1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

314 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan trắc môi trường lao động
Tác giả Ths. Đặng Ngọc Chánh, Ths. Đào Viết Hoàng, Ths. Nguyễn Trần Bảo Thanh, Cn. Đỗ Xuân Diệu, Ths.Bs Nguyễn Bích Hà, Ths. Vương Thuận An, Cn. Trần Thức Thiện, Bs. Nguyễn Anh Minh
Trường học Viện Y tế Công cộng TP.HCM
Chuyên ngành Quan trắc môi trường lao động
Thể loại Tài liệu đào tạo
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 314
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

BÀI 1: GIỚI THIỆU VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG. 5 BÀI 2: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG 28 BÀI 3: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ VI KHÍ HẬU 38 BÀI 4: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾU SÁNG 51 BÀI 5: KỸ THUẬT ĐO ĐIỆN TỪ TRƯỜNG 57 BÀI 6: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ SUẤT LIỀU PHÓNG XẠ 71 BÀI 7: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾNG ỒN 80 BÀI 8: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ RUNG ĐỘNG 90 BÀI 9: KỸ THUẬT ĐO, LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BỤI 100 BÀI 10: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG ỐNG PHÁT HIỆN 122 BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HƠI KHÍ ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ 131 BÀI 12: NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG 151 BÀI 13: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, CÁC BỆNH NGHỀ NGHIỆP…………………………………………………… …..158 BÀI 14: ĐÁNH GIÁ, KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP……………………………………………………..181 BÀI 15: ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP 197 BÀI 16: QUẢN LÝ NGUY CƠ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 230 Bài 17: GIỚI THIỆU TÂM SINH LÝ LAO ĐỘNG TRONG LAO ĐỘNG 240 BÀI 18: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ HUYẾT ÁP TRONG LAO ĐỘNG 265 BÀI 19: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ TẦN SỐ TIM TRONG LAO ĐỘNG 271 BÀI 20: KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP OWAS 277 BÀI 21: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ GÁNH NẶNG 284 BÀI 22: ĐÁNH GIÁ ECGONOMI VỊ TRÍ LAO ĐỘNG 295

Trang 1

BỘ Y TẾ VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TP.HCM

- - -  

-TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1

Trang 2

THÀNH PHẦN BAN BIÊN SOẠN

1 Ths Đặng Ngọc Chánh

2 Ths Đào Viết Hoàng

3 Ths Nguyễn Trần Bảo Thanh

Trang 4

MỤC LỤC BÀI 1: GIỚI THIỆU VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN

VỆ SINH LAO ĐỘNG, QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG 5

BÀI 2: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG 28

BÀI 3: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ VI KHÍ HẬU 38

BÀI 4: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾU SÁNG 51

BÀI 5: KỸ THUẬT ĐO ĐIỆN TỪ TRƯỜNG 57

BÀI 6: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ SUẤT LIỀU PHÓNG XẠ 71

BÀI 7: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾNG ỒN 80

BÀI 8: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ RUNG ĐỘNG 90

BÀI 9: KỸ THUẬT ĐO, LẤY MẪU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BỤI 100

BÀI 10: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG ỐNG PHÁT HIỆN 122

BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HƠI KHÍ ĐỘC TRONG KHÔNG KHÍ 131

BÀI 12: NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ TRONG GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG 151

BÀI 13: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, CÁC BỆNH NGHỀ NGHIỆP……… … 158

BÀI 14: ĐÁNH GIÁ, KIỂM SOÁT VÀ QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP……… 181

BÀI 15: ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP 197

BÀI 16: QUẢN LÝ NGUY CƠ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 230

Bài 17: GIỚI THIỆU TÂM SINH LÝ LAO ĐỘNG TRONG LAO ĐỘNG .240

BÀI 18: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ HUYẾT ÁP TRONG LAO ĐỘNG 265

Trang 5

BÀI 19: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ TẦN SỐ TIM TRONG LAO ĐỘNG 271 BÀI 20: KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP OWAS 277 BÀI 21: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ GÁNH NẶNG 284 BÀI 22: ĐÁNH GIÁ ECGONOMI VỊ TRÍ LAO ĐỘNG 295

Trang 6

BÀI 1: GIỚI THIỆU VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, QUAN TRẮC

MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG.

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Học xong bài này học viên có khả năng

1 Trình bày được các quy định về quan trắc MTLĐ theo quy định của Luật Antoàn, VSLĐ năm 2016

2 Nêu được các yêu cầu cần thiết để tổ chức quan trắc MTLĐ

3 Trình bày được trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, nhà máy, xí nghiệp,công ty, cơ sở lao động trong việc thực hiện quan trắc MTLĐ tại đơn vị

NỘI DUNG HỌC TẬP

1 Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tác an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh lao động (VSLĐ) trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tăng cường chủ động phòng ngừa,giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN), bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏecho người lao động (NLĐ) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàhội nhập quốc tế, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1.1 Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,

ý thức chủ động bảo đảm ATLĐ, VSLĐ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức và doanh nghiệp cần xác địnhcông tác ATLĐ, VSLĐ là nhiệm vụ quan trọng và đưa vào chương trình, kế hoạchhoạt động hằng năm Gắn công tác ATLĐ, VSLĐ với việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của BộChính trị Ban hành các tiêu chí, chuẩn mực về ATLĐ, VSLĐ trong các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp

Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, cần ưu tiên tuyên truyền, giáo dục,

Trang 7

nâng cao ý thức trách nhiệm về ATLĐ, VSLĐ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người sử dụng lao động.

Tăng cường công tác phổ biến kinh nghiệm, phương pháp và kỹ năng phòngngừa TNLĐ, BNN cho doanh nghiệp và toàn xã hội Khắc phục triệt để tình trạngngười sử dụng lao động vi phạm các quy định, không thực hiện trách nhiệm bảođảm ATLĐ, VSLĐ cho NLĐ và việc NLĐ mới chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập

mà xem nhẹ bảo đảm ATLĐ, VSLĐ cho chính mình

1.2 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng ngừa tránh TNLĐ, BNN và bảo đảm VSLĐ cho NLĐ

Đưa nội dung ATLĐ, VSLĐ vào chương trình đào tạo, giáo dục nghề nghiệp,giáo dục đại học và sau đại học Các cơ sở đào tạo, giáo dục, đặc biệt là đào tạonghề, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động có biện pháp lồng ghép giữa việcđào tạo kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề với việc nâng cao trình độ, kỹnăng phòng ngừa TNLĐ, BNN, quản lý rủi ro, bảo đảm VSLĐ cho NLĐ

Chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng phòng ngừa TNLĐ, BNN, đảm bảoVSLĐ phải phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất trong từnglĩnh vực Chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông để hướng dẫn nông dân thựchiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bảo đảm VSLĐ trong sản xuất nông, lâm,ngư, diêm nghiệp

Gắn công tác đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa TNLĐ, bảo đảmVSLĐ với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thônmới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho bộ đội phục viên, xuấtngũ

1.3 Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, sử dụng trang thiết bị bảo đảm ATLĐ, VSLĐ, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho NLĐ

Chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, áp dụng các biện pháp kỹthuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ,đặc biệt là trong những ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN Bảo

Trang 8

đảm có đủ phương tiện cá nhân thiết yếu, phương tiện cấp cứu, cứu hộ, các trangthiết bị bảo hộ lao động cho NLĐ Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, banhành các tiêu chuẩn, quy chuẩn ATLĐ, VSLĐ phù hợp với yêu cầu tình hình mới,thay thế cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ.

1.4 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATLĐ, VSLĐ

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATLĐ, VSLĐ phù hợp với các quy định, côngước quốc tế mà Việt Nam tham gia

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng thống nhất, tập trung, xác định rõchức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản

lý nhà nước Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ về ATLĐ,VSLĐ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệmcủa người đứng đầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, người sử dụng laođộng để xảy ra mất ATLĐ, VSLĐ Có cơ chế khen thưởng đối với các tổ chức, cánhân làm tốt; có chế tài xử phạt nghiêm các vi phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ.Xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia vềtình hình ATLĐ, VSLĐ

Nâng cao hiệu quả hoạt động, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tổchức công đoàn, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện ATLĐ, VSLĐ; côngtác giám định và thực hiện các chính sách khắc phục hậu quả TNLĐ Phát độngphong trào quần chúng xây dựng văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc

1.5 Đổi mới cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực xã hội trong thực hiện công tác ATLĐ, VSLĐ

Đổi mới cơ chế, chính sách trong công tác ATLĐ, VSLĐ theo hướng ưu tiên chocác hoạt động phòng ngừa, quản lý rủi ro, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng laođộng trong việc đầu tư cho công tác ATLĐ, VSLĐ Chú ý có chính sách bồi dưỡngTNLĐ, BNN; cơ chế đầu tư cho hoạt động phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ,bảo đảm công bằng và cuộc sống cho người bị nạn và thân nhân Quan tâm chămsóc sức khỏe NLĐ, thường xuyên khám phát hiện BNN cho NLĐ Củng cố và hoànthiện các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động cho NLĐ Huy động

Trang 9

nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo đảm ATLĐ, VSLĐ; mở rộng các hình thứcbảo hiểm, bồi thường TNLĐ, BNN linh hoạt theo ngành, lĩnh vực Có cơ chế đầu tưcho các hoạt động cảnh báo, phòng ngừa, quản lý rủi ro, phục hồi chức năng chongười bị TNLĐ, BNN Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụnglao động và NLĐ thực hiện tốt các quy định pháp luật về ATLĐ, VSLĐ Phát triểncác dịch vụ huấn luyện, kiểm định, tư vấn kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ nhằm nâng caoquyền và lợi ích của NLĐ.

1.6 Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về ATLĐ, VSLĐ

Tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ khu vực ASEAN vàquốc tế; coi trọng việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về ATLĐ, VSLĐ.Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tiếp cận, ứng dụng các kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến của các nước để đảm bảo ngày càng tốt hơn công tác ATLĐ, VSLĐ ởtrong nước

Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các nước, các tổchức quốc tế, tiến tới chủ động đảm bảo ATLĐ, VSLĐ trong tất cả các ngành nghề,lĩnh vực trong nước; từng bước hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia đối với một số nướctrong khu vực ASEAN

2 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2016

2.1 Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, VSLĐ; chính sách, chế độ đối vớingười bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quanđến công tác an toàn, VSLĐ và quản lý nhà nước về an toàn, VSLĐ

2.2 Đối tượng áp dụng

- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tậpnghề để làm việc cho người sử dụng lao động

- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

- NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động

- NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; NLĐ nước ngoàilàm việc tại Việt Nam

Trang 10

- Người sử dụng lao động.

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, VSLĐ

2.3 Các hành vi bị nghiêm cấm

Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về TNLĐ, BNN; không thực hiện

các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, VSLĐ gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc NLĐ phải làm việc hoặc không được

rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng sức khỏe,tính mạng của họ hoặc buộc NLĐ tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa đượckhắc phục

Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, VSLĐ không

được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn

gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm

2.4 Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, VSLĐ

Người sử dụng lao động phải thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, VSLĐ, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn,

VSLĐ tại nơi làm việc cho NLĐ; hướng dẫn quy định về an toàn, VSLĐ cho ngườiđến thăm, làm việc tại cơ sở của mình

Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về các biện pháp bảo đảm an toàn, VSLĐ kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử

dụng trong quá trình lao động

Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thông tin,

tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về an toàn, VSLĐ, lồng

ghép thông tin về phòng ngừa TNLĐ, BNN với các chương trình, hoạt động thôngtin, truyền thông khác

Trang 11

2.5 Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, VSLĐ tại nơi làm việc

Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố

có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại

nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ

thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cảithiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ

2.6 Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, VSLĐ,

chăm sóc sức khỏe cho NLĐ; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho NLĐlàm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng

Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe NLĐ thì người sử dụng lao động phải tổ

chức quan trắc MTLĐ để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm Đơn

vị tổ chức quan trắc MTLĐ phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị vànhân lực

Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm

soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, VSLĐ tại nơi làm việc

và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo

quy định của pháp luật.

Ngay sau khi có kết quả quan trắc MTLĐ để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải thông báo công khai cho NLĐ tại nơi quan trắc MTLĐ và nơi được kiểm

Trang 12

tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm; Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn,

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu

2.7 Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, VSLĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành

theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc MTLĐ; đánh giá,

kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại tại nơi làm việc; quản lý, tổ chức quan

trắc MTLĐ.

- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, VSLĐ đối

với các yếu tố VSLĐ trong MTLĐ; tham gia ý kiến về nội dung VSLĐ theo

thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 87 của Luật này

- Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý VSLĐ, phòng, chống BNN

- Hướng dẫn việc khám sức khỏe NLĐ, khám phát hiện BNN, giám định mứcsuy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với NLĐ bịTNLĐ, BNN, quản lý hồ sơ sức khỏe lao động

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung huấnluyện về VSLĐ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về VSLĐ

- Xây dựng, ban hành và định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục BNN theoquy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này; tổ chức giám định BNN; xâydựng và ban hành tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc sau khi

có ý kiến của các bộ, ngành có liên quan

3 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn,

Trang 13

an toàn, VSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn,VSLĐ.

3.1.2. Đối tượng áp dụng

- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tậpnghề để làm việc cho người sử dụng lao động

- NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động

- NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; NLĐ nước ngoàilàm việc tại Việt Nam

- Người sử dụng lao động

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, VSLĐ

3.2 Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tạiĐiều 18 Luật An toàn, VSLĐ, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắcsau đây:

Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát cácyếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng

tổ, đội, phân xưởng;

Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy địnhLuật An toàn, VSLĐ, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luậtchuyên ngành;

Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho NLĐ đượcbiết; Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợpquy định pháp luật

3.3 Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

- Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Trang 14

- Xác định Mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu

tố có hại

- Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguyhiểm, yếu tố có hại

3.4 Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

- Phân tích đặc điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan vàkết quả kiểm tra nơi làm việc

- Khảo sát NLĐ về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suygiảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc

- Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảmquan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguyhiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh MTLĐ đối với các yếu tố có hại,phòng chống BNN

3.5 Xác định mục tiêu, biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố

có hại

Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, người

sử dụng lao động xác định Mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống táchại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sauđây:

- Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhàxưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;

- Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm,yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biệnpháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện antoàn, VSLĐ; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, VSLĐ; chế độbảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất

có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, VSLĐ)

Xác định rõ thời gian, địa điểm và nguồn lực để thực hiện mục tiêu, biện phápphòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Trang 15

3.6 Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Người sử dụng lao động hướng dẫn NLĐ biện pháp phòng, chống các yếu tốnguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quảcác biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đốivới cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phânxưởng

Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơilàm việc gồm các nội dung sau đây:

- Tình trạng an toàn, VSLĐ của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làmviệc;

- Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòngcháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tạichỗ;

- Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về

an toàn, VSLĐ;

- Kiến thức và khả năng của NLĐ trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ;

- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, VSLĐ,Điều tra TNLĐ

Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hạitại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

- Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố

có hại tại nơi làm việc;

- Kết quả cải thiện Điều kiện lao động

4 Nghị định số 44/2016/NĐ/CP: Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, VSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện an toàn, VSLĐ và quan trắc MTLĐ

Trang 16

4.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

4.1.1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, VSLĐ về hoạtđộng kiểm định kỹ thuật ATLĐ; huấn luyện an toàn, VSLĐ và quan trắc MTLĐ

4.1.2. Đối tượng áp dụng

- Người sử dụng lao động, NLĐ theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, VSLĐ

- Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quanđến hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ; huấn luyện an toàn, VSLĐ và quantrắc MTLĐ

4.2 Điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc MTLĐ

Tổ chức hoạt động quan trắc MTLĐ bảo đảm điều kiện sau đây:

- Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quan trắc MTLĐ

- Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc MTLĐ như sau:

Người trực tiếp phụ trách quan trắc MTLĐ có trình độ như sau:

+ Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;+ Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc MTLĐ hoặc 05năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc MTLĐ

Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lênhoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:

+ Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môitrường, hóa sinh; trong đó có ít nhất 60% số người có trình độ từ đại họctrở lên;

+ Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc MTLĐ

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm

yêu cầu tối thiểu như sau:

Quan trắc yếu tố có hại trong MTLĐ

Trang 17

+ Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm cácyếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt.+ Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu

tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện

Ec-Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòngthí nghiệm của 70% yếu tố sau đây:

+ Bụi hạt; phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụitalc, bụi bông và bụi amiăng;

+ Các yếu tố hóa học tối thiểu NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ(benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóachất trừ sâu;

- Có kế hoạch và quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểmđịnh, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhoặc quy định của nhà sản xuất

- Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm

và phân tích điều kiện lao động;

- Có trụ sở làm việc, đủ diện tích để bảo đảm chất lượng công tác quan trắcMTLĐ, điều kiện phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về chất lượng trong bảoquản, xử lý, phân tích mẫu;

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc MTLĐ;

- Có biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy,

an toàn sinh học, an toàn hóa học và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, vậnchuyển bảo quản và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật

4.3 Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc MTLĐ

Trang 18

Trước khi thực hiện quan trắc MTLĐ, người đứng đầu tổ chức thực hiện quantrắc MTLĐ gửi Bộ Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc

Sở Y tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trungương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc MTLĐtheo quy định tại Khoản 1 Điều này;

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công

bố đủ điều kiện quan trắc MTLĐ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Sở Y

tế Trường hợp không bảo đảm điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Hồ sơ công bố đủ điều kiện quan trắc MTLĐ trực tuyến được quy định như sau:

- Bảo đảm hồ sơ và nội dung giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và đượcchuyển sang dạng văn bản điện tử Tên văn bản điện tử phải được đặt tươngứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;

- Thông tin văn bản đề nghị công bố, hồ sơ công bố phải đầy đủ và chính xáctheo thông tin văn bản điện tử;

- Tổ chức đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc MTLĐ trực tuyến phảithực hiện lưu giữ hồ sơ bằng bản giấy

Trong quá trình hoạt động, tổ chức quan trắc MTLĐ có trách nhiệm bảo đảmđiều kiện đã công bố quy định tại Điều 33 Nghị định này

Tổ chức chỉ được thực hiện quan trắc MTLĐ sau khi đã được công bố đủ điềukiện thực hiện quan trắc MTLĐ quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này

4.4 Nguyên tắc thực hiện quan trắc MTLĐ

Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ VSLĐ do cơ

sở lao động lập

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc MTLĐ phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.

Quan trắc MTLĐ thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổchức đủ điều kiện thực hiện quan trắc MTLĐ

Trang 19

Quan trắc MTLĐ bảo đảm như sau:

- Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh;

- Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến NLĐ;

- Đối với quan trắc MTLĐ bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả cónghi ngờ, tổ chức quan trắc MTLĐ lấy mẫu, phân tích bằng phương phápphù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn

Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ VSLĐtrong trường hợp sau đây:

- Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cảitạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mớiđối với sức khỏe NLĐ;

- Tổ chức quan trắc MTLĐ đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc MTLĐ;

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Tổ chức thực hiện quan trắc MTLĐ được thanh toán chi phí quan trắc MTLĐ;đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao độngchi trả theo quy định của pháp luật

Tổ chức quan trắc MTLĐ báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mớiđược phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn chophép

4.5 Quy trình thực hiện quan trắc MTLĐ

Trước khi thực hiện quan trắc MTLĐ, tổ chức quan trắc MTLĐ đảm bảo máymóc, thiết bị phục vụ quan trắc MTLĐ được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quyđịnh của pháp luật

Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc MTLĐ đã cam kết

Thông báo trung thực kết quả quan trắc MTLĐ cho người sử dụng lao động

Trang 20

Trường hợp kết quả quan trắc MTLĐ không bảo đảm, cơ sở LĐ thực hiện nhưsau:

- Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại vàphòng chống BNN;

- Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm BNN và bệnh liên quan đến nghềnghiệp cho NLĐ ở các vị trí có MTLĐ không đảm bảo;

- Bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ theo quy định của pháp luật về lao động.Kết quả quan trắc MTLĐ lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theoNghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồngthực hiện quan trắc MTLĐ và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc MTLĐ.Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc MTLĐ thực hiện theo quy định của phápluật

4.6 Trách nhiệm của Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ, Tổ chức huấn luyện an toàn, VSLĐ và Tổ chức quan trắc MTLĐ

Bảo đảm về điều kiện trong quá trình hoạt động theo quy định của tại Nghị địnhnày

Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ báocáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, SởLao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính và nơi có hoạt động và cơquan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định theomẫu quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thưđiện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉantoanlaodong@molisa.gov.vn

Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức huấn luyện an toàn, VSLĐ, doanh nghiệp

tự huấn luyện an toàn, VSLĐ báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ

sở chính theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửithư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉantoanlaodong@molisa.gov.vn

Trang 21

Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động quan trắc MTLĐ báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi công bố đủ điều kiện quan trắc MTLĐ, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Y tế theo địa chỉ

baocaoytld@moh.gov.vn

Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố nguy hại mới được phát hiện, phát sinhtại cơ sở lao động khi thực hiện quan trắc MTLĐ, đồng thời đề xuất bổ sung Hồ sơVSLĐ của cơ sở lao động

Khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹthuật ATLĐ, huấn luyện an toàn, VSLĐ và quan trắc MTLĐ thông báo bằng vănbản cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ít nhất

07 ngày làm việc trước khi thực hiện thay đổi về địa chỉ trụ sở, chi nhánh

Khi có nhu cầu thay đổi đối tượng kiểm định kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện an

toàn, VSLĐ hoặc quan trắc MTLĐ, tổ chức có trách nhiệm đề nghị về việc sửa đổi,

bổ sung Khi chấm dứt hoạt động, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ,

huấn luyện an toàn, VSLĐ và quan trắc MTLĐ phải gửi thông báo tới cơ quan có

thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc công bố đủ điều kiện hoạt động biết Lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ

thuật ATLĐ, huấn luyện an toàn, VSLĐ và quan trắc MTLĐ.

Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức quan trắc MTLĐ phải tham dự khóatập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ cóliên quan do Bộ Y tế tổ chức

4.7 Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh

Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị,vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, VSLĐ và Danh mục những nơi làm việc

có nguy cơ mất an toàn, VSLĐ; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật ATLĐ,

huấn luyện an toàn, VSLĐ và QT MTLĐ theo quy định của pháp luật Cập nhật

hồ sơ VSLĐ về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc MTLĐ khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với

Trang 22

sức khỏe NLĐ.

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuậtATLĐ, huấn luyện an toàn, VSLĐ và QT MTLĐ về cơ quan quản lý nhà nước tạiđịa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có NLĐ đang làmviệc như sau:

- Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹthuật ATLĐ, huấn luyện an toàn, VSLĐ trong báo cáo tình hình thực hiệncông tác an toàn, VSLĐ tại cơ sở;

- Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc MTLĐ tại cơ sở

Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật ATLĐ, huấn luyện an toàn, VSLĐ, quan trắc MTLĐ, đánh giá điều kiện tự huấn luyện an toàn, VSLĐ và được hạch

toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh

Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu

nghiêm ngặt về an toàn, VSLĐ; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấnluyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ

chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc MTLĐ.

5 Thông tư số 19/2016/TT-BYT: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

5.1 Nội dung quản lý VSLĐ

Nội dung quản lý VSLĐ tại cơ sở lao động bao gồm:

- Lập và cập nhật hồ sơ VSLĐ của cơ sở lao động;

Trang 23

- Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việcquy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu TNLĐ tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là

sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu

- Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản

lý VSLĐ, quản lý sức khỏe NLĐ trong kế hoạch an toàn VSLĐ đối với cơ sở

5.2 Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe NLĐ

Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống BNN cho NLĐ phải được thựchiện từ thời điểm NLĐ được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sởlao động

Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của NLĐđồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không bố trí người bị BNN vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúcvới yếu tố có hại gây BNN đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việctiếp xúc với các yếu tố có hại này;

- Hạn chế bố trí NLĐ bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động

có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc Trường hợp phải bố trí NLĐ

bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liênquan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủcác yếu tố có hại đối với sức khỏe của NLĐ và chỉ được bố trí làm việc saukhi có sự đồng ý bằng văn bản của NLĐ

5.3 Hồ sơ quản lý sức khỏe NLĐ

5.3.1. Hồ sơ quản lý sức khỏe NLĐ gồm:

- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của NLĐ;

- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả NLĐ đang làm việctại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe vàbệnh tật)

5.3.2. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của NLĐ bao gồm:

Trang 24

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làmviệc đối với trường hợp NLĐ tiếp xúc với yếu tố có hại gây BNN, NLĐ làmnghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độchại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện BNN đối vớitrường hợp NLĐ tiếp xúc với yếu tố có hại gây BNN, NLĐ làm nghề, côngviệc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Hồ sơ BNN của NLĐ (nếu có);

- Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)

Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tạiPhụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này

5.4 Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc

Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơcứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;

- Số lượng NLĐ, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;

- Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;

- Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;

- Tỷ lệ TNLĐ (nếu có)

Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang

bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làmviệc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật(nếu có)

Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguyhiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chấtbằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặtgần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu để dễ tiếp cận Nếu hóa chất sử dụng có chất giải

Trang 25

độc thì phải có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơcứu, cấp cứu.

Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị,các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thànhviên lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động để choNLĐ biết và sử dụng khi cần thiết

Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượngngười làm công tác sơ cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôntrong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư này

Quy định về túi sơ cứu

- Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của NLĐ, tại nơi dễ thấy,

dễ lấy, có ký hiệu chữ thập

- Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 banhành kèm theo Thông tư này

5.4.1. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu

Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

NLĐ được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu Việcphân công NLĐ tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;

- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra TNLĐ để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứutrong thời gian làm việc;

- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn của thông tư (điều 9)Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, VSLĐ, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí

số lượng NLĐ làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

- Dưới 100 NLĐ phải bố trí ít nhất 01 NLĐ làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

- Cứ mỗi 100 NLĐ tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 NLĐ làm công tác sơ

Trang 26

cứu, cấp cứu.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bốtrí số lượng NLĐ làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

- Dưới 200 NLĐ phải bố trí ít nhất 01 NLĐ làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

- Cứ mỗi 150 NLĐ tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 NLĐ làm công tác sơcứu, cấp cứu

Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lựclượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu

5.4.2. Yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu

Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố tríkhu vực sơ cứu, cấp cứu

Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:

- Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị TNLĐ nằm vàđược thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);

- Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàngtrong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển NLĐ khi bị TNLĐ;

- Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy địnhtại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này

5.4.3. Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu

Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:

- NLĐ, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn VSLĐ;

- Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu

Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quyđịnh tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này

Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theomẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấnluyện Trường hợp NLĐ đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn VSLĐ thì

Trang 27

không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản saoGiấy chứng nhận huấn luyện an toàn VSLĐ.

Quản lý và tổ chức huấn luyện cho NLĐ và NLĐ được phân công tham gia lựclượng sơ cứu theo quy định tại Điều 9 Thông tư này

Đề nghị người sử dụng lao động:

- Bổ sung thành viên của lực lượng sơ cứu, cấp cứu khi thành viên lực lượng

sơ cứu, cấp cứu nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác;

- Bổ sung, thay thế, bảo dưỡng, kiểm định trang thiết bị, phương tiện sơ cứu,cấp cứu

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

- Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ VSLĐ, hồ sơ sức khỏe cá nhân của NLĐ, hồ sơquản lý tình hình sức khỏe NLĐ tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân BNN (nếucó), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu TNLĐ (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biếnBNN của NLĐ

- Bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe NLĐ theo quy định tạiKhoản 2 Điều 2 Thông tư này

- Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làmviệc

- Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lựclượng sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơcứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu

Trách nhiệm của trạm y tế xã, phường, thị trấn trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe NLĐ

Trang 28

- Tham gia sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với các trường hợp TNLĐ, nhiễm độccác loại hóa chất và các tai nạn khác xảy ra trên địa bàn khi được yêu cầu.

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng chống dịch,phòng chống BNN;

- Thống kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong MTLĐ để có biệnpháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho NLĐ

- Kiểm tra công tác VSLĐ, phòng chống BNN trên địa bàn quản lý

Trách nhiệm của trung tâm y tế dự phòng hoặc trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình VSLĐ và sức khỏe NLĐ tại các cơ sởlao động trên địa bàn theo phân cấp

- Xây dựng kế hoạch quản lý VSLĐ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòngchống BNN, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ trên địa bàn trình Sở Y tếphê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện

- Thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyệnchuyên môn, kỹ thuật về VSLĐ, sức khỏe NLĐ (bao gồm cả phòng chốngBNN), sơ cứu, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phâncấp

- Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộcphạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản phápquy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe NLĐ theo định

kỳ 6 tháng/lần

CÂU HỎI HỌC TẬP

1 Trình bài đối tượng và phạm vi áp dụng của luật An toàn VSLĐ năm 2016?

2 Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngành y tế được quy định trong luật An toànVSLĐ năm 2016 như thế nào?

3 Quy định về các đơn vị đủ điều kiện quan trắc MTLĐ được thực hiện theonghị định 44 của Chính phủ như thế nào?

Trang 29

4 Thủ tục lập hồ sơ VSLĐ được thực hiện theo hướng dẫn của nghị định nào?Trình bày cụ thể các thủ tục, biểu mẫu để xây dựng Hồ sơ VSLĐ

5 Các yêu cầu tổ chức lực lượng sơ cấp cứu tại các cơ sở lao động theo quyđịnh của Thông tư 19/2016/TT-BYT do Bộ Y tế quy định như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật số 84/2015/QH13, Hà Nội, Ngày 25tháng 6 năm 2015

2 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn chuẩn kỹ thuật, Luật số 68/2006/QH11, HàNội, ngày 29 tháng 6 năm 2006

3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ.Quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ

4 Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định chi tiết một

số Điều của Luật an toàn, VSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ;huấn luyện an toàn, VSLĐ và quan trắc MTLĐ

5 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định chi tiếtthi hành một số điều của luật an toàn, VSLĐ

6 Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn quản

lý VSLĐ và sức khỏe NLĐ

Trang 30

BÀI 2: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI

LAO ĐỘNG

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1 Trình bày được mối liên hệ giữa MTLĐ và sức khỏe lao động

2 Trình bày được các yếu tố nguy cơ phổ biến trong MTLĐ và ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ

3 Trình bày được các yêu cầu của một chương trình quan trắc MTLĐ

NỘI DUNG HỌC TẬP

1 Giới thiệu chung

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh conngười, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật

Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn đầy đủ về thể chất, tâm thần và xã hội, khôngchỉ đơn thuần là không bệnh tật

MTLĐ là không gian khu vực lao động trong đó NLĐ làm việc cùng với cácphương tiện phục vụ cho công việc

Các yếu tố nguy cơ trong MTLĐ là những yếu tố phát sinh từ máy móc, thiết bị,quy trình công nghệ, quá trình sản xuất, điều kiện sản xuất ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe và khả năng làm việc của NLĐ

Trong MTLĐ, NLĐ có thể tiếp xúc (phơi nhiễm) với các chất độc và có thể bịnhiễm độc cấp tính hay mãn tính, người ta gọi đó là nhiễm độc nghề nghiệp hayBNN

Quan trắc MTLĐ có vai trò quan trọng nhất trong công tác chăm sóc, bảo vệ,tăng cường sức khỏe cho NLĐ Quan trắc MTLĐ là việc thu thập một cách có hệthống các mẫu để phân tích nồng độ các chất ô nhiễm, xác định các yếu tố lý, hóa,sinh của MTLĐ, các điều kiện tiếp xúc của NLĐ làm cơ sở cho việc cải thiện cácđiều kiện lao động của NLĐ, nâng cao hiệu quả của công việc

Trang 31

Giải thích từ ngữ - theo Luật An toàn VSLĐ

Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ

chức hoạt động sản xuất, kinh doanh

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm

nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trìnhlao động

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh

tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động

Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho

con người trong quá trình lao động

Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá

trình lao động

Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, VSLĐ là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất

vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gâythiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường

Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, VSLĐ nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an

toàn, VSLĐ lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất,kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất,kinh doanh, địa phương

TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể

hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thựchiện công việc, nhiệm vụ lao động

BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối

với NLĐ

Quan trắc MTLĐ là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các

yếu tố trong MTLĐ tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sứckhỏe, phòng, chống BNN

2 Mối quan hệ giữa MTLĐ và sức khỏe

Trang 32

Con người và MT có mối quan hệ khắng khít và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.Môi trường càng có nhiều yếu tố bất lợi càng người càng dễ tiếp xúc với các yếu

tố độc hại Các yếu tố môi trường là một trong những nguyên nhân tác động trựctiếp đến sức khỏe

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với từng cá thể khác nhau, phụ thuộcvào nhiều yếu tố như: tuổi, giới, điều kiện, sinh lý…

Sức khỏe lao động và MTLĐ cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau MTLĐ bị

ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe NLĐ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong (do điềukiện lao động độc hại)

Hiện trạng sức khỏe lao động là thước đo tổng hợp trạng thái của MTLĐ Sứckhỏe NLĐ chịu tác động bởi các yếu tố nguy cơ trong MTLĐ như:

- Các yếu tố vật lý, vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất, bức xạnhiệt, tiếng ồn, điện từ trường…

- Các yếu tố hóa học: khí NOx, CO2, SO2, Benzen, Toluen…

- Bụi: bụi silíc, bụi bông, bụi amiăng…

- Các yếu tố sinh học: vi khuẩn, nấm mốc, virut…

- Các yếu tố khác: lao động thể lực, tư thế lao động, thời gian nghỉ ngơi…

Trang 33

Khi NLĐ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong MTLĐ, mức độ ảnh hưởng tới sứckhỏe ở nhiều mức độ khác nhau, có thể có ảnh hưởng cấp tính như ngạt, ngộ độc…

có thể ảnh hưởng mãn tính như mắc các BNN hoặc các rối loạn cơ năng suy giảmsức khỏe, giảm khả năng lao động Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ thuộc vàonhiều yếu tố như: chất tiếp xúc, nồng độ tiếp xúc, cường độ tiếp xúc, thời gian tiếpxúc và khả năng đáp ứng của từng cá thể

3 Các yếu tố nguy cơ phổ biến trong MTLĐ và những ảnh hưởng đến SK NLĐ

5.6 Các yếu tố vật lý

5.6.1. Nhiệt độ cao

- Phát sinh từ các nơi có nguồn nhiệt lớn như: lò cao, lò nấu, lò luyện, nồihơi…

- Thường gặp trong các nghề như: luyện gang thép, lò gạch, dệt nhuộm…

- NLĐ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể bị say sóng, chuột rút, mệt lả…

5.6.3. Điện từ trường

- Phát sinh từ các dòng điện cao thế, các máy phát sóng, trạm tăng áp…

- Thường gặp trong ngành điện lực, bưu điện, viễn thông, các trạm rađa…

- Khi tiếp xúc điện từ trường NLĐ có thể bị suy nhược thần kinh, lở loét da,gây ung thư não hoặc ung thư máu…

5.6.4. Rung chuyển

Trang 34

- Phát sinh từ các thiết bị gây rung như: máy khoan, xe lu, sàn thiết bị…

- Thường gặp trong các ngành nghề như: khai thác khoáng sản, lái xe, xâydựng…

- AHSK gây tổn thương xương, khớp và các rối loạn vận mạch, tổn thươngcơ…

5.7 Các yếu tố hóa học

Các nguồn phát sinh: các hơi khí độc như CO hình thành do sự đốt cháy khônghoàn toàn các chất hữu cơ như: xăng, dầu, than, củi…khí SO2 hình thành do sự oxyhóa các hợp chất có chứa sulfur khi đốt nhiên liệu NO2 tạo ra bởi sự oxy hóa Nitơ ởnhiệt độ cao, sử dụng dung môi trong CN… Nguồn phát sinh các khí này từ các lòđốt, các nhà máy sản xuất hóa chất…các kim loại độc như: chì, kẽm, asen…phátsinh từ các cơ sở luyện kim, đúc kim loại Các dung môi phát sinh từ các cơ sở in,sản xuất giày dép…

Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây ngộ độc cấp tính có thể dẫn tới tử vong như ngạt

CO, gây nhiễm độc như: Benzen, chì, thủy ngân, Clo…gây bệnh ở đường hô hấpnhư: viêm phế quản mãn tính, viêm phổi Gây nhiễm độc toàn than như: tủy – cơquan tạo máu, gây ung thư, gây tổn hại lên da, lên niêm mạc…

- Vi khuẩn: đường hô hấp, đường ruột, đường da

- Virút: cúm, sởi, viêm gan…

- Ký sinh trùng: sán, giun…

- Côn trùng: muỗi, ruồi, gián

Trang 35

- Các yếu tố sinh học trên tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, thựcphẩm) nguồn phát sinh có thể từ các dịch sinh học (đờm, vãi, phân, máu…) củangười bệnh hoặc từ người khỏe mang mầm bệnh.

Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động là kết quả của sự tác động đột ngộtcủa các YTNH có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá hủy chức nănghoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể Khi NLĐ bị nhiễm độcđột ngột một lượng lớn hóa chất gây độc chết người hoặc hủy hoại chức năng củamột bộ phận cơ thể nào đó (nhiễm độc cấp tính) thì cũng được coi là TNLĐ

Nguyên nhân tại nạn lao động, có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNLĐ do chủquan hoặc do điều kiện khách quan

- Nguyên nhân kỹ thuật: kết cấu máy móc không phù hợp với nhân trắc NLĐ,thiếu các thiết bị che chắn, thiếu phòng ngừa quá tải, sử dụng phương tiệnbảo hộ cá nhân không phù hợp…

- Nguyên nhân do tổ chức lao động: bố trí chỗ làm không phù hợp (gò bó, chậthẹp), sắp đặt máy móc sai nguyên tắc an toàn, sắp xếp nguyên vật liệu khôngđảm bảo an toàn, không tổ chức huấn luyện ATLĐ

- Nguyên nhân do chủ quan của NLĐ: không tuân thủ các quy định ATLĐ,người chủ lao động không tuân thủ các quy định pháp luật về ATLĐ

Nguyên tắc xử lý những trường hợp TNLĐ

Đối với các cơ sở sản xuất

- Khai báo vụ TNLĐ với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương

- Giữ nguyên hiện trường TNLĐ cho đến khi có cơ quan thẩm quyền đến xemxét

- Cung cấp đầy đủ các chứng cứ có liên quan đến TNLĐ theo yêu cầu của cơquan điều tra TNLĐ

- Tạo điều kiện cho người làm chứng, liên quan khai báo và làm việc đầy đủvới đoàn điều tra tại nạn lao động

Đối với cơ quan điều tra TNLĐ

Trang 36

- Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ TNLĐ theo quy định pháp luật

- Gửi biên bản TNLĐ cho cơ sở sản xuất, người bị tai nạn, các cơ quan bảohiểm xã hội và các cơ quan liên quan khác trong thời hạn 5 ngày làm việc kể

từ ngày công bố biên bản điều tra TNLĐ

- Thông báo đầy đủ về TNLĐ trên các phương tiện truyền thông để cảnh báo

và ngăn chặn các TNLĐ tương tự

- Lưu giữ các hồ sơ TNLĐ có chết người trong thời hạn 15 năm và lưu giữ các

hồ sơ tai nạn lao động khác cho đến khi NLĐ nghỉ hưu

4 Yêu cầu của Quan trắc môi trường lao động

Kiểm tra việc tuân theo luật tại các cơ sở sản xuất (luật an toàn, VSLĐ, luật môitrường, nghị định thực hiện quan trắc MTLĐ, các quy định thanh kiểm tra…) nhằm:

- Biết rõ mức độ các yếu tố MTLĐ có vượt quá giới hạn cho phép không?

- Cung cấp số liệu cho hồ sơ xí nghiệp, hồ sơ y tế cơ sở sản xuất, kiểm soátcác yếu tố ô nhiễm môi trường trong nhà xưởng…

- Kiểm tra hiệu quả các biện pháp ATLĐ, bảo vệ sức khỏe…

- Đánh giá tiếp xúc

- Mức độ tiếp xúc và khả năng tác hại đến sức khỏe

- Xác định các yêu cầu, mục tiêu kiểm tra sức khỏe NLĐ

- Nhu cầu của test tiếp xúc (sinh hóa, huyết học, Xquang…)

Thiết kế chương trình chăm sóc SK công nhân, chương trình nâng cao SK tạinơi LV

- Kiểm soát, khống chế các yếu tố độc hại

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe công nhân

- Quản lý sức khỏe công nhân

Để đánh giá tổng hợp các yếu tố nguy cơ của MTLĐ ảnh hưởng đến SK ngườicông nhân, ta cần phải thiết kế đầy đủ các nội dung của một chương trình QTMTLĐ như sau:

Trang 37

- Xem xét tổ chức, quy trình lao động của cơ sở sản xuất

+ Giờ giấc lao động, nghỉ ngơi

+ Ca lao động, làm thêm giờ

+ Tính phù hợp của lao động với tâm sinh lý công nhân

+ Tư thế lao động

+ Gánh nặng lao động

+ Phương pháp tổ chức lao động

+ Tính hợp lý và tính vệ sinh của các cơ sở sản xuất nhà xưởng

- Xác định và đo lường các yếu tố vật lý trong MTLĐ

+ Các sóng điện từ: sóng viba, truyền thanh, truyền hình, vô tuyến

- Định lượng, xác định nồng độ các yếu tố hóa học trong MTLĐ

+ Các khí thải (NOx, SO2, H2S…)

+ Hơi hóa chất (Toluen, Phenol, Acetylen…)

+ Các loại bụi (hô hấp, silic…)

+ Khói thải trong nhà máy

- Xác định các yếu tố sinh vật trong MTLĐ

+ Vi sinh vật: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn…

+ Nấm: nấm mốc, nấm da…

+ Virút: viêm gan, cúm…

Trang 38

+ Côn trùng: muỗi, ruồi, gián…

Việc lấy mẫu đúng, chính xác và đảm bảo độ tin cậy có ý nghĩa quyết định trongquan trắc MTLĐ, ngoài việc đòi hỏi người lấy mẫu có các hiểu biết và được trang bị

kỹ năng đầy đủ, có đủ các dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu khi lấy mẫu cần chú ýmột số điểm chính như sau:

- Mẫu phải đại diện

- Mẫu phải chính xác

- Mẫu phải xác thực

- Chú ý thời gian tiếp xúc

- Tần số tiếp xúc

- Phải xác định được các vị trí chính cần lấy mẫu

- Cần thiết phải lấy mẫu theo ca, theo ngày, theo quy trình công nghệ

Ngoài ra còn tùy tính chất và yêu cầu của một chương trình quan trắc hay giámsát hay kiểm tra đột xuất…yêu cầu của cơ quan chức năng…việc lấy mẫu cũng cầnchú trọng tới:

- Lấy mẫu đơn: đánh giá tiếp xúc cá nhân

- Lấy mẫu hỗn hợp: đánh giá khả năng phơi nhiễm

- Thể tích mẫu cần lấy là bao nhiêu ?

- Thời gian cần thiết cho việc lấy mẫu là bao lâu ?

CÂU HỎI HỌC TẬP

1 MTLĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ như thế nào?

2 Trình bày các nhóm yếu tố có hại cần quan trắc trong MTLĐ?

3 Mục tiêu của một chương trình quan trắc MTLĐ là gì?

4 Trình bày các yêu cầu thiết yếu của một chương trình quan trắc MTLĐ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế, Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, NXB Y

học Hà Nội, 2012

Trang 39

2 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ.Quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thờigiờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ.

3 Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định chi tiết một

số Điều của Luật an toàn, VSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ;huấn luyện an toàn, VSLĐ và quan trắc MTLĐ

4 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định chi tiếtthi hành một số điều của luật an toàn, VSLĐ

5 Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn quản

lý VSLĐ và sức khỏe NLĐ

Trang 40

BÀI 3: KỸ THUẬT ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ VI KHÍ HẬU

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Học xong bài này học viên có khả năng:

1 Trình bày được phương pháp đo: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, vận tốc gió

2 Trình bày được phương pháp đánh giá kết quả quan trắc đối với yếu tố vi khíhậu (nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, vận tốc gió)

Vi khí hậu nơi sản xuất phụ thuộc vào tính chất làm việc và quy trình công nghệ,điều kiện thời tiết trong ngày và điều kiện khí tượng theo mùa, sự cải thiện điềukiện vi khí hậu của con người như điều hòa nhiệt độ, quạt, phun hơi nước,

Vi khí hậu nơi làm việc ngoài trời phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tại thời điểm

đo Căn cứ vào tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất, vi khí hậu được phân loạinhư sau:

- Vi khí hậu ổn định: tỏa nhiệt khoảng 20 Kcalo/m3/giờ

- Vi khí hậu nóng: tỏa nhiệt > 20 Kcalo/m3/giờ

- Vi khí hậu lạnh: tỏa nhiệt < 20 Kcalo/m3/giờ

Cơ thể con người là một vật thể luôn có sự trao đổi nhiệt để cân bằng nhiệt, làsinh vật ổn nhiệt, luôn có sự điều hòa thân nhiệt để giữ thân nhiệt ổn định trong bất

Ngày đăng: 21/05/2024, 13:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phân loại dãy tần số radio trong phổ điện trường - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 1 Phân loại dãy tần số radio trong phổ điện trường (Trang 60)
Bảng 1. Mức tiếp xúc cho phép với điện trường tại nơi làm việc Cường độ điện trường E - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 1. Mức tiếp xúc cho phép với điện trường tại nơi làm việc Cường độ điện trường E (Trang 65)
Bảng 1. Mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc Điện từ trường tần số cao  (1) - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 1. Mức cho phép cường độ điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc Điện từ trường tần số cao (1) (Trang 68)
Bảng 2. Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc Tần số - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 2. Mức tiếp xúc cho phép với điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc Tần số (Trang 69)
Bảng 2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta (Trang 88)
Bảng 3. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 3. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực (Trang 90)
Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau: - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau: (Trang 97)
Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc (Trang 98)
Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau: - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau: (Trang 99)
Bảng 1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc (Trang 117)
Bảng 4. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 4. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc (Trang 118)
Bảng 3. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 3. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi (Trang 118)
Bảng 5. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi than tại nơi làm việc - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Bảng 5. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi than tại nơi làm việc (Trang 119)
BẢNG HIỆU CHỈNH NHIỆT ĐỘ KẾT - TÀI LIỆU ĐÀO TẠO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
BẢNG HIỆU CHỈNH NHIỆT ĐỘ KẾT (Trang 131)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w