dự án dây chuyền sản xuất na2sif6 công ty cổ phần dapvinachem

347 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
dự án dây chuyền sản xuất na2sif6 công ty cổ phần dapvinachem

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

96CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔITRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 3.1.. ĐÁNH GIÁ, TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁ

Trang 3

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 3

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 3

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 6

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 6

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 10

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 10

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 11

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 17

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 28

1.1.1 Tên dự án 28

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 28

1.1.3 Vị trí địa lý 29

Trang 4

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 31

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 32

1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án 35

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 37

1.5.2 Biện pháp tổ chức thi công 57

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 64

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 64

1.6.2 Tổng mức đầu tư 64

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 65

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 69

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 69

Trang 5

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 76

2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC DỰ ÁN 83

2.2.1 Hiện trạng các thành phần môi trường 83

2.2.2 Tài nguyên sinh vật 93

2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 95

2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 96

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔITRƯỜNG,

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 3.1 ĐÁNH GIÁ, TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN 99

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động 100

3.1.1.1 Đánh giá tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái 100

3.1.1.2 Đánh giá tác động đến môi trường của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư 101

3.1.1.3 Đánh giá, dự báo tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 101

3.1.1.4 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận chuyển, lắp đặt máy móc thiết bị 124 3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị 128

3.1.2.1 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn xây dựng 128

3.1.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ 134

3.1.2.3 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 135

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 138

3.2.1 Đánh giá, dự báo tác động 138

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 169

3.2.2.1 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không khí 169

Trang 6

3.2.2.2 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nước 171

3.2.2.3 Đối với chất thải rắn 173

3.2.2.4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và nhiệt: 174

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BVMT 182

3.3.1 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 182

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 182

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 182

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 186

3.4.1 Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo ĐTM 186

3.4.2 Nhận xét về mức độ chi tiết của các đánh giá 187

3.4.3 Nhận xét về mức độ tin cậy của các đánh giá 187

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 4.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 188

4.1.1 Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường 188

4.1.2 Thực hiện chương trình quản lý môi trường 188

4.1.3 Nội dung chương trình quản lý môi trường 188

4.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 193

4.2.1 Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 193

4.2.2 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 193

4.2.3 Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 194

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN 5.1 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 197

5.1.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 197

5.1.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 199

Trang 7

5.2 THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC 200

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1 KẾT LUẬN 215 2 KIẾN NGHỊ 215 3 CAM KẾT 215

NGUỒN TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia 11

Bảng 2 Danh sách chữ ký các thành viên tham gia lập ĐTM 13

Bảng 3 Tiến độ thực hiện dự án 28

Bảng 4 Bảng thống kê sử dụng đất của dự án 31

Bảng 5 Thống kê quy mô các hạng mục công trình dự án 35

Bảng 6 Các hạng mục công trình xây dựng khi thực hiện dự án 37

Bảng 7 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu khi dự án đi vào hoạt động sản xuất Na2SiF6với công suất 9.000 tấn/năm 46

Bảng 8 Danh mục các nhà cung cấp nguyên vật liệu 48

Bảng 9 Chất lượng của Na2SiF6 49

Bảng 10 Giải pháp kiến trúc xây dựng 53

Bảng 11 Bảng tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công dự án 61

Bảng 12 Tổng hợp danh mục, máy móc thiết bị phục vụ trong quá trình thi công xây dựng 62

Bảng 13 Tổng mức đầu tư cho công trình 65

Bảng 14 Nhân lực bổ sung cho dự án 68

Bảng 15 Nhiệt độ trung bình hàng tháng và năm của khu vực dự án 71

Bảng 16 Độ ẩm trung bình hàng tháng và năm của khu vực dự án 72

Bảng 17 Vận tốc gió trung bình tháng (m/s) 73

Bảng 18 Số giờ nắng trung bình hàng tháng và năm tại khu vực dự án 73

Bảng 19 Lượng mưa trung bình hàng tháng và năm 74

Bảng 20 Thời gian lấy mẫu và phân tích môi trường khu vực thực hiện dự án 83

Bảng 21 Vị trí lấy mẫu trong quá trình lập báo cáo ĐTM dự án 84

Bảng 22 Kết quả phân tích khí thải ống khói nhà máy SA 85

Bảng 23 Kết quả phân tích khí thải ống khói nhà máy PA 85

Bảng 24 Kết quả phân tích khí thải ống khói nhà máy DAP 86

Bảng 25 Kết quả phân tích khí thải ống khói xưởng đóng bao DAP 86

Bảng 26 Kết quả phân tích khí thải ống khói nhà máy nhiệt điện 86

Bảng 27 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 87

Trang 10

Bảng 28 Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung tại điểm xả

thải 88

Bảng 29 Kết quả phân tích môi trường nước mặt khu vực dự án 90

Bảng 30 Kết quả phân tích môi trường nước ngầm khu vực dự án 91

Bảng 31 Kết quả phân tích môi trường đất khu vực dự án 92

Bảng 32 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 101

Bảng 33 Xác định hệ số s 104

Bảng 34 Xác định hệ số k 104

Bảng 35 Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 105

Bảng 36 Tổng lượng phát thải chất ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị sử dụng dầu diesel 105

Bảng 37 Hệ số phát thải ô nhiễm trong hoạt động xây dựng 106

Bảng 38 Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 109

Bảng 39 Tải lượng của khí thải phát sinh từ công đoạn hàn 110

Bảng 40 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 111

Bảng 41 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 112

Bảng 42 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải của giai đoạn xây dựng 112

