1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy tham mưu phòng không cấp phân đội trong quân chủng phòng không không quân việt nam hiện nay

211 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nguồn lực vàphát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội

Trang 1

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầyđủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Tài Công

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài và trong nước

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề

Chương 2MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LỰC VÀ PHÁTTRIỂN NGUỒN LỰC SĨ QUAN CHỈ HUY, THAM MƯUPHÒNG KHÔNG CẤP PHÂN ĐỘI TRONG QUÂNCHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN VIỆT NAM 36

2.1 Quan niệm, đặc điểm, vai trò nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội trong Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam 362.2 Quan niệm và những yếu tố quy định phát triển nguồn lực sĩ quan

chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng

Chương 3 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC SĨ QUAN CHỈ HUY, THAM MƯUPHÒNG KHÔNG CẤP PHÂN ĐỘI TRONG QUÂN CHỦNGPHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ

3.1 Ưu điểm, hạn chế của nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấpphân đội trong Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam hiện nay 843.2 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với phát

triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân độitrong Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam hiện nay 99

Chương 4YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC SĨQUAN CHỈ HUY, THAM MƯU PHÒNG KHÔNG CẤP PHÂN ĐỘITRONG QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN VIỆT

4.1 Yêu cầu phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấpphân đội trong Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam hiện nay 1214.2 Giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không

cấp phân đội trong Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam hiện nay 131

Trang 3

TTCHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦCHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Nguồn lực con người là nguồn lực giữ vị trí hàng đầu, quan trọng nhất,quyết định nhất trong hệ thống các nguồn lực để phát triển xã hội; đồng thờilà vấn đề chiến lược, khâu then chốt quyết định tiềm lực và sức mạnh của mỗiquốc gia, dân tộc Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nguồn lực con ngườitrong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta khẳng định: “con người là trung tâm, chủthể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị vănhóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảmsự phát triển bền vững” [34, tr.215 - 216].

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nóichung, sự nghiệp quản lý, bảo vệ bầu trời của Tổ quốc nói riêng, Đảng, Nhànước ta luôn quan tâm đầu tư xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại”, chú trọng ưu tiên một số quân chủng, binh chủng, lựclượng tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có Quân chủng PK - KQ Để hiện thựchóa mục tiêu đưa Quân chủng PK - KQ tiến thẳng lên hiện đại, vấn đề quantrọng hàng đầu là phải tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực PK - KQđảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và có chất lượng cao.

Nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trongQuân chủng PK - KQ là một bộ phận của nguồn lực sĩ quan trong Quân đội,bao gồm tổng hòa các yếu tố thuộc về mỗi sĩ quan và cả đội ngũ Đây lànguồn kế cận, kế tiếp của đội ngũ sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng khôngcấp trung và cao cấp của Quân chủng, lực lượng nòng cốt, trực tiếp quản lý,huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị, góp phần quan trọng xây dựng Quânchủng PK - KQ tinh, gọn, mạnh.

Những năm qua, quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương của Đảng,Nhà nước, Quân đội về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộquân đội, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ, cấp ủy, chỉ huy các cấp

Trang 5

đã quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển toàn diện nguồn lực sĩquan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội, với nhiều chủ trương, giảipháp thiết thực, hiệu quả; đồng thời, bản thân từng sĩ quan này đã tích cực, tựgiác tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện, chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lựcphấn đấu vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phầnthực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụhuấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu trong tình hình mới, nguồn lực nàyvẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; nhấtlà về chất lượng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: trình độ tri thức, năng lực

quản lý, chỉ huy, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, tính tích

cực, chủ động, trách nhiệm và ý chí quyết tâm thực hiện nhiệm vụ chưa cao,“Trình độ chỉ huy, chỉ đạo huấn luyện của người chỉ huy cấp phân đội có thờiđiểm còn hạn chế, thụ động Trình độ xử lý tình huống của một số kíp chiếnđấu tại sở chỉ huy các cấp, nhất là cấp phân đội có lúc còn lúng túng [49, tr.7].Đây là những “lực cản”, tác động ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoàn thànhnhiệm vụ của đơn vị và chính bản thân nguồn lực này.

Hiện nay, sự nghiệp xây dựng quân đội nói chung, xây dựng Quân chủngPK - KQ cách mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại nói riêng, trước những pháttriển mạnh mẽ của khoa học công nghệ quân sự trên lĩnh vực PK - KQ và tìnhhình chiến sự tại Ukraina, Isarel, trong chiến tranh tương lai đối phương sẽ sửdụng ngày càng phổ biến vũ khí thông minh, có tính chính xác, hủy diệt lớn vàtự động hóa cao Thực tiễn trên đòi hỏi nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội phải được nâng lên tương ứng cả về số lượng, chấtlượng, cơ cấu Do vậy, nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, làm cơ sở xâydựng giải pháp phát triển nguồn lực này trong giai đoạn hiện nay là nội dungrất quan trọng, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lựcnói chung và nguồn nhân lực trong Quân đội nói riêng, xây dựng Quân chủng

Trang 6

PK - KQ tinh, gọn, mạnh, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt NamXHCN, không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không.

Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn vấn đề “Phát triển nguồnlực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủngPhòng không - Không quân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu có ý

nghĩa lý luận, thực tiễn, cấp thiết không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt màcòn là vấn đề cơ bản lâu dài.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nguồn lực vàphát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân độitrong Quân chủng PK - KQ Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằmphát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân chủngPK - KQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoài và

trong nước có liên quan đến đề tài luận án, rút ra giá trị và xác định nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu.

Thứ hai, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn lực và phát

triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trongQuân chủng PK - KQ Việt Nam.

Thứ ba, đánh giá thực trạng nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu

phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Việt Nam, chỉ rõnguyên nhân và một số vấn đề đặt ra hiện nay.

Thứ tư, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp phát triển nguồn lực sĩ

quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQViệt Nam hiện nay.

Trang 7

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trongQuân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Từ góc độ chính trị - xã hội, luận án tập trung nghiên cứu

một số vấn đề lý luận, thực tiễn về nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Việt Nam và về pháttriển nguồn lực sĩ quan này

Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu nguồn lực sĩ quan chỉ

huy, tham mưu phòng không cấp phân đội (sĩ quan tại ngũ) ở các sư đoànphòng không 361, 375, 367 (đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam) trongQuân chủng PK - KQ.

Về thời gian: Các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu số từ năm 2019

đến nay (sau khi có Nghị quyết 1191-NQ/ĐU, ngày 29/3/2019 của Đảng ủyQuân chủng PK - KQ về xây dựng đội ngũ cán bộ Quân chủng nhất là cấpchiến thuật, chiến dịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới).

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sảnViệt Nam về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, về con người, nguồn lực conngười, về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội.

Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân độitrong Quân chủng PK - KQ Việt Nam hiện nay thông qua các tài liệu báo cáothống kê, tổng kết, đánh giá trong nghị quyết của đảng ủy, chỉ huy cấp trungđoàn, sư đoàn phòng không, Học viện PK - KQ, Quân chủng PK - KQ, kết quảnghiên cứu của các công trình trước và khảo sát, điều tra xã hội học của tác giả.

Trang 8

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận án nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng cácphương pháp khác như: phương pháp logic và lịch sử; phương pháp phân tíchvà tổng hợp; phương pháp thống kê và so sánh; điều tra xã hội học để thựchiện mục đích nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiếp cận theocác phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: được sử dụng

xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của đề tài luận án.

Phương pháp logic và lịch sử: Sử dụng trong nhiều nội dung của luận

án nhưng chủ yếu nhất là luận giải quan niệm và những yếu tố quy định pháttriển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trongQuân chủng PK - KQ.

Phương pháp phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh Đây là

phương pháp được sử dụng xuyên suốt của đề tài từ khi hình thành ýtưởng cho tới khi hoàn thành nghiên cứu; các thông tin cũng sẽ được sửdụng vào quá trình thực hiện đề tài luận án nhằm thực hiện mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

Phương pháp điều tra: Bằng phiếu trưng cầu ý kiến với sĩ quan, quân

nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội Tổng thể điều tra: Sư đoàn phòng không 361, 367, 375,Học viện PK - KQ Do tính chất đặc thù chức năng, nhiệm vụ, tác giả chỉchọn các đơn vị điển hình đại diện cho từng vùng miền Bắc, Trung, Nam vàcơ sở đào tạo sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không để khảo sát và điều tranhằm đánh giá thực trạng nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng khôngcấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Việt Nam hiện nay.

Mẫu điều tra: Phụ lục 1, 2.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Số liệu tra được phân tích, xử lý

bằng phần mềm SPSS 22.0 trên máy vi tính và được phân tích tần suất, tươngquan so sánh theo các biến số cơ bản, nhằm đảm bảo độ tin cậy, logic, đápứng yêu cầu nghiên cứu của luận án đặt ra.

Trang 9

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án đưa ra quan niệm, đặc điểm, vai trò và những yếu tố quy địnhphát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân độitrong Quân chủng PK - KQ.

Xác định một số vấn đề đặt đối với phát triển nguồn lực sĩ quan chỉhuy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ.

Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi trong phát triển nguồn lực sĩquan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội thời gian tới.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luậnvề nguồn lực và phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Việt Nam; đồng thời, bổsung làm phong phú lý luận về nguồn lực cán bộ, phát triển nguồn lực conngười trong QĐND Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứkhoa học để cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Quân chủng PK - KQ có thể thamkhảo trong lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy,tham mưu cấp phân đội Đồng thời, để mỗi sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội phát huy sáng tạo, hiệu quả những tiềm năng sẵn có củamình, góp phần xây dựng Quân chủng PK - KQ cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, hiện đại Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứukhoa học, giảng dạy ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.

7 Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (8 tiết); kết luận; danhmục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tàiluận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Các công trình nghiên cứu về nguồn lực con người, nguồn nhân lực:

S.Kristine Sydhagen, C Peter (2007), “Human Resources DevelopmentInternational” (Phát triển nguồn nhân lực trên thế giới) [162] Trong bài viếtnày, các tác giả đã chỉ rõ: Trước đây, phương thức quản trị nhân viên với cácđặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tốiđa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu nhất có thể; còn từ những năm 80của thế kỷ XX trở lại đây, với phương thức quản lý mới, quản lý nguồn nhânlực được thực hiện mềm dẻo, linh hoạt hơn theo hướng tạo điều kiện tốt hơnđể người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất khả năng vốn có của họthông qua tích lũy trong quá trình lao động Từ đó, các tác giả cũng đưa ra cácquan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

David McGuire and Kenneth Molbjerg Jorgensen (2011), HumanResource Development theory and practice (Lý thuyết và thực hành phát triểnnguồn nhân lực) [150] Trong công trình khoa học này, tác giả cho rằng, có

nhiều hình thức phát triển nguồn nhân lực khác nhau mà các nhà lãnh đạo,nhà quản lý có thể áp dụng Theo đó, tác giả khẳng định nội dung quan trọngnhất của phát triển nguồn nhân lực đó là học tập và học tập suốt đời; vậy nên,biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào việc thúc đẩy quátrình học tập, xây dựng xã hội học tập

Elwardi Dhaoui (2013), “Human Capital Investment through Education

and Training: an Overview” (Đầu tư vốn con người thông qua giáo dục vàđào tạo) [152] Đây là công trình khoa học nói về vị trí, vai trò của nguồn lực

con người thông qua quá trình giáo dục, đào tạo Tác giả cho rằng, trong các

Trang 11

nguồn lực xã hội thì nguồn lực con người là tài sản có giá trị nhất, tài sản nàyđược gọi là vốn nhân lực Theo tác giả, trong các yếu tố thuộc về nhân lực thìkỹ năng và kiến thức giữ vai trò quyết định; còn thói quen làm việc tốt, đúnggiờ và sức khỏe là những yếu tố quan trọng của nhân lực Chính vì lẽ đó, cáctổ chức luôn chú trọng đầu tư vào vốn nhân lực bằng cách khuyến khíchngười lao động thường xuyên học tập nâng cao trình độ thông qua việc hỗ trợkinh phí và tạo điều kiện về mặt thời gian cho họ học tập

Niveen M Al-Sayyed (2014), “Critical Factors affecting HumanResource Development in the Arab Worlđ” (Các yếu tố quan trọng tác động đếnphát triển nguồn nhân lực trong Thế giới Ả rập) [160] Trong công trình khoa

học này, tác giả đã chỉ ra những yếu tố quan trọng tác động đến phát triển nguồnnhân lực như: phong cách lãnh đạo, các cam kết của nhân viên và động lực, đặcđiểm nhân khẩu học, công đoàn lao động, pháp luật và các quy định của chínhphủ Theo tác giả, những rào cản của môi trường bên trong và bên ngoài cản trởsự phát triển của nguồn nhân lực bao gồm: lãnh đạo không hiệu quả; thiếuphương pháp tiếp cận hệ thống và lập kế hoạch cho việc sử dụng nguồn nhân lựctốt nhất có thể; sự thay đổi về đặc điểm nhân khẩu học Tác giả còn chỉ rõ các yếutố kìm hãm sự phát triển nguồn nhân lực trong thế giới Ả Rập là do đầu tư chođào tạo thấp, chậm sử dụng công nghệ thông tin và các chính sách có liên quan.

Jurgita Raudeliunienea, Ieva Meidute-Kavaliauskienea (2014),“Analysis of factors motivating human resources in public sector” (Phân tích

các yếu tố thúc đẩy nguồn nhân lực trong khu vực công) [156]. Trong côngtrình khoa học này, các tác giả đã luận giải về việc cần thiết phải hoàn thiệnquy trình quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công Bằng việc đánh giá,khảo sát thực trạng nguồn nhân lực trong khu vực công, các tác giả đã so sánhvà nhận định rằng, hiệu quả công việc trong lĩnh vực công thấp hơn so với khuvực tư nhân Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của bộmáy hành chính Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản đểnâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền hành chính nhà nước cũng nhưthành phố trực thuộc trung ương, trong đó đặc biệt cần nâng cao trách nhiệm

Trang 12

của phòng quản lý nhân sự; xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực thúc đẩynguồn nhân lực trong việc thực hiện các chức năng và thủ tục hành chính mộtcách hiệu quả.

Michel E Domsch, Tatjana Lidokhover (2017) Human ResourceManagement in Russia (Quản lý nguồn nhân lực ở Nga) [159] Trong cuốn

sách này, các tác giả đã đi sâu điều tra, phân tích về thực trạng quản lý nguồnnhân lực ở Nga, chỉ ra một số nguyên nhân hạn chế của nguồn nhân lực như:chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chưa khoa học; chínhsách đãi ngộ chậm được đổi mới chưa tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy pháttriển nguồn nhân lực Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đã chỉ ra để quản lý cóhiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần thực hiện tốt các giảipháp như: Tuyển dụng chặt chẽ; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đàotạo và có chính sách đãi ngộ phù hợp…

Joseph Evans Agolla (2018), “Human Capital in the SmartManufacturing and Industry 4.0 Revolution” (Nguồn nhân lực trong sảnxuất thông minh và Cách mạng công nghiệp 4.0) [155] Đây là một trongnhững công trình khoa học tiêu biểu về nguồn nhân lực trong bối cảnh Cáchmạng công nghiệp 4.0 hiện nay Trong công trình khoa học này, tác giả đãkhái lược một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực - vốn con người, đồngthời phân tích làm nổi bật vị trí, vai trò quan trọng nguồn nhân lực trong sảnxuất thông minh và cách mạng công nghiệp 4.0

George Emil Palade (2020), “The importance of Human Resources in theContinuous Improvement of the Production Quality” (Tầm quan trọng của nguồnlực con người trong việc cải tiến kỹ thuật sản xuất) [154] Trong công trình khoahọc này, tác giả khẳng định nguồn nhân lực giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọngtrong quá trình sản xuất Theo tác giả, để tăng năng suất lao động, tăng khốilượng và chất lượng sản phẩm thì việc quản lý hiệu quả nguồn nhân lực là hết sứccần thiết Bên cạnh đó, tác giả cũng viện dẫn một số nguyên nhân có thể thúc đẩyngười lao động tham gia vào việc cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất Từđó, đề xuất một số biện pháp nhằm kích thích nguồn nhân lực tham gia vào quá

Trang 13

trình cải tiến kỹ thuật sản xuất tăng năng suất và hiệu quả lao động

Các công trình nghiên cứu về nguồn lực con người, nguồn nhânlực trong quân đội:

Vấn đề nguồn lực con người, nguồn nhân lực trong quân đội được rấtnhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, do hoạt động quân sự cótính bảo mật cao cho nên các công trình nghiên cứu về nguồn lực con người,nguồn nhân lực của quân đội các nước trên thế giới ít được công bố rộng rãi,chủ yếu là các bài báo khoa khọc được đăng trên các tạp chí, tiêu biểu là:

Hùng Quang Khải (2003), “Cuộc cách mạng quân sự mới” [72] Tác giảbài viết đã phân tích, luận giải một số vấn đề liên quan về củng cố, tăng cườngsức mạnh quân sự đối với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Theo đó, tácgiả cho rằng, trong các yếu tố làm nên sức mạnh quân sự của Quân giải phóngnhân dân Trung Quốc đặc biệt phải kể đến vai trò của đội ngũ trí thức quân sự vàcoi đây chính là vấn đề cốt lõi trong chiến lược “trị quốc”, xây dựng sức mạnhquân sự để giành chiến thắng trong chiến tranh công nghệ cao, cũng như đưaTrung Quốc thực sự trở thành cường quốc quân sự trên thế giới Đây cũng chínhlà mục tiêu mà tác giả nhấn mạnh trong cuộc cách mạng quân sự mới hiện nay.Để thực hiện được vấn đề này, tác giả cho rằng, cần có biện pháp, kế hoạch cụthể cho công tác đào tạo; mặt khác, phải có chính sách đặc biệt trong việc thuhút, trọng dụng nhân tài, bao gồm các nhà khoa học quân sự hàng đầu cũng nhưđội ngũ trí thức ngoài xã hội tình nguyện vào phục vụ trong lĩnh vực quân sự.

Gierepsov V.V (2003), “Về những phương hướng có thể phát triển lựclượng vũ trang Nga” [56] Tác giả đã đi sâu phân tích việc hiện đại hóa conngười làm cơ sở tiến hành hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga; luận giảikhá rõ nét một trong những nội dung cơ bản của Học thuyết quân sự mới củaNga là phát triển lực lượng nhân tài quân sự trong thế kỷ XXI Theo tác giả,việc quan tâm phát triển lực lượng nhân tài quân sự sẽ là khâu đột phá để

Trang 14

nước Nga tiến hành hiện đại hóa quân đội, đồng thời thoát khỏi nguy cơ tụthậu về nền khoa học kỹ thuật quân sự so với các cường quốc trên thế giới

Mark Galeotti (2004), “Russian military reform” (Cải tổ quân đội Nga)[158] Trong công trình khoa học này, tác giả đã giúp cho người đọc có cái nhìnkhá toàn diện về bức tranh của quân đội Nga, nhất là về chất lượng và sức mạnhcủa quân đội Nga trong chiến tranh hiện đại Để nâng cao chất lượng, sức mạnhtổng hợp của quân đội, tác giả cho rằng, cần phải “cắt tỉa gọn” lực lượng vũtrang Nga Theo tác giả, để nâng cao sức mạnh của quân đội Nga thì cần hướngtới việc nâng cao chất lượng binh sĩ hơn là việc giành quá nhiều kinh phí để trảlương cho đội ngũ tướng lĩnh và những kế hoạch chương trình huấn luyện khôngmang tính thực tiễn Do đó, cần phải tinh giảm biên chế, đặc biệt là sắp xếp lạihệ thống nhà trường quân sự, thu hẹp quy mô, số lượng để tập trung nguồn lựccho việc nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan thuộc mọi quân, binh chủng

Anthony H Cordesman, Steven Colley (2016), Chinese Strategy andMilitary Modernization in 2015: A Comparative Analysis (Chiến lược hiệnđại hóa quân sự của Trung Quốc năm 2015: Phân tích và so sánh) [150].

Trong cuốn sách này các tác giả đã chỉ rõ, để tăng cường sức mạnh quân sựTrung Quốc không chỉ đầu tư phát triển khoa học công nghệ, hiện đại hóa vũkhí, khí tài quân sự mà còn chú trọng xây dựng phát triển các dự án chiếnlược về đào tạo nhân sự và hoàn thiện hệ thống nhân lực quân sự Theo đó,Trung Quốc cần tập trung xây dựng các giải pháp về giáo dục, đào tạo nângcao chất lượng nguồn nhân lực quân sự, cũng như xây dựng môi trường thuậnlợi, tạo cơ hội để quân nhân có thể nâng cao trình độ.

Neang Phat (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng giaCampuchia hiện nay [114] Trong công trình khoa học này, tác giả khẳng

định đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong Quân độiHoàng gia Campuchia, lực lượng trực tiếp góp phần xây dựng quân đội, cơ

Trang 15

quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Nhàvua, Chính phủ Hoàng gia và nhân dân giao cho Bên cạnh đó, tác giả đã đềxuất hệ thống các giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ Quân độiHoàng gia Campuchia hiện nay; trong đó tập trung nhấn mạnh thực hiện cóhiệu quả giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng tạo nguồn, tuyển chọn,quy hoạch đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia Theo đó, để thựchiện tốt giải pháp này cần phải quán triệt, thực hiện đúng phương châm“động”, “mở” và “mềm” trong quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp, đảm bảocho công tác quy hoạch không hạn chế số người định sẵn, có nhiều nguồn đểlựa chọn, không khép kín trong từng cơ quan, đơn vị, không bỏ sót người tài.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước liên quanđến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu về nguồn lực con người, nguồn nhân lực:Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đivào công nghiệp hóa, hiện đại hóa [58] Trong cuốn sách này, tác giả đã đi

sâu làm rõ một số khái niệm như: nguồn lao động, nguồn nhân lực, đội ngũlao động, vốn người Theo đó, tác giả quan niệm:

Nguồn nhân lực (nguồn lực con người) là tổng thể các tiềm nănglao động của một đất nước hay một địa phương, tức là nguồn laođộng được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham giavào một công việc lao động nào đó, tức là người lao động có kỹnăng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng yêu cầuchuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa [58, tr.269].

Theo tác giả: Nói đến nguồn nhân lực là nói đến số lượng và chất lượngnguồn nhân lực; ngoài ra, còn phải chỉ đến quản lý nguồn nhân lực, tức là làmsao có nó, khi có phải dùng được nó và khi dùng lại phải tính đến chuyện hiệu

Trang 16

quả và phát triển nó, làm cho nguồn nhân lực là bất tận (từ chất lượng này nânglên chất lượng cao hơn theo thời đại, tựa như trí tuệ con người là vô tận).

Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [70] Theo tác giả, nguồn lực con người là

lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở Việt Nam Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn lực con người Việt Namvà những vấn đề đặt ra đối với nguồn lực con người trước yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả đã đưa ra những phương hướng,quan điểm chỉ đạo và hệ thống các giải pháp nhằm khai thác, phát triển hiệu quảnguồn lực con người; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện một cáchthực chất, hiệu quả chủ trương coi “giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lựctrong thế kỷ XXI [52] Cuốn sách đã đề cập và phân tích khá sâu sắc tình hình

giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triểnnguồn nhân lực nước ta trong thế kỷ XXI Theo đó, tác giả cho rằng, nguồn nhânlực theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, mộtvùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, tổ chứcquản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội như nguồn lực vậtchất, nguồn lực tài chính; còn phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biếnđổi, chuyển biến về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp độ khác nhau, đáp ứng nhucầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động lao động và đời sống xã hội

Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực,nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới [125] Trong cuốn sách này, tác giả

đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài vàphát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài của một số nước trên thếgiới, rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi

Trang 17

mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, nhântài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đường Vĩnh Sường (2012), “Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn

nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa” [124] Trong côngtrình khoa học này, tác giả tập trung đi sâu phân tích vai trò của nguồn nhânlực; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta, chỉ rõ một số hạn chế, yếukém của nguồn nhân lực nước ta so với một số nước khác trong khu vực và thếgiới; từ đó, đưa ra những giải pháp chính về giáo dục, đào tạo để phát triểnnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lựcđáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [117].

Cuốn sách là tập hợp 32 bài viết của các nhà khoa học trên cả nước Đặc biệt,trong bài viết “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, theo tác giả, nội dung cơ bản phát triển nhân

lực của Việt Nam bao gồm một số vấn đề chủ yếu như: thứ nhất, gia tăng về sốlượng nhân lực có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; thứ hai, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực; thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nhân lực theo hướng tiến bộ;thứ tư, phát huy một số tố chất tích cực tiêu biểu của nhân lực Việt Nam

Trần Thị Bích Huệ (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việcphát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” [66] Trong công trình khoa học này,tác giả đã khái quát đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vànhững tác động của nó đến nguồn nhân lực ở Việt Nam, nhất là sự đe dọa vềtương quan trong sử dụng lao động Chỉ ra những yêu cầu của cuộc cáchmạng này đối với người lao động, nhất là khả năng thích nghi và sáng tạocông nghệ; theo đó, nguồn nhân lực trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tưphải có năng lực vượt trội, chuyên môn cao, có khả năng làm việc với côngnghệ thông minh và trình độ ngoại ngữ tốt Theo tác giả, để phát triển nguồn

Trang 18

nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần

tập trung thực hiện tốt một số giải pháp: Thứ nhất, ưu tiên đào tạo nhữngngành nghề phục vụ trực tiếp cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Thứ hai,đổi mới nội dung đào tạo; Thứ ba, phát triển hạ tầng kỹ thuật, tăng tính tự chủcho các cơ sở đào tạo; Thứ tư, tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo vớidoanh nghiệp; Thứ năm, tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo; Thứsáu, ban hành và thực hiện các chính sách tốt hơn với đội ngũ giảng viên.

Lê Thị Thu (2018), “Về công tác đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện

nay” [133] Theo tác giả, hệ thống cấu trúc của nguồn nhân lực bao gồm các

thành tố: số lượng, chất lượng và cơ cấu; trong đó, chất lượng là thành tố giữvai trò quan trọng nhất của nguồn nhân lực Đánh giá thực trạng công tác đàotạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, tác giả cho rằng, về cơ bản công tác đàotạo đã đáp ứng được những yêu cầu về chương trình, nội dung, hình thức vàphương pháp giảng dạy, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Trong xu thếtoàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, để nângcao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam, theo tác giả cầnnhận thức đúng về nguồn nhân lực; liên kết tốt giữa các khâu từ đào tạo, bố trí(tuyển dụng, phân công, thu hút), sử dụng, đãi ngộ; chú trọng công tác dự báocác nhu cầu của xã hội để định hướng cho việc đào tạo…

Lương Đình Hải (2018), “Quan niệm về nguồn nhân lực trong bối cảnhcách mạng khoa học công nghệ hiện nay” [61] Trong công trình khoa họcnày, tác giả đã chỉ ra các quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực theo cáchtiếp cận của của một số ngành khoa học như: Kinh tế học, Chính trị, Kinh tếlao động, Kinh tế phát triển, Dân số học Từ đó, tác giả khái quát nguồnnhân lực thành 3 cách hiểu có nội hàm rộng và hẹp khác nhau và đưa ra cáchhiểu chung nhất về nguồn nhân lực Theo đó, tác giả quan niệm: “Nguồn nhânlực là tổng hợp toàn bộ năng lực, khả năng, tiềm năng, tài năng, thể lực, trí

Trang 19

lực, kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất người của lực lượng lao động trong độ tuổilao động theo luật định, đang được sử dụng vào quá trình lao động sản xuấtcủa xã hội ở một thời kỳ xác định” [61, tr.15] Theo tác giả, nguồn nhân lựckhông chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà cả chất lượng của lực lượng laođộng xã hội đang tham gia lao động, sản xuất và chất lượng đó được thể hiệnở các yếu tố về thể lực, trí lực, phẩm chất, năng lực của người lao động.

Nguyễn Đình Bắc (2018), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ởnước ta trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [4] Tácgiả nhận định, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thayđổi căn bản nền sản xuất của thế giới, nó vừa tạo ra những cơ hội thuận lợinhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là cácnước đang phát triển Từ việc đánh giá thực trạng của nguồn nhân lực chấtlượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứtư, tác giả đã đề xuất ba giải pháp nhằm phát triển hơn nữa nguồn nhân lựcchất lượng cao ở nước ta hiện nay; trong đó, giải pháp then chốt nhất là đổimới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục, đào tạo.

Các công trình nghiên cứu về nguồn lực con người, nguồn nhânlực trong quân đội:

Nguyễn Minh Thắng (2006), Phát huy nguồn lực cán bộ kỹ thuật quân sựtrẻ trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [128] Trong công

trình khoa học này, tác giả quan niệm: “Nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quânsự trẻ là tổng hòa các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ khoa học kỹthuật quân sự trẻ thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành khoa học kỹ thuật quânsự đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa” [128, tr 24] Theo tác giả, sức mạnh của nguồn lực cánbộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ chính là sự thống nhất giữa số lượng, chất lượngvà cơ cấu của đội ngũ này; trong đó chất lượng là điều kiện “cần”, còn số lượng

Trang 20

và cơ cấu là điều kiện “đủ” để khai thác và phát huy tiềm năng của đội ngũ này.Đồng thời, tác giả còn chỉ ra những yếu tố quy định phát huy nguồn lực cán bộ

khoa học kỹ thuật quân sự trẻ: Một là, điều kiện kinh tế - xã hội; Hai là, sự lãnh

đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Quân đội đối với việc xây

dựng và phát triển ngành kỹ thuật quân sự; Ba là, sự quy định của môi trường xãhội và môi trường khoa học kỹ thuật quân sự; Bốn là, sự phụ thuộc vào mỗi cán

bộ cũng như cả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ

Nguyễn Đình Minh (2008), Nguồn lực trí thức khoa học xã hội nhânvăn trong Quân đội nhân dân Việt Nam [108] Trong cuốn sách này, tác giả

đã làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của nguồn lực trí thứckhoa học xã hội nhân văn quân đội như: đặc điểm của trí thức khoa học xã hộinhân văn quân đội; nguồn lực và đặc trưng của nguồn lực trí thức khoa học xãhội nhân văn quân đội; vai trò của nguồn lực trí thức khoa học xã hội nhânvăn quân đội Phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của những thành côngvà hạn chế phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội nhân văn trongquân đội hiện nay và dự báo xu hướng phát triển của nguồn lực này Đồngthời, đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trònguồn lực trí thức khoa học xã hội nhân văn trong quân đội hiện nay.

Lưu Ngọc Khải (2012), Phát triển bản chất giai cấp công nhân của sĩquan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam [71] Trong cuốn sách này,

tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về phát triển bản chất giai cấp côngnhân của đội ngũ sĩ cấp phân đội QĐND Việt Nam; phân tích, đánh giá thựctrạng phát triển bản chất giai cấp công nhân của sĩ quan cấp phân đội trướctác động của biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta hiện nay; đồng thờichỉ ra đặc điểm của sĩ quan cấp phân đội QĐND Việt Nam như: tuổi đời còntrẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, là lực lượng quan trọng có nhiều tiềmnăng phát triển và đóng góp lâu dài của quân đội

Trang 21

Đặng Trường Minh (2016), Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chấtlượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

[109] Trong công trình khoa học này, tác giả đã đi sâu phân tích bản chất, chỉ ranhững vấn đề có tính quy luật trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chấtlượng cao về khoa học kỹ thuật trong QĐND Việt Nam hiện nay, đó là: quátrình giải quyết các mối quan hệ giữa nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thểvới phát huy vai trò chủ quan của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; giữa đổi mớimục tiêu, nội dung, chương trình với đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng;giữa đào tạo tại nhà trường với bồi dưỡng tại đơn vị; là quá trình hoàn thiện vàthực hiện hệ thống động lực với xây dựng môi trường đào tạo, bồi dưỡng.

Đỗ Văn Dạo (2016), Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượngcao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam [16] Theo

tác giả: “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao là quá trình tạo rasự chuyển biến căn bản, toàn diện, đồng bộ trong tạo nguồn, thu hút, đào tạo,bồi dưỡng, sử dụng lực lượng này trên cả ba nội dung số lượng, chất lượng vàcơ cấu” [16, tr.45] Nội dung phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượngcao đó là: Gia tăng về số lượng nguồn nhân lực quân sự chất cao; phát triểnvề chất lượng và chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao.Ngoài ra, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lựcquân sự chất lượng cao; tác giả còn đưa ra nhận định về dự báo xu hướng pháttriển và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượngcao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa QĐND Việt Nam.

Vũ Đình Đắc (2018), “Giải pháp cơ bản xây dựng và phát huy nguồnnhân lực chất lượng cao ở các nhà trường Quân đội trong bối cảnh cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0” [22] Theo tác giả, để khẳng định vị thế, uy tín củacác nhà trường quân đội trong hệ thống giáo dục quốc gia và quốc tế hiện naycần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản như: Tạo sự chuyển biến về nhậnthức của các lực lượng về xây dựng và phát huy vai trò nguồn nhân lực chấtlượng cao ở các nhà trường quân đội; gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạovới bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo môi trường, điều

Trang 22

kiện thuận lợi để nguồn nhân lực chất lượng cao vươn lên làm chủ thành tựucủa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng, hoàn thiện cơ chế,chính sách thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với nguồn nhân lực chất lượngcao

Phạm Thanh Giang (2019), Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xãhội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội hiện nay [54] Sau

khi phân tích vai trò của nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chấtlượng cao, tác giả đã đưa ra quan niệm phát triển nguồn lực giảng viên khoa họcxã hội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện QĐND Việt Nam, đó là:

“Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chấtlượng cao trong các Học viện Quân đội nhân dân Việt Nam là tổngthể hoạt động của chủ thể thực hiện các nội dung, hình thức, biệnpháp tác động nhằm tạo ra một nguồn lực giảng viên khoa học xãhội và nhân văn có đủ số lượng theo nhu cầu, chất lượng cao, cơcấu hợp lý, đồng thời phát huy cao nhất vai trò, tiềm năng sáng tạocủa nguồn lực này trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của các họcviện và sự nghiệp xây dựng quân đội trong thời kỳ mới” [54, tr.49] Phát triển toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; trong đó pháttriển về chất lượng nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượngcao trong các học viện QĐND Việt Nam “là quá trình nâng cao toàn diện các yếutố cấu thành chất lượng của nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân vănchất lượng cao bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ tri thức,năng lực chuyên môn; phương pháp, tác phong công tác; thể lực ” [54, tr.51].

Nguyễn Xuân Thủy (2020), Phát triển nguồn nhân lực báo chí quân độithời kỳ mới [134] Theo tác giả: “Phát triển nguồn nhân lực báo chí quân đội là

tổng thể các hoạt động của các chủ thể trong Quân đội, nhằm bảo đảm về sốlượng, nâng cao chất lượng và xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực báo chí quân độihợp lý, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội” [134, tr.43].Mục tiêu là nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, sức khỏe,… củanguồn nhân lực báo chí quân đội Để đạt được mục tiêu trên, tác giả chỉ ra một số

Trang 23

phương thức như: phải nâng cao chất lượng tạo nguồn, tuyển chọn; đổi mới nângcao chất lượng giáo dục, đào tạo; đổi mới hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút;xây dựng môi trường, điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi và việc tự học, tự tudưỡng rèn luyện phát triển phẩm chất năng lực của chính nguồn nhân lực này

Bạch Hoàng Khánh (2021), Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hộivà nhân văn quân sự trong các nhà trường quân đội trước tác động của cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư [75] Tác giả đã đi sâu phân tích, luận giải

những vấn đề cốt lõi về phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhânvăn quân sự trong các nhà trường quân đội Theo đó, tác giả quan niệm:

“Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn quân sựtrong các nhà trường quân đội trước tác động cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư là quá trình biến đổi, chuyển hóa theo hướng đilên, ngày càng hoàn thiện của các yếu tố cấu thành; làm cho nguồnnhân lực này không ngừng đầy đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu,chất lượng ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục vàđào tạo, nghiên cứu khoa học của các nhà trường quân đội trước tácđộng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [75, tr.28]

Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ rõ chủ thể, nội dung, hình thức, biện phápphát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong các nhàtrường quân đội trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phạm Ngọc Nhân (2021), Phát triển nguồn lực sĩ quan trẻ ngành hậucần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [112] Trong cuốn sách này, tác giả

cho rằng: “Nguồn lực sĩ quan trẻ ngành hậu cần Quân đội nhân dân Việt Namlà tổng hòa các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu sĩ quan trẻ ngành hậucần, tồn tại dưới dạng hiện thực và tiềm năng, được huy động vào hoạt độngbảo đảm hậu cần ở các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [112, tr.31].Trên cơ sở phân tích, luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về quan niệm,vai trò, những vấn đề có tính quy luật trong phát triển nguồn lực sĩ quan trẻngành hậu cần quân đội, cũng như khảo sát thực trạng của việc phát triểnnguồn lực này, tác giả cuốn sách đã đưa ra yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bảnphát triển nguồn lực sĩ quan trẻ ngành hậu cần QĐND Việt Nam hiện nay.

Trang 24

Các công trình nghiên cứu về nguồn lực sĩ quan trong Quân chủngPhòng không - Không quân:

Đỗ Hồng Lâm (2007), Xây dựng đội ngũ phi công quân sự Quân chủngPhòng không - Không quân [77] Trong công trình khoa học này, trên sở đánh

giá thực trạng đội ngũ phi công quân sự, tác giả đã đưa ra yêu cầu và một sốgiải pháp xây dựng đội ngũ phi công quân sự Quân chủng PK - KQ hiện nay.Tác giả đã khái quát, làm rõ đặc điểm yêu cầu nhiệm vụ của Quân chủng: Làquân chủng kỹ thuật, được biên chế, trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đạivới địa bàn đóng quân rộng khắp; trong thời bình, đều ở trạng thái SSCĐ cao,là tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc; nếu chiến tranh xảy ra, bộ đội PK - KQ là mộttrong những lực lượng phải đương đầu trực tiếp ngay từ đầu và trong suốt quátrình chiến tranh; đối tượng tác chiến là các phương tiện tiến công đườngkhông của địch rất hiện đại, âm mưu thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Đỗ Minh Tuấn (2013), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lực lượngPhòng không - Không quân nhằm bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, hảiđảo của Tổ quốc” [142] Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc bầutrời Tổ quốc và tham gia bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo và thềm lục địaquốc gia trong mọi tình huống; ngoài việc hiện đại hóa, nghiên cứu cải tiến nângcao tính năng kỹ, chiến thuật và thời hạn sử dụng vũ khí trang bị; tác giả đã đưara một số biện pháp như: nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồidưỡng, huấn luyện theo đúng phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc, antoàn, tiết kiệm” và sát thực tiễn các tình huống chiến đấu; tập trung xây dựng độingũ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng có bản lĩnh chính trị vữngvàng, có ý chí quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao…, nhằm bảođảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp bảo vệ bầu trời, biển, đảo của Tổ quốc.

Hà Văn Hảo (2017), Nâng cao bản lĩnh chính trị của bộ đội Phòngkhông - Không quân trong điều kiện tác chiến mới [64] Trong cuốn sách này,

tác giả đã trình bày đặc điểm nhiệm vụ chiến đấu của bộ đội PK - KQ trongđiều kiện tác chiến mới; khẳng định sức mạnh chiến đấu của bộ đội PK - KQ làsức mạnh tổng hợp cả yếu tố vật chất và tinh thần Tác giả cũng chỉ ra những

Trang 25

yêu cầu, nội dung, biện pháp nâng cao bản lĩnh chính trị cho bộ đội PK - KQ;trong đó cần tích cực, chủ động xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu làmchủ vũ khí, trang bị kỹ thuật; tăng cường bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ chỉ huytrong nước và nước ngoài làm nòng cốt cho việc khai thác sử dụng có hiệu quảcác loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, khí tài mới và nắm vững khoa học quân sựhiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân chủng trong tình hình mới

Lê Huy Vịnh (2017), “Xây dựng Quân chủng Phòng không - Khôngquân tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”

[147] Theo tác giả, các thành tố cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là

một thể thống nhất biện chứng, là tiền đề, điều kiện của nhau, trong đó yếu tố

tinh nhuệ, hiện đại là những nội dung rất quan trọng, là đòi hỏi tất yếu và cấp

thiết trong quá trình xây dựng Quân chủng PK - KQ hiện nay Về xây dựngQuân chủng PK - KQ tinh nhuệ gồm tinh nhuệ về chính trị và tinh nhuệ về tổchức Theo đó, để xây dựng Quân chủng tinh nhuệ, một mặt phải thường xuyênđổi mới và nâng cao chất lượng học tập, giáo dục chính trị, tư tưởng, bảo đảmcho cán bộ, chiến sĩ trong toàn Quân chủng có bản lĩnh chính trị vững vàng,luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao; mặt khác, cầntập trung xây dựng các đơn vị thuộc Quân chủng tinh nhuệ về tổ chức, bảo đảm“tinh, gọn, mạnh”, thực hiện bố trí, sắp xếp lại, bảo đảm hợp lý, cân đối giữacác thành phần lực lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Vềxây dựng Quân chủng PK - KQ hiện đại, không đơn thuần chỉ là hiện đại hóavũ khí, trang bị, mà còn phải thông qua giáo dục, huấn luyện để xây dựng độingũ cán bộ, chiến sĩ của luôn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, trong đó, đặc biệtcoi trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Vũ Hồng Sơn (2023), “Quân chủng Phòng không - Không quân pháttriển nghệ thuật tác chiến trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [123] Theo tác giả,hoạt động tác chiến đường không hiện nay đã có bước phát triển mạnh mẽ cảvề quy mô sử dụng lực lượng, mức độ hiện đại của các loại vũ khí, trang bịcùng với phương pháp, thủ đoạn tác chiến đa dạng, phức tạp Để phát triển

Trang 26

nghệ thuật tác chiến PK - KQ, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạtđộng tiến công đường không của địch trong mọi tình huống, một trong nhữnggiải pháp tác giả đưa ra đó là, phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác đàotạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực Theo đó, cần tiếp tục quán triệt, triểnkhai thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên về công tácgiáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ; kết hợp chặt chẽ đàotạo trong nước với gửi đi đào tạo tại nước ngoài; tăng cường huấn luyện nângcao trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng điều kiện làm việc trong môi trườnghợp tác quốc tế; tích cực nghiên cứu ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư trong tổ chức chỉ huy, điều hành, hiệp đồng chiến đấu

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu mà tác giả đã tổng quan có giá trị khoa họccả về lý luận và thực tiễn, giúp tác giả có thể tham khảo và kế thừa trong quátrình nghiên cứu đề tài luận án Qua khảo cứu một số công trình khoa học tiêubiểu ở nước ngoài và trong nước, tác giả nhận thấy rằng:

* Giá trị lý luận

Tiếp cận ở những góc độ, mục đích, đối tượng, phạm vi khác nhau,các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài và trong nước đã đề cậpở những mức độ nhất định các vấn đề về nguồn lực con người và pháttriển nguồn lực con người trong quân đội Các công trình đều khẳng định

nguồn lực con người là nội dung then chốt quyết định sức mạnh của mỗi quốcgia dân tộc cũng như trong từng tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từ đó nêubật sự cần thiết phải phát triển nguồn lực này Đa số các công trình khoa họccho rằng, nguồn lực con người là tổng hòa các yếu tố số lượng, chất lượng, cơcấu cả ở dạng hiện thực và tiềm năng tạo nên sức mạnh của con người và cảcộng đồng người Đối với đề tài luận án, nội dung trên cung cấp cơ sở lý luậnđể xác định và luận giải rõ các thành tố cơ bản cấu thành nguồn lực sĩ quan

Trang 27

chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ.Một số công trình khoa học đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực trongtừng ngành, từng lĩnh vực; đây là những định hướng quan trọng, gợi mở chotác giả đề tài luận án khi luận giải làm rõ vai trò nguồn lực sĩ quan chỉ huy,tham mưu phòng không cấp phân đội cần gắn với chức năng, nhiệm vụ củaQuân chủng và chức trách, nhiệm vụ của lực lượng này.

Một số công trình đã đề cập đến tính đặc thù của Quân chủng PK KQ, là lực lượng nòng cốt trong quản lý vùng trời, tác chiến đất đối không,

-tác chiến tiến công chi viện từ trên không Đây là lực lượng có địa bàn đóng

quân rộng khắp trên phạm vi cả nước, cả biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùngxa; quản lý, khai thác, sử dụng nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại, môitrường hoạt động của bộ đội chịu tác động, ảnh hưởng rất lớn bởi sóngđiện từ nhất là các đơn vị ra đa, tên lửa Khi chiến tranh xảy ra là lựclượng nòng cốt, trực tiếp, đầu tiên đối đầu với các phương tiện tiến côngđường không của địch trong không gian rộng lớn, đa chiều, không phânbiệt ngày đêm, tiền tuyến với hậu phương, thời cơ tiêu diệt địch rất ngắn,tính hiệp đồng chiến đồng chiến đấu rất cao Đây là cơ sở quan trọng đểđề tài luận án xây dựng đặc điểm nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội, cũng như chỉ ra điểm khác biệt giữa nguồn lực

sĩ quan này với các nguồn nhân lực khác.

Tiếp cận theo hướng hoạt động, nhiều công trình nghiên cứu đã tậptrung luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồnlực con người nói chung và trong một số ngành, lĩnh vực nói riêng Tùytheo mục đích, phạm vi, nội dung nghiên cứu, các công trình đã phântích, làm rõ quan quan niệm, mục tiêu, phương thức, nội dung, chủ thểlực lượng phát triển Đây là những tiền đề quan trọng, gợi mở cho đề tàiluận án khi xây dựng, phân tích, làm rõ quan niệm phát triển nguồn lựcsĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủngPK - KQ Việt Nam

Trang 28

Luận giải yếu tố tác động hoặc những vấn đề có tính quy luật trong pháttriển nguồn nhân lực, một số công trình đã chỉ ra và làm rõ những điều kiệnkhách quan, nhân tố chủ quan khác nhau theo từng ngành, từng lĩnh vực Trongđó, công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, cơ chế, chính sách,môi trường và nhân tố chủ quan của chủ thể là nội dung được nhiều công trìnhđề cập Đây là những định hướng quan trọng, để tác giả luận án kế thừa, xácđịnh những yếu tố cơ bản quy định phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, thammưu phòng không cấp phân đội Một số công trình tiếp cận, luận giải vai trò củakhoa học công nghệ, trực tiếp là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã tạora những tiền đề tác động sự vận động, biến đổi nguồn lực con người Nhiều nộidung chứa đựng giá trị lý luận sâu sắc, gợi mở cho đề tài luận án tiếp tục nghiêncứu, bổ sung những vấn đề mới quy định sự phát triển của nguồn lực sĩ quan chỉhuy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ

* Giá trị thực tiễn

Một số công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoài và trong nước đãkhái quát và đánh giá về thực trạng nguồn lực con người trong từng ngành,từng lĩnh vực theo mục đích, phạm vi, nội dung với nhiều góc độ tiếp cậnkhác nhau, nhưng về cơ bản đều tiếp cận đánh giá theo góc độ cấu trúc củanguồn lực người trên ba thành tố số lượng, chất lượng và cơ cấu Phươngpháp tiếp cận trên là tiền đề quan trọng để luận án kế thừa vận dụng vào tiếpcận đánh giá thực trạng trong đề tài luận án, bảo đảm việc chỉ ra ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội khách quan, toàn diện, cụ thể, sát hoạt động huấnluyện, SSCĐ của Quân chủng PK - KQ.

Một số công trình đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau, phản ánh khátoàn diện thực trạng nguồn lực con người, nguồn nhân lực trong từng ngành,từng lĩnh vực của hoạt động quân sự như: hậu cần, kỹ thuật, báo chí quân đội,khoa học xã hội và nhân văn quân sự… Những ưu điểm và hạn chế mà cáccông trình đề cập, cung cấp góc nhìn khách quan, đa dạng và nhiều tư liệu, số

Trang 29

liệu liên quan đến nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phânđội trong Quân chủng PK - KQ Đây là nội dung rất có giá trị cho đề tài luận ántham khảo, kế thừa, đánh giá toàn diện và sâu sắc hơn thực trạng nguồn lực này.Từ thực trạng nguồn lực con trong từng ngành, từng lĩnh vực, một sốcông trình đã khái quát tình hình tác động, xác định vấn đề đặt ra cần giảiquyết, có liên quan trực tiếp nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Cách tiếp cận chủ yếu từnhận thức các mâu thuẫn, giữa yêu cầu cao của hoạt động thực tiễn, những tácđộng ảnh hưởng của khoa học, công nghệ hiện đại đến lĩnh vực quân sự, quátrình xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, đặt ra những đòi hỏi ngày càng caovề chất lượng nguồn lực con người trong quân đội Đây là cách tiếp cận khoahọc giúp đề tài luận án xác định đúng và luận giải có tính thuyết phục vấn đềđặt ra từ thực trạng nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấpphân đội trong Quân chủng PK - KQ hiện nay.

Về yêu cầu, giải pháp, trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, cũng

như những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra, một số công trình đã đề xuất được hệthống các yêu cầu, giải pháp, luận giải mang tính chất đồng bộ, chặt chẽ, khoahọc Các giải pháp của các công trình khoa học đã tổng quan chủ yếu hướngđến giải quyết các vấn đề liên quan đến nhận thức, trách nhiệm; công tác đàotạo, bồi dưỡng; cơ chế, chính sách; môi trường điều kiện bảo đảm; phát huyvai trò các tổ chức, các lực lượng Đây là những nội dung quan trọng có giátrị thiết thực, gợi mở định hướng cho luận án xác định yêu cầu cũng như xâydựng hệ thống giải pháp phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ có tính khả thi cao,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Một số công trình của các tác giả đã trình bày liên quan trực tiếp đến giảipháp phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân độitrong Quân chủng PK - KQ hiện nay Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi, khókhăn trong thực hiện phương hướng xây dựng Quân chủng “cách mạng, chính

Trang 30

quy, tinh nhuệ, hiện đại” và những yếu tố tác động, đã đề xuất nhiều giải phápphát triển nguồn nhân lực PK - KQ, bảo đảm hợp lý, cân đối, hài hòa, phát huyvai trò, sức mạnh tổng hợp của các thành phần, lực lượng; trong đó, cần đặc biệtchú trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo xây dựng đội ngũ cánbộ, chiến sĩ của Quân chủng có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, ý chíquyết tâm cao, tinh thông về nghiệp vụ, nghệ thuật quân sự PK - KQ, sử dụngthành thạo vũ khí, trang bị có trong biên chế, nhất là vũ khí mới, hiện đại; dámđánh, biết đánh và sẵn sàng đánh thắng trong mọi tình huống Đây là những tàiliệu có ý nghĩa thiết thực, gợi mở cho tác giả luận án đi sâu nghiên cứu, xácđịnh các giải pháp, biện pháp bảo đảm vừa mang tính phổ biến vừa mang tínhđặc thù sát với đối tượng và có tính khả thi trong thực hiện.

Vì vậy, các công trình khoa học tiêu biểu trên là nguồn tài liệu có giá trịsâu sắc về mặt khoa học cả về lý luận và thực tiễn, gợi mở, định hướng, giúp tácgiả luận án có thể tham khảo, kế thừa nhiều nội dung, phương pháp tiếp cận trongquá trình thực hiện đề tài luận án Tuy nhiên, do mục đích, đối tượng, phạm vinghiên cứu, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàndiện về nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trongQuân chủng PK - KQ dưới góc độ chính trị - xã hội Do vậy, đây vẫn là “khoảngtrống” khoa học để tác giả luận án đi sâu nghiên cứu, có những đóng góp mới vềkhoa học và tránh được sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Dưới góc độ chính trị - xã hội của ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, đểthực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận án xác định một số vấnđề luận án cần tập trung nghiên cứu đó là:

Một là, nghiên cứu, xây dựng quan niệm, luận giải làm rõ đặc điểm,vai trò nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trongQuân chủng Phòng không - Không quân.

Đây là những vấn đề lý luận cơ bản mà nghiên cứu sinh xác định cầntập trung giải quyết trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án của mình Đó

Trang 31

chính là khung lý thuyết quan trọng để khảo sát, đánh giá thực trạng và đềxuất giải pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ hiện nay.

Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, luận giải một

cách sâu sắc về quan niệm, vai trò của nguồn lực sĩ quan nói chung và ởmột số ngành, lĩnh vực cụ thể trong quân đội nói riêng Tuy nhiên, nguồnlực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủngPK - KQ là gì, bao gồm những yếu tố nào? có đặc điểm gì khác so với cácnguồn nhân lực trong các ngành và lĩnh vực khác? Nguồn lực sĩ quan nàycó vị trí, vai trò như thế nào trong xây dựng Quân đội nói chung và Quânchủng PK - KQ nói riêng là những vấn đề chưa được nghiên cứu, làm rõ.Đây là khoảng trống về khoa học mà luận án sẽ nghiên cứu, giải quyết.Theo đó, trên cơ sở khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và tiếp thu có chọn lọc kết quảnghiên cứu từ các công trình khoa học đã công bố, luận án cần xây dựngquan niệm, luận giải làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò của nguồn lực sĩ quan chỉhuy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ đểthấy rõ sự cần thiết phải phát triển nguồn lực này trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, nghiên cứu, làm rõ quan niệm và các yếu tố quy định phát triểnnguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quânchủng Phòng không - Không quân Việt Nam.

Qua tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan tác giả nhậnthấy, mặc dù một số công trình có bàn về phát triển nguồn lực con người,nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh trong quân đội nhưng chưa có công trìnhnào bàn trực tiếp đến phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Việc làm rõ vấn đề trên, có ýnghĩa quan trọng, chỉ rõ vai trò của các chủ thể cũng như nội dung, hình thức,biện pháp phát triển nguồn lực này, là cơ sở để tác giả luận án đề xuất hệthống các giải pháp có tính khả thi cao.

Trang 32

Mặt khác, luận án cũng sẽ luận giải làm rõ những yếu tố quy định pháttriển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội Hiệnnay, trước những diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo của tìnhhình thế giới, khu vực; Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộnghơn; bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt còn gay gắthơn; yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội, Quân chủngđặt ra ngày càng cao Theo đó, việc nghiên cứu, xác định đúng những yếutố quy định, đâu là yếu tố khách quan, đâu là yếu tố chủ quan, đâu là yếu tốmang tính quyết định trực tiếp đến phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy,tham mưu phòng không cấp phân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng Quânchủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại có ý nghĩa hết sức quantrọng Đây cũng là vấn đề mới và khó cả về phương diện lý luận và thựctiễn; là nhiệm vụ khoa học quan trọng mà luận án đặt ra và cần tập trunggiải quyết Do đó, việc xác định đúng những yếu tố quy định phát triểnnguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội chính làcơ sở khoa học cần thiết để xác định yêu cầu, đề xuất các giải pháp phùhợp và có tính khả thi cao

Ba là, khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ, chỉ rõ nguyên nhân vànhững vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn lực này trong giai đoạn hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu triển khai đề tài luận án, việc tiến hànhkhảo sát, đánh giá thực trạng chính là để tác giả có thêm những thông tin,những căn cứ thực tiễn mang tính khách quan, toàn diện về nguồn lực sĩ quanchỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa rấtquan trọng, là cơ sở để xác định nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuấtnhững giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụcủa Quân chủng trong tình hình mới Các công trình khoa học tiêu biểu liênquan đến đề tài luận án mà tác giả tổng quan, nhìn chung các nhà khoa họccũng đã khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn lực sĩ quan quân đội nói chung

Trang 33

trên nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiến hànhkhảo sát một cách cơ bản, có hệ thống về nguồn lực sĩ quan chỉ huy, thammưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Do đó, việc khảosát, đánh giá thực trạng nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòng khôngcấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ là một trong những nội dung nhiệmvụ khoa học quan trọng mà luận án đặt ra và tập trung giải quyết

Các công trình khoa học tiêu biểu đã tổng quan có liên quan đến đề tàiluận án cũng đã bàn đến những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn lực conngười, nguồn lực sĩ quan nói chung Tuy nhiên, do cách tiếp cận và đối tượngnghiên cứu nên chưa có công trình nào đánh giá một cách khái quát và đầy đủvề những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, đặc biệtlà những hạn chế bất cập của nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội hiện nay, luận án sẽ khái quát làm rõ một số vấn đề đặt racần giải quyết để có cơ sở xác định giải pháp phát triển nguồn lực này.

Bốn là, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản phát triển nguồn lực sĩquan chỉ huy, tham mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng Phòngkhông - Không quân thời gian tới.

Để phát triển phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ thời gian tới đạt hiệu quả thiếtthực, nhiệm vụ của luận án không chỉ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thựctiễn mà còn phải nghiên cứu, xác định yêu cầu và đề xuất hệ thống các giải pháptoàn diện, đồng bộ, có tính khả thi cao Thông qua tổng quan các công trình khoahọc liên quan đến đề tài luận án cho thấy, đã có một số tác giả đề xuất các giảipháp phát triển các đối tượng nghiên cứu của mình Song, chưa có công trìnhkhoa học nào đề cập đến giải pháp phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, thammưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ hiện nay một cáchđồng bộ, có hệ thống và chuyên sâu Xuất phát từ đòi hỏi của lý luận và thực tiễnđặt ra cũng như tình hình nghiên cứu của những công trình khoa học có liên

Trang 34

quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh xác định việc nghiên cứu, đề xuất cácgiải pháp có tính khả thi nhằm phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưuphòng không cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Việt Nam hiện nay làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm của đề tài luận án.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu, tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoàivà trong nước có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, các công trình khoahọc của các tác giả được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, phong phú về nộidung, đa dạng về hình thức; hầu hết các công trình đều đã làm nổi bật nộidung vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn cao Nhìn một cách thể, các công trình đã tập trung làm rõ nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực con người, nguồn lực sĩ quan quânđội ở mức độ, phạm vi và các cách tiếp cận khác nhau.

Những cống hiến và kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên lànguồn tài liệu quý để nghiên cứu sinh tiếp thu kế thừa, nghiên cứu, vận dụng,bổ sung, phát triển khi nghiên cứu phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận,thực tiễn cũng như đề xuất những giải pháp cơ bản cho luận án với hướng điriêng, triển khai một cách độc lập, nhằm đáp ứng đầy đủ mục đích, nhiệm vụnghiên cứu mà luận án đã đề ra Tuy nhiên, do tính chất đặc thù, góc độ tiếpcận, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu khác nhau mà các công trìnhkhoa học liên quan đến đề tài luận án vẫn còn “khoảng trống”; chưa có côngtrình khoa học cụ thể nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống dướigóc độ chính trị - xã hội về nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội trong Quân chủng PK - KQ Việt Nam Do đó, nghiên cứu

sinh lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Phát triển nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham

Trang 35

mưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng Phòng không - Khôngquân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án là hoàn toàn mới, không trùng

lặp với các công trình khoa học đã được công bố và phù hợp với tính chất củađề tài luận án tiến sĩ ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰCSĨ QUAN CHỈ HUY, THAM MƯU PHÒNG KHÔNG CẤP PHÂN ĐỘITRONG QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN VIỆT NAM

2.1 Quan niệm, đặc điểm, vai trò nguồn lực sĩ quan chỉ huy, thammưu phòng không cấp phân đội trong Quân chủng Phòng không - Khôngquân Việt Nam

2.1.1 Quan niệm nguồn lực sĩ quan chỉ huy, tham mưu phòngkhông cấp phân đội trong Quân chủng Phòng không - Không quân ViệtNam

* Nguồn lực

Nguồn lực là hệ thống các yếu tố vật chất và tinh thần, tồn tại ở dạnghiện hữu và tiềm năng, có khả năng tạo ra sức mạnh, động lực để thúc đẩy sựphát triển Khi nói đến nguồn lực không chỉ nói đến sức mạnh, năng lực đãđược bộc lộ và đang phát huy tác dụng, mà cả những sức mạnh, năng lực tồntại ở dạng tiềm năng, tiếp tục nảy sinh và sẽ được khơi dậy, khai thác, sửdụng trong quá trình phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi Nó không chỉ nóilên sức mạnh mà còn phản ánh số lượng, chất lượng các yếu tố cấu thành,đồng thời nói lên sự biến đổi không ngừng của các yếu tố đó.

Tùy theo từng góc độ tiếp cận khác nhau, mà có thể chia nguồn lựcthành các dạng khác nhau như: nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần;nguồn lực bên trong, nguồn lực bên ngoài; nguồn lực chủ quan (con người),

Trang 36

nguồn lực khách quan (tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vốn trong nước vànước ngoài), khoa học và công nghệ Trong mối quan hệ giữa các nguồn lựcđó, thì nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất

* Nguồn lực con người

Quan niệm “nguồn lực con người” (Human Resource) được sử dụngtừ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nướcchâu Á Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, khái niệmnày bắt đầu được sử dụng ở nước ta Mặc dù các nhà kinh điển chủ nghĩaMác - Lênin chưa đề cập đến thuật ngữ “nguồn lực con người”, song tưtưởng về vị trí, vai trò, sức mạnh của con người, của quần chúng nhân dânđã được các ông đề cập đến khá cụ thể: “Lực lượng sản xuất hàng đầu củatoàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [83, tr.430]; đồng thờilà nguồn sức mạnh làm thay đổi xã hội, quyết định tiến trình lịch sử củanhân loại, thông qua các cuộc cách mạng xã hội “Cách mạng là ngày hộicủa những người bị áp bức và bóc lột Không có lúc nào quần chúng nhândân có thể tỏ ra là người tích cực sáng tạo ra những trật tự xã hội mới nhưtrong thời kỳ cách mạng Trong thời kỳ như thế, cứ theo nhãn quan chậthẹp, nhỏ nhen, theo quan điểm tiệm tiến mà nói, thì nhân dân có thể làmđược những kỳ công” [78, tr.131].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chưa sử dụng thuật ngữ “nguồn lực conngười” mà thường dùng các cụm từ như “sức dân”, “sức người”, “tài dân”, “lựclượng của dân”…, nhưng về thực chất là nói về nguồn lực con người ở nước ta.Người đề cập đến nguồn lực con người với ba cấp độ là: nhân dân nói chung;công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, cán bộ và mỗi con người cụ thể - tức lànhân dân lao động (trừ bọn Việt gian, phản động) Người từng khẳng định: “Chữngười nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bàocả nước Rộng nữa là cả loài người” [98, tr.130] Người còn khẳng định, đây lànguồn sức mạnh vô tận không gì có thể thay thế “dân là vốn quý nhất, có dân là

Trang 37

có tất cả”; “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới khônggì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [100, tr.453]; bởi theo Người:Vô luận việc gì đều do con người làm ra, của cải vật chất trong xã hội đều docông nhân và nông dân làm ra; chính nhờ sức lao động của công nhân, nôngdân mà xã hội không ngừng phát triển “có lực lượng của dân chúng việc to tátmấy, khó khăn mấy cũng làm được Không có thì việc gì làm cũng khôngxong” [97, tr.335]; “Dễ mười lần không dân cũng chịu; khó trăm lần dân liệucũng xong” [107, tr.280] Do đó, Người căn dặn: “chúng ta phải biết quý trọngcon người, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội”; “phảibiết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta” [105, tr.70].

Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về nguồn lực con người và thực tiễn kinh nghiệm các nước đi trước, Nghịquyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII của Đảng nêu rõ: “Kinh nghiệm vô giámà chúng ta khái quát được trong lịch sử lâu dài và đầy khắc nghiệt của dân tộc ta

là: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt

Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam” [26, tr.93];“Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanhvà bền vững” [25, tr.85] Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định“nguồn lực con người là quan trọng nhất” trong sự nghiệp đổi mới của đất nước;đồng thời, xác định: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao;ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vựcthen chốt, trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bảnvề chất lượng giáo dục và đào tạo…; khơi dậy khát vọng phát triển đất nướcphồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam,tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[34, tr.203 - 204] là một trong ba đột phá chiến lược

Dưới góc độ quản lý nhà nước, xem xét nguồn lực con người trênphương diện chất lượng con người và vai trò, sức mạnh của nó đối với sự

Trang 38

phát triển xã hội, thì thuật ngữ “nguồn lực con người” và “nguồn nhân lực”có ý nghĩa tương đồng Theo đó, Liên Hợp quốc đưa ra quan niệm: “Nguồnnhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tínhsáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và củađất nước” [85, tr.8], còn Ngân hàng Thế giới cho rằng: “nguồn nhân lực củamột quốc gia là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghềnghiệp của mỗi cá nhân sở hữu” [dẫn theo 86, tr.14].

Như vậy, với từng cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể đưa ranhiều quan niệm khác nhau về nguồn lực con người Tiếp cận dưới góc độchính trị - xã hội, tác giả cho rằng, khi nói đến nguồn lực con người là nóiđến các yếu tố cấu thành (hay cấu trúc) của nguồn lực đó, bao gồm số lượng,chất lượng và cơ cấu, được biểu hiện dưới dạng hiện hữu và dạng tiềm năng,có thể huy động tạo thành sức mạnh to lớn Dạng hiện hữu là nguồn lựcđang trực tiếp đóng vai trò cải tạo hiện thực, biểu hiện ở các yếu tố nhưphẩm chất, trình độ năng lực, sức khỏe… Dạng tiềm năng còn được hiểu lànhững năng lực hiện có song còn tiềm ẩn, có xu hướng được hiện thực hóa vàsẽ hiện thực hóa khi ở điều kiện, môi trường thuận lợi

Từ đó, có thể quan niệm chung nhất: Nguồn lực con người là tổng hòacác yếu tố thuộc về con người và cả cộng đồng người, khi được khai thác sửdụng sẽ tạo nên sức mạnh, động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.

Nói đến nguồn lực con người trước hết là nói đến tổng hòa các yếu tốthuộc về con người, bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độtri thức, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực… tạonên sức mạnh để con người cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ nhu cầu củachính bản thân mình và toàn xã hội Đồng thời, còn được biểu hiện ở sốlượng, chất lượng và cơ cấu; trong đó, số lượng, cơ cấu là tiền đề vật chất,thành tố không thể thiếu, còn chất lượng là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyếtđịnh sức mạnh của nguồn lực con người, đây vừa là mục tiêu, vừa là động

Trang 39

lực của sự phát triển xã hội, nói cách khác số lượng, cơ cấu là điều kiện“cần”, còn chất lượng là điều kiện “đủ” của nguồn lực con người Giải quyếttốt mối quan hệ giữa số lượng, chất lương, cơ cấu đảm bảo sự hài hòa, phùhợp bao nhiêu thì sức mạnh của nguồn lực con người tăng lên bấy nhiêu vàsẽ được phát huy đầy đủ nhất trong hoạt động thực tiễn.

Bên cạnh quan niệm “nguồn lực con người”, còn một số quan niệm khácnhư: “nguồn nhân lực”, “nhân tố con người” Quan niệm “nguồn nhân lực”ngoài nghĩa rộng được hiểu như “nguồn lực con người”, còn được hiểu là lựclượng lao động (tổng số lượng người đang trong độ tuổi lao động) hoặc nguồnlao động (tổng số người đang có việc làm, thất nghiệp và số lao động dựphòng) Còn khái niệm “nhân tố con người” thì lại hẹp hơn “nguồn lực conngười”; nó là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò chủ thể tíchcực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạtđộng với tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trongmột quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định, hay nói cách khác nó làcái đặc trưng xã hội, thuộc tính xã hội, giữ vị trí trung tâm trong con người.Như vậy, các quan niệm trên có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không đồngnhất với nhau, tùy vào mục đích, phạm vi nghiên cứu mà người ta sử dụng cácquan niệm trên một cách phù hợp nhằm thể hiện phương diện khác nhau củanguồn lực con người và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội.

* Nguồn lực sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Điều 1, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ rõ: “Sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự,được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng” [148, tr.1] Đâylà lực lượng nòng cốt của QĐND Việt Nam và là thành phần chủ yếu trongđội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặctrực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội SSCĐ và

Trang 40

hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sơ tiếp cận nghiên cứu về nguồn lực con người và sĩ quan QĐND

Việt Nam có thể quan niệm: Nguồn lực sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam làmột bộ phận nguồn lực con người, bao gồm tổng hòa các yếu tố thuộc về từng sĩquan và cả đội ngũ sĩ quan tạo thành sức mạnh, khi được khai thác, sử dụng sẽtạo động lực mạnh mẽ góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Nguồn lực sĩ quan QĐND Việt Nam trước hết là tổng thể các yếu tốthuộc về người sĩ quan quân đội bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống, trình độ tri thức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, thể lực…Bên cạnh đó nó còn được thể hiện ở số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ

sĩ quan Theo đó, số lượng là tổng số sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt

Nam, đã tốt nghiệp các học viện, trường sĩ quan quân đội hoặc tốt nghiệp đạihọc trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi

dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng Chất lượng là

tổng hòa các yếu tố phẩm chất và năng lực của từng sĩ quan quân đội và cả độingũ này; là thành tố giữ vai trò nòng cốt, quyết định đến sức mạnh của nguồnlực sĩ quan quân đội; được quy định bởi sự thống nhất giữa mặt sinh học vàmặt xã hội và được thể hiện thông quan những nội dung như: phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống; trình độ học vấn; trình độ tổ chức chỉ huy, phương pháp

tác phong công tác, thể lực…Cơ cấu là cách thức tổ chức, sắp xếp, bố trí các

bộ phận, từng sĩ quan theo chức năng nhiệm vụ của quân đội trong từng giaiđoạn cách mạng Tùy từng cách tiếp cận khác nhau, mà cơ cấu nguồn lực sĩquan quân đội có các dạng khác nhau; chẳng hạn xét theo ngạch sĩ quan thì cósĩ quan tại ngũ, sĩ quan biệt phái và sĩ quan dự bị; xét theo nhóm ngành thì có sĩquan chỉ huy, tham mưu, sĩ quan chính trị, sĩ quan hậu cần, sĩ quan kỹ thuật vàsĩ quan chuyên môn khác, ngoài ra còn được biểu hiện ở các dạng như: cơ cấu

Ngày đăng: 16/05/2024, 06:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w