So sánh thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý và tính chất nhiệt của mẫu nhựa epoxy tổng hợp được và mẫu nhựa epoxy thương mại Epikote 828 cho các kết quả tương đương nhau.. Ảnh hưởng của c
Trang 1DỤNG DUNG MÔI METYLETYL KETON
Sinh viên: Khuất Thị Thùy Linh
Mã số sinh viên: 19010086 Khóa: 13 Ngành: Công nghệ vật liệu Hệ: Chính quy Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Anh Tuấn
Hà Nội, Năm 2024
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NHỰA EPOXY SỬ DỤNG
DUNG MÔI METYLETYL KETON
Sinh viên: Khuất Thị Thùy Linh
Mã số sinh viên: 19010086 Khóa: 13
Ngành: Công nghệ vật liệu Hệ: Đại học
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Anh Tuấn
Hà Nội, Năm 2024
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy sử dụng dung môi Metyletyl keton” Sinh viên: Khuất Thị Thùy Linh MSSV: 19010086 Ngày sinh: 10/02/2001 Lớp: K13 Khoá: 13 Hệ đào tạo: Đại học Khoa: Khoa học và Kĩ thuật vật liệu Ngành: Công nghệ vật liệu
Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Anh Tuấn
Tóm tắt nội dung đồ án:
Nhựa epoxy là loại nhựa nhiệt rắn phổ biến và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như keo dán, vật liệu polymer composite và đặc biệt là ứng dụng trong chế tạo sơn lót trong công nghiệp sơn Trong đồ án này, trình bày tổng quan về nhựa epoxy
và kết quả nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy sử dụng dung môi Metyletyl keton (MEK) Tiến hành tổng hợp epoxy với các tỷ lệ cấu tử bisphenol A/epiclohydrin (BPA/ECH) là 1/4,0; 1/3,5; 1,0/3,0; 1/2,5 và 1/2,0, tỷ lệ mol chất xúc tác NaOH/BPA
là 2,0/1,0, tỷ lệ dung môi MEK 15; 20; 25 và 30 phần khối lượng (PKL) Sau khi tiến hành tổng hợp, các mẫu nhựa được khảo sát, đánh giá cấu trúc hóa học, các thông số
kỹ thuật, tính chất cơ lý Mẫu nhựa epoxy được tổng hợp với tỷ lệ mol BPA/ECH là 1,0/2,5; tỷ lệ mol chất xúc tác NaOH/BPA là 2,0/1,0 với nồng độ dung dịch NaOH 20% và tỷ lệ dung môi MEK 25 PKL (mẫu M13), có cấu trúc hóa học, thông số kĩ thuật và tính chất cơ lý tương đương so với mẫu nhựa thương mại độ nhớt cao Epikote
828 So sánh thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý và tính chất nhiệt của mẫu nhựa epoxy tổng hợp được và mẫu nhựa epoxy thương mại Epikote 828 cho các kết quả tương đương nhau Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dung môi MEK phù hợp để tổng hợp nhựa epoxy, mẫu nhựa thu được đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và có thể ứng dụng vào
sản xuất công nghiệp
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Khuất Thị Thùy Linh
Mã sinh viên: 19010086 Lớp: K13
Ngành: Công Nghệ Vật Liệu
Tôi đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy sử
dụng dung môi Metyletyl keton”
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của:
TS Phạm Anh Tuấn
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa có tác giả khác công bố dưới bất kỳ hình thức nào Nếu phát hiện có bất kỳ hình thực gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Anh Tuấn đã định hướng nội dung nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Trường Đại học Phenikaa, Khoa Khoa học và Kỹ thuật vật liệu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và trong thời gian thực hiện khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths Hà Thị Hà – PGĐ Trung tâm Polyme
và các anh chị cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại Trung tâm Polyme – Công ty Cổ phần Vicostone đã luôn tận tình giúp đỡ, hỗ trợ em về mọi mặt và hướng dẫn em thực hiện các nội dung nghiên cứu của khóa luận
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình thân yêu, đã luôn động viên tinh thần, tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập và hoàn thành khóa luận này
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi một số sai sót, vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô và các đồng nghiệp để
em tiếp tục hoàn thiện nội dung báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình
Hà Nội, ngày… .tháng … năm 2024 Sinh viên
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 6MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
1.1 Giới thiệu chung về nhựa epoxy 4
1.1.1 Lịch sử phát triển 4
1.1.2 Nhu cầu sử dụng 5
1.1.3 Phân loại nhựa epoxy 5
1.1.4 Nguyên liệu tổng hợp nhựa epoxy trên cơ sở bisphenol A 7
1.1.5 Cơ chế phản ứng tổng hợp nhựa epoxy 10
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nhựa epoxy 12
1.2.1 Tỷ lệ các cấu tử 12
1.2.2 Nhiệt độ 13
