Văn Hóa - Nghệ Thuật - Kỹ thuật - Kiến trúc - Xây dựng UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG NGUYỄN NGHIÊM Số: 01 BC-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phường Nguyễn Nghiêm, ngày 04 tháng 01 năm 2023 BÁO CÁO Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQTW ngày 1682008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới Thực hiện Công văn số 1004-CVĐU ngày 21122022 của Ban Thường vụ Thị ủy về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQTW ngày 1682008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. UBND phường Nguyễn Nghiêm báo cáo kết quả thực hiện như sau: PHẦN THỨ NHẤT Bối cảnh quốc tế, trong nước và quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 23- NQTW ngày 1682008 của Bộ Chính trị khóa X I- Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến quá trình phát triển văn học, nghệ thuật 1. Thuận lợi Văn học nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đã phát triển toàn diện, mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá – tinh thần ngày càng cao của nhân dân… Nhờ sự mở rộng về không gian sáng tạo, tư duy nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới nên văn học, nghệ thuật nước nhà vừa phản ánh được những nỗ lực và thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong đời sống dân tộc; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những tha hoá về nhân cách, đạo đức, lối sống, nhất là những mặt trái, mặt phi nhân tính do nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mang đến; đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái, độc hại của các thế lực thù địch, phản động. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nền văn học, nghệ thuật còn đối mặt với cả những thách thức, khó khăn không nhỏ từ mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, của cuộc cách mạng lần thứ tư, của cơ chế kinh tế thị trường. Việc du nhập nhiều loại hình văn hóa lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại, làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại. II- Công tác quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết 23 1. Công tác quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết UBND phường đã phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú như thông qua các chuyên mục trên Đài truyền thanh, Cổng thông tin điện tử, các buổi nói chuyện chuyên đề; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với thực tế ở cơ sở, cụ thể hóa nhiệm vụ công tác văn học, nghệ thuật vào nội dung chương trình, kế hoạch công tác hàng năm. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đối với sự nghiệp phát triển của đất nước; đồng thời định hướng cho Nhân dân đấu tranh phê phán các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phòng chống âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. 2. Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò hoạt động; tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân phường triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch về văn học, nghệ thuật. Các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện Nghị quyết số 23- NQTW của Bộ Chính trị (khoá X). Sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết, đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Qua đó, từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp uỷ và trong cả hệ thống chính trị phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình; chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật ngày càng được nâng lên rõ rệt, gắn kết chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Một số chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân, mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân được cải thiện từng bước. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị văn học, nghệ thuật. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa về lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn học, nghệ thuật đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ hơn. Hoạt động giao lưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng được đẩy mạnh. PHẦN THỨ HAI Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQTW của Bộ Chính trị khóa X II- Thành tựu 1. Trong lĩnh vực sáng tạo Công tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc được triển khai khá tốt. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn hóa và các văn bản khác có liên quan Nghệ thuật bài chòi (đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) tiếp tục được bảo tồn và phát huy rộng khắp trên địa bàn phường. Các nghệ nhân hát bài chòi thường xuyên tham gia các buổi tập luyện cũng như các chương trình nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh. Các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ ...
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG NGUYỄN NGHIÊM
Số: 01 /BC-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phường Nguyễn Nghiêm, ngày 04 tháng 01 năm 2023
BÁO CÁO Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/8/2008 của
Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới
Thực hiện Công văn số 1004-CV/ĐU ngày 21/12/2022 của Ban Thường
vụ Thị ủy về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày
16/8/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới UBND phường Nguyễn Nghiêm báo cáo kết quả
thực hiện như sau:
PHẦN THỨ NHẤT Bối cảnh quốc tế, trong nước và quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết
23-NQ/TW ngày 16/8/2008 của Bộ Chính trị khóa X I- Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến quá trình phát triển văn
học, nghệ thuật
1 Thuận lợi
Văn học nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế
của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con
người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng
tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam Văn
học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế đã phát triển toàn diện, mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc
tinh thần nhân văn, dân chủ Sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá
trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; vừa có
tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá – tinh thần ngày càng cao
của nhân dân…
Nhờ sự mở rộng về không gian sáng tạo, tư duy nghệ thuật, quan niệm
nhân sinh của văn học nghệ thuật thời kỳ đổi mới nên văn học, nghệ thuật nước
nhà vừa phản ánh được những nỗ lực và thành tựu của công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến
trong đời sống dân tộc; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những tha
hoá về nhân cách, đạo đức, lối sống, nhất là những mặt trái, mặt phi nhân tính do
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mang đến; đấu tranh phản bác quan
điểm, luận điệu sai trái, độc hại của các thế lực thù địch, phản động
2 Khó khăn
Trang 2Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nền văn học, nghệ thuật còn đối mặt với cả những thách thức, khó khăn không nhỏ từ mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, của cuộc cách mạng lần thứ tư, của cơ chế kinh tế thị trường Việc du nhập nhiều loại hình văn hóa lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại, làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại
II- Công tác quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết
23
1 Công tác quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết
UBND phường đã phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú như thông qua các chuyên mục trên Đài truyền thanh, Cổng thông tin điện tử, các buổi nói chuyện chuyên đề; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với thực tế ở cơ sở, cụ thể hóa nhiệm vụ công tác văn học, nghệ thuật vào nội dung chương trình, kế hoạch công tác hàng năm Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đối với
sự nghiệp phát triển của đất nước; đồng thời định hướng cho Nhân dân đấu tranh phê phán các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phòng chống âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa
2 Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết
Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thường xuyên được củng cố, kiện toàn, phát huy tốt vai trò hoạt động; tham mưu giúp
Uỷ ban nhân dân phường triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch về văn học, nghệ thuật Các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phường đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X)
Sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết, đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới Qua đó, từng cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp uỷ và trong cả hệ thống chính trị phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình; chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật ngày càng được nâng lên rõ rệt, gắn kết chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương Một số chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân, mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân được cải thiện từng bước Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị văn học, nghệ thuật Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa về lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước đối với
Trang 3các hoạt động văn học, nghệ thuật đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ hơn Hoạt động giao lưu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng được đẩy mạnh
PHẦN THỨ HAI Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X II- Thành tựu
1 Trong lĩnh vực sáng tạo
Công tác quản lý nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc được triển khai khá tốt Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn
hóa và các văn bản khác có liên quan
Nghệ thuật bài chòi (đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) tiếp tục được bảo tồn và phát huy rộng khắp trên địa bàn phường Các nghệ nhân hát bài chòi thường xuyên tham gia các buổi tập luyện cũng như các chương trình nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh
Các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn phục
vụ nhân dân được quan tâm thực hiện Hàng năm tổ chức 1 đến 2 phong trào văn nghệ, chương trình ca nhạc phục vụ nhân dân
2 Công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật quần chúng
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn phường Nguyễn Nghiêm được quan tâm đầu tư xây dựng mới, cải tạo sữa chữa cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của nhân dân trong phường Trên địa bàn phường có 06 nhà văn hóa ở các tổ dân phố (trong đó có 07 sân cầu lông, 02 sân bóng chuyển trong khuôn viên sân của các nhà văn hóa)
Các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước được tổ chức tốt, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển rộng khắp, chất lượng các cuộc thi, hội diễn, liên hoan được nâng lên, ngày càng thu hút đông đảo các lực lượng tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân
Văn hóa đọc của nhân dân, đặc biệt là các em học sinh được nâng lên và phát triển rõ rệt với hệ thống nhà thư viện vừa được đầu tư xây dựng mới, bổ sung thêm nhiều đầu sách với nhiều nội dung bổ ích, phong phú và đa dạng
II Hạn chế và nguyên nhân
1 Hạn chế
Các quy định trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật chưa theo kịp những biến động của thực tiễn nên hiệu quả thực hiện chưa cao; một số chính sách, quy định
đã ban hành nhưng chưa thật sự đi vào đời sống
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý văn học, nghệ thuật ở cơ sở còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ
Trang 4Mức đầu tư ngân sách cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho thiết chế văn hóa, nghệ thuật ở cơ sở còn thiếu Chế độ đãi ngộ, đầu tư còn hạn chế, thiếu tính động viên khuyến khích
Các chương trình biểu diễn về nghệ thuật bài chòi còn chưa nhiều Việc lan tỏa tình yêu nghệ thuật dân gian này còn nhiều hạn chế đặc biệt là với giới trẻ
Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật còn nhiều khó khăn; mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa đô thị và nông thôn còn có sự chênh lệch
2 Nguyên nhân
2.1- Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý hoạt động văn học, nghệ thuật chưa thật sự hiệu quả Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá chưa được chặt chẽ và thường xuyên
Vị trí, vai trò và ý nghĩa của các hoạt động văn học, nghệ thuật trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội có lúc, có nơi vẫn chưa được nhận thức đúng đắn nên chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo đầu tư thỏa đáng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn chậm đổi mới nên hiệu quả chưa cao 2.2- Nguyên nhân khách quan
Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, luôn biến động, chưa chịu tác động mạnh của xu hướng kinh tế thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ nên việc phát triển lĩnh vực này còn nhiều hạn chế Đặc biệt là sự du nhập nhiều loại hình văn học nghệ thuật từ bên ngoài cũng làm ảnh hưởng đến bản sắc văn học, nghệ thuật nước nhà
Ngân sách Nhà nước và đầu tư xã hội cho các hoạt động văn học, nghệ thuật còn thấp so với nhu cầu
PHẦN THỨ BA Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
I Dự báo tình hình
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, là động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; phát triển văn hóa phải ngang tầm với phát triển chính trị, kinh tế, xã hội Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa Phát triển văn học, nghệ thuật phải lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, làm mục tiêu và động lực của sự phát triển, góp phần hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, hướng đến giá trị cốt lõi của dân tộc - giá trị chân - thiện - mỹ
Trang 5Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao Trong bối cảnh đó, giới văn học, nghệ thuật cần tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được những năm qua, ra sức khắc phục những khó khăn, thách thức, bám sát tôn chỉ, mục đích, tập trung làm tốt những nhiệm vụ
đã đề ra
II Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
Trong thời gian tới, cần tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy mạnh mẽ trí tuệ và tinh thần dân chủ để phát triển văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; quán triệt, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng và
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, văn hóa, con người Việt Nam
Hoàn thiện các chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, khắc phục hạn chế, yếu kém
Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan”; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật của nhân loại, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc để sáng tạo công trình, tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, tinh thần dân tộc để quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế
III Đề xuất, kiến nghị
Quan tâm đầu tư phát triển cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, trang thiết
bị, máy móc theo công nghệ mới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
Quan tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa và tu bổ các thiết chế văn hóa ở cơ sở Quan tâm, đầu tư mạnh mẽ cho nghệ thuật bài chòi, tạo ra nhiều chương trình giao lưu giữa các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian để loại hình này tiếp cận được với nhiều khán giả nhất
Trên đây là báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/8/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,nghệ thuật trong thời kỳ mới của UBND phường Nguyễn Nghiêm./
Nơi nhận:
- TT Đảng ủy phường;
- CT, PCT UBND phường;
- Lưu: VT
KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thị Hạnh