Luận án tiến sĩ sinh học: Nghiên cứu mối vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp phòng trừ loài hại chính

212 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận án tiến sĩ sinh học: Nghiên cứu mối vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp phòng trừ loài hại chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Quốc Huy

LUẬN ÁN TIEN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Quốc Huy

Chuyên ngành : Côn trùng học

Mã số :62 42 10 10

LUẬN ÁN TIEN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS Bùi Công Hiển

PGS TS Nguyên Văn Quảng

Hà Nội - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

XY (O53) 2220001111211 111k HT TT TT TT k TT nếp 11 ĐẶT VAN ĐÈ Q.00 22211 n HH TT nh nen 12 MỤC TIÊU, DOI TUGNG, PHAM VI NGHIÊN CỨU 42.1 Mục tiêu của đề tai cccccccccccccccccssccssscsscsessesecscssssesscsessssessssesssesssseeseenees 42.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5-5 5ssccsceccxezszee 43 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI - 44 NHỮNG DONG GÓP MỚI CUA LUẬN ÁN 2- + s+c++s+xczxcred 5CHƯƠNG I TONG QUAN TÀI LIỆU - 2-2 52+E££E+E££E+E££EvEzEerzkerszed 61.1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU MOI Ở NƯỚC NGOÀI - 25+ 61.1.1 Tinh hình nghiên cứu về khu hệ mối - - 2 5-5 2 2+2 =2 61.1.2 Tinh hình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của mối 101.1.3 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ chứa

2.1.2.1 Địa hình, địa CNAt scececccccccescscsscssessssessssessesessssessssesssssssesussessssesusseeecees 31

2.1.2.2 Khí hậu, thuy VĂN cv key 33

2.1.2.3 TNO NAUGNG 8nốớ.a 34

Trang 4

2.1.2.4 Kinh tế xã hội ceccccccccccccscssscsescscscscsesesssssvsvsvscscsesssssssevevavsvscseseseseseesees 352.1.3 Thời gian nghiên CỨu - c1 33111321111 1 vn ng 37

2.2 ĐÓI TƯỢNG, VAT LIEU NGHIÊN CỨU - : -:-©+©c++cc+s>xvcz+ 372.2.1 Đối tượng nghiên cứu 2© +SSE2E‡EEEEEEEEEEEEkeErrkrkereree 37

2.2.2 Vat liệu nghiên cỨu - + 1313211139111 5111515111111 rrrey 37

2.2.2.1 Vật liệu nghiÊH CỨU cc cv ng 11 1k rrre 37

2.2.2.2 Dung cụ, hóa chất và thiết bị nghiÊH CỨM 25c 52©55s+cccssce2 372.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -5¿55+c22t2£xtttExtrrrrtrrrrtrrrred 38

2.3.1 Phương pháp thu thập vật mẫu - - 5 + 2 £z£s+ezxzxzxzse2 38

2.3.1.1 Phương pháp thu mẫu định tính Error! Bookmark not defined.

2.3.1.2 Phương pháp thu mẫu định long c.cccccceccsccscsscsvsssssssessscssessesessesesseees 382.3.2 Phương pháp định loại vật mẫu - - 2-5 ++s+z+zs+z+zxzxes+2 39

2.3.3 Phương pháp phân tích ADN gen ty thể 2-5 ccscszxsccce2 392.3.3.1 Tách chiết ADN tong 80 ccccccscscsscscssssesvsssssesesesessesesessssesesesssscscssesesvees 40

2.3.3.3 Tinh sạch ADN và giải HHÃ cv kg ket 41

2.3.4 Phương pháp phân tích độ tương đồng về thành phan loai 4I2.3.5 Phương pháp nghiên cứu cấu trúc tố mối - 2s s2 422.3.6 Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu hóa lý của mẫu đất nghiên

CỨU SH HH TT TH ng 42

2.3.7 Phương pháp xác định loài mối gây hại chính đối với cây trồng va

đập hồ chứa nước - 2 -©s+SSEx2EEEEEE2121121211211121 1121111111111 re 432.3.8 Phương pháp xác định mức độ gây hại của múi 432.3.8.1 Đối với cây trÔNg c5: SE E+EEEEEEEEEEEE121111121111121121 1 xe 432.3.8.2 Đối với đập hỗ CA HHỚC 5-5 SE +ESEEEEEEEEEEEEeErrkrkerrree 442.3.9 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trừ mối cho cây trồng và

ihN ỀẢẮ 44

2.3.9.1 Nghiên cứu chế tạo bả diệt mối - + + ++s+ce+x+czeerzxerxscee 442.3.9.2 Thử nghiệm phòng trừ mỗi cho cây trONg -. :-5cs5s+s+cccs2 45

Trang 5

2.3.9.3 Thứ nghiệm khả năng diệt mối hại đập bằng phương pháp bả độc 46

2.3.10 Phương pháp xử lý số liệu ¿+ 2E+S2+E‡EE2ESEEZEEEEEEEEEEEerkrrrrkrree 47CHUONG 3 KET QUA VA THẢO LUẬN ueecececcccscscssesesesscetsvsseessesssscsesvensansvees 483.1 THÀNH PHAN LOAI MOI O TAY NGUYÊN -cccccccccccrrvcre 483.1.1 Danh sách thành phần loài mối ở Tay Nguyên - 25: 483.1.2 Kết quả phân tích cấu trúc ADN gen ty thé để xác định tương đồng8 53

3.1.3 Đặc điểm hình thái 15 loài mối lần đầu ghi nhận ở Việt Nam 61

3.1.3.1 Loài Schedorhinotermes brevialatus (Haviland, 1898) 61

3.1.3.2 Loài Schedorhinotermes translucens (Haviland, 1898) 64

3.1.3.3 Loài Schedorhinotermes rectangularis Ahmad, 196S 66

3.1.3.4 Loài Odontotermes faeoides Holmgren, K & N 68

3.1.3.5 Loài Odontotermes pyriceps Fan, 1985 Si, 693.1.3.6 Loài Odontotermes sarawakensis Holmgren, 1913 70

3.1.3.7 Loài Hypotermes xenotermitis (Wasmann, 1896) 72

3.1.3.8 Loài Indotermes bangladeshiensis Akhtar, L975 73

3.1.3.9 Loài Pericapritermes paraspeciosus Thapa, 1981 75

3.1.3.10 Loài Pseudocapritermes albipennis (Tsai et Chen) 76

3.1.3.11 Loài Pseudocapritermes sinensis Ping et Xu, 1986 78

3.1.3.12 Loai Procapritermes prosetiger Ahmad, 1965 79

3.1.3.13 Loài Nasutitermes fuscipennis (Haviland, 1898) 81

3.1.3.14 Loài Nasutitermes rectangularis Thapa, 1981 82

3.1.3.I12 Loài Ahmaditermes guizhouensis Li et Ping, 1982 83

3.2 ĐẶC DIEM KHU HE MOI TÂY NGUYÊN .:-cccccccccvcrrvre 843.2.1 Đặc điểm khu hệ mối Tây Nguyên so với một số nước trong khu vực 843.2.2 Đặc điểm khu hệ mối Tây Nguyên so với các vùng địa lý khí hậukhác của Việt Nam - - G LnnTH HnnHHH nn nh 853.2.3 Phân bo thành phần loài của khu hệ mối Tây Nguyên 873.2.3.1 Phân bố thành phần loài mối theo đơn vị tỉnh - - + s+s+c<s+ 87

Trang 6

3.2.3.2 Phân bó thành phần loài mối theo độ €aO - 2-5 2+ccs+cecsscs2 893.2.3.3 Phân bó thành phần loài mối theo sinh cảnh -. 55555: 933.2.3.4 Phân bó thành phan loài mối theo các nhóm chức năng và kiểu tổ 983.3 MOI HAI CÂY TRÔNG VA BIEN PHÁP PHONG TRỪ 1043.3.1 Thành phần loài và loài gây hại chính - - 52 5+s+c<c52 1043.3.1.1 Danh sách thành phần loài mối trong vườn cây trồng - 104

3.3.1.2 Loài gây hại chính ở vùng chuyên canh ca phê, cao su và ca cao 107

3.3.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thai học của Mi pakistanicus 1103.3.3 Kết quả thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trừ mối hại cây

trỒng _ c2 2T 2T 2212121121121 erreg 1153.4 MÓI HẠI DAP HO CHUA NƯỚC VA BIEN PHÁP PHÒNG TRU 119

3.4.1 Thành phần loài và loài gây hại chính trên đập hồ chứa nước ở Tây

š 2057001275775 ga 119

3.4.1.1 Danh sách thành phần loài mối trên đập hồ chứa nước 1193.4.1.2 Loài gây hại chính trên đập hô chứa HưỚC :-2©s+ce+sccsc: 1213.4.2 _ Một số đặc điểm sinh học, sinh thái hoc các loài gây hai chinh 123

3.4.2.1 Loài Macrotermes gilvus cv vn re 1233.4.2.2 Loài Macrotermes Annandale? s55 c1 ke 1253.4.2.3 Loài Odontotermes C€VÏOHCHS c1 ke 125

3.4.3 Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng trừ mối hai đập hồ chứa nước 1263.4.3.1 Kết quả phòng trừ mối Macrotermes annandalei bằng bả độc 126343.2 Dé xuất quy trình xử lý phòng trừ moi hại đập hồ chứa nước 129KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, ¿2-52 +E+SE2E9EE2EEE12EE2121712112111 2111211 crx 131KET LUẬN - 52 S22 2121 212321211 212212111211121111111111111 11111101111 11 xe 131DE NGHỊ, - ¿15212221 2121E212112121121211212112111211111111112111121 1111 rye 132DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ 133TÀI LIEU THAM KHẢO St SE S3 S3 EEEESESESESE2E58E8E1E1EEEEEEEE5E 511111 e2 134

Trang 7

Danh mục các chữ viêt tắt

Dxc : Đường kính khoang chính

Dkp : Đường kính khoang phụHxc : Chiều cao khoang chính

Hxp : Chiều cao khoang phụ

Der : Đường kính hang giao thông

Lor : Chiều dài hang giao thông

Trang 8

Bang 2.1Bang 3.1Bang 3.2Bang 3.3Bang 3.4

Bang 3.5

Bang 3.6

Bang 3.7Bang 3.8Bang 3.9

DANH MUC CAC BANG

Địa điểm nghiên cứu

Danh sách thành phần loài mối ở Tây Nguyên.

