Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam

192 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phạm Thanh Tuấn

TRONG DIEU KIỆN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIEN SĨ KHOA HỌC MOI TRUONG

Hà Nội, 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phạm Thanh Tuấn

CƠ SỞ DỰ BÁO LƯỢNG NƯỚC THÁI

PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ AN ĐẦU TƯ XÂY DUNG CƠ SỞ HẠ TANG KHU CÔNG NGHIỆPTRONG DIEU KIEN VIET NAM

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 62 44 03 01

LUẬN ÁN TIÊN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải

2 TS Mai Thanh Dung

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, có sự hỗ trợ của

đề tài khoa học cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu phương pháp dự báo

lượng nước thải khu công nghiệp phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án xây

dựng cơ sở hạ tang khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam”, mã sô

TNMT.2016.04.04, do tôi làm chủ nhiệm Các kết quả trong luận án là trung thựcvà chính xác Các số liệu, tài liệu tham khảo đã được chỉ dẫn rõ ràng và đầy đủ.

Hà Nội, tháng 04 năm 2018

NCS Phạm Thanh Tuấn

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin trân trọng cam ơn PGS.TS Nguyễn Mạnh Khai, Chủ nhiệm Khoa Môi

trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS MaiThanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi

trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện

luận án.

Xin cảm ơn TS Phạm Thị Thúy, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học

tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS Nguyễn Như Dũng, Viện Nhiệt đới môi

trường thành phố Hồ Chí Minh và các thành viên chính, thành viên thuộc đề tàiTNMT.2016.04.04 đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu dé tài và thực hiện

luận an.

Xin cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý các khucông nghiệp tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

tỉnh Bình Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Ban quản lý các

khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tín Nghia,

Tổng Công ty phát triển khu công nghiệp Sonadezi, các doanh nghiệp phát triển ha

tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tổ chức, cá nhân phối hợpcông tác đã tạo mọi điều kiện cần thiết dé tôi hoàn thành luận án.

Xin cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi làm chủ

nhiệm đề tài cấp Bộ mang mã số TNMT.2016.04.04 Kết quả của đề tài có giá trị

lớn trong việc hỗ trợ tôi hoàn thành luận án.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thày cô và đồng nghiệp tại Khoa Môi trường,

Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; các đồng nghiệp tại

Cục Tham định và Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tainguyên và Môi trường cũng như các chuyên gia đã trợ giúp, tư van, động viên tôi

trong suôt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án.

il

Trang 5

MỤC LỤC

Lời Cam 041 G5 Ă 5< 95995.500.000 100000010 000600100010010040100018001000000000100008080 iLO CAM OT - c5 500513936156 016003040106000800680106616800804080468008000000884108008000009088 iiMUC lỤC G 5 G5 <0 Họ 0 0 000.0 0000.5000 0004.0000906 0080900 1

2 Mục tiêu nghiên CỨU CUd lUẬN đH cà ST The lối

4 Đối tượng và phạm vi nghién CU c.ccccccccccccescscesvesessesessesesessesessesssessesessesesseseseseeees 11

5 Phương pháp nghién COU cccccccccccccccccccceceteeseeeneeteneeceeeeeeessceeceeeesseeeseeessseeenseeenaees 12

6.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận đn s.S SE trrisxe 126.1 Ý nghĩa khoa hỌC - 2-5-5 E‡2E‡2E9EEEE19212E121121121121121711111111111 21x 12

6.2 Ý nghĩa thực tiỄn - 2 ¿+ s9SE+E£EE£EE2EEE121E212112121121112117121111112111 11 xe 126.3 Điểm mới của luận án - ¿+ St 3 3E EEEEEEEEEEEEEE TS EEEEEEEEE TT 12

Chương 1 Tổng quan 2 <<5<Ss+Es+EEEEEsEEeEEeEteEtsrterrsrtsrrsrrsrrsrrsrree 13

Ld KCN và nước thai KCN ở Việt ÌNGHHI c1 1111111111111 1 1111111 k ke 13

1.1.1 Thực trạng đầu tư và phát triển các KCN ở Việt Nam 13

1.1.2 Thoát nước và xử ly nước thải KN - - 5 2-cSsSsssssirsrirsseree 16

1.2 DTM dự án xây dựng co sở hạ tang KCN ở Việt NAM oi cccccccccccccccccccccccccceeeeeeee 231.2.1 Nguyên tac DTM dự án xây dựng cơ sở ha tang KCN ở Việt Nam 23

1.2.2 Thông tin cơ sở phục vụ dự báo lượng nước thai KCN 231.3 Phương pháp dự bảo nước thai của các ngành công nghiệp 25

1.3.1 Phương pháp dự báo nước thải của các ngành công nghiệp trên thế giới 261.3.2 Hệ số tiêu thụ nước và phát sinh nước thải của một số ngành công nghiệp

tại Việt Nam - 2 221222211221995193591553222 21 0v vu vv 27

Trang 6

1.4 Phương pháp dự báo nước thải K(N àà.ĂẶS Sài 33

1.5 Tổng quan về phương pháp xây dựng hệ số phát thdi ccccccccceccscesceesvesveesseee 371.5.1 Phương pháp đo đạc nguồn thải 2 ¿+ +S22E£EE2E££E£EzEvEzEerxersred 381.5.2 Phương pháp khảo sát/phỏng vấn gián tiếp - ¿5:55:55 2sczxcc+2 391.5.3 Phương pháp tính toán cân bang vật chất - ¿+ 2+s+sz+zczxzzzed 391.5.4 Các tiêu chí đánh giá hệ số phát thải - ¿2 22s S2+Ec£x+zzxerszxeei 4I1.6 Phương pháp xử lý số liệu thong kê 2+ St EEEEEEEEEEEEEEEzterrrei 44

1.6.2 PHUONG 0 1 ‹-alIA 44

1.6.3 Phương pháp sai số toàn phương trung bình quân phương 451.6.4 Phân tích hồi quy tương quan - 2-5-5252 2S2S£2E£EE2E££E£EZEvEzEerxersred 461.6.5 Phân tích thành phần chính - 2 2+E+E++E+EE+E££EeEzEeExzrerxereree 48

Chương2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu -.- 2-5 2s s2 sessese=sessesess 50

2.1 Đối tượng nghiÊH CỨIM 5c c5: E 1212112122121 ra 502.1.1 Địa điểm nghiên cir ooo cecccccccsessessesessesesessesessesessessssessssessesissesssseeseeess 502.1.2 Đối tượng nghiên CUU c.cccccccssessssessesessessesessssessesecsesscsesscsessesssessssecseees 502.1.3 KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 2-5-2222 E22 zEerzrrrreree 50

2.1.4 KCN Long Thành - . 12121 9191 vn ng nàn Hư 552.1.5 KCN Nhơn Trạch III CÐ2 - G5 21131921 vn ng ng Hư Hư 552.2 Phương pháp nghién CỨM s-c tt SH TT TH TH TH ket 36

2.2.1 Phương pháp tổng quan, nghiên cứu và thu thập tài liệu - 562.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng van thực địa - -5- 57

2.2.3 Phương pháp khảo sát và đo đạc lượng nước thải phát sinh tại từng nhà

šà//(0i1-g7 40) 0 59

2.2.4 Phương pháp tính toán cân băng nước - - 2 2+s+z+£+z+zzezxscez 622.2.5 Phương pháp xử lý số liệu thống kê - + 2s 52+E£x+EzEezzxerxzes 662.2.6 Tính toán kiểm chứng kết quả nghiên cứu - 2-5 2+s+£+£szxzxzzs 672.2.7 Sơ đồ nghiên COU eececcccccssessesssesseseesesscsessssessesesessssessssessesicsesssseeseeess 672.2.8 Xác định một số nguyên tắc trong quá trình nghiên cứu 68

Chương 3 Kết quá nghiên cứu và thảo luận ° 5° s2 5£ s2 s£ssEse=sexseszsesseserz 69

Trang 7

3.1 Đánh giá các phương pháp dự báo lượng nước thai KCN dang được áp dung

trong các bdo cáo DTM ở Viet ÏNGIH - - S20 E2 SE He 693.1.1 Thực trạng ap dung các phương pháp ước tinh lượng nước thai KCN trong6.110.908) 69

3.1.2 So sánh lượng nước thải thực tế và lượng nước thải dự báo theo các

000101138901)5ã5i051 21011155 5 71

3.2 Đánh giá cơ sở ha tang và quản ly thu gom nước thai KCN tại Đồng Nai 783.2.1 Đánh giá cơ sở hạ tang và quản lý thu gom nước thải 793.2.2 Đánh giá đặc điểm lượng phát sinh nước thải -.: :5¿5s5s+5+¿ 813.3 Nghiên cứu cân bằng nước tai KCN Long Thanh và Nhơn Trach III GD2 “4

3.3.1 Đặc điểm của KCN Long Thành và Nhơn Trach III GÐ2 843.3.2 Thực trạng nước thải của các ngành nghề trong KCN Long Thành và Nhơn

Trach III G2 - LH TH TH TT nu HH HH kh 86

3.3.3 Cân bang nước của KCN Long Thanh va Nhơn Trach III GĐ2 1143.4 Xây dựng hệ số phát sinh nước thải qua phân tích số liệu thong kê 1223.4.1 Hệ số phát sinh nước thai của các ngành công nghiệp 1223.4.2 Hệ số phát sinh nước thải của KCN -. 2-52-522522c2z2zzxczxves 1313.5 Xây dựng công thức tinh toán lượng nước thải qua phân tích hồi quy 133

3.5.1 Phân tích tương quan hồi quy cho 06 ngành công nghiệp của 11 KCN

thuộc tỉnh Đồng Naii - 5-5 S122 S22E22122121212112121121112111111211111 01211 re 1333.5.2 Phân cụm số liệu và phân tích hồi quy theo nhóm ngành 137

3.6 Xây dung công thức dự báo lượng nước thải KCN à- 144

3.7 Kiểm chứng kết quả dự báo lượng nước thải KCN -s-ccc5zscccssse2 145

Kt Huan va Kién 6 0n 149

mm nh 1492 c1 8n ng ống 151

Danh mục các công trình đã công bố của tác giá có liên quan đến luận án 152

Tài liệu tham KkhhảO 5 5 << 5 5% 59.99 4 TH TT 0 H0 000 086 153PHU TỤC co G55 Ọ cọ 0 0.00 00 004 000004 00004 0094.000004 0891086 159

