CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp1, Giới thiệu chungTổng công ty Thép Việt Nam - CTCP VNSTEEL được thành lập trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ
ĐỒ ÁN MÔN
ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN
ĐỀ TÀI: Xây dựng phương pháp quản lí nguồn nhân lực tại Tổng công
ty thép Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Lớp – khóa : ME6030.2 - K15
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
2
Trang 3Ngày nay, trong giai đoạn sản xuất ngày càng phát triển, lượng sản phẩm sản xuất ngày càng nhiều và phân bố đa dạng Cùng với quá trình phát triển đó, sản phẩm làm ra phải có chất lượng đạt chuẩn cũng như phù hợp với ngành sản xuất Công nghiệp phát triển, các vấn đề về kĩ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp đòi hỏi sự ra đời về kiểm soát cũng như quản lý chất lượng của sản phẩm Vì vậy, việc quản lý và phát triển sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu hiện nay là rất cần thiết Quản lý chất lượng sản phẩm giúp cho các nghành công nghiệp đạt được đầu ra cũng như có được mặt hàng sản xuất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Quản lý chất lượng sản phẩm là sự phối hợp các yếu tố giúp định hướng và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm như chính sách chất lượng, hoạch định chất lượng, mục tiêu chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm Học phần quản lý chất lượng sản phẩm được đưa vào giảng dạy với mục đích giúp sinh viên có kiến thức và tư duy trong việc lập kế hoạch công việc theo trình tự hợp lý để có thể quản lý chất lượng của sản phẩm tối ưu và hiệu quả
Sau quá trình kết hợp hoc tập, tự tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn của cô giáo bộ môn nhóm sinh viên đã chọn lựa và hoàn thành bài báo cáo: “Xây dựng phương pháp quản lí nguồn nhân lực tại Tổng công ty thép Việt Nam” Đây là một đề tài gắn liền với thực tế đối với đời sống cũng như là cơ sơ nghiên cứu về sau của sinh viên
Trang 4CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1, Giới thiệu chung
Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSTEEL) được thành lập trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam là Tổng công ty Kim khí và Tổng công ty Thép Sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp luyện kim, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp thép trong nước Hiện nay, VNSTEEL hoạt động theo mô hình Công ty
cổ phần với gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết
2, Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty Kim khí được thành lập vào những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước với nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư kim khí trong toàn quốc Do chuyển đổi mô hình quản lý, vào những năm 80 của thế kỷ XX, Nhà nước đã giải thể Tổng công ty để thành lập các Xí nghiệp liên hiệp thuộc Bộ Vật tư Năm 1985, thực hiện chủ trương của Chính phủ về tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư , Bộ Vật tư có Quyết định thành lập Tổng công ty Kim khí trực thuộc Bộ Vật tư Cuối năm 1990, Công ty Vật tư Thứ liệu Trung ương thuộc Bộ Vật tư được sáp nhập vào Tổng công ty Kim khí của Bộ Thương nghiệp Tổng công ty Kim khí là tổ chức quản lý kinh doanh ngành hàng kim khí của cả nước, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, có trụ sở đặt tại số 55B, phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ngày 30/5/1990, Bộ Công nghiệp nặng đã thành lập Tổng công ty Thép trên cơ
sở tổ chức, sắp xếp các đơn vị khai thác, tuyển luyện các loại khoáng sản kim loại đen và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ về lĩnh vực luyện kim đen thuộc Bộ Công nghiệp nặng
Vào năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chuyển Tổng công ty Kim khí từ Bộ Thương mại về Bộ Công nghiệp nặng quản lý Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM STEEL CORPORATION, viết tắt là VSC
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ
sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng
Theo quyết định thành lập, Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực như khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ
4
Trang 5dung; sản xuất gang, thép và các kim loại, sản phẩm thép; xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật; thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và xây dựng dân dụng; kinh doanh khách sạn, nhà hàng và vật tư tổng hợp; đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học công nghệ; đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế và hợp tác lao động với nước ngoài
3, Sơ đồ bộ máy tổ chức
Trang 6- Tổng công ty thép Việt Nam (VNSteel) đứng đầu đại hội đồng cổ đông do
chủ tịch HDQT ông Lê Song Lai điều hành
Chức năng của các phòng Ban trong VNSteel:
Ban kiểm soát: Có chức năng kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác
và trung thực trong việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của tổng công ty
Ban Tổng Giám Đốc: Có vai trò chủ chốt trong các hoạt động của công ty trực tiếp điều hành thúc đẩy đưa ra chiến lược làm gia tăng lợi nhuận cho công ty
Dưới sự điều hành của Ban Tổng Giám Đốc còn gồm các phòng ban với chức năng tham mưu như:
- Tài Chính - Kế Toán (TC-KT): có chức năng về quản lý điều hành lĩnh
vực tài chính, tín dụng, thuế; công tác kế toán, thống kê; công tác kiếm toán nội bộ; công tác giám sát tài chính; quản lý cổ đông và cổ phiếu của Tổng công ty
- Kế Hoạch Thị Trường (KHTT) : hoạt động về lĩnh vực xây dựng và lập
kế hoạch tổng hợp; nghiên cứu và phát triển thị trường; xây dựng chính sách liên quan đến thị trường, thuế; xây dựng và phát triển thương hiệu; hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh; mua bán nguyên liệu, hàng hóa theo nhiệm vụ được giao
- Tổ Chức Nhân Sự (TCNS) : có chức năng về các lĩnh vực tổ chức bộ máy; đổi mới sắp xếp doanh nghiệp; công tác nhân sự; quản lý Người đại diện quản lý phần vốn Tổng công ty; công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng; công tác quản lý lao động và tiền lương; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên của Tổng công ty
- Kiểm Tra Pháp Chế (KTPC) : Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng ủy Tổng công ty
- Kỹ Thuật Đầu Tư ( KTĐT): có chức năng về lĩnh vực quản trị chiến lược phát triển; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử dụng đất đai; quản
lý vốn đầu tư của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác; lĩnh vực kỹ thuật, thiết bị luyện kim; quản lý giám sát định mức sản xuất; tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; quản lý môi trường; quản lý, khai thác khoáng sản, mỏ nguyên liệu; nghiên cứu khoa học công nghệ; an toàn bảo hộ lao động của Tổng công ty
- Văn Phòng : điều hành công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; tổng hợp, theo dõi và đánh giá thực hiện công việc, quản lý hệ thống chất lượng (ISO); công tác quản trị của cơ quan Tổng công ty; công tác y tế; công tác
6
Trang 7quan hệ cộng đồng; thông tin, tuyên truyền, giáo dục truyền thống, văn hoá doanh nghiệp; công tác thi đua khen thưởng Tổng công ty; quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin; công tác quốc phòng, an ninh, tự vệ của Tổng công ty
- Tuyên Giáo Truyền Thông : Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và tổng kết về các lĩnh vực công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, văn hoá, giáo dục lý luận chính trị, nắm bắt và định hướng dư luận
xã hội trong cán bộ, đảng viên và người lao động trong Đảng bộ Tổng công ty; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Tuyên giáo, Dân vận của Đảng ủy Tổng công ty
- Công Nghệ Thông Tin : nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược,
tham mưu, tổ chức triển khai và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) của tổng công ty, bao gồm: cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống mạng và hệ thống cơ sở dữ liệu,
4, Các sản phẩm chính
Với hệ thống 23 đơn vị sản xuất, tập trung chính vào sản xuất ra những sản phẩm thép chất lượng, uy tín hàng đầu Việt Nam, đóng góp cho toàn ngành bình quân mỗi năm hơn 4 triệu tấn sản phẩm phục vụ hoạt động dựng xây đất nước Trong số này, thép xây dựng có tỷ trọng hơn 80%, các sản phẩm thép dẹt như tôn mạ và thép cán nguội chiếm gần 20%
Sản phẩm dịch vụ chính :
Sản phẩm thép dài
Phôi thép
Thép thanh vằn
Thép cuộn
Thép hình
Thép góc
Thép thanh tròn trơn
Sản phẩm thép dẹt
Thép cán nguội
Tôn mạ
Trang 8Hình 1.1: Biểu đồ sản lượng sản xuất từ năm 2008 - 2010
5, Thành tựu và mục tiêu
a, Thành tựu
Thành tựu đạt được trong năm 2022
Tổng công ty Thép Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu hợp nhất là 40.000 tỷ đồng, giảm 2%, tương ứng giảm 857 tỷ đồng so với kết quả kiểm toán năm ngoái Trong đó doanh thu công ty mẹ gần 3.768 tỷ đồng, giảm 28%.Với kết quả này, VNSteel đã vượt 5% kế hoạch doanh thu hợp nhất năm và thực hiện 82% chỉ tiêu công ty mẹ Công ty chưa công bố lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 9 tháng đầu năm, VNSteel đã lỗ trước thuế 382,79 tỷ đồng, còn cách xa mục tiêu lợi nhuận là 550 tỷ
Thành tựu đạt được của VNSTEEL từ trước đến nay
Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, VNSTEEL trở thành doanh nghiệp đứng đầu ngành về vốn và giá trị tài sản Tổng sản lượng thép xây dựng của Tổng Công ty và các Công ty trực thuộc chiếm khoảng 50% thị phần nội địa Là đơn vị sáng lập, VNSTEEL đã đóng góp tích cực vào hoạt động có hiệu quả của ngành thép Việt Nam, là nôi đào tạo nhiều cán bộ cao cấp cho các doanh nghiệp thép trong nước
Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) hoàn thành cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào tháng 4/2011 Trong 2 năm đầu sau khi cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bị thua lỗ nặng với lỗ lũy kế hơn 800 tỉ đồng (tính tới tháng 10/2013)
Chính vì vậy, cuối năm 2014, VNSteel đã xác định tái cấu trúc mạnh mẽ, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, hoàn thiện bộ máy tổ chức doanh nghiệp Sau 2
8
Trang 9năm, VNSteel đã chấm dứt lỗ, bắt đầu sản xuất kinh doanh (SXKD) có lãi Riêng năm 2015, VNSteel đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ đều tăng trưởng cao so với năm 2014
Năm 2015, VNSteel và các đơn vị thành viên đã sản xuất được trên 1,6 triệu tấn phôi thép (tăng 23,7% so với năm 2014), trên 3,3 triệu tấn thép thành phẩm các loại (tăng 27,7% so với 2014)
Thị phần thép xây dựng của VNSteel trên thị trường tăng từ 40,8% lên 42% Doanh thu thuần ước đạt 828,489 tỷ đồng Lợi nhuận hợp nhất đạt 150 tỉ đồng, lợi nhuận của công ty mẹ ước đạt 120 tỉ đồng tăng 19,9% so với kế hoạch Doanh thu tăng trưởng bình quân khoảng 9%/năm, doanh thu đạt được năm
2014 tăng 424% so với năm 1995 Ngoài ra, VNSTEEL còn có nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng khác như xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng (Công ty
cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Miền Nam), bất động sản, xuất khẩu lao động, du lịch khách sạn, tài chính, bảo hiểm, giao nhận và logictis, v.v
b, Mục tiêu
VnSteel chỉ đạo các đơn vị cân đối và xử lý hài hoà giữa mục tiêu duy trì sản lượng (giữ vững thị phần) và mục tiêu lợi nhuận trong từng thời điểm để đảm bảo kết quả cuối cùng vẫn là lợi nhuận, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh chính phải có hiệu quả
VnSteel phấn đấu năm 2023 sản lượng thép thành phẩm đạt 3.435.000 tấn, tăng nhẹ khoảng 3% so với năm 2022; tổng doanh thu hợp nhất đạt 35.800 tỷ đồng Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 50 tỷ đồng; tổng doanh thu Công ty mẹ đạt 1,899 tỷ đồng; lợi nhuận Công ty mẹ phấn đấu có lãi
Đồng thời, theo đánh giá của đại diện VnSteel, trong năm 2023 này, triển vọng phục hồi nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu tiếp tục gặp khó khăn khi thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt tại nhiều quốc gia Áp lực về tỷ giá và lãi suất tiếp tục tăng khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép
Hơn nữa, triển vọng phục hồi nhu cầu thép tại thị trường trong nước dự báo
Trang 10kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng/quý/năm của đơn vị Bên cạnh đó, VSTEEL tăng cường theo dõi, cập nhật thông tin về thị trường thép trong nước và thế giới, chú trọng công tác dự báo, phân tích thị trường
Đặc biệt, VnSteel sẽ tập trung nguồn lực vào các đề án tái cơ cấu giai đoạn đến năm 2025 và tiếp tục tăng cường thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, SCIC triển khai dứt điểm các vướng mắc, tồn đọng tại các dự án Việt Trung, Tisco
10
Trang 11CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm
1, Doanh thu những năm gần đây:
Năm 2014 và 2015, thị trường thép Việt Nam có nhiều biến động, giá thép trong nước giảm mạnh theo xu hướng giảm giá nguyên liệu thế giới; lượng thép nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền sản xuất thép trong nước Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) cũng chịu nhiều ảnh hưởng, chưa kể ảnh hưởng từ số lỗ lớn lũy kế từ năm 2012 và 2013 chuyển sang Nhưng với những nỗ lực tái cấu trúc công ty mẹ, cắt bỏ hệ thống chi nhánh cồng kềnh sau 2 năm lỗ liên tiếp, năm 2013, công ty mẹ đã có lãi và tiếp tục tăng trưởng đều Đến năm 2020 mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực, tác động xấu đến nhiều ngành sản xuất của nước ta, trong đó
có ngành thép, tuy nhiên VNSTEEL đã có những bước đi phù hợp để củng
Trang 12hợp nhất trước thuế đạt 50 tỷ đồng; tổng doanh thu Công ty mẹ đạt 1,899 tỷ đồng; lợi nhuận Công ty mẹ phấn đấu có lãi
2, Chất lượng sản phẩm:
Các sản phẩm của VNSTEEL đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất từ Cộng hòa Liên bang Đức và Italy, theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3302, G3312, phù hợp tiêu chuẩn Châu Âu EN10346, EN10169, tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM A653/A653M, ASTM A755
Chính sách chất lượng của Tổng công ty Thép Việt Nam: Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) phấn đấu trở thành nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm thép hàng đầu ở Việt Nam, để làm được điều đó, Công ty cam kết: Thoả mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng
Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn công bố
Cải tiến thường xuyên hệ thống Quản lý chất lượng
Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của thiết bị, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực để Công ty phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế
3, Công tác quản lý chất lượng của doanh nghiệp:
Các sản phảm phẩm của VNSTEEL được kiểm định nghiêm ngặt bởi các hệ thống: Quản lý chất lượng ISO 9001:2015, Quản lý môi trường ISO 14001:2015, Quản lý năng lượng 50001:2018 đảm bảo đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng Thêm vào đó, các sản phẩm thuộc sở hữu của VNSTEEL có mã vạch, đăng
ký nhãn hiệu riêng biệt được đăng ký và bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Đồng thời các sản phẩm của VNSTEEL còn tuân thủ nghiêm ngặt Nghị định chính phủ số: 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
4, Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:
Nhân tố bên trong:
1 Lực lượng lao động
Là một trong những nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm Lực lượng lao động được thể hiện ở các mặt:
− Trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật và tinh thần lao động của đội ngũ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng có thể tự mình sáng tạo ra sản phẩm, kỹ thuật công nghệ với chất lượng ngày càng tốt hơn không?
12