BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, NỒNG ĐỘ, THỜI GIAN Ủ LÊN TÍNH CHẤT QUANG CỦA VẬT LIỆU BaO – SiO2 – Al2O3: Bi3+Sinh viên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, NỒNG ĐỘ, THỜI GIAN Ủ LÊN TÍNH CHẤT QUANG CỦA VẬT LIỆU BaO – SiO2 – Al2O3: Bi3+
Sinh viên: Đào Duy Khánh
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Mạnh Trung
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, NỒNG ĐỘ, THỜI GIAN Ủ LÊN TÍNH CHẤT QUANG CỦA VẬT LIỆU
BaO – SiO2 – Al2O3: Bi3+
Sinh viên: Đào Duy Khánh
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Mạnh Trung
Hà Nội – Năm 2024
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 4Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 5Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 6Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 7Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 8Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 9
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 10
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 11Kết quả khảo sát về tính chất quang đối với mẫu vật liệu BaAl2Si2O8 pha tạp 1% Bi3+ được nung tại nhiệt độ 1300 °C cho thấy được cường độ phát quang tối ưu nhất so với các mẫu vật liệu với lượng pha tạp và nhiệt độ nung ủ khác nhau
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 12LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đào Duy Khánh
Mã sinh viên: 19010084 Lớp: K13 – CNVL (Vật liệu điện tử – nano) Ngành: Công nghệ Vật liệu
Tôi đã thực hiện đồ án/khóa luận tốt nghiệp với đề tài: nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, thời gian ủ lên tính chất quang của vật liệu BaO – SiO2 – Al2O3:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 13Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu tại trường Đại học Phenikaa đã truyền giảng tận tâm hết mức cho em những kiến thức mà thầy cô có để em có những hành trang tốt nhất mai sau, không
có thầy cô giảng dạy chỉ bảo thì em sẽ không được như ngày hôm nay
Đồng thời, em cũng xin được thể hiện sự biết ơn sâu sắc đến mọi người, gia đình của mình, những người bạn đã gắn bó suốt những năm tháng học tại trường Đại học Phenikaa, người thân luôn cổ vũ, đồng hành, ủng hộ để em có thể an tâm học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua
Lời cuối cùng, một lần nữa, em xin được cảm ơn và biết ơn mọi người rất nhiều vì đã bên cạnh giúp đỡ em
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024
Sinh viên thực hiện
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 14MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp chế tạo 2
4.2 Phương pháp phân tích 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4
1.1 Giới thiệu về điốt phát quang ánh sắng trắng (WLED) 4
1.2 Tổng quan về bột huỳnh quang 9
1.2.1 Cơ chế phát quang và cấu tạo của vật liệu huỳnh quang 10
1.3 Các phương pháp tổng hợp vật liệu 10
1.3.1 Phương pháp đồng kết tủa 10
1.3.2 Phương pháp sol – gel 12
1.3.3 Phương pháp phản ứng pha rắn 13
1.4 Hệ vật liệu BaO – SiO2 – Al2O3 14
1.4.1 Giới thiệu và tổng quan nghiên cứu về hệ vật liệu BaAl2Si2O8 15 1.4.2
20
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 15iv
1.5 Các vùng phát xạ đặc trung của ion Bi 3+ 23
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Giới thiệu 26
2.2 Phương pháp thực nghiệm 27
2.2.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 27
2.2.1.1 Thiết bị 27
2.2.1.2 Dụng cụ 29
2.2.1.3 Hóa chất 29
2.2.2 Quy trình tổng hợp mẫu 30
2.2.2.1 Hệ vật liệu BaSiO3: Bi3+ 30
2.2.2.2 Hệ vật liệu BaAl2Si2O8: Bi3+ 32
2.3 Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1 Phương pháp đo phổ huỳnh quang, phổ kích thích huỳnh quang của vật liệu 33
2.3.2 Khảo sát cấu trúc tinh thể của vật liệu bằng nhiễu xạ tia X 34
2.3.4 Nghiên cứu hình thái bề mặt và các thành phần hóa học có trong vật liệu 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Hệ vật liệu BaSiO3: Bi 3+ 37
3.1.1 Phân tích cấu trúc tinh thể của vật liệu 37
3.1.2 Khảo sát hình thái bề mặt, thành phần các nguyên tố trong mẫu 40 3.1.3 Khảo sát tính chất phát quang của vật liệu BaSiO3: Bi 3+ 41
3.2 Hệ vật liệu BaAl2 Si 2 O 8 : Bi 3+ 46
3.2.1 Phân tích cấu trúc tinh thể của vật liệu 46
3.2.2 Khảo sát tính chất phát quang của vật liệu 49
