Bài thu hoạch môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt nam: Phân Tích Tính Tất Yếu Lịch Sử Của Sự Lựa Chọn Con Đường Các Mạng Vô Sản Ở Việt Nam Trong Những Năm Đầu Thế Kỷ Xx, Liên Hệ Bản Thân....
Trang 1Chủ đề: Phân tích tính tất yếu lịch sử của sự lựa chọn con đường các
mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX Nhận thức và trách nhiệm của bản thân đồng chí đối với việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
BÀI LÀM PHẦN I: MỞ ĐẦU
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ và thắng lợi đã mở ra chân trời mới, thời đại lịch sử mới trong lịch sử nhân loại Di sản của Cách mạng Tháng Mười Nga để lại cho nhân loại chính là những giá trị cốt lõi về văn minh, tiến bộ, tình hữu ái nhân loại, tình yêu Tổ quốc Từ đó đã góp phần nuôi dưỡng khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Từ chỗ là một trào lưu tư tưởng
đã trở thành một phong trào hiện thực Phong trào hiện thực đó được bắt đầu từ khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, sau đó đã trở thành một hệ thống thế giới
từ giữa thế kỷ XX
Ở Việt Nam, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện ngay trong các Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhưng trong thực tế chủ nghĩa xã hội với tư cách là một phong trào hiện thực được bắt đầu từ năm 1954
ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước Hiện nay, mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới đang rơi vào thoái trào, song với những thành quả đã đạt được, các đặc trưng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành và ngày càng hoàn thiện là minh chứng sống động cho sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và chứng minh cho tính đúng đắn của việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta Việc nghiên tính tất yếu lịch sử của sự lựa chọn con đường các mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX từ đó bản thân có những nhận thức đúng đắn đối với việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Trang 2PHẦN II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Bối cảnh lịch sử những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế ký XX
Từ đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới đã phơi bày toàn bộ tính chất thối nát của nó Nhân dân lao động trên thế giới sống dưới ách cai trị của giai cấp tư sản và địa chủ đã đứng lên đấu tranh, nhưng chủ yếu là đấu tranh về kinh tế Giữa thế kỷ XIX, học thuyết Mác ra đời - học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, kết tinh tinh hoa lý luận chính trị thế giới, xâm nhập vào phong trào công nhân, làm cho giai cấp công nhân giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác trong thời kỳ
đế quốc chủ nghĩa, phát hiện ra sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, từ đó nêu lên quan điểm về sự thắng lợi của một cuộc cách mạng vô sản ở một số nước, hoặc thậm chí ở một nước với chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình
độ trung bình như nước Nga Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra thành công là kết quả nhận thức đó của V.I.Lênin Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động tích cực đến các cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại khá lâu so với các châu lục khác Châu Á phong kiến của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX vẫn là châu Á với xã hội trì trệ, sự phân hóa xã hội chậm chạp Đầu thế kỷ XX, tư tưởng tư sản cũng đã có ảnh hưởng đến một số nước Nổi bật nhất là ở Nhật Bản, khi nước này tiếp tục tư tưởng canh tân của Minh Trị từ năm 1868 để từng bước thoát khỏi nguy cơ thuộc địa của các nước phương Tây, tiến lên chủ nghĩa tư bản Tại Trung Quốc, cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) theo tư tưởng dân chủ tư sản, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo và các phong trào khác theo tư tưởng tư sản cũng có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước ở Việt Nam
Cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Việt Nam bị đế quốc Pháp dòm ngó Năm
1858, Pháp xâm lược Việt Nam Chính quyền phong kiến Việt Nam từng bước đầu
hàng Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp gồm có các xứ:
Trang 3Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ (của Việt Nam), Cao Miên (sau này gọi là Campuchia),
Ai Lao (sau này gọi là Lào), với các hình thức cai trị khác nhau Với việc thành lập
Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, Quốc hiệu Việt Nam bị mất trên bản đồ thế giới, xã hội Việt Nam phong kiến độc lập bị biến thành xã hội thuộc địa và phong kiến Thực dân Pháp thực thi chính sách cai trị ở Đông Dương với chế độ áp bức
chính trị hà khắc, khai thác, bóc lột kinh tế và nô dịch văn hóa nặng nề Chúng tiến hành các đợt khai thác thuộc địa lớn; đưa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Pháp vào Đông Dương trong khi vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến Quá trình cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là
do tác động trực tiếp của các đợt khai thác thuộc địa, đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi
Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành với việc thực dân Pháp thiết
lập các nhà máy, công xưởng, khu đồn điền Công nhân Việt Nam tuyệt đại đa số xuất thân trực tiếp từ người nông dân thiêu ruộng đất hoặc không có ruộng đất Từ
số lượng ít ỏi cuối thế kỷ XIX, cùng với nhịp độ khai thác thuộc địa ngày càng tăng của thực dân Pháp, số lượng giai cấp công nhân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX đã tăng lên đáng kể (khoảng hơn 250.000 người) Giai cấp công nhân Việt Nam có mâu thuẫn dân tộc sâu sắc đối với thực dân xâm lược Lúc đầu, giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần đấu tranh dân tộc và giai cấp nhưng ở trình độ
tự phát Càng về sau, nhất là từ thập niên thứ ba của thể kỷ XX trở đi, khi chủ nghĩa Mác-Lênin từng bước được truyền bá vào Việt Nam thì phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển sang trình độ tự giác, tức là không chỉ đấu tranh kinh tế
mà còn đẩu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản, đồng thời đấu tranh giải phóng dân tộc
Giai cấp nông dân Việt Nam bao gồm những cư dân đông đảo nhất Vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nông dân chiếm khoảng hơn 90% dân số Ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ Việt Nam, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cẩp nông dân còn có mâu thuẫn dân tộc Giai cấp nông dân Việt Nam sẵn sàng hưởng ứng các phong trào đấu tranh yêu nước theo tư tưởng phong
Trang 4kiến và tư tưởng tư sản, đặc biệt, càng về sau cùng với giai cấp công nhân trở thành lực lượng cách mạng chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo tư tưởng vô sản
Giai cấp địa chủ Việt Nam vẫn giữ quan hệ bóc lột địa tô Khi thực dân Pháp
thiết lập chế độ chính trị thuộc địa và phong kiến, trừ đại địa chủ có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp, còn lại địa chủ nhỏ và vừa đều có mâu thuẫn dân tộc, sẵn sàng đi cùng với giai cấp công nhân hoặc giai cấp tư sản trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam sinh ra sau giai cấp công nhân Nói chung,
tư sản dân tộc Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép trong kinh doanh Trừ tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp, còn lại tư sản dân tộc Việt Nam đều
có tinh thần yêu nước; ngoài mâu thuẫn giai cấp, còn có mâu thuẫn dân tộc
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam hình thành, chủ yếu là học sinh, trí thức, công
chức, viên chức của chế độ thuộc địa và những người thợ thủ công, những người tiểu thương Tầng lớp này gồm những người nhạy cảm với thời cuộc, chịu ảnh hưởng nhanh nhạy với những tư tưởng mới từ bên ngoài vào Việt Nam, một số hưởng ứng các phong trào giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng tư sản và một số
hưởng ứng các phong trào cứu nước theo hệ tư tưởng vô sản Sĩ phu phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bị phân hóa ngày càng sâu sắc Một bộ
phận vẫn giữ cốt cách phong kiến, một bộ phận chuyển sang tư tưởng tư sản hoặc
tư tưởng vô sản Một số người trong tầng lớp này trở thành yếu nhân của các phong trào yêu nước
Như vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biên đổi rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội Xã hội Việt Nam nổi lên mâu thuẫn rất
lớn là mâu thuẫn dân tộc Tất cả các giai cấp, tầng lớp đều có một “mẫu so chung”, đều có nhu cầu bức thiết đánh đố ách xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng đất nước.
Việc Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị hà khắc đối với dân tộc Việt Nam đó là sự chia rẽ chính trị, bóc lột về kinh tế nặng nề, ngu dân về văn hóa từ đó
Trang 5đã dân đến nhiều cuộc đấu tranh theo nhiều khuynh hướng khác nhau được diễn ra
sôi nổi, rộng khắp Tiêu biểu cho khuynh hướng phong kiến là Phong trào Cần Vương, một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát
động; theo khuynh hướng tư sản tiêu biểu do Phan Bội Châu chủ trương dựa vào
sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị
kẻ thù dập tắt Thực tiễn lịch sử qua các phong trào đấu tranh đòi hỏi cách mạng cần có một con đường đúng đắng để soi sáng
Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Ngày 5.6.1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành không phải theo tư tưởng, khuynh hướng phong kiến cũng như tư sản
mà người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây - nước
Pháp, quê hương của tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” và cũng là nước đang
thực hiện chế độ thực dân đối với dân tộc Việt Nam để tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi
Khát vọng và hoài bão lớn nhất là tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn
để giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào, hạnh phúc cho nhân dân Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin; từ khát vọng độc lập, giải phóng đất nước, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
Trang 6Giữa lúc đang trăn trở tìm một con đường cứu nước phù hợp thì Người tiếp nhận những thông tin đầu tiên về Cách mạng Tháng Mười, đó là cuộc cách mạng
“chưa từng có” trong thế kỷ XX, là cuộc cách mạng mang ý nghĩa lịch sử toàn cầu,
là cột mốc đánh dấu thời kỳ cách mạng mới vì những mục tiêu thời đại trên phạm
vi toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Với sự nhạy bén và khát vọng cháy bỏng của một người đang tìm đường cứu nước, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nắm bắt được giá trị đầu tiên và căn bản của Cách mạng Tháng Mười Nga, đó là sự giải phóng Từ đây, Nguyễn Tất Thành bắt đầu nghiên cứu về Cách mạng Tháng Mười và tìm đọc các quyển sách của V.I.Lênin, ấp ủ giấc mơ được gặp V.I.Lênin - người lãnh tụ của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động trên thế giới Tiếp xúc với bản Luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của V.I.Lênin, bằng sự mẫn cảm về chính trị, tư duy nhạy bén và kinh
nghiệm thực tiễn phong phú của những năm bôn ba trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước thuộc địa và tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam Mười hai luận điểm quan trọng trong bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin đã tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Ái Quốc và chính Người đã tiếp thu, bổ sung và phát triển sáng tạo các luận điểm này trong việc lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cũng như bước đầu triển khai lý luận về con đường giải phóng dân tộc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sau này,
Người nhớ lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng
tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng
mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Tiếp đến, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12.1920) Điều này có ý nghĩa rất quan trọng: Đó là trở thành người cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, chính thức đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta
Trang 7vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Sau khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin đến những thanh niên Việt Nam yêu nước, rồi tập hợp họ trong một tổ chức lấy tên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng), rồi
từ đó những thanh niên yêu nước đã được giác ngộ ấy lại tiếp tục về Tổ quốc để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng vô sản về nước làm chuyển biến các phong trào đấu tranh trong nước từ chỗ tự phát đến tự giác; gây dựng nên các tổ chức cách mạng: Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (cuối năm 1929) Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh trong nước dẫn đến yêu cầu cần có sự thống nhất về lãnh đạo, cần có sự ra đời của một chính đảng để thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
Sự ra đời của Đảng 1930 được đánh dấu tại Hội nghị từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người tiến lên chủ nghĩa xã hội, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Ngày 3 tháng 2 năm 1930 trở thành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự kiện thành lập Đảng là bước ngoặc vô cùng quan trọng của lịch sử dân tộc
ta đánh dấu sự lựa cọn con đường cách mạng Việt Nam, đồng thời đã chứng tỏ giai cấp vô sản đã đủ sức lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi
Đảng lãnh đạo thắng lợi cách mạng Việt Nam
Trang 8Từ sự lựa chọn ban đầu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh bại hai đế
quốc Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 và giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975; và sau đó
tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế Đó là những bằng chứng thực tế chứng minh tính đúng đắn của con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người đã tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam Qua mỗi bước ngoặt lịch sử, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Trên con đường đã chọn, có những thời điểm con đường cách mạng vô sản gặp nhiều khó khăn với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu - một tổn thất to lớn đối với các quốc gia theo chế độ Cộng sản và Xã hội Chủ nghĩa trên thế giới Sự sụp đổ này có nhiều nguyên nhân: khách quan là sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và chủ quan là từ ngay trong nội bộ nhà nước Xô Viết có nhiều yếu kém, bất cập Đó là sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý xã hội của chính quyền Xô Viết; sự chủ quan, duy ý chí, những sai lầm về đường lối, xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười trong xây dựng chế độ xã hội mới Tuy nhiên, đó là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là
ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội Sự sụp đổ của Liên Xô đã cảnh tỉnh đối với các nước đang tiếp tục kiên định con đường xã hội chủ nghĩa nhận ra những khuyết điểm của một mô hình chủ nghĩa xã hội, rút ra cho mình những bài học quan trọng để giữ vững chính quyền cách mạng: về xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết và luôn chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân lao động, ra sức phát huy dân chủ rộng rãi, bảo đảm quyền con người chân chính; về thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc; về xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế; về sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và mục tiêu xã hội chủ nghĩa
Trang 92 Nhận thức và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Bản thân với nhiệm vụ đang công tác tại cơ quan Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh huyện (A), tỉnh (B) Cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích cho Đoàn viên thanh niên, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng Đồng thời tuyên tuyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân Công tác tổ chức đoàn có
13 đoàn cơ sở với 196 chi đoàn với hơn 3.200 đoàn viên thanh niên là lực lượng đông đảo, năng động, sáng tạo, tiên phong trên tất cả các lĩnh vực Trong thời gian qua Đoàn thanh niên huyện đã triên khai nhiều hoạt động nhằm tạo sức lan tỏa, tích cực trong các hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết số 35- NQ/TW, ngày 25-10-2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” Các cấp bộ đoàn thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của tuổi trẻ huyện nhà nhằm thực hiện biện pháp đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện sai trái, góp phần tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Ngoài ra, Đoàn thanh niên huyện chỉ đạo tất cả các đoàn trực thuộc còn thành lập các trang Fanpage trên nền tảng Facebook nhằm đấu tranh các luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch bằng hình thức chia sẽ, tương tác các tin bài có nội dung tích cực, các bài viết các tấm gương người tốt, việc tốt từ nguồn chính thống như: Cổng thôn tin Trung ương Đoàn, Cổng thông tin Tỉnh (B), Cổng thông tin Huyện Đoàn (A)… Với phương châm của tuổi trẻ (B): “Lấy hoa thơm lấn dần cỏ dại” thông qua các hoạt động trên không gian mạng đã kịp thời nắm bắt các thông tin xuyên tạc, đi ngược lại chủ trương của Đảng và có hình thức phản bác, đấu tranh thích hợp Qua các hoạt động đã đăng tải, chia sẽ hàng trăm tin bài, video thu hút hàng ngàn lượt thích, chia sẽ
Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên huyện còn tuyên dương các gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực, phát động các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Đảng, về
Trang 10Đoàn, sáng tác các tác phầm truyền thông chào mừng Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cuộc thi tạo clip “Vũ điệu đi bầu”, phối hợp với tập đoàn VNPT thực hiện chương trình “Thankyou Viet Nam - Lan tỏa lời cảm ơn gây quỹ nhà nhân ái” , thành lập đội thanh niên tham hội thi Tuyên tuyên ca khúc Cách mạng, tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, duy trì hoạt động Câu lạc bộ Lý luận trẻ (A)… Từ đó đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đoàn viên thanh niên nhận thức về Đảng, lý tưởng cách mạng cho thanh niên Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, làm tốt vài trò của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
3 Một số giải pháp đối với việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và hiểu sâu sắc trách nhiệm của đoàn viên thanh niên đối với nhiệm vụ chính trị gắn với nhiệm vụ mà bản thân đang phụ trách, để giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cần làm tốt việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, khơi dậy tinh
thần yêu nước, giáo dục và nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên và thế hệ trẻ về những thành quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được qua từng giai đoạn lịch sử Nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng cho đảng viên trẻ, đoàn viên ưu tú, từ đó nâng cao khả năng lý luận góp phần thực hiện việc phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực phản động
Thứ hai, nâng cao nhận thức trong việc sử dụng mạng xã hội, truyền thông,
nhằm góp phần nâng cao sức đề kháng trong nhận diện và xử lý các vấn đề tiêu cực trên các trang mạng xã hội Kịp thời tuyên truyền các thông tin chính thống, thông tin tích cực, định hướng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các lĩnh vực, trên không gian mạng Phát động các phong trào thi đua tích cực trên các trang mạng xã hội