1.2.3 Nồng độ chất xúc tác 13
1.3 Thông số kỹ thuật đặc trưng và tính chất cơ lý của nhựa epoxy 13
1.4 Đóng rắn nhựa epoxy 14 Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 71.4.1 Chất đóng rắn cộng hợp 15
1.4.2 Chất đóng rắn trùng hợp 17
1.4.3 Chất đóng rắn axit 18
1.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nhựa epoxy trong và ngoài nước 20
1.5.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nhựa epoxy trên thế giới 20
1.5.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nhựa epoxy tại Việt Nam 21
1.5.3 Một số ứng dụng của nhựa epoxy trong công nghiệp và đời sống 23
CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Hóa chất 25
2.2 Quy trình tổng hợp nhựa epoxy 26
2.3 Phương pháp phân tích hóa học và hóa lý 27
2.3.1 Phương pháp xác định hàm lượng nhóm epoxy 27
2.3.2 Phương pháp xác định độ nhớt 28
2.3.3 Phương pháp xác định tỷ trọng lỏng 28
2.3.4 Phương pháp xác định màu sắc 29
2.3.5 Phương pháp xác định biến thiên nhiệt độ theo thời gian 29
2.3.6 Phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) 29
2.3.7 Phương pháp phân tích nhiệt khối lượng (TGA) 29
2.4 Phương pháp xác định tính chất cơ học của nhựa (độ bền kéo, độ bền uốn, modul kéo, modul uốn) 30
2.4.1 Xác định độ bền kéo, modul kéo 30
2.4.2 Xác định độ bền uốn, modul uốn 31
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 83.1 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH đến quá trình tổng hợp
nhựa epoxy 32
3.2 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ BPA/ECH đến quá trình tổng hợp, thông số kỹ thuật và tính chất cơ lý của nhựa 34
3.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ BPA/ECH đến các thông số của quá trình tổng hợp nhựa epoxy 35
3.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ BPA/ECH đến thông số kỹ thuật của nhựa 36
3.2.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ BPA/ECH đến tính chất cơ lý của nhựa 38
3.3 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi MEK 39
3.3.1 Ảnh hưởng của dung môi MEK đến thông số của quá trình tổng hợp nhựa epoxy 40
3.3.2 Ảnh hưởng của hàm lượng dung môi MEK đến thông số kỹ thuật của nhựa epoxy 42
3.3.3 Ảnh hưởng của dung môi MEK đến tính chất cơ lý của nhựa 44
3.3.4 Phổ hồng ngoại của mẫu nhựa epoxy tổng hợp được 44
3.4 So sánh thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý và tính chất nhiệt của mẫu nhựa epoxy tổng hợp và mẫu nhựa epoxy thương mại 46
3.4.1 So sánh thông số kỹ thuật của nhựa epoxy tổng hợp từ đề tài và mẫu nhựa epoxy thương mại 46
3.4.2 So sánh tính chất cơ lý của nhựa epoxy tổng hợp từ đề tài và mẫu nhựa epoxy thương mại 46
3.4.3 Phân tích nhiệt trọng lượng TGA 47
KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO a
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Phân bố giá trị sản phẩm nhựa epoxy theo các lĩnh vực sử dụng trên toàn thế giới năm 2020 theo Grandview research 23Hình 1.2 Một số ứng dụng của nhựa epoxy trong công nghiệp và đời sống a) bồn tắm composites sử dụng nhựa nền epoxy; b) keo dán epoxy c) sơn nền epoxy 24Hình 2.1 Thiết bị đo phổ hồng ngoại FTIR Spectrum Two, Perkin Elmer (Hoa Kỳ) tại Trung tâm Polyme, Công ty Cổ phần Vicostone ……… 29 Hình 2.2 Thiết bị phân tích TGA TG4000 Perkin Elmer (Hoa Kỳ) tại Trung tâm Polyme, Công ty Cổ phần Vicostone 30Hình 2.3 Thiết bị đo độ bền kéo, uốn Wance Testing (Đài Loan) tại Trung tâm Polyme, Công ty Cổ phần Vicostone 31Hình 3.1 Hình ảnh mẫu nhựa epoxy lỏng (a) và mẫu nhựa epoxy sau đóng rắn thu được khi thay đổi tỉ lệ BPA/ECH………37 Hình 3.2 Độ bền uốn (a); độ bền kéo (b); modul uốn (c) và modul kéo (d) của các mẫu nhựa epoxy khi thay đổi tỷ lệ mol BPA/ECH 38Hình 3.3 Các mẫu nhựa epoxy lỏng (a) và các mẫu nhựa epoxy sau đóng rắn (b) thu được khi thay đổi tỉ lệ dung môi MEK 41Hình 3.4 So sánh phổ hồng ngoại nhựa epoxy M13 và epoxy Epikote 828 45Hình 3.5 Hình ảnh các mẫu nhựa epoxy lỏng (a) và các mẫu nhựa epoxy sau đóng rắn (b) 47Hình 3.6 Đường cong TG của mẫu nhựa epoxy M13 và mẫu nhựa epoxy Epikote 828 48
