1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Dữ Liệu Lớn Trong Kinh Tế Và Kinh Doanh Đề Tài Big Data Và Ứng Dụng Của Big Data Trong Ngành Giáo Dục Ở Việt Nam.pdf

22 27 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Big Data Và Ứng Dụng Của Big Data Trong Ngành Giáo Dục Ở Việt Nam
Tác giả Đỗ Thị Khánh Linh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Thanh Vân
Người hướng dẫn TS. Đặng Xuân Thọ
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Ứng dụng dữ liệu lớn trong tài chính 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA BIGDATA TRONG GIÁO DỤC VIỆT: NAM...9 2.1.. Một trong những đóng góp quan trọng để tạo nên thành tựu của nền giáo dục Việt N

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ

Trí tuệ và Phát triểnTIỂU LUẬN

DỮ LIỆU LỚN TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Trang 2

Hà Nội – Năm 2023 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BIG DATA: .4

1.1 Khái niệm, nguồn hình thành và đặc trưng của Big data 4

1.1.1 Khái niệm về dữ liệu lớn 4 1.1.2 Nguồn hình thành 4 1.1.3 Đặc trưng 5V của dữ liệu lớn 5 1.1.4 Sự khác biệt của dữ liệu lớn và dữ liệu truyền thống 6 1.2 Bức tranh tổng thể ứng dụng dữ liệu lớn 7

1.2.1 Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động chính trị 7 1.2.2 Ứng dụng dữ liệu lớn trong giao thông 7 1.2.3 Ứng dụng dữ liệu lớn trong y tế 7 1.2.4 Ứng dụng dữ liệu lớn trong giáo dục 7 1.2.5 Ứng dụng dữ liệu lớn trong thương mại 7 1.2.6 Ứng dụng dữ liệu lớn trong tài chính 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA BIGDATA TRONG GIÁO DỤC VIỆT: NAM 9

2.1 Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay 9

2.2 Lợi ích và cơ hội khi áp dụng Bigdata vào giáo dục 10

2.3 Thách thức khi áp dụng Bigdata vào giáo dục 12

CHƯƠNG 3 HẠ TẦNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA BIG: DATA PHỤC VỤ TRONG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM 13

3.1 Hạ tầng ứng dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay của Big data tại Việt Nam 3.2 Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu lớn trong giáo dục 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử xã hội loài người vốn có rất nhiều và rất nhiều những hiệntượng được nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng trong đó phải kể đến hiệntượng giáo dục, dạy học Nền giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng, nóthúc đẩy mọi sự phát triển kinh tế và xã hội Muốn có một xã hội văn minh trướchết phải có một nền giáo dục vững chắc Xã hội ngày càng đi lên và phát triểnkhông ngừng.Một nền giáo dục hiện đại là một nền giáo dục phải đào tạo ra đượcnhững con người biết tạo ra năng suất lao động cao, biết chủ động và sáng tạo, biếtphát huy hết năng lực vốn có của mình trong mọi lĩnh vực hoạt động, phấn đấu vìlợi ích của xã hội cũng như vì lợi ích của mình Tuy nhiên để có thể mang lại hiệuquả kinh tế cao, đòi hỏi hoạt động học tập của người học phải là hoạt động sángtạo, hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo mà người học chiếmlĩnh trong suốt quá trình giáo dục phải gắn liền với thái độ tích cực xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội Việt Nam là nước có nền kinh tế mới nổi và với mụctiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035, thì việc nâng caochất lượng giáo dục là vấn đề vô cùng quan trọng Điều nước ta cần chính là nguồnnhân lực có trình độ cao, có những kỹ năng phù hợp để tiếp tục tăng trưởng Nềngiáo dục của Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi và những thành tựu lớn đóng gópquan trọng vào sự phát triển của đất nước Một trong những đóng góp quan trọng

để tạo nên thành tựu của nền giáo dục Việt Nam không thể thiếu vai trò của dữ liệulớn trong việc phân tích và đưa ra các giải pháp học giúp người học cải thiện đượcviệc học của mình Chính vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài “Big Data và ứng dụngcủa Bigdata trong ngành giáo dục ở Việt Nam” để làm rõ vai trò của big datatrong giáo dục của Việt Nam hiện nay

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BIG DATA 1.1 Khái niệm, nguồn hình thành và đặc trưng của Big data

1.1.1 Khái niệm về dữ liệu lớn

Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp Độ lớn đến mức cácphần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý

dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý

Do đó muốn khai thác được đòi hỏi phải có hình thức xử lý mới để đưa ra quyếtđịnh, khám phá và tối ưu hoá quy trình

1.1.2 Nguồn hình thành

- Dữ liệu lớn được hình thành từ 6 nguồn:

o Dữ liệu hành chính: phát sinh từ chương trình của tổ chức, có thể làchính phủ hoặc phi chính phủ VD: hồ sơ y tế điện tử ở bệnh viện, hồ

sơ ngân hàng, hồ sơ bảo hiểm, …

o Dữ liệu từ hoạt động thương mại: phát sinh từ giao dịch giữa hai thựcthể VD: giao dịch trên mạng, các giao dịch từ các thiết bị di động, …

o Dữ liệu từ các thiết bị cảm biến: chụp hình vệ tinh, cảm biến khíhậu,

o Dữ liệu từ các thiết bị theo dõi: theo dõi dữ liệu từ thiết bị điện thoại,GPS,

o Dữ liệu từ các hành vi: tìm kiếm trực tuyến, đọc các trang mạng trựctuyến, …

o Dữ liệu về các thông tin về ý kiến, quan điểm của các cá nhân, tổ chứctrên các phương tiện truyền thông xã hội

- Mỗi nguồn dữ liệu khác nhau sẽ có phương pháp khai thác và quản lý khácnhau Phần lớn các tổ chức trên thế giới đều dùng Hadoop ecosystem là giải pháptối ưu để khai thác và quản lý dữ liệu

4

Trang 5

1.1.3 Đặc trưng 5V của dữ liệu lớn

- Dữ liệu lớn có 5 đặc trưng cơ bản như sau:

- Volume (dung lượng): Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của dữ liệu lớn Đặctrưng này thể hiện ở việc dung lượng thông tin có kích thước và khối lượng tănglên không ngừng theo từng phút, từng giờ Dữ liệu truyền thống có thể lưu trữ trêncác thiết bị đĩa mềm, đĩa cứng Nhưng với dữ liệu lớn chúng ta sẽ sử dụng côngnghệ đám mây mới đáp ứng được khả năng lưu trữ được dữ liệu lớn

- Variety (tính đa dạng):Việc dữ liệu trong big data không ngừng tăng lênđồng nghĩa với việc sự đa dạng của thông tin cũng tăng theo Dữ liệu ở đây có thểlà: Dữ liệu dạng cấu trúc và dữ liệu dạng phi cấu trúc

Đặc trưng đa dạng của Big data kéo theo việc dữ liệu ngày càng phức tạphơn trước

- Velocity (tốc độ xử lý): Đặc trưng vận tốc ở đây có thể hiểu là việc tíchlũy dữ liệu với tốc độ cao Bởi dữ liệu nếu không được cập nhật kịp thời thì sẽkhông còn được quan tâm hay thậm chí là lỗi thời

- Veracity (tính xác thực): Việc xác định độ tin cậy và chính xác trong bigdata ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi những xu hướng, những chia sẻ củangười dùng,… ngày càng gia tăng mạnh mẽ trước sự phát triển chóng mặt củamạng xã hội Bài toán phân tích và loại bỏ dữ liệu thiếu chính xác là tính chất quantrọng của big data

- Value (giá trị thông tin): Giá trị của thông tin được đặc biệt quan tâm khi

sử dụng big data bởi những dữ liệu không có giá trị đối với doanh nghiệp phải

Trang 6

được loại bỏ ra ngoài Các doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng về việc xácđịnh giá trị những thông tin để từ đó phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.1.1.4 Sự khác biệt của dữ liệu lớn và dữ liệu truyền thống

Có 4 điểm khác nhau cơ bản như sau:

Dữ liệu đa dạng hơn: Khi khai thác dữ liệu truyền thống, chúng ta thường

phải trả lời câu hỏi: Dữ liệu lấy ra kiểu gì? Định dạng dữ liệu như thế nào? Nhưngđối với dữ liệu lớn chúng ta chỉ cần quan tâm đến giá trị mà dữ liệu mang lại cóđáp ứng được cho công việc hiện tại và tương lai không

Lưu trữ dữ liệu lớn hơn: Lưu trữ dữ liệu truyền thống vô cùng phức tạp và

luôn đặt ra câu hỏi lưu như thế nào? Dung lượng kho lưu trữ bao nhiêu là đủ? Rồiphí đầu tư tương ứng Công nghệ lưu trữ dữ liệu lớn hiện nay đã phần nào có thểgiải quyết được vẫn đề trên nhờ những công nghệ đám mây

Truy vấn dữ liệu nhanh hơn: dữ liệu lớn được cập nhật liên tục đáp ứng cho

yêu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng Còn dữ liệu truyền thống thì lâu lâumới được cập nhật và cập nhật không được thường xuyên

Độ chính xác cao hơn: dữ liệu lớn khi đưa vào sử dụng thường được kiểm

định với những điều kiện chặt chẽ, số lượng thông tin được kiểm tra thông thườngrất lớn và đảm bảo về nguồn dữ liệu không có sự tác động của con người vào thayđổi số liệu thu thập

1.2 Bức tranh tổng thể ứng dụng dữ liệu lớn

Dữ liệu lớn đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: chính trị, giaothông, y tế, giáo dục, thương mại, tài chính…

1.2.1 Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động chính trị

Một số ứng dụng của dữ liệu lớn trong lĩnh vực chính trị như: hệ thốngchính phủ điện tử, phân tích quy định và việc tuân thủ quy định, phân tích, giámsát và phát hiện gian lận mối đe dọa an ninh mạng

1.2.2 Ứng dụng dữ liệu lớn trong giao thông

Dữ liệu lớn giúp phân tích định vị người dùng thiết bị di động, ghi nhận chitiết cuộc gọi trong thời gian thực và tình trạng giao thông xung quanh người dùng

ở thời điểm hiện tại

1.2.3 Ứng dụng dữ liệu lớn trong y tế

6

Trang 7

Trong y học dựa vào số liệu trong các bệnh án đưa ra dự án về nguy cơ mắcbệnh và đưa ra xu hướng lây lan bệnh trong tương lai gần

1.2.4 Ứng dụng dữ liệu lớn trong giáo dục

Trong ngành giáo dục, việc xử lý các dữ liệu bảo mật, thông tin về học sinh,sinh viên, giảng viên, tài liệu, đều phải được xử lý nhanh gọn Do đó, Big dataứng dụng vào giáo dục mang lại nhiều chức năng hữu ích, bao gồm:

Phân tích, lưu trữ, quản lý các bộ dữ liệu lớn bao gồm hồ sơ của sinh viên,học sinh

Sử dụng hê z thống quản lý Big data có khả năng trích xuất phân cấp để duytrì tính bảo mật

Cung cấp các dữ liệu cần thiết về các hoạt động trong lớp và giúp đưa raquyết định cho giáo viên, người tham gia giảng dạy

Giúp các bộ đề kiểm tra không thể bị lộ

1.2.5 Ứng dụng dữ liệu lớn trong thương mại

Dữ liệu lớn giúp chúng ta phân khúc thị trường và khách hàng, phân tíchhành vi khách hàng tại cửa hàng tiếp thị trên nền tảng định vị, so sánh giá, phântích và quản lý chuỗi cung ứng, phân tích thói quen và hành vi của người tiêudùng, …

1.2.6 Ứng dụng dữ liệu lớn trong tài chính

Từ những dữ liệu chính xác, kịp thời thu thập được thông qua các giao dịchcủa khách hàng, tiền hành phân tích, xếp hạng và quản lý các rủi ro

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA BIGDATA TRONG GIÁO DỤC

2.1 Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách và ưu tiên đầu tư chogiáo dục Bên cạnh đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục luôn ở mứcxấp xỉ 20%/tổng chi NSNN, tương đương 5% của GDP, Nhà nước còn có nhiềuchính sách hỗ trợ khác cho giáo dục, đào tạo Vì vậy, trong hơn 70 năm qua, đặcbiệt là sau hơn 30 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đạt đượcnhiều thành tựu lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước Đó là:Thứ nhất, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông pháttriển Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; hoànthành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I vào năm 2014; hoàn thànhphổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 Năm 2017, Việt Nam đã hoànthành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi Trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn học phí từ năm 2018

Thứ hai, chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên và có bước phát triểnmới Một trong những minh chứng cho điều này là việc ghi dấu ấn của học sinhViệt Nam trên sân chơi trí tuệ thế giới như các kỳ thi Olympic các môn ở khu vực

và quốc tế, Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA) Năm 2012, ViệtNam lần đầu tiên tham gia cuộc thi PISA và xếp thứ 17 về Toán, thứ 8 về Khoahọc, thứ 19 về Đọc Trong khi đó, Mỹ chỉ xếp 36 về Toán, 28 về Khoa học và 23

về Đọc Trong bảng xếp hạng dựa trên Toán và Khoa học do OECD công bố hồitháng 5/2015, Việt Nam giành vị trí thứ 12, cao hơn nhiều so với vị trí 28 của Mỹ.Việt Nam cũng đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh giỏi tham gia các kỳ thi Học sinhgiỏi quốc tế, mang về nhiều huy chương cho đất nước Hệ thống trường chuyên từchỗ chỉ có 6 trường thì đến nay đã có ở tất cả 63 tỉnh thành

Thứ ba, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học được chú trọng.Tính đến ngày 15/4/2018, đã có 248 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng,trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá Đáng chú ý, bốn trường đại học

8

Trang 9

đã được hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học của Pháp(HCERES) công nhận đạt chuẩn kiểm định trường đại học Hai trường được đánhgiá theo tiêu chuẩn của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á Nămtrường có tên trong danh sách những trường tốp đầu của châu Á, ba trường đượcgắn 3 sao bởi QS-Stars.

Thứ tư, nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối vớitrẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn được thực hiện Trước hết là ưu tiên đầu

tư cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ chocác tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chấtlượng và thực hiện xóa đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếpcận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục Đồng thời, có những thay đổi trong chính sáchđãi ngộ đối với giáo viên giúp tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bậc phổ thông.Thứ năm, cơ sở hạ tầng cho giáo dục được đầu tư thích đáng Các trường lớpcủa Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sởđảm bảo cho việc dạy và học có chất lượng tương đương với các nước khác trongkhu vực Hiện tại, cả nước đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểuhọc, trên 400 trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốcgia

Thứ sáu, công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực.Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố, phát triển Cácnghiên cứu quốc tế cũng đánh giá cao thành tựu của giáo dục Việt Nam TheoNgân hàng Thế giới (NHTG) thì Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiênphong trong đổi mới giáo dục và nêu rõ rằng sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc

về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc Nghiên cứu của tác giả Anh H Dang và Paul W Glewwe về giáo dục Việt Nam trong 20 năm qua chothấy rằng mặc dù vẫn đang còn ở mức độ thu nhập trung bình thấp nhưng ViệtNam đã vượt trội so với phần lớn các nước trong các cuộc thi đánh giá, tỷ lệ họcsinh đến trường cũng như số lượng năm học được hoàn thành

Trang 10

Hai-Tuy nhiên, trong những năm qua, giáo dục Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu tậptrung cải cách bậc phổ thông, thiếu giải pháp đồng bộ Những hạn chế, yếu kémcủa giáo dục vẫn còn nhiều Cụ thể:

Một là, công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địaphương còn chưa phù hợp, chưa quan tâm đến yếu tố đảm bảo chất lượng khi dồndịch các trường Thiếu trường, lớp ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chếxuất, đặc biệt là các trường mầm non

Hai là, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt

để Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảngdạy chậm đổi mới; năng lực quản trị của một bộ phận cán bộ quản lý trường họccòn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới

Ba là, cơ sở vật chất, trường lớp học, trang thiết bị dạy học nhiều nơi cònthiếu hoặc bị xuống cấp; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự hiệu quả.Nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn hẹp; công tác xã hội hóa giáodục chưa thực sự hiệu quả Như tác giả Đinh Thị Nga đã phân tích rằng tỷ lệ chingân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương5% GDP, cao hơn với nhiều nước trong khu vực Để giảm bớt áp lực chi tiêu từngân sách nhà nước, huy động được các nguồn lực phát triển và nâng cao chấtlượng giáo dục, đào tạo, Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, đàotạo, đặc biệt trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật - công nghệ và dạynghề

Bốn là, trách nhiệm giải trình còn thấp Việc thực hiện tự chủ đại học chưagắn liền với đổi mới quản trị nhà trường, số lượng cơ sở đào tạo được tự chủ toàndiện chưa cao; tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làmcòn nhiều Phương thức dạy nghề trong các trường phổ thông vẫn còn nặng về kiếnthức lý thuyết, việc phối hợp giữa nhà trường phổ thông với các cơ sở đào tạo, cácdoanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa hiệu quả

Năm là, sự lựa chọn về các trường học khá hạn chế, tỷ lệ học sinh đếntrường ở cấp trung học cơ sở còn thấp, đào tạo chưa gắn kết với thị trường laođộng và sự cần thiết phải cải cách giáo dục một cách hệ thống và bài bản Việc tiếp

10

Trang 11

cận công nghệ, mô hình giáo dục nước ngoài, các chương trình học bổng nói chung

ở các địa phương vùng sâu, vùng xa còn rất ít Các điều kiện đảm bảo chất lượngchưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sáu là, thiết kế, cấu trúc của chương trình giảng dạy, cách đánh giá cũng nhưphương pháp dạy và học cần phải đổi mới nhằm đảm bảo chất lượng của sinh viênkhi ra trường Cấu trúc và nội dung, thời lượng các môn học cần phải điều chỉnhcho hợp lý, cân đối và hấp dẫn Tác giả Quách Đình Liên đã chỉ ra các hạn chế là:Chương trình học ở phổ thông quá nặng, mang nhiều tính lý thuyết sách vở, khôngphù hợp với tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của người học đặc biệt là ở lứa tuổi tiểuhọc và trung học cơ sở cùng với chế độ thi cử nặng nề; bệnh thành tích và cáchquản lý theo kiểu cầm tay chỉ việc Do đó giáo dục của chúng ta đang tạo ra nhữngsản phẩm là học sinh với thói quen học vẹt, thụ động, đối phó, vô cảm, thiếu sángtạo, khả năng xử lý vấn đề và tình huống trong cuộc sống kém Đây chính lànguyên nhân dẫn đến năng suất lao động kém của người Việt so với khu vực.Bảy là, đổi mới giáo dục phổ thông chưa đảm bảo lộ trình Việc thực hiệnchương trình, kế hoạch giáo dục ở một số địa phương còn chưa nghiêm túc; chấtlượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn thấp so với yêu cầu

Tám là, công tác phát hiện và xử lý vi phạm còn chậm và chưa nghiêm Việcban hành văn bản còn chậm, chưa đồng bộ; công tác xử lý vi phạm sau thanh tra ởmột số địa phương chưa nghiêm Công tác truyền thông chưa thực sự chủ động,việc xử lý thông tin có lúc chưa kịp thời

Chín là, số lượng sinh viên du học tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2011

-2016 Thống kê của Bộ Giáo dục và Ðào tạo ghi nhận con số sinh viên du học đạt130.000 sinh viên vào năm 2016 Đây là một tín hiệu rất rõ về sự không hấp dẫncủa giáo dục đại học trong nước

2.2 Lợi ích và cơ hội khi áp dụng Big Data vào giáo dục

Nói về lợi ích Big data cung cấp nhiều lợi ích đáng kể trong lĩnh vực giáodục Dưới đây là một số lợi ích chính mà big data mang lại trong giáo dục:

- Phân tích học tập cá nhân: Big data cho phép phân tích và theo dõi tiến độhọc tập của từng học sinh cá nhân Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu,

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w