1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi

71 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Tác giả Nguyễn Huy Vũ
Người hướng dẫn ThS. Trần Tiến Lương
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023 – 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 38,77 MB

Nội dung

Tài liệu báo cáo về quá trình thực tập ở công ty USI kèm sơ đồ đấu nối, lưu đồ thuật toán của máy móc và hình ảnh liên quan về máy móc, quy trình sản xuất sản phẩm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

==========o0o==========

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mã: 13355 Học kỳ: 2 – Năm học: 2023 – 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trải qua khoảng thời gian thực tập ngắn ngủi, chúng em đã có dịp áp dụng các

lý thuyết vào thực tiễn, từ đó tích lũy thêm nhiều bài học quý giá Mặc dù chỉ hai thánglàm việc, nhưng chúng em đã thực sự mở mang được kiến thức và kỹ năng chuyênmôn thông qua sự thử thách và trải nghiệm thực tế Nhìn lại hành trình đã qua, em hiểu

rõ hơn tầm quan trọng của việc học hỏi và áp dụng kiến thức trực tiếp vào công việc,cũng như việc củng cố nền tảng lý thuyết mà nhà trường đã tạo dựng cho chúng em.Mặc dù ban đầu còn nhiều vấp ngã và non nớt trong nghề nghiệp, nhưng nhờ sự hướngdẫn của anh chị em trong Công ty TNHH USI Việt Nam, bọn em đã dần dần vữngbước hơn

Xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến ban quản lý của công ty và các đồngnghiệp đã không tiếc công về thời gian lẫn kinh nghiệm để hỗ trợ em và các bạn, mở

ra một môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp Em cũng xin bày tỏ lòngkính trọng và tạ ơn đối với các anh chị trong bộ phận IE/SME đã truyền đạt những bàihọc thực tế, giúp em tiến bộ từng ngày

Không thể không nhắc đến tấm lòng và lòng nhiệt huyết giáo dục của Ban giámhiệu và quý thầy cô tại Khoa điện, những người đã không quản ngại khó khăn để trang

bị cho chúng em những bài học đắt giá Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến thầyTrần Tiến Lương, người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn em hoàn thành bàibáo cáo thực tập này Em biết rằng báo cáo của mình vẫn còn nhiều hạn chế, do đó tôirất trân trọng và mong muốn nhận được sự phản hồi cũng như chỉ dẫn từ các thầy cô,nhằm mục tiêu hoàn thiện mình hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Ký và ghi rõ họ tên

