1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội

34 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tài Chính Tổng Công Ty Điện Lực Dầu Khí Việt Nam
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 450,38 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP (6)
    • 1.1. Lịch sử hình thành (6)
    • 1.2. Cơ cấu cổ đông (6)
    • 1.3. Lĩnh vực kinh doanh (7)
    • 1.4. Công suất các nhà máy điện khí khu vực miền Nam của POW (8)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP (9)
    • 2.1. Những điểm thuận lợi của PV Power (9)
    • 2.2. Những điểm hạn chế của PV Power (10)
    • 2.3. Những cơ hội cho PV Power (11)
    • 2.4. Những thách thức đối với PV Power (11)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP (13)
    • 3.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán (13)
      • 3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản (13)
      • 3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn (14)
    • 3.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (16)
      • 3.2.1. Doanh thu (16)
      • 3.2.2. Cơ cấu doanh thu (16)
      • 3.2.3. Chi phí (18)
      • 3.2.4. Lợi nhuận (19)
    • 3.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (19)
    • 3.4. Phân tích khả năng sinh lời (20)
      • 3.4.1. Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) (21)
      • 3.4.2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) (21)
      • 3.4.3. Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS) (21)
    • 3.5. Phân tích khả năng thanh toán (22)
    • 3.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh (23)
      • 3.6.1. Vòng quay hàng tồn kho (23)
      • 3.6.2. Vòng quay khoản phải thu (23)
      • 3.6.3. Vòng quay khoản phải trả (24)
    • 3.7. Phân tích các thông số thị trường (25)
  • CHƯƠNG 4: TIỀM NĂNG VÀ RỦI RO CỦA PV POWER (28)
    • 4.1. Rủi ro của PV Power (28)
    • 4.2. Tiềm năng của PV Power (28)
      • 4.2.1. Nhu cầu tiêu thụ điện kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng (28)
      • 4.2.2. Dự báo nhiệt điện than sẽ được huy động sản lượng lớn (29)
      • 4.2.3. Động lực tăng trưởng từ nhà máy điện Vũng Áng 1 (29)
      • 4.2.4. Câu chuyện tăng giá điện 2023 với mức 8% - 10% (29)
      • 4.2.5. Động lực tăng trưởng dài hạn từ Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 (30)
  • KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐẠT 9,8 ĐIỂM. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP tiền thân là Công ty TNHH – MTV do PVN đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. PV Power chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần từ 01/07/2018. Vốn điều lệ của POW từ khi thành lập là 23,418 tỷ đồng. Kể từ đó đến nay POW không thực hiện tăng vốn cổ phần. Trải qua 15 năm hoạt động, hiện nay POW đang vận hành 7 nhà máy điện gồm 4 nhà máy điện khí, 2 nhà máy thủy điện và 1 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất lắp đặt 4.205 MW, chiếm hơn 6% tổng công suất nguồn điện của hệ thống năm 2022. Sản lượng thực tế của PV Power trong năm 2022 đạt 19,6 tỷ kWh tương ứng với gần 8% tổng sản lượng điện cả nước. PV Power là doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện khí lớn nhát đất nước với quy mô công suất các nhà máy nhiệt điện khí đạt 2.700 MW chiếm 64% công suất, phần còn lại là nhiệt than 1200 MW (29%) và thủy điện 305 MW (7%). Hiện nay, theo cơ cấu cổ đông của POW, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn nhất chiếm 79.94% vốn điều lệ. Ngoài ra, có 2 cổ đông nước ngoài là Norges Bank và PYN Elite Fund nắm giữ lần lượt là 1.27% và 2.51% cổ phần của POW, còn lại 16.28% được năm giữ bởi các cổ đông khác.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP

Lịch sử hình thành

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP tiền thân là Công ty TNHH – MTV do PVN đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng PV Power chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần từ 01/07/2018 Vốn điều lệ của POW từ khi thành lập là 23,418 tỷ đồng.

Kể từ đó đến nay POW không thực hiện tăng vốn cổ phần Trải qua 15 năm hoạt động, hiện nay POW đang vận hành 7 nhà máy điện gồm 4 nhà máy điện khí, 2 nhà máy thủy điện và 1 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất lắp đặt 4.205 MW, chiếm hơn 6% tổng công suất nguồn điện của hệ thống năm 2022 Sản lượng thực tế của PVPower trong năm 2022 đạt 19,6 tỷ kWh tương ứng với gần 8% tổng sản lượng điện cả nước PV Power là doanh nghiệp sản xuất nhiệt điện khí lớn nhát đất nước với quy mô công suất các nhà máy nhiệt điện khí đạt 2.700 MW chiếm 64% công suất, phần còn lại là nhiệt than 1200 MW (29%) và thủy điện 305 MW (7%).

Cơ cấu cổ đông

Hiện nay, theo cơ cấu cổ đông của POW, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn nhất chiếm 79.94% vốn điều lệ Ngoài ra, có 2 cổ đông nước ngoài làNorges Bank và PYN Elite Fund nắm giữ lần lượt là 1.27% và 2.51% cổ phần củaPOW, còn lại 16.28% được năm giữ bởi các cổ đông khác.

Tập đoàn dầu khí PVN

C c u c đông POW (%) ơ cấu cổ đông POW (%) ấu cổ đông POW (%) ổ đông POW (%)

Hình 1 1 Cơ cấu cổ đông POW

Lĩnh vực kinh doanh

Sản xuất điện là hoạt động kinh doanh cốt lõi chiếm hơn 90% doanh thu và lợi nhuận hàng năm Tính đến thời điểm hiện tại, POW hiện xếp thứ 4 các nhà sản xuất điện lớn nhất Việt Nam, sở hữu và vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất là 4.205 MW, mảng điện khí chiếm tỷ trọng cao nhất 64%, phần còn lại bao gồm mảng nhiệt điện than 29% và thủy điện 7% Bên cạnh đó, POW cũng phát triển mảng dịch vụ phụ trợ gồm có hoạt động dịch vụ kỹ thuật Hoạt động dịch vụ kỹ thuật được thực hiện qua hai công ty con mà POW nắm 51% là CTCP Dịch vụ kỹ thuật điện lực dầu khí (HNX: PPS) và CTCP Máy thiết bị Dầu khí (Upcom: PVM) Các công ty này Đầu vào

Khí thiên nhiên, than và dầu DO (chiếm

GAS và TKV là đơn vị cung cấp chủ yếu.

Trạch 3&4 là LNG nhập khẩu.

4 nhà máy điện khí với công suất 2.700MW.

2 nhà máy thủy điện Hùa Na (180 MW) và Dakdrinh (125MW)

1 nhà máy điện than Vũng Áng 1

(1.200MW) Nhơn Trạch 3&4 đang xây dựng (1.500MW) Đầu ra

Hợp đồng PPA với EVN

Bán trên thị trường điện cạnh tranh kiểm tra và phân tích kỹ thuật, vận hành sửa chữa nhà máy điện, và thực hiện các dịch vụ tư vấn giải pháp nâng cao vận hành nhà máy.

Công suất các nhà máy điện khí khu vực miền Nam của POW

Bảng 1 1 Công suất các nhà máy điện khí khu vực miền Nam của POW

Nhà máy Kiểu Công suất

Suất đầu tư (tỷ đồng/

PV Power chiếm 64% tổng công suất điện khí miền Nam Trong giai đoạn 2022-

2025, PV Power tiếp tục đầu tư thêm 2 nhà máy nhiệt điện khí là Nhơn Trạch 3&4 với tổng công suất 1.600 MW và tổng vốn đầu tư 30,5 nghìn tỷ Dự kiến nhà máy nhiệt điện 3 sẽ đi vào hoạt động giai đoạn cuối năm 2024 và nhà máy nhiệt điện 4 sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2025.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP

Những điểm thuận lợi của PV Power

Hoạt động sản xuất đa dạng với nhiều loại hình nhà máy phát điện:

PV Power là nhà cung cấp điện năng lớn thứ 2 tại Việt Nam, hiện sở hữu

7 nhà máy điện (điện khí, điện than và thủy điện) có tổng công suất 4.205 MW, chiếm 6% tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện tại Việt Nam Sự bổ sung các nguồn điện liên tục, ổn định với chất lượng cao từ các nhà máy điện khí, thủy điện và nhiệt điện than của các nhà máy điện là lợi thế lớn của PV Power giúp cân đối sản lượng điện huy động hàng năm, đảm bảo ổn định điện cho toàn hệ thống lưới điện quốc gia

Nhà cung cấp điện khí hàng đầu, công suất phát điện khi ổn định:

4 nhà thủy điện khí của PV Power là Nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1&2 có công nghệ hiện đại, hiệu suất cao Công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí là 2.700 MW Các nguồn điện luôn được bổ sung liên tục, ổn định với chất lượng cao từ các nhà máy điện khí, thủy điện và nhiệt điện than của các nhà máy điện là lợi thế lớn của PV Power giúp cân đối sản lượng điện huy động hàng năm, đảm bảo ổn định điện cho toàn hệ thống lưới điện quốc gia.

Nhà máy điện khi LNG là mũi nhọn tăng trưởng trong dài hạn của PV Power, tận dụng vị thế đầu tư và năng lực cạnh tranh sẵn có:

PV Power tập trung đầu tư vào Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 sử dụng khí LNG nhập khẩu tại Việt Nam Với kinh nghiệm lâu năm trong quản lý đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy điện khí, PV Power sở hữu chuyên môn sâu về công nghệ điện khí, cho phép lựa chọn công nghệ tối ưu đảm bảo hiệu suất đầu tư cao nhất cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.

Mô hình quản trị hiệu quả:

Phân cấp triệt để trong hoạt động đầu tư, thương mại, tăng tính chủ động và kịp thời ra quyết định Tổng công ty đang đẩy nhanh công tác quản trị doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực thiết yếu, nâng cao tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, mô hình tổ chức/kinh doanh/ quản trị phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đồng thời, đẩy mạnh công tác cổ phần, thoái hóa vốn tại các doanh nghiệp kém hiệu quả để bố trí lại nguồn lực tập trung đầu tư vào lĩnh vực hiệu quả, then chốt của PV Power như điện khí, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Nguồn nhân lực chất lượng cao:

PV Power đã đào tạo, xây dựng được nguồn nhân lực có kinh nghiệm về quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để vận hành các nhà máy điện quy mô lớn, công nghệ cao trong khu vực và thế giới Cơ cấu lãnh đạo và số lượng nhân sự hợp lý, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ PV Power luôn phát huy tối đa nội lực, thu hút các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh thể tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển các nhà máy điện của Tổng công ty.

Tài chính ổn định, hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao:

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ổn định ở mức 0,73, cùng với nguồn vốn chủ sở hữu dự kiến trong tương lai sẽ đủ để tài trợ cho các dự án nhà máy điện mới PV Power đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cố định tại Nhà máy điện khí Cà Mau 1&2 và Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 Với việc Nhà máy điện khí Cà Mau 1&2 không còn khấu hao từ cuối năm 2020, PV Power sẽ gia tăng lợi nhuận và luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Nguồn nguyên liệu than đầu vào cho Nhà máy điện Vùng ông được cung cấp ổn định:

Với 25- 3,2 triệu tấn/ năm từ TKV và các nhà cung cấp khác đã được ký hợp đồng, đảm bảo nhà máy hoạt động ổn định, liên tục, tham gia thị trường điện hiệu quả cao.

Những điểm hạn chế của PV Power

Hoạt động sản xuất của các nhà máy điện phụ thuộc lớn vào nguồn nhiên liệu:

Tình trạng suy giảm nguồn khí thiên nhiên tại các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ hiện nay đang diễn ra đáng kể Bên cạnh đó, biến động thủy văn trong những năm gần đây cũng diễn ra phức tạp, gây ra nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn năng lượng cho khu vực.

Chi phí sản xuất phụ thuộc lớn vào chi phí nguyên vật liệu đầu vào:

Nguồn khí thiên nhiên giá rẻ gần cạn kiệt, phải sử dụng các mỏ mới và LNG nhập khẩu có giá thành cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, cũng như tính cạnh tranh của PV Power khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Hạn chế trong việc thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện:

Khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện Bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ cho đầu tư các công trình điện đang được hạn chế theo chủ trương chung là tự vay – tự trả.

Những cơ hội cho PV Power

Các nhà máy điện của PV Power sẽ luôn chạy với hiệu suất sử dụng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế – xã hội của đất nước, thúc đẩy phát triển nguồn điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Định hướng phát triển năng lượng quốc gia theo Nghị quyết 55-NG TW ngày 11/2/2020 đã nêu rõ ưu tiên phát triển điện khi trong điện lưới quốc gia. Định hướng này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho PV Power – đơn vị tiên phong trong việc đầu tư nhiệt điện khi sử dụng LNG (Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4). Ưu tiên khai thác hợp lý các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong xây dựng Quy hoạch điện VII, giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Tháng 8/2020, PV Power đã thành lập Công ty có phần Năng lượng Tại tạo Điện lực Dầu khi để định hướng phát triển năng lượng tái tạo năng lượng sạch theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Thị trường phát điện cạnh tranh gia tăng tính công khai, minh bạch trong công tác huy động nguồn điện là cơ hội cho các đơn vị tham gia thị trường đạt hiệu quả cao Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp, đa dạng chỉ sở hữu ngành điện sẽ thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn xây dựng các nhà máy điện.

Những thách thức đối với PV Power

Là đơn vị đi đầu tham gia vào lĩnh vực điện khi sử dụng LNG nên gặp nhiều thách thức trong công tác triển khai dự án, đàm phán hợp đồng mua bán khí, điện,

Công tác huy động vốn gặp nhiều vướng mắc trong cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển vì đang trong giai đoạn Chính phủ không thực hiện bảo lãnh các dự án đầu tư mới.

Giá dầu thô thế giới đang dần bị suy giảm Trữ lượng than trong nước và trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt, tiêu hao ngày càng tăng dẫn đến việc tìm kiếm, cung cấp đủ lượng than trong nước và nhập khẩu cho các Nhà máy điện than ngày càng khó khăn Bên cạnh đó, đối với công tác cung ứng than nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn về công tác vận chuyển, cơ sở hạ tầng tiếp nhận, phân phối than.

Sự biến đổi khí hậu làm cho các hồ thủy điện bị khô hạn, các nhà máy thủy điện thiếu nguồn nước để sản xuất trong thời gian dài, khi mùa mưa đến thì mưa lũ kéo dài trên diện rộng làm các nhà máy thủy điện phải xả tràn theo quy trình để đảm bảo an toàn hồ chứa.

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao và nghiêm ngặt hơn, trở thành thách thức lớn với PV Power Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu dịch chuyển năng lượng và nâng cao năng lực cạnh trang làm tăng chi phí đầu tư.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM – CTCP

Phân tích Bảng cân đối kế toán

3.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Các khoản đầu tư tài chính Các khoản phải thu

Hàng tồn kho Tài sản dở dang dài hạn

Tài sản khác Các khoản phải thu

Tiền và các khoản tương đương tiền

Hình 3 1 Cơ cấu tài sản

Nguồn: Bảng cân đối kế toán PV Power

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của PV Power đạt 56,843 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước Các khoản phải thu tăng mạnh từ 7,198 tỷ đồng vào năm 2020 lên đến hơn 12,537 tỷ đồng vào năm 2022 chủ yếu do phải thu tiền bán điện cho EVN tăng mạnh 83% lên 9,768 tỷ đồng Nguyên nhân là khách hàng EVN đã lỗ đáng kể trong năm 2022, dẫn đến khó khăn thanh khoản và khả năng chi trả giảm sút Bên cạnh đó, khoản phải thu từ trả trước cho các nhà thầu EPC cũng tăng thêm 2074 tỷ đồng Đây là khoản giải ngân vốn cho dự án đầu tư nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 Ngoài ra, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng gấp 3 lần, đạt 1,624 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản tiền gửi tại ngân hàng có kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng.

KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TỶ ĐỒNG)

Tài sản cố định Khấu hao tài sản cố định

Hình 3 2 Khấu hao tài sản cố định

Nguồn: Bảng cân đối kế toán PV Power

Tài sản dài hạn tiếp tục giảm do khấu hao các nhà máy trong kỳ Trong kỳ, công ty bắt đầu giải ngân vốn cho dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 thông qua nguồn vốn ứng suất cho nhà thầu EPC có giá trị 1,911 tỷ đồng và giá trị đầu tư cơ bản dở dang là 737 tỷ đồng Bên cạnh đó, do khoản phải thu tiền bán từ EVN tăng lên cũng làm cho tài sản tăng lên, gia tăng áp lực lên nguồn vốn.

3.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Nợ vay ngắn hạn Nợ vay dài hạn Nợ chiếm dụng Vốn góp

Quỹ đầu tư LNCPP Nợ/ VCSH

Hình 3 3 Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn: Bảng cân đối kế toán PV Power

Vốn chủ sở hữu đạt 33,281 tỷ đồng, tăng 6.9% so với đầu năm và chiếm58.5% tổng nguồn vốn Nợ phải trả đạt 23,562 tỷ đồng, chiếm 42.5% tổng nguồn vốn và tăng 8%, chủ yếu do chi phí tiền khí tăng gấp đôi lên 1,700 tỷ đồng Trong đó, vay nợ ngắn và dài hạn đạt 9,017 tỷ đồng, tăng 6.6% và chiếm16% tổng nguồn vốn, đây là tỷ lệ vay nợ rất an toàn đối với doanh nghiệp phát điện lớn Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh xuống mức 0.7% vào năm 2022 Việc tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đầu tư các dự án lớn khác.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu (tỷ đồng) LNST (tỷ đồng) Tăng trưởng DT Tăng trưởng LNST

Hình 3 4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PV Power 3.2.1 Doanh thu

Doanh thu của PV Power đạt mức tăng trưởng ấn tượng vào năm 2022, với mức doanh thu cả năm đạt 28.224 tỷ đồng, vượt 16% so với kế hoạch và tăng 15% so với năm 2021 Động lực tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sản lượng điện tích cực tại Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và các nhà máy thủy điện Ngoài ra, giá nguyên vật liệu tăng đã dẫn tới giá bán điện cao hơn, với giá khí tại các nhà máy điện khí tăng khoảng 20% và giá than tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng tăng khoảng 40% so với kế hoạch Giá phát điện trên thị trường điện cạnh tranh cũng ghi nhận sự tăng trưởng liên tục so với cùng kỳ năm trước, dù sản lượng có giảm nhẹ.

Bảng 3 1 Cơ cấu theo sản lượng nhà máy

Cơ cấu theo sản lượng nhà máy

Công suất thiết kế (MW)

CƠ CẤU DOANH THU NĂM 2021 Điện khí Điện than Thủy điện

Hình 3 5 Cơ cấu doanh thu 2021

C C U DOANH THU NĂM 2022 Ơ CẤU DOANH THU NĂM 2022 ẤU DOANH THU NĂM 2022 Điện khí Điện than Thủy điện

Hình 3 6 Cơ cấu doanh thu 2022

Bảng 3 2 Doanh thu các ngành

Doanh thu 2022 2021 So với cùng kỳ Điện khí 18,449 14,894 24% Điện than 6,265 8,131 -23%

Nguồn: PV Power Đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu của PV Power là điện khí, với 69%, tiếp theo là điện than với 24% và cuối cùng là thủy điện (7%) Doanh thu điện khí năm 2022 ghi nhận 18,449 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ nhờ Nhơn Trạch 2 đã được huy động tích cực bù đắp cho Cà Mau 1 Giá điện khí cũng tăng 8% do giá khí duy trì ở mức cao Về điện than ghi nhận 6,265 tỷ đồng doanh thu, giảm 23% so với cùng kỳ Mặc dù giá bán điện than tăng mạnh 29% do giá xăng nhập tăng từ ảnh hưởng xung đột Nga và Ukraina Tuy nhiên, sản lượng điện Vũng Áng 1 thì giảm do sự cố tổ máy 1 với công suất là

600 kW từ 2021 vẫn chưa được khắc phục, dẫn đến doanh thu điện than giảm khá mạnh trong năm 2022 Về thủy điện thì ghi nhận 1,884 tỷ đồng doanh thu,tăng mạnh 44% trong năm 2022 nhờ sản lượng huy động tốt, nhờ thời tiết và thủy văn thuận lợi Bên cạnh đó, giá bán thủy điện tăng 6% nhờ giá huy động trên thị trường điện cạnh tranh tăng cao

Công ty Điện lực Việt Nam (VP Power) có hệ thống nhà máy điện rộng khắp cả nước Trong số các nhà máy điện của VP Power, nhà máy điện Nhơn Trạch 2 đứng đầu về sản lượng đóng góp Năm 2022, nhà máy này đã sản xuất được 4.065 kWh điện, đóng góp lớn nhất cho sản lượng chung của VP Power Hai vị trí tiếp theo thuộc về các nhà máy điện Cà Mau 1&2 và Vũng Áng 1 với sản lượng lần lượt là 3.800 kWh và 3.318 kWh.

Bảng 3 3 Chi phí của POW

Chi phí tài chính 999,377,552,484 652,802,199,566 591,786,538,077 Chi phí lãi vay 809,234,511,179 509,644,391,365 437,526,336,797 Chi phí bán hàng 35,159,174,296 9,426,420,660

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,174,311,774,374 130,934,373,388 867,603,382,318 Chi phí khác 10,527,797,258 139,720,271,858 23,061,110,546

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PV Power

Nhìn chung, chi phí quản lý doanh nghiệp đang báo hiệu sự tích cực, đang dần được cải thiện trong những năm gần đây Năm 2020 chi phí quản lý doanh nghiệp của PV Power là hơn 1000 tỷ đồng, đến năm 2022 thì chi phí này đã giảm xuống còn 867 tỷ đồng, điều này thể hiện là công ty đang quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp của mình Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tra soát và loại bỏ được những chi phí quản lý không cần thiết cũng như giải quyết được những lỗ hỏng trong khâu quản lý doanh nghiệp của mình.

Chi phí tài chính có xu hướng giảm vì từ giai đoạn năm 2018, PV Power không triển khai dự án mới, bắt đầu giảm hoạt động chi phí lãi vay do kinh doanh không cần vốn, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tới Tuy nhiên, dự phóng chi phí lãi vay sẽ tăng mạnh trong 2023-2025 do khoản vay đầu tư cho dự án nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 với tổng mức đầu tư là 1,4 tỷ USD Cụ thể, khoản vay thương mại 4000 tỷ trong nước đang được phê duyệt cuối cùng của Vietcombank và phần còn lại là vay tín dụng xuất khẩu (ECA) và vay thương mại nước ngoài.

Chi phí bán hàng của PV Power có xu hướng giảm qua từng năm, từ hơn

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, PV Power đã chủ động cắt giảm chi phí bán hàng từ 35 tỷ đồng năm 2020 xuống còn hơn 9 tỷ đồng năm 2021, thể hiện khả năng quản lý chi phí hiệu quả của doanh nghiệp Biện pháp này bao gồm giảm chi phí nhân công và cắt giảm chi phí thừa thãi, giúp PV Power tận dụng vốn để xây dựng nhà máy Nhơn Trạch 3&4 Điều này tạo tiền đề để PV Power cải thiện lợi nhuận và gia tăng nguồn lực đầu tư cho các dự án theo kế hoạch, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong năm 2022, công ty đã ghi nhận 1,131 tỷ đồng doanh thu chênh lệch tỷ giá của hợp đồng mua bán điện tại các nhà máy điện Vũng Áng 1, Nhơn Trạch 2 và Dakdrinh cho giai đoạn 2015-2019 Điều này tạo ra khoản lợi nhuận bù đắp cho sản lượng điện thấp trong kỳ thì lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 2,809 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,553 tỷ đồng bằng 120% và 124% của năm 2021.

Lợi nhuận gộp (tỷ đồng) Biên lợi nhuận gộp (%)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PV Power

Lợi nhuận gộp đạt 3,726 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.Biên lợi nhuận gộp đạt 13%, tăng 3% so với năm 2021 Biên lợi nhuận gộp cao hơn nhờ diễn biến giá tích cực trên thị trường điện cạnh tranh.

Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 3 4 Dòng tiền từ các hoạt động

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp của PV Power

Nhìn chung, có thể thấy rằng dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh những năm trước đều rất cao Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hàng năm luôn dương nhờ doanh nghiệp quản trị tốt hoạt động kinh doanh, lợi nhuận tốt và lượng khấu hao lớn do tính chất đặc thù ngành điện Năm 2022, công ty có dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, ghi nhận dương 3,156 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ PV Power bị chiếm dụng vốn rất lớn của EVN, chiếm dụng nhiều hơn so với năm 2021 lên đến 2000 tỷ dồng, vì vậy nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty rất ít.

Năm 2022, PV Power có hoạt động đầu tư mở rộng với dòng tiền âm, thể hiện chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho các dự án sắp tới Giai đoạn này, công ty tập trung vào dự án Nhơn Trạch 3&4 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Dự án có quy mô công suất 1500 MW, tổng mức đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD.

Về hoạt động tài chính ghi nhận dòng tiền dương 245 tỷ đồng vào năm

Năm 2022, tình hình nợ vay của Việt Nam dự kiến sẽ tăng đáng kể do sự phê duyệt khoản vay thương mại trị giá 4.000 tỷ đồng trong nước từ Vietcombank và các khoản vay tín dụng xuất khẩu (ECA) và vay thương mại nước ngoài.

Phân tích khả năng sinh lời

Hình 3 8 Khả năng sinh lời

Nguồn: CafeF, Tác giả 3.4.1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Nhìn chung, tỷ suất ROA của PV Power trong 3 năm gần đây khá thấp, chỉ duy trì dưới mức 5% vào 2 năm gần đây Năm 2021 chứng kiến một sự giảm mạnh từ 5% vào năm 2020 xuống đến 4% vào năm 2021 Điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả và chưa tối ưu các nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, vào năm 2022, tỷ suất có xu hướng tăng, điều này cho thấy công ty đang đầu tư tốt cho các tài sản của mình và các tài sản này đang sản sinh ra nhiều lợi nhuận.

3.4.2 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nhìn chung, tỷ suất ROE của PV Power trong những năm gần đây tương đối thấp, chỉ duy trì dưới mức 10%, điều này cho thấy hiệu quả của công ty chưa cao Nguyên nhân là do trong các nhà máy hoạt động của PV Power chỉ có nhà máy Nhơn Trạch 2 là hoạt động nổi trội hơn cả Ví dụ như các nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng hoặc Nhơn Trạch 1 thì hoạt động kinh doanh rất kém hiệu quả Ngoài ra, các nhà máy thủy điện cũng hoạt động tương đối tốt, nhưng do suất đầu tư của họ tương đối cao, vì vậy nên việc sinh lời cũng không lớn.

3.4.3 Khả năng sinh lời trên doanh thu (ROS)

Trong 3 năm gần đây, tỷ suất ROS của PV Power giảm mạnh vào năm

2021, từ gần 9% vào năm 2020 xuống hơn 8% vào năm 2021 Điều này cũng dễ hiểu vì vào năm 2021, cả nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid 19 khiến nền kinh tế nước nhà suy giảm nặng nề và PV Power cũng phải gánh chịu sự tổn thất ấy Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 khiến cho lượng tiêu thụ điện của Việt Nam bị chậm lại, người ta ưu tiên, huy động sử dụng thủy điện nhiều hơn so với điện khí và điện than vì thủy điện có chi phí rẻ hơn rất nhiều Vì thế khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm. Tuy nhiên, trong năm 2022, tỷ suất đã có xu hướng tăng, cho thấy lợi nhuận của công ty đang tăng trưởng trở lại, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt về việc phát triển thị trường, gia tăng doanh thu và tối ưu các khoản chi phí trong doanh nghiệp.

Phân tích khả năng thanh toán

HS thanh toán hiện hành HS thanh toán nhanh

Hình 3 9 Khả năng thanh toán

Qua biểu đồ, có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của PV Power luôn trên mức 1 và có xu hướng tăng qua các năm gần đây Điều này cho thấy răng công ty vẫn đang có khả năng chi trả các khoản nợ nhất định Bên cạnh đó, khả năng thanh toán cũng cho thấy rằng công ty sử dụng vốn hiệu quả và có đòn bẩy tài chính cao.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng tăng đều từ

2020 đến 2022 và hầu như luôn lớn hơn 1 Điều này cho thấy công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán, chi trả các khoản nợ và khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức cao.

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

3.6.1 Vòng quay hàng tồn kho ĐVT: Tỷ đồng

Bảng 3 5 Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho trung bình 1577 1782 1961

Vòng quay hàng tồn kho 16 12.4 12.5

Số ngày tồn kho bình quân 23 29 29

Nhìn vào bảng, ta thấy vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm nhưng số ngày tồn kho bình quân lại tăng dần Có thể thấy rằng tình hình tồn kho của công ty không có nhiều sự cải thiện, nguyên nhân là do PV Power chưa có các biện pháp tối ưu số dư hàng tồn kho tại tất cả các nhà máy điện, dẫn đến số dư hàng tồn kho tăng lên Các vận tư ứ đọng, đánh giá không có nhu cầu sử dụng chưa được Tổng Công ty định giá, đánh giá và xử lý tuân thủ theo các quy định về quản lý tài chính Từ đó, Tổng Công ty các hàng tồn kho chậm luân chuyển có giá trị lớn.

3.6.2 Vòng quay khoản phải thu ĐVT: Tỷ đồng

Bảng 3 6 Vòng quay khoản phải thu

Doanh thu bán hàng và CCDV 29,731 24,560 28,224

Khoản phải thu bình quân 7954 6497 9168

Vòng quay khoản phải thu 3.74 3.78 3.08

Kỳ thu tiền bình quân 96 95 117

Nhìn chung, ta có thể thấy vòng quay khoản phải thu của PV Power giảm nhẹ qua các năm, trong khi đó kỳ thu tiền bình quân tăng từ 95 trong năm 2021 lên 117 trong năm 2022 Nguyên nhân có thể là do PV Power đang mất nhiều thời gian hơn để thu tiền từ khách hàng trong năm 2022 so với năm trước và gặp những khó khăn về dòng tiền và lãi suất thời gian trong quá trình chờ đợi các khoản tiền thu hồi được từ khách hàng Bên cạnh đó, PV Power cũng đang áp dụng một chính sách thận trọng hơn đối với khách hàng trong việc bán hàng và cấp tín dụng để giảm thiểu rủi ro trong việc ghi nhận doanh thu và đảm bảo việc thu tiền đúng hạn từ khách hàng.

3.6.3 Vòng quay khoản phải trả ĐVT: Tỷ đồng

Bảng 3 7 Vòng quay khoản phải trả

Doanh số mua hàng trong kỳ 25,451 22,130 24,746

Khoản phải trả bình quân 4425 5944 7293

Vòng quay khoản phải trả 5.75 3.72 3.39

Kỳ trả tiền bình quân 63.46 98.04 107.56

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm, từ gần 6 vào năm 2020 xuống còn 3.4 vào năm 2022 Sự giảm của vòng quay khoản phải trả có thể cho thấy PV Power đã tăng cường quản lý nợ và quy trình thanh toán đối với những khoản phải trả Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa quy trình thanh toán và đàm phán với các nhà cung cấp để kéo dài thời gian trả nợ, từ đó giảm thiểu áp lực tài chính đối với PV Power Sự tăng của kỳ trả tiền bình quân có thể cho thấy PV Power đang cố gắng thanh toán nợ nhanh hơn và đảm bảo tiến độ trả tiền đúng hẹn Điều này có thể là kết quả của các biện pháp tăng cường quản lý tài chính và điều chỉnh trong chính sách thanh toán của công ty.

Phân tích các thông số thị trường

Bảng 3 8 Các thông số thị trường

 Các công ty DRL và IDC có EPS cao hơn rõ rệt so với các công ty còn lại, cho thấy họ có lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cao hơn đáng kể.

 POW có EPS thấp hơn so với các công ty DRL và IDC, nhưng vẫn cao hơn một số công ty khác trong cùng ngành.

 Các công ty IDC và GEG có giá cổ phiếu cao nhất trong số các công ty cùng ngành, trong khi HID có giá cổ phiếu thấp nhất.

 POW có giá cổ phiếu ở mức trung bình so với các công ty còn lại.

 HID có P/E ratio âm trong các năm 2021 và 2022, cho thấy lợi nhuận của công ty bị âm hoặc rất thấp so với giá cổ phiếu.

 Các công ty POW, BTP, DNC và DRL có P/E ratio trong khoảng 8-12 lần, tương đối ổn định trong giai đoạn này.

 Các công ty CHP, DTK, HJS và IDC có P/E ratio cao hơn, chỉ ra rằng giá cổ phiếu của họ đang được định giá cao hơn so với lợi nhuận của công ty.

 Các công ty POW, BTP, CHP, GEG, HID và IDC có P/B ratio dưới 1 lần, cho thấy giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách của công ty.

 Các công ty DRL và HJS có P/B ratio cao hơn, tương đối gần với 2 lần, có thể chỉ ra giá cổ phiếu cao hơn so với giá trị sổ sách của công ty.

 Tóm lại, POW có các chỉ tiêu nằm ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành Trong khi đó, các công ty DRL và IDC có lợi nhuận cao và được định giá cao hơn Như vậy, đứng ở góc độ nhà đầu tư mong muốn hưởng lợi tức từ công ty, mã cổ phiếu POW không hấp dẫn Đối với các nhà đầu tư muốn hưởng chênh lệch giá thì cũng có thể xem xét do giá hiện tại của PV Power cũng nằm ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành.

TIỀM NĂNG VÀ RỦI RO CỦA PV POWER

Rủi ro của PV Power

1 Giá khí LNG và giá than đầu vào biến động khó lường có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là sau giai đoạn Nga và Ukraina diễn ra chiến tranh xung đột khiến cho giá khí và giá than lên xuống mạnh mẽ Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh ổn định của công ty.

2 Để xây dựng Nhơn Trạch 3&4, với công suất lên đến 1,600 MW thì PV Power cần vay khoảng hơn 20,000 tỷ đồng vì tổng vốn đầu tư ban đầu cho 2 dự án dao động khoảng 46,000 tỷ đồng Vì thế nên gây áp lực nợ và trả lãi trong thời kỳ tăng lãi suất Bên cạnh đó, PV Power còn phải đầu tư 30% vào nhà máy điện khí ở Quảng Ninh nên cũng sẽ cần vốn Vì vậy, nếu PV Power thực hiện đúng tiến độ dự án vay thì áp lực nên chi phí tài chính cũng như hiệu quả của công ty trong giai đoạn 2024-2025 là áp lực vô cùng lớn.

3 Vũng Áng 1 và Nhơn Trạch 1 hiệu quả thấp nên cũng khiến cho hiệu quả sinh lời của PV Power thấp.

4 Các dự án điện khí có thể đối mặt với sự chậm trễ trong quá trình phát triển do quy mô và độ phức tạp Ban đầu, Nhơn Trạch 3&4 dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022 Điều đó có nghĩa là dự án đã bị hoãn 3 năm liên quan đến các vấn đề pháp lý, giải phóng mặt bằng và thống nhất về chi phí.

5 Tăng trưởng kinh tế giảm tốc trong năm 2023, đặc biệt ở nhóm ngành công nghiệp dẫn đến việc cắt giảm công suất khiến cho tiêu thụ điện và bán điện trên thị trường cạnh tranh giảm.

Tiềm năng của PV Power

Đứng ở góc độ nhà đầu tư, với tỷ giá hiện tại chỉ quanh 13,000 đồng/cp, với vị thế đầu ngành thuộc nhóm VN30 và có tài sản lớn như Power thì đây là một cơ hội đầu tư khá hấp dẫn Triển vọng của PV Power sẽ đến từ các yếu tố sau:

4.2.1 Nhu cầu tiêu thụ điện kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng

Với nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, dự báo nhu cầu điện trong giai đoạn 2022-2030 sẽ tiếp tục tăng trưởng Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề ra kế hoạch sản xuất điện đáp ứng nhu cầu phụ tải với lượng điện sản xuất dự kiến đạt 284,5 tỷ kWh, tăng 6% so với năm 2022 Mặc dù trong bối cảnh kinh tế chậm lại, những lo ngại về tăng trưởng phụ tải ở mức thấp, nhưng dự kiến sẽ sớm phục hồi trở lại vào giai đoạn nửa cuối năm.

2023 Ở góc nhìn dài hơn, theo dự thảo Quy hoạch điện 8, dự báo tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc dự báo sẽ đạt bình quân 9.09% cho giai đoạn 2021-2025 và 7.95% cho giai đoạn 2026-2030 với kịch bản cơ sở Nhu cầu dự báo tăng sẽ là yếu tố củng cố triển vọng ngành điện bởi các nhà máy sẽ được huy động với mức công suất cao hơn.

4.2.2 Dự báo nhiệt điện than sẽ được huy động sản lượng lớn

Trong cơ cấu huy động các năm gần đây, điện than vẫn sẽ chiếm tỷ trọng chính để đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế Thuỷ điện và năng lượng tái tạo vốn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết Đặc biệt, dự báo hiện tượng El Nino (mùa mưa) có xác suất cao xuất hiện trong năm 2023 ảnh hưởng đến các nhà máy thuỷ điện Trong cơ cấu công suất nguồn điện Việt Nam 2022, thủy điện và nhiệt điện than vẫn đang chiếm phần lớn tỷ trọng Nếu thủy điện đi vào thời tiết khó thì sẽ không đảm bảo cung cấp đủ sản lượng điện cho năm 2023 Do đó, nhiệt điện than được kỳ vọng sẽ huy động sản lượng cao hơn cho năm nay Dự báo sản lượng điện 2023: thủy điện giảm 12% và nhiệt điện than tăng 22%.

4.2.3 Động lực tăng trưởng từ nhà máy điện Vũng Áng 1

Với triển vọng nhiệt điện than sẽ tăng mạnh, PV Power sẽ gặp nhiều cơ hội hưởng lợi từ nhà máy điện Vũng Áng 1 vì trong cơ cấu doanh thu của Power, điện than đang chiếm tỷ trọng 24% trong 2022 Mặc dù tăng trưởng sụt giảm nhưng nguyên nhân chủ yếu do tự máy số 1 tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 gặp sự cố kỹ thuật và phải tạm dừng hoạt động vào tháng 9 năm 2021 Theo thông tin từ POW, tổ máy số 1 của nhà máy Vũng Áng 1 sẽ nghiệm thu từ giữa tháng 3/2023 và đi vào vận hành ổn định từ cuối tháng 3/2023 Tổ máy số 1 vận hành trở lại sẽ giúp cải thiện sản lượng điện của nhà máy trong năm 2023 Đóng góp thêm khoảng 2,5 tỷ kWh, tăng thêm 17% sản lượng điện cho PV Power 2023 Doanh thu của Vũng Áng 1 dự kiến sẽ tăng lên 9.750 tỷ đồng, tăng trưởng 54% Kỳ vọng PV Power được nhận 300 tỷ tiền bồi thường bảo hiểm trong năm tới Ngoài ra giá than giảm mạnh so với đầu năm do nhu cầu giảm Điều này giúp nhiệt điện than tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần trong ngành sản xuất điện.

4.2.4 Câu chuyện tăng giá điện 2023 với mức 8% - 10%

Theo báo cáo tổng kết năm 2022 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù đã nỗ lực tối đa để giảm chi phí, nhưng các giải pháp đã và đang thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện Công bố kết quả kiểm tra, EVN lỗ 26,235 tỷ. Nếu giá bán lẻ điện vẫn giữ nguyên thì đến hết tháng 5/2023, EVN sẽ không còn tiền trong tài khoản và đối diện với khoải lỗ ước tính 65.000 tỷ trong 2023 Điều này sẽ tạo áp lực lớn, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho nền kinh tế Hiện tại, EVN đang xin Chính phủ tăng giá bán lẻ điện thêm 10% vào 2023 để hỗ trợ tập đoàn Xác suất cao đề nghị tăng giá bán lẻ điện của EVN sẽ được thông qua, với mức tăng 8-10% và được chia theo lộ trình.

4.2.5 Động lực tăng trưởng dài hạn từ Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4

Dự án nhà máy Nhơn Trạch 3&4 dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ giai đoạn 2024-

2025 và đóng góp tích cực vào triển vọng mảng điện khí của POW Với tổng mức đầu tư 1.4 tỷ USD, dự án có tổng công suất 1,600MW có thể phát trung bình 9 tỷ kWh/năm Đầu vào của 2 nhà máy là khí LNG nhập khẩu với mức tiêu thụ là 1.2 triệu tấn/năm Nhơn Trạch 3&4 khi vận hành sẽ giúp nâng tổng công suất phát điện của POW lên 5,705 MW, tăng 36% Tới cuối tháng 9/2022, dự án đã hoàn thành nhiều công việc quan trọng và cơ bản đáp ứng được tiến độ đề ra Kỳ vọng Nhơn Trạch 3&4 sẽ đi vào hoạt động từ Q4/24 do tiến độ san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng và huy động vốn đang có những tiến triển tích cực PV Power cũng đã phối hợp với Tổ hợp tư vấn Ngân hàng Citibank (Mỹ) và ING (Hà Lan) để thu xếp vốn cho dự án trong bối cảnh không có bảo lãnh của Chính phủ Cụ thể, khoản vay thương mại 4,000 tỷ trong nước đang chờ phê duyệt cuối cùng của Vietcombank Phần còn lại là vay tín dụng xuất khẩu (ECA) và vay thương mại nước ngoài Điều kiền tiên quyết để ký hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn là Hợp đồng mua bán điện (PPA) và Hợp đồng mua bán khí (GSA) được ký kết bởi vì các nhà tài trợ nước ngoài sẽ đánh giá thận trọng dòng tiền và hiệu quả của dự án Tuy nhiên, việc đàm phán cam kết đầu ra cho dự án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc Trong khi điều khoản về giá bao tiêu đã được thông qua thì đề xuất cam kết mua 80-90% sản lượng thiết kế bình quân (Qc) trong 15 năm vẫn chưa được quyết định Vì vậy, dù đã sẵn sàng cho giai đoạn xây dựng, dự án vẫn đang gặp khó khăn do công ty vẫn chưa hoàn thiện các điều khoản PPA và GSA Cam kết Qc là một tiền đề quan trọng để doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng cung cấp LNG dài hạn, tránh khỏi rủi ro biến động giá.

Ngày đăng: 20/05/2024, 17:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 1 Cơ cấu cổ đông POW - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 1 1 Cơ cấu cổ đông POW (Trang 7)
Bảng 1 1 Công suất các nhà máy điện khí khu vực miền Nam của POW - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 1 1 Công suất các nhà máy điện khí khu vực miền Nam của POW (Trang 8)
Hình 3 1 Cơ cấu tài sản - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 1 Cơ cấu tài sản (Trang 13)
Hình 3 2 Khấu hao tài sản cố định - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 2 Khấu hao tài sản cố định (Trang 14)
Hình 3 3 Cơ cấu nguồn vốn - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 3 Cơ cấu nguồn vốn (Trang 15)
Hình 3 4 Kết quả hoạt động kinh doanh - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 4 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 16)
Hình 3 6 Cơ cấu doanh thu 2022 - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 6 Cơ cấu doanh thu 2022 (Trang 17)
Hình 3 5 Cơ cấu doanh thu 2021 - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 5 Cơ cấu doanh thu 2021 (Trang 17)
Bảng 3 3 Chi phí của POW - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3 3 Chi phí của POW (Trang 18)
Hình 3 7 Lợi nhuận gộp - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 7 Lợi nhuận gộp (Trang 19)
Bảng 3 4 Dòng tiền từ các hoạt động - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3 4 Dòng tiền từ các hoạt động (Trang 20)
Hình 3 8 Khả năng sinh lời - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 8 Khả năng sinh lời (Trang 21)
Hình 3 9 Khả năng thanh toán - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 3 9 Khả năng thanh toán (Trang 22)
Bảng 3 5 Vòng quay hàng tồn kho - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3 5 Vòng quay hàng tồn kho (Trang 23)
Bảng 3 7 Vòng quay khoản phải trả - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3 7 Vòng quay khoản phải trả (Trang 24)
Bảng 3 8 Các thông số thị trường - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3 8 Các thông số thị trường (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w