1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch tại các điểm tâm linh thuộc thành phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Khánh Ly
Trường học Trường Đại học Quảng Nam
Chuyên ngành Văn Hóa – Du Lịch
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,6 MB

Cấu trúc

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (9)
    • 2.1. Mục đích nghiên cứu (9)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (9)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (9)
    • 4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu (9)
    • 4.2. Phương pháp điền dã (9)
    • 4.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học (10)
    • 4.4. Phương pháp bản đồ (10)
  • 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu (10)
  • 6. Đóng góp của đề tài (11)
  • B. NỘI DUNG (12)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (12)
      • 1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch (12)
        • 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản (12)
        • 1.1.1.2. Phân loại loại hình du lịch (14)
      • 1.1.2. Một số vấn đề liên quan đến du lịch tâm linh (15)
        • 1.1.2.1. Khái niệm tâm linh và hoạt động tâm linh (15)
        • 1.1.2.2. Quan niệm du lịch tâm linh (15)
        • 1.1.2.3. Đặc điểm của du lịch tâm linh (17)
        • 1.1.2.4. Tài nguyên du lịch tâm linh (18)
        • 1.1.2.5. Vai trò của du lịch tâm linh (18)
    • 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tâm linh (19)
      • 1.2.1. Sản phẩm du lịch tâm linh (19)
      • 1.2.2. Khách du lịch với mục đích tâm linh (21)
      • 1.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh (21)
      • 1.3.1. Tình hình phát triển du lịch tâm linh trên thế giới (22)
      • 1.3.2. Tình hình phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam (24)
  • Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (0)
    • 2.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng (26)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (26)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn (26)
        • 2.1.1.2. Diện tích (26)
        • 2.1.1.3. Địa hình (27)
        • 2.1.1.4. Khí hậu (27)
        • 2.1.1.5. Thủy văn (28)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (28)
      • 2.1.3. Lịch sử vùng đất Đà Nẵng (32)
      • 2.1.4. Đặc điểm dân cư, văn hóa (33)
        • 2.1.4.1. Đặc điểm dân cư (33)
        • 2.1.4.2. Đặc điểm văn hóa (34)
    • 2.2. Tiềm năng du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (36)
      • 2.2.1. Hệ thống công trình kiến trúc tôn giáo (36)
        • 2.2.1.1. Chùa chiền (36)
        • 2.2.1.2. Nhà thờ (41)
        • 2.2.1.3. Đền thánh Cao Đài (42)
      • 2.2.2. Đình làng (43)
      • 2.2.3. Các lễ hội gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng (44)
      • 2.2.4. Các sản phẩm phi vật chất khác (51)
    • 2.3. Thực trạng du linh tâm linh Đà Nẵng (54)
      • 2.3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch (54)
        • 2.3.1.1. Thực trạng tổ chức tuyến, điểm du lịch tâm linh (54)
        • 2.3.1.2. Khách du lịch (55)
        • 2.3.1.3. Doanh thu (58)
        • 2.3.1.4. Thời gian lưu trú (60)
      • 2.3.2. Thực trạng đầu tư du lịch (61)
        • 2.3.2.1. Cơ sở vật chất du lịch (61)
        • 2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng (62)
        • 2.3.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch (63)
      • 2.3.3. Tổ chức hoạt động du lịch (64)
        • 2.3.3.1. Tình hình đầu tư, xúc tiến, quảng bá (64)
        • 2.3.3.2. Sản phẩm hàng lưu niệm (65)
  • Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (0)
    • 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp (66)
      • 3.1.1. Căn cứ vào quan điểm phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam (66)
      • 3.1.2. Căn cứ vào quan điểm, định hướng phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng 59 3.2. Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng (66)
      • 3.2.1. Tăng cường công tác quản lý, quy hoạch phát triển du lịch tâm linh (68)
      • 3.2.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực (70)
      • 3.2.3. Đẩy mạnh xúc tiến thị trường, quảng bá hình ảnh (71)
      • 3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất - hạ tầng phục vụ du lịch tâm linh (72)
      • 3.2.5. Giải pháp sản phẩm du lịch tâm linh (74)
    • C. KẾT LUẬN (76)
    • D. TÀI LIỆU THAM KHẢO (78)
    • E. PHỤ LỤC (81)

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Dịch vụ - Du lịch TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: VĂN HÓA – DU LỊCH ---------- NGUYỄN THỊ KHÁNH LY NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ Bản đồ: Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng Lược đồ: Các điểm du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Lượt khách đến Ngũ Hành Sơn năm 2015 Biểu đồ 2: Doanh thu du lịch tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm du khách biết đến những điểm du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng qua các kênh thông tin Bảng 2: Lượng khách đến và thời gian lưu trú qua các năm tại Đà Nẵng Bảng 3: Một số đánh giá về hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng chay tại thành phố Đà Nẵng Bảng 4: Một số đánh giá về hệ thống đường xá tại thành phố Đà Nẵng Bảng 5: Mức độ cảm nhận của du khách về hướng dẫn viên ở những điểm du lịch tâm linh Bảng 6: Mức độ cảm nhận của du khách về sản phẩm lưu niệm tại những điểm du lịch tâm linh DANH MỤC PHỤC LỤC Phục lục 1: Phiếu điều tra Phục lục 2: Hệ thống những di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố tại Đà Nẵng Phục lục 3: Hình ảnh về tiềm năng du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng MỤC LỤC A. MỞ BÀI ................................................................................... Error Bookmark not defined. 1.Lý do chọn đề tài ....................................................................... Error Bookmark not defined. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................. 2 4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu .............................................................................. 2 4.2. Phương pháp điền dã.................................................................................................................. 2 4.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học .......................................................................... 3 4.4. Phương pháp bản đồ .................................................................................................................. 3 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................................ 3 6. Đóng góp của đề tài....................................................................................................................... 4 B. NỘI DUNG ................................................................................................................................... 5 Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH ....... 5 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................... 5 1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.................................................................... 5 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 5 1.1.1.2. Phân loại loại hình du lịch ................................................................................................... 7 1.1.2. Một số vấn đề liên quan đến du lịch tâm linh....................................................................... 8 1.1.2.1. Khái niệm tâm linh và hoạt động tâm linh ........................................................................ 8 1.1.2.2. Quan niệm du lịch tâm linh................................................................................................. 8 1.1.2.3. Đặc điểm của du lịch tâm linh .......................................................................................... 10 1.1.2.4. Tài nguyên du lịch tâm linh .............................................................................................. 11 1.1.2.5. Vai trò của du lịch tâm linh ............................................................................................... 11 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tâm linh ...................................... 12 1.2.1. Sản phẩm du lịch tâm linh .................................................................................................... 12 1.2.2. Khách du lịch với mục đích tâm linh .................................................................................. 14 1.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh .............................................................. 14 1.2.4. Các chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ........................................... 15 1.3. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................................... 15 1.3.1. Tình hình phát triển du lịch tâm linh trên thế giới.............................................................. 15 1.3.2. Tình hình phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam .............................................................. 17 Chương 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................................................................................................... 19 2.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng............................................................................................ 19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................................. 19 2.1.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn .......................................................................................................... 19 2.1.1.2. Diện tích .............................................................................................................................. 19 2.1.1.3. Địa hình............................................................................................................................... 20 2.1.1.4. Khí hậu ................................................................................................................................ 20 2.1.1.5. Thủy văn ............................................................................................................................. 21 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................................... 21 2.1.3. Lịch sử vùng đất Đà Nẵng ................................................................................................... 25 2.1.4. Đặc điểm dân cư, văn hóa .................................................................................................... 26 2.1.4.1. Đặc điểm dân cư ................................................................................................................ 26 2.1.4.2. Đặc điểm văn hóa............................................................................................................... 27 2.2. Tiềm năng du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng .............................................................. 29 2.2.1. Hệ thống công trình kiến trúc tôn giáo................................................................................ 29 2.2.1.1. Chùa chiền .......................................................................................................................... 29 2.2.1.2. Nhà thờ................................................................................................................................ 34 2.2.1.3. Đền thánh Cao Đài............................................................................................................. 35 2.2.2. Đình làng................................................................................................................................ 36 2.2.3. Các lễ hội gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng....................................................................... 37 2.2.4. Các sản phẩm phi vật chất khác........................................................................................... 44 2.3. Thực trạng du linh tâm linh Đà Nẵng .................................................................................... 47 2.3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ........................................................................... 47 2.3.1.1. Thực trạng tổ chức tuyến, điểm du lịch tâm linh ............................................................ 47 2.3.1.2. Khách du lịch..................................................................................................................... 48 2.3.1.3. Doanh thu............................................................................................................................ 51 2.3.1.4. Thời gian lưu trú................................................................................................................. 53 2.3.2. Thực trạng đầu tư du lịch ................................................................................................... 54 2.3.2.1. Cơ sở vật chất du lịch ........................................................................................................ 54 2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................................... 55 2.3.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch....................................................................................... 56 2.3.3. Tổ chức hoạt động du lịch.................................................................................................. 57 2.3.3.1. Tình hình đầu tư, xúc tiến, quảng bá ................................................................................ 57 2.3.3.2. Sản phẩm hàng lưu niệm................................................................................................... 58 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................................................................................. 59 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp ........................................................................................................ 59 3.1.1. Căn cứ vào quan điểm phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam ........................................ 59 3.1.2. Căn cứ vào quan điểm, định hướng phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng 59 3.2. Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng............................................... 61 3.2.1. Tăng cường công tác quản lý, quy hoạch phát triển du lịch tâm linh .............................. 61 3.2.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực................................................................ 63 3.2.3. Đẩy mạnh xúc tiến thị trường, quảng bá hình ảnh............................................................. 64 3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất - hạ tầng phục vụ du lịch tâm linh .................................................. 65 3.2.5. Giải pháp sản phẩm du lịch tâm linh ................................................................................... 67 C. KẾT LUẬN................................................................................................................................. 69 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 71 E. PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 74 1 A. MỞ BÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay, du lịch là một hiện tượng xã hội phổ biến và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, khách du lịch lựa chọn nhiều “mốt” du lịch hay xu hướng du lịch như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch mice…Hiện nay, trào lưu du lịch tâm linh mới nổi lên, đang hình thành và dần trở thành xu hướng lựa chọn du lịch của du khách. Khi cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ, cuộc sống xô bồ, bon chen và náo nhiệt. Con người trở nên căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, điều họ muốn là tìm đến một nơi thanh tịnh, muốn được giải tỏa, thanh thản, tạm quên đi những phiền toái đời thường để tận hưởng cái đẹp trong cuộc sống. Đối với một quốc gia có nền văn hóa đa dạng như Việt Nam, có đủ tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Hằng năm, tại các trung tâm Phật giáo, Công giáo, các khu tâm linh, các lễ hội tôn giáo - tín ngưỡng trên cả nước đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và cầu nguyện. Nằm ở miền Trung Việt Nam, Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là điểm đến hấp dẫn bởi những danh thắng, di tích lịch sử - văn hóa, những bãi biển đẹp cùng với nụ cười thân thiện của con người nơi đây. Đặc biệt với hệ thống những công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa địa phương là những thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh tại Đà Nẵng. Dù có rất nhiều thuận lợi như vậy, nhưng trên thực tế, du lịch tâm linh ở Đà Nẵng vẫn chưa khai thác và phát huy được lợi thế để “lôi kéo” khách du lịch, chưa phát triển đúng tiềm năng. Vì vậy, việc làm rõ tiềm năng, thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp phát triển du lịch tâm linh ở thành phố Đà Nẵng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề và cùng với đam mê tìm hiểu những giá trị văn hóa - tâm linh ở khắp nơi, nhất là ở thành phố Đà Nẵng. Tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch tại các điểm tâm linh thuộ c thành phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cở sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch tâm linh, tác giả tiến hành nghiên cứu những tiềm năng, hiện trạng du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh cho thành phố. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan một số cơ sở lý luận về loại hình du lịch tâm linh. - Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng du lịch văn hóa tâm linh tại Đà Nẵng. Phân tích tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại đây. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh Đà Nẵng, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tâm linh của thành phố. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các điểm du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, và giải quyết các luận điểm, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Dựa trên những tài liệu thu thập được qua sách, báo, internet, luận văn,… tác giả đã tiến hành lựa chọn và xử lý có hệ thống nhằm chắt lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung đề tài. 4.2. Phương pháp điền dã Để phục vụ cho việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát triển du lịch tâm linh Đà Nẵng có hiệu quả cao, tác giả tiến hành điền dã ở những điểm đến tâm linh tại Đà Nẵng 3 nhằm tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc những giá trị của điểm đến cũng như cập nhật những thông tin liên quan cần thiết. Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của số liệu đã thu thập được . 4.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học Với phương pháp này, tác giả sử dụng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn những khách du lịch, người dân tại điểm du lịch, một số đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố để lấy những thông tin cần thiết, thiết thực về làm nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. 4.4. Phương pháp bản đồ Sau khi nghiên cứu tiềm năng, thực trạng du lịch tâm linh tại thành phố, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ tuyến, điểm du lịch kết nối các điểm du lịch tâm linh có ở Đà Nẵng nhằm phục vụ cho mục đích du lịch. 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trên thế giới, du lịch tâm linh đã phát triển, trong khi ở Việt Nam chỉ mới khai thác trong những năm gần đây. Nên vấn đề nghiên cứu khảo sát về nó còn mang tính sơ lược, chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, vấn đề này đang được đưa vào quy hoạch du lịch ở một số địa phương có những tiềm năng và giá trị để phát triển. Trong lịch sử, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng được thể hiện qua những cuốn sách như: Những cuốn sách “Quảng Nam Đà Nẵng” của Dương Văn Tâm; “Địa lý du lịch” của Nguyễn Thị Minh Tuệ”; “Non nước Việt Nam”, “Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch”,… đã giới thiệu khái quát các điểm như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà dưới cái nhìn về địa danh du lịch thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt, trong “Tuyển tập những công trình nghiên cứu khoa học khoa lịch sử” có bài viết “Ngũ Hành Sơn – một danh thắng tâm linh” do Tiến sĩ Lưu Trang thực hiện đã có cái nhìn khá sâu sắc về giá trị và tiềm năng của điểm du lịch này. 4 Thời gian gần đây đã có một loạt những bài viết, những công trình nói về du lịch tâm linh và tiềm năng của địa phương như “Du lịch tâm linh ở Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng”, “Hấp dẫn du lịch tâm linh Đà Nẵng” nhưng vẫn dừng lại ở việc khai thác tản mạn, không đầy đủ và có hệ thống. Ngoài ra, các chuyên viên du lịch của công ty du lịch Viet Da Travel khảo sát, nghiên cứu thị trường và tài nguyên du lịch đã đưa vào hoạt động những tour du lịch tâm linh đầu tiên đến các địa điểm nổi tiếng: chùa Linh Ứng – Núi Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng – bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng – Bà Nà,… Bên cạnh đó, phát triển du lịch tâm linh cũng được các nhà hoạch định, quản lý du lịch nghiên cứu và đưa vào dự án phát triển thành một loại hình du lịch triển vọng của thành phố. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên chưa làm nổi bật được những giá trị và triển khai thành hệ thống các tài nguyên du lịch tâm linh một cách hoàn chỉnh để tạo tiền đề cho sự phát triển. Tuy nhiên, những công trình trên là cơ sở ban đầu và làm tài liệu tham khảo để tôi tìm hiểu và nghiên cứu một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống đầy đủ những giá trị và tiềm năng du lịch tâm linh, từ đó, xây dựng những giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố. Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho khách du lịch, các hãng lữ hành và chính quyền thành phố Đà Nẵng đang quan tâm đến loại hình du lịch này. 7. Bố cục đề tài Đề tài khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục… phần nội dung chính được trình bày theo 3 chương như sau:  Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch tâm linh  Chương 2: Tiềm năng, thực trạng du lịch tại các điểm tâm linh thuộc thành phố Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tại các điểm tâm linh thuộc thành phố Đà Nẵng 5 B. NỘI DUNG Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bả n - Du lịch Theo viện sĩ Nguyễn Khắc Viện, “Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa củ a con người”. Trong các từ điển tiếng Việt, “Du lịch được giải thích là đi chơi cho biết xứ người”. Theo quan điểm của học giả Guer Freuler thì “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”. Còn học giả Azar nhận thấy “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”. Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Kaspar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ”. Tuy nhiên, dưới con mắt của các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Học giả Kalfiotis cho rằng “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”. Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc các lĩnh vực khác nhau như địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu được trong khái 6 niệm du lịch. Theo nhà địa lý học Michaud: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo. Qua các định nghĩa trên có thể hình dung được sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch. Tác giả xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng quát nhất về du lịch: Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư”. Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền”. - Khách du lịch Theo luật du lịch (ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến. (điều 4, luật du lịch, 2005) Khách du lịch được chia thành 2 nhóm: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (điều 34, luật du lịch, 2005) Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. (điều 34, luật du lịch, 2005) 7 Khách du lịch là một trong bốn nhóm nhân tố chính tham gia vào quá trình diễn ra hoạt động du lịch: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân tại địa phương và chính quyền nơi đón khách du lịch. Theo định nghĩa về du lịch được xác định tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch năm 1963 ở Roma, khách du lịch là những người hội đủ 3 tiêu chuẩn: - Người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. - Không phải theo đuổi mục đích kinh tế mà cụ thể là động cơ lao động kiếm tiền. -Thời gian và khoảng cách từ nơi lưu trú đến nơi du lịch, thời gian kéo dài trong khoảng 24h đến 1 năm. 1.1.1.2. Phân loại loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản như sau: Phân chia theo môi trường tài nguyên: du lịch thiên nhiên, du lịch văn hoá. Phân loại theo mục đích chuyến đi: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch nghiên cứu (học tập), du lịch hội nghị, du lịch thể thao kết hợp, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm thân, du lịch kinh doanh. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch quốc gia. Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê. Phân loại theo phương tiện giao thông: du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tàu hoả, du lịch bằng tàu thuỷ, du lịch máy bay. Phân loại theo loại hình lưu trú: khách sạn, nhà trọ, thanh niên, camping, bungaloue, làng du lịch Phân loại theo lứa tuổi du lịch: du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch người cao tuổi. Phân loại theo độ dài chuyến đi: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. Phân loại theo hình thức tổ chức: du lịch tập thể, du lịch cá thể, du lịch gia đình. Phân loại theo phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói, du lịch từng phần. 8 1.1.2. Một số vấn đề liên quan đến du lịch tâm linh 1.1.2.1. Khái niệm tâm linh và hoạt động tâm linh Một số nhân học, tâm lý học, khoa học xã hội cho rằng yếu tố tâm linh là một trong bốn thuộc tính của con người, bên cạnh yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Đỗ Lai Thúy cũng đã thừa nhận: “Con người là một thực thể đa chiều… Đó là bản chất sinh học, bả n chất xã hội và bản chất tâm linh. Ba bản chất này tạo thành chiều sâu, chiều rộ ng và chiều cao của con ngườ i”. Trong các yếu tố của con người, tâm linh là yếu tố biểu hiện khá mơ hồ, không rõ nét, vì vậy rất khó xác định và nắm bắt. Khái niệm tâm linh có nội hàm phức tạp dẫn đến có nhiều cách hiểu về tâm linh, tuy nhiên, về cơ bản, chúng ta có thể hiểu “tâm linh” dựa trên từ nguyên của nó. Tâm linh được cấu tạo từ hai chữ “tâm” và “linh”. Tâm được hiểu theo hướng tình cảm là tấm lòng nhân ái, nhưng nếu hiểu theo từ tâm niệm là nghĩ đến thường xuyên là sự nhắc nhở mình để ghi nhớ và làm theo, tức là tin theo điều đó. Như vậy, tâm trong tâm linh là niềm tin. Còn linh là linh thiêng, thiêng liêng. Như vậy, tâm linh được hiểu khái quát là niềm tin của con người vào sự linh thiêng. Trong từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, xuất bản 1992, “tâm linh” có thể hiểu theo hai hướng: hướng thứ nhất là khả năng biết trước mọi biến cố nào đó sẽ xảy ra theo quan niệm duy tâm. Hướng thứ hai là tâm linh là tâm hồn, tinh thần (thường có tính chất linh thiêng). Trong từ điển Hán Việt, Nguyễn Văn Khôn, nhà sách Khai Trí Sài Gòn thì tâm linh là trí tuệ, tự có trong lòng người ta. Trong sách “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy tâm linh được định nghĩa là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tôn giáo, cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. 1.1.2.2. Quan niệm du lịch tâm linh Loại hình du lịch tâm linh hiện nay rất phổ biến tuy nhiên khi đi du lịch du khách vẫn hay nhầm lẫn giữa du lịch tâm linh và du lịch tôn giáo: 9 - Du lịch tôn giáo là một hình thức du lịch phát triển mạnh ở các quốc gia trên thế giới. Du khách theo loại hình du lịch này thường tìm đến các thắng tích tôn giáo: đình, chùa, nhà thờ,… Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận sự yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng. Trên thế giới có rất nhiều các tôn giáo khác nhau vì thế cũng có nhiều loại hình tôn giáo khác nhau. - Du lịch tâm linh là một khái niệm rộng và bao gồm cả du lịch tôn giáo và tín ngưỡng. Du lịch tâm linh không chỉ gồm du lich tôn giáo mà còn hàm chứa cả tìm hiểu phong tục tập quán truyền thống, tín ngưỡng dân gian,… Không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này do không phân biệt chính xác tín ngưỡng, tôn giáo: + Tín ngưỡng: do dân gian sáng lập (không có người sáng lập cụ thể), không có nơi thờ tự, được lưu truyền trong dân gian, không có hệ thống kinh sách rõ ràng. + Tôn giáo: có người sáng lập cụ thể, có nơi thờ tự, có hệ thống thống nhất, chặt chẽ, có hệ thống kinh sách ghi chép. Định nghĩa du lịch tâm linh cho đến thời điểm này vẫn chưa được thống nhất đưa ra rõ ràng, mà chỉ có một có định nghĩa như sau: Theo ấn phẩm du lịch tâm linh số 06, nói đến quan niệm: “Du lịch tâm linh là một hành trình nuôi dưỡng tâm linh thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu về cội nguồn của mọi triết lý và quá trình thực nghiệm, phụng dưỡng thân tâm”. Theo ông Nguyễn Trung Toàn, giám đốc công ty du lịch và dịch vụ Hoa Thiền (Zenflower) thì du lịch tâm linh là sự kết hợp giữa hành hương và du lịch nhằm thực hiện những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng. Trong ấn phẩm du lịch tâm linh thứ 12 nhắc tới lời Cựu Tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam, phân biệt rạch ròi giữa du lịch thông thường với du lịch tâm linh. Ông lý luận rằng: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các đị a danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí củ a những bậc hiền triết,…”. 10 Nhắc lời bà Huỳnh Long Ngọc Diệp, Giám đốc Công ty Ngọc Việt Travel nói về loại hình du lịch khá mới mẻ này: “Du lịch hành hương tâm linh là những hành trình đế n những địa điểm thiêng liêng, nơi ấy người hành hương không chỉ đạt được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình mà còn tăng cường sợi dây gắ n bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo”. 1.1.2.3. Đặc điểm của du lịch tâm linh Với mỗi loại hình phát triển đều có những đặc điểm, đặc trưng riêng của nó. Với loại hình du lịch tâm linh vốn xuất phát từ những hoạt động của sinh hoạt đời sống tâm linh kết hợp với du lịch để đạt được những giá trị cao nhất. Đời sống tâm linh ấy chính là niềm tin tôn giáo, thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc… Đó cũng chính là một đặc điểm dễ nhận thấy của loại hình này. Du lịch tâm linh là đến những di tích, thắng tích, thánh địa, nhà thờ, Phật tự - nơi các vị Đức Phật, các anh hùng, những vị cứu thế thượng toạ; những lễ hội mang yếu tố tâm linh tín ngưỡng để hoà mình vào cuộc sống tịnh tâm, thanh thản, giải thoát… Thêm nữa, du lịch tâm linh luôn gắn với đức tin. Những người khi đến các điểm, thắng tích đều thể hiện lòng thành kính, tôn trọng, họ đặt vào đó những lời nguyện ước, cầu mong cho cuộc sống yên ổn, thanh bình, gặp nhiều may mắn và họ tin rằng, có một thế giới hiển linh luôn lắng nghe và biến những lời thỉnh cầu chân thành của họ thành sự thật. Du lịch tâm linh thường hướng thiện. Tham gia du lịch tâm linh là để có cơ hội thực hành và sống trong môi trường của cầu nguyện và chiêm bái, thực tập việc tu tập và thư giãn, chăm sóc thân và tâm, tạo niềm tin và tìm nơi nương tựa, hành trì các lễ nghi và nạp năng lượng cho chính mình cho chuyến hành trình dài trong cả cuộc đời này. Những chuyến đi nhiều khi mang lạị những kết quả kỳ diệu cho khách du lịch mà không ai tin được. Hướng về cội nguồn cũng là một đặc điểm của du lịch tâm linh. Những người tham gia du lịch tâm linh là quay trở về với chính mình, với cội nguồn, thoát khỏi cuộc sống thế tục. Tâm và thân luôn trong trạng thái an bình, hạnh phúc của một thế giới tâm linh. Điều lý thú của du lịch tâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đi trong tour đều như nhau trong vai trò của một tín đồ, không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội,… Du lịch tâm linh vì vậy có thể giúp 11 mỗi người gỡ bỏ vai diễn kẻ lạ mặt trong đời để sống hòa hợp tự nhiên như tất cả chúng sinh trên mặt đất. 1.1.2.4. Tài nguyên du lịch tâm linh Tài nguyên du lịch tâm linh bao gồm hai dạng: vật thể và phi vật thể Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng vật thể: Là những loại tài nguyên ở dạng vật chất, có giá trị về mặt tâm linh do con người sáng tạo nên được khai thác vào mục đích phục vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng vật chất bao gồm hệ thống các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, các di tích lịch sử cách mạng. Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng phi vật thể: Là những loại tài nguyên ở dạng tinh thần, có giá trị về mặt văn hoá, tâm linh, do con người tạo ra trong quá trình sống có thể sử dụng vào mục đích phục vụ du lịch như: niềm tin tôn giáo tín ngưỡng, lòng tự hào dân tộc và các anh hùng có công với cách mạng, phong tục tập quán, lễ hội… Việt Nam là một đất nước có sự đa dạng về tài nguyên du lịch tâm linh, cả về vật thể lẫn phi vật thể. Do vậy, đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho một du lịch tâm linh ở Việt Nam phát triển trong tương lai. 1.1.2.5. Vai trò của du lịch tâm linh Với bản chất của du lịch tâm linh là khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức của du khách, việc phát triển du lịch tâm linh sẽ có những tác động tích cực: - Về mặt tín ngưỡng, tôn giáo, du lịch tâm linh mang đến cho du khách cái nhìn bao quát về bối cảnh lịch sử ra đời và phát triển của các tín ngưỡng tôn giáo, bên cạnh các giá trị thẩm mỹ về nghệ thuật, kiến trúc của các di tích, công trình, kiến trúc. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tâm linh giúp cho khách du lịch có cơ hội xác định niềm tin của mình đối với một tôn giáo tín ngưỡng cụ thể. Niềm tin đó sẽ giúp cho du khách cảm nhận được giá trị thiêng liêng gắn với các biểu tượng cụ thể của các di tích, danh thắng. 12 - Về mặt xã hội, khác với các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch tâm linh không đơn giản chỉ là vãn cảnh hay tìm hiểu một nền văn hóa khác. Triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo. Do đó, sau chuyến đi du lịch nhiều du khách có thể có những thay đổi về tư duy và hành xử trong cuộc sống, tháo gỡ được cảm xúc khổ đau, vun buồn, tâm thành hướng thiện và phát triển tinh thần minh triết. Du lịch tâm linh mang lại những trải nghiệm thanh tao cho du khách, nhận thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cân bằng, cực lạc trong tâm hồn như theo triết lý từ bi, hỷ, xả của đạo Phật,… Những giá trị ấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho dân sinh. Làm trỗi dậy đời sống giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh là mục tiêu của các chuyến du lịch tâm linh. - Về phương diện kinh tế du lịch, hoạt động du lịch tâm linh góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói nghèo còn cao, góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng dân cư, phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống, vì vậy góp phần phát triển bền vững từ góc độ văn hóa và xã hội du lịch. Với những tác động tích cực trên, việc đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch tâm linh sẽ có vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Ngoài việc thúc đẩy kinh tế du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch tâm linh nếu được phát triển lành mạnh, đúng hướng còn mang lại nhiều giá trị truyền thống, những giá trị tinh thần, những giá trị văn hóa lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống càng xô bồ, thì con người càng hướng tới đức tin. Những đức tin lành mạnh sẽ giúp con người hướng thiện, loại dần các ác, đem đến sự an lành của tâm hồn con người trong xã hội đầy biến động. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tâm linh 1.2.1. Sản phẩm du lịch tâm linh Sản phẩm du lịch chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự lựa chọn chương trình du lịch của du khách. Sản phẩm du lịch đó là những hàng hóa và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du 13 lịch. Trong sản phẩm du lịch tâm linh, những giá trị văn hóa tâm linh được khách du lịch quan tâm nhiều hơn. Phú Thọ là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ, có kinh đô Văn Lang thời các vu Hùng dựng nước. Chính vì thế, sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng nhất ở Phú Thọ là hướng về cội nguồn. Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hàng năm là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Chùa Hương không chỉ là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay. Hàng năm, hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh . Nói đến chùa Huế, từ lâu đã trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của Huế. Đó là tính đa dạng trong hệ cảnh quan, kiến trúc, trang trí, nội thất của những ngôi chùa Huế. Những giá trị trong nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật diễn xướng mang hơi thở của Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung và Phật giáo xứ Huế nói riêng. Sự đa diện trong sinh hoạt văn hoá thông qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng ni, phật tử, văn hoá ẩm thực… phản ánh những ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật, được luân chuyển một cách lặng lẽ trong đời sống thường nhật, trong mạch nguồn văn hoá Huế. Du lịch Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm với dòng sản phẩm du lịch có tác dụng khơi mạch tiềm năng, cân bằng năng lượng tinh thần, tái tạo sức mạnh tinh thần,… Toạ thiền vào buổi sáng – Hấp thụ năng lượng. + Học phép Thiền và thực hành thiền: Tái tạo năng lượng tinh thần, giảm bớt căng thẳng do thiền sư hướng dẫn. 14 + Học kỹ năng: “Nở nụ cười trước áp lực cuộc sống”. + Học cách: “Giúp đõ người khác là giúp đơ chính mình”. Như vậy, sản phẩm du lịch tâm linh hay những giá trị văn hóa tâm linh là yếu tố chính để thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch càng độc đáo và có ý nghĩa sẽ càng được du khách quan tâm chú ý, là lựa chọn hàng đầu trong khi đi du lịch. 1.2.2. Khách du lịch với mục đích tâm linh - Khách đi du lịch với mục đích là tâm linh cũng có thể đi kèm với những động cơ khác như: nghỉ ngơi, phục hồi tâm sinh lý, hay đi với mục đích tham quan, nghiên cứu, học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mục đích khác như công vụ, hội nghị, hội thảo. - Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó, du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội,… 1.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: cơ sở vật chất của ngành du lịch (hệ thống cơ sở ăn uống, vui chơi, giải trí,…là yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách; cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân khác tham gia phục vụ du lịch (giao thông, bưu chính, điện nước…). Những yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên, phục vụ khách du lịch, đồng thời góp phần quyết định độ dài thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách. Đối với, khách du lịch tâm linh thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải có những điều kiện phục vụ đặc trưng riêng, với cơ sở ăn uống thì có thể đó là các nhà hàng ăn chay, ăn kiêng…, với cơ sở lưu trú thì cần trang trí, bày trí trang thiết bị trong phòng, buồng khách sạn sao cho phù hợp với từng đối tượng khách theo tín ngưỡng, tôn giáo,…Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được 4 yêu cầu chính: mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn. 15 1.2.4. Các chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Những chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước góp phần đáng kể trong việc khai thác và phát triển loại hình du lịch tâm linh ở nước ta. Đầu tiên, quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo từ Nghị quyết 24-NQTW, ngày 16101990 của Bộ Chính trị: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phần nhaan dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Ngày 271998, Bộ Chính trị đã có chỉ thị số 37CT-TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới: “Những gí trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy”. Tiếp đến, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác tôn giáo như: Nghị quyết 25- NQTW (12-3-2003) Đảng ta nêu ra một chính sách mới: "Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân". Nghĩa là Đảng ta mở rộng chính sách đối với tín ngưỡng một loại hình của đời sống tâm linh vốn tồn tại từ hàng nghìn năm nay. Và Nghị quyết 35NQ-TW (1232003), “Tín ngưỡng và tôn giáo sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Điều đó cho thấy, trong thời kì quá độ, Đảng và Nhà nước vẫn tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật đảm bảo cho các tôn giáo, tổ chức tôn giáo sinh hoạt bình thường. Nhưng thủ tục hành chính như cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, cấp giấy xác nhận, quyền sử dụng đất, hay giải quyết những vấn đề đạo sự... cho các tôn giáo tiếp tục được cải tiến, tránh bệnh giấy tờ hoặc gây phiền hà, sách nhiễu. Đây cũng chính là điều kiện và cơ hội để khai thác những lễ hội, cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng, phát triển loại hình du lịch tâm linh. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Tình hình phát triển du lịch tâm linh trên thế giới Từ lâu trên thế giới du lịch tâm linh đã là một loại hình được quan tâm và đầu tư phát triển ở nhiều quốc gia như Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar,… 16 Với lợi thế là nơi khởi nguồn của các tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó nổi bật là Phật giáo. Ấn Độ được xem là đất nước có nhiều công trình chùa chiền nổi tiếng để phát triển du lịch tâm linh như: Lumbini (Lâm Tỳ Ni) - nơi Đức Phật Cồ Đàm đản sanh, Bồ Đề Đạo Tràng - thái tử Sidhartha đã ngồi thiền trong bảy tuần lễ dưới cây Bồ đề , Sarnath, Kushinagar (Câu Thi Na La) - nơi Phật nhập niết bàn, Ajanta,… Mỗi năm, hàng trăm triệu các tín đồ Phật giáo và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới kéo đến Ấn Độ du lịch, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Người ta nói: “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”. Đây là nơi thu hút khách du lịch tới tham quan đông đến mức có thể so sánh rằng: khách du lịch đến nước Ý hằng năm nhiều hơn số dân nước này và hơn một nửa thu nhập quốc dân là từ du lịch. Tại Hàn Quốc, khi đến một ngôi chùa thiêng, du khách đều bỏ 5 đô la để viết họ tên và lời ước nguyện tốt đẹp cho gia đình, bản thân mình lên một viên ngói, viên ngói ấy sẽ được lợp lên mái chùa. Để đảm bảo sự công bằng cho du khách thì ngói chùa luôn được thay mới, ngôi chùa được mở rộng. Du lịch Trung Quốc được biết đến với nhiều câu chuyện tâm linh ở những khu du lịch nổi tiếng như: “khóa tình yêu trên Vạn Lý Trường Thành”. Hàng triệu đôi nam nữ yêu nhau mang theo chiếc khóa bằng sắt, đồng hay bất cứ vật liệu nào, họ thầm nói lời thề tình yêu trên bức tường thành có một không hai này, móc khóa vào bo sắt ven tường thành rồi ném chìa khóa xuống thung lũng sâu để tình yêu được chung thủy suốt đời. Ở khu thành gần quảng trường Thiên An Môn, khách du lịch đến thắp hương và thành kính sờ lên con Tùy Hưu nổi tiếng linh thiêng đã có gần 600 năm nay để cầu mong sự yên lành, bình an cho gia đình. Hằng năm, hàng triệu du khách trên khắp thế giới đến tham quan Bắc Kinh đều đến đây thành kính sờ lên đầu con vật liêng thiêng này. Ở Myanmar, người dân phần lớn theo đạo Phật, chiếm đến 90 dân số, Phật Giáo cũng chính là quốc giáo của người dân nơi đây. Thế nên không lạ gì khi nơi đây sở hữu hàng trăm đền chùa cổ. Tại Myanmar vẫn đang lưu giữ hơn 3000 ngôi đền chùa tháp cổ. Trong số đó có 3 ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới là: ngôi chùa to nhất thế giới, ngôi chùa cổ nhất thế giới và ngôi chùa độc đáo nhất thế giới. Chính vì thế, du lịch tâm linh ở Myanmar dù phát triển muộn hơn nhưng đã mang lại thành công lớn cho nền kinh tế nước 17 nhà, góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước Myanmar, góp phần đưa hình ảnh của đất nước Myanmar đến với thế giới. Như vậy, du lịch tâm linh trên thế giới từ xưa đến nay đã không ngừng mở rộng phạm vi và phát triển . 1.3.2. Tình hình phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); Chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); Núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần, Phủ Dầy (Nam Định)... Một số điểm di tích nổi tiếng ở trên đã được đưa vào các tour du lịch tâm linh như: cố đô Hoa Lư, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm,... thu hút hàng triệu lượt khách đến viếng thăm. Bên cạnh đó, những lễ hội tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội dân gian lớn cũng được các hãng lữ hành đưa vào khai thác như: lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Bái Đính, hội chùa Thầy, hội Chùa Hương, lễ tết Nguyên Đán,… Thời báo tin tức nhắc lời bà Phạm Thanh Tâm, trưởng bộ phận phát triển sản phẩm nội địa công ty du lịch Vietrantour rằng: Từ đầu năm 2016 đến nay, Vietrantour đã tổ chức nhiều đoàn với số lượng khách lên đến trên 300 người tham gia các hành trình Tràng An - Chùa Bái Đính - Thung Nham - Hoa Lư; Yên Tử - Hạ Long - Chùa Ba Vàng - Cửa Ông... Đặc biệt, sản phẩm mới như tour Thái Nguyên - Đền Đuổm - Chùa Hang kết hợp nghỉ tại khu du lịch sinh thái Thái Hải; Tuyên Quang - đi lễ kết hợp tham quan Khu du lịch sinh thái Na Hang với giá tour chỉ từ 1,35 triệu đồng hay tour du lịch Sa Pa đi cáp treo lên Phan Xi Păng kết hợp đi lễ đền Thánh Mẫu, đền Cô Tân An; thu hút nhiều đoàn khách đăng ký”, bà Phạm Thanh Tâm cho biết. 19 Với Vietravel, du lịch kết hợp hành hương cũng là một trong những dòng tour chủ lực. Trong đó chùm tour hành hương miền Bắc có số lượng khách đông với gần 30 điểm 18 đến như Chùa Ba Vàng - Yên Tử, đền Bà Chúa Kho, Chùa Hương, Quảng Bình - Vũng Chùa... 19 Bên cạnh đó, các hãng lữ hành trong nước cũng quan tâm đầu tư với nhiều tuyến đa dạng về hành trình và mức giá cho loại hình du lịch tâm linh ngoài nước như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Tây Tạng, Ấn Độ, Ấn Độ - Nepal… Đối tượng chính đi tour tâm linh là khách hàng trung và cao tuổi, do đó chương trình thường được xây dựng cẩn trọng với lịch trình hợp lý, đảm bảo đủ các điểm tham quan tâm linh nổi bật trong mỗi tuyến. Một số tuyến có khí hậu tương đối khắc nghiệt như Tây Tạng, Ấn Độ thì chỉ khởi hành tour vào những tháng có thời tiết dễ chịu. Không chỉ các hãng lữ hành khai thác loại hình du lịch tâm linh mà hiện nay, nhiều khách du lịch tự mua vé, tự lo tour và trải nghiệm trong những chuyến đi hành hương. Từ đó cho thấy, nhu cầu lịch tâm linh của khách du lịch ngày càng nhiều và trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch. Tuy nhiên, theo thống kê của ngành du lịch, loại hình này chủ yếu thu hút khách trong nước, còn lượng khách nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp. Lý giải về điều này, ông Kai Partale, chuyên gia tư vấn lập kế hoạch, quản lý và tiếp thị điểm đến của dự án EU cho rằng, du lịch tâm linh nước ta hiện nay chưa đáp ứng được một số điều kiện để thu hút du khách quốc tế. Theo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành ở Việt Nam, du lịch tâm linh hiện nay còn gặp không ít hạn chế như sản phẩm du lịch mang tính mùa vụ; vấn đề vệ sinh, môi trường điểm đến. Ngoài ra, do nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu đi du lịch hành hương tâm linh vẫn chưa đáp ứng được so với thực tế. Chưa có đơn vị đào tạo hướng dẫn viên du lịch tâm linh chuyên sâu. Tại những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng chưa có hướng dẫn chuyên sâu để thuyết minh chi tiết về giá trị văn hóa - lịch sử, kiến trúc, ý nghĩa công trình,… 19 Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15 0 55'''' đến 16 0 14'''' vĩ độ Bắc, 107 0 18'''' đến 108 0 20'''' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15 0 45’ đến 17 0 15’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam. 8 Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. 15 Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Đông Bắc Thái Lan với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch nhanh chóng và bền vững. 20 2.1.1.2. Diện tích Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km²; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2 , các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km². Đà Nẵng có 6 quận nội thành, hai huyện và 56 phường, xã. Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. 20 20 2.1.1.3. Địa hình Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. 20 Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. 20 Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. 20 2.1.1.4. Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. 20 Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà N

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài Dựa trên những tài liệu thu thập được qua sách, báo, internet, luận văn,… tác giả đã tiến hành lựa chọn và xử lý có hệ thống nhằm chắt lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung đề tài.

Phương pháp điền dã

Để phục vụ cho việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát triển du lịch tâm linh Đà nhằm tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc những giá trị của điểm đến cũng như cập nhật những thông tin liên quan cần thiết Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của số liệu đã thu thập được.

Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học

Với phương pháp này, tác giả sử dụng phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn những khách du lịch, người dân tại điểm du lịch, một số đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố để lấy những thông tin cần thiết, thiết thực về làm nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp bản đồ

Sau khi nghiên cứu tiềm năng, thực trạng du lịch tâm linh tại thành phố, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ tuyến, điểm du lịch kết nối các điểm du lịch tâm linh có ở Đà Nẵng nhằm phục vụ cho mục đích du lịch.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới, du lịch tâm linh đã phát triển, trong khi ở Việt Nam chỉ mới khai thác trong những năm gần đây Nên vấn đề nghiên cứu khảo sát về nó còn mang tính sơ lược, chưa được quan tâm đúng mức Hiện nay, vấn đề này đang được đưa vào quy hoạch du lịch ở một số địa phương có những tiềm năng và giá trị để phát triển

Trong lịch sử, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng được thể hiện qua những cuốn sách như:

Những cuốn sách “Quảng Nam Đà Nẵng” của Dương Văn Tâm; “Địa lý du lịch” của Nguyễn Thị Minh Tuệ”; “Non nước Việt Nam”, “Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch”,… đã giới thiệu khái quát các điểm như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà dưới cái nhìn về địa danh du lịch thành phố Đà Nẵng Đặc biệt, trong “Tuyển tập những công trình nghiên cứu khoa học khoa lịch sử” có bài viết “Ngũ Hành Sơn – một danh thắng tâm linh” do Tiến sĩ Lưu Trang thực hiện đã có cái nhìn khá sâu sắc về giá trị và tiềm năng của điểm du lịch này

Thời gian gần đây đã có một loạt những bài viết, những công trình nói về du lịch tâm linh và tiềm năng của địa phương như “Du lịch tâm linh ở Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng”, “Hấp dẫn du lịch tâm linh Đà Nẵng” nhưng vẫn dừng lại ở việc khai thác tản mạn, không đầy đủ và có hệ thống

Ngoài ra, các chuyên viên du lịch của công ty du lịch Viet Da Travel khảo sát, nghiên cứu thị trường và tài nguyên du lịch đã đưa vào hoạt động những tour du lịch tâm linh đầu tiên đến các địa điểm nổi tiếng: chùa Linh Ứng – Núi Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng – bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng – Bà Nà,…

Phát triển du lịch tâm linh được xem là hướng đi triển vọng của thành phố, được đưa vào danh mục dự án phát triển và nghiên cứu bởi các nhà hoạch định và quản lý ngành du lịch.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên chưa làm nổi bật được những giá trị và triển khai thành hệ thống các tài nguyên du lịch tâm linh một cách hoàn chỉnh để tạo tiền đề cho sự phát triển Tuy nhiên, những công trình trên là cơ sở ban đầu và làm tài liệu tham khảo để tôi tìm hiểu và nghiên cứu một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu này hệ thống đầy đủ các giá trị và tiềm năng du lịch tâm linh, nhằm xây dựng những giải pháp phát triển loại hình du lịch này tại thành phố.

Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho khách du lịch, các hãng lữ hành và chính quyền thành phố Đà Nẵng đang quan tâm đến loại hình du lịch này

7 Bố cục đề tài Đề tài khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục… phần nội dung chính được trình bày theo 3 chương như sau:

 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch tâm linh

 Chương 2: Tiềm năng, thực trạng du lịch tại các điểm tâm linh thuộc thành phố Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tại các điểm tâm linh thuộc thành phố Đà Nẵng

NỘI DUNG

Cơ sở lý luận

1.1.1 M ộ t s ố v ấ n đề liên quan đế n ho ạ t độ ng du l ị ch

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Theo viện sĩ Nguyễn Khắc Viện, “Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người”

Trong các từ điển tiếng Việt, “Du lịch được giải thích là đi chơi cho biết xứ người”

Theo quan điểm của học giả Guer Freuler thì “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”

Còn học giả Azar nhận thấy “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”

Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Kaspar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ”

Tuy nhiên, dưới con mắt của các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Học giả Kalfiotis cho rằng

“Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”

Không chỉ các nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc các lĩnh vực khác nhau như địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu được trong khái niệm du lịch Theo nhà địa lý học Michaud: “Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo

Qua các định nghĩa trên có thể hình dung được sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch Tác giả xin đơn cử hai khái niệm tiêu biểu để có thể có một cái nhìn tổng quát nhất về du lịch:

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến du lịch của toàn thế giới, “Du lịch là đi đến một một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian rỗi Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi giải trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng ngoại trừ những mục đích kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường khác hẳn nơi định cư”

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005, du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên để đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định Mục đích chủ yếu của du lịch là nghỉ ngơi, giải trí, công vụ hoặc các hoạt động khác không nhằm mục đích kinh doanh.

Theo luật du lịch (ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến (điều 4, luật du lịch, 2005)

Khách du lịch được chia thành 2 nhóm: khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (điều 34, luật du lịch, 2005)

Khách du lịch quốc tế bao gồm công dân nước ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài đến Việt Nam du lịch, cũng như công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Khách du lịch là một trong bốn nhóm nhân tố chính tham gia vào quá trình diễn ra hoạt động du lịch: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân tại địa phương và chính quyền nơi đón khách du lịch

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc về du lịch được ban hành tại hội nghị năm 1963 ở Roma, chỉ những người đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn sau mới được coi là khách du lịch:

- Người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình

- Không phải theo đuổi mục đích kinh tế mà cụ thể là động cơ lao động kiếm tiền. -Thời gian và khoảng cách từ nơi lưu trú đến nơi du lịch, thời gian kéo dài trong khoảng 24h đến 1 năm

1.1.1.2 Phân loại loại hình du lịch

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tâm linh

1.2.1 S ả n ph ẩ m du l ị ch tâm linh

Sản phẩm du lịch chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự lựa chọn chương trình du lịch của du khách Sản phẩm du lịch đó là những hàng hóa và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào lịch Trong sản phẩm du lịch tâm linh, những giá trị văn hóa tâm linh được khách du lịch quan tâm nhiều hơn

Phú Thọ là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ, có kinh đô Văn Lang thời các vu Hùng dựng nước Chính vì thế, sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng nhất ở Phú Thọ là hướng về cội nguồn

Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hàng năm là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất

Chùa Hương là di sản quốc gia, biểu trưng cho giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam, phản ánh quá trình phát triển tín ngưỡng Phật giáo qua nhiều thế kỷ Hằng năm, du khách và Phật tử đổ về Chùa Hương để chiêm bái nơi Phật Bà Quán Thế Âm tu hành, dâng hương cầu nguyện hoặc hòa mình vào thiên nhiên mang đậm dấu ấn Phật giáo và văn hóa tâm linh.

Những ngôi chùa ở Huế sở hữu một hệ cảnh quan, kiến trúc, trang trí và nội thất đa dạng, tạo nên một sản phẩm du lịch đặc thù Chùa Huế cũng lưu giữ những giá trị nghệ thuật tạo hình và diễn xướng đậm chất Phật giáo Đàng Trong và Phật giáo Huế Các lễ hội, sinh hoạt của tăng ni, Phật tử và văn hóa ẩm thực ở những ngôi chùa phản ánh ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật, lặng lẽ thấm nhuần vào đời sống thường nhật và văn hóa Huế.

Du lịch Thiền tại Thiền viện Trúc Lâm với dòng sản phẩm du lịch có tác dụng khơi mạch tiềm năng, cân bằng năng lượng tinh thần, tái tạo sức mạnh tinh thần,… Toạ thiền vào buổi sáng – Hấp thụ năng lượng

+ Học phép Thiền và thực hành thiền: Tái tạo năng lượng tinh thần, giảm bớt căng thẳng do thiền sư hướng dẫn

+ Học kỹ năng: “Nở nụ cười trước áp lực cuộc sống”

+ Học cách: “Giúp đõ người khác là giúp đơ chính mình”

Như vậy, sản phẩm du lịch tâm linh hay những giá trị văn hóa tâm linh là yếu tố chính để thu hút khách du lịch Sản phẩm du lịch càng độc đáo và có ý nghĩa sẽ càng được du khách quan tâm chú ý, là lựa chọn hàng đầu trong khi đi du lịch

1.2.2 Khách du l ị ch v ớ i m ụ c đ ích tâm linh

- Khách đi du lịch với mu ̣c đích là tâm linh cũng có thể đi kèm với những động cơ khác như: nghỉ ngơi, phu ̣c hồi tâm sinh lý, hay đi với mu ̣c đích tham quan, nghiên cứu, học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mu ̣c đích khác như công vu ̣, hội nghị, hội thảo

- Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tu ̣ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương Ở đó, du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội,…

1.2.3 C ơ s ở v ậ t ch ấ t, k ỹ thu ậ t ph ụ c v ụ du l ị ch tâm linh

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: cơ sở vật chất của ngành du lịch (hệ thống cơ sở ăn uống, vui chơi, giải trí,…là yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vu ̣ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách; cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân khác tham gia phu ̣c vu ̣ du lịch (giao thông, bưu chính, điện nước…) Những yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên, phu ̣c vu ̣ khách du lịch, đồng thời góp phần quyết định độ dài thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách Đối với, khách du lịch tâm linh thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải có những điều kiện phu ̣c vu ̣ đặc trưng riêng, với cơ sở ăn uống thì có thể đó là các nhà hàng ăn chay, ăn kiêng…, với cơ sở lưu trú thì cần trang trí, bày trí trang thiết bị trong phòng, buồng khách sạn sao cho phù hợp với từng đối tượng khách theo tín ngưỡng, tôn giáo,…Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được 4 yêu cầu chính: mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn

1.2.4 Các chính sách tôn giáo, tín ng ưỡ ng c ủ a Đả ng và Nhà n ướ c

Những chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước góp phần đáng kể trong việc khai thác và phát triển loại hình du lịch tâm linh ở nước ta Đầu tiên, quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo từ Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phần nhaan dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước luôn duy trì chính sách tôn trọng và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của tôn giáo (Chỉ thị 37/CT-TW) Đảng đã đưa ra chính sách "Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân" (Nghị quyết 25- NQ/TW), mở rộng chính sách đối với tín ngưỡng Đảng cũng khẳng định "Tín ngưỡng và tôn giáo sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội" (Nghị quyết 35/NQ-TW) Trong hoàn cảnh này, thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo được cải tiến, giảm thiểu rườm rà để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động bình thường và phát triển các loại hình du lịch tâm linh khai thác lễ hội và cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng.

1.3.1 Tình hình phát tri ể n du l ị ch tâm linh trên th ế gi ớ i

Từ lâu trên thế giới du lịch tâm linh đã là một loại hình được quan tâm và đầu tư phát triển ở nhiều quốc gia như Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar,…

Với lợi thế là nơi khởi nguồn của các tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó nổi bật là Phật giáo Ấn Độ được xem là đất nước có nhiều công trình chùa chiền nổi tiếng để phát triển du lịch tâm linh như: Lumbini (Lâm Tỳ Ni) - nơi Đức Phật Cồ Đàm đản sanh, Bồ Đề Đạo Tràng - thái tử Sidhartha đã ngồi thiền trong bảy tuần lễ dưới cây Bồ đề , Sarnath, Kushinagar (Câu Thi Na La) - nơi Phật nhập niết bàn, Ajanta,… Mỗi năm, hàng trăm triệu các tín đồ Phật giáo và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới kéo đến Ấn Độ du lịch, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước

Roma được ví như "thành phố muôn đường", là điểm đến hấp dẫn du khách trên khắp thế giới Lượng khách du lịch đổ về Ý hàng năm thậm chí còn vượt quá dân số nước này, đem lại nguồn thu nhập khổng lồ chiếm hơn một nửa GDP quốc gia.

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Khái quát về thành phố Đà Nẵng

2.1.1.1 Vị trí địa lý, giới hạn

Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông Vùng đất liền nằm ở 15 0 55' đến 16 0 14' vĩ độ Bắc, 107 0 18' đến 108 0 20' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15 0 45’ đến 17 0 15’ vĩ độ Bắc, 111 0 đến 113 0 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam [8]

Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn [15]

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Đông Bắc Thái Lan với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch nhanh chóng và bền vững [20]

Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích tự nhiên là 1.283,42 km², chia thành các quận nội thành và huyện ngoại thành Các quận nội thành gồm có Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, với diện tích 241,51 km² Trong khi đó, các huyện ngoại thành là Hòa Vang và đảo Hoàng Sa, chiếm diện tích 1.041,91 km² Ngoài các quận, huyện, Đà Nẵng còn có 56 phường, xã trực thuộc.

2.1.1.3 Địa hình Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp [20] Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố [20] Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố [20]

2.1.1.4 Khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài [20]

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C Riêng vùng rừng núi

Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C [20] Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.[20]

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40mm/tháng [20]

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng [20]

2.1.1.5 Thủy văn Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Thanh Khê, Nam Ô, trong đó có bãi biển Mỹ Khê được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh [20]

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phí Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc Có 2 sông chính là Sông Hàn (dài khoảng 204km) và sông Cu Đê (dài khoảng 38km) Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Tuý Loan, sông Phú Lộc,… [20]

Nằm ở trung độ của đất nước, thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng, là cửa ngõ phía Đông của hành lang kinh tế Đông – Tây, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Đây là lợi thế quan trọng cho phép Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo tiềm lực để trở thành trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang,… Năm 2015, tốc độ tăng GDP kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng 35,28%; ngành dịch vụ chiếm 62,15%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 2,57% [21]

Hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố và làng nghề truyền thống gồm: làng điêu khắc mỹ nghệ Non Nước, nước mắ Nam Ô, đan lát Yến Nê và dệt chiếu Cẩm Nê

Hoạt động thương mại – xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực Với phương châm chủ động mở rộng thị trường theo hướng đa phương hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới, đến nay, các sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Mạng lưới kết cấu hạ tầng: Ở Đà Nẵng đa dạng với hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường sắt Bắc Nam đã phát triển hoàn chỉnh và thuận lợi, góp phần quan trọng đối với mức tăng trưởng kinh tế của địa phương, cải thiện đời sống xã hội

Sân bay: Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng với 21 đường bay trực tiếp đến Đà

Nẵng, trong đó 08 đường bay thường kỳ và 13 đường bay thuê chuyến, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông đi lại.[22]

Hệ thống đường bộ: Ở thành phố Đà Nẵng phát triển nhất miền Trung và ngày càng được đầu tư mở rộng để hoàn chỉnh hơn, trong đó có nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành như cầu sông Hàn, cầu Cẩm Lệ, đường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Phạm Văn Đồng… Đường sắt: Tuyến đường sắc Bắc – Nam chạy ngang qua thành phố; ga Đà Nẵng được trang bị khá hiện đại, là một trong những ga chính của miền Trung và cả nước Đường thuỷ: Với vị trí cửa sông, cửa biển, nơi có những con sông đổ ra biển, có vịnh kín gió và hàng chục kilomet bờ biển nên giao thông đường thuỷ rất thuận lợi Đặc biệt, Cảng Đà Nẵng là cảng thương mại lớn thứ ba ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hài Phòng, có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải lớn Từ cảng Đà Nẵng hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc

Tiềm năng du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1 H ệ th ố ng công trình ki ế n trúc tôn giáo

Thành phố Đà Nẵng hội tụ nhiều công trình tôn giáo uy nghiêm như chùa chiền, nhà thờ lớn và các giáo xứ bề thế Những địa điểm này không chỉ mang ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng mà còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh của nhiều du khách đến Đà Nẵng.

Theo nghiên cứu lịch sử, Phật giáo đã du nhập vào Đà Nẵng từ thế kỷ XV, với Ngũ Hành Sơn là nơi Phật giáo khởi nguồn và từng là trung tâm Phật giáo Việt Nam dưới thời chúa Nguyễn.

Hiện nay, theo thống kê tại thành phố Đà Nẵng có đến 105 ngôi chùa và 2 tịnh xá được phân bố rộng khắp trên các quận huyện Quận Hải Châu có 25 ngôi chùa và 1 tịnh xá, tiêu biểu là chùa Pháp Lâm, Tam Bảo, Bát Nhã, Phổ Đà, Phước Ninh,… Quận Thanh Khê có 15 ngôi chùa và 1 tịnh xá, tiêu biểu chùa Tam Giác, Kỳ Viên, Tân Thành, Vĩnh

An, Pháp Vân, Phổ Quang, Phục Đán, Xuân Hòa,… Quận Ngũ Hành Sơn có 18 ngôi chùa, gồm chùa Tam Thai, Linh Ứng, Quán Thế Âm, Phổ Đà Sơn, Hương Sơn, Từu Lâm, Quận Sơn Trà có 14 chùa gồm chùa An Hải, An Phước, Mỹ Khê, Linh Ứng,… Quận Liên Chiểu có 13 chùa gồm chùa Quang Minh, An Nhơn, Đà Sơn, Kim Sơn,… Huyện Hòa Vang có 20 chùa, gồm chùa Thọ Quang, Hòa Thọ, Hòa Phong, Lệ Sơn,…[25]

Trong số đó có nhiều ngôi chùa cổ, kiến trúc đẹp được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia Bên cạnh những ngôi chùa như Linh Ứng, Tam Thai, Từ Lâm ở Ngũ Hành Sơn, Linh Ứng ở Bà Nà, Linh Ứng ở Sơn Trà đã được khai thác phục vụ cho du lịch tâm linh thì vẫn còn nhiều cở sở Phật Tự vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức

Một số cơ sở Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay đang là điểm tham quan du lịch, nơi vãn cảnh, cầu nguyện, chiêm nghiệm của du khách như:

* Chùa Linh Ứng - Sơn Trà

Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt nằm trên bán đảo Sơn Trà trực thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Đây là ngôi chùa Linh Ứng được xây dựng muộn nhất (tháng 6 năm 2010) nhưng lại có quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật lớn nhất trong số ba ngôi chùa Linh Ứng ở thành phố Đà Nẵng Nói về ngôi chùa này thì nơi đây gắn với một câu chuyện rằng: vào thời vua Minh Mạng người dân ở đây phát hiện một pho tượng Phật bằng gỗ từ biển trôi dạt vào bãi cát, cho là điềm lành nên người dân đã lập một đền thờ và kể từ đó, người dân ở đây làm ăn yên ổn Khu bãi cát mà pho tượng Phật dạt về từ đấy được gọi là Bãi Bụt (nghĩa là cõi phật giữa chốn trần gian) cũng chính là nơi dựng chùa Linh Ứng ngày nay Chùa là do hòa thượng Thích Thiện Nguyện đã vận động nhân dân gần xa cùng với sự phối hợp của chính quyền thành phố để xây dựng chùa

Không giống như những công trình đền đài ở Huế có mái ngói “hoàng lưu ly” màu vàng, chùa nổi bậc với mái ngói “thanh lưu ly” màu xanh vì theo quan niệm của nhà Phật thì màu xanh tượng trưng cho cái tâm thanh tịnh, bên trong chùa cũng thờ 3 vị phật như chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn hay Bà Nà Ở giữa thờ tượng Thích Ca Mâu Ni còn hai bên thờ Quan Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát Phía trước chùa là 18 vị la hán được đục từ đá trắng Thanh Hóa bởi các nghệ nhân ở làng nghề đá mỹ nghệ Non nước Những bức tượng này được xếp theo một quy luật với ý nghĩa bảo vệ chùa Đặc biệt, chùa có tượng phật bà cao nhất Việt Nam, gần 67m gồm 17 tầng Tượng là do hai điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh thực hiện với tư thế đứng tựa lưng vào núi, đôi mắt nhìn ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật” Từ trên

17 tòa tháp này, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ cảnh thành phố, núi rừng và biển đảo Sơn Trà một cách rõ nhất và tuyệt đẹp nhất [26] Đặc biệt, có người còn nói “tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đã nhiều lần phát ra ánh hào quang từ phía sau, trên đầu tôn tượng” Có lẽ, chính vì điều kỳ bí tâm linh này đã thu hút khách du lịch đến đây ngày càng nhiều để không chỉ có thể ngắm nhìn sự kỳ vĩ của tôn tượng mà còn để cầu an, cầu may Nhiều khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng cũng chỉ vì muốn được một lần tới viếng thăm ngôi chùa linh thiêng này [26]

* Hệ thống chùa - Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía Đông Nam Danh xưng Ngũ Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt dựa theo thuyết ngũ hành, gồm có 5 ngọn núi: Kim sơn, Thủy sơn, Mộc sơn, Hỏa sơn, Thổ sơn Trên những ngọn núi này án ngự những ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có giá trị văn hóa, tâm linh rất lớn vì thế Ngũ Hành Sơn được gọi là Thánh Địa Phật Giáo của thành phố Đà Nẵng Một số chùa nổi tiếng ở Ngũ Hành Sơn: [1]

- Chùa Quán Thế Âm (Chùa Quan Âm)

Tọa lạc ở ngọn Kim sơn, chùa Quán Thế Âm (Chùa Quan Âm) được xây dựng cách đây gần 60 năm Chùa do cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn trong một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài Theo đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên thật là ứng nghiệm, từ đó Hòa thượng đã thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm, vì có sự nhiệm màu của Phật Pháp như vậy khiến lòng người phải ngưỡng mộ kính tin [4]

Bên trong chùa chính là nơi đặt thờ pho tượng Quan Âm Bồ Tát cao 1,75m, do thạch nhũ nơi đây tạo thành Phía sau là đứa bé Thiên tài đồng tử Phía trên bên trái, hình hai con Khổng tước dang hai cánh to rộng, bên phải là khóm trúc và sau lưng là một giả mây đá ngũ sắc lung linh tạo nên cảm giác trang nghiêm, thanh tĩnh, du khách bước vào có cảm giác như lạc vào chốn Phật pháp yên tịnh [4]

Chùa còn để lại dấu ấn tâm linh dành cho khách du lịch khi đến thăm viếng thông qua bức tranh toàn cảnh động và chùa Quan Thế Âm, đặc biệt hơn là tham gia lễ hội Quan Thế Âm diễn ra thường niên vào ngày 19/2 âm lịch

- Chùa Linh Ứng Đây là ngôi chùa Linh Ứng cổ nhất trong số 3 ngôi chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng phía đông hòn Thủy Sơn thuộc quần thể khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, bên phải là Vọng Hải Đài, bên trái là hang Ngũ Cốc Đứng tại đây, khách du lịch có thể phóng tầm nhìn ra một vùng biển bao la với các hoạt nhộn nhịp của ngư dân vùng chài Ở phía đông, có 123 bậc tam cấp lát đá dẫn đến chùa Linh Ứng, thường được gọi là chùa Ngoài Trước đây ngôi chùa này còn có tên là Ứng Chân nhưng đến năm 1891, khi vua Thành Thái đến đây viếng chùa thì mới cho đổi tên lại là Linh Ứng Tự do phạm tên húy của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Ưng Chân, “Ứng Chân” hay “Ưng Chân” thì khi đọc nó vẫn tựa tựa như nhau [4]

Chùa được xây dựng vào năm 1825 dưới thời vua Minh Mạng, trải qua thời gian do sự phá hủy bởi chiến tranh và thời tiết, chùa được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1993, hòa thượng Thích Thiện Nguyện đã cho xây dựng lại bằng gạch ngoái Chánh điện xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù Điện Phật được bài trí tôn nghiêm Gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía ngoài có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện Trước chùa, Thượng tọa cho đắp tượng đức Phật Thích Ca cao 10m, xây đài Quan Âm, tạo vườn cây cảnh [4], [14]

Trong quá trình khám phá Đà Nẵng, viếng thăm chùa Linh Ứng trên ngọn Thủy Sơn là điểm đến không thể bỏ qua đối với nhiều du khách Ngôi chùa linh thiêng này không chỉ nổi tiếng với kiến trúc ấn tượng mà còn nằm ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An Nhờ vào vị trí thuận tiện này, việc ghé thăm chùa Linh Ứng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, góp phần vào hành trình du lịch trọn vẹn của du khách khi đến thành phố đáng sống Đà Nẵng.

Thực trạng du linh tâm linh Đà Nẵng

2.3.1 Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng kinh doanh du l ị ch

2.3.1.1 Thực trạng tổ chức tuyến, điểm du lịch tâm linh

Thực tế cho thấy, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các đơn vị lữ hành có các chương trình du lịch tâm linh phục vụ du khách Khởi đầu cho hoạt động này là vào năm

2010, công ty cổ phần du lịch Việt Đà (Viet Da Travel ) đã tổ chức tour du lịch tâm linh đầu tiên tại Đà Nẵng cho hơn 100 du khách đến các địa điểm nổi tiếng của thành phố như chùa Quán Thế Âm – Núi Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng – bán đảo Sơn Trà Tour du lịch này bên cạnh việc du ngoạn những cảnh đẹp, các thắng tích Phật giáo thì du khách còn tham gia ngồi thiền và thưởng thức những món ăn chay [38] Tuy nhiên, những chương trình như thế này mới chỉ khai thác các điểm đến tâm linh chứ chưa đạt tới sản phẩm du lịch tâm linh Bởi du lịch tâm linh thực sự là giúp du khách đạt được sự thư giãn, thoải mái, thỏa mãn tín ngưỡng chứ không chỉ thuần túy là tham quan và làm lễ Nhiều đoàn khách khi đi du lịch tâm linh muốn được ở lại các điểm tâm linh đó để tìm hiểu, học đạo hoặc dưỡng tâm, thiền hay dự lễ xuất gia nhưng lại không thể làm được điều này

Hoạt động khai thác du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các công trình tôn giáo lớn như chùa, nhà thờ, giáo xứ Những công trình tôn giáo nhỏ vẫn chưa được đưa vào các chương trình du lịch để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách Hầu hết các điểm đến tâm linh ở Đà Nẵng đều được lồng ghép vào các chương trình du lịch tổng hợp, trong khi các chương trình chuyên đề về du lịch tâm linh còn rất ít Một số chương trình du lịch đến các điểm du lịch tâm linh phổ biến được khảo sát từ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ và Du lịch Quảng Đà Thành như:

- Chương trình du lịch Bà Nà (1ngày) Du khách sẽ được tham quan tại hầm rượu Debay, vườn hoa, cây bưởi gần 100 năm tuổi; vui chơi tại fantasy park và viếng thăm ngôi chùa Linh Ứng ở đây

- Chương trình du lịch chùa Linh Ứng Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn - Hội An

- Chương trình du lịch chùa Linh Ứng Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn - bảo tàng điêu khắc Chăm

- Chương trình du lịch chùa Linh Ứng Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn - nhà thờ con Gà - đền thánh Cao Đài

- Chương trình du lịch lễ hội Quan Thế Âm ở chùa Quan Âm Điều đó, cho thấy những lễ hội lớn như lễ hội Quan Thế Âm, hệ thống cơ sở tôn giáo đã trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo, được các đơn vị lữ hành đưa vào các tour, tuyến du lịch, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước Tuy nhiên, những lễ hội như: lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội rước Mục Đồng, lễ hội Cầu Ngư; đình làng Túy Loan vẫn chưa được các đơn vị lữ hành đưa vào khai thác Lý giải về vấn đề này, một số đơn vị lữ hành cho biết: “khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng vẫn chủ yếu là khách trong nước, quỹ thời gian lưu lại đây không nhiều, các điểm đến lớn như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hội An,… luôn được ưu tiên hàng đầu, chiếm gần hết thời gian của khách Mặc khác, các điểm đến di tích lịch sử, văn hóa này không có chỗ đậu xe đưa đón, thiếu vắng các dịch vụ đi kèm nên cũng gây bất tiện cho khách, vì vậy ít được đưa vào chương trình tour” Do đó, đa phần du khách đến với những lễ hội, đình làng trên là do tự phát; muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa tâm linh ở nơi đó

Lượng khách du lịch là nhân tố chính đánh giá sự thành công trong loại hình du lịch tâm linh của một địa phương, một vùng hay một quốc gia Số lượng khách du lịch càng đông thì càng chứng tỏ nơi đó có nhiều tài nguyên du lịch tâm linh độc đáo, hấp dẫn có khả năng thu hút khách Lượng khách đến với những lễ hội, điểm đến tâm linh thuộc thành phố Đà Nẵng được thống kê như sau:

Lượng khách đến khu du lịch Ngũ Hành Sơn trong những năm gần đây nhất, ta có thể thấy được hoạt động du lịch ở đây ngày càng được khai thác một cách có hiệu quả

Biểu đồ1: Lượt khách đến Ngũ Hành Sơn năm 2015

(Đơn vị tính: lượt khách)

(Nguồn: Ban quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn)

Theo ban quản lý khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, trong năm 2015, tại khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đã đón hơn 884.000 lượt khách tăng 38,2% so với năm

2014, trong đó nước ngoài chiếm khoảng 36% với hơn 320.000 lượt khách, khách nội địa với 564.000 lượt khách chiếm 64% trong tổng lượng khách Và theo ông Lê Quang Tươi

- Trưởng ban cho biết, những ngày đầu năm mới 2016 đã có khoảng 6000 lượt khách du lịch đến tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn Điều này dự báo năm 2016, lượng du khách đến với Ngũ Hành Sơn sẽ tiếp tục gia tăng mạnh Vì thế, ban quản lý khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn có chủ trương xin thành phố cho tổ chức, khai thác khách du lịch tham quan ban đêm tại ngọn Thủy Sơn để phục vụ cho nguồn khách lưu trú qua đêm tại Đà Nẵng có nhu cầu khám phá lịch sử, văn hóa địa phương, tăng thêm nhịp độ hoạt động trên địa bàn Ngũ Hành Sơn

Theo báo cáo của ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, tổng lượng khách tham quan tại bán đảo Sơn Trà trong 6 tháng đầu năm 2015, ước tính gần 650.000 lượt người; trong đó, tuyến chùa Linh Ứng - Cây đa di sản chiếm đến trên 600.000 lượt, các tuyến tham quan dưới nước chỉ đạt 7.500 lượt người Con số đó cho thấy, du khách đến bán đảo Sơn Trà tập trung trên 90% tuyến du lịch chùa Linh Ứng - Cây đa di sản [39] Ngoài ra, ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà

Nẵng cũng cho biết thêm, tại chùa Linh ứng – Bãi Bụt - Sơn Trà vào các ngày trong dịp lễ tết Nguyên đán hằng năm trung bình có khoảng 15.000 người/1 ngày đến viếng [40]

Năm 2015, lượng du khách đến Bà Nà Hills tăng đáng kể Nếu năm 2014, vị khách thứ 1 triệu đến Bà Nà Hills vào tháng 11 thì năm 2015, khu du lịch đã đón vị khách thứ 1 triệu ngay từ tháng 7 Sự gia tăng lượng khách ở Bà Nà Hills phản ánh sức hút ngày càng lớn của khu du lịch này đối với du khách trong và ngoài nước.

Bà Nà Hills cũng đồng nghĩa với sự gia tăng lượng khách đến thăm ngôi chùa Linh Ứng ở đây; bởi hầu hết các chương trình du lịch Bà Nà đều có ghé thăm chùa này [46]

Tuy thống kê lượng khách du lịch đến các điểm tâm linh như nhà thờ Con Gà, đền thánh Cao Đài, đình làng Túy Loan gặp khó khăn do các điểm đến này không bán vé và khó kiểm soát số lượng khách cụ thể, nhưng các cuộc khảo sát và điều tra đã chỉ ra rằng lượng khách đến những địa điểm này là khá lớn Điều này đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng.

Gà, cứ vào mỗi thứ 7, chủ nhật hằng tuần đã có hơn hàng chục lượt khách đến tham quan và hành lễ

Lễ hội Quán Thế Âm năm 2015, ước tính mỗi ngày khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đón khoảng 20.000 - 30.000 lượt người trẩy hội cầu an, vãn cảnh Riêng ngày diễn ra lễ vía chính thức, số lượng đạo hữu Phật tử và du khách tham gia lễ hội tăng đột biến, ước khoảng 40.000 - 50.000 lượt người [41] Bên cạnh đó, lễ hội đình làng Túy Loan, lễ hội rước Mục Đồng, lễ hội Cầu Ngư được tổ chức hằng năm cũng đã thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến tham dự.[45]

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Cơ sở xây dựng giải pháp

3.1.1 C ă n c ứ vào quan đ i ể m phát tri ể n du l ị ch tâm linh ở Vi ệ t Nam

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thể hiện trong quan điểm chiến lược phát triển du lịch theo chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức cạnh tranh, phát triển du lịch tâm linh dựa trên các quan điểm chủ đạo sau:

- Thứ nhất, du lịch tâm linh phải được tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam

- Thứ hai, phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lich tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc

- Thứ ba, phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục, dị đoan làm sai lệch tư tưởng và u muội tinh thần

3.1.2 C ă n c ứ vào quan đ i ể m, đị nh h ướ ng phát tri ể n du l ị ch tâm linh t ạ i thành ph ố Đ à N ẵ ng

Trong quy hoạch tổng thể ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, đưa ra định hướng phát triển du lịch: “Bên cạnh phát triển du lịch du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái thì đẩy mạnh phát triển du lịch văn hoá, lịch sử Tiếp tục nâng cấp bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành Điện Hải, bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.” Cho thấy, du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng trong những năm sắp tới sẽ được chú trọng đầu tư kỹ lượng về chất lượng, hình thức phục vụ để vừa thõa mãn nhu cầu của du khách, vừa thu được lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa

Cùng với xu thế phát triển du lịch tâm linh tại thành phố, ban quan quản lý khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn cũng đưa ra định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn như sau:

Du lịch tâm linh cần được đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản, khai thác giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việc tôn trọng và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo nên những ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn đối với du khách, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

- Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho ngành du lịch và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lịch tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc

- Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục mê tín, dị đoan

Trong năm 2015, tại thành phố Đà Nẵng, tổng cục Du lịch đã có buổi làm việc với UBND thành phố Đà Nẵng, quân khu V, bộ đội biên phòng, vùng III Hải Quân và UBND quận Sơn Trà lấy ý kiến của các sở, ban, ngành liên quan của thành phố cho dự án “Quy nhất định hướng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch tâm linh; đồng thời chú ý phát triển du lịch đường thủy, kết nối sông Hàn với các bãi biển xung quanh bán đảo

Những định hướng ấy sẽ là tiền đề, cơ sở để phát triển loại hình du lịch tâm linh, lôi kéo du khách đến với những điểm đến tâm linh của thành phố Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả khai thác những tiềm năng về du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng hiện nay, tác giả xin đề xuất một số nội dung như sau:

3.2 Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng

3.2.1 T ă ng c ườ ng công tác qu ả n lý, quy ho ạ ch phát tri ể n du l ị ch tâm linh

Cần có sự thay đổi, nâng cao về mặt nhận thức, tư duy trong việc khai thác các tiềm năng về du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng hiện nay, trong đó chú trọng đến việc khai thác toàn diện các tiềm năng hiện có, không đơn thuần dừng lại ở việc khai thác những mặt nổi; đồng thời không chỉ tập trung khai thác vào một thời điểm hay mùa vụ nhất định mà có thể nghiên cứu khai thác quanh năm

Kết hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý với hoạt động bảo tồn những điểm đến tâm linh, nhất là tại những điểm đang phát triển du lịch tâm linh mạnh như: khu du lịch Bà Nà - Hòa Vang, khu du lịch Non Nước - Ngũ Hành Sơn, khu du lịch Bãi Bụt - Sơn Trà, nhà thờ Lớn - Hải Châu,… Ban hành chính sách phù hợp để thu hút thêm các nhà đầu tư về du lịch, quan tâm đầu tư, tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của du khách, củng cố bộ máy quản lý tại các di tích, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành đưa khách về địa phương, đảm bảo môi trường du lịch an toàn cho du khách; các doanh nghiệp lữ hành cần sớm xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh, gắn kết với các địa phương Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức trong cộng đồng về du lịch tâm linh, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm phát triển du lịch tâm linh mang lại những giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội bền vững; xây dựng chuyên mục về du lịch tâm linh, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho dân cư trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch tâm linh; tạo điều kiện và định hướng hoạt động cho các chức sắc tôn giáo, các tín đồ, phật tử trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo

Thành lập đội quản lý tại những điểm đến tâm linh để quán triệt tình trạng về trật tự an ninh an toàn, vệ sinh môi trường:

Trong các lễ hội tôn giáo trọng điểm, cần tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự để ngăn chặn các hành vi phạm pháp như móc túi, cướp giật Đồng thời, các cơ quan chức năng, ban quản lý lễ hội và công an địa phương cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo giao thông thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham gia lễ hội.

+ Tổ chức tốt công tác quản lý đầu tư, vệ sinh mội trường, cảnh quan, an ninh trật tự tại các khu điểm diễn ra lễ hội, các điểm đến tâm linh Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng rong, xả rác làm ô nhiễm môi trường, chèo kéo khách ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm du lịch Ngoài ra, ở điểm du lịch tâm linh nên để biển nội qui cấm không được hút thuốc, hay uống rượu, không mang theo các trò chơi điện tử, đồ dùng quý giá, thức ăn mặn,… tránh làm ảnh hưởng đến không gian tôn nghiêm, thanh tịnh của điểm du lịch và những du khách xung quanh

KẾT LUẬN

Du lịch là một ngành trong những thập niên gần đây đã lên ngôi một cách rực rỡ Ở một số nước trên thế giới ngành du lịch hằng năm đã mang về cho ngân sách quốc gia những nguồn lợi nhuận khổng lồ Ngày nay khi điều kiện vật chất con người quá đầy đủ, thì nhân loại lại rơi vào những vấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mất phương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực, xung đột trong cuộc sống Từ đó, con người lại tìm đến tôn giáo mong có sự thanh thản, mong có sự an bình ở hiện tại và tương lai Nhu cầu thưởng ngoạn và nương tựa tâm linh trở nên cần thiết đối với mọi người Cho nên sự phát triển của du lịch tâm linh đang dần trở thành một điều tất yếu, nhất là đối với quốc gia có nền văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng…đa dạng như Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng

Thành phố Đà Nẵng có đủ điều kiện để hình thành và khai thác có hiệu quả loại hình này Với hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng, hệ thống di tích lịch sử cách mạng được chứng nhận cấp quốc gia, các lễ hội quy mô lớn và đặc trưng Bên cạnh đó, những điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật đã cho phép Đà Nẵng thu hút một lượng khách khá lớn đến các điểm du lịch Chính là những thuận lợi và là tiền đề cho sự phát triển du lịch tâm linh Tuy nhiên trên thực tế thì tiềm năng đó vẫn đang còn bỏ ngỏ, chưa thật sự phát triển tương xứng Đó là một sự lãng phí về tài nguyên du lịch của địa phương Trong tương lai loại hình này nếu khai thác thật sự có hiệu quả thì sẽ có đóng góp không nhỏ cho ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích kinh tế, tạo ra một hướng phát triển mới cho ngành du lịch, tham gia vào việc quảng bá hình ảnh “thành phố Đà Nẵng - một điểm đến tâm linh”

Vấn đề đặt ra là phải khai thác và phát huy giá trị nguồn tài nguyên đó tạo đà cho hoạt động du lịch phát triển Để làm được điều đó, trước hết cần phải tiếp tu ̣c đầu tư nâng cấp chất lượng các sản phẩm du lịch tâm linh thông qua việc trùng tu tôn tạo các di tích, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng cường công tác quản lý, tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hóa thể thao dân gian Ngoài ra việc nâng cao trình độ nghiệp vu ̣ của đội ngũ thuyết minh tại điểm di tích cũng cần được quan tâm đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp Các nội dung thuyết minh cũng cần được các nhà chuyên môn nghiên cứu, chuẩn hóa nhằm giới thiệu đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của các di tích nơi du khách đến tham quan Ngành du lịch cũng cần định hướng cho các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ sản xuất các mặt hàng đặc sản của địa phương, quà lưu niệm để phu ̣c vu ̣ nhu cầu mua sắm của du khách Mặt khác, để thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển cần đẩy mạnh việc kết nối các sản phẩm du lịch ở địa phương khác Khai thác, phát huy tiềm năng tài nguyên du lịch tâm linh vừa giúp cải thiện đời sống tình thần con người vừa tạo đà thúc đẩy hoạt động du lịch của thành phố phát triển với tốc độ nhanh và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Vũ Thế Bình (chủ biên) (2007), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin

2 Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin

3 Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội

4 Nguyễn Trọng Hoàng (1997), Ngũ Hành Sơn, Nxb Đà Nẵng

5 Hoàng Việt Hương (2010), Giai thoại đất Quảng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

6 Ngô Văn Minh (chủ biên), (2007), Lịch sử Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng

7 Ngô Quy Nhơn (chủ biên), (2000), Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh

8 Nhiều tác giả (2012), Ấn tượng Đà Nẵng, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

9 Nhiều tác giả (2002), Duyên hải miên Trung, đất và người, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

10 TT Thích Hương Sơn, Trí Hữu (1972), Ngũ Hành Sơn – chùa Non Nước, Nxb Chùa Ấn (Sài Gòn)

11 Dương Văn Tâm (1997), Quảng Nam Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng

12 Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

13.Võ Văn Thành (2015), Tổng quan du lịch, Nxb Văn hóa - Văn nghệ Thành phố

14 Lưu Trang, Ngũ Hành Sơn – một danh thắng tâm linh, Tạp chí Văn hóa du lịch Đà Nẵng số 1/2010

15 Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), (1997), Địa lý du lịch, Nxb thành phố Hồ Chí Minh

16 Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục Website:

17 https://prezi.com/-gqejbsdkorj/nghien-cuu-khoa-hoc/

18 http://www.thesaigontimes.vn/Home/dulich/hoidapdl/35619/

19 http://baotintuc.vn/du-lich/du-lich-tam-linh-len-ngoi-dau nam2016

20 http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danangchinhquyen/gioi_thieu/ Dieu_kien_tu_nhien

21 http://www.indosun.vn/tu-van-dau-tu-xem/13/dieu-kien-tu-nhien-kinh-te-xa- hoi-thanh-pho-da-nang/

22 http://www.danangupi.vn/phat-trien-du-lich-da-nang-con-nhieu-thach-thuc- 51840.aspx1

23 http://www.baodanang.vn/channel/5425/201509/dan-so-da-nang-nam-2015-la- 1029000-nguoi-2440597/

24 http://pgvn.vn/tin-tuc/201512/Phat-trien-du-lich-tam-linh-Phat-giao-tai-da- Nang-tiem-nang-va-giai-phap-54291/

25 http://luanvan.co/luan-van/de-tai-phat-giao-tai-da-nang-qua-khu-hien-tai-va- xu-huong-van-dong-58140/

26 http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/danh-lam/4368-xem-hao- quang-ky-ao-tren-tuong-phat-ba-cao-nhat-vn.html

27 http://infonet.vn/4-hien-vat-da-nang-de-nghi-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-co- gi-dac-sac-post145928.info

28 http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/153/0/8227/

Luoc_su_nganh_quan_ly_nha_nuoc_ve_ton_ giao_tai_thanh_pho_Da_nang

29 http://goterest.com/place/da-nang/nha-tho-chinh-toa-da-nang

30 http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/1341

31 http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dl/qg/tl

32 http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/783

33 http://www.baodanang.vn/du-lich-da-nang/diem-den/201412/dinh-lang-hai- chau-binh-yen-giua-chon-thi-thanh-2382972/

35 http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/1853

36 http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/NGHIA-TRUNG-KHUE-TRUNG-a51.html

37 http://kienthuc.net.vn/di-san/vieng-tham-nghia-dia-co-mot-khong-hai-o-da- nang-441374.html#p-6

38 http://dulichvn.org.vn/index.php?category@&itemid286

39 http://baodanang.vn/channel/5405/201508/khai-thac-tiem-nang-du-lich-ban- dao-son-tra-2436192/

40 http://www.noivu.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId'8216

41 http://infonet.vn/da-nang-le-hoi-quan-the-am-ngu-hanh-son-2016-se-dien-ra- tu-25-273-post192835.info

42 http://www.baodanang.vn/channel/5405/201502/17000-luot-khach-tham-quan- danh-thang-ngu-hanh-son-dip-tet-2397576/

43 http://haidangtravel.vn/vi/news/Tin-tuc/Phat-trien-du-lich-tam-linh-ben-vung- 13.html

44 http:// www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/

This article discusses the splendid Lang Tuy Loan Festival, highlighting the vibrant atmosphere of a traditional village festival in Da Nang, Vietnam The festival showcases cultural performances, traditional games, and mouthwatering local delicacies Attendees can immerse themselves in the rich heritage of the local community and appreciate the vibrant spirit of the Vietnamese people.

46 http://vov.vn/du-lich/khu-du-lich-ba-na-hills-don-du-khach-thu-1-trieu-

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA Nghiên cứu tìm năng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Đà Nẵng

Với hy vọng khai thác tối đa tiềm năng du lịch tâm linh tại Đà Nẵng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, rất mong anh (chị) cung cấp những thông tin và ý kiến cho vấn đề này Xin chân thành cảm ơn!

Anh (chị) thể hiện ý kiến của mình bằng cách điền thông tin vào chỗ trống hoặc chọn đáp áp trả lời

I Những thông tin cá nhân anh (chị) có thể trả lời hoặc không

Họ và tên: Nam/Nữ Sinh ngày: Nghề nghiệp: Địa chỉ liên lạc:

Anh (chị) vui lòng khoanh tròn vào những phương án phù hợp

1 Anh (chị) hiểu như thế nào về loại hình du lịch tâm linh?

A Du lịch tâm linh là đến những danh thắng cảnh, di tích lịch sử

B Du lịch tâm linh là đến các thắng tích tôn giáo: chùa chiền, nhà thờ, giáo xứ,…

C Du lịch tâm linh là tham gia những lễ hội tâm linh của tôn giáo, dân gian

C Du lịch tâm linh là kết hợp giữa du lịch tôn giáo với việc tìm hiểu phong tục tập quán truyền thống, tín ngưỡng dân gian,…

2 Anh (chị) đã đến điểm du lịch tâm linh nào tại Đà Nẵng?

C Sách báo, tạp chí, ấn phẩm

4 Anh (chị) đến những điểm du lịch tâm lịch với mục đích gì?

5 Anh (chị) nhận xét như thế nào về hệ thống sản phẩm du lịch tại những điểm du lịch tâm linh?

6 Anh (chị) đóng góp ý kiến gì để giúp cải thiện hệ thống sản phẩm du lịch tại những điểm du lịch tâm linh?

7 Anh (chị) có tham gia những lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng nào không?

8 Anh (chị) nhận xét như thế nào về trình độ chuyên môn của đội ngũ huớng dẫn viên tại những điểm du lịch tâm linh?

9 Anh (chị) nhận xét thế nào về hệ thống đường sá tới các điểm du lịch tâm linh của thành phố?

10 Anh (chị) đánh giá như thế nào về hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ du lịch tâm linh tại TP Đà Nẵng?

11 Anh (chị) nhận thấy điều gì còn bất cấp ở những điểm du lịch tâm linh tại TP Đà Nẵng?

12 Anh (chị) sẽ quay lại những điểm du lịch tâm linh nào? Tại sao?

13 Anh (chị) đóng góp ý kiển gì để góp phần phát triển du lịch tâm linh tại TP Đà Nẵng?

Kính chúc anh (chị) sức khỏe và thành công Đà Nẵng, ngày…tháng…năm 2016

Phục lục 2: Hệ thống những di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố

STT CẤP QUỐC GIA STT CẤP QUỐC GIA

1 Danh thắng Ngũ Hành Sơn 9 Đình Tuý Loan

2 Thành Điện Hải 10 Nhà thờ Chư phái tộc Quá Giáng

3 Nghĩa trũng Phước Ninh 11 Mộ Ông Ích Khiêm

4 Nghĩa trũng Hoà Vang 12 Mộ Đỗ Thúc Tịnh

5 Bia chùa Long Thủ 13 Đình và nhà thờ tiền hiền Hải Châu

6 Đình Nại Nam 14 Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và

7 Đình Bồ Bản 15 Đình làng Thạc Gián

STT CẤP THÀNH PHỐ STT CẤP THÀNH PHỐ

1 Nhà thờ tộc Huỳnh 14 Đình Thạch Nham

2 Đình Mỹ Khê 15 Đình Tùng Lâm

3 Đình Dương Lâm 16 Đình Phong Lệ

4 Đình Nam Thọ 17 Đình Trúc Bàu

5 Đình Trung Nghĩa 18 Đình Câm Toại

6 Đình Phước Thuận 19 Đình Phong Lệ Bắc

7 Đình Trung Lương 20 Đình Xuân Dương

8 Đình Xuân Lộc 21 Đình Mân Quang

9 Đình An Hải 22 Đình Thanh Khê

10 Nhà thờ tộc Huỳnh 23 Đình Hoà An

11 Nhà thờ tộc Đặng 24 Miếu Hàm Trung

12 Đình Đại La 25 Trường tiểu học An Phước

13 Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng

Phục lục 3: Một số hình ảnh

TIỀM NĂNG DU LỊCH TÂM LINH

Chùa Linh Ứng - Bà Nà

Chùa Linh Ứng - Sơn Trà Nguồn: Tác giả

Chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn

Nguồn: Tác giả Đình làng Tuý Loan Nguồn: Tác giả Đình làng Hải Châu

Nhà thờ lớn Đà Nẵng

Bên trong nhà thờ lớn Đà Nẵng

Bên trong đình làng Hải Châu

LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG TUÝ LOAN

Nguồn: hoavang.danang.gov.vn

LỄ HỘI QUÁN THẾ ÂM – NGŨ HÀNH SƠN

Ngày đăng: 12/05/2024, 02:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Một số lễ hội tại thành phố Đà Nẵng - NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 1 Một số lễ hội tại thành phố Đà Nẵng (Trang 45)
Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm du khách biết đến những điểm du lịch tâm linh tại  thành phố Đà Nẵng qua các kênh thông tin - NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 1 Tỷ lệ phần trăm du khách biết đến những điểm du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng qua các kênh thông tin (Trang 58)
Bảng 2. Lượng khách đến và thời gian lưu trú qua các năm tại Đà Nẵng - NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 2. Lượng khách đến và thời gian lưu trú qua các năm tại Đà Nẵng (Trang 61)
Bảng 3: Một số đánh giá về hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng chay tại   thành phố Đà Nẵng - NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 3 Một số đánh giá về hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng chay tại thành phố Đà Nẵng (Trang 62)
Bảng 4: Một số đánh giá về hệ thống đường xá tại thành phố Đà Nẵng - NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 4 Một số đánh giá về hệ thống đường xá tại thành phố Đà Nẵng (Trang 63)
Bảng 5: Mức độ cảm nhận của du khách về hướng dẫn viên ở những điểm du lịch tâm linh - NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 5 Mức độ cảm nhận của du khách về hướng dẫn viên ở những điểm du lịch tâm linh (Trang 64)
Bảng 6: Mức độ cảm nhận của du khách về sản phẩm lưu niệm tại những  điểm du lịch tâm linh - NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM TÂM LINH THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 6 Mức độ cảm nhận của du khách về sản phẩm lưu niệm tại những điểm du lịch tâm linh (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN