Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo”
Trang 1TẠ NGỌC LONG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC
GIA TAM ĐẢO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN, NĂM 2024
Trang 2TẠ NGỌC LONG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC
GIA TAM ĐẢO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Trang 3Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số liệu nghiêncứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ
Trang 4Để hoàn thành công trình này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhậnđược sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của nhiều tập thể, các nhà khoa học, đồngnghiệp và bạn bè Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể các thầy, côgiáo của Khoa Quản lý Tài nguyên, Phòng Đào tạo - Đạo tạo Sau đại học, Ban giámhiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi thuận lợi và tậntình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến GS.TS NguyễnThế Đặng và PGS.TS Phan Đình Binh - Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại họcNông Lâm, Đại học Thái Nguyên, là những người thầy hướng dẫn khoa học cho đề tàiluận án, đã có định hướng về nội dung, phương pháp giải quyết vấn đề trong suốt quátrình thực hiện và hoàn thành luận án này
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Sở Tài nguyên và Môitrường tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Tam Đảo, Phòng Tài nguyên và Môi trường,Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyệnTam Đảo, UBND các xã thị trấn của Tam Đảo và người dân đã tạo thuận lợi cho tôitrong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu, tài liệu và thực hiện các nghiên cứucủa đề tài luận án
Cuối cùng xin được đặc biệt cảm ơn bạn bè và những người thân đã luônđộng viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong cuộc sống để hoànthành kết quả nghiên cứu của luận án
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2024
Tác giả luận án
Tạ Ngọc Long
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4 Đóng góp mới của đề tài luận án 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất và sử dụng đất nông nghiệp bền vững 5
1.1.1 Đất đai 5
1.1.2 Đất nông nghiệp 9
1.1.3 Cơ sở lý luận về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai 11
1.1.4 Khái quát về phát triển bền vững và quan điểm sử dụng đất bền vững 13
1.1.5 Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất 19
1.1.6 Vùng đệm vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên 24
1.2 Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững 27
1.2.1 Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững trên Thế giới 27
1.2.2 Đánh giá tiềm năng đất đai của FAO 28
1.2.3 Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững tại Việt Nam 30
1.3 Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững 31
1.3.1 Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững nói chung 31
1.3.2 Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững ở vùng đệm 35
Trang 6Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 42
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 42
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 42
2.2 Nội dung nghiên cứu 42
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo tác động đến sử dụng đất 42
2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 42
2.2.3 Đánh giá tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 43
2.2.4 Kết quả theo dõi một số mô hình loại sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 43
2.2.5 Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo 43
2.3 Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 43
2.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 44
2.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường loại sử dụng đất nông nghiệp 45
2.3.4 Phương pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 49
2.3.5 Phương pháp điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất và phân tích mẫu đất 50
2.3.6 Phương pháp đánh giá đất 50
2.3.7 Phương pháp xây dựng bản đồ 51
2.3.8 Phương pháp theo dõi các mô hình 51
2.3.9 Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu 52
2.3.10 Phương pháp thiết lập mô hình bài toán tối ưu 52
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo tác động đến sử dụng đất 54
Trang 7động đến sử dụng đất 55
3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 66
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 66
3.2.2 Các loại sử dụng đất (LUT) nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo .73 3.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 75
3.3 Đánh giá tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 82
3.3.1 Các loại đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 82
3.3.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (DVD) vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 93 3.3.3 Phân hạng thích hợp đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 106 3.4 Kết quả theo dõi một số mô hình loại sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 114
3.4.1 Kết quả theo dõi hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT điển hình 114
3.4.2 Đánh giá tính bền vững của các mô hình 132
3.5 Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp thích hợp và bền vững vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo 134
3.5.1 Ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định cơ cấu sử dụng đất của các LUT nông nghiệp hiệu quả và bền vững 134
3.5.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo 141 3.5.3 Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thích hợp và bền vững 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
1 Kết luận 147
2 Kiến nghị 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 159
Trang 9VA/IC: Hiệu suất đồng vốn
Trang 10Bảng 1.1 Các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp bền vững 16Bảng 1.2 Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả đối với hệ thống sử
dụng đất 22Bảng 2.1 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế vùng đệm Vườn quốc gia
Tam Đảo 46Bảng 2.2 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội vùng đệm Vườn quốc gia Tam
Đảo 47Bảng 2.3 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường vùng đệm Vườn quốc gia
Tam Đảo 48Bảng 2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 50Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo
thuộc huyện Tam Đảo giai đoạn 2018 - 2022 61Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo
giai đoạn 2018 - 2022 62Bảng 3.3 Thực trạng dân số vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam
Đảo giai đoạn 2018 - 2022 63Bảng 3.4 Biến động dân số vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam
Đảo theo tiểu vùng giai đoạn 2018 - 2022 64Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện
Tam Đảo năm 2022 67Bảng 3.6 Biến động sử dụng đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện
Tam Đảo giai đoạn 2018 - 2022 69Bảng 3.7 Biến động sử dụng đất ở tiểu vùng 1 vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo
thuộc huyện Tam Đảo giai đoạn 2018 - 2022 70Bảng 3.8 Biến động sử dụng đất ở tiểu vùng 2 vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo
thuộc huyện Tam Đảo giai đoạn 2018 - 2022 72Bảng 3.9 Diện tích các loại sử dụng đất nông lâm nghiệp phổ biến của vùng đệm
Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, năm 2018 và 2022 73Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn
quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 77
Trang 11Bảng 3.12 Hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm
Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 79
Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 80
Bảng 3.14 Phân loại đất sử dụng cho nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 82
Bảng 3.15 Tính chất lý, hoá học của đất phù sa được bồi chua 83
Bảng 3.16 Tính chất lý, hoá học của đất phù sa glây 85
Bảng 3.17 Tính chất lý, hoá học của đất xám bạc màu trên phù sa cổ 86
Bảng 3.18 Tính chất lý, hoá học của đất dốc tụ 86
Bảng 3.19 Tính chất lý, hoá học của đất vàng đỏ trên đá macma axit 87
Bảng 3.20 Tính chất lý, hoá học của đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 88
Bảng 3.21 Tính chất lý, hoá học của đất vàng nhạt trên đá cát 89
Bảng 3.22 Tính chất lý, hoá học của đất đỏ vàng trên đá phiến sét 91
Bảng 3.23 Tính chất lý, hoá học của đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit 92
Bảng 3.24 Kết quả phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 94
Bảng 3.25 Diện tích loại đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo theo tiểu vùng 95
Bảng 3.26 Kết quả phân cấp chỉ tiêu độ dốc đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo theo tiểu vùng 96
Bảng 3.27 Kết quả phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo theo tiểu vùng 97
Bảng 3.28 Kết quả phân cấp chỉ tiêu khí hậu vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo theo tiểu vùng 97
Bảng 3.29 Kết quả phân cấp chỉ tiêu chế độ nước vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo theo tiểu vùng 98
Bảng 3.30 Kết quả phân cấp chỉ tiêu độ phì đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo theo tiểu vùng 99
Trang 12Bảng 3.32 Đơn vị đất đai (DVD) vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện
Tam Đảo ở tiểu vùng 1 101
Bảng 3.33 Đơn vị đất đai (DVD) vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo ở tiểu vùng 2 101
Bảng 3.34 Yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 107
Bảng 3.35 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho LUT chuyên lúa vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 109
Bảng 3.36 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho LUT Lúa - Màu vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 109
Bảng 3.37 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho LUT Chuyên màu vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 110
Bảng 3.38 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho LUT Cây ăn quả vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 110
Bảng 3.39 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho LUT Cây CNLN (Chè) vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 111
Bảng 3.40 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho LUT Lâm nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 111
Bảng 3.41 Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho LUT Cây dược liệu vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 112
Bảng 3.42 Tổng hợp diện tích đất thích hợp từng loại sử dụng đất của vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 112
Bảng 3.43 Tổng hợp diện tích đất thích hợp từng loại sử dụng đất ở tiểu vùng 1 của vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 113
Bảng 3.44 Tổng hợp diện tích đất thích hợp từng loại sử dụng đất ở tiểu vùng 2 của vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 114
Bảng 3.45 Hiệu quả kinh tế của mô hình Lúa xuân – Lúa mùa 116
Bảng 3.46 Hiệu quả xã hội của mô hình Lúa xuân – Lúa mùa 117
Bảng 3.47 Hiệu quả môi trường của mô hình Lúa xuân – Lúa mùa 117
Bảng 3.48 Hiệu quả kinh tế của mô hình Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 119
Trang 13Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 120
Bảng 3.51 Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên màu (Rau) 121
Bảng 3.52 Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên màu (Rau) 122
Bảng 3.53 Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên màu (Rau) 122
Bảng 3.54 Hiệu quả kinh tế của mô hình cây ăn quả (Vải) 124
Bảng 3.55 Hiệu quả xã hội của mô hình cây ăn quả (Vải) 124
Bảng 3.56 Hiệu quả môi trường của mô hình cây ăn quả (Vải) 125
Bảng 3.57 Hiệu quả kinh tế của mô hình cây công nghiệp lâu năm (Chè) 126
Bảng 3.58 Hiệu quả xã hội của mô hình cây công nghiệp lâu năm (Chè) 126
Bảng 3.59 Hiệu quả môi trường của mô hình cây công nghiệp lâu năm (Chè) 127
Bảng 3.60 Hiệu quả kinh tế của mô hình lâm nghiệp (Rừng sản xuất) 128
Bảng 3.61 Hiệu quả xã hội của mô hình lâm nghiệp (Rừng sản xuất) 129
Bảng 3.62 Hiệu quả môi trường của mô hình lâm nghiệp (Rừng sản xuất) 129
Bảng 3.63 Hiệu quả kinh tế của mô hình cây dược liệu (Trà hoa vàng) 130
Bảng 3.64 Hiệu quả xã hội của mô hình cây dược liệu (Trà hoa vàng) 131
Bảng 3.65 Hiệu quả môi trường của mô hình cây dược liệu (Trà hoa vàng) 131
Bảng 3.66 Kết quả đánh giá tính bền vững của các LUT nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 132
Bảng 3.67 Tổng hợp diện tích theo kiểu thích hợp cho các LUT nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 136
Bảng 3.68 Tổng hợp diện tích theo các cấp thích hợp của từng kiểu sử dụng đất ở vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 137
Bảng 3.69 Giá trị hàm mục tiêu theo các phương án tối ưu tính cho loại sử dụng đất 139
Bảng 3.70 Kết quả giải bài toán đa mục tiêu cho các loại sử dụng đất lựa chọn tại vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 140
Bảng 3.71 Tổng hợp diện tích các LUT nông nghiệp được đề xuất cho vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo đến năm 2030 142
Trang 14Hình 1.1 Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976 29
Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai theo FAO (FAO, 1976) 30
Hình 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Tam Đảo 56
Hình 3.2 Sự tăng trưởng kinh tế và dân số huyện Tam Đảo giai đoạn 2018 - 2022 62
Hình 3.3 Bản đồ đơn vị đất đai (DVD) vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo 102
Hình 3.4 Mô hình Lúa xuân - Lúa mùa với giống Gia Lộc 105 115
Hình 3.5 Mô hình Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 118
Hình 3.6 Mô hình Rau 121
Hình 3.7 Mô hình cây ăn quả - Vải 123
Hình 3.8 Mô hình Cây công nghiệp lâu năm - Chè 125
Hình 3.9 Mô hình Lâm nghiệp: Rừng sản xuất 127
Hình 3.10 Mô hình Dược liệu: Trà hoa vàng 130
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tư liệu đầu vào của nền kinh tế và là tư liệu đặc biệt quantrọng trong hoạt động sản xuất, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia Tuy nhiên do đất đai là tài nguyên không tái tạo và rất hạn chế nhưng dân
số ngày càng gia tăng, kéo theo yêu cầu về lương thực, thực phẩm tăng đòi hỏi phảikhai thác, sử dụng triệt để tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp Do vậy để pháttriển bền vững cần phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả
Với mục tiêu khai thác đầy đủ, hợp lý tiềm năng đất đai để phát triển sảnxuất với hiệu quả kinh tế ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của con người thì mỗi mụctiêu sử dụng đất đều có những yêu cầu nhất định cần đáp ứng và đây là quy luật tấtyếu Để thỏa mãn nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm, sản xuấtnông nghiệp phải đi theo hai hướng: Thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồnghoặc mở rộng diện tích đất nông nghiệp Dù đi theo hướng nào thì việc điều tra,nghiên cứu đất đai để nắm vững quỹ đất cả về số lượng lẫn chất lượng là hết sứccần thiết đối với tất cả các nước trên Thế giới cũng như đối với nước ta
Các kết luận khoa học của một số nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra rằng:Việc nghiên cứu về sử dụng đất trong các vùng đệm của các khu bảo tồn là rất quantrọng vì liên quan đến: Bảo vệ môi trường tự nhiên: Các khu bảo tồn thường chứađựng các hệ sinh thái quan trọng và đa dạng sinh học; Việc sử dụng đất không phùhợp trong vùng đệm có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, baogồm việc phá hủy các môi trường sống của các loài động, thực vật quý hiếm Bảo
vệ các loài địa phương: Vùng đệm thường là nơi giao thoa giữa các môi trườngsống tự nhiên và môi trường sống nhân tạo; Nghiên cứu về sử dụng đất trong vùngnày có thể giúp bảo vệ các loài động, thực vật địa phương và duy trì sự cân bằngsinh thái Quản lý tài nguyên: Sử dụng đất hợp lý trong vùng đệm có thể giúp quản
lý tài nguyên một cách bền vững, bao gồm quản lý rừng, nước và đất đai; Nghiêncứu về cách sử dụng đất hiệu quả trong vùng đệm có thể đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo vệ và tận dụng các tài nguyên tự nhiên Giảm thiểu xung đột quyềnlợi: Việc nghiên cứu và thiết lập các quy định về sử dụng đất trong vùng đệm cũng
Trang 16giúp giảm thiểu xung đột quyền lợi giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ,cộng đồng địa phương, và các tổ chức bảo tồn môi trường; Điều này có thể tạo ramột môi trường hòa bình và ổn định hơn trong việc quản lý đất đai.
Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng đất, tiềm năngcủa đất đai, mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất, trên cơ sở đó đề xuất hướng
sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững làm cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch
sử dụng đất là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết trên phạm vi quốc gia và từngvùng lãnh thổ
Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọntrên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 50 km, rộng 10 – 15 km chạy theohướng Tây Bắc - Đông Nam Vườn quốc gia Tam Đảo trải rộng trên ba tỉnh VĩnhPhúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện SơnDương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc Tọa độ địa lý của Vườn quốc giaTam Đảo là 21°21'-21°42' vĩ Bắc và 105°23'-105°44' kinh Đông
Diện tích vùng lõi của Vườn quốc gia Tam Đảo là 32.877,3 ha (theo QĐsố1520/QĐ-BNN-TCLN), bao gồm thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc là 15.207,7 ha,Thái Nguyên 11.446,6 ha và Tuyên Quang là 6.160,0 ha
Vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo gồm 27 xã với tổng diện tích tựnhiên là 51.572 ha nằm ở 3 tỉnh, Vĩnh Phúc là 17.389 ha, Thái Nguyên 24.875 ha vàTuyên Quang là 9.308 ha Số lượng hộ dân sống trong vùng đệm của Vườn quốcgia Tam Đảo hiện có khoảng 150.000 người
Huyện Tam Đảo nằm trên phần chính, nằm trọn trong vùng lõi và vùng đệmcủa Vườn quốc gia Tam Đảo Vì vậy huyện Tam Đảo là được coi là một trường hợpnghiên cứu điển hình cho vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.Thực trang cho thấy nguồn sống của đại bộ phận người dân của huyện Tam Đảochủ yếu dựa vào Vườn quốc gia, vì vậy áp lực vào tài nguyên thiên nhiên trongvùng rất cao Mâu thuẫn giữa bảo tồn rừng và đất đai của Vườn quốc gia với nhucầu sử dụng đất của người dân sống trong vùng đệm ngày càng nặng nề
Từ trước đến nay cũng đã có một số chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu
về bảo tồn rừng và đất rừng Vườn quốc gia Tam Đảo Tuy nhiên vẫn còn manh mún
và chưa tập trung vào giải quyết vấn đề mấu chốt là làm thế nào để người dân sống
Trang 17trong vùng đệm nhận ra được tiềm năng thực tế của đất đai mà họ đang quản lý để
có những giải pháp tối ưu cho sử dụng thích hợp và bền vững
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng sử dụng đất đai của vùngđệm và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, bền vững là cơ sởkhoa học và thực tiễn tin cậy để một mặt khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai vàmặt khác nhằm tìm được giải pháp tối ưu để vừa bảo tồn được Vườn quốc gia vànâng cao được đời sống của người dân bền vững
Trước yêu cầu cấp thiết trên, đề tài “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất
nông nghiệp vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo” cần được thực hiện là có ý nghĩa
và bền vững cho vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu thực tiễn về thực trạng
sử dụng đất, hiệu quả của các loại sử dụng đất, tiềm năng đất đai, lựa chọn được
Trang 18loại sử dụng đất nông nghiệp vùng đệm thích hợp và đề xuất các giải pháp sử dụngđất phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững của vùng đệmVườn quốc gia Tam Đảo Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc nghiêncứu, học tập, đào tạo cán bộ của các viện, trường và kinh nghiệm thực tiễn có thể ápdụng cho các địa bàn có điều kiện tương tự.
4 Đóng góp mới của đề tài luận án
- Lựa chọn được các LUT/kiểu sử dụng và đề xuất được cơ cấu diện tích tối
ưu để phát triển các LUT/kiểu sử dụng đất nông nghiệp dựa trên sự tích hợp giữakết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai với giải bài toán đa mục tiêu Đóng gópmới này có giá trị về mặt khoa học là bổ sung phương pháp luận trong đánh giá đất
ở các vùng đệm, phục vụ sử dụng hợp lý và bền vững Mặt khác, kết quả này sẽgiúp địa phương vùng nghiên cứu tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- Cung cấp Bộ dữ liệu số đất nông nghiệp bao gồm cả dữ liệu không giannhư bản đồ đất, các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phần hạng mức
độ thích hợp của đất đai với các LUT/kiểu sử dụng đất Các dữ liệu thuộc tính nhưcác đặc trưng của các LMU… góp phần hình thành Hệ thống thông tin dữ liệu đấtđai nông nghiệp của huyện Tam Đảo, phục vụ quản lý sử dụng đất nông nghiệpthích hợp và bền vững
Trang 19Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
1.1.1 Đất đai
1.1.1.1 Khái niệm về đất đai
Đất đai (Land) là một diện tích cụ thể trên bề mặt đất, nó được tạo ra từ các yếutố: thổ quyển, sinh quyển, thủy quyển và khí quyển Dưới tác động của hoạt động củacon người sống trên đó có thể làm cho đất đai bị biến đổi theo chiều hướng tốt lên hoặcsuy thoái (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2020; Tommy Österberg, 2011)
Một khái niệm khác thuộc quản lý, đất đai là những vùng đất có vị trí, ranhgiới, diện tích cụ thể trên mặt đất Các vùng đất này có thể ổn định theo thời gian,hoặc thay đổi theo chu kỳ là hoàn toàn chịu tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh
tế xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống củaloài người như khai thác các tài nguyên khoáng sản, phát triển công nghiệp, cảnhquan, du lịch song có một mục đích quan trọng nhất đó là đất sử dụng cho mụcđích sản xuất nông nghiệp nuôi sống loài người trên toàn bộ hành tinh trái đất Nhưvậy, có thể thấy đất không chỉ là không gian sống của con người, của mọi hoạt độngsản xuất mà còn là nơi tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng củacon người (Christian và Stewart, 1986)
Hoạt động quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả phải được đánh giá theo sốlượng, chất lượng Như vậy việc đánh giá này phải được tiến hành thường xuyên vàphải thật sự khách quan, nhất là trong đánh giá các hoạt động có tính nhạy cảm caonhư sử dụng, quy hoạch, giao đất, thu hồi đất… (Đặng Kim Sơn và Nguyễn Đỗ AnhTuấn, 2011)
Con người không thể dùng tư liệu khác để thay thế đất đai, cũng không thểtạo ra được đất đai Cho nên con người cần phải sử dụng hợp lý và triệt để đất đai,không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, từ đó làm cho với số lượng hữu hạn,đất đai có thể ngày càng cho nhiều của cải, thỏa mãn yêu cầu của toàn xã hội (VũTrọng Khải, 2019)
Trang 20Trong sản xuất, con người kết hợp lao động sống và lao động quá khứ (vậthóa) vào đất Ví dụ trong công nghiệp, không kể ngành công nghiệp khai khoáng,đất đai chỉ có chức năng làm các nền tảng, làm vị trí, trên đó hoàn thành cả quátrình sản xuất, làm cái địa bàn hoạt động mà thôi Quá trình sản xuất và cải tạo rathành quả lao động (sản phẩm) trong ngành công nghiệp chế biến không phụ thuộcvào độ phì nhiêu của ruộng đất và các thuộc tính sẵn có trong đất (Trần Thị ThuHiền, 2016).
1.1.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến đất đai
- Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên:
Trước tiên là điều kiện khí hậu, thời tiết của các vùng là các yếu tố được đặcbiệt quan tâm, chú ý ở phạm vi các vùng sản xuất nông nghiệp, tác động của khí hậu,thời tiết không chỉ phụ thuộc vào tính chất của chúng về ánh sáng, lượng mưa, độẩm mà còn phụ thuộc vào cường độ của chúng Những thay đổi về mặt cường độ vàtác động ngoài giới hạn thích hợp của khí hậu thời tiết đối với cây trồng và vật nuôi,
sẽ dẫn tới giảm năng suất, giảm về hiệu quả kinh tế và thậm chí còn triệt tiêu khảnăng sản xuất đối với các đối tượng sản xuất (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2020)
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quan trọng và là co ̛ sở cho các hoạt độngsản xuất nông nghiệp Điều kiện đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng đất vềnăng suất và hiệu quả kinh tế mà chúng tạo ra Những vùng đất đai có địa hình thíchhợp, độ phì và nguồn nước dồi dào có thể phù hợp cho nhiều loại cây trồng pháttriển và là cơ sở cho phát triển một nền sản xuất nông nghiệp toàn diện (trồng trọt,chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) Nếu những vùng đất có tiềm năng và tập trungđược quy hoạch hợp lý sẽ rất có lợi cho sản xuất hàng hóa và áp dụng các tiến bộkhoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng và tăng khả năng cạnh tranhtrong sản xuất Ngược lại những vùng đất đai nghèo nàn, manh mún, địa hình chiacắt sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và thường cho na ̆ng suất và hiệu quảkinh tế trong sản xuất không cao (Nguyễn Xuân Thanh, 2021)
Độ phì nhiêu đất đai là đặc tính chất lượng cơ bản để sử dụng đất của conngười cho mục đích sản xuất nông nghiệp Cùng với trình độ phát triển về khoa học
kỹ thuật độ phì đất còn là kết quả do sự tương tác giữa các đặc tính đất tự nhiên và
Trang 21hoạt động sử dụng đất của con người tạo ra (Nguyễn Hữu Thành, 2018) Đất đai có
độ phì nhiêu tự nhiên có thể cung cấp những yêu cầu cần thiết và những điều kiệnthuận lợi cho sản xuất Khả năng sản xuất của các vùng đất khác nhau còn phụthuộc vào định hướng quy hoạch sử dụng đất quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đếnphát triển kinh tế xã hội, cụ thể nó đóng góp trong việc phân bổ, cung cấp đất vàkhông gian cho các hoạt động sản xuất cùng các hoạt động phát triển công nghiệphoá, đô thị hoá (Hualou Long et al., 2007)
Quy hoạch sử dụng đất, ngoài những căn cứ nội tại, cần phải dựa vào điềukiện tự nhiên của vùng Để nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO(1989) đã khẳng định quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện được phân bốkhông gian sản xuất, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất hợp lý và đường sáliên kết không gian sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả và thuận lợi
Ở Việt Nam khi thay đổi sản xuất theo định hướng thị trường đòi hỏi các nhucầu thâm canh cao và sản xuất hàng hoá tập trung theo Nghị quyết của Quốc hội vềbảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch có vai trò quan trọng trong việc tạo racác vùng sản xuất trọng tâm không bị xâm phạm bởi các hoạt động khác (vùngchuyên lúa, vùng rau màu, vùng trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả haychuyên trồng hoa, cây cảnh ) Giữ gìn, duy trì và bảo vệ các vùng đất tốt có chấtlượng cao cho sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả hơn cả ở góc độ kinh tế vàcảnh quan môi trường (Quốc hội, 2016)
- Nhóm yếu tố điều kiện về kinh tế - xã hội:
Bước vào thời kỳ phát triển của đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa và đôthị hóa (CNH - ĐTH), nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu đô thị mới được đầu tư xâydựng, làm cho nhu cầu sử dụng đất cho mục đích chuyên dùng tăng cao Theo sốliệu của Bộ Tài nguyên và MT (2011), trong vòng 10 năm từ 2000 đến 2010, diệntích đất phi nông nghiệp của cả nước đã tăng 855 nghìn ha (từ 2.850 nghìn ha năm
2000 lên 3.705 nghìn ha năm 2010); trong đó đất khu công nghiệp tăng 75 nghìn ha(từ 22,6 nghìn ha năm 2000 lên 97,7 nghìn ha năm 2010) Cũng trong giai đoạn này,
đã có khoảng 5,5 triệu ha đất hoang hóa được khai thác đưa vào sử dụng; nhiều nhàmáy chế biến hiện đại, khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đầu tưxây dựng (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2014)
Trang 23Sử dụng đất đai, nhất là cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá để nângcao hiệu quả, tăng giá trị gia tăng và thu nhập của người dân đã tác động mạnh đến đấtđai do chuyển mục đích sử dụng đất (Đỗ Văn Nhạ và Trần Thanh Toàn, 2016).
- Nhóm yếu tố trình độ sản xuất và khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật,công nghệ:
Đây là những yếu tố liên quan tới kiến thức, kinh nghiệm của người dân hayngười chủ sử dụng đất trực tiếp tạo ra các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi Thựctiễn đã chứng minh trong cùng yếu tố về điều kiện tự nhiên nhưng khi con người cókiến thức và kinh nghiệm sản xuất tốt hơn sẽ đạt được hiệu quả trong sử dụng đấtđai sản xuất cao hơn nhờ biết tham khảo và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹthuật và có các giải pháp phù hợp cho nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất
và kết quả cuối cùng thu được hiệu quả kinh tế cao hơn Theo các nhà nghiên cứunông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển các biện pháp kỹ thuật, giống mới, phânbón, thủy lợi có ảnh hưởng tới tích lũy năng suất kinh tế của cây trồng
Cùng với các biện pháp kỹ thuật, theo Lê Huy Bá (2009), các ứng dụng công
nghệ hướng vào việc tiết kiệm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, lao động, sử dụng
ít hóa chất, đa dạng sinh học cũng đang được ưu tiên áp dụng để giúp cho sản xuất
nông nghiệp thay đổi về hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả kinh tế
- Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:
Cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất trênđất đai thuận lợi, giảm các chi phí, lao động, thu được hiệu quả kinh tế cao hơn vàtăng khả năng cạnh tranh Ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu thì hoạtđộng sản xuất gặp nhiều khó khăn, bị động, năng suất thấp và hiệu quả kinh tế thấp.Nghiên cứu về các phân vùng sử dụng đất nông nghiệp cho thấy các hệ thống sửdụng đất và hạ tầng cơ sở (về điều kiện tưới, tiêu, điện, đường xá giao thông, thịtrường ) quyết định hiệu quả thu nhập và khả năng sản xuất kinh doanh, phát triển
mở rộng thị trường cung ứng nông phẩm và khuyến khích nông dân trong việc thâmcanh và tập trung đất đai để hình thành vùng chuyên canh trong sản xuất nôngnghiệp (Lê Huy Bá, 2009)
Trang 24- Nhóm yếu tố về chính sách của Nhà nước:
Yếu tố chính sách và các quy định của Nhà nước ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sử dụng đất đai Hiện nay các chính sách đang ngày càng hoàn thiện và đổi mới đãgiúp cho quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn Song vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề cần tiếp cận đáp ứng các yêu cầu phải phù hợp với thời kỳ phát triển chuyểnđổi nền kinh tế, đảm bảo cơ sở hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của từng tổchức, hộ gia đình và cá nhân và xuất phát từ quy luật hình thành và phân phối địa
tô của đất đai Các chủ trương, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới
sử dụng đất đai cho phát triển nông nghiệp bởi chúng có tác động trực tiếp đến cáckết hoạch sử dụng đất đai, đầu tư hỗ trợ tín dụng, khoa học kỹ thuật Các chínhsách phù hợp sẽ giúp cho việc thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng về hiệu quảkinh tế và ngược lại Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện naycàng đòi hỏi hoàn thiện chính sách đáp ứng được với xu thế cạnh tranh mang tínhtoàn cầu (Đặng Tiến Sĩ, 2016)
1.1.2 Đất nông nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội, 2013) quy định “Đất nông nghiệp là đất
sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”
1.1.2.2 Phân loại đất nông nghiệp
Theo khái niệm trên thì đất nông nghiệp bao gồm rất nhiều loại đất phục vụcho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối và nuôi trồng thủy sản và đượcphân loại như sau:
a Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mụcđích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm
- Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thờigian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cảđất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sửdụng vào mục đích chăn nuôi Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vàochăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác
Trang 25- Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không phảiđất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, câythuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồngcây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinhtrưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinhtrưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như: Thanh long,chuối, dứa, nho ; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quảlâu năm và đất trồng cây lâu năm khác
b Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừngtrồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bịkhai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừngmới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồngrừng mới), bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
c Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục đíchnuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyênnuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
d Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối
e Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựngnhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồngtrọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và cácloại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thínghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạocây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản,thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp (Quốchội, 2013)
1.1.2.3 Vai trò của đất nông nghiệp
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai là tư liệusản xuất chủ yếu và không thể thay thế Đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tưliệu lao động Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi Không có đấtđai thì không có sản xuất nông nghiệp Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường
Trang 26sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Năng suất cây trồng,vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai Diện tích, chất lượng của đấtđai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nôngtrại và của cả vùng Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đấtnông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thunhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Bên cạnh đó, một diện tích lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênhrạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều vaitrò quan trọng khác Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạtđộng giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm và đa dạng sinhhọc Ngoài ra, đất ngập nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải,điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chốngxói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp, là nơi cư trúcủa các loài chim, phát triển du lịch, giải trí và còn có chức năng dự trữ địa hóa,giao thông thủy
Vai trò của quyền sử dụng đất đối với năng suất trong nông nghiệp là rấtquan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định của nông dân và do đó ảnh hưởng đếnnăng suất cây trồng, gia súc và các sản phẩm khác Nghiên cứu này tập trung vàophân tích tác động của quyền sử dụng đất nông nghiệp lên hiệu quả sản xuất của các
hộ trồng lúa bằng phương pháp hồi quy phân vị Kết quả cho thấy, ở hầu hết cácphân vị, đất của các hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng có năng suất cao hơn đấtđang chờ giấy chứng nhận hoặc đất không có chứng nhận quyền sử dụng, sau khikiểm soát các yếu tố liên quan Ngoài ra, các yếu tố khác như diện tích đất trồnglúa, thời tiết, dân tộc, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có tác động đáng kể đếnnăng suất lúa (Kiều Nguyệt Kim và cs., 2020)
1.1.3 Cơ sở lý luận về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai
1.1.3.1 Khái quát chung về đánh giá đất
Quá trình nghiên cứu, phân tích tiềm năng đất đai về đặc điểm, tính chất củamỗi loại đất, rồi khả năng thích hợp của mỗi loại sử dụng đất, khi áp dụng các loại
sử dụng đất ấy có những thuận lợi và khó khăn gì, để từ đó đề xuất quá trình sửdụng đất đai theo hướng hiệu quả cao và bền vững, đó chính là đánh giá đất đai(Nguyễn Ngọc Nông và cs., 2020)
Trang 27Quá trình này gồm các nội dung chính sau:
1) Thu thập, đánh giá thông tin cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địaphương, vùng đất đai cần đánh giá;
2) Đánh giá khả năng thích hợp, tính thích hợp của đất đai đối với các kiểu
sử dụng đất khác nhau đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của người sử dụng đất và củacộng đồng;
3) Đề xuất giải pháp sử dụng đất có hiệu quả cao theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững
Thực ra, đánh giá đất là quá trình đối chiếu so sánh những tính chất củakhoanh, vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêucầu cần phải có (FAO, 1976) Để tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững vàhợp lý thì việc đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khácnhau là rất cần thiết
1.1.3.2 Khái quát chung về đánh giá tiềm năng đất đai
Tiềm năng: là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khaithác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợiích của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012)
Cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững thì việc đánhgiá tiềm năng đất đai để cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng đất gắn với mụcđích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi là rất cần thiết Ngoài ra, cơ sở chohoạch định phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng,miền thì cũng rất cần phải tiến hành đánh giá tiềm năng đất đai (Bùi Văn Sỹ, 2012)
Đánh giá tiềm năng đất đai bao gồm các mục tiêu sau:
- Theo mục đích và nhu cầu của con người thì phải đánh giá được sự thíchhợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau
- Mức độ thích hợp và hiệu quả sử dụng đất như thế nào đối với các mụcđích sử dụng được lựa chọn
- Đối với mục đích sử dụng được lựa chọn thì có những chỉ tiêu, yếu tố hạnchế gì (Bùi Văn Sỹ, 2012)
Trang 281.1.4 Khái quát về phát triển bền vững và quan điểm sử dụng đất bền vững
1.1.4.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được chính thức đưa ra vào năm 1987 trongbáo cáo của Ủy ban thế giới về môi trường và sự phát triển (WCED) Theo WCED:
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tàinguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình pháttriển Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh
tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi íchtương tự trong tương lai
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnhTrái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 vàđược bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững
tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất
là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm)
và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Ở Việt Nam vấn đề phát triển bền vững ngày càng được coi trọng Năm 1992Việt Nam tham gia Hội nghị Môi trường và Phát triển tại Rio-de-Janero và sau đó làHội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững ở Johannesburg (Nam Phi)… Đến nay,Việt Nam đã phê chuẩn Chương trình nghị sự 21 và Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định số 1032/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2005 về việc thành lập Hội đồngPhát triển bền vững quốc gia (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2008)
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI thảo luận,thống nhất: Đẩy mạnh công tác bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên là mộttrong những vấn đề quan trọng Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh
Trang 29công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường Đảng đã đề ra các mục tiêu tổng quát cũngnhư mục tiêu cụ thể đến năm 2020 Theo đó, về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theohướng hợp lý, hiệu quả và bền vững.
Trên đây là những khái niệm chung về phát triển bền vững Vậy phát triểnnông nghiệp bền vững là thế nào?
Theo FAO (1993 và 1994), “Phát triển bền vững trong lĩnh vực nông, lâm, ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã hội chấp nhận được”
Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông
nghiệp, cho rằng “Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp, để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người, trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”(Phạm Thanh Bình, 2016).
Năm 1991, Ủy ban Hợp tác của các tổ chức phát triển phi chính phủ(NGDOs) ở Cộng đồng châu Âu đã đưa ra định nghĩa: Nông nghiệp bền vững đượcthiết lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu của người dân cũng như các mặt hạn chế về tựnhiên và điều kiện sinh thái ở một vùng xác định Mục đích là đưa năng suất câytrồng lên mức cao trên cơ sở bền vững và lâu dài mà không hủy hoại môi trườngsống Cần ưu tiên xác định và phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phươngnhư nguồn lực lao động, nước, dinh dưỡng… hơn là dựa vào các nguồn đầu tư từbên ngoài Điều này không bao gồm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp
từ các nguồn bên ngoài nhưng cần giảm thiểu mức độ của nó để nó không làm tổnhại đến môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe và điều kiện kinh tế của cộng đồng.Nông nghiệp chỉ thực sự bền vững khi khía cạnh xã hội và văn hóa của nhữngngười sử dụng và thụ hưởng được tập trung một cách đầy đủ và các quyết định đều
do họ thực hiện
Theo Hiệp hội Nông nghiệp Mỹ: Một nền nông nghiệp bền vững là nền nôngnghiệp phát triển trong dài hạn, tăng cường chất lượng môi trường và các nguồn tàinguyên mà nó phụ thuộc; cung cấp cho nhu cầu lương thực và sợi cơ bản của con
Trang 30người; về mặt kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và toàn xã hội(Robert et.al., 2013).
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinhthái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong điều kiện hiệntại, tương lai và được xã hội chấp nhận (Vũ Văn Nâm, 2009)
Tóm lại: Điều quan trọng nhất trong sử dụng đất bền vững là biết sử dụng
hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quảkinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữacác thế hệ và hạn chế rủi ro Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bềnvững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng;đảm bảo việc làm, tăng giá trị ngày công, nâng cao thu nhập cho người lao động;chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian, việc sử dụng đất khôngảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và các sinh vật
1.1.4.2 Nguyên tắc và tiêu chí sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Hội thảo Quốc tế về sử dụng đất bền vững được tổ chức tại Nairobi (Kenya)năm 1981 đã đưa ra năm nguyên tắc có liên quan đến sử dụng đất bền vững là:
Duy trì hoặc nâng cao hơn nữa hoạt động sản xuất;
Giảm mức độ rủi ro với sản xuất;
Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống lại sự thoáihóa chất lượng đất và nước;
Khả thi về mặt kinh tế;
Được xã hội chấp nhận
Năm nguyên tắc này có thể coi là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững Nếutrong thực tế đạt được cả năm mục tiêu trên thì sẽ đạt được bền vững, còn nếu chỉđạt một vài mục tiêu thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận
Với năm nguyên tắc này, người sử dụng đất, các nhà lập kế hoạch, quyhoạch sử dụng đất phải đạt được sản lượng hoặc lãi suất tối đa, giảm thiểu đầu tư
và sức lao động ngoài ra phải bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sản xuất lâu dài
và cho các thế hệ mai sau
Trang 31Cùng với các nguyên tắc sử dụng đất bền vững, FAO (1993) cũng đã đề xuấtcác chỉ tiêu chung để đánh giá và giám sát việc sử dụng đất bền vững Các chỉ tiêunày bao gồm: Năng suất cây trồng, cán cân chất dinh dưỡng, sự bảo toàn của độ chephủ đất, chất lượng/số lượng đất, chất lượng/số lượng nước, lợi nhuận của nông trại,
sự áp dụng các biện pháp bảo vệ đất
Các chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để phân tích đánh giá hệ thống sử dụngđất về tính bền vững và thiết lập nền móng cho các chiến lược sử dụng hợp lý vàbảo vệ tài nguyên đất
Theo Trung tâm Nông nghiệp bền vững, ĐH Savier, Philippines, (1995),nông nghiệp bền vững được đánh giá dựa theo 7 tiêu chí:
(1) Tốt về môi trường sinh thái (5) Khoa học hoàn thiện(2) Hiệu quả về kinh tế (6) Công nghệ thích hợp (3) Được xã hội chấp nhận (7) Phát triển tiềm năng con người(4) Nhạy cảm về văn hóa
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp bền vững Khía cạnh: Tự nhiên - Sinh học Khía cạnh: Kinh tế - Xã hội
I Tiêu chí bền vững của hệ sinh thái đồng bằng theo hộ, nông trại
Sử dụng phân hữu cơ
- Đầu vào, ra chu trình chất thải
- Hệ thống sản phẩm, xu thế năng
suất/vụ
- Khả năng sản xuất của đất
Trang 32Khía cạnh: Tự nhiên - Sinh học Khía cạnh: Kinh tế - Xã hội
II Tiêu chí bền vững của hệ sinh thái đồi núi cấp trang trại
6 Kinh nghiệm quản lý
- Đầu tư ngoài thấp
2 Năng suất, sản phẩm trang trại
3 Hiệu quả kinh tế
(Trung tâm Nông nghiệp bền vững, ĐH Savier, Philippines, 1995)
Theo FAO (1993) một hệ thống sử dụng đất được đánh giá bền vững phảiđảm bảo theo các tiêu chí: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vữngmôi trường
* Bền vững về mặt kinh tế:
- Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quảkinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả haichu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ sử dụng sẽkhông có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng
- Tổng giá trị xuất khẩu thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồng vốn và giá trị ngàycông lao động là chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sửdụng đất Các loại sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phải mang lại giá trị chongười sản xuất thông qua các chỉ tiêu trên
- Giảm rủi ro về sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm
* Bền vững về mặt xã hội
- Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và pháttriển xã hội Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ
Trang 33quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường, v.v…) Sản phẩm thu được cầnthỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân.
- Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền thụhưởng lâu dài, đất rừng đã được giao khoán với lợi ích các bên cụ thể Loại sử dụngđất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ năng, cókhả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của đô thịkhu vực
- Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật hiện hành, phù hợp vớinền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, tăng cường khả năng tham gia củangười dân, đạt được sự đồng thuận của cộng đồng
Từ những nguyên tắc chung trên, áp dụng vào điều kiện cụ thể ở Việt Nammột loại sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trườngchấp nhận;
- Bền vững về mặt xã hội: Loại sử dụng đất thu hút được lao động, đảm bảođời sống xã hội phát triển;
- Bền vững về mặt môi trường: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất
Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững là căn cứ để xem xét đánh giá cácloại sử dụng đất bền vững hiện tại và tương lai, xác định các loại sử dụng đất phùhợp, đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Trang 341.1.4.3 Phát triển bền vững vùng đệm các khu bảo tồn và vườn quốc gia
Phát triển bền vững vùng đệm các khu bảo tồn và vườn quốc gia là rất quantrọng vì sẽ giải quyết được các yêu cầu cấp thiết sau (Trung tâm Khuyến nông quốcgia, 2021):
Bảo vệ môi trường: Các khu bảo tồn thường chứa đựng nhiều loài động, thực
vật quý hiếm cũng như các hệ sinh thái quan trọng Việc sử dụng đất không bền vững
có thể gây ra sự đe dọa đến môi trường tự nhiên, gây ra sự suy giảm về đa dạng sinhhọc và làm mất môi trường sống của nhiều loài
Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên: Các khu vực đệm của các khu bảo tồn
thường có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, giữ đất, và duy trì sự cânbằng sinh thái Việc sử dụng đất không bền vững có thể dẫn đến sự suy giảm của cáctài nguyên thiên nhiên quan trọng này
Bảo vệ cộng đồng địa phương: Các vùng đệm thường là nơi sinh sống và làm
việc của cộng đồng địa phương Việc sử dụng đất không bền vững có thể ảnh hưởngtiêu cực đến cuộc sống và sinh kế của cộng đồng, gây ra sự mất mát kinh tế và xã hội
Bảo vệ di sản văn hóa: Nhiều khu vực đệm của các khu bảo tồn chứa đựng
các di sản văn hóa quan trọng Việc sử dụng đất không bền vững có thể gây ra sự mấtmát hoặc suy giảm của các di sản này, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của cộngđồng
1.1.5 Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.1.5.1 Khái quát về hiệu quả
Hiệu quả được hiểu là sự phản ánh mối tương quan giữa giá trị thu về vớinguồn lực đã bỏ ra, có thể đo bằng giá trị tuyệt đối hay tương đối Với quan điểmphát triển hiện đại, hiệu quả còn cần được đánh giá một cách toàn diện trên 3 góc
độ, đó là: kinh tế, xã hội và môi trường
- Về phương diện kinh tế: hiệu quả sử dụng đất là một phạm trù kinh tế phảnánh mức độ sinh lời của nguồn lực đất đai bỏ ra như thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợinhuận… Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế mang lại chính là việctăng năng suất đất đai (sản phẩm hay giá trị sản phẩm) được tạo ra trên đơn vị diệntích trong chu kỳ sản xuất nhất định (1 vụ hay 1 năm)
- Về phương diện xã hội: hiệu quả sử dụng đất chính là tác động tích cực vềmặt xã hội, phản ánh mức độ giải quyết vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải
Trang 35quyết việc làm, nâng cao dân trí Hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp cònmang ý nghĩa tiết kiệm đất trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
- Về hiệu quả môi trường: trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả mang lạichính là chất lượng đất không những không bị suy kiệt, mà còn được bồi bổ (tăng
độ phì, giảm xói mòn…) Việc đánh giá hiệu quả môi trường có thể thông qua một
số chỉ tiêu như tăng độ che phủ, tăng hàm lượng dinh dưỡng, tăng độ ẩm của đất
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể nhìn nhận dưới góc độ thời gian
sử dụng đất hay thời gian quay vòng đất để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xãhội Đó là lượng sản phẩm hay giá trị sản phẩm được làm ra trên đơn vị diện tíchđất nông nghiệp trong một chu kỳ sản xuất Khi khoa học công nghệ phát triển(như áp dụng các công nghệ tiên tiến, canh tác trong môi trường nhân tạo nhưtrên giá thể, trong nhà lưới, nhà kính, thuỷ canh…), người sản xuất có thể làm chủthời vụ, điều khiển một số yếu tố thời tiết khí hậu, cho phép nâng cao năng suấtchất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Từ thực tiễn đó
có thể nhắc lại quan điểm có tính kinh điển của Các Mác nhưng vẫn đúng trongthời đại này, đó là quy luật tiết kiệm thời gian (Đỗ Kim Chung & c.s, 1997)
1.1.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
a Hiệu quả kinh tế
* Hiệu quả trên một đơn vị diện tích (đất canh tác hoặc đất trồng trọt) gồm:+ Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là toàn bộ giá trị sản phẩm sản xuất
ra trong kỳ sử dụng đất, thường tính cho 1 vụ hay 1 năm Chỉ tiêu này dùng để tínhcho từng cây trồng hoặc cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất
GO = Sản lượng sản phẩm * Giá bán sản phẩm+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là giá trị tăng thêm hay giá trị sảnphẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất
VA = GO - Dc; hoặc VA = GO - IE
Để tính được VA thì phải tính được chi phí trung gian IC (IntermediationalCost) hoặc chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost) Đó là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp chosản xuất như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ khác như vậntải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê công lao động ngoài
Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất quan tâm nhiều đến giá trị giatăng, đặc biệt về các quyết định ngắn hạn trong sản xuất Nó là kết quả trong việc
Trang 36đầu tư chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ nông dân hoặc doanh nghiệp
và khả năng quản lý của họ
+ Thu nhập hỗn hợp (NVA - Net Value Adde): là phần trả cho người laođộng (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từngloại sử dụng đất Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động vàtích lũy cho tái sản xuất mở rộng:
NVA = VA - Dp - TTrong đó: Dp: là khấu hao tài sản cố định
T: là thuế sử dụng đất
* Hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (thường tính cho 1.000 đ chi phí).Gồm các chỉ tiêu:
+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất: HCGO = GO/Dc
+ Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất: HCVA = VA/Dc
+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất: HCNVA = NVA/Dc
Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng đất 1000 đchi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp) Khi sản xuất cạnh tranh trên thị trườngthì các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm
* Hiệu quả trên một đơn vị lao động (1 lao động quy hoặc 1 ngày côngchuẩn) bao gồm:
+ Giá trị sản xuất trên lao động: HLGO = GO/LD
+ Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA = VA/LD
+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLDNVA = NVA/LD
Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại sử dụngđất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động
Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất này có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đấttrong hộ nông dân và trong các trang trại quy mô nhỏ, mà ở đó trình độ hoạch toánthấp, chưa hoạch toán được đầy đủ chi phí lao động, nhất là lao động tự làm của hộ
nông dân Trong điều kiện dư thừa lao động thường thì người nông dân “lấy công làm lãi” (Đỗ Kim Chung & c.s, 1997).
b Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu về mức thu hút lao động, mức độ
sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập (Nguyễn Duy Tính, 1995)
Trang 37+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương nghiên cứu có thể
cụ thể hóa các chỉ tiêu đánh giá mang tính xã hội khác nhau
c Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại sử dụng đất phải bảo vệ được
độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinhthái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%) đa dạng sinhhọc biểu hiện qua thành phần loài (Nguyễn Văn Bộ & Bùi Huy Hiền, 2001)
Tại Việt Nam các nhà khoa học đất của Việt Nam đã đưa ra những tiêu chíđánh giá hiệu quả đối với hệ thống sử dụng đất (nhất là đối với đất đồi núi dốc), cụthể tại bảng 1.2
Bảng 1.2 Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả
đối với hệ thống sử dụng đất Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu
I Hiệu quả kinh tế
1 Năng suất cao 1.1 Trên mức bình quân của vùng
1.2 Năng suất tăng dần
2 Chất lượng tốt 2.1 Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa
phương và xuất khẩu
3 Giá trị sản xuất trên đơn vị
II Hiệu quả xã hội
1 Đáp ứng nhu cầu nông hộ:
- Về lương thực, thực phẩm
- Về tiền mặt
- Nhu cầu khác: gỗ, củi
1.1 Nông hộ có đủ lương thực do sản xuấthoặc tạo ra nguồn tiền để mua
1.2 Bảo đảm được sản phẩm cân đối dinhdưỡng
Trang 38Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu
1.3 Sản phẩm bán được, có thu nhập thườngxuyên
1.1 Đủ chất đốt hoặc nhu cầu thông thườngkhác
2.3 Không phải vay lãi cao2.1 Phát huy được tri thức bản địa, kỹ năngnông dân, nông hộ tự làm nếu được tập huấn
3 Tăng cường khả năng
4 Cải thiện cân bằng giới
trong cộng đồng
4.1 Không làm phụ nữ nặng nhọc hơn4.2 Không làm trẻ em mất cơ hội học hành
5 Phù hợp với luật pháp hiện
7 Nội lực, nguồn lực địa
phương phải được phát huy
7.1 Thu hút lao động, giải quyết công ăn việclàm cho các lao động trong vùng
III Hiệu quả môi trường
1 Giảm thiểu xói mòn, thoái
hóa đất đến mức chấp nhận
được
1.1 Xói mòn dưới mức cho phép; giữ đất (đượcthể hiện bằng việc giảm thiểu lượng đất mất hàngnăm)
1.2 Độ phì nhiêu đất được duy trì hoặc cảithiện
1.3 Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức có thể
2 Tăng độ che phủ đất 2.1 Độ che phủ đạt > 35% quanh năm
3 Bảo vệ nguồn nước 3.1 Duy trì và tăng nguồn sinh thủy
3.2 Không gây ô nhiễm nguồn nước
4 Nâng cao đa dạng sinh 4.1 Duy trì số loài động thực vật cao nhất
Trang 39Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu
học của hệ sinh thái tự nhiên 4.2 Khai thác tối đa các loài bản địa
4.3 Bảo tồn và làm phong phú quỹ gien
4.1 Đa canh bền vững hơn độc canh
(Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000)
Qua nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất của cácquốc gia, các tổ chức trên Thế giới và ở Việt Nam Có thể lựa chọn hệ thống chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho huyện Tam Đảo như sau:
* Hiệu quả kinh tế gồm có: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trịgia tăng (VA), hiệu quả sử dụng đồng vốn (VA/IC) và giá trị ngày công lao động
* Đánh giá hiệu quả xã hội gồm 3 chỉ tiêu: Mức độ giải quyết việc làm, thuhút lao động của LUT; Khả năng đảm bảo đời sống, đáp ứng nhu cầu nông hộ và thịtrường tiêu thụ sản phẩm
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: sử dụng các chỉ tiêu để các LUT đạt
hiệu quả môi trường phải đảm bảo 2 khía cạnh: bảo vệ được nguồn tài nguyên pháttriển bền vững và không ô nhiễm môi trường Cụ thể là: Tỷ lệ che phủ; Mức độ sửdụng phân bón, thuốc BVTV; Khả năng bảo vệ, cải tao đất của các LUT
1.1.6 Vùng đệm vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
1.1.6.1 Khái niệm về vùng đệm trên Thế giới
Tư duy về khái niệm quản lý vùng đệm đã phát triển qua 3 giai đoạn trên Thếgiới như sau (Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999):
- Giai đoạn đầu: Các vùng đệm chủ yếu được xác định như là những phươngtiện bảo vệ con người và mùa màng để tránh sự tấn công và phá hoại của động vậtsống trong các khu bảo tồn và rừng
- Giai đoạn kế tiếp (10 - 20 năm trước đây): Các vùng đệm đã được xem như
là những phương cách để bảo vệ các khu bảo tồn tránh khỏi những tác động tiêu cựccủa con người
- Giai đoạn hiện nay: Vùng đệm thường được áp dụng đồng thời cho việcgiảm thiểu các hoạt động của con người lên các khu bảo tồn với việc hướng tớinhững nhu cầu và mong muốn về kinh tế xã hội dưới tác động của dân số (nhữngđối tượng sử dụng tài nguyên của khu bảo tồn trước đây)
Trang 40Hiện tại chưa có một định nghĩa chung về vùng đệm trên phạm vi toàn Thếgiới mà chỉ có các định nghĩa và sự mô tả khác nhau về vùng đệm ở cấp quốc giahoặc tổ chức quốc tế, chẳng hạn:
- Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã đưa ra khái niệmvùng đệm ở mức độ cấu trúc Sơ đồ cấu trúc của khu bảo tồn của UNESCO gồm 3vùng sau:
- Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau:Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng,nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn củakhu bảo tồn và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanhkhu bảo tồn Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động pháttriển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các
cư dân sống trong vùng đệm (Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999)
1.1.6.2 Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam
Trước năm 1993 vùng đệm được quy định ở bên trong khu bảo tồn và baoquanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn Một vườn quốc gia hoặc khu bảotồn thiên nhiên có thể có 1 hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt giữa các phânkhu này hoặc bao quanh chúng có thể bố trí các phân khu đệm Khái niệm này chưa
đề cập đến việc tổ chức, xây dựng và quản lý vùng đệm như thế nào
Sau năm 1993, vùng đệm được định nghĩa như sau:
Vùng đệm của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên là vùng rừng hoặcvùng đất đai có dân cư nằm sát ranh giới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên