1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách tham khảo: Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - Nguyễn Mạnh Tường

227 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Mạnh Tường
Người hướng dẫn Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý
Chuyên ngành Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Sách tham khảo
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 54,98 MB

Nội dung

Được hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giử nước hàng nghìn năm, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển, nâng lên ngang t

Trang 1

~.¿ 3K5H4

Mã sô: GrOG-2001

Trang 2

TS NGUYEN MANH TƯỜNG

Chu nghĩa yêu nước

Trang 3

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX của Đảng đã chỉ rõ: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây

dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Một trong những yếu tố cấu thành của tư tưởng Hồ

Chi Minh là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh Day là một

nét đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một sự sáng tạo độc

đáo trong việc áp dung và phát triển chủ nghĩa Mác ~ Lênin

ở một nước phương Đông kinh tễ chậm phát triển.

Được hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng

nước và giử nước hàng nghìn năm, chủ nghĩa yêu nước

truyền thống Việt Nam đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển, nâng lên ngang tầm thời đại, có tác động trực tiếp đến

sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến đường lối giải

phóng dân tộc, đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh nhân

dân chỗng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Chủ nghĩa yêu

nước Hồ Chí Minh đang là một động lực to lớn trong công

cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Để góp phan làm sáng td bản chất, đặc điểm, nội dung của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và hướng kế thừa,

phát triển trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nhà xuất bản

Trang 4

Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Chủ nghĩa yêu nước

Hồ Chi Minh của Tiên sĩ Nguyễn Mạnh Tường

Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản sauđây: 1 Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước HồChí Minh; 2 Sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thốngViệt Nam với chủ nghĩa Mác - Lénin, thống nhất độc lập dantộc với chủ nghĩa xã hội, thống nhất tinh thần yêu nước vớitinh thần quốc tế vô sản; 3 Sự cần thiết phải kết hop chủnghĩa yêu nước Hồ Chí Minh với yêu cầu của công tác tư

tưởng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt

là việc giáo dục chủ nghĩa Mác ~ Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh trong thanh niên, học sinh và sinh viên hiện nay.

Nhân dip này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xin cảm

ơn Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm

Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia đã đọc và viết Lời giới

thiệu cho cuén sách.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng ban doc

Tháng 4 năm 2001

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Trang 5

LOI GIỚI THIEU

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lai cho dan tộc ta, cho

thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau một kho tàng lýluận vô giá Trong nhiều thập kỷ qua, nhất là trong

những năm tiễn hành công cuộc đổi mới đất nước theo

con đường chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lénin, tư

tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta khẳng định là nền

tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình Việc khai thác những di sản lý luận của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã trở thành công việc thường xuyên củanhiều nha Khoa học, nhiều nhà nghiên cứu lý luận

trong và ngoài nước.

Trong số những di sản lý luận đó có tư tưởng yêunước Hồ Chí Minh Tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh

là sự kết tỉnh tư tưởng yêu nước của dân tộc Việt

Nam và những tinh hoa của văn hoá nhân loại Chính

tư tưởng này đã hun đúc và tạo nên sức mạnh cho cả

dân tộc Việt Nam, là bó đuốc soi đường, là nguồn lực

động viên toàn Đảng, toàn dân toàn quân ta tiễn lên

hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất

Tổ quốc và đi lên chủ nghĩa xã hội Trong công cuộc

đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng yêu nước Hồ Chí

Trang 6

Minh vẫn đang là nguồn sức mạnh cổ vũ, động viên,

thúc giục chúng ta thực hiện thắng lợi đường lối đổimới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đưa đất nước

bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Bởivậy, việc nghiên cứu, khai thác nhằm kế thừa và pháthuy cao độ tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh trong giai

đoạn hiện nay là nhiệm vụ vừa cố ý nghĩa ly luận,

vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách

Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình

nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước

về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng yêu

nước của Người Khác với các công trình nghiên cứu đó,

ở đây, tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh đã được tác giảnâng lên tầm chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh vàtrình bày một cách tương đối đầy đủ, khá chi tiết, có hệ

thống và có thể nói đó là một đóng góp mới của tác giả

Tác giả tiếp tục phân tích, lý giải, luận chứng để đi đếnkhẳng định có chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và chủnghĩa yêu nước ấy có những đặc điểm khác về chất so

với chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, so với

tư tưởng yêu nước của các nhà yêu nước khác trong lịch sử dân tộc ta và trong phong trào giải phóng dân

tộc trên thé giới

Đóng góp chủ yếu và có thể được coi là giá trị khoa

học của công trình này thể hiện ở chỗ nó chỉ ra và làm

rõ những đặc trưng, những nội dung cơ bản của chủ

Trang 7

nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh: sự kết hợp chủ nghĩa

Mác - Lênin và tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyềnthống Việt Nam, sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu

nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội Khẳng định sự cần thiết phải kế

thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay va làm rõ vai trò

động lực của chủ nghĩa yêu nước ấy trong việc đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tác giả

đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp, cách thức đểthực hiện nhiệm vụ này Những đề xuất của tác giả là

có cơ sở, và theo tôi, có thể chấp nhận được

Nhìn chung, có thể khẳng định đây là một côngtrình khoa học có chất lượng tương đối tốt Những kếtquả đạt được là đáng tin cậy Nguồn tư liệu sử dụngkhá phong phú Tác giả đã hệ thống hoá, đưa ra nhữngđánh giá đúng đắn, xác thực và tiếp thu một cách hợp

lý ý kiến của các nhà khoa học đi trước, trên cơ sở đóđưa ra những ý kiến của riêng mình

Vậy, tôi nghĩ rằng, công trình này có thể dùng làm

tài hệu tham khảo phục vụ cho công việc nghiên cứu,

giảng dạy và học tập môn khoa học tư tưởng Hồ Chí

Minh, đồng thời phục vụ cho hoạt động thực tiễn của

cán bộ và nhân dan ta.

Hà Nôi, ngày 20 tháng 3 năm 2001

Giáo sư, Viện sĩ NGUYÊN DUY QUÝ

Trang 8

CHUONG I

TU CHU NGHIA YEU NUOC

TRUYEN THONG DEN CHU NGHĨA

YEU NƯỚC HỒ CHÍ MINH

Chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị

mang tính phổ biến ở mọi dân tộc Không một dân tộcnào trên thế giới lại không yêu mến Tổ quốc của họ.Tuy nhiên, trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụthể, do trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

khác nhau, tình cảm và tư tưởng yêu nước của mỗi dân

tộc có những sự khác nhau về nguồn gốc, về quá trìnhhình thành và phát triển, về bản chất cũng như về

những đặc điểm khác.

Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý

tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở,

sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền

thống Lòng yêu nước của con người đã được hình

thành rất sớm, từ thời cổ đại Những người cổ đại đã

rất yêu mến, gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh sông,

với những gì gần gũi, thân quen và họ luôn tự hào về

điều đó Đối với họ những điều ấy đã trở nên thiêng

Trang 9

liêng và bất khả xâm phạm Song với tình cảm tựnhiên thì tình yêu và sự gắn bó chỉ là biểu hiện của

trạng thái tâm lý cả trong suy nghĩ và hành động.

Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là

tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự

hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệnhững lợi ích của Tổ quốc Tinh thần yêu nước cũng có

quá trình phát triển cùng với lịch sử phát triển của

quốc gia dân tộc, theo quá trình đó thì tình cảm yêunước có tính chất cảm tính dần dân trở thành lý tính có

nội dung tư tưởng, lý luận.

Trong quá trình lịch sử phát triển của quốc gia

dân tộc, nhiều nhà tư tưởng đã tổng kết và khái quát

những tình cảm yêu nước, tỉnh thần yêu nước của cả

dân tộc nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử đất nước, vềdân tộc và giai cấp, về lich sử quan hệ của quốc gia dantộc với các quốc gia dân tộc khác và về thời đại Điều đó

đã cho khả năng rút ra những tư tưởng và mệnh đề tư

tưởng soi sáng tình cảm yêu nước, đồng thời nâng tìnhcảm ấy lên tầm hiểu biết mới về các mối quan hệ trên.Khi Trần Hưng Đạo khẳng định rằng "Khoan thư sứcdân là kế sâu gốc bền rễ giữ nước" hay khi Phan Bội

Châu khái quát "Dân là dan nước, nước là nước dan"

thì đó đã thể hiện tư tưởng yêu nước của các ông rồi.Trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa yêu nước cũng

có tính giai cấp, bởi vì mỗi giai cấp biểu hiện thái độcủa mình đối với Tổ quốc thông qua những lợi ích riêngvốn có của nó Gắn liền với hệ tư tưởng của giai cấp

Trang 10

thống trị, chủ nghĩa yêu nước trở thành một bộ phận

không thể tách rời của ý thức xã hội Nó là một hình

thái ý thức xã hội - hình thái ý thức yêu nước Do vậy,

chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm tinh thần sâu sắc của

một dân tộc, là những tình cảm và tư tưởng yêu nước

trở thành những chuẩn mực đạo lý đứng đầu bậc thang

giá trị của dan tộc ấy

Ở Việt Nam, mỗi giai đoạn lịch sử, chủ nghĩa yêu

nước cũng biểu hiện những trình độ khác nhau gắn với

hoàn cảnh sinh sông và điều kiện phát triển của dân

tộc trong cùng những thời kỳ lịch sử đó Chủ nghĩa yêu

nước truyền thống của dân tộc đã trở thành một trong

những tiền đề tư tưởng cho sự xuất hiện chủ nghĩa yêunước Hồ Chí Minh Từ người yêu nước, Hồ Chí Minh

tìm đến và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, rồi trởthành người Việt Nam cộng sản đầu tiên Tiếp theo đó,

với tinh thần triệt để cách mạng của người cộng sản,

Hồ Chí Minh mang ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin

đến chủ nghĩa yêu nước truyền thông Việt Nam Sự kết

hợp hai thành phần nói trên đã trở thành chủ nghĩayêu nước ở Hồ Chí Minh soi đường thắng lợi cho sựnghiệp toàn thắng của dân tộc hơn nửa thế kỷ qua vàđóng góp một phần không nhỏ vào phong trào giảiphóng các dân tộc thuộc địa trên thé giới

Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước của dân tộc đã

được hệ tư tưởng của giai cấp vô sản soi sáng và mangbản chất của giai cấp công nhân Đó là một bước nhảy

vọt trên con đường phát triển lịch sử của chủ nghĩa yêu

Trang 11

nước Việt Nam truyền thống Dưới ánh sáng của chủnghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa

yêu nước truyền thống của dân tộc đã được toàn thé

dân tộc ta trong thời hiện đại làm giàu thêm bằng vôvàn những gian khổ, hy sinh suốt hơn 30 năm đấu

tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước trong điều

kiện chiến tranh

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ấy,

Đảng ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh

đạo, đã từng bước tổng kết và khái quát hoạt động thực

tiễn của cả dân tộc thành chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam trong thời hiện đại Đó chính là chủ nghĩa yêu

nước ở Hồ Chí Minh

Vậy, quá trình từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống

đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chi Minh dién ra như thénào? Và Vì sao lại diễn ra quá trình ấy ?

I CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRUYEN THỐNG

VÀ SU BAT CẬP CUA NHỮNG HỆ TƯ TƯỞNG CŨ

GẮN LIỀN VỚI NÓ TRONG THỜI ĐẠI TƯ BẢN

thần đó đã phát huy sức mạnh vô biên của nó trong các

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và là mẫu số chung,

Trang 12

là lực nội sinh của cộng đồng dân tộc trong sự nghiệpxây dựng đất nước.

Nhận định về chủ nghĩa yêu nước truyền thốngtrong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: "Dân ta cómột lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống

quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị

xâm lăng, thì tỉnh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một

làn sóng vô cùng mạnh mé, to lớn, nó lướt qua mọi su

nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước

và lũ cướp nước.

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại

chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta"

1 Tổng quan về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

truyền thống

a Một số cơ sở hình thành va qué trình phát triển

của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thông

Lịch sử dân tộc Việt Nam là thiên anh hùng ca về

truyền thống yêu nước Trải qua mấy nghìn năm, dân

tộc ta đã không những đấu tranh chống thiên tai, đánhbại sự đô hộ, âm mưu đồng hóa và những cuộc xâm

lược từ phương Bắc mà còn xây dựng, phát triển đất

nước Có như vậy dân tộc Việt Nam mới vững vàng tồn

tại cho đến ngày nay

Việt Nam có vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình,

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1995, t.6, tr.171.

Trang 13

khí hậu, tài nguyên, sinh thái thuận lợi, một thiên nhiên nhiệt đới gió mùa phong phú, đa dạng Với vi trí

và đặc điểm ấy, Việt Nam đã chứa đựng nhiều tiềmnăng to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thử thách đốivới con người Trong quá trình xây dựng đất nước, con

người vừa thích nghi vừa khai phá và mở rộng công

cuộc chinh phục tự nhiên, chiếm lĩnh vùng đồng bằngchâu thổ, phát triển nông nghiệp trồng lúa nước vakhai thác những mặt thuận lợi của tự nhiên Kinh tếtrồng lúa nước kết hợp với các nghề thủ công, chăn

nuôi, đánh bắt đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ nhiềucon người, nhiều gia đình trong cộng đồng công xã nông

thôn (cộng đồng làng) và sự liên kết của nhiều công xãthành một cộng đồng lớn hơn với vai trò tổ chức của

quyền lực Nhà nước Nằm trên bán đảo Đông Dương,

Việt Nam có vị trí giao lưu kinh tế, văn hoá thuận lợi,

mở rộng kinh tế buôn bán với bên ngoài, nhưng cũnglắm đụng độ và dé bị tấn công từ nhiều phía Do vậy,

yêu cầu tự vệ ching lại các mỗi đe doa từ bên ngoài

cũng sớm được đặt ra và ngày càng trở nên bức thiết

Hiếm có dân tộc nào trên thế giới đã phải chốngngoại xâm nhiều lần như Việt Nam Ké từ kháng chiến

chống Tần thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến kháng

chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa kết thúc, trong hơn

22 thế kỷ, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước vàđấu tranh chống đô hộ ngoại bang với những cuộc khởinghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đã lên đến trên

12 thế kỷ Điều đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian,

Trang 14

tần suất và số lượng các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa

quá lớn so với nhiều nước trên thê giới, hơn nữa lạiluôn ở thé nhỏ yêu chỗng chọi với kẻ thù lớn mạnh hơnmình gấp bội Điều đó đã tác động sâu sắc đến tiễn

trình lịch sử va sự phát triển của tinh thần yêu nước,truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất

khuất và niềm tự tôn dân tộc

Ở Việt Nam có sự xuất hiện sớm của quốc gia dân

tộc trên cơ sở phân hoá xã hội và phân hoá giai cấp, doyêu cầu xây dựng và quản lý các công trình đê điều,thuỷ lợi và yêu cầu chéng giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ

quốc Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc

Việt Nam gắn liền với quá trình thông nhất quốc gia.Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của ýthức dân tộc, tạo nên tinh thần đoàn kết dân tộc và sự

cô kết cộng đồng mang tính dân tộc Tinh thần yêu

nước được thể hiện qua ý thức cộng đồng và phát triểntrong quá trình lao động sản xuất, dựng nước và đấutranh bảo vệ đất nước Nó là sản phẩm riêng của dân

tộc Việt Nam, của con người Việt Nam.

Nhà nước của các vua Hùng hình thành dựa trên

nền văn hoá Đông Sơn thống nhất (biểu thị về cùng

loại hình di vật, kỹ thuật chế tác và phong cách nghệ thuật) và nền văn minh lúa nước, tuy còn rất đơn sơ, nhưng đã đánh dấu một bước quan trọng trong tiến

trình phát triển của lịch sử Nó xác nhận thời kỳ dựng

nước của dân tộc và đặt cơ sở xác nhận sự ra đời củaa en

một loại cộng đồng mới: đồng "t£ng“giềN? đềng

Trang 15

bộ tộc có ít nhiều tính dân tộc Ở thời kỳ này, nhiều

truyền thống dân tộc được hình thành, trong đó có sự

cố kết cộng đồng, ý niệm về nguồn gốc chung và bắtđầu hình thành ý thức về đất nước, dân tộc

Thời kỳ Bắc thuộc hơn nghìn năm với tất cả âm

mưu đồng hoá của ngoại bang là một thử thách hết sức

ác liệt đối với sự tồn vong của đất nước, dân tộc Trảiqua nhiều cuộc khởi nghĩa và nhiều lần thất bại, cuốicùng Việt Nam đã giành lại đất nước và chủ quyền sauchiên thắng Bach Dang do Ngô Quyền lãnh đạo, vốnvăn hoá và bản sắc dân tộc được giữ vững, không bịđồng hoá Trong cuộc đấu tranh ấy, sự cô kết cộng đồngdân tộc và tinh thần yêu nước càng được phát huy, tôi

luyện và nâng cao.

Sự phân hoá xã hội ở Việt Nam không rõ nét Nó

mang đặc điểm của chế độ xã hội phương Đông và khác

với chế độ xã hội phương Tây Ở Việt Nam thời kỳ

phân quyền cát cứ với quan hệ lãnh chúa - nông nô

không tồn tại lâu dài và sâu sắc như ở phương Tây.Những đặc điểm này cũng đã ảnh hưởng đến sự cô kếtcông đồng và sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý

thức dân tộc.

Từ thế kỷ X đến thé kỷ XV là thời kỳ tồn tại nềnđộc lập lâu dài của đất nước Thắng lợi của cuộc khángchiến đánh bại quân Tống đã tò rõ sức mạnh dân tộc

trong đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược và giữ vững

nền độc lập của đất nước Nội dung bài thơ “ Nam quốc

sơn hà” đã chứng tỏ một bước phát triển cao của tinh

Trang 16

thần yêu nước và ý thức độc lập tự chủ, khang địnhtrong hành động và nhận thức quyền độc lập bình đẳng

của dân tộc Trải qua ba lần kháng chiến chống

Nguyên - Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thư,Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn đã phảnánh sự trưởng thành của tỉnh thần yêu nước với nhận

thức gắn nước với dân và sức mạnh “ vua tôi đồng lòng,

anh em hoà thuận, nước nhà chung sức”, “khoan thư

sức dân là kế sâu gốc bền rễ giữ nước” Đến khởi nghĩa

Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã phát huy cao độ sức

mạnh “nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bôn phươngmanh lệ”, phát triển thành một cuộc chiến tranh giải

phóng dân tộc mang tính nhân đân sâu rộng Thực tiễn

của khởi nghĩa Lam Sơn và những tổng kết của Lê

Lợi - Nguyễn Trãi, đặc biệt “Bình Ngô đại cáo”, cho

thấy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc đã phát triển

lên trình độ của chủ nghĩa yêu nước với một nhận thức

mang tính hệ thông, khái quát và tương đối toàn diện

về sự tồn tại của đất nước, về độc lập dân tộc

Có thể nhận định rằng trên những cơ sở hìnhthành và có quá trình phát triển đến thế kỷ XV, chủnghĩa yêu nước truyền thông Việt Nam đã đạt đượcnhận thức trên tầm hệ thống và khái quát về quá trìnhhình thành và phát triển quốc gia dân tộc trong lịch sử

với nội dung phong phú.

Từ thé kỷ XV đến thé kỷ XVIII, chế độ phong kiến

Việt Nam chuyển sang mô hình chế độ phong kiến

trung ương tập quyền lấy Nho giáo làm nòng cốt Từ

Trang 17

đó, Nho giáo đã có ảnh hưởng và chi phối ngày càngsâu sắc trong triều đình và xã hội Việt Nam.

Phong trào Tây Sơn (1771) nổi lên ở Đàng Trong

rồi tiến ra Bắc Phong trào đó từ một cuộc khởi nghĩa

nông dân phát triển thành một phong trào đân tộc,

đánh đổ các chính quyền phong kiến, đánh bại quânxâm lược Xiêm, Thanh và xoá bỏ tình trạng chia cắt

Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Như vậy, suốt lịch sử, tổ tiên chúng ta đã biết pháthuy cao độ sức mạnh nội sinh, tỉnh thần yêu nước vàtỉnh thần dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể

của đất nước và con người Việt Nam Nhờ đó mới có

thể giữ vững nền độc lập, chủ quyền và xây dựng đất

nước.

b Một số giá trị va nội dung cơ bản của chủ nghĩayêu nước truyền thông trong lịch sử dan tộc

Thứ nhất, đó là tình yêu quê hương, xứ sở và sự

gắn bó, cô kết cộng đồng Trong truyền thông dân tộcvới nền văn minh lúa nước đã lấy nhà (gia đình) làmđơn vị kinh tế và làng làm cộng đồng cơ sở Làng đượccoi là tập hợp của nhiều nhà, còn nước được coi là tậphợp của nhiều làng và vùng liên làng Nước gắn liền

với làng và nhà Việc nhà, việc làng, việc nước là công việc chung của mọi người Do vậy, con người Việt Nam

từ cổ xưa đã sẵn có truyền thông yêu nước gắn liền với

yêu nhà và yêu làng Nước hay quốc gia, dân tộc là một

cộng đồng gắn bó với nhau trong lịch sử, trong cuộc

sống và vận mạng chung Những truyền thuyết như

Trang 18

Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng , những câu

ca đao như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trongmột nước phải thương nhau cùng” và “Bầu ơi thương

lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một

giàn” , đã nói lên truyền thống gắn bó và cỗ kết cộngđồng của con người Việt Nam

Thứ hai, là sự khang định lịch sử riêng và bản sắcvăn hoá riêng của dân tộc, khang định độc lập dân tộc,

chủ quyền quôc gia, và sự bình đẳng của nước ta, vua

ta đối với phương Bắc và các vua phương Bắc

Những khẳng định kể trên là sự tống kết lịch sử

dân tộc và những cuộc chiến đấu của các anh hùng dan

tộc Có thể tìm thấy những khẳng định ấy trong các tác

phẩm "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiét, "Hịch

tướng sĩ" và lời đặn lại vua Trần của Trần Hưng Đạo,

cũng như qưa nhiều thơ văn, công trình nghiên cứu

biên soạn lịch sử của dân tộc ta thời trước Đặc biệt,

trong bài “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng

định:

“Xét như nước Đại Việt ta,

Thật là một nước văn hiến,

Bờ cõi sông núi đã riêng,

Phong tục Bắc Nam cũng khác,

Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nỗi đời dựng nước,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một

phương,

Tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau,

Trang 19

Mà hào kiệt không bao giờ thiêu”.

Cũng như Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ 6

Tam Điệp trước khi tiễn công tiêu diệt quân Thanhrằng:

“Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho nó chích luân bất phản,

Đánh cho nó phiến giáp bat hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Những khẳng định đó là tư tưởng cơ bản của toàn

bộ tình cảm, tâm lý, ý chí, quyết tâm của dân tộc ta

trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời trước.

Những khẳng định trên cũng đã chứng tỏ tỉnh thầnyêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia và luôn coiđộc lập dân tộc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.Thứ ba, là sự khẳng định tính chính nghĩa củanhững cuộc chiến tranh vệ quốc và quyết tâm đánh

đuổi ké thù, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ

Nguyễn Trãi đã thể hiện quyết tâm đó trong một

số thư gửi các tướng nhà Minh và trong "Bình Ngô đại

cáo" rằng “Dem đại nghĩa để thắng hung tan Lấy chí

nhân để thay cường bạo” Lý Thường Kiệt đã thể hiện

tư tưởng đó trong "Nam quốc sơn hà" rằng nếu kẻ thù

1 Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Ha Nội, 1969,

tr.63.

2 Lich sử Việt Nam, Uy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, t.1, tr.353.

Trang 20

xâm phạm đến lãnh thổ và nền độc lập dân tộc thìnhất định sẽ chuốc lấy thất bại Lê Thánh Tông đã ralệnh cho các tướng sĩ và nhân dân rang “Một thướcnúi, một tac sông của ta lẽ nào tự tiện vất bỏ diđược , kẻ nào dám đem một thước núi, một tac đấtcủa vua Lê Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, thì kẻ đó

phải bị trừng trị nặng”.

Chính nghĩa đã tạo nên niềm tin tất thắng trong

sức mạnh dân tộc Từ đó mà có tư duy lý luận và tư

tưởng chi đạo chién tranh trong những trận chiến đấu

là lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn, "lấy ít đánh nhiều,lấy yếu thắng mạnh”, thực hiện toàn dân đánh giặc vàđoàn kết dân tộc Thời nhà Trần đã mở hội nghị DiênHồng, trọng dụng những nông nô như Yết Kiéu, DãTượng, chỉ thị cho tất cả các thôn xóm phải đánh giặc

và làm vườn không nhà trồng, phối hợp chiến đấu giữadân binh và quân chủ lực, đốt danh sách những người

đã hợp tác với giặc trong lần kháng chiến thứ nhất

hoặc như những cách thức tranh thủ lòng người, đoàn

kết chiến đấu, tướng sĩ thân tình như cha con, thốngnhất về quyền lợi, chủ động cải thiện những mối quan

hệ bất hòa trong nội bộ Thời Quang Trung đã tin dùngcác trí thức và nhân tài từng phục vụ trong các triều

Lê, Trịnh, Nguyễn Phối hợp các hình thức đấu tranhphù hợp trong việc kết hợp giữ vững các nguyên tắc về

1 Lich sử Việt Nam, Uy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, t 1, tr.273.

Trang 21

quyền độc lập, tự chủ của đân tộc với việc dùng sáchlược mềm dẻo, khôn khéo.

Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước,dân tộc ta đã không ngừng đấu tranh chống thiên tai,

gắn bó với quê hương xứ sở và bồi đắp cho quyết tâm

chiến đấu của cả cộng đồng Đã có biết bao sự dũngcảm và sự hy sinh vô bờ, mà chủ yếu bắt nguồn từ tìnhcảm, tâm lý, ý chí, v.v., của quần chúng nhân dân

Những anh hùng dân tộc vô danh và hữu danh trong

lịch sử là những điển hình của quyết tâm và ý chí củadân tộc ta Trong chiến tranh, nếu chỉ có lòng yêunước, quyết tâm, sự dũng cảm và sự hy sinh thì không

đủ để chiến thắng Hơn nữa, kẻ thù mà dân tộc tathường gặp trong lịch sử đã đến từ một trong nhữngtrung tâm văn hóa lớn, đất rộng và dân đông Nó còn có

nghệ thuật quân sự và những con người lỗi lạc như

Tôn Tử, Ngô Khởi Để chiến thắng giặc ngoại xâm,

chúng ta phải có sự phát triển của tư duy lý luận và tư

tưởng chỉ đạo chiến tranh Trong thực tế lịch sử, tổ tiên

chúng ta đã có sự sáng tạo của tư duy ly luận phù hop

với từng trận quyết chiến ấy

Tính chất chính nghĩa của những cuộc chiến tranh

vệ quốc đã nâng tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ

sở lên thành ý thức bảo vệ Tổ quốc và sự toàn vẹn lãnhthổ quốc gia với một quyết tâm cao độ của cả dân tộc

Thứ tư, là tư tưởng coi trọng vai trò của nhân dân

và thân dân trong sự nghiệp xây dựng, đấu tranh bảo

vệ Tổ quốc Tran Hưng Dao nêu lên tư tưởng "khoan

Trang 22

thư sức dân là kế sâu géc bền rễ giữ nước” Nguyễn

Trãi khang định quan điểm "chở thuyền và lật thuyền

cũng là dân” Dân là những "nông nô”, những "manh lệ

bốn phương", những "dân ấp", "dân lân" Đó là sản

phẩm của tư tưởng Việt Nam, là quan điểm tiên bộ của

hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam đại diện cho quyền

lợi dân tộc và nó thâm duom tình đoàn kết, nghĩa đồng

bào trong đánh giặc, cũng như trong xây dựng đất

nước Nhưng khi quyền lợi dân tộc tạm thời không bị

de doa từ bên ngoài nữa, thì hệ tư tưởng ấy lại vì

quyền lợi giai cấp mà xem nhẹ tinh thần dân tộc Điềunày nói lên bản chất của chủ nghĩa yêu nước gắn liềnvới hệ tư tưởng phong kiến nói riêng va các hệ tư tưởng

cũ nói chung Nhưng, hoàn cảnh lịch sử đã đẩy việc

đoàn kết nội bộ, cổ kết cộng đồng dân tộc để chống lai

kẻ thù bên ngoài lên đỉnh cao nghệ thuật Hoàn cảnh

lịch sử cũng đã đẩy nhận thức của dân tộc về tầm quan

trọng của vai trò và lực lượng nhân dân trong sự

nghiệp bảo vệ nền độc lập và xây dựng đất nước lên

nước, ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu nước truyềnthống, đã luôn vươn lên ngang tầm với lịch sử trong sự

Trang 23

nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất

nước.

Vấn đề đặt ra là tại sao với một truyền thống yêu

nước lâu đời và xuất sắc như trên, dân tộc ta đã khônggiải đáp được đúng đắn các vấn đề mà cuộc đấu tranhcứu nước đặt ra hồi nửa cuối thé ky XIX và vài chụcnăm đầu của thê kỷ XX ?

2 Sự bất cập của những hệ tư tưởng cũ gắnliền với chủ nghĩa yêu nước truyền thống trongthời đại tư bản - dé quốc chủ nghĩa

Bước sang thế ky XIX, tình hình đất nước đã thay

đổi Nguyễn Ánh, với sự giúp đỡ của Pháp đã đánh bạitriều Tây Sơn, dựng lên triều Nguyễn, năm 1802 Các

vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị

đến Tự Đức đã rất bảo thủ, không chú ý đến vấn đềphát triển các môn học về kinh tế, công thương nghiệp

và củng cô quốc phòng để chuẩn bị cho dân tộc đối phó

với những nguy cơ xâm lược từ bên ngoài Cùng với các

Nho sĩ và quan lại của triều đình, họ dành toàn bộ tinh

lực của tư duy cho việc biện luận rằng Nho giáo là chân

lý duy nhất và xã hội phong kiến là vĩnh viễn khôngthay đổi, các học thuyết khác, không phải là Nho giáo,đều là tà thuyết

Từ những người đứng đầu đất nước, nắm vậnmệnh của đất nước đến các nhà Nho và quan lại ở cấp

thấp đã bị cầm tù trong học thuyết Nho giáo, không ai

vượt khỏi hệ tư tưởng phong kiến để nhận thức thời

Trang 24

dai tư bản chủ nghĩa, dé quốc chủ nghĩa và bản chất

thực dân của nó.

Ở phương Đông, thương nhân Bồ Đào Nha bắt đầu

đặt chân lên đất Thái Lan từ thé ky XV Người Hà Lanbắt đầu xâm nhập vào thê kỷ XVI, sau đó là thương

nhân Anh Sự cạnh tranh giữa Anh và Hà Lan đã dẫn

đến cuộc chiến tranh 1618 -1619, kết thúc bằng sựthất bại của Anh Từ đầu thé ky XVII, các giáo sĩ Pháp

bắt đầu hoạt động mạnh ở Thái Lan Trong thế kỷ thứXIX, Thái Lan đã phải ký nhiều điều ước bất bình đẳng

với Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha , kết quả là Thái Lan

ngày càng lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây,

chủ yêu là Anh và Pháp, tuy vẫn có đanh nghĩa là một

nước độc lập.

Người Bồ Đào Nha đến Trung Quốc và đặt cơ sở

buôn bán ở Ma Cao từ thế kỷ XVI Sau đó là người TâyBan Nha, người Hà Lan Đầu thế kỷ XVII, Hà Lanchiêm Đài Loan và Bành Hồ nhưng sau đó bị đánh bại,

phải rút chạy Trong các thé ky XVIII và XIX, các nướcAnh, Pháp, Nga, Mỹ lần lượt có mặt tại Trung Quốc và

đua nhau xâu xé mước này Sự suy yếu của chế độ

phong kiến Mãn Thanh là điều kiện cho các nước tư

bản phương Tây phát động nhiều cuộc chiến tranh xâmlược và buộc Trung Quốc phải ký nhiều điều ước bất

bình đẳng, nhường nhiều quyền lợi, trong đó có những

phần lãnh thổ quan trọng cho các nước tư bản phương

Tây Sự xâm lược của các nước phương Tây và nhất lànhững cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc

Trang 25

chông lại các cuộc xâm lược ấy là một trong những đặc

điểm co bản của tình hình Trung Quốc thé kỷ XIX

Các nước Inđônêxia, Malaixia, Miễn Điện (nay là

Mianma), Ấn Độ cũng lần lượt bị tư bản phương Tây

xâm lược và bị thông trị bằng bộ máy cai trị của chúng

Nhân dân các nước đó đã đấu tranh rất anh dũng

chồng xâm lược

Ở nước ta, nhà Nguyễn có sự giao tiếp với Pháp từ

trước năm 1802, đã nhận thấy những diễn biến như

vậy ở những nước trong khu vực mà vẫn cửa đóng then

cài và thực hiện chính sách bễ quan toả cảng Nguy cơ

bị xâm lược đã lộ rõ đối với nước ta, thế mà từ những

người đứng đầu đến các nhà Nho và quan lại ở cấp

thấp không động tĩnh gì, không nhận thức được Ở đây

các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của Nho giáo đã thấmsâu vào hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn và đã trở

thành vật cản trở sự vươn lên của nhận thức, của tư duy thời đại đó.

Suốt gần hai nghìn năm lich sử, ké từ thời Bắc

thuộc cho đến thế kỷ XVIII, tổ tiên chúng ta đã không

hề xa lạ mà còn hiểu rõ, hiểu sâu từ âm mưu chiến lược

đến phương thức tác chiến, từ chỗ mạnh đến chỗ yếu,

kể cả các "tử huyệt"và tâm lý của kẻ xâm lược, vì kẻ

thù ở cùng trình độ với ta về phương thức sản xuất.Tình hình đã khác hẳn trong cuộc đọ sức với thực đânPháp hồi nửa cuối thé kỷ XIX Đây là một kẻ địch hoàntoàn mới, có một trình độ cao hơn hẳn ta về phương

thức sản xuất và trang bị vũ khí, có một phương thức

Trang 26

tác chiến không giống với quân ta, cũng khác với kẻđịch mà ta đã từng gặp trong lịch sử Có biết bao nhiêu

là điều mới mẻ, thê nhưng tư duy đương thời chỉ có

những phạm trù cũ kỹ, lạc hậu không thể đáp ứng yêu

cầu của sự nghiệp bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và

giải phóng dân tộc trong thời đại dé quốc chủ nghĩa.Chang những thé, với tư tưởng "Trọng nông ức

thương", Trọng Vương khinh Ba", coi khinh các lĩnh

vực khoa học - kỹ thuật, các môn học về kinh tế, bê

quan toa cảng không chịu thông thương với bên ngoài,

với tư tưởng "Hậu cổ bạc kim", chỉ chú trọng đến Bắc

sử mà hời hợt viện dẫn những sự kiện và kinh nghiệm

của lịch sử dân tộc đã chặn đứng con đường tiếp thu

các tư tưởng mới, để nâng nhận thức của dân tộc lên

ngang tầm thời đại và đưa tỉnh hoa truyền thông lịch

sử dân tộc vào thực tiễn bảo vệ Tổ quốc trong thời đại

đê quốc chủ nghĩa Do vậy, họ đã không nhận thức

được thời đại mới và kê thù mới - đó chính là nguyên

nhân chủ yêu khiến cho nhà Nguyễn để mat nước,cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho phong trào cứunước "Cần Vương" thất bại Dù thất bại, nhưng nhữngnghĩa sĩ Cần Vương đã trở thành tấm gương tiêu biểucho tỉnh thần yêu nước, tinh thần dân tộc giai đoạncuối thé kỷ XIX Tinh thần ấy đã vượt lên trên các kiểu

dạng yêu nước khác vừa tuyệt vọng vừa bảo thủ.

Trong vấn đề nhận thức về địch, Tự Đức chỉ nhậnthấy rằng quân Pháp "mạnh và tinh", "thuyền nhanh

tl it a

như chớp", "súng mạnh như sâm sét" Có một sô người

Trang 27

đã không sợ vũ khí của giặc Tiéc thay, lòng dang cam

có thừa lại dựa trên cơ sở kiên thức rút ra từ Bắc sửkhông còn đủ sức nhận thức ra việc ché ngự các vũ khí,khí tài chiến tranh của thời đại dé quốc chủ nghĩa.Chang hạn, Vũ Phạm Khải viết: "Giét Hậu Nghệ khôngcần cung của Hậu Nghệ; giết Hạng Vũ không cần gươm

của Hang Va” Ké cả những người có tư tưởng tiên

tiền nhất đương thời cũng không có những hiểu biết tôi

thiểu về thời đại và về chủ nghĩa thực dân

Nguyễn Trường Tộ, người có tư tưởng tiên tiến

đương thời, đã có nhận thức sai lầm rằng "xưa naychưa có ai buôn bán mà âm mưu chiếm nước người ta

bao giờ” Ông còn nhận định mơ hồ về thực dân Pháp

rằng "người Pháp đến đây, một là hỏi ta tại sao giết hại

giáo sĩ, hai là hỏi vì sao không chịu giao thiệp, ba là xin

ta cắt cho một vài chỗ để làm đường giao thương nhưcác nước thường làm Nếu yêu sách của họ được thoảmãn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hắn như đã

ước định chứ đâu đến nỗi dây dưa lan rộng như thé”

Cũng vẫn Nguyễn Trường Tộ, người đã từng ở

phương Tây lâu hơn tất cả những người cùng thời, đã

có nhận xét rất ấu trĩ về mâu thuẫn giữa Anh và Pháp

rằng: "Anh và Pháp có mối thù truyền kiếp Nay người

1 Lê Sĩ Thắng, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t 2, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1997, tr.185.

2, 3 Nguyễn Trường Tộ, Con người va di thảo, Nxb Thanh

phố Hồ Chí Minh, 1988, tr 108, 111.

Trang 28

bác của vua Pháp bị người Anh đày ở ngoài một đảo xa

xôi, người Pháp lấy làm xấu hổ"' Vì vậy có thé dựa vàoAnh, xin nước Anh giúp đỡ để chéng Pháp Rõ ràng là

Nguyễn Trường Tộ trước sau đều không nhận thức

được bản chất của chủ nghĩa dé quốc Anh, Pháp và mối

quan hệ giữa các dé quốc với nhau

Tưu trung lại, ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong

kiến triều Nguyễn lấy Nho giáo làm nòng cốt dén chủnghĩa yêu nước truyền thông đã trở nên bất cập, không

đủ sức soi sáng cho vấn đề cơ bản liên quan đến sựnghiệp kháng chiến cứu nước của dân tộc ta hồi nửa

cudi thé kỷ XIX

Nêu so sánh hai tương quan: một là, triều đình TuĐức có cả bộ máy từ trên xuống dưới, quân đội vài chục

vạn người, quân lương vài chục nghìn kho , so với vài

nghìn tên lính xâm lược; hai là, đội Việt Nam tuyên

truyền giải phóng quân chỉ vén vẹn có vài chục người,trang bị chỉ là gậy tầm vông và giáo mác so với cả bộ

máy thuộc địa của dé quốc Pháp và phát xít Nhật có

những trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại trước cách

mạng, - thì tương quan thứ hai là hết sức bất lợi Điều

đó cho phép rút ra kết luận rằng: nguyên nhân cơ bảnđưa đến thất bại là sự thiếu vắng một hệ tư tưởngkhoa học ngang tầm thời đại

Trên thực tê cũng đã xuất hiện tư tưởng canh tân

1 Nguyễn Trường Tộ, Con người va di thảo, Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh, 1988, tr 132.

Trang 29

Các nhà canh tân như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ,

Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch , đã phê phán

bác bỏ nhiều tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của Nho giáonhư "Xưa hơn nay", "Bé quan toa cảng", “Trọng nông

ức thương" Dẫu vậy, tư tưởng canh tân vẫn không giải

quyết được vấn đề cơ bản của thực tiễn cách mạng Việt

Nam Tuy nhiên, có thể xem tư tưởng canh tân hồi cuối

thé ky XIX là bước tiến mới của ý thức dân tộc Nó đãxuyên qua hệ tư tưởng phong kiến triều Nguyễn vươn

lên tìm một hệ tư tưởng mới, khoa học và cách mạng,

đủ sức đáp ứng những đồi hỏi của sự nghiệp giải phóng

dân tộc trong thé ky XX

Thời đại đã đổi mới đòi hỏi những tri thức mới, chỉ

có những tri thức mới mới có thể kế thừa được các giá

trị truyền thống và tổng kết đúng đắn những kinh

nghiệm hoạt động thực tiễn, soi sáng con đường cứu

nước.

Nhiệm vụ lịch sử trọng đại đầu thế kỷ XX đang đặt

ra trước lớp trí thức Nho học yêu nước thê hệ hai cụ

Phan (Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh) là đánh đổ

dé quốc Pháp giành lại độc lập cho Tổ quốc và xây dựngđất nước sau khi giành được độc lập Nhưng bằng conđường nào? Về thực chất, trong lĩnh vực tư tưởng đã

xuất hiện một nhu cầu nóng bỏng phải tìm cho ra hệ tư

tưởng mới, đủ sức soi sáng con đường của đất nước

Song, tìm ở đâu?

Giữa lúc ấy, tân thư ào ạt đi vào đất nước và lập

tức được các nhà trí thức Nho học của chúng ta mừng

Trang 30

rỡ đón nhận Họ say mê tân thư bởi sự kích thích của

tam gương duy tân ở những nước trong khu vực vàđiêu quan trọng hơn, là cái để tìm phương sách giải

quyết vẫn đề dân tộc, soi sáng sự nghiệp cứu nước

Thất bại của cả đường lối Phan Châu Trinh lẫn

đường lôi Phan Bội Châu đã chứng tỏ rằng các nhậnthức mà hai cụ rút ra từ tân thư, tuy có đánh dấu một

bước tiễn về chất so với hệ tư tưởng phong kiến và

Nho giáo, nhưng đã không đủ sức soi sáng cho yêu cầu

của thực tiễn cứu nước Trước khi gặp chủ nghĩa

Mác - Lénin, dân tộc ta chưa nhận thức được bản chatcủa thời đại, của chủ nghĩa thực dân dé quốc, chưa

nhận thức được vị trí, vai trò của các giai cấp, các

tang lớp xã hội, đặc biệt không nhận thức được vai tròlịch sử của giai cấp công nhân, không có kiến thức về

vấn đề đảng tiên phong, cũng không có nhận thức vềmối liên hệ tất yếu giữa phong trào cách mạng thuộc

địa với phong trào vô sản và phong trào giải phóng

dân tộc trên thé giới

Như vậy, trước khi gặp chủ nghĩa Mác - Lénin, dân

tộc ta đã không có những kiến thức cần thiết để tiễn

hành trong thực tiễn một cuộc cách mạng thắng lợi.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho dân tộc ta

những kiến thức cần thiết đó Ngoài chủ nghĩa Mác

-Lênin, không có học thuyết nào cung cấp cho Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam những kiến thức cần thiết

trên Không có chủ nghĩa Mác - Lénin thì không có

thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trang 31

Il VỀ CON DUONG DUA HO CHÍ MINH DEN CHU

NGHIA MAC - LENIN

1 Về sự thống nhất mục đích và phương pháp

ra đi tìm đường cứu nước trong con người và tư

tưởng Hồ Chí Minh

Trong nhiều năm qua, nghiên cứu quá trình hình

thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đềđược nhiều người quan tâm và hầu như những côngtrình nghiên cứu lớn đều không bỏ qua Các nhà khoahọc, từ những cách tiếp cận và khái quát khác nhau,

đã tái hiện trung thực và chi tiết những giai đoạn của

quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh Việc nghiên cứu đó là rất cần thiết cho quá trình

khám phá những nội dung lý luận trong tư tưởng của

Người Chúng tôi thử nêu ra kết quả nghiên cứu củamột số công trình đã công bỗ đưới đây:

Võ Nguyên Giáp đã khái quát năm thời kỳ của quá

trình hình thành và phát triển tư tưởng của Hồ ChíMinh: Thời kỳ thơ ấu đến trước lúc ra đi tìm đường cứunước (1890-1911) Thời kỳ khảo sát, tìm tòi và đến với

chủ nghĩa Mác — Lénin (1911-1920) Thời kỳ hoạt động

ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và chuẩn bị cho sự ra đời

của Đảng Cộng sản Việt Nam (1921-1930) Thời kỳ

Nguyễn Ái Quốc gặp những thử thách gay go và kiên

trì giữ vững quan điểm tư tưởng của mình (1931-1940)

Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo

cách mạng Việt Nam, - tư tưởng của Người và đường

Trang 32

lôi của Đảng là thống nhất, - và có những bước phát

triển mới, toàn điện, hoàn chỉnh, đáp ứng những yêu

cầu mới của cách mạng Việt Nam (1941-1969), thời kỳ

này có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1941-1945

chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa giành chính quyền;giai đoạn từ tháng 9-1945 đến tháng 9-1969 tiến hànhchiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng

chủ nghĩa xã hội.

Giáo sư Đặng Xuân Kỳ đã khái quát hai mảng vấn

đề theo một lôgíc chặt chẽ của quá trình hình thành vàphát triển tư tưởng Hồ Chí Minh: thứ nhất, giai đoạntrước năm 1911 là giai đoạn Hồ Chí Minh đã “Chọn

hướng di đúng; chọn cách đi đúng”; thứ hai, giai đoạn

sau năm 1911 là giai đoạn Hồ Chí Minh đã “Đi nhữngnơi cần đi, đến những nơi cần đến (trong gần 10 năm);

tham gia vào các tổ chức chính trị, các hoạt động văn

hoá xã hội (từ năm 1919 đến năm 1920); chủ nghĩa yêu

nước bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin (từ năm 1920 đếnnăm 1930); tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin với tỉnhthần độc lập, tự chủ, sáng tạo (từ năm 1930 đến năm

1945 và sau năm 1945)”,

1 Xem Võ Nguyên Giáp (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chi Minh va con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1997, tr 13 - 39.

2 Xem Đặng Xuân Ky, Phương pháp cách mạng Hồ Chi Minh

-tập hop hay huy động luc lượng toàn dân tham gia 0uào sự nghiệp cách mang, T/c Lich sử Dang, 7-1996, tr 5-8.

Trang 33

Phó giáo sư Nguyễn Bá Linh đã khái quát ba giaiđoạn của qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh: Giai đoạn 1 (trước ngày ra đi tìm đườngcứu nước tháng 6-1911): Bước đầu hình thành tư tưởngcứu nước; Giai đoạn 2 (1911-1920): Từ tinh thần yêunước tiếp thu hệ tư tưởng vô sản và trở thành người

cộng sản; Giai đoạn 3 (1920-1930): Hoàn chỉnh về cơ

bản tư tưởng Hồ Chi Minh’

Phó giáo sư Trịnh Nhu và Giáo sư Vũ Dương Ninh

đã khái quát hai mảng vấn đề gắn bó hữu cơ với nhau

và phản ánh lôgíc tiến trình phát triển tư tưởng HồChí Minh: thứ nhất là mảng vấn đề mô tả, nhận xét về

sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

trước năm 1911; thứ hai là mảng vấn đề mô tả và nhậnxét về sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh từ năm 1911 đến năm 1951, gồm có tám mốc hoạt

động tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của

Người: gần 10 năm đầu (ké từ khi xuất dương) đã đếnnhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ; năm

1919 vào Đảng Xã hội Pháp và gửi "yêu sách" đến Hộinghị Vécxây; năm 1920, đọc “Sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộcđịa” của Lênin, tìm thấy một chủ nghĩa chân chính,cách mạng ; từ đầu thập kỷ 20, làm sáng tỏ nhu cầu

1 Xem Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng Hồ Chi Minh - một số nội dụng cơ bản (tái bản lần thứ tư), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1995, tr.45 - 69.

Trang 34

bức bách giải phóng thuộc địa và khả năng cách mạng của nhân dân thuộc dia ; vận dung lý luận Mác -

Lênin để nghiên cứu tình hình Việt Nam, Đông Dương

dưới Ach thống trị của dé quốc Pháp; qua các báo chí,diễn đàn chính trị, trình bày một hệ thông luận điểm

cách mạng Việt Nam vận động và phát triển theo quỹ

đạo cách mạng vô sản, hoà nhập vào xu thế của thời

đại; Người viết Đường cách mệnh, Chánh cương vắntắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, Báo cáo chính trị tạiĐại hội lần thứ II của Đảng (1951) ; Người chỉ đạo

miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và việc thực hiệnhai nhiệm vụ chiến lược là xây dung chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thốngnhất nước nha’

Phó giáo sư Mạch Quang Thắng đã khái quát sáuthời kỳ của quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí

Minh: Thời kỳ thứ nhất (trước khi ra đi tìm đường cứu

nước đến tháng 6 năm 1911); Thời kỳ thứ hai (1911

-1920); Thời kỳ thứ ba (1920-1930); Thời kỳ thứ tư

(1930-1941); Thời kỳ thứ năm (1941-1945); Thời kỳ thứ

sáu (1946-1969)”

1 Xem Trịnh Nhu - Vũ Dương Ninh, Về con đường giải phóng

dan tôc của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996,

tr 7- 45.

2 Xem Mach Quang Thắng (chủ biên), Một số chuyên đề uề môn học tu tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1996, tr 31 - 42.

Trang 35

Tuy có khác nhau ở sự phân chia các thời kỳ của

quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của HồChi Minh, nhưng ở các tác giả ké trên có su nhất trí ở

ba điểm: 1) Việc xác định mục đích và lựa chọn hướng

đi là điểm mắc đầu tiên đánh dấu sự hình thành va

phát triển nhận thức, tư duy của Hồ Chí Minh; 2) Quátrình khảo sát thực tế và tiếp thu "Sơ thảo luận cương"của Lénin là điểm mốc thứ hai đánh dấu sự hình thành

và phát triển nhận thức, tư tưởng của Người; 3) Từ

năm 1920 đến 1930, với các tác phẩm “Chánh cươngvăn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, đã đánh dấu bước phát

triển nhận thức cơ bản trong tư tưởng của Người.

Những thời kỳ sau là quá trình phát triển đạt đến đỉnh

cao của sự hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh

Chúng tôi đồng tình với những kết quả đã đượcnghiên cứu thông nhất của các nhà khoa học trên

Song, cùng với việc xác định mục đích và lựa chọn

hướng đi, chúng tôi thấy cần nhấn mạnh thêm vai tròcủa phương thức sống và hoạt động của Hồ Chí Minh

Phương thức sống và hoạt động của Người khác vớiphương thức sống và hoạt động của hai cụ Phan, vàcũng là nhân té có ý nghĩa quyết định trong việc Ngườitìm gặp và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin

Việc Hồ Chí Minh xác định mục đích và lựa chọn

hướng di sang phương Tây để tìm đường cứu nước là

bước phát triển nhận thức quan trọng đầu tiên trong

tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo sư Vũ Khiéu, trong bài

Trang 36

"Máy van đề tại hội nghị khoa hoc", đã nhận xét xácđáng răng: "Nhiều nhà khoa học đã nêu lên công lao vĩ

đại của Bác Hồ trước hất ở chỗ Bác đã chọn con đường

đi đúng đắn cho chính ban thân minh"

"Anh quyết định không đi theo con đường của cácbậc tiền bối, mà lại tìm cách sang Pháp, sang phương

Tây, đi đến tận hang 6 của kẻ xâm lược để "xem nướcPháp và các nước khác làm ăn như thé nào rồi trở về

giúp đồng bào" Đây là điểm mới rất quan trọng thể

hiện bản lĩnh độc lập và tư duy sáng tạo của Nguyễn

Tát Thành” và "Tại Huế, anh được học một số kiếnthức về tự nhiên và xã hội, bước đầu tiếp xúc với nền

văn minh phương Tây, gợi cho anh những suy nghĩ về một hướng đi mới khác với lớp cha anh”.

“Anh đã chọn hướng đi đúng: sang phương Tây để

tìm hiểu xem người ta làm ăn như thế nào, sang nơi đã

sản sinh ra những gì mà Nhật Bản đã theo và Trung

Quốc đang theo, sang nơi đã tạo ra nền văn minh hiện

1 Xem Vũ Khiêu, Mấy vén đề tại Hội nghị khoa học, (Trích báo cáo tổng kết hội nghị, Hội thảo quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh -

Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá), Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1990, tr 426 - 431.

2 Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh - quá trình hình thành va phát triển, Nxb Su thật, Hà Nội, 1993, tr 16.

3 Võ Nguyên Giáp (chủ biên), Tư tưởng Hà Chi Minh va con

đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997,

tr 17.

Trang 37

đại, đồng thời cũng là nơi đề ra chủ nghĩa thực dân tànvl

"Hồ Chi Minh không "Đông Du” theo lời khuyêncủa các bậc tiền boi mà chọn con đường "Tây Du" sang

bạo

"Mẫu quốc và các nước đề quốc khác" xem họ làm như

thế nào để trở về giúp đồng bao” Mach Quang Thang

cũng đã viết như vậy"

Đúng là việc lựa chọn hướng di sang phương Tây,

sang sào huyệt của kẻ xâm lược là bước phát triển

nhận thức quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh Vìsang Pháp và phương Tây sẽ có những điều kiện thuận

lợi cho Người hiểu sâu chủ nghĩa thực dân và tiếp thu

chủ nghĩa Mác - Lênin Lê Sĩ Thắng, trong bài "Nguồntrong gốc thẳng" trong buổi ban đầu của chủ nghĩaMác - Lênin đi vào Việt Nam cũng đã thừa nhận tầmquan trọng ấy, nhưng cho rằng đó không phải là điềuquan trọng nhất Bởi vì, vào thời điểm vài chục năm

đầu thé kỷ XX, dù đi về phương Đông hay phương Tây,

dù sống ở Nhật hay ở Pháp, cũng đều có thể gặp chủ

1 Xem Đặng Xuân Kỳ, Phương pháp cách mạng Hà Chí Minh

-tập hop hay huy đông luc lượng toàn dân tham gia vao sự nghiên

cách mang, T/c Lịch sử Dang, 7-1996, tr 5-8.

2 Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nội dung cơ bản (tái bản lần thứ tư), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,

tr 4.

3 Mạch Quang Thắng (chủ biên), Mat số chuyên đề uề môn học

tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.32.

Trang 38

nghĩa Mác - Lênin Tác giả viết: "Đúng là việc Hồ Chủtịch đã sống ở Pháp, đã đến nước Đức, đặc biệt là đã

sông hơn một năm ở nước Nga Xôviết (từ giữa năm

1923 đến năm 1924) là điều kiện cực kỳ thuận lợi choNgười tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin Nhưng, còn cần

phải chú ý rằng từ trước năm 1911 (năm Hồ Chí Minh

xuất đương sang Pháp) đến năm 1920 (năm Người tiếp

thu Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đềđân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin) ở Pháp cũng

như ở châu Âu, chủ nghĩa cơ hội, mà một trong những

đặc trưng chính là chủ nghĩa dân tộc tư sản và tiểu tư

sản, đang hoành hành và chủ nghĩa Mác - Lênin đã

phải đấu tranh quyết liệt với nó Trong điều kiện như

vậy, việc đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước có

hai, chớ không phải chỉ có một khả năng duy nhất: cókhả năng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lénin va cũng có

nguy cơ sa vào cam bay của chủ nghĩa co hội"'.

Cùng thời với Hồ Chí Minh, đã có nhiều nhà yêu

nước khác ở phương Tây, nhưng vẫn không hiểu rõ

chủ nghĩa thực dân Ví dụ như Phan Châu Trinh :"Cu

cũng đã ở Pháp nhiều năm nhưng vẫn "lạc lỗi trời Âu"

cho đến khi về nước và tạ thế" Hay như "Phan Bội

Châu và những người đi về phương Đông cũng đã ởNhật nhưng có phát hiện được bản chất chủ nghĩa dé

1 Xem Lê Si Thắng, “Nguồn trong gốc thẳng” trong buổi ban đầu của chủ nghĩa Mác - Lênin đi uào Việt Nam, T/c Triết hoc,

2-1980, tr 106 -113.

Trang 39

quốc đâu?"' Vậy thì phải có yếu tô gì khác khiến cho

Hồ Chí Minh hiểu sâu chủ nghĩa thực dân và tiếp thu

được chủ nghĩa Mác - Lénin mà Phan Châu Trinh và những người Việt Nam yêu nước khác không đạt

được? Yếu tố khác và quan trọng đó đã được Lê Si

Thắng xác định: Mục đích đi là để tìm đường cứu

nước, mà không phải là đi cầu viện Với mục đích ấy,

Hồ Chí Minh đã đặt nhiệm vụ là phải dầy công khảo

sát văn hoá, chính trị, tổ chức , tựu trung lại là phải

dầy công khảo sát lý luận, để xem "những nước ấy tổchức và cai trị như thé nào"

Những nhận định và bình luận trên của các nhà

khoa học đã thể hiện một quá trình nghiên cứu công

phu và đã phản ánh chỉ tiết quá trình hình thành, pháttriển nhận thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh Việc lựachọn hướng di và xác định rõ mục đích ra đi tuy là rất

quan trọng, song chưa phải là yếu tố tạo ra sự khác

biệt căn bản giữa Hồ Chí Minh với những người yêunước cùng thời Theo chúng tôi, yéu tô ấy là phương

thức, phương pháp ra đi Chính vì không tìm được phương pháp hoạt động thích hợp mà hai cụ Phan và

những người Việt Nam yêu nước khác đã không hiểu

rõ, hiểu sâu bản chất chủ nghĩa thực dân - đề quốc và

không tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lénin, nói chính

1 Xem Lê Si Thắng, Chú tịch Hồ Chí Minh va sự truyền bá

chủ nghĩa Mác - Lénin uào Việt Nam, T/c Nghiên cứu lịch sử,

144/1972, tr 12-23.

Trang 40

xác hơn là chậm tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin,

vì vào giai đoạn cuối đời hai cụ đều đặt niềm tin của

minh vào con đường mà Nguyễn Ái Quốc lựa chon

Không di theo lối mòn của các bậc tiền bối, Hồ Chí

Minh đã lựa chọn phương thức đi vào quần chúng “bêndưới” bằng con đường lao động làm thuê và “vô sản

hoá” Bằng phương pháp ấy, Người đã không bị mơ hồ

"sa vào cạm bẫy của chủ nghĩa cơ hội", mà có điều kiệnkhảo sát, tìm tòi, tổng kết thực tiễn, suy nghĩ độc lập,

phát triển nhận thức , đồng thời tiếp thu được chủ

nghĩa Mác - Lénin làm cơ sở để hiểu rõ, hiểu sâu bản

chất chủ nghĩa thực dân - dé quốc

Trong quá trình ấy, việc xác định rõ mục đích và

lựa chọn phương thức phù hợp để đi, để hoạt động đã

có sự gan bó chặt chẽ, có quan hệ mật thiết và thôngnhất với nhau tạo nên nét độc đáo riêng trong con

người, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Hai nhân tố đó

luôn luôn tác động lẫn nhau và bổ sung cho nhau ngay

từ buổi ban dau và trong suốt cả quá trình cách mang

Hồ Chí Minh còn day công học tập, biết nhiều ngoạingữ, nhất là tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng

Trung Quốc và đọc được các tác phẩm kinh điển bằngcác thứ tiếng ấy, đồng thời có điều kiện quen biết nhiều

nhà văn hoá lớn, thâu thái được tỉnh hoa văn hóa của

ca phương Tây và phương Đông.

Sẽ là không đầy đủ néu không kể đến việc Hồ Chí

Minh đã từng sống ở những thủ đô lớn của các nước

phương Tây như Pari, Luânđôn, Béclin và đã từng ở

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức của nước ngoài đối với dân tộc. Dân tộc có quyền tự do lựa chọn con đường phát triển của riêng mình - Sách tham khảo: Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - Nguyễn Mạnh Tường
Hình th ức của nước ngoài đối với dân tộc. Dân tộc có quyền tự do lựa chọn con đường phát triển của riêng mình (Trang 130)
w