1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

do thiếu tiền tiêu xài nên a sinh năm 1983 chạy xe đến nhà bạn mình là anh b để mượn tiền trên đường đi a nghĩ nếu nhà anh b

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Do Thiếu Tiền Tiêu Xài Nên A Sinh Năm 1983 Chạy Xe Đến Nhà Bạn Mình Là Anh B Để Mượn Tiền
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 31,27 KB

Nội dung

Cụ thể trong tìnhhuống trên là xâm phạm đến khách thể là: chị C, quyền sở hữu về tài sản củaanh B và chị C 9 nhẫn vàng trọng lượng từ 0,5-1 chỉ/chiếc, 6 nhẫn vàng trọnglượng 2 chỉ/chiếc

Trang 1

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

I Tình huống và câu hỏi 1

II Giải quyết tình huống 2

1 Tội danh và khung hình phạt 2

2 Tội danh và khung hình phạt tăng nặng: 4

3 Vấn đề nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội Cướp tài sản 5

4 Vấn đề tái phạm nguy hiểm 8

TỔNG KẾT 10

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện nay, cùng với sự phát triển của vật chất trong toàn xã hội cũng như của cải của mỗi cá nhân, vấn đến liên quan đến sở hữu tài sản và bảo vệ sở hữu tài sản càng quan trọng và cần kíp hơn bao giờ hết Trong BLHS

1999 và cả trong BLHS 2015, chương Các tội phạm liên quan đến sở hữu rất được quan tâm, chú trọng Tuy nhiên, trên lý thuyết cũng như trong thực tế, Nhóm tội phạm này tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan gây tranh cãi Để tiếp cận gần hơn cũng như hiểu sâu hơn về Nhóm tội phạm này, Nhóm II lớp K2B trên

cơ sở giải quyết tình huống bài tập nhóm sẽ đưa ra giải quyết một số vấn đề có liên quan đến nội dung Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, cụ thể ở đây là Tội cướp tài sản

I Tình huống và câu hỏi

Do thiếu tiền tiêu xài nên A (sinh năm 1983) chạy xe đến nhà bạn mình là anh B để mượn tiền Trên đường đi, A nghĩ nếu nhà anh B không ai ở nhà thì sẽ đột nhập vào nhà để lấy tài sản A đến nhà anh B, thấy cổng nhà khóa trái, A đã

Trang 2

tìm cách trèo vào nhưng không thành nên lên tiếng gọi người nhà Lúc này, vợ anh B là chị C ra mở cổng Vào nhà một lúc, A viện lý do khát nước đã nhờ chị

C pha một ly nước chanh để uống Khi chị C đi vào phòng bếp, A lặng lẽ bám theo rồi bất ngờ lao đến dùng chiếc gậy thủ sẵn trong người đánh nhiều nhát vào chị C làm chị C bất tỉnh, ngã xuống sàn nhà Sau đó, A lục lấy được 9 nhẫn vàng trọng lượng từ 0,5-1 chỉ/chiếc, 6 nhẫn vàng trọng lượng 2 chỉ/chiếc và 3 triệu đồng rồi tẩu thoát Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 58 triệu đồng Chị C được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu và bị tổn hại sức khoẻ 25%

Hỏi:

a Xác định tội danh và khung hình phạt có thể áp dụng đối với A

b Giả sử chị C ngã xuống, đầu đập vào nền gạch dẫn đến chết thì tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Tại sao?

c Giả sử sau khi đánh nhiều nhát vào chị C làm chị C bất tỉnh, ngã xuống sàn nhà gây thương tích 25%, A do hoảng sợ nên đã bỏ chạy thì A có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không? Tại sao?

Tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A trong trường hợp này được xác định như thế nào? Tại sao?

d Giả sử A đang có tiền án về tội cướp giật tài sản thì trường hợp phạm tội của A có bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?

II Giải quyết tình huống

1 Tội danh và khung hình phạt

Trang 3

Trên cơ sở phân tích các hành vi và tình tiết của tình huống, có thể khẳng định A phạm tội cướp tài sản, được quy định tại Điều 168 BLHS 2015

 Khách thể của tội phạm

Tội cướp tài sản xâm phạm đến hai khách thể trực tiếp là quyền sở hữu về tài sản và quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng sức khỏe Cụ thể trong tình huống trên là xâm phạm đến khách thể là: chị C, quyền sở hữu về tài sản của anh B và chị C (9 nhẫn vàng trọng lượng từ 0,5-1 chỉ/chiếc, 6 nhẫn vàng trọng lượng 2 chỉ/chiếc và 3 triệu đồng) và sức khỏe của chị C: chị C bị tổn hại sức khoẻ 25%

 Mặt khách quan

Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản: là hành vi dùng sức mạnh thể chất tác động đến thân thể của người khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của họ với ý thức làm tê liệt ý chí phản kháng của

họ, nhằm chiếm đoạt tài sản Người phạm tội có thể sử dụng công cụ, phương tiện hoặc không có công cụ phương tiện tác động vào thân thể người khác Đối tượng tác động có thể là chủ tài sản hoặc bất kỳ người nào mà người phạm tội cho rằng có thể ngăn cản chiếm đoạt tài sản của mình

Hành vi dùng vũ lực tấn công nạn nhân ở tội cướp tài sản có thể gây ra thương tích, gây tổn hại sức khỏe người khác hoặc gây chết người

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản: là hành vi đe dọa dùng ngay lập tức, tại chỗ sức mạnh thể chất với ý thức làm cho

Trang 4

người bị đe dọa có căn cứ để lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện ngay nếu không để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản

Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản: là hành vi khác ngoài hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc có khả năng làm cho người khác lâm vào tình trạng tê liệt sức phản kháng

Tội cướp tài sản hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong những hành vi được mô tả trong điều luật

Trong tình huống trên, hành vi khách quan là: A bất ngờ lao đến dùng chiếc gậy thủ sẵn trong người đánh nhiều nhát vào chị C làm chị C bất tỉnh, ngã xuống sàn nhà Đây là hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho chị C lâm vào tình trạng tê liệt sức phản kháng, bất tỉnh tại chỗ

 Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người đủ tuổi chịu TNHS theo khoản 2 Điều 12 BLHS và có NLTNHS tức là người đó không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Anh A ( sinh năm 1983) tức là 33 tuổi, đã đủ tuổi chịu TNHS theo khoản 2 Điều 12 BLHS

2015 “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc

Trang 5

nhằm chiếm đoạt tài sản “và A không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà

không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

 Mặt chủ quan

Tội cướp tài sản được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và mong muốn thực hiện hành vi đó Mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác

A đã cố ý thực hiện tội phạm mặc dù A nhận thức rõ hành vi cướp tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi tấn công chị C nhằm mục đích cướp tài sản A đến nhà anh B, thấy cổng nhà khóa trái, A đã tìm cách trèo vào nhưng không thành Do đó A mới lên tiếng gọi người nhà, vợ anh B là chị C ra mở cổng để nhằm lúc chị C không để ý, A bất ngờ lao đến đánh nhiều nhát vào chị C làm chị C bất tỉnh chiếm đoạt số tài sản giá trị của chị C và anh B

 Định khung hình phạt

Căn cứ điểm c, d khoản 2 Điều 168 BLHS 2015:

“2 Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15

năm:

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%”

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”

Trang 6

Trong tình huống trên, chị C bị tổn hại sức khoẻ 25% đồng thời chiếm đoạt 9 nhẫn vàng trọng lượng từ 0,5-1 chỉ/chiếc, 6 nhẫn vàng trọng lượng 2 chỉ/chiếc

và 3 triệu đồng; tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 58 triệu đồng nên khung hình phạt áp dụng với A là từ 07 năm đến 15 năm tù

2 Tội danh và khung hình phạt tăng nặng:

Giả sử chị C ngã xuống, đầu đập vào nền gạch dẫn đến chết thì tội danh của

A không thay đổi nhưng khung hình phạt thì có thay đổi Trong trường hợp này,

A vẫn phạm vào tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168, BLHS 2015 Tuy nhiên, khung hình phạt của A ở đây là khung hình phạt tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 168, BLHS 2015 Cướp tài sản làm chết người là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi cướp tài sản (dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản) và đã gây hậu quả chết người Mặc dù hậu quả cuối cùng là chị C chết nhưng chúng ta cần phân biệt rõ đây là trường hợp cướp tài sản làm chết người chứ không phải là giết người Bởi mục đích khi thực hiện hành vi phạm tội của anh A là nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà chị C, anh A không hề có ý định từ đầu là sẽ giết chị C và mong muốn chị C chết, anh A chỉ muốn làm cho chị C rơi vào tình trạng không thể khống chế được hành vi của mình để bản thân chiếm đoạt tài sản nhanh chóng và dễ dàng hơn

Khách thể:

Tội cướp tài sản xâm phạm đến hai khách thể trực tiếp đó là quyền sở hữu về tài sản và quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe Trong trường hợp này, A đã thực hiện hành vi dùng vũ lực để nhằm chiếm đoạt lấy tài sản của nhà

Trang 7

chị C, đồng thời hành vi của A cũng đã làm hại đến tính mạng của chị C dẫn đến chị C chết Vậy đối tượng tác động trong trường hợp này đó là tài sản của của chị C và tính mạng của chị C

Mặt khách quan:

A đã thực hiện hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của chị C là dùng chiếc gậy được thủ sẵn trong người mình đánh vào đầu chị C khiến chị C ngã xuống, đập đầu vào nền gạch và chết Hành vi của A là hành vi dùng sức mạnh thể chất tác động đến thân thể của chị C gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của chị C dẫn đến hậu quả cuối cùng là chị C chết

Chủ thể:

Nhận thấy trong trường hợp này A sinh năm 1983 nên là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tội danh này

Mặt chủ quan:

Tội cướp tài sản được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp, tuy nhiên lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người là lỗi vô ý, nghĩa là người phạm tội không mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra, cũng không để mặc cho hậu qủa chết người xảy ra mà cho rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc khi thực hiện hành vi cướp tài sản người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người nhưng người đó phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó Trong trường hợp này, A cố ý thực hiện hành vi dùng vũ lực

để nhằm chiếm đoạt tài sản của chị C nhưng đối với hậu quả làm chị C chết thì

Trang 8

lỗi của A là lỗi vô ý A dùng chiếc gậy thủ sẵn trong người đánh vào chị C nhiều nhát với ý thức làm tê liệt ý chí phản kháng của chị C, với mục đích là nhằm làm cho chị C không thể chống cự được để A dễ dàng chiếm đoạt tài sản của nhà chị

C chứ A không có ý định giết chết chị C mặc dù khi dùng gậy đánh vào người chị C thì A phải nhận thức được và thấy trước hậu quả là có thể làm chị C chết

3 Vấn đề nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đối với tội Cướp tài sản

Cơ sở pháp lý

 Tội cướp tài sản có cấu thành hình thức.

Khoản 1 điều 168 BLHS 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Như vậy theo quy định trên đối với tội cướp tài sản trong mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu của hành vi phạm tội (hành vi dùng vũ lực, đe doa dùng vũ lực ngay tức khắc, hành vi khác), không quy định dấu hiệu hậu quả có xảy ra hay không Do đó, tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức (hành động phạm tội, được thực hiện bởi lỗi cố ý trực tiếp) Tội phạm có cấu thành hình thức là tội phạm mà mặt khách quan của tội phạm chỉ có duy nhất một yếu

tố bắt buộc của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội Đối với tội có cấu thành hình thức thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi thoản mãn một trong những hành vi được quy định trong mặt khách quan của tội phạm

Trang 9

 Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Điều 16 BLHS 2015 quy định như sau:“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”

Để coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cần có các dấu hiệu: Dấu hiệu thứ nhất, Việc chấm dứt việc phạm tội phải xãy ra trong quá trình một người có hành vi chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc đã bắt đầu thực hiện hành vi thực hiện ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện được tội phạm đến cùng

Dấu hiệu thứ hai, Việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát Vấn đề tự nguyện nghĩa là theo ý chí của mình, Nghị quyết

số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5 tháng 1 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định có nhiều nguyên nhân dẫn đến không thực hiện tội phạm nhưng chỉ cần tự nguyện và dứt khoát đều được xem xét là Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Dứt khoát ở đây nghĩa là từ bỏ hẳn ý định phạm tội, không phải chỉ dừng lại tạm thời hay có sự chần chừ…

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình

sự về tội định phạm vì họ đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội khi họ không có bất kỳ

sự ngăn cản nảo Điều đó chứng tỏ họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa Tuy nhiên khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người chấm dứt chỉ được

Trang 10

miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm Nếu hành vi thực tế của họ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành đã

có đủ dấu hiệu cả các yếu tố cấu thành tội phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó, họ chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm chứ không được miễn trách nhiệm hình sự về tội hạm khác mà họ đã phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạ, chưa hoàn thành

Giải quyết đề bài

Từ những cơ sở trên và theo như giả thuyết của đề bài sau khi đánh nhiều nhát vào chị C làm chị C bất tỉnh, ngã xuống sàn nhà gây thương tích 25%, A do hoảng sợ nên đã bỏ chạy thì A không được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Việc A hoảng sợ khi thấy chị C ngã xuống sàn bất tỉnh mà bỏ chạy, tuy A bỏ chạy không thực hiện tiếp tội phạm là theo ý chí chủ quan của A nhưng không thể và không đủ căn cứ để chứng minh rằng A dứt khoát từ bỏ không thực hiện tiếp việc phạm tội Vậy chưa đủ căn cứ để khẳng định là A tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Bên cạnh đó, hành vi đánh nhiều nhát vào chị C

của A làm chị C bất tỉnh tức là đã thực hiện hành vi “dùng vũ lực” làm cho chị

C không thể phản kháng nhằm mục đích là chiếm đoạt tài sản Tội cướp là tội có

cấu thành hình thức vì vậy, kể từ thời điểm A “dùng vũ lực” đối với chị C thì tội

phạm đã hoàn thành Cho nên hành vi của A không thoả mãn điều kiện của việc

tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, vì vậy tội phạm đã hoàn thành thì cho

dù người phạm tội có sợ, hối hận, hay vì một lí do nào khác mà không thực hiện

Trang 11

đến cùng việc phạm tội thì cũng không được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Từ những phân tích trên có thể kết luận: A phạm tội cướp tài sản A phạm vào các Điểm c, d, đ Khoản 2 Điều 168 Tội cướp tài sản

Thứ nhất, việc A gây thương tích cho chị C với tỷ lệ thương tật 25% đã thỏa

mãn điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 168 BLHS 2015: “Gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương

cơ thể từ 11% đến 30%”.

Thứ hai, việc A chiếm đoạt tổng giá trị tài sản là 58 triệu đồng đã thỏa mãn

điều kiện quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 168 BLHS 2015: “Chiếm đoạt tài

sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”.

Thứ ba, việc A dùng chiếc gậy thủ sẵn trong người đánh chị C từ phía sau đã

thỏa mãn điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 168 BLHS 2015: “Sử

dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”.

4 Vấn đề tái phạm nguy hiểm

Cùng với sự phát triển của Bộ luật hình sự qua các năm 1985, năm 1999 và mới nhất là 2015, chế định về Tái phạm và Tái phạm đã được quy định rõ ràng,

cụ thể và ngày càng tiến bộ, phát triển, đảm bảo cho mục đích của Bộ luật hình

sự được thực hiện, bảo đảm Nếu trong Điều 40 BLHS 1985 quy định về Tái phạm và Tái phạm nguy hiểm chủ yếu liên quan đến hình phạt tù chưa được xóa

án tích thì đến BLHS 1999 phạm vi được mở rộng ra cho tất cả các hình phạt

Ngày đăng: 16/05/2024, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w