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1

1.1 Giới thiệu công ty 1

1.2 Lĩnh vực hoạt động 3

1.3 Cơ cấu tổ chức 4

1.4 Nội quy, quy định chung của công ty 6

1.5 Quy định về bảo hộ lao động 8

1.5.1 Quy định về an toàn điện 8

1.5.2 Quy định về an toàn lao động 9

1.6 Vị trí, vai trò của kỹ sư điện trong quy trình vận hành 9

CHƯƠNG 2 GOLDEN LINE VÀ QUY TRÌNH LẮP RÁP SẢN PHẨM TRONG GOLDEN LINE 11

2.1 Khái quát về Golden line 11

2.1.1 Giới thiệu về Golden line 11

2.1.2 Layout của Golden line 11

2.2 Danh sách fixture và vật liệu sử dụng trong lắp ráp 12

2.3 Lưu trình 16

2.4 Quy trình vận hành của toàn bộ dây chuyền lắp ráp 17

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ MÁY TỰ ĐỘNG 27

3.1 Máy điểm keo tự động 27

3.1.1 Máy điểm keo tự động là gì? 27

3.1.2 Cấu tạo 27

3.1.3 Nguyên lý hoạt động 29

3.1.4 Các bước thiết lập điều khiển 30

3.1.5 Ưu điểm của máy điểm keo tự động 38

3.2 Máy bắn vít tự động 39

3.2.1 Giới thiệu chung 39

3.2.2 Cấu tạo 39

Trang 4

3.2.3 Bộ cấp vít tự động 40

3.2.4 Tuốc nơ vít điện 42

3.2.5 Nguyên lý hoạt động của máy bắn vít tự động 43

3.3 Bộ cố định sản phẩm hỗ trợ bắt vít 44

3.3.1 Các bộ phận của bộ cố định sản phẩm 45

3.4 Máy test sản phẩm 52

3.4.1 Cấu tạo bên ngoài của máy test 52

3.4.2 Thiết lập chương trình cho máy test 53

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 58

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Tập đoàn USI 1

Hình 1.2 Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Việt Nam 1

Hình 2.1 Bản vẽ layout 11

Hình 2.2 Hình ảnh layout golden line thực tế trên xưởng 12

Hình 2.3 Lưu trình các trạm lắp ráp trong dây chuyền 16

Hình 3.1 Cấu tạo mặt trước máy điểm keo tự động 28

Hình 3.2 Cấu tạo cụm phun keo 29

Hình 3.3 Cấu tạo mặt sau máy điểm keo tự động 29

Hình 3.4 Các vị trí nắp trên cần bơm keo (khoanh màu đỏ) 30

Hình 3.5 Chọn tọa độ ban đầu 31

Hình 3.6 Tạo chương trình mới 31

Hình 3.7 Màn hình chọn 2 điểm Mark 32

Hình 3.8 Lựa chọn tọa độ điểm Mark 33

Hình 3.9 Hoàn thành lựa chọn 2 điểm Mark 34

Hình 3.10 Thiết lập đường bơm keo 34

Hình 3.11 Tất cả các đường điểm keo trên sản phẩm 35

Hình 3.12 Nạp chương trình vừa tạo vào hệ thống 36

Hình 3.13 Bảng thông số máy điểm keo tự động 37

Hình 3.14 Lưu đồ thuật toán tổng quan của máy bơm keo tự động 38

Hình 3.15 Cấu tạo máy vặn vít tự động 39

Hình 3.16 Cấu tạo máy vặn vít tự động 40

Hình 3.17 Cấu tạo hộp cấp vít 41

Hình 3.18 Lưu đồ thuật toán của máy bắt vít tự động 42

Hình 3.20 Hình dáng bên trong 43

Hình 3.19 Hình dáng bên ngoài 43

Hình 3.21 Bộ cố định sản phẩm hỗ trợ bắt vít 44

Hình 3.22 Các bộ phận của máy bắt vít tự động 45

Hình 3.23 Các cảm biến quang phát hiện đầu vít tại vị trí cần bắt vít 46

Hình 3.25 Cấu trúc máy Test sản phẩm Rhino Cradle 54

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn 3Bảng 1.2 Quy định về bảo hộ lao động 9Bảng 2.1 Danh sách fixture trong golden line 13

Trang 7

MỞ ĐẦU

Những bước tiến lớn của ngành công nghệ điện tử tại Hải Phòng và trên phạm

vi toàn Việt Nam đã nổi bật trên bản đồ phát triển công nghiệp thế giới trong thập kỷqua Bên cạnh sự lớn mạnh của ngành công nghiệp nặng, ngành điện tử, đặc biệt làlĩnh vực bán dẫn, đã đóng vai trò như một động lực thực sự, với mức tăng trưởng đángkinh ngạc Để duy trì và thúc đẩy đà tăng trưởng này, sự đóng góp của các khu côngnghiệp cùng sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế là yếu tố không thểthiếu Với việc cập nhật không ngừng cơ sở vật chất và nâng cấp chất lượng sản xuất,những công ty này không những góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ramôi trường làm việc hiện đại cho nguồn nhân lực của mình

Đối với sinh viên như chúng em, những cơ hội thực tập giúp chúng em tiệm cậnnhanh chóng với thực tế nghề nghiệp, là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này.Thông qua thực tập, chúng em không chỉ có cái nhìn đầy đủ về môi trường làm việcsau khi tốt nghiệp mà còn được rèn giũa những kỹ năng thiết yếu, xây dựng mạng lướiquan hệ chuyên nghiệp và vận dụng lý thuyết vào thực tế

Trong kì thực tập vừa qua tại Công ty TNHH USI Việt Nam, em đã có cơ hộiđắc lợi được làm việc với những công nghệ hàng đầu và máy móc tối tân bậc nhất.Hơn nữa, sự quan tâm và chỉ dẫn từ các đồng nghiệp tại công ty đã tạo điều kiện cho

em tiến xa hơn trong việc hiểu biết và phát triển Báo cáo thực tập này là kết quả từ sự

cố gắng không mệt mỏi của em cùng với hướng dẫn từ các anh chị, đó cũng là bằngchứng cho quãng thời gian thực tập đầy giá trị mà em đã trải qua

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1.1 Giới thiệu công ty

Thông tin chung tập đoàn

Trang 9

- Công ty Universal Scientific Industrial Việt Nam (USIVN) là nhà sản xuất vàthiết kế thiết điện tử toàn cầu thuộc Universal Scientific Industrial (USI) toàn cầu USIđược thành lập tại Đài Loan từ năm 1976, là một thành viên của tập đoàn ASETechnology Holding – tập đoàn đi đầu thế giới về công nghệ mạch bán dẫn trong cácthiết bị thông minh Năm 2012 USI lên sàn chứng khoán Thượng Hải Main Board AShare, với doanh thu 8,6 tỉ USD (2021) và là ngôi nhà của 24.000 cán bộ công nhânviên Hiện công ty có 27 nhà máy trên 4 châu lục khắp thế giới.

đủ: Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Vietnam

 Thành lập tại Việt Nam ngày 15 tháng 6 năm 2020

Hình 1.1 Tập đoàn USI

Hình 1.2 Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Việt Nam

Trang 10

 Địa chỉ: Lô CN4.1H Khu công nghiệp Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải Phòng, ViệtNam.

 Số điện thoại: 02253859989

 Email: recruiting.hph@usiglobal.com

 Sản phẩm hiện tại: Bản mạch cho AppleWatch, Scanner PDA Logistic

 Hơn 1500 cán bộ công nhân viên

 Là một thành viên của tập đoàn USI Inc

 Công ty USI Việt Nam tọa lạc tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Thành phốHải Phòng, Việt Nam, chuyên phát triển và sản xuất các thiết bị đeo thông minh, tainghe, thiết bị không dây cho các thương hiệu hàng đầu toàn cầu như Apple, LG, Nhờ

vị trí đắc địa tại Hải Phòng, top 3 thành phố lớn nhất Việt Nam, USI Việt Nam cónguồn nhân lực chất lượng cao, thiết bị sản xuất tiên tiến và hệ thống quản lý để cungcấp dịch vụ thiết kế và sản xuất quy trình sản xuất chuyên nghiệp Ngoài ra, vì HảiPhòng là thành phố cảng sầm uất nhất ở phía bắc Việt Nam, USI Việt Nam có lợi thếđáng kể về giao thông thuận tiện và đa dạng (bằng đường hàng không, đường biển vàđường bộ) để cung cấp linh kiện điện tử và hàng hóa thành phẩm đáng tin cậy trên

toàn thế giới

Hình 1.3 Tổng giám đốc giao lưu cùng thực tập sinh

Trang 11

1.2 Lĩnh vực hoạt động

Bảng 1.1 dưới đây là các lĩnh vực sản xuất của tập đoàn

Bảng 1.1 Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn

Sảnphẩm

&

Vị tríthịtrường

Wi-Fi SiP

WW No.1 for Smart Phone &

WW No.1 for Watch,

Wristband…

LCD X-Y Board

TV, NB, Monitor

Côngnghiệp &

Ô tô & Y

tế(20%)

SHD & POS

WW No.2 forLogistics &

Wearhousing

Car Elictonics

Car LED Lighting Inverter

Power ModulexEV

Server/WSDocking forNB

Trang 12

Human Resources Department

1.3 Cơ cấu tổ chức

Quality Assurance

Quality SystemManagement

Design verification

Equipment Engineering Department

Industrial EngineeringDepartment

Factory AffairsAdministration

Production Technical

& AutomationTest Department

Production DepartmentLogistics SectionProduction Plan SectionProcurement Section

Material ControlSection

GENERAL

DIRECTOR

ManufacturingEngineering

Factory Affairs Service Division

Supply Chain Management

Manufacturing Service Division

Quality Management

Warehouse Section

Trang 13

Chức năng của từng phòng ban:

 General Director (Tổng giám đốc): là người phụ trách chung và là đại diện củacông ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động củacông ty, hoạch định phương hướng mục tiêu dài hạn, ngắn hạn cho công ty Tổng giámđốc kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, trưởng phòng ban nhằm hoàn thành các kếhoạch, nhiệm vụ được giao

 Supply Chain Management (Quản lý chuỗi cung ứng): Quản lý các hoạt độngliên quan đến chuỗi cung ứng, duy trì tiến độ sản xuất và xây dựng kế hoạch; kiểmsoát vật liệu BOM; mua vật liệu BOM và vật liệu không phải BOM; quản lý hoạt động

lô hàng; mua và quản lý nguyên liệu tiêu hao cho sản xuất

 Manufacturing Service Division (Bộ phận dịch vụ sản xuất): Quản lý dâychuyền sản xuất; quản lý kỹ thuật sản xuất và thử nghiệm; tối ưu hóa OEE và hiệuquả/năng suất; thực hiện và xúc tiến chính sách của công ty

 Factory Affairs Service Division (Bộ phận vận hành nhà máy): Thiết kế, pháttriển và bảo trì máy móc tự động hóa và vật cố định; duy trì và tối ưu hóa tự động hóa;đánh giá và bảo trì thiết bị cơ sở; thiết lập và thực hiện chính sách tiết kiệm nănglượng; thiết lập công suất tiêu chuẩn của dây chuyền sản xuất, bảo trì dữ liệu; triểnkhai và cải tiến kỹ thuật lắp ráp hệ thống

 Quality Management (Quản lý chất lượng): Thiết kế và duy trì hệ thống quản lýchất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình và các bộ phận; xây dựng kếhoạch chiến lược chất lượng để tuân thủ mục tiêu hoạt động của công ty; thúc đẩy cảitiến liên tục hiệu suất chất lượng cho chỉ số hướng đến khách hàng; phát triển năng lựccủa nhân viên để duy trì nhu cầu phát triển của công ty; xây dựng, tạo động lực, pháttriển và hướng dẫn đồng đội chất lượng

 Human Resources Department (Nhân sự): Kiểm tra việc thành lập tổ chức, trong

đó làm rõ trách nhiệm và số lượng nhân viên của từng bộ phận; thực hiện việc tuyểndụng và triển khai để đáp ứng nhu cầu của công ty; xây dựng hệ thống đào tạo nhânviên nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên và lãnh đạo quản lý; tổ chức vàgiám sát hiệu suất của tất cả các bộ phận để cải thiện năng suất của nhân viên; lập kế

Trang 14

hoạch lương thưởng và phúc lợi phù hợp với yêu cầu của công ty để tạo động lực hiệuquả cho nhân viên.

Hình 1.4 Các quản lý toàn cầu của công ty

1.4 Nội quy, quy định chung của công ty

Nội quy 5S: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, sẵn sàng và săn sóc

 Sàng lọc: Hãy sàng lọc những vật dụng ở nơi làm việc thành những thứ cần thiết

và không cần thiết Trừ những thứ cần thiết thì dọn dẹp những thứ khác

 Sắp xếp: Đặt những vật dụng cần thiết để lại vào vị trí quy định, đặt ngay ngắn,đánh dấu

 Sạch sẽ: Dọn dẹp nơi làm việc, cả những nơi nhìn thấy và không nhìn thấy Giữcho nơi làm việc sạch đẹp

 Sẵn sàng: Duy trì kết quả 3S ở trên

 Săn sóc: Mỗi thành viên phát triển thói quen tốt và tuân thủ các quy tắc để làmviệc và trau dồi tinh thần chủ động duy trì 5S

Tiêu chuẩn 5S chung cho tất các nơi trong toàn nhà máy như sau:

 Không được phép mang những vật dụng không cần thiết cho công việc trongtừng khu vực (Trong mọi khu vực, không được phép mang những vật dụng không liênquan đến công việc)

 Cơ sở vật chất, thiết bị và nhân sự liên quan ở mỗi khu vực phải được vận hànhtheo các điều khoản liên quan của quy định 5S trong quy định của từng khu vực

Trang 15

 Tất cả các phương tiện, thiết bị, nhân sự vv liên quan đến khu vực phải đượctuân theo tiêu chuẩn của từng khu vực và các quy định 5S liên quan.

 Tất cả nhân viên trong toàn nhà máy phải mặc trang phục theo quy định củacông ty

 Bề mặt của các thiết bị và phương tiện cố định ở tất cả các khu vực phải đượcgiữ sạch sẽ (không có rác), không có rác trên mặt đất, các thiết bị và phương tiện trongđiều kiện phải được đánh dấu phù hợp

 Tất cả các thiết bị và phương tiện di chuyển trong khu vực phải được giữ sạch

sẽ, đặt gọn gàng và được đánh dấu phù hợp trong khu vực quy định

 Tất cả vật dụng và trang thiết bị trong tất các các khu vực phải được giữ sạch sẽ

và đặt trong khu vực quy định và được đánh dấu phù hợp Không được để rác trên mặtđất

 Môi trường ở tất cả các khu vực phải được giữ sạch sẽ cửa ra vào, cửa sổ,tường, sàn nhà, thiết bị, cơ sở vật chất… phải không có bụi bẩn, rác thải…

 Biển báo lối đi ở tất cả các khu vực đều đúng quy cách và được giữ sạch sẽ,không bị che khuất, không bị chồng đè, chiếm dụng…

 Màu sắc của đường vạch trong từng khu vực phải theo quy định (trừ trường hợpkhách hàng yêu cầu riêng) Màu vàng là lối đi khu vực làm việc hoặc dòng

Quy định trang phục nơi làm việc

 1, Mỗi cá nhân được yêu cầu trang phục gọn gàng, lịch sự và đeo thẻ nhân viênđúng quy định trước khi vào công ty

 2, Không mặc trang phục xuyên thấu, trang phục có đường cắt xẻ sâu, tránh lộnội y

 3, Mặc quần dài( quần dài tối thiểu đến mắt cá chân), không mặc áo sát nách,váy dây, quần cộc, quần đùi

 4, Đi giày hoặc dép quai hậu( yêu cầu có dây đai ở gót), không đi dép lê, giàysục, giày đạp gót

 5, Nhân viên nam: Không đi xăng đan, không mặc quần đùi, quần cộc, áo sátnách, cởi trần

 6, Nhân viên nữ: Không mặc áo hai dây, áo khoét nách, váy dây, quần cộc

Quy định trang phục trong xưởng

Trang 16

- Trước khi vào xưởng cần mặc áo tĩnh điện, đội mũ tĩnh điện, đi giày tĩnh điện…ngoài việc sử dụng làm trang phục bảo hộ còn có tác dụng tránh cho chi tiết bị trầyxước, vây bẩn trong quá trình làm việc trực tiếp Trong một số công đoạn đòi hỏi bắtbuộc sử dụng dây tĩnh điện, vì trong cơ thể người có một luồng điện tích lớn có thểlàm ảnh hưởng tới linh kiện, bản mạch Khi vào nhà xưởng bắt buộc người lao độngcần tuân thủ các nội quy trong xưởng như không hút thuốc lá, không sử dụng các dụng

cụ, vật dụng công nghệ cao có khả năng quay phim chụp ảnh , không đeo trang sức :vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, đồng hồ,…

- Quy định về đồng phục sạch sẽ, gọn gàng ,cho hết tóc vào trong mũ, kéo đầy đủkhóa áo, đeo thẻ hoạt động ngay ngắn, không đeo thẻ trước ngực, không để tóc ra khỏi

mũ ,không đi giày dẫm gót , chỉ ghi mã nhân viên và tên lên giày, nhuộm tóc sặc sỡ,không để móng tay dài, không sơn móng tay, không đeo đồ trang sức, không để áotrong dài hơn áo ngoài

Hình 1.5 Đồ bảo hộ trước khi làm việc trong xưởng

1.5 Quy định về bảo hộ lao động

Trang 17

1.5.1 Quy định về an toàn điện

 Người được phép thao tác điện là những người có chuyên môn về điện và bằngcấp phù hợp với công việc đang thực hiện Ngoài ra, người thao tác phải tham gia khóahuấn luyện toàn diện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định

 Người thao tác điện phải tham gia huấn luyện an toàn điện công nghiệp định kỳ

ít nhất mỗi năm 01 lần Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toànđiện trước khi được phép thao tác điện

 Người làm việc với điện phải kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sứckhỏe định kỳ và đảm bảo đủ sức khỏe làm việc theo quy định pháp luật

 Người làm việc với điện phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đầy đủ các trang

bị bảo hộ phù hợp công việc sẽ thực hiện

1.5.2 Quy định về an toàn lao động

Bảng 1.2 dưới đây là những quy định về bảo hộ lao động trong công ty

Bảng 1.2 Quy định về bảo hộ lao động

Mối nguy Mô tả mối

Các biện pháp phòng ngừa vàyêu cầu trang bị bảo hộ lao độngTiếng ồn Giảm thính

lực

Phòng máy nén khícủa FA

Đeo nút bịt tai khi vào khu vựcnày

Hóa chất Kích ứng

mắt, kích ứng

da nhẹ, hôhấp

Khu vực sản xuấttầng 2 (underfill,công đoạn rửakhuôn…)

Tránh xa khu vực sử dụng hóachất nếu không trang bị bảo hộlao động

Đeo khẩu trang than hoạt tính khi

đi vào các khu vực có hóa chất

X - ray Bức xạ tia X Khu vực sản xuất

tầng 2 (khu vực vậnhành máy X ray)

Không vào khu vực layout củathiết bị X ray nếu không phải lànhân viên vận hành và không đeoliều kế cá nhân

Không nhìn thẳng vào ánh sánglaser bằng mắt thường; Mang

Trang 18

lazer, cắt lazer…) kính bảo vệ khi cần thiết

1.6 Vị trí, vai trò của kỹ sư điện trong quy trình vận hành

Nhiệm vụ chính của kỹ sư công đoạn:

 Lập kế hoạch trước cho sản phẩm mới

 Tiến hành đánh giá sản xuất hàng loạt

 Lập kế hoạch năng lực/lập kế hoạch bố trí dây chuyền sản xuất/lập kế hoạchnhân lực sản phẩm

 Thiết kế quy trình và các tài liệu sản xuất (chẳng hạn như MOI lắp ráp, MOIngoại quan, MOI đóng gói)

 Giải quyết các vấn đề của dây chuyền sản xuất và phân tích các sản phẩm bị lỗi

để cải thiện năng suất và năng suất sản xuất

 Giảng dạy và đào tạo người vận hành dây chuyền sản xuất (bao gồm giấy chứngnhận/kiểm tra)

 Thiết kế đồ gá

 Cung cấp các đơn hàng công việc nặng làm cơ sở cho các dây chuyền sản xuấttheo đơn đặt hàng công việc nặng

 Tham gia vào các dự án cải tiến

Nhiệm vụ chính của kỹ thuật viên:

 Giải quyết các vấn đề kỹ thuật của dây chuyền sản xuất và phân tích các sảnphẩm bị lỗi để cải thiện năng suất và năng suất sản xuất

 Giảng dạy và đào tạo người vận hành dây chuyền sản xuất (bao gồm giấy chứngnhận/kiểm tra)

 Thiết kế đồ gá

 Cung cấp các đơn hàng công việc nặng làm cơ sở cho các dây chuyền sản xuấttheo đơn đặt hàng công việc nặng

 Gửi, nhận công việc

 Tạo dữ liệu MOI có thể thay thế hiện trường

 Bảo trì hệ thống BOM SFIS

Trang 19

CHƯƠNG 2 GOLDEN LINE VÀ QUY TRÌNH LẮP RÁP SẢN PHẨM TRONG

GOLDEN LINE 2.1 Khái quát về Golden line

2.1.1 Giới thiệu về Golden line

Golden line là dây chuyền lắp ráp thử nghiệm sản phẩm mới trước khi đưa vàosản xuất hàng loạt Đây cũng là dây chuyền để đào tạo công nhân phục vụ cho dâychuyền láp ráp chính thức

Sản phẩm mà công ty đưa vào sản xuất là máy quét mã vạch (Scanner) Công tysản xuất các loại scanner là Elektra G-R-S, Gambit G-S và Deredevil (G = Gun, R =Rotate, S = Straight), Chimera, Cricket, Mantis, Oxpecker…

2.1.2 Layout của Golden line

Hình 2.3 Bản vẽ layout

Trang 20

Hình 2.4 Hình ảnh layout golden line thực tế trên xưởng

Layout của dây chuyền lắp ráp bao gồm:

 Bàn làm việc, ổ cắm, dây mạng

 Hệ thống đường ống khí nén: cung cấp khí nén để phục vụ chức năng hoạt độngcủa máy như: hút chân không, ép, dập, xả bụi, xả tĩnh điện

 Dây ESD cho con người, cho fixture và bàn làm việc

2.2 Danh sách fixture và vật liệu sử dụng trong lắp ráp.

Dưới đây là bảng liệt kê danh sách các fixture sử dụng trong dây chuyền

Trang 21

Bảng 2.3 Danh sách fixture trong golden line

Hiệu chỉnh mô-menxoắn cho phù hợp vớigiá trị đặt trên MOI

Trang 22

5 Đồ gá hỗ

trợ lắp ráp

Press fixture

Hỗ trợ các đối tượnglắp ráp, định vị, ép…khi hoạt động lắp rápyêu cầu hỗ trợ đồ gáđặc biệt theo yêu cầucủa MOI (VD: épbản mạch, TP, bànphím, hỗ trợ bắn vít,

hỗ trợ hút chânkhông…)

Trang 23

Lưu mã vạch của bộphận được quét vào

hệ thống SFIS

10 Máy quét

Quét mã vạch trên bộphận của sản phẩm

để nhập vào hệthống

11 Súng hơi

Loại bỏ bụi trên bềmặt bàn làm việc,dụng cụ, vật liệu

12 Súng ion

Khử tĩnh điện vàgiảm bụi bám trêncác linh kiện

13 Quạt ion

Khử tĩnh điện vàgiảm bụi bám trêncác linh kiện

nhãn dán

In nhãn cho sảnphẩm khi hoàn thànhlắp ráp và đóng gói

Đóng rắn keo sau khi

đã gắn linh kiện, vậtliệu

Trang 25

tục từ ASM8 đến ASM9-1, ASM9, ASM10, ASM11, INNER Trước khi hoàn thànhquá trình lắp ráp tại trạm ASM12 thì thành phẩm trong quá trình lắp ráp từ các trạmSub3, Sub4, Sub5, Sub6 phải được chuyển đến INNER Sau khi lắp ráp xong, scanner

sẽ được các kỹ sư TE kiểm tra (các chức năng, phần mềm, bàn phím, màn hình,camera…) thông qua các trạm Test Sau đó sẽ được dán mã vạch ở trạm MFG Label.Quét mã SN sau đó đóng gói và chuyển vào kho

2.4 Quy trình vận hành của toàn bộ dây chuyền lắp ráp

Fixture sử dụng cho ASM1: bộ cố định phím

Khay phím cố định của fixture bao gồm:

Bộ cố định phím benzel 29, 38, 47 phím tuỳ thuộc vào mã sản phẩm được nhận từ nhàcung cấp

Trang 27

ASM1: Dán mái vòm kim loại vào bàn phím và lắp ráp bàn phím.

Bước 1: Đặt tấm vòm kim loại vào gá cố định sau đó bật công tắc hút chân không vàdán nó vào bản mạch bàn phím (bản mạch đã được khử tĩnh điện)

Bước 2: Đặt bản mạch bàn phím vào nắp trên Đặt Bezel (loại 29/38/47 phím) vào gá

cố định rồi dán lưới chống bụi lên Bezel và cả bàn phím cao su

Bước 3: Đặt Bezel vào bàn phím cao su sau đó đặt nắp trên lên khay của máy bắn vít

tự động rồi khởi động máy

Bước 4: Kiểm tra ngoại quan sản phẩm và quét mã S/N vào hệ thống

ASM2: Lắp ráp vòng I/O và bảng mạch nguồn.

Bước 1: Làm sạch bảng mạch nguồn Lắp mạch dẻo FPC vào các đầu nối tương ứngcủa bảng mạch nguồn rồi dán băng dính đen lên đầu nối

Bước 2: Dán bảng mạch nguồn vào vỏ nhựa Lắp vòng chống thấm nước vào cổng I/Orồi chèn vào khe cắm I/O và khóa 2 vít cố định

Bước 3: Kiểm tra và quét mã S/N vào hệ thống

Trang 28

ASM3: Lắp ráp TP

Bước 1: Đặt tấm dính TP vào gá cố định của máy ép, đặt nắp trên trên miếng dán TPrồi ấn công tắc để bắt đầu ép (thông số áp suất: 24kgf ~ 32kgf, thời gian ép: 30s) Bước 2: Bóc lớp giấy màu xanh rồi đặt nắp trên lên gá cố định của máy ép để ép với

TP (thông số áp suất: 30kgf ~ 40kgf, thời gian ép: 45s) Dán lại màng bảo vệ vào bềmặt TP

Bước 2: Lau bề mặt cáp TP và dán tấm dính lên tấm kim loại trên cáp TP

Bước 3: lấy 1 miếng xốp rồi gắn vào rãnh của nắp cao su LCD

Trang 29

Bước 4: dán đệm cho FPC vào mặt sau của khung kim loại

ASM6: Lắp ráp LCD

Bước 1: Lắp ráp khung LCD với màn hình LCD

Bước 2: Dán băng màu vàng vào khe cố định của máy hút chân không Căn chỉnh vị trímàn hình LCD rồi dán băng dính để cố định miếng đệm cao su rồi mới quấn chặt mànhình

Trang 30

Bước 3: Đặt miếng xốp poron lên máy hút chân không và dán vào mặt sau màn hìnhLCD Đặt LCD vào khung sắt chính.

Bước 1: Kiểm tra ngoại quan và vệ sinh LCD

Bước 2: Lắp khung sắt chính vào nắp trên và kiểm tra ngoại quan sau đó dán màng bảo

vệ TP Dán miếng băng dính đen vào đầu nối và FPC

Trang 31

Sub1: Mặt trước MB và gắn tụ điện

Bước 1: Ráp các vỏ sắt vào các vị trí tương ứng của MB

Bước 2: Đặt M/B vào bộ cố định và chạy chương trình tra keo Sau

khi tra keo xong tụ điện phải ở đúng vị trí, sau đó đặt vào tủ đóng rắn

(thời gian: 2 giờ)

Sub2: Hàn chân tụ điện

Bước 1: Cài đặt nhiệt độ mỏ hàn trong khoảng 370 ÷ 450oC

Bước 2: Hàn 4 điểm ở hai mặt của chân tụ điện Kiểm tra lại chân

PIN

ASM8: Khung chính với nắp trên

Bước 1: Đặt nắp trên vào gá cố định và khóa vít Kết nối mạch FPC với bản mạchchính và bản mạch chủ

Bước 2: Dán băng dính đen vào vị trí TP FPC

Tấm chắn che WIFI

CODEC Tấm chắn che PMIC

Tấm chắn che CPU T00L3006

34

Trang 32

ASM9-1: Lắp ráp máy quét.

Bước 1: Lắp FPC vào đầu nối phẳng của máy quét rồi đưa vào đồ gá và ép thủ công.Bước 2: Lắp máy quét vào giá đỡ và bắn vít cố định Gắn đệm chữ L vào khung

ASM9: Lắp ráp máy quét

Bước 1: Đặt nắp trên vào gá cố định và khóa 3 vít

Bước 2: Dán miếng xốp lên tấm sắt Lắp đầu nối FPC vào đầu nối trên bo mạch chủsau đó cố định giá đỡ vào bo mạch chủ

Trang 33

ASM10: Lắp NFC và cáp FPC

Bước 1: Đặt ăng-ten NFC vào máy ép sau đó đặt giá đỡ NFC để bắt đầu ép cố định(Thông số áp suất: 13.0Kgf ~ 18.0kgf, thời gian ép: 30s)

Bước 2: Uốn cong ăng-ten NFC và gắn nó vào giá đỡ

Bước 3: Cắm cáp FPC vào đầu nối tương ứng trên bo mạch chủ

ASM11: Lắp ăng-ten ASM

Bước 1: Cắm khóa hai cáp WIFI_AUX (dây trắng) và WIFI_MAIN (dây đen) vào đầunối tương ứng trên bo mạch chủ

Bước 2: Chèn giá đỡ ăng-ten WIFI vào giữa giá đỡ NFC và giá đỡ máy quét rồi khóa 4vít (mô-men xoắn: 1.5±0.15kgf-cm)

Sub3: Loa và nắp trên

Bước 1: Đặt loa vào khung cò súng rồi đặt vào bộ cố định ép loa (Thông số áp suất:3.0 ~ 5.0kgf, thời gian ép: 30s)

Bước 2: Dán nhãn model vào vỏ dưới và dán 1 tấm poron lên giá đỡ cò súng

Trang 34

Sub4: Lắp đặt giá đỡ cò súng

Bước 1: Lắp cò súng vào nắp dưới sau đó lắp bảng mạch cò súng

Bước 2: Lắp ráp lò xo vào lỗ của giá đỡ cò súng

Bước 3: Đặt nắp dưới vào bộ cố định sau đó đặt giá đỡ cò súng vào nắp dưới

Bước 4: Luồn 2 dây cáp qua lẫy của giá đỡ cò súng, khóa 4 vít cố định giá đỡ cò súngvới nắp dưới

Trang 35

Tháo băng dính vàng, đặt và ấn vòng chống thấm vào rãnh tương ứng.

INNER: Kiểm tra ngoại quan sản phẩm

Bước 1: Dán miếng bọt pogo trên đầu nối, chèn ống bọc cao su vào đầu máy quét.Bước 2: Kiểm tra ngoại quan nắp trên: màn hình, cáp, ăng-ten, vít…

Bước 3: Kiểm tra ngoại quan nắp dưới: thấu kính, loa, nút bấm, vòng chống thấm, bềmặt của nắp…

Ngày đăng: 16/05/2024, 15:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tập đoàn USI - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 1.1. Tập đoàn USI (Trang 9)
Hình 1.2. Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Việt Nam - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 1.2. Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Việt Nam (Trang 9)
Bảng 1.1 dưới đây là các lĩnh vực sản xuất của tập đoàn. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Bảng 1.1 dưới đây là các lĩnh vực sản xuất của tập đoàn (Trang 11)
Hình 1.4. Các quản lý toàn cầu của công ty - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 1.4. Các quản lý toàn cầu của công ty (Trang 14)
Hình 1.5. Đồ bảo hộ trước khi làm việc trong xưởng - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 1.5. Đồ bảo hộ trước khi làm việc trong xưởng (Trang 16)
Bảng 1.2 dưới đây là những quy định về bảo hộ lao động trong công ty. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Bảng 1.2 dưới đây là những quy định về bảo hộ lao động trong công ty (Trang 17)
Hình 2.3 Bản vẽ layout - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 2.3 Bản vẽ layout (Trang 19)
Hình 2.4 Hình ảnh layout golden line thực tế trên xưởng - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 2.4 Hình ảnh layout golden line thực tế trên xưởng (Trang 20)
Bảng 2.3 Danh sách fixture trong golden line - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Bảng 2.3 Danh sách fixture trong golden line (Trang 21)
Hình 2.5 Lưu trình các trạm lắp ráp trong dây chuyền - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 2.5 Lưu trình các trạm lắp ráp trong dây chuyền (Trang 24)
Hình 3.6 Cấu tạo mặt trước máy điểm keo tự động - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.6 Cấu tạo mặt trước máy điểm keo tự động (Trang 38)
Hình 3.9 Các vị trí nắp trên cần bơm keo (khoanh màu đỏ) - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.9 Các vị trí nắp trên cần bơm keo (khoanh màu đỏ) (Trang 40)
Hình 3.10 Chọn tọa độ ban đầu - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.10 Chọn tọa độ ban đầu (Trang 41)
Hình 3.11 Tạo chương trình mới - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.11 Tạo chương trình mới (Trang 42)
Hình 3.12 Màn hình chọn 2 điểm Mark - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.12 Màn hình chọn 2 điểm Mark (Trang 42)
Hình 3.13 Lựa chọn tọa độ điểm Mark - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.13 Lựa chọn tọa độ điểm Mark (Trang 43)
Hình 3.14 Hoàn thành lựa chọn 2 điểm Mark - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.14 Hoàn thành lựa chọn 2 điểm Mark (Trang 44)
Hình 3.15 Thiết lập đường bơm keo - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.15 Thiết lập đường bơm keo (Trang 45)
Hình 3.16 Tất cả các đường điểm keo trên sản phẩm - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.16 Tất cả các đường điểm keo trên sản phẩm (Trang 46)
Hình 3.17 Nạp chương trình vừa tạo vào hệ thống - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.17 Nạp chương trình vừa tạo vào hệ thống (Trang 47)
Hình 3.18 Bảng thông số máy điểm keo tự động - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.18 Bảng thông số máy điểm keo tự động (Trang 48)
Hình 3.14 Lưu đồ thuật toán tổng quan của máy bơm keo tự động - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.14 Lưu đồ thuật toán tổng quan của máy bơm keo tự động (Trang 49)
Hình 3.15 Cấu tạo máy vặn vít tự động - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.15 Cấu tạo máy vặn vít tự động (Trang 51)
Hình 3.16 Cấu tạo máy vặn vít tự động - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.16 Cấu tạo máy vặn vít tự động (Trang 52)
Hình 3.17 Cấu tạo hộp cấp vít - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.17 Cấu tạo hộp cấp vít (Trang 53)
Hình 3.18 Lưu đồ thuật toán của máy bắt vít tự động - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.18 Lưu đồ thuật toán của máy bắt vít tự động (Trang 54)
Hình 3.22 Các bộ phận của máy bắt vít tự động - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.22 Các bộ phận của máy bắt vít tự động (Trang 57)
Hình 3.23 Các cảm biến quang phát hiện đầu vít tại vị trí cần bắt vít - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 3.23 Các cảm biến quang phát hiện đầu vít tại vị trí cần bắt vít (Trang 58)
Hình 0.24 Cấu tạo bên ngoài của máy kiểm tra chức năng sản phẩm Rhino Cradle - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 0.24 Cấu tạo bên ngoài của máy kiểm tra chức năng sản phẩm Rhino Cradle (Trang 64)
Hình 0.25 Cấu trúc máy Test sản phẩm Rhino Cradle - Báo cáo thực tập tốt nghiệp usi
Hình 0.25 Cấu trúc máy Test sản phẩm Rhino Cradle (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w