Thống kê thành phần nucleotit

Ma trận khoảng cách di truyền theo mô hình Kimura 2 tham số

Chỉ số tương đồng của khu hệ mối Tây Nguyên so với khu

hệ mối của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan

Chỉ số tương đồng Bray — Curtis về thành phần loài mối

của 6 vùng địa lý khí hậu ở Việt Nam

Chỉ số tương đồng Bray — Curtis về thành phần loài mối

giữa 5 tỉnh ở Tây Nguyên

Số lượng loài của các phân họ mối theo dải độ cao

Số lượng loài của các phân họ mối ở 6 sinh cảnh

Thành phan loài mối theo phương thức sống của mối ở 4 sinh cảnhMức độ đa dạng của mối theo nhóm chức năng và kiểu tổ ở 4

sinh cảnh

Độ phong phú tương đối của các nhóm mối ở 4 sinh cảnh

Danh sách thành phần loài mối trong vườn cà phê, cao su

va ca cao ở Tây Nguyên

Danh sách loài mối gây hại thường gặp trong vườn cà phê,

cao su và ca cao ở Tây Nguyên

Danh sách và hình thức gây hại của các loài mối ở vườntrồng cà phê, cao su và ca cao

Tỷ lệ (%) các đăng cấp trong đàn mối đi kiếm ăn của loài

Microtermes pakistanicus

Danh sách thành phan loài mối trên một số đập hồ chứa

nước ở Tây Nguyên

Danh sách thành phan loài mối gây hại trên 15 đập hồ chứa

nước ở Tây Nguyên

8891

Trang 9

Bang 3.18 Mức độ khai thác bả của mối M annandalei 127Bảng 3.19 _ Hiệu lực diệt mối M annandalei của bả BDM 08 127Bảng3.20 Hiệu lực diệt mối của Ba BDM 08 đối với các tổ M.

annandalei có đường kính 0,7 - 1m 128

Bang 3.21 Hiệu lực diệt mối của Ba BDM 08 với các cỡ tổ khácnhau 128

Trang 10

Hình 2.1Hình 3.1

Hình 3.2Hình 3.3

Các địa điểm điều tra thu mẫu nghiên cứu ở Tây Nguyên

So sánh số lượng loài của khu hệ mối Tây Nguyên với khu hệ

mối Việt Nam

Mức độ đa dạng của 8 phân họ mối ở Tây Nguyên

Cây phat sinh chủng loại theo phương pháp Maximum

Nhìn từ mặt lưng đầu mối lính Odontotermes pyriceps

Nhìn từ mặt lưng đầu mối lính Odontotermes sarawakensis

Nhìn từ mặt lưng hình dang mối lính Hypotermes xenotermitis

Nhìn từ mặt lưng mối lính Indotermes bangladeshiensis

Nhìn từ mặt lưng đầu mối lính Pericapritermes paraspeciosusNhìn từ mat lưng đầu mối lính Pseudocapritermes albipennis

Nhìn từ mặt lưng hình dạng mối lính Pseudocapritermes

Nhìn từ mặt lưng hình dang mối lính Procapritermesprosetiger

Nhìn từ mat lung dau méi linh Nasutitermes fuscipennis

Nhìn từ mặt lung đầu mối lính Nasutitermes rectangularisNhìn từ mặt lưng đầu mối lính Ahmaditermes guizhouensis

Quan hệ về mức độ tương đồng thành phần loài mối 6 vùng địa

lý khí hậu ở Việt Nam

Số lượng loài môi đã phát hiện và số loài riêng (chỉ phân bố

trong | tỉnh) ở Tây Nguyên.

Mức độ tương đồng về thành phần loài mối của 5 tỉnh Tây Nguyên

Số lượng loài mối theo 3 dai độ cao

878990

Trang 11

Hình 3.23

Hình 3.24Hình 3.25Hình 3.26

Hình 3.27

Hình 3.28Hình 3.29Hình 3.30

Hình 3.31

Hình 3.32

Phân bồ thành phần loài của các phân họ theo dai độ caoSố lượng loài mỗi ở 6 sinh cảnh

Số mẫu bắt gặp trung bình của các nhóm mỗi trong các ô nghiên cứu

Tổ mối Microtermes pakistanicus gồm nhiều khoang nhỏ

Hoàng cung của Microtermes pakistanicus dang vòm, day

Hang di ăn của Microtermes pakistanicus

Tỷ lệ (%) mối có mặt ở bẫy nhử

Tỷ lệ (%) mối có mặt ở bẫy nhử mới thay thế

Tỷ lệ (%) cây nhiễm mối ở khu vực có xử lý bả độc và không

122

Trang 12

MỞ ĐẦU1 ĐẶT VẤN DE

Mối (ISOPTERA) là côn trùng xã hội, có sự phân hóa hình thái và chức

năng cao giữa các nhóm cá thê trong một tô mối Với đặc tính làm tổ và hoạt

động tinh vi cùng khả năng phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulô

và là nguồn thức ăn cho một số động vật hoang dã, nên mỗi được xem là mộtmắt xích quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên Bên cạnh đó, mối cũng làđối tượng gây hại quan trọng đối với cây trồng, đê đập và công trình kiến trúc

ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Lào,

Campuchia, Malaysia, Indonesia và An Độ (Thái Bàng Hoa, 1964) [14];

(Sen - Sarma, 1974) [114]; (Harris, 1968) [91]; (Cowie et al., 1989) [86];

(Greaves, 1962) [90] Việt Nam cũng nam trong khu vực các nước kê trên,

nên thành phần loài mối phong phú và đa dạng tương tự.

Đối với cây trồng, theo một số tài liệu, mối tấn công tế bào sống của

cây, tấn công rễ cây và có thể gây chết cây đồng loạt trên diện rộng Hầu hết

các loại cây ăn quả, cây công nghiệp đều được coi là đối tượng bị mối gâyhại, trong đó cao su, cà phê là loại cây bị mối gây hại nặng (Greaves, 1962;

Thái Bang Hoa, 1964; Harris, 1971; Sen - Sarma, 1974) [90, 14, 92, 114] Các

biện pháp phòng chống mối cho cây trồng đã được thực hiện ở nhiều nước,

chủ yếu là biện pháp trộn hoá chất vào đất quanh gốc cây trước khi trồng,phun thuốc vào gốc cây (Butani et al., 1983; Cowie et al., 1989; Lee, 1971;

Harris, 1971) [81, 86, 99, 92].

Đối với dé đập, mối được coi là thủ phạm gây rỗng đê đập, vi chúng

thường tạo ra các khoang tổ và hệ thống hang giao thông trong thân đê đập.Tác hại của chúng thể hiện ở việc gây sụt lún mặt đê đập, gây rò rỉ, xói ngầm

dẫn đến vỡ đê đập Vấn đề này được quan tâm đặc biệt ở Trung Quốc, Việt

Nam (Thái Bang Hoa, 1964; Vũ Văn Tuyên, 1982; Lý Đông, 1989: Nguyễn

Trang 13

Quốc Huy, 2005; Ngô Trường Sơn, 2009) [14, 56, 6, 16, 46].

Trước kia, đã có một số công trình nghiên cứu về mối hại cây ở ViệtNam như Nguyễn Duc Kham (1968) [19]; Va Văn Tuyén (1991) [57];Nguyén Van Quang (1999) [33], Ta Kim Chinh (1995) [4] Cac két quathường tập trung vào công bố thành phan mối hai cây trồng và thử nghiệmbiện pháp diệt mối Mặc dù đã có danh sách thành phần loài mối hại cây ở

miền bắc Việt Nam và ở cây cà phê tỉnh Lâm Đồng (Nguyễn Đức Khảm,

1976; Vũ Văn Tuyền, 1991 ) [21, 57], nhưng so với các nước lân cận, danh

sách này còn nghèo nàn về thành phần loài Hậu quả do mối gây ra cho câytrồng chỉ được mô tả đơn giản là vàng lá, còi cọc, có thê chết hàng loạt trên

diện rộng (Nguyễn Đức Khảm, 1976; Vũ Văn Tuyền, 1991) [21, 57], nhưng

chưa có nhiều dẫn liệu cụ thể về ảnh hưởng trực tiếp của mối đối với câytrồng (dấu vết gây hại của mối) Hơn nữa, nhiều đặc điểm sinh học và sinhthái học làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ mối còn rất hạn chế Có thểnêu những công trình đã nghiên cứu thử nghiệm biện pháp xử lý mối bảo vệcây trồng như Vũ Văn Tuyến (1991) [57] với cây cà phê; Tạ Kim Chỉnh

(1995, 1996) [4, 5] với cây vải thiéu và cây chè Các tác giả này mới chỉ dừnglại ở việc sử dụng các hóa chất hoặc vi nắm để diệt mối, mà chưa đi sâu

nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cần phòng trừ.