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 16KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 17vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sự phát triển của đi-ốt phát sáng [10] 5
Hình 1.2 (a) Góc nhìn phối cảnh ; (b) góc nhìn từ trên xuống của đèn LED trắng nhiều chip LED bao gồm chip LED ( hoặc khuôn) màu đỏ (R), xanh lá cây (G) và xanh lam (B) Sự trộn quang học của các thành phần phát xạ RGB tạo ra ánh sáng trắng [1] 6
Hình 1.3 Sơ đồ ba cách để hiện thực hóa thiết bị PC-WLED và đèn nền cho LCD (a) Một chip xanh kết hợp với phosphor màu vàng (b) Một chip xanh kết hợp với lân quang màu vàng và đỏ (c) Một chip màu xanh lam có phosphor màu đỏ và xanh lục (d) Sơ đồ cấu hình của nguyên mẫu LCD dựa trên kỹ thuật WLED [14] 7
Hình 1 4 Phổ ánh sáng mặt trời.- Phổ ánh sáng đèn LED Cả mắt người và mắt ruồi đều có thể bị tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh [4] 8
Hình 1 5 Quá trình phát quang của bột huỳnh quang 9
Hình 1 6 Quy trình chế tạo vật liệu bằng phương pháp đồng kết tủa 11
Hình 1 7 Quy trình chế tạo vật liệu bằng phương pháp sol – gel 12
Hình 1 8 Quy trình tổng quát của phương pháp phản ứng pha rắn 13
Hình 1.9 Tam giác hệ ba thành Phần BaO – Al 2 O 3 – SiO 2 [7] 14
Hình 1 10 Cấu trúc tinh thể của khối đa diện phối hợp cation và đa hình Eu (a) hexagonal BAS, (b) monoclinic BAS [18] 16
Hình 1 11 (a) Phổ kích thích của các phosphor Ba 0,88-x Al 2 Si 2 O 8 :0,12Eu 3+ , xTb 3+ (0 < x < 0,12) ở bước sóng 612 nm (b) Phổ phát xạ của photpho Ba 0,88-x Al 2 Si 2 O 8 :0,12Eu 3+ , xTb 3+ (0 < x < 0,12) ở bước sóng kích thích 393 nm (c) Mức năng lượng của các ion Tb 3+ và Eu 3+ cũng như sự truyền năng lượng từ các ion Tb 3+ sang Eu 3+ trong các phosphors Ba 0,88-x Al 2 Si 2 O 8 :0,12Eu 3+ , xTb 3+ (0 < x < 0,12) 17
Hình 1 12 PLE và phổ phát xạ của BAS: Eu 2+ phosphors (λ ex = 329 nm, λ em = 455 nm) [20] 19
Hình 1 13 Phổ phát xạ của BAS: Eu 2+ (λ ex = 266 nm) [20] 19
Hình 1 14 Cấu trúc tinh thể của BaSiO 3 [17] 20
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 18Hình 1.15 Phổ phát xạ của (a) vật liệu BaSiO 3 : xEu và (b) BaSiO 3 : 0,08Eu và
yBi 3+ [5] 21
Hình 1.16 (a) Phổ phát xạ của BaSiO 3 : xEu 2+ (x = 0,005 – 0,030) và (b) Phổ phát xạ và kích thích của BaSiO 3 : 0,02Eu 2+ , 0,01Nd 3+ , 0,01Tm 3+ [22] 22
Hình 1.17 (a) Phổ kích thích của BaSiO 3 : 0,02Eu 2+ , 0,01Nd 3+ , 0,01Tm 3+ và một phần phổ bức xạ mặt trời trên bề mặt Trái đất (b) Độ phát quang bền của BaSiO 3 : 0,02Eu 2+ , 0,01Nd 3+ , 0,01Tm 3+ (c) Hình ảnh bền lâu của vật liệu được chụp sau khi kích hoạt ánh sáng mặt trời trong 30 phút Hai bức ảnh đầu tiên được chụp ở cùng điều kiện (f- 3.5, ISO = 1600, thời gian phơi sáng là 1,5 giây) và các bức ảnh còn lại được chụp ở điều kiện khác (f-3.5, ISO = 3200, thời gian phơi sáng là 5 giây) [22] 23
Hình 1.18 Sơ đồ mức năng lượng của ion Bi 3+ [24] 24
Hình 2.1 (a) Cân phân tích và (b) Tủ sấy thường 28
Hình 2.2 (a) Lò nung vuông 1300 °C và (b) Lò nung vuông 1700 °C 28
Hình 2.3 (a) Cối nghiền và (b) Máy nghiền bi 29
Hình 2.4 Hóa chất (a) Bi 2 O 3 (b) Al 2 O 3 (c) SiO 2 (d) BaCO 3 30
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình tổng hợp mẫu BaSiO 3 31
Hình 2.6 Quy trình ủ nhiệt của mẫu BaSiO 3 : xBi 3+ 32
Hình 2.7 Sơ đồ quy trình tổng hợp mẫu BaAl 2 Si 2 O 8 33
Hình 2.8 Hệ đo huỳnh quang tại trường Vật liệu, Đại học Bách Khoa Hà Nội 34
Hình 2.9 Hệ đo SEM được tích hợp với đầu đo EDS tại Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam 36
Hình 3.1 Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu BaSiO 3 : 4%Bi 3+ nung tại các nhiệt độ khác nhau 38
Hình 3.2 Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu BaSiO 3 : x%Bi 3+ nung tại 1200 °C 39 Hình 3 3 (a – d) Ảnh FESEM theo nhiệt độ của mẫu BaSiO 3 : 4% Bi 3+ 40
Hình 3 4 Phổ EDS của mẫu BaSiO 3 : 4% Bi 3+ nung tại 1200 °C 41
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 19viii
Hình 3 5 Phổ PLE (a) của mẫu bột huỳnh quang BaSiO 3 : 4% Bi 3+ được tổng hợp bằng phương pháp phản ứng pha rắn nung tại 1200 °C đo tại bước sóng phát xạ 430 nm và phổ PL (b) của mẫu BaSiO 3 : 4% Bi 3+ nung tại 1200 °C được kích thích tại bước sóng 273 nm 42 Hình 3 6 Phổ PL của mẫu bột huỳnh quang BaSiO 3 : 4% Bi 3+ tại các nhiệt độ
ủ khác nhau 43 Hình 3 7 Phổ PL của mẫu bột huỳnh quang BaSiO 3 : x% Bi 3+ tại 1200 °C 45 Hình 3 8 Phổ PL của mẫu bột huỳnh quang BaSiO 3 : 5% Bi 3+ tại 1200 °C gồm các đường cong điều chỉnh (đường màu xanh lam) và các thành phần Gaussian
bị phân hủy 46 Hình 3.9 Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu BaAl 2 Si 2 O 8 : 1% Bi 3+ ủ tại các nhiệt
độ khác nhau 47 Hình 3.10 Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu BaAl 2 Si 2 O 8 : x%Bi 3+ nung tại 1300
°C 48 Hình 3.11 Phổ PLE (a) của mẫu bột huỳnh quang BaAl 2 Si 2 O 8 : 1% Bi 3+ được tổng hợp bằng phương pháp phản ứng pha rắn nung tại 1300 °C đo tại bước sóng phát xạ 408 nm và phổ PL (b) của mẫu BaAl 2 Si 2 O 8 : 1% Bi 3+ nung tại 1300
°C được kích thích tại bước sóng 270 nm 50 Hình 3 12 Phổ PL của mẫu bột huỳnh quang BaAl 2 Si 2 O 8 : 1% Bi 3+ tại các nhiệt
độ ủ khác nhau 51 Hình 3.13 Phổ PL của mẫu bột huỳnh quang BaAl 2 Si 2 O 8 : x% Bi 3+ tại 1300 °C 52
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 20DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Khối lượng vật liệu nguồn của hệ vật liệu BaSiO 3 : x% Bi 3+ 30
Bảng 2.2 Khối lượng vật liệu nguồn của hệ vật liệu BaAl 2 Si 2 O 8 : x% Bi 3+ 32
Bảng 3 1 Bán kính ion Ba 2+ , Si 4+ và thông số D r 40
Bảng 3.2 Bán kính ion Ba 2+ , Si 4+ và thông số D r 49
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 21x
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
FESEM Field Emission Scanning Electron
Microscopy
Hiển vi điện tử quét phát xạ
trường
EDS Energy-dispersive X-ray spectroscopy Phổ tán sắc năng lượng tia X
Dr The radius percentage difference Khoảng cách tới hạn của hai
ion pha tạp trong mạng nền
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 22MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, các thiết bị chiếu sáng luôn là một thứ không thể thiếu đối với con người dù là ngày hay đêm để phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày Đèn LED có rất nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao và cho ra hiệu suất phát quang cao hơn so với những thế hệ đèn truyền thống trước đây như đèn sợi đốt hay đèn huỳnh quang, cụ thể hơn thì hiệu suất phát quang củađèn sợi đốt có hiệu suất phát sáng khoảng 10-17 lm/W, trong khi đèn LED có thể có hiệu suất phát sáng từ 50 lm/W đến hơn 100 lm/W Sau khoảng thời gian dài, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo ra được một loại
đi ốt phát quang mới cho ra phát quang ánh sáng trắng (WLED) [1]
WLED thương mại thường được sản xuất bằng cách kết hợp chíp LED màu xanh lam với bột phosphor màu vàng garnet nhôm yttrium pha tạp Cerium (YAG: Ce3+) Tuy nhiên thì vật liệu này lại có chỉ số hoàn màu thấp (CRI <75) và bởi sự thiếu hụt màu đỏ cho ra ánh sáng trắng mát với nhiệt độ màu tương quang khá cao (CCT
> 4000 K) [2]
Mặt khác, khi so sánh với ánh sáng khác, ánh sáng xanh được cho là hiệu quả nhất trong việc ức chế melatonin và đồng bộ nhịp sinh học của melatonin [3], [4] Việc tiếp xúc ánh sáng xanh nhiều sẽ gây ra nguy cơ cho sự phát triển các bệnh lý về võng mạc hay đặc biệt về bệnh thoái hóa võng mạc liên quan đến tuổi tác Vì vậy việc nghiên cứu phát triển bột phosphor xanh lục lam có khả năng hấp thụ tốt ánh sáng cận tử ngoại (NUV) là một chủ để rất thú vị và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm để ứng dụng cho WLED và chiếu sáng vì sức khỏe con người (human-centric lighting)
Trong khi đó, ion Bi3+ đã được chứng minh và có nhiều bài báo nghiên cứu khoa học của ion này cho thấy khả năng hấp thụ mạnh bởi ánh sáng cận tử ngoại và khả năng phát xạ rất rộng trong toàn bộ dải phổ nhìn thấy được (400 – 760 nm), đặc trưng hơn trong vùng xanh lam – vàng [5] Vật liệu huỳnh quang ổn định hay không cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng phát quang Vì vậy hệ bậc ba BaO – SiO2 – Al2O3 đang là một ứng cử viên tiềm năng được các nhà nghiên cứu quan
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 232
tâm và nghiên cứu nhiều bởi những ưu điểm tuyệt vời như độ ổn định nhiệt cao,
độ bền cơ học và hóa học không thấm khí và nước, chống bức xạ ion hóa và có các thông số điện vật lý tốt [6], [7], [8]
Chính vì những lý do như vậy, chúng tôi đã hướng đến đề tài "nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, thời gian ủ lên tính chất quang của vật liệu BaO – SiO2 – Al2O3: Bi3+" nhằm tạo ra được hệ bột huỳnh quang có khả năng phát xạ trong vùng xanh lục lam để giúp hạn chế ảnh hưởng tới con người
2 Mục đích
- Xây dựng thành công quy trình tổng hợp và chế tạo hai hệ vật liệu BaSiO3:
Bi3+ và BaAl2Si2O8: Bi3+ bằng phương pháp phản ứng pha rắn;
- Đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện như nhiệt độ nung, thời gian ủ, nồng
độ pha tạp Bi3+ lên hai hệ vật liệu BaSiO3 và BaAl2Si2O8 cũng như tiềm năng phát
xạ của hai hệ vật liệu BaSiO3: Bi3+ và BaAl2Si2O8: Bi3+ và ứng dụng trong chiếu sáng vì con người
3 Đối tượng nghiên cứu
- Vật liệu huỳnh quang BaSiO3: Bi3+
- Vật liệu huỳnh quang BaAl2Si2O8: Bi3+
Trang 24- Phân tích hình thái bề mặt của vật liệu bằng kính hiển vi điện tử quét phát
Trang 25thống như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và đèn halogen, điốt phát quang
(light-emitting diodes, LED) được quan tâm đặc biệt hơn cả do những ưu điểm vượt trội
của nó ví dụ như tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao, ánh sáng chất lượng cao, không chứa chất độc hại và khả năng tạo ra các màu sắc đa dạng
Mặc dù hiện tượng phát quang từ chất bán dẫn được Henry Joseph Round phát hiện lần đầu tiên vào năm 1907 trên vật liệu silicon carbide khi có dòng điện đi qua nhưng vì chỉ là ánh sáng vàng quá yếu ớt nên sự kiện này dần bị lãng quên Cho đến tận năm 1961, khi đang làm việc tại viện nghiên cứu của Texas Instrument, Robert Biard và Gary Pittman chế tạo thành công đèn LED hồng ngoại
có hiệu suất phát quang tốt từ vật liệu GaAs [9] Tuy nhiên, đèn LED đầu tiên phát
ra ánh sáng khả kiến là loại LED đỏ do Nick Holonyak,Jr tìm ra vào năm 1962 khi
làm việc tại Syracuse, New York [9] Việc phát hiện ra đèn LED xanh (blue LED)
và đèn LED lục (green LED) cũng được công bố vào năm 1971 trên nền vật liệu
GaN, tuy nhiên cường độ chiếu sáng của chúng còn rất thấp Vào năm 1994 Nakamura Shuji thuộc công ty Nichia Corporation đã tìm ra đèn LED xanh có cường độ chiếu sáng siêu cao bằng cách sử dụng lớp chuyển tiếp p – n gallium nitride (GaN) [9] Sau khoảng thời gian dài các nhà khoa học đã tạo ra điốt phát
quang ánh sáng trắng (white LED) từ việc phủ lớp bột phát quang (phosphor) lên
đèn LED xanh, và chính thức từ đó đi ốt phát quang ánh sáng trắng (WLED) được
ra đời [1]
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 26Hình 1.1 Sự phát triển của đi-ốt phát sáng [10]
Có nhiều phương pháp để tạo ra đèn LED có ánh sáng trắng, đầu tiên đó là sự kết hợp ánh sáng từ ba hoặc nhiều nguồn đơn sắc đỏ, xanh lục, xanh lam để tạo ra nguồn ánh sáng trắng phù hợp [1] Phương pháp thứ hai là sử dụng một lớp bột huỳnh quang (bột phosphor) để chuyển đổi ánh sáng từ các chip LED màu xanh, tím hoặc UV thành ánh sáng trắng bằng việc sử dụng một lớp bột huỳnh quang[1] Phương pháp thứ ba là sự kết hợp chip LED xanh dương với phosphor phosphor xanh lục và đỏ Ánh sáng xanh từ chip LED được hấp thụ một phần bởi bột phosphor trong khi phần còn lại được truyền qua bột phosphor Kết quả là ánh sáng xanh (từ chip LED), ánh sáng xanh lục (từ bột phosphor) và ánh sáng đỏ (từ bột phosphor) kết hợp với nhau tạo thành ánh sáng trắng
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 276
Hình 1.2 (a) Góc nhìn phối cảnh ; (b) góc nhìn từ trên xuống của đèn LED
trắng nhiều chip LED bao gồm chip LED ( hoặc khuôn) màu đỏ (R), xanh lá cây (G) và xanh lam (B) Sự trộn quang học của các thành phần phát xạ RGB tạo ra
ánh sáng trắng [1]
Nhờ sự phát triển tốc độ của chip LED với hiệu suất cao và chi phí thấp thì đèn LED trắng chuyển đổi sử dụng bột phosphor (PC-WLED) dựa trên chip InGaN màu xanh đã trở thành thiết bị chiếu sáng tiên tiến và nguồn đèn nền chủ yếu cho màn hình tinh thể lỏng (LCD) WLED thương mại thường được sản xuất bằng cách kết hợp chip LED màu xanh lam với bột phosphor màu vàng garnet nhôm yttrium pha tạp Cerium (YAG: Ce3+) [11] Việc thiếu thành phần màu đỏ khiến thiết bị này phát ra ánh sáng trắng mát với nhiệt độ màu tương quan khá cao (CCT > 4000 K) cùng chỉ số hoàn màu thấp (CRI < 75) (hình 1.3a) [2] Ánh sáng trắng ấm đòi hỏi yêu cầu chất lượng ánh sáng cao với chỉ số hoàn màu trên 80 và nhiệt độ màu tương quan thấp ở mức 2700 - 4000K [12] Để đáp ứng yêu cầu này, chúng ta có thể áp dụng bổ sung phosphor đỏ vào bột phosphor YAG kích thích bằng chip xanh hoặc sử dụng đèn LED xanh kết hợp với hỗn hợp bột phosphor xanh lục và đỏ (hình 1.3c) [2] Ở khía cạnh khác thì đèn nền PC-WLED thương mại dành cho LCD được tạo ra bằng sự kết hợp giữa chip InGaN màu xanh với phosphor màu xanh lục và phosphor màu đỏ (hình 1.3d) [13] Gần đây, người ta cũng đang nghiên
cứu phát triển các bột phosphor lục lam (cyan-emitting phosphor) để tăng cường
chỉ số hoàn màu của cho WLED
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 28Hình 1.3 Sơ đồ ba cách để hiện thực hóa thiết bị PC-WLED và đèn nền cho LCD (a) Một chip xanh kết hợp với phosphor màu vàng (b) Một chip xanh kết hợp với lân quang màu vàng và đỏ (c) Một chip màu xanh lam có phosphor màu
đỏ và xanh lục (d) Sơ đồ cấu hình của nguyên mẫu LCD dựa trên kỹ thuật
WLED [14]
Mặt khác, khi so sánh với ánh sáng khác, ánh sáng xanh được cho là hiệu quả nhất trong việc ức chế melatonin và đồng bộ nhịp sinh học của melatonin [3][4] Việc tiếp xúc ánh sáng xanh nhiều sẽ gây ra nguy cơ cho sự phát triển các bệnh lý về võng mạc hay đặc biệt về bệnh thoái hóa võng mạc liên quan đến tuổi tác Các nghiên cứu về ánh sáng xanh còn được thử nghiệm trên côn trùng, ví dụ loài ruồi
Dù là nhìn bề ngoài mắt ruồi có sự khác biệt nhưng các tế bào của chúng thì tương
tự con người, khi cho mắt ruồi tiếp xúc nhiều giờ trong ánh sáng xanh các tế bào của chúng cũng bắt đầu suy giảm đi
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 298
Hình 1 4 Phổ ánh sáng mặt trời.- Phổ ánh sáng đèn LED Cả mắt người và mắt
ruồi đều có thể bị tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh [4]
Đối với đời sống con người đặc biệt là với sức khỏe con người, ánh sáng xanh có
thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và chu kỳ tự nhiên của cơ thể Sự tiếp xúc với ánh
sáng xanh vào buổi tối có thể làm suy yếu khả năng ngủ và gây ra rối loạn giấc
ngủ Ngoài ra, việc ánh sáng trắng hơn và độ tương phản cao hơn của đèn LED
trắng có thể gây mỏi mắt và gây căng thẳng mắt khi tiếp xúc lâu dài Ngoài ra một
số người có thể cảm thấy khó chịu hoặc mắt nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng
từ LED trắng ví dụ như cảm thấy bị chói, khó nhìn vào đèn trực tiếp, hoặc cảm
giác mất tập trung khi làm việc trong ánh sáng LED trắng có độ sáng cao
Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển một loại bột phosphor xanh lục lam mới có khả
năng hấp thụ tốt ánh sáng cận tử ngoại (NUV) là một chủ đề hết sức thú vị và đang
được các nhà nghiên cứu quan tâm sâu rộng cho ứng dụng chiếu sáng WLED và
chiếu sáng vì sức khỏe con người (human-centric lighting)
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 301.2 Tổng quan về bột huỳnh quang
Hiện tượng các chất nhận năng lượng kích thích từ bên ngoài và phát ra ánh sáng ánh sáng gọi là sự phát quang Theo các loại năng lượng kích thích khác nhau Người ta chia thành các loại huỳnh quang khác nhau: năng lượng bị kích thích bởi ánh sáng được gọi là quang phát quang; Năng lượng do điện trường kích thích được gọi là là sự phát quang điện, v.v Quá trình phát quang xảy ra ngay sau khi kích thích (≈ ns) được gọi là huỳnh quang Nếu quá trình phát quang diễn ra chậm (≈ μs) được gọi là lân quang Khi vật liệu nhận năng lượng kích thích, các điện tử chuyển từ trạng thái cơ bản sang trạng thái kích thích có mức năng lượng cao hơn khác Từ trạng thái kích thích, các điện tử của nguyên tử, phân tử có thể trở về trạng thái cơ bản và sẽ phát ra các photon Năng lượng mà vật liệu hấp thụ được
sẽ được chuyển thành năng lượng tái phát xạ dựa trên vật liệu
Hình 1 5 Quá trình phát quang của bột huỳnh quang
Vật liệu huỳnh quang dạng bột gọi là bột huỳnh quang Cấu tạo chính của bột huỳnh quang bao gồm một mạng chủ và một tâm huỳnh quang (chất pha tạp) thường được gọi là tâm kích hoạt (activator) Mạng chủ thường là các tinh thể dạng oxit vô cơ, sulfua hay silicat, … còn tâm kích hoạt thường là các ion của kim loại chuyển tiếp, các ion đất hiếm; chúng chiếm một lượng nhỏ so với mạng nền
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3110
1.2.1 Cơ chế phát quang và cấu tạo của vật liệu huỳnh quang
Vật liệu huỳnh quang được cấu tạo từ hai phần chính là chất nền và chất pha tạp:
➢ Chất nền (còn được gọi là mạng nền): là vật liệu có vùng cấm rộng, được cấu tạo từ các ion có cầu hình điện tử lấp đầy, thường không hấp thụ ánh sáng trong vùng nhìn thấy Chất làm mạng nền ngoài tính trơ về mặt quang học cần có độ bền cơ, lý, hóa cao và có cấu trúc ổn định
➢ Chất pha tạp (còn được gọi là tâm phát quang): có cấu trúc và bán kính nguyên tử hợp với mạng nền, là những nguyên tử hay ion có cấu hình điện
tử với một số lớp chỉ lấp đầy một phần Có những mức năng lượng cách nhau những khe không lớn lắm, tương ứng với năng lượng ánh sáng nhìn thấy
Khi kích thích vật liệu bằng bức xạ điện tử, các photon bị vật liệu hấp thụ, sự hấp thụ có thể xảy ra tại tâm kích hoạt hoặc tại chất nền
➢ Khi tâm kích hoạt hấp thụ photon sẽ chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích, quá trình quay trở về sẽ bức xạ ánh sáng
➢ Khi chất nền hấp thụ photon, điện tử ở vùng hóa trị sẽ chuyển lên vùng dẫn sinh ra một lỗ trống ở vùng hóa trị Sự tái hợp điện tử và lỗ trống lúc này thường không xảy ra, điện tử và lỗ trống có thể sẽ bị bẫy tại các bẫy, và sự tái hợp điện tử lỗ trống lúc này bức xạ ánh sáng
1.3 Các phương pháp tổng hợp vật liệu
1.3.1 Phương pháp đồng kết tủa
Đây là một phương pháp hóa học đi từ dung dịch thường dùng để chế tạo các đơn oxit và đôi khi chế tạo các oxit phức hợp Trong phương pháp này, oxit phức hợp được chế tạo bằng cách kết tủa từ dung dịch muối chứa các cation kim loại dưới dạng hydroxit, cacbonat, citrat, … khi các dung dịch đạt đến độ bão hòa thì xuất hiện các mầm kết tủa Các mầm kết tủa phát triển thông qua sự khuyếch tán vật chất lên bề mặt mầm Sau đó hỗn hợp kết tủa được lọc, tách, rửa sạch, sấy khô, nung ở một khoảng nhiệt độ thích hợp, ta thu được mẫu bột với sự đồng đều, mịn
và hạt có kích thước cỡ <1µm
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 32Hình 1 6 Quy trình chế tạo vật liệu bằng phương pháp đồng kết tủa
Mặc dù đồng kết tủa là phương pháp đơn giản nhưng khi các hạt nano hình thành chúng kết tụ rất mạnh do nhiều yếu tố như diện tích tiếp xúc trực tiếp nhau tăng, ảnh hưởng của lực trọng trường, môi trường lưu giữ hạt dễ bị oxy hóa… và gây ra
sự xen lẫn nhiều pha khác nhau Các hạt kết tụ này làm hạn chế khả ăng ứng dụng tiếp theo, do đó đòi hỏi phải có sự biến đổi bề mặt
Phương pháp này có những ưu điểm khá quan trọng: chế tạo đơn giản, phản ứng xảy ra nhanh, có thể tạo ra hạt nano với độ đồng nhất, độ phân tán khá cao Nhưng phương pháp này có nhược điểm là độ từ hóa thấp, các hạt nano sau khi hình thành
sẽ kết tụ mạnh
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3312
1.3.2 Phương pháp sol – gel
Phương pháp sol-gel là phương pháp do R Roy đưa ra từ năm 1956 cho phép trộn lẫn các chất ở quy mô nguyên tử Phương pháp sol-gel có nhiều ưu điểm tiềm năng hơn các phương pháp khác không chỉ ở chỗ chế tạo được mức độ đồng nhất của các cation kim loại ở quy mô nguyên tử mà còn chế tạo được vật liệu ở dạng khối, màng mỏng, sợi và hạt Đây là một yếu tố công nghệ vô cùng quan trọng khi chế tạo vật liệu oxit phức hợp chất lượng cao
Từ Sol là từ đầu của danh từ “solution”, còn từ Gel là từ đầu của “gelation” Sử dụng phương pháp Sol-gel ta có thể chế tạo ra các hợp chất ở dạng khối, siêu mịn, màng mỏng và sợi Một cách đơn giản nhất, phương pháp này được mô tả với hai loại phản ứng cơ bản là phản ứng thủy phân và polime hóa ngưng tụ Hạt được tạo thành tồn tại ở dạng gel
Phương pháp sol-gel đã được biết đến từ rất lâu và được ứng dụng khá rộng rãi vì phương pháp này có thể tạo ra những vật liệu có kích thước hạt rất nhỏ, vật liệu nano Phương pháp sol-gel được thực hiện theo quy trình sau:
Hình 1 7 Quy trình chế tạo vật liệu bằng phương pháp sol – gel
Quá trình tạo sol bao gồm sự hòa tan các ion kim loại hoặc các oxit kim loại kiềm, các muối kim loại hữu cơ trong dung môi rượu hoặc các muối kim loại vô cơ trong dung môi nước tạo thành thể huyền phù, sol sẽ hình thành khi các huyền phù trở nên chất keo lỏng Sol sau đó chuyển đổi thành gel thông qua sự ngưng tụ Gel sấy khô sẽ chuyển thành Xerogel, nhằm tách nước và nhiệt phân các chất hữu cơ Giai đoạn tiếp theo là nung xerogel để tạo thành tinh thể bột
Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện phản ứng, tạo ra các hạt có kích thước tương đối đều, đồng nhất, nhỏ, mịn… Tuy nhiên, phương pháp này còn tồn tại
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 34nhiều hạn chế: do sự khác biệt về tốc độ thủy phân của các chất ban đầu có thể dẫn đến tính không đồng nhất hóa học, có thể tồn tại các pha tinh thể không mong muốn Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào những ứng dụng cụ thể, những nhược điểm này không đáng kể so với những thuận lợi mà phương pháp mang lại Vì thế, nó được sử dụng khá phổ biến
1.3.3 Phương pháp phản ứng pha rắn
Phương pháp phản ứng pha rắn là phương pháp truyền thống để chế tạo các oxit phức hợp khá đơn giản và được sử dụng khá phổ biến Các nguyên liệu ban đầu là các oxit của các kim loại được nghiền trộn trong một thời gian dài để tạo hỗn hợp đồng nhất Hỗn hợp này sau đó được ép thành viên và nung thiêu kết ở nhiệt độ cao để tạo ra phản ứng pevrovskite hóa Phản ứng xảy ra khi nung mẫu ở nhiệt độ cao (khoảng 2/3 nhiệt độ nóng chảy) Ở nhiệt độ này, các chất phản ứng vẫn ở trạng thái rắn nên phản ứng xảy ra chậm Để tăng độ đồng nhất trong vật liệu và pha tinh thể tạo thành có cấu trúc tinh thể như mong muốn, khâu công nghệ nghiền, trộn, ép, viên và nung thường được lặp lại một vài lần và phải kéo dài thời gian nung mẫu
Nhược điểm của phương pháp phản ứng pha rắn là rất khó khuếch tán các hạt vào nhau khi kích thước lớn Quá trình nghiền, trộn có thể dẫn đến sự lẫn các tạp từ bên ngoài vào trong vật liệu tổng hợp được
Tuy vậy, đây vẫn là phương pháp phổ biến để tổng hợp bột huỳnh quang vì phương pháp này rẻ tiền, dễ thực hiện và có thể tạo ra được một lượng vật liệu lớn Quy trình tổng quát của phương pháp phản ứng pha rắn:
Hình 1 8 Quy trình tổng quát của phương pháp phản ứng pha rắn
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3514
1.4 Hệ vật liệu BaO – SiO2 – Al2O3
Hệ bậc ba BaO – SiO2 – Al2O3 đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội như độ chịu lửa cao, khả năng chịu nhiệt, độ bền
cơ học và hóa học, không thấm khí và nước, chống bức xạ ion hóa và có các thông
số điện vật lý tốt [6], [7], [8]
Hệ vật liệu BaO – SiO2 – Al2O3 sẽ có ba loại nhôm silicat bari Hợp chất bậc ba chính trong hệ vật liệu này là BaAl2Si2O8 với nhiệt độ nóng chảy là 1750 ± 10 °C
và hai hợp chất còn lại là BaAl2SiO6 và Ba3Al6Si2O16 thường sẽ được chia thành
ba hệ bậc hai cụ thể đó là: BaO – SiO2, BaO – Al2O3 và Al2O3 – SiO2 [6]
Hình 1.9 Tam giác hệ ba thành Phần BaO – Al 2 O 3 – SiO 2 [7]
Hệ BaO – SiO2 bao gồm bảy hợp chất hóa học có thể hình thành, cụ thể như sau: BaSi2O5 đồng nhất nóng chảy ở nhiệt độ 1420 °C, Ba3Si5O13 nóng chảy không đồng nhất ở 1423 °C, Ba4Si8O21 nóng chảy đồng nhất ở 1446 °C, Ba2Si3O8 nóng chảy đồng nhất ở 1447 °C, BaSiO3 nóng chảy đồng đều ở 1604 °C; Ba2SiO4 nóng chảy đồng loạt ở 2050 °C và Ba3SiO5 chỉ ổn định ở nhiệt độ 1800 °C và phân hủy thành bari orthosilicate và bari oxit trên nhiệt độ này Với hệ BaO – Al2O3, một số
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 36hợp chất hình thành có thể kể tới như: Ba8Al2O11 ổn định trong khoảng 1050 –
1400 °C, Ba4Al2O7 nóng chảy mà không phân hủy ở 1560 °C, Ba3Al2O6, BaAl2O4
và BaAl12O19 có nhiệt độ nóng chảy đồng nhất lần lượt ở 1750 °C, 1830 °C và
1900 °C Với hệ Al2O3 – SiO2 chỉ có một hợp chất hóa học, cụ thể là Al6Si2O13 nóng chảy mà không bị phân hủy ở nhiệt độ 1850 °C [6]
Nhờ có các đặc tính lý tưởng nên hệ vật liệu BaO – SiO2 – Al2O3 đã được các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Nhóm tác giả Maviael J Da Silva, José F Bartolomé đã sử dụng vật liệu này như một lớp kính để bịt kín pin nhiên liệu oxit rắn [8] Bên cạnh
đó, nhóm tác giả Won Bin Im, Yong-Il Kim và các cộng sự cũng công bố rằng hệ vật liệu bậc ba BaO – SiO2 – Al2O3 có thể ứng dụng trong các tấm nền màn hình plasma (PDP) [16] Độ ổn định nhiệt của phosphor trong quá trình đốt cháy phần chất kết dính để sản xuất PDP đóng yếu tố quan trọng nhất vì quá trình đốt cháy này sẽ có ảnh hưởng lớn đến đặc tính phát quang của phosphor Hệ vật liệu BaAl2Si2O8: Eu2+ có đặc tính về ổn định nhiệt tốt có thể khắc phục nhược điểm đó nên nó đã được lựa chọn để nghiên cứu về ảnh hưởng cấu trúc của tinh thể lên độ
ổn định nhiệt [15]
Ngoài những ứng dụng được nêu ở trên ra thì hệ bậc ba BaO – SiO2 – Al2O3 còn được quan tâm nghiên cứu chế tạo bột phosphor ứng dụng cho chiếu sáng WLED Nghiên cứu hệ vật liệu này trong WLED như về sự phát quang, truyền năng lượng
và ổn định nhiệt của bột phosphor BaAl2Si2O8: Bi3+, Tb3+ cho WLED đã được nhóm tác giả Pingchuan Ma, Yanhua Song và cộng sự xuất bản năm 2016 [16] Ngoài ra, nghiên cứu về tính chất phát quang và cấu trúc tinh thể của bột phosphor
đỏ BaSiO3: xEu3+, yBi3+ cũng đã được nhóm tác giả Lingxiang Yang, Da-chuan Zhu cùng các cộng sự công bố vào năm 2018 [17] Những công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hệ vật liệu này có tiềm năng trong việc ứng dụng cho WLED
1.4.1 Giới thiệu và tổng quan nghiên cứu về hệ vật liệu BaAl2Si2O8
BaAl2Si2O8 (BAS) là công thức hóa học của một khoáng chất được gọi là celsian barium aluminum silicate Các nhà khoa học đã có bước thành công trong việc tổng hợp các pha hexagonal và monoclinic của BAS: Eu2+ bằng cách họ điều chỉnh
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3716
tỷ lệ giữa BaF2 và BaCO3 Cấu trúc tinh thể và đa diện phối trí của ion Eu2+ hoặc
Ba2+ thì được bao xung quang bởi bởi BAS: Eu2+ hexagonal và BAS: Eu2+
monoclinic [18] Đi sâu hơn, ta thấy cấu trúc tinh thể của BAS: Eu2+ hexagonal với
nhóm không gian P3 (147) được tạo thành từ hai tâm tứ diện (Al, Si)O4 , hai tứ
diện này có chung ba góc và các đỉnh còn lại hướng cùng một hướng (hình 1.10a)
Còn với BAS: Eu2+ monoclinic với nhóm không gian C2/m(12) thì được bao quanh
chặt chẽ bởi các đơn vị SiO4 và AlO4 tứ diện phía trên và phía dưới Suy ra nguyên
tử oxi tạo thành một cầu nối giữa các tứ diện SiO4 và AlO4, và số nguyên tử liên
kết của ion Ba là 7 (hình 1.10b) [18]
Hình 1 10 Cấu trúc tinh thể của khối đa diện phối hợp cation và đa hình Eu (a)
hexagonal BAS, (b) monoclinic BAS [18]
Trong một nghiên cứu của K Park, D.A Hakeem về cải thiện đặc tính phát quang
của phosphors BaAl2Si2O8:Eu3+, Tb3+ [19] Tại bài nghiên cứu ở phổ phát quang,
ta có thể quan sát thấy rằng ở phổ kích thích huỳnh quang (hình 1.11a) bao gồm
hai vùng: các dải rộng ở 200 – 350 nm và một số đỉnh sắc nét ở vùng bước sóng
dài hơn Dải rộng ở 200 – 350 nm có hai đỉnh có tâm ở 270 và 305 nm Các đỉnh
hấp thụ sắc nét tập trung ở 361, 380, 393, 412, 463 và 530 nm do các chuyển tiếp
7F0 → 5D4, 7F0 → 5L7, 7F0 → 5L6, 7F0 → 5D3, 7F0 → 5D2, và 7F0 → 5D1 chuyển tiếp
của Eu3+
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 38Hình 1 11 (a) Phổ kích thích của các phosphor Ba 0,88-x Al 2 Si 2 O 8 :0,12Eu 3+ , xTb 3+ (0 < x < 0,12) ở bước sóng 612 nm (b) Phổ phát xạ của photpho Ba 0,88-
x Al 2 Si 2 O 8 :0,12Eu 3+ , xTb 3+ (0 < x < 0,12) ở bước sóng kích thích 393 nm (c) Mức năng lượng của các ion Tb 3+ và Eu 3+ cũng như sự truyền năng lượng từ các ion Tb 3+ sang Eu 3+ trong các phosphors Ba 0,88-x Al 2 Si 2 O 8 :0,12Eu 3+ , xTb 3+ (0 < x
< 0,12)
Phổ phát xạ của các phosphors Ba0,88-xAl2Si2O8 :0,12Eu3+, xTb3+ (0 < x < 0,12) dưới bước sóng kích thích 393 nm được thể hiện trong Hình b Phổ phát xạ cho thấy một số đỉnh sắc nét ở 575, 589, 612, 651 và 701 nm, được cho là do các chuyển tiếp 5D0 → 7F0, 5D0 → 7F1, 5D0 → 7F2, 5D0 → 7F3 và 5D0 → 7F4 của các ion
Eu3+, tương ứng Cường độ phát xạ đạt cực đại ở bước sóng 612 nm trong
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3918
phosphors Ba0,88-xAl2Si2O8 :0,12Eu3+, xTb3+ (0 < x < 0,12) tăng đáng kể khi hàm lượng Tb3+ đạt cực đại ở x = 0,06, sau đó giảm dần khi hàm lượng Tb3+ tăng thêm (hình b) Hình nhỏ được hiển thị trong Hình b biểu thị cường độ phát xạ, gây ra bởi quá trình chuyển đổi 5D0 → 7F2 (612 nm), đối với các phosphors Ba0,88-xAl2Si2O8 :0,12Eu 3+, xTb3+ (0 < x < 0,12) có hàm lượng Tb3+ khác nhau Phosphor Ba0,88-xAl2Si2O8: 0,12Eu3+, 0,06Tb3+ cho thấy cường độ phát xạ cao hơn ở bước sóng 612 nm bằng 311% so với Ba0,88-xAl2Si2O8 đơn pha tạp Eu3+ Sự gia tăng tính chất phát quang là do sự truyền năng lượng hiệu quả từ các ion Tb3+ sang Eu3+ Tại một nghiên cứu khác của V.B Pawade, N.S Dhoble, S.J Dhoble trong bài nghiên cứu về phosphors phát quang màu xanh BaAl2Si2O8 được kích hoạt bằng đất hiếm (Eu2+, Ce3+) [20] Phổ PLE và phổ phát xạ của phosphors BASO: Eu2+ có dải rộng và tâm ở bước sóng 455 nm khi được kích thích dưới bước sóng 329 nm Các dải phát quang được nằm ở vùng xanh do bước chuyển tiếp 4f65d1 → 4f7 của các ion Eu2+.Còn phổ kích thích được thấy bằng cách giữ phát quang màu xanh ổn định tại 455nm (hình 1.12) Trong hình 1.12, ta thấy có hai đỉnh đạt cưc đại tại 266
và 329 nm Trong trường hợp phosphor được kích thích ở 266 nm, sự hiển thị hai trung tâm phát quang xung quanh 460 nm (Eu2+) và 593 nm, 617 nm do các ion
Eu3+, sự phát quang yếu trong vùng màu đỏ tương ứng với quá trình chuyển tiếp
5D0 → 7FJ (J = 1,2) của các ion Eu3+ (hình 1.13) Vậy nên, BASO: Eu2+ chiếm hai
vị trí khác nhau trong mạng tinh thể chính và chỉ có dải phát quang màu xanh cô lập được quan sát thấy vì kích thích gần với bước sóng UV ở 329 nm, với sự biến mất của phát quang màu đỏ [20]
Copies for internal use only in Phenikaa University