1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Gãy Xương Hàm Trên Le Fort II Bằng Nẹp Vít Nhỏ
Tác giả Trần Hoài Giang
Người hướng dẫn TS.BS. Nguyễn Hồng Lợi, BSCKII. Lê Trọng Thảo
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Răng Hàm Mặt
Thể loại luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 3,73 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Giải phẫu học xương hàm trên (13)
    • 1.2. Phân loại gãy Le Fort (20)
    • 1.3. Cơ chế chấn thương (21)
    • 1.4. Quá trình liền xương (22)
    • 1.5. Chẩn đoán gãy xương hàm trên Le Fort II (23)
    • 1.6. Điều trị gãy Le Fort II (25)
    • 1.7. Phương tiện kết hợp xương bằng nẹp vít (28)
    • 1.8. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài (30)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu (33)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (33)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang trong gãy xương hàm trên (49)
    • 3.2. Kết quả phẫu thuật gãy xương hàm trên Le Fort II bằng nẹp vít nhỏ . 46 Chương 4. BÀN LUẬN (56)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang trong gãy xương hàm trên (66)
    • 4.2. Kết quả phẫu thuật gãy xương hàm trên Le Fort II bằng nẹp vít nhỏ . 64 KẾT LUẬN (74)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu

Gồm 36 BN chẩn đoán gãy XHT Le Fort II đƣợc điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, TP

Hồ Chí Minh từ tháng 6/2019 đến 10/2020

- BN có chẩn đoán gãy XHT Le Fort II đơn thuần hoặc có phối hợp với đường gãy ở vị trí khác ở tầng giữa, tầng dưới mặt (gãy dọc XHT, gãy mỏm lên XHT, gãy XHT Le Fort I, gãy xương hàm gò má cung tiếp, gãy XHD: các đường gãy đó phải được kết hợp xương vững) được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ

- Bị chấn thương lần đầu

- Được phẫu thuật trong vòng 15 ngày sau chấn thương

- BN chưa đủ 12 tuổi tại thời điểm bị chấn thương

- Có bệnh lý về XHT, chấn thương sọ não, mất nhiều răng mà không xác định được khớp cắn, gãy phức tạp, vụn, có thiếu hỗng xương lớn

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, tiến cứu có can thiệp lâm sàng, không đối chứng

Lấy mẫu thuận tiện, không xác suất với n = 36 BN

Nẹp vít dùng trong nghiên cứu là loại nẹp vít nhỏ bằng Titanium do hãng Jeil (Hàn Quốc) sản xuất, nẹp có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau

- Kích thước chuẩn của nẹp:

+ Chiều rộng cầu nối 1,5 mm + Đường kính lỗ vít 2,4 mm + Chiều dài của nẹp 3 đến 18 lỗ + Khoảng cách tâm của 2 lỗ liền nhau 5,0 mm + Khoảng cách tâm của 2 lỗ bắt qua ổ gãy 9,0 mm

+ Đường kính: 2,0 mm (vít nhỏ) + Chiều dài: 6 mm, 8 mm

- Tính chất của nẹp vít:

+ Không độc với cơ thể

+ Đàn hồi, có thể uốn cong theo ý muốn của phẫu thuật viên

+ Đƣợc cơ thể dung nạp trong thời gian ít nhất là 6 tháng

Hình 2.1 Nẹp vít nhỏ sử dụng trong nghiên cứu (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Tp Hồ Chí Minh)

2.3.3.2 Bộ dụng cụ và vật liệu phẫu thuật

- Bộ trang thiết bị dụng cụ phẫu thuật + Máy khoan xương và bộ dụng cụ phẫu thuật kết hợp xương

+ Cung chỉ thép cố định hàm

+ Thước đo độ há miệng + Bơm tiêm vô trùng 5cc, 10cc, 20cc, 50cc

Hình 2.2 Bộ dụng cụ phẫu thuật sử dụng trong nghiên cứu (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Tp Hồ Chí Minh)

- Thuốc, hóa chất và vật tƣ tiêu hao:

+ Thuốc tê Lignospan standard (Lidocain Hydrochloride 2% và Epinephrine 1:100 000/ống 1,8 ml) hãng Septodont, Pháp

+ Chỉ khâu Vicryl 3.0, 4.0; Nilon 6.0 - Phương tiện để ghi nhận thông tin

+ Bệnh án nghiên cứu (Phụ lục) + Phiếu theo dõi lâm sàng

+ Máy ảnh kỹ thuật số + Phần mềm Image Pilot xử lý ảnh của hãng Konica Minolta (đọc phim

+ X quang khi bệnh nhân vào viện đƣợc chụp cắt lớp vi tính

* Lát cắt ngang Tƣ thế chụp: BN nằm ngửa

Tiêu chuẩn phim chụp đúng: Các lát cắt đƣợc đặt song song với đường ống tai - ổ mắt Diện cắt đi từ mào huyệt răng, đáy xoang hàm lên đến trần của xoang trán Các lát cắt cách nhau 2mm

* Lát cắt đứng ngang Lát cắt đứng ngang theo mặt phẳng trán cho thấy các bình diện cắt theo chiều từ trước ra sau Các lát cắt này được coi là có giá trị nhất để phát hiện tổn thương sâu làm rạn vỡ xương, xoang, ổ mắt, nền sọ, kèm theo hình ảnh gián tiếp chấn thương như chảy máu trong xoang Để đánh giá các đường vỡ được chính xác người ta yêu cầu mở cửa sổ xương để làm tăng đậm các mô xương nhằm phát hiện các đường giãn vỡ nhỏ mà X quang thường không thấy, nhất là chấn thương nằm sâu trong xoang và ổ mắt Có hai tƣ thế để chụp:

Tƣ thế nằm sấp: BN nằm sấp, cằm tỳ vào vật đỡ

Tƣ thế nằm ngữa: BN bệnh nằm ngữa, đầu ngữa tối đa đƣa ra khỏi bàn chụp

Tiêu chuẩn phim chụp đúng: Các lát cắt cách nhau 2mm, vuông góc với đường ống tai - ổ mắt Diện cắt đi từ bờ trước xoang trán đến bờ sau xoang bướm [28]

* Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt có dựng hình 3D Năm 1999, máy chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt ra đời và đƣợc coi là cuộc cách mạng về kỹ thuật trong chẩn đoán hình ảnh y khoa MSCT là kỹ thuật lấy đồng thời nhiều lớp cắt so với cắt lớp vi tính thông thường chỉ lấy một lớp cắt Hiện nay, máy có thể thu đƣợc đến 128 lớp cắt hoặc hơn Khả năng tái tạo hình ảnh của MSCT rất cao, cho phép tạo các hình ảnh có giá trị chẩn đoán cao ở nhiều mặt cắt khác nhau với độ tương phản như nhau

Những tiến bộ về hình ảnh cắt lớp vi tính có độ phân giải cao, đa cắt lớp đã giúp cải thiện hơn nữa sự phóng đại và tái tạo 3 chiều Khả năng mô tả chính xác giải phẫu của xương và mô mềm theo các mặt phẳng coronal và axial là đã tiếp cận rất rõ các kiểu vỡ [45]

Hình ảnh dựng hình 3D tạo rất nhiều thuận lợi cho việc chỉ định phẫu thuật và lập kế hoạch điều trị Từ đó, phẫu thuật chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết, tránh việc phải mổ thăm dò hoặc phẫu thuật khi không cần thiết [27]

Hình 2.3 Hình ảnh dựng hình 3D gãy xương hàm trên Le Fort II [55] a Trước phẫu thuật, b Sau phẫu thuật

+ X quang khi ra viện và kiểm tra sau 3 tháng, 6 tháng đƣợc chụp phim Blondeau - Hirtz

2.2.4 Các bước tiến hành nghiên cứu

Trên từng BN chúng tôi tiến hành các bước nghiên cứu sau đây:

- Khi BN nhập viện: khám, làm hồ sơ bệnh án, cho xét nghiệm tiền phẫu, chụp cắt lớp vi tính

- Trực tiếp phẫu thuật, săn sóc và theo dõi BN sau phẫu thuật

- Khi BN ra viện: khám, ghi nhận những thông tin và đánh giá kết quả điều trị Hẹn tái khám sau 3 tháng và sau 6 tháng

- Khi BN tái khám, đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng và X quang

Tiếp nhận bệnh nhân, khám, làm bệnh án

Chụp X quang, xét nghiệm Mục tiêu 1

Chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị

Phẫu thuật, chăm sóc BN

Bệnh nhân ra viện: Đánh giá lâm sàng, X quang

Thu thập số liệu Mục tiêu 2

Bệnh nhân tái khám sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng: Đánh giá lâm sàng, X quang

Xử lý số liệu, viết luận văn

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

2.2.5 Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá

2.2.5.1 Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang trong gãy xương hàm trên Le Fort II do chấn thương

+ Tuổi đƣợc chia thành 3 nhóm: 12 - 18 tuổi, 19 - 39 tuổi và 40 - 60 tuổi theo Doãn Bá Bình [1] và Trần Xuân Thông [10]

+ Địa dƣ: gồm 2 nhóm thành thị và nông thôn

+ Nguyên nhân gãy xương gồm [10], [13]:

* Tai nạn sinh hoạt + Triệu chứng lâm sàng [8], [11]:

* Xuất huyết kết mạc, bầm tím quanh mắt

* Đau chói khi ấn điểm gãy

* Song thị, rối loạn vận động mắt

* Chảy máu mũi, khạc ra máu bầm

* Mất liên tục xương, có khấc bậc thang

* Di động bất thường XHT

* Vết thương phần mềm vùng mặt + Các chấn thương phối hợp [1], [10]

* Gãy gò má cung tiếp

Trên phim cắt lớp vi tính sẽ khảo sát các đường gãy trên các phim theo các chiều thế: lát cắt ngang, lát cắt đứng ngang, phim dựng hình 3D [28]

+ Phim lát cắt ngang khảo sát: đường gãy khớp gò má hàm; đường gãy thành trước, thành trong và thành sau xoang hàm; mấu lên XHT; xương mũi; tình trạng di lệch nhãn cầu theo chiều trước sau, tình trạng xuất huyết hậu cầu và chèn ép thần kinh thị

+ Phim lát cắt đứng ngang: khảo sát đường gãy bờ dưới ổ mắt cũng như mức độ thiếu hổng sàn ổ mắt; tình trạng thoát vị tổ chức quanh nhãn cầu xuống xoang hàm và kẹt cơ vận nhãn trong đường gãy sàn ổ mắt; tình trạng di lệch nhãn cầu theo chiều trên dưới; đường gãy khớp gò má hàm, mấu lên XHT, khớp mũi trán

+ Phim dựng hình 3D: xác định các đường gãy theo các chiều thế:

* Chuẩn mặt: khảo sát tình trạng gãy và di lệch của các đường gãy bờ dưới ổ mắt, khớp gò má hàm, khớp mũi trán, xương mũi, mặt trước xoang hàm, mấu lên XHT theo chiều ngoài trong và trên dưới

* Chuẩn bên: khảo sát tình trạng gãy và di lệch của các đường gãy khớp gò má hàm, khớp mũi trán, xương mũi, mấu lên XHT, cung gò má theo chiều trên dưới

* Chuẩn nền: Chiều thế này tái tạo theo hướng cằm - đỉnh đầu khảo sát tình trạng gãy, di lệch gò má cung tiếp trên bình diện ngang

Dựa vào khoảng cách của các lát cắt là 2mm để đo khoảng hở giữa hai đầu xương của các đường gãy, độ dày của các bản xương tại các vị trí dự kiến đặt nẹp vít; từ đó xác định các đường gãy có thể đặt nẹp vít trên phim dựng hình 3D là các đường gãy có độ dày bản xương hai bên đường gãy ≥ 2mm

- Đánh giá khả năng phát hiện các đường gãy trên các phim cắt ngang, phim cắt đứng ngang và phim dựng hình 3D

2.2.5.2 Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy xương hàm trên Le Fort II bằng nẹp vít nhỏ

Kỹ thuật phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ

- Thì 1: Buộc cung Tiguerstedt, các nút Ivy, chuẩn bị cho việc cố định hai hàm [11]

- Thì 2: Tiếp cận đường gãy Rạch qua da, niêm mạc hoặc qua vết thương có sẵn Đường rạch phải dứt khoát và thẳng mép, tránh gây bầm dập, rách nát 2 mép, để khi khâu đóng vết mổ đƣợc dễ dàng và bảo đảm thẩm mỹ cho sự liền sẹo về sau

+ Đường tiếp cận dưới bờ dưới ổ mắt: Cho phép ta tiếp cận bờ dưới và sàn ổ mắt

Hình 2.4 Đường tiếp cận dưới bờ dưới ổ mắt [6]

+ Đường tiếp cận ngách tiền đình hàm trên: Rạch qua niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, cơ, màng xương để bộc lộ ổ gãy mặt trước XHT, khớp gò má hàm, nền mũi, mấu lên XHT Đường rạch này có ưu điểm cho ta bộc lộ rộng rãi tầng giữa mặt với thương tổn cả hai bên

Hình 2.5 Đường tiếp cận ngách tiền đình hàm trên [6]

+ Đường tiếp cận bờ ngoài ổ mắt: sử dụng khi cần tiếp cận khớp trán gò má hay bờ ngoài ổ mắt

Hình 2.6 Đường tiếp cận bờ ngoài ổ mắt [6]

+ Đường tiếp cận theo vết thương có sẵn

- Thì 3: Bóc tách và làm sạch đường gãy + Tiến hành bóc tách da hay niêm mạc đến xương, tách màng xương bộc lộ các đường gãy

+ Dùng dũa, cây nạo lấy sạch tổ chức xơ bám ở giữa 2 đầu xương gãy

Nắn chỉnh xương gãy về đúng vị trí giải phẫu, khớp cắn đúng và cố định hai hàm bằng chỉ thép

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang trong gãy xương hàm trên

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 36 BN)

Nhóm tuổi Số lƣợng Tỷ lệ %

Trong nghiên cứu, nhóm 19-39 tuổi chiếm tỷ lệ 86,1%, từ 40-60 tuổi chiếm 8,3% và nhóm 12-18 tuổi chiếm 5,6%

Tuổi trung bình là 28,28 ± 9,01 tuổi, nhỏ nhất 14 tuổi và lớn nhất 48 tuổi

Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 36 BN)

Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ %

Trong nghiên cứu, BN nam chiếm tỷ lệ 97,2% và BN nữ chiếm 2,8%

3.1.1.3 Phân bố theo địa dư

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo địa dư (n = 36 BN)

Bệnh nhân ở thành thị chiếm tỷ lệ 61,1% và ở nông thôn chiếm 38,9%

3.1.1.4 Phân bố theo nghề nghiệp

Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 36 BN)

Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ %

Bệnh nhân có nghề nghiệp công nhân chiếm 30,6%, nông dân chiếm 22,2%, cán bộ viên chức chiếm 13,9%, học sinh - sinh viên chiếm 8,3%, nghề khác chiếm 25,0%

Bảng 3.4 Nguyên nhân chấn thương (n = 36 BN)

Nguyên nhân Số lƣợng Tỷ lệ %

Trong nghiên cứu, nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 94,4% và tai nạn lao động chiếm 5,6% Không ghi nhận trường hợp nào do tai nạn sinh hoạt

Bảng 3.5 Triệu chứng lâm sàng (n = 36 BN)

Triệu chứng Số lƣợng Tỷ lệ %

Mất liên tục xương, có khấc bậc thang 36 100,0

Di động bất thường XHT 36 100,0

Xuất huyết kết mạc, bầm tím quanh mắt 35 97,2

Chảy máu mũi, khạc ra máu bầm 32 88,9

Há miệng hạn chế 28 77,8 Đau chói khi ấn 25 69,4

Vết thương phầm mềm vùng mặt 11 30,6

Song thị, rối loạn vận động mắt 2 5,6

Trong nghiên cứu, 100,0% BN có các triệu chứng mặt biến dạng, mất liên tục xương có khấc bậc thang, di động bất thường XHT, sai khớp cắn

Xuất huyết kết mạc, bầm tím quanh mắt chiếm 97,2%, chảy máu mũi, khạc ra máu bầm chiếm 88,9%, tê bì tê răng, há miệng hạn chế đều chiếm 77,8%, đau chói khi ấn chiếm 69,4% Một số triệu chứng ít gặp là vết thương phầm mềm vùng mặt chiếm 30,6%, giảm thị lực chiếm 8,3%, song thị rối loạn vận động mắt chiếm 5,6% và lõm mắt nhẹ chiếm 2,8%

3.1.2.3 Phân bố theo tổn thương phối hợp

Bảng 3.6 Phân bố theo tổn thương phối hợp (n = 36 BN)

Tổn thương phối hợp Số lượng Tỷ lệ %

Gãy XHT Le Fort II đơn thuần 8 22,2

Gãy gò má cung tiếp 4 11,1

Bệnh nhân gãy XHT Le Fort II đơn thuần chiếm tỷ lệ 22,2%

Bệnh nhân có tổn thương phối hợp gãy XHD chiếm 50,0%, gãy dọc

XHT chiếm 27,8%, gãy gò má cung tiếp chiếm 11,1%, gãy răng và XOR, gãy Le Fort I đều chiếm 2,8%

Bảng 3.7 Đánh giá khả năng phát hiện các đường gãy trên phim cắt ngang

Bên phải Bên trái Cả hai bên

Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt 1 2,8 5 13,9 17 47,2

Trên phim cắt ngang phát hiện vị trí các đường gãy rõ:

- Gãy xương mũi cả hai bên chiếm tỷ lệ 69,4%

- Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt bên phải chiếm 2,8%, bên trái chiếm 13,9% và cả hai bên chiếm 47,2%

- Mấu lên XHT bên phải chiếm 11,1%, bên trái chiếm 16,7% và cả hai bên chiếm 22,2%

- Khớp mũi trán bên phải và bên trái đều chiếm 2,8%, cả hai bên chiếm 55,6%

- Khớp hàm - gò má cả hai bên chiếm 100,0%

Bảng 3.8 Đánh giá khả năng phát hiện các đường gãy trên phim cắt đứng ngang (n = 36 BN)

Bên phải Bên trái Cả hai bên

Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt 0 0,0 4 11,1 15 41,7

Trên phim cắt đứng ngang phát hiện vị trí các đường gãy rõ:

- Gãy xương mũi cả hai bên chiếm tỷ lệ 69,4%

- Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt bên trái chiếm 11,1% và cả hai bên chiếm 41,7%

- Mấu lên XHT bên phải chiếm 13,9%, bên trái chiếm 11,1% và cả hai bên chiếm 19,4%

- Khớp mũi trán bên phải chiếm 2,8% và cả hai bên chiếm 50,0%

- Khớp hàm - gò má cả hai bên chiếm 100,0%

Bảng 3.9 Đánh giá khả năng phát hiện các đường gãy trên phim dựng hình 3D (n = 36 BN)

Bên phải Bên trái Cả hai bên

Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt 1 2,8 6 16,7 21 58,3

Trên phim dựng hình 3D phát hiện vị trí các đường gãy rõ:

- Gãy xương mũi cả hai bên chiếm tỷ lệ 69,4%

- Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt bên phải chiếm 2,8%, bên trái chiếm 16,7% và cả hai bên chiếm 58,3%

- Mấu lên XHT bên phải chiếm 16,7%, bên trái chiếm 19,4% và cả hai bên chiếm 27,8%

- Khớp mũi trán bên phải và bên trái đều chiếm 2,8%, cả hai bên chiếm 66,7%

- Khớp hàm - gò má cả hai bên chiếm 100,0%.

Kết quả phẫu thuật gãy xương hàm trên Le Fort II bằng nẹp vít nhỏ 46 Chương 4 BÀN LUẬN

3.2.1.1 Thời gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật Bảng 3.10 Thời gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật (n = 36 BN)

Thời gian Số lƣợng Tỷ lệ %

Thời gian lúc chấn thương đến khi phẫu thuật từ 4 - 7 ngày chiếm 38,9%, từ 8 - 15 ngày chiếm 55,6% và ≤ 3 ngày chiếm 5,6%

Thời gian trung bình là 9,61 ± 3,78 ngày

Bảng 3.11 Đường tiếp cận (n = 36 BN) Đường tiếp cận Số lượng Tỷ lệ %

Ngách tiền đình hàm trên 32 88,9

Bờ ngoài ổ mắt 15 41,7 Đường khác 2 5,6

Bệnh nhân có đường tiếp cận ở bờ dưới ổ mắt chiếm tỷ lệ 2,8%, ngách tiền đình hàm trên chiếm 88,9%, bờ ngoài ổ mắt chiếm 41,7% và đường khác chiếm 5,6%

3.2.1.3 Phương pháp nắn chỉnh khớp cắn

Cung Tiguerstedt Các nút Ivy

Biểu đồ 3.2 Phương pháp nắn chỉnh khớp cắn (n = 36 BN)

Bệnh nhân đƣợc nắn chỉnh khớp cắn bằng cung Tiguerstedt chiếm tỷ lệ 80,6% và các nút Ivy chiếm 19,4%

3.2.1.4 Cố định liên hàm sau phẫu thuật

Bảng 3.12 Cố định liên hàm sau phẫu thuật (n = 36 BN)

Cố định liên hàm Số lƣợng Tỷ lệ %

Bệnh nhân có cố định liên hàm sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 30,6% và không có cố định liên hàm sau phẫu thuật chiếm 69,4%

3.2.1.5 Vị trí kết hợp xương

Bảng 3.13 Vị trí kết hợp xương (n = 36 BN)

Vị trí kết hợp xương

Bên phải Bên trái Cả hai bên

Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt 0 0,0 1 2,8 0 0,0

Bệnh nhân có vị trí kết hợp xương:

- Bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt bên trái chiếm 2,8%

- Mấu lên XHT bên phải chiếm 25,0%, bên trái chiếm 11,1%, cả hai bên chiếm 16,7%

- Khớp mũi trán bên phải chiếm 2,8%, cả hai bên chiếm 2,8%

- Khớp hàm - gò má bên phải chiếm 16,7%, bên trái chiếm 11,1%, cả hai bên chiếm 50,0%

- Khớp gò má - trán bên phải chiếm 30,6%, bên trái chiếm 11,1%, cả hai bên chiếm 2,8%

- Gãy dọc XHT bên phải chiếm 5,6%, bên trái chiếm 8,3%

3.2.1.6 Số lượng nẹp dùng trên một bệnh nhân

1 nẹp 2 nẹp 3 nẹp 4 nẹp > 4 nẹp

Biểu đồ 3.3 Số lượng nẹp dùng trên một bệnh nhân (n = 36 BN)

Bệnh nhân đƣợc dùng 1 nẹp chiếm 19,4%, 2 nẹp chiếm 30,6%, 3 nẹp chiếm 25,0%, 4 nẹp chiếm 19,4% và > 4 nẹp chiếm 5,6%

3.2.2 Kết quả phẫu thuật khi bệnh nhân ra viện

3.2.2.1 Kết quả lâm sàng khi ra viện

Bảng 3.14 Kết quả lâm sàng khi ra viện (n = 36 BN)

Kết quả lâm sàng Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả lâm sàng khi ra viện, 100,0% BN có vết mổ lành tốt, mặt cân xứng chiếm 94,4%, khớp cắn đúng chiếm 91,7%, tê bì chiếm 11,1%, há miệng hạn chế và nghẹt mũi chiếm 8,3%, lõm mắt nhẹ và giảm thị lực chiếm 2,8% Không ghi nhận trường hợp nào song thị

3.2.2.2 Kết quả X quang khi ra viện

Bảng 3.15 Kết quả X quang khi ra viện (n = 36 BN)

Kết quả X quang Số lƣợng Tỷ lệ %

Khi ra viện có 1 trường hợp xương di lệch ít chiếm 2,8%, không ghi nhận trường hợp nào xương di lệch rõ

3.2.2.3 Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ khi ra viện

Bảng 3.16 Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ khi ra viện

Kết quả khi ra viện

Giải phẫu Chức năng Thẩm mỹ

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả khi bệnh nhân ra viện:

- Giải phẫu có kết quả tốt chiếm 94,4%, kết quả khá chiếm 5,6%

- Chức năng có kết quả tốt chiếm 88,9%, kết quả khá chiếm 11,1%

- Thẩm mỹ có kết quả tốt chiếm 94,4%, kết quả khá chiếm 5,6%

3.2.2.4 Đánh giá kết quả chung khi ra viện

Bảng 3.17 Đánh giá kết quả chung khi ra viện (n = 36 BN)

Kết quả chung Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả chung của BN khi ra viện, tốt đạt 88,9%, khá đạt 11,1%, và không có kém

Không ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng khi ra viện

3.2.3 Đánh giá kết quả phẫu thuật sau 3 tháng

3.2.3.1 Kết quả lâm sàng sau 3 tháng

Bảng 3.18 Kết quả lâm sàng sau 3 tháng (n = 36 BN)

Kết quả lâm sàng Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả lâm sàng sau 3 tháng, 100,0% BN có vết mổ lành tốt, mặt cân xứng chiếm 97,2%, khớp cắn đúng chiếm 94,4%, tê bì chiếm 5,6% và lõm mắt nhẹ chiếm 2,8% Không ghi nhận trường hợp nào há miệng hạn chế, nghẹt mũi, giảm thị lực và song thị

3.2.3.2 Kết quả X quang sau 3 tháng

Bảng 3.19 Kết quả X quang sau 3 tháng (n = 36 BN)

Kết quả X quang Số lƣợng Tỷ lệ %

Sau 3 tháng có 1 trường hợp xương di lệch ít chiếm 2,8% và 2 trường hợp liền xương bình thường chiếm 5,6%

3.2.3.3 Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau 3 tháng Bảng 3.20 Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau 3 tháng

Giải phẫu Chức năng Thẩm mỹ

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả tái khám bệnh nhân sau 3 tháng:

- Giải phẫu có kết quả tốt chiếm 94,4%, kết quả khá chiếm 5,6%

- Chức năng có kết quả tốt chiếm 94,4%, kết quả khá chiếm 5,6%

- Thẩm mỹ có kết quả tốt chiếm 97,2%, kết quả khá chiếm 2,8%

3.2.3.4 Đánh giá kết quả chung sau 3 tháng

Bảng 3.21 Đánh giá kết quả chung sau 3 tháng (n = 36 BN)

Kết quả chung Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả chung của BN sau 3 tháng, tốt đạt 94,4%, khá đạt 5,6% và không có kém

Không ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng sau phẫu thuật 3 tháng

3.2.4 Đánh giá kết quả phẫu thuật sau 6 tháng

3.2.4.1 Kết quả lâm sàng sau 6 tháng

Bảng 3.22 Kết quả lâm sàng sau 6 tháng (n = 36 BN)

Kết quả lâm sàng Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả lâm sàng sau 6 tháng, 100,0% BN có vết mổ lành tốt, mặt cân xứng và khớp cắn đúng đều chiếm 97,2%, tê bì và lõm mắt nhẹ đều chiếm 2,8% Không ghi nhận trường hợp nào há miệng hạn chế, nghẹt mũi, giảm thị lực và song thị

3.2.4.2 Kết quả X quang sau 6 tháng

Bảng 3.23 Kết quả X quang sau 6 tháng (n = 36 BN)

Kết quả X quang Số lƣợng Tỷ lệ %

Sau 6 tháng xương không di lệch và liền xương nhanh chiếm 97,2%, còn 1 trường hợp xương di lệch ít và liền xương bình thường chiếm 2,8%

3.2.4.3 Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau 6 tháng Bảng 3.24 Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau 6 tháng

Giải phẫu Chức năng Thẩm mỹ

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả tái khám bệnh nhân sau 6 tháng: giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ đều có kết quả tốt chiếm 97,2%, kết quả khá chiếm 2,8%

3.2.4.4 Đánh giá kết quả chung sau 6 tháng

Bảng 3.25 Đánh giá kết quả chung sau 6 tháng (n = 36 BN)

Kết quả chung Số lƣợng Tỷ lệ %

Kết quả chung của BN sau 6 tháng, tốt đạt 97,2%, khá đạt 2,8% và không có kém

Không ghi nhận trường hợp nào bị biến chứng sau phẫu thuật 6 tháng

3.2.5 So sánh kết quả chung các thời điểm nghiên cứu

Khi ra viện Sau 3 tháng Sau 6 tháng

Biểu đồ 3.4 Kết quả chung các thời điểm nghiên cứu (n = 36 BN)

Kết quả chung giữa các thời điểm nghiên cứu không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Qua nghiên cứu 36 BN chẩn đoán gãy XHT Le Fort II đƣợc điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ƣơng, TP Hồ Chí Minh từ tháng 6/2019 đến 10/2020, chúng tôi có một số bàn luận sau:

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang trong gãy xương hàm trên

Trong nghiên cứu của chúng tôi BN nhỏ nhất là 14 tuổi, lớn nhất là 48 tuổi, trung bình là 28,28 ± 9,01 tuổi Nhóm có tỷ lệ chấn thương chiếm đa số là 19 - 39 tuổi với 86,1%, hai nhóm còn lại chiếm tỷ lệ thấp 40 - 60 tuổi với 8,3% và 12 - 18 tuổi với 5,6% (bảng 3.1) Nhóm tuổi từ 19 - 39 là lứa tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội, lao động sản xuất và hoạt động giao thông tích cực nhất trong cộng đồng, vì thế tỷ lệ chấn thương thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi này là phù hợp

Kết quả của chúng tôi khi đối chiếu với các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự, theo Hoàng Lê Trọng Châu và cs (2013) [2] điều trị 92 BN gãy

Le Fort II XHT bằng phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, nhóm tuổi từ 19 đến 39 tuổi là thường gặp nhất với 71,7%, tiếp đến nhóm tuổi từ 40 đến 59 tuổi chiếm 16,3%, nhóm tuổi từ 6 - 18 tuổi chiếm 8,7% Phạm Văn Tuấn

(2004) [14] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 60 BN thì nhóm tuổi từ 19 đến 39 tuổi là thường gặp nhất với 80%, tiếp đến nhóm tuổi từ 40 đến 59 tuổi chiếm 18,3%, nhóm tuổi từ 6-18 tuổi chiếm 1,7% Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN thì nhóm tuổi từ 18 đến 39 tuổi là thường gặp nhất với 72,1%, tiếp đến nhóm tuổi từ 40 đến 60 tuổi chiếm 19,1%, nhóm tuổi dưới 18 tuổi chiếm 5,9% Hoàng Tiến Công (2012) [3] về chấn thương gãy khối xương tầng giữa mặt gồm 141 BN, nhóm tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,0% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II đƣợc phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, tuổi trung bình là 32,1 ± 1,3 tuổi, nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là > 18 - 40 tuổi với 72,4% [10]

Một số nghiên cứu trên thế giới nhƣ Bagheri (2005) [19] gồm 22 BN gãy Le Fort II XHT có tuổi trung bình là 42,5 ± 20,3 tuổi Ykeda R.B.A

(2012) [65] gồm 227 BN có tuổi trung bình là 33,7 tuổi, nhóm tuổi bị chấn thương nhiều nhất là 20 - 39 tuổi chiếm 44,03% Motamedi M.H.K (2003) [44] chấn thương XHT thường gặp lứa tuổi là 20 - 29 tuổi chiếm 59,0%

Salonen E.M (2009) [57] BN chấn thương gãy Le Fort II XHT có độ tuổi trung bình là 35,7 tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lƣợng BN nam bị gãy XHT chiếm đa số với tỷ lệ 97,2%, BN nữ chỉ chiếm 2,8% (bảng 3.2) Nam giới có những đặc thù riêng về tính cách, đặc tính hoạt động mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, đồng thời với việc sử dụng rượu bia trong khi điều khiển phương tiện giao thông là những nguyên nhân chính gây nên tai nạn cho nam giới

Kết quả của chúng tôi tỷ lệ nam giới chiếm đa số so với nữ giới cũng đƣợc ghi nhận ở các nghiên cứu của Hoàng Tiến Công (2012) [3] về chấn thương gãy khối xương tầng giữa mặt gồm 141 BN có 85,8% nam giới và 14,2% nữ giới Phạm Văn Tuấn (2004) [14] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 60 BN, trong đó có 55 BN nam chiếm 91,7% và 5 BN nữ chiếm 8,3%

Hoàng Lê Trọng Châu và cs (2013) [2] điều trị 92 BN gãy Le Fort II XHT bằng phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, có 83 BN nam chiếm 90,2% và chỉ có 9 BN nữ chiếm 9,8% Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, trong đó có 63 BN nam chiếm 92,6% và 5 BN nữ chiếm 7,4% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II đƣợc phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, có 82,8% nam giới và 17,2% nữ giới [10]

Nghiên cứu của Oliveira-Campos G.H và cs (2015) [47] về gãy xương tầng giữa mặt gồm 754 BN, nam giới chiếm đa số các trường hợp với 90%

Adebayo E.T và cs (2003) [15] về gãy xương tầng giữa mặt gồm 305 BN, nam giới chiếm phần lớn các trường hợp với 85% và nữ giới chiếm 15%

Bagheri (2005) [19] gồm 22 BN gãy Le Fort II XHT, trong đó có 19 BN nam và 3 BN nữ Ykeda R.B.A (2012) [65] gồm 227 BN, trong đó có 207 BN nam chiếm 74,72% và 70 BN nữ chiếm 25,27% Krutsch V (2017) [37] có 122 BN nam chiếm 92,4% và 10 BN nữ chiếm 7,6%

4.1.1.3 Phân bố theo địa dư

Khảo sát về địa dƣ của BN trong nghiên cứu của chúng tôi qua biểu đồ 3.1 cho thấy, có 22 BN ở thành thị chiếm 61,1% và 14 BN ở nông thôn chiếm 38,9% Ngày nay mật độ xe tham gia giao thông ngày càng nhiều, tình trạng lạm dụng rƣợu bia ngày một gia tăng, ý thức chấp hành an toàn giao thông của người dân vẫn chưa cao, vì vậy thường dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng Theo nghiên cứu của Phạm Văn Tuấn (2004) [14] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT, BN sống ở nông thôn là thường gặp nhất với 73,3%, còn lại là ở thành phố và thị xã Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN thì có 29 BN sống tại nông thôn chiếm 42,6%; tiếp đến là thành phố có 24 BN chiếm 35,3% và thị trấn - thị xã có 15

BN chiếm 22,1% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II được phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, tỷ lệ người bệnh sống tại thành phố là 51,7%; thị trấn - thị xã là 17,2%; nông thôn là 31,1% [10]

4.1.1.4 Phân bố theo nghề nghiệp

Qua nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.3 cho thấy BN có nghề nghiệp là công nhân và nông dân chiếm tỷ lệ cao lần lƣợt là 30,6% và 22,2% Điều này nhận thấy những thanh niên với trình độ hiểu biết luật lệ giao thông hạn chế cùng với thiếu ý thức chấp hành luật lệ giao thông và sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ chấn thương ở nhóm đối tƣợng này

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Tuấn (2004) [14] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 60 BN, thường gặp nhất là nông nhân chiếm 43,3%, tiếp đến là công nhân chiếm 30%, học sinh - sinh viên chiếm 15%, cán bộ công chức chiếm 10% Hoàng Tiến Công (2012) [3] về chấn thương gãy khối xương tầng giữa mặt gồm 141 BN, thường gặp nhất là nông nhân và lao động tự do chiếm 42,5% với 60 BN, tiếp đến có 36 BN là học sinh - sinh viên chiếm 25,6%, 19 BN là công nhân chiếm 13,5%, 11 BN là cán bộ công chức chiếm 7,8% Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN thì nghề nghiệp thường gặp nhất là nông dân chiếm 29,4%, tiếp đến lao động phổ thông chiếm 20,6% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II được phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, tỷ lệ cán bộ viên chức 24,2%, học sinh sinh viên 13,8%, công nhân

Trong các trường hợp chấn thương, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm đa số với tỷ lệ 94,4%, còn lại do tai nạn lao động chiếm 5,6% (bảng 3.4) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu trong và ngoài nước như Hoàng Lê Trọng Châu và cs (2013) [2] điều trị 92 BN gãy Le Fort II XHT bằng phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông thường gặp nhất với 89 trường hợp chiếm 96,7% Phạm Văn Tuấn (2004) [14] về phẫu thuật gãy Le

Fort II XHT với 60 BN thì nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông thường gặp nhất với 96,7% Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, nguyên nhân tai nạn giao thông thường gặp nhất với

97,1% và chỉ có 2 trường hợp tai nạn lao động chiếm 2,9% Hoàng Tiến Công (2012) [3] về chấn thương gãy khối xương tầng giữa mặt gồm 141 BN, nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông thường gặp nhất với 81,7% và tai nạn sinh hoạt chỉ có 11,3% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II đƣợc phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, nguyên nhân do tai nạn giao thông là 96,6%, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt là 1,7%

Kết quả phẫu thuật gãy xương hàm trên Le Fort II bằng nẹp vít nhỏ 64 KẾT LUẬN

4.2.1.1 Thời gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian lúc chấn thương đến khi phẫu thuật từ 4 - 7 ngày chiếm 38,9%, từ 8 - 15 ngày chiếm 55,6% và ≤ 3 ngày chiếm 5,6%, thời gian trung bình là 9,61 ± 3,78 ngày (bảng 3.10) Khi BN đã đƣợc hồi phục lại sức khỏe, mặt bớt phù nề, BN sẽ chịu đựng đƣợc quá trình mổ, sau mổ sẽ phục hồi sức khỏe tốt hơn Những ngày đầu sau chấn thương nếu BN được phẫu thuật thì rất tốt cho BN do xương chưa can, phù nề ít Tuy nhiên, thời gian phẫu thuật còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ thể trạng BN hay tổn thương phối hợp Nguyên tắc chung là phát hiện và xử lý trước tiên các nguy cơ có thể đe dọa tính mạng người bệnh (hồi sức hô hấp, tuần hoàn, giảm đau ), sau đó mới xử lý đến các thương tích cụ thể vùng hàm mặt [32] Nếu mức độ di lệch xương gãy ít hoặc không có, giảm đau và chống phù nề, cho kháng sinh nếu có kèm vết thương phần mềm Theo dõi trong vòng 1 - 3 tuần mới xét đến điều trị phục hồi triệt để

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp so với các tác giả nhƣ nghiên cứu của Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II được phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, có 24,1% BN thời gian tiền phẫu là ≤ 3 ngày, 37,9% BN thời gian tiền phẫu từ > 3-7 ngày và 37,9% từ > 7-15 ngày [10]

Hoàng Lê Trọng Châu và cs (2013) [2] điều trị 92 BN gãy Le Fort II XHT bằng phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, thời gian từ khi bị tai nạn đến khi được phẫu thuật từ 4 đến 14 ngày thường gặp nhất với 58 trường hợp chiếm 63,0%, tiếp đến từ 15 đến 30 ngày với 32 trường hợp chiếm 34,8% và từ dưới 3 ngày chỉ có 2 trường hợp chiếm 2,2% Phạm Văn Tuấn (2004) [14] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT thì đa số BN đƣợc nhập viện và phẫu thuật trong tuần đầu chiếm 90% Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, thời gian từ lúc bị tai nạn đến lúc phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 4 đến 14 ngày với 66,2%, kế đến là 15 đến 30 ngày chiếm 30,9% và dưới 3 ngày là ít nhất với 2,9%

Với mỗi ổ gãy có các đường tiếp cận khác nhau và có BN có nhiều ổ gãy có thể có nhiều đường tiếp cận khác nhau Trong nghiên cứu của chúng tôi về đường tiếp cận để phẫu thuật ở bảng 3.11 cho thấy BN có đường tiếp cận thường gặp nhất ở ngách tiền đình hàm trên chiếm tỷ lệ 88,9%, bờ ngoài ổ mắt chiếm 41,7% và chỉ có 1 trường hợp bờ dưới ổ mắt chiếm 2,8% và 2 trường hợp có đường khác với 5,6%

Kết quả chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT gồm 68 BN, với 56 trường hợp có đường tiếp cận là bờ dưới ổ mắt chiếm 82,4%, tiếp đến ngách tiền đình chiếm 88,2% và đường khác chiếm 5,9% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II được phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, có 74,1% BN có đường tiếp cận ở dưới bờ dưới ổ mắt, 72,4% là ở ngách tiền đình hàm trên, chỉ có 6,9% là theo vết thương [10]

4.2.1.3 Phương pháp nắn chỉnh khớp cắn

Một số trường hợp xương gãy vụn, phối hợp với gãy các xương khác của khối xương tầng mặt giữa, ở vị trí khó kết hợp xương trực tiếp thì có thể làm phẫu thuật treo cố định XHT theo phương pháp Adams kết hợp với nắn chỉnh cố định hàm trên và hàm dưới về đúng khớp cắn bằng cung Tiguerstedt hay các nút Ivy Trong nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.2 về phương pháp nắn chỉnh khớp cắn thì BN đƣợc nắn chỉnh khớp cắn bằng cung Tiguerstedt chiếm tỷ lệ 80,6% là thường gặp nhất và các nút Ivy ít gặp hơn với 19,4%

Theo nghiên cứu của Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT

Le Fort II đƣợc phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, có đến 56,9% BN đƣợc nắn chỉnh khớp cắn bằng cung Tiguerstedt, 36,2% bằng các nút Ivy, chỉ có 6,9% là dùng vít neo chặn [10]

4.2.1.4 Cố định liên hàm sau phẫu thuật

Qua bảng 3.12 trong nghiên cứu chúng tôi khảo sát về cố định liên hàm sau phẫu thuật cho thấy, BN không có cố định liên hàm sau phẫu thuật là thường gặp nhất chiếm 69,4% và BN có cố định liên hàm sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 30,6% Theo nghiên cứu của Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, số BN chỉ sử dụng nẹp vít đơn thuần chiếm tỷ lệ cao là 89,7%, trong đó có 6 BN có cố định liên hàm sau mổ 1 tuần chiếm 8,8%, BN có phối hợp thêm treo XHT bằng chỉ thép chiếm 10,3%, trong đó có cố định liên hàm sau mổ chiếm 7,4% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II được phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, 22,4% BN có cố định liên hàm sau phẫu thuật, 77,6% không có cố định liên hàm sau phẫu thuật [10]

4.2.1.5 Vị trí kết hợp xương

Trong nghiên cứu của chúng tôi, vị trí kết hợp xương trong phẫu thuật được thể hiện qua bảng 3.13 với bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt bên trái chiếm 2,8%; mấu lên XHT bên phải chiếm 25,0%, bên trái chiếm 11,1%, cả hai bên chiếm 16,7%; khớp mũi trán bên phải chiếm 2,8%, cả hai bên chiếm 2,8%; khớp hàm - gò má bên phải chiếm 16,7%, bên trái chiếm 11,1%, cả hai bên chiếm 50,0%; khớp gò má - trán bên phải chiếm 30,6%, bên trái chiếm 11,1%, cả hai bên chiếm 2,8%; gãy dọc XHT bên phải chiếm 5,6%, bên trái chiếm 8,3%

Kết quả của chúng tôi tương tự so với nghiên cứu của các tác giả khác nhƣ Hoàng Lê Trọng Châu và cs (2013) [2] điều trị 92 BN gãy Le Fort II XHT bằng phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, đánh giá về vị trí kết hợp xương thì bờ dưới ổ mắt chiếm 80,4%, khớp gò má hàm chiếm 80,4%, ngành lên XHT chiếm 60,9% và khớp trán mũi chiếm 6,5% Doãn Bá Bình (2011)

[1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, đánh giá về vị trí kết hợp xương thì bờ dưới ổ mắt chiếm 82,4% với 56 trường hợp, khớp gò má hàm chiếm 80,9% với 55 trường hợp, mấu lên XHT chiếm 55,9% với 38 trường hợp và khớp trán mũi chiếm 5,9% với 4 trường hợp Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II được phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, ở vị trí bờ dưới ổ mắt, sàn ổ mắt thì bên phải và bên trái đều là 62,1%, ở vị trí khớp hàm - gò má thì bên trái là 60,3% và bên phải là 51,7%, ở vị trí mấu lên XHT thì bên phải là 13,8% và bên trái là 15,5%, ở vị trí khớp mũi trán có tỉ lệ kết hợp thấp nhất với bên trái là 1,7% và bên phải là 3,4% [10]

4.2.1.6 Số lượng nẹp dùng trên một bệnh nhân

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số BN dùng nhiều hơn 1 nẹp, sử dụng 1 nẹp chỉ có 7 BN chiếm 19,4% BN sử dụng 2 nẹp chiếm 30,6%, 3 nẹp chiếm 25,0%, 4 nẹp chiếm 19,4% và > 4 nẹp chiếm 5,6% (biểu đồ 3.3) Theo nghiên cứu của Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, dùng 4 nẹp chiếm 27,9%, tiếp đến 2 nẹp chiếm 26,5%, 3 nẹp chiếm 27,9%, nhiều hơn 4 nẹp chiếm 16,2% và 1 nẹp chiếm 4,4% Trần Xuân Thông (2015) qua 58 trường hợp gãy XHT Le Fort II được phẫu thuật bằng nẹp vít nhỏ, số lượng kết hợp xương bằng 3 nẹp chiếm tỷ lệ 44,8%, 2 nẹp là 31,0%, chỉ số ít kết hợp > 4 nẹp là 6,8% [10]

4.2.2 Kết quả phẫu thuật khi bệnh nhân ra viện

4.2.2.1 Kết quả lâm sàng khi ra viện

Tất cả 36 BN chẩn đoán gãy XHT Le Fort II đƣợc điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ, đánh giá kết quả điều trị sớm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ BN có khuôn mặt cân đối chiếm tỷ lệ cao 94,4%, bên cạnh đó số BN có khuôn mặt mặt biến dạng ít chỉ chiếm 5,6%, do hầu hết những BN này khi ra viện mặt vẫn còn hơi nề nhẹ, có lẽ trong quá trình phẫu thuật những BN này phải chịu nhiều sự bóc tách cơ hơn những BN khác Ngoài ra, các đặc điểm lâm sàng khác khi ra viện nhƣ 100,0% BN có vết mổ lành tốt, khớp cắn đúng chiếm 91,7%, tê bì chiếm 11,1%, há miệng hạn chế và nghẹt mũi chiếm 8,3%, lõm mắt nhẹ và giảm thị lực chiếm 2,8%, không ghi nhận trường hợp nào song thị (bảng 3.14)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, sau phẫu thuật ra viện 100% BN có vết thương lành tốt và mặt cân xứng, 97,1% BN có khớp cắn đúng, 7,4% BN có tê bì vùng chi phối của dây thần kinh dưới ổ mắt và không có trường hợp nào lõm mắt nhẹ, song thị và phản ứng với nẹp vít Hoàng Ngọc Lan (2015) [5] về gãy XHT gồm có 55 BN đƣợc phẫu thuật thì khi ra viện tỷ lệ những BN có khuôn mặt cân đối là

78,2%, số BN có khuôn mặt biến dạng ít vẫn chiếm tỷ lệ 21,8%, 100% BN đều có vết mổ khô, không bị nhiễm trùng vết mổ

4.2.2.2 Kết quả X quang khi ra viện

Tất cả những BN trong nghiên cứu khi ra viện đều đƣợc chỉ định chụp phim X quang để xem các đường gãy đã được đưa về đúng giải phẫu hay chưa, kết quả cho thấy xương không di lệch chiếm tỷ lệ 97,2% chỉ còn 1 trường hợp xương di lệch ít chiếm 2,8% (bảng 3.15) Theo nghiên cứu của Doãn Bá Bình (2011) [1] về phẫu thuật gãy Le Fort II XHT với 68 BN, sau phẫu thuật được chụp X quang thì 95,6% trường hợp không di lệch và có 3 trường hợp chiếm 4,4% có di lệch Hoàng Ngọc Lan (2015) [5] về gãy XHT gồm có 55 BN đƣợc phẫu thuật, hầu hết các BN (92,7%) nhìn thấy vết gãy trên phim khít, hai đầu gãy đƣợc đƣa về đúng mốc giải phẫu, có 4 BN (7,3%) có đường gãy còn bị di lệch, hoặc có khuyết hổng xương Như vậy, so với các tác giả trên chúng tôi nhận thấy đều có kết quả tương đồng, khi ra viện đa số xương không di lệch trên X quang

4.2.2.3 Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ khi ra viện

Ngày đăng: 24/05/2024, 09:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hình sọ thẳng [46] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 1.1. Hình sọ thẳng [46] (Trang 13)
Hình 1.2. Xương hàm trên nhìn từ mặt ngoài và mặt trong [4] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 1.2. Xương hàm trên nhìn từ mặt ngoài và mặt trong [4] (Trang 15)
Hình 1.3. Hệ thống trụ đứng chống đỡ dọc [56] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 1.3. Hệ thống trụ đứng chống đỡ dọc [56] (Trang 19)
Hình 1.4. Hệ thống xà chống đỡ ngang [41] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 1.4. Hệ thống xà chống đỡ ngang [41] (Trang 19)
Hình 1.5. Gãy Le Fort [53] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 1.5. Gãy Le Fort [53] (Trang 20)
Hình 1.6. Liền xương thứ phát và liền xương nguyên phát [1], [10] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 1.6. Liền xương thứ phát và liền xương nguyên phát [1], [10] (Trang 23)
Hình 2.2. Bộ dụng cụ phẫu thuật sử dụng trong nghiên cứu   (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Tp - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 2.2. Bộ dụng cụ phẫu thuật sử dụng trong nghiên cứu (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Tp (Trang 35)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 38)
Hình 2.5. Đường tiếp cận ngách tiền đình hàm trên [6] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 2.5. Đường tiếp cận ngách tiền đình hàm trên [6] (Trang 41)
Hình 2.4. Đường tiếp cận dưới bờ dưới ổ mắt [6] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 2.4. Đường tiếp cận dưới bờ dưới ổ mắt [6] (Trang 41)
Hình 2.6. Đường tiếp cận bờ ngoài ổ mắt [6] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 2.6. Đường tiếp cận bờ ngoài ổ mắt [6] (Trang 42)
Hình 2.7. Sơ đồ vị trí kết hợp xương tầng giữa mặt bằng nẹp vít nhỏ [55] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Hình 2.7. Sơ đồ vị trí kết hợp xương tầng giữa mặt bằng nẹp vít nhỏ [55] (Trang 43)
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng, 6 tháng [10], [13] - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị sau 3 tháng, 6 tháng [10], [13] (Trang 47)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n = 36 BN) (Trang 49)
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 36 BN) (Trang 50)
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 36 BN) (Trang 51)
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng (n = 36 BN) (Trang 52)
Bảng 3.8. Đánh giá khả năng phát hiện các đường gãy trên phim   cắt đứng ngang (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.8. Đánh giá khả năng phát hiện các đường gãy trên phim cắt đứng ngang (n = 36 BN) (Trang 54)
Bảng 3.12. Cố định liên hàm sau phẫu thuật (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.12. Cố định liên hàm sau phẫu thuật (n = 36 BN) (Trang 57)
Bảng 3.13. Vị trí kết hợp xương (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.13. Vị trí kết hợp xương (n = 36 BN) (Trang 58)
Bảng 3.14. Kết quả lâm sàng khi ra viện (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.14. Kết quả lâm sàng khi ra viện (n = 36 BN) (Trang 59)
Bảng 3.16. Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ khi ra viện   (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.16. Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ khi ra viện (n = 36 BN) (Trang 60)
Bảng 3.15. Kết quả X quang khi ra viện (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.15. Kết quả X quang khi ra viện (n = 36 BN) (Trang 60)
Bảng 3.17. Đánh giá kết quả chung khi ra viện (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.17. Đánh giá kết quả chung khi ra viện (n = 36 BN) (Trang 61)
Bảng 3.19. Kết quả X quang sau 3 tháng (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.19. Kết quả X quang sau 3 tháng (n = 36 BN) (Trang 62)
Bảng 3.24. Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau 6 tháng   (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.24. Đánh giá về giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau 6 tháng (n = 36 BN) (Trang 64)
Bảng 3.25. Đánh giá kết quả chung sau 6 tháng (n = 36 BN) - Luan Van Bs Giang (Le Fort Ii) Nop Thu Vien 18.12.Pdf
Bảng 3.25. Đánh giá kết quả chung sau 6 tháng (n = 36 BN) (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN