Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay

175 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayDu lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay

Trang 1

Hà Nội – 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TÂN

DU LỊCH LỮ HÀNH

TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC

Trang 2

Hà Nội – 2024

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TÂN

DU LỊCH LỮ HÀNH

TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAYNgành Văn hoá

học Mã số 9 22 9040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA

HỌC PGS.TS PHẠM NGỌCTRUNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng,cụ thể Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Tân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biếtơn sâu sắc tới các thầy, cô, các phòng, ban chuyên môn trong khoa Văn hoá –Ngôn ngữ học; phòng Quản lý đào tạo của Học viện Khoa học xã hội – ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nơi đã đào tạo và trang bị cho nghiêncứu sinh những kiến thức cần thiết để thực hiện luận án.

Đặc biệt, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS LêHồng Lý; PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm; PGS.TS Phạm Ngọc Trung;TS Hoàng Cầm; TS Đỗ Lan Phương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn nghiêncứu sinh trong suốt quá trình học tập và làm luận án.

Nhân dịp này, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnhđạo Sở Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hà Nội cùng bạn bè, đồngnghiệp; cảm ơn các Công ty du lịch lữ hành tại Hà Nội; cảm ơn gia đình,người thân đã chia sẻ khó khăn trong công việc để nghiên cứu sinh hoànthành luận án.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Tân

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 11

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 14

1.2 Cơ sở lý luận 16

1.2.1 Khái niệm du lịch 18

1.2.2 Khái niệm khách du lịch 21

1.2.3 Khái niệm văn hoá du lịch 23

1.2.4 Khái niệm hoạt động du lịch và ngành du lịch 24

1.3 Cơ sở thực tiễn của luận án 23

1.3.1 Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch 25

1.3.2 Các xu hướng phát triển của ngành du lịch 27

1.3.3 Thực trạng hoạt động du lịch của Thủ đô Hà Nội 33

2.1.2 Khu di tích hồ Hoàn Kiếm và phố phường Hà Nội xưa 45

2.1.3 Khu di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám 52

2.1.4 Hệ thống di tích lịch sử phật giáo và tứ trấn Thăng Long 56

2.1.5 Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và hệ thống di tích lịch sử cách mạng602.2 Làng nghề truyền thống trong hoạt động du lịch lữ hành 65

2.2.1 Làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội 65

2.2.2 Làng cổ Đường Lâm 67

Tiểu kết Chương 2 72

Trang 6

Chương 3: ẨM THỰC VÀ ĐỒ LƯU NIỆM – ĐIỂM DỪNG TRONG

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỮ HÀNH 74

3.1 Ẩm thực trong hoạt động du lịch lữ hành 74

3.1.1 Vai trò của ẩm thực trong hoạt động du lịch lữ hành 74

3.1.2 Phục hồi, tái tạo ẩm thực truyền thống trong hoạt động du lịchlữ hành 78

3.2 Đồ lưu niệm trong hoạt động du lịch lữ hành 955

3.2.1 Sự phát triển của thị trường đồ lưu niệm trong hoạt động du lịch lữhành…… 95

3.2.2 Bản sắc văn hoá của đồ lưu niệm 104

3.2.3 Phục hồi, tái tạo bản sắc dân tộc thông qua đồ lưu niệm 108

Tiểu kết Chương 3 112

Chương 4: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỮ HÀNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA 115

4.1 Bản sắc văn hoá Thủ đô Hà Nội qua truyền thông và các công ty du lịchlữ hành

4.2 Phục hồi, tái tạo văn hoá truyền thống Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh mới 115

4.2.1 Tái tạo xây dựng lại hệ thống các công trình kiến trúc và các làngnghề truyền thống 122

4.2.2 Khôi phục và phát triển ẩm thực truyền thống.4.3 Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động du lịch lữ hành ở Thủ đô 133

4.3.1 Vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 133

4.3.2 Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá 139

4.3.3 Vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô 144

Tiểu kết Chương 4 149

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 154

TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 155

DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU 168

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

development cooperation East-West Econmic Corridor

Hợp tác phát triển kinh tế-du lịchHành lang kinh tế Đông-Tây

Hợp quốc

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Tiến trình đổi mới và hội nhập diễn ra trong đất nước và trên thế

giới trong những năm qua cho thấy du lịch đang trở thành nhu cầu thiết yếucủa con người trong xã hội hiện đại Nhận thức được nhu cầu này, các quốcgia đều quan tâm, chú trọng đầu tư, phát triển du lịch, nó trở thành “mũi nhọnkinh tế”, thành ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích kinh tế lớnlao, trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển.

1.2 Nhân học du lịch là khoa học nghiên cứu con người, cộng đồng địa

phương, du khách và các thực thể khác liên quan đến du lịch ở các địa bàn cụthể Việc du khách đi đến nơi có nhiều đặc điểm khác lạ so với nơi họ sinhsống là một quá trình vận động, tương tác, học hỏi và giao lưu văn hóa, nênhiểu được những biến đổi văn hóa (từ nhận thức đến hành vi) giữa chủ nhà(cộng đồng địa phương) và du khách trong quá trình tham gia vào hoạt độngdu lịch là nhiệm vụ cơ bản đối với nghiên cứu nhân học du lịch Sau nhữngchuyến du lịch, du khách có thể bị tác động và biến đổi cả về nhận thức, thóiquen và hành vi văn hóa của mình Ngược lại, cộng đồng cư dân sinh sống tạicác khu du lịch cũng có thể bị ảnh hưởng và hình thành các thói quen, hành vivăn hóa do du khách mang đến Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các tácđộng tích cực và tiêu cực giữa cộng đồng địa phương và du khách là mộttrong những mối quan tâm của các nhà nhân học Điều này không những có ýnghĩa lớn trong việc hiểu được nguồn gốc của các mâu thuẫn, xung đột phátsinh từ hoạt động du lịch mà còn góp phần xây dựng chiến lược phát triển dulịch bền vững, du lịch cộng đồng (Trần Anh Dũng 2013) Tuy vậy, cho đếnnay, Nhân học du lịch chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu và còn tươngđối ít các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này Trước một thực tếnhư vậy du lịch thực sự là một chủ đề thích đáng cho ngành Nhân học du lịch,từ yêu cầu của công việc và tình hình thực tiễn nghiên cứu sinh tiến hành đề

Trang 9

xuất đề tài “Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay” theo hướng

nghiên cứu về du lịch từ góc nhìn văn hoá Mặc dù biết đây là lĩnh vực cònnhiều khó khăn nhưng với sự chỉ bảo, khích lệ của các thầy, cô, nghiên cứusinh mạnh dạn đề xuất và thực hiện đề tài với tâm nguyện được học hỏi vềmặt nghiên cứu lý luận và được đóng góp về mặt hoạt động thực tiễn.

1.3 Thực tiễn hoạt động du lịch lữ hành của Việt Nam nói chung, Thủ

đô Hà Nội nói riêng đã và đang diễn ra hết sức sôi động, thông qua các hoạtđộng du lịch lữ hành đã góp phần kiến tạo thêm bản sắc văn hoá mới chocộng đồng, địa phương và các điểm đến du lịch, kiến tạo thêm nhiều ý nghĩamới cho các điểm đến góp phần kiến tạo thêm các sản phẩm du lịch độc đáo,hấp dẫn Đồng thời đối với những người đi du lịch có thể giúp họ kiến tạo lốisống mới, khẳng định bản sắc riêng của họ Thông qua đó, cũng tác động đếncác điểm đến, cộng đồng đia phương, các công ty lữ hành tạo ra các sản phẩmdu lịch mới độc đáo, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch góp phần kiến tạonên bản sắc văn hoá mới.

1.4 Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người

cũng phát triển đa dạng hơn Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉdưỡng, nâng cao thể chất đơn thuần Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu,khám phá thế giới của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiênnhiên, con người, văn hóa và chính bản thân họ Du lịch tạo ra một sự trảinghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giá trị quý báu củadân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằng xươngmáu của mình để tạo dựng nên Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ hiểuhơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhânvăn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng Du lịchngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạtxã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ íchhơn, hoạt động phổ biến, là nhu cầu của con người.

Trang 10

1.5 Du lịch lữ hành Thủ đô Hà Nội là một bộ phận của du lịch lữ hành

quốc gia Trong quá trình phát triển đi lên du lịch Thủ đô đã có những biếnđổi to lớn, trên nhiều phương diện và mối quan hệ tương tác giữa bộ phậnkinh doanh dịch vụ du lịch với khách du lịch nội địa và quốc tế cũng nhưnhững mối quan hệ tương tác của các đơn vị, cá nhân trong ngành du lịchngày càng mở rộng, phát triển theo quy luật cung cầu, quy luật giá cả của thịtrường Trong mỗi một tương tác bao giờ cũng có sự tác động đa chiều đếnnhững thành phần tham gia vào tương tác đó và góp phần tạo nên hệ quả thúcđẩy các bên đều thay đổi, phát triển hoặc là xuất hiện những hạn chế làm choquá trình phát triển chậm lại vì những khó khăn.

Với tư cách là cán bộ từng làm việc ở cả hai cơ quan là Sở Văn hoá vàThể thao và Sở Du lịch, chúng tôi muốn biến cơ hội đào tạo thành cơ hội nắmvững, hiểu sâu hơn về lĩnh vực mình đang hoạt động để hoàn thành tốt hơncông việc, đồng thời đóng góp cho việc xây dựng phát triển và phát triểnngành văn hoá, du lịch Thủ đô nói riêng, Việt Nam nói chung Với những lý

do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Du lịch lữ hành trong xã hội Việt

Nam hiện nay” làm đối tượng nghiên cứu của luận án.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về hoạt động du lịch lữ hành ở Hà Nội,chỉ ra quá trình kiến tạo văn hoá thông qua các sản phẩm du lịch độc đáo củaThủ đô, góp phần bảo tồn, lan toả nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc,góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc quản lý, điều hành và hoạchđịnh chiến lược phát triển văn hoá, du lịch hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu đã xuất bản liên quan đến vấn đềdu lịch và du lịch lữ hành, từ đó chỉ ra các thành tựu và khoảng trống để luậnán kế thừa và tiếp tục nghiên cứu.

Trang 11

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để định hướng cho các nội dungnghiên cứu của luận án.

- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tiễn; đánh giá hoạt động du lịch lữhành gắn với hoạt động thực tiễn của các đơn vị dịch vụ lữ hành, các di tíchlịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống, ẩm thực và đồ lưu niệm trên địa bànThủ đô Hà Nội Qua đó, bước đầu chỉ ra các đặc điểm về tâm lý, thị hiếu, sởthích của các đối tượng du lịch, các mối quan hệ nảy sinh từ quá trình hoạtđộng Tại sao các công ty du lịch lữ hành lại chọn các tour du lịch để giớithiệu cho khách du lịch, các thuyết minh với khách du lịch, giới thiệu cái gìtại điểm đến đó, mục đích của họ là cái gì Qua đó tìm hiểu cách họ tạo nghĩacho các điểm đến du lịch cũng như các sản phẩm du lịch liên quan.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

- Thực tiễn hoạt động du lịch lữ hành từ khâu tổ chức, thiết kế tour đến tiếpthị, thực hiện qua một số Công ty du lịch lữ hành trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

- Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về văn hoá, du lịch ở ViệtNam.

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Luận án tập trung vào hoạt động du lịch lữ hành.

- Về không gian: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn Thủ đô HàNội qua thực tiễn hoạt động của các công ty du lịch lữ hành: Công ty Lữ hànhHanoitourist, Công ty cổ phần du lịch Vietsense, Công ty TNHH Lữ hành vàdịch vụ quốc tế Ánh Dương.

Trong một số trường hợp cần thiết, luận án có thể mở rộng diện thamkhảo thực tiễn từ một số quốc gia, vùng miền, trong khu vực và trên thế giới.

- Về thời gian: Giới hạn trong thời gian 03 năm (thời gian thực hiện luận án2016-2019) Trong trường hợp cần thiết có thể mở rộng khoảng thời gian thamchiếu để so sánh.

Trang 12

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu về du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nayqua hoạt động du lịch lữ hành của các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội.Hơn nữa, khách du lịch cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc, với những đặc điểm tâm lý, lứa tuổi khác biệt và có vai trò đặc biệt trongxã hội, do đó cần phải tiếp cận đối tượng này từ nhiều góc độ thì mới có thểnhận diện, nắm bắt và hiểu được họ một cách chân xác và sâu sắc Vì thế,trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứuliên ngành, gồm các phương pháp nghiên cứu văn hóa học, nhân học văn hóa,nhân học du lịch, xã hội học, đất nước học, lịch sử học, tâm lý học, kinh tếhọc…

Các phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu, bao gồm:

- Tập hợp, nghiên cứu và phân tích tài liệu

Mặc dù “du lịch lữ hành” vẫn còn là một nội dung mới trong nghiên cứukhoa học xã hội ở Việt Nam, nhưng vấn đề này cũng đã nhận được sự quantâm của nhiều tác giả nước ngoài Mặt khác, khách du lịch là đối tượngnghiên cứu của nhiều học giả trong nước ở nhiều ngành khoa học xã hội khácnhau Đây chính là nguồn tài liệu giúp chúng tôi có một cái nhìn khái quát vànhiều chiều về vấn đề nghiên cứu của luận án Do đó, các công trình cácnghiên cứu dạng sách, đề tài, luận án, những bài viết công bố trên mạnginternet, trên các tạp chí về các vấn đề này (nhân học du lịch, khách du lịch,tâm lý của khách du lịch…) đều được tập hợp, phân tích, đánh giá và đây lànguồn tài liệu hữu ích cho luận án.

- Phương pháp điền dã dân tộc học

Với lợi thế là người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về du lịchvà thường xuyên được tham gia vào các hoạt động lữ hành của Thủ đô,nghiên cứu sinh tiếp cận, quan sát, tham dự vào các hoạt động khi đi du lịchcủa khách du lịch Do đó, sử dụng phương pháp này, nghiên cứu sinh muốn

Trang 13

“theo chân những người làm du lịch”, nhằm thu thập được nhiều nhất có thểnhững thông tin từ chính công việc của họ Những kỹ năng mà nghiên cứusinh sử dụng là quan sát, quan sát tham dự, cùng với các thiết bị hỗ trợ nhưchụp ảnh, ghi ảnh…

Để có được nguồn tư liệu điền dã dân tộc học, nghiên cứu sinh đã đếnmột số điểm đến như: Di tích Hoàng thành Thăng Long; hồ Hoàn Kiếm vàkhu vực phố cổ; đền Ngọc Sơn; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; đền Bạch Mã;đền Thủ Lệ; đền Kim Liên; đền Quán Thánh; đền Sóc; chùa Quán Sứ; chùaMột Cột; khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà tù Hoả Lò; bảo tàng Hồ ChíMinh; bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam; làng nghề gốm sứ Bát Tràng; lànglụa Vạn Phúc; làng cổ Đường Lâm; đền Bạch Mã; đền Thủ Lệ; đền Kim Liên;đền Quán Thánh; các cửa hàng lưu niệm; quán bánh cuốn bà Hoành; bún chảObama; khu vực phố cổ Hà Nội…

Quan sát là kỹ năng quan trọng và được sử dụng đầu tiên trong điền dã

dân tộc học Nó giúp nghiên cứu sinh có những hiểu biết ban đầu về đốitượng nghiên cứu Để tiến hành, nghiên cứu sinh sẽ chọn giả định các địađiểm, không gian mà khách du lịch thường chọn như các khu di tích lịch sử,làng nghề truyền thống… Quan sát ở các địa điểm này, giúp nghiên cứu sinhthấy được mối quan hệ giữa khách du lịch, người làm du lịch, người bánhàng, người dân địa phương, từ đó mà có thể hiểu được đối tượng nghiên cứu.

Quan sát tham dự là kỹ năng giúp nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng

nghiên cứu được đa chiều hơn, sâu hơn, đi cùng với họ trong suốt hành trìnhcủa tour du lịch Thông qua các mối quan hệ nghiên cứu sinh đã cùng thamgia các hoạt động của một vài đoàn khách, nhóm khách (ăn quà, mua sắmhàng lưu niệm…) Việc cùng họ tiến hành các hoạt động du lịch, tham gia vàocác hoạt động mua sắm, ẩm thực, giao lưu với nhau giúp nghiên cứu sinhnhận diện được nhu cầu của họ một cách sâu sắc và cụ thể hơn.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Trang 14

Các đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn gồm các nhà quản lý vănhoá, quản lý điểm đến, khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch và những ngườiphục vụ du lịch, người làm du lịch.

Với nhóm đối tượng phỏng vấn là những nhà quản lý chúng tôi đã gặpvà phỏng vấn ông Lê Xuân Kiêu (Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hoákhoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám), bà Thái Thị Vân Huyền (Phó Trưởngphòng Hành chính – Tổng hợp, Ban Quản lý di tích nhà tù Hoả Lò), ôngNguyễn Trọng An (Phó Trưởng ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm), bàNguyễn Hồng Ánh (Chánh Văn phòng – Trung tâm Bảo tồn di sản HoàngThành Thăng Long) Mục đích để thu thập các thông tin chung về tình hìnhkhách du lịch đến với di tích Ngoài ra phỏng vấn nhóm đối tượng này để tìmhiểu về nhận thức và quan điểm của họ trong việc khai thác, phục hồi nhữngdi sản văn hoá truyền thống của địa phương, của gia đình trong bối cảnh dulịch lữ hành, phương thức chỉ đạo của họ đến với người dân.

Với nhóm đối tượng phỏng vấn là những người phục vụ du lịch, ngườilàm du lịch chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Hùng (Mông Phụ, Đường Lâm,sinh năm 1956), bà Đặng Thị Thanh Trà (Hàng Gai, 42 tuổi), ông Nguyễn VũTiến (Hàng Dầu), bà Nguyễn Thị Hằng Nga, bà Dương (bún chả Obama), bàDần (chủ đầm sen Hồ Tây), ông Cao Văn Hiền (Đường Lâm), … Qua cáccuộc phỏng vấn, chúng tôi đã tìm hiểu được cách ứng xử của họ trong việckhai thác, lựa chọn di sản văn hoá để khai thác phục vụ khách du lịch, cách họtự giới thiệu và truyền bá bản sắc của mình đến với du khách trong bối cảnhphát triển du lịch Việc ứng xử của họ trong cách lựa chọn quảng bá, giớithiệu bản sắc văn hoá truyền thống của gia đình, địa phương trong hoạt độngdu lịch đã cho thấy sự tác động, phần nhiều là tích cực đến với cuộc sống củachính họ về cả vật chất lẫn tinh thần.

Với nhóm đối tượng là khách du lịch, chúng tôi tiến hành phương phápphỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm để tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm

Trang 15

nhất khi đến du lịch tại các điểm du lịch, cảm nhận của họ như thế nào, nhữngsuy nghĩ của họ khi thưởng thức và trải nghiệm văn hoá truyền thống của địaphương nơi họ đến, chúng tôi đã phỏng vấn cả khách du lịch trong nước vànước ngoài: chị Nguyễn Thị Dịu (56 tuổi, Thanh Hoá), chị Lê Khánh Linh(21 tuổi, sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội), ông Lưu Văn Ka (Nghệ An),ông Nguyễn Trường Anh (Bắc Giang), ông Nguyễn Tiến Linh (Thành phố HồChí Minh), bà Nguyễn Diệu Thuý, em Nguyễn Cẩm Ly (trường THCS LongBiên), ông Ngô Văn Trung (Đà Nẵng), bạn Trần Phương Thảo (Lạng Sơn),ông Cao Đức Bình (Nam Định), Nguyễn Thanh Sáng (Nghệ An), NguyễnPhúc Anh (12 tuổi, Cầu Giấy), Lê Minh Anh (Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn), Nguyễn Thị Tâm (Ba Đình), Vũ Minh Thu (Hải Phòng), TạĐình Dũng (Hà Nội), Nguyễn Đình Sinh (Đan Phượng), Vũ Ngọc Minh (ViệtKiều Mỹ), Nguyễn Thị Linh (Hà Nội), Vũ Thị Thanh Hoa (Sóc Trăng), NgôXuân Đủ, Nguyễn Thị Thu Hiền (Bình Dương), Hà An (Đồng Nai), nhómNguyễn Văn Bình, Phạm Khắc Cường, Trần Thị Hạnh (Bạc Liêu), Hoàng ThịKim Ngân (Đà Lạt), Nguyễn Tiến Thành (Lâm Đồng), J Paul (Pháp), ôngM.Adam (Phần Lan), bà H.Magarita (Ba Lan), cô E.iza (đại học tổng hợpVasava, Ba Lan), ông A Roberts (Hoa Kỳ)…

- Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã tiến hành thamkhảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa du lịch và văn hoáở Việt Nam để đưa ra các nhận định, phán đoán suy luận vấn đề nghiên cứucủa đề tài.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội –chính trị của Hà Nội và cả những tác động của xu thế, quá trình hội nhập đangtác động đến đời sống của người dân nói chung và khách du lịch hiện nay đểcó cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu.

5 Đóng góp mới của luận án

Trang 16

Trên cơ sở nhìn nhận Du lịch lữ hành không chỉ như một hoạt động kinh

doanh, dịch vụ thương mại mà còn như một hoạt động văn hoá, đánh giá cácgiá trị, gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá, hướng đến mục tiêugiới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè năm châu.

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và những vấn đề đặt ra từ thựctiễn nghiên cứu, khảo sát, chỉ ra các mối quan hệ qua lại, nảy sinh trong quátrình tổ chức hoạt động du lịch lữ hành hiện nay; từ đó tạo điểm nhấn trongchiến lược phát triển văn hoá, du lịch, điều chỉnh nhận thức, quan điểm và kếhoạch đầu tư phát triển văn hoá.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các luận điểm, các vấn đề đặt ratừ thực tiễn, bước đầu chỉ ra sự biến đổi trong việc kiến tạo văn hoá mớithông qua các sản phẩm du lịch độc đáo góp phần bảo tồn, lan toả văn hoátruyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng luận cứ khoahọc cho việc quản lý, điều hành và hoạch định chiến lược phát triển văn hoá,du lịch.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Trên cơ sở xem du lịch như là một loại hình hoạt động của văn hoá, cáckết quả nghiên cứu của luận án hướng đến việc lý giải mối quan hệ bản chất

giữa du lịch và văn hoá trên cả hai cấp độ: nhận thức lý luận và kinh nghiệm

thực tiễn; góp phần bổ sung thêm hệ thống kiến thức cho công tác quản lý,

điều hành hoạt động văn hoá, du lịch hiện nay.

- Thông qua các tư liệu điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực tiễn, cũngnhư các đề xuất, cảnh báo, luận án góp phần cung cấp các luận cứ khoa họcvà thực tiễn để hoạch định chính sách và định hướng phát triển, khắc phục

tình trạng tăng trưởng nóng trong lĩnh vực du lịch, làm phương hại đến các

giá trị văn hoá truyền thống.

- Cập nhật thông tin, tri thức, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quảnlý lãnh đạo và tư vấn chính sách liên quan đến văn hoá, du lịch.

Trang 17

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương nội dung:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Di tích lịch sử văn hoá và làng nghề truyền thống – Điểm đếntrong hoạt động du lịch lữ hành

Chương 3: Ẩm thực và đồ lưu niệm – Điểm dừng trong hoạt động du lịch lữ hành

Chương 4: Hoạt động du lịch lữ hành và những vấn đề đặt ra

Trang 18

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Những nghiên cứu về du lịch lữ hành của các nước trên thế giới tập trungvào du khách và bản chất của du lịch; tác động kinh tế, văn hoá, xã hội của dulịch đến các cộng đồng, xã hội địa phương cũng như mối quan hệ giữa chủ vàkhách, trong đó, tiêu biểu là các công trình:

Ở thập niên 1970, những nghiên cứu nhân học về du lịch của De Kadt(1979), Farrell (chủ biên 1977), Cohen (1979), Knox và Suggs (1979) tậptrung phân tích tác động của du lịch đến các cộng đồng, trong đó nhấn mạnhđến tác động tiêu cực, chẳng hạn việc người dân địa phương không đượchưởng lợi kinh tế từ du lịch trong khi văn hóa của họ bị ảnh hưởng, hoặcnhững ảnh hưởng xấu của du lịch đối với môi trường Các nghiên cứu nhânhọc cũng tranh luận về tính chân thật và thị trường hoá trong du lịch DavyddGreenwood - một nhà nhân học người Mỹ (1977) cho rằng chính du lịch lànguyên nhân dẫn đến việc thị trường hoá các lĩnh vực đời sống của mỗi cộngđồng, vì văn hoá địa phương đã bị biến thành dịch vụ và hàng hoá để phục vụdu khách Trước đó, Dean MacCannell - một giáo sư nhân học người Mỹ(1973) nhấn mạnh rằng quá trình thị trường hoá đã tàn phá tính chân thật củasản phẩm văn hoá và mối quan hệ của con người, bởi vì hàng hóa hóa văn hóađịa phương đã tạo ra một thứ “chân thật được dàn dựng” hay là một sự “bảotàng hóa” văn hóa địa phương để cho du khách xem (Nguyễn Thị ThanhBình, 2021).

Công trình của Valene Smith (chủ biên, 1977) “Hosts and guests: The

anthropology of tourism” (Chủ và khách: Nhân học về du lịch) Đây được

xem là công trình tiên phong của các nhà nhân học Mỹ đối với nghiên cứu du

Trang 19

lịch Cuốn sách cung cấp cơ sở lý thuyết ban đầu và 12 ví dụ nghiên cứu vềtác động của du lịch ở nhiều nơi trên thế giới, qua đó giúp người đọc hiểuđược bản chất của du lịch trong sự so sánh mang tính toàn cầu Cho đến nay,cuốn sách này vẫn được coi là nghiên cứu kinh điển của Nhân học du lịch bởivẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu và mang tính so sánh như tácphẩm này.

Các công trình nghiên cứu của Schein (2000), Oakes (1998, 2006),Adams (1997) và Stronza (2001) đã cho rằng du lịch không nhất thiết dẫn đếnchỗ làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống hay tính chủ thể của cư dânđịa phương, mà thay vào đó, người dân địa phương cũng có vai trò chủ động,quyết định những gì diễn ra trong quá trình họ tương tác với du khách, xácđịnh lại họ là ai, những yếu tố nào trong bản sắc tộc người mà họ muốn thayđổi, nhấn mạnh hay che bớt đi để hấp dẫn du khách Đây cũng là lúc các thảoluận về bản chất của văn hóa và bản sắc tộc người dưới tác động của du lịchđã được các nhà nhân học đặt ra (King 2008, 50).

Nhìn lại lịch sử hơn nửa thế kỷ phát triển của nhân học du lịch chúng tathấy ở thời kỳ đầu, các công trình nghiên cứu thường xoay quanh hai chủ đề,đó là tìm hiểu nguồn gốc của du lịch, và xem xét tác động của du lịch nhất làtác động của du lịch đến cộng đồng địa phương (Stronza 2001), nhưng trongcác thập niên gần đây, các nhà nhân học đã mở rộng quan tâm nhiều chiềucạnh và các vấn đề lý thú của du lịch Trong nghiên cứu về du lịch, các nhànhân học đã có đóng góp lý luận đáng chú ý Ví dụ, MacCannell (1976) đãcoi du lịch là cách con người ở các xã hội hiện đại tìm cách khám phá văn hóacác tộc người nguyên thủy và tác giả cho rằng đây chính là động lực dẫn tớicác chuyến đi của họ Graburn (1989) coi du lịch là một quá trình nghi lễphản ánh các giá trị đặc sắc của xã hội về sức khỏe, sự tự do, tự nhiên và sự tựcải tiến Du lịch có vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì một nhậnthức tập thể, có thể tăng cường kết nối của con người trong xã hội rộng lớn.

Trang 20

Nash (1989) lại coi du lịch là một loại hình khác của chủ nghĩa đế quốc Dukhách ngày nay cũng giống như các thương nhân, kẻ thực dân hay nhà truyềngiáo trước đây, là những người tiếp xúc với các văn hóa địa phương, và họtrực tiếp hay gián tiếp đã gây ra những biến đổi ở những địa bàn hay cộngđồng ít phát triển của thế giới Trong bối cảnh hiện nay, các nhà nhân học dulịch đang tiếp tục tìm kiếm và kiến tạo những cách phân tích mới để giải thíchvề con người, cộng đồng địa phương, và tác động của du lịch đối với cộngđồng địa phương, v.v.

Martin Oppermann và Kye Sung Chon (1997) với nghiên cứu “Tourism

in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển) Nghiên cứu

này tập trung phân tích những vấn đề như: sự phát triển du lịch ở các nước đãvà đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịchtại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: giai đoạn 1930-1960,giai đoạn 1970-1985 và giai đoạn 1985-1993 Đồng thời, nghiên cứu này nàycòn đánh giá mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tíchphát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sựphát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, cáckhu du lịch vùng ngoại ô.

William, F T (1997) với nghiên cứu Global tourism: The next decadeLondon: Butterorth-Heinemann Nghiên cứu giới thiệu về khái niệm và phânloại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; địnhhướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới.Bên cạnh đó, tác giả đã làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúcđẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau Khi mọi người đi du lịchkhắp nơi trên thế giới và hiểu biết về nhau, về phong tục tập quán của nhaucũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốcgia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, điều này có thể cải thiện rõ rệt nềnhòa bình thế giới.

Trang 21

Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến những tri thức lýluận và thực tiễn về nhân học du lịch, văn hóa xã hội trong hoạt động du lịch,đến kinh doanh du lịch, các yếu tố tác động kinh tế, văn hoá, xã hội của dulịch đến các cộng đồng, xã hội địa phương cũng như mối quan hệ giữa chủ vàkhách Đây là nguồn tài liệu thứ cấp rất cần thiết cho việc nghiên cứu trongluận án của nghiên cứu sinh.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Có thể nói ngành du lịch ở nước ta ra đời từ khá sớm (1960), nhưng đếnsau năm 1986 hoạt động du lịch mới bắt đầu vận hành rõ nét Từ những năm1990 đến nay đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu của các ngành dulịch, kinh tế, nhân học du lịch, văn hoá học về phát triển du lịch hay khai tháccác giá trị văn hoá – lịch sử cho phát triển du lịch trên khắp cả nước và cảtừng vùng, từng địa phương Tuy nhiên, nghiên cứu về du lịch dưới góc độvăn hoá học hay nhân học du lịch vẫn còn rất khiêm tốn Trong thực tế, cómột số nghiên cứu chuyên sâu về du lịch được thực hiện bởi các luận án tiếnsĩ trong và ngoài nước, tiêu biểu như:

Dương Bích Hạnh (2006) về trải nghiệm của các cô gái Hmông khi rờilàng bản tới thị trấn Sa Pa bán hàng thổ cẩm, làm hướng dẫn viên du lịch Tácgiả đã tìm hiểu về trải nghiệm của các cô gái khi tham gia những hoạt độngdu lịch và tác động của các trải nghiệm đó tới đời sống của họ Kết quả chothấy, tuy thu nhập của các cô gái đóng góp cho kinh tế hộ gia đình khôngđáng kể, song hành trình từ thế giới xã hội làng bản “truyền thống” ra thị trấndu lịch “hiện đại” đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, nhận thức của các cô gáinơi đây Lần đầu tiên các cô gái Hmông có tiếng nói hơn trong quyết định hônnhân của họ Hơn nữa, để tồn tại trong môi trường mới, các cô gái phải tự tạodựng và thương lượng cho mình một bản sắc văn hoá mới với sự kết hợp giữatruyền thống và hiện đại Trong quá trình đó, họ trở thành những người trung

Trang 22

gian giữa thế giới hạn hẹp của làng bản truyền thống và thế giới rộng lớn bênngoài qua tiếp xúc với du khách.

Nguyễn Tuệ Chi (2022) với cuốn sách, “Bản sắc tộc người di sản văn

hoá và du lịch Nghiên cứu trường hợp người Mường và người Thái ở tỉnhHoà Bình” Nội dung cuốn sách này cho thấy việc phát triển du lịch ở bản

Lác và Giang Mỗ tác động tích cực đến ý thức của người dân về bản sắc cộngđồng thể hiện qua hoạt động bảo tồn các di sản văn hoá như ẩm thực, nhà sàn,chỉnh trang cảnh quan bản làng truyền thống, xây dựng chương trình văn nghệđậm đà bản sắc dân tộc Nghiên cứu đã cho thấy bản sắc có thể được tái tạo,sáng tạo; di sản văn hoá nghệ thuật, cũng tức là bản sắc của tộc người này cóthể được tộc người khác tiếp nhận, chuyển hoá, tái tạo và khai thác để phụcvụ du lịch Sự phát triển du lịch giúp cho người dân biết cách khai thác chínhdi sản văn hoá, bản sắc của mình, có thêm nguồn thu nhập, có thêm phươngthức sinh kế mới Người dân đã chủ động tham gia vào hoạt động du lịch, lựachọn những di sản văn hoá để tạo nên một bản sắc mang tính lựa chọn, tínhbối cảnh Sự sáng tạo từ truyền thống là sự kế thừa truyền thống một cáchsáng tạo bằng cách tạo nên một thực thể văn hoá mới, phù hợp với điều kiệncuộc sống mới trên cơ sở cái truyền thống.

Trương Thị Thu Hằng (2004) với bài viết “Tương quan giữa du lịch văn

hoá của cộng đồng chủ tại đích đến từ quan điểm nhân học” Mặc dù mối

quan tâm của tác giả là tranh luận về việc xác định “sự chân thật” trong quanhệ du lịch văn hoá, nhưng qua những dẫn chứng và luận giải tác giả cũng chothấy quan điểm tích cực về du lịch của mình Tác giả khẳng định văn hoákhông tĩnh mà luôn vận động, chứa đựng các động thái là kết quả của sựtương tác với chính nó với chủ thể văn hoá, với môi trường xã hội và tựnhiên Tác giả phản bác lại quan điểm cho rằng sự “hàng hoá hoá” văn hoácủa cộng đồng chủ (khi mang ra trình diễn cho du khách để thu tiền, văn hoá

Trang 23

trở thành hàng hoá) khiến cho nó mất ý nghĩa văn hoá, chỉ còn là một sảnphẩm.

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Cầm: “Du lịch văn hoá và vấn đề bảo vệ phát huy di sản ở người Lạch, Lạc Dương, Lâm Đồng”, được trình bày tại Hộithảo “Văn hoá và sự phát triển của du lịch ở Lâm Đồng” tổ chức tại Đà Lạttháng 3 năm 2014, cũng là một nghiên cứu trường hợp khá điển hình về mốiliện hệ giữa du lịch với bản sắc và việc sáng tạo bản sắc tộc người Tác giảphân tích sâu các mối liên hệ đan xen, tác động nhiều chiều giữa văn hoátruyền thống tộc người Lạch với chính sách văn hoá “bảo tồn có chọn lọc”của nhà nước và bối cảnh phát triển du lịch hiện nay Để phát triển du lịch,người Lạch ở Lạc Dương đã chủ động khôi phục, tái tạo, sáng tạo một số yếutố văn hoá từng rơi vào quên lãng vì nằm trong số phong tục từng bị coi là lạchậu cần loại trừ.

-Nghiên cứu của Trương Thị Thu Hằng (2012) phân tích mối tương quangiữa các thực hành tôn giáo và sự tham gia vào hoạt động du lịch của ngườidân tại Nhà thờ Lớn ở đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu Tác giả đã vượtqua những phân tích về các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch, bản sắcvăn hóa, tính thật của sản phẩm văn hóa du lịch để cho thấy cư dân ở đảoLong Sơn đã xem du lịch như một cách để họ thực hành tôn giáo Đối với họ,tham gia vào các hoạt động du lịch có nghĩa là họ được thực hành các nghi lễchứa đựng ý nghĩa tôn giáo chứ không chỉ đơn thuần là phương tiện để họkiếm tiền Từ đó, tác giả cho rằng nghiên cứu nhân học về du lịch cần lý giảiđầy đủ ý nghĩa của các thực hành du lịch của cộng đồng địa phương trongchính bối cảnh văn hóa của họ.

Công trình nghiên cứu của Allan (2011) về hai bản du lịch ở Mai Châu,Hòa Bình đã miêu tả đời sống của người Thái ở các bản du lịch, xem xét cácvấn đề lịch sử phát triển du lịch, đời sống sinh kế, quan hệ xã hội của ngườidân địa phương trong cộng đồng cũng như hiểu biết và quan hệ của họ với du

Trang 24

khách Nhìn du lịch và du khách bằng cách nhìn của chính người Thái ở địabàn nghiên cứu, tác giả nhận thấy du lịch ở đây thực ra cũng chỉ là một trongcác hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương Người dân tham gia vào cáchoạt động du lịch để cải thiện mức sống, đồng thời củng cố sự cố kết cộngđồng và khẳng định bản sắc văn hóa tộc người của chính mình Điểm quantrọng nữa là người dân đã tham gia phát triển du lịch một cách chủ động vàkhông ngừng thương lượng với chính quyền địa phương, các lực lượng từ bênngoài và với chính khách du lịch trong thực hành du lịch.

Achariya Choowongler (2015) cũng nghiên cứu về du lịch ở Mai Châuvà quá trình người Thái nơi đây biến văn hóa địa phương thành dịch vụ dulịch trong bối cảnh thị trường du lịch toàn cầu Trong công trình nghiên cứunày, tác giả cho rằng thay vì đối phó và thương lượng với các lực lượng toàncầu, người Thái ở Mai Châu đã chủ động khai thác du lịch bằng cách chuyểnđổi vốn văn hóa và vốn xã hội của họ thành vốn kinh tế Họ đã thị trường hóalòng hiếu khách và tái cấu trúc bản sắc văn hóa để biến họ từ những ngườinông dân thành các thương nhân Người dân đã biết khai thác các phong tục,tập quán, đạo đức và biến chúng thành dịch vụ và hàng hóa để bán cho dukhách Tuy nhiên, sự tương tác giữa họ - với tư cách là chủ và du khách theotruyền thống ứng xử hiếu khách của người Thái đã làm cho sự khác biệt giữabản sắc tộc người truyền thống của người Thái và văn hóa hiện đại đang bị lumờ.

Hoạt động du lịch đã trở thành hoạt động mang tính quốc gia và toàn cầuvà tự nó trở thành một đối tượng nghiên cứu lý thú của Nhân học hay Văn hoáhọc Nghiên cứu về du lịch, các nhà nghiên cứu Nhân học hay Văn hoá họckhông chỉ có đóng góp đáng kể về mặt lý luận để hiểu du lịch như là một hiệntượng văn hóa và xã hội, mà còn góp phần làm rõ hơn hàng loạt vấn đề gắnvới du lịch và nghiên cứu, phân tích du lịch như một quá trình hay một chuỗichứ không đơn thuần là một sự kiện; xem xét vai trò chiến lược của người dân

Trang 25

địa phương, tính chủ thể, quan điểm của người dân về du lịch, ý nghĩa của dulịch đối với họ; gắn du lịch với các quá trình biến đổi rộng lớn hơn; phân tíchvai trò của nhà nước, người dân và các lực lượng tham gia vào du lịch trongviệc kiến tạo bản sắc tộc người và khai thác các nguồn lực văn hóa và tựnhiên cho phát triển du lịch.

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Khái niệm du lịch

Con người vốn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết vềcảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những nơi khác Vìthế, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đờisống của con người Đến nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ,đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người nào đó mà du lịch đã trở thànhmột nhu cầu xã hội phổ biến, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho con người Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu pháttriển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.Nhiều nước đã sử dụng chỉ tiêu đi du lịch của dân cư như là một trong nhữngtiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” đượchiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.Sau đây là một số khái niệm phổ biến về du lịch.

- Tiếp cận dưới giác độ nhu cầu: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm

như sau: Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để

đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việclàm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được[01, tr.4]

- Tiếp cận dưới giác độ tổng hợp: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm

như sau: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát

sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh

Trang 26

doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quátrình thu hút và lưu giữ khách du lịch [01, tr.4].

Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một

hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôiphục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phátsinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên” [01, tr.5].

Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dânmà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũng

thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng

hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưutrú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làmviệc thường xuyên của họ” Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên

gia khoa học về du lịch thừa nhận [01, tr.5].

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơnthuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara-

Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của

nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trịdo khách chi ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy,tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhucầu hiểu biết và giải trí.” Theo Luật Du lịch (2017) tại khoản 01, Điều 3 chương

I giải thích từ ngữ: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của

con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liêntục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phátài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Theo cách tiếp cận của các chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch:

- Du khách: Là những người mong muốn tìm kiếm các trải nghiệm và sự

thoả mãn nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần khác Du khách sẽ xác định các nơiđến du lịch và các hoạt động tham gia, thưởng thức.

Trang 27

- Nhà cung ứng dịch vụ du lịch: Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch xem

du lịch là một cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp các hànghoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường khách du lịch.

- Chính quyền sở tại: Lãnh đạo của chính quyền sở tại nhìn nhận du lịch

như là một nhân tố có tác dụng tốt cho nền kinh tế thông qua triển vọng về thunhập từ các hoạt động kinh doanh cho dân địa phương, ngoại tệ thu được từkhách quốc tế và tiền thuế thu được cho ngân quỹ một cách trực tiếp hoặcgián tiếp.

- Dân cư địa phương: Du lịch là một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu

văn hoá cho dân cư địa phương Một điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây làhiệu quả của sự giao lưu giữa số lượng lớn du khách quốc tế và dân cư địaphương, hiệu quả này có thể vừa có lợi vừa có hại.

Với cách tiếp cận này, khách du lịch là nhân vật trung tâm làm nảy sinhcác hoạt động và các mối quan hệ trên cơ sở đó thoả mãn mục đích của cácchủ thể tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ đó [01, tr.6].

- Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên haikhía cạnh:

Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực củacon người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, dulịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao vềnhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóadân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nướcngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vựckinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hànghóa dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ mộtngành kinh tế.

Trang 28

- Theo Tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạtđộng của cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời giankhông dài (hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đíchkiếm tiền hàng ngày”.

- Từ những quan điểm trên về du lịch, đối với luận án này chúng tôi hiểu

du lịch là: Du lịch là hoạt động của cá nhân di chuyển khỏi nơi ở thường

xuyên đến vùng đất mới để khám phá, trải nghiệm, thực hành văn hoá nơi màhọ đến, mỗi cá nhân xác định mục đích đi du lịch khác nhau, nhưng tựuchung lại du lịch là hoạt động phổ biến hiện nay bằng nhiều loại hình du lịchkhác nhau, giúp con người tái tạo sức lao động và hoàn thiện bản thân.

1.2.2 Khái niệm khách du lịch

Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp Mỗinước có một khái niệm du khách khác nhau, theo những chuẩn mực khácnhau Điều đó gây khó khăn cho công tác thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh,phân tích Hơn nữa, điều đó gây khó khăn trong việc áp dụng công ước quốctế cũng như hệ thống luật pháp trong nước để bảo vệ quyền lợi của du khách.

Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế không ngừng nỗ lực xây dựng mộtkhái niệm thống nhất về du khách, ít ra là du khách quốc tế.

Nhìn chung, để xác định ai là khách du lịch? Phân biệt giữa khách dulịch và những người lữ hành khác phải dựa vào 3 tiêu thức:

- Mục đích chuyến đi- Thời gian chuyến đi- Không gian chuyến đi

Luật Du lịch năm 2017 của nước ta đã đề ra khái niệm: “là người đi dulịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhậpở nơi đến”.

Trang 29

Theo Tổ chức Du lịch thế giới: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cưtrú thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mụcđích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”.

Để hiểu đầy đủ hơn bản chất của du lịch lữ hành, cần lưu ý một số khái niệm:- Lữ hành (travel): Theo nghĩa chung nhất lữ hành là sự đi lại, dichuyển từ nơi này đến nơi khác của con người Như vậy, trong hoạt độngdu lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt độnglữ hành đều là du lịch Ở Việt Nam, quan niệm lữ hành là một lĩnh vựckinh doanh trong ngành du lịch liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi(các tour) cho du khách.

- Lữ khách (Traveller): Lữ khách là những người thực hiện một chuyếnđi từ nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì cóhay không trở về nơi xuất phát ban đầu.

- Khách thăm (Visitor): Khách thăm là những người thực hiện chuyến đi,lưu trú tạm thời ở một hoặc nhiều điểm đến, không cần xác định rõ lý do vàthời gian của chuyến đi nhưng có sự quay về nơi xuất phát.

- Khách tham quan (Excursionist/Same Day – Visitor): Là những ngườiđi thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24h.

- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập I, tr 684): Du lịch là một dạngnghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ở nơi cư trú với mục đíchnghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình vănhóa – nghệ thuật.

Hoặc: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có hiệu quả cao về nhiều mặt,nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đógóp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Từ những khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch:– Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi kháctrong khoảng thời gian nhất định.

Trang 30

– Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao đổi khoahọc, công vụ, thể thao v.v…

– Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh, chữa bệnh, nghỉ dưỡng.– Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hướng và người thân

Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch:

– Những người rời khỏi nơi cứ trú thường xuyên đến nơi khác nhằm tìm kiếm việc làm hoặc định cư.

– Những người ở biên giới giữa hai nước thường xuyên đi lại qua biên giới.– Những người đi học.

- Theo từ điển Hán – Việt hiện đại của Trần Thị Thanh Liêm, Nxb Khoahọc xã hội (2007, tr382): Lữ hành là đi chơi xa và lữ khách là kẻ đi chơi xa nhà.

- Từ những quan điểm trên về khách du lịch, đối với luận án này chúngtôi hiểu khách du lịch là: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đidu lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thunhập ở nơi đến mà mục đích chính của họ là đi du lịch chứ không phải đilàm kinh tế hay các trường hợp khác.

1.2.3 Khái niệm văn hoá du lịch

Văn hóa du lịch (viết đầy đủ là văn hóa trong lĩnh vực du lịch) là sự thểhiện nội dung văn hóa trong lĩnh vực du lịch, được tích lũy và sáng tạo ratrong hoạt động du lịch bởi các chủ thể tham gia và hoạt động du lịch, baogồm: 1) Khách du lịch; 2) Doanh nghiệp du lịch; 3) Chính quyền các cấp; 4)

Trang 31

Tổ chức, cá nhân giáo dục, nghiên cứu và truyền thông du lịch; và 5) Cộngđồng dân cư nơi diễn ra hoạt động du lịch Văn hóa du lịch được hình thànhvà phát triển cùng với hoạt động du lịch.

Theo nghĩa rộng, văn hóa du lịch là ứng xử du lịch, giá trị du lịch vàchuẩn mực du lịch của khách du lịch với quyền và nghĩa vụ của họ; của cộngđồng xã hội với vai trò chủ nhân của tài nguyên du lịch khi tham gia du lịchvà “làm” du lịch; của các nhà nghiên cứu, đào tạo, truyền thông, quản lý dulịch và của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong thực hiện nghiên cứu,hoạch định và quản lý nhà nước về du lịch và của doanh nghiệp du lịch, cánhân trong kinh doanh Theo nghĩa hẹp, văn hóa du lịch là ứng xử, giá trị vàchuẩn mực du lịch của mỗi cá nhân khi tham gia du lịch Văn hóa du lịch cònbao hàm cả thái độ ứng xử (văn hóa ứng xử) của các chủ thể tham gia hoạtđộng du lịch đối với cảnh quan – môi trường, đặc biệt là môi trường văn hóa;đối với nhau theo mối quan hệ: chính quyền – doanh nghiệp – cộng đồng dâncư – khách du lịch, đặc biệt là mối quan hệ giữa doanh nghiệp du lịch đối vớikhách du lịch.

- Từ những quan điểm trên về văn hoá du lịch, đối với luận án này chúngtôi hiểu văn hoá du lịch là: Văn hoá du lịch là ứng xử của khách du lịch tạiđiểm đến, với người phục vụ, ứng xử với chính di tích, danh lam thắng cảnhvà cả văn hoá của người dân bản địa khi họ đi du lịch.

1.2.4 Khái niệm hoạt động du lịch và ngành du lịch

Theo quan điểm của các nhà kinh tế du lịch: “Du lịch là một hệ thốngtinh thần và vật chất, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp do ba yếu tốcơ bản cấu thành là chủ thể du lịch (khách du lịch), khách thể du lịch (tàinguyên du lịch) và hoạt động du lịch (các doanh nghiệp, chính quyền các cấp,các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương thực hiện được gọi là“ngành du lịch”).

Trang 32

Tại điều 3 Luật Du lịch năm 2017 đã đưa ra khái niệm về hoạt động dulịch: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinhdoanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quanđến du lịch”.

Từ đó có thể rút ra ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiệntượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhàcung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địaphương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch Từ khái niệm này,các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm:

Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngànhtham gia hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút conngười đến tham quan, du lịch.

Tổng hợp các cách hiểu và theo quan điểm cá nhân, luận án hiểu khái

niệm du lịch lữ hành là: Du lịch lữ hành là một trạng thái hoạt động của con

người, họ tham gia với những mục đích khác nhau như vui chơi, tham quan,giao lưu tìm hiểu văn hoá địa phương, đồng thời qua hoạt động du lịch lữhành để khẳng định bản sắc của cá nhân họ hay kiến tạo một lối sống mới,lấy hoạt động du lịch như là một cách để khẳng định bản thân.

1.3 Cơ sở thực tiễn của luận án

1.3.1 Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch

Từ khi thành lập vào năm 1960, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua quátrình xây dựng và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong mỗithời kỳ khác nhau Trong thời kỳ chiến tranh, ngành du lịch chủ yếu phục vụcông tác đối ngoại đón các đoàn khách của Đảng, Nhà nước Sau khi hòa bìnhlập lại, ngành du lịch tiếp quản các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố và dầnmở rộng hoạt động, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế kinh tế kếhoạch hóa tập trung Sau khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, chuyển dần sang

Trang 33

cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh doanh du lịch,lữ hành trở nên sôi động hơn với sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp,người lao động trong ngành.

Nếu như năm 1990, ngành du lịch mới chỉ đón được 250 nghìn lượtkhách quốc tế, cả nước chỉ có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, thìđến năm 1996 đã có 76 doanh nghiệp Năm 2005, lượng khách quốc tế đếnViệt Nam đạt gần 3,5 triệu và số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế là428 Đến hết năm 2019, cả nước đã có 2.667 doanh nghiệp kinh doanh lữhành quốc tế, gấp 6,2 lần so với năm 2005, trong bối cảnh lượng khách quốctế đến Việt Nam đã đạt trên 18 triệu lượt [63].

Trong số 2.667 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, số lượngdoanh nghiệp thuộc loại hình TNHH chiếm 62,4%, cổ phần chiếm 36,3%, cònlại 1,4% là loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài [63].

Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đãgóp phần quan trọng nâng cao năng lực ngành du lịch Việt Nam, khẳng địnhdu lịch Việt Nam đủ khả năng đón các đoàn khách quốc tế đến từ khắp nơitrên thế giới Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã chủ động thiết lập các vănphòng đại diện ở nước ngoài, là cơ sở để xúc tiến quảng bá tại chỗ, thu hútkhách từ các thị trường trọng điểm.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh qua từng năm,đặc biệt giai đoạn từ 2015-2019 vừa qua, đạt trung bình 22,7% mỗi năm,được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởngkhách quốc tế nhanh nhất trên thế giới Những kết quả nổi bật đó có sự đónggóp lớn của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, chủ động xúc tiến,quảng bá thu hút khách, thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệhình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam [63].

Trang 34

Cùng với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, đội ngũ doanh nghiệp lữhành nội địa cũng dần phát triển, góp phần phục vụ một lượng khách nội địangày càng lớn Nền kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và đi lên, người dânViệt Nam có điều kiện, khả năng và nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều Nếunhư năm 1990 mới có 1 triệu lượt khách du lịch nội địa, thì đến năm 2019 consố đó đã là 85 triệu lượt Du lịch nội địa đã trở thành một động lực quan trọngcho sự tăng trưởng và phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.

Tính đến hết năm 2019, cả nước đã có hơn 500 doanh nghiệp được cấpgiấy phép kinh doanh lữ hành nội địa Theo quy định mới của Luật Du lịch2017, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa bắt buộc phải có giấy phépkinh doanh lữ hành như doanh nghiệp lữ hành quốc tế, là yếu tố góp phần bảođảm chất lượng dịch vụ phục vụ khách [63].

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa đã chủ động thường xuyênđầu tư, khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết nối tuyến điểmdu lịch vùng miền phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, đáp ứng yêu cầungày càng cao của thị trường khách nội địa.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được bồi đắp nhằm nâng cao chất lượng

phục vụ khách Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683 hướng dẫn viên du

lịch, tăng 15% so với năm 2018, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịchquốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịchtại điểm Đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ đại học trở lên (chiếm71,3%), tốt nghiệp cao đẳng (chiếm 18%), trình độ khác (chiếm 10,7%) [63].

1.3.2 Các xu hướng phát triển của ngành du lịch

1.3.2.1 Xu hướng phát triển mới của ngành Du lịch trên thế giới

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng vàtăng cường ứng dụng khoa học công nghệ của nền kinh tế thế giới đã tác độngđến xu hướng phát triển của ngành Du lịch.

- Xu hướng thứ nhất: Du lịch thế giới đã và đang phát triển mạnh bởi vì

Trang 35

kinh tế thế giới ngày càng phát triển, thu nhập người dân được nâng cao dẫnđến sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng theo hướng tăng tỷ lệ chi tiêu cho các nhucầu xa xỉ trong đó có du lịch Mặt khác, với sự phát triển của khoa học côngnghệ, sự tiến bộ của xã hội, thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ của người dân tănglên tạo điều kiện thuận lợi để đi du lịch Xu thế toàn cầu hóa cũng đã tác độngtích cực đến phát triển du lịch, thủ tục xuất nhập cảnh giữa các nước ngàycàng thuận tiện, nhiều nước đã ký kết các hiệp định bãi bỏ thị thực nhập cảnh,đồng thời nhu cầu hội họp quốc tế, giao lưu thương mại giữa các nước vàvùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế ngày càng phát triển dẫn đến số khách dulịch công vụ ngày càng tăng.

Tại các nước đang phát triển và các nước nghèo, các hoạt động du lịch vìngười nghèo đang được phát triển tới cả vùng sâu vùng xa với sự nỗ lực củaChỉnh phủ cùng sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ.

Theo số liệu thống kê công bố từ những năm đầu của thế kỷ XXI củaUNESCO thì 11% đầu tư của thế giới là cho du lịch, 10,9% sản phẩm đượctạo ra bởi ngành Du lịch, 10,8% lao động thuộc ngành này và 20% giao dịchthương mại thế giới phục vụ du lịch Theo đánh giá của tổ chức Du lịch Thếgiới của Liên Hợp quốc (UNWTO), trong những năm tới, viễn cảnh củangành Du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan và dự báo: đến năm 2020,lượng khách du lịch thế giới sẽ đạt 1,6 tỷ lượt khách, thu nhập xã hội từ dulịch đạt khoảng 10.000 tỷ USD và tạo 326 triệu việc làm Riêng ở Việt Nam,Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển dulịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn xác định mục tiêu: Về lượng khách: a)17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 15-16,5%/năm giai đoạn 2016-2020; 75 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 6%/năm giai đoạn 2016-2020;b) Tăng thời gian lưu trú và chi tiêu bình quân của khách; Về kinh tế: a) Đónggóp 10% GDP, tổng thu từ du lịch đạt 35 tỷ USD; GDP du lịch và tổng thu dulịch tăng 16%/năm giai đoạn 2016-2020; b) Giá trị xuất khẩu tại chỗ thông

Trang 36

qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tăng 19%/năm giai đoạn 2016-2020; Tạo 4 triệuviệc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp Đến năm 2030, đón 30 triệulượt khách du lịch quốc tế, hơn 120 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp12-13% GDP, tạo hơn 5 triệu việc làm (khoảng 1,7 triệu lao động trực tiếp)[64].

- Xu hướng thứ hai: Có sự thay đổi về hướng và phân bố luồng khách

du lịch quốc tế Trước đây, khách du lịch chủ yếu đến nghỉ dưỡng tại cácnước phát triển thuộc khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ Tuy nhiên, trong nhữngnăm gần đây, luồng khách du lịch trên toàn cầu đang có xu hướng thay đổi cơbản, chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.Trong năm 2012, Đông Á - Thái Bình Dương đã vượt Châu Mỹ trở thành khuvực đứng thứ 2 thế giới sau Châu Âu về đón khách du lịch quốc tế với 22% thịphần Trong đó, du lịch các nước Đông Nam Á giữ vai trò quan trọng trong khuvực Đông Á - Thái Bình Dương, hiện chiếm gần 36% lượng khách và 28% thunhập du lịch toàn khu vực Theo dự báo của tổ chức du lịch Thế giới, đến năm2020 Đông Nam Á đón 123 triệu du khách quốc tế, với mức tăng trưởng bìnhquân giai đoạn 2010 - 2020 là 5,8%, cao hơn mức bình quân thế giới [64].

- Xu hướng thứ ba: Cơ cấu chi tiêu của khách thay đổi theo hướng

giảm tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ cơ bản (lưu trú, ănuống, vận chuyển), tăng tỷ trọng chi tiêu mua sắm và các dịch vụ du lịch bổsung (chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, hội thảo, tham quan, giải trí ).Kết quả điều tra về chi tiêu của khách du lịch tại nhiều quốc gia cho thấy: nếutrước đây, khách du lịch chi tiêu 60 - 70% cho ăn, ở, đi lại và 30 - 40% chicho mua sắm hàng hóa, tham quan và giải trí thì ngày nay là ngược lại, chi 40- 50% cho ăn, ở, đi lại và 50 - 60% cho mua sắm hàng hóa, tham quan, giải trívà dịch vụ khác [64].

- Xu hướng thứ tư: Xu hướng thay đổi về hình thức tổ chức chuyến đi của

du khách Thông thường khách du lịch có thể lựa chọn một số hình thức tổ

Trang 37

chức chuyến đi du lịch như tự mình tổ chức chuyến đi, đi theo tour trọn góihoặc tour mở do các công ty lữ hành cung cấp Xu hướng chung hiện nay là tỷlệ khách đi theo tour trọn gói giảm, khách tự tổ chức chuyến đi và đi theo tourmở ngày càng tăng lên Sự thay đổi đó là do sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc kỹ thuật, công nghệ hiện đại và sự phát triển toàn cầu hoá nền kinh tế, đãlàm cho xã hội loài người không ngừng tiến vào thời đại tiêu dùng, đồng thờicá tính trong tiêu dùng cũng phát triển theo, du lịch theo đó sẽ phát triển rấtnhanh sự cá tính hoá, một là khách đi du lịch tản mạn, đi lẻ tăng nhiều hơn sovới khách đi theo đoàn Hai là các đoàn du lịch ngày càng phát triển mô hìnhcác đoàn du lịch nhỏ, lấy gia đình làm hạt nhân Ba là sự phát triển nhanhchóng của du lịch tự phục vụ - du khách tự chọn địa điểm du lịch, sắp xếp lộtrình du lịch và thời gian du lịch.

- Xu hướng thứ năm: Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến

đi du lịch Trong những năm gần đây, khách du lịch có xu hướng đi đến nhiềunước, nhiều lãnh thổ hoặc nhiều điểm du lịch trong một chuyến đi nhờ sự thuậnlợi của giao thông và sự liên kết du lịch giữa các nước, các điểm du lịch…

- Xu hướng thứ sáu: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Với sự thay đổi của

quan điểm giá trị, sự tăng trưởng dân số toàn cầu, sự phát triển kinh tế và chấtlượng cuộc sống ngày một nâng cao dẫn đến nhu cầu du lịch của con ngườingày càng đa dạng, nhu cầu du lịch truyền thống như du lịch tập thể, du lịchvăn hoá, du lịch nghỉ ngơi không ngừng được phát triển và mở rộng Đồngthời, những nhu cầu du lịch mới nổi lên như du lịch sinh thái, du lịch sứckhoẻ, du lịch chữa bệnh, du lịch triển lãm thương mại hoặc nhu cầu du lịchtheo chuyên đề như du lịch nông nghiệp, du lịch thám hiểm, du lịch khoa học,du lịch học tập… sẽ ngày càng chiếm vị thế nhanh chóng của nhu cầu du lịchthế kỷ XXI Để làm hài lòng những yêu cầu đa dạng đó của du khách, sảnphẩm du lịch sẽ phải đa dạng hóa về hình thức và nội dung.

Trang 38

- Xu hướng thứ bảy: Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa: Với

xu hướng toàn cầu hóa, sự liên kết hoạt động giữa các quốc gia, các khu vực trêntoàn thế giới ngày càng được mở rộng Hiện nay, trên thế giới ngoài tổ chức dulịch thế giới (World Tourism Oganization, UNWTO), còn có nhiều tổ chức dulịch khu vực, liên khu vực đã ra đời như Hiệp hội du lịch Khu vực Thái BìnhDương, hiệp hội du lịch vùng Caribe, Hiệp hội du lịch vùng Đông Nam Á

1.3.2.2 Xu hướng phát triển của Du lịch Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030 xác định đến năm 2020 đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũinhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồngbộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mangđậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực vàthế giới, đồng thời gắn phát triển du lịch với giữ gìn, phát huy các giá trị tàinguyên và bảo vệ môi trường.

Với mục tiêu trên, đồng thời chịu sự chi phối của xu hướng phát triểndu lịch chung của khu vực và thế giới, ngành du lịch Việt Nam phát triển theonhững xu hướng sau:

- Một là, tiếp tục mở rộng quy mô tăng trưởng về lượng song song với

quá trình chuyển dịch sang đầu tư mạnh về chiều sâu Tiếp tục ra đời nhiềusản phẩm mới, điểm đến mới, khu du lịch và công trình du lịch mới, được đầutư mở rộng, nâng cấp, đan xen nhiều công trình, sản phẩm có tầm cỡ, chấtlượng, có thương hiệu và có yếu tố liên kết toàn cầu.

- Hai là, kết hợp các hình thức du lịch truyền thống với các hình thức du

lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch rẻ tiền, nhằm thu hútcác nhóm đối tượng du lịch khác nhau Sản phẩm du lịch tiến tới chuẩn hóađồng thời với quá trình dị biệt hóa, đa dạng hóa hướng tới nhu cầu các phânđoạn thị trường khác nhau.

Trang 39

- Ba là, sản phẩm du lịch có thương hiệu được khẳng định, được kiểm

soát chất lượng và được thông tin, quảng bá có địa chỉ tới các phân đoạn thịtrường mục tiêu Xúc tiến quảng bá du lịch dần trở thành yếu tố quyết địnhgiá trị và định hướng tiêu dùng du lịch.

- Bốn là, yếu tố văn hóa và xu hướng du lịch về nguồn gắn với các giá trị

lịch sử, giá trị di sản và giá trị môi trường sinh thái làm gia tăng giá trị chosản phẩm du và dần trở thành yếu tố quyết định đến mục đích và sự khác biệtcho chuyến đi.

- Năm là, không gian du lịch sẽ trở nên phong phú với nhiều điểm du

lịch mới, đa dạng khi cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận điểm đến được cảithiện căn bản cùng với hiệu ứng lan tỏa từ các trung tâm du lịch tới các điểmdu lịch vệ tinh theo liên kết cụm, vùng và khu vực Độc quyền địa phươngvẫn chi phối song song với quá trình chuẩn hóa quốc gia, khu vực.

- Sáu là, liên kết hợp tác đa chiều trở nên phổ biến giữa các vùng địa

phương, giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch với nhau và với tất cả cácngành, lĩnh vực kiên quan Hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp du lịchvùng, khu vực trong và ngoài nước ngày càng có hiệu quả.

- Bảy là, công nghệ thông tin, truyền thông và các công nghệ khác của

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ngày càng ứng dụng hữu hiệu trong hầuhết các lĩnh vực đặc biệt là lữ hành, phân phối trung gian, xúc tiến quảng bá,đặt giữ chỗ trực tuyến Xu hướng phát triển du lịch tác động trực tiếp tới cơcấu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đồng thờiđặt ra yêu cầu nhân lực ngành du lịch chất lượng cao phát triển theo xu hướngngày càng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệphướng tới đạt tiêu chuẩn chung và được thừa nhận trong khu vực, vươn tớitham gia một cách chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế.

Như vậy là xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mởrộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức

Trang 40

và cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới và khu vực đã và đang tạo nhữngcơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam nóichung và du lịch Hà Nội nói riêng Trước bối cảnh và xu hướng đó, địnhhướng phát triển du lịch Việt Nam và Hà Nội phải đáp ứng được những yêucầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệuquả, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống đểphát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, củathành phố và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế Xu hướng phát triển ngànhDu lịch đặt ra yêu cầu và tác động trực tiếp tới số lượng, chất lượng và cơ cấucủa nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao Xu hướng nguồn nhân lực du lịchnói chung và nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nói riêng, ngày càng đòihỏi cao về trình độ, kỹ năng quản lý; kỹ năng nghề nghiệp hướng tới đạtchuẩn khu vực và quốc tế, nhưng cần có mức độ tinh tế và nhạy cảm trongphục vụ và giao tiếp; lao động phổ thông du lịch dần trở nên kém hấp dẫnthay thế bởi lao động chất lượng cao, mang tầm khu vực và quốc tế.

1.3.3 Thực trạng hoạt động du lịch của Thủ đô Hà Nội

Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về vănhóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; được vinhdanh là Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình, có bề dày truyền thống ngànnăm văn hiến, đây là nơi thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế cao nhấtcả nước Các hoạt động sống ở đây luôn diễn ra với tốc độ nhanh, sôi động vàphong phú Thêm vào đó, với bề dày truyền thống và nhiều điểm du lịch hấpdẫn nên ở đây thường tập trung một số lượng lớn khách du lịch trong nước vàquốc tế đến với Hà Nội.

Trong những năm gần đây, kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng cao; cơcấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp chuyển dịch tích cực ngàycàng rõ nét; quy mô kinh tế được mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vàđô thị trên địa bàn Thủ đô phát triển theo hướng hiện đại Bộ mặt thành phố

Ngày đăng: 21/05/2024, 09:10

Tài liệu liên quan