Khảo sát nhu cầu học cao Đẳng y tế của học sinh lớp 12 trên Địa bàn tỉnh tây ninh

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khảo sát nhu cầu học cao Đẳng y tế của học sinh lớp 12 trên Địa bàn tỉnh tây ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Xác định nhu cầu học Cao đẳng y tế Tây Ninh của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Xác định mối liên quan giữa học lực với việc lựa chọn học Cao đẳng y tế Tây Ninh. - Xác định mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với việc lựa chọn học Cao đẳng y tế Tây Ninh. - Xác định mối liên quan giữa số nhân khẩu trong gia đình với việc lựa chọn học Cao đẳng y tế Tây Ninh. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Nhằm xác định tỷ tệ học sinh trung học phổ thông có nhu cầu học Cao Đẳng Y tế tại tỉnh nhà và các yếu tố liên quan đến việc lực chọn. Từ đó góp phần bổ sung minh chứng thuyết phục cho đề án xây dựng Cao Đẳng của Trường Y tế Tây Ninh trong thời gian tới.

Trang 1

SỞ Y TẾ TÂY NINH

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC CAO ĐẲNG Y TẾ CỦAHỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

NĂM 2021

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ NGỌC HIẾU

Năm 2021

Trang 2

SỞ Y TẾ TÂY NINH

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINH

KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC CAO ĐẲNG Y TẾ CỦAHỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

NĂM 2021

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ TÂY NINHCƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ Y TẾ TÂY NINH

Nguồn kinh phí: Đơn vị

DUYỆT LÃNH ĐẠO Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Ngọc HiếuThư ký: Trần Thị Phương KiềuCộng sự: Trần Thung

Phan Cao Lĩnh (lớp DSCQ 20)

Năm 2021

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Phạm vi, ranh giới vùng của Tây Ninh 5

1.2 Tổng quan về cao đẳng y tế 5

1.3 Nhu cầu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân 6

1.4 Một số trường của các tỉnh thành đã nâng lên Cao đẳng y tế hiện nay 7

1.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ cao đẳng y tế 8

1.6 Nguồn tuyển sinh Cao đẳng y tế tại Tây Ninh trong năm 2021 11

1.7 Các cơ sở liên kết đào tạo cao đẳng nhóm ngành sức khỏe trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 11

1.8 Các tiêu chí về thu nhập đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 12

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13

2.3 Phương pháp nghiên cứu 13

2.4 Biến số và định nghĩa các biến số 17

2.5 Vấn đề y đức 21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Thông tin chung 22

3.2 Định hướng nghề nghiệp 26

Trang 4

3.3 Các mối liên quan giữa đặc tính với định hướng nghề nghiệp của đối tượng

Trang 5

GDNN-Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Danh sách các trường liên kết đào tạo Cao đẳng y tế liên thông tạiTây Ninh

Bảng 2.2 Biến số phụ thuộc

Bảng 3.3 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4 Định hướng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5 Mối liên quan giữa học lực với việc lựa chọn học Cao đẳng y tếTây Ninh

Bảng 3.6 Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế của gia đình với việc lựa chọnhọc Cao đẳng y tế Tây Ninh

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa số nhân khẩu trong gia đình với việc lựa chọn họcCao đẳng y tế Tây Ninh

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm coi con người là trungtâm của sự phát triển trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nghị quyếtsố 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị đã khẳng định “Nghề Y là mộtnghề đặc biệt cần tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt…” Như vậyyếu tố con người là một yếu tố then chốt, có tính chất quyết định sự thành côngtrong mọi lĩnh vực, vì thế yếu tố đầu tiên cần chú trọng là phải đào tạo và sửdụng nguồn nhân lực hợp lý, từ đó tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triểncủa ngành.

Nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức; vìthế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt Nghị quyết Hộinghị Trung Ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nângcao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới xác định mục tiêu tổng quát: Nângcao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sốngcủa người Việt Nam Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả vàhội nhập quốc tế Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng Bảo đảmmọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ.[4]

Nhân lực y tế là nguồn nhân lực quan trọng nhất quyết định phạm vi cũngnhư chất lượng dịch vụ y tế Bên cạnh nhân lực y tế có trình độ đại học, sau đạihọc thì lực lượng nhân lực y tế làm việc trực tiếp với bệnh nhân có trình độ caođẳng cũng có vai trò quan trọng không kém

Bắt đầu từ 1/1/2025 sẽ không còn mã cán bộ có trình độ trung cấp y tế nhưhiện nay Lý do bắt đầu từ xu hướng hội nhập Hiện nay đứng trước nhu cầuchăm sóc sức khoẻ nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn nên trình độ đào tạo

Trang 8

cũng phải liên tục nâng cao Trình độ thấp nhất phải từ cao đẳng trở lên mới đápứng được nhu cầu phát triển của y tế.

Quan trọng nhất, là hội nhập quốc tế Do yêu cầu của hội nhập quốc tế bắtbuộc Việt Nam phải tương đồng với ASEAN về nguồn nhân lực, 3 trình độ bácsĩ, nha sĩ và điều dưỡng phải đồng nhất đào tạo từ 3 năm trở lên.

Ở Thái Lan, hiện nay trình độ điều dưỡng cũng phải đào tạo đại học trởlên Chủ trương này đã có một khoảng thời gian nhất định để các cán bộ y tế cótrình độ trung cấp phải đi học thêm để đáp ứng nhu cầu mới của ngành

Mặt khác, hiện nay việc đào tạo trung cấp y vẫn còn rất nhiều dẫn đến tìnhtrạng học sinh trung cấp ra trường không có việc làm, nhu cầu ít mà nguồn cungcấp cao, dẫn đến thừa nguồn nhân lực, lãng phí trong đào tạo Hơn nữa, nhiềutrường đào tạo chất lượng kém dẫn đến sinh viên, học sinh ra trường không tìmđược việc làm.

Chủ trương này đưa ra Bộ Y tế không gặp nhiều khó khăn vì nó phù hợpvới chủ trương của Bộ Nội vụ về tinh giản biên chế Khó khăn ở đây là cáctrường đào tạo họ phải thay đổi để phù hợp.

Nhu cầu về thầy thuốc và cán bộ thuộc nhiều chuyên môn khác nhau cũngđang đòi hỏi phải đào tạo bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng… với số lượng ngày càngnhiều, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý, nắm bắt các kiến thức y học hiệnđại, giỏi thực hành, có y đức tốt… Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ y tếnhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đòihỏi Nhà nước phải có chính sách thích hợp, thể hiện ở tất cả các khâu từ tuyểnchọn, đào tạo, đãi ngộ và tôn vinh

Hiện nay các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc cao đẳng, trung cấp đang ápdụng các loại hình đào tạo như các quy định của Bộ lao động Thương Binh và xã

Trang 9

hội: Đào tạo chính quy, đào tạo chuyển tiếp từ bậc học thấp lên bậc cao hơn, đàotạo hệ vừa làm vừa học…

Phần lớn các tỉnh thành trên cả nước có đào tạo trung cấp y tế hiện nay đãxây dựng lên Cao đẳng y tế phù hợp với nhu cầu thực tế Trong đó Tây Ninhcũng đang xây dựng đề án lên Cao đẳng nhằm đào tạo nhân lực y tế có trình độchuyên môn phù hợp để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân Mộttrong những minh chứng thuyết phục để xây dựng đề án Cao đẳng y tế là nhucầu của người học, trong đó nguồn tuyển sinh mới nhất là học sinh lớp 12 Do đó

nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Khảo sát nhu cầu học Cao Đẳng Y Tế củahọc sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021” nhằm góp phần bổ sung

minh chứng thuyết phục cho đề án xây dựng Cao Đẳng của Trường Y tế TâyNinh trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu:

- Tỷ lệ học sinh lớp 12 có nhu cầu học Cao đẳng y tế tại tỉnh nhà làbao nhiêu?

- Có hay không mối liên quan về điểm học lực, điều kiện kinh tế, số nhânkhẩu trong gia đình với việc lựa chọn học cao đẳng y tế tại Tây Ninh?

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xác định nhu cầu học Cao Đẳng Y Tế Tây Ninh của học

sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các yếu tố liên quan.

Mục tiêu Cụ thể

- Xác định nhu cầu học Cao đẳng y tế Tây Ninh của học sinh lớp 12 trên địa bàntỉnh Tây Ninh.

Trang 10

- Xác định mối liên quan giữa học lực với việc lựa chọn học Cao đẳng y tếTây Ninh.

- Xác định mối liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với việc lựa chọnhọc Cao đẳng y tế Tây Ninh.

- Xác định mối liên quan giữa số nhân khẩu trong gia đình với việc lựa chọnhọc Cao đẳng y tế Tây Ninh.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Nhằm xác định tỷ tệ học sinh trung học phổ

thông có nhu cầu học Cao Đẳng Y tế tại tỉnh nhà và các yếu tố liên quan đếnviệc lực chọn Từ đó góp phần bổ sung minh chứng thuyết phục cho đề án xâydựng Cao Đẳng của Trường Y tế Tây Ninh trong thời gian tới.

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Phạm vi, ranh giới vùng của Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh nằm ở cực Tây vùng Đông Nam bộ Diện tích tự nhiên toàntỉnh 4.035,45 km2, gồm 09 đơn vị hành chính: thành phố Tây Ninh, 02 thị xã:Trảng Bàng & Hòa Thành và 6 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu,

Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu Phạm vi ranh giới như sau [6]:

- Phía Bắc và Tây giáp Cam-pu-chia với 240 km đường biên giới qua 5huyện, có hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát.

- Phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương.- Phía Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.- Phía Nam giáp tỉnh Long An.

Trang 12

“Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, viên chức tuyển dụng vào chức danhnghề nghiệp điều dưỡng hạng IV; hộ sinh hạng IV; kỹ thuật y hạng IV phải tốtnghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành [1]

Các trường trung cấp Y tế tổ chức liên kết đào tạo nâng dần trình độ caođẳng Tuy nhiên điều dưỡng trình độ trung cấp lớn tuổi sẽ không tiếp tục làmviệc được Vì vậy, dự báo nguồn nhân lực điều dưỡng sẽ thiếu trầm trọng Cầnphải tuyển mới và phải là Cao đẳng.

Trường Cao đẳng Y tế là đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo có chức năngđào tạo nguồn nhân lực y tế ở trình độ Cao đẳng cho tỉnh và khu vực.

1.3 Nhu cầu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bộ Y tế ban hành quyết định, đến năm 2020 [2]• Điều dưỡng cần 20/ 10.000 dân

• Đội ngũ kỹ thuật viên 8/10.000 dân.

• Đội ngũ các nhóm chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực y tế: 12/10.000 dân

Với 1.500.000 dân Tây Ninh cần 3000 điều dưỡng Tây Ninh có 240 kmđường biên giáp Svay-Rieng; Campong-Cham; Tbong-Khnum, Nhiều năm qualuôn mong muốn Tây Ninh hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ Trung cấp đến Caođẳng Việc hỗ trợ đào tạo góp phần tăng cường tình hữu nghị đoàn kết hiểu biếtlẫn nhau, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng giữa hai quốc gia.

Quyết định số 775/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 6 năm 2020 của Phó Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt lập quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030,tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu cụ thể là phát triển nguồn nhân lực y tế cảvề số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn,

Trang 13

miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chútrọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trìnhđộ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹthuật viên , bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế Một trongnhững giải pháp nhằm đạt được mục tiêu trên đó là tăng cường đào tạo và nângcao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế.

Hiện nay, trong khối các nước ASEAN không còn đào tạo hệ Trung cấp vớichuyên ngành y, dược Căn cứ theo các văn bản liên tịch giữa Bộ Nội vụ và BộY tế đã ban hành, từ năm 2021 các cơ sở y tế công lập trong cả nước sẽ ngừngtuyển dụng trình độ trung cấp các ngành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; chứcdanh viên chức y tế hạng IV các ngành này phải đạt trình độ cao đẳng trở lên từngày 01/01/2021 [1] Nhằm nâng cao trình độ nhân sự y khoa, hội nhập và pháttriển chất lượng nhân lực y tế của Việt Nam; đồng thời để phù hợp với yêu cầu tuyểndụng, các trường sẽ phải dừng đào tạo hệ trung cấp y, dược cung cấp cho các cơ sở ytế công lập bắt đầu từ năm học 2018.

Nhu cầu của các cơ sở kinh doanh dược trong tỉnh và các công ty kinh doanhcung ứng dược phẩm cũng đang cần dược sỹ có trình độ từ cao đẳng trở lên đểthực hiện việc bán lẻ tiếp thị thuốc trên địa bàn Nếu tính cả việc đào tạo theodân trí, đào tạo bổ sung thay thế do hao hụt tự nhiên, nghỉ hưu hàng năm thì nhucầu đào tạo còn nhiều.

1.4 Một số trường của các tỉnh thành đã nâng lên Cao đẳng y tế hiện nay

Trường cao đẳng Y tế Thái Bình; Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh; TrườngCao đẳng Y tế Phú Thọ; Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn; Trường Cao đẳng Ytế Khánh Hòa; Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang; Trường Cao Đẳng Y tế Huế;Trường Cao Đẳng Y tế Hải phòng; Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh; Trường cao

Trang 14

đẳng y tế Hà nội; Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam; Trường Cao đẳng Y tế HàĐông; Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai; Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II;Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương; Trường Cao đẳng Y tế ThanhHoá; Trường Cao đẳng y tế Phú Yên; Trường Cao đẳng y tế Bình Thuận….

Trong các trường Trung Cấp Y tế khu vực Miền Đông Nam Bộ hiện nay chỉcòn Tây Ninh chưa lên Cao đẳng Y tế.

1.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ Cao đẳng y tế

 Vị trí:

Cao đẳng y tế là bậc học mới, được nâng cấp lên từ Trung cấp, được trang bịkhối kiến thức đầy đủ hơn về nghiệp vụ y tế và là nguồn nhân lực chính đảmđương vai trò về chăm sóc sức khỏe nhân dân ở những nơi không có nhân viên ytế trình độ đại học.

Ngành Dược đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế

Những kiến thức chủ đạo trong việc theo học ngành Dược là hóa học và sinhhọc, sử dụng vào mục đích bào chế, hiểu được những thành phần tương tác vớicơ thể, sản xuất cũng như phân phối dược phẩm, hỗ trợ trong việc chăm sóc sứckhỏe và điều trị bệnh.

Trang 15

Không giống với việc bào chế các phương thức Đông y cổ truyền, ngànhDược hiện đại chủ yếu dựa vào kỹ thuật điều chế, sản xuất tân dược, các sảnphẩm thuốc chăm sóc sức khỏe, tinh chiết các hợp chất thứ cấp từ hoạt chất đểlàm thuốc Đây cũng là ngành học có sự liên quan mật thiết đến việc sản xuất cácloại vắc xin phòng trị bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người.

 Chức năng nhiệm vụ của Dược sĩ [6]

Trong lĩnh vực ngành Dược tùy vào vị trí cũng như công việc sẽ chia theotừng bậc trình độ chuyên môn cụ thể như sau:

Dược sĩ Cao đẳng: Tốt nghiệp trình độ Cao đẳng ngành Dược đều có thể làmviệc tại hầu hết các vị trí liên quan đến Dược phẩm, đủ điều kiện mở quầy thuốcđể kinh doanh, làm việc tại các vị trí quan trọng trong các đơn vị sản xuất,nghiên cứu thuốc…

Dược sĩ Đại học: Hầu hết làm việc tại toàn bộ các lĩnh vực trong ngànhDược, tốt nghiệp Dược sĩ Đại học hầu hết đều làm trong lĩnh vực quản lý Nhànước, nghiên cứu Dược phẩm, quản lý thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh theođúng quy định.

Ngành Dược mang lại nhiều cơ hội việc làm đầy tiềm năng

Theo đó Dược sĩ sẽ có những chức năng nhiệm vụ sau:

 Bảo quản, lưu trữ, quản lý và cung cấp thuốc cho người bệnh tại các cơ sởkhám chữa bệnh theo đúng quy định

 Thực hiện công việc liên quan đến sản xuất thuốc tại các đơn vị doanhnghiệp

 Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn

 Thực hiện các công việc hành chính liên quan đến ngành Dược

Trang 16

 Dược sỹ làm việc trong các trường đại học hoặc các nhà sản xuất dượcphẩm có liên quan đến nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc mới.

 Làm việc tại các hiệu thuốc

 Thực hiện các quy định khác của Bộ Y tế về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnhvực ngành Dược

 Cao đẳng điều dưỡng có chức năng, nhiệm vụ như sau [7]

Điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh luôn giữ mục tiêu lấy

người bệnh là trung tâm và phải thể hiện tốt 3 chức năng quan trọng của điều

dưỡng viên như sau:

Chức năng độc lập (chủ động): Tất cả các Điều dưỡng viên đều cần có sự độc

lập trong công tác chăm sóc, theo dõi, làm thủ tục hay hướng dẫn người bệnh từlúc nhập viện cho đến khi xuất viện Điều dưỡng viên cần nhận định, theo dõi vàđánh giá Bệnh nhân trong quá trình chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc cụ thể đốivới từng người bệnh để quá trình điều trị và hồi phục được rút ngắn, thực hiệncác trường hợp sơ cứu, cấp cứu ban đầu lúc chưa có Bác sĩ.

Chức năng phối hợp (hợp tác): Bên cạnh chức năng làm việc độc lập thì các

điều dưỡng còn cần chức năng phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành tốtnhất nhiệm vụ của mình như: Phối hợp với các kỹ thuật viên khác như: Xétnghiệm: X- quang, ECG, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng… để thực hiện mộtsố kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cho người bệnh Nhờ sự phối hợp nhịp nhànggiữa các bộ phận sẽ góp phần trong việc phản ánh diễn biến của người bệnh,giúp các bác sĩ xử trí nhanh, kịp thời khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhânchuyển nặng (thở oxy, hô hấp nhân tạo, ép tim, cầm máu, băng bó…).

Chức năng phụ thuộc (thụ động): Mặc dù chức năng độc lập của người điều

dưỡng được đề cao những trong quá trình điều trị, điều dưỡng viên cần phụ

Trang 17

thuộc vào bác sĩ trong công tác: cho người bệnh dùng thuốc (uống, tiêmtruyền…), thụt tháo, đặt sonde, …; phụ giúp bác sỹ thực hiện một số thủ thuậtđiều trị; thiện một số thủ thuật, theo yêu cầu điều trị; lấy bệnh phẩm để xétnghiệm; ….

1.6 Nguồn tuyển sinh Cao đẳng y tế tại Tây Ninh trong năm 2021

Theo tham khảo số liệu phục vụ kỳ thi tốt nghiệp năm 2020-2021 tạiTây Ninh:

- Nguồn học sinh trung học phổ thông chính quy (lớp 12): khoảng 9000 học

- Nguồn học sinh học bổ túc văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp

– giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh: khoảng 450 học sinh.

- Nguồn học sinh trung cấp thuộc nhóm nhành sức khỏe học liên thông lên

cao đẳng của trường Trung cấp y tế Tây Ninh: khoảng 70 học sinh khóa 2021, ngoài ra còn nguồn văn bằng 2 từ các ngành nghề khác và nguồn học sinhtrung cấp Dược các khóa trước chưa học liên thông lên cao đẳng, đại học.

2020-1.7 Các cơ sở liên kết đào tạo cao đẳng nhóm ngành sức khỏe trên địa bàntỉnh Tây Ninh

- Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh liên kết với cao đẳng Y tế Đồng Nai đào

tạo Cao đẳng Dược, Cao đẳng Hồng Đức, Cao đẳng Trà Vinh, Đại Học Trà Vinhđào tạo Điều dưỡng, Y tế công cộng, xét nghiệm, điều dưỡng phụ sản.

- Trường Trung cấp Tân Bách Khoa liên kết với cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

đào tạo Cao đẳng Dược.

- Trường Cao đẳng nghề liên kết với cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đào tạo

Cao đẳng Dược.

Trang 18

- Trường Trung cấp Á Châu, liên kết cao đẳng Sài Gòn đào tạo cao đẳng

1.8 Các tiêu chí về thu nhập đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giaiđoạn 2016-2020

- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/ người/ tháng ở khu vực nông thôn và

900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

- Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị [3]

Trang 19

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Dân số mục tiêu: học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Dân số chọn mẫu: lấy theo cụm (Huyện/ Thị xã/ Thành phố)

- Tiêu chuẩn chọn mẫu: hiểu và trả lời đầy đủ nội dung phiếu khảo sát.- Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh từ chối tham gia khảo sát, trả lời không đầy

đủ nội dung phiếu khảo sát.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian thực hiện: tháng 3 đến tháng 11 năm 2021- Lấy mẫu khảo sát từ ngày 5- 10 tháng 5 năm 2021

- Đề tài thực hiện tại các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên.

-2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả có phân tích

- Cỡ mẫu, công thức tính mẫu:

Với dân số nghiên cứu trải rộng khắp tỉnh, để đạt độ tin cậy 95% áp dụngcông thức chọn mẫu dựa trên một tỷ lệ ước lượng như sau:

N = Z2(1- α /2)

Trang 20

p = tỷ lệ ước tính của các nghiên cứu trước đó Vì không cónghiên cứu tương tự nên chọn p = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất

d = khoảng tin cậy mong đợi (d = 0,05)

N = 384,16 (lấy 385 mẫu), để trừ trường hợp mẫu khảo sát không hợp lệ làmmất mẫu, chọn hệ số e = 1,5 tương đương 580 mẫu

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên

Mỗi (Huyện/ Thị xã /Thành phố) gọi chung là huyện, bốc thăm ngẫu nhiênlấy một trường Nếu có trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyênđào tạo lớp bổ túc văn hóa thì huyện đó là hai trường, vậy tổng số trường cần lấymẫu là 16 trường (gồm: 9 trường THPT của 8 huyện 1 Thành Phố và 7 trườngBTVH).

+ Số mẫu mỗi trường cần lấy là 580/16 = 37 học sinh + Lập danh sách học sinh lớp 12 tại mỗi trường

+ Ước tính số học sinh được chọn vào mẫu nghiên cứu bằng cách• Tìm khoảng cách mẫu bằng tổng số học sinh chia cho 37

• Chọn học sinh đầu tiên bằng cách chọn số ngẫu nhiên bất kỳ, nhưngphải nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách mẫu.

• Học sinh thứ 2 bằng học sinh đầu tiên cộng khoảng cách mẫu.• Học sinh tiếp theo bằng học sinh tiếp đó cộng khoảng cách mẫu.• Riêng các TT GDNN- GDTX có số học sinh dưới 37 thì lấy mẫu trọn• Bằng phương pháp trên ta có được tổng số học sinh cần điều tra

• Từ danh sách của học sinh cần tiếp cận điều tra trên, điều tra viên đếntừng trường phát vấn để điều tra.

- Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu

Trang 21

Thu thập từ phiếu khảo sát sau khi đã hướng dẫn rõ cho điều tra viên trướckhi tiến hành khảo sát, có sự giám sát.

- Kiểm soát sai lệch thông tin:

+ Xác định đúng tiêu chí chọn mẫu khảo sát+ Liệt kê đầy đủ, định nghĩa rõ ràng các biến số

+ Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát phù hợp mục tiêu đề ra

+ Hướng dẫn phương pháp khảo sát và cách trả lời khảo sát cho người khảosát và đối tượng nghiên cứu.

+ Thái độ người khảo sát hòa nhã, vui vẽ, gần gũi.

+ Báo trước cho học sinh, biết đây chỉ là cuộc khảo sát nhu cầu học caođẳng Y tế tại Tây Ninh, không phải bắt buộc.

+ Khảo sát trước mẫu nhỏ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

Trang 22

Sơ đồ nghiên cứu

Trường THPTBổ túc văn hóa

Đặc tính của mẫu - Lớp

- Sinh năm- Giới tính - Nơi ở hiện tại- Hệ đào tạo

- Điểm học lực trung bình

Nhu cầu học Cao đẳng y tế của học sinh trung học phổthông tên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Các mối liên quan

- Mối liên quan giữa học lực với việc lựa chọnhọc cao đẳng y tế Tây Ninh.

- Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế với việclựa chọn học cao đẳng y tế Tây Ninh.

- Mối liên quan giữa số nhân khẩu trong gia đình

với việc lựa chọn học Cao đẳng y tế Tây Ninh

Trang 23

2.4 Biến số và định nghĩa các biến số

2.4.1 Biến số độc lập

- Tên trường: là biến định danh gồm các 16 giá trị (tên 9 trường THPT trên8 huyện 1 thành phố và 7 TT GDNN - GDTX có các lớp bổ túc văn hóa)- Thành phố/ Thị xã/Huyện: là biến định danh gồm 9 giá trị:

1 Bến Cầu2 Châu Thành

3 Dương Minh Châu4 Gò Dầu

5.Hòa Thành

6.Thành phố Tây Ninh7.Tân Biên

8.Tân Châu9.Trảng Bàng

- Lớp: là biến định danh gồm 2 giá trị: lớp chuyên và lớp không chuyên

Trang 24

- Tuổi (lấy năm 2021- năm sinh): là biến số định lượng với giá trị:+ 18 tuổi

- Dân tộc : biến số định danh, có 2 giá trị Kinh

Ngày đăng: 20/05/2024, 23:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan