MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VỚI CÁC CÔNG TÁC TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI .... Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất bao gồm việc đánh giá công tác quản lý sử dụng đ
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm liên quan về đất đai
Theo Luật Đất đai năm 2013, Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, có ranh giới, vị trí diện tích cụ thể, gồm có những thuộc tính tương đối ổn định hoặc có tính chu kỳ, có thể dự đoán được ở hiện tại và tương lai gồm các yếu tố tự nhiên kinh tế-xã hội như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, thủy văn, con người,…
Theo FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations –
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc): Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất
Tác giả Docutraiep đã từng viết: Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố là: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động và biến đổi, phát triển Con người có tác động to lớn trong quá trình sử dụng đất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đất
Từ các định nghĩa trên đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có vị trí cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, động thực vật và các hoạt động sản xuất của con người
2.1.1.2 Khái niệm về sử dụng đất và loại hình sử dụng đất
- Theo FAO: Đất đai được sử dụng theo nhiều dạng khác nhau như:
+ Trực tiếp sản xuất: gồm các loại cây trồng, rừng,
+ Gián tiếp sản xuất: sử dụng trong công tác chăn nuôi
+ Mục đích bảo vệ: Chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài quý hiếm
+ Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt: Khu dân cư, công nghiệp, phát triển đô thị, giao thông và du lịch,
- Loại hình sử dụng đất:
+ Loại hình sử dụng đất chính: là sự phân chia việc sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở các phương thức:
Sử dụng đất nhờ nước tưới
- Kết hợp với các thuộc tính chính của yếu tố tự nhiên và sinh học, và phân chia sử dụng đất nông nghiệp ra thành các cây lâu năm, cây hàng năm, lâm nghiệp, đồng cỏ
+ Loại hình sử dụng đất: "Là loại hình đã được phân chia riêng biệt từ các loại hình sử dụng đất chính Nó là loại hình đặc biệt của sử dụng dụng đất được mô tả chi tiết và rõ ràng theo các thuộc tính nhất định như: Thuộc tính sinh học, quy trình sản xuất, đặc tính về quản lý đất đai ( sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kĩ thuật, ) và các đặc tính về kinh tế, kĩ thuật, xã hội, ( Định hướng thị trường, vốn đầu tư, thâm canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai”
Theo quy định tại thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm
Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác)
Đất lâm nghiệp bao gồm đất dành cho việc sản xuất rừng, đất để phòng hộ rừng và đất rừng đặc dụng Trong các loại đất này có đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất nuôi trồng thủy sản
Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác
- Đất cơ sở tôn giáo
- Đất cơ sở tín ngưỡng
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
- Đất có mặt nước chuyên dùng
- Đất phi nông nghiệp khác
Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây
Đất có mặt nước ven biển gồm đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản; đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn; đất mặt nước ven biển sử dụng vào mục đích khác
* Khái niệm về đánh giá đất
- Đánh giá đất đai là một quá trình nghiên cứu, phân tích tiềm năng đất đai: Đặc điểm, tính chất của mỗi loại đất, khả năng thích hợp của mỗi loại sử dụng đất, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các loại sử dụng đất ấy, từ đó đề xuất quá trình sử dụng đất đai theo hướng hiệu quả cao và bền vững (
Trích Giáo trình đánh giá đất)
* Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
"Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) Từ đó rút ra những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất, làm cơ sở để đề ra những quyết định sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng đất một cách đúng mức, theo hướng bền vững" ( Trích Giáo trình đánh giá đất)
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Để nâng cao và giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì qua đó Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật quy định về việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất như:
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Nghị Quyết số 866/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lai Châu
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Nghị Định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai -Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 sửa đổi 1 số nghị định hướng dẫn luật đất đai
-Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
-Thông tư 02/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn thi hành nghị định NĐ 43/2014/NĐ-CP
Căn cứ Nghị Quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu, các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên đã tiến hành thành lập và sát nhập thôn, bản, khu phố.
- Nghị Quyết số 29/2019/NQ-HĐND ngày 08/10/2019 của HĐND tỉnh Lai Châu về việc thành lập, đặt tên tổ dân phố thuộc thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ và sáp nhập, đặt tên bản thuộc huyện Tam Đường
- Hồ sơ các loại quy hoạch hiện có trên địa bàn thị trấn
- Hồ sơ thống kê đất đai các năm 2019, 2020, 2021,2022 của thị trấn Tam Đường.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1.Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới
Trong những năm đổ lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ của dân số đã gây ra áp lực rất lớn đối với đất đai Để giảm thiểu một cách tối đa sự thoái hóa tài nguyên đất do việc khai thác quá mức, sự thiếu trách nhiệm và hiểu biết của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững trong tương lai Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và dần được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển
2.3.2.Tình hình nghiên cứu về đất đai ở Việt Nam
+ Theo mục đích sử dụng, cần đánh giá thực trạng của từng quỹ đất ( đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng) Mỗi loại đất trên cần đánh giá theo diện tích, tỷ lệ phần trăm cơ cấu, so sánh đối chiếu với toàn vùng hoặc các địa phương có các điều kiện tương đồng để từ đó nhận định về tính hợp lý tổng phân bổ quỹ đất
Tình trạng ô nhiễm đất đai tại Việt Nam đang là một vấn đề đáng báo động và cần được quan tâm hơn bao giờ hết Diện tích đất tự nhiên của nước ta khoảng 33 triệu ha, trong đó hơn 22 triệu ha đang sử dụng, chiếm đến 68,83% tổng quỹ đất Còn lại, hơn 10 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm
33,04% diện tích đất tự nhiên Đáng chú ý là diện tích đất nông nghiệp chỉ hơn 8 triệu ha, chiếm 26,1% tổng diện tích đất tự nhiên
Theo báo cáo và đánh giá của Cục Môi trường Việt Nam, tình trạng chất lượng đất đai tại các khu vực đô thị của Việt Nam đa phần đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Nguyên nhân chủ yếu là do lượng chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt bị xả ra môi trường một cách bừa bãi Ngày nay, trên các con phố, hình ảnh túi rác thải vứt bừa bãi trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như chất lượng đất xung quanh Thực tế là Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, nơi mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, và quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến việc đất rất dễ bị rửa trôi, xói mòn, ít chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thoái hóa đất nghiêm trọng Ô nhiễm đất không chỉ diễn ra ở các khu vực đô thị đông dân cư như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mà còn lan rộng ra cả các vùng nông thôn
Tại Hà Nội, ô nhiễm môi trường đất chủ yếu do hàm lượng kim loại nặng từ quá trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ở những khu vực đô thị và làng nghề như An Khánh, Làng nghề dệt vải Hà Đông, Khu đô thị Nam Thăng Long,
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động với lượng chất thải khổng lồ từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt và nông nghiệp Cụ thể, tại Hóc Môn, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng vượt ngưỡng cho phép tới 25 lần, lên tới 100 - 150 lít/ha/năm Tình trạng ô nhiễm cũng nghiêm trọng ở các khu công nghiệp, nơi thải ra môi trường 600.000 m3 nước thải mỗi ngày Ô nhiễm môi trường đất gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất đai, đời sống và sức khỏe người dân.
Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất đai Quá trình này làm thay đổi cấu trúc đất, khiến đất dễ bị xói mòn và mất chất dinh dưỡng trong điều kiện mưa lớn Nghiêm trọng hơn, ô nhiễm đất có thể hủy hoại tiềm năng khai thác của đất, gây thiệt hại đáng kể cho nền nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tiếp xúc với môi trường đất bị ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh như ung thư, bệnh gan, nhiễm độc và các bệnh khác liên quan đến hệ thống hô hấp Đặc biệt, trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với đất ô nhiễm, có thể gặp phải nguy cơ dị tật bẩm sinh, rối loạn hô hấp và các vấn đề sức khỏe ngoài da
- Ảnh hưởng đến nguồn nước: Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nguồn nước ngầm Hệ thống thẩm thấu của đất bị nhiễm độc và làm giảm chất lượng nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước dự trữ quan trọng cho con người Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì hầu hết lượng nước sử dụng hàng ngày trong sinh hoạt đến từ nguồn nước ngầm
- Ảnh hưởng tới các loài động vật: Ô nhiễm đất cản trở và thay đổi môi trường sống tự nhiên của nhiều loài động vật Điều này đòi hỏi chúng phải di chuyển tới các khu vực mới để sinh sống, tuy nhiên, không tất cả các loài có thể thích nghi và số lượng động vật chết do thiếu nguồn thực phẩm và môi trường sống phù hợp
Hiện nay, việc xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đất vẫn chưa có giải pháp hoàn hảo, nhưng có thể áp dụng các biện pháp hạn chế và giảm thiểu vấn đề này
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đất, các cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mối nguy hại của vấn đề này Việc tăng cường ý thức bảo vệ môi trường đất và môi trường nói chung sẽ góp phần vào nỗ lực chung trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đất.
- Sử dụng phân bón hữu cơ: Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp Bộ Nông Nghiệp cần khuyến khích người nông dân áp dụng các loại phân bón hữu cơ để giảm thiểu các độc tố thấm vào lòng đất
- Bảo vệ rừng và trồng cây phủ xanh: Rừng cây đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường Việc mở rộng diện tích trồng cây và ngăn chặn phá rừng giúp giữ gìn môi trường tự nhiên và giảm thiểu ô nhiễm đất
- Ưu tiên sử dụng sản phẩm hữu cơ: Khuyến khích người nông dân sử dụng các sản phẩm hữu cơ thay vì các hóa chất như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong quá trình trồng trọt
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐİ TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHİÊN CỨU
- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Tam Đường – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu.
ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thị trấn Tam Đường – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu
- Thời gian nghiên cứu: từ 10/6/2023 – 10/10/2023
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2022 thị trấn Tam Đường
Đánh giá biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2020 – 2022 của thị trấn Tam Đường
Định hướng, chỉ tiêu sử dụng đất của thị trấn Tam Đường.
QUAN ĐİỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHİÊN CỨU
3.4.1 Các quan điểm nghiên cứu Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người Sự thay đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất,
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, số liệu: Được sử dụng để tiến hành điều tra thu thập các số liệu đất đai từ thực địa rồi so sánh, đối chiếu với các số liệu đất đai trong hồ sơ địa chính và tiến hành điều vẽ trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các tài liệu và số liệu thu thập, sau khi phân tích đánh giá chất lượng tài liệu và kiểm tra đối soát với thực địa, tiến hành xử lý và tổng hợp thông tin bằng các phần mềm chuyên dụng để hình thành nên các biểu mẫu số liệu diện tích đất đai năm 2022
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Từ các số liệu thu thập được đưa ra các tổng hợp hiện trạng, phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất
- Phương pháp bản đồ: Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2019 bằng các phần mềm chuyên ngành
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo, kế thừa các thông tin đã được nghiên cứu và công bố.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU
4.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên
Thị trấn Tam Đường là khu trung tâm hành chính của huyện Tam Đường, là nơi tập trung đông khu dân cư, các cơ quan, ban ngành Thị trấn cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 30km về phía Đông Bắc, theo hướng quốc lộ 4D, có tổng diện tích tự nhiên là 1.964,34 ha, chiếm 2,61% so với tổng diện tích của huyện Tam Đường Thị trấn Tam Đường có tọa độ địa lý như sau: 22⁰19’19’’B 103⁰37’22’’N
Thị trấn Tam Đường có các vị trí tiếp giáp với các lãnh thổ liền kề là:
- Phía Đông giáp xã Bình Lư, huyện Tam Đường
- Phía Tây giáp xã Bản Hon, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường
- Phía Nam giáp xã Bình Lư, huyện Tam Đường
- Phía Bắc giáp xã Hồ Thầu và xã Bình Lư, huyện Tam Đường
Nhờ vào vị trí thuận lợi, là trung tâm của huyện Tam đường – cửa ngõ của tỉnh Lai Châu nên thị trấn có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa liên kết các vùng núi Tây Bắc tới các vùng trung tâm kinh tế lớn của cả nước Mặt khác, trên địa bàn còn có tuyến quốc lộ 4D, quốc lộ 32 chạy qua tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Hình 4.1 Vị trí địa lý của thị trấn Tam Đường 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Thị trấn Tam Đường có địa hình khá phức tạp vì nằm ở vị trí trung tâm của huyện Địa hình của thị trấn Tam Đường được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Phía Đông Bắc là dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài hơn 80km với đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m Phía Đông Nam là dãy núi Pu Sam Cáp dài khoảng 60km, xen kẽ giữa những dãy núi là những dòng sông, suối, các mạch chảy ngầm và các thung lũng, hang động Caster
4.1.1.3 Khí hậu và thời tiết
Thị trấn Tam Đường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8, lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm/năm, cao nhất là 2.500mm/năm và có xuất hiện mưa đá Mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh, ít mưa, lạnh và thường xuyên xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12 và tháng 1 Sương mù bình quân xuất hiện 20 ngày/năm, sương muối thường xuất hiện từ 10-15 ngày/năm
Nhiệt độ trung bình năm rơi vào từ 23-27⁰C, nhiệt độ cao nhất là 35⁰C, nhiệt độ thấp nhất có thể rơi xuống dưới 5⁰C Độ ẩm không khí trung bình là 85%, độ ẩm thấp nhất khoảng 56%
Thị trấn Tam Đường sở hữu điều kiện khí hậu cho phép phát triển đa dạng hệ thực vật từ ôn đới đến nhiệt đới Tuy nhiên, khí hậu cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế xã hội do thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ lụt, sạt lở.
Hệ thống sông suối trên địa bàn thị trấn Tam Đường cũng vô cùng phong phú và được phân bố đồng đều với hai hệ thống sông suối chính đó là:
Suối Nà Đa bắt nguồn từ xã Hồ Thầu và chảy tới suối Nậm Pe Dòng chảy này cung cấp nước cho cánh đồng bản Nà Đa và cánh đồng Bình Lư.
- Suối Nậm Tung chảy từ thác Tắc Tình ra suối Nậm Pe, cung cấp nước dành cho cánh đồng Nậm Tường
Ngoài ra còn có thác Tác Tình chảy từ rừng đầu nguồn và là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận
Thị trấn Tam Đường thuộc khu vực miền núi, có mật độ dân số không cao vì thế nền công nghiệp nơi đây chưa được đầu tư và phát triển mạnh nên mức độ môi trường nơi đây chưa thực sự được tối ưu hóa dẫn đến mức đáng lo ngại Địa bàn có nhiều sông, suối, hồ đập, các khu rừng phòng hộ, các điểm du lịch, trong đó nhiều khu vực vẫn còn giữ được nét tự nhiên tạo nên những cảnh quan đẹp, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi Tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề về môi trường đang được đặt ra và cần quan tâm giải quyết đó là môi trường sinh thái, nguồn nước và rác thải
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế a) Lĩnh vực nông nghiệp
Với tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 610/599 ha đạt 101,8% kế hoạch, tăng 11 ha Tổng sản lượng lương thực 3.034,5/2.956,4 tấn đạt 102,6
- Lúa: Thực hiện 428/428 ha, đạt 100 % kế hoạch, sản lượng 2.311,2 tấn đạt 101,6 % kế hoạch, giảm 25,44 tấn, trong đó:
- Ngô: Thực hiện 182/171 ha đạt 106,4% so với kế hoạch, sản lượng 723,3 tấn, đạt 106,1% kế hoạch, tăng 16,34 tấn, trong đó:
+ Mía: Thực hiện 13/10 ha, đạt 130% sở kế hoạch, năng suất 500 tạ/ha, sản lượng 650 tấn
+ Rau, củ, quả các loại: Thực hiện 65/65 ha, đạt 100% so kế hoạch; sản lượng 218,9 tấn
+ Chè: Thực hiện 49,2/49,2 ha, trong đó: Chè trồng mới 5,2 ha, chè kinh doanh 44 ha, sản lượng chè búp tươi 264 tấn đạt 100 % kế hoạch
+ Cây ăn quả: Thực hiện 55,59/55,59 ha, đạt 100% so kế hoạch, trong đó: Diện tích chăm sóc 14,59 ha; diện tích thu hoạch 41 ha, sản lượng đạt 143,5 tấn
+ Thảo quả: Tổng diện tích 21,6 ha, trong đó: Diện tích chăm sóc 10,6 ha, diện tích cho thu hoạch 11 ha, sản lượng đạt 2,64 tấn
- Chăn nuôi: Theo số liệu thống kê năm 2022 trên địa bàn thị trấn, tổng đàn gia súc hiện có 2.591/3.923 con, đạt 66% sở kế hoạch, trong đó: trâu có
478 con, lợn có 2.102 con, dê có 6 con, ngựa có 5 con Tổng đàn gia cầm 81.210 con đạt 100 % so kế hoạch
- Thuỷ sản: Thực hiện 23,4/23,4 ha đạt 100% kế hoạch; sản lượng 73 tấn đạt 100% kế hoạch Cụ thể như sau:
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi, thủy sản thị trấn Tam Đường năm 2022
TT VẬT NUÔI ĐƠN VỊ NĂM 2022
1 Tổng đàn gia súc Con 2.591
2 Tổng đàn gia cầm Con 81.210
3.1 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản Ha 23,4
( nguồn Công ty CP ứng dụng công nghệ TN&MT tp Lai Châu)
Theo số liệu quản lý về đất đai năm 2022 thì trên địa bàn thị trấn Tam Đường, diện tích đất lâm nghiệp là 838,23ha; chiếm 42,67% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất rừng sản xuất có diện tích là 340,39ha; chiếm 17,33% so với tổng diện tích tự nhiên
- Đất rừng phòng hộ có diện tích là 497,83ha; chiếm 25,34% so với tổng diện tích tự nhiên
Các Mô hình, Dự án
Các đơn vị trên địa bàn thị trấn đã tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chăm sóc, theo dõi, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng tại các mô hình đã triển khai năm 2022:
- Mô hình cây gai: Công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước liên doanh, liên kết với người dân thực hiện quy mô 0,7 ha tại 01 hộ, bản Nà Đa, cơ cấu giống AP1
- Mô hình cây mía đường: Thực hiện liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với người dân thực hiện quy mô 2,1 ha tại 02 hộ trên địa bàn thị trấn (bản Nà Đa 1,6 ha, Bình Luông 0,5 ha) b) Thương mại dịch vụ, thu chi ngân sách
Phối hợp với tổ chức kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về hoạt động thương mại trên địa bàn, phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm Khuyến khích nhân dân phát triển các loại hình thương mại trên địa bàn, buôn bán tại chợ trung tâm thị trấn Tổng giá trị sản xuất năm 2022 đạt 26/26 tỷ, đạt 100% kế hoạch
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2020-2022 CỦA THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG
4.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2022
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2022, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 1.964,34ha, có 988 khoanh đất, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 1.546,75ha, chiếm 78,74% tổng diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: 184,81ha, chiếm 9,41% tổng diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 232,79ha, chiếm 11,85% tổng diện tích tự nhiên Được thể hiện như sau :
Hình 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2022
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2022
TT Loại đất Mã Diện tích
1 Đất nông nghiệp NNP 1.546,75 78,74 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 679,47 34,59
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 572,32 29,14
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 204,26 10,40 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 107,15 5,45
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 340,39 17,33
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 497,83 25,34
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - -
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 24,31 1,24
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 4,74 0,24
( nguồn Công ty CP ứng dụng công nghệ TN&MT tp Lai Châu)
Qua số liệu bảng trên, ta thấy trong đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: a) Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của thị trấn năm 2022 là: 1.546,75 ha chiếm 78,74% diện tích tự nhiên Trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân trong nước (GDC) sử dụng 984,94 ha, chiếm 63,68% diện tích đất nông nghiệp
- Tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng 42,59 ha, chiếm 2,75% diện tích đất nông nghiệp
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng 8,05 ha, chiếm 0,52% diện tích đất nông nghiệp
- Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) sử dụng 502,57 ha, chiếm 32,49% diện tích đất nông nghiệp
- Ủy ban nhân dân cấp xã (UBQ) quản lý 8,60 ha, chiếm 0,56% diện tích đất nông nghiệp b) Đất sản xuất nông nghiệp:
Có diện tích là 679,47ha, chiếm 34,59% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 43,93% diện tích đất nông nghiệp c) Đất lâm nghiệp
Có diện tích là 838,23ha, chiếm 42,67% tổng diện tích tự nhiên d) Đất nuôi trồng thủy sản
Có diện tích là 24,31ha, chiếm 1,24% tổng diện tích tự nhiên, chiếm 1,57% diện tích đất nông nghiệp e) Đất nông nghiệp khác
Có diện tích là 4,74ha, chiếm 0,24% tổng diện tích tự nhiên, chiếm 0,31% diện tích đất nông nghiệp
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2022
TT Loại đất Mã Diện tích
2 Đất phi nông nghiệp PNN 184,81 9,41
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT - -
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 45,54 2,32
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 8,49 0,43
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 16,12 0,82
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2,50 0,13
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 69,55 3,54
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON - -
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN - -
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 5,98 0,30
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 30,17 1,54
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC - -
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,49 0,13
( nguồn Công ty CP ứng dụng công nghệ TN&MT tp Lai Châu)
Qua số liệu bảng trên, ta thấy trong đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: a) Đất phi nông ghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp của thị trấn năm 2022 là 184,81 ha, chiếm 9,41% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân trong nước(GDC) sử dụng: 45,54 ha, chiếm 24,64% diện tích đất phi nông nghiệp
- Tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 3,13 ha, chiếm 1,69% diện tích đất phi nông nghiệp
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 27,59 ha, chiếm 14,93% diện tích đất phi nông nghiệp
- Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) sử dụng: 13,47 ha, chiếm 7,29% diện tích đất phi nông nghiệp
- UBND cấp xã (UBQ) quản lý: 61,60 ha, chiếm 33,33% diện tích đất phi nông nghiệp
- Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác (TKQ) quản lý: 33,49 ha, chiếm 18,12% diện tích đất phi nông nghiệp b) Đất ở
Có diện tích là 679,47ha, chiếm 45,54% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 24,64% diện tích đất phi nông nghiệp c) Đất chuyên dùng
Có diện tích là 100,63ha, chiếm 5,12% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 54,45% diện tích đất phi nông nghiệp d) Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NTH
Có diện tích là 5,98%, chiếm 0,30% tổng diện tích tự nhiên, chiếm 3,23% diện tích đất phi nông nghiệp e) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Có diện tích là 30,17ha, chiếm 1,54% tổng diện tích tự nhiên, chiếm 16,33% diện tích đất phi nông nghiệp f) Đất phi nông nghiệp khác
Có diện tích là 2,49ha, chiếm 0,13% tổng diện tích tự nhiên, chiếm 1,35% diện tích đất phi nông nghiệp
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng năm 2022
TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
3 Đất chưa sử dụng CSD 232,79 11,85
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS - -
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 232,79 11,85
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - -
( nguồn Công ty CP ứng dụng công nghệ TN&MT tp Lai Châu)
Diện tích đất chưa sử dụng của thị trấn năm 2022 là 232,79 ha, chiếm 11,85% tổng diện tích tự nhiên, toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng đều là đồi núi Đất đồi núi chưa sử dụng: 232,79 ha, chiếm 11,85% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
Hộ gia đình cá nhân trong nước(GDC) sử dụng 43,61 ha, chiếm 18,73% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng
Tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng 36,49 ha, chiếm 15,67% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng
Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) sử dụng 27,06 ha, chiếm 11,62% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng
UBND cấp xã (UBQ) quản lý 125,64 ha, chiếm 53,97% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng
4.2.2 Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2020 – 2022
Năm 2022, tổng diện tích tự nhiên của thị trấn Tam Đường là 1.964,34ha; tăng thêm 180,03ha so với năm 2020 (1.784,31ha)
Tổng tăng thêm 212,71ha, trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ tăng thêm 142,25ha thuộc khu PuTaLeng giáp ranh với xã Hồ Thầu
+ Đất nông nghiệp tăng thêm 43,80ha giáp ranh với xã Hồ Thầu chạy từ QL4D về 2 phía giáp với đất rừng
+ Đất rừng sản xuất tăng thêm 6,96ha; đất chưa sử dụng giáp ranh với xã Bình Lư phía trên nghĩa trang Cò Lá
+ Vị trí thuộc cánh đồng Cò Lá tăng thêm 3,54ha; Máy Đường bản Nà Đon giáp ranh với xã Bình Lư
+ Tăng thêm 15,86ha ở các vị trí khác
Tổng giảm đi 32,68ha; trong đó:
+ Vị trí đất nhà ông Hoẳng giảm đi 9,88ha đất rừng giáp ranh với xã Bình Lư
+ Vị trí đầu nguồn giáp ranh với xã Bình Lư đoạn ngã ba địa giới Hồ Thầu - Bình Lư – thị trấn giảm 22,80ha
Bảng 4.5.Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2020 – 2022
TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2022
Tổng diện tích đơn vị hành chính
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 679,47 608,76 70,71
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 572,32 534,28 38,04
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 204,26 199,46 4,80
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 107,15 74,49 32,66
TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2022
Tăng (+) Giảm (-) 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 838,23 705,63 132,60
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 340,39 349,74 -9,35 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 497,83 355,89 141,94
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - -
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 24,31 23,03 1,28
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 4,74 4,65 0,09
2 Đất phi nông nghiệp PNN 184,81 174,04 10,77
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT - - -
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 45,54 44,46 1,08
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 8,49 8,31 0,18
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 16,12 16,10 0,02
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
2.2.6 Đất sử dụng vào CCC 69,55 64,40 5,15
TT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2022
Tăng (+) Giảm (-) mục đích công cộng
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON - - -
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN - - -
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 30,17 24,94 5,23
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC - - -
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,49 4,58 -2,09
3 Đất chưa sử dụng CSD 232,79 268,20 -35,41
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS - - -
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 232,79 268,20 -35,41
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - - -
( nguồn Công ty CP ứng dụng công nghệ TN&MT tp Lai Châu) a) Đất nông nghiệp
Năm 2022, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là 1.546,75ha so với năm 2020 (1.342,07ha), cụ thể các loại đất như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp:
Năm 2022, đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 679,47ha; tăng thêm 70,71ha so với năm 2020 (608,76ha), cụ thể:
- Đất trồng cây hàng năm:
Diện tích năm 2022 là 572,32ha tăng thêm 38,04ha so với năm 2020 (534,28ha), cụ thể như sau:
Diện tích năm 2022 là 368,06ha tăng thêm 33,24ha so với diện tích năm
Tăng thêm 59,30 ha do chuyển từ các loại đất sau sang:
+ 15,96ha đối với đất trồng cây hàng năm khác do bổ sung thêm một số vị trí của đất lúa hiện trạng thuộc khu vực bản Thác Tình
+ 1,07ha đối với đất trồng cây lâu năm do điều chỉnh ranh giới đối với một số vị trí đất trồng chè hiện trạng khu vực bản Thác Tình và nghĩa trang bản Máy Đường
Theo thực tế sử dụng, 2,25 ha đất nằm trong khu vực lâm nghiệp tại bản Thác Tình và nghĩa trang Máy Đường sẽ được bóc tách khỏi diện tích đất lúa hiện trạng để chuyển đổi thành đất rừng sản xuất.
+ 0,27ha đối với đất rừng phòng hộ do bóc tách diện tích đất lúa hiện trạng thuộc khu vực đất lâm nghiệp theo thực tế sử dụng thuộc khu vực phía trên bản Thác Tình ranh giới giữa rừng sản xuất và rừng phòng hộ
+ 1,62ha đối với đất nuôi trồng thủy sản do có sự điều chỉnh ranh giới giữa giữa một số vị trí đất ao hiện trạng thuộc khu vực bản Bình Luông và bản Sân Bay
+ 0,47 đối với đất ở tại đô thị do bóc tách diện tích đất trồng lúa xen kẽ ở trong khu dân cư thuộc khu ở các bản nằm ngoài hạn mức đất ở tại các bản Mường Mớ, bản Mường Cấu, bản Sân Bay
+ 0,11ha đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp do xác định lại ranh giới theo hiện trạng
+ 2,47ha đối với đất có mục đích công cộng do xác minh lại ranh giới hiện trạng các tuyến đường theo thực tế
+ 0,05ha đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT do khoanh vẽ điều chỉnh ranh giới nghĩa trang thuộc bản Tiên Bình
+ 3,42ha đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối do khoanh vẽ có sự điều chỉnh tại suối Nà Đa, suối Tiên Bình
+ 5,54ha đối với đất đồi núi chưa sử dụng do sự khai hoang của người dân tại khu vực bản Thác Tình giáp với xã Hồ Thầu và khu vực cánh đồng Nà Đa + Tăng thêm 26,07ha do điều chỉnh địa giới hành chính giáp với xã Hồ Thầu
Giảm đi 26,06ha do có sự chuyển đổi sang các loại đất sau:
+ 6,93ha đối với đất trồng cây hàng năm khác do một số vị trí của đất lúa trồng một vụ thuộc bản Thác Tình vì thiếu đi nguồn nước tưới tiêu nên người dân chuyển sang trồng cây hàng năm
+ 5,86ha đối với đất trồng cây lâu năm, do không đủ nguồn nước tưới tiêu ở khu vực bản Thác Cạn nên chuyển sang trồng chè có chất lượng cao + 2,15ha đối với đất rừng sản xuất do khoanh vẽ lại hiện trạng đất lúa theo thực tế ở khu vực phía trên bản Thác Tình
+ 2,02ha đối với đất nuôi trồng thủy sản do xác định lại loại đất theo hiện trạng thuộc khu vực các bản Sân Bay, Bản Bình Luông
Quy hoạch sử dụng đất tại Đất ở tại đô thị tăng thêm 1,58ha tại khu vực đối diện nhà văn hóa bản Thác Cạn và khu vực nhà máy nước Tam Đường do xác định lại ranh giới đất ở hiện trạng.
+ 0,05ha đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp do xây dựng nhà văn hóa bản Thác Tình
+ 0,21ha đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do xây dựng nhà máy nước sinh hoạt thuộc thị trấn Tam Đường
+ 2,00ha đối với đất có mục đích công cộng do xây dựng tuyến đường nội đồng bản Hô Ta
+ 5,03ha đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối do khoanh vẽ điều chỉnh suối Tắc Tình, suối Nà Đa theo đúng hiện trạng
+ 0,22ha đối với đất núi chưa sử dụng do có sự điều chỉnh ranh giới theo hiện trạng
- Đất trồng cây hàng năm khác:
Diện tích năm 2022 là 204,26ha tăng 4,80 ha so với diện tích năm 2020 (199,46ha)
Tăng thêm 57,50ha do chuyển từ các loại đất sau sang:
+ 6,93ha đối với đất trồng lúa do khoanh vẽ theo hiện trạng thực tế sử dụng từ trước theo đúng khu vực thuộc khu vực bản Thác Tình
+ 0,50ha đối với đất trồng cây lâu năm do khoanh vẽ theo hiện trạng thực tế sử dụng từ trước theo đúng hiện trạng thuộc khu vực bản Thác Cạn, bản Máy Đường
+ 17,08ha đối với đất rừng sản xuất do bóc tách phần đất cây hàng năm theo hiện trạng người dân đã canh tác nương rẫy từ trước và do sự thay đổi ranh giới của đất lâm nghiệp theo kiểm kê rừng năm 2019 thuộc khu vực bản Thác Tình, bản Thác Cạn thi một số vị trí là đất lâm nghiệp đã bị thay đổi + 3,65ha đối với đất rừng phòng hộ do bóc tách phần đất cây hàng năm theo hiện trạng người dân đã canh tác nương rẫy từ trước và do sự thay đổi ranh giới của đất lâm nghiệp theo kiểm kê rừng năm 2019 thuộc khu vực bản Thác Tình, bản Thác Cạn thì một số vị trí là đất lâm nghiệp đã bị thay đổi + 1,07ha đối với đất nuôi trồng thủy sản do xác định lại loại đất ở một số khu vực thuộc bản Bình Luông, bản Cò Lá vì không còn nuôi trồng thủy sản + 4,90ha đối với đất ở tại đô thị do có sự xác định lại hạn mức đất ở trong khu vực dân cư thuộc khu vực dọc theo QL4D
+ 0,12ha đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp do sự bóc tách phần đất cây hàng năm trong đất giáo dục do chưa thu hồi đất khu vực trường học Bình Luông
Phần diện tích đất được điều chỉnh là 1,0ha thuộc đất công cộng do xác định lại ranh giới của các tuyến đường nội đồng trong bản Thác Tình Ngoài ra, có 2,45ha thuộc đất sông, suối do xác định lại ranh giới dòng chảy của suối Thác Tình và suối Nà Đa.
+ 0,14ha đối với đất phi nông nghiệp khác do xác định lại ranh giới theo hiện trạng thuộc khu đất sau chợ Trung Tâm
+ 15,46ha đối với đất đồi núi chưa sử dụng do người dân đã khai hoang đất làm nương rẫy thuộc khu vực bản Thác Tình
+ Tăng 4,22ha do điều chỉnh địa giới hành chính có vị trí giáp ranh với xã Hồ Thầu
Giảm đi 52,70ha do chuyển từ các loại đất sau sang:
+ 15,96ha đối với đất trồng lúa do bổ sung thêm một số vị trí đất lúa theo hiện trạng thuộc khu vực bản Thác Tình
+ 10,82ha đối với đất trồng cây lâu năm được chuyển sang trồng chè có chất lượng cao thuộc khu vực bản Thác Cạn theo dự án mô hình trồng chè chất lượng cao của phòng nông nghiệp
+ 12,75ha đối với đất rừng sản xuất do khanh vẽ lại hiện trạng đất cây hàng năm theo thực tế thuộc khu vực phía trên bản Thác Tình
+ 2,72ha đối với đất nuôi trồng thủy sản do xác định lại loại đất theo hiện trạng khu vực thuộc bản Sân Bay và bản Bình Luông
ĐỊNH HƯỚNG, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG
4.3.1 Quan điểm sử dụng đất Đối với ngành kinh tế - xã hội, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc và miền núi, quan tâm đầu tư phát triển vùng sâu vùng xa
Tối ưu quỹ đất phục vụ mục đích kinh tế, chấm dứt tình trạng đất trống đồi trọc Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ pháp luật Quy hoạch và phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, tăng cường trồng rừng và cây lâu năm để nâng cao độ che phủ, đảm bảo giữ gìn đất dốc.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, do khả năng mở rộng sản xuất bị hạn chế, vì vậy phát triển nông lâm nghiệp của huyện Tam Đường phải dựa chủ yếu vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ Duy trì ổn định diện tích đất trồng lúa, hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các công trình dự án (thực hiện theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa), phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm cũng như các loại cây hàng năm nhằm đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn
Việc mở rộng và phát triển các khu dân cư phải đáp ứng được yêu cầu: thuận tiện giao lưu kinh tế, văn hóa; thuận lợi trong sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế gia đình; hình thành các cụm điểm kinh tế, phát triển các khu vực thị tứ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn cũng như tạo tiền đề để tiến hành xây dựng nông thôn mới sau này
Trong cơ cấu sử dụng đất chung, cần dành một tỷ lệ thích đáng và hợp lý cho các mục đích chuyên dùng, ưu tiên phát triển, hình thành các khu công nghiệp tập trung, tăng cường về cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng nhằm vừa để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vừa tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân Tận dụng diện tích đất chưa sử dụng để bố trí cho nhu cầu xây dựng các công trình, nhằm hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang cho các mục đích này
Kết hợp khai thác sử dụng đất với nhiệm vụ bồi dưỡng, tái tạo, góp phần làm tăng độ màu mỡ cho đất, chống suy thoái đất Liên kết lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, đảm bảo sử dụng đất bền vững lâu dài.
Ngoài ra việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh, quán triệt phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
4.3.2 Định hướng sử dụng đất
Từ những tiềm năng, lợi thế so sánh, thời cơ cùng thách thức hiện tại; thị trấn đã đề ra mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn xa hơn như sau:
- Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của thị trấn phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả huyện và các xã lân cận để tạo ra sự phân công hợp tác chặt chẽ trong một cơ cấu thống nhất
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông
- lâm sản, công nghiệp khai thác và công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu Phát triển mạnh và đa dạng khu vực dịch vụ, nâng tỷ trọng trong GDP, nhất là các lĩnh vực thương mại Đồng thời tiếp tục phát triển nông nghiệp bền vững, gắn kết ngay từ đầu với công nghiệp, dịch vụ để nâng cao hiệu quả trong sản xuất theo tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển công nghiệp gắn với nguyên liệu và phát triển đô thị
- Xây dựng thị trấn Tam Đường trở thành trung tâm về kinh tế, với chức năng phát triển công nghiệp, thương mại;
- Phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, định canh định cư, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ đặc biệt là cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc ít người, cán bộ nữ, thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giúp đỡ đồng bào các dân tộc ít người ổn định cuộc sống, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn nhằm hạn chế lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất
Chỉ tiêu sử dụng đất của thị trấn Tam Đường là:
Bảng 4.6 Chỉ tiêu sử dụng đất thị trấn Tam Đường
STT Chỉ tiêu Mã loại đất
Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1.964,34 100
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 103,95 5,29 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 166,54 8,47
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 97,41 4,95
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 398,91 20,30
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - -
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 484,44 24,66
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 23,35 1,18
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 3,24 0,16
2 Đất phi nông nghiệp PNN 282,48 14,38
2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 3,13 0,15
2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 1,77 0,09 2.5 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - -
2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 141,81 7,21 Đất giao thông DGT 82,36 4,19 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 2,66 0,13 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 3,55 0,18 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 10,05 0,51 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 3,44 0,17 Đất công trình năng lượng DNL 19,76 1,00 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,63 0,03 Đất thủy lợi DTL 19,05 0,96 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH - - Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH - - Đất chợ DCH 0,31 0,01
2.7 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT - -
2.8 Đất danh lam thắng cảnh DDL 8,10 0,41
2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 4,00 0,20
2.1 Đất ở tại nông thôn ONT - -
2.11 Đất ở tại đô thị ODT 53,19 2,70
2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 9,55 0,48 2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,48 0,02
2.14 Đất cơ sở tôn giáo TON - -
2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩ a địa NTD 5,88 0,29 2.16 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX - -
2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH - -
2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 3,51 0,17 2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 25,10 1,27
2.2 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC - -
2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,84 0,09
3 Đất chưa sử dụng CSD 156,42 7,96
4 Đất khu công nghệ cao KCN - -
5 Đất khu kinh tế KKT - -
1 Khu vực chuyên trồng lúa nước KVL 103,95 5,29
2 Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm KVN 97,41 4,95
3 Khu vực rừng phòng hộ KPH 398,91 20,30
4 Khu vực rừng đặc dụng KDD -
5 Khu vực rừng sản xuất KSX 484,44 24,66
6 Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp KKN - -
7 Khu đô thị-thương mại-dịch vụ KDV - -
9 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn KON - -
(Nguồn: Phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện