016) đi sâu vào mô tả đời sống tôn giáo Việt Nam, trong đó nhấn mạnh về niềm tin tôn giáo trong bối cảnh đa dạng tôn giáo. Nhóm nghiên cứu về vai trò và ảnh hƣởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội Việ t Nam hiện nay đƣợc nhiều tác giả bàn đến từ khía cạnh đạo đức, nhận thức… Nhiều công trình đã chỉ ra những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống của các tôn giáo phù hợp vớ i giá trị của thời đại mới, cần thiết phải đƣợc phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu của Trần Ngọc Sơn (2012) đã nêu bật đƣợc ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo trong việc hình thành các chuẩn mực xã hội và quá trình khắc phục sự suy giảm đạo đức xã hội. Cùng bàn về ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo qua nghiên cứu trƣờng hợp, tác giả Trần Hồng Liên (2002) đã phân tích ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo đến đạo đức của cƣ dân thành phố Hồ Chí Minh và cho rằng đạo đức tôn giáo đã góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội. Bài viết của Hoàng Thị Lan (2011) cho thấy việc Nguyễn Thị Minh Ngọc BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn 63 phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo phải đƣợc tiến hành đồng thời với việc hạn chế dần các tác động tiêu cực của nó đối với xã hội. Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc hành vi tôn giáo của tín đồ các tôn giáo tại cơ sở thờ tự nhƣ hành vi đi lễ chùa, hành vi tham dự các nghi lễ tôn giáo cơ bản và hành vi thờ cúng tại gia đình. Từ đó cho thấy niềm tin tôn giáo của ngƣời dân Việ t Nam từ giai đoạn sau mở cửa đến nay. Bên cạnh đó, các công trình cũng chỉ ra các chiều cạnh tác động của tôn giáo vào đời sống đạo đức, lối sống của tín đồ. Tuy nhiên, phân tích trong các công trình đều không đi sâu vào các nhóm tuổi, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. 3. Một số kết quả 3.1. Hành vi tham gia hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo của thanh niên Về tần suất đi lễ tại các cơ sở tôn giáo, kết quả khảo sát cho thấ y 83,3 thanh niên Công giáo trong nhóm khảo sát đi lễ nhà thờ hàng tuần. Đi lễ hàng tuần là quy định đố i với tín đồ Công giáo và khảo sát cho thấy thanh niên Công giáo rất có ý thức tuân thủ quy định này. Nỗ lực để duy trì đi lễ hàng tuần không phải là đơn giản trong bối cảnh củ a xã hội hiện thời với áp lực công việc lớn và thông thƣờng nhiều ngƣời còn phải giải quyế t các công việc trong những ngày cuối tuần. Hình 1. Tỷ lệ đi lễ nhà thờ của thanh niên Công giáo80.8 85 86.2 81.1 83.3 35.7 39 19.2 55.2 38.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nam Nữ Chƣa kết hôn Đã kết hôn CHUNG T hanh niên Công giáo đi lễ nhà thờ hàng tuần T hanh niên Phật giáo lễ chùa mỗi tháng 2 lần Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014. Một số thanh niên Công giáo cho biết, vì đặc thù công việc họ chỉ có thể nỗ lực hết sức để đảm bảo có thể tham dự lễ ngày chủ nhật nhƣng không đảm bảo đƣợc tất cả các ngày chủ nhật đều tham dự lễ. Em có tuần đi dự lễ tuần không vì có lúc em đang trên đường không kịp giờ. Nhiề u hôm em tiện nhà thờ nào gần thì đến nhà thờ đó thôi chứ không về được nhà thờ chỗ nhà em đâu. (PVS, nam, 24 tuổi, chƣa có gia đình, lái xe taxi, Hà Nội) Tỷ lệ nữ thanh niên Công giáo đi lễ nhà thờ hàng tuần nhiều hơn nam (85,0 so với 80,8). Tỷ lệ thanh niên chƣa kết hôn đi lễ hàng tuần cao hơn thanh niên đã kết hôn Nhận diện hành vi tôn giáo của thanh niên Phật giáo và Công giáo… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn 64 (86,2 so với 81,1). Thanh niên Phật tử có tỷ lệ đi lễ một tháng hai lầ n (vào ngày sóc vọng, tức ngày 1 và 15 (ngày rằm) Âm lịch) có tỷ lệ thấp (38,2), 32,7 thanh niên Phật tử đi lễ tháng một lần hoặc vài tháng một lần; có đến 29,1 thanh niên Phật tử năm đi lễ một hai lần. Một thanh niên cho biết dù đã quy y tam bảo nhƣng không coi trọng việc phải nhất thiết lên chùa đi lễ, thay vào đó là hƣớng đến việc tìm đọc giáo lý Phật giáo và thực hành những gì có thể áp dụng của giáo lý đó vào cuộc sống hàng ngày vì thấy rằng trong điều kiện xã hội ngày nay khó có thể tuân thủ mọi giới luật. Em ít đi chùa, em thường tìm đọc sách Phật, ý thức giữ năm giới cấm của Phật giáo nhưng thấy khó có thể thực hiện được hết. Không trực tiếp sát sinh thì được còn vì không ăn chay làm sao mà nói không sát sinh; em cố gắng để không phải nói dối nhưng công việc nhiều lúc có làm được thẳng mọi thứ đâu; không uống rượ u là khó nhất, bây giờ đi đâu giao dịch cũng phải uống. (Nam, 27 tuổi, nhân viên văn phòng) Tỷ lệ nữ Phật tử đi lễ chùa hàng tháng vào các ngày sóc vọng cao hơn so vớ i nam Phật tử (39,0 so với 35,7); tỷ lệ Phật tử đã kết hôn đi lễ hàng tháng vào các ngày sóc vọng cao hơn hẳn so với Phật tử chƣa kết hôn (55,2 so với 19,2). Hành vi đi lễ cho thấy cách thức biểu đạt niềm tin của từng tôn giáo có sự khác biệt. Công giáo quy định niềm tin của tín đồ phải đƣợc thể hiện qua việc đi lễ nhà thờ, quy định chặt chẽ tín đồ phải tham gia đi lễ nhà thờ hàng tuần là để tham gia nghi lễ kết thông với Chúa dƣới sự dẫn dắt của Linh mục. Nhà thờ thƣờng tạo điều kiện cho mọi tín đồ có thể tham gia khoá lễ bằng cách tổ chức nhiều khoá lễ theo khung giờ khác nhau trong ngày chủ nhật. Đi lễ nhà thờ hàng tuần là để thực hành nghi lễ tôn giáo, do vậy phải theo khung giờ nhất định của buổi lễ và thời gian thực hành khoá lễ thƣờng là cố định. Đối với Phật giáo, các tín đồ không bị quy định chặt chẽ, cụ thể về việc đi lễ chùa. Đi lễ vào ngày sóc vọng hàng tháng của Phật tử là sự thực hành nghi lễ mang tính cá nhân không có sự tƣơng tác, dẫn dắt của tăngni sƣchức sắc Phật giáo, do vậ y không theo khung giờ cố định, thời gian và cách thức thực hành nghi lễ cũng khác nhau tùy theo từng Phật tử. Mục đích đến với đạo Phật của Phật tử nói chung và của thanh niên Phật tử nói riêng hƣớng về những mục đích nhập thế hơn là mục đích xuất thế. Mục đích nhập thế rõ rệt nhất là cầu tài lộc: có đến 69,1 đến với Phật giáo vì mục đích này. Trong khi đó, tỷ lệ có mục đích thành ngƣời giác ngộ là 40, mục đích đƣợc về cõi Tây Phƣơng cực lạc và mục đích chết khỏi phải xuống địa ngục chỉ là 20. Có sự khác biệt giữa nam và nữ thanh niên Phật tử trong việc lựa chọn các mục đích đi lễ. Nam có tỷ lệ lựa chọn mục đích đến với đạo Phật để hoàn thiện bản thân, để đƣợc tai qua nạn khỏi, chết không phải xuống địa ngục cao hơn nữ; trong khi đó, nữ có tỷ lệ cao hơn nam ở mục đích thành ngƣời giác ngộ, đƣợc về Tây Phƣơng cực lạc, cầu tài lộc, tránh nghiệp báo. Mục đích đến với đạo Phật của thanh niên hai nhóm đã kết hôn và chƣa kết hôn cũng có sự khác biệt, trong đó, nhóm đã kết hôn có tỷ lệ lựa chọn ở các mục đích cao hơn nhóm chƣa kết hôn. Nguyễn Thị Minh Ngọc BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn 65 Hình 2. Mục đích đến với Phật giáo của thanh niên Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014. Về hành vi tham gia học giáo lý, tỷ lệ tín đồ thanh niên Công giáo tham gia họ c giáo lý rất cao (87,9). Chênh lệch về tỷ lệ tham gia học giáo lý giữa nam và nữ, giữa nhóm thanh niên đã kết hôn và chƣa kết hôn không đáng kể. Tỷ lệ tham gia nghe giả ng pháp học hỏi giáo lý của Phật tử không cao: 52,7 thanh niên Phật tử có tham gia nghe giảng pháp, trong đó chỉ có 12,7 thƣờng xuyên tham gia. Tỷ lệ nữ tham gia nghe giảng pháp cao hơn nam, tuy nhiên, tỷ lệ nam thƣờng xuyên tham gia nghe giảng pháp cao hơn nữ và tỷ lệ thanh niên đã kết hôn tham gia nghe giảng pháp cao hơn nhóm chƣa kết hôn. Em đi theo Phật chỉ là mong cầu sao cho được bình an, mọi việc thuận lợi thôi chứ bọn em thanh niên còn nhiều việc nên không có thể nào mà có thời gian tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật. Em thì vẫn biết phải không có được tham sân si, cuộc sống có nhân quả nên phải làm việc thiện… (Nữ, 24 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) Học hỏi giáo lý là một hoạt động mang tính bắt buộc đối với tín đồ Công giáo từ khi còn nhỏ. Đây cũng là một nội dung sinh hoạt thƣờng kỳ dƣới sự tổ chức và giám sát chặt chẽ của nhà thờ. Đa số tín đồ Công giáo đƣợc linh mục trực tiếp giảng giáo lý (62,1), tỷ lệ tự học chỉ có 35,8. Phật giáo với tinh thần tự tu tự chứng nên nghe giảng pháp không phải là quy định bắt buộc đối với Phật tử. Chức sắc Phật giáo thƣờng khuyên bảo Phật tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa giáo pháp của đức Phật để có thể thực hành các giáo pháp đó trong đời sống hàng ngày. Trên tinh thần đó, các chùa hàng tháng tổ chức các buổi giảng pháp để giúp Phật tử có điều kiện nâng cao nhận thức của mình về giáo lý Phật giáo và khuyến khích Phật tử dành thời gian tham gia. Nhƣng vì không mang tính bắt buộc mà chủ yếu là sự tự giác học hỏi của Phật tử nên tỷ lệ Phật tử tham gia hoạt động này thƣờng xuyên không nhiều, đặc biệt là nhóm thanh niên. Ngƣời giảng pháp cho Phật tử chủ yếu cũng là các nhà sƣ (58,2). Nhận diện hành vi tôn giáo của thanh niên Phật giáo và Công giáo… BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn 66 Riêng tín đồ Công giáo, xƣng tội là hành vi mang tính bắt buộc đƣợc thực hiện tạ i nhà thờ, trƣớc linh mục. Tín đồ thực hiện hành vi này năm một lần chiếm tỷ lệ cao nhất (31,8), tiếp đó là thực hiện hàng quý (27,3), hàng tháng (25,8). Tỷ lệ nam thực hiện xƣng tội hàng tháng, hàng quý nhiều hơn nữ. Tỷ lệ thanh niên chƣa kết hôn thực hiện xƣng tội hàng tháng, hàng quý nhiều hơn thanh niên đã kết hôn. Hình 3. Tỷ lệ thực hiện xưng tội của thanh niên Công giáo Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014. Với tín đồ Phật giáo, sám hối không đƣợc quy định phải thực hiện theo định kỳ vớ i sự hiện diện của nhà sƣ. Nhiều Phật tử cho biết họ chỉ thực hiện sám hối khi bản thân cả m thấy làm việc gì đó có lỗi. Họ thực hiện sám hối một cách trực tiếp với Phật qua việc đả nh lễ chƣ Phật trƣớc ban thờ chính điện. Vì không phải là hành vi mang tính bắt buộ c nên nhiều Phật tử chƣa từng thực hiện hành vi sám hối, đặc biệt nhóm Phật tử thanh niên: Em chưa sám hối bao giờ và cũng không biết sám hối thì làm thế nào cả, hình như có lần mẹ em nói mẹ em có sám hối rồi thì phải. Bọn em chỉ đi chùa lễ mong bình an thôi. (Nữ, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) 3.2. Hành vi tham gia hoạt động tôn giáo trong gia đình Đọc kinh cầu nguyện hàng ngày là một trong những nghi lễ bắt buộc đối với tín đồ Công giáo. Đây cũng là hành vi tôn giáo đƣợc tín đồ Công giáo thực hiện thƣờ ng xuyên tại nhà nhất. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, 63,6 thanh niên Công giáo thực hiện hành vi này hàng ngày nhƣng cũng có một tỷ lệ không nhỏ vì sự bận rộn công việc hàng ngày, vì không thấy cần thiết phải giữ đủ các nghi thức, nghi lễ đã thỉnh thoảng mới thực hiện đọc kinh cầu nguyện tại nhà: Em cũng muốn đọc kinh tại nhà hàng ngày lắm nhưng công việc bận rộn nên cũng thôi, chúng em còn thanh niên hết giờ làm thường tụ tập bạn bè đến khuya mới về , mà nhà em thì hiện cũng chỉ có bố mẹ em là đọc kinh đều thôi. (Nam, 26 tuổi, nhân viên văn phòng) Nguyễn Thị Minh Ngọc BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC ios.vass.gov.vn 67 Tỷ lệ nữ đọc kinh cầu nguyện hàng ngày tại nhà cao hơn nam (72,5 so vớ i 52,0); tỷ lệ đã kết hôn đọc kinh cầu nguyện hàng ngày cao hơn chƣa kế t hôn (66,7 so với 62,1). Thanh niên Phật tử có 43,6 có tụng kinh tại nhà nhƣng không tụng hàng ngày. Trong nhóm có tụng kinh tại nhà, tỷ lệ nữ có tụng kinh cao hơn nam (46,3 so với 35,7); nhóm thanh niên đã kết hôn có tỷ lệ có tụng kinh tại nhà cao hơn nhóm thanh niên chƣa kết hôn (51,7 so với 34,6). Một số thanh niên cho rằng tụng kinh là việc của các cụ già, thanh niên còn bận rộn nhiều việc không thể ngồi mà gõ mõ đƣợc, đồng thời họ không hứng thú với nội dung chữ Hán trong các bản kinh tụng. Em nghĩ tụng kinh là chỉ có các cụ thôi. Bọn em ngồi tụng nó kỳ kỳ sao ấy, mà em cũng có hôm lên chùa tụng kinh cầu siêu cho ông, em thấy toàn chữ Hán đọc chẳ ng hiểu, khó vào lắm. (Nữ, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) Chính vì chữ H...

Trang 1

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

NHẬN DIỆN HÀNH VI TÔN GIÁO CỦA THANH NIÊN PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO HIỆN NAY

(Qua khảo sát tại Hà Nội và Ninh Bình)

NGUYỄN THỊ MINH NGỌC*

Tóm tắt: Những năm gần đây, tôn giáo có xu hướng thu hút sự tham gia của nhiều

tầng lớp xã hội, trong đó có thanh niên Kết quả phân tích mẫu khảo sát thanh niên Công giáo và thanh niên Phật giáo trong độ tuổi từ 15 đến 29 tại Hà Nội và Ninh Bình vào năm 2014 cho thấy, đa số thanh niên Công giáo tham gia lễ tại nhà thờ vào chủ nhật hàng tuần, nhưng tỷ lệ thanh niên Phật giáo lễ chùa hàng tháng vào ngày rằm, mùng một không cao Mục đích đi lễ của thanh niên Phật giáo có sự thay đổi hướng đến mục đích nhập thế thay vì xuất thế Hành vi đi lễ của các nhóm thanh niên có sự khác biệt theo giới tính, tình trạng hôn nhân Trong gia đình, thanh niên Công giáo và Phật giáo thực hiện nhiều hành vi tôn giáo như đọc kinh, xưng tội, sám hối hay các hoạt động thờ cúng tổ tiên Đa số đều khẳng định họ mở rộng mạng xã hội qua tham gia sinh hoạt tôn giáo,

đồng thời thu được lợi ích từ việc mở rộng quan hệ này

Từ khóa: niềm tin tôn giáo, hành vi tôn giáo, hành vi tôn giáo thanh niên Ngày nhận bài: 30/5/2017; Ngày gửi phản biện: 2/9/2017; Ngày duyệt đăng: 18/11/2017

1 Giới thiệu

Thanh niên là lực lượng chủ chốt, có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, số lượng tín đồ tôn giáo chiếm gần 1/5 dân số1, trong đó có thanh niên Thanh niên tôn giáo có sự khác biệt với nhóm thanh niên không theo tôn giáo ở chỗ bên cạnh việc tuân thủ chuẩn mực xã hội còn phải thực hiện các chuẩn mực tôn giáo Vì vậy hành vi tôn giáo của thanh niên thường rất đa dạng giữa các nhóm và có tác động đáng kể đến nhận thức và định hướng giá trị của họ Cho đến nay, đã có không ít nghiên cứu về vấn đề hoạt động tôn giáo và niềm tin tôn giáo hay về vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội Tuy nhiên nhìn chung, hành vi tôn giáo của thanh niên vẫn rất ít được đề cập và phân tích sâu trong các nghiên cứu đã có về tôn giáo ở Việt Nam

Bài viết này tập trung tìm hiểu hành vi tôn giáo của thanh niên Phật giáo và Công giáo hiện nay, bao gồm các hành vi tại cơ sở thờ tự tôn giáo cũng như hành vi tôn giáo

* Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

1 Thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2010

Trang 2

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

trong gia đình, qua đó đánh giá ảnh hưởng của sinh hoạt tôn giáo đến nhận thức của thanh niên Bài viết sử dụng số liệu khảo sát do Viện Xã hội học thực hiện tại Hà Nội và Ninh Bình vào cuối năm 2014 trong khuôn khổ đề tài “Vai trò của tôn giáo trong việc xây dựng niềm tin xã hội” Trong mẫu khảo sát có 66 thanh niên Công giáo và 55 thanh niên Phật giáo trong độ tuổi từ 15 đến 29 Họ đều là những tín đồ Công giáo hoặc Phật giáo chính thức Trong nghiên cứu này, tín đồ Phật giáo được xác định là người đã qua lễ quán đảnh

2 Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tôn giáo và ảnh hưởng của tôn giáo đến đạo đức lối sống

Khảo sát xã hội học về tôn giáo lần đầu tiên được Viện Nghiên cứu Tôn giáo thực hiện năm 1992 đến 1994 trên quy mô toàn quốc Kết quả của cuộc khảo sát này được

công bố trong cuốn “Về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam hiện nay” (Đặng Nghiêm Vạn, 1996) do Viện Nghiên cứu Tôn giáo phát hành Sau đó, cuốn sách “Những vấn đề lý luận

và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam” do Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), xuất bản năm 1998

tập hợp nhiều bài viết có giá trị về cả lý luận và thực tiễn tôn giáo Việt Nam Bài viết Bàn

về tôn giáo của Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn sách này cho thấy niềm tin tôn giáo của

người Việt Nam thể hiện qua cuộc điều tra xã hội học tôn giáo năm 1992-1994 là niềm tin mang tính đa dạng Trung bình, một người được hỏi tham gia vào từ 2 đến 3 hành vi tôn giáo khác nhau Để củng cố niềm tin tôn giáo, nghi thức thờ cúng, lễ thức, hành hương, kiêng cữ đóng một vai trò rất quan trọng Tín đồ tôn giáo "hâm nóng" niềm tin tôn giáo của mình qua các nghi thức không chỉ ở bản thân hành vi tôn giáo mà ở tính cộng đồng của những người cùng nhu cầu tôn giáo

Khảo sát xã hội học về tôn giáo trên phạm vi toàn quốc được Viện Nghiên cứu Tôn

giáo tiến hành lần thứ 2 từ 1995 đến 1998 Cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn

giáo ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn (2001) là một trong những cuốn sách đi sâu về

thực trạng đời sống tôn giáo Việt Nam trên cơ sở số liệu khảo sát của cuộc điều tra này Diễn biến và tình hình đời sống tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử cho đến giai đoạn đầu năm 2000 đã được tác giả mô tả sinh động, cung cấp cho người đọc nhiều tư

liệu hay về đời sống tôn giáo thời kỳ đầu đổi mới Cuốn sách “Đa dạng tôn giáo và niềm

tin tôn giáo tại Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Minh Ngọc (2016) đi sâu vào mô tả

đời sống tôn giáo Việt Nam, trong đó nhấn mạnh về niềm tin tôn giáo trong bối cảnh đa dạng tôn giáo

Nhóm nghiên cứu về vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay được nhiều tác giả bàn đến từ khía cạnh đạo đức, nhận thức… Nhiều công trình đã chỉ ra những giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống của các tôn giáo phù hợp với giá trị của thời đại mới, cần thiết phải được phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu của Trần Ngọc Sơn (2012) đã nêu bật được ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong việc hình thành các chuẩn mực xã hội và quá trình khắc phục sự suy giảm đạo đức xã hội Cùng bàn về ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo qua nghiên cứu trường hợp, tác giả Trần Hồng Liên (2002) đã phân tích ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đến đạo đức của cư dân thành phố Hồ Chí Minh và cho rằng đạo đức tôn giáo đã góp

phần vào việc ổn định trật tự xã hội Bài viết của Hoàng Thị Lan (2011) cho thấy việc

Trang 3

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của các tôn giáo phải được tiến hành đồng thời với việc hạn chế dần các tác động tiêu cực của nó đối với xã hội

Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra được hành vi tôn giáo của tín đồ các tôn giáo tại cơ sở thờ tự như hành vi đi lễ chùa, hành vi tham dự các nghi lễ tôn giáo cơ bản và hành vi thờ cúng tại gia đình Từ đó cho thấy niềm tin tôn giáo của người dân Việt Nam từ giai đoạn sau mở cửa đến nay Bên cạnh đó, các công trình cũng chỉ ra các chiều cạnh tác động của tôn giáo vào đời sống đạo đức, lối sống của tín đồ Tuy nhiên, phân tích trong các công trình đều không đi sâu vào các nhóm tuổi, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên

3 Một số kết quả

3.1 Hành vi tham gia hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo của thanh niên

Về tần suất đi lễ tại các cơ sở tôn giáo, kết quả khảo sát cho thấy 83,3% thanh niên Công giáo trong nhóm khảo sát đi lễ nhà thờ hàng tuần Đi lễ hàng tuần là quy định đối với tín đồ Công giáo và khảo sát cho thấy thanh niên Công giáo rất có ý thức tuân thủ quy định này Nỗ lực để duy trì đi lễ hàng tuần không phải là đơn giản trong bối cảnh của xã hội hiện thời với áp lực công việc lớn và thông thường nhiều người còn phải giải quyết các công việc trong những ngày cuối tuần

Hình 1 Tỷ lệ đi lễ nhà thờ của thanh niên Công giáo

T hanh niên Công giáo đi lễ nhà thờ hàng tuầnT hanh niên Phật giáo lễ chùa mỗi tháng 2 lần

Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014

Một số thanh niên Công giáo cho biết, vì đặc thù công việc họ chỉ có thể nỗ lực hết sức để đảm bảo có thể tham dự lễ ngày chủ nhật nhưng không đảm bảo được tất cả các ngày chủ nhật đều tham dự lễ

Em có tuần đi dự lễ tuần không vì có lúc em đang trên đường không kịp giờ Nhiều hôm em tiện nhà thờ nào gần thì đến nhà thờ đó thôi chứ không về được nhà thờ chỗ nhà em đâu

(PVS, nam, 24 tuổi, chưa có gia đình, lái xe taxi, Hà Nội) Tỷ lệ nữ thanh niên Công giáo đi lễ nhà thờ hàng tuần nhiều hơn nam (85,0% so với 80,8%) Tỷ lệ thanh niên chưa kết hôn đi lễ hàng tuần cao hơn thanh niên đã kết hôn

Trang 4

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

(86,2% so với 81,1%) Thanh niên Phật tử có tỷ lệ đi lễ một tháng hai lần (vào ngày sóc vọng, tức ngày 1 và 15 (ngày rằm) Âm lịch) có tỷ lệ thấp (38,2%), 32,7% thanh niên Phật tử đi lễ tháng một lần hoặc vài tháng một lần; có đến 29,1% thanh niên Phật tử năm đi lễ một hai lần Một thanh niên cho biết dù đã quy y tam bảo nhưng không coi trọng việc phải nhất thiết lên chùa đi lễ, thay vào đó là hướng đến việc tìm đọc giáo lý Phật giáo và thực hành những gì có thể áp dụng của giáo lý đó vào cuộc sống hàng ngày vì thấy rằng trong điều kiện xã hội ngày nay khó có thể tuân thủ mọi giới luật

Em ít đi chùa, em thường tìm đọc sách Phật, ý thức giữ năm giới cấm của Phật giáo nhưng thấy khó có thể thực hiện được hết Không trực tiếp sát sinh thì được còn vì không ăn chay làm sao mà nói không sát sinh; em cố gắng để không phải nói dối nhưng công việc nhiều lúc có làm được thẳng mọi thứ đâu; không uống rượu là khó nhất, bây giờ đi đâu giao dịch cũng phải uống

(Nam, 27 tuổi, nhân viên văn phòng) Tỷ lệ nữ Phật tử đi lễ chùa hàng tháng vào các ngày sóc vọng cao hơn so với nam Phật tử (39,0% so với 35,7%); tỷ lệ Phật tử đã kết hôn đi lễ hàng tháng vào các ngày sóc vọng cao hơn hẳn so với Phật tử chưa kết hôn (55,2% so với 19,2%)

Hành vi đi lễ cho thấy cách thức biểu đạt niềm tin của từng tôn giáo có sự khác biệt Công giáo quy định niềm tin của tín đồ phải được thể hiện qua việc đi lễ nhà thờ, quy định chặt chẽ tín đồ phải tham gia đi lễ nhà thờ hàng tuần là để tham gia nghi lễ kết thông với Chúa dưới sự dẫn dắt của Linh mục Nhà thờ thường tạo điều kiện cho mọi tín đồ có thể tham gia khoá lễ bằng cách tổ chức nhiều khoá lễ theo khung giờ khác nhau trong ngày chủ nhật Đi lễ nhà thờ hàng tuần là để thực hành nghi lễ tôn giáo, do vậy phải theo khung giờ nhất định của buổi lễ và thời gian thực hành khoá lễ thường là cố định

Đối với Phật giáo, các tín đồ không bị quy định chặt chẽ, cụ thể về việc đi lễ chùa Đi lễ vào ngày sóc vọng hàng tháng của Phật tử là sự thực hành nghi lễ mang tính cá nhân không có sự tương tác, dẫn dắt của tăng/ni sư/chức sắc Phật giáo, do vậy không theo khung giờ cố định, thời gian và cách thức thực hành nghi lễ cũng khác nhau tùy theo từng Phật tử Mục đích đến với đạo Phật của Phật tử nói chung và của thanh niên Phật tử nói riêng hướng về những mục đích nhập thế hơn là mục đích xuất thế Mục đích nhập thế rõ rệt nhất là cầu tài lộc: có đến 69,1% đến với Phật giáo vì mục đích này Trong khi đó, tỷ lệ có mục đích thành người giác ngộ là 40%, mục đích được về cõi Tây Phương cực lạc và mục đích chết khỏi phải xuống địa ngục chỉ là 20% Có sự khác biệt giữa nam và nữ thanh niên Phật tử trong việc lựa chọn các mục đích đi lễ Nam có tỷ lệ lựa chọn mục đích đến với đạo Phật để hoàn thiện bản thân, để được tai qua nạn khỏi, chết không phải xuống địa ngục cao hơn nữ; trong khi đó, nữ có tỷ lệ cao hơn nam ở mục đích thành người giác ngộ, được về Tây Phương cực lạc, cầu tài lộc, tránh nghiệp báo Mục đích đến với đạo Phật của thanh niên hai nhóm đã kết hôn và chưa kết hôn cũng có sự khác biệt, trong đó, nhóm đã kết hôn có tỷ lệ lựa chọn ở các mục đích cao hơn nhóm chưa kết hôn

Trang 5

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn Hình 2 Mục đích đến với Phật giáo của thanh niên

Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014

Về hành vi tham gia học giáo lý, tỷ lệ tín đồ thanh niên Công giáo tham gia học giáo lý rất cao (87,9%) Chênh lệch về tỷ lệ tham gia học giáo lý giữa nam và nữ, giữa nhóm thanh niên đã kết hôn và chưa kết hôn không đáng kể Tỷ lệ tham gia nghe giảng pháp/ học hỏi giáo lý của Phật tử không cao: 52,7% thanh niên Phật tử có tham gia nghe giảng pháp, trong đó chỉ có 12,7% thường xuyên tham gia Tỷ lệ nữ tham gia nghe giảng pháp cao hơn nam, tuy nhiên, tỷ lệ nam thường xuyên tham gia nghe giảng pháp cao hơn nữ và tỷ lệ thanh niên đã kết hôn tham gia nghe giảng pháp cao hơn nhóm chưa kết hôn

Em đi theo Phật chỉ là mong cầu sao cho được bình an, mọi việc thuận lợi thôi chứ bọn em thanh niên còn nhiều việc nên không có thể nào mà có thời gian tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật Em thì vẫn biết phải không có được tham sân si, cuộc sống có nhân quả nên phải làm việc thiện…

(Nữ, 24 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) Học hỏi giáo lý là một hoạt động mang tính bắt buộc đối với tín đồ Công giáo từ khi còn nhỏ Đây cũng là một nội dung sinh hoạt thường kỳ dưới sự tổ chức và giám sát chặt chẽ của nhà thờ Đa số tín đồ Công giáo được linh mục trực tiếp giảng giáo lý (62,1%), tỷ lệ tự học chỉ có 35,8% Phật giáo với tinh thần tự tu tự chứng nên nghe giảng pháp không phải là quy định bắt buộc đối với Phật tử Chức sắc Phật giáo thường khuyên bảo Phật tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa giáo pháp của đức Phật để có thể thực hành các giáo pháp đó trong đời sống hàng ngày Trên tinh thần đó, các chùa hàng tháng tổ chức các buổi giảng pháp để giúp Phật tử có điều kiện nâng cao nhận thức của mình về giáo lý Phật giáo và khuyến khích Phật tử dành thời gian tham gia Nhưng vì không mang tính bắt buộc mà chủ yếu là sự tự giác học hỏi của Phật tử nên tỷ lệ Phật tử tham gia hoạt động này thường xuyên không nhiều, đặc biệt là nhóm thanh niên Người giảng pháp cho Phật tử chủ yếu cũng là các nhà sư (58,2%)

Trang 6

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Riêng tín đồ Công giáo, xưng tội là hành vi mang tính bắt buộc được thực hiện tại nhà thờ, trước linh mục Tín đồ thực hiện hành vi này năm một lần chiếm tỷ lệ cao nhất (31,8%), tiếp đó là thực hiện hàng quý (27,3%), hàng tháng (25,8%) Tỷ lệ nam thực hiện xưng tội hàng tháng, hàng quý nhiều hơn nữ Tỷ lệ thanh niên chưa kết hôn thực hiện xưng tội hàng tháng, hàng quý nhiều hơn thanh niên đã kết hôn

Hình 3 Tỷ lệ thực hiện xưng tội của thanh niên Công giáo

Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014

Với tín đồ Phật giáo, sám hối không được quy định phải thực hiện theo định kỳ với sự hiện diện của nhà sư Nhiều Phật tử cho biết họ chỉ thực hiện sám hối khi bản thân cảm thấy làm việc gì đó có lỗi Họ thực hiện sám hối một cách trực tiếp với Phật qua việc đảnh lễ chư Phật trước ban thờ chính điện Vì không phải là hành vi mang tính bắt buộc nên nhiều Phật tử chưa từng thực hiện hành vi sám hối, đặc biệt nhóm Phật tử thanh niên:

Em chưa sám hối bao giờ và cũng không biết sám hối thì làm thế nào cả, hình như có lần mẹ em nói mẹ em có sám hối rồi thì phải Bọn em chỉ đi chùa lễ mong bình an thôi

(Nữ, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội)

3.2 Hành vi tham gia hoạt động tôn giáo trong gia đình

Đọc kinh cầu nguyện hàng ngày là một trong những nghi lễ bắt buộc đối với tín đồ Công giáo Đây cũng là hành vi tôn giáo được tín đồ Công giáo thực hiện thường xuyên tại nhà nhất Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, 63,6% thanh niên Công giáo thực hiện hành vi này hàng ngày nhưng cũng có một tỷ lệ không nhỏ vì sự bận rộn công việc hàng ngày, vì không thấy cần thiết phải giữ đủ các nghi thức, nghi lễ đã thỉnh thoảng mới thực hiện đọc kinh cầu nguyện tại nhà:

Em cũng muốn đọc kinh tại nhà hàng ngày lắm nhưng công việc bận rộn nên cũng thôi, chúng em còn thanh niên hết giờ làm thường tụ tập bạn bè đến khuya mới về, mà nhà em thì hiện cũng chỉ có bố mẹ em là đọc kinh đều thôi

(Nam, 26 tuổi, nhân viên văn phòng)

Trang 7

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Tỷ lệ nữ đọc kinh cầu nguyện hàng ngày tại nhà cao hơn nam (72,5% so với 52,0%); tỷ lệ đã kết hôn đọc kinh cầu nguyện hàng ngày cao hơn chưa kết hôn (66,7% so với 62,1%) Thanh niên Phật tử có 43,6% có tụng kinh tại nhà nhưng không tụng hàng ngày Trong nhóm có tụng kinh tại nhà, tỷ lệ nữ có tụng kinh cao hơn nam (46,3% so với 35,7%); nhóm thanh niên đã kết hôn có tỷ lệ có tụng kinh tại nhà cao hơn nhóm thanh niên chưa kết hôn (51,7% so với 34,6%) Một số thanh niên cho rằng tụng kinh là việc của các cụ già, thanh niên còn bận rộn nhiều việc không thể ngồi mà gõ mõ được, đồng thời họ không hứng thú với nội dung chữ Hán trong các bản kinh tụng

Em nghĩ tụng kinh là chỉ có các cụ thôi Bọn em ngồi tụng nó kỳ kỳ sao ấy, mà em cũng có hôm lên chùa tụng kinh cầu siêu cho ông, em thấy toàn chữ Hán đọc chẳng hiểu, khó vào lắm

(Nữ, 27 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) Chính vì chữ Hán trong các văn bản kinh tụng hiện nay khiến nhiều Phật tử không hiểu nội dung kinh nên một số nhà sư đã chuyển âm kinh tụng sang âm Việt Tuy nhiên, bản kinh thuần Việt này hiện chưa phổ biến và nhận định của Phật tử về kinh thuần âm Việt còn nhiều ý kiến trái chiều

Một trong những hoạt động tôn giáo quan trọng trong các gia đình Công giáo ngày nay là thờ cúng tổ tiên/tôn kính tổ tiên Quan điểm của người Công giáo Việt Nam về thờ cúng tổ tiên có nhiều điểm khác biệt với các tôn giáo, tín ngưỡng khác Tôn kính tổ tiên là một giới răn (giới răn thứ 4) trong các giới răn của Công giáo Người Công giáo cho rằng họ không vì theo đạo mà bỏ ông bà tổ tiên Tuy nhiên, cách thức tôn kính tổ tiên của tín đồ Công giáo có nhiều khác biệt với truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt

Trước hết, với người Công giáo, tôn kính tổ tiên được thực hiện qua việc cầu nguyện cho ông bà tổ tiên mỗi khi tham dự thánh lễ Sau đó là thực hiện các nghi lễ tôn kính tổ tiên tại gia đình Tại gia đình, theo quyết nghị vào năm 1974 của các Giám mục Việt Nam về lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên, nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Công giáo được quy định 6 điều (Website conggiao.info, 2014)

Quyết nghị này không chỉ cho phép và quy định cụ thể cách thức thờ cúng tổ tiên tại gia đình mà còn mở rộng thờ cúng thành hoàng trong các đình làng Hiện nay, trong các gia đình Công giáo, số gia đình có ban thờ tổ tiên tại gia chiếm tỷ lệ cao (có đến 54,5% lập ban thờ thường xuyên và 9,1% lập ban thờ tạm) Tỷ lệ thanh niên trong nhóm gia đình chưa kết hôn có tỷ lệ có lập ban thờ gia tiên trong nhà cao hơn tỷ lệ đã kết hôn (72,4% so với 54% trong đó tỷ lệ có ban thờ cố định trong nhà là 69,0% so với 43,2%) Điều này cho thấy, nhóm chưa kết hôn là nhóm phần đông hiện đang sống cùng bố mẹ Bàn thờ gia tiên trong nhà do bố mẹ lập, thanh niên chưa kết hôn phần đông chưa phải chịu trách nhiệm với hoạt động thờ cúng tổ tiên Đối với nhóm thanh niên đã kết hôn và ở riêng nhưng còn bố mẹ thì không nhất thiết có nhu cầu lập ban thờ gia tiên cố định tại nhà Tôn kính tổ tiên của người Công giáo quan trọng nhất là thực hiện rước lễ tại nhà thờ Thời gian gần đây, truyền thống thờ cúng tổ tiên đang có xu hướng trở lại với người Công giáo, do vậy ngày càng có nhiều gia đình Công giáo thực hiện làm giỗ tại nhà Tỷ lệ

Trang 8

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

gia đình thanh niên trong nhóm chưa kết hôn và đã kết hôn có tỷ lệ thực hiện rước lễ tại nhà thờ là tương đương; tỷ lệ nhóm gia đình đã kết hôn thực hiện làm lễ giỗ tại nhà cao hơn nhóm chưa kết hôn; tỷ lệ làm lễ giỗ tại nhà của nhóm chưa kết hôn cao hơn nhóm đã kết hôn Kết hợp với tỷ lệ có ban thờ cố định tại nhà, như vậy hành vi làm lễ giỗ tại nhà gắn với các gia đình có ban thờ gia tiên cố định tại nhà; một số ít gia đình đã kết hôn sống độc lập lập ban thờ gia tiên tạm thời để sử dụng cúng giỗ gia tiên

Hình 4 Tỷ lệ thực hiện các hành vi thờ cúng tổ tiên trong gia đình thanh niên Công giáo

Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014

Phật tử thực hiện thờ cúng tổ tiên theo truyền thống người Việt Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng lâu đời của người Việt Đây là một tín ngưỡng truyền thống có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần người Việt Truyền thống thờ cúng tổ tiên không xung đột với Phật giáo mà còn hoà trộn với Phật giáo trong một số nghi lễ ví dụ tang ma, nghi lễ xây mộ… Phật tử thực hiện thờ cúng tổ tiên theo đúng nghi thức truyền thống Gia đình Phật tử có thể không có ban thờ Phật nhưng gia đình nào cũng có ban thờ tổ tiên Điều đó cho thấy, với Phật tử thờ cúng tổ tiên có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của họ Thờ cúng tổ tiên song hành cùng Phật giáo Phật tử dù là thanh niên hay nhóm Phật tử ở độ tuổi lớn hơn đều thực hiện hành vi thờ cúng tổ tiên đều đặn theo nghi thức truyền thống Hàng tháng Phật tử thắp hương trên bàn thờ gia tiên vào hai ngày sóc vọng, ngoài ra vào các ngày giỗ chạp đều có thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên Bên cạnh đó, một số Phật tử trước khi thực hiện một công việc quan trọng, hay có tin vui, buồn đều

thắp hương kính báo gia tiên: “Trước khi đi thi là em thắp hương cầu mong ông bà phù

hộ cho em thi được tốt” (Nữ, 22 tuổi, sinh viên)

3.3 Ảnh hưởng của sinh hoạt tôn giáo đến thanh niên

Thực hành tôn giáo góp phần xây dựng và củng cố niềm tin tôn giáo cá nhân, trong những khuôn khổ nhất định định vị lối sống cá nhân Creel (2007) và Dow (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tôn giáo đến lối sống con người và chỉ ra rằng, tôn giáo có thể bảo vệ và thúc đẩy một lối sống lành mạnh thông qua việc kiểm soát hành vi lành mạnh của cá nhân, tôn giáo cũng góp phần hỗ trợ xã hội và trạng thái tâm lý cá nhân Tôn giáo là một hệ thống liên quan đến một hoặc nhiều vị thần và kết hợp các nghi thức, nghi lễ, hướng dẫn

Trang 9

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

đạo đức và triết lý cuộc sống (Einolf, 2011) Tôn giáo có thể mang lại thêm ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của những người tin theo, giúp họ đánh giá cao quá khứ, hiểu hiện tại và hy vọng vào tương lai cũng như đem lại sự ổn định tâm lý Người trong cùng một tôn giáo sẽ có những cảm nhận xã hội với nhau và từ đó tạo dựng nên một cộng đồng tôn giáo Đây cũng chính là mạng lưới về mối quan hệ xã hội có thể giúp đỡ và bảo vệ các cá nhân tôn giáo khi cần thiết Mạng xã hội của các tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến chất lượng các mối quan hệ xã hội

Hình 5 Lợi ích từ quan hệ xã hội thông qua sinh hoạt tôn giáo của thanh niên Công giáo

Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2014

Có tới 97% thanh niên Công giáo trong nhóm khảo sát cho biết họ có sự gia tăng mối quan hệ xã hội qua các hoạt động tôn giáo Trong đó, 100% nhóm nam và nhóm chưa kết hôn khẳng định có sự gia tăng quan hệ xã hội Mối quan hệ xã hội có được từ sinh hoạt tôn giáo mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân 75,8% tin rằng quan hệ tạo dựng qua sinh hoạt tôn giáo mang lại cho họ niềm tin giữa con người với con người; 72,7% cho rằng các mối quan hệ này mang lại cho họ các kiến thức văn hoá xã hội; 66,7% cho rằng họ có được cách sống tốt hơn qua các mối quan hệ này; 48,5% cho rằng nhận được các thông tin làm ăn, phát triển kinh tế; 42,4% cho rằng mối quan hệ này mang lại việc làm cho họ Lợi ích thu nhận được từ các mối quan hệ xã hội có được qua sinh hoạt tôn giáo của nam và nữ là khác nhau Nữ có tỷ lệ gia tăng niềm tin; cách sống tốt và cơ hội việc làm cao hơn so với nam, còn nam có tỷ lệ gia tăng kiến thức xã hội, các thông tin làm ăn kinh tế cao hơn so với nữ

Có 54,6% thanh niên Phật tử trong nhóm khảo sát cho biết có sự gia tăng quan hệ xã hội qua sinh hoạt tôn giáo Tỷ lệ nữ có sự gia tăng quan hệ xã hội cao hơn nam (58,5% so với 50,0%) Có sự khác biệt về lợi ích thu được giữa nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội có được từ việc tham gia sinh hoạt tôn giáo Nam có tỷ lệ gia tăng ở tất cả các chỉ báo: niềm tin, kiến thức văn hoá xã hội, cách sống tốt, thông tin làm ăn kinh tế và mang lại việc làm cao hơn nữ

Trang 10

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Tín đồ tôn giáo đặc biệt là tín đồ Công giáo, lối sống tôn giáo in dấu mạnh mẽ trong từng giai đoạn của cuộc đời từ khi sinh ra đến lúc chết Ngay khi vừa chào đời, tín đồ Công giáo đã nhận lễ rửa tội Theo Giáo luật, cha mẹ là người Công giáo phải lo liệu cho con được rửa tội ngay những tuần đầu sau khi sinh (khoản 867) Đến lúc trưởng thành và kết hôn, hầu hết tín đồ Công giáo đều mong muốn được cử hành hôn lễ tại nhà thờ, được linh mục ban phước Khi chết đi, người ta cũng mong muốn được cử hành lễ tang theo nghi thức tôn giáo Với tín đồ Phật giáo, đặc biệt là tín đồ Phật giáo Việt Nam, dấu ấn tôn giáo qua từng giai đoạn đời người không được rõ nét Tuy nhiên, dù là tín đồ Công giáo hay Phật giáo thì việc gia nhập vào tôn giáo chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng, chuẩn mực tôn giáo cũng góp phần định hình nên lối sống cá nhân đậm nét tôn giáo mà họ đang thuộc về

Với bọn em đăng ký kết hôn là hợp thức về pháp lý Chúng em quan trọng là được xác nhận trước Chúa vì Chúa chứng giám và đảm bảo cho hạnh phúc của chúng em

(Nữ, 24 tuổi, buôn bán nhỏ)

Trước đây, tổ chức nghi lễ kết hôn trên chùa hiếm khi được thực hiện, ngày nay, ngày càng nhiều bạn trẻ thực hiện nghi lễ hằng thuận tại chùa với niềm tin rằng trước sự chứng

giám của chư Phật, cặp vợ chồng trẻ có được cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc

Em có bạn làm lễ hằng thuận trên chùa Kim Liên, em sau này có cưới em cũng sẽ xin thực hiện nghi lễ này tại ngôi chùa nào đó

(Nữ, 24 tuổi, sinh viên) Tôn giáo không chỉ là sự xác nhận một hệ thống niềm tin mà còn là cách thức sống của tín đồ Tôn giáo dạy tín đồ cách thức ứng xử với những khó khăn trong cuộc sống Tôn giáo dạy mỗi tín đồ đều phải biết giữ lời hứa với người khác Tôn trọng chữ tín là cơ sở nền tảng để tạo dựng niềm tin Không nói dối là một trong ngũ giới mà tín đồ Phật giáo phải tuân thủ Tín đồ thực hiện được đúng lời dạy này trong cuộc sống cá nhân và xã hội sẽ có được sự tôn trọng và niềm tin của người khác Có 74,5% thanh niên Phật tử trong nhóm khảo sát cho rằng tôn giáo làm gia tăng niềm tin giữa con người với con người Tất cả thanh niên Công giáo được khảo sát đều cho rằng tôn giáo làm gia tăng niềm tin giữa con người với con người

Tôn giáo có sự đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, đạo đức tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con người Có thể thấy rằng, đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân Nhìn chung, đạo đức tôn giáo, chuẩn mực tôn giáo, giới luật tôn giáo bất kể là Công giáo hay Phật giáo đều là những nhân tố tác động trực tiếp đến lối sống của thanh niên là tín đồ Trong một phạm vi nhất định, đạo đức tôn giáo, chuẩn mực tôn giáo là phù hợp với chuẩn mực và đạo đức xã hội Tôn giáo nào cũng hướng tín đồ đến hành vi thiện, lối sống lành mạnh, biết tôn trọng, yêu thương người khác Đây cũng là những giá trị để hình thành cá nhân có nhân cách tốt phù hợp với chuẩn mực xã hội 78,2% thanh niên Phật tử trong nhóm khảo sát cho rằng mọi tôn giáo đều hướng thiện Giá trị của tôn giáo được thể hiện ở: góp phần xây dựng con người có đạo đức tốt (83,6%); hướng con người có tinh

Ngày đăng: 29/05/2024, 17:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan