1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội

216 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Đình Uyên
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Chiến
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 1,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (17)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường (17)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khoa học và công nghệ (21)
    • 1.3. Tổng quan các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (25)
    • 1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội (35)
    • 1.5. Đánh giá khái quát các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu (37)
      • 1.5.1. Đánh giá kết quả những nghiên cứu trước (37)
      • 1.5.2. Những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu (39)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN (42)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (42)
      • 2.1.1. Khoa học và công nghệ (42)
      • 2.1.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (43)
      • 2.1.3. Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (46)
    • 2.2. Vai trò của phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (47)
    • 2.3. Nội dung phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (0)
      • 2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp (51)
      • 2.3.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (60)
    • 2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh (61)
    • 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh (63)
      • 2.5.1. Nhóm nhân tố thuộc về nhà nước (63)
      • 2.5.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội địa phương (64)
      • 2.5.3. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp (65)
    • 2.6. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của một số quốc gia và một số địa phương (69)
      • 2.6.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản (69)
      • 2.6.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc (75)
      • 2.6.3. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh (79)
      • 2.6.4. Một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội (81)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (84)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (84)
    • 3.2. Khung phân tích (85)
    • 3.3. Phương pháp thu thập số liệu (87)
      • 3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp (87)
      • 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (87)
    • 3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu (89)
      • 3.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp (89)
      • 3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh (89)
      • 3.4.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT (91)
      • 3.4.4. Phương pháp chuyên gia (91)
      • 3.4.5. Phương pháp phân tích định lượng (92)
    • 4.1. Khái quát tình hình các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội (0)
    • 4.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn (100)
      • 4.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp (100)
      • 4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội (106)
      • 4.2.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (142)
    • 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội (144)
      • 4.3.1. Tác động của các nhân tố thuộc về nhà nước (144)
      • 4.3.2. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội (147)
      • 4.3.3. Tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp (149)
      • 4.3.4. Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp (158)
    • 4.4. Đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội (163)
      • 4.4.1. Những thành công đạt được (163)
      • 4.4.2. Những hạn chế còn tồn tại (167)
      • 4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (169)
  • CHƯƠNG 5. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN (177)
    • 5.1. Bối cảnh và định hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội (0)
      • 5.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội (183)
    • 5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại TP Hà Nội (184)
      • 5.2.1. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại TP Hà Nội (184)
      • 5.2.2. Giải pháp đổi mới công tác tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, (187)
      • 5.2.3. Củng cố hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (192)
      • 5.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp (193)
      • 5.2.5. Phát triển thị trường KH&CN, tạo lập và đưa vào hoạt động một cách hiệu quả các cơ chế trung gian như các sàn giao dịch khoa học và công nghệ (194)
  • KẾT LUẬN (41)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (200)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nộiPhát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường

Khái niệm về thị trường KH&CN đã được nhiều học giả quốc tế đề cập từ những năm đầu của thế kỷ 21 Ashish Arora & cs, (2004) đã tiến hành khảo sát các nghiên cứu về thị trường công nghệ và rút ra rằng, thị trường công nghệ bao gồm ba thành phần chính là cung, cầu và công nghệ Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích một số các yếu tố điều kiện hình thành và phát triển thị trường công nghệ cũng như ghi lại quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường này Tác giả chỉ ra rằng, các nghiên cứu hiện có tập trung chủ yếu vào việc cung cấp công nghệ, nhưng một số khía cạnh khác của các thị trường này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, bao gồm nhu cầu về công nghệ bên ngoài, vai trò của sự bất ổn trong thị trường công nghệ và sự tương tác năng động giữa cơ cấu ngành và thị trường thị trường cho công nghệ

Berrin Aytac & Wu S David (2013) đã phát hiện ra rằng các hệ thống lập kế hoạch cung-cầu hiện tại vẫn chưa hiệu quả trong việc nắm bắt tính chất vòng đời ngắn của sản phẩm và tính biến động cao trên thị trường Do đó, các tác giả đã đề xuất một phương pháp mô tả đặc điểm nhu cầu thay thế nhằm mô hình hóa các dự báo nhu cầu trong vòng đời sản phẩm và kết hợp các tín hiệu nhu cầu nâng cao từ các sản phẩm chỉ báo hàng đầu thông qua bản cập nhật Bayesian Cách tiếp cận được đề xuất mô tả nhu cầu vòng đời trong các kịch bản và cung cấp phương tiện để giảm sự biến đổi trong các kịch bản nhu cầu thông qua các sản phẩm chỉ báo hàng đầu Thử nghiệm tính toán trên các bộ dữ liệu trong thế giới thực từ ba công ty sản xuất chất bán dẫn cho thấy phương pháp đề xuất có hiệu quả trong việc nắm bắt mô hình vòng đời của sản phẩm cũng như các tín hiệu nhu cầu ban đầu và có khả năng giảm hơn 20% độ không chắc chắn trong dự báo nhu cầu

Elena Derunova & cs, (2016) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến động thái nhu cầu công nghệ cao dưới góc độ tiến bộ khoa học và kỹ thuật Các chỉ số về khả năng cạnh tranh của công nghệ cao trên thị trường Nga và nước ngoài được nghiên cứu, phát triển các phương pháp tiếp cận nhằm tạo ra nhu cầu về công nghệ cao và mô hình khái niệm về quản lý bán hàng các sản phẩm công nghệ đổi mới Thẻ điểm để xây dựng ma trận ra quyết định trong tiếp thị hợp lý và tạo ra cơ chế quản lý bán hàng công nghệ cao trên thị trường các sản phẩm công nghệ cao và đưa ra lời khuyên thiết thực về việc tạo ra nhu cầu về công nghệ cao trên thị trường B2B Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quản lý và phát triển hiệu quả thị trường công nghệ cao là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi từ phát triển hàng hóa sang phát triển công nghệ cao.Để nâng cao hiệu quả của chiến lược quản lý bán hàng sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu này đã đề xuất khái niệm quản lý nhu cầu tiêu dùng dựa trên sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ đó tập trung xây dựng chiến lược bán hàng Khái niệm đề xuất cho phép hệ thống hóa quy trình bán hàng sản phẩm dựa trên quan hệ người tiêu dùng Nó cho phép thực hiện định giá bằng cách sử dụng các thông số về dòng đầu tư, lợi nhuận trong kỳ cũng như động lực thay đổi số lượng người tiêu dùng các sản phẩm công nghệ cao. Đối với các nghiên cứu ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã tập trung làm rõ khái niệm thị trường KH&CN, trong đó khái niệm được phổ biến rộng rãi là: Thị trường KH&CN một thuật ngữ để hàm ý các thể chế thực hiện các giao dịch mua - bán, trao đổi loại “hàng hóa” đặc biệt là sản phẩm/dịch vụ KH&CN (Phạm Văn Dũng, 2010) Trần Văn Minh (2012) lại tiếp cận dưới góc độ phát triển thị trường công nghệ (tức là tách khoa học khỏi thị trường) thì lại tổng thuật rằng “thị trường công nghệ là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi loại hàng hóa “đặc biệt” là các sản phẩm công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội”, với những thành tố cơ bản cấu thành như: Hàng hóa công nghệ; Người bán hàng hóa công nghệ; Người mua hàng hóa công nghệ; Người hoạt động xúc tác thị trường công nghệ; Các thể chế hỗ trợ thị trường công nghệ

Theo các khái niệm, thị trường KH&CN bao gồm i) Sản phẩm và dịch vụ KH&CN; ii) Chủ thể tham gia, gồm người cung, cầu, môi giới; iii) Giá cả; iv) Thể chế, luật lệ quy định quyền lợi, nghĩa vụ, cơ chế xử lý tranh chấp, các tổ chức, cơ chế vận hành Đây là những thành tố cơ bản, đầy đủ cho sự hình thành và phát triển của thị trường KH&CN.

Vũ Anh Tuấn (2006) đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về KH&CN và thị trường KH&CN; Đánh giá thực trạng KH&CN và thị trường KH&CN ở TP HCM và đưa ra các phương hướng phát triển và giải pháp đẩy mạnh phát triển KH&CN và thị trường KH&CN ở TP HCM trong những năm tới Những giải pháp mà tác giả đưa ra là: (1) Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, (2) Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, phát triển và hoàn thiện thị trường công nghệ, (3) Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức về KH&CN, (4) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN

Thị trường khoa học - công nghệ (KH&CN) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế Để phát triển thị trường này, cần nâng cao cung - cầu, hỗ trợ người mua và người bán trong - ngoài nước kết nối Sự phát triển thị trường KH&CN được đánh giá dựa trên các chức năng chính: thực hiện, cung cấp thông tin, sàng lọc yếu kém, huy động và phân bổ nguồn lực Các điều kiện hình thành thị trường KH&CN bao gồm: hệ thống thị trường đã phát triển, tôn trọng quyền sở hữu, môi trường cạnh tranh lành mạnh, can thiệp hợp lý của Nhà nước, thể chế vững mạnh, cơ sở hạ tầng hiện đại và năng lực của các tổ chức tham gia thị trường.

Phạm Văn Dũng (2010) và Phạm Văn Dũng (2008) đã đề cập đến thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN Theo tác giả có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN, đó là: i) sự phát triển của KH&CN cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường KH&CN, ii) nền kinh tế thị trường càng phát triển càng tạo sức ép tăng cầu và đồng thời đẩy cung các sản phẩm KH&CN từ phía doanh nghiệp, iii) nền kinh tế thị trường phát triển đầy đủ mới có khả năng bảo đảm sự đồng bộ của các yếu tố thị trường, trong đó quan trọng nhất là thị trường vốn, thị trường bất động sản và thị trường lao động, iv) trình độ phát triển của KH&CN vừa quyết định nguồn cung công nghệ nội sinh, vừa là tiền đề để thực hiện mở cửa hội nhập, tham gia vào thị trường KH&CN toàn cầu Trần Văn Minh (2012) cũng đưa ra những tiêu chí đánh giá phát triển thị trường công nghệ như: Sự phát triển (chủng loại, quy mô, trình độ, khả năng cạnh tranh) của nguồn cung công nghệ trong nước; Môi trường kinh doanh mang; Các tổ chức xúc tác thị trường công nghệ; Hệ thống pháp luật

Một số các nghiên cứu cũng đi vào đánh giá các kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường KH&CN (Đoàn Hữu Bảy, 2009) Các nghiên cứu này chỉ ra phương thức tiến hành cải cách hệ thống nghiên cứu vào KH&CN từ kinh nghiệm của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, đặc biệt là Trung Quốc khi bắt buộc các viện nghiên cứu truyền thống phải hoạt động như một doanh nghiệp Từ đó, thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng các kết quả KH&CN phù hợp với nhu cầu của thị trường Từ những vấn đề đó, nghiên cứu này đã đưa ra một số gợi ý chính sách cho việc phát triển thị trường KH&CN Việt Nam như: Thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của khu vực doanh nghiệp thông qua phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, môi trường pháp lý thuận lợi và các chính sách khuyến khích; Tăng cường hiệu lực pháp luật nhằm giải quyết những bất cập về giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ, hợp đồng công nghệ; Phát triển hệ thống thông tin công nghệ và các tổ chức trung gian theo hướng chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho thị trường KH&CN phát triển lành mạnh; Cải cách hệ thống các tổ chức KH&CN và cuối cùng là đổi mới QLNN và chính sách đầu tư cho KH&CN thông qua việc xác định rõ vai trò điều tiết của nhà nước trong thị trường KH&CN.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Trong những năm qua, nhiều quốc gia đã quan tâm đến doanh nghiệp KH&CN và phát triển KH&CN, bởi đó mà cũng có những nghiên cứu liên quan đến nội dung này

Alex Coad & Reid Alasdair (2012) đã đề cập đến doanh nghiệp công nghệ và vai trò của phát triển doanh nghiệp công nghệ đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Tác giả cho rằng, một quốc gia muốn rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển cần phải nỗ lực phát triển doanh nghiệp và thị trường công nghệ, vì đây là những doanh nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác Đây được coi là những đóng góp quan trọng của các tác giả khi chỉ ra được mối tương quan giữa phát triển doanh nghiệp và thị trường công nghệ với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, những nước đang phát triển như Việt Nam cần thấy được tầm quan trọng của mối tương quan này nếu muốn phát triển nhanh và bền vững

Berrin Aytac & Wu S David (2013) đã phát hiện rằng các công ty công nghệ đang phải trải qua những thị trường có nhiều biến động với vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn do sự đổi mới công nghệ nhanh chóng và cạnh tranh thị trường Antonio

Nghiên cứu của De Marco và cộng sự (2017) phân tích sự phát triển của các doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) toàn cầu trong những năm gần đây thông qua sự thay đổi của mô hình sở hữu bằng sáng chế tại Hoa Kỳ Kết quả cho thấy rằng bằng sáng chế do tác giả người Mỹ nắm giữ có khả năng được chuyển nhượng cao hơn so với bằng sáng chế của các tác giả khác Xu hướng này cũng tương tự đối với bằng sáng chế dựa trên nền tảng khoa học so với bằng sáng chế không dựa trên nền tảng khoa học.

Joe Tidd & Bessant John R (2020) đã nhấn mạnh đến sự can thiệp của nhà nước đối với việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ Theo các tác giả, nhà nước cần chuyển từ vai trò người chỉ huy và tham gia trực tiếp sang vai trò là người tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động công nghệ, nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ tham gia trên thị trường thông qua xác lập và đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp, tạo dựng văn hóa kinh doanh Ngoài ra, nhà nước cũng cần tạo điều kiện, hỗ trợ về hệ thống thông tin, và những ưu đãi khác, chính sự thay đổi kịp thời này đã mở lối, tạo ra không gian cho các doanh nghiệp công nghệ đổi mới sang tạo, đồng thời thúc đẩy các tổ chức nghiên cứu của nhà nước chuyển sang cơ chế hoạt động mang tính thị trường hơn và do vậy thiết lập được mối quan hệ giữa các tổ chức này và nhu cầu thị trường Các tác giả đã luận giải được vai trò của yếu tố thể chế, trong đó quan trọng nhất là sự quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải chú trọng đến vai trò này nếu muốn doanh nghiệp công nghệ hoạt động tốt và phát triển Nicolás Figueroa & Serrano Carlos J (2019) đã nghiên cứu hành vi mua bán bằng sáng chế của các doanh nghiệp lớn và nhỏ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, về tổng thể, các doanh nghiệp nhỏ bán nhiều bằng sáng chế mới được cấp phép hơn các doanh nghiệp lớn Trong số các bằng sáng chế được bán bởi các doanh nghiệp nhỏ, 69% được mua bởi các doanh nghiệp nhỏ khác Trong khi đó, chỉ có hơn 6% các bằng sáng chế mà các doanh nghiệp lớn bán được doanh nghiệp nhỏ mua lại

Tương tự, Ashish Arora & cs, (2022) nhận định rằng tính tin cậy đối với các sản phẩm khoa học do chất lượng tăng lên có thể đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường KH&CN Kết quả của nghiên cứu tại thị trường Hoa

Từ 1980-2016, nghiên cứu chỉ ra rằng bằng sáng chế dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học dễ được chuyển giao hơn so với bằng sáng chế không dựa trên nghiên cứu Mối liên hệ này được thể hiện rõ hơn ở doanh nghiệp nhỏ so với doanh nghiệp lớn Hơn nữa, nghiên cứu khoa học chuyên sâu, mới sẽ có giá trị chuyển giao cao hơn so với nghiên cứu cũ, phổ biến Do đó, để phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư mạo hiểm nhằm tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao.

Mohd Hizam-Hanafiah & Soomro Mansoor Ahmed (2021) đã tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu về thực trạng của các công ty công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới mở Việc so sánh các công nghệ được phân tích theo quy mô công ty và loại hình công ty (sản xuất và dịch vụ) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt lớn trong triển khai công nghệ 4.0 (bao gồm Robot tự động, công nghệ di động và điện toán đám mây) giữa loại hình công ty sản xuất và dịch vụ Các công ty dịch vụ có mức độ triển khai Điện toán đám mây cao hơn so với các công ty sản xuất, mặc dù cả hai loại công ty đều sử dụng nó một cách rộng rãi Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này chỉ phản ánh đặc điểm của các công ty công nghệ tại Malaysia Ở Việt Nam, nghiên cứu về doanh nghiệp KH&CN và thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN cũng rất được các tác giả quan tâm

Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hòa (2016) chỉ ra rằng cần có nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp tại Hà Nội, nơi tập trung tiềm lực KH&CN hàng đầu cả nước Việc hỗ trợ này sẽ tập trung vào các doanh nghiệp đã được chứng nhận, giúp họ hoàn thiện và đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững Đặc biệt, Hà Nội sẽ hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH&CN từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của thành phố.

Tiếp đó, nghiên cứu của Phạm Đại Dương & Trường Đào Xuân (2017) đã tiến hành nghiên cứu một số lý luận trong thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghệ thông qua vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Kết quả nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm về vườn ươm doanh nghiệp công nghệ – là một dạng của vườn ươm doanh nghiệp tập trung vào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên công nghệ Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ có thể được xem như một môi trường chuyển giao kết quả nghiên cứu từ khu vực nghiên cứu hàn lâm đến thị trường, khuyến khích hoạt động đổi mời, là nơi nuôi dưỡng và hình thành doanh nghiệp công nghệ, là công cụ và chính sách để hỗ trợ phát triển và khởi tạo DNNVV Trong nghiên cứu này, tác giả cũng bàn sâu về vai trò của vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cũng như ba giai đoạn của hoạt động ươm tạo bao gồm: tiền ươm tạo, ươm tạo và hậu ươm tạo với những quy trình và đặc điểm riêng Kết quả của nghiên cứu này bước đầu hình thành lý luận về vườn ươm công nghệ và làm nền tảng lý thuyết cho các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy của chính phủ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ

Nguyễn Thị Thúy Hằng (2019) đứng dưới góc độ của luật học đã tìm hiểu về khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp spin-off trong trường đại học ở Việt Nam Tác giả chỉ ra rằng khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp spin-off là vô cùng cần thiết, do đó cần làm rõ khái niệm spin-off trong các văn bản pháp luật Song song với việc tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển doanh nghiệp spin-off, các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng cần được xem xét và hoàn thiện hơn, đảm bảo sự bảo vệ tối đa đối với kết quả nghiên của các nhà khoa học, giúp nhà khoa học yên tâm nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu của mình vào thực tế đời sống, hiệu quả nhất là thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua mô hình spin-off như trên

Nguyen Thi Hanh (2020) đã tiến hành so sánh tiềm năng và nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018 Hồi quy Probit được sử dụng để làm rõ sự khác biệt về tiềm năng huy động vốn giữa một số ngành Ngoài ra, hồi quy tuyến tính được áp dụng để điều tra khả năng tài chính khởi nghiệp Phát hiện cho thấy các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) và thương mại điện tử có lợi thế trong việc huy động vốn Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, tuổi khởi nghiệp càng lớn thì tiềm năng và năng lực càng cao của nguồn tài trợ bên ngoài Nghiên cứu này cho thấy những kết quả có giá trị trong cả lĩnh vực học thuật và thực tiễn Do đó, các doanh nhân có thể nắm bắt cơ hội thành công trong các lĩnh vực mới mạo hiểm

Tác giả Lê Quân & Anh Mai Hoàng (2021) đã bổ sung và làm rõ khái niệm doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học và phân tích thực trạng doanh nghiệp KH&CN trong trường đại học công lập tại Việt Nam Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình đã được sử dụng trong nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của mô hình doanh nghiệp này, đó là các vấn đề liên quan đến thể chế quản lý, chính sách sử dụng về cơ sở vật chất, thương hiệu, nguồn lực và chính sách quản lý và hỗ trợ chưa rõ ràng giữa doanh nghiệp và đơn vị chủ quản

Phạm Tuấn Huy & cs, (2022) đã có đánh giá khách quan về sự hình thành, phát triển và kết thúc của các spin-off, những tác động chủ quan và khách quan, từ đó rút ra kinh nghiệm phục vụ xây dựng chính sách phù hợp cho loại hình doanh nghiệp này Theo tác giả, điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển spin-off bao gồm: môi trường kinh tế thị trường, môi trường tự do kinh doanh, thị trường vốn, thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, môi trường chính sách Điều kiện đủ cho sự hình thành spin-off là tiềm lực của đơn vị về cơ sở vật chất, con người, sản phẩm KH&CN, thông tin, tài chính Việc thiếu chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp spin-off sẽ làm giảm vai trò và chức năng của loại hình doanh nghiệp này

Tổng quan các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Để tìm ra được giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên thế giới đã tập trung tìm hiểu các nhân tố có thể ảnh hưởng tới quá trình này

Robert N Lussier (1995) đã xây dựng mô hình S/F nhằm tìm kiến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp kỹ thuật số Mô hình của Lussier đã được kiểm chứng tại nhiều quốc gia như tại Mỹ (Bắc Mỹ), Croatia (Nam Âu), Chile (Nam Mỹ) và Israel (Trung Đông) Nghiên cứu chỉ ra rằng để thành công, doanh nghiệp KH&CN cần đạt được 03 điều: 1/ Có nguồn cung hàng hóa linh hoạt, an toàn; 2/ Có thể kiểm soát chi phí trong việc cung cấp hàng hóa; 3/ Luôn có thể cung cấp hàng hóa cần thiết Những yếu tố này cũng đã được Nguyễn Ngọc Mai và cộng sự (2019) khẳng định lại trong nghiên cứu về đánh giá sự thành công của các doanh nghiệp kỹ thuật số khởi nghiệp vùng Đông Nam bộ Nghiên cứu này đã chỉ ra 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của Khởi nghiệp số: Vốn, Cố vấn chuyên nghiệp, Văn hóa, Kiểm soát tài chính, Kế hoạch kinh doanh, Sản phẩm / Dịch vụ độc đáo, Kinh nghiệm thị trường, nền tảng gia đình, nhân sự và giáo dục

Tiếp đó, Ashish Arora & Fosfuri Andrea (2000) nhận xét rằng sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ phụ thuộc vào tính hiệu quả của các hợp đồng chuyển nhượng công nghệ và vào cấu trúc của ngành nghề kinh doanh Các tác giả đưa ra thực trạng về tính ỳ của các doanh nghiệp sở hữu những bằng sáng chế quan trọng dẫn tới sự chậm phát triển của công nghệ Từ đó, nghiên cứu đưa ra sự cần thiết phải đẩy nhanh hoạt động giao dịch các sản phẩm KH&CN, điển hình thông qua hình thức mua bán bằng sáng chế Điều này được cho là quan trọng vì các phát kiến KH&CN nhiều khi không được xuất phát từ các doanh nghiệp tạo ra các phát kiến đó Kaj U Koskinen & Vanharanta Hannu (2002) đã tiến hành phân tích khái niệm về vai trò của kiến thức ngầm trong quá trình đổi mới Nghiên cứu tập trung vào nền tảng của kiến thức ngầm, cách thu thập và chuyển giao kiến thức ngầm cũng như cách thức sử dụng kiến thức ngầm trong chức năng đổi mới của các công ty công nghệ nhỏ Nghiên cứu gợi ý rằng kiến thức ngầm có thể đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới của các doanh nghiệp công nghệ nhỏ

Claudio Petti & Zhang Shujun (2011) đã tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc dựa trên tổng quan rộng rãi tài liệu, bao gồm các lĩnh vực lý thuyết khác nhau trong tài liệu quản lý quốc tế cũng như Trung Quốc, để phát triển một khung nghiên cứu tổng hợp Dựa vào cách tiếp cận đa ngành và đa cấp, khuôn khổ nêu bật một số quy trình nội bộ và thuộc tính mạng bên ngoài, sự tương tác và mối quan hệ kiểm duyệt của chúng liên quan đến tác động của chúng đối với khả năng kinh doanh công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc và những đóng góp của chúng đối với hiệu quả kinh doanh Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực khởi nghiệp công nghệ, cung cấp một khung nghiên cứu tích hợp đa ngành và đa cấp nhằm tổ chức khối kiến thức, nằm rải rác trong các tài liệu và bối cảnh khác nhau, thành một phần nghiên cứu hiện đại về khả năng kinh doanh công nghệ, cũng như để xác định các câu hỏi nghiên cứu cụ thể hơn, mô hình, giả thuyết có thể kiểm chứng và các nghiên cứu liên quan

Hans Lửfsten (2016) đó phõn tớch cỏc nguồn lực đổi mới và kinh doanh của các công ty dựa trên công nghệ mới (NTBF) ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại của các công ty này Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu của 131 NTBF của Thụy Điển đặt tại 16 vườn ươm Các nguồn lực kinh doanh được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm các biến số về lập kế hoạch kinh doanh và nội địa hóa và bốn biến tiềm ẩn được phát triển Bằng sáng chế tại thời điểm thành lập công ty hoặc trong ba năm đầu tiên của công ty được coi là nguồn lực đổi mới Nghiên cứu này cho thấy biến kế hoạch kinh doanh tiềm ẩn có mối liên hệ tích cực đáng kể với sự tồn tại của công ty Thêm vào đó, việc phát triển bằng sáng chế trong những năm đầu thành lập công ty là rất quan trọng đối với sự tồn tại của công ty

P Arqué-Castells & Spulber DF (2017) thì chỉ ra mấu chốt của khuyến khích phát triển doanh nghiệp KH&CN là phải dựa trên nền tảng ĐMST và phát triển thực của sản phẩm KH&CN Các tác giả đưa ra số liệu rằng 50% số doanh nghiệp ĐMST tại Hoa Kỳ cho rằng những sáng kiến quan trọng nhất của họ xuất phát từ nguồn bên ngoài Thực trạng này, do đó, có thể dẫn tới sự sụp đổ của sức sáng tạo do hoạt động sao chép và “ăn cắp” công nghệ giữa các doanh nghiệp Các tác giả cho rằng tính ĐMST thông qua hoạt động chuyển giao KH&CN chỉ phát triển khi sức sáng tạo của doanh nghiệp lớn hơn hoạt động sao chép công nghệ của các doanh nghiệp trên thị trường Để thực hiện được điều đó, việc phát triển KH&CN phải đóng vai trò tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện các trao đổi mua bán sản phẩm KH&CN và bảo vệ sở hữu trí tuệ của các sản phẩm đó Sau khi sử dụng, số liệu về tương tác giữa các doanh nghiệp trên thị trường KH&CN tại Hoa Kỳ, nghiên cứu kết luận rằng hoạt động sáng tạo KH&CN của doanh nghiệp và hoạt động sao chép khoa học cùng tồn tại trên thị trường

Tayebeh Nikraftar & cs, (2022) đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của tinh thần kinh doanh công nghệ trong các doanh nghiệp công nghệ nano của Iran Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp hỗn hợp Những người tham gia phần định tính bao gồm 17 chuyên gia đại học và nhà quản lý điều hành trong lĩnh vực công nghệ nano ở Iran, và 75 nhà quản lý doanh nghiệp công nghệ nano đã tham gia phần định lượng Phỏng vấn và bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình khởi nghiệp công nghệ trong công nghệ nano được phân thành 5 loại chung: yếu tố tổ chức, môi trường, thể chế, cá nhân và công nghệ Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng tất cả các khía cạnh này đều có tác động tích cực và đáng kể đến tinh thần kinh doanh công nghệ Ngoài ra, khía cạnh tổ chức có một vai trò thiết yếu

Trong những năm gần đây, việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh rất được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý tại Việt Nam Có nhiều công trình nghiên cứu về thực tiễn phát triển doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam đã được thực hiện nhằm làm sáng tỏ các nhân tố thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này

Phạm Văn Dũng (2008) cho rằng để phát triển doanh nghiệp KH&CN, Nhà nước cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp: (i) Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán Bộ KH&CN, (ii) Chuyển đổi các cơ sở nghiên cứu KH&CN sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, (iii)

Hoàn thiện thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN, tiếp tục đổi mới kinh tế theo hướng thị trường, hội nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn gap phát triển Những giải pháp này có tính khả thi cao, giúp giải quyết các điểm nghẽn, thúc đẩy thị trường KH&CN Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nguyễn Vân Anh & cs, (2014) đã tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam và đề xuất một số giải pháy ở nước ta Theo tác giả, các rào cản của việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN gồm có: Sự chưa đồng bộ của hệ thống pháp luật, sự thiếu đầy đủ của các văn bản hướng dẫn, sự kém phát triển của thị trường vốn, sự thiếu hiệu quả của các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN Mai Hà & cs, (2015) đã tập trung làm rõ nội hàm, vai trò của doanh nghiệp KH&CN, các thiết chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN Trong đó, không giống như các cuộc cách mạng trước đó, trong cuộc cách mạng KH&CN mới lần này, thế mạnh của các yếu tố sản xuất truyền thống như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ không còn mang ý nghĩa quyết định Trong tiến trình phát triển xã hội, các ngành có hàm lượng tri thức cao với sức cạnh tranh cực kỳ to lớn đã đưa chất xám, trí tuệ và tiềm lực KH&CN dịch chuyển lên vị trí hàng đầu Theo tác giả, cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động KH&CN được đổi mới góp phần giải phóng sức sáng tạo của cộng đồng các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp KH&CN, hy vọng sẽ tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu nổi bật, thúc đẩy ứng dụng kết quả KH&CN trong các ngành, lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Nguyễn Thị Mai (2017) đã đánh giá rằng Việt Nam đã tham gia tương đối đầy đủ các hiệp định, điều ước quốc tế có liên quan tới thị trường KH&CN như: Hiệp định TRIPS của WTO về thương mại quyền sử hữu tài sản trí tuệ; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Ro-ma bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm; Đây là những cơ sở giúp cho Việt Nam nâng cao năng lực và khả năng đổi mới của các tổ chức KH&CN Tuy nhiên, tác giả cũng đa cho thấy một số hạn chế của phát triển KH&CN nước ta tương đồng với một số nghiên cứu khác như: (1) số lượng và giá trị giao dịch KH&CN chưa nhiều; (2) hội nhập quốc tế chưa tạo ra được động lực phát triển cho các doanh nghiệp KH&CN trong khi lại gây ra áp lực cạnh tranh lớn; (3) sự phát triển chung của thị trường không được đồng đều và chưa tương xứng với yêu cầu phát triển Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị, trong đó, nhấn mạnh về các nội dung liên quan tới hoàn thiện thể chế chính sách, bao gồm: (1) hoàn thiện các chính sách về sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh để tạo môi trường lành mạnh cho phát triển KH&CN và phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các định chế quốc tế và khu vực; (2) hoàn thiện chính sách đầu tư KH&CN từ ngân sách nhà nước, gia tăng tỷ lệ chi cho KH&CN tương ứng; (3) thực hiện các chính sách ưu đãi thuế đa dạng, cụ thể và tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN tiếp cận với nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp; (4) hoàn thiện chính sách nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam Đào Quang Thủy & cs, (2020) đã đưa ra một số những điểm tích cực trong sự phát triển doanh nghiệp KH&CN từ kết quả của hoạt động hoàn thiện thể chế trong đó có các văn bản pháp quy như Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp

2020 Theo đó, hai văn bản luật này đã có những điều khoản quy định về hoạt động ươm tạo công nghệ và ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp KH&CN Thêm vào đó, nghiên cứu đã đề cập tới các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các kết quả KH&CN khác Thông qua việc đánh giá sơ bộ thực trạng các doanh nghiệp KH&CN, các tác gia đã đưa ra một số định hướng giải pháp phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN như sau: (i) đồng bộ hóa hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN và ĐMST bao gồm hệ thống các văn bản luật và văn bản dưới luật; (ii) tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp trong vai trò là động lực của nền kinh tế, tự giác chủ động và tăng cường các hoạt động ứng dụng các công nghệ mới và các hoạt động ĐMST; (iii) cơ cấu lại các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN của các địa phương theo hướng tập trung đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng các kết quả KH&CN vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; (iv) thúc đẩy hình thành doanh nghiệp KH&CN từ lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, phối hợp với các cơ sở ươm tạo, viện/trường và các tổ chức hỗ trợ khác; (v) đề xuất ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN đến năm 2025, định hướng

2030, tập trung vào nội dung hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN phát triển thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu

Bùi Nhật Lệ Uyên (2019) đã dựa trên khe hổng lý thuyết về năng lực đổi mới trong ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm xác định các nhân tố và đánh giá mức độ tác động/ảnh hưởng của chúng đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam Việt Nam Nghiên cứu đã phát triển thang đo theo hướng khám phá và bổ sung biến quan sát mới cho một số nhân tố chưa có thang đo hoàn chỉnh khi kiểm định tại miền Nam Việt Nam, đó là nhân tố hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nhân lực nội bộ và năng lực đổi mới và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổi mới trong tương quan so sánh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI dựa trên kiểm định sự khác biệt Lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia, lý thuyết năng lực đổi mới đã được tiếp cận để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích Bên cạnh đó, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của Ari Jantunen (2005); Richard Yu Yuan Hung & cs, (2011); Kyung-Nam Kang & Park Hayoung (2012), kết hợp với nghiên cứu định tính để đề xuất mô hình nghiên cứu Mô hình gồm 1 biến phụ thuộc năng lực đối mới và 6 biến độc lập: Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Sự học hỏi của tổ chức,

Hỗ trợ từ Chính phủ, Mạng lưới cộng tác, Năng lực hấp thụ kiến thức và Nguồn nhân lực nội bộ Biển kiểm soát là tình trạng sở hữu của doanh nghiệp Kết quả đã chứng minh vai trò của 5 khái niệm quản trị chất lượng toàn diện (TQM), mạng lưới cộng tác (CN), năng lực hấp thụ kiến thức (AC), nguồn nhân lực nội bộ (IHC) và sự hỗ trợ của Chính phủ (GS) trong việc thúc đẩy năng lực đổi mới (IC), từ đó chấp thuận 5 giả thuyết tương ứng Ngoài ra, khi phân tích đa nhóm cho thấy có sự khác biệt về mối quan hệ của khái niệm TQM, CN, AC, IHC, GS và IC giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài (FDI) Trong khi khu vực nội địa nổi bật bởi 3 nhân tố mạng lưới cộng tác (CN), nguồn nhân lực (IHC) và hỗ trợ của Chính phủ (GS), khu vực FDI nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị chất lượng toàn diện (TQM), mạng lưới cộng tác (CN) và hỗ trợ của Chính phủ (GS) Do đó các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp được đề xuất từ kết quả này

Một số nghiên cứu khác đã tập trung tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp KH&CN

Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phân tích nhân tố khám phá

Lãnh đạo, chiến lược kinh doanh số, năng lực nhân viên, văn hóa doanh nghiệp, nền tảng công nghệ, áp lực đối với doanh nghiệp

1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Liên quan đến các vấn đề phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP

Hà Nội hiện nay, cũng có nhiều công trình nghiên cứu Theo kết quả nghiên cứu của Nghiêm Thị Vân (2015), đầu tư KH&CN đối với hai ngành công nghiệp và dịch vụ

TP Hà Nội đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên chỉ dừng ở mức độ khiêm tốn Do đó, cần phải có bộ tiêu chí đánh giá nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư KH&CN của các doanh nghiệp, làm cơ sở để doanh nghiệp đổi mới đầu tư, làm cơ sở để các cơ quan quản lý xem xét năng lực đầu tư KH&CN trong các chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KH&CN Theo tác giả, bộ tiêu chí gồm 4 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế hàng năm với tổng số điêm đánh giá là 400 gồm: Chỉ tiêu kinh tế (tối đa 120 điểm), Chỉ tiêu đào tạo (tối đa 100 điểm), Chỉ tiêu đa 90 điểm) Và thang điểm xếp loại đánh giá như sau: Đạt hiệu quả cao (từ 350 điểm trở lên), Đạt hiệu quả tốt (từ 300-350 điểm), Đạt hiệu quả khá (từ 250-300 điểm), Đạt hiệu quả trung bình (từ 200 đến 250 điểm) và Hiệu quả dưới trung bình (dưới 200 điểm) Đan Thu Vân (2015) đã phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình doanh nghiệp này Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng TP Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KH&CN Các doanh nghiệp KH&CN của TP Hà Nội chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, y tế, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường Tác giả cho rằng, bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận, thì cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN vẫn còn nhiều bất cập, cần bổ khuyết Hiện số doanh nghiệp được hỗ trợ thông qua nhiệm vụ KH&CN còn khá khiêm tốn Trong số những doanh nghiệp đã được chứng nhận, chưa có doanh nghiệp KH&CN nào hình thành được cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp; chưa có doanh KH&CN nào có sản phẩm hình thành từ kết quả nhiệm vụ KH&CN cấp TP Vì vậy, tác giả chỉ ra, TP Hà Nội cần hoàn thiện hành lang pháp lý làm căn cứ hướng dẫn doanh nghiệp KH&CN tiếp cận, vay vốn với lãi suất ưu đãi và bảo lãnh tín dụng; tổ chức hội nghị xúc tiến hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp KH&CN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, các lĩnh vực khác từ nguồn vốn quỹ đang quản lý

Nguyễn Thị Nguyệt & Trang Bế Thu (2015) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp TP

Hà Nội còn nhiều khó khăn trong tiếp cận chính sách, thông tin và việc thực thi chính sách còn nhiều khó khăn trong thực tế, hoạt động nghiên cứu và phát triển chỉ mang tính hình thức và chưa được chú trọng ở doanh nghiệp Do đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các chính sách, hỗ trợ huy động các nguồn lực cho đầu tư đổi mới, hợp tác đầu tư KH&CN với doanh nghiệp, làm “cầu nối” giữa các nhà khoa học công nghệ và doanh nghiệp, phát huy tối đa tiềm lực trong doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ

Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc quyết định đầu tư của doanh nghiệp, trong đó đầu tư cho KH&CN đòi hỏi có lượng vốn lớn và thời gian đầu tư lâu dài Vốn đầu tư có thể có từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay liên kết hợp tác và vốn vay từ ngân hàng thương mại Đối với các doanh nghiệp TP Hà Nội, ngoài các nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có cơ hội về vốn vay ưu đãi, vay từ các ngân hàng thương mại và liên doanh liên kết với các tổ chức khác để tiến hành đầu tư cho khoa học công nghệ Ngoài ra, các doanh nghiệp TP Hà Nội cũng cần tăng cường vốn tự có, tận dụng lợi thế thủ đô để tranh thủ tối đa các nguồn lực xã hội và các nguồn vốn khác để đẩy mạnh đầu tư KH&CN (Nguyễn Thị Nguyệt & Trang Bế Thu, 2015)

Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thành (2022) nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và sự gắn kết nhân viên trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tại Hà Nội, dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội (SET) Sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính và dữ liệu từ 453 nhân viên, nghiên cứu xác định rằng trách nhiệm xã hội có tác động tích cực đến sự gắn kết nhân viên, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý Chỉ thâm niên làm việc được xác định là biến có ảnh hưởng đáng kể đến sự gắn kết nhân viên.

Đánh giá khái quát các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu

1.5.1 Đánh giá kết quả những nghiên cứu trước

Các công trình nghiên cứu trước đã xây dựng cơ sở lý thuyết vô cùng phong phú với những quan điểm, cách tiếp cận đa dạng về phát triển doanh nghiệp nói chung và một số khía cạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN Các công trình nghiên cứu cho thấy phát triển doanh nghiệp KH&CN là cần thiết và tất yếu của quá trình phát triển Quá trình chuyển đổi số tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với phát triển doanh nghiệp KH&CN Từ đó, các nghiên cứu đã chỉ ra nội hàm của phát triển doanh nghiệp KH&CN, vai trò của Nhà nước được thể hiện thông qua việc định hướng chiến lược cho sự thay đổi và dịch chuyển của doanh nghiệp KH&CN cho phù hợp từng giai đoạn phát kinh tế triển đất nước Nhà nước cần tạo tạo cơ sở thuận lợi cho các đối tượng, định hướng, hướng dẫn hành động của các đối tượng này; Nhà nước cũng cần ban hành các chính sách cũng như các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp KH&CN diễn ra thuận lợi

Các nghiên cứu đã cung cấp thực tiễn doanh nghiệp KH&CN tại nhiều quốc gia, đặc biệt những quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước khu vực Đông Nam Á và một số nước khác Các tác giả đã phân tích về cách thức và phương pháp khác nhau của các nước này về phát triển doanh nghiệp KH&CN và việc ban hành chính sách, pháp luật, và khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN Chính sách ở các nước khá phong phú, tuy nhiên đều tập trung hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, tiếp cận công nghệ mới Thêm vào đó, các nước còn có nhiều hỗ trợ và ưu đãi về vốn, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ

Các nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng thể về thực tiễn phát triển doanh nghiệp KH&CN, phân tích tác động của phát triển doanh nghiệp KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung Các nghiên cứu này đã phân tích và đánh giá kết quả của việc ban hành và thực hiện một số chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển doanh nghiệp KH&CN, nỗ lực ĐMST của bản thân các doanh nghiệp Những kết quả thành công cũng những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển doanh nghiệp KH&CN đã được chỉ ra Ngoài ra, rất nhiều giải pháp đã được các tác giả đưa ra trong các nghiên cứu này Thông qua khảo sát thực trạng, các tác giả cũng đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN đối với nước ta trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu Tác động của đại dịch COVID-19 cũng được các tác giả nhắc đến, tạo nên xu hướng cho các doanh nghiệp KH&CN tập trung vào những công nghệ phục vụ thiết thực cho cuộc sống Các giải pháp thay đổi về chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính; các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện cũng được các nghiên cứu chỉ ra

Các phương pháp sử dụng trong các nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp KH&CN khá đa dạng, bao gồm cả những phương pháp định tính, định lượng, và kết hợp cả định tính và định lượng Hầu hết các công trình đều sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, và so sánh để thực hiện nghiên cứu Một số tác giả sử dụng phân tích kinh tế lượng, chạy mô hình hồi quy để đưa ra các kết luận Phương pháp điều tra xã hội học được các tác giả ưu tiên sử dụng để có thể tiếp cận và thu thập những căn cứ và bằng chứng thực tiễn cần thiết

1.5.2 Những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiên cứu

Cho đến hiện tại, các nội dung nghiên cứu về thị trường khoa học công nghệ (KH&CN), các yếu tố tác động đến sự đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp cũng như vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường KH&CN đã xuất hiện khá nhiều Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu tập trung vào việc phát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN cụ thể.

Về mặt lý luận, chưa nhiều những nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp KH&CN đứng trên góc độ quản lý kinh tế hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0, thể hiện được vai trò dẫn dắt, định hướng, khuyến khích của Nhà nước, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp KH&CN ở các cấp Để phát triển đúng hướng loại hình doanh nghiệp này, điều cần thiết là khung phân tích về vai trò của nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp KH&CN cần phải được làm rõ Các công trình đã xây dựng cơ sở lý thuyết phong phú về doanh nghiệp KH&CN và phát triển doanh nghiệp KH&CN, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh Nhất thiết phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá khoa học, dựa trên góc độ quản lý kinh tế, đặc biệt là những quan điểm quản lý hiện đại như để có thể làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh

Về mặt thực tiễn, các đánh giá về phát triển doanh nghiệp KH&CN dưới góc độ của các nhà quản lý còn mờ nhạt, chưa tổng thể Chưa đánh giá được cụ thể hiệu quả của công tác QLNN tới phát triển doanh nghiệp KH&CN Việc phát triển doanh nghiệp KH&CN ở mỗi quốc gia đều có những nét đặc thù riêng, phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế- chính trị- xã hội của mỗi nước Đã có nhiều công trình phân tích thực trạng, đánh giá, chỉ ra những thành công và hạn chế của phát triển thị trường KH&CN, đề cập tới những bất cập, hạn chế và chậm trễ trong quá trình phát triển doanh nghiệp KH&CN Tuy nhiên, thiếu những công trình phân tích và đánh giá thực tiễn phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội mà sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá dựa trên góc độ quản lý kinh tế Đó sẽ là cơ sở nhận thấy những thành công và hạn chế của công tác quản lý này trong hiện tại, và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong tương lai

Những giải pháp và khuyến nghị để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN, cũng như giải quyết các bất cập trong những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được nhiều tác giả đề xuất Tuy nhiên, bối cảnh mới hiện tại cùng với sự phát triển của CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần có những giải pháp mới, phát triển doanh nghiệp KH&CN và giải quyết được cốt lõi của những vướng mắc trong công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong những năm tới

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp KH&CN có thể thấy đây là chủ đề thu hút được sự chú ý của nhiều học giả cả ở trong và ngoài nước Việc tổng quan các công trình nghiên cứu giúp cho đề tài kế thừa được cơ sở lý thuyết và thực tiễn vô cùng phong phú Đó là những vấn đề lý thuyết về vai trò, mục tiêu, nội dung của phát triển doanh nghiệp KH&CN, đặc biệt chỉ ra vai trò của Nhà nước trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp KH&CN Ngoài ra, việc tổng quan cũng giúp thấy được bức tranh toàn cảnh và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN của

Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN tại Hà Nội, cần tập trung nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) theo quan điểm và cách tiếp cận quản lý hiện đại, dựa trên các tiêu chí khoa học Điều này giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của công tác QLNN, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

Các khái niệm liên quan đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

2.1.1 Khoa học và công nghệ

Có khá nhiều khái niệm về KH&CN được đưa ra dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau

Theo tổ chức PRODEC (1982), công nghệ là mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ Theo khái niệm này, công nghệ có bản chất là kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và có mục đích là để sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ

Ngân hàng thế giới (1985) đưa ra định nghĩa “công nghệ là phương pháp chuyển hóa các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: Thông tin về phương pháp; Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa; Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao” Theo định nghĩa này, công nghệ có bản chất là thông tin, công cụ, sự hiểu biết và có mục tiêu chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành sản phẩm

Tại Việt Nam, khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Còn công nghệ được coi là gỉai pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm

Nếu coi “KH&CN” là một từ gộp, không tách rời, dùng để chỉ hoạt động KH&CN thì cần làm rõ khái niệm “hoạt động KH&CN”

Hoạt động KH&CN là tất cả những hoạt động mang tính hệ thống luên quan mật thiết tới việc tạo ra, nâng cao, phổ biến và áp dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực KH&CN, như khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học y học và nông nghiệp, cũng như khoa học xã hội và nhân văn (UNESCO, 1984) Theo định nghĩa này, hoạt động KH&CN được chia thành ba nhóm chính: nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, giáo dục và đào tạo và dịch vụ KH&CN

Như vậy có thể hiểu hoạt động KH&CN là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội, nhằm sử dụng những kiến thức đó để tạo ra những ứng dụng mới (K OECD., 2018) Hoạt động KH&CN bao gồm các hoạt động như nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN Trong đó: (i) Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng; (ii) Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm; (iii) Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quản nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới; (iv) Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quản triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống; (v) Dịch vụ KH&CN là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn

2.1.2 Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Trong nửa sau thế kỷ 20, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) ra đời dưới hai hình thức: spin-off (tách ra từ trường đại học) và start-up (khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu KH&CN) Start-up, trái ngược với spin-off, thường nằm trong các "vườn ươm" và sử dụng công nghệ không nhất thiết là công nghệ cao hay do chính doanh nghiệp nghiên cứu phát triển.

Mặc dù có sự khác nhau giữa spin-off và start-up, nhưng giữa chúng đều có đặc điểm chung là: (i) Khởi đầu một doanh nghiệp mới dựa trên kết quả KH&CN; (ii) Doanh nghiệp có khả năng thực hiện đổi mới và thương mại hóa các kết quả KH&CN để sản xuất các loại sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu Doanh nghiệp KH&CN thường được hiểu là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cả hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đó

Peter Heydebreck và cs, (2000) cho rằng, doanh nghiệp khoa học & công nghệ phải thỏa mãn các điều kiện: (i) Là một công ty mới có tư cách pháp nhân riêng biệt, không phải là cơ sở mở rộng, cũng không phải là công ty con được kiểm soát bởi trường đại học, mà là một cơ cấu tự quản theo đuổi các hoạt động tạo ra lợi nhuận; (ii)

Tổ chức mẹ của các doanh nghiệp là các tổ chức định hướng nghiên cứu như các trường đại học, phòng thí nghiệm quốc gia, trường kỹ thuật hoặc viện nghiên cứu liên kết trường đại học; (iii) Để khai thác tri thức từ hoạt động học thuật, điều này không chỉ bao gồm cải tiến công nghệ hoặc bằng sáng chế (Raymond W Smilor và cs,, 1990) mà còn cả bí quyết khoa học và kỹ thuật được một cá nhân tích lũy trong quá trình hoạt động học thuật (Brian Rappert và cs,, 1999); (iv) sứ mệnh của các doanh nghiệp là đưa ý tưởng vào lĩnh vực kinh doanh sản sinh ra lợi nhuận do vậy không tính đến các tổ chức phi lợi nhuận (Magnus Klofsten và Jones-Evans Dylan, 2000)

Tại Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN được đề cập lần đầu tiên vào năm 1980 trong Hội nghị lần VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Khái niệm doanh nghiệp KH&CN cũng có nhiều thay đổi theo thời gian Năm 2010, doanh nghiệp KH&CN được hiểu là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật KH&CN Hoạt động chính của doanh nghiệp là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu và phát triển (R&D) do doanh nghiệp được quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp; thực hiện các nhiệm vụ KH&CN Doanh nghiệp KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật Năm 2013, doanh nghiệp KH&CN được hiểu là là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Doanh nghiệp KH&CN là yếu tố trung tâm, quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN, ĐMST, ứng dụng KH&CN, là nơi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm hàng hóa từ kết quả R&D công nghệ (Lê Văn Tuyên, 2018) Khái niệm doanh nghiệp KH&CN xuất hiện cùng với khái niệm ươm tạo doanh nghiệp KH&CN Đây là một khái niệm tương đối mới nên vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về vai trò của hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN với tư cách là công cụ kinh tế hữu hiệu để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, tạo việc làm và góp phần tăng trưởng kinh tế Nói cách khác, doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của pháp luật và thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm hàng hóa từ kết quả nghiên cứu KH&CN Theo đó, kết quả nghiên cứu KH&CN được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà các quốc gia là thành viên;

Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được nhận diện qua các đặc điểm như: thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Các doanh nghiệp này được thành lập dựa trên cơ sở ứng dụng hoặc khai thác thành công các hoạt động nghiên cứu của chính doanh nghiệp hoặc kết quả nghiên cứu KH&CN của các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN, hoặc kết quả nghiên cứu chuyển giao từ nước ngoài mà họ được quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp.

Từ các khái niệm trên, tác giả rút ra khái niệm về doanh nghiệp KH&CN được xem xét trong đề tài này, đó là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có khả năng sử dụng hoặc khai thác kết quả nghiên cứu KH&CN để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và kinh doanh Kết quả nghiên cứu KH&CN có thể là thành quả của chính doanh nghiệp hoặc được chuyển giao một cách hợp pháp và được công nhận theo pháp luật

2.1.3 Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Có nhiều cách tiếp cận về phát triển doanh nghiệp khách nhau Dưới góc độ doanh nghiệp, Eijaz Ahmed Khan và cs, (2005) cho rằng phát triển doanh nghiệp là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp: thiếu các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, thiếu tổ chức công nghiệp, kích thước giới hạn của thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp, thiếu chính sách đúng đắn và mang tính xây dựng, trình độ công nghệ nghèo nàn Theo (Jahangir H Khan và cs,, 2012), phát triển doanh nghiệp là cách tiếp cận từ các phẩn tử kết hợp bao gồm: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên kết, công nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm Theo đó, phát triển doanh nghiệp nhằm giúp cho các tổ chức trong việc đối phó với môi trường bất ổn, cả trong nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, thường xuyên bằng những nỗ lực để ứng phó thay đổi kế hoạch với môi trường bất ổn Những nỗ lực phát triển doanh nghiệp, cho dù được hỗ trợ bởi một chuyên gia bên ngoài hoặc tổ chức chuyên nghiệp và tiến hành trên cơ sở liên tục, mang lại thay đổi kế hoạch trong các tổ chức và các nhóm trong doanh nghiệp Tuy nhiên, chúng chỉ là một loại thay đổi xảy ra trong các tổ chức, cho sự thay đổi có thể được cả hai kế hoạch và không có kế hoạch và có thể xảy ra trong mọi chiều kích của môi trường kinh doanh

Dưới góc độ của kinh tế phát triển, Mohammed S Chowdhury và cs, (2013) cho rằng phát triển doanh nghiệp chính là đo lường sự tăng trưởng của doanh nghiệp và giả định rằng có mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố tăng trưởng được mô tả như khả năng của các doanh nhân, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ chính phủ, công nghệ phù hợp, mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm, cơ sở hạ tầng đầy đủ Cùng với khái niệm phát triển doanh nghiệp chính là sự tăng trưởng của doanh nghiệp được Gladys N Wekesa Bunyasi và cs, (2014) tiếp tục đưa ra khung khái niệm phát triển doanh nghiệp tiếp cận thông tin kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển độc lập của doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng trưởng là biến phụ thuộc được đo lường về lợi nhuận và doanh thu bán hàng thu được từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dưới góc độ QLNN, theo Lê Hải Minh (2015), phát triển doanh nghiệp KH&CN được cho là việc các cơ quan nhà nước ban hành và thực hiện hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, thể chế chính sách và các biện pháp thúc đẩy việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp KH&CN Hay nói cách khác, công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN được hiểu là việc ra quyết định và thông qua các công cụ khác nhay thực hiện một hệ thống các nguyên tắc có chủ ý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thúc đẩy hình thành và hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp KH&CN

Vai trò của phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Thứ nhất, mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương

Phát triển doanh nghiệp KH&CN sẽ thúc đẩy sự ra đời của nhiều công nghệ mới kích thích cho nền kinh tế phát triển, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật, tạo tiền đề mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương (NATEC, 2020)

Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ mang lại nhiều tiến bộ cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cải cách hành chính, nông nghiệp và phát triển nông thôn, ứng dụng công nghệ sinh học Những nguồn lực này tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, trong đó khoa học công nghệ góp phần nâng cao năng suất và ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong phát triển địa phương, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh Hệ thống quản lý nhà nước về công nghệ thông tin cũng được xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một số lĩnh vực Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội Trong đó, hoạt động thông tin KH&CN và công tác ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội Các mô hình ứng dụng thí điểm được đưa vào sản xuất đại trà, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật hiện đại trong quá trình sản xuất (Tereza Raquel Merlo, 2016).

Trong xu thế hội nhập hiện nay thì KH&CN là một yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng Phát triển doanh nghiệp KH&CN là đòn bẩy trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của địa phương Xã hội càng phát triển thì vai trò đòn bảy của doanh nghiệp KH&CN lại càng được thể hiện một cách sâu sắc bằng chính những tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của địa phương (Siqing Shan và cs,, 2018) Thành quả của doanh nghiệp KH&CN và đặc biệt là sự đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội, tạo nên những diện mạo mới trong bức tranh phát triển đa sắc màu

Thứ hai, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN và các doanh nghiệp KH&CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mới, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức (Julian Dent, 2014) Cụ thể: (i) tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần; (ii) cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng công nghệ cao; lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn

Thật vậy, phát triển doanh nghiệp KH&CN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, trong các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Doanh nghiệp KH&CN có vai trò đặc biệt quan trọng, luôn làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và phân chia thành các ngành nhỏ (Alex Coad và Reid Alasdair, 2012) Từ đó, xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới; cơ cấu trong nội bộ ngành cũng thay đổi Khi thay đổi sản xuất theo hướng tăng năng suất và hiệu quả sẽ tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu tiêu dùng do thu nhập tăng Tỷ trọng và vị trí GDP của công nghiệp và dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần KH&CN góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, nhờ tác động của các yếu tố như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ cải tiến phương pháp quản lý, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) làm cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng, từ đó góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu (Marek Matejun, 2016)

Thứ ba, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường

Phát triển doanh nghiệp KH&CN là cơ sở tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường (Phạm Đại Dương và Trường Đào Xuân, 2017) Thật vậy, bằng những khuyến khích của nhà nước, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để áp dụng KH&CN mới vào sản xuất kinh doanh Đây là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa Ngoài ra KH&CN còn có vai trò là một công cụ mạnh đối với phát triển con người và vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu và động lực của doanh nghiệp là lợi nhuận Do đó, các doanh nghiệp luôn hướng tới giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, buộc phải áp dụng các tiến bộ KH&CN thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất của người lao động, giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước, từ đó nâng cao hay nói cách khác là tối đa hóa lợi nhuận KH&CN nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, KH&CN phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm mới, nhất là tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân KH&CN phát triển cũng góp phần tăng giao lưu xã hội làm cho đời sống tinh thần con người phong phú, tốt đẹp hơn (Mai Văn Bảo, 2008) Công nghệ điện tử, tin học viễn thông phát triển làm rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, vùng miền

Thứ tư, góp phần và tạo điều kiện cải thiện môi trường sinh thái địa phương

Sản xuất và tiêu dùng của con người liên tục phát triển, vì vậy chất thải không ngừng tăng, gây tác hại cho con người và môi trường sinh thái Các doanh nghiệp KH&CN phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học các chất thải được xử lý, cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường (Lê Đăng Doanh, 2003) Doanh nghiệp KH&CN phát triển cũng góp phần tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, làm giảm chất thải, tìm kiếm nguồn năng lượng, vật liệu mới thay thế các

Nội dung phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Vì vậy, phát triển doanh nghiệp KH&CN còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới sự phát triển bền vững

2.3 Nội dung phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

2.3.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Lập kế hoạch là tư duy về tương lai để có thể làm gì đó cho nó từ hiện tại; Lập kế hoạch là sắp xếp các công việc theo thứ tự thời gian và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu mong muốn

Có nhiều loại kế hoạch: Chiến lược, quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ); Kế hoạch dài hạn (05 năm), trung hạn (02-05 năm) và ngắn hạn (hàng năm); Kế hoạch của từng hoạt động, sự kiện đơn lẻ

Kế hoạch là công cụ vì từ quốc gia đến các địa phương, từ các ngành đến các tổ chức, đều hoạt động theo kế hoạch được xây dựng cho mỗi thời kỳ, giai đoạn, dài ngắn khác nhau và được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt Để phát triển doanh nghiệp KH&CN, chính quyền địa phương cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án cụ thể hóa chính sách và pháp luật về phát triển doanh nghiệp KH&CN của Nhà nước, và phù hợp với điều kiện của địa phương Đây là hoạt động chính quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định pháp luật cho phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng với đó là xây dựng các chương trình, dự án cụ thể hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP dựa trên nhu cầu thực tế tại địa phương

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng có thể ban hành những chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về phát triển doanh nghiệp KH&CN riêng để phát huy lợi thế của địa phương Tuy nhiên, những chính sách và văn bản quy phạm pháp luật của địa phương ban hành phải phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển chung của Nhà nước và quy định của pháp luật

Căn cứ pháp lý về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) tại cấp tỉnh bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực này Các văn bản này do chính quyền địa phương ban hành hoặc điều chỉnh, quy định cụ thể về phát triển doanh nghiệp KH&CN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tại địa phương.

(i) Kế hoạch phát triển các khu ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh Để phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN như cụ thể hoá văn bản pháp quy của nhà nước về chính sách hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Kế hoạch ươm tạo doanh nghiệp KH&CN sẽ tập trung huy động các nguồn lực, đặc biệt là tài chính, thông qua các chương trình trong và ngoài nước Mục tiêu là hỗ trợ đầu tư vào hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, tổ chức sản xuất, kinh doanh và tiếp thị sản phẩm.

Cùng với kế hoạch phát triển các khu ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh, chính quyền địa phương cũng xây dựng các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi về đất đai, thuế và ưu đãi khác cho mọi hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN nhằm phát huy vai trò chủ đạo của KH&CN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

(ii) Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của địa phương sử dụng ngân sách nhà nước Các nhiệm vụ KH&CN của địa phương bao gồm các chương trình, cuộc thi ý tưởng; đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động trao đổi, giới thiệu, chào bán và tìm hiểu mua công nghệ; tổ chức các cuộc thi tài năng trẻ, các cuộc thi sinh viên khởi nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

(iii) Những quy định về việc đăng kí và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm Bao gồm các quy định cụ thể về các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN làm giấy phép hoạt động Sản phầm kinh doanh của doanh nghiệp KH&CN là những sản phầm hữu hình hoặc vô hình, do tính đặc biệt của sản phầm trong lĩnh vực kinh doanh này nên việc thành lập doanh nghiệp KH&CN có những sự khác biệt và những điều kiện riêng tất yếu

Những quy định này phải phù hợp và thống nhất với những quy định của pháp luật và chính sách của cấp trung ương, và là cơ sở để thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và có hiệu lực trên phạm vi cấp tỉnh Chẳng hạn như, Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN do Sở KH&CN hoặc Cơ quan Quốc gia về Khởi nghiệp và Thương mại hóa Công nghệ (NATECH) thuộc Bộ KH&CN cấp tùy theo từng trường hợp cụ thể

Hay, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN nếu đáp ứng những điều kiện đã được quy định trong pháp luật đã quy định như: (-) Được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; (-) Có khả năng sáng tạo hoặc ứng dụng kết quả KH&CN được cấp có thẩm quyền đánh giá, thẩm định và công nhận; (-) Có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa được tạo ra từ kết quả KH&CN chiếm ít nhất 30% tổng doanh thu Điều kiện này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập từ 5 năm trở lên

(iv) Những quy định về những chính sách ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN với mục đích khuyến khích và tạo động lực cho các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp tỉnh Những ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN thông thường sẽ bao gồm những ưu đãi đặc biệt hơn những doanh nghiệp thông thường khác, như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp KH&CN; Miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp KH&CN; Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp KH&CN;

Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả KH&CN cho doanh nghiệp KH&CN; Hỗ trợ đổi mới ứng dụng KH&CN; Đẩy mạnh hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu triển khai, khai thác sáng chế, giải mã công nghệ nhập khẩu, ưu tiên mua bán công nghệ nội địa do các tổ chức KH&CN tạo ra; Thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo nhân lực về năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp; Phát triển nhanh và đồng bộ các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; Đổi mới phương thức tổ chức chợ công nghệ và thiết bị, kết nối cung cầu công nghệ, thương mại điện tử trong KH&CN; Đẩy nhanh thực hiện áp dụng cơ chế thị trường trong cung ứng các dịch vụ công, dịch vụ hạ tầng về KH&CN; Thúc đẩy phát triển mối liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp nhằm thương mại hóa sản phẩm KH&CN; Và những chính sách khác

(v) Những quy định để triển khai những chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN của trung ương trên địa bàn cấp tỉnh Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN trên phạm vi cả nước Chính quyền địa phương có trách nhiệm xem xét và thực hiện triển khai cụ thể chính sách của Chính phủ trên địa bàn của địa phương mình

Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh

Căn cứ vào định nghĩa, bản chất, mục đích và nội dung của phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh đã phân tích ở những mục trên, luận án đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh bao gồm 03 nhóm tiêu chí Đó là: (i) nhóm tiêu chí đánh giá công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN của chính quyền địa phương, (ii) nhóm tiêu chí đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN của chính quyền địa phương và kết quả phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh, (iii) Nhóm tiêu chí đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phát triển doanh nghiệp KH&CN Các nhóm tiêu chí được cụ thể hoá thành 20 chỉ tiêu đo lường cụ thể như trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 2.1 Bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN

Tiêu chí Chỉ tiêu đo đường

I Nhóm tiêu chí đánh giá công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN của chính quyền địa phương

1 Ban hành văn bản pháp luật đúng thẩm quyền của cơ quan chuyên môn

2 Số lượng văn bản đúng thẩm quyền được ban hành

3 Cụ thể hóa các văn bản của Trung ương đến từng cán bộ bằng các quy định phù hợp

4 Sự phù hợp của văn bản pháp luật của cơ quan chuyên môn

5 Sự công khai về chiến lược, quy hoạch, chính sách tới doanh nghiệp và người dân

II Nhóm tiêu chí đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN của chính quyền địa phương

1 Cụ thể hoá thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý doanh nghiệp KH&CN

2 Cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức tại các cơ quan quản lý doanh nghiệp KH&CN

3 Mức độ phát triển về số lượng doanh nghiệp KH&CN

4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

5 Mức độ đầu tư và tài chính của doanh nghiệp

6 Mức độ áp dụng các ứng dụng KH&CN

7 Mức độ áp dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0

8 Những bộ phận trong doanh nghiệp được ứng dụng công nghệ

9 Những phần mềm hiện đại doanh nghiệp đang sử dụng

10 Những giải pháp bảo mật IT doanh nghiệp đang sử dụng

11 Mức độ phát triển kỹ năng ứng dụng và thực hiện công nghệ của doanh nghiệp

12 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời…)

III Nhóm tiêu chí đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phát triển doanh nghiệp KH&CN

1 Tần suất tiến thanh tra, kiểm tra công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN

2 Số lượng các vụ vi phạm công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN

3 Số lượng các vụ vi phạm công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN được xử lý

4 Các vụ vi phạm được xử lý đúng quy định

Nguồn: Theo đề xuất của tác giả

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh

2.5.1 Nhóm nhân tố thuộc về nhà nước

2.5.1.1 Môi trường chính trị, pháp luật

Yếu tố chính trị và pháp lý tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của chính phủ; hệ thống luật pháp hiện hành; xu hướng ngoại giao của chính phủ; những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và quốc tế Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về thuê lao động, thuế, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường.

Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cơ chế, chính sách pháp luật, kinh tế của địa phương đủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác của họ, như vậy họ sẽ sẵn sàng đầu tư với số vốn nhiều hơn vào các dự án dài hạn

2.5.1.2 Năng lực của các bộ quản lý tại các cơ quan QLNN về KHCN

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế Công tác quản lý chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp Nguồn nhân lực của bộ máy QLNN bao gồm cán bộ thông qua bầu cử, công chức được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế và viên chức được tuyển dụng thông qua hợp đồng làm việc Đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, cũng như phát triển doanh nghiệp KH&CN cần đội ngũ cán bộ quản lý có tư tưởng đổi mới, cởi mở, sẵn sàng và nhanh chóng tiếp thu những quan điểm và cách tiếp cận mới

Các cán bộ quản lý tại các cơ quan QLNN về KHCN là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ QLNN đối với các doanh nghiệp KH&CN và phải giải quyết các tình huống quản lý các nhiệm vụ KHCN Tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chủ yếu và trước hết dựa trên sự phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ từng nhóm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức này phù hợp với yêu cầu và nội dung quản lý của địa phương, tình hình KH&CN, và phát triển doanh nghiệp KH&CN tại địa phương Tính chuyên nghiệp còn dựa trên trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức này; kỹ năng, nghiệp vụ gắn với chuyên môn và kinh nghiệm làm việc; và ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đề cao văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử trong quá thực hiện công việc liên quan đến

2.5.2 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội địa phương

Quản lý kinh tế là hoạt động luôn mang tính kế thừa và chịu tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen Sự tác động của các yếu tố này bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực; vì vậy, trong quá trình quản lý, phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, và hạn chế yếu tố tiêu cực Đây vừa là điều kiện rất thuận lợi, vừa là trách nhiệm to lớn để chính quyền ban hành và thực hiện các chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, vừa tận dụng được lợi thế so sánh, vừa hạn chế những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển dựa trên hệ thống kết nối số hóa - vật lý – công nghệ sinh học, trong đó sự đột phá của Internet và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp, nhất là ở các nước đang phát triển Việc tiếp cận những thành tựu của CMCN là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp ở các quốc gia này bứt phá, tận dụng các cơ hội để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường CMCN 4.0 sẽ tạo ra những hệ thống sản xuất thông minh, tự động hóa sản xuất, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, quy trình sản xuất sản phẩm được rút ngắn sẽ làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp đi trước, đón đầu thị trường Nhờ ứng dụng công nghệ cũng sẽ làm cho chất lượng sản phẩm được nâng cao, đồng thời tiết kiệm nhân công và năng lượng, có thể chi phí sản xuất từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Thêm vào đó, các doanh nghiệp dễ dàng có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cơ hội tiếp cận, học hỏi nhiều công nghệ hiện đại thuận tiện hơn, với các mức chi phí thấp hơn Tuy nhiên, công nghệ mới đi kèm với những đòi hỏi về kỹ năng, kiến thức phải được cập nhật mới để thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của CMCN 4.0 Với những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những thay đổi về mặt công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 buộc các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh

2.5.3 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.5.3.1 Tiềm lực của các tổ chức KH&CN

Sự đảm bảo tài chính và điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý kinh tế địa phương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn Việc đầu tư tài chính, trang thiết bị kỹ thuật sẽ đảm bảo bộ máy vận hành trơn tru, đồng thời là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Mặc dù mức chi tiêu cụ thể luôn gây tranh cãi, nhưng hiệu quả vẫn là thước đo chính Mức chi phải phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu quản lý, xem đây là nguồn đầu tư cho sự phát triển.

Tiềm lực của các tổ chức KH&CN có thể được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu như: Giá trị tài sản cố định và lưu động của các tổ chức KH&CN; Chi tiêu cho hoạt động KH&CN của tổ chức; Lĩnh vực kinh tế, loại hình hoạt động KH&CN của đơn vị; Nhân lực của đơn vị: số lượng, trình độ, cơ cấu; Nguồn lực tài chính của đơn vị; Cơ sở hạ tầng và các tiềm lực khác: Trụ sở, đất đai, nhà xưởng, tài sản trí tuệ, các trang thiết bị thí nghiệm có giá trị lớn

2.5.3.2 Nhận thức, sự ủng hộ và tham gia của các doanh nghiệp Để phát triển được doanh nghiệp KH&CN, bản thân mỗi doanh nghiệp phải có nhận thức đầy đủ không chỉ về lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang thực hiện mà còn phải có nhận thức, hiểu biết về định hướng phát triển của quốc gia, địa phương, các chiến lược, kế hoạch của chính phủ về phát triển KH&CN nói chung cũng như phát triển doanh nghiệp KH&CN nói riêng Để chuyển đổi mô hình doanh nghiệp KH&CN thành công, các nhà lãnh đạo phải tin tưởng vào giá trị và lợi ích của các công nghệ mới và hỗ trợ việc triển khai chúng trong hoạt động của tổ chức Nhận thức của các doanh nghiệp có thể được thể hiện qua:

- Chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp: Chiến lược phát triển tác động tới ĐMST và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới thông qua biến trung gian là nhân viên của tổ chức Chiến lược vạch ra các khía cạnh khác nhau và cách các khía cạnh này ảnh hưởng đến ĐMST Hơn nữa, chiến lược bao gồm 4 khía cạnh: chiến lược tổ chức, chiến lược đổi mới, tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức, và chiến lược ra quyết định Chiến lược của công ty cần được nâng tầm để phản ánh văn hóa tổ chức và liên kết tầm nhìn chung và mục tiêu của tổ chức Điều quan trọng là tất cả nhân viên của tổ chức phải hiểu chiến lược công ty để có thể hỗ trợ đạt được các mục tiêu

- Sự ủng hộ của lãnh đạo đối với áp dụng KH&CN cũng như chuyển đổi hình thức hoạt động doanh nghiệp và chia sẻ tri thức: Quản lý cấp cao đóng một vai trò thiết yếu trong việc tạo ra các ĐMST bằng cách cung cấp môi trường thích hợp và đưa ra các quyết định nhằm nâng cao sự sáng tạo và vận dụng kiến thức thành công Quản lý cấp cao thường cho thấy nhận thức sâu sắc về nhu cầu của nhân viên và cung cấp động lực, đó là một nguồn động viên họ ĐMST và giải quyết vấn đề Quản lý cấp cao giúp nhân viên giải quyết các nhu cầu của họ về trao quyền, nâng cao phẩm chất cá nhân, đạt thành tích và nâng cao tính tự hiệu quả Sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình ĐMST, cho phép tổ chức thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và bảo vệ mình trước môi trường bất định và chuyển đổi thành công sang hình thái doanh nghiệp KH&CN

Sự ủng hộ và tham gia của doanh nghiệp đối với bộ máy QLNN là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN Thực tiễn cho thấy, sự ủng hộ và tham gia của doanh nghiệp đối với các cơ quan Nhà nước trong quá trình phát triển doanh nghiệp KH&CN càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu

Sự tham gia của doanh nghiệp đảm bảo tính khách quan trong quản lý, thúc đẩy giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ (KH&CN), như cấp chứng nhận, ban hành chính sách ưu đãi Doanh nghiệp đóng vai trò không thể thiếu, là cơ chế quan trọng trong quản lý công hiện đại và nguồn lực quan trọng của xã hội.

Ngoài ra, sự tham gia của doanh nghiệp còn góp phần nâng cao chất lượng của quá trình ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN Thông qua sự tham gia của doanh nghiệp, chính quyền địa phương có thể tiếp nhận được nhiều loại thông tin và tri thức của tổ chức từ bên ngoài để làm cơ sở cho việc lựa chọn chính sách, góp phần hạn chế sự sai lầm của chính sách và nâng cao chất lượng chính sách

Trong quá trình phát triển doanh nghiệp KH&CN, sự tham gia của doanh nghiệp không chỉ thể hiện bằng quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động QLNN, trực tiếp thể hiện quyền lợi của mình Điều này thể hiện vai trò đặc biệt của người dân trong QLNN, và Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm những điều kiện để doanh nghiệp được tham gia vào quá trình quản lý này

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của một số quốc gia và một số địa phương

2.6.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản, quốc gia châu Á tiên phong thành công trong Cách mạng công nghiệp 4.0, ngang tầm với các quốc gia phát triển Nỗ lực này bắt nguồn từ việc Nhật Bản luôn dành sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học và công nghệ Chính sách này giúp Nhật Bản phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khoa học công nghệ từ rất sớm.

Thứ nhất, điều chỉnh chiến lược phát triển KH&CN phù hợp, linh hoạt, đảm bảo khả năng ĐMST của doanh nghiệp

Các chính sách KH&CN và phát triển doanh nghiệp KH&CN ban đầu của nước này tập trung vào việc mở rộng khả năng tiếp cận tri thức quốc tế và tích lũy vốn nhân lực bản địa Bằng cách tập hợp các cấu trúc quản trị phù hợp nhằm thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp được lựa chọn, các tổ chức chính phủ và khu vực hàn lâm, Nhật Bản đã thành công trong việc đảm bảo khả năng ĐMST của doanh nghiệp Các ngành công nghiệp chiến lược của nước này chuyển từ công nghiệp nặng sang điện tử và khoa học sự sống, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kịp thời và nhanh chóng bắt kịp các nền kinh tế tiên tiến khác

Chiến lược phát triển KH&CN được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt với từng giai đoạn cụ thể như:

Từ năm 1970, Nhật Bản đã thành lập TP khoa học Tsukuba, nơi thu hút các viện nghiên cứu và đào tạo, khu công nghiệp, hãng sản xuất và cán bộ nghiên cứu Năm 1995, Nhật Bản ban hành Luật KH&CN cơ bản Kế hoạch KH&CN cơ bản được xây dựng trên cơ sở Luật KH&CN và dựa trên các chính sách KH&CN do Hội đồng Chính sách KH&CN hoạch định Năm 2001, Nhật Bản thành lập Trung tâm quốc gia về công nghệ cao ở trong TP khoa học này và ban hành cơ chế tự quản đối với Trung tâm Trung tâm có mạng lưới liên kết với các trung tâm khoa học và các trường đại học trong cả nước

Tháng 7/2004, Hội đồng Chính sách KH&CN Nhật Bản đã triển khai chương trình điều phối các dự án KH&CN để loại bỏ những chồng chéo không cần thiết và tăng cường sự cộng tác Để nâng cao tác dụng điều phối, Hội đồng Chính sách KH&CN Nhật Bản đã thành lập các nhóm công tác và các nhà điều phối để thúc đẩy hiệu quả hoạt động nghiên cứu phát triển dựa trên cơ sở hợp tác giữa các bộ, cơ quan và tổ chức hữu quan Một số dự án điển hình được thực hiện như: “Sáng kiến về Cụm tri thức” đã được triển khai tại 18 vùng ở Nhật Bản, để tạo ra “Những trung tâm tri thức và tài năng” (tức là các Cụm tri thức) nhằm đổi mới công nghệ có sức cạnh tranh quốc tế Điều này đạt được nhờ các tổ chức nghiên cứu, các công ty định hướng vào công tác nghiên cứu phát triển và các thành viên khác Hoạt động chủ yếu là các trường đại học và các viện nghiên cứu công, với vai trò là những trung tâm sáng tạo tri thức Ngoài ra, Chương trình Trí tuệ của các trường đại học được thực hiện trong vùng, tạo ra các hạt giống công nghệ mới và thành lập các doanh nghiệp mới

Ngoài việc duy trì các cuộc hội nghị thường niên để thông báo kết quả các dự án, từ năm 2004, các trường đại học trong vùng của Nhật Bản đã triển khai hoạt động nghiên cứu phối hợp với doanh nghiệp tham gia vào dự án cụm công nghiệp Năm 2005, Nhật Bản thông qua Luật Cơ bản về KH&CN (Vũ Tuấn Anh và Vân Vũ Hồng, 2018)

Từ năm 2006, các dự án của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và các bộ hữu quan đã thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ với Sáng kiến Cụm tri thức của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản trên cơ sở phát triển trong lĩnh vực môi trường, nhằm thống nhất chương trình hành động giữa các tổ chức quốc gia và địa phương đóng tại mỗi vùng Cục KH&CN Nhật Bản (JST) - một tổ chức hành chính độc lập trực thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã phối hợp với Chương trình “Cộng tác các chủ thể trong vùng để tạo sự xuất sắc về công nghệ với Chương trình

“Ươm tạo KH&CN ở các vùng tiên tiến” và phát triển “Chương trình hỗ trợ toàn diện nhằm đổi mới vùng”

Cũng từ năm 2006, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã triển khai chương trình “Thành lập các trung tâm xuất sắc ở lĩnh vực mũi nhọn và đa ngành” thông qua việc sử dụng “Các quỹ điều phối đặc biệt để thúc đẩy KH&CN” Mục đích của chương trình này là hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu phát triển trung hạn để tạo ra công nghệ mới (tạo hạt giống cho công nghiệp) (Nguyễn Ngọc Bình, 2014) Với việc hỗ trợ từ các quỹ cho Chương trình này, các trung tâm xuất sắc có thể đào tạo và cung cấp một đội ngũ nhà nghiên cứu và kỹ sư thế hệ mới ở cấp cao

Năm 2007, sáp nhập Cục Khoa học - Công nghệ vào Bộ Văn hóa giáo dục, thành Bộ Giáo dục, KH&CN Đồng thời với cuộc cải cách các hệ thống đại học quốc gia (thành lập các công ty đại học quốc gia), nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu đã chuyển từ quyền của nhà nghiên cứu sang quyền của trường đại học Sự cải cách này nhằm khuyến khích các công ty đại học quốc gia nỗ lực tích lũy các quyền sở hữu trí tuệ theo sáng kiến của mình Để hỗ trợ các sáng kiến của các trường đại học, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, KH&CN Nhật Bản đã lựa chọn và trợ giúp 43 cơ quan về quyền sở hữu trí tuệ thuộc trường đại học chịu trách nhiệm quản lý quyền sở hữu trí tuệ (Lê Hải Minh, 2015) Phương thức quản lý quyền sở hữu trí tuệ và mục tiêu cấp licence phụ thuộc vào chính sách của từng trường

Nhật Bản chủ động nắm bắt cơ hội do công nghệ cao mang lại bằng cách hỗ trợ các công ty chuyển hướng sang phát triển các lĩnh vực công nghệ cao Chiến lược công nghiệp được chính phủ đưa ra trước Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã hỗ trợ mạnh mẽ cho định hướng này Nhật Bản đầu tư 2,4 nghìn tỷ yên vào ngành công nghiệp thông minh vào năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực ứng dụng Cách mạng 4.0 như sản xuất robot và y học công nghệ cao Với nền tảng vững chắc, Nhật Bản tự tin là quốc gia đi đầu trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 và đang tập trung nghiên cứu các công nghệ tiên tiến, trong đó ngành sản xuất robot đóng vai trò trụ cột chính trong chiến lược tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, ban hành các chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong nước

Chính phủ Nhật Bản cho phép thành lập hàng loạt công ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao và ban hành nhiều chính sách bảo vệ thị trường trong nước, tránh sự cạnh tranh của nước ngoài Các chính sách bảo hộ này vừa cung cấp tài chính, vừa hỗ trợ mua công nghệ của nước ngoài và duy trì cho đến khi các công ty này đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, thắt chặt kiểm soát doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào công ty công nghệ trong nước Theo đó, từ tháng 8/2019, nhà đầu tư nước ngoài phải có sự chấp thuận từ Chính phủ Nhật Bản nếu muốn mua cổ phần các công ty trong danh sách 20 lĩnh vực được kiểm soát (Thu Hằng, 2021)

Dưới sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ, các công ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao ở Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành những tập đoàn sản xuất sản phẩm công nghệ cao hùng mạnh và chiếm thị phần lớn trên thị trường quốc tế, với nhiều phát minh đóng góp cho sự thay đổi của thế giới, như: công nghệ in 3D, chiếc gậy selfie (hỗ trợ tự chụp ảnh) đầu tiên trên thế giới, hệ thống định vị trên ôtô

Thứ ba, tăng mức đầu tư nghiên cứu và phát triển theo hướng gắn KH&CN với sản xuất của doanh nghiệp

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, Nhật Bản tăng cường các dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển cho cả khu vực công và tư nhân, ưu tiên những lĩnh vực công nghệ cao mang tính thương mại cao Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ nhiều dự án nghiên cứu và phát triển, như: Hội đồng KH&CN Nhật Bản đã chi 17 nghìn tỷ yên cho nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn 1995-

2000 và trong những năm này, kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tăng từ 2,3% GDP năm 1995 lên 3,1% GDP năm 2000 (Trần Bình Phú, 2000)

Nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản gắn chặt với nhu cầu sản xuất, tạo nên sức cạnh tranh vượt trội trên thị trường Ví dụ điển hình là ngành điện tử, nơi Nhật Bản tập trung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ vi mạch tiên tiến Sự đầu tư này đã mang lại lợi nhuận khổng lồ, lên tới 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, cao hơn cả ngành luyện thép truyền thống Điều này cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế, giúp Nhật Bản đạt được thành công vượt bậc trong nhiều lĩnh vực.

Khuyến khích hoạt động nghiên cứu phát triển tại khu vực doanh nghiệp là thách thức lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản Từ năm 2003, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi căn bản hệ thống khuyến khích hoạt động nghiên cứu phát triển Cụ thể, Chính phủ đã cải tiến hệ thống thuế bằng việc khấu trừ từ 8 - 10% thuế của toàn bộ các khoản chi tiêu cho nghiên cứu phát triển, đây là biện pháp thúc đẩy sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu Đồng thời, Chính phủ cũng tạo thêm khoản tín dụng 2% tạm thời để khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế (Hải Hằng, 2011)

Những sáng kiến lớn thúc đẩy sự cộng tác và liên kết mạng lưới giữa các tổ chức đổi mới như: Sáng kiến Cụm tri thức đã được thực hiện tại 18 vùng ở Nhật Bản, nhằm mục đích tích lũy tri thức để đổi mới và tăng sức cạnh tranh quốc tế Sáng kiến đã hỗ trợ các viện nghiên cứu ở trong khu vực cộng tác với nhau Trong đó, trường đại học trong vùng đóng vai trò là trung tâm xuất sắc trong Sáng kiến Cụm tri thức

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận tổng hợp Đầu tiên, tác giả tổng hợp lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước từ nguồn tin thứ cấp để xây dựng mô hình lý thuyết Sau đó, tác giả tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu để kiểm chứng mô hình lý thuyết, từ đó đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện tại Sơ đồ 2.1:

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Bước 1: Xác định mô hình và giả thuyết nghiên cứu: Tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu, đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Bước 2: Xác định hướng nghiên cứu: Sau khi xác định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành tập hợp tài liệu để viết tổng quan nghiên cứu và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu Tiếp đó, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu đề tài đề tài

Bước 3: Điều tra thử và điều chỉnh bao gồm các công đoạn: tổng hợp số liệu theo mô hình lý thuyết, tiến hành khảo sát thử để kiểm tra thông tin khảo sát trên mỗi bảng hỏi Sau đó, điều chỉnh thông tin nếu cần để đảm bảo độ tin cậy của mô hình trước khi thực hiện khảo sát chính thức.

Xác định hướng nghiên cứu

Xác định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Điều tra thử và điều chỉnh

Thảo luận các kết quả Điều tra chính thức Phân tích dữ liệu

Bước 4: Sau khi điều chỉnh xong phiếu khảo sát sẽ tiến hành phỏng vấn/ gửi tới doanh nghiệp KH&CN có liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

Bước 5: Phân tích dữ liệu: Số liệu thu thập về được tiến hành sau khi sàng lọc, sẽ đưa vào phân tích cụ thể cho từng mục tiêu phân tích, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê truyền thống

Bước 6: Viết kết quả nghiên cứu: Dựa trên các kết quả phân tích và cơ sở lý thuyết đã trình bày, hoàn thiện viết các kết quả nghiên cứu liên quan đến mục tiêu của đề tài và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN của TP Hà Nội.

Khung phân tích

Khung phân tích của luận án được xây dựng dựa trên khung phân tích của quản lý kinh tế (Hình 3.1) Trong đó, 03 nội dung lớn của phát triển doanh nghiệp KH&CN được tập trung phân tích là: 1) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN; 2/) Tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN; 3) Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN Trong đó nội dung của tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN được chia cụ thể thành 05 nội dung nhỏ nhằm đánh giá, phân tích sâu về thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng được chia nhóm thành các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài, bổ sung các đánh giá về phát triển doanh nghiệp KH&CN, từ đó rút ra các giải pháp cụ thể

Sơ đồ 3.2 Khung phân tích

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Tổ chức bộ máy quản lý

Cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp

Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm KH&CN

Khuyến khích đầu tư, ứng dụng và thực hiện công nghệ tại các DN

Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp KH và CN:

- Nhân tố bên ngoài DN (Môi trường chính trị, pháp luật; Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử; sự ủng hộ và tham gia của người dân và doanh nghiệp trong nền kinh tế; Năng lực của các bộ quản lý tại các cơ quan QLNN về KHCN; Nguồn nhân lực KH&CN; Cơ sở hạ tầng cho KH&CN;

Thông tin cho KH&CN)

- Các nhân tố bên trong DN (Tiềm lực của các tổ chức KH&CN; Nguồn lực của DN; Nhận thức của các DN; Kỹ năng ứng dụng và thực hiện CN tại các DN)

Tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án này là các số liệu về số lượng, loại hình, quy mô của các doanh nghiệp KH&CN, tình hình biến động của các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và các khu vực khác của cả nước nói chung về số lượng, cơ cấu, thành lập, giải thể… Các kết quả hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội Ngoài ra, luận án còn sử dụng các số liệu thứ cấp liên quan đến các nguồn lực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và các khu vực khác của cả nước nói chung; đặc điểm kinh tế- văn hóa- xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp KH&CN Nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài chủ yếu được thu thập qua nguồn dữ liệu của các đơn vị: Bộ KH&CN, Sở KH&CN TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội, Cục thống kê TP Hà Nội, các viện nghiên cứu, các báo cáo và kết quả nghiên cứu của các tài liệu và đề tài có liên quan Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp KH&CN, đề tài đã sử dụng bộ dữ liệu điều tra về doanh nghiệp năm 2022 do Tổng cục Thống kê thực hiện Trong đó, tác giả lựa chọn các doanh nghiệp của TP Hà Nội, sau đó tiến hành lọc tiếp dữ liệu của 112/160 doanh nghiệp (chiếm 70% tổng số DN KH&CN của Hà Nội) được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN và 193/200 doanh nghiệp (chiếm 96,5%) đang hoạt động trong lĩnh vực KH&CN nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN (nói cách khác, đây là những doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp KH&CN theo báo cáo của Bộ KH&CN năm 2022) Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên, tác giả đã lọc ra được dữ liệu của tất cả 305 doanh nghiệp Với số lượng mẫu điều tra này, các số liệu thu thập được đảm bảo độ tin cậy cao về mặt thống kê (Glenn, 1992) Tiếp đó, tác giả đã tiến hành khảo sát bổ sung các thông tin liên quan đến nhận thức, hành vi áp dụng KH&CN

3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Để thu thập thông tin sơ cấp nhằm bổ sung các thông tin cần thiết cho phân tích, đánh giá, đề tài tổ chức phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với đại diện các doanh nghiệp đã được lọc ra ở trên Nội dung điều tra bảng hỏi là những thông tin về quá trình thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội; các đánh giá về chính sách hiện nay đối với họ, và phân tích các nhân tố tác động đến việc phát triển doanh nghiệp hiện nay và tương lai; những đề xuất, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ để tháo gỡ

Trước khi tiến hành khảo sát chính thức, một mẫu khảo sát thử đã được thiết kế và khảo sát thử nghiệm Việc tiến hành khảo sát thử giúp tính toán và xác định thời gian cho việc trả lời một bảng hỏi; xác định độ tin cậy, độ giá trị của bảng hỏi; chỉnh sửa nội dung bảng hỏi nghiên cứu về các nội dung chi tiết trong bảng hỏi dành cho các chủ doanh nghiệp Tác giả tiến hành khảo sát thử bằng việc phát ra khoảng 5 bảng hỏi đến các chủ doanh nghiệp có liên quan Sau khi kết thúc khảo sát thử, tác giả thiết kế lại bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức

* Phương pháp chọn mẫu và mô tả không gian mẫu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu có chủ đích theo danh sách doanh nghiệp đã được lọc từ trước (gồm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN nhưng có khả năng trở thành doanh nghiệp KH&CN) Dữ liệu thu thập được thông qua việc khảo sát trực tiếp từng chủ doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ công việc, trong quá trình phỏng vấn sẽ đề nghị được hỗ trợ đồng thời giải thích và hướng dẫn điền các thông tin trả lời để tăng độ tin cậy

Kích thước mẫu được xác định dựa trên yêu cầu tối thiểu theo các nguyên tắc thống kê để đảm bảo sự phù hợp, độ tin cậy và ý nghĩa đại diện của mô hình kinh tế lượng sử dụng trong quá trình phân tích

Dựa vào nghiên cứu của Cochran (1963) và Adcock (1997), số lượng mẫu điều tra được xác định dựa trên công thức: n m

Trong đó: n là cỡ mẫu (số doanh nghiệp) cần khảo sát, N là tổng thể và m là hằng số mà Glenn (1992) đã chứng minh với mức độ tin cậy là 95%

Hiện nay, tổng số doanh nghiệp khoa học công nghệ tại TP Hà Nội là 160 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận (Theo báo cáo của Bộ KH&CN năm 2022) Do đó, luận án được xác định 112 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và

193 doanh nghiệp nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận để tiến hành điều tra khảo sát Tổng số mẫu khảo sát là 305 doanh nghiệp Với số lượng mẫu điều tra này, các số liệu thu thập được đảm bảo độ tin cậy cao về mặt thống kê.

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

3.4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Các tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu Các thông tin và số liệu sơ cấp được xử lý bằng các phần mềm máy tính như Excel, SPSS và STATA Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, mô hình đánh giá

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của; và tổng hợp để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá, và tìm ra những thành công và hạn chế của phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội

3.4.2 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh

Phương pháp thống kê mô tả đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, cung cấp các số liệu cụ thể để mô tả các hiện tượng đang diễn ra Trong nghiên cứu về doanh nghiệp KH&CN, phương pháp này được ứng dụng để phân tích tình hình thực tế thông qua các bảng biểu, sơ đồ và biểu đồ minh họa Các số liệu tuyệt đối, tương đối, tần suất và tỷ lệ phần trăm được tính toán và thể hiện trực quan, giúp nắm bắt toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp Vận dụng phương pháp này, nghiên cứu có thể đưa ra những đánh giá khách quan về tình hình hiện tại và đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Phương pháp thống kê mô tả Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê và từ kết quả điều tra của đề tài được nhập và xử lý và cho ra kết quả dưới dạng các bảng biểu, đồ thị và sơ đồ để minh chứng cho các phân tích và nhận định về trên địa bàn TP Hà Nội Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp

Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng nhằm thể hiện sự biến động hay sự sai khác của các chỉ tiêu theo thời gian, không gian hay theo các nhóm đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp phân tích so sánh được sử dụng để đánh giá sự biến động về tình hình biến động số lượng các doanh nghiệp KH&CN đăng ký mới, phá sản, giải thể, kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm, đánh giá sự phát triển của các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp KH&CN, các đối tượng liên quan Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình KH&CN, các loại liên kết trong phát triển sản xuất sản phẩm KH&CN

Có 02 phương pháp so sánh chính được sử dụng:

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Được thể hiện cụ thể qua các con số, là kết quả của phép trừ trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế

YĐ=Y1- Y0 Trong đó: YĐ: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế, Y1: Chỉ tiêu năm sau, Y0: Chỉ tiêu năm trước

Phương pháp so sánh động là phương pháp dùng để so sánh số liệu năm sau với năm trước của các chỉ tiêu, giúp phát hiện sự biến động về mặt số lượng qua các năm phân tích Qua đó, phương pháp này giúp tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó đề ra biện pháp khắc phục kịp thời Bên cạnh đó, phương pháp so sánh bằng số tương đối là phương pháp tính tỷ lệ, tức là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó: YTĐ: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế, Y1: Chỉ tiêu năm sau,

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian dài nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

3.4.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích các yếu tố thuộc nội bộ của một đơn vị hay tổ chức có ảnh hưởng đến tình hình phát triển hay tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, tổ chức đó (phân tích các điểm mạnh, điểm yếu) đồng thời phân tích các yếu tố bên ngoài mà các đơn vị, tổ chức phải đối mặt (các cơ hội và thách thức)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá doanh nghiệp KH&CN, hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm KH&CN tại Hà Nội Qua đó, nghiên cứu chỉ ra những cơ hội, thách thức trong phát triển doanh nghiệp KH&CN, hình thức liên kết phát triển sản phẩm KH&CN Kết quả phân tích SWOT cung cấp cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy chính sách phát triển KH&CN tại Hà Nội trong tương lai.

Mặc dù các doanh nghiệp liên quan đến KH&CN có xu hướng phát triển mạnh mẽ theo xu hướng của sự phát triển KH&CN thế giới nhưng các doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam nói chung và của TP Hà Nội nói riêng vẫn có những bất lợi, yếu thế Do vậy, phương pháp phân tích SWOT sẽ kỳ vọng mang đến một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về các điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và thách thức đối với các doanh nghiệp KH&CN của TP Hà Nội

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, nhà quản lý trong lĩnh vực KH&CN Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã bắt đầu bằng việc lập nhóm chuyên gia theo các tiêu chí được định trước, đảm bảo các chuyên gia được lựa chọn có trình độ cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp KH&CN, có am hiểu sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo thời gian và sự biến động trong thực tiễn, đồng thời có khả năng phân tích, đánh giá và tổng hợp Các tiêu chí để lựa chọn chuyên gia đáp ứng được một trong các yêu cầu sau:

1/ Là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế hiện đang làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, có công trình công bố liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, doanh nghiệp; Các công trình được công bố dưới dạng: bài báo khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình, kỷ yếu hội thảo Nội dung phỏng vấm nhằm tìm hiểu tiềm năng phát triển doanh nghiệp KH&CN tnói chung và doanh nghiệp KH&CN rên địa bàn TP Hà Nội nói riêng, thực trạng của cơ chế chính sách hiện nay của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của loại hình doanh nghiệp này và các giải pháp cấp thiết để giải quyết các điểm nghẽn hiện nay.

2/ Là nhà quản lý đang làm việc tại các cơ quan QLNN liên quan đến doanh nghiệp KH&CN (trưởng hoặc phó bộ phận), đã có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực có liên quan đến quản lý các doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN Mục tiêu phỏng vấn là tìm hiểu tiềm năng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn

TP Hà Nội, thực trạng của cơ chế chính sách thúc đẩy sự hình thành và phát triển của loại hình doanh nghiệp này và các giải pháp cấp thiết để giải quyết các điểm nghẽn hiện nay.

Thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn

4.2.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội Ở cấp trung ương, những năm qua, Chính phủ rất chú trọng đến công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN thông qua việc ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN Riêng năm 2020, một số văn bản pháp quy mới được ban hành, trong đó có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp KH&CN như Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 và một số văn bản dưới luật khác (Bảng 4.1)

Các chính sách hiện nay đã định hình khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho phát triển doanh nghiệp KH&CN Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ thông qua các biện pháp như tạo điều kiện hoạt động tại cơ sở ươm tạo, hỗ trợ mở rộng thị trường và hỗ trợ về thông tin, pháp lý Bên cạnh đó, Nghị định 13 về doanh nghiệp KH&CN mang tính đột phá, cung cấp ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai và tín dụng Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp KH&CN phát triển và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định về chính sách hỗ trợ cụ thể đối cho tùng loại hình doanh nghiệp KHCN ở các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp công nghiệp công nghệ số, chưa có cơ chế thiết thực để bảo hộ thị trường, công nghệ, giải pháp kỹ thuật, sản phẩm mới Trong khi đó, doanh nghiệp KH&CN ngày càng có nhiều sản phẩm, dịch vụ được thương mại hóa ra thị trường trong nước và nước ngoài Điều này dẫn tới việc thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ, việc phát triển doanh nghiệp KH&CN còn khiêm tốn, doanh nghiệp lúng túng chưa tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ Thêm vào đó, hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học được coi là hoạt động đầu tư rủi ro, mạo hiểm nhưng chưa có cơ chế đặc thù trong các chính sách ưu đãi đầu tư đổi mới công nghệ

Bảng 4.3 Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành và phát triển

Doanh nghiệp khoa học công nghệ

TT Số VB/ngày phát hành Tên/Nội dung văn bản

1 Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012

Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020

Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020.

Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN

Quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN

5 Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tại quốc gia đến năm 2025

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

TT Số VB/ngày phát hành Tên/Nội dung văn bản

Nghị định về doanh nghiệp KH&CN

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 70/2018/NĐ - CP

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp và phát triển, việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như vườn ươm, cơ sở kỹ thuật và không gian làm việc chung là rất quan trọng Vườn ươm cung cấp môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập, hỗ trợ họ về không gian làm việc, cố vấn chuyên môn và tiếp cận nguồn tài chính Cơ sở kỹ thuật cung cấp các dịch vụ và thiết bị cần thiết để DNNVV sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả Không gian làm việc chung mang lại không gian linh hoạt, hợp tác và truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Bằng cách đầu tư vào những cơ sở hạ tầng này, chính phủ và các tổ chức có thể thúc đẩy tinh thần kinh doanh và hỗ trợ DNNVV đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.

Phê duyệt đơn vị tổ chức chủ trì, kinh phí và thời gian thực hiện dự án sở hữu trí tuệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019-2020

13 Quyết định 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

14 Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 25/1/2021

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030

15 Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/1/2021

Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030

Quy định biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 13/2019/NĐ-CP

17 Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022

Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST đến năm 2030

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Ở góc độ địa phương, để quá trình diễn ra thuận lợi, đúng pháp luật, đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện các dự án của Nhà nước, của địa phương cũng như của các thành phần kinh tế, bên cạnh việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ KH&CN, TP Hà Nội cũng đã đưa ra các văn bản pháp quy áp dụng cho địa phương mình trong công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp UBND và HĐND

TP Hà Nội đã phối hợp với các Sở, Ban, ngành trong việc soạn thảo, ban hành và bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực KH&CN, trong đó có phát triển doanh nghiệp KH&CN Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội thì công tác soạn thảo, ban hành văn bản này rất được chính quyền quan tâm và đã có sự đầu tư thích đáng, vì vậy chất lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng ngày nâng cao

Bảng 4.4 Văn bản, chính sách của TP Hà Nội liên quan đến hình thành và phát triển Doanh nghiệp khoa học công nghệ

TT Số VB/ngày phát hành Tên/Nội dung văn bản

Quyết định về việc phê duyệt đề án “vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin ĐMST Hà Nội”

- Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025”

- Xác định nhiệm vụ đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp trong xã hội, thu hút sự quan tâm, tham gia và đầu tư của xã hội cho khởi nghiệp sáng tạo

3 Chương trình hành động số

“Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020”

Để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Nhà nước ban hành các chính sách, quy định để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ (KH&CN) Điều này tạo cơ sở pháp lý để các địa phương thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về KH&CN từ nguồn ngân sách địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế dựa trên nền tảng tri thức và công nghệ.

4 Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2020

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025

Phê duyệt đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

Quyết định ban hành chương trình phát triển thị trường KH&CN của TP Hà Nội

TT Số VB/ngày phát hành Tên/Nội dung văn bản đến năm 2030

Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST đến năm

2030 trên địa bàn TP Hà Nội

Quyết định phê duyệt đề án hoạt động của vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Qua khảo sát của tác giả từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật của

TP Hà Nội, từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2020, HĐND, UBND TP đã công bố khoảng 25 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực KH&CN và quản lý doanh nghiệp, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển doanh nghiệp KH&CN, (bao gồm, HĐND TP ban hành nghị quyết; UBND TP ban hành chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị) Trong cùng khoảng thời gian này, tổng số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý được HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành ở TP HCM và Đà Nẵng nhiều hơn là khoảng 30 và 40 văn bản Như vậy, nhu cầu về ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực nói chung và nói riêng trên địa bàn TP Hà Nội là không nhỏ và rất được quan tâm ban hành Trong đó có một số văn bản thực hiện thực một số chương trình, đề án nổi bật Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện công tác trên địa bàn TP Hà Nội Đáng chú ý, giai đoạn 2016 - 2021, TP Hà Nội là địa phương duy nhất cả nước đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình Nghiên cứu KH&CN trọng điểm số 20-CTr/TU Chương trình được triển khai thực hiện trên cơ sở bám sát nội dung Nghị quyết XII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP, 5 nhiệm vụ chủ yếu, 3 khâu đột phá, 8 chương trình công tác của Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 và tình hình thực tiễn của Thủ đô

Cùng với đó, để thực hiện Nghị định số 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, UBND TP đã ban hành Kế hoạch 49/KH-UBND năm 2020 về “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội đến năm

2025”, với mục tiêu đến 2025 hỗ trợ để hình thành và phát triển được 200 doanh nghiệp KH&CN, là một trong 20 địa phương đã xây dựng, ban hành và triển khai các kế hoạch, đề án, chương trình hỗ trợ nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp KH&CN tại địa phương

Nghị quyết số 20/NQ-HĐND, ngày 23/9/2021, của HĐND TP Hà Nội “về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025” tiếp tục khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thủ đô trong thời gian tới là phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST

Đáng chú ý, thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa việc hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025 thông qua phê duyệt Đề án "Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin ĐMST Hà Nội" Ngoài ra, Quyết định về chương trình phát triển thị trường KH&CN của TP Hà Nội đến năm 2030 do UBND TP ban hành ngày 13/01/2022 đã cụ thể hóa các mục tiêu của Chương trình phát triển thị trường KH&CN quốc gia đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nội dung của các văn bản, chương trình, dự án trên đã cụ thể hoá chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội Trong đó, các cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, hoạt động sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa KH&CN của doanh nghiệp KH&CN là đối tượng được hưởng ưu đãi, đó là: (i) Xem xét trao quyền sở hữu hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước;

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội

4.3.1 Tác động của các nhân tố thuộc về nhà nước

4.3.1.1 Tác động của môi trường chính trị, pháp luật

Phát triển khoa học - công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia Quan điểm này đã được thể hiện rõ qua các kỳ Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam Ngày 1-11-2012, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đưa ra quan điểm: Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KH&CN đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển KH&CN Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,…” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H 2021, tr 140) Đây là tư duy mới, quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng đối với vai trò của khoa học - công nghệ trong tiến trình phát triển đất nước

Ngày 11-5-2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST đến năm 2030 với ba quan điểm phát triển KH - CN và ĐMST Đồng thời, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta cũng nhất quán khẳng định rõ vai trò của doanh nghiệp là động lực chính của nền kinh tế - xã hội, yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh, quy mô, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiêp cần quan tâm thúc đẩy ĐMST trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của KH&CN, tham gia có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu Ở góc độ vĩ mô, để có môi trường để doanh nghiệp KHCN hình thành và phát triển, các lực lượng trong hệ thống chính trị đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng, thế mạnh của mình góp phần phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm duy trì tăng trưởng hợp lý; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung các nguồn lực phát triển nhanh hơn kết cấu hạ tầng then chốt, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất, kinh doanh Vấn đề bảo hộ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ và thực thi các chính sách về cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh bước đầu được chú trọng (Nguyễn Thị Ánh, 2023) Hiện nay, chính phủ cũng đang nỗ lực trong việc tạo điều kiện thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác công - tư, hình thành các doanh nghiệp đầu tàu tạo nên chuỗi giá trị bền vững và chuỗi cung ứng hiệu quả; sửa chữa những thiếu sót, khiếm khuyết trên thị trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt là thị trường KH&CN…

Trong nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Hà Nội đã triển khai ряд sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh Điển hình là Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025" (Quyết định 5742/QĐ-UBND) và Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2021 của TP (Quyết định 5743/QĐ-UBND).

Hà Nội duy trì Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX), cải thiện và nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) của TP Hà Nội Theo đó, nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đã được triển khai bao gồm: hỗ trợ phí về đăng ký doanh nghiệp, kinh phí dịch vụ chứng thực chữ ký số trong 1 năm đầu hoạt động; hỗ trợ thuế, kế toán theo phương pháp đơn giản đối với những doanh nghiệp mới thành lập; thực hiện các chính sách miễn, giảm, ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật về thuế Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tăng liên tiếp, năm 2021, chỉ số PCI của TP Hà Nội đạt 68,6 điểm, giữ vững vị trí trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất trong số 63 tỉnh, thành phố và đặc biệt Chỉ số PAPI năm 2021 xếp thứ 9 cả nước, tăng 39 bậc so với năm 2020 (xếp thứ 48) (UNDP, 2021)

4.3.1.3 Thực trạng năng lực của các cán bộ quản lý tại các cơ quan QLNN về KHCN

Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng và yêu cầu mới trong xây dựng và phát triển bền vững đất nước, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và phẩm chất chính trị đối với công chức nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan QLNN luôn là nhiệm vụ trọng tâm được TP Hà Nội quan tâm hàng đầu

Theo thống kê của UBND TP Hà Nội, tính đến đầu năm 2022, tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP Hà Nội gồm 7.286 công chức, trong đó có 84 Tiến sĩ; 121.291 viên chức, trong đó có 317 Tiến sĩ Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan hành chính TP Hà Nội được triển khai thường xuyên hàng năm, thông qua việc tổ chức các khóa bồi dưỡng

Cơ bản cán bộ, công chức có mặt bằng chung về trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc Trình độ lý luận chính trị của công chức cũng được nâng lên Đến nay, công chức các cơ quan hành chính (cấp TP và cấp quận/huyện)

TP Hà Nội đã có 1.342 công chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp, 2.704 công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 3.841 công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp 1 TP Hà Nội phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ thẩm quyền và năng lực như Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị để biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức thực hiện theo đúng quy định Nếu đánh giá tổng thể, có thể thấy hàng năm mỗi một công chức trên địa bàn TP Hà Nội đều có cơ hội tham gia ít nhất một lần bồi dưỡng

Bên cạnh những kết quả nêu ở trên, công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục Năm 2019, TP Hà Nội chỉ đứng thứ

1 Báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội năm 2019,2020,2021

09/62 2 tỉnh/TP trực thuộc Trung ương trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh CPI (do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID công bố), điều này chưa xứng tầm với vị thế là TP Thủ đô của đất nước(4) Chứng tỏ, công tác bồi dưỡng trong thời gian qua vẫn còn những bất cập, năng lực thực tế thực thi công vụ của một bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

4.3.2 Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, KHCN, kinh tế và giáo dục quốc tế của cả nước và tụ hội các tổ chức quốc tế Sau khi TP Hà Nội mở rộng địa giới hành chính Vị trí và vị thế của Thủ đô, nơi hội tụ và giao thoa của các hoạt động kinh tế đối nội và quốc tế, có cơ chế đặc thù đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động nhận thức và tác động nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, hội nhập, hiện đại

Hà Nội là một trong những đô thị lớn trên thế giới về diện tích, quy mô dân số Năm 2017, Hà Nội hiện chiếm 1% về diện tích, khoảng 8,1% về dân số, chiếm khoảng 16,46% về GDP, chiếm 19,1% về thu NSNN chiếm 44,1%, chiếm 5,5% về xuất khẩu của cả nước, với hơn 1.350 làng nghề truyền thống, 5.922 di tích lịch sử,

36 phố phường Nếu xét theo thứ tự về quy mô GRDP theo tỉnh, thành cả nước, Thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai sau TP.HCM Tính đến năm 2017 dân số Hà Nội hơn 7,7 triệu người, tính bình quân giai đoạn 2009 -2017, tốc độ tăng dân số toàn thành phố đạt gần 2,7%/năm Nhân khẩu thành thị chiếm tỉ lệ khoảng 57%, nhân khẩu tạm trú có tới khoảng 35-40 vạn người Tính chung toàn thành phố mật độ dân số (năm 2017) là 2.304 người/km , tính riêng nội thành 11.220 người/km 2 , trong đó cao nhất là 32.703 người/km 2 (Hoàn Kiếm năm 2017) phân bố dân cư không đều Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nội hiện nay đạt khoảng 30-35,6%, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước và các tỉnh, thành phố khác (UBND thành phố

Hà Nội, 2022) Đây là điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của các doanh nghiệp KH&CN trong việc tận dụng lợi thế nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao, tuy nhiên cũng tạo ra áp lực gánh nặng chung cho TP trong giải quyết việc làm và an sinh xã hội Đặc điểm kinh tế - xã hội của TP Hà Nội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực KH&CN trên địa bàn, bao gồm các cán bộ và nhân lực nghiên cứu và phát triển Số lượng và quy mô nguồn nhân lực KH&CN của TP Hà Nội trong thời gian qua tăng nhanh qua các năm, chiếm tỷ lệ cao, và dẫn đầu cả nước Đặc biệt, nguồn nhân lực KH&CN được xem là nguồn nhân lực trẻ Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ trên đại học (tiến sĩ, thạc sĩ) chiếm 65% số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học và tiến sĩ của cả nước (Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, 2008)

Thành phố Hà Nội đã quan tâm khai thác, phát huy tiềm lực về trí tuệ, tiềm năng “chất xám” của đội ngũ trí thức, các trường đại học và cao đẳng, viện nghiên cứu Tình trạng “chảy máu chất xám” được khắc phục qua từng năm Chất lượng nguồn nhân lực KH&CN có bước tiến bộ về mọi mặt trong những năm gần đây; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng nghề đều được nâng lên Số công trình của Việt Nam được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế ISI tăng khoảng 20%/năm (Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, 2008) Nhiều thành tựu KH&CN do đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam thời gian qua

Đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội

4.4.1 Những thành công đạt được

Thành phố Hà Nội đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) thông qua việc ban hành và triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ Những chính sách này đã đạt được một số thành công đáng kể trong việc xây dựng và triển khai chương trình phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn thành phố.

Thứ nhất, chính quyền TP đã xây dựng được hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý bao quát làm tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp KH&CN Trong đó, các quy định về: trường hợp cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; thẩm quyền cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; các ưu đãi, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp KH&CN; khuyến khích doanh nghiệp KH&CN nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, phát triển sản phẩm mới; các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh cho các doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp KH&CN… được trình bày rõ ràng thông qua các văn bản quy phạm pháp luật được chính quyền ban hành Các văn bản này được công khai trực tuyến trên website của các cơ quan chức năng và được cung cấp tới doanh nghiệp người dân

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được chính quyền thành phố ban hành trong thời gian này đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động KH&CN và phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn thành phố Các quy định này, một mặt, tạo cơ sở cho việc phát triển doanh nghiệp KH&CN theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, mặt khác, thể hiện sự quan tâm hơn của Nhà nước đến sự phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp KH&CN nói riêng Về trình tự thủ tục thực hiện cũng được đơn giản hóa, nhanh chóng và minh bạch hơn, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp KH&CN đã hưởng ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước và địa phương Ngoài các chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN, TP Hà Nội còn có các chính sách hỗ trợ riêng như ưu đãi về thuế, đất đai, vốn vay, tư vấn đào tạo Đây là những chính sách hỗ trợ quan trọng giúp doanh nghiệp KH&CN phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nội đã quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiềm năng về KH&CN thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước và địa phương Thông qua đó, nhiều doanh nghiệp đã được hưởng các chính sách ưu đãi như miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vay vốn với lãi suất thấp hơn doanh nghiệp thông thường… Riêng trong năm 2018, số các doanh nghiệp KH&CN được hưởng ưu đãi là 53 doanh nghiệp được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; 21 doanh nghiệp được miễn giảm tiền thuê đất; 12 doanh nghiệp được ưu đãi vay vốn tín dụng; 52 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước (Thu Hằng, 2020)

Thứ ba, các doanh nghiệp KH&CN nói riêng và doanh nghiệp nói chung đã chú trọng hơn tới việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Nhờ chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, vay vốn tín dụng đầu tư, thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, doanh nghiệp tập trung được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho KH&CN, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng và sức cạnh tranh Nhiều doanh nghiệp KH&CN đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu Khoảng 7% doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận từ kết quả KH&CN có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; hơn 90% doanh nghiệp còn lại tự đầu tư nghiên cứu hoặc nhận chuyển giao kết quả KH&CN bằng toàn bộ nguồn vốn của chính doanh nghiệp (Lê Trần Lâm, 2014)

Thứ tư, các doanh nghiệp KH&CN đã chú trọng hơn tới việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả KH&CN và sản phẩm được tạo ra Được hưởng các hỗ trợ của Nhà nước về đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, được giới thiệu quảng bá sản phẩm thông qua các hội thảo, triển lãm, kết nối cung - cầu, chợ công nghệ và thiết bị Hiện nay,

Với 138 doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế và 9 doanh nghiệp đang chờ cấp bằng bảo hộ, Hà Nội dẫn đầu về hoạt động sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Trong số đó, Công ty CP Robot Tosy đã mở rộng sức ảnh hưởng ra thế giới bằng việc đăng ký bản quyền tại 21 quốc gia Điều này không chỉ khẳng định năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp Hà Nội mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Y tế Bắc Việt sở hữu hơn 15 bằng độc quyền sáng chế và bằng kiểu dáng công nghiệp, công ty CP Công nghiệp và thiết bị chiếu sáng Duhal sở hữu 15 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp KH&CN nghiên cứu và bổ sung kết quả mới vào danh mục sản phẩm KH&CN trên Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN Chẳng hạn, năm 2019, Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Hà Nội bổ sung thêm 04 giống cây trồng mới trong năm 2020 Nhiều doanh nghiệp KH&CN đạt được các giải thưởng KH&CN, trong đó có giải thưởng sáng tạo VIFOTEC và giải thưởng tại các Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật (Lê Trần Lâm, 2014)

Thứ năm, hoạt động KH&CN Hà Nội tiếp tục được thúc đẩy Hoạt động KH&CN của TP đã có những bước tiến bộ quan trọng trong những năm gần đây

TP Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước bảo đảm cơ bản các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện theo phương thức tuyển chọn Sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần thúc đẩy ĐMST, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Trên 70% kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thẩm định, đánh giá công nghệ đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của TP về việc thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ cho các dự án đầu tư trên địa bàn (Thu Hằng, 2020) Qua đó giúp TP và chủ đầu tư lựa chọn những công nghệ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, lựa chọn được công nghệ, thiết bị phù hợp tiên tiến, tiết kiệm chi phí, an toàn trong sản xuất, được TP và các sở, ngành đánh giá cao Lĩnh vực sở hữu trí tuệ giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và địa phương xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm truyền thống nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực KH&CN được quan tâm, kiện toàn, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới của Thủ đô

Thứ sáu, hoạt động giao dịch công nghệ được thúc đẩy Các doanh nghiệp được cấp chứng nhận công nhận doanh nghiệp KH&CN tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm, do sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, giúp khách hàng yên tâm về chất lượng Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ về đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp có giá trị thương hiệu trong quảng bá sản phẩm qua các hội thảo, triển lãm, kết nối cung – cầu, chợ công nghệ và thiết bị; các chính sách ưu đãi của Nhà nước nên doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn tài chính để tiếp tục đầu tư cho KH&CN, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao Các sản phẩm KH&CN thực sự trở thành hàng hóa, nhu cầu mua bán công nghệ ngày càng tăng Bước đầu tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, góp phần phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững

Theo Bộ KH&CN, trong giai đoạn 2011 – 2021, tốc độ gia tăng giá trị giao dịch công nghệ trung bình đạt 22% Hiện tại, Việt Nam đang có 800 tổ chức trung gian xúc tiến thị trường KH&CN, các tổ chức này bao gồm sàn giao dịch công nghệ, trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ, trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN và các tổ chức khác thực hiện các nghiệp vụ nhu giám sát, thẩm định, ươm tạo, 20 sàn giao dịch công nghệ cũng đã được hình thành theo các địa phương và khu vực cụ thể khắp cả nước Mô hình này đã có phần tương đồng với mô hình ở Trung Quốc với 1 sàn giao dịch quốc gia và 29 sàn giao dịch địa phương hoạt động độc lập và cạnh tranh lành mạnh với nhau theo nhu cầu sản phẩm KH&CN ở địa phương đó (Thu Hằng, 2021)

4.4.2 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, công tác xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN vẫn còn những hạn chế

Thứ nhất, các vườn ươm đã ra đời nhưng hoạt động chưa hiệu quả

Việc chuyển gia quyền sử dụng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích có cho các đối tượng khác nhau để có thể hình thành các doanh nghiệp KH&CN còn hạn chế Số doanh nghiệp có sản phẩm xuất xứ từ nhiệm vụ KH&CN còn thấp, sử dụng vốn nhà nước đã được giao một phần quyền sử dụng, chưa có doanh nghiệp nào được hình thành từ các cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp hoặc vườn ươm của các trường đại học, cao đẳng Cũng chưa có doanh nghiệp nào có sản phẩm hình thành từ kết quả nhiệm vụ KH&CN cấp TP (Nguyễn Mạnh Đức, 2022)

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN

Ngày đăng: 13/05/2024, 09:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 2.1. Bộ tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN (Trang 62)
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích (Trang 86)
Bảng 3.1. Các biến độc lập trong mô hình - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 3.1. Các biến độc lập trong mô hình (Trang 94)
Bảng 4.1. Tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo quy mô - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.1. Tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo quy mô (Trang 96)
Bảng 4.2. Doanh thu thuần của doanh nghiệp theo quy mô, loại hình hoạt động  của TP Hà Nội - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.2. Doanh thu thuần của doanh nghiệp theo quy mô, loại hình hoạt động của TP Hà Nội (Trang 98)
Sơ đồ 4.1. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hoạt động phát triển  doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Sơ đồ 4.1. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hoạt động phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội (Trang 107)
Sơ đồ 4.2: Quy trình cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tại TP Hà Nội  Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Sơ đồ 4.2 Quy trình cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tại TP Hà Nội Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (Trang 113)
Bảng 4.5. Số lượng doanh nghiệp KH&CN tại TP Hà Nội và các địa phương - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.5. Số lượng doanh nghiệp KH&CN tại TP Hà Nội và các địa phương (Trang 115)
Bảng 4.6: Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh  thành giai đoạn 2011-2020 - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.6 Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành giai đoạn 2011-2020 (Trang 122)
Bảng 4.7. Số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành  giai đoạn 2011-2020 - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.7. Số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành giai đoạn 2011-2020 (Trang 124)
Bảng 4.8. Đánh giá về chính sách, quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ  (n=57) - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.8. Đánh giá về chính sách, quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ (n=57) (Trang 126)
Bảng 4.9. Phân tổ các loại đầu tư, chi phí theo nhóm doanh nghiệp - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.9. Phân tổ các loại đầu tư, chi phí theo nhóm doanh nghiệp (Trang 129)
Bảng 4.10. Thực trạng nguồn lực sản xuất phân theo loại hình doanh nghiệp - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.10. Thực trạng nguồn lực sản xuất phân theo loại hình doanh nghiệp (Trang 130)
Bảng 4.12. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.12. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp (Trang 132)
Bảng 4.13. Thực trạng áp dụng các ứng dụng khoa học và công nghệ chia theo  quy mô doanh nghiệp - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.13. Thực trạng áp dụng các ứng dụng khoa học và công nghệ chia theo quy mô doanh nghiệp (Trang 133)
Bảng 4.14. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp siêu nhỏ   Đơn vị: % - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.14. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp siêu nhỏ Đơn vị: % (Trang 134)
Bảng 4.15. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ   Đơn vị: % - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.15. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp nhỏ Đơn vị: % (Trang 135)
Bảng 4.16. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp vừa  Đơn vị: % - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.16. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp vừa Đơn vị: % (Trang 136)
Bảng 4.17 Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp lớn  Đơn vị: % - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.17 Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệp lớn Đơn vị: % (Trang 137)
Bảng 4.20 cho thấy những phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng, qua khảo  sát cho thấy phần mềm CAD đang được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, với  106  doanh  nghiệp  sử  dụng  và  199  doanh  nghiệp  không  sử  dụng - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.20 cho thấy những phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng, qua khảo sát cho thấy phần mềm CAD đang được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, với 106 doanh nghiệp sử dụng và 199 doanh nghiệp không sử dụng (Trang 138)
Bảng 4.18. Những bộ phận trong doanh nghiệp đang được ứng dụng công nghệ - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.18. Những bộ phận trong doanh nghiệp đang được ứng dụng công nghệ (Trang 138)
Bảng 4.20. Những phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.20. Những phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng (Trang 139)
Bảng 4.22. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảo mật IT  (Doanh nghiệp nhỏ) - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.22. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảo mật IT (Doanh nghiệp nhỏ) (Trang 140)
Bảng 4.24. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảo mật IT   (Doanh nghiệp lớn) - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.24. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảo mật IT (Doanh nghiệp lớn) (Trang 141)
Bảng 4.26. Đánh giá các kỹ năng của doanh nghiệp phân theo   loại hình doanh nghiệp - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.26. Đánh giá các kỹ năng của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp (Trang 155)
Bảng 4.27. Đánh giá các kỹ năng của doanh nghiệp phân theo áp dụng khoa học  và công nghệ - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.27. Đánh giá các kỹ năng của doanh nghiệp phân theo áp dụng khoa học và công nghệ (Trang 156)
Bảng 4.28. Thống kê mô tả các biến (n=305) - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.28. Thống kê mô tả các biến (n=305) (Trang 158)
Bảng 4.28 thể hiện Biến phụ thuộc Y là doanh nghiệp áp dụng KH&CN, được  đo bằng biến giả  là 0  và  1 thể  hiện mức  độ  áp  dụng KH&CN của  doanh  nghiệp - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.28 thể hiện Biến phụ thuộc Y là doanh nghiệp áp dụng KH&CN, được đo bằng biến giả là 0 và 1 thể hiện mức độ áp dụng KH&CN của doanh nghiệp (Trang 159)
Bảng 4.29. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng khoa học công nghệ của các  doanh nghiệp tại TP Hà Nội - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.29. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp tại TP Hà Nội (Trang 159)
Bảng 4.31. Những khó khăn khi áp dụng khoa học và công nghệ - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên Địa bàn thành phố hà nội
Bảng 4.31. Những khó khăn khi áp dụng khoa học và công nghệ (Trang 172)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w