Phu lục 1 Danh sách 114 KCN nghiÊH CỨU cà Sky 160

Phụ lục 2 Biểu mẫu dé nghị cung cấp thong tỈH - sec EceEEEEEEErterrrkerxees 164

Trang 8

Phụ lục 3 Tong hợp kết quả cung cấp thong tind cccccccccccsccccescsvesvesesseseesesvesesseseesessees 165Phụ lục 4 Phiếu điều tra thông tin doanh nghiệp KON 52+ccccsccccsccrei 178

Phụ lục 5 RMSE của các KCN dự báo theo TCXDVN 7957:2008 182

Phu lục 6 Tỷ lệ nước thai dự bao/thuc tế tại các KCN dự báo lượng nước thải theo

TCXDN 7957: 2(Úổ c5 22113211211 123 E31 1111111111111111111011111 1111111111111 11k ke 182

Phụ lục 7 RMSE của các KCN dự bảo theo TCXDVN 33:2006 -. 183

Phu luc 8 Tỷ lệ nước thai dự bao/thuc tế tại các KCN dự báo lượng nước thải theo

TCXDN 33: 2(UỐ 2 3201132111111 15111 11111 11111111111 1111111111111 K11 K11 khu 184

Phụ lục 9 RMSE của các KCN dự báo không chỉ rõ CGN CỨ ò.cccScs++scs++s 185

Phu lục 10 Tỷ lệ nước thai dự báo/thực tế tại các KCN dự báo lượng nước thải không

2/18.21s 0/00000nnẺẼẺn.a.13 Bố 186

Phu lục 11 Tình hình dau noi và xử lý nước thải trong các KCN tinh Đông Nai 187

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1 Bảng nước cấp, nước thải tháng 5-7/2016 tại KCN Đức Hòa 1, tinh Long

Bang 1.2 Lượng nước tiêu thu trong ngành dệt nhuộm - 5+ +++-552 30

Bang 1.3 Tiêu thụ nước tại một nha máy bia điển hình - - -cccccccerrssesxes 31Bang 1.4 Tiêu thu nước tinh theo diện tích bỀ mặt MA oe ceceecececeseeesecseseseeeeeees 31Bang 1.5 Hệ số phat sinh nước thải của một số cơ sở chế biến mủ cao su 32

Bang 1.6 Số liệu thu thập trong vòng 5 năm của một số ngành công nghiép 43Bảng 2.1 Danh mục các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng a c2 53Bảng 2.2 Thông tin chung về 11 KCN nghiên cứu tại Đồng Nai 59Bang 3.1 Tình hình dau nối va xử lý nước thải của 11 KCN nghiên cứu thuộc tinh

9000150) 83

Bảng 3.2 Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành hóa

chat trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 . 5 2-2 89

Bang 3.3 Bang tinh toan can bằng nước và hệ số phat sinh nước thải của ngành

dược phâm trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch I GÐ2 -<- 91

Bảng 3.4 Bang tính toán cân bằng nước và hệ số phat sinh nước thai của ngành

nhựa, cao su trong KCN Long Thanh và Nhơn Trạch II GĐÐ2 - - 94

Bảng 3.5 Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành SP

đồ gỗ trong KCN Long Thành ¿2-5-5252 222S£S2SE2E£EEEE2EeEvEEEEexerrzrexerrrrzreree 96

Bảng 3.6 Bang tính toán cân bằng nước và hệ số phat sinh nước thai của ngành

may trong KCN Long Thanh và Nhơn Trạch IT G2 - 55+ +2 97

Bảng 3.7 Bảng tính toán cân băng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành SP

da giày trong KCN Long Thành - 2c S1 3222111125111 15511 115111119111 krrrey 100

Bảng 3.8 Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phat sinh nước thải của ngành dét

trong KCN Long Thanh và Nhơn Trạch HI GÐ2 2c + ssvsseesek 101

Bảng 3.9 Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phat sinh nước thai của ngành

nhuộm trong KCN Long Thành -.- 2c 3222212323311 551 111551 E511EE1krrrre 105

Bảng 3.10 Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành cơ

khí trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GD2 ¿ 555 <‡+<£++<s+ 105

Bảng 3.11 Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành

bao bì trong KCN Nhơn Trạch UI G2 - - - c1 31221133 V9 He 109

Bảng 3.12 Bảng tính toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngành

điện tử trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GD2 . - <5 +5 110

Trang 10

Bảng 3.13 Bảng tính toán cân băng nước và hệ số phát sinh nước thải của ngànhthực phâm trong KCN Long Thanh - 5-5-5252 SSE2E‡E£EE2E£E£EEEEEEErErEererees 112

Bang 3.14 Bang tinh toán cân bằng nước và hệ số phát sinh nước thai của ngành

VLXD trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch II GD2 ‹ -«+ 5+ 113

Bảng 3.15 Hệ số phát sinh nước thải theo các ngành nghề ở KCN Long Thành và

KCN Nhơn Trạch III G2 G1 v11 119v ng TH HH 120

Bảng 3.16 Số liệu phát sinh nước thải của các ngành công nghiệp trong 11 KCN tại

tỉnh Đông Nai năm 2016 - . G1 11219911191 TH ng ngư 123

Bảng 3.17 Hệ số phát sinh nước thai qua phân tích số liệu thống kê 11 KCN của

tỉnh Đông Nai năm 2012 - 2Ö ÏÓ - G5 1122112511191 119 11111 19v ng kg 130

Bảng 3.18 Hệ số phát sinh nước thải của 11 KCN thuộc tinh Đồng Nai 132Bảng 3.19 Phương pháp dự báo nước thải bằng hệ số và hồi quy ngành 137Bảng 3.20 Tổng hợp phương pháp dự báo nước thải được thiết lập theo ngành 143

Bang 3.21 Kết quả tính toán thử nghiệm tại 02 KCN thuộc tỉnh Binh Dương 146

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1 Tình hình phát triển KCN trong giai đoạn 1991 - 2016 15

Hình 1.2 Tỷ lệ phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2016 -. 5-5- 16Hình 1.3 Sơ đồ nguyên tắc thoát nước KCN ccscsscsscssessessesssstsseesessessesseseateseeseees 18Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai - 5-5-5252 EEE£E2EeEcEzxsrrrees 52Hình 2.2 Bản đồ vị trí các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 5: 54

Hình 2.3 Quy hoạch KCN Long Thành 5 2c 1332211 1*1E2xESxrerske 55Hình 2.4 VỊ trí KCN Nhơn Trạch III GÐ2 cccscscsssssssssesessseesseseees 56Hình 2.5 Phương pháp đo lưu lượng Manning - - -csssssvseeeeske 61

Hình 2.6 Đường biên nghiên cứu cân bằng nước KCN 2-5 cscs+ssce2 62Hình 2.7 Sơ đồ hóa mô hình luân chuyên các dong nước trong KCN 65Hình 2.8 Sơ đồ nghiên cứu - + ¿51+ EEE2E9EEE212151212111712111211111 E111 tre 67

Hình 3.1 RMSE của các phương pháp dự báo nước thải KCN 71

Hình 3.2 Lượng nước thai thực tế và du báo của các KCN dự báo theo TCXDVN

Hình 3.8 Cân bằng nước trong KCN Long Thành - 5-52 +s52+s+sz£csz2 115

Hình 3.9 Cân băng nước của KCN Nhơn Trach III GĐ2 5-2-5 s52 118Hình 3.10 Tỷ lệ nước thải/ nước cấp của 8 ngành trong KCN Long Thành và Nhơn

Trạch TT G2 Q Q0 0222222231111 1111 n TH ng 111 kg key 119

Hình 3.11 Hệ số phát sinh nước thải của các ngành công nghiệp và KCN qua phân

tích sô liệu thông kê 11 KCN của tỉnh Dong NaI - c5 25c ‡+Sssssserss 131

Hình 3.12 Biểu đồ độ đốc % yếu t6 0 ccceccccccessesessesesessssesscseseesesscsessesesseseeees 138Hình 3.13 Phân cụm ngành nghề tương đồng trong phát sinh nước thải 139Hình 3.14 Lượng nước thải thực tế và tính toán của KCN VSIP II - 148

Hình 3.15 Lượng nước thải thực tế va tính toán của VSIP IIA - 148

Trang 12

Tiếng Việt:

Tiéng Anh:

DANH MUC TU VIET TAT

Bao vệ môi trườngCụm công nghiệpCông nhân

Khu công nghiệp

Khu chê xuât

Xử lý nước thải tập trung

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Sai số bình phương trung bình

Phân tích thành phân chính

Sai số bình phương trung bình quân phương

Cục Bảo vệ môi trường Liên bang MỹĐô la Mỹ

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Ké từ khi Khu công nghiệp (KCN) đầu tiên ở Việt Nam là Khu chế xuất

(KCX) Tân Thuận! được hình thành năm 1991, gần 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã dầnhình thành và phát triển các KCN trên địa bàn hầu hết các tỉnh trong cả nước Tínhđến tháng 8 năm 2016, đã có 318 KCN được hình thành, trong đó có 216 KCN đã divào hoạt động [26, 44] Cho đến nay, có đến trên 50% giá trị công nghiệp, 53% giátrị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được hình thành từ các KCN va sẽ còn tiếptục tăng trong các năm tiếp theo [43] Trong tương lai gần, số lượng KCN vẫn sẽtiếp tục tăng nhanh theo quy hoạch phát triển đã được phê duyệt.

Hiệu quả về kinh tế - xã hội của các KCN là không thể phủ nhận Nhưng bêncạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh từ KCN, đặc biệt là nước

thải KCN, cũng nhận được sự quan tâm của không chỉ cơ quan nhà nước về bảo vệmôi trường mà còn của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội [55, 42].

Pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam có quy định cụ thể đối với bảo

vệ môi trường KCN như sau:

(1) Nước thải KCN phải được xử lý 02 cấp Sau khi được xử lý cục bộ tại tramxử lý của từng nhà máy, nước thải sẽ được dau nối vào mạng lưới thu gom chungcủa KCN và được tiếp tục xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) trước

khi thải ra môi trường [5, 12].

(2) KCN phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM?) được phê

duyệt trước khi triển khai thực hiện [13, 21].

Pháp luật về bảo vệ môi trường cũng yêu cầu trong nội dung báo cáo DTMphải có dự kiến/dự báo quy mô, công suất của trạm XLNTTT và quy mô, công suất

này có tính pháp lý, bắt buộc chủ dự án phải thực hiện khi triển khai xây dựngKCN Chủ đầu tư KCN sẽ bị xử phạt nếu không xây dựng đúng quy mô, công suất

' Khu chế xuất về bản chất là khu công nghiệp, chỉ khác là 100% sản phẩm được xuất khẩu.

? DTM là công cụ dự báo Theo định nghĩa tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thi DTM là “việc

phân tích, dự bdo tác động dén môi trường của dự án đâu tư cụ thê dé đưa ra biện pháp bảo vệ môi trườngkhi triên khai dự án đó ”.

Trang 14

trạm XLNTTT đã được phê duyệt.

Như vậy, quy mô, công suất trạm XLNTTT được dự báo trong báo cáo DTM

là căn cứ pháp lý dé triển khai thực tế của KCN.

Kết quả dự báo lượng nước thải trong báo cáo ĐTM có ảnh hưởng lớn đếnviệc lựa chọn công suất và diện tích xây dựng của trạm XLNTTT của KCN Nếu dựbáo không chính xác sẽ dẫn đến gây hậu quả như sau:

- Nếu khối lượng nước thải dự báo thấp hơn thực tế sẽ vượt quá công suất xử

lý của trạm XLNTTT, không đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải, gây ô nhiễm

môi trường;

- Nếu khối lượng nước thải dự báo cao hơn thực tế sẽ lãng phí trong đầu tư

xây dựng, quản lý va vận hành trạm XLNT TT Trong trường hợp trạm xử ly nước

thải có công suất quá lớn so với nước thải đầu vào thực tế, trạm xử lý cũng không

thé vận hành hiệu quả vì lý do kỹ thuật.

Trên thực tế, trong thời gian khoảng 05 năm trở lại đây, tình trạng KCN đãxây dựng xong hệ thong XLNTTT nhưng lại không có đủ nước thải dé vận hành ônđịnh diễn ra khá phổ biến Nguyên nhân của van dé này liệu có thé được xác định là

do phương pháp dự báo lượng nước thải KCN được áp dụng trong các báo cáo

ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam còn thiếu chính xác và khôngphù hợp với thực tế?

Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong các năm tớiđây, việc hình thành và phát triển các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,trong đó có loại hình KCN vẫn là xu hướng chủ đạo Do đó, việc nghiên cứu, đềxuất phương pháp dự báo nước thải KCN có tính chính xác cao là yêu cầu cấp thiếtdé bảo vệ môi trường Vì vậy, dé tài luận án “Cơ sở du báo lượng nước thải phục

vụ đánh giá tác động môi trường dự án dau tư xây dựng cơ sở hạ tang khu côngnghiệp trong điều kiện Việt Nam” được thực hiện sẽ góp phần dự báo khối lượng

nước thai KCN phát sinh trong tương lai, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và vận

hành trạm XLNT TT.

10

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Xác định hiệu quả của các phương pháp dự báo lượng nước thải đang được

áp dụng trong các báo cáo ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tại Việt Nam.

- Xác định cơ sở khoa hoc dự báo lượng nước thai KCN phục vụ công tac

đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang KCN phù hop

với điều kiện Việt Nam.

3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá các phương pháp dự báo lượng nước thải KCN đang được áp dụng

trong các báo cáo ĐTM ở Việt Nam, so sánh kết quả nước thải KCN dự báo và thực

tế dé kiểm chứng sai số khi du báo lượng nước thải KCN trong bao cáo DTM;

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát sinh nước thải để xác định cơ

sở dự báo lượng nước thải KCN;

- Xây dựng phương pháp dự báo lượng nước thải KCN phục vụ công tác đánh

giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dung co sở hạ tang KCN phù hợp với

điều kiện Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp dự báo lượng nước thải KCN đã và đang được áp dụng trong

các báo cáo DTM dự án dau tư xây dựng cơ sở hạ tang KCN của Việt Nam.

- 195 KCN đang hoạt động trên phạm vi cả nước đã được phê duyệt báo cáo

DTM dé phân tích số liệu về phát sinh nước thải của toàn KCN.

- 114 KCN (trên tổng số 195 KCN đã hoạt động trên phạm vi cả nước nóitrên) có tỷ lệ lấp đầy từ 80% trở lên để nghiên cứu và đánh giá tính chính xác của

các phương pháp dự báo lượng nước thải đã được áp dụng trong DTM dự án đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tang KCN;

- 11 KCN thuộc tỉnh Đồng Nai có day đủ số liệu trong khoảng thời gian 05năm (2012 - 2016) để xây dựng phương pháp dự báo lượng nước thải KCN;

- 02 KCN Long Thanh và Nhơn Trạch HI GĐÐ2 thuộc tỉnh Đồng Nai được lựachọn là 02 KCN đề khảo sát, đo đạc lượng nước thải phát sinh thực tế của từng nhà

máy đê tính toán cân băng nước và xác định các yêu tô ảnh hưởng đên việc phát

11

Trang 16

sinh nước thai KCN.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng quan và thu thập số liệu;- Phương pháp điều tra, phỏng vấn;

- Phương pháp khảo sát và đo đạc thực tế;- Phương pháp tính toán cân bằng nước;

- Phương pháp xử lý số liệu thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án6.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả luận án sẽ cung cấp cơ sở và công cụ khoa học cho việc dự báo lượng

nước thải KCN trong ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN nói riêng và cho

khoa học DTM nói chung.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần dự báo chính xác khối lượng

nước thải phát sinh trong KCN ngay từ giai đoạn phê duyệt đầu tư dự án Điều nàymột mặt sẽ tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống XLNTTT

của KCN, mặt khác nâng cao hiệu quả hoạt động và xử lý của các trạm XLNTTT

của KCN, qua đó làm giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường do nước thải KCN.

Ngoài ra, kêt quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phân giúp cho các cơ quan

quan ly nhà nước về bảo vệ môi trường trong thâm định, phê duyệt báo cáo DTM vađiều chỉnh chính sách liên quan đến quản lý nước thải KCN.

6.3 Diém mới của luận án

- Tổng hợp các phương pháp dự báo lượng nước thải phát sinh tại KCN đang

được áp dụng trong các báo cáo ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tại Việt

Trang 17

CHUONG 1 TONG QUAN

1.1 KCN và nước thai KCN ở Việt Nam

1.1.1 Thực trạng dau tư và phát triển các KCN ở Việt Nam

Như đã đề cập, khái niệm về KCN tại Việt Nam đã được hình thành từ năm

1991 với KCN đầu tiên của Việt Nam là KCX Tân Thuận Kẻ từ thời điểm đó, nhậnthức về KCN đã dần được hình thành và phát triển rõ ràng hơn Theo văn bản phápquy mới nhất về KCN là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008của Chính phủ, được sửa đôi, bổ sung tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12tháng 11 năm 2013, KCN được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng côngnghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xácđịnh, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định pháp luật KCX

được định nghĩa là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho san

xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu [11].

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có loại hình cụm công nghiệp, là một dạng KCN ở

quy mô nhỏ (thường dưới 70 ha) và không có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh

như KCN.

Trong các quy định của pháp luật và các tài liệu, nghiên cứu có liên quan

khác, trừ khi được chỉ rõ, thuật ngữ “khu công nghiệp” và “khu chế xuất” thường

được gọi chung là KCN Trong luận án này, thuật ngữ KCN cũng được sử dụng

chung cho KCN và KCX, không bao gồm loại hình cụm công nghiệp.

1.1.1.1 Phân loại KCN ở Việt Nam

KCN ở Việt Nam chia thành 4 loại như sau:

(1) Các KCN được thành lập trên khu vực đã có một số doanh nghiệp côngnghiệp đang hoạt động như KCN Biên Hòa 1 (Đồng Nai); KCN Tân Bình, KCN

Bình Chiều (thành phố Hồ Chí Minh) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KCN theođúng quy hoạch mới, đồng thời tạo hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt việc phát triển côngnghiệp, có điều kiện xử lý chất thải công nghiệp một cách tập trung, đảm bảo yêu

cầu về bảo vệ môi trường.

(2) Các KCN được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc đi đời các nhà

13

Trang 18

máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thị

và bảo vệ môi trường như KCN Lê Minh Xuân (thành phố Hồ Chí Minh); KCN

Bình An, KCN Bình Đường (Bình Dương)

(3) Các KCN hiện đại và có quy mô lớn, xây dựng mới Các KCN thuộc loại

này do các công ty trong và ngoài nước đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng theo

quy định của pháp luật về đầu như KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Việt Nam

-Singapore (Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ngãi ), KCN Amata, KCN NhơnTrạch (Đồng Nai) Nhìn chung các KCN này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đốinhanh, chất lượng hạ tang đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống xử lý chất thải côngnghiệp tiên tiến, đồng bộ và một số KCN có nhà máy phát điện riêng, tạo điều kiệnhấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn làm ăn lâu dải tại Việt Nam, cókhả năng tài chính, công nghệ tiên tiễn cần KCN đạt tiêu chuẩn quốc tế.

(4) Các KCN có quy mô nhỏ gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủysản được hình thành ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Trung du

Bắc Bộ và duyên hải miền Trung.

Các KCN ở Việt Nam chủ yếu là KCN đa ngành, đa lĩnh vực, có loại hình sảnxuất công nghiệp đa dạng và phong phú KCN chuyên ngành, là KCN chỉ có 01 loạihình sản xuất công nghiệp duy nhất, chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số các KCN ở

Việt Nam.

1.1.1.2 Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam

Tính đến tháng 8 năm 2016, trong tổng số 318 KCN được thành lập, có 216KCN đã đi vào hoạt động với tông diện tích đất tự nhiên 57,9 ngàn ha và 97 KCNđang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, với tổng diệntích đất tự nhiên 26,1 ngàn ha [43] Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của

các KCN đạt 26,5 ngàn ha, tỷ lệ lap đầy các KCN dat 48%, tính riêng các KCN đãđi vào hoạt động, tỷ lệ lap đầy đạt trên 67% Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam

được thé hiện ở Hình 1.1.

14

Trang 19

9NnoN S©350G3) S©

Số lượng KCN (khu) oO100500

al va) = Val \o m œ D oO ¬ N on ư \o

an n So © oS ron) oS fon) ¬ _¬ mH _— _— _lon n oO Oo =® =® oO oO oO Oo oOo oO Oo Oo

— m N N N N N N N N N N N N

Nguồn: [43, 44]

Hinh 1.1 Tinh hinh phat trién KCN trong giai doan 1991 - 2016

Trong số 318 dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, có 49 dự án KCN có vốnđầu tư nước ngoài và 269 dự án KCN có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư

đăng ký 318,5 ngàn tỷ đồng: tông vốn đầu tư thực hiện đạt 132 ngàn tỷ đồng (dat

41,5%) [43, 44].

Cac KCN trên cả nước thu hút được 6.160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 95 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 58,5

tỷ USD, bằng 61,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Tổng doanh thu từ các cơ sở sản xuất

kinh doanh trong KCN đạt 108 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệpđạt 80 tỷ USD; kim ngạch nhập khâu đạt 71 tỷ USD; đóng góp vào ngân sách nhànước 2,2 ty USD; tổng số lao động trong KCN khoảng 2,6 triệu người [43, 44].

Cho đến nay, có đến trên 50% giá trị công nghiệp, 53% giá trị kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam được hình thành từ các KCN và sẽ còn tiếp tục tăng trong cácnăm tiếp theo [43].

Các KCN nhìn chung được thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển cácKCN cả nước cũng như quy hoạch sử dụng đất và phát triển công nghiệp của địa

phương Vùng Đông Nam Bộ có số lượng KCN được thành lập nhiều nhất với 105

KCN (33% cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng với 79 KCN (25% cả

nước) va vùng Tây Nam Bộ với 51 KCN (16% cả nước) [43, 44].

15

Trang 20

Tỷ lệ phân bố KCN trên cả nước được thể hiện ở Hình 1.2 dưới đây.

Miền Trung

Tây Nguyên 15%

Nguồn: [43, 44]

Hình 1.2 Ty lệ phân bố KCN trên địa ban cả nước năm 2016

Với thông tin tổng quan về tình hình phát triển KCN ở Việt Nam có thé thaytốc độ hình thành và phát triển các KCN là khá nhanh chóng và 6n định trong các

năm qua Nếu vẫn giữ tốc độ này, đến năm 2030, Việt Nam có thé có đến khoảng

700 KCN các loại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trong đó 03 tỉnh Đông NamBộ là Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo) là khu

vực có số lượng KCN nhiều nhất trong cả nước.

1.1.2 Thoát nước và xử ly nước thai KCN

1.1.2.1 Nguôn phát sinh nước thải KCN

Một cách tông quát, nước thai KCN gồm có các loại sau:

(1) nước thải sản xuất phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong KCN, bao gồm

nước thải công nghệ, nước thải vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh trang thiết bị và nước

làm mát (nếu có chứa chất ô nhiễm do làm mát trực tiếp);

(2) nước thải từ các cơ sở dịch vụ công nghiệp trong KCN, và

16

Trang 21

(3) nước thải sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở trong KCN.

Thông thường, một cơ sở sản xuất công nghiệp có nước thải công nghiệp, có

thé có nước thải sinh hoạt và nước thai dich vụ Tất cả các loại nước thải phát sinhtừ cơ sở sản xuất công nghiệp được gọi chung là nước thải công nghiệp.

1.1.2.2 Đặc trưng về thoát nước và xử lý nước thải KCN ở Việt Nam

Mô hình KCN có ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có các quốc gia côngnghiệp phát triển; tuy nhiên, các cơ sở sản xuất trong KCN ở các quốc gia này phảitự xử lý nước thải của mình trước khi thải ra môi trường (trong một số trường hợpcó thé xả ra đường thoát nước thải chung của KCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

nước thải).

Trong khi đó, pháp luật Việt Nam có quy định về hạ tầng và thoát nước KCN

như sau:

(1) KCN phải có hệ thống cấp nước đến từng cơ sở tiêu thụ nước;

(2) KCN phải có hệ thống tiêu thoát nước mặt (gồm nước mưa chảy tràn, nước

thải quy ước sạch) độc lập với hệ thống thu gom, xử lý nước thải; áp dụng nguyêntắc thoát nước riêng cho mọi KCN;

(3) Nước thải KCN phải được xử lý 02 cấp Sau khi được xử lý cục bộ tại trạm

xử lý nước thải của từng nhà máy, nước thải sẽ được đấu nối vào mạng lưới thugom nước thải chung của KCN và được tiếp tục xử lý tai trạm XLNTTT trước khi

thải ra nguồn tiếp nhận;

(4) Chủ đầu tư KCN có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở hạ tang KCN trước khitiếp nhận nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào KCN;

(5) KCN phải có báo cáo DTM được phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

Sơ đồ nguyên tắc thoát nước các KCN ở Việt Nam được thê hiện ở Hình 1.3.

17

Trang 22

mm 8

Hình 1.3 Sơ đồ nguyên tắc thoát nước KCN

Tùy thuộc tính chất nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KCN

cũng như công nghệ của trạm XLNTTT và đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải,từng KCN có quy định cu thé về mức độ chat lượng đạt được của nước thải sau khi

xử lý cục bộ tại từng cơ sở Yêu cầu về chất lượng, khối lượng nước thải có théđược tiếp nhận dé xử lý tại tam XLNTTT được thể hiện bằng văn bản thỏa thuận

giữa chủ đầu tư hạ tang KCN với nhà dau tư thứ cấp trong KCN.

1.1.2.3 Tình hình quản ly nước thai KCN

Tính đến tháng 8/2016, trong số 216 KCN đã đi vào hoạt động trên phạm vi canước, có 189 KCN đã có hệ thống XLNTTT hoàn chỉnh, chiếm 59% tổng số KCN

được thành lập và 87,5% số KCN đã đi vào hoạt động Tổng công suất của các nhà

máy XLNTTT hiện đang hoạt động dat 720 ngàn m/ngđ, công suất trung bình đạt

4.046 m?/ngd/tram [3].

Ngoài ra, hiện có 32 KCN đang xây dựng công trình XLNTTT với tổng công

suất thiết kế khoảng 96 ngàn m/ngđ Trong thời gian tới, các địa phương cũng sẽxây dựng mới và mở rộng thêm 62 trạm XLNTTT với tổng công suất 248 ngàn

m3/ngd Hiện nay, các KCN có trạm XLNTTT đã đi vào hoạt động phan lớn tại

18

Trang 23

vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, chiếm 69,7% tổng số KCN có trạmXLNTTT đi vào hoạt động và bằng 76,3% tổng công suất các trạm XLNTTT [3].

Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự mat cân đối giữa lượng phát sinh và công suất xử lýgiữa các vùng/địa phương nên hiệu quả xử lý nước thải vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Ví du, KCN Cầu Nghìn (Thái Bình) phát sinh hơn 1.000 m3/ngđ, nhưng chưa dau tư

hệ thống XLNTTT, trong khi KCN An Hạ (thành phố Hồ Chí Minh) đã đầu tư hệthống XLNTTT công suất 2.000 m?/ngd nhưng hau như không có ngành nghề san

xuất phát sinh nước thải, còn KCN Hoà Bình (Kon Tum) đã đầu tư hệ thống

XLNTTT nhưng chưa có hệ thống thu gom nước thải nên không thé vận hành [41].Tại KCN Đức Hòa 1 (Long An), hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đã đấunối xả thải vào đường ống thu gom nước thải của KCN, nhưng lượng nước thải thugom vào hệ thống thu gom tập trung của KCN theo thống kê 03 tháng của năm2016 chỉ bằng 1/3 lượng nước cấp và có nhiều đột biến trong bảng số liệu nướcthải/nước cấp Có 04 doanh nghiệp (Jianon Biotech, Phú Tường, Tacheng, TSC) cótỷ lệ nước thải/nước cấp tăng đột biến lớn hơn 80% trong một tháng; có 16 doanh

nghiệp (4 Orange, Hòa Bình, NERO, Tân Đại Việt, Tân Nam Phát, TEP, Thăng

Long, Trung Tự, Đệ Nhat, Dién Duong, Kangsan VINA, Dia Cầu, Kim Long,

Phước Thạnh, Tiên Tiên, Thép không gỉ Long An) có tỷ lệ nước thải/nước cấp nhỏhơn hoặc bằng 20%; có 03 doanh nghiệp (Chemtex Cord, Đồng Xanh, JianonBiotech) thậm chí có ty lệ nước thải/nước cấp vượt quá 100% (xem Bang 1.1).

Nguyên nhân của hiện tượng này có thé do: (1) không ít doanh nghiệp lén xả

nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường, (2) các doanh nghiệp không đầu tưhệ thống xử lý nước thải sơ bộ, hay đầu tư xây dựng xong nhưng không vận hành

hoặc chỉ vận hành một cách đối phó, (3) doanh nghiệp có nguồn nước cấp khác mà

công ty quản lý hạ tầng KCN không quản lý được, và (4) doanh nghiệp quản lýkhông tốt hệ thong thu gom, xử lý nước thai cục bộ, không tách được nước mua ra

khỏi nước thải.

19

Trang 24

Bảng 1.1 Bảng nước cấp, nước thải tháng 5-7/2016 tai KCN Đức Hòa 1, tỉnh Long An

Tháng 05/2016 Tháng 06/2016 Tháng 07/2016

TT | Tên công ty Ngành nghề Nước Nước | Tỉ lệ nước Nước Nước | Tỉ lệ nước Nước Nước | Tỉ lệ nước

b gánh ng cấp | thải | thả/nước | cấp thải | thả/nước | cấp thải | thải/nước

„ : (m’) (m) | cap (%) (m) (m) cap (%) (m’) (m) | cap (%)

Sản xuât các loại sơn, dâu bóng,

I | 4 Orange keo dính, bội trét, hóa chất sơn 6.008] 233 4| 4.837 324 7 4.874| 234 5

2 | An Nong San xuất va gia công, đóng gói 1.899 | — 209 11| 1.032 242 23 907| 336 37thuốc bảo vệ thực vật

Chemtex Sản xuất chât men sinh vật, chât

3 | God hoạt tính bề mặt, chất keo từ nhựa 294 17 6 750°| 807° 108° 369 | 765 88cay

4 | ĐồngXanh | Sânxuất va gia công, đóng gói 1.230] 823 67| 750°| 8072 108" 869 | 765 88thuôc bảo vệ thực vật

5 |HòaBình — | Sên Xuất vả gia công, thuốc bảo vệ | „aị 22 9 199 24 l2 225| 46 20thực vật

Van hành, duy tu bảo dưỡng hệ

6 |HPI thông câp thoát nước; dọn dẹp vệ 78 6l 78 184 68 37 215 39 18

sinh, thu gom rác thải trong KCN

Jianon Gia công đóng gói thudc bảo vệ

7 | Biotech thực vật, thuốc vệ sinh môi trường 682 134 20 693 152 22 153"| 165" 108"va chat nhũ hóa; san xuât phân bón

8 | KiênNam — | Sân Xuất và gia công, sang chai 1389| 381 27| 1973| - 400 20| 1.592] 316 20đóng gói thuộc bảo vệ thực vat

9_| NERO Sản xuất sơn, bột trét tường 1.075 95 9 836 95 ul 1.183| 148 B

10 | Ngọc Tân Tai che, xử lý chat thai ran; Thu 1.646| 916 56| 1670| 810 49| — 1623| 678 42Kiên mua sắt thép kim loại vụniy | PNP San xuat nhựa sử dụng cho sơn 2.874| — 917 32| 1.810 775 43 2332| 958 41Chemitec nước; sản xuat nhựa hòa tan

Sản xuất các loại bao bì, bao bì

12 | Poly pack thiết, bao bì nhựa 188 70 37 142 89 63 166 55 33

13 | Phú Tường Nà gia công đóng gói các SP | spa) gga 119°| 42| 26° 6° 486| 225 46

20

Trang 25

Tháng 05/2016 Tháng 06/2016 Tháng 07/2016

TT | Tên công ty Ngành nghề Nước Nước Tỉ lệ nước Nước Nước Tỉ lệ nước Nước Nước Tỉ lệ nước

cap thai thải/nước câp thải thải/nước câp thải | thải/nước

- _ (m) | (m) | cấp(%) (m) (m) | cap (%) (m) (m) | cấp (%)

4 | Simmy Sản xuất, gia công thực pham thủy | 559) 1 496 28| 5623| 665 12] 6.196| 2.296 37sản đông lạnh

Sản xuât, gia công xây dựng, lắp

5 | Tacheng đặt các loại cửa, lan can, khung 238 71 32 171° 170° 99° 229 61 27

vách bằng vat liệu kim loại

6 | Tân Đại vier | Sân xuất cau dao điện, SP nhựa, gia} yey} s¿ 11 260 37 14 342| 51 5công bộ khuôn cơ khí

7_| Tân Nam Phát | Sản xuất sơn, bột sơn tĩnh điện 334 96 18 487 92 19 573 66 2§ |TEP Sản xuất, gia công hạt nhựa PVC 837 83 10 798 129 16 645 138 21

Sản xuât chât phụ gia, dược phâm,

9 | Thăng Long | thức ăn sinh học thủy sản, thức ăn 7.851 970 12 6.576 1.146 17 7.662 | 1.003 3

cho con giống thủy sản

20 | Thiên Quỳnh | Sản xuất bột cá làm thức ăn gia súc | 3.205 1.338 42| 2239| 1.191 53 2.396 | 1.446 6021 | Thôn Trang | Sản xuất phân bón và hợp chat nito | 1.095 362 33 697 255 37 870 297 34

Sản xuất tôn lợp mái và vách các

22 | Trung Tự loại, khung trang trí, khung thép 246 18 7 193 15 8 206 20 0chịu lực, lưới nhựa các loại

24 | Trường Vinh | Sản xuật thực phâm các loại, 1.687 190 11 1.146 319 28 910 337 37

26 | V6 Song twThưa mềm eee 1.924] 322 17} 1304| 641 49 1328| 294 22

27 | Yuen Foong | Sản xuat, gia công các loại giấy 4.253 | 1.417 33| 3.106] 2.593 83| 3.068| 1.822 59Yu miệng, thùng giây, hộp giây28 | APPC Sản xuât và gia công các SP nhựa, 648| 216 33 521 228 44 519| 284 55khuôn mẫu :

29 |TSC Sang cai, dong gói thuộc bảo VỆ 435} 120 28| 215| 202 94 203| 143 70

30 | Đệ Nhất Sản xuất ông nhựa PVC, HDPE 3.498 71 2| 3.194 69 2 3.890 80 231 | Điền Duong _ | Sản xuất hạt nhựa, hat nylon 404 27 7 173 31 18 408 42 1032_| Kangsan Sản xuất tắm nhựa chịu lực; ống 308 25 § 219 27 12 265 31 12

21

Trang 26

Tháng 05/2016 Tháng 06/2016 Tháng 07/2016

TT | Tên công t Ngành nghề Nước Nước | Tỉ lệ nước Nước Nước | Tỉ lệ nước Nước Nước | Tỉ lệ nước

ey gánh ng cấp | thải | thảinước | cấp thải | thả/nước | cấp thải | thải/nước; (m) | (m) | cấp(%) | (m) | (m) | cáp) | (m) | (m) | cap (%)

VINA dẫn nhựa; bồn nhựa chịu lực

33 | Tech FOCUS | Sản xuất dụng cụ văn phòng 845 138 16 643 137 21 634 200 32

34 | Viet Thái Dột vai; sản xuất do gia dụng kim 1710| — 513 30 727| 218,1 30 575| 172,5 30Dương loại; gia công các SP từ go35 | Viet Trung | Sân xuất và gia công thuộc bảo vệ | 27o| — gọ 30| 244) 71 29 2900| 49 17thực vật, phân bón lá

l Sản xuât, gia công Inox gia dụng;

36 | Địa Câu linh kiện bêp gas, vòi nước; thép 152 20 13 41 20 49 214 20 9lưới các loại

37 | Kim Long Sản xuât thiệt bị bép và gia dụng 283 20 7 307 20 7 195 20 10

38 | Phước Thạnh | Sản xuất thiết bị điện 863 10 1 783 10 1 328 10 3

39 |TiênTiến | Sân xuâtthuốctừ sâuvàhóachất | sọa| — l6 3| 506 l6 3 922} 16 2khác dùng trong nông nghiệp40 | DELTA Gia công, sang chai, đóng gói - 1.459 | 1.0213 70| 1286| 9002 70 705 | 493,5 70thuốc bảo vệ thực vật và phân bón

Thép không ee , ae

41 ri Long An Thép, gia công thép không ri 2.400 240 10 1.912 191,2 10 2.146 | 214,6 10

+ Số liệu nước thải cao bat thường°Số liệu nước thải thấp bat thường

Nguôn:[14]

Trang 27

1.2 DTM dự án xây dựng cơ sở hạ tang KCN ở Việt Nam

1.2.1 Nguyên tắc DTM dự án xây dựng cơ sở hạ tang KCN ở Việt Nam

DTM là công cụ dự báo, được thực hiện trên 02 yếu tố cơ bản: (1) thông tin cơsở phục vụ cho dự báo, gồm nội dung dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) vàthông tin về đối tượng bị tác động bởi dự án; (2) phương pháp dự báo.

Theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, dự án xây dựng cơ sở hạ tầngKCN ở Việt Nam phải có báo cáo ĐTM được cơ quan có thâm quyền tô chức thâmđịnh và phê duyệt Theo đó, chủ đầu tư các KCN có trách nhiệm DTM đối với dựán xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, lập báo cáo DTM theo đúng quy định và gửi đến

cơ quan nhà nước có thấm quyền dé tô chức thâm định và phê duyệt trước khi triển

khai xây dựng Các KCN có điện tích dưới 200 ha do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tôchức tham định va phê duyệt báo cáo DTM; KCN có diện tích từ 200 ha trở lên

thuộc thâm quyền tổ chức thâm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên

và Môi trường [13].

Nội dung quan trọng nhất của báo cáo DTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầngKCN là đề xuất được phương án thu gom, xử lý nước thải KCN, bao gồm cách thức

quản lý nước thải, quy mô và nguyên lý công nghệ của trạm XLNTTT Các nội

dung này mang tính dự báo, nhưng đồng thời còn mang tính pháp lý để các chủ đầutư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam phải thực hiện [19, 20] Do vậy,việc dự báo tổng lượng nước thải KCN trong báo cáo DTM là căn cứ dé cơ quannha nước có thâm quyên kiểm tra và xử phat chủ đầu tu KCN; nếu không xây dựng

đúng quy mô, công suất trạm XLNTTT đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM.

Như vậy, dé đảm bảo thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải này trước khithải ra môi trường cần phải dự báo chính xác khối lượng nước thải KCN phát sinh

khi DTM Căn cứ cho việc dự báo lượng nước thai KCN phát sinh là: (1) các thông

tin cơ sở của dự án phục vụ cho dự báo và (2) các phương pháp dự báo.

1.2.2 Thông tin cơ sở phục vụ dự báo lượng nước thai KCN

Thông thường đối với một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN có các

thông tin dé phục vu cho việc dự bao lượng nước thai KCN như sau:

23

Trang 28

(5) Ngành nghề công nghiệp dự kiến thu hút đầu tư: là các ngành nghề công

nghiệp của các nhà đầu tư thứ cấp dự kiến sẽ được thực hiện đầu tư trong KCN;

(6) Bồ trí không gian phân khu chức năng KCN trên cơ sở ngành nghề dự kiếnthu hút đầu tư Trong nội dung bồ trí không gian phân khu chức năng KCN sẽ chỉ rõ

diện tích dành cho từng ngành nghề công nghiệp dự kiến thu hút đầu tư;

(7) Thông tin về nguồn và phương án cấp nguyên, nhiên, vật liệu trong quá

trình xây dựng và hoạt động của KCN; thông tin về phương án thoát nước mưa,nước thải và nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải KCN; thông tin dự báo về khối

lượng nước cấp, số lượng lao động, số lượng doanh nghiệp

Có thé thay tại thời điểm thực hiện DTM, số liệu và thông tin của các dự án

đầu tư thứ cấp vào KCN là chưa có, ngoài việc xác định diện tích đất công nghiệp

dành cho từng ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư Chính vì vậy, việc dự báo lượngnước thải công nghiệp trong KCN không thé dựa vào quy mô sản xuất của các cơ sởsản xuất công nghiệp (tính theo đơn vị sản phẩm hoặc đơn vi nguyên liệu), mà chicó thể dựa vào điện tích của ngành nghé công nghiệp đó.

Tóm lại, đặc trưng của KCN trong điều kiện Việt Nam bao gồm các nội dung

(1) KCN có hệ thống xử ly nước thai 02 cấp: sơ bộ và tap trung.

(2) Kết quả dự báo trong ĐTM, bao gồm dự báo tông lượng nước thải KCNphát sinh là số liệu mang tính pháp lý, bắt buộc chủ đầu tư KCN phải xây dựng trạm

24

Trang 29

XLNTTT với quy mô tương ứng với lượng nước thai KCN dự báo được nêu trong

báo cáo DTM.

(3) Thông tin đầu vào cho dự báo lượng nước thải KCN là diện tích đất cho

các ngành công nghiệp dự kiến thu hút đầu tư vào KCN Không thé sử dụng số liệuvề quy mô sản xuất (công suất tính theo nguyên liệu hoặc tính theo sản phẩm) của

các dự án đầu tư thứ cấp vi tại thời điểm thực hiện ĐTM chưa có các số liệu này.

1.3 Phuong pháp dự báo nước thải của các ngành công nghiệp

Phương pháp đánh giá nhanh được sử dụng dé dự báo nhanh khối lượng và tảilượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn ô nhiễm nói chung và từ nguồn ô

nhiễm do nước thải nói riêng Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh

vực môi trường nói chung va trong lĩnh vực quy hoạch môi trường, DMC, DTM nói

riêng Nguyên lý cơ bản của phương pháp đánh giá nhanh là:

Tải lượng ô nhiễm = Quy mô hoạt động x Hệ số ô nhiễm (công thức 1.1)

Trong đó:

Tải lượng ô nhiễm là khối lượng chat ô nhiễm (tắn, kg, g, mg)/don vị thời gian

(năm, tháng, ngày, gid, phút, giây).

Quy mô hoạt động được xác định trên cơ sở điều tra thực tế: (1) công suất sảnphẩm (như nhà máy bia, nước giải khát); (2) công suất tiêu thụ nguyên liệu, nhiênliệu (như nhà máy cơ khí); (3) số người (như khu đô thị, khu dân cư); (4) điện tích

sử dụng (như KCN); (5) quãng đường di qua (như giao thông)

Hệ số ô nhiễm là lưu lượng (m3) hay khối lượng chat 6 nhiễm (tan, kg, g, mg)

trên một đơn vi hoạt động Hệ số 6 nhiễm có thé được xác định băng 02 phương

pháp sau:

- Phương pháp 1: Tra cứu trong tai liệu Đánh giá nhanh môi trường của WHOphát hành năm 1993 hoặc các tải liệu liên quan khác do Cục Bảo vệ môi trường liên

bang Mỹ (US-EPA), Ủy ban Châu Âu (EC) công bó.

- Phương pháp 2: Dựa vào kết quả điều tra thực tế, đo đạc lưu lượng, nồng độ

chất thải của các cơ sở đang hoạt động dé tính “tai lượng ô nhiễm ”, sau đó chia cho

“quy mô hoạt động”; hệ sô ô nhiễm sẽ được xác định càng chính xác nêu sô lượng

25

Trang 30

các cơ sở có cùng công nghệ được điều tra càng nhiều và thời gian điều tra thu thậpsố liệu càng dài.

Trong thời gian qua, trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến xác địnhhệ số ô nhiễm (hay hệ số phát thải) phục vụ đánh giá hiện trạng, dự báo phát thải từmột ngành hay một lĩnh vực, tuy nhiên, vấn đề nay it được quan tâm tại Việt Namnên số công trình nghiên cứu liên quan đến hệ số ô nhiễm nói chung, hệ số phát sinh

nước thải nói riêng còn khá hạn chế.

1.3.1 Phương pháp dự báo nước thải của các ngành công nghiệp trên thé giớiTrên thế giới, việc tính toán xả thải dựa trên nghiên cứu xác định hệ sỐ phát

thải công nghiệp đã được quan tâm từ nhiều năm trước đây Tài liệu quan trọng nhất

trong dự báo nước thải các ngành công nghiệp được WHO công bố năm 1993 là“Đánh giá nguồn gây ô nhiễm khí, nước va đất” [56, 93]; đây là nguồn thông tin

được sử dụng phô biến nhất và được tổng hợp là từ những năm 80 của thé ky 20,bao trùm hầu hết các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong phạm vi toản cầu, dựa trên

trình độ công nghệ, thiết bị, quản lý sản xuất và quản lý môi trường của một số quốcgia tại thời điểm những năm 80 Tài liệu này là cơ sở cho một loạt các công bố vềdự báo phát thải từ hoạt động công nghiệp đã được xuất bản sau này.

Sau năm 1993, Cục Bảo vệ môi trường Liên bang Mỹ (US-EPA) đã ban hành

tài liệu hướng dẫn phát thải cho các ngành công nghiệp căn cứ trên kết quả điều travề tuân thủ môi trường của các lĩnh vực sản xuất khác nhau trên toàn liên bang Mỹ,tập trung chủ yếu vào hệ số phát thải khí thải [61-79, 81-90].

Năm 2007, Ủy ban châu Âu (EC) ban hành tài liệu về các hệ số phát thải tiêuchuẩn cho các quá trình công nghiệp [51], đề cập tới hệ số phát thải của 167 quátrình sản xuất khác nhau tại châu Âu Cũng trong năm đó, Ngân hàng Thế giới

(WB) ban hành Hướng dẫn hợp tác tài chính trong môi trường, sức khỏe và an toàn

[92], chủ yếu đề cập đến các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ có tiềm năng vay vốn từ WB

hoặc các tô chức tài chính quốc tế khác có liên quan với hệ số phát thải của khoảng54 lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

26

Trang 31

Năm 2013, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phối hợp với

Viện Công nghệ Á châu (AIT) ban hành tài liệu Hướng dẫn kiểm kê phát thải [59],trong đó tập trung vào hệ số phát thải của các loại chất thải khí và xây dựng các

công thức, các phương pháp tính toán ô nhiễm trong phát thải khí.

Dựa vào các công bố về dự báo phát thải nêu trên, có thể nhận thấy VIỆC xâydựng hệ số phát thải trên thế giới chủ yếu dựa vào phương pháp điều tra khảo sát vàxử lý số liệu thống kê Ngoài ra, hiện nay, cùng với sự phát triển và áp dụng củamột số công cụ quản lý mới dựa trên cơ sở là kinh tế môi trường và kiểm toán chấtthải như sản xuất sạch hơn (CP - Cleaner Production), phân tích vòng đời sản phẩm

(LCI - Life Cycle Inventory), đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA - Life Cycle

Assessment) cũng được áp dung dé du bao phat thai.

Qua nghiên cứu các hệ số phát thải đã được công bồ trên thé giới có thé thấy,hệ số phát sinh nước thải của một số ngành công nghiệp cụ thê đã được các quốc gia

phát triển và các tổ chức công bồ là rất da dang và phong phú Dựa trên đặc trưng

về việc tự xử lý và chịu trách nhiệm về chất lượng nước thải của của các cơ sở sảnxuất trước khi thải ra môi trường, các nghiên cứu này đã đưa ra các hệ số phát sinhnước thải theo từng ngành công nghiệp dựa trên quy mô sản xuất (tính theo nguyênliệu hoặc theo sản phẩm), và thiếu thông tin về hệ số phát sinh nước thải của KCN.Điều này dẫn đến việc áp dụng các hệ số này cho các KCN tiến hành thu gom vàXLNTTT như ở Việt Nam là không phù hop; do vậy, cần xây dựng bộ hệ SỐ phát

sinh nước thải riêng áp dụng tại Việt Nam với phương pháp tương tự.

1.3.2 Hệ số tiêu thụ nước và phát sinh nước thải cia một số ngành công

nghiệp tại Việt Nam

Việc nghiên cứu xây dựng các hệ sỐ phát thải phục vụ cho các nhiệm vụ quản

lý, quy hoạch môi trường, ĐMC, ĐTM ở Việt Nam cơ bản ít được quan tâm trong

thời gian qua Vì vậy, cho đến nay có khá ít nghiên cứu trong nước nghiên cứu sâuvề van dé này, mà chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ứng dụng các hệ số có sẵn trênthé giới phục vụ đánh giá nhanh trong các báo cáo DTM.

Một sô đê tài, dự án của Tông cục Môi trường, Sở Tai nguyên và Môi trường

27

Trang 32

các tinh Đồng Nai, Bình Dương, Hậu Giang đã tiến hành điều tra nguồn thải, xác

định các hệ số phát thải của một số nhóm đối tượng chính, sau đó tiễn hành ước tính

tổng tải lượng ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn (hiện trạng và dự báođến năm 2020, 2025, 2030) phục vụ cho công tác kiểm soát ô nhiễm Năm 2009,dựa trên nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá các nguồn thải, đề xuất các giải pháp bảo vệmôi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” [33], Trung tâm Công nghệ Môi trườngthành phố Hồ Chí Minh (ENTEC) đã điều tra tình hình phát sinh chat thải nói chungvà nước thải nói riêng đối với một số nhóm đối tượng chính và xác định được hệ sốphát thải, trong đó có hệ số về lưu lượng nước thải phát sinh từ 10 ngành dựa vào

kết quả điều tra thực tế về quy mô, công suất của ngành nghề.

Ngoài ra, một số dự án sản xuất sạch hơn, xây dựng được các định mức tiêuthụ nước và hệ số về lưu lượng thải của các ngành công nghiệp dé phục vụ đánh giá

hiệu quả của các giải pháp sạch hơn Một số định mức tiêu thụ nước và hệ số về lưulượng nước thải của các ngành chế biến thuỷ sản, giết mé lợn, giấy và bột giấy

được xây dựng thông qua các dự án sản xuất sạch hơn.

Hệ số tiêu thụ nước và phát sinh nước thải của một số ngành được liệt kê dưới

1.3.2.1 Hệ số tiêu thụ nước của ngành chế biến thuỷ hải sản

Năm 2003, hệ số này được xây dựng thông qua dự án Seaqip/Seafish (2003)

của Bộ Thuy sản trước đây (nay đã được sap nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn) nhằm giảm thiểu định mức sử dụng nước và giảm lưu lượng xảnước thải trong chế biến thủy sản với lượng nước sử dụng biến động từ là 3 - 40mẺ/tấn sản phẩm [22] Năm 2011, Chi cục BVMT thành phố Hồ Chí Minh đã điều

tra tình hình sử dụng nước va xả nước thải tại Xí nghiệp Agrex Saigon và Xí nghiệp

sản xuất & chế biến hàng xuất khẩu quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đóđã xây dựng Hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành chế biến thủy sản và đề xuất mứctiêu thụ nước tại các nhà máy chế biến thủy sản dao động trong khoảng từ 4,3 - 93,8

mẺ/tấn nguyên liệu hoặc 25 - 267 m°/tấn thành phẩm, mức tiêu thụ tối ưu trung bình

khoảng 30 m?/tan thành phẩm [10].

28

Trang 33

1.3.2.2 Hệ số phát sinh nước thải từ ngành công nghiệp giết mồ heo

Năm 2006, theo kết quả của đề tài “Áp dụng sản xuất sạch hơn cho cơ sở giết

mô heo Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” [31], hệ số phátsinh nước thải được tính theo hệ số 3,0 m°/tấn heo sống đối với cơ sở chưa thựchiện sản xuất sạch hơn và 2,05 m3/tắn heo sống đối với cơ sở đã thực hiện sản xuất

sạch hơn.

1.3.2.3 Hệ số phát sinh nước thải từ ngành công nghiệp giấy và bột giấy

Nghiên cứu của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (Chương trình

hợp tác phát triển Việt Nam - Dan Mạch) đối với ngành giấy và bột giấy [37] chothấy hệ số phát sinh nước thai cho một tấn giấy của một nhà máy giấy và bột giấytại Việt Nam là 150 - 300 m3/tắn, khi áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn thì hệsố nước thải sẽ giảm xuống còn khoảng 20 - 60 m?/tan giấy.

Theo kết quả điều tra và tính hệ số phát sinh nước thải của ngành công nghiệpgiấy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do ENTEC thực hiện, hệ số phát sinh nước thải từcác cơ sở sản xuất giấy và bột giấy từ 13,33 - 43,19 m?/tan giấy [32].

Theo tài liệu do Tổng cục Môi trường công bố năm 2011, hệ số phát sinh nướcthải của ngành giấy, bột giấy được đưa ra là: sản xuất bột giấy từ 20 - 300 m3/tan

sản phẩm; sản xuất giấy từ bột giấy từ 0,5 - 13,5 m°/tan sản phẩm; sản xuất giấy táichế từ phé liệu là từ 0,06 - 50 m?/tan sản phẩm [29].

1.3.2.4 Hệ số sử dụng nước của ngành công nghiệp dệt nhuộm

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với VănPhòng Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (Chương trình hợp tác pháttriển Việt Nam - Đan Mạch) đối với ngành đệt nhuộm [34] cho thấy lượng nước sử

dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải có biên độ dao động lớn, từ 16 - 900

m?/tan sản pham Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đềuphát sinh nước thải với lượng và thành phần nước thải phụ thuộc loại thiết bị

nhuộm, loại nguyên liệu đem nhuộm, màu sắc nhuộm và loại thuốc nhuộm sử dụng.

Hệ số sử dụng nước nhuộm cho các loại vải khác nhau thể hiện tại Bảng 1.2.

29

Trang 34

Bảng 1.2 Lượng nước tiêu thụ trong ngành dệt nhuộm

Hàng dệt nhuộm Lượng nước tiêu thụ (m°/tắn SP)

Vai cotton 80-240Vai cotton dét thoi 70-180

Len 100-250

Vai polyacrylic 10-70

Nguồn: [34]

1.3.2.5 Hệ số phát sinh nước thải từ ngành công nghiệp sản xuất tinh bột sắn

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với VănPhòng Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (Chương trình hợp tác pháttriển Việt Nam - Đan Mạch) đối với ngành sản xuất tinh bột sắn cho thấy định mứctiêu thụ nước của ngành sản xuất tinh bột sắn khoảng 30 - 40 m3/tan sản pham [35].

Lượng nước thải ra môi trường thường chiếm 80 - 90% nước sử dụng.1.3.2.6 Hệ số tiêu thụ nước của ngành công nghiệp sản xuất bia

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với VănPhòng Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (Chương trình hợp tác pháttriển Việt Nam - Đan Mạch) đối với ngành sản xuất bia cho thấy các nhà máy bia

định mức việc tiêu hao nước và nước thải dựa trên sản lượng bia (thường tính trên 1

hoặc 100 lít bia) [38] Mức tiêu hao nước cho 3 loại công nghệ (truyền thống, trungbình và công nghệ tốt nhất) trong các nhà máy bia ở Việt Nam là: 2,0-3,5; 0,7-1,5;

0,4 m?/100 lit bia tương ứng Nha máy bia công nghệ tốt nhất là nhà máy mà tiêuhao nước và ô nhiễm ở mức thấp nhất Mức tiêu thụ nước tại nhà máy bia vận hành

tốt nằm trong khoảng 0,4 - 1,0 m3/100 lit bia.

Lượng nước tiêu thụ của các công đoạn sản xuất của một nhà may bia diénhình được nêu trong Bang 1.3 cho thay chỉ có một lượng nước ở trong bia, nước bayhơi, nước trong bã hèm, bã bia không đi vào hệ thống nước thải; lượng nước khôngđi vào hệ thống nước thải khoảng 0,15 m?/100 lít bia.

30

Trang 35

Bảng 1.3 Tiêu thụ nước tại một nhà máy bia dién hình

Công đoạn Lượng nước tiêu thụ (mỶ/100 lít bia)

Khu vực nguyên liệu 0,13

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với Văn

Phòng Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (Chương trình hợp tác pháttriển Việt Nam - Dan Mạch) đối với ngảnh thuộc da cho thấy mức tiêu thụ nướctrong nhà máy thuộc da (da muối) áp dụng công nghệ thuộc truyền thống vận hành

tốt nam trong khoảng 30 m?/tan da nguyên liệu [39] Nước sử dụng ở hầu hết cáccông đoạn trong quá trình thuộc da: hồi tươi, rửa, tây lông, ngâm vôi, làm mềm, làm

xốp, thuộc da, thành ướt, vệ sinh thiết bị nhà xưởng, nồi hơi.

1.3.2.8 Hệ số tiêu thụ nước của ngành công nghiệp hoàn tat kim loại

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với Văn

Phòng Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (Chương trình hợp tác pháttriển Việt Nam - Đan Mạch) đối với ngành hoàn tất kim loại [36] cho thấy nước thảitừ quá trình tiền xử lý chủ yếu là nước thải bị ô nhiễm từ các bé rửa và nước vệ sinh

cho quy trình sản xuất Lượng nước tiêu thụ của ngành mạ điện rất khác nhau tùy

thuộc vào diện tích bề mặt được mạ; mức tiêu thụ nước tại công đoạn mạ điện trongthực hành sản xuất tốt có thé dat mức 10 - 20 lit/m? bề mặt (xem Bang 1.4).

Bảng 1.4 Tiêu thụ nước tính theo diện tích bề mặt mạ

Loại mạ kiện Lượng nước tiêu thu (lít/m?)

Mạ kẽm quay 10-210Mạ kẽm treo 10-600

Mạ niken quay 20-50

Mạ niken quay 40-50Mạ crom cứng 20

Mạ thiếc quay 50

Nguôn: [36]

31

Trang 36

1.3.2.9 Hệ số phát sinh nước thải từ ngành công nghiệp tam lợp amiăng xi măng

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với Văn

Phòng Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (Chương trình hợp tác pháttriển Việt Nam - Đan Mạch) đối với ngành tâm lợp amiăng xi măng [40] cho thấy

lượng nước trung bình sử dụng cho 1 tam sản phẩm là 9 lít; một số nhà máy sử dụngđến 40 lít/tắm (ty trọng 15 kg/m’, kích thước trung bình 1 tam là 870 x 1.500 mm).

1.3.2.10 Hệ số phát sinh nước thải từ ngành công nghiệp chế biến mủ cao su

Với công suất 10.000 tấn/năm, hàng năm các nhà máy chế biến cao su thuộc

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tiêu thụ khoảng 160.000 m? nước Định

mức sử dụng nước trung bình là 16 mẺ/tấn mủ cao su [9].

Kết quả điều tra và ước tính hệ số về lưu lượng nước thải của các cơ sở chếbiến mủ cao su tại Đồng Nai [32] được tóm tắt trong Bảng 1.5, cho thấy hệ số phátsinh nước thải của các nhà máy chế biến mủ cao su tại Đồng Nai dao động từ 9,18đến 16,3 mỶ/tắn mủ cao su.

Bang 1.5 Hệ so phat sinh nước thai của một sô cơ sở chê biên mủ cao su

tại Đồng Nai

Lưu Công suất Hệ số phát sinh

STT Tên cơ sở lượng (Tân nước thải

(m3/ngay) |_ mứ/ngày) (m3/tan mủ)

Nhà máy chế biến mủ cao su

1 Long Thanh 450 49 9,182 Nhà máy chê biên mủ cao su 350 27 12,96

cứu sâu và có hệ thông vê vân đê này mà năm sơ bộ, tản mát và chiêm phân nhỏ

32

Trang 37

trong một số đề tài, nhiệm vụ, dự án làm cơ sở đánh giá nhanh lưu lượng nước thải,tải lượng ô nhiễm phục vụ cho công tác quy hoạch môi trường, đánh giá khả năng

chịu tải, phân vùng xả thải, cấp phép xả thải, đánh giá hiệu quả của các giải phápsản xuất sạch hơn Một số ngành công nghiệp cơ bản đã được bước đầu nghiên cứuvà công bố hệ số định mức tiêu thụ nước và hệ số phát sinh nước thải thông qua các

dự án sản xuất sạch hơn Toàn bộ các hệ số đều được xây dựng trên cơ sở phương

pháp điều tra, khảo sát số liệu và sử dụng công cụ thống kê, có tham khảo số liệu đãcông bố của nước ngoài và dựa trên thông tin đầu vào là quy mô sản xuất (công suấtsản xuất tính theo nguyên liệu hoặc sản phẩm), không dựa trên diện tích chiếm đất

của cơ sở sản xuất.

1.4 Phương pháp dự báo nước thải KCN

Hầu hết các quốc gia có nền công nghiệp phát triển đều có xây dựng các khu

sản xuất tập trung tương tự như KCN ở Việt Nam Tuy nhiên, mô hình quản lý nước

thải tại các khu này lại có điểm khác cơ bản với Việt Nam: từng cơ sở sản xuất phải

tự chịu trách nhiệm về việc xử lý nước thải của mình trước khi thải ra môi trường.Chính vì vậy mà các nước phát triển không có tài liệu công bố về phương pháp dựbáo lượng nước thải chung cho KCN mà chỉ có nghiên cứu về dự báo lượng nướcthải cho từng ngành công nghiệp cụ thê.

Tại Việt Nam với mô hình quan ly nước thai KCN 02 cấp (cục bộ và tậptrung), nhưng cho đến nay cũng chưa có tài liệu công bố chính thức về phương phápdự báo lượng nước thải KCN Các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

KCN đều sử dụng phương pháp dự báo lượng nước thải KCN chủ yếu dựa trên 02

căn cứ chính sau đây:

(1) Căn cứ vào các hệ số do Bộ Xây dựng ban hành tại các quy chuẩn, tiêu

chuẩn liên quan; đây là loại phương pháp được sử dụng rộng rãi, phô biến nhất;

(2) Căn cứ vào kinh nghiệm của các dự án tương tự trước đó, phương pháp

này không được sử dụng rộng rãi mà thường chỉ áp dụng đối với một số KCN có

phân ky đâu tư thành nhiêu giai đoạn, việc dự báo nước thải giai đoạn sau căn cứ

33

Trang 38

vào thực tiễn triển khai giai đoạn trước đó hoặc chủ đầu tư có nhiều KCN, dựa vào

kinh nghiệm thực hiện KCN trước đó dé dự báo nước thải cho KCN thực hiện sau.

Phương pháp (2) cho kết quả dự báo khá chính xác với điều kiện quy hoạchngành nghề và tỷ lệ đất dành cho từng ngành nghề là tương đồng giữa 02 giai đoạncủa KCN hoặc giữa 02 KCN; tuy nhiên, điều kiện này là khó xảy ra trên thực tế Do

đó, phương pháp (1) nêu trên được sử dụng rộng rãi với các hệ số do cơ quan nhà

nước (chủ yêu là Bộ Xây dựng) ban hành.

Các hệ số được áp dụng thường được tham khảo trong một số tiêu chuẩn, quychuẩn và tài liệu như TCXDVN 33:2006, TCXDVN 7957:2008, QCVN

07:2010/BXD, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP.

TCXDVN 33:2006 “Cấp nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài, tiêuchuẩn thiết kế” do Bộ Xây dựng ban hành năm 2006 [6]

Phạm vi hướng dẫn của tài liệu này khá rộng, bao gồm định lượng đến nước

cấp cho khu đô thị, công nghiệp, nông thôn Tài liệu cũng chỉ ra phương pháp tính

lưu lượng nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, quy định rõ nhu cầu dùng nước sinhhoạt cho công nhân lao động tại các môi trường lao động khác nhau trong sản xuất

công nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu tỏa nhiệt cơ sở là 20 KCal/m? nhà xưởng Đối với

nước thai từ KCN có quy định 2 mức: 45 m3/ha.ngd đối với công nghiệp sản xuất

bia, rượu, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dét và 22 m*/ha.ngd cho các ngành

công nghiệp khác, tuy nhiên không nêu rõ cách tính theo diện tích của toàn thể

KCN hay chỉ tính cho diện tích xây dựng nhà máy Đối với nhu cầu nước sinh hoạt

cho công nhân trong các KCN có chia thành 2 nhóm KCN lớn va KCN nhỏ, nhưng

chưa làm rõ tiêu chí phân định KCN lớn và KCN nhỏ, trong khi thực tế nhu cầu cấpnước sinh hoạt cho hai đối tượng này khác nhau khá nhiều: 45 l/người/ca đối vớiphân xưởng tỏa nhiệt trên 20 Kcalo/m°.giờ, 25 l/người/ca đôi với phân xưởng khác.Ngoài ra tài liệu cũng quy định định lượng lưu lượng nước dùng dé tưới cây xanh,

rửa đường làm cơ sở lập kế hoạch cấp nước cho khu đô thị, KCN.

Tiêu chuẩn này ban chat là tiêu chuẩn cấp nước, muốn dự báo khối lượng

nước thải phải tính toán thông qua hệ số tương quan nước thải - nước cấp (thông

34

Trang 39

thường chọn tỷ lệ nước thải/nước cấp bằng 80%, và theo một số quy định mới đây

về thoát nước đô thị và KCN thì có thé tính với hệ số 100%).

TCXDVN 7957:2008 “Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài Tiêu

chuẩn thiết kế” do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008 [7]

Đây là tiêu chuẩn ban hành thay thế TCVN 51-1984 và nêu tài liệu viện dẫn làTCXDVN 33:2006 Tài liệu này tập trung cập nhật hệ số không điều hòa đối vớinước thải sinh hoạt và đô thị; đồng thời đưa ra công thức tính lượng phát sinh nướcthải trong mục 8.1.3 của tiêu chuẩn này.

Theo đó, công suất của trạm xử lý nước thải của KCN tập trung được xác định

dựa vào lượng nước thải của từng nhà máy đưa về trạm Trong trường hợp không cósố liệu này thì công suất của trạm xử lý nước thải Q (mỶ/ngđ) được xác định theo

công thức 1.2 sau:

Q=qxF (công thức 1.2)

Trong đó: F - Diện tích KCN mà hệ thống thoát nước thải phục vụ (ha)

q - Tiêu chuẩn nước thải (m?/ha.ngd), phụ thuộc vào loại hình sản

xuất trong KCN, đối với loại hình sản xuất ít nước thải, q sơ bộ băng 15 - 25m3/ha.ngd, đối với loại hình sản xuất có lượng nước thải trung bình q = 30 - 40

m3/ha.ngd, và đối với loại hình sản xuất nhiều nước thải q = 50 - 70 m3/ha.ngd.

Tiêu chuẩn không hướng dẫn cụ thé loại hình sản xuất tương ứng với phát sinh

nhiều hay ít nước thải nên rất khó áp dụng, dẫn đến khó cho kết quả chính xác trongdự báo khối lượng nước thai KCN Có thé thay giá trị max (70 m°/ha.ngđ) gấp đến

4,6 lần so với giá trị min (15 m?/ha.ngd).

OCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình ha tang kỹ

thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành [8]

Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, là quy định bắt buộc phải tuân thủ trongđầu tư và xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đôthị Trong đó, tại mục 2.2 của quy chuẩn có dé cập đến lượng nước cấp cho công

35

Trang 40

nghiệp như sau: “Nước” cho các KCN tập trung: xác định theo loại hình công

nghiệp, đảm bdo toi thiểu 40mẺ⁄ha.ngđ cho tối thiểu 60% diện tích ”.

Như vậy, theo các tài liệu cơ sở kỹ thuật phục vụ quy hoạch cấp nước và kiếmsoát ô nhiễm nước thải như đã nêu ở trên, nhu cầu nước cấp dự báo và lượng nướcthải phát sinh trong KCN được tính dựa trên hệ SỐ SỬ dụng nước hay tiêu chuẩn thải

nước trên cơ sở diện tích của KCN (m?/ha.ngd).

Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phú về

thoát nước va xử ly nước thải [12]

Nghị định này quy định tại Điều 39 về xác định khối lượng nước thải như sau:+ Trường hợp các hộ thoát nước! thải sinh hoạt sử dụng nước sạch từ hệ thốngcấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước cấpsạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;

+ Trường hợp các hộ thoát nước thải sinh hoạt không sử dụng nước sạch từ hệ

thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứ theo lượngnước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

quy định.

+ Đối với loại nước thải khác (ngoài nước thải sinh hoạt), trường hợp các hộthoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thảiđược tính băng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước; trường

hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì

khối lượng nước thải được xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải.Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợpđồng dịch vụ thoát nước đề thống nhất về khối lượng nước thải phù hợp.

Như vậy, trong tất cả các cơ sở kỹ thuật hiện hành vẫn chủ yếu tập trung vào

nước thải đô thị, chỉ có TCXDVN 7957:2008 có nêu ra phương pháp tính toán dự

báo lượng nước thải thông qua hệ số tiêu chuẩn nước thải; còn lại các tài liệu khác,hệ số phát sinh nước thải phải tính toán khối lượng nước thải thông qua dự báo nhu

3 Quy chuẩn đề cập “nude” với tư cách là nước cấp.

4 Hộ thoát nước/hộ tiêu thụ nước là khái niệm chung chi cá nhân, hộ gia đình, co quan, tổ chức, doanh

nghiệp thoát nước/sử dụng nước.

36

Ngày đăng: 21/05/2024, 02:39

Tài liệu liên quan