1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Thị Xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.pdf

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 584,29 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC LÊ THỊ THỦY GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT LUẬN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ THỊ THỦY

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ NGHI SƠN,

TỈNH THANH HÓA

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 834.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Cường

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh phát triển hội nhập quốc tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia, trong đó tỷ lệ DNNVV luôn chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp, đồng thời cũng đóng góp 40 - 50% GDP trong cả nước Ở Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế và có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Tính đến năm 2021, ở Việt Nam có tới 94% DN là các DNNVV trong hơn 300.000 DN (Tổng cục Thống kê, 2021) và đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho người dân; tăng khả năng huy động nguồn lực xã hội cho sự phát triển, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo Để thực hiện công tác phát triển các DNNVV, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường”, theo đó để khuyến khích đầu tư, tạo dựng một môi trường thuận lợi, lành mạnh hỗ trợ DNNVV phát triển đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp đã được ban hành

Thanh Hóa là một trong năm tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích và đứng thứ 3

về dân số và là một trong 4 tỉnh được xác định tạo nên tứ giác phát triển kinh tế phía bắc của cả nước cùng với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc cùng với Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng Đồng thời, cũng là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển các DNNVV do hội tụ đầy đủ các yếu tố về nguồn lao động, vị trí địa lí, các cơ chế chính sách phát triển,… Tính đến năm 2021, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 30.000 doanh nghiệp, trong đó trên địa bàn thị xã Nghi Sơn có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp, chiếm 3,33% - (UBND thị xã Nghi Sơn, 2022 - Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp ), trong đó DNNVV chiếm trên 90% và đã đóng góp phần lớn vào ngân sách của tỉnh Tuy nhiên, sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành của nền kinh tế Doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh

do lệnh giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc gây đứt gãy các chuỗi cung ứng Các DNNVV trên địa bàn tỉnh nói chung và tại địa bàn thị xã Nghi Sơn nói riêng đã phải đóng cửa tạm dừng hoạt động để thực hiện công tác chống dịch Số lượng doanh nghiệp phải giải thể sau giãn cách xã hội tăng lên kéo theo các vấn đề về việc làm và

Trang 3

an sinh xã hội Việc khôi phục nền kinh tế, đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất cho các DNNVV đang được coi là nhiệm vụ quan trọng, tối ưu hàng đầu đối với các cấp chính quyền, địa phương trên cả nước, trong đó có thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá

trình phát triển thị xã, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và

vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho luận

văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019-2021;

- Đề xuất các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Về phạm vi thời gian

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019-2021, cụ thể:

- Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 11/2022 - 4/2023

- Số liệu sơ cấp nghiên cứu năm 2022

- Số liệu thứ cấp nghiên cứu 03 năm (giai đoạn từ năm 2019 - 2021)

* Về phạm vi không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Luận văn cũng thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra: Tác giả xây dựng phiếu điều tra để thực hiện thu thập dữ liệu về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa Trong đó, đối tượng điều tra

là cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến công tác quản lý, hỗ trợ phát triển

Trang 4

- Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như:

+ Các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu của UBND thị xã Nghí Sơn, Ban Kinh tế Nghi Sơn, UBND các xã/phường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn

+ Các tư liệu hiện có về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn từ các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,

4.2.Phương pháp xử lý số liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả:

Tác giả sử dụng các bảng biểu đặc biệt là bảng tần suất để thống kê, thể hiện và phân tích cấu trúc, sự thay đổi theo thời gian, không gian của các yếu tố được mô tả

+ Phương pháp phân tích:

- Từ những số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, sắp xếp, và giải thích ý nghĩa của các dữ liệu, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

+ Phương pháp so sánh

- Căn cứ số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thị xã trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019- 2021

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1 Cơ sơ lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thị xã trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3 Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thị xã trên địa bàn thị

xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 5

Chương 1

CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Khái niệm tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1 Khái niệm, tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng,

có trụ sở giao dịch, có tài sản riêng, được thành lập và đăng ký, hoạt động nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật Theo đó, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận hợp pháp

Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật và được chia thành ba cấp độ: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn Trong đó, việc phân chia được dựa trên 02 yếu tố là tổng nguồn vốn và số lao động (trong đó ưu tiên yếu tố về tổng nguồn vốn; tổng nguồn vốn được hiểu là tổng tài sản kê khai trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) Tuy nhiên, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà trong mỗi một loại hình loại hình doanh nghiệp có hạn mức tổng về nguồn vốn khác nhau

1.1.2 Tiêu chí xác định, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới

1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1 Về ngành và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhìn chung các sản phẩm của DNNVV có chất lượng kém hơn so với các DN lớn, mẫu mã, bao bì vẫn còn khá giản đơn và có sức cạnh tranh kém Tuy nhiên một

số DNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, nông, lâm, hải sản lại có các sản phẩm có giá trị lợi nhuận cùng chất lượng tốt, thông qua việc tạo cho mình hướng

đi riêng, tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm, đồng thời xác định đúng thời điểm thâm nhập thị trường và tập trung khai thác thị trường ngạch nên phát triển tốt

1.2.2 Về phương thức tạo lập và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Vũ Hùng Cường (2016), yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại của một

DN là nguồn vốn Việc huy động vốn của DN được thực hiện thông qua các kênh cung cấp vốn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đối tác, khách hàng, thị trường chứng khoán,… giúp cho DN tăng khả năng huy động các nguồn lực một cách dễ dàng Tuy nhiên, do việc hạn chế từ nguồn vốn tự có của mỗi chủ thể, mỗi DN cũng như các rào cản trong việc tiếp cận các nguồn cung vốn chính thức mà các DNNVV

Trang 6

thường gặp trở ngại trong việc thực hiện hóa KNHĐV để đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất

1.2.3 Công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có thể nói nguồn vốn quyết định sự tồn tại của một DN, là “máu” để nuôi sống

DN thì công nghệ được xem là nhân tố quyết định hiệu suất, năng suất của DNNVV, hay là “chất xám” giúp phát triển DN

1.2.4 Về nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Về cơ chế điều tiết hoạt động

1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.3.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, năng lực, lợi thế so sánh của ngành, lĩnh vực, của vùng và quốc gia

1.3.3 DNNVV góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 1.3.4 DNNVV giúp phát triển các loại thị trường lao động, công nghệ, ngành nghề,vốn

1.4 Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.4.1 Tăng trưởng số lượng và sự trưởng thành quy mô của các doanh nghiệp nhỏ

và vừa

1.4.2 Sự chuyển dịch cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng tiến bộ

Gia tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia tăng sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sự phát triển kinh

tế - xã hội tại địa phương, khu vực

1.5 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng số lượng và phát triển quy mô của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá dịch chuyển cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng tiến bộ

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 7

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá gia tăng đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.6.1 Nhóm yếu tố trong doanh nghiệp

Một là, năng lực tổ chức và quản lý DN

Hai là, trình độ khoa học công nghệ

Ba là, trình độ lao động trong DN

Bốn là, năng lực tài chính của DN

Năm là, năng lực truyền thông, marketing của DN

Sáu là, năng lực nghiên cứu phát triển của DN

1.6.2 Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

tố ảnh hưởng phát triển DNNVV Đây là cơ sở để tác giả thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo như đánh giá, phân tích thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thị

xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa ở chương 2 thông qua các tiêu chí về quy mô, số lượng doanh nghiệp, nguồn vốn, số lượng lao động, kết quả kinh doanh, … cùng các chính sách phát triển đã, đang và sẽ triển khai áp dụng tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

Trang 8

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Nghi Sơn

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư của thị xã Nghi Sơn

* Điều kiện tự nhiên

* Đặc điểm dân cư

2.1.2 Đặc điểm kinh tế của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021

2.2.1.Thực trạng phát triển quy mô số lượng

Bảng 2.1 Số lượng DNNVV tại thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại bảng 2.1 cũng cho thấy rằng trong giai đoạn 2019-2021, số lượng các doanh nghiệp gặp khó khăn và phải giải thể vẫn ở mức cao (năm 2021 với trên 147 doanh nghiệp) Nguyên nhân của vấn đề này là do năm 2020

và 2021 là giai đoạn đại dịch covid-19 bùng phát thành dịch trên quy mô toàn thế giới (Từ tháng 3/2020), các doanh nghiệp phải cùng nhan dân cả nước áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là phải thực hiện các quy định về cách ly và giãn cách xã hội, dẫn đến các doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng các hoạt động,

1 Báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký các năm 2020, 2021 và 2022

Trang 9

cùng với những hạn chế về các nguồn lực dự trữ (phần lớn các doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ, ít lao động, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém), không vượt qua được các giai đoạn xung yếu của các đợt dịch

Bảng 2.2 Tỷ trọng DNNVV phân theo ngành kinh tế tại thị xã Nghi Sơn

Tổng cộng 856 100,00 960 100,00 1.009 100,00

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, thị xã Nghi Sơn 2022

Số liệu bảng 2.2 cho thấy về mặt cơ cấu theo ngành nghề của các DNNVV trên địa bàn thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021 có tỷ trọng các DN trong lĩnh vực TM-

DV và lĩnh vực CN-XD chiếm tỷ lệ khá cao (tổng cả 2 loại hình DN này chiếm trên 90%), trong khi tỷ trọng các DN chiếm tỷ lệ tương đối thấp (dưới 8%) Đây là tỷ lệ tương đối lý tưởng và phù hợp xu hướng phát triển theo hướng hiện đại phản ánh xu hướng phát triển của một thị xã công nghiệp trong thời gian tới đối với Nghi Sơn Đồng thời, đáp ứng tốt quá trình phát triển kinh tế thị xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo các chủ trương, đường lối phát triển đất nước, cũng như quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.3 Tỷ trọng DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thị

xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021 Stt Nội dung

SL Tỷ trọng

Tỷ trọng (%) SL

Tỷ trọng (%)

Trang 10

Số liệu bảng 2.3 cho thấy về mặt cơ cấu theo các mô hình quản trị của các DNNVV trên địa bàn thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021 là tương đối đa dạng, trong đó mô hình quản trị công ty TNHH và công tỷ cổ phần chiếm tỷ trọng tương đối cao Đây là các mô hình quản trị có tính hiện đại, có tính an toàn cao (dễ dàng thu hút và kiểm soát các nguồn lực để thúc đẩy các DN phát triển), có tính cạnh tranh và

có năng lực hội nhập và tham gia vào các chuỗi cung ứng cao phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng trong phát triển nền kinh tế của khu vực và cả nước

2.2 Thực trạng phát triển quy mô vốn

Bảng 2.4 Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo quy mô vốn trên địa bàn

thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021 Stt Nội dung

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, thị xã Nghi Sơn 2022

Số liệu bảng 2.4 cho thấy, bình quân quy mô vốn của các DNNVV trên địa bàn thị xã Nghi Sơn có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng số DN trên địa bàn, tuy nhiên số lượng và tỷ lệ DN có quy mô vốn >50 tỷ tăng tương đối chậm Nguyên nhân

là trong giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn phần lớn các DNNVV trên địa bàn thị xã phải đối mặt với thời kỳ khủng hoảng, khó khăn chung do dịch bệnh Covid-19 như đã phân tích ở trên

Bảng 2.5 Vốn của DNNVV tại thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021

Trang 11

Số liệu bảng 2.5 cho thấy, phần lớn cơ cấu nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đều thuộc về các công ty TNHH và các công ty cổ phần Tuy nhiên, cung tương tự như tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo quy mô vốn của các DNNVV như đã phân tích, quy mô về vốn của các DNNVV trên địa bàn thị

xã trong 3 năm gần đây hầu như không tăng (từ 6.555 tỷ đồng năm 2019 lên 6.860 tỷ đồng năm 2021) Nguyên nhân của vấn đề này vẫn là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như đã phân tích ở trên, dẫn đến các DNNVV nói riêng và các DN nói chung không thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực khác, cũng như khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại

Bảng 2.6 Năng suất lao động và lợi nhuận bình quân trên lao động của DNNVV

tại thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021

2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 90,30 94,10 92,70

3 Số lao động làm việc Người 35.826 36.968 37.988

Số LĐ tham gia đóng

4 Thu nhập BQ Triệu đồng 4,32 4,55 4,85

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, thị xã Nghi Sơn 2022

2.3 Thực trạng công tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2019-2021

2.3.1 Chủ trương định hướng, chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn

* Chủ trương, chính sách của trung ương

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14; Nghị quyết số 02/NQ-CP do Chính phủ ban hành về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

Trang 12

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ số 04/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 105/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 9 năm 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh, được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước; Nghị định số 61/2018/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 4 năm

2018 về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

* Quan điểm phát triển doanh nghiệp của thị xã Nghi Sơn

Phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh, bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường liên kết doanh nghiệp

Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, đa dạng ngành nghề Trong đó:

ưu tiên phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh, sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; doanh nghiệp sản xuất tận dụng được lợi thế của địa phương; có sản phẩm xuất khẩu; hoạt động tại các vùng nông thôn; các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp và thu hút được nhiều lao động

2.3.2 Công tác triển khai chủ trương, chính sách, định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thị xã Nghi Sơn

2.3.2.1 Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển DNNVV

a) Về công tác cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh tác phong lề lối làm việc của cán bộ, công chức

- Trong năm 2021 UBND thị xã đã tiếp nhận 3.987 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, trong đó có 313 hồ sơ của doanh nghiệp trên các lĩnh vực như: quản lý hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, an toàn thực phẩm

và dinh dưỡng, lưu thông hàng hóa, môi trường, kinh doanh khí…

- Bên cạnh đó UBND thị xã đã quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm kỷ cương,

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w