1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Vợ nhặt

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vợ nhặt
Tác giả Kim Lân
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Truyện ngắn
Năm xuất bản 1955
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 274,85 KB

Nội dung

Đây là toàn bộ bài học về tác phẩm VỢ NHẶT của nhà văn KIM LÂN.Tài Liệu cực kì hay,cụ thể và chi tiết,gồm 28 trang a4.

Trang 1

VỢ NHẶT

Kim Lân

Nhà văn Pháp Napoluye từng nhận định: “Khi một tác phẩm nâng cao tinhthần ta lên, gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm không cần tìm nguyên tắcnào để đánh giá nó nữa, nó là cuốn sách hay do người nghệ sĩ có thực tài viết ra”.Quả thật, một tác phẩm hay luôn biết cách đưa tâm hồn con người tới địa hạt mới –địa hạt của những yêu thương, những sẻ chia và những khát khao Viết “Vợ nhặt”,Kim Lân đã thể hiện niềm cảm thương trước số phận của con người cùng khát vọngsống, khát vọng hạnh phúc của họ khi bị đẩy đến mức đường cùng

I KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1 Tác giả Kim Lân

Kim Lân (1920 – 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài Quê ở làng Phù Lưu, xãTân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉđược học hết bậc Tiểu học rồi đi làm Nhà văn Kim Lân bắt đầu sáng tác từ năm

1941, đến năm 1944 ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc Kim Lân hoạt động vănnghệ liên tục để phục vụ cách mạng và kháng chiến với các vai trò: viết văn, làm báohay diễn kịch, đóng phim

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn Thế giới nghệ thuật quen thuộctrong sáng tác Kim Lân là khung cảnh làng quê với người dân cày Việt Nam haynhững thú chơi dân dã đồng quê như: chọi gà, thả diều, nuôi bồ câu, chơi núi nonbộ, mà ông gọi là thú"phong lưu đồng ruộng" Có lẽ vì vậy sinh thời tác giả của “Bỉvỏ” từng phán về đồng nghiệp của mình rằng: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi vềvới đất với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn.”

Nhà cầm bút viết vô cùng chân thực và xúc động về đời sống người dân quê

mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ Văn nhân cho rằng: họ là những conngười chịu nhiều thiệt thòi Nên ông muốn viết về họ để đòi cho họ quyền tự do vànhững quyền sống chính đáng Từ tình cảm yêu mến này mà người nông dân trongcác tác phẩm của ông dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn không đánh mất đi bảnchất tốt đẹp của mình, vẫn thật thà, chất phác, vấn thông minh, hóm hỉnh và đặc biệtvẫn luôn hưởng về sự sống, hướng về tương lai

Trên văn đàn Việt, người ta công nhận ông là mẫu nhà văn “quý hồ tinh bấtquý hồ đa” Bởi Kim Lân sáng tác không nhiều Ông quan niệm: “Viết được cái gì thìhãy viết, không viết được thì thôi, không nên gượng ép, kẻo khi đọc lại sẽ thấy xấuhổ” Tuy vậy sự tài hoa và phong cách khó trộn lẫn của ông thì để lại dấu ấn khóphai Sự nghiêm túc và cẩn trọng trong nghiệp viết đã giúp ông ra mắt với côngchúng hai tập truyện ngắn xuất sắc là:" Nên vợ nên chồng"(1955) và "Con chó xấuxí"(1962)

Vì vậy khi nhìn lên bầu trời văn học, người ta không thể không thấy ánh sángtỏa ra từ ngôi sao Kim Lân Một vị trí mà nhà phê bình Trần Ninh Hồ đã nói thật xúc

Trang 2

động: “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhàvăn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạtthành lời Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy ta lại cảm thấy không một bướcngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua màKim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyệnngắn.”

2 Tác phẩm

a Vị trí

“Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân Mượn ý của một nhàphê bình văn chương về chuyện điểm lại bốn tác phẩm văn xuôi xếp vào loại gầnnhư "thần bút" thì hai trong số đó có truyện ngắn "Làng" và "Vợ nhặt" là của KimLân Mà giữa hai truyện ấy thì "Vợ nhặt" có phần xuất sắc hơn "Làng" (theo dư luậncủa nhiều bạn văn do chính Kim Lân phản ánh)

b Hoàn cảnh sáng tác

" Vợ nhặt" viết năm 1955, in trong tập truyện ngắn " Con chó xấu xí" (1962).Truyện được khơi nguồn cảm xúc từ nạn đói đã gây ra cái chết của hơn hai triệuđồng dưới bàn tay tàn ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật

Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết ngay sauCách mạng tháng Tám Nhưng do thất lạc bản thảo, tới năm 1954, Kim Lân dựa vàomột phần cốt truyện cũ để viết “Vợ nhặt” Tác phẩm vì thế không chỉ là kết quả củaquá trình suy ngẫm, gọt giũa cả về nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởnglạc quan của thời đại mới

c Bối cảnh của câu chuyện

Bối cảnh của tác phẩm là nạn đói khủng khiếp do phát xít Nhật và thực dânPháp gây ra đầu năm Ất Dậu (1945), làm hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói: Cólàng chết gần hết; có nhà chết chẳng còn ai; nhiều người chết lả trên đường đi, chếtgục bên gốc cây, chết lăn nơi ngòi rãnh, hè nhà, quán chợ…Nhiều gia đình, nhiềungười phải ăn cháo cám, rau má, củ chuối cầm hơi…mà vẫn không thoát chết

Năm 1940 Nhật xâm chiếm Đông Dương bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.Bọn thực dân sau khi thua ở Đông Dương thì ra sức bóc lột nhân dân để chuẩn bị chocuộc chiến tranh mới bọn địa chủ cường hào ở nông thôn ngày càng ức hiếp dânlành Mất mùa vì hạn hán, lũ lụt xảy ra thường Bởi thế đến xuân Ất Dậu năm 1945nạn đói chưa từng có trong lịch sử đã cướp đi hơn hai triệu đồng bào ta Những cảnhchết đường chết chợ, tha phương cầu thực diễn ra hết sức thê lương Trong hoàncảnh đó con người biết chia sẻ cho nhau miếng ăn là cả một nghĩa cử đầy hào hiệp

Mặt trận Việt Minh đã vùng dậy tổ chức nhân dân phá kho thóc Nhật cứugiúp người nghèo và tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám Sự kiện bi thảm này

đã được miêu tả trong các bài thơ nổi tiếng Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (Văn Cao), Xuân đến và Đói! Đói! (Tố Hữu); trong các tác phẩm Địa ngục (Nguyên Hồng), Mười

Trang 3

năm (Tô Hoại), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi)… Trong những tác phẩm viết về nạn đói

năm 1945, Vợ nhặt là tác phẩm có giá trị đặc biệt Hiện thực về nạn đói thê thảm ấyhắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh tâm trí người đọc từ đầu đến cuối tácphẩm Đồng thời từng trang viết của tác phẩm cứ lấp lánh sáng lên niềm khát khaomãnh liệt của người dân lao động nước ta về hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệtcủa họ đối với sự sống và tương lai, là tình yêu thương, cưu mang đùm bọc lẫn nhaucủa những con người nghèo khổ ngay cả khi mấp mé bên bờ vực của cái chết Vớinhiều tác giả đi trước và cùng thời cái đói là nguyên nhân chia cắt tình thân, thậm chísinh li tử biệt còn Kim Lân lại phát hiện ra cái đói lại là nguyên nhân dồn đẩy nhữngcon người nghèo khổ tìm đến cưu mang nhau, nhặt được nhau và nhặt được hạnhphúc

d Nhan đề

Sau rất nhiều những thăng trầm của sự nghiệp sáng tạo văn chương, các nhà

phê bình đã rút ra nhận xét: “Chỉ ra cái cốt tuỷ của toàn bài, hoặc ở đầu bài, hoặc ở

giữa bài, hoặc ở cuối bài” Và trong đó: “đầu đề phải nổi lên trên bề mặt văn bản,

không có nó… không thể xây dựng được mô hình văn bản” Vì thế nhan đề là mộtyếu tố quan trọng của tác phẩm văn chương Bởi lẽ nhan đề chứa đựng linh hồn củatác phẩm và chiều sâu tư tưởng của tác giả Đồng thời yếu tố này giống như một thứ

“chìa khoá nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa chìm của tác phẩm

Có rất đa dạng các kiểu đặt nhan đề tùy vào ý tưởng văn chương của mỗi nhàsáng tạo Và nhan đề “Vợ nhặt” do Kim Lân đặt vào chính là một kiểu nhan đềnêu tình huống và sắc điệu thẩm mỹ Ngay từ nhan đề, nhà văn đã gợi lên tìnhhuống éo le, oái oăm, kích thích trí tò mò của người đọc, gợi những suy ngẫm củangười đọc Hành động "nhặt" thường gắn với những thứ nhỏ bé hoặc không ra gì.Thông thường, người ta có thể nhặt thứ này, thứ khác chứ không ai “nhặt” vợ Bởi

"vợ" lại là một người cần được nâng niu và trân trọng Họ có vị trí trung tâm trongviệc xây dựng tổ ấm Vì thế dựng vợ gả chồng là việc thiêng liêng với mỗi con người,không thể qua quýt như trò đùa Người ta hỏi vợ, cưới vợ với sính lễ và theo phongtục, còn ở đây thật trái khoáy và vô lí khi Tràng "nhặt" được vợ Song thực ra nó lạirất có lí Bởi đúng thực tế, anh cu Tràng trong câu chuyện này đã nhặt được vợ thật.Chỉ một vài câu bông đùa của Tràng mà cũng đã có người chịu theo anh về làm vợ.Điều này đã khiến một sự việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa và ngượclại, điều tưởng như đùa ấy lại hóa thành thật

Bản thân nhan đề từ đây tự nó đã gợi ra sự rẻ rúng với giá trị con người.Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục củangười nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp Nhưng đồng thời tiêu đề ấy cũnggợi mở trong óc người đọc sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tớicuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng

e Chủ đề

Thông qua tác phẩm, nhà văn đã phản ánh và trân trọng những con ngườibần cùng, lương thiện Trong hoàn cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân, phátxít gây ra, họ đã cưu mang, yêu thương, đùm bọc lấy nhau, nương tựa vào nhau,

Trang 4

dành cho nhau hạnh phúc và không thôi niềm khao khát về mái ấm gia đình, niềmtin bất diệt vào cuộc sống tương lai Như Kim Lân từng tâm sự: “Tôi muốn cho độcgiả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả Có tìnhngười là có cuộc sống Có tình người là có hy vọng vào tương lai”.

f Tóm tắt truyện ngắn “Vợ nhặt”

Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi, người chết như ngả

rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma Tràng là một người xấu xí thô kệch,

ế vợ, sống ở xóm ngụ cư Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già Mộtlần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với môt cô gái Vài ngày sau gặplại, Anh không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rấtnhiều Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc Saumột câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ Việc Tràng nhặtđược vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhậnngười con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưngkhông hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình Đêm tân hôn của họdiễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới Sáng hôm sau,một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lói Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quéttước trong ngoài Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm vớicái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữhiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau Bà

cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi cháo cám Qua lời kể củangười vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnhđám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấpphới

II TÌM HIỂU CHI TIẾT

1 Tình huống truyện

a Tình huống truyện:

Nhà văn Kim Lân đã tạo ra một tình huống oái oăm, hết sức độc đáo: Tràng- một anh

nông dân ngụ cư nghèo bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 Việc “nhặt vợ” của Tràng lại diễn ra trong hoàn cảnh không ai dám nghĩ đến chuyện

vợ con cho anh ta: người dân đang chết đói đầy đường

b Diễn biến của tình huống: Việc Tràng “nhặt” được vợ đã khiến nhiều người ngạc

nhiên:

- Trước hết là người dân xóm ngụ cư: hết ngạc nhiên đến võ đoán, có cả mừng vui

“những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”, và cuối cùng là ái ngại “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”

- Tiếp đến là sự ngạc nhiên của bà cụ Tứ: Hết sức ngạc nhiên, khi hiểu ra cơ sự thìbuồn thương cho số kiếp nghèo khổ của con trai, càng thương con trai bao nhiêu thì

Trang 5

bà lại càng thương người con dâu bấy nhiêu, bà an ủi động viên các con về mộttương lai thiết thực.

- Đến bản thân Tràng cũng hết sức ngạc nhiên, không tin nổi vào sự thật là mình đã

có vợ, đến tận hôm sau vẫn còn “ngỡ ngàng như không phải”.

c Sự tác động của tình huống : Tình huống truyện đã làm thay đổi tính cách, số phận

của nhân vật:

- Nhân vật Tràng: Khi người đàn bà theo mình về thật thì Tràng lo lắng trước cảnh

nạn đói “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng ngay lập tức anh đã “Chậc, kệ!”, và Tràng đã quyết định đưa vợ về trong niềm hạnh phúc khó tả Có vợ, Tràng cảm thấy mình mới “nên người”, nhận ra trách nhiệm

của bản thân đối với gia đình và có niềm tin vào tương lai

- Nhân vật người đàn bà vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị là người phụ nữ chao

chát, nhưng khi về làm vợ Tràng, chị đã thay đổi, trở thành một người vợ hiền, dâuđảm đúng mực, biết thu vén công việc gia đình và đặc biệt còn có những hiểu biết vềtình hình xã hội, mang đến cho gia đình câu chuyện tràn đầy niềm tin

- Nhân vật bà cụ Tứ: là người mẹ đói khổ một đời nhưng giàu lòng nhân hậu, giàu

niềm tin Trước tình cảnh con trai “nhặt vợ” bà vừa thương vừa buồn tủi, nhưng với

lòng nhân hậu, sự cảm thông bà đã dang rộng vòng tay đón người con dâu mới Dù

trong lòng nặng trĩu một nỗi lo “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không” nhưng bà cụ đon đả động viên các con bằng cái triết lí dân gian

“ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”, mở ra một tương lai rất thiết thực mà các con có thể tin

vào khả năng của mình đó là vườn tược, nào là gà qué Bà cụ Tứ đã mang lại cho

gia đình một không khí ấm áp, vui tươi, “Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”.

d Ý nghĩa của tình huống:

- Tình huống có ý nghĩa phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kìdiệu của con người: ngay trên bờ vực của cái chết họ vẫn hướng về sự sống, khátkhao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau

- Tình huống còn mang ý nghĩa phát hiện sâu sắc về hiện thực xã hội: gián tiếp tố cáotội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp, khôngchỉ cướp đi sinh mệnh của hàng triệu người dân Việt nam mà còn hạ thấp giá trị conngười, đó là thân phận con người bị rẻ rúng

- Thông qua tình huống, nhà văn còn thể hiện sự đồng cảm với những khổ đau trongcuộc sống của người nông dân, đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng tổ ấmgia đình của họ

e Giá trị của tình huống

Nhắc đến truyện ngắn, yếu tố quyết định của nó không gì khác ngoài tìnhhuống truyện Tình huống truyện đặc sắc bao nhiêu thì tác phẩm càng thành công và

để lại dấu ấn bấy nhiêu Bởi tình huống truyện là một lát cắt về thời gian, một

Trang 6

khoảnh khắc của câu chuyện mà ở đó nhân vật được bộc lộ tính cách một cách sắcnét, bởi có ý kiến cho rằng “Nhân vật trong văn chương đôi khi thật hơn con ngườithật” Tình huống truyện còn giúp cho nhà văn tổ chức được mạch truyện và giảiquyết những nút thắt về mâu thuẫn trong truyện Truyện kể về một gia đình trongxóm ngụ cư mà lăng kính của nhà văn ở đây tập trung vào anh cu Tràng và mẹ anh

là bà cụ Tứ Tràng vốn là một gã trai lông bông, xấu xí, dở hơi, thô kệch và ế vợ.Bỗng một hôm, Tràng nhặt được vợ Điều đáng nói ở đây là Tràng nhặt được vợngay trong lúc đói khát, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh

Chính điều này đã gây ra một chuỗi ngạc nhiên và làm xáo trộn thế giới truyện Vợ nhặt Tình huống không chỉ tạo ra một hoàn cảnh có vấn đề cho câu truyện mà còn

nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn để gợi mở ra những giá trị nhân đạo vàgiá trị hiện thực cho tác phẩm

Mô tả tình huống truyện đặc sắc và đầy éo le, trước hết Kim Lân muốn tố cáo tội ác của phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp này Kim Lân viết

truyện vào năm 1960 nhưng lại lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, hơn hai triệu đồngbào Việt Nam chết đói Người ở Thái Bình, Nam Định lũ lượt kéo nhau chết như ngả

rạ Nhưng điều đáng nói ở đây, Kim Lân không mô tả việc cái đói làm cho con người

bị hủy diệt, ông lách sâu ngòi bút của mình để mô tả phương diện khác của cái đói ýchính cái đói đã làm cho giá trị, nhân phẩm con người trở nên thấp kém

Chưa bao giờ phẩm giá của con người lại bị rẻ rúng như giai đoạn này Hônnhân vốn là một việc hệ trọng, là việc thiêng liêng cả cuộc đời vậy mà người ta có thểnhặt được vợ như nhặt được cọng rơm, cọng rác ngoài đường Chưa bao giờ, phẩmgiá của người phụ nữ trở nên mạt hạng thế này, đồng nghĩa với việc người vợ trongtác phẩm này là một sự đèo bòng, một miệng ăn và là một gánh nặng Để làm tăngthêm giá trị tố cáo, Kim Lân đã cực khéo léo khi để cho vợ của Tràng là một nhân vậtkhông tên, gọi cô ta là thị, “thị” là từ chung để chỉ người phụ nữ Điều đó chứng tỏkhông phải chỉ mình vợ Tràng bị rẻ rúng, thấp kém, mà là giá trị chung của tất cảnhững người phụ nữ trong xã hội Tất cả những điều ấy đều do bọn phát xít Nhật

gây ra Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng là một bản cáo trạng đanh thép để kết tội

Phát xít Nhật Khác với các nhà văn cùng thời khác như Nam Cao, Ngô Tất Tố lên ánbọn thực dân Pháp, Kim Lân đã “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gìchưa có”, tập trung theo quan niệm của tác giả Nam Cao trong tác phẩm “Đời thừa”:

“Văn chương không cần những người thợ khéo tay, chỉ biết làm theo một vài kiểumẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơinhững nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”

Như một nghịch lý, chuyện Tràng có vợ đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi ngườitrong xóm cụ cư, cho bà cụ Tứ - mẹ Tràng và cho cả chính bản thân anh, người trựctiếp nhặt được vợ “…người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn rabàn tán…” Đến khi hiểu ra Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa.Người thì “Cười lên rung rúc” Người lại lo dùm cho anh ta: “Ôi chao! Giời đất nàycòn rước cái của nợ đời về Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”

Trang 7

Nếu để ý ta sẽ thấy, khi Tràng chưa về, cả xóm ngụ cư chìm trong âu lo vàbóng tối, mọi người đều có gương mặt tối om vì đói Nhưng khi Tràng về thì như cóluồng gió tươi mát thổi vào từng gương mặt người Họ cố cắt nghĩa xem Tràng đi với

ai, sự ngạc nhiên khiến họ quên đi cái đói Chi tiết này lại một lần nữa thể hiện Kim

Lân là một nhà văn nhân đạo Ông đã đưa cho Tràng một chiếc phao tinh thần để

cho cả thế giới này, cả xóm ngụ cư mà “cái đói đã tràn về tự bao giờ” không bị cáiđói cuốn trôi đi đến chìm nghỉm

Bà cụ Tứ - mẹ anh là người hiểu thằng con mình hơn ai hết lại càng khó tinTràng có vợ Xưa nay, mọi việc trong cái nhà này đều do một tay bà cụ cắt đặt Bà đãgià lắm rồi, hẳn cũng mong thằng con trai mình có thể yên bề gia thất - đây chính lànỗi mong mỏi của những người làm cha làm mẹ Bà cụ mong mỏi nhưng cũng chưabao giờ dám nghĩ đến chuyện Tràng lấy vợ Hôm nay, thấy Tràng ở ngoài ngõ đợi

mẹ, tấm lòng của người mẹ yêu thương con mách bảo bà là đã có chuyện gì bấtthường xảy ra trong nhà này… Vào đến nhà, bà thấy có một người đàn bà lạ đangngồi ở đầu giường con trai mình Đó là chuyện xưa nay chưa từng có

Người ngạc nhiên cuối cùng trong tình huống này lại là chính Tràng Nhìn vợ,ngồi ngay đầu giường mình, anh ta “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế Ra hắn đã

có vợ rồi đấy ư” Cho đến tận sáng hôm sau, khi mặt trời đã lên mấy cái sào, Tràngthức dậy, thấy nhà cửa gọn gàng, tươm tất, anh ta cũng vẫn chưa hết ngạc nhiên Bởihắn chưa bao giờ nghĩ rằng chỉ bằng một câu hò tầm phơ, tầm phào như vậy mà lại

có thể chóng vánh lấy được vợ bằng thật thế này Tràng cứ ngỡ đó chỉ là mơ!

Người vợ trong tác phẩm không hề ngạc nhiên, nhưng ở cô gái này lại có sựdần dần lột xác Giữa đám đông, cô sưng sỉa, chao chát, đánh đá, kể cả ăn xong bốnbát bánh đúc chẳng chút e dè, cầm đôi đũa quệt ngang miệng rất tự nhiên Vậy màsau khi nghe Tràng lửng lơ nói về “lời hứa hôn” thì những cái đanh đá, chanh chua,hồn nhiên bỗng biến đổi theo từng bước khi về đến nhà Tràng Thị đi sau ba bốnbước, đầu hơi cúi, nón che khuất mặt Chỉ là thị đang đối diện với chính lòng mình:chuyện số phận chứ chẳng phải chơi Không có nước mắt, nhưng thị cứ rón rén, ethẹn đích như cô dâu vừa bước khỏi nhà mẹ theo chồng Cho đến khi ngồi trong mépgiường nhà Tràng, tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần, thì ra đến giờ phút này

cô mới nghĩ tới tình cảm của mình Đây là nơi quyết định cuối cùng cho thân phậncủa cô Bà cụ chưa về, biết ý bà ra sao? Chuyện thành vợ chồng mà như thế này sao?Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái lại trơ trọi, lủi thủi như thế nàysao? Cũng may bà cụ Tứ là một người nhân hậu, bao dung, cùng sự an ủi, thươngcảm, nên cô cũng đã cảm thấy yên lòng

Bên cạnh giá trị tố cáo, Vợ Nhặt của Kim Lân còn tập trung vào để ngợi ca

sự sống của con người Câu chuyện viết về nạn đói năm 1945, khi con người ta chỉ

biết sống vì chính mình, ai lại sống cho người khác, có ai tự dưng lại nghĩ đếnchuyện dựng vợ gả chồng? Người ta chỉ dựng vợ gả chồng trong lúc “ăn nên làmnổi” Cái chết bủa vây, Tràng vẫn đưa vợ về xóm ngụ cư Thông qua câu truyện nhà

văn muốn mang đến thông điệp: Sự sống là tích cực và cuộc sống không bao giờ là chán nản Vợ nhặt ra đời trong những năm nạn đói nhưng người đọc vẫn thấy ở đó

Trang 8

là niềm tin phơi phới, là sự lạc quan, yêu đời của những con người dám bước quatăm tối với lòng ham sống Điều đó được thể hiện ở hành động theo không Tràng vềlàm vợ của thị Kề cái chết, người đàn bà ấy không hề buông xuôi sự sống Trái lại,Thị vẫn vượt lên trên cái ảm đạm, cái tăm tối để mong muốn được xây dựng hạnh

phúc Tinh thần lạc quan với niềm khao khát được sống và hạnh phúc chính là nét vẽ đẹp nhất trong tâm hồn người vợ nhặt, được sống giữa thảm cảnh của cái đói cái

chết, được hạnh phúc giữa biết bao tang tóc đau thương do nạn đói năm Ất Dậu ấy

“Khoảnh khắc” ấy chính là một tình huống rất bất ngờ, bất ngờ với cả độc giả và bấtngờ cả với chính cu Tràng Đó là một hành động liều mình của Thị, nhưng xuất phátcũng bởi sự xô dạt của số phận, dồn ép của cái đói chứ không hề là bản chất củangười phụ nữ ấy Cái nghèo cái đói khiến Thị đã quên mất đi cái thể diện của mộtngười con gái: “ngồi sà xuống, ăn thật”, “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liềnchẳng hề chuyện trò gì”

Nhà văn Kim Lân đã kể cho chúng ta nghe về thân phận của một kiếp người

vì đói mà chấp nhận theo không người đàn ông xa lạ về làm vợ chỉ với một câu nóiđùa: “Này, nói đùa chứ, có về với tớ thì ra khuôn hàng lên xe rồi cùng về.” Thị bámvào một câu nói đùa tầm phơ tầm phào để mong tìm thấy một chốn nương thân, vớimột hi vọng chạy trốn cái đói, làm “vợ nhặt” theo kiểu cho không Thị đánh liều traothân gửi phận cho một người đàn ông xa lạ mà không biết bến nào trong, bến nàođục, không biết cuộc đời sẽ hạnh phúc hay vẫn nghèo nàn và cơ cực Đó là hànhđộng liều lĩnh nhưng lại không hề toan tính, nó có thể xuất phát từ cái nghèo cái đói,nhưng nhất định không phải là cái ác và cái xấu

Những hành động của Thị đều thể hiện chân thực những nét diễn biến tựnhiên của một con người hoàn toàn ý thức Có cái nhục nhã và xấu hổ khi phải lăn sàvào miếng ăn, khi không thể chế ngự được sự giày vò của cái dạ dày đói khát, cáikhát vọng có được một bữa no lại trỗi dậy như bản năng, như một nét tâm lí quá đỗibình thường của con người Giá trị và nhân cách của một con người có lẽ chưa baogiờ rẻ rúng và thê thảm đến thế Nhưng người phụ nữ ấy chao chát, chỏng lỏn là thế,nhưng không hề lẳng lơ và trơ trẽn mà tất cả những hành động và lời nói chỉ cànglàm tô đậm thêm những vẻ đẹp, những thanh âm trong trẻo trong lòng Thị giữa biếtbao ngổn ngang và ngặt nghẽo của cuộc đời

Để câu truyện trở nên hấp dẫn bạn đọc hơn, Kim Lân còn mô tả tình huốngtruyện trong sự giao tranh lấn át giữa ánh sáng và bóng tối Ban đầu trùm lên xómngụ cư là không khí u ám, chết chóc, âu lo, nhưng đôi trai gái đi đến đâu thì ở đóbừng lên ánh sáng Không chỉ hiện về ở những con người trong xóm ngụ cư Ánhsáng còn hiện về trong túp lều nhà bà cụ Tứ Khi đưa vợ về đến nhà, Tràng nhấccành dong lên để giới thiệu về gia cảnh Hiện ra trước mắt cô gái bấy giờ là một túplều lụp xụp ở góc vườn Căn nhà tăm tối quá, cỏ dại mọc đến tận cửa nhà, đám mùncưa trong bãi thì vương vãi bẩn thỉu, cái ang nước ngoài vườn thì khô cong, bướcchân vào trong nhà thì đầy những sống áo luộm thuộm Ta có cảm giác như biết baogia đình khác trong xóm ngụ cư này, cái chết đã bò vào tận cửa

Trang 9

Sau một đêm trăn trở, thì dường như đã có sự giao tranh mãnh liệt giữa ánhsáng và bóng tối, khi cô gái nhận thức, trăn trở được “thân gái như hạt mưa sa”,mình đã là dâu con nhà này thì phải có trách nhiệm với gia đình Cô dậy từ sớm với

bà cụ Tứ và dọn dẹp nhà cửa, đám mùn cưa được quét dọn sạch sẽ vô cùng, cái angnước hôm nay thì đầy ăm ắp Túp lều trở nên sáng sủa, quang quẻ hẳn Cái chếtđược đẩy lùi ra tận ngoài ngõ Sự sống mới hồi sinh ngay trong gia đình bà cụ Tứngay sáng hôm sau

Ánh sáng và bóng tối còn được thể hiện ở trong tâm trạng của bà cụ Tứ Mặt

bà lão tối sầm lại với dòng cảm xúc tuôn trào, là cơn bão lòng đang cuộn xoáy vớitình thương con vô bờ bến Bà tủi phận, so sánh người ta với mình “người ta thìdựng vợ gả chồng cho con những lúc ăn nên làm nổi, còn mình thì…” Bà lão chuachát Tự trách bản thân mình, càng thương con bao nhiêu bà càng tủi phận bấynhiêu Bã đã khóc, những giọt nước mắt của tình thương đã gieo vào lòng người đọcbiết bao thương xót, tủi buồn Bà đã chấp nhận nàng dâu không chỉ bằng tình mẫu tử

mà còn bằng tình thương người, bằng sự đồng cảm giữa những người cùng là phụ

nữ Tình thương của bà làm cho cuộc hôn nhân ấy không còn là nhặt nhau giữađường, giữa chợ nữa mà là duyên phận Cách nói giản dị của bà “Ừ thôi các con phảiduyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” đã làm ấm lòng những số phận tộinghiệp Thị và Tràng dường như cũng sẽ ấm lòng hơn trước kinh nghiệm của người

mẹ từng trải nói “ai giàu ba họ, ai khó ba đời” Bà động viên con trai và con dâubước qua những ngày đói khổ mà lòng đầy thương xót Mới đêm qua khuôn mặt bà

cụ bủng beo là thế, vậy mà sáng hôm nay khuôn mặt bà rạng rỡ hẳn lên Bà nói nóicười cười toàn chuyện vui, toàn chuyện tương lai, bà xăm xắn đi làm mọi việc cùngcon dâu

- Tràng ạ Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy có đàn gà cho mà xem

Câu nói của bà mở ra một chuỗi những tương lai, bà đang gieo vào lòng đôi

vợ chồng trẻ niềm tin và hi vọng, từ đàn gà mà có tất cả Đó chính là khát vọng sốngmãnh liệt được bộc lộ trong hoàn cảnh khốn cùng nhất Đó là khát vọng của nhữngcon người nghèo khổ luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn

Ánh sáng và bóng tối còn được thể hiện ở chi tiết hai hào dầu đèn Ngày cưới

vợ, Tràng mua lấy hai hào dầu đèn Đêm hôm ấy túp lều nhà bà cụ Tứ được thắpsáng lên bằng ngọn đèn ấy Kim Lân nhắc đến ngọn đèn không dưới ba lần Lần đầu

là khi Tràng quyết mua hai hào dầu đèn, Thị bảo Tràng hoang phí, Tràng đáp lại:

- “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chả nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay, hì hì ”

Rõ ràng ở đây, Tràng không còn là một gã lông bông, cạn nghĩ Việc Tràngmua hai hào dầu đèn vốn đã là dụng ý nghệ thuật của Kim Lân Tràng muốn bắt đầu

từ hôm nay cuộc đời mình sẽ bước sang một trang mới, một cuộc sống sáng sủa hơn.Lần thứ hai xuất hiện là khi bà cụ Tứ vỡ lẽ ra mọi chuyện Bà rất thương con, nhất làthương cho nàng dâu mới

Trang 10

Đỉnh cao của tình thương là bà sợ ngọn đèn sẽ soi tỏ khuôn mặt mình, để bọntrẻ nhìn thấy những giọt nước mắt, giọt nước mắt của tình mẫu tử, của những ngườinghèo biết nương tựa vào nhau Lần thứ ba ngọn đèn xuất hiện là khi chuẩn bị đingủ, ngọn đèn soi tỏ khuôn mặt thị, nhìn Thị mà Tràng buồn không sao cắt nghĩađược Ba lần ngọn đèn xuất hiện đã nhen nhóm lên ngọn lửa sống trong gia đình bà

cụ Tứ, là khát vọng của tất cả thành viên trong gia đình Ta cũng đã từng bắt gặpngọn đèn của khát vọng sống ấy trong hình ảnh cô Mị “xắn miếng mỡ bỏ vào đĩađèn cho thêm sáng” trong “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài Hơn thế nữa, ngọn đèncũng chính là biểu tượng về cả một dân tộc, bởi mỗi gia đình là một tế bào của xãhội, dân tộc ta đang đứng lên giành lại quyền sống, đang liên kết với nhau để châmbùng ngọn đuốc của sự đoàn kết để chấm dứt chiến tranh Đến cuối cùng, ngọn đèn

ấy được Kim Lân hóa thân thành hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng ở cuối tác phẩm Vớicách kết truyện ấy, Kim Lân đã để cho nhân vật của mình giác ngộ với lí tưởng cáchmạng Hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đi trên đê Sộp, gợi cho người đọc về ViệtMinh, về Cách mạng Tháng 8 vĩ đại, về sự vùng lên của những người khốn khổ, đậptan xiềng xích để giành lại cơm áo, giành lại độc lập tự do cho tác phẩm

Qua tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm sVợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã

truyền cho người đọc một tinh thần lạc quan và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.Chúng ta không còn phải hứng chịu nạn đói khủng khiếp ấy, nhưng cuộc sống vẫn

có những khó khăn, thử thách, và chỉ khi chúng ta có niềm tin vào bản thân mình,vào tương lai tốt đẹp thì chúng ta sẽ vượt lên tất cả Chúng ta hãy cứ luôn khao khátđược sống, được tận hiến hết mình cho cuộc đời này Bởi, sự sống có thể đứng ngoàimọi sự hủy diệt, giống như Xuân Diệu đã từng nói rằng: “Đã là sự sống, chẳng baogiờ chán nản”

2 Hình tượng nhân vật Tràng

2.1 Lai lịch, ngoại hình

Nếu ví nhân vật của tiểu thuyết là một “thế giới” thì nhân vật của truyện ngắnchỉ là một “khoảnh khắc” Vì thế, khi giới thiệu hoàn cảnh hay miêu tả ngoại hìnhnhân vật của tác giả truyện ngắn thường chỉ khắc sâu vào chi tiết đắt giá để xoáy sâu

và làm nổi rõ một điều gì đó Nhà cầm bút Kim Lân cũng đã xây dựng nhân vậttrong truyện ngắn “Vợ nhặt” của mình theo cách đó

Cuộc sống chịu thiệt thòi Để tồn tại, người sống kiếp ngụ cư phải bưng mặt

đi làm thuê, làm mướn cho những người có quyền thế, có tiền của Và Tràng làmnghề kéo xe bò thuê cho Liên đoàn Nhật Một cái nghề bấp bênh, ngắn hạn không ổnđịnh

Trang 11

Tràng sống đời “mẹ quá, con côi” cơ cực cùng bà mẹ già Cả gia tài của họ làmột ngôi nhà vắng teo đứng “rúm ró trên mảnh vườn xung quanh lổn nhổn những

búi cỏ dại”.

Trong nạn đói năm ấy, người đói chết thây chất đầy đường, chẳng còn biết lấy

gì để mà no cái bụng, có được bát cháo cám mà húp thôi đã là một ân huệ rất lớn.Gia đình Tràng cũng chẳng ngoại lệ, cuộc sống bấp bênh khi tương lai của mình còn

lo chưa xong, ở nhà “gạo chỉ đếm bằng hạt”

b Ngoại hình

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét sở trường của nhà vănKim Lân trong tạo dựng nhân vật rằng: “Kim Lân là nhà văn của lớp người đầu thừađuôi thẹo” Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của ông là một chân dung như thế Ykhông phải là một kì công của tạo hóa, mà được Kim Lân đẽo gọt bằng những nétkhá sơ sài Một người đàn ông xấu xí, thô kệch và ngờ nghệch, bước đi “ngậtngưỡng” vào trang văn: “Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tý, gà gàđắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thôkệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì vừa lý thú, vừa dữ tợn” KimLân cho người đọc tiếp cận với chân dung Tràng ngay ở những trang đầu của phầntrích giảng với gương mặt “phớn phở” đầy kiêu hãnh, với nụ cười “tủm tỉm” đầy ý

vị, với đôi mắt “lấp lánh” đầy vẻ mãn nguyện trên nền cảnh “tối sầm lại vì đói khát”của xóm ngụ cư

Vì thế Tràng đứng trước nguy cơ ế vợ thậm chí có thể không lấy nổi vợ Nỗikhổ của Tràng khác với những nhân vật cùng thời, có thể có nhà, còn người thânnhưng lại gần như không thể có được hạnh phúc Đây là cách khai thác khác biệtgiữa Kim Lân và Nam Cao Qua nhân vật Tràng nhà văn cũng muốn nói lên khátkhao của người lao động trong những năm nạn đói

⇨ Nhà văn Kim Lân đã cố tình tạo những ấn tượng bên ngoài đầu tiên ấy để nhấnmạnh về bản chất tâm hồn bên trong cái vỏ bọc hình thức, về những diến biến thayđổi kì diệu trong con người nhân vật này

2.2 Tính cách

a Tràng – con người vô tư, nông cạn nhưng nhân hậu, phóng khoáng

Nói Tràng vô tư, nông cạn là bởi y hầu như không biết tính toán, không ý

thức hết hoàn cảnh của mình Tràng thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng làmấy Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vậpvạp của hắn từ dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên Rồi chúng,đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi.Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch Anh với lũ trẻ con như anh em, bèbạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút

Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, một trong ba việc được người xưa coinhư là hệ trọng: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy thật là khó thay”,

Trang 12

người ta phải cân nhắc kĩ càng Thì Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát Đó làlần gò lưng kéo cái xe thóc vào dốc tỉnh, anh hò một câu chơi cho đỡ nhọc.

“Muốn ăm cơm trắng với giò!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Chủ tâm của anh ta là vui đùa Thế mà lại có một người đàn bà đang đói bám lấy đẩy

xe cho anh, gọi Tràng là “nhà tôi” và liếc mắt cười tít Lần thứ hai, cô ta sầm sập chạytới, trách cứ Tràng hẹn mà không xuống, gợi ý để được ăn Sau câu chuyện tưởngđùa nhưng hóa thật của Tràng, thị theo Tràng về nhà Anh chấp nhận đưa thị về nhà

để thành… vợ chồng! Thật, xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóngnhư Tràng!

Tuy nhiên Tràng lại là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng.

Việc anh ta chơi đùa với trẻ con là một biểu hiện của trái tim ấy Người ViệtNam ta có câu “Yêu trẻ trẻ đến nhà, quý già già để tuổi cho.” Trẻ con yêu thương ai,người đó là người có tâm hồn trong sáng, giàu lòng nhân ái

Hoàn toàn trái ngược với vẻ bề ngoài thô kệch xấu xí, nhưng Tràng có mộtnhân vật có trái tim ấm áp

Kim Lân đã phát triển tính cách của Tràng qua hai lần gặp gỡ tầm phơ tầmphào với cô vợ nhặt Lần thứ nhất sau câu hò vu vơ, cái liếc mắt cười tít của thị Thị

đã đánh thức ở anh những xúc cảm rất con người rất đáng được trân trọng

Đến lần thứ hai gặp gỡ là khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng chợ tỉnh thì bấtngờ người đàn bà sầm sập chạy đến, cong cớn, sưng sỉa với hắn "Điêu, người thế màđiêu Bữa trước hẹn thế mà mất mặt" Bởi đùa nên Tràng quên ngay nhưng thị thìnhớ như in mà tìm tới ăn vạ Cái đói tàn phá cả hình hài lẫn nhân cách thị Cô ả gầysọp hẳn đi, quần áo rách như tổ đỉa, ngực gầy lép, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịtchỉ còn hai con mắt khiến hắn càng không nhận ra Thấy người đàn bà đói, rách rưới,thảm hại, Tràng động lòng thương Sau vài giây sửng sốt, Tràng nhận ra thị và gậtđầu đãi cô ả ăn Ai mà ngờ được ẩn sâu trong con người thô kệch ấy lại có một tấmlòng thương người cao cả đến thế bởi chính Tràng lúc này cũng bị cái đói bủa vây,cũng thảm hại đáng thương chẳng kém gì người phụ nữ kia Tấm lòng của “Lá rách

ít đùm lá rách nhiều” ngay lập tức được lộ ra Anh cu Tràng dường như đang đứngtrên cái toan tính của miếng cơm, manh áo, gạo tiền, hắn dường như quên đi tất thaynhững khốn khó, đói nghèo của mình Và thay vì đánh giá vì một cô gái chỏng lỏn,cong cớn, đanh đá, anh mời cô gái ăn, thậm chí là ăn rất nhiều: "một chặp bốn bátbánh đúc" “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, giữa lúc mà con người ta sắpkhô cô vì khát, sắp chết vì đòi thì Tràng đã đến giống như là một tia sáng của thị

Miếng ăn của hắn phải chăng đã cứu sống cả một con người Đó chính là tình thương

của một phẩm chất cao cả, một tâm hồn đẹp ẩn bên trong một ngoại hình thô kệch,xấu xí, một lòng thương người bao la giữa cái đói cái chết đang cận kề Nó khác hẳnvới sự chòng ghẹo, với lời bông đùa hay là sự lợi dụng Tràng hiện ra với tình người

ấm áp – một phẩm chất tốt đẹp của người lao động Việt Nam từ ngàn xưa mà KimLân đã dày công kiếm tìm và ca ngợi Đó là vì sao sau khi đọc xong câu chuyện này,

Trang 13

Trần Đồng Minh đã xúc động thốt lên: "Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy đểnâng con người lên tình nhân ái Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong

đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng"

b Tràng – người đàn ông khao khát hạnh phúc gia đình

Trái tim cằn cỗi của Tràng bỗng dưng được tưới mát Khát vọng hạnh phúcbây lâu nay khi gặp thị lại trào lên âm ĩ Lần đầu tiên gặp mặt, khi được người đàn

bà đẩy xe bò hộ và cười tít mắt sau lời bông đùa của mình, Tràng đã có những rungđộng tahạt lạ Hắn thấy dường như trái tim mình rung rình, dường như có mộtluồng điện xét qua người hắn, và hẳn đã xiết bao hạnh phúc trước cái "cười tít mắtcủa thị" bởi "từ xưa đến giờ có ai cười với hắn một cách tình tứ như vậy đâu" Cáicười của Tràng làm ta nhớ đến khoảnh khắc trào dâng niềm hạnh phúc sau bây lâusống dưới vỏ bọc xù xì, trái tim băng giá của Chí Phèo Ấy là khi hắn được Thị Nởnấu cháo cho ăn Bát cháo mà hẳn không cần chửi đổng, dọa nạt hay cướp giật từ ai.Một sự bố thí nhỏ nhoi của số phận cũng làm cho con người trào dâng niềm hạnhphúc Có chăng cái cười tình từ ấy là niềm mơ ước bây lâu của anh con trai Có sựthay đổi dường như rất nhẹ nhưng lại thể hiện khát vọng hạnh phúc le lói trongTràng

Lại nhắc đến Chí Phèo Nếu người ta xúc động với ý vì câu nói ngô nghênhưng dầy mong ước: “Giá như thế này mãi thì thích nhỉ”, “Hay là mình sang đây ởvới tớ cho vui” Thì người ta ngậm ngùi với lời nói tầm phơ tầm pháo nhưng cấtchứa nhiều tâm sự của Tràng: "Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồivề" Tràng bảo “nói đùa” bởi hắn biết nào có cô gái nào xem trọng để hắn trong mắt.Hắn bảo “đùa” để chữa ngượng nếu thị có từ chối chăng Ấy thế mà nói đùa nhưng

ai ngờ thị lại về thật Mới đầu hẳn còn lo nghĩ, thấp thoáng trong đầu cái đói và cáichết “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo

bòng" Trong thời điểm đói kém nuôi một miệng ăn thôi đã khó khăn rồi mà giờ

Tràng còn có thêm một gánh lo nữa Sao hắn không sợ hãi được Bởi hiện thực quákhắc nghiệt mà không một lí trí nào đủ mạnh mẽ để làm chối cãi Nhưng có lẽ khátvọng hạnh phúc trong Tràng quá lớn Nó mạnh mẽ đến độ nào mà giúp anh chiếnthắng cả nỗi sợ hãi Tràng quên ý nghĩ thấp thoáng trong đầu, tặc lưỡi "Chậc kệ!"

Tiếng tặc lưỡi ấy là sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ

Và đặc biệt là một khát khao hạnh phúc lớn lao Nói tới chữ " kệ” người ta thườngnghĩ về thái độ vô trách nhiệm Và vì lẽ đó họ bảo Tràng không biết có nuôi nổikhông mà lại đồng ý đưa thị về là một sự liều lĩnh Nhưng nếu tìm sâu vào conngười Tràng, chữ “kệ” ấy là cả một bầu trời tình người, thấm đẫm lòng nhân hậu củaanh trong trường hợp éo le này Nó khẳng định cái bản tính dũng cảm, dám vì hạnhphúc ở Tràng Bởi hắn hoàn toàn có thể từ chối bởi nhiều lí do nhà nghèo, mẹ khôngđồng ý, tôi chỉ nói đùa, tôi chưa có ý định lấy vợ vào lúc này… Nhưng Tràng khônglàm vậy, không phải vì liều, mà vì anh cảm nhận được sự khát khao đến cháy bỏngmột tổ ấm gia đình từ cả hắn và người đàn bà lam lũ kia, vì anh không nỡ đẩy ngườiđàn bà không có chỗ bấu víu đang muốn dựa vào anh, vì anh được trưởng thành từmột dân tộc có truyền thống “lá lành đùm lá rách” … Chỉ hai từ “chậc, kệ!” thôi

Trang 14

nhưng là một kết hợp nghệ thuật tuyệt vời giữa sự chân chất, mộc mạc với khao khátsống, hạnh phúc của anh nông dân ít học, giữa tài viết truyện hóm hỉnh với tấm lòngđôn hậu của nhà văn ; tất cả đã làm nên tình người cao đẹp Tràng và người đàn bàkia như hai cành củi khô nhưng họ đã chụm vào nhau để nhen lên ngọn lửa sự sống.Tội nghiệp thay, người này thì cần hạnh phúc còn người kia thì lại cần chỗ dựa Mộtngười vì khát khao hạnh phúc gia đình, người kia vì miếng ăn Họ làm ta khâm phục

và kính trọng bởi dám bước qua ranh giới mong manh của sự sống và cái chết Họ cómột nghị lực thật phi thường Đó phải chăng là niềm tin của Kim Lân về một giốngnòi sẽ tiếp nối sẽ sinh sôi khi mà cả dân tộc đang đứng trước sự diệt vong của nạnđói? Ở đời phải chăng không hề có con đường cùng như Nguyễn Khải nói Chỉ cầnkhát khao mọi thứ đều có thể

Và khát khao ấy giờ đã thành hiện thực Hạnh phúc đã biến Tràng trở thànhmột con người hoàn toàn khác Trên đường về, khác với anh Tràng hôm qua buồn

bã, cúi mặt lo âu nghĩ ngợi, hôm nay Tràng đột nhiên "phớn phở khác thường”

“Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai con mắt thì sáng lên lấp lánh” Tình yêugiống như một thần dược, một thứ ánh sáng diệu kì có thể làm thay đổi cả một conngười TRàng không chỉ không còn vẻ u ám của ngày tối tăm mà mang trong mìnhnhững cảm xúc thật khác Có cái gì đó ngượng ngụng nhưng hân hoan, không kiềmchế được của trái tim anh Hắn lúc thì “đi sát người đàn bà, lúc lại lùi ra sau một tí,hai tay cứ xoa vào vai nọ vai kia, muốn nói đùa một câu, lại cứ thấy ngườngngượng” Kim Lân đã thật tinh tế khi cho người đọc thấy rõ sự thay đổi về tâm lí củaTràng Trong lòng hắn giờ tràn ngập niềm vui sướng miên man khiến "Trong một lúcTràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đóikhát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt Trong lòng hắnbây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên Một cái gì mới mẻ, lạlắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịtTràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ dọc sống lưng" Nó khiến Tràng “êm ái, lửnglơ” như đi ra từ trong mơ trong buổi sáng hôm sau Thật là đúng rồi, tình yêu, hạnhphúc gia đình luôn đủ sức mạnh khiến con người ta thay đổi, khiến ta nhớ đếnnhững vần thơ đậm chất lãng mạn của thi sĩ Xuân Diệu:

"Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm ngát của hồn tôi"

c Tràng là một người chồng tâm lí

Không phải vì vợ nhặt mà Tràng coi thường, không trân trọng mà ngược lại,hắn rất nghiêm túc với hành động của mình Tràng mở rộng lòng yêu thương, nângniu với thị và trân trọng chút hạnh phúc lớn lao bỗng nhiên có được Hắn quan tâmtới từng cử chỉ, điệu bô và sắc thái trên khuôn mặt của thị

Đầu tiên hắn làm một việc rất nhân văn Một việc làm mà dường như để lấpđẩy tủi hộ của phận theo không, một việc làm để bù đắp cho những sính lễ chẳng cóđược giữa những ngày đói kém Sau khi thành vợ chồng với thị, Tràng dẫn thị rangoài chợ tỉnh đánh chén một bữa, mua thúng con, hai hào dầu đèn về thắp và một ítkim chỉ “Thúng con” là biểu tượng cho sự nữ tính, khéo léo, đảm đang, Tràng mua

Ngày đăng: 22/05/2024, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w