kiểm toán hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí của thành phố nam định

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
kiểm toán hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí của thành phố nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì vậy, áp dụng các công cụ phòngngừa và kiểm soát ô nhiễm, trong đó có kiểm toán chất thải đang là một yêu cầu cấp thiết, là công cụ hữu ích được sử dụng để xác định loại và khối lượng

Trang 1

Lời mở đầu

Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn), Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấucàng lớn, yêu cầu BVMT không khí càng quan trọng Vì vậy, áp dụng các công cụ phòngngừa và kiểm soát ô nhiễm, trong đó có kiểm toán chất thải đang là một yêu cầu cấp thiết, là công cụ hữu ích được sử dụng để xác định loại và khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kiểm tra các ảnh hưởng của quá trình hoạt động lên môi trường và tìm ra biện pháp giảm thiểu hợp lý Ngoài ra nó còn mang lại nhiều hiệu quả như giảm thiểu chi phí vận hành, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển bền vững, cải thiện cách nhìn của khách hàng, đạtđược các tiêu chuẩn môi trường, các khoản trợ cấp xã hội về vấn đề môi trường,…Trong đó, kiểm toán hoạt động kiểm soát môi trường không khí là một công cụ giám sát trợ giúp việc raquyết định và giám sát quản lí chất lượng môi trường không khí

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS.Phạm Văn Tới đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức vô cùng hữu ích trong quá trình học môn “ Kiểm toán môi trường” để em có thể hoàn thành bài tập lớn môn học với đề tài: “Kiểm toán hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí của thành phố Nam Định”

Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những lời nhận xét của thầy để hoàn thành bài tập được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC

Trang 2

CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 3

1.DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC GIAO THÔNG 3

2.DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC KCN, CCN 6

3.MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC THÀNH THỊ 9

4.CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ LÀNG NGHỀ VÀ NÔNG THÔN 12

4.1.Môi trường không khí làng nghề 12

4.2.Môi trường không khí nông thôn 15

CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 18

2.1 Tìm hiểu quy chế và hệ thống quản lý nội bộ 18

2.2 Đánh giá điểm mạnh yếu của hệ thống quản lý 19

2.3 Phương pháp thực hiện hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí 19

2.4 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí 20

2.4.1 Giải pháp về quản lý 20

2.4.2 Giải pháp về hoạt động 21

Trang 3

CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH1 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC GIAO THÔNG

Ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động giao thông vận tải chủ yếu phát sinh từ các phương tiện giao thông, thành phần ô nhiễm gồm: tiếng ồn, bụi và các chất SO2, CO, NO2, CmHn… do quá trình đốt cháy nhiên liệu Bên cạnh đó, còn có nguồn ô nhiễm không thường xuyên là quá trình cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông…hoạt động này phát sinh nhiều bụi, khí thải độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống nhân dân.

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định, từ năm 2015 đến năm 2019 số lượng phương tiện giao thông tăng lên đáng kể, cụ thể: số lượng ô tô tăng mỗi năm từ 14,4 đến 17,8%; mô tô, xe máy tăng 6,3 đến 10,1%; phương tiện thủy tăng 2,3 đến 10,3%.Số lượng phương tiện giao thông đặc biệt là các phương tiện cá nhân ngày càng nhiều kéo theo sự phát thải bụi, khí thải vào môi trường không khí ngày càng tăng Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông xảy ra chủ yếu tại khu vực thành phố đặc biệt là tại các điểm nút giao thông vào các giờ tan tầm Tại thành phố Nam Định, mật độ giao thông chưa cao và ít xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nên ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông còn ở mức thấp Theo kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh từ năm 2015 đến 2019 tại một số trục đường chính trên địa bàn tỉnh:

Trang 4

đường 55 Nồng độ bụi trung bình năm cao nhất là 294µg/m3 tại điểm Ngã ba đường 21 và đường 55 năm 2016.

Biểu đồ 1.2: Diễn biến nồng độ SO trung bình năm tại các khu vực giao thông2

Trang 5

Biều đồ 1.4: Diễn biến nồng độ NO trung bình năm tại các khu vực giao thông2

Từ biểu đồ nhận thấy, tại tất cả các vị trí quan trắc, hàm lượng các khí thải SO , NO , CO 2x

trung bình năm đều thấp hơn QCVN 05:2009/BTNMT, cụ thể: SO thấp hơn quy chuẩn cho 2

phép từ 1,23-4,24 lần; NO thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 1,24-2,84 lần; CO thấp hơn quy 2

chuẩn cho phép từ 1,92-5,97 lần Nồng độ các chất ô nhiễm tại vị trí nút giao giữa đường Đông 10 và đường Đông A là cao nhất.

Tiếng ồn

Ô nhiểm tiếng ồn cũng là một trong những vấn đề môi trường nổi cộm ở khu vực giao thông Tại các tuyến đường giao thông lớn, ô nhiễm tiếng ốn đều vượt QCVN 26:2010 (70 dBA); tuy nhiên mức độ vượt so với QCVN không lớn.

Trang 6

Biểu đồ 1.5: Diễn biến tiếng ồn trung bình năm tại câc khu vực giao thôngTiếng ồn tại hầu hết câc vị trí quan trắc trín câc trục đường giao thông đều vượt quy chuẩn cho phĩp, chỉ có 02 vị trí lă Cổng chợ Phạm Ngũ Lêo vă đường 490 – TT Rạng Đông nằm trong giới hạn của QCCP Mức độ ồn trung bình năm lớn nhất lă 78,3dBA (tại vị trí nút giao giữa đường Đông 10 vă đường Đông A năm 2015) vượt QCCP lă 1,12 lần,

2 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI CÂC KCN, CCN

Trong quâ trình hoạt động sản xuất, câc KCN, CCN thường xuyín phât sinh khí thải, mỗi ngănh sản xuất phât sinh khí thải gđy ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình côngnghệ, khó xâc định hết tất cả câc loại khí thải gđy ô nhiễm nhưng có thể phđn loại theo từng nhóm ngănh sản xuất chính tại câc KCN, CCN vă ô nhiễm không khí hiện nay chủ yếu vẫn lẵ nhiễm bởi bụi vă câc loại khí thải SO2, CO, NO2.

Khâc với khu vực giao thông, nồng độ bụi TSP trung bình năm tại câc KCN, CCN đều nằmtrong ngưỡng giới hạn của QCVN05:2013/BTNMT.

Trang 7

Biểu đồ 4.6: Diễn biến nồng độ bụi TSP trung bình năm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệpTừ kết quả quan trắc chỉ tiêu bụi trung bình năm và từ biểu đồ cho thấy chỉ tiêu bụi trong môitrường không khí xung quanh tại các khu công nghiệp và CCN trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức độ cho phép, nguyên nhân có thể do phần lớn các KCN, CCN các ngành nghề sản xuất chủ yếu là may mặc, dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ, cơ khí lượng bụi phát sinh không lớn Hàm lượng bụi có giá trị trung bình lớn nhất là tại KCN Hòa Xá đạt 283,25µg/m3 vào năm 2018 Hàm lượng bụi tại các vị trí có xu hướng tăng dần qua các năm.

Các khí ô nhiễm SO , CO, NO22

Tại Nam Định, các ngành nghề chủ yếu phát sinh các khí trên là từ hoạt động của lò hơi đốt nhiện liệu như than, dầu nên nồng độ các khí CO, SO2, NO2 đo được xung quanh các KCNở Nam Định đang ở mức độ thấp.

Biểu đồ 1.7: Diễn biến nồng độ SO trung bình năm tại các KCN, CCN2

Trang 8

Biểu độ 1.8: Diễn biến nhiệt độ CO trung bình năm tại các KCN, CCN

Biểu đồ 1.9: Diễn biến nồng độ NO trung bình năm tại các KCN, CCN2

Từ biểu đồ nhận thấy, tại tất cả các vị trí quan trắc, hàm lượng các khí thải SO2, NOx, CO trung bình năm đều thấp hơn QCVN 05: 2009/BTNMT, cụ thể : SO2 thấp hơn quy chuẩn chophép từ 1,5 – 3,62 lần; NO2 thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 1,44- 2,96 lần; CO thấp hơn quychuẩn cho phép từ 2,25 – 5,38lần Nồng độ các khí ô nhiễm tại KCN Hòa Xá có mức độ cao nhất.

Trang 9

Tiếng ồn

Biểu đồ 1.10: Diễn biến tiếng ồn trung bình năm tại các KCN, CCNMức ồn tại một số khu vực gần KCN, CCN đã ở mức cao, có nơi đã vượt ngưỡng QCVN Nguyên nhân là do các điểm quan trắc tiếng ồn xung quanh các KCN đều nằm gần các trục đường giao thông có mật độ xe cộ qua lại lớn Do đó mức ồn đo được bị cộng hưởng từ hoạt động của công nghiệp và phương tiện xe qua lại trên đường Mức độ ồn trung bình năm ở KCN Hòa Xá đạt giá trị cao nhất là 77,23dBA năm 2019 vượt QCCP 1,1 lần.

3 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC THÀNH THỊ

Tại các khu dân cư thành thị, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động giao thông, hoạt động phát triển kinh tế và xử lý chất thải nên tại tại một vài điểm quan trắc đã ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi TSP vượt ngưỡng cho phép QCVN 05:2013/BTNMT.

Biểu đồ 1.11: Diễn biến nồng độ bụi TSP trung bình năm tại khu vực thành thị

Trang 10

Tại hầu hết các vị trí quan trắc trong khu vực thành thị hàm lượng bụi đều thấp hơn QCCP, chỉ duy nhất tại vị trí khu vực trạm bơm Kênh Gia năm 2016 hàm lượng bụi vượt QCCP 1,05 lần.

Các khí ô nhiễm SO , CO, NO22

Biểu đồ 1.12: Diễn biến nồng độ SO trung bình năm tại khu vực thành thị2

Biểu đồ 1.13: Diễn biến nồng độ NO trung bình năm tại khu vực thành thị2

Trang 11

Biểu đồ 1.14: Diễn biến nồng độ CO trung bình năm tại khu vực thành thịTừ biểu đồ nhận thấy, tại tất cả các vị trí quan trắc khu vực thành thị, hàm lượng các khí thải SO2, NOx, CO trung bình năm đều thấp hơn QCVN 05: 2009/BTNMT, cụ thể: SO2 thấp hơnquy chuẩn cho phép từ 2,11 – 3,77 lần; NO2 thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 1,82 – 3,17 lần; CO thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 3,67 – 5,33 lần Nồng độ các khí ô nhiễm tại Thị trấn Quất Lâm có mức độ cao hơn các vị trí khác.

Tiếng ồn

Biểu đồ 1.15: Diễn biến tiếng ồn trung bình năm tại khu vực thành thịMức ồn tại một số điểm quan trắc khu vực thành thị đã vượt QCCP như TT Cát Thành (năm 2018); TT Xuân Trường (năm 2019); TT Ngô Đồng (năm 2018); TT Quất Lâm (năm 2018) và TT Thịnh Long (năm 2019) Nguyên nhân là do các điểm quan trắc tiếng ồn khu vực thànhthị đều nằm gần các trục đường giao thông có mật độ xe cộ qua lại lớn Mức độ ồn trung bìnhnăm ở TT Quất Lâm đạt giá trị cao nhất là 74,33dBA năm 2018 vượt QCCP 1,06 lần.

Trang 12

4 CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ LÀNG NGHỀ VÀ NÔNG THÔN4.1 Môi trường không khí làng nghề

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có tổng 142 làng nghề, tuy nhiên các làng

nghề phân bố không đồng đều giữa các huyện trong tỉnh Các làng nghề chủ yếu tập trung sảnxuất các lĩnh vực như: cơ khí; tái chế phế liệu; đúc; dệt may; thủ công mỹ nghệ; mộc; chế biến lương thực, thực phẩm; giết mổ; trồng cây cảnh;… Do phát triển nhiều, thiếu quy hoạch của các làng nghề, thiếu cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của các cơ sở vật chất; đồng thời sự quản lý của các cơ quan chức năng tại khu vực này chưa chặtchẽ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, những năm gần đây tình trạng ô nhiễm không khí tại các làng nghề tại Nam Định có xu hướng giảm Nguyên nhân chính là dochính sách dịch chuyển các hộ sản xuất ra CCN, mặt khác, tại một số làng nghề lượng hộ sản xuất giảm Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chủ yếu là ô nhiễm bụi, khí độc, hơi kim loại, mùi và tiếng ồn, tùy thuộc vào tính chất, quy mô và sản phẩm của từng loại ngành nghề.

Tại một số làng nghề, ô nhiễm mùi vẫn còn diễn ra Ô nhiễm mùi xảy ra tại các làng nghề rất khác nhau về chủng loại và mức độ, phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của làng nghề Tại các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm như làng nghề làm bún phở Phong Lộc (Nam Phong), làng nghề nước mắm Sa Châu (Giao Châu) ô nhiễm mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bã thải sản xuất làm phát sinh mùi thối, khó chịu và gây ô nhiễm mùi trên một khu vực rộng Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm xảy ra theo thời điểm, không liên tục.

Biểu đồ 16: Diễn biến nồng độ bụi trung bình năm tại các làng nghề

Nồng độ bụi TSP tại các làng nghề chưa có dấu hiệu vượt QCCP Trong đó, hàm lượng bụi tạivị trí làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh và Làng Sắc – xã Mỹ Thắng cao hơn các vị trí khác.

Các khí CO, SO , NO22

Trang 13

Biểu đồ 1.17: Diễn biến nồng độ SO trùng bình năm tại các làng nghề2

Biểu đồ 1.18: Diễn biến nồng độ NO trùng bình năm tại các làng nghề2

Trang 14

Biểu đồ 1.19: Diễn biến nồng độ CO trùng bình năm tại các làng nghềTại khu vực làng nghề nồng độ thông số SO2 và CO nằm trong giới hạn của QCCP Chỉ có, nồng độ thông số NO2 tại làng nghề Bình Yên vượt QCCP từ 1,09 -1,18 lần.

Tiếng ồn

Biểu đồ 1.20: Diễn biến tiếng ồn trùng bình năm tại các làng nghề

Tiếng ồn tại các làng nghề cũng tương đối cao, nhất là tại các làng nghề cơ khí, tái chế kim loại tiếng ồn đã vượt QCCP như làng nghề Bình Yên - xã Nam Thanh (vượt QCCP các năm 2015, 2016, 2018 và 2019); làng nghề Vân Chàng -TT Nam Giang (vượt QCCP năm 2015 và 2016); làng nghề Giáp Nhất - xã Quang trung (vượt QCCP năm 2017); làng nghề Tống Xá - xã Yên Xá (vượt QCCP năm 2017) Trong đó làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh mức ồn

Trang 15

4.2 Môi trường không khí nông thôn

Chất lượng môi trường không khí ở khu vực nông thôn hiện nay còn khá tốt, hầu như chưa códấu hiệu ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT Một số khu vực nông thôn bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động làng nghề, điểm công nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi tập trung, hoạt động trồng trọt, khai thác khoáng sản ở các vùng lân cận, chôn lấp và đốt chất thảisinh hoạt cũng như phát triển cơ sở hạ tầng Một số tuyến đường trong khu dân cư đang được nâng cấp cùng với mật độ giao thông cao làm gia tăng nồng độ một số chất như bụi, NO2, SO2 và tiếng ồn trong không khí.

Trang 16

Biểu đồ 1.23: Diễn biến nồng độ CO trung bình năm tại các khu vực nông thôn

Biểu đồ 1.24: Diễn biến nồng độ NO trung bình năm tại các khu vực nông thôn2

Trang 17

Tiếng ồn

Biểu đồ 1.25: Diễn biến tiếng ồn trung bình năm tại các khu vực nông thônChất lượng không khí khu vực nông thôn tương đối tốt thể hiện ở tất cả các thông số quan trắc đều đạt QCCP (thấp hơn QCCP nhiều lần) Cụ thể, thông số Bụi thấp hơn QCCP từ 1,54 đến 3,46 lần; thông số SO2 thấp hơn QCCP từ 2,41 đến 5,26 lần ; thông số CO thấp hơn QCCP từ 3,73 đến 6,38 lần; thông số NO2 thấp hơn QCCP từ 2,41 đến 3,54 lần; Tiếng ồn thấp hơn QCCP từ 1,01 đến 1,28 lần.

Trang 18

CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGKHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

2.1 Tìm hiểu quy chế và hệ thống quản lý nội bộ

Cần tìm hiểu rõ về tất cả các hệ thống quản lý môi trường của thành phố Nam Định- Thành phố đã có các chính sách, những quy định cụ thể như thế nào để kiểm soát ô nhiễm

không khí

- Việc triển khai các quy định chung như thế nào, có thực hiện đầy đủ các quy định hay không Để có được những thông tin như vậy đội kiểm toán cần đặt các câu hỏi như sau:1 Địa phương đã có những chính sách gì đẻ kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm?2 Các chính sách giải quyết những vấn đề về gây ô nhiểm do các phương tiện tham gia

gia thông, phương tiện cơ giới đã quá hạn sử dụng, sử dụng nhiên liệu sạch…?3 Có thực hiện chương trình quan trắc không khí tại địa phương? Nồng độ và tải lượng

của một số chất ô nhiễm đặc trưng?

4 Suy nghĩ về môi trường không khí của những người dân tại địa phương?5 Tình trạng giao thông tại các địa phương, nhất là tại các khu vực trực thuộc thành

phố? Có nhiều điểm bị ùn tắc không? Thời gian như thế nào?6 Chất lượng đường giao thông như thế nào?

7 Các công trình xây dựng có tuân thủ các yêu cầu về bảo vẹ môi trường hay không?8 Địa phương có những chiến lược gì trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không

2 Các doanh nghiệp đã trang bị hệ thống xử lý khi thải đầy đủ chưa?

3 Hệ thống xử lý khí thải có đạt yêu cầu không? Bao nhiêu % đạt, bao nhiêu % chưa đạt?

4 Tổng lượng khí thải ước tính là bao nhiêu m3/ngày?

5 Có biện pháp gì đối với các doanh nghiệp chưa xử lý khí thải đạt chuẩn?6 Các doanh nghiệp sử dụng những nhiên liệu gì? Khối lượng bao nhiêu?

7 Chất lượng khí thải đầu ra có được kiểm soát hay không? Có đo nồng độ các chất xemcó vượt chỉ tiêu cho phép hay không?

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, đội kiểm toán đối chiếu với các quy định chung về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí hiện nay:

- Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNPFCCC) vào ngày 16/11/1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002 Đây là những văn bản pháp luật quốc tế quan trọng liên quan đến vấn đề môi trường không khí đô thị.

Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 04/2000/CT-TTg ngày 23/11/2000 về việc triển khaisử dụng xăng không pha chì bắt đầu áp dụng từ ngày 91/7/2001 trên toàn quốc góp phần giảm thiểu đáng kể hàm lượng chì trong không khí xung quanh ở các đô thị ở nước ta.

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan