Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long

247 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu LongNghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN MSHV: P1316008

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TẠO LẬP VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 62340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHAN ANH TÚ PGS.TS HUỲNH QUANG LINH

Năm 2024

Trang 3

- Cảm ơn quý Thầy/Cô của Trường Kinh tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc thực hiện luận án

- Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho luận án Đặc biệt cám ơn các chuyên gia, quý doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội trong ngành đã hỗ trợ cho tôi hoàn thành bản khảo sát

- Cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án

Kính chúc quý Thầy/Cô, gia đình, người thân, bạn bè và mọi người dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống và trong công việc

Cần Thơ, ngày tháng năm 2024

NCS Trương Khánh Vĩnh Xuyên

Trang 4

ii

TÓM TẮT

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, Việt Nam hầu như có lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo nhưng lợi thế cạnh tranh ngành càng giảm do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan Do đó, việc đề xuất các giải pháp cải thiện lợi thế cạnh tranh phù hợp theo đó cũng gặp không ít những trở ngại do thiếu căn cứ khoa học để xác định và phân định rõ đâu là các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh và đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh mặc dù thành tựu ghi nhận được từ các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ các nghiên cứu trước là công phu Do vậy, việc xác định đâu là các nhân tố tạo lập và đồng thời ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là cần thiết nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo và đây cũng là mục tiêu nghiên cứu chính của luận án Luận án dựa trên cách tiếp cận kết hợp lý thuyết nguồn lực và lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter để đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với phương pháp hỗn hợp bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng Ngoài số liệu sơ cấp để kiểm định mô hình nghiên cứu được thu thập từ 116 thương nhân được cấp phép xuất khẩu tại khu vực, tác giả còn sử dụng dữ liệu từ phỏng vấn sâu 16 chuyên gia đang kinh doanh trong ngành và phân tích tình huống 03 doanh nghiệp điển hình trong khu vực

Kết quả của nghiên cứu đạt được đã giải quyết các mục tiêu của luận án trong đó trọng tâm là phân tích khám phá và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL Với phương pháp ứng dụng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (hay thường được gọi ngắn gọn là mô hình đường dẫn) – PLS-SEM, kết quả nghiên cứu cho thấy có 08 nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (được đo lường bởi ba biến bậc một : chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung) bao

gồm: chất lượng nguồn nhân lực; hành vi nguồn nhân lực; hệ thống thông tin; cấu trúc

công nghệ thông tin; khả năng phát triển sản phẩm mới; khả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp; khả năng xây dựng mối quan hệ khách hàng; và quản trị rủi ro Trong

đó, nhân tố cấu trúc công nghệ thông tin và khả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp có mức độ tác động nhiều nhất đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Từ kết quả này, tác giả đã đưa ra các hàm ý quản trị phát triển nhân lực có chất lượng, xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp được xem là nhân tố quan trọng tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cuối cùng các hàm ý quản trị liên quan đến tổ chức như quản trị rủi ro và phát triển công nghệ thông tin để tăng lợi thế cho doanh nghiệp là phù hợp với các nghiên cứu trước đây và quan trọng hơn còn phù hợp với thực tiễn kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại giữa các doanh nghiệp có hay không có áp dụng công nghệ

Luận án có các điểm mới hơn so với các nghiên cứu trước đây đó là: Thứ nhất, về

phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh dựa trên khái niệm chiến lược cạnh tranh của

Trang 5

iii

Porter bao gồm chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung, thay vì là đo lường bằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như các nghiên

cứu trước đó tại Việt Nam Thứ hai, cách tiếp cận của nghiên cứu dựa trên lý thuyết

nguồn lực của Barney, khám phá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tạo lập nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt là tài sản thương hiệu và sự liên kết đối với nhà cung cấp nguồn nguyên liệu là hai trong số các nguồn lực quan trọng đóng góp vào lợi thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Ngoài ra, một nhân tố mới

được khám phá trong mô hình là quản trị rủi ro cũng có ý nghĩa và tác động thuận chiều đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Thứ ba, nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của

doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tiếp cận vi mô chứ không phải tiếp cận từ đặc điểm môi trường ngành và chính sách vĩ mô được xem là đối tượng nghiên cứu mới

Từ khoá: Lý thuyết nguồn lực, Lý thuyết lợi thế cạnh tranh, chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược tập trung

Trang 6

iv

ABSTRACT

In the context of an increasingly integrated economy with the world, Vietnam has almost a comparative advantage in rice exports Still, the industry's competitive advantage is reduced for objective and subjective reasons Therefore, the proposal of appropriate solutions to improve competitive advantage encounters many obstacles due to the need for a more scientific basis to identify and identify the factors that create competitive advantage And what factors affect competitive advantage, although the achievements obtained from theories and empirical research results from previous studies are elaborate Determining the factors that create and affect the competitive advantage to improve the competitive advantage in rice export of enterprises in the Mekong Delta is necessary and also the goal of this research—the main study of the dissertation The dissertation is based on Michael Porter's approach to combining resource theory and competitive advantage theory with mixed methods, including qualitative and quantitative research In addition to primary data to test the research model collected from 116 traders licensed to export in the region, the author also uses data from in-depth interviews with 16 industry experts and analyses the situation of 03 typical enterprises in the region

The research results have solved the dissertation’s objectives, focusing on exploratory analysis and measuring the impact of factors affecting the competitive advantage of rice exporting enterprises in the region Mekong Delta region With the method of applying the partial least squares structural model (often referred to as the path model for short) - PLS-SEM, the research results show that there are 08 factors affecting competitive advantage Of the enterprise (measured by three first-order variables: cost leadership strategy, differentiation strategy and concentration strategy),

including quality of human resources, human resource behavior, information system,

information technology structure, the ability to develop new products; the ability to build supplier relationships; the ability to build customer relationships; and risk management The information technology structure factor and the ability to build

supplier relationships have the most impact on the competitive advantage of enterprises From this result, the author has given the implications of quality human resource management; building supplier relationships is important in creating advantages for rice exporters The same management implications related to the organization, such as risk management and the development of information technology to increase the advantages of enterprises, are in line with business practices in the context of modern competition between enterprises with or without the application of technology

The dissertation has newer points compared to previous studies, which are: Firstly,

on the method of measuring competitive advantage based on the concept of Porter's

Trang 7

v

competitive strategy, including cost leadership strategy, strategic differentiation and focus strategy, instead of being measured by the competitiveness of enterprises as

previous studies in Vietnam Second, the research approach is based on Barney's

resource theory, which explores the internal factors that create a competitive advantage for the business, especially brand equity and customer association Suppliers of raw materials are two of the important resources contributing to the sustainable competitive advantage of rice exporters In addition, a newly discovered factor in the model, risk management, is also significant and positively affects the competitive advantage of

enterprises Third, studying the competitive advantages of rice exporters in the Mekong

Delta in the direction of micro, not from the characteristics of the industry environment and macro policies, is considered the research object

Keywords: Resource theory, competitive advantage theory, cost leadership

strategy, differentiation strategy, concentration strategy

Trang 9

vii

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết 1

1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu 9

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

1.4.1 Phương pháp định tính 10

1.4.2 Phương pháp định lượng 10

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 11

1.5.1 Đóng góp về khoa học (tính mới của luận án) 11

1.5.2 Đóng góp về thực tiễn 12

1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 14

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 14

2.1.1 Các khái niệm có liên quan đến lợi thế cạnh tranh 14

2.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 19

2.1.3 Các lý thuyết nền về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 23

Trang 10

viii

2.2.1.1 Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh bằng các chiến lược đơn lẻ 33

2.2.1.2 Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh bằng chiến lược kết hợp 35

2.2.2 Nghiên cứu tiếp cận từ phía khách hàng 39

2.2.3 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam 42

2.2.4 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ngành kinh doanh xuất khẩu gạo 462.3 NHẬN XÉT TỔNG QUAN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 50

2.3.1 Nhận xét tổng quan 50

2.3.1.1 Những thành tựu trong nghiên cứu 50

2.3.1.2 Khoảng trống trong nghiên cứu 51

2.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu 54

2.3.2.1 Câu hỏi nghiên cứu 54

2.3.2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 58

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 64

3.1 THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 64

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 69

3.2.1 Phương pháp định tính 69

3.2.1.1 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung 69

3.2.1.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 70

3.2.2 Phương pháp định lượng 70

3.2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 71

3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 72

3.3 KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN THANG ĐO 79

3.3.1 Thang đo nháp 79

3.3.1.1 Thang đo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 79

3.3.1.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 81

3.3.2 Kết quả thảo luận nhóm tập trung 85

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 90

4.1 THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 90

4.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 90

Trang 11

ix

4.1.2 Lợi thế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam so với thế giới 91

4.1.2.1 Bối cảnh xuất khẩu gạo trên thế giới 91

4.1.2.2 Đặc điểm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo trên thế giới 94

4.1.2.3 Đặc điểm, cấu trúc thị trường ngành gạo tại Việt Nam 95

4.2 THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU GẠO TẠI ĐBSCL 98

4.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL 98

4.2.2 Thực trạng nguồn lực của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL 101

4.2.3 Đánh giá tính bền vững của các yếu tố nguồn lực 104

4.2.4 Khảo sát tình huống (Case study) về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp điển hình trong khu vực ĐBSCL 106

4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 110

4.3.1 Mô tả mẫu khảo sát 110

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo 113

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá 114

4.3.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM 117

4.3.4.1 Kiểm định các giả định của mô hình 117

4.3.4.2 Kết quả mô hình cấu trúc 121

4.3.4.3 Phân tích SEM biến bậc hai 124

4.3.4.4 Phân tích SEM các biến bậc một 125

4.3.5 Kiểm tra mô hình 127

4.3.6 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp 129

4.3.6.1 Phân tích cấu trúc đa nhóm 129

4.3.6.2 Kiểm định giá trị trung bình 131

4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 135

4.4.1 Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và lợi thế cạnh tranh 136

4.4.2 Mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và lợi thế cạnh tranh 137

4.4.3 Quản trị rủi ro và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 137

4.4.4 Mối quan hệ giữa khả năng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 138

Trang 12

x

4.4.5 Kết quả từ nghiên cứu thực tiễn 139

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 141

5.1 KẾT LUẬN 141

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ 143

5.2.1 Hàm ý quản trị đối với phát triển công nghệ và CNTT 144

5.2.2 Hàm ý quản trị đối với phát triển mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng 145

5.2.3 Hàm ý quản trị trong phát triển chất lượng và hành vi nguồn nhân lực 147

5.2.4 Hàm ý quản trị rủi ro trong tổ chức của doanh nghiệp 148

5.2.5 Định hướng về chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo 148

5.3 HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 21

PHỤ LỤC 1: CÁC CHÍNH SÁCH CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH GẠO NĂM 2022 22

PHỤ LỤC 2: XÂY DỰNG THANG ĐO 30

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG VÀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 52

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 58

Trang 13

xi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tóm tắt các lý thuyết tiếp cận liên quan đến lợi thế cạnh tranh 19

Bảng 2.2 Tổng hợp các khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 22

Bảng 2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp 24

Bảng 2.4 Cấu trúc VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 26

Bảng 2.5 Bảng tóm lược các kết quả nghiên cứu liên quan đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp 37

Bảng 2.6 Các nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp cận từ phía khách hàng 42

Bảng 2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 59

Bảng 2.8 Mối quan hệ giữa các nhân tố tạo lập và nhân tố ảnh hưởng đến LTCT của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL 62

Bảng 3.1 Số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL 71

Bảng 3.2 So sánh phương pháp CB-SEM và PLS-SEM 74

Bảng 3.3 Đo lường chiến lược dẫn đầu chi phí của doanh nghiệp 79

Bảng 3.4 Đo lường chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp 80

Bảng 3.5 Đo lường chiến lược tập trung của doanh nghiệp 81

Bảng 3.6 Đo lường thang đo chất lượng nguồn nhân lực 81

Bảng 3.7 Đo lường thang đo hành vi nguồn nhân lực 82

Bảng 3.8 Thang đo thành phần hệ thống thông tin 82

Bảng 3.9 Thành phần thang đo cấu trúc CNTT 83

Bảng 3.10 Thành phần thang đo quản trị rủi ro 83

Bảng 3.11 Thành phần thang đo khả năng phát triển sản phẩm 84

Bảng 3.12 Thành phần thang đo khả năng xây dựng mối quan hệ 84

Bảng 3.13 Kết quả thảo luận nhóm về thang đo lợi thế cạnh tranh 85

Bảng 3.14 Kết quả thảo luận nhóm về thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 88

Bảng 4.1 Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam 91

Bảng 4.2 Hệ số RCA của gạo Việt Nam so với thế giới 93

Bảng 4.3 Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL 99

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát tầm quan trọng của các nguồn lực 102

Trang 14

xii

Bảng 4.5 Kết quả khảo sát tính bền vững của các nguồn lực của DNXK gạo 104

Bảng 4.6 So sánh cấu trúc VRIN của các công ty 108

Bảng 4.7 Địa phương nghiên cứu 111

Bảng 4.8 Loại hình doanh nghiệp 112

Bảng 4.9 Thành viên VFA 112

Bảng 4.10 Số lượng lao động trong doanh nghiệp 112

Bảng 4.11 Số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 113

Bảng 4.12 Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo các biến trong mô hình 113

Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập lần 2 115

Bảng 4.14 Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc 116

Bảng 4.15 Kết quả xoay nhân tố 3 nhóm biến phụ thuộc gộp chung 116

Bảng 4.16 Hệ số tải ngoài các biến trong mô hình 117

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo 119

Bảng 4.18 Phân tích chỉ số HTMT 120

Bảng 4.19 Kiểm định độ tin cậy biến bậc 2 120

Bảng 4.20 Quan hệ biến bậc một và bậc hai 121

Bảng 4.21 Kiểm định Bootstrapping biến bậc 2 124

Bảng 4.22 Kiểm định Bootstrapping biến bậc 1 125

Bảng 4.28 Tác động của các nhân tố đến 2 nhóm doanh nghiệp 130

Bảng 4.29 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp 131

Bảng 4.30 Kết quả kiểm định ANOVA 131

Bảng 4.32 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa số vốn chủ sở hữu 132

Bảng 4.33 Kiểm định Bonferroni biến vốn chủ sở hữu 133

Bảng 4.34 Kiểm định Bonferroni biến số lượng lao động của doanh nghiệp 134

Trang 15

xiii

Bảng 4.35 Kết quả kiểm định các giả thuyết 135Bảng 5.1 Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị 143

Trang 16

xiv

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình tổng quát về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 22

Hình 2.2 Mô hình năm áp lực cạnh tranh 29

Hình 2.3 Nguồn của lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 30

Hình 2.4 Kết hợp các chiến lược cạnh tranh dẫn đến lợi thế cạnh tranh 30

Hình 2.5 Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp 31

Hình 2.6 Các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh (bền vững) của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Thái Lan 47

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 63

Hình 3.1 Quy trình thiết kế tuần tự khám phá 65

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu 69

Hình 4.1 Tỉ lệ 10 quốc gia sản xuất nhiều gạo nhất thế giới 92

Hình 4.2 Xu hướng của 3 quốc gia xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới 93

Hình 4.3 Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (giai đoạn 1) 122

Hình 4.4 Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (giai đoạn 2) 123

Trang 17

xv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt

CNTT Công nghệ thông tin

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

IO Industrial Organization: Tổ chức các ngành công nghiệp

OECD Organization for Economic Cooperation and Developmen: Tổ chức các quốc gia phát triển

MBV Maket Based View: Quan điểm thị trường

SCP Structure-Conduct-Performance: Cấu trúc- Hành vi- Hiệu quả RBV Resource Based View: Quan điểm nguồn lực

RCA Revealed Comparative Advantage: Chỉ tiêu đánh giá lợi thế so sánh VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry: Phòng thương mại

và công nghiệp Việt Nam

VFA VietNam Food Association: Hiệp hội lương thực Việt Nam

Trang 18

nghiệp Việt Nam

WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại Thế giới

Trang 19

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Nội dung chính của chương 1 tập trung luận giải tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Việt Nam và các công trình lí luận của các nhà nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, chương 1 cũng xác lập những mục tiêu nghiên cứu và hệ thống câu hỏi nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu sau này

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết

Nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh là vấn đề vốn đã được rất nhiều học giả cũng như

các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nghiên cứu Theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả, hiện nay đã có trên 160 công trình nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và các nghiên cứu có liên quan Đặc biệt là các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh có ba cấp độ nghiên cứu đó là cấp độ quốc gia (liên quan đến lợi thế so sánh hoặc năng lực cạnh tranh quốc gia); cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiêp Ở đây, tác giả tập trung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (cấp độ vi mô khác với cấp độ vĩ mô) Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là giữa các công trình nghiên cứu ấy lại tồn tại những bất cập, những mâu thuẫn có phần gay gắt, loại trừ nhau cả về bình diện lí thuyết lẫn thực tiễn

Có thể liệt kê ra có rất nhiều quan điểm trong nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp như sau: quan điểm dựa trên thị trường (Market based view – MBV); quan điểm dựa trên tri thức (Knowledge based view – KBV); quan điểm dựa trên khả năng/ năng lực; quan điểm dựa trên các mối quan hệ (Relationship) Thực chất, các quan điểm dựa trên tri

thức, khả năng/ năng lực hay dựa trên các mối quan hệ cũng xuất phát và phát triển từ quan điểm dựa vào nguồn lực- thuộc nguồn lực vô hình của doanh nghiệp Ngoài ra, trong khuôn khổ nghiên cứu tại Việt Nam, một vài nghiên cứu tách riêng hai quan điểm chính trên thành nhiều cách tiếp cận khác nhỏ hơn trong nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Theo Long (2011), đặc điểm của doanh nghiệp theo lý thuyết khởi sự doanh

nghiệp (entrepreneurship) có thể được xem như là nguồn lực đặc biệt của công ty nhưng

gắn liền với phẩm chất, năng lực của doanh nhân xuất phát từ quan điểm của Schumpeter (1883-1950) Hoặc một hướng tiếp cận khác về lý thuyết năng lực cạnh tranh đó là năng

lực động (dynamic capapilities) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp (Hương, 2017; Thọ & Trang, 2009)

Trang 20

2

Tuy nhiên, dù theo cách tiếp cận nào thì các nghiên cứu này vẫn bộc lộ các hạn chế sau khi áp dụng chung cho tất cả môi trường cạnh tranh ở từng quốc gia cụ thể các khoảng trống trong nghiên cứu được tác giả tóm tắt như sau:

(1) Theo lý thuyết nguồn lực, các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tạo lập và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thường được nghiên cứu độc lập nhau Trong khi đó, có nhiều nhân tố vừa là nhân tố tạo lập nhưng cũng vừa là nhân tố ảnh hưởng ở các nghiên cứu và hai khái niệm này chưa được nhấn mạnh Điểm chung ở các nghiên cứu này đều có cùng hướng tiếp cận từ phía doanh nghiệp thay vì từ phía khách hàng Việc nhận diện và xác định đâu là nhân tố tạo lập và đâu là nhân tố tác động hay tổng hợp các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh là điều cần thiết mặc dù việc phân định này có thể chỉ mang tính chất tương đối và khá phức tạp Do những giới hạn về sự am hiểu của tác giả về mặt khái niệm, nên luận án của tác giả lựa chọn các nhân tố vừa tạo lập, vừa ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, các nhân tố này xuất phát từ nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, khả năng và mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài

(2) Các nghiên cứu dựa vào lý thuyết nguồn lực (RBV –Resource Based View) với luận

điểm cơ sở của Penrose (1959) và Wernerfelt (1984) là lý thuyết phát triển công ty Đã có

nhiều tác giả phát triển lý thuyết này thành mô hình năng lực cạnh tranh cốt lõi (core

competencies) và lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustainable competitive advangtage- SCA)

như Prahalad & Hamel, 1990; Barney, 1991 Các nghiên cứu điển hình dựa trên cơ sở lý luận này của các tác giả Barney (1991); Amit và cộng sự (1993); Markides (1994); Prahalad và Hamel (1994); Papp (1995); Hoskisson và cộng sự (1999); Powell (2001); Lockett và Thompson (2001); Ray (2004); Furrer và Goussevskaia (2008)… có các kết luận quan trọng rằng các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp (như danh tiếng, bí quyết, tri thức của người lao động, văn hóa, hệ thống tổ chức, cơ sở dữ liệu, năng lực động) chính là nguồn để tạo nên lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn chưa đề cập đến những yếu tố phức tạp hơn ví dụ như công nghệ thông tin hay khả năng quản trị rủi ro của tổ chức có tạo nên và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

(3) Theo quan điểm của Porter, 1980 (còn gọi là quan điểm của các tổ chức công nghiệp

IO- Industrial Organization) với mô hình cấu trúc thị trường, hành vi và hiệu quả doanh nghiệp (SCP-Structure, Conduct, Performane), theo đó, lợi thế cạnh tranh có nghĩa là

doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối

thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được với mô hình chuỗi giá trị cho doanh nghiệp (value

chain) và các chiến lược cạnh tranh trong một môi trường ngành cụ thể (mô hình năm áp lực cạnh tranh) Các kết quả nghiên cứu dựa trên quan điểm này đều có kết luận rằng

Trang 21

3

mạng lưới các hoạt động bên trong của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của chúng sẽ là một trong những thành tố cấu thành xây dựng nên lợi thế cạnh tranh (bền vững), điển hình các nghiên cứu của Caves (1977, 1980); Porter (1980); Grant (1991); Peteraf (1993); Mintzberg (1998); Hoskisson (1999)… Như vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu theo quan điểm này, tác giả nhận thấy có mối quan hệ chung giữa các nhân tố tạo lập nên lợi thế cho doanh nghiệp đó là hệ thống tổ chức và mạng lưới hoạt động của công ty, cũng như các nhân tố bên trong liên quan đến nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp (gọi chung là năng lực) là những nhân tố quan trọng vừa tạo lập, vừa ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp đạt được lợi thế cho mình Các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng) cũng là nhân tố mới được tác giả bổ sung trong mô hình nghiên cứu và được xem như là một khả năng đặc biệt của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh

(4) Về phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả nhận thấy

các kết quả nghiên cứu thường có 03 cách đo lường phổ biến như sau: Một là, đo lường

bằng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm lợi chiến lược chi phí thấp, chiến

lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung Hai là, đo lường bằng khả năng hoặc năng lực

của doanh nghiệp, nhằm tách rời hai khái niệm lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Thực chất năng lực của doanh nghiệp (trong đó có năng lực cốt lõi) chính là khả năng sử

dụng nguồn lực của doanh nghiệp theo quan điểm nguồn lực Ba là, đo lường bằng định

vị, so sánh với đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ cũng như giá cả, chi phí dựa trên tiếp cận từ giá trị cảm nhận của khách hàng… Cả ba phương pháp đo lường đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào đối tượng nghiên cứu để đưa ra thang đo phù hợp Lựa chọn phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh không phải dựa trên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tính mới của luận án

(5) Nghiên cứu tại Việt Nam đa số là nghiên cứu khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hơn là nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, điển hình là các nghiên cứu của Thọ & Trang (2009), Thanh & Hiệp (2012), Hương (2017)…Nghiên cứu gần nhất tại Việt Nam của Thanh và cộng sự (2022) về quản trị rủi ro doanh nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đây cũng là hai yếu tố mới được tác giả bổ sung vào mô hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh thường được đo lường và đánh giá bằng kết quả kinh doanh với quan điểm tiếp cận là dựa vào lý thuyết nguồn lực và năng lực động Mặt khác, các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh tại Việt Nam còn cho thấy có tiếp cận từ phía khách hàng, tuy nhiên cách tiếp cận từ phía khách hàng thường chỉ phù hợp cho các nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ hơn là các ngành kinh doanh sản xuất Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam là rộng, đa số là nghiên cứu doanh nghiệp chung chứ rất ít nghiên cứu thực nghiệm cho một ngành

Trang 22

4

sản xuất kinh doanh đặc thù Do vậy, tác giả lựa chọn tiếp cận từ phía doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo và đo lường lợi thế cạnh tranh bằng chiến lược cạnh tranh thay vì chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tóm lại, nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là một chủ đề khá hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và được nghiên cứu chủ yếu trong các ngành công nghiệp tại các quốc gia đã phát triển và đang phát triển Đối tượng nghiên cứu chủ yếu thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn và thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau Kết quả tổng quan từ các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về lợi thế cạnh tranh giúp tác giả định hướng được các phương pháp tiếp cận từ nguồn lực bên trong các doanh nghiệp, cũng như giúp xác định các nhân tố tác động từ bên ngoài Trên cơ sở này, tác giả đề xuất thực hiện nghiên cứu khám phá đâu là các nhân tố tạo lập và đâu là nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt từ bối cảnh kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, có mối quan hệ chung giữa các nhân tố tạo lập và nhân tố ảnh hưởng xuất phát từ nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp chứ không tách rời hai khái niệm này

1.1.2 Xuất phát từ vấn đề thực tiễn

Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay, thương mại quốc tế Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc Từ chỗ chủ yếu buôn bán với một số nước trong khối SEV (hội đồng tương trợ Kinh tế), đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với gần 200 nước trên thế giới Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế- thương mại khu vực và thế giới như AFTA, APEC, WTO, AEC, ký hiệp định thương mại song phương và đa phương với Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, CPTPP…và đang trong quá trình thực hiện cam kết của mình đối với các tổ chức và hiệp định đó, đặc biệt hiệp định EVFTA thực sự là một cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam cần được khai thác phát triển Tuy đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cơ cấu lợi thế so sánh ở Việt Nam tuy có sự đa dạng, song vẫn tập trung vào một số tương đối ít sản phẩm xuất khẩu chủ lực dựa trên các yếu tố thuận lợi sẵn có như tài nguyên và lao động (Phương, 2008) Việc tập trung vào sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều tài nguyên sơ cấp cũng khiến cho Việt Nam khai thác quá mức các nguồn lực tự nhiên và khiến cho người sản xuất khó khăn hơn khi ứng phó để thích nghi với các biến đổi khí hậu Sự lệ thuộc vào tự nhiên đã khiến cho những dự báo về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam ngày càng khó khăn Một thách thức khác khi nghiên cứu thị trường nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của mặt hàng nông sản để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng thì mặt hàng này cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá (Đức, 2008) Điều này cho thấy nếu các doanh nghiệp cứ tiếp tục dựa vào ưu thế

Trang 23

5

điều kiện tự nhiên sẵn có, dư thừa lao động hay giá nhân công thấp hay cũng như cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá và chi phí thấp mà thiếu tập trung vào chiến lược khác biệt, điều này sẽ dẫn đến như kiểu các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đang thực hiện thì đây là một thách thức không hề nhỏ cho lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo tại Việt Nam nói riêng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua Trong những năm vừa qua quy mô và kim ngạch xuất khẩu gạo có xu hướng gia tăng Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 5,8 triệu tấn năm 2017 lên 7,1 triệu tấn năm 2022, chiếm bình quân hơn 12% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của thế giới Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng từ 2,63 tỷ USD năm 2020 lên 3,5 tỷ USD năm 2022 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2022 tăng 9,38% so với năm 2021 Hiện nay, giá xuất khẩu có xu hướng tăng lên, năm 2021 giá xuất khẩu bình quân là 527 USD/tấn (năm 2022 giảm còn 486 USD/tấn), mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan Xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, mặt hàng gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 29 thị trường các nước, trong đó châu Á vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo; tiếp theo là châu Phi 19%; châu Âu 2%

Giá trị chỉ số đánh giá lợi thế RCA của gạo Việt Nam hầu như rất lớn so với 1 (trung bình hệ số đánh giá lợi thế RCA của ngành qua các năm đều trên 50, năm 2022 hệ số này là 58,34), điều này lý giải cho việc ngành xuất khẩu gạo luôn nằm trong danh sách 8 nhóm ngành hàng (gạo, cà phê, chè, điều, thuỷ sản, cao su, dệt may và da giày) có lợi thế cao nhất của Việt Nam Mặc dù giá trị này có sự thay đổi qua các năm do còn phụ thuộc vào chiến lược xuất khẩu cũng như sự biến động chung trên thị trường thế giới nhưng gần như mức thay đổi là không quá lớn Tuy rằng những năm gần đây do sự biến động của thị trường thế giới (năm 2020, xuất khẩu toàn cầu giảm do đại dịch Covid), nhưng có thể khẳng định gạo là mặt hàng có thế mạnh cao của Việt Nam Xuất khẩu gạo của Việt Nam có vị trí tốt trên thị trường thế giới, giá trị xuất khẩu ngày càng tăng cao, thậm chí là mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay Do vậy để giữ vững khả năng cạnh tranh của mặt hàng này, đồng thời mở rộng thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng gạo

Việc triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn

Trang 24

6

2017-2020, định hướng đến năm 2030”, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã giúp cho việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất lúa gạo trọng yếu của Việt Nam do đó việc quy hoạch vùng này cũng có tác động lớn đến ngành lúa gạo Cụ thể, ngày 28/2/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 287/QD-TTg về việc phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, Quyết định có

đưa ra phương hướng phát triển nông nghiệp như sau: Phát triển nông nghiệp hàng hóa

chất lượng cao, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistic, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp

Các nghiên cứu về lợi thế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thường chỉ dừng lại ở phân tích lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo (Sang, 2017 và Gấm, 2013), các kết quả nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm chủ lực của khu vực ĐBSCL thì gạo vẫn là sản phẩm hàng đầu không thể từ bỏ bên cạnh các sản phẩm khác như trái cây, dừa, thủy sản, du lịch… Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều dẫn đến kết luận rằng sản xuất lúa gạo nói chung và xuất khẩu gạo của khu vực và quốc gia đều đạt lợi thế so sánh nhất định nhưng đang mất dần lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế dù nhìn ở góc độ quốc gia, góc độ ngành hay góc độ doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Thành và cộng sự (2015) về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam (mà trọng tâm trong nghiên cứu là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại An Giang và Cần Thơ) đa phần thông qua các doanh nghiệp nhà nước, số doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn nhưng qui mô khá nhỏ Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ từ Thái Lan và Ấn Độ, mà còn cả từ Myanmar và Campuchia Sự cạnh tranh này sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm thêm thị trường bên cạnh các thị trường truyền thống Với sức ép cạnh tranh về chất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải ủy thác thu gom và kiểm soát chất lượng gạo thông qua các doanh nghiệp xay xát thay vì trực tiếp thu mua từ thương lái như hiện tại

Vì những lý do trên nên việc xây dựng một mô hình nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL trong bối cảnh mới hiện nay là cần thiết và quan trọng, khi mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải tự lực cánh sinh, không còn sự hỗ trợ của nhà nước theo cam kết hội nhập, và không còn dựa vào lợi thế sẵn có về tự nhiên đơn thuần, cạnh tranh không chỉ theo giá mà cạnh tranh theo sự khác biệt mới có thể tồn tại và phát triển (Porter, 2010) Với mục tiêu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong ngành gạo tại vùng ĐBSCL tác giả đã đề xuất

Trang 25

7

đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh

nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL” là đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận án là khám phá, đo lường các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để làm cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Các nhân tố nào tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL? Cụ thể:

- Nguồn lực và khả năng nào của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Các yếu tố nào tạo lập hay cấu thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nguồn lực và khả năng đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL? Cụ thể:

- Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Hành vi nguồn nhân lực có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Vai trò của hệ thống thông tin có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Cấu trúc công nghệ thông tin có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

Trang 26

8

- Quản trị rủi ro có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp? - Khả năng phát triển sản phẩm mới có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Khả năng xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

(3) Hàm ý quản trị nào trong xây dựng chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL?

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian

- Số liệu thứ cấp được thu thập là số liệu về kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại ĐBSCL được thu thập từ khoảng thời gian 2015- 2022

- Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập từ phỏng vấn chuyên gia xuất khẩu gạo thực hiện từ năm 2019-2020, phỏng vấn các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh gạo được thực hiện từ năm 2021-2022 Khoảng thời gian 2019-2021 bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 nên tác giả không thể thực hiện đồng thời phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn doanh nghiệp như dự kiến ban đầu Kết quả phỏng vấn doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ có thể hoàn thiện từ cuối năm 2021 đến 2022 theo danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo được cập nhật mới nhất từ Hiệp hội lương thực Việt Nam

1.3.2 Phạm vi về không gian

Phạm vi nghiên cứu là khu vực ĐBSCL là vùng duy nhất trong cả nước được Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 593/QÐ-TTg ngày 6-4-2016, ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ÐBSCL giai đoạn 2016-2020, với mục đích khai thác cao nhất tiềm năng, lợi thế của vùng và của từng địa phương, nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững Trong đó, việc liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực lúa gạo bảo đảm cung - cầu, tham gia vào chuỗi nông sản toàn cầu với lợi thế cạnh tranh nhất; liên kết phát triển hạ tầng giao thông; liên kết phát triển hạ tầng thủy lợi

Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất lúa gạo trọng yếu của Việt Nam, do đó, việc quy hoạch vùng này cũng có tác động lớn đến ngành lúa gạo Cụ thể, ngày 28/2/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 287/QD-TTg về việc phê duyệt

Trang 27

9

quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, Quyết định có đưa ra phương hướng phát triển vùng thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của cả nước, khu vực và thế giới

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 31/12/2022 Việt Nam có 204 thương nhân được cấp phép giấy kinh doanh xuất khẩu gạo Trong đó, danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo tại ĐBSCL là 132 chiếm hơn 64% tổng số doanh nghiệp cả nước Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL tập trung nhiều tại các tỉnh An Giang (20 DN), Đồng Tháp (20 DN), Long An (23 DN), Cần Thơ (44 DN) Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, nằm gần vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười cùng với cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông thông suốt, TP Cần Thơ là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhất ĐBSCL với hơn 44 doanh nghiệp chiếm gần 35% số doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực

Đối tượng khảo sát của luận án là các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành kinh doanh xuất khẩu gạo thuộc các doanh nghiệp trong khu vực Ngoài ra, đối tượng phỏng vấn còn là các chủ doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, các trưởng, phó phòng kinh doanh đang làm việc tại các doanh nghiệp có trong danh sách các thương nhân được giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo được công bố Các đối tượng này đều có tham gia vào quá trình ra quyết định chiến lược cấp công ty tuy mức độ tham gia là khác nhau

1.3.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh có rất nhiều cách tiếp cận cũng như nhiều chỉ tiêu đo lường Đầu tiên là tiếp cận từ phía khách hàng với các chỉ tiêu đo lường về giá cả, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng (giá trị giá cả, giá trị hình ảnh, giá trị cảm xúc) Thứ hai là tiếp cận từ phía doanh nghiệp với các chỉ tiêu đo lường về năng lực cạnh tranh, vị trí cạnh tranh hoặc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Về phạm vi nghiên cứu cũng có nhiều phạm vi thuộc tầm vĩ mô (nghiên cứu chính sách, năng lực cạnh tranh vùng, năng lực cạnh tranh quốc gia hay lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể…)

Trong luận án này, phạm vi nội dung nghiên cứu của tác giả thuộc phạm vi vi mô, đó là tiếp cận từ phía doanh nghiệp và với chỉ tiêu đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là chiến lược cạnh tranh (chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung) Các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đo lường từ nguồn lực (các nhân tố bên trong) của doanh nghiệp bao gồm tài sản (hữu hình và vô hình), khả năng (hoặc năng lực) và các mối quan hệ và hoạt động của doanh nghiệp với đối tác Như vậy, các chỉ tiêu nghiên cứu chính của luận án là các nguồn lực và khả năng bên trong của doanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực, công nghệ thông

Trang 28

10

tin, khả năng phát triển sản phẩm, khả năng xây dựng mối quan hệ và quản trị rủi ro Các nhân tố này được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học và ý kiến của các chuyên gia kinh doanh trong ngành, là phù hợp với đối tượng nghiên cứu của doanh nghiệp xuất khẩu gạo

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp định tính

Luận án sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phương pháp phỏng vấn chuyên gia với người được chọn là các nhà khoa học (giảng viên các trường đại học), đại diện các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành kinh doanh xuất khẩu gạo, các chuyên gia trong các sở, ban ngành có liên quan đến thương mại xuất khẩu Ngoài ra, luận án còn phân tích tình huống (case study) tại các doanh nghiệp điển hình Dữ liệu thu thập giúp bổ sung và cũng cố thêm các khái niệm về các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh

Mục tiêu của phương pháp định tính dùng để xây dựng thang đo cho phương pháp định lượng, phân tích tình huống các doanh nghiệp xuất khẩu gạo điển hình của khu vực nhằm xác định các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh (bền vững) cho doanh nghiệp Nội dung này được thực hiện tại chương 3 và chương 4 của luận án

1.4.2 Phương pháp định lượng

Luận án sử dụng phương pháp khảo sát dữ liệu sơ cấp thông qua bản câu hỏi Thang đo nháp được hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn thử được đánh giá bằng thảo luận nhóm để loại bỏ các biến đo lường không hợp lý đồng thời cơ cấu lại các biến đo lường vào các thang đo phù hợp để thiết kế bản câu hỏi sử dụng cho đợt khảo sát chính thức Thang đo chính thức được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ

Phương pháp định lượng trong phân tích dữ liệu: Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích giá trị trung bình (Mean), giá trị bé nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max), phân tích nhân tố khám phá EFA, và kiểm định ANOVA để xác định các nhân tố tạo lập và ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh Ngoài ra, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, luận án còn sử dụng phương pháp hay mô hình ước lượng cấu trúc bình phương bé nhất từng phần (PLS-SEM) hay còn gọi là mô hình đường dẫn cho phép ước lượng các mối quan hệ nhân quả phức tạp có các biến cấu thành

theo các cấp bậc khác nhau

Trang 29

11

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

1.5.1 Đóng góp về khoa học (tính mới của luận án)

- Khác với các đề tài phân tích về năng lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh, đề tài này nhấn mạnh về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực Mặc dù có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên có hay không và làm thế nào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo lập, các nhân tố nào tác động đến lợi thế cạnh tranh vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng Do vậy đề tài tập trung xác định đâu là các nhân tố tạo lập và các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh, đặc biệt có chú ý đến lợi thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cách tiếp cận của luận án là nghiên cứu từ phía doanh nghiệp, khác với tiếp cận từ phía khách hàng với các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh từ giá trị cảm nhận của khách hàng

- Nhiều nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh tập trung làm rõ về lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh tiếp cận ở cấp độ vĩ mô (một quốc gia hoặc một ngành), tuy nhiên các nghiên cứu này vẫn chưa làm rõ cách tiếp cận lợi thế cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp (vi mô) Điều này là do bởi doanh nghiệp cũng là một đơn vị phân tích và lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp là cơ bản khác nhau theo các đặc điểm về chiến lược (tập trung) khác biệt, hay chiến lược (tập trung) chi phí thấp Các nghiên cứu chủ yếu tại Việt Nam là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thang đo đánh giá khác với nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (thường được đánh giá bởi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp) Đề tài này làm rõ khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa theo khái niệm các chiến lược cạnh tranh tổng quát của Porter Với phương pháp đo lường lợi thế cạnh tranh tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp với 03 chiến lược cạnh

tranh khác nhau được áp dụng như chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược khác biệt hóa,

và chiến lược tập trung Đây cũng là tính mới trong kết quả nghiên cứu của luận án

- Kết quả nghiên cứu khám phá xác định được các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hơn nữa là nguồn lực đạt tiêu chí của lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Bằng phương pháp ước lượng cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có 08 nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trong đó, 02 nhân

tố có tác động lớn nhất đến lợi thế cạnh tranh đó là nhân tố cấu trúc công nghệ thông tin và khả năng xây dựng mối quan hệ nhà cung cấp Ngoài ra, một nhân tố mới được khám phá trong mô hình là quản trị rủi ro cũng có ý nghĩa và tác động thuận chiều đến lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây và quan trọng hơn còn phù hợp với thực tiễn kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có hay không có áp dụng công nghệ

Trang 30

12

1.5.2 Đóng góp về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu khẳng định lợi thế trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL nói riêng Các nhân tố tạo lập lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực của doanh nghiệp có tiêu chí đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững bao gồm các nhân tố tài sản vô hình và các hoạt động chính trong mối quan hệ, liên kết của doanh nghiệp Từ kết quả phân tích phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành kinh doanh xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp điển hình trong khu vực, tác giả có thể rút ra các kết luận và đề xuất các hàm ý quản trị giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Ngoài ra, luận án còn cập nhật nhiều chính sách mới nhất có liên quan đến ngành sản xuất lúa gạo tại khu vực ĐBSCL, có ý nghĩa thực tiễn cao, phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, do tác giả không nghiên cứu sâu về chính sách nên luận án chưa đủ cơ sở để phân tích và đưa ra hàm ý chính sách cho phát triển ngành gạo cũng như chính sách dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại Nghiên cứu các chính sách ngoại thương và cam kết của chính phủ trong bối cảnh hội nhập cũng là một ý tưởng mới có thể phát triển thêm theo chủ đề này

1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Báo cáo nghiên cứu được kết cấu 5 chương, không bao gồm phần tóm tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu

Trong chương 1, luận án trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của luận án trong khoa học và thực tiễn

Chương 2: Cở sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Trong nội dung chương 2, luận án trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan bằng cách phân tích tổng quan lược khảo các tài liệu có liên quan Hơn nữa, luận án còn đề cập một số lý thuyết nền cho vấn đề nghiên cứu, từ đó tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết, mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3 thiết kế quy trình nghiên cứu, và xây dựng thang đo nghiên cứu Một số kĩ thuật như lấy mẫu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu được trình bày trong chương

Trang 31

13

này Kết quả thảo luận nhóm tập trung và thang đo kèm bản câu hỏi chính thức được đưa ra trong chương này

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu của luận án bao gồm kết quả phân tích định tính và định lượng, phân tích thực trạng và đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) và đưa ra kết quả thảo luận, ứng dụng trong thực tiễn

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trong phần này, luận án tóm lược lại một số kết quả đã thực hiện Một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cuối cùng, luận án trình bày các hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Trong chương này còn nêu ra ý nghĩa khoa học và thực tiễn cũng như tính mới của luận án mà tác giả đã tóm gọn lại từ các chương chính của luận án

Trang 32

14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 của luận án sẽ đề cập đến một số vấn đề về tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận liên quan đến luận án đã được nghiên cứu trên thế giới và tổng quan nghiên cứu về vấn đề của luận án tại Việt Nam Nội dung chương 2 với ý nghĩa giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về cơ sở lý thuyết hình thành nên luận án này và là tiền đề cho tác giả nghiên cứu phương pháp nghiên cứu ở chương tiếp theo

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Các khái niệm có liên quan đến lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các tài liệu, trong giới nghiên cứu cũng như kinh doanh Tuy nhiên, cho đến nay, dường như vẫn còn thiếu một khái niệm chính thống về lợi thế cạnh tranh Theo cách hiểu thông thường, lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, cho phép có thể “nắm bắt cơ hội” kinh doanh để mang lại lợi nhuận Vì vậy, khi nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, ngành, hay một quốc gia đang có và có thể so với đối thủ cạnh tranh Nghĩa là, lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành của một quốc gia), vừa có tính vĩ mô (giữa các ngành trong cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau)

Có nhiều lý thuyết kinh tế và quản trị về cạnh tranh, trong đó có hai khái niệm được

đề cập nhiều nhất là năng lực cạnh tranh (competitiveness) và lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) trong giải thích sự khác biệt trong thành quả cạnh tranh giữa các

chủ thể kinh tế (quốc gia, ngành và doanh nghiệp) Theo Rumelt và cộng sự (2003) nhận xét rằng, điểm chung của các định nghĩa này là lợi thế có được khi sáng tạo ra giá trị, nhưng giá trị đối với ai, khi nào là chưa nhất trí Lợi thế cạnh tranh còn được dùng lẫn với định nghĩa qua năng lực/ tài sản đặc trưng hay một chiến lược được thực thi Một điểm chung khác là lợi thế cạnh tranh- giống như năng lực cạnh tranh- mang tính tương đối và chỉ có ý nghĩa khi so sánh với thực thể khác (làm tốt hơn, sở hữu nguồn lực giá trị hơn, bền vững hơn…) Sau đây là các khái niệm có liên quan:

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là sự khác biệt về sản phẩm (hàng hóa, dịch

vụ) của một doanh nghiệp mang tính vượt trội (chất lượng tốt hơn mà giá bán rẻ hơn tương đối) so với mọi doanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất kinh doanh (kể cả doanh nghiệp nước ngoài), giúp cho doanh nghiệp thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhằm đạt mục đích giành được thị phần càng lớn càng tốt trên thị trường mục tiêu để không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh (Porter, 1985)

Trang 33

15

Lợi thế cạnh tranh ngành là lợi thế cạnh tranh của ngành hàng cụ thể của một quốc

gia, là sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh mang tính vượt trội của các nhóm chiến lược trong ngành hàng đó so với các nhóm chiến lược trong ngành hàng tương ứng của những quốc gia khác trên thế giới Và do đó, lợi thế cạnh tranh của ngành hàng biểu hiện qua năng lực cạnh tranh của các nhóm chiến lược trong ngành (Porter, 1985)

Khi nghiên cứu lợi thế cạnh tranh ở các cấp doanh nghiệp và ngành hàng chúng ta đã thấy có một mối quan hệ biện chứng như sau: khi các công ty cùng ngành hàng nâng cao được qui mô lợi suất kinh tế để tạo ra lợi thế cạnh tranh thì cũng đồng thời làm cho các nhóm chiến lược trong ngành ngày càng vững mạnh hơn, dẫn tới sự ra đời của một số công ty đa quốc gia – lợi thế bên trong đó có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh của ngành; Ngược lại, khi các ngành hàng nâng cao được qui mô lợi thế bên ngoài sẽ tạo điều kiện giúp cho các công ty giảm tích cực chi phí đầu vào để tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là các công ty đa quốc gia sẽ mở tầm hoạt động ngày càng rộng lớn hơn trên thị trường thế giới – tức là lợi thế bên ngoài có tác động thúc đẩy thuận lợi cho việc gia tăng lợi thế bên trong của nền kinh tế Từ đó, chúng ta có thể khẳng định các lợi thế bên trong và bên ngoài chính là những nhân tố hợp thành lợi thế cạnh tranh của cả nền kinh tế hay lợi thế cạnh tranh quốc gia Hơn thế, khi áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp, chính phủ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết chính sách kinh tế để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi nhất trong khả năng có thể

Vậy theo hướng tiếp cận này thì lợi thế cạnh tranh quốc gia là sự khác biệt mang

tính vượt trội trong môi trường kinh tế - xã hội làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên hấp dẫn hơn đối với các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh (trên phương diện đảm bảo cho đồng vốn đầu tư vào đấy được an toàn và hiệu quả hơn) để cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút các nguồn lực kinh tế quốc tế (như: vốn, công nghệ, bí quyết công nghệ, chất xám…) và thiết lập các quan hệ thị trường quốc tế thuận lợi, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế quốc gia Điều đó cũng có nghĩa là, lợi thế cạnh tranh quốc gia gắn liền với năng lực cạnh tranh của các chủ thể bên trong nền kinh tế, như: các doanh nghiệp; các ngành kinh tế; các vùng, đặc khu kinh tế…; và phương thức phối hợp khai thác năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh tế đó Như vậy, lợi thế cạnh tranh quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội sẵn có, mà nó còn phụ thuộc vào năng lực hoạch định, tổ chức thực hiện và điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ (Porter, 1985)

Lợi thế cạnh tranh với lợi thế so sánh

Theo Porter, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh về bản chất đều là sự so sánh dựa vào năng suất; đều bị khống chế bởi sự khan hiếm tài nguyên; đều chịu ảnh hưởng của tri

Trang 34

Trong khi đó, lợi thế cạnh tranh xét ở cả phạm vi vi mô (doanh nghiệp) và vĩ mô (ngành và quốc gia), biểu thị chênh lệch tuyệt đối về năng suất của các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc giữa các ngành khác nhau trong cùng một quốc gia, hoặc trong cùng một ngành giữa các quốc gia khác nhau Theo Porter, lợi thế cạnh tranh giải thích nguồn gốc của sự giàu có Ông ngầm bác bỏ vai trò của lợi thế so sánh (vốn dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động hay nguồn lực chính) vốn đã phổ biến trong tư duy về cạnh tranh quốc tế Ông cho rằng: “Những yếu tố đầu vào này ngày càng trở nên ít có giá trị trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nơi mà tất cả đều có thể dịch chuyển Thay vào đó, sự thịnh vượng phụ thuộc vào việc tạo dựng một môi trường kinh doanh cho phép quốc gia sử dụng hiệu quả và nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó” Vì vậy, theo Porter, “một quốc gia dựa vào nguồn lực tài nguyên hay nhân công, trong khi doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh và năng suất thấp thì không thể nào có cơ hội đi đến sự thịnh vượng bền vững” (Porter, 1990)

Tuy nhiên, giữa hai loại lợi thế này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và rất khó tách bạch Một quốc gia có những ngành có lợi thế so sánh thì thường dễ hình thành lợi thế cạnh tranh Nói cách khác, lợi thế so sánh có thể trở thành nhân tố nội sinh lợi thế cạnh tranh Ngược lại, một ngành không có lợi thế so sánh thường khó hình thành và duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh quốc tế Nghĩa là lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh nương tựa vào nhau và có thể chuyển hóa cho nhau (Tùng, 2004)

Như vậy, từ lợi thế so sánh (của một loại sản phẩm trong nền kinh tế) đi đến lợi thế cạnh tranh cụ thể của một doanh nghiệp về sản phẩm đó còn có một khoảng cách lớn cần phải lấp đầy – là doanh nghiệp phải kiểm soát tốt chi phí tiêu thụ và áp dụng chính sách lợi nhuận hợp lý để không làm “đội giá” sản phẩm, phát huy được lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả Từ cơ sở đó, có thể nói rằng: thực chất lợi thế so sánh của nền kinh tế chỉ là điều kiện cần; còn phải bảo đảm điều kiện đủ (doanh nghiệp kiểm soát tốt việc giảm chi phí tiêu thụ và áp dụng chính sách lợi nhuận hợp lý) thì mới có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Trang 35

Chiến lược cạnh tranh là một quá trình tìm kiếm một vị thế thuận lợi, nhờ đó thu hút,

lôi kéo được khách hàng đến với doanh nghiệp Bản chất của định vị chiến lược là chọn những hoạt động khác biệt so với đối thủ và chính những hoạt động này là nhân tố đem lại cho người mua những giá trị cao hơn so với đối thủ (Porter, 1996) Hay theo McKinse, “Chiến lược là một tập hợp của các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững” Bởi thế Porter cho rằng “Chiến lược giờ đây là một loạt các hoạt động nhất định, nhắm đến việc cung cấp một loạt giá trị cho những khách hàng cụ thể nào đó” Hay “Thất bại của đa số các chiến lược là do không có khả năng chuyển một chiến lược cạnh tranh rộng lớn thành các bước hành động chi tiết, cụ thể, những hành động cần thiết để đạt được lợi thế cạnh tranh” (Porter, 1985)

Khả năng cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ những tiềm năng, những nguồn lực

tiềm tàng của doanh nghiệp, của ngành hay quốc gia có thể cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh bền vững trước các đối thủ (Thanh & Hiệp, 2012)

Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể thực

hiện hóa các tiềm năng (gọi là khả năng sử dụng nguồn lực) thành các lợi thế cạnh tranh Nói cách khác, năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và đối phó có hiệu quả với những thách thức, để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững (Thanh & Hiệp, 2012)

Phân biệt khái niệm năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhiều nhà nghiên cứu (Ercisson, Henricsson & Jewell, 2005; Siggel, 2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh là một khái niệm khó và trừu tượng Đối với doanh nghiệp, có các định nghĩa về năng lực cạnh tranh tiêu biểu như sau:

• Năng lực cạnh tranh được định nghĩa khi công ty có ưu thế trong việc sản xuất sản

phẩm- dịch vụ với chất lượng vượt trội và chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với thành quả lợi nhuận dài hạn của công ty trong bồi đắp nhân viên và cung cấp lợi nhuận vượt trội cho người chủ (Garelli, 2005)

Trang 36

18

• Năng lực cạnh tranh là năng lực tức thì và tương lai của doanh nhân, và là các cơ

hội cho doanh nhân thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với một gói giá và chất lượng phi giá vượt trội hơn các đối thủ trong nước và quốc tế (Garelli, 2005)

• Năng lực cạnh tranh bao hàm sự kết hợp tài sản và quá trình, trong đó, tài sản thừa

hưởng hoặc tạo mới và quá trình để chuyển tài sản thành lợi nhuận kinh tế từ bán hàng cho người tiêu dùng (Ambastha & Momaya, 2004)

• Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể thực

hiện hóa các tiềm năng (gọi là khả năng sử dụng nguồn lực) thành các lợi thế cạnh tranh Nói cách khác, năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và đối phó có hiệu quả với những thách thức, để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững (Thanh, 2012)

• Theo Nguyễn Viết Lâm (2014), mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, song xét về bản chất có thể nêu lên một số đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong

(thực lực, lợi thế) và yếu tố bên ngoài (môi trường kinh doanh)

Thứ hai, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp không phải được xác định một

cách biệt lập, riêng lẻ mà là trong sự đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một môi trường

Thứ ba, những nguồn lực và lợi thế quyết định năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp phải hướng đến việc thỏa mãn khách hàng (mục tiêu trực tiếp) để nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt nhất, trong đó có lợi nhuận (mục tiêu cuối cùng)

Thứ tư, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phản ánh qua nhiều chỉ

tiêu khác nhau, gồm một số chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh kết quả/ hiệu quả sản xuất kinh doanh (doanh số, thị phần, lợi nhuận) và các chỉ tiêu phản ánh thực lực, lợi thế kinh doanh (công nghệ, tài chính, nhân lực, sản phẩm, dịch vụ…)

Một cách tổng quát có thể định nghĩa năng lực cạnh tranh bao hàm cả khái niệm khả năng cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh theo vài đặc điểm sau: Năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho người tiêu dùng, từ đó thu được lợi nhuận ngày

Trang 37

19

càng cao Đồng thời, thực hiện chiến lược trong việc tạo lập giá trị sản phẩm hay dịch vụ vượt trội tốt hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và làm cho đối thủ cạnh tranh khó bắt chước hoặc không thể bắt chước hoặc tốn rất nhiều chi phí để bắt chước sẽ củng cố lợi thế cạnh tranh của chính doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường (Hitt et al., 2017)

Như vậy, lợi thế cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh có mối quan hệ rất gần gũi nhau.Trong khi khả năng cạnh tranh là điều kiện cần, năng lực cạnh tranh là điều kiện đủ để doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh; trong khi đó, chiến lược như là phương thức, công cụ chuyển hóa khả năng cạnh tranh thành lợi thế cạnh tranh

2.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Ở cấp độ doanh nghiệp, muốn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn dẫn đầu trong cạnh tranh (Hoefte, 2001) Nghiên cứu đầu tiên về lợi thế

cạnh tranh liên quan đến việc phân tích ma trận SWOT cơ bản (Strengths- Weaknesses-

Oppotunities- Threats), đặt trọng tâm như nhau vào việc phân tích các điểm mạnh và điểm

yếu dựa trên công ty, cũng như các mối đe dọa và cơ hội tạo ra dựa trên phân tích môi trường kinh doanh Năm 1980, với việc xuất bản cuốn sách của Porter về chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, trọng tâm đã được chuyển sang môi trường hoặc cụ thể hơn cho các yếu tố dựa trên ngành Đến năm 1984, tác giả Wernelfel khởi xướng nghiên cứu lợi

thế cạnh tranh theo quan điểm nguồn lực (Resource based view- RBV) Tiếp nối các

nghiên cứu tiền nhiệm, các nghiên cứu sau này đã phát triển khái niệm lợi thế cạnh tranh

theo các quan điểm khác nhau như: quan điểm dựa trên thị trường (Market based view – MBV); quan điểm dựa trên tri thức (Knowledge based view – KBV); quan điểm dựa trên khả năng/ năng lực; quan điểm dựa trên các mối quan hệ (Relationship) Thực chất, các

quan điểm dựa trên tri thức, khả năng/ năng lực hay dựa trên các mối quan hệ cũng xuất phát và phát triển từ quan điểm dựa vào nguồn lực- thuộc nguồn lực vô hình của doanh nghiệp

Bảng 2.1 Tóm tắt các lý thuyết tiếp cận liên quan đến lợi thế cạnh tranh

Quan điểm dựa trên thị trường (MBV)

Caves (1977); Caves (1980); Porter (1980); Grant (1991); Peteraf (1993); Mintzberg (1998); Hoskisson (1999)

Mô hình SCP, mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp, mô hình năm lực lượng; Các yếu tố môi trường cạnh tranh, chiến lược của doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trang 38

20 Quan điểm dựa trên

nguồn lực (RBV)

Barney (1991); Amit và cộng sự (1993); Markides (1994); Prahalad và Hamel (1994); Papp (1995); Hoskisson và cộng sự (1999); Powell (2001); Lockett và Thompson (2001); Ray (2004); Furrer và Goussevskaia (2008)

Mô hình VRIN (Value- Rare-

Imitate- Nonsubstitutable) tạo ra

lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp; Các yếu tố nguồn lực bao gồm tài sản hữu hình, tài sản vô hình, nguồn nhân lực, tri thức, khách hàng… là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Quan điểm dựa trên tri thức

Teece (1997); Tiwana (2002); Evans (2003); Beckmann (1999); Zack (1999)

Tri thức là nguồn lực quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, như vốn con người, công nghệ, thông tin, các bí quyết kinh doanh…

Quan điểm dựa trên khả năng/ năng lực

Grant (1991); Long (1995); Grant (1996); Teece và cộng sự (1997); Zack (1999); Lee (2001); Haas (2005); Sirmon và cộng sự (2007)

Khả năng sử dụng nguồn lực của tổ chức, năng lực cốt lõi, năng lực đặc biệt, năng lực động là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Quan điểm dựa trên các mối quan hệ

Oliver (1990); Miles (1992); Ring và Van (1992a); Ring và Van (1992b); Seidmann và Sundararajan (1997); Walter và cộng sự (2001); Ahuja (2000); Gulati và cộng sự (2000); Wang (2004)

Mô hình mạng lưới các mối quan hệ giữa các bên liên quan của doanh nghiệp (vĩ mô và vi mô); Các kiến thức được chia sẻ, các nguồn lực được bổ sung từ các liên minh đối tác là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Dựa trên bảng tổng hợp trên, tác giả tổng hợp các khái niệm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp từ các quan điểm trên như sau:

Lợi thế cạnh tranh là sự vượt trội mang lại cho tổ chức lợi thế so với các đối thủ và khả năng tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty và các cổ đông của nó Do đó, nó phát sinh khi một tổ chức mua lại hoặc phát triển một yếu tố hoặc sự kết hợp của các yếu tố cho phép nó vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh, do đó cho phép tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng dẫn đến lợi nhuận cao hơn Các công ty lớn có truyền thống chiếm lợi thế cạnh tranh so với các công ty nhỏ Điều này là do các công ty lớn sử dụng các nguồn lực đáng kể để tiến hành nghiên cứu thị trường sâu rộng, thực hiện các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ, đặt sản phẩm của họ ở các cửa hàng dễ tiếp cận và thống trị các thị trường được chọn với sản phẩm của họ (Teece, 2010), (Makhija, 2003)

Trang 39

21

Porter (1980) đã xác định hai dạng cơ bản của lợi thế cạnh tranh là lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt Lợi thế cạnh tranh là khi công ty có thể mang lại lợi ích tương tự như đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp hơn, dẫn đến lợi thế về chi phí Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh cũng chiếm ưu thế khi công ty có thể cung cấp chất lượng vượt trội so với các sản phẩm cạnh tranh dẫn đến lợi thế khác biệt Đây là hai lợi thế về vị trí vì chúng mô tả vị trí của công ty trong ngành, với tư cách là công ty dẫn đầu về chi phí hoặc sự khác biệt

Để lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa, khách hàng phải cảm nhận được sự khác biệt giữa sản phẩm của một công ty hoặc sản phẩm của đối thủ cạnh tranh xuất phát từ khoảng cách năng lực giữa công ty và đối thủ cạnh tranh và những điều đã đề cập ở trên là sự khác biệt về thuộc tính và khoảng cách năng lực dự kiến sẽ tồn tại theo thời gian Porter (1985), lưu ý rằng lợi thế cạnh tranh tồn tại ở đó công ty có thể mang lại lợi ích tương tự như đối thủ cạnh tranh nhưng với chi phí thấp hơn Do đó, nó có được lợi thế cạnh tranh hoặc thu được những lợi ích vượt trội hơn so với những sản phẩm cạnh tranh và do đó có được lợi thế khác biệt và tập trung vào phân khúc thị trường nhỏ Ông lưu ý rằng các yếu tố chính của lợi thế cạnh tranh là sự đổi mới, danh tiếng và các mối quan hệ Ông lập luận thêm rằng lợi thế cạnh tranh đến từ giá trị mà các tổ chức tạo ra cho khách hàng của họ vượt quá chi phí sản xuất ra nó

Khái niệm lợi thế cạnh tranh đề cập đến một tập hợp các yếu tố hoặc khả năng cho phép các công ty bỏ lại phía sau các đối thủ của họ trên cơ sở nhất quán Đó là ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh đạt được bằng cách cung cấp giá trị lớn hơn Một công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh bất cứ khi nào nó có lợi thế hơn đối thủ trong việc đảm bảo khách hàng và đối mặt với sự cạnh tranh Khi một công ty thực hiện chiến lược tạo giá trị không được thực hiện đồng thời bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào, nó sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh (Barney, 2011)

Lợi thế cạnh tranh tồn tại khi một công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ và được khách hàng thị trường mục tiêu cảm nhận được tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (Hitt, 1997) đưa ra giả định về lợi thế cạnh tranh rằng mỗi công ty là một tập hợp các nguồn lực duy nhất và các mối quan hệ theo quan điểm dựa trên nguồn lực Các nguồn lực và khả năng này tạo thành nền tảng cho chiến lược của tổ chức và phát triển lợi thế cạnh tranh Hơn nữa, thu nhập từ giá trị vượt trội xảy ra khi một tổ chức sử dụng năng lực cốt lõi của mình để thiết lập lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ (Baporikar, 2019)

Trang 40

Poter, 1980, 1985 Lợi thế cạnh tranh là lợi thế chiến lược mà một thực thể kinh doanh có được so với các đối thủ trong ngành cạnh tranh của nó Porter cũng đã xác định hai dạng cơ bản của lợi thế cạnh tranh là lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt

Barney, 1991 Một công ty có được lợi thế cạnh tranh khi thực hiện chiến lược tạo giá trị không đồng thời với bất kỳ đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc hiện tại nào

Hitt và cộng sự, 1997 Lợi thế cạnh tranh tồn tại khi một công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ và được khách hàng thị trường mục tiêu cảm nhận được tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh Makhija, 2003; Teece , 2010 Lợi thế cạnh tranh là sự vượt trội mang lại cho tổ chức

lợi thế so với các đối thủ và khả năng tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty và các cổ đông của nó

Baporikar, 2019 Lợi thế cạnh tranh cấp công ty là khả năng của công ty trong việc thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm vượt trội so với các sản phẩm do đối thủ cạnh tranh cung cấp, xét về giá cả và các phẩm chất phi giá

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nguồn lực của doanh nghiệp

Năng lực cốt lõi/ năng lực đặc biệt

Khả năng của doanh nghiệp

Lợi thế chi phí hoặc khác biệt hóa

Tạo giá trị cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 14/05/2024, 14:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan