Hình 3.6: Sơ đồ mat cắt địa chất- địa vat lý Thạch Xá HạHình 3.7: Sơ đồ mặt cắt địa chất- địa vật lý Võ Xá - Hương Thủy Hình 4.1: Sơ đồ mặt cắt tướng trầm tích Đệ Tứ vùng ven biển Nghệ -
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MO ĐẦU 8
Chuong 1: TINH HINH NGHIEN CUU DIA CHAT KHU VUC VA CAC
THANH TAO CAT BAC TRUNG BO 11
1.1, Giai đoạn trước T9854 ssccstcccnccssrnsnenterenersnonennerminanisnanntannrmnnnnnnenns 15
1,3, Giai 0660 1975 - HHN: nec nim 16
1.3.1 Những nghiên cứu mang tinh chất đề tai, dé án 16
1.3.2 Các cơng trình nghiên cứu chuyên dé, chuyên sau 18 1.3.3 Những kết quả chính đã dat được và tồn tại - 19
Chương 2: ĐẶC DIEM DIEU KIEN TU NHIÊN KHU VUC 22
2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên - 5-5252 25+ S2Ecrertrrrtrrerrrrrei 22
2.1.1 Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, thực vật " 22
3.1.3 Địa tL re 23
dick EN Bite, CI ae eedeaeaaaenedeeeaaatsasgadoassssoaigsgorgjai 26
2.1.4 Đặc điểm sơng ngịi va dong chảy, -s+c+cscxse2 27
2.1.5 Chế độ thủy, thạch dong luc biển ven bờ 29
mi iu tâng trưtc ĐỀ THỂ ccceeidiiinabiadidtibsclBakdf9gsiSSSEESGUSSSEEiSISN 30
len: Die ne TRÌNH caeeueddatardrrdotdiigttitioHooiG009636100800898860080 30
2.2.2 Địa tầng Me€ZOZO1 - S S.SS S2 vn 34
ao: Eile TH: KHÍHGaaagaadagitiottagtodattiinittii900100000000ã 040002000010 352.3 Thanh tao màma À 2 2 5 22 322252253 5583258531253 5185512551535 S2 36
2.4 Khái quát hoạt động kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất 39
3.4.1 Vài rốt về cấu túc địa CIẤI seeesaseeoeeeieroainarndrosdnasanasee 39
2.4.2 Vài nét về hoạt động tân kiến tạo và biểu hiện hoạt động kiến
ORCA mususddadarnsesdernnsras "_—= "` 40
2.4.3 Khái quát lich sử phát triển địa chất của khu vực 4I
Trang 2Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ HỆ PHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp luận và cơ sở xây dựng hệ phương pháp nghiên cứu
3.2 Một số khái niệm, thuật ngữ và quan điểm sử
dụng -3.2.1 Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên 3.2.2 Một số khái niệm và thông SO VE cát -. c-cceieeerere
cứu -3.23.Phân chia thời gian trong Đệ TÚỨ -.-+cseieieeiieieie
3.2.4 Vai trò của gió trong sự thành tạo, tiến hóa của cát -.
3.2.5 Hoạt động của mực nước biển trong Dé
'Tứ -3 'Tứ -3 Các phương pháp nghiên cứu - - -+ 5+ + *seetseeeerreree
3.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu trong 3 2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu ngoài trời -. -
phòng -Chương 4: ĐẶC DIEM TRAM TÍCH VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ
CÁC THÀNH TAO CAT DAI VEN BIEN BAC TRUNG BO
4.1 Các thành tao trầm tích Dé Tứ dải ven biển Bac Trung Bộ
4.1.Ì MŨng ven biển Nghề ÁH c sieeisieiiiiiekrviL2081e0A10 8086 4.1.2 Vùng ven biển Hà Tĩnh - ¿5-5 + * St #skexekrrkrrrrrred
4.1.3 Vũng xen biển Quảng Đinlsoseadseasaasaeenoduoioainongbrosesoan
4.1.4 Vùng ven biển Quảng Trị - Huế -¿: 5:5: 5ss+vzvsvxv+s
4.2 Các thànnh tao cát trong khu vực nghiên cứu
-4.2.1 Các thannh tạo cắt ven biển Bắc Trung ĐỘ: aeaaeezonseessze
4.2.2 Khái quát các đặc điểm đặc trưng của các thành tạo cát
4,3 Quy luật phan bố của các thành tao CÃaeeaiaadoaieaiaeee
Chương 5: QUÁ TRÌNH THÀNH TẠO, TIẾN HÓA VÀ THẠCH ĐỘNG LỰC
CUA CÁC THÀNH TẠO CAT ĐẶC DIEM BIEN DONG CUA CÁC CÔN CAT
VA NHUNG SU CO MOI TRUONG
5.1 Điều kiện thành tao và tiến hóa của các trầm tích cát
5.1.1 Cảnh quan cổ dia lý và địa hình-địa mạo nền móng trước Đệ Tứ5.1.2 Đặc điểm hoạt động kiến tạo trong Dé Tứ
5.1.3 Hoạt động của mực nước biển trong Đệ Tứ
5.1.4 Điều kiện khí hậu và thủy văn biển trong Đệ Tứ
5.1.5 Nguồn cung cấp vật liệu
Trang 35.2.Thanh tạo và tiến hóa của các thành tạo cát trong quá trình
thành tạo chung của các trầm tích Đệ tứ khu vực
5.3 Cơ chế và quá trình thành tạo, phát triển tiến hóa của cát đê cát
và biển gió trong khung cảnh biển tiến thoái và động lực môi trường
5.3.1 Thời kỳ cuối Pleistocen sớm - - + +©++++++++ss++ss2
3.3.2 Thời kỳ đến Pleistocen THU1Ö ecccocieseiiieisiisiniasiiernisoie
5.3.3, Thôi kỹ cuối Eleistooefi THUỘN carcinoma
1.3.0 Thời kỹ Holocekn BI, sccnccccesnansiuiccennsniinasnsasnonctinerencencanmnncnenssstens
5.3.5 Thời kỳ Holocen muộn - đến WAY sccm
5.4 Dac điểm biến động của các côn cát và những su cố môi trường
5.4.1 Đặc điểm địa hình - địa mạo vùng cát - - -:s-c-sc+
5.4.2 Quá trình biến động của các thành tao cát và các sự cố
Tri HH Ea reodbnadtorosnitosoiyiotbiNgagksapli0i404560043G8008
Chương 6: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ, TIỀM NANG CÁC THÀNH TAO CAT VÀ
ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG
6.1 Nhận định, đánh giá chung về tiềm nang và vai trò của các
thành tao cát khu vực Bac Trung Bộ 6.1.1 Tiềm năng các thành tạo cát đa khoáng 2s 5- 6.1.2 Tiềm nang và vai trò của các thành tạo cát đơn khoáng
6.2 Nguồn gốc và điều kiện thành tạo sa khoáng biển
6.3 Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường cát
111 111
112
113 113
115 120
120 120 121 125
127 130
141
Trang 4Những chữ viết tắt và ký hiệu dùng trong luận án
KVNC : Khu vực nghiên cứu
Vùng I : Vùng ven biển Nghệ An
VùngII : Vùng ven biển Hà Tĩnh
Vùng II : Vùng ven biển Quảng Binh
Vùng IV : Vùng ven biển Quảng Trị — Thừa Thiên Huế
Q,*> : Holocen muộn (Qi)
›'?.; Holocen sớm - giữa (Q¡y'”)
Q," : Pleistocen muộn, phần muộn (Q¡¡ˆ)
Q,?**_ : Pleistocen giữa - muộn, phần sớm (Q¡¡¡')
0; : Pleistocen sớm (Q))
Md : Kích thước hat trung bình
R, : Độ mài tròn của vật liệu
a : Độ chon loc của vật liệu
Ss: : Hệ số bất đối xứng của vật liệu
S; : Độ cầu cua vật liệu
Q : Khoáng vật thạch anh
F : Khoáng vat felspat
KVN : Khoáng vat nang
R : Mảnh đá
m : Tướng trầm tích biển
ml : Tướng trầm tích biển vũng vịnh
mv : Tướng trầm tích biển - gió
ms : Tướng trầm tích đê cát biển ven bờ (đê ven bờ)
ma : Tướng trầm tích biển - sông
am : Tướng trầm tích sông - biển
amb : Tướng trầm tích sông - biển - đầm lầy
mab : Tướng trầm tích biển - sông - đầm lầy
mb : Tướng trầm tích biển - đầm lầy
ab : Tướng trầm tích sông - đầm lầy
a : Tướng trầm tích sông
ap : Tướng trầm tích sông - lũ
TĐH_ : Theo cấp hạt
Trang 5DANH MỤC ANH, BIEU BANG, SƠ DO, HINH
1) Anh:
Anh 3.1: Khao sát nghiên cứu cát ngoài thực địa
Ảnh 4.1 & 4.2: Trầm tích cát (chụp bằng máy ảnh thông thường)
Ảnh 4.3, 4.4 &4.5: Trầm tích cát (chụp dưới kính hiển vi, phóng đại 18 lần)
Ảnh 4.6: Hình thái bẻ mặt hạt cát (chụp dưới kính hiển vi điện tử, x 500)
Ảnh 4.7, 4.8 & 4.9: Trầm tích cát (lát mỏng gắn từ trầm tích bở rời)
Ảnh 4.10: Trầm tích cát và địa hình phân bố
Ảnh 5.1.: Cảnh quan vùng cát ven biển Bac Trung Bộ
Ảnh 5 2: Cảnh quan vùng cát ven biển nam Quảng Bình
2) Bảng, biểu:
Bảng 2.1: Các hệ thống sông và sông chính ở Bình — Trị — Thiên
Bảng 4.1: Tổng hợp các thành tao cát lòng sông, cát biển và cát biển - gió dai ven
biển Bắc Trung Bộ
Bảng 4.2: Hàm lượng một số nguyên tố trong dung dich chiết từ thành tạo cát
Bảng 4.3, 4.5, 4.7 & 4.9: Tổng hợp các thông số trầm tích cát đải ven biển Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - Huế
Bảng 4.4, 4.6, 4.8 & 4.10: Tổng hợp thành phần vật chất của các thành tạo cát dải
ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Binh và Quang Trị - Huế
Bảng 4.11, 4.12, 4.13, 4.14 & 4.15:Tổng hợp các tham số trầm tích và thành phần
vật chất của cát lòng sông và cát đê biển ven bờ trong Đệ Tứ dải ven
biển Bắc Trung Bộ
Bảng 4.16: Thành phần màu màng phủ vật liệu thạch anh trong cát
Bảng 4.17: Chiều day tang cát biển, biển - gió Dé Tứ ở Quảng Bình
Bảng 5.1: Tổng hợp một số đặc điểm của khoáng vật trong cát thể hiện dấu hiệu
nguồn gốc của chúng
Bảng 5.2, 5.3 &5.4: Đối sánh thông số trầm tích giữa các tướng trầm tích cát
sông, cát đê ven bờ và cát biển-gió ở Quảng Bình, Quảng Trị - Huế và
Nghệ An
3) Hình, sơ đồ:
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện mat cắt ngang dải ven biển Bac Trung Bộ
Hình 2.2: Sơ đồ thể hiện mặt cắt ngang dải cát ven biển nam Quảng Bình
Hình 3.1: Biểu đồ phân loại trầm tích bở rời (Cục Địa chất Hoàng gia Anh)
Hình 3.2: Độ mài tròn của vật liệu cát
Hình 3.3: Sơ đồ thể hiện mặt cắt ngang cấu trúc đường bờ có lagun và đê cát
Hình 3.4: Sơ đồ mặt cắt địa chất- địa vật lý tuyến Võ Xá
Hình 3.5: Sơ đồ mặt cắt địa chất- địa vật lý Võ Ninh - Tân Định
Trang 6Hình 3.6: Sơ đồ mat cắt địa chất- địa vat lý Thạch Xá Hạ
Hình 3.7: Sơ đồ mặt cắt địa chất- địa vật lý Võ Xá - Hương Thủy
Hình 4.1: Sơ đồ mặt cắt tướng trầm tích Đệ Tứ vùng ven biển Nghệ - Tĩnh
Hình 4.2: Sơ đồ mặt cắt tướng trầm tích Đệ Tứ vùng ven Bình - Trị - Thiên
Hình 4.3: Sơ đồ đường cong tích lũy các thành tạo cát khu vực Bác Trung Bộ
Hình 4.4: Dạng đường cong phân bố độ hạt thành tạo cát khu vực Bác Trung Bộ
Hình 4.5: Biểu đồ phân loại trầm tích cát ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh
Hình 4.6: Biểu đồ phân loại trầm tích cát ven biển Quảng Bình — Thừa Thiên Huế Hình 4.7: Biểu đồ thành phần vật chất trầm tích cát dải ven biển Quảng Bình
Hình 4.8: Biểu đồ thành phần vật chất trầm tích cát dải ven biển Quảng Trị- Huế
Hình 4.9: Biểu đồ thành phần vật chất trầm tích cát ven biển Nghệ An-Hà Tĩnh
Hình 5.1 (a i): Sơ đồ các mat cắt địa hình móng trước Q ven biển Bác Trung Bộ
Hình 5.2: Sơ đồ hệ thống lòng sông cổ trong vịnh Bắc Bộ
Hình 5.3: Sơ đồ quan hệ giữa trầm tích và dao động mực nước biển trong Đệ Tứ
(mặt cat Ik TDK, Quang Binh)Hình 5.4: Sơ đồ mat cat tướng trầm tích Q và vi trí các thành tao cát trong mối
quan hệ với các chu kỳ trầm tích (mat cat Ik TDK, Quảng Binh)
Hình 5.5: Sơ đồ thể hiện sự thay đổi kích thước vật liệu và một số khoáng vật
trong cát theo độ sâu (mặt cat 1k TDK, Quảng Bình)
Hình 5.6: Sơ đồ quan hệ giữa trầm tích và dao động mực nước biển trong Dé Tứ
(mặt cắt An Lỗ — Quảng Ngạn, Huế.
Hình 5.7: Sơ đồ mat cat tướng trầm tích Q và vị trí các thành tao cát trong mối
quan hệ với các chu kỳ trầm tích (mặt cắt An Lỗ — Quang Ngạn, Huế).
Hình 5.8: Biểu đồ Passega các thành tạo cát dải ven biển Hà Tĩnh
Hình 5.9: Biểu đồ Passega các thành tạo cát đải ven biển Quảng Bình
Hình 5.10: Biểu đồ Passega các thành tạo cát hệ tầng Phú Xuân
Hình 5.11: Biểu đồ Passega các thành tao cát hệ tầng Phú Bai
.Hình 5.12: Biểu đồ Passega các thành tạo cát hệ tầng Phú Vang
Hình 5.13 &5.14: Sơ đồ tướng đá-cổ địa lý thời kỳ cuối Pleistocen sớm dai ven
biển Nghệ — Tinh và Bình — Trị — Thiên
Hình 5.15 &5.16: Sơ đồ tướng đá-cổ địa lý thời kỳ đầu Pleistocen muộn dai ven
biên Nghệ — Tinh va Bình — Trị - Thiên Hình 5.17 & 5 18: Sơ đồ tướng đá-cổ địa lý thời kỳ cuối Pleistocen muộn dai ven
biên Nghệ — Tĩnh và Bình - Trị — Thiên
Hình 5.19 & 5.20: Sơ đồ tướng đá - cổ địa lý thời kỳ cuối Holocen giữa dai ven
biển Nghệ — Tinh và Bình — Trị — Thiên
Hình 5.21 & 5.22: Sơ đồ tướng đá - cổ địa lý thời kỳ Holocen muộn dai ven biến
Nghệ — Tinh va Bình - Trị - Thiên
Trang 7MỞ ĐẦU
Ven biển Bac Trung Bộ (sơ đồ hình 1.1) là một trong những khu vực trong
yếu của đất nước, nơi chuyển tiếp về điều kiện tự nhiên giữa Miền Bắc và Miễn
Trung Đây cũng là một khu vực có nhiều nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên,
trong đó nổi bật là sự có mặt của cát với điện phân bố rộng kéo dài theo bờ biển
(nhiều nơi từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, chúng tạo thành những cồn, dun cát
cao đọc theo bờ biển)
I Tính cấp thiết của đề tài:
Thuộc đới duyên hải, dải ven biển Bác Trung Bộ là nơi tập trung khá đông dân
cư và nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, du lịch quan trọng của nước ta Với địa hình là
đồng bằng ven biển và nền địa chất (từ 0 đến 150m độ sâu) chủ yếu là các trầm
tích Đệ Tứ, trong đó cát chiếm một tỷ lệ lớn và phân bố ở những vị trí "nhạy cảm”
chịu nhiều tác động của tự nhiên; do vậy, các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ
có những nét đặc trưng riêng về địa chất Đệ Tứ Sự có mặt của các thành tạo cát
còn là nơi tiềm ẩn nhiều tiém năng lớn về quỹ đất, tài nguyên thiên nhién cting nhiều tai biến bất lợi, tiêu cực (trượt lở bờ biển, cát bay, cát chảy, ngăn cản thoát
lũ ) cho tự nhiên và thế giới sinh vật trong khu vực.
Để khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả môi trường tự nhiên khu vực: hạn chế, giảm thiểu và phòng chống các ảnh hưởng bất lợi của chúng; đồng thời bảo vệ,
cải tạo môi trường sinh thái, không thể không quan tâm đến các thành tạo cát Đã
có một số nghiên cứu về cát khu vực này, nhưng nhìn chung còn nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục giải quyết hoặc làm sáng tỏ hơn.
Với những lý do trên, NCS chọn vấn dé "Đặc điểm trầm tích và sự tiến hóa cua
các thành tạo cát dải ven biển Bắc Trung Bộ" làm đề tài nghiên cứu của mình
II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trầm tích cát Đệ Tứ phân bố `trong các
đồng bằng ven biển và phạm vi nghiên cứu từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, từ
đường bờ biển đến rìa tây đồng bằng
II Mục tiêu của đề tài:
1 Xác lập và làm sáng tỏ các đặc điểm trầm tích, tính chất vật lý, phân loại và quy luật phân bố của các thành tạo tích cát Đệ Tứ trong khu vực nghiên cứu.
Trang 82 Làm sáng tỏ sự thành tạo, phát triển - tiến hóa của các thành tạo cát nghiên
cứu Từ các kết quả trên, đưa ra những nhận định và đánh giá về tiềm năng, vai
trò của các trầm tích này đối với tự nhiên và con người trong khu vực; đồng thời
đưa ra những khuyến nghị về việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các trầm
tích cát, bảo vệ và cải tạo môi trường vùng cát
IV Nhiệm vu của đề tài:
1.Nghiên cứu các đặc điểm trầm tích và thành phần vật chất của cát
2 Phân loại và xác lập quy luật phân bố của cát trong khu vực nghiên cứu.
3 Nghiên cứu và xác lập điều kiện thành tạo cát, xác định cơ chế và quá trình
phát sinh, phát triển, tiến hóa của các trầm tích cát.
4 Đánh giá tiểm năng, vai trò của cát trong khu vực và đối với con người; định
hướng khai thác và sử dụng chúng.
V Những luận điểm bảo vệ:
Luân điểm l: Khu vực nghiên cứu có hai kiểu thành tao cát Đệ Tứ Chúng tao
thành tổ hợp cộng sinh:
+ Cát thạch anh đê cát ven biển và biển-gió, hạt vừa-nhỏ, màu vàng, trắng và nâu
vàng có độ mài tròn và độ chọn lọc tốt, dưới dạng đê cát tàn dư và cát đụn phân
bố có trật tự theo thời gian và không gian đọc theo đới ven biển trung bình từ độ sâu 50m đến độ cao 25m.
+ Cát đa khoáng lòng sông, hạt lớn-vừa, màu xám nâu có độ mài tròn và chọn lọc kém, tạo thành các thấu kính phân bố ở ven ria đồng bang từ 0 đến độ cao
15m ở ria tay đồng bang và từ 0 đến độ sâu 150m ở trung tâm đồng bằng.
Luân điểm 2: Các thành tạo cát dai ven biển Bắc Trung Bộ được sinh thành và
tiến hóa gắn với các yếu tố chính: địa hình móng trước Đệ Tứ có cấu trúc khối
tảng (địa lũy và địa hào) phân bố dọc đường bờ, sự thay đổi của mực nước biển và
hoạt động của sóng biển Cát đê ven biển được thành tạo chủ yếu trong các pha
biển tiến cuối Pleistocen sớm, đầu Pleistocen muộn, Pleistocen muộn phần muộn
và Holocen giữa; các thành tạo cát biển-gió và cát lòng sông được thành tạo
tương ứng với các pha biển thoái.
Trang 9Trong mỗi chu kỳ trầm tích, thành phần thạch học của cát tiến hóa theo hướng
đơn giản dan từ đa khoáng, ít khoáng đến đơn khoáng; còn tướng trầm tích, tiếnhóa từ đơn tướng đến đa tướng
VI Những điểm mới của luận án:
1 Lần đầu tiên hệ thống hóa, mô tả và phân loại các thành tạo cát Đệ Tứ ở ven
SG)
5
biển Bắc Trung Bộ (trong đó có mat cat chỉ tiết cát dé ven biển và biển - gió
Đệ Tứ ở Quảng Bình).
Hoàn thiện xác lập các đường bờ biển cổ ứng với các mực biển cao nhất của
các thời kỳ biển tiến trong Đệ Tứ và sự phân bố các tướng trầm tích tương ứng từng chu kỳ trầm tích do hoạt động của biển tiến thoái.
Lam sáng tỏ các yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến sự sinh thành và
tiến hóa của các thành tao cát: địa hình nền móng trước Dé, sự dao động của
mực nước biển, vai trò của động lực biển (đặc biệt là sóng biển) và dòng sông
cổ
Xác lập cơ chế và quá trình sinh thành, xu thế tiến hóa của cát: đê cát cộng sinh với lagun; tiến hóa theo xu hướng đơn giản thành phần, nhưng phức tạp về tướng Khoanh định các nguồn chính cung cấp vật liệu cát: tại chỗ và miền núi
phía tây.
Nhận định và đánh giá tiém năng (quỹ đất, sa khoáng, vật liệu xây dung ), vai
trò của các thành tạo cát cũng như khả năng sử dụng và khai thác cát trên cơ sở
đặc điểm va bản chất của chúng Đábh giá vai trò các dé cát trong sự kiến lập và
phát triển các đồng bằng ven biển Bac Trung Bộ
VII Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài:
l Xác lập một cách hệ thống hồ sơ dữ liệu, nhận dạng và phân loại các thành tạo
cát Đệ Tứ khu vực ven biển Bắc Trung Bộ.
2 Xác lập cơ chế, quá trình sinh thành và phát trién-tién hóa của các thành tao
cát ven biển Bắc Trung Bộ trong điều kiện cụ thể về cổ địa lý, dao động mực
nước bien Đánh giá vai trò của các đê cát này trong sự kiến lập và phát triển
của các đồng bằng tại đây Các thông tin này có thể làm cơ sở đối sánh hoặc
nghiên cứu các khu vực khác trên toàn bộ dải ven biển Việt Nam.
Trang 10phát triển của các đồng bang tại đây Các thong tin này có thể làm cơ sở đối sánh
hoặc nghiên cứu các khu vực khác trên toàn bộ dai ven biển Việt Nam.
3 Kết quả của đề tài giúp cho công tác hoạch định kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả dải cát ven biển Bắc Trung Bộ, góp phần bảo vệ, cải tạo và phát
triển bền vững môi trường sinh thái vùng cát.
VIII Cơ sở tài liệu của luận án:
1 Tài liệu do NCS trực tiếp khảo sát thực địa, khoan, dao, thu thập va phân tích từ
năm 1994 đến năm 2002.
2 Tài liệu thực hiện dé tài điều tra cơ bản (cấp bộ): “Điều tra, đánh giá hiện trang
các cồn cát Miền Trung, theo dõi dự báo cát xâm lấn Xây dựng giải pháp hạn
chế hau quả tiêu cực do cát xâm lấn gây ra", 1994-1996 (NCS là một trong những
người thực hiện chính).
3 Tài liệu thực hiện dé tài nghiên cứu khoa học (cấp viện do NCS chủ tri):"
Nghiên cứu đặc điểm trầm tích và phân loại các thành tạo cát bề mặt dải ven biển
nam Quang Binh", 1999.
4 Tham khảo và sử dung tài liệu lỗ khoan sâu Sở Giao thông công chính Quang
Bình, của Cục Địa chất và Khoáng sản; các công trình nghiên cứu đã công bố,
các báo cáo và bản đồ địa chất (các Bản đồ Địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, 1/200.000, 1/500.000; Bản đồ trầm tích Đệ Tứ Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, đề tài KT01-07, Vỏ phong hóa và trầm tích Đệ Tứ Việt Nam tỷ lệ
1/1.000.000, các báo cáo chuyên đề về trầm tích hoặc liên quan được công bố
_ trên nhiều tạp chí hoặc chuyên khảo như: Dia chất, Các khoa học về Trái đất, Các
công trình nghiên cứu Dia chất và Dia vật lý biển, các luận án tiến sỹ
Tổng số mau phân tích và sử dụng cho luận án: 500mãu phân tích kiến trúc, độ
hạt và màu, 100 mẫu lát mỏng, 250 mẫu khoáng vật, 60 mẫu phân tích dưới kính
hiển vi điện tử, 30 mẫu tỷ trọng vật liệu, 30 mẫu dung dịch chiết, sử dụng 400 ảnh
chụp ngoài trời, trên 300 ảnh chụp trong phòng và phân tích nhiều cấu tạo của cát.
IX Bố cục của luận án:
Luận án dày 140 trang, một phụ lục với 21 biểu bảng, 48 hình, 13 bản ảnh (61
ảnh) minh họa và 124 tài liệu tham khảo Nội dung chính của luận án được trình
bày trong 6 chương (ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo):
Trang 11Chương 1: Tinh hình nghiên cứu dia chất khu vực và các thành tạo cát Bắc
Trung Bộ
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực
Chương 3: Phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đặc điểm trầm tích và quy luật phân bố các thành tạo cát trong moi
quan hệ với tram tích Dé Tứ
Chương 5: Tiến hóa và thạch động lực của các thành tạo cat Đặc điểm biến
động của các cồn cát và những sự cố môi trường
Chương 6: Đánh giá vai trò, tiêm năng các thành tạo cát và định hướng khai
thác, su dụng hợp lý chúng Lời cảm ơn:
Luận án được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp hết sức quý
báu của PGS.TS Phạm Huy Tiến và GS.TS Trần Nghi NCS bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới các thầy hướng dan
Trong quá trình thược hiện nhiệm vụ của mình, NCS luôn nhậnđược sự quan
tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của: các GS, PGS, TS, giảng viên và
các cán bộ phục vụ Bộ môn Trầm tích, Khoa Địa chất, lãnh đạo và các cán bộ
Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Phân viện Hải dương học tại Hà Nội, Trung
tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam nhiều nhà khoa học và các đồng nghiệp.
Nhân dịp này, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan và cá nhân nêu
trên.
Trang 12Chương 1: TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DIA CHẤT KHU VỰC
VÀ CÁC THÀNH TẠO CÁT BÁC TRUNG BỘ
Các thành tạo cát là những thực thể địa chất phổ biến trên bề mat Trái Đất,
chúng được thành tạo ở nhiều nơi trong môi trường nước (sông, biển ) môi trường
không khí (sa mạc) v.v Đối với con người, cát có vai trò rất quan trọng - là tài
nguyên giá trị lớn chứa sa khoáng, vật liệu xây dựng, Với vai trò quan trọng và
phổ biến như vậy, từ lâu các thành tạo cát đã trở thành đối tượng dược nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm.
Trên thế giới, ngay từ những năm 80 - 90 của thế kỷ 19, nhiều nhà nghiên cứu
đã chú trọng, quan tâm về cát và cát kết, trong đó đáng kể có các nhà nghiên cứu
A.Dicke (1897 Nghiên cứu về cát, cát kết vùng Hampstead), N.McKie (1897
-⁄
Nghiên cứu về cát, cát kết vùng Moray, trong đó đã đề cập tới tác dụng cơ học của
sự mài tròn các hạt cát) Đầu thế kỷ 20 có các công trình nghiên cứu về khoáng vật
nặng trong cát kết của Toridon (1928), nghiên cứu sự chứa dầu của cát của
H.Alimen và A.Vatan (người Pháp, 1937), nghiên cứu về cát sông Mississipi của
Russell R.D (1937), nghiên cứu khoáng vật nang của Berthois L (người Anh,1938)
và B.Brajnikor (người Phap,1944), nghiên cứu về cát Eocen và phương pháp phân tích độ hạt của Bietlot (Bi,1940), nghiên cứu cát biển và cát vũng vịnh của
A.Cailleux (người Pháp,1943), nghiên cứu cát vũng vịnh và cát dun của Shepard F.
D và Young R (1961), nghiên cứu nhiều mặt về cát (đặc điểm, phân loại, phương
pháp nghiên cứu ) của Vatan A (1957-1967), V I Svanov (1969) v.v
Các thành tạo cát có mặt suốt dọc bờ biển, trong đó ở đải ven biển Miễn Trung
cát phân bố với diện rộng và khối lượng lớn - một "thực thể dia chất" bề mặt đặc
trưng cho khu vực có vai trò to lớn đối với môi trường tự nhiên và thế giới sinh vật
tại đây Ở Bac Trung Bộ (xem hình 1.1), đã có nhiều nghiên cứu về điều kiện tu
nhiên nói chung đạt kết quả tốt, có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hoặc sử dụng, khai thác của con người trong hiện tại và tương lai Có thể khái quát tình hình nghiên cứu địa chất khu vực nói chung và thành tạo cát nói riêng khu vực
ven biển Bắc Trung Bộ như sau:
Trang 141.1 GIAI DOAN TRUGC 1954
Nhìn chung, trong thời gian này, mức độ nghiên cứu địa chat Miền Trung nói chung và các thành tạo cát khu vực nói riêng còn sơ sài, chủ yếu dưới dang điều tra
điều kiện tự nhiên và do người Pháp thực hiện Trong thời gian này, đáng kể có các
công trình điều tra, nghiên cứu sau:
Năm 1918, Chasignenk, sau đó Lebreton (1934) đã tiến hành nghiên cứu sự
thành tạo đồng bằng và hình thành các đụn cát ven biển miền Trung Các tác giả này đều gộp các trầm tích bở rời vào tuổi Thứ tư không phân chia (Q).
Từ năm 1925 đến 1935, R Bonrret và J.H Hoffet tiến hành thành lập tờ bản đồ
Huế (tỷ lệ 1/500.000) từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế Tronng tờ bản đồ này, trầm tích kỷ Thứ tư được chia làm 3 loại: phù sa cổ (a,) tương ứng tuổi Pleistocen
phân bố ở trung tâm dải đồng bằng, các đụn cát (a;) phân bố ở dải Hải Lăng, Hồ
Xá thuộc Quảng Trị và phù sa mới (a;) gồm các thành tạo cát màu vàng phân bốtạo thành các cồn cát dọc bờ biển từ Quảng Bình vào Thừa Thiên - Huế
Năm 1927 và 1941, R.Bourret tiến hành nghiên cứu về cấu trúc địa chất - kiến
tạo vùng Huế - Quảng Ngãi.
Từ những năm 20 (thế kỷ XX), nhiều nghiên cứu điều tra tổng hợp địa chất tờ
Mahaxay - Đồng Hới được tiến hành với các công trình của C Jacob (1921) va J.
Fromaget (1927), sau đó các tài liệu này được Fromaget (1937) và Fontaine (1971)
sử dụng để thành lập các tờ ban đồ địa chất tỉ lệ nhỏ hơn Trong 2 năm 1927
-1928, J Fromaget chủ trì công trình điều tra tổng hợp về địa chất tờ Hà Tĩnh - Kỳ Anh; tài liệu này được sử dụng lập các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn (Fromaget, 1952 và
Fontaine, 1971).
Từ 1945 đến 1954, do chiến tranh, nghiên cứu địa chất bị hạn chế, trong đó có
một số công trình mang tính tổng hợp các tài liệu đã có trước đó, chẳng hạn công
trình lập bản đồ Dia chất Dong Dương do J.Fromaget chủ trì (1952).
Các nghiên cứu thời gian trước 1954 tuy còn sơ lược, nặng về điều tra điều kiện
tự nhiên, nhưng chúng có một vai trò khá quan trọng - làm cơ sở tiền dé cho nhiều
nghiên cứu sau này.
Trang 151.2 GIAI DOAN 1954 - 1975
Trong giai đoạn này có công trình chỉnh lý Bản đồ Địa chất Miễn Bac
(1/500.000) được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ 60 (thế ký XX) với
nhiều tài liệu bổ sung mới (Dovjikov A.F chủ biên, xuất bản năm 1963) Ngoài ra,
có một số công trình tổng hợp tài liệu trước về địa chất, kiến tạo vùng Huế - Quảng
Ngãi do các nhà khoa học Liên Xô cũ tiến hành như Poxtelnikov.E.X và Kudriavtrev G.A (1964) và một số Bản đồ Địa chất tỷ lệ trung bình và nhỏ tuy còn
sơ lược, nhưng đã xác lập được những nét cơ bản về cấu trúc kiến tạo của khu vực.
Năm 1962, Zencovik V.P đã đề cập tới động lực hình thành và phát triển của hệ
thống cồn cát ở Quảng Bình và cho nguồn cung cấp cát là do sông Hồng Năm
1970, Noakes L.C nghiên cứu về khoáng vật nặng trong cát ở khu vực Huế Năm
1974, Trần Kim Thạch thành lập Bản đồ Địa chất Miền Nam Việt Nam (tỷ lệ
1/500.000) trên cơ sở phân tích ảnh viễn thám
Từ năm 1968 đến 1975, một số tác giả người Úc đã nghiên cứu về cát trắng
Miền Nam Năm 1972, Hoàng Thị Thân tiến hành nghiên cứu về sét Miền Trung
Ngoài ra, trong thời gian này còn có một số bài báo liên quan đến vôi ở Huế, sa
khoáng Vĩnh Mỹ và nước khoáng Thanh Tân, các tài liệu này được đề cập trong
Việt Nam Địa chất khoá lục.
1.3 GIAI DOAN 1975 - NAY
1.3.1 Những nghiên cứu mang tính chất đề tài, đề án:
Từ 1974 đến 1978, công trình bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Hà Tĩnh - Kỳ Anh (tỷ lệ 1/200.000) được thành lập (Trần Tính chủ biên), sau đó được hiệu đính vào năm 1992 -1993 (Nguyễn Văn Hoành, Vũ Ngọc Hải và Pham Văn Man chủ trì) Trong tờ bản đồ này, các thành tạo cát ven biển được xếp vào trầm tích nguồn
gốc biển - gió, tuổi Holocen muộn (mv Q,°) có độ cao phân bố 5 - 20m
Từ 1975 - 1984: trong công trình Bản đồ Địa chất (tỷ lệ 1/500.000) phần Miền
Nam (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao chủ trì) đã phân chia khá chỉ tiết các
thành tạo địa chất khu vực (làm cơ sở cho việc thành lập các tờ bản đồ liên tỉnh).
nhưng các trầm tích Đệ Tứ còn phân chia sơ lược (hầu như chưa có tài liệu lỗ
khoan).
Trang 16Năm 1977, Nguyễn Xuân Dương và nnk thực hiện công trình Địa chất và
Khoáng sản tờ Lệ Thuỷ - Quang Trị (ty lệ 1/200.000).
1979 -1983, Nguyễn Quang Trung chủ biên thành lập tờ Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Mahaxay - Đồng Hới (tỷ lệ1/200.000) Bản đồ này dược hiệu dính
năm 1992 -1993 và xuất ban năm 1996, trong đó đã xác lập các thành tao cát ven
biển là trầm tích biển - gió có tuổi Holocen muộn.
Năm 1981, các tác giả công trình Bản đồ Khoáng sản Việt Nam (ty lệ
1/500.000, Lê Văn Trảo và Trần Phú Thành chủ biên) đã khái quát đặc điểm địa
chất và tiềm năng khoáng sản khu vực
1984 -1987, Bùi Văn Nghĩa chủ trì công trình nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và
lich sử phát triển các tring Kainozoi ở Bình - Trị - Thiên, đã phân chia các tram
tích Neogen (N/), Pliocen - Pleistocen (N, - Q,), Pleistocen (Q,**) và Hococen
(Q;'”, Q¿ và Q,’).
Năm 1985, các tờ Bản đồ Địa chất (tỷ lệ 1/200.000) từ Lệ Thuỷ đến Quảng Trị,
Huế và Quảng Ngãi (Nguyễn Văn Trang chủ biên) được thực hiện và thành lập.Trong các công trình này, trầm tích Kainozoi được phân chia trên cơ sở tài liệu lỗ khoan, trong đó các thành tạo Dé Tứ được xếp vào hệ tầng Da Nang (mQ,’ dn), hệ
tầng Nam Ô (mQ,!?no), thành tạo Holocen (Q;!?, Q;3) và điệp Huế (amQ, h, điệp
này được chia khá nhỏ).
Năm 1993, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
thực hiện đề tài "Mô hình phát triển đất trồng trọt vùng cát" (KT.02.13) do Lê Đức
An chủ trì Trong đề tài này, các tác giả để cập chủ yếu đến lớp cát bề mặt vàhướng phát triển cây trồng tại đây.
Năm 1994, Nguyễn Đức Tâm và Đỗ Tuyết chủ trì hoàn thành công trình bản
đồ Địa chất Đệ Tứ Việt Nam (tỷ lệ 1/50.000), trong đó các tác giả đã hệ thống và
mô tả các thành tạo Đệ Tứ ở Việt Nam đồng thời cũng phác họa sơ bộ nguồn gốc
điều kiện thành tao của chúng
Trong 2 năm 1994 -1995, Bùi Công Quế và nnk (Trung tâm Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ Quốc gia) thực hiện đề án "Điều tra, đánh giá hiện trạng các cồn cát
Mien Trung Theo dõi, dự báo cát xâm lấn, kiến nghị giải pháp giảm nhẹ hậu quả
Trang 17do cát xâm lấn gây ra", trong đó chủ yếu đề cập đến cát bề mặt và tính linh động
của chúng
Từ năm 1994 đến 1997, Vũ Mạnh Điển chủ biên thành lập Bản đồ Địa chất và
Khoáng sản (tỷ lệ 1/50.000) nhóm tờ Hướng Hoá Năm 1997, các Bản đồ Địa chất
và Khoáng sản (tỷ lệ 1/50.000) được thành lập: nhóm tờ Huế (Phạm Huy Thông và
nnk), nhóm tờ Dong Hà - Đồng Hới (Hồ Vương Bính và nnk).
1999, Ngô Quang Toàn và nnk hoàn thành công trình "Vo phong hóa va tram
tích Đệ Tứ Việt Nam”
1999 - 2000, Viện Địa chất tiến hành nghiên cứu đánh giá các loại hình tai biến
địa chất lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh Trong giai đoạn này chủ
yếu xác lập các dạng tai biến địa chất (trong đó ở khu vực Miền Trung có cát bay
và nứt, lở bờ).
I.3.2 Các công trình nghiên cứu chuyên đề, chuyên sâu:
Các nghiên cứu này có thể khái quát theo các nhóm ngành như sau:
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất - kiến tạo:
Các công trình nghiên cứu cấu trúc - kiến tạo khu vực đáng kể có công trình
của Trần Văn Trị và nnk (1977), Lê Duy Bách (1989), Phạm Khoản (1995), Nguyễn Danh Soạn, Cao Đình Triều (1977), Lê Như Lai, Lê Văn Linh và Nguyễn Tiến Dũng (1995)
Nhìn chung, về hoạt động tân kiến tạo đa số các tác giả thống nhất: sự hoạt động có tính kế thừa của tân kiến tạo và phát triển mới so với bình đồ cấu trúc cổ,
hoạt động tân kiến tạo phân dị theo thời gian (lúc mạnh, lúc yếu) dẫn đến hình thành tính phân bậc của địa hình và tính phân nhịp trầm tích trong các bồn trầm tích, các hoạt động uốn nếp dạng vòm, khối tảng với các biên độ khác nhau là yếu
tố chính quyết định bình đồ hiện đại hoạt động tân kiến tạo gắn liền với hoạt động
phun trào bazan và động đất.
- Nghiên cứu về địa chất - địa mạo:
Có khá nhiều công trình nghiên cứu, chẳng hạn nghiên cứu của Trần Đình
Giám (1979, về địa mạo bờ biển), Nguyễn Ngọc (1983, về điệp Huế), Đỗ Văn
Long và nnk (1984, về đặc điểm cổ sinh Kainozoi khu vực đồng bằng Huế - Quảng Ngai), Nguyễn Đức Tâm (1980-1989) và Bùi Văn Nghĩa (1995, về trầm tích
Trang 18Kainozoi đồng bằng ven biển và lịch sử phát triển đồng bang), Tran Đức Thạnh
(1991, về đặc điểm các bồn tích tụ hiện đại ven bờ), Nguyễn Tiến Hải và nnk
(1995 - 1997, về đặc điểm địa hình và đặc điểm trầm tích cát bé mat ven biển nam
Quảng Bình), Đặng Văn Bát (1995) về trầm tích Kainozoi), Trịnh Dánh, Phạm Văn
Hải (1995), Trần Nghi, Nguyễn Biểu (1995, về mối quan hệ trầm tích Đệ Tứ lục dia ven bờ và thêm lục địa), Dang Văn Bào, Nguyễn Vi Dân (1996, về lịch sử phát
triển địa hình đồng bằng ven biển), Lê Bá Thảo (1977), Vũ Tự Lập (1978) và Phan
Liêu (1987) khái quát về đặc điểm đồng bằng ven biển Đào Đình Bắc (1994),
Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Cẩn và nnk (1995), Nguyễn Bich Dy (1995) đề cập
đến tai biến địa chất khu vực; Lại Huy Anh (1991), Vũ Văn Phái (1996), Nguyễn
Thế Tiệp và (1995) dé cập đến dia mạo khu vực ven bờ., LêXvần Tài (2002) về địa
hóa đầm phá Tam Giang, La Thế Phúc (2002) về trầm tích biển ven bờ
- Nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản:
Một số các nhà nghiên cứu đã trực tiếp hoặc gián tiếp khi nghiên cứu về địa
chất khu vực đã đề cập đến tài nguyên thiên nhiên khu vực (chủ yếu là tài nguyên
khoáng sản) Đáng kể có các công trình của Nguyễn Đức Tâm (1955, về sa khoáng
ven biển), Nguyễn Biểu và Nguyễn Thanh Hà (1992, về khoáng sản sa khoáng), La
Thế Phúc, Đỗ Thị Hòa Lan và Đỗ Vân Thanh (1996, về nguồn gốc quặng sakhoáng ven bờ, Nguyễn Kim Hoàn (1985, về sa khoáng ven bờ, Võ Duy Dần
(1991, nghiên cứu về ứng dụng thạch anh trong khu vực, Phạm Ngọc Thiệu (1991,
nghiên cứu tiềm năng sa khoáng 3 tỉnh Bình - Trị - Thiên),
1.3.3 Những kết quả chính đã đạt được và tồn tại:
Có thể khái quát các hướng chính và kết quả đã nghiên cứu như sau:
+ Vấn đề được quan tâm nhiều của hầu hết các tác giả là nghiên cứu thành
phần vật chất và đối sánh liên hệ địa tầng trầm tích Kainozoi Đối với các trầm tích
Đệ Tứ, địa tầng được phân chia chi tiết nhất ở vùng Thừa Thiên-Huế Tại đây,
Nguyễn Dich Dỹ và nnk [32], Phạm Huy Thông và nnk [85], Bùi Văn Nghĩa [62,
63], Ngô Quang Toàn và nnk [95] đã phân chia các thành tạo Đệ Tứ theo đặc
điểm trầm tích và môi trường thành tạo Phân chia này thể hiện sự phân bố chuyển
tướng trầm tích theo mặt cắt đứng và ngang thể hiện quy luật: tướng lục địa - trung
Trang 19gian - biển Trong Bản đồ Địa chất Đệ Tứ, Nguyễn Đức Tâm và nnk [84] phân chia
tương tự và có đối sánh địa tang với các thành tạo Dé tứ ở Việt Nam Về thành
phần vật chất, các nghiên cứu xác lập cấp hạt chủ yếu của cát là cấp hạt vừa với
thành phần thạch anh chiếm chủ yếu (trên 80% hàm lượng) Trong Bản đồ tỷ lệ
1/500.000 phần địa chất, địa mao do Lê Đức An phụ trách, các thành tạo cát ven
biển được các tác giả phân chia theo màu có nguồn gốc biển và sự tham gia của gió Tuy nhiên, những mô tả, phân loại chỉ tiết cát ở nhiều nơi còn chưa dược thỏa đáng có thể do thiếu mặt cắt tại nội vùng cát (chẳng hạn như ở Quảng Bình).
+ Về phân bố và điều kiện thành tạo của cát khu vực này, các công trình đã khái
quát mang tính tổng quan sự phân bố của chúng, làm sáng tỏ điều kiện thành tạo
(môi trường) và qui luật cộng sinh tướng trong mối quan hệ nhân quả môi trường
trầm tích và các pha biển tiến, thoái; mối quan hệ giữa các bậc thém biển và các
chu kỳ trầm tích Những vấn đề này được thể hiện khá rõ trong công trình của
Nguyễn Địch Dỹ và nnk (1995), Trần Nghi (1996) cho rằng các thành tạo cát này
có tuổi Đệ Tứ được thành tạo chủ yếu liên quan đến 5 chu kỳ biển tiến, thoái trong
Dé Tứ, chúng thuộc các tướng cát bar và lagun ven biển Một số tác giả khác nhìn
nhận nguồn gốc, điều kiện thành tạo cát có yếu tố của hoạt động gió Quan điểm
này phù hợp với quan điểm của các tác giả bản đồ trầm tích Đệ Tứ Việt Nam [84].Khi khái quát các đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển, Lê Bá Thảo (1977),
Vũ Tự Lap (1978), Phan Liêu (1987), da ghi nhận vai trò của sông kết hợp với vật
liệu biển bồi dap lên các đồng bằng Trung Bộ
Tuy nhiên, về điều kiện thành tạo của cát liên quan đến sự dao động mực
nước biển- còn mang tính khái quát, chưa cụ thể, bị hạn chế bởi sự thiếu vắng tài
liệu mặt cắt địa tang Một tồn tại cần phải làm sáng tỏ hơn đối với cát khu vực đó
là nguồn gốc, và lịch sử hình thành của chúng Giải quyết được vấn dé này cũng như địa tầng và phân loại cát ở đây sẽ tạo cơ sở cho việc khoanh định sự phân bố của cát, đánh giá xu thế phát triển-tiến hóa của cát khu vực này cũng như xác lập
quy luật phân bố tài nguyên sa khoáng - định hướng tìm kiếm khoáng sản và khai
thác hợp lý, bảo vệ môi trường khu vực.
+ Vấn đề liên quan khác đến các thành tạo trầm tích - hoạt động tân kiến tao: da
số các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng, sự hoạt động có tính kế thừa của tân
Trang 20kiến tạo và phát triển mới so với bình đồ cấu trúc cổ, hoạt động tân kiến tao phân
dị theo thời gian (lúc mạnh, lúc yếu) dẫn đến hình thành tính phân bậc của địa hình
và tính phân nhịp trầm tích trong các bồn trầm tích, các hoạt động uốn nếp dạng vòm, khối tảng với các biên độ khác nhau là yếu tố chính quyết định bình đồ hiện
đại hoạt động tân kiến tạo gan liền với hoạt động phun trào bazan và động đất Tuy
nhiên, đối với vấn đề này, cần làm sáng tỏ hơn vai trò của hoạt động tân kiến tạo
và kiến tạo hiện đại trong mối quan hệ với dao động mực nước biển Hai nhân tố
chính quyết định đến quá trình thành tạo trầm tích nói chung (cát nói riêng) của
khu vực Bác Trung Bộ và dải ven biển Việt Nam
Như vậy, những tồn tại chính đối với các thành tạo cát dai ven biển Bac Trung
Bộ cần được giải quyết hoặc làm sáng tỏ hơn: địa tầng các thành tạo cát và đặc
điểm của cát, sự phân bố của chúng, cơ chế thành tạo và sự phát triển tiến hóa của
cát, các yếu tố quyết định hoặc chi phối sự thành tạo cát, nguồn cung cấp vật liệu
cát, vai trò của các đê cát,
Trang 21Chương 2: ĐẶC ĐIỂM DIEU KIEN TỰ NHIÊN KHU VUC
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, thực vật:
Khu vực nghiên cứu (KVNC) là một khu vực hẹp, kéo dài theo đường kinh
tuyến (16°20'-19°10'N, 105°25'-108°E) thuộc đới duyên hải bao gồm các phần
chính: dải ven biển (đới bờ) và một phần đới lục địa ven bờ (tính tới rìa tây
đồng bang).
Theo phân vùng lãnh thổ hành chính, KVNC thuộc miền ven biển Bắc
Trung Bộ Nếu phân vùng theo định lượng và yếu tố động lực khí tượng thủy
văn [102], KVNC thuộc dải ven biển Miền Bắc Việt Nam bao gồm: vùng ven biển nam đồng bằng Miền Bac (Nghệ An-Đèo Ngang) và vùng ven biển nam
vịnh Bắc Bộ (Đèo Ngang-Đèo Hải Vân) Theo đơn vị hành chính, NCS chiaKVNC làm 4 vùng: dai ven biển Nghệ An (dai I), dai ven biển Hà Tĩnh (dải II), dải ven biển Quảng Binh (dải II) va dai ven biển Quảng Trị-Huế (dai IV) Với
vị trí như trên, điều kiện tự nhiên KVNC có các đặc điểm riêng đặc trưng.
Về thổ nhưỡng (đất), trong KVNC chủ yếu là đất phù sa (còn đất ở vùng đối
núi kế cận phía tây là đất feralit chua, nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, độ đốc lớn, dé xói mòn và rửa trôi [30,71]) Đất phù sa phân bố ở đồng bang và ven
biển Trên bề mặt đồng bằng, đất phù sa chiếm một diện tích lớn, có độ phì
nhiêu cao khác nhau: đất phù sa được bồi (phân bố dọc theo các sông lớn), đất phù sa không được bồi (phân bố rộng trên địa hình trung bình và hơi cao, xa
sông, đất này bị bào mòn và rửa trôi mạnh nên nghèo chất dinh dưỡng), đất phù
sa ngập Ung (phát triển trên địa hình thấp, trũng, có tỷ lệ sét trong đất cao tới 60%), đất phù sa glay (ở vùng trũng, thấp, nước ngập ít, tiếp giáp với vùng phù
50-sa không được bồi), đất chua mặn (tập trung ở đồng bằng ven cửa sông lớn và đầm phá, có độ phì nhiêu khá cao, độ pH thấp), đất cát biển (phân bố trong vùng cát, là loại đất chua và nghèo dinh dưỡng, và thường bị rửa trôi bởi đòng nước hoặc di động bởi gid).
O ven biên, chủ yếu là đất cát phân bố trên bể mat các thành tạo cát, đây là
Trang 22loại đất cát có chiều dày mỏng (từ vài cm đến 20cm [21, 71]), thuộc loại đất
xấu và được chia thành 2 nhóm: đất cát trắng và đất cát vàng trắng Đất cát trắng
phân bố ở các địa hình miền bằng cát, máng trũng cát và bãi biển; thuộc loại
đất ít min (0,1-1%), nghèo dam, lân (N: 0,03-0,06%, P;O;: 0,02-0,04%, K;O
<0,1%), ít chua (pH: 5-7) Dat cát vàng trắng phân bố trên các cồn, dun cát
thuộc đất ít chua (pH: 4,8-6,0), nghèo min (0,2-0,7%), nghèo dam và lân.
Theo Phan Liêu (1987), đất vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ thuộc 3 nhóm: đất cát biển tự hình, đất cát biển bán thủy hình và đất cát biển thủy hình.
Về thảm thực vật ở vùng cát ven biển, nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu là
thực vật chịu han và nóng (cỏ, dita dại, cúc dai ) Đặc biệt, ở vùng cát, thực vật
phát triển rất kém, thực vật phát triển rất kém (độ che phủ 0-60.) gồm chủ yếu
một số loại cỏ thấp 1-1,5cm chịu khô, nóng [71, 101]) và cây trồng.
2.1.2 Địa hình - địa mạo:
So với miền núi phía tay (độ cao trung bình 600-800m), dai ven biển có địa hình thấp hơn nhiều bao gồm đồng bằng ven biển và cồn, dụn cát (xem hình
2.1) với dạng hẹp chiều ngang và kéo dài dọc đường bờ biển.
Vùng đồng bằng ven biển, nhìn chung, đồng bằng ven biển khu vực nghiên
cứu thường hẹp ngang và chạy song song với dải Trường Sơn, trong đó một số
nơi có nhiều đụn cát thấp và đầm phá Các đồng bằng này là đồng bằng duyên
hải chân núi ven biển có đặc điểm chung của đồng bằng mài mòn - tích tụ của
biển Đây cũng là nơi tập trung hạ lưu của các con sông trước khi đổ ra biển.
Đồng bằng Nghệ An có diện tích khá rộng, là sản phẩm chủ yếu của sôngLam cổ (có sự tham gia của nhiều vật liệu bồi tích hạt thô do phong hóa vật lý)
và các trầm tích do các thời kỳ biển tiến tạo nên Kiến lập bình đồ hiện nay của
_ đồng bằng diễn ra vào thời kỳ biển Idi Holocen muộn [32]
Đồng bằng Hà Tĩnh phân bố ở rìa phải sông Lam thuộc các huyện Đức Thọ,
Can Lộc, Nghi Xuân và một phan Thạch Hà Đồng bằng này được lập nên mot
phần nhờ sông Lam (sông này ít ảnh hưởng đến vùng Cẩm Xuyên-Kỳ Anh) và
các thành tạo biển trong các thời kỳ biển tiến thuộc ne Từ
Trang 23we 3š 6 & ws
Hình 2.2: Sơ đồ thé hiện mặt cắt ngang dải cát ven biển nam Quảng Bình
(chiều ngang mặt cắt khoảng 5km)
Trang 24Đồng bằng Quảng Bình (diện tích 640km”), gồm các đồng bằng: đồng bằng
Ròn và Ba Đồn là hai đồng bằng về mặt hình thái và phát sinh khá giống với
đồng bằng Hà Tĩnh; đồng bằng Đồng Hới là đồng bằng điển hình của kiểu đồng bằng được hình thành trên nền đá gốc bị biển mài mòn, sau đó bị tram tích biển
bao phủ lên; đồng bằng Lệ Ninh khá rộng nhưng trũng và kín, nên khó tiêu úng,
vì vậy đất lay va than bùn khá phát triển.
Đồng bằng Quảng Trị hẹp nhưng kéo dài (tới 66km, diện tích khoảng
610km”).
Đồng bang Thừa Thiên Huế (diện tích 900km”) kéo dài từ Phong Điền đến
Lăng Cô Đây là đồng bằng rộng, có hệ thống đầm phá tiêu biểu nhất ở Việt
Nam (hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai dài 68km, rộng 0,5-9km, diện tích
21.000ha).
Vung cồn, dun cát tiếp nối đông bằng ra phía biển tạo thành dai cát lớn
(bằng khoảng 4% diện tích vùng đồng bằng ven biển) kéo đài khá liên tục theo
bờ biển với chiều rộng từ một vài trăm mét đến 5-6km Vùng cát gồm tập hợp
nhiều cồn, dun, day cồn dun có độ cao từ 3-5m đến 20-40m xen các miền bằng
trang cát (độ cao | vài mét) và địa hình trũng giữa cồn, dun Các dang địa hình
trong vùng cát có đặc điểm chung chủ yếu kéo dài dọc theo bờ biển và tính ốn
định không cao (do tại đây, đã và đang thường xuyên xảy ra các hiện tượng cát
bay, cát chảy, cát xâm lấn về phía đồng bằng) thậm chí có thể bị biến độngtrong thời gian rất ngắn (tháng, ngày)
Trong KVNC, dải cát ven biển Quang Bình (xem ảnh 5.2.b, phụ lục) là nơi có
địa hinh-dia mạo điển hình, đặc trưng nhất về độ cao, tính phức tạp và mức độ
biến động Day là nơi địa hình gồm nhiều dạng có độ cao khác nhau từ | vài mét
đến 30-40m (đồi, cồn, dun, dãy cồn cát cao đan xen miền bang và máng trũnø,
- hình 2.2) Đặc điểm địa hình thể hiện: + Xu thế thay đổi độ cao và mức độ phức
tạp của địa hình tăng từ biển vào lục địa (dun > cồn > đồi); ++ Các dang diahình thường tạo thành dai kéo dai song song với đường bờ biển; +++ Địa hình
phần phía bác phức tạp hơn địa hình phần phía nam
Trang 252.1.3 Khí hậu, thời tiết:
Khí hậu khu vực Bac Trung Bộ cơ bản là khí hậu nhiệt doi ấm gió mùa có sự
sự ảnh hưởng của cấu trúc địa hình và hoạt động của biển Đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa là một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông (chịu ảnh hưởng
của không khí lạnh cực đới) và mùa hè (ảnh hưởng hoạt động của dải hội tụ
nhiệt đới và của các xoáy thuận bão, áp thấp nhiệt đới).
- Chế độ gió: có đủ các hướng gió với tần suất cao Thời kỳ lặng gió
chủ yếu là tháng 9 (30,1%) Hướng gió chính theo tháng trong năm như sau: tháng 1, 2, 3: hướng tây bắc (NW), tốc độ 3,1-4,0m/s; tháng 4: hướng gió chủ yếu
là gió đông (E), đông nam (SE), tốc độ gió 2,5-3,4m/s; tháng 5 đến tháng 8: hướng
gió chủ đạo tây nam (SW), tốc độ 3,2-3,7m/s; Tháng 9 đến tháng12: gió tay bac
(NW) thống trị, tốc độ 3,1-4,2m/s Tuy có mặt của nhiều hướng gió nhưng nhìn
chung trong năm thống trị chủ yếu là hướng gió tây bắc (NW) với tốc độ 3,8m/s và
hướng gió tây nam (SW) với tốc độ 3,4m/s Đặc biệt, do ảnh hưởng của gió mùa
tây nam (gió Lào hoạt động mạnh ở Bình - Tri - Thiên từ tháng 4 đến tháng 8), nên
thời tiết khu vực trong thời gian này thường khô và nóng (nhiệt độ có thể đạt tới
35°C và độ ẩm tương đối hạ xuống 65%, thậm chí 20%).
Bắc Trung Bộ cũng là nơi chịu ảnh hưởng rất mạnh của bão Mùa bão thường
bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 10 Trung bình hàng năm có 4,4 cơn bão
và áp thấp đổ bộ vào đây Khi có bão, tốc độ của gió có thể đạt tới 40m/s (cấp 12)
- Chế độ nhiệt, dm và mua: lượng bức xa mat hàng năm khá lớn (dao động
'khoảng 10-140Kcal/cm”) đã tạo ra một chế độ nhiệt khá cao trong khu vực (nhiệt
độ trung bình năm 25-26°C, nhiệt độ trung bình mùa đông là dao động từ 18,1 đến
20,5°C ở đồng bằng, nhiệt độ trung bình mùa hè dao động từ 24,7 đến 29°C)
Ở vùng cát ven biển, nhiệt độ dao động mạnh trong ngày (ban ngày nhiệt độ
cao hơn nhiều so với ban đêm) và chênh lệnh mạnh theo độ cao so với bé mat địa
hình cát (càng gần bề mặt cát, nhiệt độ càng tăng)
Bắc Trung Bộ là nơi nhiều mưa với chế độ mưa muộn Lượng mưa trung bình
năm dao động từ 1.600-1.900mm đến 2.200-3.000mm Những nơi mưa nhiều là Nam Đông - A Lưới, Huế -Thừa Luu, Vĩnh Linh (2.500- 3.000mm).
Trang 26Mùa mua trong vùng thường bat dau từ tháng 8 đến tháng 12 ( mưa nhiều
nhất là tháng 6 và tháng 7 với lượng mưa trên 80mm) Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào
tháng 6 và 7, trung bình còn 79,37% Vào những ngày có gió tây khô nóng, độ ấm
tương đối thấp nhất trong ngày giảm xuống dưới 50%.
Các đặc điểm về khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiến hóa
của cát thành tạo cát, nhất là trong các thời kỳ biển thoái Nhiệt độ cao, gió mạnh, mưa nhiều tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa và cát bay, cát chảy phát triển.
2.1.4 Đặc điểm sông ngòi và dòng chảy
Khu vực Bắc Trung Bộ có rất nhiều sông (gần 150 con sông, trong đó ở
Bình-Trị-Thiên có 112 con sông) với mat độ sông ngòi kha dày, trung bình đạtIkm/Ikm” Đặc điểm chính của các dong chảy khu vực này là chúng thường ngắn,
dốc, nhiều thác ghénh, trung lưu hẹp (hoặc không có) và lưu vực nhỏ Chính các
đặc điểm này làm cho dòng chảy thay đổi khá phức tạp tạo ra nhiều biến động cho
vùng và ảnh hưởng khá mạnh đến các thành tạo cát (nhất là về mùa mưa) Các
sông lớn trong khu vực có: Sông Lam, sông Gianh, Hương Giang Chúng là các
dòng chính tạo nên nhiều hệ thống sông khác nhau (xem bang 2.1)
Đặc điểm lớn nhất của dòng chảy sông ngòi - là sự biến đổi theo mùa trong
năm: mùa lũ ( từ tháng 8-9), dòng chảy rất lớn và mạnh, mực nước lên nhanh và
rút cũng nhanh; mùa kiệt (từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, kiệt nhất là tháng 6 và
tháng 7 ứng với thời kỳ có gió Lào hoạt động mạnh), mực nước sông giảm mạnh,
tốc độ dòng rất thấp, tại vùng hạ lưu nhiều nơi thủy triều xâm lấn vào khá sâu gây
nên hiện tượng mặn hóa dòng chảy.
Lưu lượng mùa lũ và mùa kiệt chênh lệch nhau rất lớn, chẳng hạn ở Kiến
Giang: lưu lượng mùa lũ đạt tới 3.200mỶ/s, trong khi mùa kiệt chỉ còn 0,5m?/s;
sông Hương lưu lượng lũ 1.200mỶ/s, mùa kiệt - ImỶ”/s Lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lượng vật liệu phù sa của sông (cả về khối
lượng và kích thước vật liệu: lũ lớn, lượng phù sa cao, vật liệu có kích thước lớn dễ
được chuyển tải đi xa và ngược lại).
Độ dốc cao của đáy sông ở phía thượng nguồn thường cao hơn rất nhiều độ dốc
đáy sông ở trung và hạ lưu Sự chênh lệch này métmattam eho dong song ở
Trang 27thượng nguồn bị đào lòng lớn, tạo ra các khe thung lũng hẹp và sâu; mặt khác, gây
ra hiện tượng xâm thực giật lùi mạnh của sông.
Hệ sông và sông “lưuvực | trung bình lưu
biển hoặc đông bắc - tây nam đổ về đồng bằng trũng nội địa, chiều dài của mỗi
dòng chảy khoảng trên dưới 1km Trong các dòng chảy, một loại thường Xuyên có nước (do nước ngầm từ vùng cát) và loại dòng chảy tạm thời (chỉ có nước khi có mưa khá lớn trở lên) Các dòng chảy từ vùng cát đổ ra biển thường bị mất dòng khi
cat qua dai cát thấp ven biển
Trang 28Nước ngầm trong khu vực cát khá đồi dào, chất lượng khá; chẳng han ở vùng
cát Quảng Bình - nước ngầm thuộc loại nước ngọt, không mùi, không vị, thành
phần chủ yếu là cloruabicacbonat natri, sunfat cloruanatri với độ khoáng hóa nhỏ
hơn 200mg/1, độ pH từ 6,5-7,5 (trung tính) [21, 71] Nguồn nước ngầm phong phú
với độ sâu mực nước rất nông (trong trảng cát và máng trũng, mực nước ngầm ở độ
sâu 0,3-1,5m; mùa khô, mực nước ngầm hạ xuống sâu hơn một chút: 0,5-3,0m).
2.1.5 Chế độ thủy, thạch động lực biển ven bờ:
Ven bờ khu vực nghiên cứu là vùng thuộc đới trong của thêm lục địa, dây là
phần rìa của các cấu trúc địa chất trên lục địa Về hình thái địa hình, vùng này ít phức tạp hơn so với các vùng biển khác ở Miền Trung, chúng có địa hình khá bằng
phẳng, nghiêng thoải, mức độ phức tạp tăng dần về phía nam Dòng chảy thịnh
hành trong năm có hướng bắc-nam (chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng hải lưu tây
vịnh Bac Bọ, chế độ sóng khá mạnh và phụ thuộc vào chế độ gió (sóng cao nhất là
hướng sóng đông bắc)
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài 48.06.14 [73] và một số tác giả khác, khu
vực biển ven bờ Bắc Trung Bộ là nơi có hoạt động của thủy triều thuộc loại thấp ở
dọc biển Việt Nam, chang hạn ở vùng biển Quảng Bình - Thừa Thiên Huế độ lớn
của thủy triều vào lúc triều cường chi đạt tới 1,2-1,5m giảm dần về phía nam (nơithấp nhất 0,4-0,5m, gần như vô triều là vùng Cửa Thuận An, Thừa Thiên Huế) Về
dòng chảy, từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Cửa Việt (Quảng Trị), dòng chảy ven bờ
(do gió, sóng, thủy triều) khá mạnh (20-50cm/s, có thé dat tới 125cm/s vào lúc
-triều cường trong mùa cạn tai vùng cửa sông); từ Cửa Thuận An trở vào Da Nang,
dòng chảy ven bờ giảm (dưới 25cm/s), nhưng dòng chảy xa bờ tăng mạnh và đạt tới 75cm/s (và lớn hơn vào mùa gió Dong bac) Về chế độ sóng, nhìn chung sóng
trong khu vực phụ thuộc chủ yếu vào 2 hướng gió chiếm ưu thế trong năm: hướng
đông bắc và hướng đông, tan suất sóng có độ cao lớn tập trung chủ yếu vào thời kỳ
có gió mùa Dong bắc và giảm dan từ bắc xuống nam [67] Độ cao của sóng trong
khu vực thuộc loại cao, ở gần bờ, hàng năm sóng có độ cao 0,6m chiếm tới 80%,
còn lại 20% là sóng có độ cao 0,6-1,5m (Lê Đức Tố, 1988) Theo Nguyễn Văn
Viết (1984), độ cao sóng trong khu vực còn cao hơn: độ cao sóng trung bình nam
Trang 29đạt tới 0,86m, thấp nhất rơi vào các tháng S, 7 va 8 (0,6-0,65m), cao nhất vào các
tháng 10, I1, 12 (1,1-1,25m), sóng cực đại khi có gió bão có thể đạt tới 9m.
2.2 ĐỊA TẦNG TRƯỚC ĐỆ TỨ
2.2.2 Dia tang Paleozoi:
Các thành tạo đá biến chất, đá trầm tích Paleozoi bao gồm 22 hệ tầng:
Hệ tang Núi Vú (PR, - env, A.A Koliada xác lập, 1991), A Vuong (e;-0;av.
Trin Đức Lương và nnk, 1980), Làng Bung (PZ,lb, Nguyễn Văn Trang và nnk,1985), Long Đại (O,-S,ld, A.M Mariechev và Trần Đức Luong, trong Dovjikov
A.E và nnk, 1965), Sông Cả (O,-S,sc, Mareichev A.M và Trần Đức Luong, 1965),
Đại Giang (S,-D,dg, Mareichev A.M va Trần Đức Luong xác lập, 1965), Hudi Nhị
(S,-D,hn, Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1978), Tan Lam (D,tl, Dinh Minh Mộng,
1978), Rao Chan (D,rc, Trần Tính và nnk, 1979), Nệm Tần (D,;nU), Ban Giang
(D,ebg, Trần Tinh và nnk,1978), Mục Bài (D,gmb, Trần Tính và nnk, 1979), C2 Bai
(D, ; frcb, Nguyễn Xuân Dương và nnk, 1978), Đông Thọ (D,frdt, Mareichev A.M.
và Trần Đức Lương, 1965), Cát Đằng (D,fm cd, Nguyễn Quang Trung và nnk,1983), Phong Sơn (D,-C,ps, Nguyễn Hữu Hùng,1995), La Khê (C,Ik, Mareichev
A.M va Trần Đức Luong,1965), Bắc Sơn (C-P bs, Nguyễn Văn Liêm, 1979), thành
tạo Cácbon giữa-Pecmi hạ (C,-P,, Nguyễn Van Trang và nnk xác lập, 1985), Alin
(P al, Nguyễn Văn Trang và nnk, 1985), Cam Lộ (P; cl, Nguyễn Xuân Dương và
nnk, 1978), Khe Giữa (P;kg).
Hệ tầng Núi Vú lộ ra ở khu vực A Dey-A Dang, Thừa Thiên Huế thuộc đới A
"Vương có chiều dày gần 4000m gồm các thành tạo metabazan xen ít lục nguyên
(các đá phiến felspat-amphibol-epydot, felspat-arunolit-biotit-clorit,
clorit-artinolit-calcit-epydot, felspat-biotit-calcit, clorit-calcit, thạch anh-biotit-calcit ) giàu plagioclas, amfibol-actinolit, biotit, epidot, sfen, apatit, pyrit, magnetit, clorit, thạch anh, calcit, granat.
Hệ tầng A Vương lộ hẹp trên đới A Vương (Thừa Thiên Huế) chiều dày hệ tầng 2140m với thành phần thạch học là trầm tích lục nguyên ít silic bị biến chất ở tướng phiến lục gồm các đá phiến: thạch anh hai mica, thạch anh-clorit, felspat-
thạch anh- biotit, thạch anh - epidot, sericit-clorit, quarzit biotit, silic Thành phần
Trang 30khoáng vật trong các thành tạo của hệ tang: thạch anh, sericit-muscovit-clorit,
biotit, plagioclas, felspat, granat
Hệ tầng Lang Bing phan bố ở Thừa Thiên Huế (rải rác giữa khối granit làng
Xoa, dưới dạng những thể sót, tổng diện tích khoảng 13km”, chiều dày trên 300m)
gồm các đá phiến: thạch anh mica, thạch anh felspat-biotit, feslpat-hocblen-biotit
xen những lớp mỏng quarzit- thạch anh-quarzit-biotit, sừng thạch
anh-felspat-biotit , Thành phan khoáng vật trong các đá của hệ tầng: thạch anh, plagioclas,
biotit, muscovit
Hệ tang Long Dai có chiéu dày trên 2000m lộ ở Đồng Hới va vùng Ca Xen,
Bản Thô gồm các đá: gneis biotit-felspat-silimanit, đá phiến thạch anh hai mica,
cát kết dạng quarzit chứa carbonat, phiến thạch anh, đá phiến thạch anh felspat, cát
kết thạch anh dạng quarzit, đá phiến hai mica-thach anh-felspat xen quarzit, cát,
sạn tuf, cát kết thạch anh, bột kết, sét bột kết
Hệ tầng Sông Cả có chiều dày trên 1000m, lộ ở Vũ Tri, làng Điểm, QuanLàng, bến Đấu Voi (Nghệ An) và ở Rào Vàng, Rào Tre, Rào Trâm (Hà Tĩnh) gồm
các đá màu xám, xám xanh lục, xám trắng: phiến thạch anh-sericit, ryolit dạng
porphyr, phiến thạch anh-sericit-clorit, cát bột kết giàu carbonnt, sạn kết thạch anh, cát kết dạng quarzit.
Hệ tầng Đại Giang phân bố ở Lệ Kỳ, Rào Trập, Rào Quạt (Quảng Trị ), chiều
dày khoảng 205m gồm: cát kết đa khoáng hạt nhỏ, đá phiến sét, sét bột kết xám
đen, cát bột kết màu trắng xen đá phiến sét
Hệ tang Huổi Nhị phân bố ở Hà Tinh (bắc Cửa Rao Vàng, Rao tre, Núi Các
Thảo, ) và ở Nghệ An, chiều dày hệ tang 750-850m gồm các đá màu xám, xám den, xám vàng: phiến sericit, phiến thạch anh-sericit xen ít lớp bột kết, cát kết hat nhỏ, phiến sericit, cát kết hạt nhỏ phân lớp mỏng.
Hệ tầng Tân Lâm phân bố ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế dọc theo đứt gãy Tà
Lao - Huế va mở rộng về phía Thuỷ Phương, chéu dày hệ tầng khoảng 450m gồm: sạn kết, cát kết thạch anh dạng quarzit, cát bột kết ít khoáng, sét kết và đá phiến sét-sericit xen ít thấu kính mỏng san cuội kết.
Hệ tang Rao Chan phân bố ở Quảng Bình (ba dải: Rao Trap - Rao Quạt, Khe Lớp - Si Ha, Ngon Rao - Đèo Lý Hoà) va ở Hà Tinh (tây nam và phía bắc Hương
Trang 31Khê, dọc thũng lũng sông Ngàn Sâu) Mặt cắt của hệ tầng gồm: cát kết thạch anh
dạng quarzit màu xám đen, đá phiến thạch anh-sericit màu xám xanh đen, bột kết vôi màu lục nhạt, đá phiến sericit, sét vôi màu xám đen, phiến sericit, bột kết thạch
anh màu xám xanh.
Hệ tang Nam Tần lộ ở tây nam Nghệ An, mat cắt gồm các thành tạo phiến sét,bột kết, cát kết Chiều dày 800m.
Hệ tầng Bản Giang phân bố ở Quảng Bình (ba dai: La Trọng, Thanh Lang-Quy
Đạt, Dai Đủ-Đèo Ly Hoà) và ở Hà Tĩnh Mat cắt hệ tầng gồm ba tập dày 1.090m:
cát kết thạch anh màu xám có 6 silic xen bột kết màu đen, cát kết thạch anh màu
xám vàng, nâu loang lổ, đá phiến sét đen xen các lớp bột kết xám đen, cát kết dạng
quarzit.
Hệ tầng Mục Bài lộ ra ở Quang Binh (Thanh Lang-Cau Rồng, Y Lanh-Quy
Đạt-ga Ngân Sơn và viền quanh nếp lõm Quy Đạt) và ở Hà Tĩnh (xóm Miếu, Bái
Đức) Hệ tầng có chiều dày khoảng 390m gồm các đá: sét vôi chứa 6 vôi silic màu
đen, đá vôi màu đen, sét vôi, cát kết thạch anh màu xám vàng xen đá phiến sét, sét
vôi xám đen chứa các ổ đá vôi màu xám xanh.
Hệ tầng Cô Bai phân bố ở nhiều nơi từ Quảng Bình, Quảng Trị (Cô Bai - Tân
Lâm, Đá Bac theo phương tây bắc - đông nam) đến Thừa Thiên Huế (phía tây Huế
và các xã Thượng Quảng, Khe Đề, Nam Đông) Mặt cắt hệ tầng dày hệ tầng dày
500-600m có: đá vôi xám đen, xám sáng, đá vôi sét, đá vôi silic màu đen.
Hệ tầng Đông Thọ lộ ra thành dai hẹp ở Quảng Bình (Cát Dang Sách, Gia ốc,
Thác Sài, Khe Nhai, Khe Tre, Chúc A - xóm Miếu, núi Ngọc Sơn, Đèo Lý Hòa,
Đông Thọ) với mặt cắt dày 220m.gồm các thành tạo: cát kết thạch anh hạt vừa,
sáng màu, phân lớp mỏng, kẹp ít lớp bột kết, đá phiến sét; cát kết thạch anh nhiễm
vật chất than, bột kết than, sét than, cát bột kết, sét kết có than màu đen, đá phiến
silic, silic màu den
Hệ tang Cát Dang lộ ở Quang Bình (Cát Dang, Quy Dat, Đèo Mu Gia, Bãi
Dinh, ) với chiều dày khoảng 250m gồm các đá màu xám đen, xám xanh: đá vôi,
đá vôi sét, cát bột kết, đá vôi vân đỏ.
Trang 32Hệ tang Phong Son đặc trưng bởi các trầm tích carbonat chứa phong phú hoá
thạch, phân bố dọc địa hào Phong Sơn-Văn Xá-Huế, chiều dày 370m, gồm: đá vôi
sét xen đá phiến sét vôi màu xám tro, đá vôi sét, đá vôi màu đen, xám.
Hệ tầng La Khê lộ ra ở nhiều nơi thuộc Quảng Bình, Quảng Trị (Gia ốc, Thác
Dài, Cà Roòng, Kẻ Bàng), Nghệ An (Kẻ Lây, Chăm Tiên) và Hà Tĩnh (dọc sông
Ngàn Sâu, Dong Công, La Khê) Mặt cat hệ tầng dày 230-400m gồm các đá: cudi sạn kết, dam vôi, sét vôi, đá vôi silic màu xám, xám đen kẹp lớp mỏng sét vôi màu
đen, đá vôi sét màu xám tro, xen ít lớp mỏng đá vôi giả trứng cá.
Hệ tầng Bác Sơn lộ ở Hà Tĩnh (dọc thung lũng Ngàn Sâu) và Nghệ An (làng
Nhân, Thuận Mỹ ) Mat cắt của hệ tầng dày 700-900m gồm: đá vôi xám den, đávôi dang dam màu xám trang, đá vôi oolit xen đá vôi silic màu xám, đá vôi sáng
màu bị hoa hoá yếu, đá vôi silic mau trắng, phớt hồng
Thành tạo Cácbon giữa-Pecmi hạ có chiều dày 1000-1200m phân bố ở Quảng
Tri (Động Hiến, Phi Among, Lèn Mu), thành phần gồm hầu hết là đá vôi (trên đó
địa hình karst phát triển mạnh) phân lớp dày đến dạng khối màu xám sáng phớt
hồng, hạt mịn, chứa phong phú hoá đá Trùng 16
Hệ tang Alin, hệ tang phân bố ở Thừa Thiên Huế (đới A Vuong doc theo hệ đứt gay Dakrong-A Lưới), chiều dày khoảng 745m gồm các đá: bột kết, đá phiến sét,
cát bột kết, cát sạn kết, cát kết tuf mau tim, sạn kết tuf, andezit, phiến sét màu tím
xen ít bột kết, đá vôi phân lớp mỏng, cuội kết, cát sạn kết, cát kết đa khoáng màu
xám, sét kết
Hệ tầng Cam Lộ có chiều dày 200m.phân bố hẹp ở Quảng Trị (Cam Lộ, cầu
Dau Mỗu với diện tích lộ ~ 2km”) gồm các thành tao lục nguyên xen carbonat:
cuội thạch anh silic, đá phiến sét, đá phiến sét than, cát kết bột kết đá phiến sét vôi
và những thấu kính nhỏ đá vôi.
Hệ tầng Khe Giữa lộ ra không nhiều ở Quảng Bình (Kẻ Bàng), mặt cắt hệ tầng dày khoảng 120m gồm các tập đá xám sáng, xám tro: đá vôi, dam silic voi, dam
voi, đá voi sét.
Trang 332.2.2 Địa tầng Mezozoi:
Địa tầng Mezozoi trong khu vực Bac Trung Bộ được chia là 10 hệ tang phân bố
rải rác trong khu vực (chủ yếu ở rìa tây các đồng bằng), ngoài ra còn có mặt các
thành tạo bazan (phân bố gần bién):Ddng Trầu (T;a dt, Jamoida A.I và Mareichev
A.M., 1965), Quy Lăng (T:1 ql, Jamoida A., Mareichev, 1965; Dang Vũ Khúc, 1985,1989), Đồng Đỏ (Tyn-rdd, Mareichev A.M, 1965), Mường Hinh (Imh, Lê Duy
Bách và nnk, 1969), Mu Gia (K,mg, Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk,
1988), Động Trúc (1,.;đt), A Ngo (J, an, Đặng Vũ Khúc và nnk, 1995),
Hệ tầng Đồng Trầu, hệ tang phân bố trên diện tích lớn ở Quảng Bình (tạo thành
ba dải chính: Hoành Sơn-Đèo Ngang, Hùng Sơn- Sông Ron và dọc bờ trái Rao
Nậy) và rìa đồng bằng Nghệ An (bắc Quỳnh Lưu, Mũi Pha Lê, Hòn Ngư và bác
Nam Dan) Hệ tầng có chiều dày khoảng 1800m gồm các đá màu xám sáng, mau
vàng lục, xám nâu: cuội kết cơ sở (thành phần thạch anh, silic, quarzit và phiến
sét), cát kết ít khoáng, ryolit porphyr, cát bột kết, bột kết màu nâu đỏ
Hệ tầng Quy Lăng lộ trên một diện hẹp ở Nghĩa Đàn, Nghệ An với chiều dày
300-800m gồm phiến sét, cát kết, bột kết, sét vôi, đá vôi chứa costatoria øoldfuss.
Hệ tầng Đồng Do phân bố ở Quảng Bình (dọc theo đứt gay Rao Nay) và Hà
Tĩnh Hệ tầng có chiều dày khoảng 225m và gồm các thành tạo màu xám, vàng
nâu: cát bột kết, sét kết chứa thấu kính sét than, đá phiến sét; cát kết hạt nhỏ.
Hệ tang Mường Hinh lộ hep ở Hà Tinh (núi Ông, Bàn Độ, Cao Vương, Sơn
Dương) có chiều dày khoảng 200-300m gồm cuội cơ sở, cát kết chứa tuf hạt thô,
xen các lớp mỏng cuội kết và cát kết xen bột kết màu xám (ở núi Bàn Độ và Cao
Vương lộ ra có ryolit, ryolit porphyr và tuf của chúng màu xám lục nhạt.
Hệ tầng Mu Gia lộ ở Quang Bình (Mu Gia, Cà Roòng, Co Khu) có chiều daytới 745m gồm: cuôi kết cơ sở (thành phần thạch anh, quarzit, đá vôi silic hạt khôngđều), sét vôi, bột kết chứa carbonat màu xám nhạt, bột kết nâu đỏ; cát bột kết, cát
kết xen lớp mỏng sét kết màu nâu đỏ, vôi silic màu nâu xám.
Hệ tầng Động Trúc có chiều dày 180-230m gồm các đá: cuội kết, sạn kết da
khoáng màu nâu đỏ là vật liệu phá hủy từ các thành tạo phun trào ở dãy Hoành Sơn, cát kết hạt lớn-vừa; bột kết, cát kết, sét bột kết màu đỏ.
Trang 342.2.3 Địa tang Kainozoi:
Có mat trong khu vực Bac Trung Bộ là các hệ tang: Dong Hới (Ndh,
Komarova N và Phạm Văn Hải, 1982), Vĩnh Điện (Nvd, Cát Nguyên Hùng và nnk,
1995), Khe Bố (Nkb, Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1988), thành tạo
bazan Neogen (BN),: bazan Pliocen, bazan Pleistocen giữa- muộn (BQ,”’), bazan
sỏi màu vàng, phớt hồng; sét kết màu nâu đen Phần trên là các trầm tích hạt
mịn:.bột, cát kết có màu xám xanh; sạn kết màu vàng; bột, sét kết màu nâu, xám vàng; bột kết màu xám xanh; cát bột kết màu xám, lẫn ít sạn, sỏi; bột kết lẫn sét
màu xám trắng; bột, sét kết màu xám trắng; sạn, cát kết màu xám; bột, sét kết màu
xám xi mang, đẻo
Hệ tầng Vĩnh Điện phân bố chủ yếu trong trũng sụt tân kiến tạo ở đồng bằng
Huế được ngăn cách bởi đứt gãy ria đông quốc lộ 1A Chiều dày trầm tích tang
nhanh từ rìa đồng bằng ra biển (từ 30-49m đến hơn 100m) Hệ tầng gồm các trầmtích gắn kết yếu-trung bình: cuội sỏi, sạn cát mầu xám, xám xanh, xám đen; cát hạt
vừa-lớn xen thấu kính sét bột; sét kết màu xám xanh, chứa di tích thực vật đã hóa
than màu đen; cát kết hạt trung, hạt nhỏ, phần dưới có lẫn sạn sỏi thạch anh; cát
bột xen cát san màu xám, xám den; sạn sỏi; bột sét màu xám den; cát sạn màu
xám, xám trang, phần dưới lẫn ít cuội thạch anh; bột, bột sét màu xám xanh; cát,
cát sạn màu xám, xám vàng; cát, cát bột xen bột sét, cát sạn phân lớp màu xám,
xám xanh, xám trắng
Trang 35Hệ tầng Khe Bố lộ ở Chợ Trúc (Hà Tĩnh) và gặp trong một vài lỗ khoan dọc
thung lũng Ngàn Sâu Mặt cat của hệ tầng day126m.g6m: cuội kết xen các lớp
mỏng cát kết và bột kết; bột kết màu xám tro xen ít lớp mỏng sét kết; cuội sỏi kết
xen kẽ với cát kết thạch anh; bột kết, sét kết màu xám tro; cuội sỏi kết xen kẽ với cát kết thạch anh; bột kết màu xám sâm, phân lớp mỏng xen cát kết xám vàng nhạt; sét bột kết xen sét than; bột kết xám tro xen với các lớp mỏng cát kết.
Các thành tạo bazan: Bazan Pliocen có ở Cồn Co, bazan Neogen ở Sa Vinh,
bazan olivin Pleistocen giữa - muộn(BQ¡¡) có ở Hóc Trong, Thuận My (Nghe An), bazan Holocen sớm ở bắc Quảng Trị - phun trào mafic phân bố hẹp tạo nên
địa hình dạng sóng ở Bến Hải, Cửa Tùng và Gio Linh (độ cao tới 60 - 80m)
2.3 THÀNH TẠO MAGMA
Ở Bac Trung Bộ có mặt phức hệ xâm nhập: gabodiabas Núi Ngọc (vPR;-enn
tuổi tuyệt đối 904 +13 triệu năm, Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1992), plagiogranit
diorit Điệng Bông (yPR;-e,đb, 1148 + 26 tr nam, Nguyễn Xuân Hoàng, Vũ Ngoc
Hải và nnk,1992), granitoid Dai Lộc (yaOdl, 382 + 5 tr năm và 127 + 4 tr năm, Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1979), granit Trường Sơn (yaC,ts, 296- 297tr năm, Nguyễn Xuân Tùng, 1977), Bản Chiéug (yt Pbc), diorit-granodianit-
granit Quế Sơn (6,y5,yP;-T,qs, Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao,1979; Izok E.P,
1982; Nguyễn Văn Trang, 1985), granit Song Mã (ytT;sm, Đào Đình Thục,1973),
gabroid Núi Chúa (vaT;nnc), granit Phia Bioc (yaT;npb), granitoid Hai Vân
(yaT;hv), granit Bản Muồng (yJbm) va leucogranit Bà Nà (yK,bn, 76 -136 tr năm,
Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao, 1979; Nguyễn Văn Trang và nnk, 1985), Ngoài
ra, trong khu vực còn có một số đai mạch nhỏ diabas, diorit porphyrit monozonit
và granit aplit và một số thể xâm nhập chưa rõ tuổi (vu) chưa rõ tuổi.
Phức hệ Núi Ngọc phân bố rộng ở Thừa Thiên Huế (Đức Phú, Sông Tranh, Núi
Ngọc và Daksa) gồm các thể nhỏ gabro màu xanh lục, xanh sim; gabrodiabas
xanh, xanh đen, hạt nhỏ mịn; diabas Thành phần khoáng vật trong các đá của phức
hệ có: plagioclas, amfibol, biotit, clorit, calcit, sfen, epidot, magnetit, pyrit,
IlmenIt,
Trang 36ST
Phức hệ Diéng Bông phân bố ở đới A Vuong (liên quan chat chẽ với phức hệ
Núi Ngọc) gồm tập hợp các thể xâm nhập nhỏ kéo dai theo phương tây bac-dong
nam rộng từ 1-2m đến 20m (đôi khi tới 200m) va chiều dai từ 100-200m đến hơn
Ikm Phức hệ có thành phần chủ yếu là plagiogranit, plagiogranit biotit, sáng mau
kiến trúc hạt nhỏ-vừa, ngoài ra có diorit thạch anh biotit, granit với những khối nhỏ
riêng biệt kéo dai (rộng dưới 10m, chiều dài tới 20m) Thành phan khoáng vat:
plagioclas (thường là oligoclas N), thạch anh tha hình, biotit, felspat kali, amfibol,
apatIt, zircon và sfen.
Phức hệ Đại Lộc phân bố ở Thừa Thiên Huế gồm các khối Co Pung, Sông
Trăng, Đại Lộc Khối Co Pung gồm các đá: phiến thạch anh-felspat-biotit, phiến
sừng thạch anh-biotit, phiến thạch anh-felspat-biotit-granat Khối Đại Lộc có:granit biotit dạng gneis, granit-biotit, granit có muscovit và các đá mạch pegmatit,
granit aplit bị cà nát và nén ép mạnh Thanh phần khoáng vật: felspat kali,
plagioclas, thạch anh, biotit, zircon, ilmenit, granat, monazit, turmalin
Phức hệ Trường Sơn có mat ở Ha Tinh gồm các khối Trường Sơn (Kim Cuong,diện tích khoảng 550km”), Cồn Khe Phức hệ gồm các đá: granit hai mica, granit
biotit, granodiorit, ít diorit thạch anh; đá mạch aplit và pegmatit Thành phần khoáng vật của các đá thuộc phức hệ: microlin, plagioclas, biotit, muscovit,
khoáng vật phụ đặc trưng là apatit, ilmenit, zircon, turmalin, granat.
Phức hệ Bản Chiéug phân bố ở tây bắc Nghệ An với diện lộ kéo dai theo hướng
đông bác - tây nam từ Kẻ Môn đến Nhã Lang khoảng 22km với chiều rộng lớn
nhất tới trên 4km Phức hệ gồm 3 pha: pha | - granosienit, syenit, granodiorit,
granit dạng porphyr hạt lớn; pha 2 - granit felspat kiểm dang porphyr hạt vừa va pha 3 là đá mạch aplit và pegmatit.
Phức hệ Quế Sơn có mặt ở Thừa Thiên-Huế gồm các khối Ca Duy, Khe Điểm,
Khe Thai, Thượng Hùng Thành phần thạch học của phức hệ: diorit, diorit thạch anh-horblend-biotit và granit biotit, granit biotit (khối Khe Diém), granodiorit horblend-biotit, granodiorit biotit và granit biotit, granodiorit horblend-biotit (khối
Ca Duy), diorit, diorit thạch-horblend-biotit (khối Khe Thai) Thành phần khoáng
vật: plagioclas (giảm dần từ đá diorit đến granodiorit, granit), thạch anh, felspat
Trang 37một số khối nhỏ xuyên vào hệ tầng Đồng Trầu Thành phần thạch học của phức hệ
gồm 2 pha: granit porphyr, granit granophyr, granodiorit (pha 1); đá mạch aplit
(pha 2) Các đá phức hệ Sông Mã có màu xám sáng, giàu felspat kali và thạch anh, nghèo khoáng vật màu (felspat kali gồm 2 loại orthoclas và microlin).
Phức hệ Núi Chúa có các khối Rú Gầm, Yên Trù và Ba Khê (Hà Tĩnh) có quan
hệ chặt chẽ về mặt không gian với granit Núi Ông Thành phần thạch học của phức
hệ gồm gabro olivin, gabro biotit, gabrodiabas, diabas và pegmatit Thành phần
khoáng vật có: plagioclas, pyroxen, olivin, biotit, amphibol, apatit, zircon, sphen,
ilmenit.
Phức hệ Phia Bioc phan bố ở Hà Tĩnh gồm các khối Núi Ong, Tuấn Thượng,
Nam Giải Phức hệ gồm 3 pha xâm nhập: granit biotit sam màu, granit
biotit-horblend, granodiorit, ít diorit thạch anh (pha 1); granit hai mica, granit muscovit,
granit biotit (pha 2); đá mạch aplit và megmatit (pha 3) Các đá pha | xám sâm,
giàu khoáng vật màu, hàm lượng felspat kali bằng hoặc trội hơn plagioclas.
Khoáng vật phụ có: ilmenit, apatit, zircon, cordierit, turmalin.
Phức hệ Hai Van có mặt ở các khối Sông Trang, Tion, Binh Điền, (tổng diện
tích khoảng 120km”) phân bố trên phụ đới Huế Thành phần thạch học của phức hệ
gồm: granit biotit, granit biotit dạng porphyr, granit hai mica và pha đá mạch aplit
Thành phần khoáng vật trong đá granit biotit: thạch anh, felspat kali, plagioclas,
biotit, ilmenit, zircon, monazit, apatit, granat, cordierit, turmalin, pyrit.
Phức hệ Bản Muồng gồm các khối ở phía đông và đông nam Núi Ong (Hà Tĩnh)
như Động Kèn, Ba Khe, Ròn Thành phần thạch học đơn điệu, gồm granophyr, granit porphyr, mạch aplit, pegmatit Các đá của phức hệ có hàm lượng felspat kali
(microlin, orthoclas) trội hơn plagioclas, nghèo thạch anh và biotit, khoáng vật phụ
có apatit, zircon, fluorit, turmalin (đôi khi gặp topaz, casiterit, molybdenit, ilmenit, granat).
Trang 38Phức hệ Bà Nà phân bố ở Thừa Thiên - Huế gồm các khối Bến Tuần, Sông Bồ,
Corperlat Thành phần thạch học: granit biotit, granit biotit có muscovit, granit hai
mica, granit diorit, tonalit, aplit hạt nhỏ Thành phần khoáng vật: plagioclas,
felspat kali, thạch anh, biotit, muscovit, giàu khoáng vật zircon, ilmenit, monazit,
turmalin, fluorit, apatit, galenit, molipdenit, calcopyrit, arsenopyrit, sfaleri,
cordierit.
Một số dai mạch chưa rõ tuổi có: dai mach diabas phân bố ở khu vực đứt gay
sông Nhùng, Bình Điền, Khe Thai (Huế) với thành phần khoáng vật có plagioclas,
pyroxen, biotit, thạch anh, apatit, zircon, đai mạch trung tính va á kiềm gap ở khu
vực A Pey dọc theo đứt gãy sông Dakrong gồm các mạch nhỏ chang chit kiểu
micmatit (thành phần thạch học gồm monzonit biotit, monzonit hai mica; thành
phần khoáng vật: felspat kali, plagioclas, biotit, muscovit, horblend, sphen, epidot,zircon, apatit ), một số dai mạch gabrodiabas và diabas kích thước rất nhỏ (vị) ở
Ha Tĩnh xuyên qua trầm tích Paleozoi, Mezozoi và granit khối Yên Mã Các daimạch này là các đá hạt nhỏ gồm chủ yếu là plagioclas, pyroxen, biotit và horblend
2.4 KHÁI QUÁT HOAT ĐỘNG KIEN TẠO VA LICH SỬ PHÁT TRIEN DIA CHAT
2.4.1 Vài nét về cấu trúc địa chất:
Vùng Nghệ An thuộc đới Thanh - Nghệ - Tĩnh gồm các phụ đới Sầm Nua (các
trầm tích lục nguyên Phu Hoạt và Sông Cả).
Vùng Hà Tĩnh (Hà Tĩnh - Kỳ Anh) nằm trong miền uốn nếp Paleozoi trung Việt
Nam gồm hai đới cấu trúc Hoành Sơn và Sông Cả [96].
Đới Hoành Sơn chỉ lộ ra ở đông bắc vùng dược cấu thành bởi các phức hệ thạch kiến tạo: phức hệ Paleozoi giữa gồm các thành tạo lục nguyên dạng flysh, lục
nguyên-phun trào felsic dày 2.500-3.000m thuộc hệ tầng Sông Cả; phức hệ
Mezozoi sớm gồm các thành tao lục nguyên- phun trào felsic hệ tang Đồng Trầu
dày 1.500m granittoit phức hệ Sông Mã, phức hệ Phia Bioc, gabroit núi Chúa; phức
hệ Mezozoi sớm - giữa gồm các thành tạo lục nguyên chứa than tuổi Triat muộn
(hệ tầng Đồng Đỏ) dày 400m và lục địa màu đỏ tuổi Jura (hệ tầng Động Trúc) dày
180-200m; phức hệ Kainozoi gồm các thành tao lục nguyên Neogen và các trầm
tích bở rời Đệ Tứ, chiều dày từ vài mét đến vài chục mét.
Trang 39Đới Sông cả nằm giữa đới nằm giữa đứt gãy Bản Chiéng-Nghia Đàn, đứt gay
đường 12 gồm phức hệ Paleozoi sớm - giữa gồm các thành tạo lục nguyên phun
trào felsic hệ tầng Sông Cả và lục nguyên; phức hệ Paleozoi trung gồm các thành
tạo lục nguyên của các hệ tang Rao Chan, Mục Bài, Đông Tho; phức hệ Paleozoi
thượng gồm các thành hệ lục nguyén-cacbonat Chiều day từ 60-3000m; phức hệ
Kainozoi tồn tại trên diện hẹp gồm các trầm tích bo rời.
Theo Trần Văn Trị và nnk (1977), vùng Bình-Trị- Thiên nằm trên đới phức nếp
lồi Trường Sơn có cấu trúc đáy là các thành tạo Paleozoi phát triển kéo dài theo
tuyến tây bắc-đông nam Lê Như Lai và Lê Văn Linh (1996) lại cho rằng, khu vực
Bình-Trị-Thiên ở vị trí cấu trúc chạc ba (triple junction) hay còn gọi là cấu trúc
chữ Y Cấu trúc này thuộc nhánh đông nam của mảng Đông Á tiếp giáp mảng Biển
Đông (ở phía đông) và giáp địa khối Indosini (ở phía tây, tây nam).
Các tác giả tờ Bản đồ Địa chất và Khoáng sản (ty lệ 1/200.000, 1996)
Mahaxay - Đồng Hới cũng cho rằng khu vực Bình-Trị-Thiên nằm trên 2 đới cấu
trúc Long Đại và Hoành Sơn thuộc miền uốn nếp Việt - Lào.
2.4.2 Vài nét về hoạt động tân kiến tạo và biểu hiện hoạt động kiến tạo hiện
đại
Nhìn chung, chế độ hoạt động tân kiến tạo ở Bắc Trung Bộ tương đối bình ổn,
trên đó chỉ diễn ra các hoạt động nâng hạ mang tính kế thừa từ trước Đệ Tứ và thể
hiện cục bộ với mức độ không lớn Xu thế chung của hoạt động kiến tạo: vùng phía
bắc hoạt động nâng là chính, còn phía nam (Thừa Thiên Huế) lún hạ mạnh hơn;
ven biển lún hạ, còn rìa núi phía tây nâng là cơ bản Những vùng có hoạt động lún
hạ kiểu trũng sụt lún điển hình có khu vực Thuận An, Nghi Lộc; những vùng nâng
trồi như: Cửa Lò, Huế,
Theo Nguyễn Thế Thôn (1994), vùng ven biển từ bắc Nghệ An đến Cửa Hội,
hoạt động tân kiến tạo xảy ra mạnh mẽ và rõ nét từ cuối Paleogen đến cuối Neogen Nhưng trong Pleistocen, hoạt động này biểu hiện không rõ và từ cuối
Holocen (4000năm) đến nay - biểu hiện xu thế nâng ôn hòa trong trạng thái bình
ổn của dai ven biển Các bậc thểm biển có độ cao 2-2,5; 4m; 10-16m;
Trang 4040m; được thành tạo thuộc nửa sau của Đệ Tứ chủ yếu do hoạt động thay đổi mực
nước đại dương và hoạt động kiến tạo này.
Ở Nghệ An, có nơi hoạt động nâng, có nơi lún hạ Vùng nâng mang tính khối
tảng là vùng Cửa Lò và vùng hạ là bồn Nghi Lộc (bồn này không nghiêng dần từ lục địa ra biển, mà nó có trục sụt lún nằm ở khoảng giữa đồng bằng Nghĩ Lộc, kéo
dài theo phương tây bắc-đông nam (có thể đây là một thung lũng sông cổ, sau đó
do hoạt động sụt lún kiến tạo tạo nên (độ sâu tới 115m, LK 15/2F, thành phần cuội
sạn aluvi lấp đầy đáy) tốc độ sụt lún đạt tới ~7,7mm/năm [104] Tại day có các
thềm biển cao ~ 4m (cuội mài mòn và chọn lọc tốt lẫn vỏ sò điệp), 10, 15m (chúng
tương đương cồn sò điệp ở Quỳnh Lưu) Từ 3000 năm- nay, ít nhất vùng nâng này
đã nâng trung bình 3-4mm/năm.
Vùng Quảng Trị-Huế, hoạt động tân kiến tạo xảy ra khá mạnh mẽ làm cho
miền núi nâng cao tương đối, còn ở vùng rìa đông nhỏ hẹp (là miền chuyển tiếp
giữa miền nâng và miền sụt lún Biển Đông) chịu ảnh hưởng lún hạ tạo nên vùng
trũng địa lũy Vùng Huế nâng tương đối, trong khi ở Cửa Thuận An-hoat động lún
hạ là chính.
Các hoạt động đứt gay, chủ yếu là các đứt gay trước Dé Tứ được tái hoạt động
trong tân kiến tạo được chia ltheo phương kéo dài: hệ thống đứt gãy phương tây tây
bắc - đông nam và đông bắc- tây nam (thường là các đứt gãy phân chia các khối
cấu trúc cổ); hệ đứt gãy phương tây bắc - đông nam (nhất là đứt gãy ria đông quốc
lộ 1A đóng vai trò phân chia vùng nâng tao núi va vùng sụt lún tân kiến tạo); hệ
thong đứt gay á kinh tuyến bao gồm các đứt gãy trẻ có liên quan với các hoạt động
phun trào bazan
Các hoạt động phun trào bazan, trong khu vực đã xác định được một số giai đoạn phun trào: phun trào bazan trong Pliocen ở Cồn Cỏ, phun trào bazan Neogen
ở Sa Vinh), phun trào bazan Holocen sớm ở bắc Quang Trị - phun trào mafic (La
Thế Phúc, 2002).
2.4.3 Khái quát lịch sử phát triển địa chất của khu vực:
Khu vực nghiên cứu là một vùng nhỏ của Bắc Trung Bộ, do vậy, lịch sử phát