1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự

68 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự
Tác giả Lê Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Đinh Trung Tùng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 43,56 MB

Nội dung

Tuy nhiên mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự còn nhiều bất cập không phù hợp, hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự còn bị phụ thuộc quá nhiều vào các cơ quan có li

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

LÊ THỊ HỒNG HẠNH

TRONG THI HANH AN DAN SV

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN: TIẾN SĨ ĐINH TRUNG TỤNG

| THUVIEN |

TRUONG BA! HỌC LUẬT HÀ N

PHÒNG ĐỌC _ oe 3 _ |

HA NOI - 2008

Trang 2

Tei xin tay té ling biél on dit vii các thay giáo, cô giáo

Tuting Lai hoc Luit Ha nit, nhiing người da giảng day đôihong Khoa 20 Lai hoc Fut 1995 - 1999 va Khoa 13 Cao heeYudit 2005 - 2008

Sac tick lit xin tain tong cam on 2% Dinh Sung

Tung, anh Nguyén Quang Shai da chi bao tin tinh, dong gop

y hién quy đá dé đâi hoàn think ban luin vin nay

Din cam cn các anh, chi, tan be, ding nghiéf va gia dinh

da tao diéu hién gp A ding wen, khuyén khich đi trong qua

tinh hoc lip, nghion ctu

Lê Thị Hồng Hạnh

Trang 3

CHUONG 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE THI HANH AN DAN SU VA MOI QUAN

HE GIỮA CAC CO QUAN TRONG THI HANH AN DAN SỰ 10

1.2 Các cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự 191.3 Mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo quy định củaPháp luật ở một VOTES TS 017i 7.1/74 Dee Oa, Sears 28CHUONG 2: MOI QUAN HE GIỮA CAC CO QUAN TRONG THI HANH AN DAN SỰ THEO PHAP LUAT VIỆT NAM HIEN HANH VA THUC TIEN AP DỤNG 302.1 Mối quan hệ giữa Cơ quan Thi hành án dân sự và Toà án 322.2 Mỗi quan hệ giữa Co quan Thi hành án dân sự và Cơ quan chi đạo thi

2.3 Mối quan hệ giữa Cơ quan Thi hành án dân sự và Viện Kiểm sát 392.4 Mối quan hệ giữa Co quan Thi hành án và Cơ quan quan ly thi hành an 412.5 Mỗi quan hệ giữa Co quan Thi hành án dân sự và Cơ quan hỗ trợ thi hành

ĐT Sin cnsstah excise dc uso gs seul eh D2 6 ces 6ieiscfneiveeascitfiuoiesriioreigigfraitifin: ta ea 44

CHUONG 3: PHUONG HUONG, GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA PHOI HOP GIỮA CÁC CO QUAN TRONG THI HANH AN DAN SU 513.1 Tinh tat yếu về yêu cầu nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong

LOTR eld M21 eo ak] IS CS CAE bene Ee Seat canard OMe, Straw TY MWV an 51

3.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả phỗi hợp giữa các cơ quan trong thilập VOLE 19Ê2/2106.0001590 411158 SA lì eS IE 5 Dec te hs er NONE ne Sn 52

3.3 Một số giải pháp nhằm đổi mới mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi

l21019Ẽ-1005L:148) s8 ŨDẰỤẰẶỤẶẦAẶẰẶẰAẰAA 54

x80 63 Phụ lục 1: AN TON DONG TỪ 2003 — 2(007 s5 ccxescerkkeertrkkeresrrkrerrree 65 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2e ©ss+vseEsczseEsertxcrsesrsscrs 66

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thi hành án là một loại hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước Hoạt động thi hành án có hiệu quả là sự thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, của bản án, quyết định của Toà án nhân danh Nhà nước Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, song thực tế không ít người,

thậm chí không ít các cơ quan Nhà nước chưa nhìn nhận đúng vị trí, vai trò

của công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng, nên có nơi,

có lúc hoạt động thi hành án dân sự ít được quan tâm, chú trọng, dẫn đến hiệu

quả hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự chưa cao.Vấn đề bảo đảmthi hành các phán quyết của toàn án nhân dân có ý nghĩa không những nhằmgiữ gìn kỷ cương, phép nước mà còn là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt trong việcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và của Nhà nước Hoạt động

thi hành án kém hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu

lực quản lý xã hội của nhà nước, gây dư luận xấu và làm giảm sút niềm tin

của nhân dân vào bộ máy Nhà nước.

Đổi mối hoạt động thi hành án nói chung và nâng cao hiệu quả đối với

thi hành án dân sự nói riêng là một nội dung quan trong của công cuộc cải

cách tư pháp đã được ghi nhận trong nhiều văn bản như: Nghị quyết TrungƯơng Đảng, báo cáo chính trị tại đại hội đảng qua các kỳ họp, đặc biệt nghịquyết số 08 — NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “ về một số nhiệm

vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị Quyết

49-NQ/TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020” Pháp luật nước ta đã quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan

trong thi hành án dân sự tại: Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14/01/ 2004(

Pháp lệnh 2004), Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm sát

Trang 5

50/2005/ND - CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành

án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ công chức làm công tác thi

hành án dân sự, một số thông tư của Bộ Tư pháp, Thông tư liên tịch của Bộ

tư pháp — Bộ tài chính- Bộ Công an - Toà án nhân dân tối cao — Viện kiểm

sát nhân dân tối cao và một số văn bản pháp luật khác hướng dẫn sự phối hợp

giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự.

Tuy nhiên mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự còn

nhiều bất cập không phù hợp, hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự còn bị phụ thuộc quá nhiều vào các cơ quan có liên quan làm cho cơ quan thi hành

án bị thụ động, thiếu linh hoạt; những biểu hiện can thiệp, thiếu tôn trọng đối

với Quyết định của cơ quan thi hành án vẫn xảy ra (không chỉ trong nhân đân

mà cả các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp và các tổ chức khác).

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập

là nhân tố làm biến đổi và tạo điều kiện thức đây sự phát triển mạnh mẽ kinh

tế xã hội, nhưng bản thân nó cũng làm phát sinh nhiều mâu thuẫn đòi hỏi phải

có sự điều chỉnh của pháp luật Đây là nguyên nhân dẫn tới số lượng các vụ

tranh chấp về dân sự cần đến sự phán quyết của toà án gia tăng nhanh chóng

Vì vậy khối lượng công việc của cơ quan thi hành án ngày càng tăng và ngàycàng phức tạp Đáng lo ngại là số vụ việc không có điều kiện thi hành án,không được thi hành án ngày càng nhiều Theo số liệu thống kê hàng năm, thì

số lượng các bản án, quyết định bị tồn lại chưa được thi hành dứt điểm vàocác kỳ báo cáo hàng năm mặc dù tỷ lệ có giảm, nhưng vẫn còn cao (Phụ lục

1) Qua phân tích số lượng các vụ việc còn tồn chuyển sang năm sau tiếp tục

tô chức thi hành trong 5 năm trở lại đây cho thấy, mặc dù số lượng việc ton

đọng chuyển ky sau có lúc tăng, lúc giảm Nhung thực tế số lượng việc tồntrong cả nước cân phải giải quyét tính đên nay van còn một sô lượng rất lớn

Trang 6

quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua nghiên cứu cho thấy, hiện có 02 dé tài cấp nhà nước, 06 dé tài cấp

bộ và 09 luận văn thạc sỹ nghiên cứu liên quan đến thi hành án dân sự:

- Đề tài cấp Nhà nước: “Luận cứ khoa học của việc đổi mới tổ chức và

hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” do Bộ Tư pháp chủ trì;

- Đề tài cấp Nhà nước KX 04-06 về "Cải cách các cơ quan tư pháp,hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xửcủa toà án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dan"

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định

Thừa phat lại”, mã số 9598114/DT do Viện nghiên cứu khoa học pháp lý

-Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp thành phố Hỗ Chí Minh chủ trì thực hiện;

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Mô hình quản lý thống nhất công tác thihành án”, mã số 96-98-027/DT do Cục quản ly thi hành án dân sự Bộ Tư pháp

chủ trì thực hiện;

- Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2005 "Bình luận Pháp lệnh Thi hành ándân sự năm 2004"- đề tài do Viện Khoa học pháp lý chủ trì, phối hợp với Cục

Thị hành án dân sự thực hiện.

- Đề tài khoa học cấp Bộ về "Hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh tư pháp”

do Tiến sĩ Dương Thanh Mai chủ nhiệm đề tài

- Đề tài khoa học cấp Bộ "Phân cấp trong quản lý cán bộ" năm 2003 do

Đ/c Dinh Văn Lộc làm chủ nhiệm đề tài

- Đề tài "Thi hành án dân sự - Thực trạng và hướng hoàn thiện của dự

án VIE/98/001" do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án.

Trang 7

Luận văn Thạc sĩ luật học "Một số van đề về tổ chức và hoạt động thi hành ándân sự Việt Nam" của tác giả Trần Văn Quảng; Luận văn Thạc sĩ luật học

"Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng

hoàn thiện" của tác giả Nguyễn Công Long (2000), Luận văn Thạc sĩ luật học

“Civil Execution in Vietnam: Reality, Problems and Sugesstions Towards a

WellFunctioning System” (Thi hành án dân sự Việt Nam: Thực trang, vẫn đề

và những gợi ý hướng tới một hệ thống hoàn thiện) của tác giả Lê Kim Dung

(2004), Luận văn Thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân

sự” của tác giả Nguyễn Thanh Thuỷ (2001), Luận văn Thạc sĩ luật học “Xã

hội hoá một số nội dung thi hành án dân sự” của tác giả Lê Xuân Hồng(2001), Luận văn Thạc sĩ luật học “Thi hành quyết định trọng tai tại ViệtNam” của tác giả Trần Anh Tuấn (2002), Luận văn Thạc sĩ luật học “Đổi mới

tô chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam” của tác giả NguyễnQuang Thái (2003); Luận văn Thạc sĩ luật học "Đổi mới thủ tục thi hành ándân su" của tac giả Lê Anh Tuấn (năm 2004); Luận văn Thạc sĩ luật học

"Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Hoàng Thế

Anh (năm 2005).

Ngoài các công trình đã được các nhà khoa học ở trong nước nghiên

cứu về thi hành án nêu trên, cũng có một số tác giải nước ngoài có nghiên cứu

về thi hành án ở Việt Nam hoặc có liên quan đến thi hành án ở Việt Nam như:

Diễn văn khai mạc của ông Jenan-Francois Blarel, Đại sứ Cộng hòa pháp tại

Việt Nam tại Hội thảo Quốc tế các mô hình tổ chức thi hành án trên thé giới,

Hà Nội ngày 17 và 18 tháng 4 năm 2006; Những vấn đề lý luận và thực tiễntrong việc lựa chọn mô hình tổ chức thi hành án phù hợp với mỗi Quốc gia

của Claude Brenner, Giáo sư trường đại học Panthéon - Assas Cộng hòa Pháp

Trang 8

nguyên tắc chung nhìn từ góc độ lý luận của Claude Brenner, Giáo sư trườngđại học Panthéon - Assas Cộng hòa Pháp tại Hội thảo Quốc tế các mô hình tổchức thi hành án trên thế giới, Hà Nội ngày 17 và 18 tháng 4 năm 2006; Báocáo và các đề xuất của STAR Việt Nam về dự thảo Bộ luật thi hành án của

nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng 3 năm 2005 cua James F.

Harrigan — Chuyên gia tư vấn pháp lý cho Cơ quan Thi hành án San

Francisco, California, Hoa Kỳ Day là những công trình nghiên cứu bổ ích

cho hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở

Việt Nam Tuy vậy, những công trình này cũng chỉ mới dừng lại những vấn

đề có tính gợi mở, hoặc chưa thé hiện tính bao quát chung đối với tình hìnhthực tế thi hành án dân sự ở Việt Nam, nhất là vấn đề pháp chế trong hoạt

động thi hành án dân sự.

Tóm lại, thực tế đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu liên quanđến thi hành án dân sự, song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mộtcách toàn diện, chuyên sâu về mdi quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành

ứn dân sự.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

*⁄ Mục dich

Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về sự phối hợp giữa Cơ

quan thi hành án với Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan Công an, Uý ban nhân

dân các cấp và một số cơ quan có liên quan trong hoạt động thi hành án dân

sự; trên cơ sở đánh giá thực tiễn sự phối hợp giữa các cơ quan trên, đề tài sẽ

làm rõ lý luận về sự phối hợp giữa các cơ trong trong hoạt động thi hành án

dân sự, đánh giá thực tiễn và đưa ra một số giải pháp đôi mới mỗi quan hệgiữa các cơ quan trong thi hành án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngthi hành án dân sự hiện nay ở Việt Nam.

Trang 9

thi hành án dân sự, mối quan hệ giữa các cơ quan có trong thi hành án dân sự;

- Làm rõ những quy định của pháp luật về sự phối hợp giữa Cơ quan

Thi hành án dân sự với Cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan chỉ đạo thi hành

án, Cơ quan quản lý thi hành án, Cơ quan kiểm sát và các cơ quan hỗ trợ thi

hành án dân sự.

- Chi ra những bat cập, hạn chế và yêu cầu đổi mới mối quan hệ giữa

các cơ quan trong hoạt động thi hành án dân sự.

- Đưa ra một số kiến nghị đổi mới trong sự phối hợp giữa các cơ quan

trong hoạt động thi hành án dân sự nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật thi

hành án dân sự Việt Nam.

4 Phạm vỉ nghiên cứu của Luận văn

Mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự là lĩnh vựcrộng, phức tạp Luận văn chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thựctiễn, những yêu cầu cơ bản và phương hướng, giải pháp, kiến nghị để đôi mớimối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự nhằm làm cho mối

quan hệ giữa các cơ quan hài hoà, đồng bộ, thống nhất hơn trong hoạt động

thi hành án dân sự ở nước ta.

Do việc thi hành án dân sự trong quân đội đạt hiệu quả tương đối cao,

số lượng các vụ việc tồn đọng ít, Vì vậy trong luận văn tác giả sẽ không đềcập đến mảng thi hành án dân sự trong quân đội

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé đạt được mục tiêu dé ra, cơ sở phương pháp luận thực hiện đề tài là

Chủ nghĩa mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách củaĐảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 10

pháp tông hợp, phương pháp so sánh, đánh giá và tông kết kinh nghiệm.

6 Những đóng góp mới của Luận văn

- Luận văn đưa ra và luận giải cơ sở lý luận về mối quan hệ phối hợp

giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự, qua đó làm rõ hơn vị trí, vai trò,

tầm quan của sự phối hợp của các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả thi hành

án góp phan làm phong phú thêm hoạt động nghiên cứu khoa học vẻ thi hành

án dân sự.

- Trên cơ sở luận cứ về lý luận cũng như thực tiễn thi hành án dân sự,quan điểm của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp nói

chung và thi hành án nói riêng, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu về

đổi mới mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự nhằm đáp ứngnhững yêu cầu trước mắt và trong thời gian tới

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,Luận văn được kết cầu gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề chung về thi hành án dân sự và mối quan hệ

giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự.

Chương 2: Mối quan hệ giữa các co quan trong thi hành án dân sự theo

pháp luật việt nam hiện hành và thực tiễn áp dụng

Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp

giữa các quan trong thi hành án dân sự

Trang 11

CHƯƠNG 1MOT SO VAN DE CHUNG VE THỊ HANH ÁN DAN SỰ VÀ

MOI QUAN HE GIUA CAC CO QUAN TRONG THI HANH AN DAN SỰ

1.1 Thi hành án dan sự.

1.1.1 Khái niệm chung về thi hành án

Hiện nay chưa có khái niệm thi hành án thống nhất, có nhiều nhà khoa

học nhìn nhận trên nhiều phương diện khác nhau về thi hành án và đưa ra

những quan điểm khác nhau về khái niệm thi hành án

Quan điểm thứ nhất, cho rang thì hành án là hoạt động tố tụng Song,

thi hành án là hoạt động tố tung nào và năm ở giai đoạn nào của quá trình tố

tụng, thì vẫn chưa thống nhất

Có ý kiến cho rằng, thi hành án là một giai đoạn tố tụng và là giai đoạncuối cùng của tô tụng Quan điểm này xuất phát từ quan niệm cho rằng thi

hành án là một giai đoạn nằm trong quá trình giải quyết vụ án, theo đó, giai

đoạn tố tụng trước của giai đoạn xét xử là giai đoạn chuẩn bị xét xử, còn thihành án là giai đoạn hậu xét xử, giai đoạn thực thi các phán quyết của Toà ántrên thực tế Trong quá trình thi hành án, vai trò và trách nhiệm của Toà ángắn chặt với hoạt động thi hành án, được biểu hiện như trách nhiệm của Toà

án trong việc “giải thích những điểm chưa rõ, có sai sót hoặc sai lầm về sốliệu” khi Cơ quan thi hành án yêu cầu hoặc "xem xét kháng nghị để xét xử

theo thủ tục giam đốc thâm, tái thấm đối với bản án, quyết định có vi phạm

thủ tục tố tụng" khi Cơ quan thi hành án kiến nghị Với quan niệm này, thì thi

hành án được hiểu là giai đoạn kết thúc trình tự tố tụng, là khâu cuối cùng kết

thúc một vụ án được xét xử làm cho pháp quyết của Toà án có hiệu lực

pháp luật.

Trang 12

Ý kiến khác lại cho rang, thi hành án là hoạt động tố tụng hành chính, bởi

vì hiện nay các Cơ quan thi hành án dân sự là các cơ quan thuộc Chính phủ

(thuộc hệ thống cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước) và việc giảiquyết kháng nghị, khiếu nại trong thi hành án khác han về hình thức, thủ tục

so với việc giải quyết kháng nghị, khiếu nại trong tố tụng

Ý kiến khác cho rằng, thi hành án là một thủ tục tố tụng đặc biệt mang

cả đặc trưng của tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính, thihành án vừa tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, vừa biểu hiện tínhcưỡng chế của Nhà nước

Có ý kiến lại cho rằng, thi hành án thuộc loại tố tụng "hỗn hợp" vi "thihành án có rất nhiều trình tự, thủ tục và đặc trưng giống các loại tố tụng khác"

Quan điểm thứ hai, coi thì hành án dân sự là hoạt động quản lý hànhchính - tư pháp, thì cho rang, quá trình tố tung mà trọng tâm là việc xét xử củaToà án chấm dứt khi Toà án ra phán quyết nhân danh Nhà nước, trong đó Toa

án đã xác định quyền, nghĩa vụ của các bên, còn việc thi hành phán quyết đó

lại là một giai đoạn khác, không thuộc quá trình tố tụng Thi hành án không

phải là giai đoạn tổ tụng, bởi vi thi hành án có mục đích khác với mục đích tốtung; tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụ việc đã diễn ra trên thực tế,trên cơ sở đó đưa ra cách giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật,còn thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản

an, quyét định cua Toa án đã có hiệu lực pháp luật [19, tr 10]

Quan điểm thứ ba cho rằng, thi hành án là hoạt động tư pháp của Nhànước nhằm đưa ra và đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Toà án vàcác quyết định khác theo quy định của pháp luật

Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý “gốc” của hoạt động thi hành án

là bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác theo quy định của

pháp luật và khi thực hiện nhiệm vụ thi hành án, Cơ quan thi hành án phải thi

Trang 13

hành theo đúng quyết định của Toà án chứ không phải theo mệnh lệnh hành

chính Việc thi hành án thông qua vai trò hoạt động của cá nhân những người

được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành bản án, quyết định của Toà án, đó

là Giám thị viên, Chấp hành viên hoặc các cơ quan, tổ chức và người có thẩmquyền khác Hoạt động hành chính trong lĩnh vực thi hành án chẳng qua cũng,chỉ dé đảm bảo phục vụ cho chức năng chính của Cơ quan thi hành án là tổ

chức thi hành án theo quy định của pháp luật [18, tr 9 - 10].

Mỗi quan điểm nêu trên đều có những cơ sở khoa học riêng Tuy nhiênchúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng thi hành án là một thủ tục tố tụng cótính chất tư pháp và chỉ cần xác định thi hành án là thủ tục tố tung thi hành án,

mà không nên coi đó là một giai đoạn của thủ tục tổ tụng hình sự, dân sự,

hành chính hay tố tụng khác và cần hiểu thi hành án là thủ tục tố tụng độc lập

so với các hoạt động tố tụng khác như điều tra, kiêm sát hoặc xét xử, bởi lẽ:

Thứ nhất, không nên hiểu “tố tụng” chỉ là "thưa kiện tại Toà án nóichung" [21], là hoạt động của cơ quan Toà án xét xử dé đi tìm “chân lý”, màcần xem xét đến bản chất của tố tụng Về bản chất, thực ra tố tụng chỉ là việcthực hiện các quy định của pháp luật hình thức theo thủ tục nhất định để giảiquyết các quan hệ xã hội theo đúng sự điều chỉnh của pháp luật nội dung,nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các t6chức, cá nhân Tố tụng được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tuỳ theo tính chất

và mức độ do pháp luật quy định Hoạt động của Cơ quan tiễn hành tố tụng

nói chung, Cơ quan thi hành án nói riêng nhằm mục đích bảo đảm để bản án,quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác đượcthực thi trên thực tế Hoạt động nào tuân theo thủ tục do pháp luật hình thứcquy định là hoạt động tố tung Dé đó có nhiều loại tố tụng: Tố tụng dân sự, tốtụng hình sự, tô tụng hành chính, tố tung thi hành án

Trang 14

Thứ hai, chủ thé tiến hành thi hành án có rất nhiều loại, đó có thé làToà án, Cơ quan Công an, Cơ quan thi hành án dân sự, chính quyền xã,phường, thị tran hoặc co quan, tô chức nơi người phải thi hành án cư trú, làmviệc hoặc cơ sở chuyên khoa y tế Vai trò của từng loại chủ thể tham gia vàoquá trình thi hành án có sự khác nhau đối với từng loại việc thi hành án Ví

dụ, trong việc thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình gồm có đạidiện Toà án, Công an, Viện Kiểm sát; trong việc thi hành khoản tiền khấu trừ

thu nhập của người bị phạt cải tạo không giam giữ, thì cơ quan, tổ chức đượcgiao quản lý người phải thi hành án có trách nhiệm khấu trừ thu nhập của

người phải thi hành án để nộp cho Cơ quan thi hành án dân sự theo quy định

của pháp luật.

Trong hoạt động thi hành án dân sự, người có quyên trực tiếp tiến hànhviệc thi hành án là Chấp hành viên, kể cả Chấp hành viên là Thủ trưởng Cơquan thi hành án Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệmthi hành các bản án, quyết định dân sự Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc thi hành án Những nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành

viên tạo ra tính độc lập của hoạt động thi hành án dân sự.

Thứ ba, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước thì Nhà nước ta chia baquyên - đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Tương ứngvới các quyền đó sẽ có các cơ quan được giao nhiệm vụ dé thực hiện quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước Ngoài các cơ quan đó, có thé có

các cơ quan thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ (cơ quan bổ trợ) nhằm tạo điều kiện dé

các cơ quan được giao các quyền năng chính có thể hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao Vận dụng cụ thé vào lĩnh vực thực hiện quyên tư pháp ở nước ta

thì dẫu có xác định cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều là các cơ

quan hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, vẫn phải khang định Tòa án là trung

Trang 15

tâm của hoạt động tư pháp Các cơ quan khác dù ít, dù nhiều cũng chỉ là các

cơ quan thực hiện các nhiệm vụ ban đầu hoặc cuối cùng để tạo điều kiện cho

các cơ quan xét xử hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, két quả xét xử được

thi hành trên thực tế Đứng ở góc độ này thì có thé xem hoạt động thi hành án

sẽ là hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo cho các bản án, quyết định của Tòa án

và các quyết định khác có hiệu lực pháp lý được thi hành trên thực tế

Thứ tư, thì hành án có mục đích nhằm "phục vụ tốt nhiệm vụ xét xử củaToa an" như Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương

Đảng Khóa VỊI đã chỉ ra Bởi vì, thi hành án là hoạt động của một quá trình tố

tụng tư pháp được bắt đầu từ điều tra, truy tố, xét xử và kết lại là quá trình thihành án nham đảm bảo thực thi ban án, quyết định của Tòa án, khôi phục lạitrên thực tế tình trạng ban đầu của trật tự pháp luật Mục đích của thi hành án

là làm cho các quyết định của Toà án trở nên có hiệu lực trên thực tế

Từ những phân tích nêu trên có thé đưa ra khái niệm thi hành án làhoạt động to tung tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyên tiếnhành dé thi hành các bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác

do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyên vào lợi íchhợp pháp của các cơ quan, tô chức và cá nhân

1.1.2 Khái niệm thi hành an dân sự.

Thi hành án dân sự là một loại thi hành án, nên có thé hiểu thi hành án

dân sự là hoạt động tố tụng tư pháp thi hành các bản án, quyết định về dân sựcủa Tòa án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật

Tuy nhiên khái niệm "dân sự" trong thi hành án hiện nay vẫn còn nhiều

tranh luận và có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thi hành án dân sự

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thì hành án dân sự chỉ là việc thi hành

các bản án, quyết định của Toà án về giải quyết vụ án dân sự theo trình tự do

pháp luật tô tụng dân sự quy định Y kiên này căn cứ trên cơ sở quan niệm về

Trang 16

"dân su" theo nghĩa hep, đó là căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm, theo đó, quan

hệ dân sự bao gồm quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản phát sinh trong

giao lưu dân sự Vi vậy, khái niệm "dan sự” trong thi hành án bao gồm những

vụ việc liên quan đến quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản, như: Bản án,quyết định về tranh chấp các loại hợp đồng dân sự, về hôn nhân gia đình vàmột số loại án khác có tính chất dân sự Các loại bản án, quyết định khác vềlao động, hành chính, quyết định về tài sản trong vụ án hình sự, quyết địnhtuyên bố phá sản doanh nghiệp, quyết định giải quyết tranh chấp kinh tế hoặc

thương mại của Trọng tài có thủ tục thi hành riêng, tuỳ từng trường hợp cụ

thé dé xác định loại tố tụng thi hành bản án, quyết định đó

Quan điểm thứ hai cho rằng, thì hành án dân sự phải được hiểu theonghĩa rộng, tương thích với cách hiểu khái niệm "dân sự" theo nghĩa rộng, đó

là những quan hệ không phải là hình phạt về nhân thân đối với cá nhân Ý

kiến này so sánh với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tô chứcthi hành các bản án có nguồn gốc pháp luật về nội dung là luật tư (luật dân sự,

kinh doanh, thương mại, lao động) được thực hiện theo một thủ tục chung mà

không có sự tach bạch căn bản việc thực thi an dân sự, hôn nhân gia đình,

kinh tế, thương mại hay lao động [18]

Trong tình hình hiện nay, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì quanđiểm thứ hai là quan điểm phù hợp; nghĩa là phải hiểu từ "dân sự" trong thi

hành án theo nghĩa rộng, không chỉ là bản án, quyết định dân sự của Toà án,

mà còn là bản án, quyết định khác của Toà án và quyết định của cơ quan, tổ

chức khác mà pháp luật quy định do Cơ quan thi hành án dân sự thi hành.

Các bản án, quyết định dân sự do Cơ quan thi hành án dân sự thi hànhkhông chỉ là bản án, quyết định của Toà án về vụ án dân sự, kinh tế, lao động,

phá sản doanh nghiệp, bản án hoặc quyết định dân sự của Toà án nước ngoài,

mà còn thi hành các quyết định về dân sự, phạt tiên, tịch thu tài sản, xử lý vật

Trang 17

chứng, tai san, truy thu tién, tai san thu loi bat chinh, an phí trong ban án,quyết định của Toa án về vụ án hình sự và quyết định về phan tai san trongbản án, quyết định của Toa án về vụ án hành chính Hon nữa, Cơ quan thihành án dân sự còn được giao nhiệm vụ thi hành quyết định của tổ chứckhông phải là Toà án, đó là quyết định của Trọng tài.

Nhu vậy, có thé dua ra khái niệm thi hành án dân sự /à hoạt động tổtụng thi hành các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao

động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự, hành chính

và quyết định khác do Cơ quan thi hành an dân sự thực hiện theo quy định

của pháp luật.

1.1.3 Đặc điểm của Thi hành án dân sự

Thứ nhất, hoạt động thi hành án dân sự đòi hỏi phải có tính độc lậptương đối: Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động tư pháp

nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng Tính độc lập trong hoạtđộng thi hành án dân sự ở đây được hiểu - trên cơ sở nội dung bản án, quyết

định của toà án và theo đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước

pháp luật Trong quá trình thi hành án các cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội,công dân, không được phép can thiệp làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành

án như làm cho việc thi hành án không đúng với quyết định của bản án, chậm

thi hành án hoặc thi hành không đúng theo quy định của pháp luật Chỉ có

người có thâm quyền được quy định cụ thé theo quy định mới có quyền hoãn,tạm đình chỉ, đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu thi hành án

Tuy nhiên, do hoạt động thi hành án quyết định trực tiếp trên thực tếđến quyên, lợi ích của các bên có liên quan nên nhiều trường hợp nếu đương

sự không tự nguyện thi hành và cần thiết phải có sự cưỡng chế để đảm bảo thi

hành thì dé ảnh hưởng đến trật tự, an ninh chính trị ở địa phương nên cần phải

có sự chỉ đạo của chính quyên địa phương, sự tham gia bảo vệ cưỡng chê của

Trang 18

cơ quan Công an, Song phụ thuộc nay của cơ quan thi hành án cũng không

có nghĩa là các cơ quan có liên quan đến quá trình thi hành án có quyền canthiệp hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án làm trái nội dung của bản án mà chỉ cótính chất hỗ trợ, tạo điều kiện để việc thi hành các bản án, quyết định của Toà

án có hiệu quả hơn, nhanh hơn đồng thời cũng phù hợp với tình hình an ninh

chính trị địa phương.

Thứ hai, có nhiều chủ thể tham gia quả trình thi hành án dân sựnhất là trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định có nội dung phức

tạp: Cơ quan thi hành án, Cơ quan chi dao thi hành án, Cơ quan quản ly thi

hành án, Cơ quan hỗ trợ thi hành án tạo nên mối quan hệ phối hợp giữa các

cơ quan trong thi hành án nhằm đảm bảo hoạt động thi hành án đạt hiệu quảcao Đây là đặc điểm cơ bản, quan trọng là cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa

các cơ quan trong hoạt động thi hành án dân sự.

Tuy nhiên Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệmthi hành các bản án, quyết định của Toà án, là người chịu trách nhiệm chính

về kết quả thi hành án Chấp hành viên tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm

trước Pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Thứ ba, các cơ quan, tô chức và cá nhân bình đẳng khi thực hiệnnghĩa vụ thi hành án Bắt kỳ cơ quan, tô chức, cá nhân nào (cho dù cá nhân

đó giữ cương vị lãnh đạo nào, cơ quan Nhà nước, tổ chức doan thể, đơn vị lựclượng vũ trang, ) nếu có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ thihành án nào đó mà Tòa án đã tuyên thì đều phải thực hiện nghĩa vụ thi hành

án bình đẳng như nhau Đặc điểm này có liên quan trực tiếp đến việc xác địnhmỗi quan hệ giữa Cơ quan thi hành án với cơ quan quản lý thi hành án, cơquan chỉ đạo thi hành án khi các cơ quan này là đối tượng thi hành án

Thứ tư, đảm bảo hiệu lực chung của bản án, quyết định của Toà án

va các quyết định khác: Cũng như các hoạt động khác (điều tra, truy tố, xét

THU VIEN

| TRUONG DAI HỌC LUAT AN \' HAN

| PHONG BO odole2 3 —

Trang 19

xử), hoạt động thi hành án cũng là hoạt động mang tính quyền lực chung,

thống nhất trong phạm vi toàn quốc Một bản án, quyết định có hiệu lực củaToà án sẽ không thể thi hành ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị hành chính khácnhau thì có mỗi kiểu khác nhau mà chỉ có thé thực hiện theo một nguyên tắcthống nhất và có hiệu lực chung trong toàn quốc đối với bất kỳ cơ quan, tôchức, cá nhân nào có liên quan Đây cũng chính là yêu cầu chung của nguyêntắc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, dodân và vì dân đã được quy định trong Hiến pháp nước ta

1.1.4 Ý nghĩa của Thỉ hành án dân sự

Thông qua hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự có thé đánh giáđược phần nào hiệu quả hoạt động của cơ quan Toà án Bởi vì nếu bản ántuyên mà đúng với bản chất, hiện thực khách quan, có lý, có tình thì chắcchan khi thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ không gặp phải sự kháng cự

quyết liệt của các bên đương sự Thực tiễn cho thấy, rất nhiều trường hợp

đương sự không tự nguyện thi hành, hoặc gửi đơn khiếu nại tố cáo đi nhiềunơi không phải vì cơ quan thi hành án làm sai mà chủ yếu vì không đồng tình

với quyết định của Toà án nên cố tình trì hoãn nhằm có điều kiện thời giankhiếu nại lên Toà án cấp trên hong làm thay đổi nội dung của bản án Ngoài

ra một số bản án tuyên nhưng không có tính khả thi, tuyên cho xong việc

không chỉ đơn thuần là gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan thi hành án

mà còn thé hiện năng lực, hiệu quả hoạt động của Toà án chưa cao Bên cạnh

đó, thông qua hoạt động thi hành án, các cơ quan thi hành án cũng phát hiện

ra rất nhiều trường hợp phán quyết của Toà án không đúng sự thật hoặckhông phù hợp với thực tế khách quan

Một bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật nhưng không

được thi hành trên thực tế cho thấy sự thiếu nghiêm minh của pháp luật, gây

ra sự mat đoàn kết, xung đột kéo dai trong nhân dân, tạo kẽ hở dé các phan tử

Trang 20

phan động lợi dụng tuyên truyền lôi kéo, nói xấu chế độ, kích động thù hận,gay chia rẽ sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ nhân dân Chính vi vậy, hoạtđộng thi hành án có hiệu qua sẽ không còn tạo ra "mảnh đất màu mỡ" dé chocác phan tử phản động lợi dụng, đồng thời góp phan tao ra lòng tin của nhândân đối với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hoạt động thi hành án có hiệu quả, một mặt bảo đảm việc thực hiện

quyền tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của xã hội, của công dânđối với các phán quyết của Toà án nhân danh Nhà nước, mặt khác khi trật tự

pháp luật bị phá vỡ thì pháp luật phải có cơ chế phục hồi một cách hiệu quả

nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm, trong

trường hợp đó hoạt động thi hành án sẽ là khâu then chốt để đảm bảo tính

hiệu quả của cơ chế phục hồi đó Ngoài ra, nếu bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thể trong xã hội một cách hữu hiệu sẽ là nhân tố làm lành

mạnh hóa các quan hệ thị trường, trong đó, hoạt động thi hành án nắm giữ

khâu quyết định dựa trên phán quyết, quyết định có hiệu lực pháp lý của cơ

quan tư pháp và cơ quan tài phán Pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu để

thúc đây sự phát triển các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích trong nền kinh tế

thị trường.

Hoạt động thi hành án có hiệu quả sẽ như một đảm bảo để tạo ra lòng

tin và lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam trong

trường hợp có phát sinh tranh chấp mà có liên quan đến hoạt động thi hành án

1.2 Các cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành

án dân sự.

1.2.1 Các cơ quan trong thi hành an dân sự.

Các cơ quan trong thi hành án dân sự là các cơ quan, tô chức có liên

quan đến hoạt động thi hành án dân sự, thi hành hoặc phối hợp, hỗ trợ thi

hành các bản án, quyết định dân sự

Trang 21

Các cơ quan trong thi hành án dân sự bao gồm:

- Cơ quan thi hành án dân sự.

- Cơ quan tiễn hành tổ tụng (Toà án nhân dân)

- Cơ quan chỉ đạo thi hành án (Uy ban nhân dân).

- Cơ quan quan ly thi hành án (Phòng tư pháp, Sở tư pháp )

- Cơ quan kiểm sát thi hành án (Viện kiểm sát nhân dân)

- Cơ quan hé trợ thi hành án ( Cơ quan công an, Ngân hàng, Cơ quan

bảo hiểm, Uy ban nhân dân cấp xã )

1.2.2 Mỗi quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự:

Quan hệ theo nghĩa chung chỉ “sự gắn bó”, “tác động qua lại lẫn nhau”.[21] Mối quan hệ được hiểu là “sự gắn bó tác động qua lại lẫn nhau mang tính

hệ thống” [21] thé hiện mối liên hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng Sựvật hiện tượng bộc lộ, thể hiện bản chất của chúng thông qua mối quan hệ với

sự vật, hiện tượng khác.

Đối với Việt Nam mối quan hệ nói chung giữa các cơ quan Nhà nướcđược thể hiện ở sự phối hợp thực hiện chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quantrong bộ máy Nhà nước Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt nam không tách biệtmột cách tuyệt đối ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp mà trên cơ sở chức

năng nhiệm vụ các cơ quan phối hợp và thống nhất thực hiện nhiệm vụ dưới

Nói cách khác mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự

là cơ chế phối hợp thực hiện chức năng nhiệm vụ của các co quan có liênquan trong lĩnh vực thi hành án dân sự nhằm thực hiện nghiêm chỉnh, triệt dé,

Trang 22

chính xác, nhanh chóng, có hiệu quả bản án, quyết định vó hiệu lực pháp luậtcua Toà an.

Mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sy là mối quan hệ

có tính biện chứng và tất yếu Vì mỗi cơ quan, tô chức có chức năng, nhiệm vụ

theo quy định của pháp luật hoặc quy định trong điều lệ, nội quy, quy chế của

cơ quan tô chức Nếu đặt các cơ quan, tô chức trong mỗi quan hệ tĩnh không

có sự tác động qua lại lẫn nhau thì cơ quan, tổ chức thực chat không hoạtđộng, không có ý nghĩa trên thực tế Các cơ quan tổ chức thực tế luôn có sựtác động qua lại lẫn nhau Sự tác động qua lại lẫn nhau của các cơ quan tôchức thé hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động của các cơ quan tổchức đó, qua đó cơ quan tô chức thực sự “sống” trong thực tế Trong hoạt

động thi hành án, nếu không có bản án quyết định có hiệu lực của toà án sẽ

không có cơ quan thi hành án với hoạt động thi hành án Mặt khác thi hành

án dân sự lại xuất phát từ nhu cầu xã hội, dé quan hệ xã hội phát triển mộtcách lành mạnh thì những hành vi vi phạm pháp luật cần phải có biện pháp xử

lý nghiêm khắc Hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm khắc mớiđảm bảo kỷ cương, đảm bảo trật tự pháp luật Vì vậy sự phối hợp giữa các cơ

quan là quan hệ nội tại, tự thân và là đòi hỏi của xã hội.

Nếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự tốt có nghĩa là

các cơ quan đã thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình Qua đó thực

hiện quyền nghĩa vụ của các đương sự, trật tự pháp luật được bảo vệ đảm bảotính công bằng, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự chưa tốt, thể

hiện ở việc các bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa được thi hành hoặc

không được thi hành trên thực tế, quyền và nghĩa vụ của các đương sự không

được thực hiện trên thực tế dù đã có phán quyết của Toà án, gây nên sự bất

bình, bức xúc của những người có quyền lợi bị xâm hại, không đảm bảo được

Trang 23

trật tự pháp luật, không xây dựng được pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ làm ảnh

hưởng đến uy tín của Nhà nước

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự làmột yêu cầu của thực tế vì quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sựkhông chỉ bắt nguồn từ các quy định của pháp luật mà còn bắt nguồn từ thực

tế thi hành án, từ đời sống xã hội đòi hỏi phải có sự hoàn thiện cơ chế phối

hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự.

Đặc trưng của mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự:Thứ nhất: cơ quan thi hành án dân sự có vai trò, trách nhiệm chủ đạo

trong thi hành án dân sự.

Thị hành án dân sự là cơ quan có chức năng nhiệm vụ trong hoạt động

thi hành án dân sự, được thành lập nhằm thi hành án dân sự nên trách nhiệmchính và chủ yếu là cơ quan thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp luật của Toà án, các cơ quan, tô chức khác có nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ

thi hành án Đặc trưng này xuất pháp từ bản chất của cơ quan và theo quy

định của pháp luật Có những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khôngcần sự phối hợp của các cơ quan khác Cơ quan thi hành án vẫn có thể thựchiện được ( những bản án, quyết định đương sự tự thoả thuận thi hành án

hoặc nội dung vụ việc không phức tạp)

Thứ hai, mỗi quan hệ của các cơ quan thi hành án dân sự được thể hiệnthông qua trình tự, thủ tục thi hành một bản án, quyết định dân sự do pháp

luật quy định.

Trong quá trình thi hành án dân sự có thể cần sự phối hợp, hỗ trợ của

rất nhiều các cơ quan, tô chức Tuy nhiên không phải tất cả các cơ quan cùngmột lúc tham gia tat cả các khâu trong quá trình thi hành một bản án dân su;

mà tuỳ từng vụ việc phụ thuộc vào sự đơn giản, phức tạp, dễ hay khó thực

hiện mà cơ quan thi hành án can sự phôi hợp của cơ quan có thâm quyên hoặc

Trang 24

yêu cầu sự hỗ trợ của cá nhân, tô chức, cơ quan khác có liên quan trong đếnbản án, quyết định cần thi hành.

Vi dụ: Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ tham gia hoạt động thi hành án khicần giải thích ban án (do Toà án tuyên không rõ), tạm hoãn, tạm đình chỉ thi

hành án Cơ quan công an tham gia giữ gin trật tự, ngăn chặn hành vi cản

trở, chống đối việc thi hành án đối với những vụ, việc cần cưỡng chế thi hành án

Thứ ba, Các cơ quan khác phối hợp, hỗ trợ cơ quan thi hành án trongthi hành án dân sự xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tô chức

và trên cơ sở quy định của pháp luật.

Toà án có nhiệm vụ gửi và giải thích bản án, quyết định của Toà án,

hoãn thi hành án, tạm đình chthi hành án, áp dụng các biện pháp ngăn chặn

trong quá trình xét xử dé dam bao thi hành án Viện kiểm sát nhân dân Kiểm

sát hoạt động thi hành án, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án Cơ

quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, t6 chức kinh tế, đơn vi vũ trang nhân dân trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và ca nhân có trách nhiệm thực hiệnđầy đủ yêu cầu của Chấp hành viên trong việc thi hành án; Cơ quan Công an

có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn những hành vi cản trở, chốngđối việc thi hành án Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế

thi hành án thì cơ quan công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ

phối hợp thực hiện theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hoặcChấp hành viên

Sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều xuất phát

từ những quy định cụ thể của pháp luật nên họ có trách nhiệm và nghĩa vụ

phải thực hiện.

Trang 25

1.2.3 Các yêu cau về các mỗi quan hệ giữa các cơ quan trong thi

hành an dan sự:

*/Yêu cầu chung : Tạo mọi cơ sở pháp lý, các điều kiện khác để cơ

quan thi hành thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao:

Một là yêu cầu hoàn thiện, bố sung các quy định của pháp luật về mối

quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự.

Các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi

hành án dân sự nhìn chung tương đối đầy đủ Tuy nhiên các quy định về sự

phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự còn thiếu, chưa cụ

thé Vì vậy cần hoàn thiện, bé sung các quy định của pháp luật về mối quan

hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự.

Hai là yêu cầu các cơ quan chức năng phải thực hiện đầy đủ các quy

định của pháp luật trong việc phối hợp, hỗ trợ thi hành án dân sự

Hiện nay, hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự đang phụ thuộc và

chịu chi phối bởi hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức của nha nước Dé công

tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, rất cần sự phối hợp thực hiện nhiệm

vụ của các cơ quan có liên quan.

Yêu cầu các cơ quan chức năng phải thực hiện đầy đủ các quy định củapháp luật trong việc phối hợp, hỗ trợ thi hành án dân sự là một trong yêu cầuquan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự

với bản chất, hiện thực khách quan, có lý, có tình thì chắc chắn khi thi hành

án, cơ quan thi hành án sẽ không gặp phải sự kháng cự quyết liệt của các bên

Trang 26

đương su Thực tiễn cho thấy, rất nhiều trường hợp đương su không tựnguyện thi hành, hoặc gửi đơn khiếu nại tố cáo đi nhiều nơi không phải vì cơquan thi hành án làm sai mà chủ yếu vì không đồng tình với quyết định củaToà án nên cố tình trì hoãn nhằm có điều kiện thời gian khiếu nại lên Toà áncấp trên hòng làm thay đôi nội dung của bản án Ngoài ra một số bản án tuyênnhưng không có tính khả thi, tuyên cho xong việc không chỉ đơn thuần là gâykhó khăn cho hoạt động của cơ quan thi hành án mà còn thể hiện năng lực,

hiệu quả hoạt động của Toà án chưa cao Bên cạnh đó, thông qua hoạt động

thi hành án, các cơ quan thi hành án cũng phát hiện ra rất nhiều trường hợpphán quyết của Toà án không đúng sự thật hoặc không phù hợp với thực tế

khách quan.

Yêu cầu về mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơquan tiến hành tố tung thé hiện ở việc các phán quyết của toà án cần chính

xác, rõ ràng, gửi và giải thích bản án nhanh chóng, đúng thời hạn, hạn chế để

xảy ra trường hợp hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và cần áp dụngcác biện pháp ngăn chặn trong quá trình xét xử không dé đương sự tau tán tài

sản đảm bảo thi hành an.

+ Yéu cau vé mỗi quan hệ giữa Cơ quan thi hành án dan sự với Co

quan quan lý thi hành án:

Đây chính là hoạt động chỉ đạo nghiệp vụ giữa cơ quan quản lý cấp trênđối với cơ quan chuyên môn cấp dưới trực tiếp trong quá trình thực hiện chức

năng nhiệm vụ của mình.

Thị hành án không phải là hoạt động giản đơn, trong quá trình thi hành

án thường phát sinh những vấn đề phức tạp đặc biệt có những vụ, việc thihành án có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở phạm vi tỉnh, thành phốthậm chí phạm vi nhiều tỉnh thành phố Ngoài ra, năng lực đội ngũ cũng như

chuyên môn nghiệp vụ của Châp hành viên đôi khi còn hạn chê Vì vậy sự chỉ

Trang 27

đạo nghiệp vụ giữa cơ quan thi hành án cấp trên đối với cơ quan thi hành áncấp dưới là việc cần thiết và tất yêu, khách quan.

Nếu cơ quan quản lý thi hành án dân sự quản lý tốt, chỉ đạo nghiệp vụkịp thời đối với hoạt động thi hành án thì hoạt đông thi hành án sẽ đạt hiệuquả cao Ngược lại quản lý lỏng, việc hướng dẫn nghiệp vụ chậm, qua loa, tắc

trách dẫn đến hiệu quả thi hành án thấp

Ngoài việc chỉ đạo nghiệp vụ, cơ quan quản lý thi hành án còn tạo điềukiện về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện trong việc thi hành án đặc biệt

là trong cưỡng chế thi hành án dân sự

Vì vậy Thi hành án dân sự sẽ không đạt hiệu quả cao nếu tách rời sựchỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án chính là yêu cầu về mối quan hệ giữa

Cơ quan thi hành án và cơ quan quan lý thi hành án.

+ Yêu cau về mỗi quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với cơquan Kiểm sát thi hành án:

Viện Kiểm sát thực hành quyền công tổ và kiểm sát Cơ quan Thi hành

án dân sự thực hiện trên thực tế các bản án, quyết định thuộc lĩnh vực dân sựcủa Toà án đã có hiệu lực pháp luật Mối quan hệ giữa Cơ quan Thi hành ándân sự và Viện kiểm sát là hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự

Có thể nói Kiểm sát thi hành án dân sự là hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật về thi hanh áncủa đương sự, cá nhân, t6 chức có liên quan đến việc thi hành án nhằm đảmbảo việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật bản án quyết định đã có

hiệu lực pháp luật.

Mối quan hệ giữa Viện Kiểm sát và Cơ quan thi hành án là mỗi quan hệ

giữa cơ quan kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình thihành án và cơ quan tiến hành hoạt động thi hành án Mối quan hệ nảy bắt

nguôn từ chức năng nhiệm vụ của moi cơ quan Trong chức năng kiêm sát thi

Trang 28

hành án của Viên Kiểm sát không thé thiếu nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân

sự, vì nếu thiếu đi hoạt động này Viện kiểm sát chưa thực hiện đầy đủ trách

nhiệm của mình Vì vậy mỗi quan hệ giữa Viện Kiểm sát và Cơ quan thi hành

án là mối quan hệ tất yếu xảy ra

Vì có chức năng kiểm sát thi hành án, Viên kiểm sát có trách nhiệmgiám sát việc tuân theo pháp luật của Chấp hành viên, các đương sự, người cóquyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng như cá nhân và tô chức khác trong quá

trình thi hành án dân sự.

Ngược lại Cơ quan thi hành án phải chịu sự kiểm tra, giám sát việc tuântheo pháp luật của Viện kiểm sát đồng thời có quyền yêu cầu Viện Kiểm sát

thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Pháp luật.

Cơ quan thi hành án và Viện Kiểm sát đều thực hiên đúng và đầy đủnhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ trách được oan, sai đối với việc thực hiệnpháp luật, nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa

Yêu cầu về mỗi quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với cơ quanKiểm sát thi hành án thể hiện ở hoạt động kiểm sát tốt việc tuân theo pháp

luật trong hoạt động thi hành án dân sự, thực hiện đúng các quy dịnh của pháp luật trong các trường hợp hoãn thi hành án dân sự, tạm đình chi thi hành án dân sự.

+ Yêu cau về mỗi quan hệ giữa Cơ quan thi hành án dân sự với các

cơ quan hỗ trợ thi hành án:

Hoạt động thi hành án (đặc biệt là hoạt động cưỡng chế thi hành án) rấtcần sự hỗ trợ, tác nghiệp của các cơ quan có liên quan nhằm mục đích bảođảm các bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác theo quy định

của pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, đặc biệt trong hoạt

động cưỡng chế thi hành án dân sự Công tác thi hành án có liên quan và gắn

bó hữu cơ với nhiều hoạt động khác nhau như sự phối kết hợp của các cơ

Trang 29

quan ban ngành có liên quan nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thi

hành án được thực hiện có hiệu qua và theo đúng quy định của pháp luật Vì

vậy, Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam quy định: "Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lựcpháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, t6 chức kinh tế, tổ chức xã hội,

các đơn vị vũ trang nhân dan và mọi công dan tôn trọng; những người và don

vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành".

Yêu cầu về mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ

quan hỗ trợ thi hành án thê hiện ở nội dung : Cơ quan nhà nước, tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu của Chấp hành

viên trong việc thi hành án; Co quan Công an có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, kip

thời ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án Trongtrường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan

công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp thực hiện theo

yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hoặc Chấp hành viên

1.3 Mối quan hệ giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theoquy định của Pháp luật ở một số nước

Thứ nhất, Ở phần lớn các nước vai trò của Toà án đối với hoạt độngthi hành án dân sự rất lớn Toà án là cơ quan thực hiện nhiệm vụ xét xử đồng

thời chịu trách nhiệm thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

- Nhat Ban: Cơ quan thi hành án hoạt động độc lập thuộc Toà sơ thấm.Chap hành viên là công chức Nhà nước hoạt động dưới sự giám sát của Toàthi hành án và là người trực tiếp thi hành án Toà án chịu trách nhiệm thi hành

đôi với bât động sản, tàu thuyên, tín dụng và các quyên tải sản Toà án có

Trang 30

tham quyén ra lệnh cho người có trách nhiệm thi hành án thực hiện hoặc

không thực hiện một hành vi nào đó.

- Singapo: Việc tô chức thi hành án dân su do Toa án đảm nhiệm Hệ

thống tổ chức Toà án ở Singapore bao gồm: Toà án tối cao và Toà án cấpdưới Bộ phận thi hành án thuộc Toà án tối cao và Toà án cấp dưới

Các nhân viên thi hành án có nhiệm vụ thi hành án, vừa có nhiệm vụ

tống đạt giấy tờ, thực hiện các lệnh bắt giữ Nhân viên của Toà án nao thì cóquyền thi hành án của Toà án đó

Thứ hai, Cơ quan làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh hỗ trợ kịp thời

và có hiệu quả trong thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng.

Khi có quyết định cưỡng chế thi hành án cơ quan công an tích cực thực hiện

nhiệm vụ và đảm bảo tốt an ninh trật tự, an toàn cho các chấp hành viên thực

hiện cưỡng chế thi hành án Ví dụ ở Pháp, Mỹ

Ngân hàng, các tô chức tín dụng và các cơ quan khác quản lý tốt nguồn

thu nhập của công dân nói chung và của người phải thi hành án nói riêng; Vivậy các biện pháp cưỡng chế thi hành án như khấu trừ tài khoản, thực hiện

nghĩa vụ bằng tiền đều được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời

Thứ ba, Vai trò của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đối với hoạt

động thi hành án không nhiều Cơ quan quản lý hành chính ở một số nướctrên thế giới thường không có chức năng chỉ đạo hoạt động thi hành án Vìvậy mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án và cơ quan chỉ đạo thi hành ánkhông được đề cập khi sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án

Trang 31

công trong thi hành án.

Hệ thống pháp luật thi hành án dân sự Việt nam hiện hành đã có một sốđiều luật quy định về cơ chế phối phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành

án dân sự trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, Pháp lệnh Thị hành án dân sự, Luật

Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổchức Hội đông nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Tổ chức Công an nhân

dân Ngoài ra còn một số văn bản hướng dẫn sự phối hợp giữa các cơ quan

liên quan và Cơ quan thi hành án trong Thị hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng: Thông tư 15⁄2—3/TT- BCA của Bộ Công an ngày

01/9/2003 hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ

và công an nhân dân, Thông tư 05/2002/TT-BTP về việc hướng dẫn chuyêngiao một số vụ việc cho Uy ban nhân dân cấp xã trực tiếp thi hành

Dựa trên những quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các cơ

quan trong thi hành án dân sự, hoạt động thi hành án dân sự đã đạt được một

số kết quả nhất định:

Thứ nhất, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận

huyên, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo thi hành án dân sự ở

địa phương đã tạo điều kiện cho sự phối hợp của các ban ngành trong việc tổ

chức thi hành án, đặc biệt là các vụ việc phức tap, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Trang 32

Thứ hai, Co quan công an đã tích cực hỗ trợ hoạt động thi hành án, đặc

biệt cơ quan Công an có vai trò rất tích cực trong việc dam bảo an ninh trật tự trong việc cưỡng chế thi hành án, đảm bảo việc thi hành án thuận lợi.

Thứ ba, Các cơ quan ngân hàng, địa chính, bảo hiểm, đã tích cực hỗ

trợ thi hành án, chấp hành các yêu cầu của Chấp hành viên đối với những việc

có liên quan đến thi hành án dân sự.

Thứ tư, Cơ quan quản lý thi hành án dân sự đã thực hiện tốt chức năng

hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ, giúp Chấp hành viên thi hành bản án, quyết định

của Toà án.

Thứ năm, Viện Kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt chức năng kiểm sát thi hành án dân sự bằng hoạt động giám sát việc thực hiện và tuân theo pháp luật thi hành án của Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan

đến thi hành án dân su.

Những kết quả đó đã góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án, giảm bớt

tỉ lệ án dân sự tồn đọng trong một thời gian dài.

Có thê thấy, hệ thống pháp luật Việt nam đã đề cập đến sự phối hợp

giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quanthựchiện chức năng nhiệm vụ, đồng thời tạo nên mối quan hệ hỗ trợ, phối hợp

giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả thi hành án Tuy

nhiên những quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các cơ quan trong thihành án dân sự còn tản mat; chưa thật đầy đủ thậm chí có những quy định chưaphù hợp với thực tế hoặc khi áp dụng trong thực tế còn gặp nhiều vướng mắc

Trên thực tế, sự phối hợp giữa các co quan trong thi hành án nói chung

và thi hành án dân sự nói riêng tuy đã trở thành nguyên tắc Hiến định và đã

được cụ thể hoá trong các văn bản luật và dưới luật, song tình trạng coi

thường pháp luật, làm trái nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt

động thi hành án dân sự van diễn ra rat phô biên, bức xúc, trở thành môi quan

Trang 33

tâm của Đảng, Nhà nước và của cả xã hội Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn

cho thấy tình trạng số lượng bản án, quyết định của Toà án còn tồn đọng chưa

được thi hành vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể, chưa có xu hướng giảm mà có phan

ngày càng gia tăng Điều băn khoăn nhất chính là tình trạng bản án, quyếtđịnh của Toà án có điều kiện thi hành nhưng không được thi hành hoặc chậmđược thi hành xuất phát từ lỗi chủ quan của các cơ quan Nhà nước

2.1 Mối quan hệ giữa Cơ quan Thi hành án dân sự và Toà án

2.1.1 Mối quan hệ giữa Thi hành án dân sự và Toà án theo pháp luật

hiện hành.

- Cấp bản án, quyết định của Toà án: Khi bản án, quyết định của Toa ánđược thi hành theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định đó phải cấp cho người được thi hành

án và người phải thi hành án bản án hoặc quyết định có ghi "để thi hành" Toà

án phải giải thích cho người được thi hành án, người phải thi hành án về

quyền yêu cầu, thời hạn yêu cầu thi hành án và nghĩa vụ thi hành án theo

quy định của pháp luật [22].

- Gửi và giải thích bản án, quyết định của Toà án:

“1, Đối với bản án, quyết định của Toà án quy định tại các điểm a, b, c

và d khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này thì Toà án đã tuyên bản án, quyết định

đó phải gửi bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát

cùng cấp với Toa án đã xét xử sơ thâm trong thời hạn ba mươi ngày, ké từ

ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

2 Đối với những bản án, quyết định được thi hành theo quy định tạiđiểm a khoản 2 Điều 2 của Pháp lệnh này thì Toà án đã tuyên bản án, quyếtđịnh đó phải gửi bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát

cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thâm trong thời hạn mười ngày làm việc, kể

từ ngày ra bản án, quyết định đó Đối với quyết định về biện pháp khẩn cấp

Trang 34

tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao ngay quyết định đó cho

Cơ quan thi hành án cùng cấp

3 Khi chuyển giao bản án, quyết định, Toà án phải gửi kèm theo biên

bản kê biên, tạm giữ tang vật, tài sản, các tài liệu khác có liên quan (nếu có)

4 Trong trường hợp nhận được yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan thihành án về việc giải thích bản án, quyết định thì trong thời hạn mười lămngày, kê từ ngày nhận được yêu cầu, Toà án đã ra bản án, quyết định đó phải

có trách nhiệm trả lời bằng văn bản [22]

- Hoãn thi hành án: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh thihành án dân sự năm 2004, Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thìChánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cóquyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét việc kháng nghị theo thủtục giám đốc thâm hoặc tái thâm thuộc thâm quyền Thủ trưởng Cơ quan thihành án phải ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thihành án của người có thâm quyền kháng nghị Thời hạn hoãn thi hành án theoyêu cầu của người có thâm quyền kháng nghị không quá chín mươi ngày, kể

từ ngày ra quyết định hoãn thi hành án

- Tạm đình chỉ thi hành án: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 27 Pháplệnh thi hành án dân sự năm 2004, Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đãkháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thẩm cóquyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó Thời hạn tạm đình chỉthi hành án không quá sáu tháng, ké từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ thihành án Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành ánkhi nhận được quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án hoặc khi cóquyết định rút kháng nghị của người có thâm quyền kháng nghị Trong trườnghợp nhận được quyết định tạm đình chi thi hành án của người có thâm quyên

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w