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật của nhựa epoxy lỏng 14Bảng 1.2 Tính chất cơ lý của nhựa epoxy sau đóng rắn 14Bảng 3.1 Công thức phối liệu tổng hợp nhựa epoxy khi thay đổi nồng độ dung dịch NaOH……….32 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH đến quá trình tổng hợp nhựa epoxy 33Bảng 3.3 Công thức phối liệu tổng hợp nhựa epoxy khi thay đổi tỷ lệ mol BPA/ECH 34Bảng 3.4 Ảnh hưởng của tỷ lệ BPA/ECH đến quá trình tổng hợp nhựa epoxy 35Bảng 3.5 Ảnh hưởng tỷ lệ mol BPA/ECH đến thông số kỹ thuật mẫu nhựa epoxy 36Bảng 3.6 Điều kiện đóng rắn các mẫu nhựa epoxy thu được khi thay đổi tỷ lệ mol BPA/ECH 36Bảng 3.7 Công thức phối liệu tổng hợp nhựa epoxy khi thay đổi tỷ lệ dung môi MEK 40Bảng 3.8 Ảnh hưởng của hàm lượng dung môi MEK đến thông số của quá trình tổng hợp nhựa epoxy 40Bảng 3.9 Ảnh hưởng của dung môi MEK đến thông số kỹ thuật của nhựa epoxy 42Bảng 3.10 Khối lượng các thành phần đóng rắn và thông số đóng rắn các mẫu nhựa epoxy khi thay đổi tỷ lệ dung môi MEK 43Bảng 3.11 Ảnh hưởng của dung môi MEK đến tính chất cơ lý của nhựa epoxy 44Bảng 3.12 So sánh phổ hồng ngoại nhựa epoxy M13 và epoxy epikote 828 45Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật của mẫu nhựa M13 và Epikote 828 46Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 11Bảng 3.14 So sánh tính chất cơ lý của mẫu nhựa epoxy M13 và mẫu nhựa epoxy thương mại Epikote 828 47Bảng 3.15 So sánh thông số nhiệt của mẫu nhựa epoxy M13 và mẫu nhựa epoxy thương mại Epikote 828 48
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 124 Methyl hexahydo phthalic anhydride MHHPA
15 Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier FTIR
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 13độ bền nhiệt và cách điện cao và đặc tính chống ăn mòn tốt Do đó, nhựa epoxy được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như: màng phủ, chất kết dính trong sản xuất vật liệu polymer composite, keo dán, hợp chất đúc, đóng gói cho các thiết bị điện tử và vật liệu ô tô [1] Trong các loại nhựa epoxy, nhựa epoxy bisphenol A (BPA) được sử dụng với khối lượng nhiều nhất bởi tính sẵn có và giá thành hạ Loại nhựa epoxy này thường được tổng hợp bằng phương pháp gián đoạn theo cơ chế phản ứng ngưng tụ của epichlohidrin (ECH) và BPA với sự có mặt của chất xúc tác kiềm (như NaOH) trong điều kiện có gia nhiệt [2] Trong các quá trình tổng hợp nhựa epoxy, ECH dư thường được tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng bằng phương pháp chưng chân không Hỗn hợp thu được sau đó được bổ sung các dung môi như toluen, xylen để rửa và tách muối NaCl [1, 3] Tuy nhiên, việc sử dụng toluene có nhiệt độ sôi là 110,6 oC hoặc dung môi xylen với nhiệt độ sôi cao 138-145 ᵒC khi chưng chân không giai đoạn 2 sẽ làm cho sản phẩm nhựa epoxy thu được có chỉ số màu cao và tăng chi phí năng lượng trong quá trình sản xuất [4] Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng dung môi thay thế toluene và xylene có nhiệt độ sôi thấp hơn để tổng hợp nhựa epoxy là rất cần thiết Dung môi MEK với nhiệt độ sôi thấp (79,6 ᵒC) dễ dàng tách khỏi hỗn hợp chưng, giúp giảm nhiệt độ chưng hỗn hợp và không ảnh hưởng đến tính chất của nhựa epoxy, Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 14đặc biệt là thông số màu của nhựa thu được Trong luận văn này đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy sử dụng dung môi MEK Ảnh hưởng của các tỷ lệ cấu tử BPA, EHC, nồng độ dung dịch NaOH; tỷ lệ dung môi MEK đến các thông số của quá trình tổng hợp, các thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý của sản phẩm nhựa epoxy cũng được đề cập đến trong luận văn này
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của dung môi MEK, tỷ lệ các cấu tử tham gia phản ứng BPA/ECH với quy trình tổng hợp nhựa epoxy để tổng hợp ra loại nhựa có tính chất đáp ứng được một số ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng
Nội dung nghiên cứu
• Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH đến quá trình tổng hợp
nhựa epoxy, thông số kỹ thuật tính chất cơ lý của nhựa epoxy
• Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol BPA/ECH đến quá trình tổng hợp nhựa
epoxy, thông số kỹ thuật tính chất cơ lý của nhựa epoxy
• Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi MEK đến quá trình tổng hợp nhựa
epoxy, thông số kỹ thuật tính chất cơ lý của nhựa epoxy
• So sánh cấu trúc hóa học, các thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý và tính chất
nhiệt của nhựa epoxy tổng hợp được và nhựa epoxy thương mại
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp mới của đồ án:
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu sử dụng một loại dung môi mới MEK thay thế dung môi toluene và xylene trong quá trình tổng hợp nhựa epoxy để thu được nhựa epoxy có các chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu với hiệu suất phản ứng cao, giảm thời gian sấy chân không giúp tăng năng suất trong quá trình tổng hợp nhựa epoxy có là
đề tài nghiên cứu ý nghĩa khoa học lớn
- Ý nghĩa thực tế: Đề tài nghiên cứu đã tổng hợp thành công sản phẩm nhựa epoxy sử dụng dung môi MEK có thông số kỹ thuật và các tính chất cơ lý tương đương Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 15với mẫu nhựa epoxy thương mại, có khả năng ứng dụng ở các điều kiện thực tế Điều này gợi mở ra khả năng tổng hợp nhựa epoxy mới hiệu quả hơn, tiêu tốn năng lượng
ít hơn
- Các đóng góp mới của đồ án tốt nghiệp: Đã tổng hợp thành công nhựa epoxy bisphenol A sử dụng dung môi mới MEK, với tỷ lệ mol BPA/ECH là 1,0/2,5; tỉ lệ mol BPA/NaOH là 1,0/2,0 trong đó nồng độ dung dịch NaOH 20%, tỷ lệ dung môi MEK
là 25 phần khối lượng (PKL) Sản phẩm nhựa epoxy thu được có các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn để ứng dụng vào công nghiệp như: hàm lượng nhóm epoxy 22,5%, tỷ trọng 1,18 g/cm3, độ nhớt 15.500 cPs các tính chất cơ lý tương đương với mẫu nhựa epoxy thương mại Epikote 828, phù hợp ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 16CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu chung về nhựa epoxy
1.1.1 Lịch sử phát triển
Nhựa epoxy là tên gọi chung cho các loại nhựa mà cấu trúc của chúng có ít nhất hai nhóm epoxy ở trong hoặc cuối mạch phân tử Epoxy có thể phản ứng dễ dàng với rất nhiều hợp chất, điển hình là proton do mỗi vòng epoxy có ba cạnh với độ căng lớn Dưới đây là sơ đồ ví dụ về phản ứng của epoxy với proton
Những phản ứng như trên cho phép mạch phân tử kéo dài hay khâu mạch ngang
mà không sinh ra các hợp chất phân tử thấp nên nhựa epoxy có độ co ngót nhỏ hơn so với các loại vật liệu nhựa nhiệt rắn khác, sau khi đóng rắn nhựa epoxy có tính chất cơ học cao, bền vững dưới tác động của dung môi và dung dịch kiềm Cấu trúc của nhựa epoxy có thể được thay đổi trong phạm vi rộng Phần còn lại không phải là phân tử epoxy thường là hydro-carbon mạch thẳng, mạch vòng no, vòng thơm và hợp chất chứa liên kết đôi; các tác nhân khâu mạch ngang cũng có những đặc điểm và cấu trúc hóa học tương tự Vì vậy, mỗi một loại epoxy khi kết hợp với các tác nhân khâu mạch khác nhau có thể tạo ra một loại sản phẩm khác Tuy nhiên hiện nay, nhựa epoxy thương mại chủ yếu yếu được tổng hợp từ Bisphenol A (diphenylolpropan) và epichlohydrin (ECH) [1,2]
Về lịch sử, nhựa epoxy đã xuất hiện vào đầu những năm 1890 nhưng đến năm
1950, epoxy mới được phổ biến rộng rãi Một nhà hóa học người Nga, Prilesschajev
đã quan sát thấy olefin phản ứng với peroxybenzoic axit [5] Tháng 12-1934 trong bản quyền sáng chế về tổng hợp polyamin từ amin và polyglixydylete, H Schlack đã đưa
ra công nghệ chế tạo glyxydyete từ bisphenol A và epiclohidrin trong kiềm [6] Năm
1938, P Castan công bố sáng chế về tổng hợp nhựa từ bisphenol A và epiclohydrin, đồng thời phát hiện khả năng đóng rắn của nhựa epoxy với anhydride phthalic Đến Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 17năm 1943, Castan một lần nữa công bố về việc phát hiện ra khả năng phản ứng giữa bisphenol A và epiclohydrin, tạo thành monomer epoxy hoặc polymer epoxy [7, 8] Năm 1948, Sylvan Owen Greenlee (Mỹ) công bố sáng chế về tổng hợp nhựa epoxydian tương tự như quy trình công nghệ của P Kastan song nhựa này nhận được khối lượng phân tử lớn hơn, và được ứng dụng nhiều trong công nghiệp [9] Sau đó, các nghiên cứu về quá trình tổng hợp nhựa epoxy và các ứng dụng của chúng được nhiều nhà khoa học quan tâm [3, 4, 10]
1.1.2 Nhu cầu sử dụng
Theo đánh giá ban đầu, nhựa epoxy được sử dụng cho hầu hết các lớp phủ bề mặt Thị trường epoxy đánh giá theo quy mô toàn cầu có doanh số đạt 9,1 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 14,7 tỷ USD vào năm 2028 Khu vực Châu á- Thái Bình Dương đóng góp 55,2% Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ chính, chiếm 35%
Ở Châu Âu, khoảng 320.000 tấn nhựa epoxy được sản xuất ra vào năm 2017 Đức là thị trường nhựa epoxy lớn nhất, sau đó là Ý, Anh, Tây Ban Nha và Áo Trên thế giới hiện nay có nhiều hãng sản suất nhựa epoxy với tên thương mại khác nhau như: Dow Chemnical: DER; D.E.N: Tactix; Quatrex (Nhựa epoxy có độ tính khiết cao); Shell: Epon, Epikote; Epnol; Eponex (Nhựa epoxy bisphenol hydro hóa); Ciba-Geigy: Aradite; Aracast; Yuka sel: Epikoto; Mitsui Petrochemical: Epomic [11]
1.1.3 Phân loại nhựa epoxy
❖ Nhựa epoxy bisphenol A (BPA)
Nhựa epoxy bisphenol A được tạo thành từ phản ứng ngưng tụ giữa epiclohydrin
và diphenyol propan (bisphenol A), mỗi phân tử chứa 2 nhóm chức epoxy Công thức tổng quát của nhựa epoxy như sau:
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 18Tùy thuộc đương lượng và tỷ lệ giữa epiclohydrin và bisphenol A, nồng độ NaOH, thời gian phản ứng, nhiệt độ, nhựa epoxy thu được sẽ có khối lượng phân tử khác nhau [1, 3]
❖ Nhựa epoxy bisphenol F (BPF)
Khi thay thế bisphenol A bằng BPF, thu được nhựa epoxy BPF với tính chất tốt hơn như khả năng kết mạng lớn hơn, nhiệt độ thủy tinh hóa thấp hơn, khả năng chịu nhiệt và khả năng chồng dung môi hóa chất tốt hơn
Nhựa epoxy BPF có độ nhớt thấp hơn so với nhựa epoxy BPA (3.000÷8.000 cPs)
vì vậy thường được trộn cùng với epoxy BPA làm giảm giá thành sản phẩm và giảm
độ nhớt vừa phải
❖ Nhựa epoxy mạch thẳng
Có 2 loại epoxy mạch thẳng: glycidyl epoxy và epoxy vòng no Glycidel epoxy được tạo thành từ phản ứng của epiclohidrin với các alcol béo hoặc polyol tạo thành glycidyl ete hoặc với axit cacboxylic béo tạo thành glycidul este Phản ứng xảy ra cùng với xúc tác BF3hoặc acid
❖ Nhựa epoxy chứa mạch vòng no
Tạo thành từ phương pháp epoxy hóa nối đôi trog vòng, loại nhựa này có độ nhớt thấp ở nhiệt độ phòng, khả năng bám dính cao, tính năng nhiệt điện tốt Hơn nữa, epoxy chứa mạch vòng no không chứa ion clo do không có epiclohydrin làm nguyên liệu đầu vào, có thể sử dụng trong lĩnh vực điện tử Tuy nhiên cần sử dụng xúc tác đóng rắn hoặc nhiệt độ đóng rắn cao hơn do hoạt tính của nhựa ở nhiệt độ phòng thấp hơn so với các loại epoxy khác [4]
❖ Nhựa nhiều nhóm epoxy
Nhựa nhiều nhóm epoxy là loại nhựa mà trong mỗi phân tử chứa từ hai hóm epoxy trở lên, tạo thành trên cơ sở axit xyanuric, nhựa phenolfomandehyt dạng novolac hoặc resol, polybutadien phân tử lượng thấp và các hợp chất đa chức khác [12-14]
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 19• Nhựa polyglyxydylphenol-formandehyt: tạo thành từ phản ứng của nhựa phenolformandehyt dạng novolac hoặc resol với apiclohydrin trong môi trường kiếm ở nhiệt độ trong khoảng 70-100ᵒC Nhựa này sau khi đóng rắn mang các đặc tính của cả nhựa epoxy và phenolic như độ bền axit, bazơ và dung môi; Ở nhiệt độ cao và điều kiện ẩm ướt vẫn duy trì được độ bền cơ học; độ co ngót thấp; tăng khả năng kết dính với chất nền ở nhiệt độ cao; có khả năng tương hợp tốt với nhiều loại chất độn
• Nhựa polyglycydylxianurat: được điều chế từ axit xianyric với epiclohydrin, sản phẩm ban đầu là triglycydylxyanurat Khi dư epiclohydrin, phản ứng tiếp tục tạo thành nhựa polyglycydylxianurat Loại nhựa này được sử dụng làm keo dán, chất nền cho một số vật liệu composite với độ bền nhiệt cao, tính năng vượt trội hơn so với các loại nhựa khác [14]
1.1.4 Nguyên liệu tổng hợp nhựa epoxy trên cơ sở bisphenol A
Điều chế: Bisphenol A điều chế bằng cách cho phenol tác dụng với axeton
trong môi trường axit mạnh ở nhiệt độ 40 – 50 oC Axit thường dùng là H2SO4, HCl Thời gian phản ứng khoảng 15-20 giờ [14]
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 20b Epiclohydrin (ECH)
Epyclohydrin là một chất lỏng không màu không tan trong nước nhưng tan
trong dung môi hữu cơ (C6H6, aceton…), mùi hắc, độc
Trang 21Các nguyên liệu khác
a Chất xúc tác:
Chất xúc tác sử dụng trong phản ứng tổng hợp nhựa epoxy là kiềm (NaOH): Khối lượng phân tử M= 40 đvC; tan vô hạn trong nước, khối lượng riêng d = 2,13 g/cm3 Kiềm sử dụng trong phản ứng tổng hợp nhựa epoxy ở dạng dung dịch, nồng
độ 15 ÷ 50%
b Dung môi:
• Tolulen: còn gọi là methylbenzen hay phenylmethan, là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước, có mùi thơm nhẹ và không vị Có khả năng bay hơi lớn
và dễ cháy Là một hydrocacbon thơm, toluen có khả năng tham gia phản ứng thế
ái điện tử. Có công thức cấu tạo:
Điều chế:
C6H6 + CH3OH ➔ C6H5CH3 + H2OPhản ứng này đòi hỏi phải có axit sulfuric đậm đặc làm chất xúc tác và nhiệt độ cao Methanol thường được sản xuất thông qua khí tổng hợp:
Khí tổng hợp thường được sản xuất thông qua quy trình khí hoá (than nâu, cho đến rác thải hàng ngày) [15]
Vai trò: Toluen có nhiệm vụ pha loãng nhựa epoxy tách bỏ các tạp chất và muối
tạo thành trong quá trình tổng hợp nhựa
• Methylethyl keton (MEK): hay còn gọi là butanon, là một hợp chất hữu cơ với công thức (C4H8O) Keton này lỏng không màu, có mùi hương sắc, ngọt ngào như mùi mứt bơ và axeton
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 22Điều chế: MEK có thể được sản xuất bằng cách oxy hóa 2-butanol Việc khử hydrogen 2-butanol bằng một chất xúc tác được xúc tác bởi đồng, kẽm Hợp kim kẽm-
đồng hoặc kẽm oxit được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình khử hydro pha khí
ở nhiệt độ 400-500 °C ở áp suất thường Niken Raney hoặc đồng cromit được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình khử hydro pha lỏng ở nhiệt độ nhiệt độ 150 °C Nhiệt
độ phản ứng khử hydro pha lỏng và tiêu thụ năng lượng thấp, năng suất cao, tuổi thọ của chất xúc tác dài và quá trình tách đơn giản [16]
Vai trò: MEK đóng vai trò làm chất trợ hòa tan ECH dư trong hỗn hợp phản ứng 1.1.5 Cơ chế phản ứng tổng hợp nhựa epoxy
Phản ứng tổng hợp nhựa epoxy xảy ra như sau:
Trang 23- Cặp electron của nguyên tử O trong muối natri bisphenol A tạo liên kết với nguyên tử C liên kết với nguyên tử Cl trong phân tử epiclohydrin xảy ra phản ứng thế tạo thành diglycidyl ether bisphenol A (DGEBA):
Các DGEBA phản ứng tiếp với muối [3]:
Diglycidyl ether bisphenol A (DGEBA)
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 24- Các dimenatri thủy phân tạo thành các oligome epoxy:
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nhựa epoxy
1.2.1 Tỷ lệ các cấu tử
Khối lượng phân tử của nhựa epoxy tạo thành tùy thuộc vào tỷ lệ giữa BPA và ECH Khi tỷ lệ ECH càng lớn thì khối lượng phân tử epoxy càng nhỏ Sản phẩm thu được trong suốt, không màu, bền kiềm, dễ xử lý và có tính chất cơ học cao Do vậy Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 25nhựa thu được là một hỗn hợp đồng đẳng polyme có độ dài mạch khác nhau Tỷ lệ mol giữa ECH và BPA càng giảm thì nhiệt nóng chảy và khối lượng phân tử càng tăng
Độ trùng hợp [n] phản ảnh trọng lượng phân tử cũng như một số trạng thái vật lý đặc trưng của các loại nhựa epoxy thương phẩm
- Với n = 0 là Diglycidyl ether bisphenol A (DGEBA)
- Với n = 0 đến 2 là nhựa epoxy lỏng có độ nhớt thấp
- Với n từ 3 đến 12 là nhựa epoxy rắn có nhiệt độ chảy thấp
- Với n ≥ 13 là nhựa epoxy rắn có nhiệt độ chảy cao
1.2.2 Nhiệt độ
Khi tổng hợp nhựa epoxy, chương trình nhiệt độ (trình tự gia nhiệt theo thời gian) có tầm quan trọng đặc biệt vì đảm bảo cho phản ứng xảy ra êm dịu, độ chuyển hóa cao và hạn chế tối đa các phản ứng phụ Do nhiệt độ sôi của epiclohydrin là 118oC nên phản ứng tổng hợp nhựa epoxy xảy ra ở nhiệt độ thấp 60 – 70 oC để tránh hiện tượng bay hơi ECH trong quá trình phản ứng
1.2.3 Nồng độ chất xúc tác
Nồng độ chất xúc tác ảnh hưởng đến hàm lượng nhóm epoxy và hiệu suất phản ứng tổng hợp nhựa epoxy
- Nồng độ chất xúc tác cao: Hiệu suất phản ứng thấp, hàm lượng nhóm epoxy cao
- Nồng độ chất xúc tác thấp: Chiếm thể tích reactor nhiều, khối lượng nhựa thu được ít, năng suất thấp [14]
1.3 Thông số kỹ thuật đặc trưng và tính chất cơ lý của nhựa epoxy
Nhựa epoxy thương mại thường được đặc trưng bởi các thông số chủ yếu sau:
✓ Hàm lượng nhóm epoxy (HLE) là trọng lượng của nhóm epoxy có trong 100g nhựa
✓ Đương lượng epoxy (ĐLE) là lượng nhựa tính theo gam chứa một đương lượng nhóm epoxy
✓ HLE và ĐLE liên quan theo công thức:
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 26Đ𝐿𝐸 = 43 𝑥 100
𝐻𝐿𝐸Tham khảo tài liệu kỹ thuật của nhựa epoxy lỏng thương phẩm phổ biến nhất hiện nay là các loại DER 331 (Dow Chemicals) và Epikote 828 (Kumho Shell Chemicals) cho thấy các thông số kỹ thuật và tính chất của nhựa epoxy nhận được thể hiện qua bảng sau [17]:
Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật của nhựa epoxy lỏng
Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Giá trị
Độ nhớt ở 25 oC cP ASTM D1824-16 11.000 ÷ 15.000
Tỷ trọng lỏng ở 25 oC g/cm3 ASTM D1475-13 1,16
Bảng 1.2 Tính chất cơ lý của nhựa epoxy sau đóng rắn
Tính chất Đơn vị Phương pháp Tiêu chuẩn
Độ bền va đập KJ/m2 ASTM 4821 ÷ 1999 ≥ 3,0
1.4 Đóng rắn nhựa epoxy
Đặc điểm nổi bật của nhựa epoxy là sau khi đóng rắn bằng hai nhóm chức ở vị trí cuối mạch phân tử và nhóm hydroxyl trong mạch phân tử đều không thải ra sản phẩm phụ vì vậy sản phẩm nhận được thường có độ co ngót thấp Hai chất đóng rắn thường được dùng phổ biến nhất là chất đóng rắn cộng hợp và chất đóng rắn trùng Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 27hợp Để tính toán khối lượng chất đóng rắn cần thiết cần dựa vào hàm lượng nhóm epoxy và đương lượng nhóm epoxy Mối quan hệ giữa ĐLE và HLE được thể hiện qua công thức tính toán dưới đây [12]:
Đ𝐿𝐸 = 43 × 100
𝐻𝐿𝐸Với, HLE: trọng lượng của nhóm epoxy trong 100g nhựa
ĐLE: lượng nhựa tính theo g chứa mọt đương lượng epoxy
1.4.1 Chất đóng rắn cộng hợp
➢ Chất đóng rắn amin: bao gồm các hợp chất chứa nhóm amine như amine
mạch thẳng, thơm, dị vòng và các sản phẩm biến tính của amin Các chất đóng rắn amin có thể đóng rắn được tất cả các loại nhựa epoxy, ngoại trừ epoxyester do không
có nhóm epoxy Polyamin có nhược điểm là dễ hút ẩm, mùi khó chịu và độc, trong môi trường không khí ẩm tạo thành carbamate không hòa tan nên làm cho bề mặt bị
mờ đục [10]
H2O + CO2 → H2CO3
H2CO3 + NH2 → NHCOOH + H2O
Một số amine mạch thẳng thường được sử dụng:
- Diethylenetriamin (DETA): H2N(CH2)2NH(CH2)2NH2
- Triethylenetetramin (TETA): H2N(CH2)2NH(CH2)2NH(CH2)2NH2
- Polyethylenepolyamon (PEPA): H2N(CH2CH2 NH)n CH2CH2 NH
➢ Chất đóng rắn oligoamit: Oligoamit có nhóm amin ở cuối mạch được sử dụng
rộng rãi trong khi đóng rắn epoxy chế tạo làm lớp phủ Nó được tổng hợp bằng cách ngưng tụ các amin thẳng với dẫn xuất của acid béo
➢ Chất đóng rắn isocyanate:
Khi nhựa epoxy có nhóm hydroxyl tổng hợp từ BPA có khối lượng phân tử trên
1000 thường sẽ dùng chất đóng rắn isocyanate Do nhóm isocyanate có hoạt tính hóa học cao nên có thể đóng rắn ở nhiệt độ phòng (khoảng 20 oC) Vật liệu epoxy-Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 28isocyanate thường ở dạng hai thành phần và sẽ được trộn hợp với nhau trước khi tạo thành lớp phủ bề mặt Hỗn hợp đó phải được sử dụng trong khoảng từ 1-6 giờ [18]
➢ Chất đóng rắn phenol-, -ure và melamin formaldehyt:
Do chúng có các nhóm chức có thể tham gia phản ứng với các nhóm chức của nhựa epoxy nên được sử dụng làm chất đóng rắn Nhựa phenol-formaldehyt loại novolac có nhóm phenol tham gia phản ứng với nhóm epoxy trong điều kiện nhiệt độ cao 150-180 oC khi không có xúc tác, 80-100 oC khi bổ sung xúc tác
Trong nhựa -ure và melamin-formaldehyt đều có nhóm methylol Nhóm này tham gia phản ứng với hydroxyl bậc hai của nhựa epoxy
➢ Chất đóng rắn cơ titan
Quá trình đóng rắn nhựa epoxy chất đóng rắn cơ (tetrabutyltitanate) xảy ra 2 phản ứng của chất đóng rắn với 2 nhóm epoxy cuối mạch và nhóm hydroxyl bậc hai Nhựa epoxy được đóng rắn hoàn toàn sẽ cho thàn phẩm có độ cứng cao, bền hóa chất Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 29tốt và tổn hao điện môi giảm đáng kể Tuy nhiên, nếu lượng chất đóng rắn nhỏ hơn cần thiết để epoxy có thể đóng rắn hoàn toàn thì sẽ nhận được nhựa epoxy titanate nhiệt dẻo Để nhận được thành phẩm sau đóng rắn có tính chất tương tự cũng có thể
sử dụng chất đóng rắn tạo bở titanium alkoxide với các hợp chất amin [19, 20]
1.4.2 Chất đóng rắn trùng hợp
➢ Trùng hợp cation
Trùng hợp cation epoxy được khởi đầu bằng acid Lewis như BF3, SnCl4,… thường sử dụng các phức của triflourbor như BF3.O(C2H5)2 Cơ chế trùng hợp epoxy thể hiện trong phản ứng dưới đây:
(I) (II) Đầu tiên triflourbor tạo phức với oxy của vòng epoxy tạo thành phức không bền
và chuyển thành carboni (I) hay oxoni (II)
➢ Trùng hợp anion
Trùng hợp anion nhóm epoxy là quá trình phản ứng được khởi đầu bằng các alcolholate kim loại kiềm và anim bậc ba
Đối với các alcoholate kim loại kiềm:
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 30Đối với amin bậc ba [21].:
1.4.3 Chất đóng rắn axit
So với các chất đóng rắn amin, các chất đóng rắn axit ít gây ăn da hơn và nói chung ít gây tỏa nhiệt hơn khi đóng rắn Nhựa sau khi đóng rắn có nhiệt độ biến dạng cao hơn; tính chất cơ lý, cách điện và bền hóa học tốt hơn Tuy nhiên, độ bền với kiềm kém hơn so với trường hợp đóng rắn bằng amin
Cơ chế đóng rắn bằng anhydrit khá phức tạp, song giai đoạn đầu tiên của phản ứng là mở vòng anhydrit bằng nhóm hydroxyl (của alcohol hay vết nước):
Nhóm hydroxyl cũng phản ứng với nhóm epoxy và như vậy có thể có năm phản ứng xảy ra:
1 Phản ứng của nhóm carboxylic với epoxy:
2 Phản ứng của nhóm hydroxyl với nhóm epoxy:
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 313 Phản ứng của monoeste với nhóm hydroxyl:
4 Phản ứng thủy phân anhydrit tạo thành axit nhờ nước tách ra ở phản ứng 3
5 Phản ứng thủy phân monoester bằng nước để tạo thành axit và alcohol
Trong thực tế, phản ứng 1 và 2 là quan trọng nhất và đã tìm thấy liên kết este và ete có số lượng gần tương đương nhau
Phản ứng của axit carboxylic với nhóm epoxy không có xúc tác thường xảy ra rất chậm kể cả khi tăng nhiệt độ Tùy thuộc vào yêu cầu về các tính chất của sản phẩm, chu trình đóng rắn có thể kéo dài 16-32 giờ ở nhiệt độ 120-150 oC Để giảm nhiệt độ
và thời gian đóng rắn, thường dùng các amin bậc ba để xúc tác cho phản ứng Phổ biến hơn cả là dimetylbenzylamin (DMBA) và 2,4,6 tris(dimetylaminometyl)phenol (ký hiệu thương mại DMP-30) có công thức như sau:
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 32Các amin bậc ba nêu trên có khả năng chuyển axit carboxylic thành anion thông qua tạo phức có chuyển dời diện tích:
R3N R'COOH R3N R' C O OH
-OH- R'COOH H2O R'COO
-Do R'COO- có độ nucleofil cao nên dễ dàng tấn công mở vòng nhóm epoxy Thường sử dụng tỷ lệ cấu tử anhydrit: epoxy = 0,85 : 1,1 mol Tuy nhiên, tỷ lệ thấp hơn 0,5 : 1,0 có thể áp dụng cho một số hệ thống Lượng xúc tác amin bậc ba thường dùng vào khoảng 0,5-3%
Anhydrit phtalic có trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng, thường dùng vào khoảng 0,6-0,9 đương lượng cho một nhóm epoxy Đối với nhựa epoxy có khối lượng phân
tử thấp trên cơ sở bisphenol A, lượng anhydrit phtalic tính ra vào khoảng 35-45 phần khối lượng (PKL) cho 100 PKL nhựa Nhiệt độ của hỗn hợp duy trì trong khoảng 120-
150oC; Ở nhiệt độ thấp hơn 60 oC, anhydrit phtalic sẽ kết tủa, song hòa tan trở lại khi đun nóng
Nhựa epoxy đóng rắn chậm với anhydrit phtalic và quy trình đóng rắn điển hình
là 4-8 giờ ở 150 oC Kéo dài thời gian đóng rắn ở nhiệt độ thấp hơn sẽ tăng được nhiệt
độ biến dạng nhiệt và giảm độ co khi đóng rắn
Các anhydrit axit thường dùng để đóng rắn nhựa epoxy gồm có: phtalic anhydrit, maleic anhydrit, hexahydrophtalic anhydrit và metylhexahydrophtalic anhydrit [12]
1.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nhựa epoxy trong và ngoài nước 1.5.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nhựa epoxy trên thế giới
Do đặc tính linh hoạt và tính đa dạng của nhựa epoxy khiến nó phù hợp với các ứng dụng công nghiệp khác nhau như bảng mạch nhiều lớp, đóng gói linh kiện điện
tử, lớp phủ bề mặt và chất kết dính trong vật liệu composite Tuy nhiên, trong các lĩnh vực hiệu suất cao, việc sử dụng nhựa epoxy bị hạn chế do khả năng chống va đập thấp, độ giòn cao Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu cải tiến các nhược điểm của nhựa epoxy để mở rộng ứng dụng của loại nhựa này trong các điều kiện thực Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 33tế Trong nghiên cứu của tác giả Naheed Saba đã đề cập đến những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu vật liệu tổng hợp epoxy và vật liệu nano dựa trên sợi tự nhiên, bao gồm các kỹ thuật sản xuất và các ứng dụng công nghiệp khác nhau của chúng Các đặc tính vật lý, cơ học và nhiệt của hỗn hợp epoxy và nanocomposite được gia cố bằng sợi tự nhiên cho thấy hiệu suất tốt hơn để sản suất các linh kiện, bộ phận cho ô
tô và hàng không vũ trụ [21] Năm 2015, bằng cách đánh giá, khảo sát quá trình tổng hợp, quá trình đóng rắn và ứng dụng của nhựa epoxy để đưa ra giải pháp nâng cao tính chất của nhựa epoxy, tác giả Fan-Long Jin [22] Nhựa bio-epoxy có khả năng chống cháy được tổng hợp từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật cũng được tác giả Elaheh Rohani Rad và các cộng sự nghiên cứu gần đây với các đặc tính đáp ứng yêu cầu sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp [23]
Tuy có nhiều nghiên cứu về quá trình tổng hợp và biến tính nhựa epoxy được công bố trong thời gian gần đây, nhưng các công trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng dung môi toluen và xylen trong quá trình tổng hợp nhựa epoxy Hiện tại, chưa có bất
cứ công trình nghiên cứu nào công bố một cách chi tiết và hệ thống về ảnh hưởng của việc sử dụng dung môi MEK đến quá trình tổng hợp, thông số kỹ thuật và tính chất
cơ lý của nhựa epoxy Vì vậy, đồ án này được thực hiện với mục đích nghiên cứu tổng hợp nhựa epoxy sử dụng dung môi MEK thay cho dung môi toluene/xylene nhằm cải thiện tính chất cơ lý, thông số kỹ thuật của nhựa epoxy
1.5.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng nhựa epoxy tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, do sự phổ biến của epoxy trong các lĩnh vực công nghiệp ngày càng lớn, kéo theo sự gia tăng của các công trình nghiên cứu và biến tính nhựa epoxy nhằm cải thiện các tính chất của nhựa epoxy Nhựa epoxy với những ưu điểm tốt về độ bền hóa học, khả năng chịu hóa chất và chịu nước biển tốt, được ứng dụng nhiều trong các công trình và ngành công nghiệp Tuy vậy, do có nhiều vòng thơm trong cấu trúc nên nhựa epoxy giòn và kém dẻo dai Để cải thiện độ kém dẻo dai của nhựa epoxy, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên cơ sở biến tính thành phần mạch chính của nhựa epoxy hay sử dụng các chất đóng rắn khác nhau Từ năm 2014, tác Copies for internal use only in Phenikaa University