Trong khoảng 10 năm gần đây, mối hại cây và đập hồ chứa nước ở cáctinh Tây Nguyên đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu (Lê Văn Trién ,

2000, 2003; Nguyễn Tân Vương, 2007; Nguyễn Văn Quảng, 2007 và Nguyễn

Quốc Huy, 2007) [53, 55, 65, 41, 17] Tuy vậy, các kết quả được công bố chỉ

hạn chế ở các số liệu điều tra về thành phần loài, phân bố của mối hại cây,đập hồ chứa nước và định hướng biện pháp xử lý cho cây trồng và đập TrịnhVăn Hạnh (2007) [10] đã nghiên cứu thành công việc thay thế thuốc diệt mối

hoá chât băng chê phâm sinh học đôi với nhóm môi có vườn cây nâm ở đê

Trang 14

được áp dụng ở miền Bắc Việt Nam, nhưng chưa được thử nghiệm trên môitrường đập hồ chứa nước ở các tỉnh Tây Nguyên.

Mối hại cây và đê, đập có thành phan loài phong phú, nhiều nhóm loàicó các đặc điểm sinh học, sinh thái học khác hăn với mối hại công trình kiếntrúc và chúng có quan hệ rất mật thiết với môi trường Cho nên dé phòng trừcó hiệu quả, cần phải có những nghiên cứu cụ thể và đầy đủ về các nhóm mốinày, đồng thời lựa chọn biện pháp phòng trừ hợp lý, phù hợp với điều kiện tựnhiên và kinh tế xã hội của từng vùng.

Khu vực Tây Nguyên là vùng lãnh thé rộng lớn, có vị trí chiến lược vềkinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng Nhờ có ưu thế về địa lý, điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội, Tây Nguyên được đánh giá là vùng có điều kiện phát

triển một nền kinh tế tong hop theo hướng tập trung, có sự liên kết chặt chẽ

giữa công nghiệp và nông nghiệp Tây Nguyên là nơi cung ứng chủ yếu

ngu6n sản phẩm từ cây công nghiệp cho thị trường nội địa và xuất khâu Sự

sinh trưởng và phát triển của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước.

Do vậy, việc đầu tư xây dựng hàng loạt các hồ chứa nước có quy mô lớn décung cấp nước, điều tiết nước trong vùng đang được Đảng và Nhà nước taquan tâm hàng đầu Mặt khác với lợi thế về địa hình, nhiều nhà máy thủy điệnđã và đang được đầu tư xây dựng tại Tây Nguyên Cho nên, các hồ chứa nướccó một vị trí hết sức quan trọng Thực tế cho thấy, tiềm năng của hồ chứanước được phát huy khi sự an toàn của đập được đảm bảo Do đó, với nhiềuvùng chuyên canh, van đề phòng chống mối hại đập và cây trồng ở vùng Tây

Nguyên càng trở nên cấp bách.

Tóm lại, những hiểu biết về mối ở Tây Nguyên chưa tương xứng vớinhững hiểu biết chung về mối ở Việt Nam do nhiều công trình nghiên cứutrong thời gian qua mang lại Do đó, việc nghiên cứu mối ở Tây Nguyên vàbiện pháp phòng trừ các loài mối gây hại cho cây trồng và đập hồ chứa nước

Trang 15

vừa là đòi hỏi của phát triển khoa học, vừa là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.Với nhận thức đó, chúng tôi đã tiễn hành thực hiện đề tài “Nghién cứu moi

vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp phòng trừ loài hại chính”, trong

thời gian 2006 - 2009 với nội dung chủ yếu khảo sát, điều tra khu hệ mối TâyNguyên và lựa chọn biện pháp phù hợp, có hiệu qua dé phòng trừ các loài mối

gây hại chính cho cây trồng và đập hồ chứa nước của Tây Nguyên.

2 MỤC TIEU, DOI TƯỢNG, PHAM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu của đề tài

- _ Xác định thành phan loài và một số đặc điểm của khu hệ mối Tây Nguyên.- _ Xác định các loài mối gây hại cho cây trồng và đập hồ chứa nước ở Tây

Nguyên, đồng thời đề xuất biện pháp phòng trừ các loài mối gây hại chính.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu: Mỗi ở khu vực Tây Nguyên.

Pham vi nghién cứu:

- Phan loai hoc, da dang sinh hoc cua khu hé méi Tay Nguyén.

- Sinh học, sinh thai mối: các loài mối gây hại chính cho cây trồng vađập hồ chứa nước.

- Biện pháp xử lý phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ chứa nước.

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI

- _ Cung cấp có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài mối ở khu vựcTây Nguyên cho đến hiện nay.

- _ Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm phân bố thành phan loài,

số lượng loài theo dải độ cao, theo sinh cảnh và tính đa dạng sinh học

của môi ở Tây Nguyên.

- _ Đánh giá mức độ gây hại của các loài gây hại chính và cung cấp các dẫnliệu sinh học, sinh thái học dùng làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ

các loài môi hại chính cho cây trông va đập hô chứa nước ở Tây Nguyên.

Trang 16

Đề xuất biện pháp sử dụng bả độc để phòng chống mối cho cây trồngvà đập hồ chứa nước.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Cung cấp danh sách 95 loài mối cho khu vực Tây Nguyên, trong đó có15 loài b6 sung vào khu hệ mối Việt Nam và có 6 giống, 30 loài lầnđầu tiên ghi nhận cho khu vực Tây Nguyên.

Cung cấp các dẫn liệu về đặc điểm phân bồ thành phần loài, số lượng

loài theo đải độ cao, theo sinh cảnh và theo nhóm chức năng của mối ở

nước ở Tây Nguyên.

Lần đầu tiên áp dụng thành công bả độc để diệt các loài mối gây hại

chính cho cây trồng và đập hồ chứa nước ở Tây Nguyên.

Trang 17

CHƯƠNG 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 TINH HÌNH NGHIÊN CUU MOI Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về khu hệ mối

Công trình nghiên cứu của Hagen (1858) được coi là công trình đầutiên có tính hệ thống học về mối trên thế giới [21] Ké từ đó bắt đầu thời kỳphát triển mạnh mẽ các nghiên cứu về phân loại học hình thái mối.

Wasmann (1893) đã phân loại và tìm hiểu sinh học 4 loài Termesredemani, Termes azarelli, Termes feae và Termes xenotermitis được tìm thay

ở India va Ceylon trong khu hệ mối Đông Phương cùng một vai loài thuộc

khu hệ Brasil, kèm theo một số dẫn liệu về sinh vật sống chung với mối(termitophiles) Haviland (1898) nghiên cứu hệ thống học và sinh học mỗi ởIndonesia và Malaysia Silvestri (1903) đã phát hiện 39 loài thuộc 2 giống ở

khu vực Trung và Nam Mỹ Holmgren (1906, 1910) cũng mô tả tổng cộng 19

giống, 65 loài môi cho khu hệ này Holmgren là người đầu tiên nghiên cứu cóhệ thống và đặt nền móng cho phân loại học hiện đại về mỗi, trong đó hìnhthái hàm trên được dùng làm yếu tố phân loại Escherich (1909, 1911) và

Bugnion et al (1910, 1911, 1912, 1913, 1914, 1915) đã cung cấp dẫn liệu về

mối tại khu vực Ceylon; còn Petch (1906, 1913) nghiên cứu mối quan hệ giữa

nắm và mối [98].

Miiller (1915, 1921) mô tả một số giống mối, trong đó tập trung chủ

yếu về các loài thuộc giống Anoplotermes Oshima (1919) đã nghiên cứu khu

hệ mối Đài Loan và Philippin John (1913, 1925) đã tiến hành nghiên cứu

phân loại và sinh học mối ở Ceylon, Malaysia và Indonesia Light et al có

nhiều công bố về khu hệ mối ở Trung Quốc và Philippin (Light,1929, 1931,

1934 và Light et al., 1936) Kalshoven có thời gian khá dài điều tra và nghiên

Trang 18

cứu mối ở Java (từ 1930, 1941, 1950, 1952 đến 1960) [98] Đặc biệt, Snyder(1949) đã cho xuất bản cuốn “Danh mục về mối trên thé giới”, thong kê danh

sách các loài thuộc 5 họ (Mastotermitidae, Kalotermitidae, Hodotermitidae,

Rhinotermitidae và Termitidae) với 130 giống, bao gồm cả những loài hoá

Các danh mục thành phần loài của bộ Cánh đều hoặc của một họ mốicho từng khu vực cũng lần lượt được công bố, phần lớn các công trình này

đều kèm theo khoá định loại riêng và mô tả cho từng loài Ahmad (1958) [71]

đã nghiên cứu và phát hiện 397 loài thuộc 48 giống 4 họ trong khu hệ mối

Đông Phương Riêng khu hệ mối ở Thái Lan, Ahmad (1965) đã phát hiện có

74 loài, 28 giống và 3 họ [72] Sau này, Yupaporn Sornnuwat (2004) [120] đãtong hợp các nghiên cứu về thành phan loài mối ở Thái Lan và công bố có

199 loài mối.

Krishna (1965) [97] công bố thành phần loài mối tai Burma gồm 103loài Sen - sarma (1974) [114] đã mô tả và ghi chú về phân bố địa lý của 20loài mối ở Pradesh, Ấn Độ Thapa (1981) [118] đã tiến hành nghiên cứu mốiở Malaysia Những nghiên cứu mối ở khu vực Đông Phương về sau tập trungvào các vấn đề phân loại học, địa động vật học cũng như vai trò đối với kinhtế của từng họ hoặc phân họ, cụ thể như Thakur (1979, 1980) [116, 117] tiến

hành nghiên cứu về môi gây hại cho cây rừng và các vườn ươm ở An Độ.

