1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo phân tích môi trường kinh doanh và môi trườngquản trị chiến lược nhân lực của unilever việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo phân tích môi trường kinh doanh và môi trường quản trị chiến lược nhân lực của Unilever Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Hà Anh, Nguyễn Thị Thúy An, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Thuấn, Nông Thị Linh Chi
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Vân Thùy Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 442,78 KB

Nội dung

Lịch sử ra đời và phát triển● Sơ lược tổng quan về Unilever:- Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnhvực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM 6 PHẦN 1 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CHIẾN LƯỢC

Đề bài: Báo cáo phân tích môi trường kinh doanh và môi trường

quản trị chiến lược nhân lực của Unilever Việt Nam

GVHD: TS Nguyễn Vân Thùy Anh Lớp học phần: NLQT1111(223)_01 Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Họ và tên sinh viên - MSV:

1 Nguyễn Ngọc Hà Anh - 11218094 (Nhóm trưởng)

2 Nguyễn Thị Thúy An - 11218087

3 Phạm Văn Dũng - 11218105

4 Nguyễn Mạnh Hùng - 11218119

5 Nguyễn Văn Thuấn - 11215603

6 Nông Thị Linh Chi - 11218101

Hà Nội, Tháng 1 - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU UNILEVER VIỆT NAM 3

1 Tổng quan về Unilever Việt Nam 3

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển 3

1.2 Tầm nhìn 3

1.3 Sứ mệnh 4

1.4 Thành tựu 4

1.5 Cơ cấu tổ chức 4

2 Chiến lược phát triển Unilever Việt Nam 5

PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA UNILEVER VIỆT NAM 5

1 Phân tích môi trường kinh doanh của Unilever Việt Nam 5

1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 5

1.2 Phân tích môi trường ngành: 5 lực lượng cạnh tranh 10

1.3 Phân tích SWOT Unilever Việt Nam 11

2 Nhận diện chiến lược kinh doanh của Unilever Việt Nam 12

2.1 Mục tiêu của Unilever Việt Nam 12

2.2 Chiến lược phát triển của Unilever Việt Nam 12

2.3 Chiến lược cạnh tranh của Unilever Việt Nam 13

2.4 Hành vi kinh doanh của Unilever Việt Nam 14

2.5 Biện pháp thực hiện chiến lược 15

PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA UNILEVER VIỆT NAM 16

1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động quản trị nhân lực của Unilever Việt Nam 16

1.1 Các yếu tố bên ngoài 16

1.2 Các yếu tố bên trong 17

2 Nhận diện và phân tích mô hình quản trị chiến lược mà Unilever Việt Nam đang theo đuổi 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU UNILEVER VIỆT NAM

1 Tổng quan về Unilever Việt Nam

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

● Sơ lược tổng quan về Unilever:

- Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc

vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà

- Thành lập: Sáp nhập Lever Brothers và Margarine Unie năm 1930

- Ban lãnh đạo của Unilever: Tại Unilever, ban lãnh đạo gồm 25 người được chia

ra ba nhóm chính và bốn nhóm phụ là: Giám đốc điều hành, Giám đốc không điều hành và Thư ký Trong đó, nhóm Giám đốc điều hành sẽ có thêm các thành viên thuộc Ban Lãnh Đạo Điều Hành (ULE)

- Trụ sở: London và Rotterdam

- Trang web: https://www.unilever.com/

● Về Unilever Việt Nam:

- Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever Thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh

- Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà

- Danh mục hàng hóa của Unilever Việt Nam: Unilever là một tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng nhanh, hiện đang có 4 dòng sản phẩm là: Thực phẩm và đồ uống; Hóa chất giặt tẩy và vệ sinh nhà cửa; Làm đẹp và chăm sóc bản thân; Máy lọc nước

- Trong đó riêng dòng sản phẩm máy lọc nước là nhóm sản phẩm mới, ba nhóm còn lại là trọng điểm của Unilever với hơn 150 thương hiệu trên toàn thế giới Trong đó, tại riêng Việt Nam thì Unilever tập trung vào ba nhóm sản phẩm đầu tiên với 25 thương hiệu

=> Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn tại Việt Nam Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối Ngày nay, rất nhiều nhãn hàng của công ty như OMO, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, VISO, đã trở thành những cái tên quen thuộc với các hộ gia đình Việt Nam

1.2 Tầm nhìn

- Tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt hơn cho người dân nơi đây Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân cũng như

Trang 4

mọi người xung quanh Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn

1.3 Sứ mệnh

- Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống, và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người Minh chứng cho điều này là những nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton,

1.4 Thành tựu

- Top 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

- Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2010 do chủ tịch nước trao tặng cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc và đóng góp cho xã hội

- Giải thưởng Vì môi trường tháng 3 năm 2011

- Giải thưởng Trách nhiệm Xã Hội của Doanh nghiệp do VCCI trao tặng

- Giải thưởng Môi trường VN do Bộ tài nguyên và môi trường trao tặng

1.5 Cơ cấu tổ chức

- Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của 3 công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà

- Unilever có hơn 265.000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên thế giới, ngoài ra, hãng này còn có mặt trên thị trường của 70 quốc gia khác Công ty hiện có đội ngũ nhân viên gồm 3.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, và gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 6.000 người thông qua các nhà cung cấp và đại lý Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ

- Cơ chế hoạt động của các bộ phận trong công ty Unilever Việt Nam là người giám đốc nhận được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc nghiên cứu, bàn bạc, tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp này Tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất Khi được giám đốc thông qua, mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo quy định Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn hệ thống Mỗi phòng có nhiệm vụ và quyền hạn riêng, có các mặt hoạt động chuyên môn độc lập

- Tuy nhiên các phòng ban này có mối liên hệ qua lại lẫn nhau Từ đó, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Các phòng ban tổ chức:

Trang 5

+ Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự và công việc hành chính

+ Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản của công ty,

tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kê kịp thời, chính xác tình hình tài sản và nguồn vốn giúp giám đốc kiểm tra thường xuyên toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty

+ Phòng kinh doanh: Thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó lập kế hoạch kinh doanh, quản lý kênh phân phối của công ty

+ Phòng dịch vụ (Bộ phận giao hàng): Có nhiệm vụ giao hàng tới tận tay khách hàng, tiếp nhận thông tin và xử lý mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng + Nhà máy sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất, kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

- Cơ chế hoạt động như trên vừa phát huy tính độc lập sáng tạo của các phòng ban chuyên môn, các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo tính thống nhất, tập trung của toàn hệ thống tổ chức giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả

2 Chiến lược phát triển Unilever Việt Nam

- Là một tập đoàn đã có mặt tại Việt Nam hơn 25 năm, ngoài việc phát triển kinh doanh, Unilever luôn đặt phát triển bền vững là chiến lược trọng tâm trong mọi hoạt động Từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam, Unilever đã cam kết giúp người dân Việt cải thiện cuộc sống thông qua những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, những chương trình phát triển xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường

- Sau 25 năm đồng hành cùng Việt Nam, mở đầu thập kỷ mới 2021 – 2030, Unilever Việt Nam tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển bền vững, hướng đến mục đích "mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến" thông qua mô hình kinh doanh phù hợp với tương lai và hướng tới mục đích tốt đẹp, cùng 3 mục tiêu trụ cột

+ Một là, "Cải thiện sức khỏe của hành tinh" hướng đến 3 hành động: hành động

khí hậu, bảo vệ và tái tạo thiên nhiên, và thế giới không rác thải

+ Hai là, "Cải thiện sức khỏe, sự tự tin và hạnh phúc của mọi người" với 2 hành

động chính: dinh dưỡng tích cực, và sức khỏe và phúc lợi

+ Ba là, "Đóng góp cho một thế giới công bằng hơn, hòa nhập xã hội hơn" thông

qua 3 hành động, bao gồm: công bằng, đa dạng và hòa nhập; nâng cao tiêu chuẩn sống và tương lai của công việc

PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA UNILEVER

VIỆT NAM

1 Phân tích môi trường kinh doanh của Unilever Việt Nam

1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

- Nhân tố chính trị (Political)

Trang 6

+ Cơ hội: Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn đã thu hút một lượng lớn đầu từ nước ngoài vào Việt Nam Chính phủ Việt Nam đang triển khai chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và y tế Điều này tạo ra cơ hội cho Unilever Việt Nam

mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường Việt Nam

+ Thách thức: Điều kiện kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, ví dụ như thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện và các vấn đề liên quan đến thể chế hành chính Ngoài ra, cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước cũng là thách thức lớn đối với Unilever Việt Nam

- Economic (Kinh tế)

+ Cơ hội: Sau 2 năm ảnh hưởng do đại dịch, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ổn định và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới Điều này tạo

ra cơ hội cho Unilever Việt Nam mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường trong nước, đồng thời tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác Kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao đáng kể tạo cơ hội công ty có thể mở rộng thị trường thêm những dòng sản phẩm cao cấp hơn

Trang 7

+ Thách thức: Sự tăng lên của chi phí sinh hoạt, Giá thành sản xuất tại Việt Nam đòi hỏi Unilever Việt Nam cần phải tìm kiếm giải pháp giảm chi phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất để cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, sự biến động của

tỷ giá ngoại tệ và giá nguyên liệu cũng là một thách thức đối với Unilever Việt Nam

- Nhân tố xã hội (Social)

Trang 8

Người tiêu dùng lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong vòng 12 tháng tới (Nguồn: Deloitte, Q4/2021)

+ Cơ hội: Người Việt nói chung là rất đa dạng, tự do về tôn giáo, tâm lý sính hàng ngoại đặc biệt là người Việt vẫn giữ được sự lạc quan cao về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam với 56% số người được hỏi tin vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế trong ngắn hạn, và nếu xét về trung hạn, tỷ lệ này tăng lên mức 77% Qua khảo sát của Nielsen Việt Nam cho thấy, 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh” và

“sạch”, sản phẩm thân thiện với môi trường Công ty có thể tận dụng cơ hội

để phát triển các sản phẩm mới và tiên tiến hơn về chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường, đáp ứng các nhu cầu mới của người tiêu dùng

Định hướng chi tiêu và tiết kiệm của người tiêu dùng Việt Nam (Nguồn: Deloitte, Q4/2021)

Trang 9

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm chất lượng hơn (Nguồn: Deloitte, Q4/2021)

+ Thách thức: Các thay đổi trong xu hướng tiêu dùng: Tâm Lý Thận Trọng Trong Việc Chi Tiêu, Chi tiêu cho các sản phẩm thiết yếu với chất lượng tốt hơn Điều này yêu cầu công ty phải phải đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng, có khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ đa dạng, cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tiêu dùng tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu của từng khách hàng cụ thể

- Nhân tố kỹ thuật (Technological)

+ Cơ hội: Công nghệ đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ Công ty Unilever Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để cải thiện quy trình sản xuất và vận hành, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm Ngoài ra, công ty cũng có thể phát triển các sản phẩm mới và tiên tiến hơn bằng cách áp dụng các công nghệ mới nhất

+ Thách thức: Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đồng nghĩa với sự thay đổi nhanh chóng và không ngừng của thị trường Unilever Việt Nam phải luôn cập nhật và sử dụng các công nghệ mới nhất để giữ vững vị trí của mình trong thị trường cạnh tranh Điều này đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển, phát triển các giải pháp mới và sáng tạo để giữ vững và mở rộng thị trường

- Nhân tố môi trường tự nhiên (Environmental)

+ Cơ hội: Các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được khách hàng quan tâm đến Unilever Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm hữu cơ và thực phẩm tươi sống ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn Công ty Unilever Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để phát triển các sản phẩm hữu

cơ và sản phẩm thực phẩm tươi sống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng như tăng doanh số bán hàng

Trang 10

+ Thách thức: Tuy nhiên, để phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, Unilever Việt Nam phải đảm bảo rằng quy trình sản xuất và vận hành của mình cũng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường Điều này đòi hỏi công ty phải đầu tư vào các giải pháp xử lý chất thải, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Để sản xuất các sản phẩm hữu cơ và thực phẩm tươi sống đòi hỏi các yếu tố khác nhau, từ các nhu cầu tài nguyên đến các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn Điều này đòi hỏi công ty phải tìm kiếm các nguồn cung cấp hữu cơ đáng tin cậy và phải đáp ứng các yêu cầu

về an toàn thực phẩm và môi trường Ngoài ra, việc vận chuyển các sản phẩm thực phẩm tươi sống cũng đòi hỏi sự đầu tư vào hệ thống vận chuyển và bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng

- Nhân tố pháp luật (Legal)

+ Cơ hội: Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các quốc gia khác đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, bao gồm cả Unilever Việt Nam, để truy cập vào các thị trường mới và mở rộng quy mô kinh doanh Các hiệp định như CPTPP và EVFTA đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng các lợi thế và cơ hội cạnh tranh để tăng cường sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế

+ Thách thức: Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh là một thách thức đối với Unilever Việt Nam Các quy định pháp lý thường được thay đổi và điều chỉnh liên tục, do đó công ty phải đảm bảo rằng các hoạt động của mình tuân thủ đầy đủ các quy định mới nhất để tránh các khoản phạt hoặc trách nhiệm pháp lý Các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề lao động và tiêu chuẩn sản xuất cũng đòi hỏi Unilever Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ để tránh các vấn đề pháp lý và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty

1.2 Phân tích môi trường ngành: 5 lực lượng cạnh tranh

- Khách hàng:

+ Người tiêu dùng được tiếp cận với nhiều nhãn hàng cùng lúc tạo ra áp lực cạnh tranh thông qua việc so sánh các sản phẩm của Unilever với các đối thủ Cạnh tranh đặc biệt là các công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc Áp lực này đòi hỏi Unilever phải nghiên cứu kỹ insight của khách hàng mục tiêu để đưa ra các chiến lược phù hợp như chiến lược đa ngành hàng mỗi loại sản phẩm có nhiều thương hiệu Ví dụ dầu gội đầu có Clear, Dove, Tresemme, Sunsilk tạo cơ hội bán được hàng cao hơn mà vẫn tạo cho khách hàng cảm giác được lựa chọn

- Nhà cung cấp:

+ Tạo áp lực cạnh tranh thấp nhất Thị trường cung ứng tại Việt Nam vẫn đang phát triển, với nhiều nhà cung cấp còn hạn chế về quy mô và chất lượng Điều này có thể gây ra khó khăn cho Unilever Việt Nam trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy và đảm bảo chất lượng sản phẩm Tình trạng giá cả và sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng có thể ảnh hưởng đến Unilever Việt

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w