Bảng 43 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh trong thi công xây dựng 115

Bảng 44 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 117

Bảng 45 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công 118

Bảng 46 Mức độ lan truyền tiếng ồn của các phương tiện thi công cơ giới 118

Bảng 47 Mức rung phát sinh từ máy móc thiết bị thi công và vận chuyển 119

Bảng 48 Đánh giá tổng hợp tác động môi trường do các hoạt động xây dựng 122

Bảng 49 Các hoạt động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận chuyển, lắp đặt máy móc thiết bị 125

Bảng 50 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành 138

Bảng 51 Tính toán các thông số ô nhiễm trong khí thải hệ thống đốt dầu 140

Bảng 52 Tải lượng các chất ô nhiễm do đốt cháy nhiên liệu của hệ thống đốt 141

Bảng 53 Nồng độ các chất độc hại trong khói thải 141

Bảng 54 So sánh tiêu chuẩn khí thải 141

Bảng 55 Số liệu tính toán các nguồn khí thải 146

Trang 11

Bảng 56 Khối lượng vận chuyển hàng hóa ra vào công ty trong giai đoạn vận hành 149 Bảng 57 Hệ số phát thải của xe tải >16 tấn dùng dầu diesel chạy trong đô thị trong giai

đoạn vận hành thương mại 150

Bảng 58 Thải lượng các chất ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm trong giai đoạn vận hành thương mại 150

Bảng 59 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn vận hành của dự án 154

Bảng 60 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn vận hành của dự án 154

Bảng 61 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 156

Bảng 62 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành dự án 158

Bảng 63 Mức ồn gây ra do các thiết bị 159

Bảng 64 Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình vận hành của Dự án 164

Bảng 65 Bảng tổng hợp mối liên hệ đối tượng và quy mô bị tác động 165

Bảng 66 Đánh giá, dự báo tác động do các rủi do, sự cố 166

Bảng 67 Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải 170

Bảng 68 Nguồn nước sử dụng cho công tác PCCC 177

Bảng 69 Danh mục các công trình biện pháp bảo vệ môi trường 182

Bảng 70 Tổ chức nhân sự cho công tác quản lý môi trường tại công ty 184

Bảng 71 Bảng tổng hợp chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án 189

Bảng 72 Chương trình quan trắc trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 193

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Vị trí của dự án trên bản đồ khu vực 30

Hình 2 Vị trí các điểm đấu nối thoát nước mưa 34

Hình 3: Tổng mặt bằng dự án 36

Hình 4: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty 42

Hình 5 Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất Na2SiF6 50

Hình 6: Sơ đồ tổ chức hiện trạng tại Công ty CP DAP - Vinachem 66

Hình 7: Sơ đồ tổ chức dự kiến điều chỉnh của Công ty CP DAP - Vinachem 67

Hình 8 Một số hình ảnh lấy mẫu tại hiện trường dự án 93

Hình 9 Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý khí thải 169

Hình 10 Sơ đồ vị trí giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 195

Hình 11 Sơ đồ vị trí giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 196

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Do đặc thù ngành sản xuất phân bón DAP từ nguyên liệu quặng apatit, luôn sinh ra

chất lượng sản phẩm DAP và gây ăn mòn thiết bị Để khắc phục tình trạng chất lượng sản phẩm bị suy giảm, đồng thời giúp giải quyết vấn đề về môi trường và giảm tình trạng

măng, sản xuất gốm sứ, ngành công nghiệp luyện nhôm…

Từ những lý do nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng axit phốtphoric, nâng cao chất lượng phân bón DAP, đặc biệt giảm thiểu tác động đến môi trường, khắc phục tình trạng ăn mòn thiết bị góp phần đảm bảo an toàn môi trường cho Công ty thì việc đầu tư dây

Với các lợi thế về địa điểm và hạ tầng hiện có, Công ty Cổ phần DAP-Vinachem đã

lượng axit phosphoric, từ đó nâng cao chất lượng cho sản phẩm DAP để đạt tới tiêu chuẩn trên thị trường quốc tế, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho Công ty;

xuất phân bón DAP;

nghiệp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước phát triển

* Các căn cứ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn

- Căn cứ quy định tại Mục 3 Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Dự án thuộc loại hình kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn thuộc Dự án nhóm I

Trang 14

- Căn cứ quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường thì Dự án đầu tư nhóm I thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 Luật Bảo vệ môi trường thì Dự án đầu tư nhóm I thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường Vì vậy, để tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành, Công ty Cổ phần DAP-Vinachem tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp tối ưu cho hoạt động bền vững của dự án, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường Nội dung báo cáo ĐTM của dự án như sau:

- Nghiên cứu công nghệ sản xuất của dự án đầu tư và các hạng mục đầu tư của dự án để có cơ sở phân tích, dự báo các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư khu vực lân cận

- Xác định hiện trạng môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, sinh thái…) và kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án

- Phân tích khoa học về các nguồn phát thải về tải lượng dựa trên phân tích đánh giá kỹ thuật công nghệ sản xuất và dự báo các tác động tích cực và tiêu cực, các tác động trực tiếp và gián tiếp do hoạt động của dự án đến môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội trong khu vực thực hiện dự án và các vùng lân cận

- Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật công nghệ giúp phòng tránh và giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động của dự án nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực

- Cam kết thực hiện các biện pháp, công trình BVMT; xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án để đảm bảo thực thi có hiệu quả các công trình, biện pháp BVMT

Báo cáo đánh giá tác động môi trường này là tài liệu cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm quản lý tốt các vấn đề môi trường trong

Trang 15

quá trình hoạt động của dự án, đồng thời cũng giúp cho chủ đầu tư có những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm khống chế, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe công nhân và môi trường khu vực

* Loại hình dự án: Đầu tư xây dựng mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần DAP-Vinachem cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư: Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần DAP-Vinachem

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch

1/ Sự phù hợp dự án với quy hoạch thành phố Hải Phòng:

Theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023, xác định khu vực đề xuất đầu tư các hạng mục công trình được định hướng quy hoạch khu đất phát triển công nghiệp, kho tàng, logistics (Khoản 5 điều 1 của Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm

2050”: Định hướng phát triển: Khu vực đô thị quận Hải An (C1): Khuyến khích phát

triển dự án theo mô hình tổ hợp đô thị - dịch vụ tổng hợp - logistic - công nghiệp; khai thác quỹ đất hai bên đường và khu vực nút giao cuối tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để phát triển dịch vụ, logistic, công nghiệp gắn với khu bến cảng Đình Vũ, Lạch Huyện) Khoản 6 điều 1 của Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040,

tầm nhìn đến năm 2050: Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế: Khu kinh tế Đình Vũ -

Cát Hải: Đề xuất điều chỉnh ranh giới để bổ sung đất phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng tại Tràng Duệ 3, Lạch Huyện, Bến Rừng 2, Tam Hưng - Ngũ Lão, đảo Cái Tráp

Khoản 11 điều 1 của Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính

Trang 16

phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm

nhìn đến năm 2050: Các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển: Khu kinh tế Đình Vũ -

Cát Hải: Điều chỉnh ranh giới và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải)

Đối với Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Hải An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 25/7/2016, qua đối chiếu xác định khu vực nghiên cứu được quy

hoạch Đất công nghiệp, kho tàng, bến bãi (Điểm e mục 4.1.2 Quyết định số

1454/QĐ-UBND ngày 25/7/2016)

Dự án Đầu tư dây chuyền sản xuất Na2SiF6 tại khu đất trên là phù hợp với định hướng Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 quận Hải An được duyệt

Quy hoạch tỷ lệ 1/500 bao gồm diện tích xây dựng của nhà máy sản xuất phân

xây dựng tỷ lệ 1/500 nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốtphát (DAP) số BQL ngày 11/01/2024 của Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng

156/QĐ Do đặc thù ngành sản xuất phân bón DAP đi từ nguyên liệu quặng apatit, luôn sinh

đã làm giảm chất lượng sản phẩm DAP và gây ăn mòn thiết bị trong quá trình sản xuất Dự án với mục đích là nâng cao chất lượng axit phốtphoric, nâng cao chất lượng phân bón DAP, đặc biệt giảm thiểu tác động đến môi trường, khắc phục tình trạng ăn mòn thiết bị góp phần đảm bảo an toàn môi trường của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản quặng apatit trong nước và bảo vệ môi trường tốt hơn, nên phù hợp khoản II.1 điều 1 của Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-

2030, tầm nhìn đến năm 2050” (e Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên,

nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các loại khoáng sản; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính)

Trang 17

2/ Sự phù hợp của dự án với quy hoạch hóa chất

- Ngày 16/6/2022 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 726/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040” Theo đó tại điểm b mục 3 thuộc điều 1 về “Định hướng phát triển ngành hóa chất” có ghi “Đầu tư sản xuất axit photphoric nhiệt và các dẫn xuất, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ phốt pho”

chất lượng sản phẩm DAP bị suy giảm, đồng thời giúp giải quyết vấn đề về môi trường cũng như giảm tình trạng ăn mòn thiết bị góp phần đảm bảo an toàn môi trường của Công ty đồng thời tạo ra sản phẩm mới cho Chủ đầu tư cung cấp cho thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước phát triển là phù hợp với định hướng phát triển ngành hóa chất

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

Xung quanh khu vực dự án chủ yếu là các nhà máy sản xuất sản phẩm hóa chất, hóa dầu và khí đốt Các dự án điển hình đã đầu tư và vận hành gần Công ty phải kể đến:

- Công Ty TNHH Vật Liệu Vinasanfu Loại hình doanh nghiệp sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống Địa chỉ: Lô CN5.5B, KCN Đình Vũ, thuộc KKT Đình Vũ - Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Tp Hải Phòng

- Công ty TNHH Vật liệu Nam Châm Shin – Etsu Việt Nam Loại hình doanh nghiệp sản xuất oxit đất hiếm, hợp kim đất hiếm và hợp kim carbonat, tinh chế nam châm đất hiếm Địa chỉ: Lô CN5.2D, khu hoá chất và hoá dầu, khu công nghiệp Đình Vũ - Phường

- Công ty JX Nippon Oil & Energy Việt Nam (Tập đoàn JX Nippon Oil & Energy) Loại hình doanh nghiệp sản xuất dầu nhờn (dầu động cơ Gasoline, dầu động cơ Diesel, dầu nhớt hộp số, ATF, dầu công nghiệp, ) với nhãn hiệu OEM và ENEOS Địa chỉ: Khu đất CN5.3G, Khu Công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An - Hải Phòng

- Công ty TNHH DONGNAM PETROVINA Loại hình doanh nghiệp sản xuất sản xuất về dầu cách điện Địa chỉ Lô đất CN 5.2N, Khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

- Công ty Công Ty TNHH Khí Công nghiệp Vinasanfu Loại hình doanh nghiệp sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống Địa chỉ tại Lô đất CN 5.5C, khu

Trang 18

công nghiệp Đình Vũ, khu kinh tế Đình Vũ, Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

- Công Ty Cổ Phần Hoá Chất Hải Hà Loại hình doanh nghiệp có hệ thống bồn chứa công suất lớn để nhập khẩu, tồn trữ và phân phối các sản phẩm hóa chất lỏng Địa chỉ Lô CN5.2Q, khu hóa chất hóa dầu, khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Vì vậy trong quá trình hoạt động để đảm bảo giảm thiểu tối đa các tác động cộng hưởng của phát thải các chất thải tới môi trường, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đặc biệt lưu ý đối với vấn đề xử lý nước thải, khí thải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các dự án xung quanh và không làm gia tăng áp lực đối với môi trường khu vực, thực hiện đầy đủ các yêu cầu về phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn cho các nhà máy, công trình lân cận dự án

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001; Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

Trang 19

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường

- Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ngày 14/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT, ngày 16/11/2009; Thông tư số BTNMT, ngày 16/12/2010; Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28/12/2011; Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT, ngày 25/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

39/2010/TT Thông tư số 01/2023/TT39/2010/TT BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng, mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc; Thông tư số

Trang 20

24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

* Về Phòng cháy chữa cháy và An toàn vệ sinh lao động:

- Quy chuẩn Việt nam QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và Công trình ban hành theo thông tư số 06:2022/TT- BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 30 tháng 11 năm 2022

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất - Quy chuẩn Việt nam QCVN 05A:2020/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

2.1.3 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường không khí, chiếu sáng:

- Quy chuẩn QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

- Quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp;

- Quy chuẩn QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- Quy chuẩn QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 5 yếu tố bụi tại nơi làm việc

Trang 21

- Quy chuẩn QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

- Quy chuẩn 22:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc;

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiếng ồn, độ rung:

- Quy chuẩn QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

- Quy chuẩn QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung - Giá trị cho phép tại môi trường làm việc;

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường nước:

- Quy chuẩn QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- Quy chuẩn QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

- Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

* Các quy chuẩn, quy chuẩn về đất, chất thải:

- Quy chuẩn QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng đất;

- Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT - Quy định về ngưỡng chất thải nguy hại; - Tiêu chuẩn TCVN 6705:2009: Chất thải rắn thông thường;

- Tiêu chuẩn TCVN 6706:2009: Phân loại chất thải nguy hại;

- Tiêu chuẩn TCVN 6707:2009: Chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa;

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hạ tầng, phòng cháy chữa cháy và cấp thoát nước:

- Quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình Yêu cầu thiết kế; TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy tự động;

Trang 22

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13606-2023: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5673:2012: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - cấp thoát nước bên trong - Bản vẽ thi công;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3989:2012: Hệ thống tài liệu thiết kế cấp nước và thoát nước - Mạng lưới bên ngoài - Bản vẽ thi công;

- Quy chuẩn QCVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch Xây dựng;

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp Công ty Cổ phần mã số doanh nghiệp 0200827051 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp, đăng kí lần đầu ngày 29/7/2008, đăng kí thay đổi lần thứ 6 ngày 17 tháng 03 năm 2023 cho Công ty Cổ phần DAP-Vinachem;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CV200981 do UBND thành phố Hải Phòng cấp ngày 11 tháng 6 năm 2020;

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

phần DAP-Vinachem làm chủ đầu tư;

Thiết kế Công nghiệp Hoá chất lập năm 2024;

- Số liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án, ý kiến của các tổ chức, chính quyền địa phương về việc thực hiện dự án

- Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí tại khu vực dự án

- Các tài liệu điều tra, đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực dự án - Ý kiến tham vấn của các chuyên gia

- Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) về xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trang 23

- Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành khác có liên quan

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

do Công ty Cổ phần DAP-Vinachem làm chủ đầu tư được thực hiện với sự tư vấn của Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa Chất

- Địa chỉ đơn vị tư vấn: Số 21 A Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà nội

- Đại diện người đứng đầu cơ quan tư vấn:

Bảng 1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án

Học hàm, học vị

Chức danh Nội dung phụ trách trong ĐTM I Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DAP-Vinachem

Kỹ sư công nghệ Hóa học

Tổng Giám đốc

Ký duyệt nội dung báo cáo ĐTM dự án trình thẩm định, phê duyệt

Kỹ sư công nghệ Hóa học

Trưởng phòng KTCN

Soát xét nội dung báo cáo ĐTM dự án

Kỹ sư Kỹ thuật

Môi trường

Phó phòng KTCN

Tham gia xem xét nội dung báo cáo ĐTM dự

án

Kỹ sư công nghệ Hóa học

Cán bộ Kỹ thuật Công

nghệ

Tham gia xem xét nội dung báo cáo ĐTM dự

án

Trang 24

II Cơ quan tư vấn: Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất

Thạc Sỹ Công

nghệ Hóa học

Chủ nhiệm dự án

Phụ trách kỹ thuật ĐTM và Quản lý chung

Chủ biên báo cáo

Thạc Sỹ Công

nghệ Hóa học

Chủ trì phần công nghệ

Viết các chuyên đề về công nghệ trong chương I và III

Hóa

Kỹ sư tham gia phần công nghệ

Khảo sát thực địa - Thu thập và xử lý số liệu; hồ sơ kỹ thuật dự án;

- Phân tích Công nghệ, tính toán thải lượng chất ô nhiễm

- Biên tập các sơ đồ bản vẽ liên quan.

Kỹ sư công nghệ môi trường

Chủ trì phần đánh giá tác động môi

trường

Viết các chuyên đề báo cáo chương I, III, IV báo cáo ĐTM

Hóa

Kỹ sư tham gia phần đánh giá tác

động môi trường

Chủ trì phần phòng cháy

báo cáo chương II, V, thực hiện các tài liệu liên quan đến cấp thoát nước và PCCC

trúc sư

Kỹ sư tham gia phần phòng cháy

chữa cháy

Trang 27

Bước 7: Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, gửi báo cáo đến các

chuyên gia để tiến hành tham vấn các nội dung về kỹ thuật công nghệ chính, các kỹ thuật, giải pháp xử lý môi trường cũng như các vấn đề có liên quan khác để thu thập các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng thời chỉnh sửa báo cáo theo các ý kiến đóng góp của chuyên gia

Bước 8: Gửi báo cáo đến Cơ quan quản lý nhà nước về Môi trường để tổ chức thẩm

định; trình bày báo cáo trước Hội đồng thẩm định và chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định và biên bản họp của hội đồng sau đó nộp lại báo cáo để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt theo quy định

Trong quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM dự án, chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các chuyên gia cao cấp về kỹ thuật công nghệ của dự án, các chuyên gia về Môi trường và Ban quản lý Khu Công nghiệp Đình Vũ

Ngoài ra, báo cáo ĐTM này còn nhận được sự đóng góp và tham gia của nhiều nhóm chuyên gia am hiểu về ĐTM trong các lĩnh vực chuyên sâu như: Công nghệ sản xuất hóa chất, công nghệ kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, sinh thái môi trường, các lĩnh vực địa chất thủy văn, quản lý môi trường…

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4.1 Phương pháp ĐTM

1 Phương pháp lập bảng thống kê

Phương pháp này áp dụng tại Chương 3 của báo cáo ĐTM nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án; lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành phần môi trường để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các hoạt động của dự án đến môi trường

2 Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm

Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC được sử dụng tại Chương 3 của báo cáo nhằm

dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR) Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm

tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, CTR khi dự án triển khai

3 Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp mô hình đã được sử dụng trong chương 3 của báo cáo

Trang 28

Cụ thể trong báo cáo, để đánh giá ảnh hưởng của các khí thải từ các ống khói tới

Short Term Model ) của Cục Môi trường Hoa Kỳ Mô hình này sử dụng các số liệu khí tượng tính theo giờ cho một năm và được dùng để dự báo nồng độ các chất thải từ một hoặc nhiều ống khói Mô hình ISCST trên cơ sở sử dụng các phương trình của GAUSS để lập mô hình tính toán nồng độ các chất thải từ các điểm thải liên tục như từ các ống khói Các nồng độ tính theo từng giờ cho từng nguồn thải được tính toán bằng phương trình GAUSS, sau đó tổng nồng độ tại từng điểm đo các nguồn thải khác nhau sinh ra sẽ được tập hợp lại Kết quả phương pháp được thể hiện tại Chương 3

4.2 Phương pháp khác

1 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong PTN

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, đất tại khu vực dự án Kết quả phương pháp được thể hiện tại Chương 2

2 Phương pháp so sánh

Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các QCVN hiện hành để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án được sử dụng tại phần mô tả hiện trạng chất lượng môi trường tại Chương 2 của báo cáo

3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Thông tin kinh tế - xã hội được thu thập qua điều tra tại địa phương khu vực dự án, phương pháp này được thực hiện trước khi thực hiện ĐTM Dự án

Phương pháp này giúp nhóm chuyên gia xác định được chính xác vị trí, phạm vi khu đất dự án, các đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng và các mối tương quan của dự án với các đối tượng, các đối tượng có yếu tố nhạy cảm về môi trường trong và xung quanh dự án (Chương 1 và Chương 2)

Cũng từ đó có cơ sở xác định vị trí lấy mẫu và thành phần môi trường nền cần lấy mẫu phục vụ cho đánh giá hiện trạng môi trường nền của dự án (Chương 2)

Việc điều tra thực địa cùng giúp nhóm thực hiện thu thập được các thông tin về hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hiện trạng kinh tế xã hội, hiện trạng công trình kiến trúc trên khu đất thực hiện Dự án, Hiện trạng về môi trường sinh học trong khu Dự án Kết quả của các thông tin này được trình bày trong Chương 1 và Chương 2

Trang 29

và làm đầu vào cho một số đánh giá ở Chương 3

4 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được thực hiện với hai phần công việc chính là :

Phần 1: Tham vấn các chuyên gia về Công nghệ sản xuất, Công nghệ môi trường với mục đích là tiến hành phân tích, đánh giá công nghệ, tính toán các cân bằng chất, cân bằng nước… nhằm đưa ra các thông số phát thải một cách chính xác nhất

Phần 2: Lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan (môi trường, cấp thoát nước….) về độ chính xác của các tính toán phát thải, các tác động môi trường đặc thù của dự án …

Phương pháp này sử dụng trong chương 5 của báo cáo

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 5.1 Thông tin về dự án:

❖ Thông tin chung:

- Địa điểm thực hiện dự án : Trong khuôn viên của Công ty Cổ phần DAP-Vinachem thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An thuộc khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng

- Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần DAP-Vinachem

❖ Phạm vi, quy mô, công suất:

❖ Công nghệ sản xuất:

❖ Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Trang 30

++ Đường ô tô làm mới bằng bê tông nhựa, tổng diện tích đường giai đoạn khoảng

- Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

+ Hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt với hệ thống thoát nước thải

Hệ thống mương thoát nước mưa xây mới bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, nối với hệ thống mương sẵn có của Công ty Mương xây mới sử dụng mương B400mm có chiều dài khoảng 100 m Các đoạn cống qua đường bằng cống bê tông cốt thép cường độ cao đúc sẵn, đường kính 400 mm Cống D400mm có chiều dài là 12 m Bê tông cốt thép cường độ cao đúc sẵn qua đường chịu được tải trọng H30 Nước mưa của Dự án sẽ được kết nối với hệ thống mương thoát nước sẵn có của Công ty

+ Thoát nước sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại hiện có, sau đó được dẫn tiếp vào hệ thống xử lý nước thải tập trung sẵn có của Công ty

+ Một (01) hệ thống xử lý khí thải từ quá trình sấy sản phẩm, công suất 17.000 m³/h

❖ Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.2.1 Trong giai đoạn thi công

- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công, máy móc thiết bị phục vụ thi công phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung và nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông

- Hoạt động thi công, xây dựng các hạng mục công trình của Dự án phát sinh bụi, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt, nước thải thi công, nước mưa chảy tràn, ngập úng

5.2.2 Trong giai đoạn vận hành

- Nước thải sinh hoạt: Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phục vụ Dự

Trang 31

án

- Chất thải rắn sinh hoạt: Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phục vụ Dự án

- Chất thải công nghiệp thông thường: Bao bì nguyên liệu phát sinh từ công đoạn

- Các tác động không liên quan đến chất thải như: Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của phương tiện giao thông và các hoạt động sản xuất

- Các sự cố môi trường như tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, sự cố hóa chất, hoạt động của hệ thống xử lý khí thải

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

5.3.1 Nước thải, khí thải

5.3.1.1 Nước thải

- Trong giai đoạn thi công:

+ Nước thải sinh hoạt của 30 công nhân thi công trên công trường phát sinh tối đa

(BOD5/COD), các hợp chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-), chất rắn lơ lửng, vi sinh vật (Coliform, E.Coli)

+ Nước thải từ hoạt động thi công xây dựng phát sinh không nhiều, khoảng

+ Nước mưa chảy tràn: Lưu lượng phát sinh tối đa khoảng 0,77 m³/h Thông số ô nhiễm đặc trưng: TSS

- Trong giai đoạn vận hành:

rắn lơ lửng, vi sinh vật (Coliform, E.Coli), dầu mỡ

+ Nước thải sản xuất phát sinh từ Dự án được tuần hoàn tái sử dụng trong Công ty, không thải ra ngoài, cụ thể:

Trang 32

Flo sẽ được đưa về công đoạn hòa bùn của nhà máy PA để tái sử dụng, không thải ra ngoài

TSS

5.3.1.2 Khí thải

- Trong giai đoạn thi công:

Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị thi công

- Trong giai đoạn vận hành:

Khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông Thông số ô nhiễm đặc trưng: Bụi, NO2, SO2, CO

SO2

5.3.2 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Trong giai đoạn thi công:

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 15 kg/ngày.đêm Thành phần chính: Bao bì đựng thức ăn, chai lọ đựng đồ uống, thức ăn dư thừa

+ Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng phát sinh khoảng 9,507 tấn Thành phần chính: đất đá, gạch vỡ, vữa xi măng thừa, các mẩu vụn sắt, thép và gỗ, giấy carton

+ Chất thải nguy hại từ quá trình xây dựng phát sinh khoảng khoảng 213,56 kg

- Trong giai đoạn vận hành:

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên khoảng 19,5 kg/ngày.đêm Thành phần chính: Thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống, giấy

+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất của Dự

lọc khoảng 366kg/ngày

+ Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng của Dự án với khối lượng khoảng 30 kg/tháng Thành phần chính: các loại bóng đèn huỳnh quang hỏng thải, giẻ lau dính dầu mỡ trong quá trình bảo dưỡng máy móc

Trang 33

5.3.3 Tiếng ồn, độ rung

- Trong giai đoạn thi công:

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các máy móc, thiết bị thi công - Trong giai đoạn vận hành:

Tiếng ồn phát sinh từ phương tiện vận chuyển sản phẩm và nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong phạm vi Dự án

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

5.4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải

a) Trong giai đoạn thi công:

- Biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

+ Sử dụng các khu nhà vệ sinh hiện có của Công ty, sau đó được dẫn bằng ống dẫn riêng đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của Công ty

- Biện pháp thu gom, xử lý nước thải xây dựng:

Nước từ quá trình thi công, dưỡng hộ bê tông được dẫn vào hệ thống thoát nước mưa hiện có của Công ty đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng

Nước mưa chảy tràn được dẫn vào hệ thống thoát nước mưa hiện có của Công ty đảm

nước mưa hiện có đảm bảo tiêu thoát nước cho toàn bộ Công ty Đường cống tròn bê tông cốt thép có đường kính D600mm đến D1500mm, cống hộp BxH=2000x2500mm Vị trí các cống được chôn ngầm dọc theo đường nội bộ của Công ty

+ Không tập trung các loại nguyên nhiên liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước

+ Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn

Trang 34

+ Không đổ chất thải rắn (phế thải xây dựng, cát, đá ) và chất thải dầu cặn của thiết bị xuống dòng chảy Các loại chất thải phải được thu gom, phân loại và chuyển đến vị trí tập kết theo quy định tại công trường

+ Quy trình xử lý: nước mưa chảy tràn → rãnh thoát nước → hố ga lắng → môi trường

b) Trong giai đoạn vận hành:

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải - Thoát nước mưa:

Lượng nước mưa của Dự án được thu gom và thoát vào hệ thống mương thu trong toàn bộ mặt bằng của dây chuyền sản xuất và được xả thải theo hệ thống thoát nước mưa chung trong Công ty

Hệ thống mương thoát nước mưa xây mới bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, nối với hệ thống mương sẵn có của Công ty Mương xây mới sử dụng mương B400 có chiều dài khoảng 100 m Các đoạn cống qua đường bằng cống bê tông cốt thép cường độ cao đúc sẵn, đường kính 400 mm Cống D400mm có chiều dài là 12 m Bê tông cốt thép cường độ cao đúc sẵn qua đường chịu được tải trọng H30

- Nước thải sinh hoạt:

D110mm đưa về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện có của Công ty có

dự án, với công suất hiện tại của trạm xử lý nước thải hoàn toàn đáp ứng cho các nhà máy hiện có của Công ty và dự án này

+ Quy trình hệ thống xử lý nước thải hiện có của Công ty:

Nước thải → Bể điều hòa → Bể cân bằng → Bể điều chỉnh pH → Bể phản ứng → Bể tạo bông → Bể lắng → Thải ra nguồn tiếp nhận

+ Nước thải sau hệ thống xử lý đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo QCVN 40:2011/BTNMT

dẫn bằng đường ống PVC D110 ra đến mương hở phía đầu lối ra cầu cảng tại 01 điểm xả nước thải có tọa độ X(m) =2303350.586; Y(m) =609283.838 Nguồn tiếp nhận nước thải là sông Bạch Đằng, đoạn chảy qua địa bàn phường Đông Hải 2, quận Hải An theo giấy phép xả thải số 522/ GP-UBND ngày 19/02/2021

Trang 35

5.4.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải

a) Trong giai đoạn thi công:

- Các phương tiện tham gia hoạt động của Dự án phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về đăng kiểm, an toàn kỹ thuật; che phủ bạt kín khi vận chuyển, không để rơi vãi vật liệu

- Tưới nước tại khu vực thi công xây dựng và ngoài cổng vào Công ty vào các ngày nắng để hạn chế sự khuyếch tán bụi do gió và không khí, tần suất ngày 01 lần

- Thực hiện thi công cuốn chiếu, dứt điểm theo từng khu vực; sử dụng phương tiện thi công dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; phun ẩm bề mặt trước khi đào đắp các công trình xây dựng; phun nước làm ẩm khu vực tập kết nguyên vật liệu trước và sau quá trình tập kết

- Thiết lập hàng rào tôn cao tối thiểu 02m tại các khu vực thi công b) Trong giai đoạn vận hành:

- Nhà xưởng được thiết kế theo quy chuẩn xây dựng, có hệ thống thông gió trong các khu vực sản xuất tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động

- Các máy móc được thường xuyên kiểm tra, bảo trì định kỳ, đảm bảo thiết bị hoạt động tối ưu

- Lắp đặt đồng bộ hệ thống xử lý khí thải từ quá trình sấy sản phẩm công suất 17.000 m3/h

- Quy trình công nghệ:

Lọc bụi túi → Tháp rửa khí → Quạt hút → Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B; Kp = 1 và Kv = 0,6), thoát ra môi trường qua ống khói, chiều cao ống thoát khí là 13 m, đường kính 0,63m

5.4.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

5.4.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

a) Trong giai đoạn thi công:

- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, phân loại bằng các thùng chứa rác tạm, cụ thể bố trí thùng rác có 3 ngăn dung tích 200l (để chứa riêng chất thải thực phẩm, chất

Trang 36

thải có khả năng tái chế, tái sử dụng, chất thải rắn sinh hoạt khác) đặt tại khu vực thi công Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển, xử lý theo đúng quy định hiện hành

- Chất thải rắn xây dựng được thu gom, phân loại và lưu giữ trong bãi chứa tạm tại công trường thi công, hợp đồng đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định hiện hành

b) Trong giai đoạn vận hành:

- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào thùng thu gom chất thải rắn sinh hoạt Bố trí các thùng rác có 3 ngăn, có màu sắc khác nhau tại khu vực sản xuất, đường giao thông

gom và thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ Bao bì đựng nguyên liệu được thu gom và lưu chứa tại kho, định kỳ chuyển giao cho các đơn vị tái chế

Công ty

5.4.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:

a) Trong giai đoạn thi công:

- Chất thải nguy hại được thu gom, phân loại và lưu trữ trong các thùng chứa chất thải nguy hại có nắp đậy kín, đảm bảo không rò rỉ, bay hơi, rơi vãi, phát tán ra môi

- Hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định

b) Trong giai đoạn vận hành:

- Chất thải rắn nguy hại được thu gom vào các thùng chuyên dụng riêng, lưu giữ

thải nguy hại được thiết kế tuân thủ theo đúng quy định, thông số cụ thể:

+ Kho chứa được thiết kế: sàn bê tông, có mái che, có biển báo khu vực chứa chất thải nguy hại

+ Kho chứa có thiết kế gờ cao 10cm, trong kho cho chia từng ô riêng biệt có vách ngăn, bố trí các thùng, mỗi thùng có dung tích 100 lít có nắp đậy kín và dán nhãn mã số

Trang 37

chất thải nguy hại

+ Trong kho chứa chất thải nguy hại có đầy đủ các thiết bị ứng phó sự cố, phòng cháy, chữa cháy

- Công ty ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đúng quy định

5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

a) Trong giai đoạn thi công:

- Sử dụng các phương tiện thi công hiện đại, có mức gây ồn thấp khi thi công nền móng

- Kiểm tra thiết bị thường xuyên và đảm bảo chế độ kiểm định, bảo dưỡng xe, máy theo đúng quy định

- Không vận hành thiết bị máy móc có độ ồn cao từ 11h30 - 13h30 và từ 22h00 - 6h00 để không ảnh hưởng đến các hoạt động của khu vực lân cận

- Các máy móc cơ giới gây ra chấn động lớn không hoạt động cùng lúc để giảm tần suất cộng hưởng của độ rung

- Các xe vận chuyển nguyên vật liệu thi công, quy định tốc độ và cấm bóp còi khi xe đi qua những nơi đông dân cư, trường học, trạm y tế

- Che chắn xung quanh khu vực công trường bằng tôn với chiều cao tối thiểu 2 m - Công nhân lao động tại hiện trường được trang bị đúng và đủ thiết bị bảo hộ lao động để chống ồn và bụi

- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị thi công trên công trường phải đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu vực thi công và nằm trong giới hạn cho phép đối với khu dân cư theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

b) Trong giai đoạn vận hành:

- Tiến hành các biện pháp chống ồn, chống rung cục bộ tại từng thiết bị

- Thường xuyên bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, máy móc thiết bị và thay thế các chi tiết có nguy cơ bị hư hỏng, gây ồn

- Sử dụng móng bê tông vững chắc và đệm giảm chấn để chống rung; kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và bảo dưỡng, thay thế những thiết bị hư hỏng

- Trang bị bảo hộ lao động (nút bịt tai chống ồn) cho lao động tại các khu vực phát

Trang 38

sinh tiếng ồn nhiều

5.4.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi tổ chức thi công

- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và bắt buộc nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động

- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện làm việc để không ảnh hưởng đến công nhân lao động

- Nhà xưởng được thiết kế tận dụng được thông gió tự nhiên Thoát gió trên tường và trên mái bằng hệ thống cửa sổ và cửa mái

- Lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức bằng quạt hút cho khu vực sản xuất

nhiệt ra môi trường xung quanh

5.4.5 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Công trình, phương án phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố vận hành hệ thống xử lý khí thải:

- Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị như quạt hút, thiết bị hấp thụ phát hiện sớm các hiện tượng tắc để có biện pháp khắc phục kịp thời;

thống thu gom, xử lý khí thải Bố trí nhân viên quản lý, vận hành hệ thống xử lý khí thải, giám sát vận hành hàng ngày, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho hệ thống xử lý khí thải.

- Thay thế đường ống, van theo đúng thông số kỹ thuật của đường ống Đồng thời kiểm tra các ốc vít, sửa chữa thay thế các van cũ;

- Hướng dẫn và đào tạo kiến thức cho công nhân vận hành hệ thống xử lý khí thải - Trường hợp khí thải vượt quy chuẩn đầu ra cho phép, tạm dừng hoạt động để tiến hành kiểm tra, khắc phục sự cố Dự án chỉ tiếp tục hoạt động khi đảm bảo khí thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.5.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng

5.5.1.1 Giám sát môi trường không khí, tiếng ồn

- Vị trí giám sát: 03 vị trí (01 vị trí tại khu vực thực hiện dự án ; 01 vị trí tại sân văn phòng của Công ty; 01 vị trí tại khu vực cổng của Công ty)

Trang 39

- Thông số giám sát: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi, SO2, NO2, CO - Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn

5.5.1.2 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Giám sát tổng lượng thải của từng loại chất thải rắn, chất thải nguy hại tại vị trí lưu giữ tạm thời

5.5.2 Trong giai đoạn vận hành

5.5.2.1 Giám sát nước thải, khí thải:

Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải, theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020; khoản 2 Điều 97 và Phụ lục số XXVIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ

Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ khí thải theo quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020; điểm b khoản 2 Điều 98 và Phụ lục số XXIX, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ

- Vị trí giám sát: 01 điểm tại ống khói của hệ thống xử lý khí thải quá trình sấy sản

phẩm

- Tần suất giám sát: 03 tháng/1 lần

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

5.5.2.2 Chương trình quản lý, giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan

- Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

Trang 40

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1 Tên dự án: Dây chuyền sản xuất Na2SiF6

- Địa điểm thực hiện dự án: Trong khuôn viên của Công ty Cổ phần DAP-Vinachem

thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An thuộc khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

- Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần DAP-Vinachem

- Địa chỉ liên hệ: Lô N5.8 khu Công nghiệp Đình Vũ thuộc khu kinh tế Đình Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

(Ý kiến về giải pháp PCCC)

01 tháng

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan