Góc nhìn chuyên gia Tại Sao Những Nhân Viên Tài Năng Làm Việc Không Hiệu Quả: 7 Điều Cần Tránh Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải tình huống này: Sau một cuộc tìm kiếm dài ngày và kỹ lưỡng, bạn tìm thấy một ứng viên rất tiềm năng cho một vị trí quản lý trong công ty. Ứng viên này có kinh nghiệm phù hợp, bằng cấp tốt, thể hiện rất ấn tượng ở vòng phỏng vấn (có những phát biểu thông minh, đưa ra một vài ý tưởng hay). Bạn cảm thấy hài lòng và quyết định chọn người này. Ba tháng sau, bạn bắt đầu cảm thấy nghi ngờ quyết định của mình. Nhân viên của người quản lý mới có vẻ bất mãn, tinh thần làm việc giảm sút, năng suất và chất lượng công việc kém hơn quý trước. Sau khi điều tra sâu hơn và trao đổi với một số nhân viên chủ chốt trong bộ phận đó, bạn nhận ra được vấn đề: người quản lý mới là một mảnh ghép không phù hợp. Dù trông rất ấn tượng trên giấy tờ và thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn, phong cách, cách tiếp cận và hành vi trong công việc của người quản lý không giống với các giá trị và kỳ vọng của doanh nghiệp. Cách thực hiện công việc của người đó hoàn toàn xa lạ với đồng nghiệp. Người bạn mới tuyển không phù hợp với vị trí và với doanh nghiệp; và nguyên nhân có thể là do một hoặc nhiều yếu tố dưới đây: 1.Không đủ khả năng thực hiện công việc 2.Không phù hợp với công việc 3.Mục tiêu và trách nhiệm công việc không rõ ràng 4.Quan hệ không tốt với quản lý 5.Quan hệ không tốt với đồng nghiệp 6.Các vấn đề về sức khỏe 7. Các yếu tố về cơ sở vật chất và môi trường làm việc Gi i thi uớ ệ Tại Sao Những Nhân Viên Tài Năng Làm Việc Không Hiệu Quả : 7 Điều Cần Tránh | 2 Đừng trông mặt mà bắt hình dong, và cũng đừng tin mọi thứ bạn đọc trong đơn xin việc! Khả năng thực hiện công việc ở đây nói đến những kỹ năng, công cụ và kinh nghiệm mà một người cần có để thực hiện thành công những nhiệm vụ của mình. Nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào trong số này, nguy cơ thất bại của nhân viên sẽ tăng lên. Bỏ sót các yếu tố cơ bản trên là một sai lầm thường gặp, kể cả với các chuyên gia tuyển dụng dày dạn kinh nghiệm. Sơ sót này càng dễ xảy ra nếu ứng viên có nền tảng học vấn tốt cũng như thể hiện được sự thông minh và tự tin trong buổi phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên rằng đa số các ứng viên đều “thổi phồng” năng lực của mình trong hồ sơ xin việc. Những yếu tố cần xem xét khi xác định khả năng thực hiện công việc: Kỹ năng—Bạn có biết để thực hiện một công việc cụ thể cần có những kỹ năng nào hay không? Và liệu người bạn muốn tuyển có những kỹ năng đó không? Nếu người đó không có đủ những kỹ năng cần thiết, bạn sẽ làm như thế nào để giúp họ có được các kỹ năng còn thiếu? Quá trình đó sẽ mất bao lâu? Đào tạo kỹ năng cần có thời gian và tiền bạc, mà không ai có thể đảm bảo được thành công trừ khi cả người quản lý lẫn nhân viên đều có sự cam kết với quá trình đào tạo. Vì thế, sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người nếu ngay từ đầu người quản lý đưa ra những kỳ vọng hợp lý cho nhân viên. Điều này đặc biệt đúng với những vị trí yêu cầu có các kỹ năng về kỹ thuật. Công cụ—Kể cả khi một ứng viên có đủ kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện công việc, anh ta vẫn cần có những công cụ hỗ trợ để cho ra kế quả xuất sắc. Một nhân viên thiết kế web không thể xây dựng được một website nếu không có đầy đủ các phần cứng và phần mềm phù hợp. Doanh nghiệp không nhất thiết phải mua những công cụ mới và tối tân nhất, nhưng một hệ thống thường xuyên gặp sự cố sẽ khiến người dùng rất bực bội và vì thế không thể có được năng suất cao, dù cho họ là một nhân viên xuất sắc. Kinh nghiệm—Một ứng viên có đầy đủ các kỹ năng cần thiết không có nghĩa là anh ta có kinh nghiệm ứng dụng các kỹ năng đó vào một công việc cụ thể. Điều này đặc biệt đúng với những sinh viên mới tốt nghiệp, những người mới đến từ các lĩnh vực ngành nghề khác và nhân viên mới chuyển đến từ một bộ phận khác trong cùng công ty. Mặc dù những kỹ năng cần thiết cho vị trí mới có thể tương tự với vị trí cũ, người mới vẫn cần thời gian để làm quen với các cách ứng dụng và kiến thức chuyên môn mới. 1. Không kh n ng th c hi n công vi cđủ ả ă ự ệ ệ T i Sao Nh ng Nhân Viên Tài Năng Làm Vi c Không Hi u Qu : 7 Đi u C n Tránhạ ữ ệ ệ ả ề ầ Tại Sao Những Nhân Viên Tài Năng Làm Việc Không Hiệu Quả : 7 Điều Cần Tránh | 3 “Mức độ phù hợp” phản ánh những hành vi và sở thích cần thiết để thành công ở một vị trí cụ thể Rất nhiều người mắc sai lầm khi chọn con đường nghề nghiệp không thật sự phù hợp với họ. Tính cách và hành vi của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền lẫn những trải nghiệm bắt đầu từ thời thơ ấu. Đến tuổi 20, tính cách của mỗi người đã được hình thành một cách tương đối hoàn chỉnh. Nhưng thay vì cố gắng tìm hiểu bản thân để tìm ra con đường phù hợp với thế mạnh cũng như sở thích, chúng ta lại để áp lực từ xã hội lẫn người thân ảnh hưởng đến lựa chọn của mình. Có lẽ bạn đã từng gặp một bác sĩ tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng và làm việc nhiều năm ở một bệnh viện uy tín. Mặc dù có đủ các yếu tố kỹ năng, công cụ và kinh nghiệm, anh ta lại là người xa cách, thiếu nhạy cảm và cư xử kém lịch sự với bệnh nhân. Với tính cách đó, anh ta có lẽ sẽ phù hợp hơn với nghề luật sư, người làm nhiệm vụ chất vấn nhân chứng ở tòa án. Nói cách khác, anh ta không có lòng trắc ẩn và sự cảm thông cần có để trở thành một bác sĩ giỏi. Anh ta có mức độ phù hợp rất thấp với công việc bác sĩ. Kỹ năng có thể được đào tạo mà có, nhưng hành vi lại là thứ rất khó thay đổi Cách cư xử với bệnh nhân của một bác sĩ có thể được cải thiện nếu được hướng dẫn và tập luyện; nhưng để thực sự thay đổi bản tính cần đến nỗ lực và động lực rất lớn. Nếu không có động lực thay đổi, sẽ không có cá nhân nào thay đổi tính cách của mình. Vì thế, việc tìm hiểu tính cách, hành vi cũng như sở thích của một người khi cân nhắc một vị trí nào đó cho người đó rất quan trọng. Bạn cần hiểu rõ về vị trí công việc cũng như đặc điểm của những người thành công ở vị trí đó trước khi đi tìm những ứng viên có đặc điểm phù hợp với vị trí công việc. Điều này trên thực tế rất khó thực hiện bởi việc tìm hiểu tường tận xu hướng hành vi của một người chỉ qua phỏng vấn vốn là điều không hề dễ dàng; vì thế hãy cân nhắc việc sử dụng đánh giá nhân sự để hỗ trợ công tác tuyển dụng. 2. Không phù h p v i công vi cợ ớ ệ T i Sao Nh ng Nhân Viên Tài Năng Làm Vi c Không Hi u Qu : 7 Đi u C n Tránhạ ữ ệ ệ ả ề ầ Tại Sao Những Nhân Viên Tài Năng Làm Việc Không Hiệu Quả : 7 Điều Cần Tránh | 4 Ngu n : Profiles International Vietnam ồ Truy c p ậ http://blog.profilesvietnam.com/tai-sao-nhung-nhan -vien-tai-nang-lam-viec-khong-hieu-qua / t i tr n b tài li uđể ả ọ ộ ệ Liên hệ Profiles International Vietnam www.profilesvietnam.com ©2010 Profiles International, Inc. All rights reserved. Profiles International - Chúng tôi là ai Profiles International giúp các tổ chức trên toàn thế giới xây dựng một lực lượng lao động có hiệu suất cao. Các đánh giá nhân sự toàn diện và các giải pháp quản lý nhân tài đột phá của chúng tôi sẽ giúp khách hàng chọn được người phù hợp nhất cho công việc và quản lý để họ phát triển đầy đủ tiềm năng của bản thân. Qua đó, khách hàng của chúng tôi sẽ có được lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Mạng lưới hoạt động Profiles International đã làm việc với các công ty ở 122 quốc gia trên toàn thế giới và có tài liệu được dịch ra hơn 32 ngôn ngữ. www.profilesvietnam.com (84-8)38236900 Tác Động Mạnh Mẽ Của Việc Huấn Luyện Nhân Viên | 6 . trường làm việc Gi i thi uớ ệ Tại Sao Những Nhân Viên Tài Năng Làm Việc Không Hiệu Quả : 7 Điều Cần Tránh | 2 Đừng trông mặt mà bắt hình dong, và cũng đừng tin mọi thứ bạn đọc trong đơn xin việc! Khả. Không Hi u Qu : 7 Đi u C n Tránhạ ữ ệ ệ ả ề ầ Tại Sao Những Nhân Viên Tài Năng Làm Việc Không Hiệu Quả : 7 Điều Cần Tránh | 3 “Mức độ phù hợp” phản ánh những hành vi và sở thích cần thiết để thành. ữ ệ ệ ả ề ầ Tại Sao Những Nhân Viên Tài Năng Làm Việc Không Hiệu Quả : 7 Điều Cần Tránh | 4 Ngu n : Profiles International Vietnam ồ Truy c p ậ http://blog.profilesvietnam.com/tai -sao- nhung-nhan -vien-tai-nang-lam-viec-khong-hieu-qua /