Trang 19

Huang Fu Sheng et al (2000) đã công bố thành phan loài mối ở TrungQuốc gồm có 476 loài, 44 giống và 4 họ, tất cả các loài đều có mô tả và có

khóa định loại tới loài [94].

Việc nghiên cứu phân loại mối chủ yếu dựa vào những đặc điểm về

hình thái ngoài của mối lính và mối cánh Bên cạnh đó, mối thợ cũng đã được

nghiên cứu sử dụng trong phân loại như công trình nghiên cứu của Ahmad(1950) Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng đặc điểm về hàm của mối

thợ làm đặc điểm chân loại, rõ rang nhất ở mức độ giống [72] Roonwal(1969) [110] đã đưa ra quy chuan dé đo các chỉ số hình thái ngoài phục vụcông tác mô tả và định loại mối Cho đến nay hình thái ngoài vẫn là đặc điểmchủ yếu được sử dụng trong định loại mối.

Một số nghiên cứu về sự biến đôi hình thái của mối đã được Akhtar(1974) [73], Chootani et al (1979) [82] va Akhtar et al (1991) [76] dé capdựa trên những nghiên cứu về vị tri và góc của răng ham trên bên trái mốilính và hình dạng của đầu như chỉ số giữa chiều rộng nhất của đầu và chiềurộng đầu ở gốc hàm (ở mối lính), số đo của chiều đài và rộng của môi trên (ởmối cánh) Akhtar (1974) [73] cho rằng trong một quan tộc (colony), mối línhPostelectrotermes pasniensis Akhtar có sự khác nhau khá lớn về kích thước

đầu và độ cong của đỉnh hàm (độ cong của đỉnh hàm tăng tỷ lệ thuận với độtăng của vỏ đầu).

Roonwal et al (1957) [109] đã nghiên cứu sự biến đổi trong cấu trúchàm của mối lính O obesus, dữ liệu được dựa trên 3 quần tộc mẫu vật và cho

biết, sự khác nhau trong 3 quần tộc ở mức độ 1% Tương tự như vậy, nghiên

cứu của Chootani et al (1979) [82] đã ghi nhận sự biến đổi ở kích thước mốilính Heterotermes indicola Các tác giả đã kết luận rằng, môi lính của loài này

có sự biến đổi cao về kích thước và vì vậy chúng chỉ có một dạng lính, chứ

không phải 2 dạng Chootani (1981) [83] tiến hành phân tích hình thái

Trang 20

(morphometric) của quần tộc mối O obesus được lấy từ các tổ mối khácnhau Akhtar et al (1991) [75] cũng nghiên cứu sự biến đôi về kích thước mốilính O obesus được lay từ 5 tổ mối khác nhau Cùng năm, Akhtar et al.

(1991) [76] phân tích hình thái của mối O assammemsis đã kết luận rang,giữa mối lính của O assammemsis và O obessus cô sự khác nhau và đề nghị

giữ lại vi trí phân loại của O assammemsis, mà trước đó theo Krishna (1965)[97] cho là một phân loài của O obessus.

Farkhanda Manzoor (2002) đã nghiên cứu sự biến đổi hình thái của 52loài mối thuộc giống Odontotermes từ các nước Bangladesh, Burma, Ấn Độ,Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan Tác giả đã lựa chọn số đo và thống kê 10thông số hình thái của 52 loài mối này [102].

Tuy nhiên, trong thực tế có hiện tượng những loài mối có tập tính sinh

học khác nhau, nhưng hình thái rất giống nhau, như các loài thuộc giống

Coptotermes Các đặc điểm này là nguyên nhân gây khó khăn và nhằm lẫn

cho công tác phân loại dựa vào hình thái, do đó cần phải có các phương pháp

chính xác để bồ trợ Burnham (1978) [80] công bố dẫn liệu điều tra các loàihoá thạch của côn trùng xã hội, trong đó có 48 loải mối Sands (1998) [112]đã sử dụng các đặc điểm hình thái của ruột như cấu tạo của van ruột sau, cầutạo của hệ thống ống Malpighi dé phân loại đến giống và lập cây chủng loạiphát sinh của chúng Belyaeva (2006) [79] sử dụng hình thái cấu tạo cơ quan

sinh dục ngoai cua mối cánh cái để phân biệt các loài thuộc họ Kalotermitidae,

Hodotermitidae, Termitidae, Macrotermitidae và Nasutitermitidae.

Cùng với sự phát triển của sinh hoc phân tử khi bước sang thé kỷ XXI,

có nhiều tác giả đã sử dụng kỹ thuật ADN xác định mức độ tương đồng vềgen giữa các cá thể có biến dị hình thái để đánh giá tương đồng loài Mặt

khác, kỹ thuật này cũng cho phép phân loại một cách chính xác những loài có

hình thái giỗng nhau Nghiên cứu của Alliens Szalanski et al (2004) đã sử

Trang 21

dụng ADN ty thê làm chỉ thị phân tử để phân loại và xây dựng cây phả hệ của

giống mối Heterotermes ở miền đông Ấn Độ Phương pháp này cũng đượcJames Austin et al (2004) sử dụng cho giống Reticulitermes ở Oklahoma

[15] Chow - Yang Lee et al (2005) đã thâm tra lại độ tin cậy của phân loạihình thái về các mẫu mối ở Malaysia bằng cách phân tích phát sinh loài qua

chuỗi gen Cytochrome oxidase II (COII) Menglin Cheng et al [101], Aldrich

et al (2007) [77] sử dụng phổ xạ sóng cận hồng ngoại (near infrared) trên lớp

hydrocarbon biéu bì dé phân tích 4 loài thuộc giống Zootermopsis và cho rằng

phương pháp này có thể định loại nhanh chóng các loài mối thuộc giống này.

Theo tác giả, phương pháp này có thể áp dụng rộng ra cho các loài mối thuộccác nhóm khác do ưu điểm dé sử dung; có thé phân tích trên mối thợ, khôngcần mẫu mối lính và vẫn sử dụng phương pháp bảo quản mẫu bằng cồn.

Trong tương lai phân loại học phân tử là phương pháp bổ sung quan trọng cho

công tác phân loại.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của mối

Ngay từ năm 1906, Petch đã có nhận xét nhiệt độ bên trong tổ mốiOdontotermes redemani tương đối 6n định so với sự dao động của nhiệt độbên ngoài Tuy nhiên, ông không nghiên cứu sự dao động về nhiệt độ theongày va theo mùa Holdaway et al (1948) đã phát hiện ra rằng nhiệt độ ở tổEutermes exitiosus không phải là một hang số và cũng thay đổi trong biên độ

nhất định theo nhiệt độ môi trường trong ngày [93].

Trong thí nghiệm với các tổ mỗi C acinaciformic và C frenchi sông

trên cây, Greeves (1962) [90] cho rằng có sự dao động về nhiệt độ trong ngảy.

Scott Turner (1994) [122] đã nghiên cứu về sự bất biến trong quá trình thônghơi và giữ nhiệt của tổ mối (O transvaalensis) ở miền nam Chau Phi và cho

biết, đường như sự thông hơi của tổ mối không thực sự đóng vai trò quan trọng

trong quá trình duy trì nhiệt độ của quan tộc mối.

10

Trang 22

Liên quan đến độ âm tương đối trong tổ mối, công trình nghiên cứu củaHoldaway et al (1948) [93] ở loài mối E exitiosus đã cho rằng đó là một

hằng sỐ tuyệt đối Sau này, Cookson (1987) [85] bồ sung thêm những kết quả

về các điều kiện trong phòng thí nghiệm duy trì hoạt động sống với loàiNasutitermes exitiosus, trong đó, độ 4m tương đối tôi ưu đối với loài này ở

khoảng 90 - 96%.

Theo Agarwal (1978) [70], nhiệt độ và độ âm tương đối trong tổ mối O.

obesus không có sự dao động trong ngày và nếu tính trong cả năm thì dao

động này khá nhỏ, chỉ là 4C (tương ứng là 4%) Trong cả năm, sự thay đổi

nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất trong tháng 6, tháng 7 Mặt khác, tácgiả cũng chi ra rằng mối thợ phản ứng nhanh hơn múi lính khi thay đổi độ âm.

M.K Rust et al (1994) [111] đã tìm hiểu về phản ứng của loài mỗi gỗkhô Incisitermes minor với ánh sáng, nhiệt độ và độ âm, nhận thấy thiếu trùng(mối non) có phản ứng tránh ánh sáng (negativ phototaxis) và ánh sáng huỳnh

quang, ngược lại không có phản ứng với anh sang đỏ Wakako Ohmura et al.

(2010) [103] của Viện Nghiên cứu Rừng và Lâm sản, Nhật Bản đã thiết kế thínghiệm nghiên cứu tính hướng quang của mối thợ và mối lính loài C.formosanus qua việc chiếu tia UV (350 - 375nm) và ánh sáng nhìn thấy (400 -

650nm) với khe vân hẹp (25nm) ở cường độ 3,6 - 60 Im/m”/s trong khoảng

thời gian 30 giây và 300 giây Kết quả cho thấy mối lính và mối thợ của loàinày thê hiện tính hướng quang âm trong dải sóng 400 - 420 nm Kết quả thínghiệm của Yamano (1973) cho thấy các đăng cấp khác nhau của mối C.formosanus phản ứng với ánh sáng không giống nhau Bên cạnh đó, tính

hướng quang âm xảy ra ở bước sóng < 550nm và rõ ràng hơn khi giảm chiều

dài bước sóng xuống < 450 nm Tính hướng quang âm cũng có thé quan sátđược khi giảm cường độ chiếu sáng xuống 3,6 Im/m”/s cho bước sóng 400 nm

và 23 Im/m /s cho bước sóng 425nm (ánh sáng xanh tím).

11

Trang 23

Sen - Sarmas (1974) [114] cho công bố công trình nghiên cứu về sinh

thái học và địa sinh học của mối ở Ấn Độ Đây là kết quả được tổng kết trong

gần 2 thập kỷ nghiên cứu của tác giả Tác giả đã bàn về đặc điểm sinh tháihọc, đặc trưng phân bố của loài và mối quan hệ trong hệ động vật của mối.

Tuy còn mang tính đại cương, nhưng đã làm sáng tỏ một số van dé còn đang

gây tranh cãi tại thời điểm đó.

Bên cạnh vai trò góp phần vào sự đa dạng của hệ sinh vật, mối còn

được biết đến là một mắt xích quan trọng trong chuỗi chuyển hóa năng lượng

ngoài tự nhiên, phân hủy xác thực vật và các vật chất chứa xenlulô, trả lại

mun, các hợp chất khoáng, độ phi và chất dinh dưỡng cho đất Ngoài ra, tronghoạt động sống, nhiều loài mối sống dưới dat đã làm thay đổi thành phần cautrúc đất tạo ra những biến đồi tự nhiên có lợi cho diễn thế bình thường của hệ

sinh thái, tạo nên độ thoáng trong đất Abe (1979) [68] đã nghiên cứu mối liênhệ giữa kích thước, màu sắc cá thể, đặc điểm cấu trúc tổ của từng loài vànhóm loài mối với vai trò của chúng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới tâyMalaysia Schaefer (1981) [113] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của mối đến

chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái sa mạc ở Mexico và kết luận rằng mối

ngầm có vai trò điều chỉnh chu trình dinh dưỡng trong sa mạc Abensperg Traun (1998) [69] tập trung nghiên cứu mối liên quan giữa thành phần loài,độ thường gặp của mối và mức độ tác động của con người lên hệ sinh thái tạiAustralia Jone et al (2002) [95] đã điều tra thành phần mối tại Tabalong,Indonesia và công bố danh sách gồm 64 loài, thuộc 3 họ, 37 giống Tác giả đãtìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sự suy giảm tán rừng, mức độ khai thác gỗ và

-sự suy giảm độ đa dạng loài mối.

Theo Theodoro et al (2004) [119], mối không làm thay đổi đáng kểthành phần hóa học của đất, nhưng chúng dường như làm tăng hàm lượngchất hữu cơ qua việc đắp đường mui và hang giao thông Jouquet et al (2005)

12

Trang 24

[96] đã tiến hành nghiên cứu về tác động của mối có vườn cấy nắm lên cautrúc của quần xã vi sinh vật trong đất, cho biết Macrotermes có ảnh hưởngkhá mạnh tới cấu trúc quần xã vi sinh vật đất, tuy không làm thay đổi sinhkhối của vi sinh vật.

1.1.3 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ

chứa nước

Bên cạnh giá tri của mối với tư cách một nhóm của động vật đất, có vaitrò trong các hệ sinh thái, mỗi còn được biết đến là côn trùng gây hại nghiêmtrọng cho các công trình kiến trúc, đê đập và cây trồng Do đó, trên thế giớicũng có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề phòng trừ mối Hiện nay,phương pháp phòng trừ mối chủ yếu gồm 3 hướng: sử dụng hóa chat diệt môi;phòng trừ và xử lý mối bằng biện pháp sinh học và sử dụng các thiết bị điệntử thăm dò, phát hiện và xử lý tổ mối.

Việc sử dụng hóa chất diệt mối khá được ưa chuộng, đặc biệt ở các nước

phương Tây Các hóa chất được sử dụng để đánh bả được chia làm 4 nhóm

chính: Nhóm chất ức chế sinh trưởng, nhóm tương tự hoocmon trẻ (Juvenile

hormone mimics), nhóm gây độc dạ day và các thuốc trừ sâu tổng hợp.

Van đề an toàn đối sức khỏe con người và không gây 6 nhiễm môitrường luôn được đặt lên hàng đầu Vì vậy nghiên cứu phòng trừ mối bằng

biện pháp sinh học là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, đang thu hút

được rất nhiều nhà khoa học quan tâm trong những năm gan đây Vận dụngnhững quy luật tự nhiên của hệ sinh thái, trên cơ sở các đặc điểm của mối,

hướng nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng vật săn môi, vật ký sinh vàsinh vật gây bệnh.

Các loài động vật săn mối như kiến, thăn lăn, răn, chim từ lâu đã

được biết đến là kẻ thù của mối, trong đó kiến là đối tượng được đặc biệt chúý Đã có nhiêu nghiên cứu đêu tập trung vào một sô loài kiên như Porylus

13

Trang 25

orientalis Westwood, hay các loài thuộc giống Crematogaster, Wasmannia,Azeteca, Pachycondyla, Odontomachus dé lựa chọn loài kiến có hiệu quả diệtmối cao, đồng thời cũng dé dang ứng dụng Tuy nhiên các kết qua thu đượccho thấy, việc ứng dụng biện pháp này ở các tô mối ngoài hiện trường gặp rất

nhiều khó khăn và mang lại hiệu quả chưa cao.

Sử dụng vật ký sinh và các sinh vật gây bệnh là hướng có tiềm năng

nhất trong các phương pháp phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học; nhiều kếtquả nghiên cứu không chỉ dừng lại ở trong phòng thí nghiệm, mà đã được áp

dụng ngoài hiện trường Các đối tượng được đặc biệt chú ý trong hướngnghiên cứu này gồm nam, giun tròn, vi khuẩn và virus.

Trong số các loại nắm được nghiên cứu sử dụng để phòng chống mốicó 2 đối tượng được chú ý nhiều hơn cả là Beauveria basiana và Metarhiziumanisopliae Với Metarhizium anisopliae đã thu được khá nhiều thành công.Theo Trịnh Văn Hạnh (2007) [10], qua nhiều thực nghiệm, Hanel (1981,

1982) đã phân tích khả năng gây bệnh và hiệu lực diệt loài mối xây ụ

Nasutitermes exitiosus của M anisopliae Có mỗi tương quan rõ ràng giữanông độ bảo tử phun với tỷ lệ mối tử vong, trung bình vượt quá 95% trong

vòng 11 ngày ở liều lượng cao nhất Tập tính mỗi khuân các xác mối chết vứt

ra khỏi tổ, làm tăng thêm kha năng nhiễm bào tử gây bệnh qua tiếp xúc, nên

môi chết liên tục và quần tộc mối suy giảm nhanh chóng Ngoài ra, một số

nghiên cứu tập trung sử dụng M anisopliae hoặc B bassiana dé diệt trừ các

quan tộc mối đất.

Bên cạnh đó, giun tròn cũng được chú ý sử dụng dé ngăn chan được su

tan công của mối Đã có 4 họ giun tròn được đưa vào chương trình phòngchống các loại côn trùng sống trong đất Cowie et al (1989) [86] có cùng

nhận xét với các tác giả trước (Fujii, 1975; Georgis et al., 1982 va Trudeau,

1989) cho rằng thông qua việc sử dụng giun tròn có thê kiểm soát mối Tuy

14

Trang 26

nhiên, kết quả áp dụng ngoài hiện trường còn rất hạn chế Bởi lẽ sử dụng giun

tròn trong kiểm soát môi vẫn cần phải quan tâm đến nhiều yếu t6 quyết định

sự thành công của thử nghiệm, như tính chất vật lý, hóa học của đất (nhiệt độ,

độ âm, pH) và các yếu tố sinh học như tính cạnh tranh với các sinh vật hại

khác sống trong đất.

D.J Roe (2003) [108] đã thành công trong việc sử dụng bả sinh học dé

kiểm soát mối Đây là một phương pháp sử dụng một yếu tố kiểm soát sinh

học và một thiết bị dò mối.

Sử dụng thiết bị điện tử cũng được biết đến như một hướng phòng trừmối hiệu quả Với hướng nghiên cứu này đã có một loạt các công bố được cấpbăng sáng chế Raloff et al (2003) [106] cho biết camera hồng ngoại có thểphát hiện các điểm ở trong tường và trong cây, nơi mối đang hoạt động và tỏanhiệt Tác giả cũng cho biết có một số hệ thống khuếch đại âm thanh mới, cóđộ nhạy cao và lọc tạp âm tốt, có thể phát hiện tiếng báo động của mối.

Mankin et al (2002) [100] đã sử dụng hệ thống máy dò âm xách tay,tần số thấp dé tìm mối hại các cây trong thành phố Từ các thử nghiệm thànhcông ở hiện trường, họ cho biết hệ thống âm có khả năng phát hiện và kiêmtra mối hại ngầm cho cây trong thành phố và xung quanh công trình, hỗ trợviệc tìm kiếm và kiểm tra mối bên trong công trình.

Người ta cũng chú trọng phát triển công nghệ sử dụng sóng điện từ đểkiểm soát hoạt động, sự di chuyển và số lượng cá thể của đàn mối Theo Z.Wang et al (2007) [121], phát kiến số 5473386 của Liu được coi tiêu biểu cho

lĩnh vực này Cụ thể Liu đã mô tả phương pháp xử lý côn trùng từ các “khu

vực ngầm” bằng cách cảm ứng một trường điện từ để tạo ra các xung vật lý.

