1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích cấu trúc đặc điểm các ngành công nghiệp chủ lực của việt nam

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cấu trúc, đặc điểm các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam
Tác giả Lương Thị Kim Ngân, Nguyễn Ngọc Kim Ngân, Trần Thảo Nguyên, Trần Ngọc Thanh Quyên, Đặng Trần Thảo Vy
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Thanh Trọng
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Công nghiệp
Thể loại Đề tài học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 303,57 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Nhiều năm qua, ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam.. Để đảm bảo vai trò của ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Đề tài: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC, ĐẶC ĐIỂM CÁC NGÀNH

CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Thanh Trọng

Lớp học phần: 211EC1307

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính c ấp thiết của đề tài 1

1.2 M ục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Các nghiên c ứu trước 2

1.4 T ổng quan ngành công nghiệp 3

1.4.1 Khái ni ệm 3

1.4.2 Phân lo ại 3

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 3

2.1 Khái ni ệm công nghiệp trọng điểm 3

2.2 Các ngành công nghi ệp trọng điểm của Việt Nam 4

Công nghi ệp năng lượng 4

Công Nghi ệp Chế Biến Thực Phẩm 4

Công Nghi ệp Dệt May 5

Công Nghi ệp Điện 5

Chương III: PHÂN TÍCH NGÀNH DỆT MAY 5

3.1 Đặc điểm 5

3.1.1 Khái ni ệm 5

3.1.2 Phân lo ại 6

3.2 Vai trò 7

3.3 Cơ cấu 8

3.4 Th ực Trạng 11

Chương IV: PHÂN TÍCH NGÀNH LƯƠNG THỰC 12

4.1 Khái ni ệm 12

4.1.1 Đặc điểm 12

4.1.2 Phân lo ại 14

4.2 Vai trò 14

4.3 Cơ cấu 15

4.4 Th ực trạng 17

Chương V: ĐÁNH GIÁ NGÀNH 18

5.1 Tác động của ngành dệt may lên nền kinh tế 18

Trang 3

5.2 Tác động của ngành lương thực, thực phẩm lên nền kinh tế 20 Chương VI: TỔNG KẾT 22 TÀI LI ỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

Nh ận xét của giảng viên hướng dẫn

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Thành ph ố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2021 Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhiều năm qua, ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam Lợi thế của những ngày này là nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, khả năng thu hồi vốn nhanh, là những ngành tiêu biểu trong chiếc lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đi ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể Ngoài ra, chúng còn có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết các vấn đề về xã hội như tạo công ăn việc làm, làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận lớn dân cư đang sống tại các vùng nông thôn và dân nhập cư tại các đô thị Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn với số dân đông nhất cả nước, với vị trí địa lý thuận lợi và nhiều thế mạnh, nơi đây là vùng đất màu mỡ để phát triển các ngành công nghiệp này Trên thực tế, ngành công nghiệp dệt may và chế biến thực phẩm là những ngành chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm qua, các ngành đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong vùng

Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn thì ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn còn rất nhiều hạn chế cho sự phát triển bền vững Vấn đề khai thác và sử dụng lao động trong những ngành này trong những năm qua vẫn còn chưa hợp lý, lợi thế

về lao động dồi dào và chi phí thấp đang dần giảm Để đảm bảo vai trò của ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn được phát huy, đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và nhu cầu cho xuất khẩu, đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần có những bước đổi mới Trước những thực trạng này, chúng tôi quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH CẤU TRÚC, ĐẶC ĐIỂM CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM: NGÀNH DỆT MAY VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 6

Mục tiêu của đề tài là phân tích về cấu trúc, đặc điểm của các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam cụ thể là ngành công nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến thực phẩm, nghiên cứu thực trạng phát triển, đánh giá tác động của những ngày này để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển

1.3 Các nghiên cứu trước

(1) Lê Thị Thu Hiền, “Đặc điểm lao động và một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động ngành dệt may Việt Nam hiện nay”, bài báo nghiên cứu một số đặc điểm về chất lượng, phân bố cơ cấu sử dụng, chất lượng cuộc sống của lao động trong ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua, là cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Việt Nam và trong thời gian sắp tới

(2) Đinh Thị Bích Liên, “Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài nghiên cứu về thực trạng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2000 - 2021, từ đó đưa ra định hướng giúp phát triển ngành công nghiệp này

(3) Nguyễn Kế Nghĩa, “Phát triển các cụm liên kết công nghiệp dệt may ở vùng đồng bằng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” bài nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cụm liên kết công nghiệp và những đặc điểm công nghiệp hiện nay, làm rõ những cần thiết và các điều kiện để phát triển cụm liên kết công nghiệp dệt may ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, góp phần phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp dệt may trong quá trình hội nhập quốc tế

(4) Trần Viết Long, “Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với ngành dệt may của Việt Nam - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” Bài nghiên cứu phân tích tác động của FTAs đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may, với trọng tâm là các doanh nghiệp dệt may ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã đề xuất giải pháp góp phần hạn chế những tác động tiêu cực từ các FTAs, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may trong nước

cả nước trong quá trình hội nhập

Trang 7

1.4 Tổng quan ngành công nghiệp

1.4.1 Khái niệm

Theo từ điển bách khoa toàn thư, công nghiệp là “một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh

mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật”

Công nghiệp là một bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân Là hoạt động kinh tế với quy

mô lớn, sản phẩm tạo ra trở thành hàng hóa phục vụ cho đời sống và sản xuất, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật Ngành công nghiệp bao gồm các hoạt động chính:

• Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào

• Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp

• Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng

Trang 8

Ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia nhất định là những ngành giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành công nghiệp, đây là ngành có lợi thế bền vững, lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao Không chỉ vậy, ngành công nghiệp trọng điểm còn là một yếu

tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế không chỉ của ngành công nghiệp đó mà còn của nhiều ngành kinh tế liên quan khác

2.2 Các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam

Mỗi một quốc gia đều có cho riêng mình những thế mạnh riêng, việc phát huy tốt thế mạnh của quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng khi phát triển kinh tế Ở Việt Nam thế mạnh chính

là giàu có các nguồn tài nguyên nên rất phù hợp phát triển những ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất, khai thác với 4 ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm:

Công nghi ệp năng lượng

Được thiên nhiên ưu ái với nguồn tài nguyên phòng phú, Việt Nam có nguồn tài nguyên trải rộng từ rừng, biển, khoáng sản đến nắng và gió, Công nghiệp năng lượng sẽ phát triển lâu dài và vững chắc nếu chúng được phát triển một cách có khoa học, mỗi địa phương lại có một nguồn tài nguyên khác nhau

Ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có tác động tới gần như tất cả các ngành kinh tế khác, không chỉ vậy nó còn phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày của người dân với các nguồn tài nguyên chính như than, dầu khí… vô cùng dồi dào

Công Nghi ệp Chế Biến Thực Phẩm

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, vì với điều kiện tự nhiên của ở nước ta tạo ra nguồn nhiên liệu phong phú từ trồng trọt tới chăn nuôi Ngành nông nghiệp nước ta đa dạng nhiều cây công nghiệp, lương thực, trái cây, rau củ, Cùng với nhiều loại gia súc vật nuôi từ gia cầm đến thủy hải sản

Công nghiệp chế biến thực phẩm đã đem lại nhiều nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nước

ta nhờ những mặt hàng chủ lực xuất khẩu ra nước ngoài Không chỉ vậy, nó còn đem lại nhiều lợi ích to lớn về mặt xã hội như nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, giảm tỷ

lệ thất nghiệp và đem lại nhiều ảnh hưởng tuyệt vời cho những ngành liên quan

Trang 9

Công Nghi ệp Dệt May

Công nghiệp dệt may phát triển nhờ vào ưu thế nhân công rẻ, lao động trẻ đông đảo Chính

vì vậy, những sản xuất dệt may của nước ta khi xuất khẩu sang nước ngoài chất lượng sản phẩm tốt, giá thành rẻ nên rất được sự ủng hộ của người dân các nước trên thế giới Nhờ

đó dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay

Công Nghi ệp Điện

Hiện nay, điện là thứ thiết yếu trong đời sống của nhân dân Ngành công nghiệp điện nước

ta bao gồm nhiệt điện và thủy điện, mỗi năm có khoảng 40 tỷ Kwh được sản xuất và con

số này ngàng càng tăng vì tầm quan trọng và ứng dụng của điện trong đời sống hằng ngày của người dân Những nhà máy thủy điện lớn và nổi tiếng ở nước ta phải nói đến là Hòa Bình, Trị An, Còn những tổ hợp nhà máy nhiệt điện lớn là Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) chạy bằng khí, Phả Lại chạy bằng than,

Ngoài ra còn Một Vài Ngành Công Nghiệp Nặng Khác khác như:

• Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Hồng, cơ cấu đa dạng với các nhà máy, xí nghiệp, nhà máy xi măng hiện đại

• Công nghiệp cơ khí điện từ: tập trung xây dựng và phát triển ở những thành phố lớn, với cơ cấu sản phẩm vô cùng đa dạng

Chương III: PHÂN TÍCH NGÀNH DỆT MAY 3.1 Đặc điểm

3.1.1 Khái niệm

Ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm; tăng phúc lợi xã hội

Trang 10

3.1.2 Phân loại

Có nhiều chủng loại mặt hàng các doanh nghiệp đang sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như:

• Nhóm mặt hàng lót

• nhóm mặt hàng mặc thương ngày: sơ mi, quần âu, áo váy…

• Nhóm quần áo thể thao: quần áo vải thun, quần áo Jean

• Nhóm thời trang hiện đại, cổ trang, thời trang trẻ em

• Nhóm trang phục đặc biệt: Quân đội, Nội vụ, bảo hộ lao động cho các loại ngành nghề

Bên cạnh sự phát triển của lĩnh vực công nghệ robot, công nghệ sinh học thì công nghiệp dệt may sở hữu nhiều thiết bị, máy móc hiện đại cho sản xuất và kiểm định chất lượng Ngày 16/11/2018, Triển lãm quốc tế về ngành công nghiệp dệt may và nguyên phụ liệu lần thứ 17 - (VTG), được giới chuyên gia ngành dệt may tại Việt Nam đánh giá cao bởi đem đến cho không chỉ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mà cả các doanh nghiệp (DN) thương mại những cơ hội kết nối, giao thương thông qua triển lãm này Bao gồm: máy in lụa, máy

ép, máy dệt vải, máy may cao cấp Hoạt động chính:

- Sản xuất, kinh doanh sợi, vải và các sản phẩm may mặc

- Xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại ngành hàng dệt may

- Sản phẩm chính

- Các sản phẩm may mặc

- Sản xuất sợi, vải

- Sản xuất các nguyên phụ liệu khác như:

+ 2030 Sản xuất sợi nhân tạo + 1323: Sản xuất thảm, chăn đệm + 1324: Sản xuất các loại dây bện và lưới + 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

Trang 11

+ 1520: Sản xuất giày dép

3.2 Vai trò

Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2018 đạt trên 36

tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng thứ hai thế giới về quy mô xuất khẩu hàng dệt may, chỉ sau Trung Quốc và đứng thứ

tư về quy mô sản xuất hàng dệt may toàn cầu Sau hơn mười năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng lên hơn bốn lần, trong đó giá trị nội địa hóa của sản phẩm dệt may xuất khẩu tăng trên sáu lần Bên cạnh

đó, ngành dệt may hiện sử dụng khoảng ba triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước Như vậy, có thể thấy rằng, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Ngoài ra, đặt trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam có quan hệ thương mại quy mô lớn với cả Trung Quốc và Mỹ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng tạo ra áp lực nhất định Với Trung Quốc, Việt Nam nhập khẩu lượng nguyên phụ liệu chủ yếu là vải lên tới hơn 10 tỷ USD/năm, đồng thời là thị trường xuất khẩu sợi lớn nhất, gần 3 tỷ USD/năm

Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa may mặc chiếm tỷ trọng từ 48% đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam, đồng thời cũng là nơi Việt Nam nhập trên 60% lượng bông tự nhiên để sản xuất sợi Việc đánh thuế quan vào hàng hóa giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ có thể dẫn tới dịch chuyển nguồn cung, cũng như những nguy cơ tiềm

ẩn trong các biện pháp trả đũa tiếp theo của hai nước mà chúng ta chưa dự báo được

• Đặc điểm ngành dệt may

Dệt may là ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu nên thị trường tiêu dùng là rất lớn Chu kỳ sản xuất và sản phẩm thay ñổi theo thời tiết và tùy thuộc vào thị hiếu tiêu dùng hay phong tục tập quán ăn mặc

Trang 12

Là ngành sử dụng nhiều lao động nữ, không chỉ hỏi trình độ cao Dệt may là ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ bán tự động Là ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phù hợp với

tổ chức sản xuất quy mô vừa và nhỏ Trong sản xuất dệt may thị trường ầu vào chính là nguyên liệu bông, xơ, s ợi hay vải, còn thị trường đầu ra thì rất đa dạng

Ngành dệt may là một trong các ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở) Chính vì vậy, đây là ngành ra đời và phát triển rất sớm Từ thế kỷ thứ 17, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đưa ngành này sang giai đoạn phát triển mới: giai đoạn sản xuất đại trà trên các dây chuyền sản xuất công nghiệp Đến nay, ngành dệt may đã thành công không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc của con người mà cao hơn là đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người

Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng rất là lớn Nó cũng là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động Mà lao động lại không đòi hỏi trình độ cao nên không cần nhiều vốn để đầu tư Mặt khác, khả năng thu hồi vốn nhanh nên đây là ngành phù hợp với các nước đang phát triển nơi có nhiều lao động, trình độ lao động thấp, vốn ít

Đối với các quốc gia đang phát triển, sản xuất dệt may thường phát huy được hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ban đầu của nền kinh tế Khi nền công nghiệp bước sang giai đoạn cao hơn với việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, chi phí lao động cao, đồng nghĩa với việc suy giảm năng lực cạnh tranh trong sản xuất dệt may Những tác động bởi lợi thế cạnh tranh là nguyên nhân của việc chuyển dịch công nghiệp dệt may

từ những nền kinh tế công nghiệp phát triển sang những nền kinh tế công nghiệp kém phát triển hơn Về bản chất, ngành công nghiệp dệt may vẫn tồn tại các nước phát triển nhưng với những quy trình sản xuất và sản phẩm dệt may mang lại giá trị gia tăng cao

3.3 Cơ cấu

Ngành công nghiệp dệt may tại nước ta có cơ cấu ngành phong phú, đa dạng Dựa vào các tính chất, đặc điểm, thị trường tiêu thụ, ngành dệt may được chia thành 2 nhóm ngành chính:

Trang 13

• Ngành dệt (bao gồm sản xuất sợi, dệt vải, hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất các sản phẩm từ dệt vải)

• Ngành may (gồm may gia công hoặc may sẵn bằng tất cả các nguyên liệu (như da, vải đan, móc), tất cả các loại quần áo (quần áo mặc ngoài, quần áo đi làm, quần áo mặc ở nhà, ) và các đồ phụ kiện

Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm đa dạng Ngành công nghiệp dệt may là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng ở nước ta, dựa trên ưu thế về nguồn lao động trẻ Các trung tâm may mặc lớn nhất cả nước tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định Năm 2020, cơ cấu xuất khẩu mặt hàng dệt may có sự thay đổi lớn Các mặt hàng truyền thống như áo jacket, quần, áo các loại và các loại quần áo thời trang, hàng cao cấp đều giảm xuống Do đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu từ đầu quý II/2020, nhu cầu mua sắm thời trang trên thế giới đã giảm mạnh, nhường chỗ cho các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch bệnh Các doanh nghiệp Việt Nam đã xoay chuyển từng bước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới và duy trì sản xuất, xuất khẩu giữ chân người lao động qua việc chuyển sang sản xuất và tăng xuất khẩu các nhóm hàng cần thiết cho phòng chống dịch và sản phẩm sử dụng nhiều trong nhà để bù đắp lượng đơn hàng xuất khẩu truyền thống thiếu hụt như khẩu trang, đồ bảo hộ lao động, màn, rèm, thảm, quần áo y tế,

Chủng loại Năm 2020 (triệu USD) Tăng/ giảm so với năm 2019 (%)

Trang 14

Màn, rèm, thảm 415 3,66

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

• Chuỗi giá trị ngành dệt may:

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w