K Ragon (2007) [105] đã hệ thống kết quả phòng trừ mối bằng ứngdụng năng lượng sóng siêu âm, ví dụ như trong phát kiến số 5575106 của

Martin và cộng sự đã sử dụng sóng siêu âm đê diệt quân tộc môi.

15

Trang 27

Do mối là nguyên nhân phổ biến gây sụt lún đê đập, nên van dé mối hại

đê đập được tiến hành nghiên cứu khá kỹ ở Trung Quốc Lý Thuỷ Mỹ (1958)[30, 31], đã nghiên cứu phương pháp nhử mối tập trung lại, rồi tiêu diệt mỗibằng 1 trong 3 bài thuốc lây nhiễm độc dé xử lý tổ mối trên đê ở Quảng

Đông, Trung Quốc Phương pháp này có hạn chế là sử dụng thuốc rất độc và

không lap bịt được tô mối, nên sau đó không được ứng dụng.

Lý Đông (1989) [6], đã đưa ra danh sách 33 loài mối thường gặp trên

đê đập, trong đó có 7 loài đặc biệt nghiêm trọng được mô tả về hình thái vàtập tính Đồng thời các đặc điểm sinh vật học và các kỹ thuật phòng trừ mối

cho đê đập cũng được tác giả giới thiệu Đặc biệt, Lý Đông đã đưa ra phương

pháp “gây nắm than” dé xử lý 3 loài mối (O formosanus, O hainanensis và

M barneyi) hại đê, đập ở các tỉnh phía nam Trung Quốc Nguyên lý chungcủa phương pháp này là dùng một loại bả độc, có tác dụng làm rối loạn hệ visinh vật đường ruột của mối; đặt bả độc vào đường giao thông của mối hoặcnơi mối đang kiếm ăn Đàn mối kiếm ăn sẽ tập trung ăn bả có chứa chất độc.Bằng con đường trao đổi thức ăn, toàn bộ tổ mối sẽ dính chất độc và bị tiêudiệt Vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước,phương pháp này được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc Tuy

nhiên tác giả cũng cho biết phương pháp này có hạn chế là thời gian theo dõinắm than mọc khá lâu, có trường hợp tới 3 tháng, do phụ thuộc vào thời tiết.

Zhengyan Wang et al (2007) [121] khi nghiên cứu về mối hai đập đã

thay rang mối O formosanus và M barneyi là hai loài mỗi gây hại nguy hiểm

nhất cho đê đập ở Trung Quốc Ngoài ra, nhóm tác giả cũng gợi ý nên kết hợp

giữa bả invectin và thiết bị kiểm soát quan trắc sẽ giải quyết thành công vấndé về mối gây hại đập hồ chứa nước.

Nhìn chung, trên thế giới các vấn đề về mối rất được quan tâm và nhiềucông trình có ý nghĩa lớn đối với khoa học cũng như thực tiễn Tuy nhiên, vẫn

16

Trang 28

còn không ít những điều bí ân chưa được khám phá Cùng với xu hướng phát

trién chung, chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều các nghiên cứu sâu hơn vàchi tiết hơn về sự da dạng, các đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài mối,cũng như việc kiểm soát tác hại của mối đối với đời sống con người.

1.2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU MOI Ở TRONG NƯỚC

1.2.1 Tình hình nghiên cứu khu hệ mối, đặc điểm sinh học, sinh thái

học của mối

Nghiên cứu sớm nhất về mối ở Việt Nam được ghi nhận là công trìnhcủa Bathellier (1927) [78] Ông đã mô tả hình thái và một số đặc điểm sinhhọc, đồng thời chụp ảnh 19 loài mối ở Đông Dương, trong đó có 17 loài có mặttại Việt Nam Cũng trong nghiên cứu này, ông công bố hai loài M gilvus ởNha Trang, Sai Gòn và M malaccensis ở Langbian (Nam Bộ) còn ở miền BắcViệt Nam mới chỉ tìm thấy 4 loài và không có loài nào thuộc giống

Harris (1968) [91] đã nghiên cứu 21 điểm ở Việt Nam, tìm thêm 2 loài

M carbonarius ở Ban Mê Thuột, Côn Dao và M maesodensis ở biên giới của

Hà Tiên với Campuchia Năm 1972, Patrick Durant và Lâm Binh Lợi viếtcuốn “Les termites du Vietnam”, đề cập tới hình thái phân loại và đặc điểm

sinh học của một số loài mỗi có ở Việt Nam [23] Khi tổng kết về mối ở miềnBắc Việt Nam, bên cạnh thành phan loài, Nguyễn Đức Kham (1976) cũng nêuđược một số nét khái quát về địa lý động vật học của khu hệ mối miền BắcViệt Nam trong vùng động vật Đông Phương, đồng thời cũng mô tả được cácđặc điểm sinh học, sinh thái học của 61 loài mối thu được; trong đó có 3 loàimối gây nguy hiểm cho đê hạ nguồn được giới thiệu một số nét chính về cautrúc tổ và tập tính kiếm ăn [21].

Vũ Văn Tuyền (1982) [56] đã nghiên cứu sự phân bố của O hainanensisvà cho biết chúng phân bố ở cả 3 dai độ cao của đập (từ 1-20m, 20-100m và

17

Trang 29

100 - 1500m), đây cũng là một trong các loài gây nguy hiểm cho đập NguyễnĐức Kham và Vũ Văn Tuyên (1985) [22] đã viết cuốn “Mối và kỹ thuật phòng

chống mối”, giới thiệu các đặc điểm sinh học của mối, mô tả khá đầy đủ và

chuẩn hoá các phương pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng.

Nguyễn Tân Vương (1997) [63] đã công bố kết quả điều tra giốngMacrotermes tại miền nam Việt Nam với 14 loài, trong đó có 4 loài lần đầutiên phát hiện cho khu vực nghiên cứu, 3 loài trong số đó là các loài mới pháthiện cho khoa học Tác giả đã đưa ra nhận xét sự phân bố của mốiMacrotermes theo các nhóm sinh cảnh tự nhiên, sinh cảnh cây trồng, đập vàcông trình xây dựng, đặc điểm phân bố theo các vùng cảnh quan, đặc điểmphân bố trong môi trường đất và anh hưởng hoạt động canh tác của con ngườitới sự phân bố của mối Macrotermes.

Khi điều tra về thành phan loài và phân bố của môi ở Lâm Đồng, Lê VănTriển và cộng sự (1998) [51] đã phát hiện thêm 8 loài mối lần đầu gặp ở miền

Nam Việt Nam: Coptotermes formosanus, C havilandi, C travians, Termescomis, T laticomis, Macrotermes annanladei, M tuyeni, Odontotermes

javanicus Kết qua nghiên cứu này đã đóng góp đáng kế vào sự đa dang mối ởViệt Nam nói chung và khu vực nói riêng Lê Văn Triển (1999) [52] đã côngbố 10 loài mối gặp trên đê Hà Nội Peppuy (2001) [104] cũng đã dành gần 3năm dé nghiên cứu về sinh học mối ở Tam Đảo Mối quan tâm chính của tácgiả là tập trung vào nghiên cứu về đặc điểm sinh học của 2 loài mốiMacrotermes annandalei và Macrotermes barneyi, đặc biệt về tác dụng sinh

học của pheromon sinh dục và dẫn đường tiết ra từ mối cánh cái.

Bùi Công Hiển va cộng sự (2000) [12] đã giải phẫu một số tổ mốiOdontotermes hainanensis dé tìm hiểu sự phân bô của tổ phụ so với tô chính

và sự phân bố của tô phụ theo độ sâu và kích thước của tổ phụ Nguyễn Văn

Quảng và cộng sự (2000) đã công bố dẫn liệu về thành phần loài và một số

18

Trang 30

đặc điểm của mối hại đê vùng Hà Nội [34] Lê Văn Triển và cộng sự (2000)[53] công bố thành phan loài mối gây hai đập Bắc Trung Bộ và đặc điểm của

một số loài gây hại chính Tiếp đó, Lê Văn Triển và cộng sự (2002) [54] đã

công bố dẫn liệu thành phần và đặc điểm mối hại đập hồ chứa nước ở TâyNguyên Nguyễn Văn Quảng (2003) [36] tiến hành nuôi và nghiên cứu quátrình phân công lao động theo đăng cấp của loài Macrotermes annandalei

trong các hoạt động kiếm ăn, xây tô và làm việc trong tổ.

Thành phan loài mối ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiêncũng được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây Nhiều công trìnhđược công bố đã đóng góp thêm cho sự đầy đủ về danh sách thánh phan loàicủa khu hệ mỗi Việt Nam như Bùi Công Hiển và cộng sự điều tra về thànhphan loài tai vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây (2003) [13], Nguyễn Văn Quảng đãtrích đăng kết quả điều tra về thành phần loài mối tại vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, A Lưới, Thừa Thiên Huế (2004) [37], khu bảo tồn thiên nhiên

Đakrông - Quảng trị (2005) [38] Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2006) [102]

khi nghiên cứu về thành phần loài mỗi ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và khu vực

Mã Đà, đã ghi nhận có 70 loài thuộc 2 họ, 20 giống Lần đầu tiên ở Vườn Quốc

gia Cát Tiên có 51 loài được phát hiện; ở Mã Đà trong số 47 loài có 17 loài bổsung thêm Các tác giả đã tính toán độ thường gặp chung của các loài mối, kếtquả cho thấy giá trị về độ thường gặp ở sinh cảnh rừng nguyên sinh cao hơn ở

sinh cảnh rừng thứ sinh, nhất là đối với các rừng bị ảnh hưởng mạnh bởi sự can

thiệp của con người Nguyễn Thị My và cộng sự (2007) [29] đã điều tra thànhphan loài mối tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế, phát hiện được 62loài thuộc 21 giống, 8 phân họ của 3 họ, trong đó có 4 loài lần đầu tiên được

ghi nhận cho khu hệ mối Việt Nam Thanh phan loài mối tại vườn quốc gia Cát

Bà cũng được công bồ với 26 loài thuộc 8 giống của 3 họ; trong số này có 13loài lân đâu tiên bô sung cho khu hệ môi Việt Nam, 4 loài môi có ý nghĩa vê

19

Trang 31

chỉ thị sinh học đã được mô tả về hình thái và đặc điểm sinh học [15].

Năm 2007 là năm ghi nhận khá nhiều công trình nghiên cứu mối tạiViệt Nam Công trình tiêu biểu phải kể đến là nghiên cứu về đặc điểm sinhhọc, sinh thái học loài mối O hainanensis và C formosanus của Trinh VanHạnh [10] Nguyễn Tân Vương va cộng sự (2007) [65] cung cấp dẫn liệu điềutra về thành phần loài mối trong khu vực trồng cây cao su, cà phê và ca cao ở

các tỉnh Tây Nguyên Nguyễn Văn Quảng và cộng sự (2007) [41] công bó

dẫn liệu khảo sát tỷ lệ cây bị mối hại và mức độ ảnh hưởng của mối đối vớikích thước cây, số lượng nhánh và số quả trên cây cà phê và cao su ở TâyNguyên Lê Quang Thịnh và cộng sự (2007) [49] đã xây dựng mô hình 3D cautrúc tổ và phân bố các khoang tô của loài mối O hainanensis trên đê miền Bac

Việt Nam.

Ngô Trường Sơn (2007) [43, 44] nghiên cứu cấu trúc bên trong và bênngoài tô mỗi Odontotermes hainanensis, là loài de doa chủ yêu cho đê vùng

Bắc Bộ Nguyễn Quốc Huy (2007) [17] công bố dẫn liệu thành phần loài và

phân bố mối hại đập tại khu vực Đông Nam Bộ.

Nguyễn Đức Khảm và cộng sự (2007) [23] đã đóng góp phần chuyênđề về mối trong cuốn “Động vật chí Việt Nam” Tài liệu này đã thống kê,miêu tả các đặc điểm sinh học, sinh thái học, phân loại và phân bố 101 loàimỗi của Việt Nam; xây dựng khoá định loài đầy đủ cho khu hệ mối ViệtNam Tài liệu này cũng đã thống kê được 14 loài mối gây hại đối với đê.Nguyễn Thúy Hiền (2008) [11] khi điều tra thành phần loài mối ở vườn Quốc

gia Tam Đảo cho biết đã phát hiện 59 loài mối thuộc 4 họ và 24 giống, trong đó

có 5 loài lần đầu tiên phát hiện thấy ở Việt Nam Nguyễn Thị My và cộng sự(2009) [28] đã công bố về đa dạng của mối và sự phân bố của chúng ở vùng

núi cao Sa pa.

Mặc dù nghiên cứu vê phân loại học cùng các đặc điêm sinh học, sinh

20

Trang 32

thái học của mối được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫnchưa có những công trình đầy đủ và toàn diện ở các khu vực như các vườnquốc gia, các vùng, phân vùng địa lý khí hậu Van dé này rất quan trọng,không chỉ đối với khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn, khi những tác

hại do mối gây ra ngày càng nghiêm trọng hơn.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ

chứa nước

Theo Nguyễn Đức Khảm (1968) [19], ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 tạiViệt Nam có một số tài liệu của các tác giả nghiên cứu mối đã được công bố

như Bathellier (1933, 1937), Caresch (1937) và Allouard (1947) Các tài liệu

này không có đóng góp lớn về phân loại và hệ thong học, mà chủ yếu tông hợpvề tác hại của mối, giới thiệu các bài thuốc trị mỗi cho cây trồng và công trình

xây dựng.

Bước sang thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu mối ở

nước ta đã được phát triển mạnh mẽ Các công bố về mối trong thời kỳ này

chủ yếu là các công trình tổng kết và ứng dụng kinh nghiệm phòng trừ mốinhư Nguyễn Thế Viễn (1964) [60]; Nguyễn Xuân Khu (1964); Phạm Văn

Phúc (1965); Bùi Huy Dưỡng (1963); Nguyễn Chí Thanh (1966, 1968, 1971);

Nguyễn Đức Khảm (1965, 1966, 1967); Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Chí

Thanh (1969) và Đỗ Ngọc Thảo (1962) [23].

Trong lĩnh vực mối hại cây trồng, Nguyễn Đức Khảm (1968) [19] có

báo cáo tổng hợp mối hại cây sắn và phòng trống mối cho hom trồng.

Ở lĩnh vực thủy lợi giai đoạn những năm 70 trở về sau cũng có một sốcông trình đáng chú ý Từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm và kết hợp kinh

nghiệm dân gian, Nguyễn Thưởng (1971) [50] và Nguyễn Lễ (1977) [25] đã

đưa ra trình tự khai quật t6 mối trên đê dé bắt mối chúa Phương pháp nay don

giản, tận dụng được lao động sẵn có, góp phan giảm thiểu số tô mỗi trên đê.

21

Trang 33

Kết quả điều tra về mối trên nền đập Dau Tiếng của Vũ Văn Tuyển vàcộng sự (1993) [58] có thé được coi là công bố đầu tiên với 16 giống thuộc 2

họ: Termitidae (14 giống) và Rhinotermitidae (2 giống) Nhóm tác giả đã mô

tả kích thước tô, mật độ t6 và đánh giá mức độ tác hại của tổ mối ở nền đập,

đồng thời xác định 4 giống gây hại chính cho đập là Macrotermes,

Odontotermes, Hypotermes và Globitermes Nghiên cứu sâu hơn về giống

mỗi Macrotermes, Nguyễn Tân Vương (1997) [63] đã phát hiện 14 loài thuộc

giống này ở phía nam Đèo Ngang, trong đó có 4 loài mới cho khu vực nghiêncứu và 3 loài mới cho khoa học Về đặc điểm sinh học và sinh thái học, tácgiả tìm hiểu chỉ tiết thời gian bay giao hoan, hình thái, cấu tạo vườn nắm đặctrưng riêng cho loài hay nhóm loài và có thé dựa vào đó dé định loại; kết hợpvới sự phân bố của các loài theo độ cao, sinh cảnh, địa hình, thành phần độhạt của đất Tác giả nhấn mạnh hai loài mối Macrotermes gilvus và M.annandalei là những loài phân bố rộng ở các dai độ cao, trong các loại đất và

sinh cảnh nghiên cứu; còn các loài M tuyeni, M chaiglomi, M serrulatus va

M hienensis là những loài phân bố hẹp ở các dải độ cao, trong các loại đất và

sinh cảnh nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra được biện pháp phòng

trừ tong hợp hiệu quả nhất đối với Macrotermes hại đập Vì vậy, công trình

này không những có ý nghĩa về khoa học, mà còn có ý nghĩa lớn cho thực tiễn

phòng trừ mối.

Do những tác hại to lớn của mối đối với các công trình, ảnh hưởng đếnnền kinh tế, nên các nghiên cứu về mối thường đi liền với việc đề xuất biện

pháp xử lý hiệu quả Các cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi [61]

đã tiến hành điều tra cơ bản các ân hoa do mối gây ra và thành phan mối hạihệ thống đập đất của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (2000), vùng NamTrung Bộ (2001) Kết quả đã xác định được thành phần loài và các loài gây

hại chính cùng câu trúc khoang tô của chúng Báo cáo này cũng đưa ra những

22

Trang 34

nhận định, đánh giá về tình hình an toàn đập hồ chứa thông qua kết quả điều

tra, thăm dò tô mối bằng thiết bị địa vật lý như rađa đất, điện đa cực và

định hướng giải pháp thích hợp cho công tác phòng trừ Khi tiến hành thu

mẫu mối hại đập ở 4 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa — Vũng Tau, Bình Phước va BìnhDương (vùng Đông Nam Bộ), Nguyễn Quốc Huy (2005) [16] đã phát hiện 29loài thuộc 2 họ Termitidae và Rhinotermitidae; riêng mối ở thân đập là 18 loàitrong họ Termitidae Tác giả cũng tìm hiểu về sự phân bố của các loài theocác dải độ cao khác nhau và thấy rằng số lượng loài mối trên đập ở dải độ caodưới 50m ít hơn so với dai độ cao trên 50m Trong các loài mối thay ở than

đập, 6 loài Odontotermes formosanus, O ceylonicus, O angustignathus,

Hypotermes sumatrensis, H obscuriceps và Macrotermes gilvus là các đốitượng gây hại chính do khoang trung tâm to, nhiều khoang phụ với các hanggiao thông ăn sâu vào thân đập Không chỉ thu mẫu trên nền đập, tác giả cònthu thập các mẫu mối ở môi trường xung quanh và xác định được 24 loài Từ

kết quả này, tác giả đưa ra kết luận hầu hết các loài mối ở thân đập đều gặp ở

môi trường xung quanh và lưu ý khi xử lý mối cho đập phải có biện pháp xửlý đối với mỗi ở môi trường xung quanh dé tránh sự xâm nhập của mối từ môi

trường xung quanh vào than đập Tạ Kim Chỉnh (1996) [5] đã thử nghiệm

biện pháp diệt mối O hainanensis hại cây vải thiéu bằng chế phẩm vi nam.Cho đến nay, các biện pháp này chưa phổ biến rộng rãi Dang chú ý, Nguyễn

Chí Thanh (1996) [48] đã nghiên cứu thành công phương pháp diệt và phòng

mối không phải tìm tô Tuy nhiên, phương pháp này mới chỉ áp dụng cho các

công trình xây dựng Trịnh Văn Hanh (2002) [8] đã nghiên cứu cơ sở khoa

học cho việc sử dụng vi nắm Metarhizium trong phòng chống mối NguyễnTân Vương (2005) [64] đã chế tạo bả diệt mối và bước đầu áp dụng thànhcông cho mối hại công trình kiến trúc Trịnh Văn Hạnh và cộng sự (2007) [9]nghiên cứu sản xuất chế phẩm Metavina 80 LS và đã thành công khi áp dụng

23

Trang 35

diệt mối O hainanensis hại công trình đê, đập.

Ngô Trường Sơn (2009) [45, 46] đã nghiên cứu mối hại đê ở hệ thống

sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã và góp phần hoàn thiện biện pháp

phòng chống Kết quả nghiên cứu xác định có 15 loài mối, trong đó 8 loài lầnđầu tiên tìm thấy trên đê Nguyễn Tân Vương và các cộng sự (2010) [67] chobiết đã thử nghiệm thành công kha năng diệt mỗi Macrotermes annandalei

(Silvestri) bang ba độc Kết quả nghiên cứu mở ra triển vọng có thé ứng dung

bả độc dé diệt các loài mối cấy nam khác.

1.2.3 Tinh hình nghiên cứu mối ở Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ

Tây Nguyên là vùng cao nguyên lớn nhất Việt Nam, với địa hình tươngđối bằng phang, ở độ cao trung bình khoảng 500 - 600m so với mặt nước biển.Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và LâmĐồng Khu vực này rất thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày ở quymô lớn Tây Nguyên cũng là vùng phát triển nhiều đập hồ chứa nước phục vụ

cho thủy lợi và thủy điện Do vậy, khi nghiên cứu về mối ở Tây Nguyên, có

một số tác giả đã chú ý tới mối hại cây trồng và mối hại đập hồ chứa nước.

Khi nghiên cứu xử lý mối hại cây cà phê ở Lam Đồng, Vũ Văn Tuyền(1991) [57] đã xác định được 6 loài mối khiến cây cho năng suất thấp, hạtnhỏ, nhưng chưa có những số liệu thống kê cụ thể Tác giả đưa ra biện phápxử lý trực tiếp tổ mối ở vườn cà phê, bằng cách tìm và diệt tổ mối với thuốcnước, xông hơi hoặc lây nhiễm Lê Văn Triển và các cộng sự (2003) [55] đã

công bố danh sách thành phần loài và phân bố của mối hại cây ở Tây Nguyên,có 34 loài của 12 giống thuộc 2 họ Nguyễn Tân Vương và cộng sự (2007)

[65] tiến hành điều tra thành phan loài mối trong sinh cảnh cây cao su, cà phêvà ca cao ở các tỉnh Tây Nguyên Với 553 mẫu mối thu được ở 10 điểm khảosát, nhóm tác giả đã thu được 48 loài thuộc 15 giống, 3 họ và ghi nhận 5 loài

24

Trang 36

mới cho khu hệ mối ở Việt Nam là Odontotermes butteli, O oblongatus, O.malabaricus, O bruneus và Prorhinotermes sp Trong số đó, 32 loài gây hạiđối với cây cà phê, 29 loài gây hại ở cao su và 25 loài gây hại cho ca cao.Nguyễn văn Quảng và cộng sự (2007) [41] lần đầu tiên công bố những dẫnliệu về sự gây hại của mối đối với cây cà phê, cao su, ca cao Tác giả cho biếtmức độ gây hại thé hiện khác nhau ở từng loại cây và thời gian sinh trưởng

của cây Nguyễn Minh Đức (2009) [7] đã tìm thấy 45 loài mối thuộc 14 giống,

2 họ ở khu vực trồng cây công nghiệp thuộc tỉnh Đăk Lăk và vùng phụ cận.

Đối tượng mối hại đập ở Tây Nguyên được chú ý sớm hơn Vũ VănTuyển (1982) [56] khi điều tra mối hại ở 3 đập thuộc tinh Lâm Đồng đã pháthiện 9 loài mối, trong đó đập Suối Vang có | loài, đập Da Nhim có 8 loài và

đập Cà La có 3 loài.

Lê Văn Triển và cộng sự (1998) [51] đã xác định 19 loài mối hại đập

thủy loi ở Lâm Đồng, trong đó chủ yếu là các loài thuộc giống Macrotermes

và Odontotermes Tiếp tục, Lê Văn Triển và cộng sự (2002) [54] tìm được 21loài mối khi điều tra về mối hại đập hồ chứa ở Tây Nguyên Nguyễn QuốcHuy và cộng sự (2008) [18] khi điều tra một số đập hồ chứa nước ở Tây

Nguyên đã xác định được 25 loài, trong đó chỉ có 15 loài ở trong thân đập.

Khi so sánh về thành phần loài mối trong thân đập với môi trường xungquanh, các tác giả đã khang định thành phan loài mối trong thân đập kém

phong phú hơn.

Nói tóm lại các nghiên cứu về đa dạng thành phan loài mối ở Tây Nguyêncòn rất ít, trong khi đó Tây Nguyên là khu vực có vị trí địa lý và các điều kiện tựnhiên (địa hình, khí hậu ) có nhiều điểm khác biệt so với các vùng khác trong

cả nước Những nghiên cứu vê môi ở khu vực này chưa đáp ứng được đòi hỏi

25

Trang 37

của khoa học và thực tiễn Bởi vậy rất cần có những nghiên cứu rộng hơn, sâu

hơn dé có được những dẫn liệu day đủ hơn không chỉ về thành phan loài, mà cảnhững đặc điểm sinh học, sinh thái học làm cơ sở cho các biện pháp phòng trừmối hiệu quả và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tây Nguyên.

26

Trang 38

CHƯƠNG 2

DIA DIEM, THỜI GIAN, VAT LIEUVA PHUONG PHAP NGHIEN CUU2.1 DIA DIEM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Dia điểm nghiên cứu

- Công việc điều tra cơ bản được tiễn hành ở các sinh cảnh rừng nguyên

sinh, rừng thứ sinh, rừng trồng, trảng cây bụi, khu dân cư và đập hồ chứa nước

của 5 tỉnh Tây Nguyên (hình 2.1) Điều tra thu mẫu định lượng được tiến hànhtại 3 tinh Gia Lai, Đăk Lak, Dak Nông.

Cu thé: Kon Tum co 8 diém diéu tra thu mauGia Lai có 12 điểm

Đăk Lăk có 20 điểm

Đăk Nông có 9 điểmLâm Đồng 9 điểm

- Việc xử lý, bảo quản và phân tích vật mẫu được thực hiện tại phòng

thí nghiệm Viện Phòng trừ Mối va Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy

lợi Việt Nam.

- Các phân tích sinh học phân tử mẫu mối được tiến hành tại Viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Các phân tích chỉ tiêu hóa ly của đất được thực hiện tại phòng phân

tích đất và môi trường, Viện Qui hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các thử nghiệm phòng trừ mối hại cây trồng được thực thi tại Công ty cà

phê Krông Ana, Công ty cà phê Ea Pok, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm

nghiệp Tây Nguyên.

- Các thử nghiệm phòng trừ mối hại đập hồ chứa nước được thực thi tại

đập Eaka, đập Ea Kao, tỉnh Đăk Lăk.

27

Trang 39

Bảng 2.1 Địa điểm nghiên cứu

aE CHL TTT 3 a phố Buôn Ma Thuật” ee: FThịi Piel

Kon Tum (8 diém)

: Phuong Tã Tại: thả ¬ phố Kon Tum ee

: Í Phường 1 Tân Hùng Đạo “thành phố KT: Phuong Ngô Mãy - “thank nhố KT ee

Gia Lai q42 điểm) _

: F Phường 1 Thống NHẤT thành phố PBlu ee: F Phường ï Phù Đổ et nành phố Pika

Phường Tại Bế thánh phố Dake pe

Dak Lak (20 diém)

Xã Ea Kao - thành phố Buôn Ma Thuột

Phường Thánh NHẤT, danh phố l Buda Mã la Thuột sof enn

Xã Cu Ni-huyénEa Kar ˆ

Thị ain Ea Knop “luyện Baka

Xã Ea Sô - - huyện EaKar _

=1 huyện Ngọc H Hy ensn an Dik KUy- "huyện BIH ee

XiAynn Hạ “ huyện Phú Thiện ee ,ÔỎ

Phường Thắng Lợi thành phổ Buôn Ma Thuật ae

Trang 40

Xã Dray Sáp - huyện Krông Ana

“ĐEN ông © điểm) ,ÔỎPhages Nghĩa Tân ~ thị Gia Nghĩa " ,ÔỎ

Xã Dak RTih - huyện Tuy Đế

Xã Ea Pô huyện CgI

Xã Nam Dong - huyện Cư Jút

Xa Tan Thắng - huyện mm .ưnn

reyng (điềm) ,ÔỎ

ala “huyện La SD ương

Xã Lộc Ngãi - huyện Bảo Lâm

Thị tấp D'ran - huy in Don Duon A eeThị tấp Thạnh Mỹ ~ huyện Đơn: Dương ` ee

Thịt oF) a Têh - huyện Ba teh eeX š Ninh Gia - huyện Đức Tone eex aba Ton s huyện Đam Rông ee

Xã Bio Thuận “huyện HDD

Phuản2 fit hành phố Đã Tạt ee ,Ô

a

Ngày đăng: 24/05/2024, 09:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan